lienxo26-37
IX - Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô ( 1926 - 1937 )
1)Đường lối : trong công nghiệp hóa cần lấy công nghiệp nặng làm nền tảng và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng quá trình công nghiệp hóa ở Liên Xô tiến hành theo 3 bước
-Bước 1 : từ 1926 - 1927 là bước chuẩn bị , chủ yếu là khôi phục nền công nghiệp , xây dựng một số xí nghiệp vừa và nhỏ
-Bước 2 : kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1928 - 1932 ) là bước triển khai và có ý nghĩa quyết định Liên Xô đã xây dựng 1500 xí nghiệp có quy mô lớn và hiện đại
-Bước 3 : Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 , đây là bước hoàn thành công nghiệp hóa Liên Xô đã xây dựng 4500 xí nghiệp có quy mô lớn và hiện đại làm cho giá trị sản lượng công nghiệp công nghiệp tăng 2,2 lần . Cuối năm 1937 Liên Xô tuyên bố hoàn thành công nghiệp hóa . Liên Xô đã từ vị trí thứ 5 lên thứ 2 trên thế giới và đứng đầu châu Âu
2)Đặc điểm :
-Ngay từ đầu Liên Xô đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như : xây dựng hàng ngàn các xí nghiệp có quy mô lớn và hoàn chỉnh, tập trung vốn tối đa cho công nghiệp nặng ( 75 - 80% số vốn của toàn ngành công nghiệp ) , do vậy tốc độ tăng trưởng công nghiệp nặng cao hơn nhiều so với công nghiệp nhẹ ( 28,5 % và 10% )
-Nguồn vốn cho công nghiệp hóa ở Liên Xô hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn trong nước được tạo ra từ các nguồn như tiết kiệm trong sản xuất , nguồn thu từ khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác , thu từ xuất khẩu những mặt hàng có thể mạnh , thu từ tiết kiệm công trái và các phong trào thu đua ngày thứ 7 , công nghiệp , cộng sản.
-Công nghiệp hóa Liên Xô được tiến hành theo kế hoạch tập trung , thống nhâtý , các chi tiết kế hoạch mang tínhpháp lệnh nghiêm ngặt nhờ đó 2kế hoạch 5 năm được hoàn thành vượt mức kế hoạch trong vòng 4 năm 3 tháng
-Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa Liên Xô rất chú trọng xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ nông nghiệp ( hàng loạt các nhà máy , xí nghiệp , sản xuất , máy cày , máy kéo đã ra đời để phục vụ nông nghiệp ) với bước đi này năm 1937 Liên Xô đã căn bản hoàn thành công nghiệp hóa .
3)Kết quả :
Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp phát triển đứng đầu châu Âu thứ 2 trên thế giới ( sau mỹ ) tốc đọ phát triển hàng năm là 14% , năm 1940 giá trị tổng sản lượn công nghiệp của Liên Xô tăng 7,7 lần so với năm 1913 , sản lượng công nghiệp chiếm 10% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
4)Hạn chế
-Do Liên Xô tập trung vốn đàu tư cho công nghiệp nặng , hạn chế đầu tư cho công nghiệp nhẹ nên dẫn đến sự mất cân đối giữa công nghiệp nặng so với công nghiệp nhẹ
-Công nghiệp hóa Liên Xô tiến theo kế hoạch tập trung và nghiêm ngặt , không kích thích được tính tích cực , năng động sáng tạo của cá nhân và tập thể người lao động
5)Bài học kinh nghiệm
-Trong thời kỳ khôi phục kinh tế , Liên Xô thực hiện chính sách kinh tế mới để phát triển mạnh mẽ LLSX ở cả thành thị và nông thôn , chính sách này phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH
-Liên Xô tiến hành công nghiệp hóa XHCN đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu , điều đó phù hợp với bối cảnh quốc tế trong và ngoài nước của Liên Xô lúc đó , tuy nhiên đã làm cho nền kinh tế bị mất cân bằng về nhiều mặt , do đó các tiến lên CNXH với xuất phát điểm thấp , thực hiện công nghiệp hóa theo mô hình trên thì không hiệu quả và tỏ ra không thích hợp
-Trong thời kỳ xây dựng CNXH Liên Xô thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung , quan liêu bao cấp . Cơ chế đó chỉ phù hợp trong thời kỳ đầu khi mà nền kinh tế còn chủ yếu phát triển theo chiêu rộng và chế đó chỉ phù hợp những năm chiến tranh , nhưng cơ chế đó chứa đựng nhiều nhược điểm làm giảm và triệt tiêu động lực của sự phát triển
-Bài học từ cuộc cải tổ và sự đổ mô hình CNXH : cuộc cải tổ nền kinh tế là việc tất yếu phải làm nhưng phải chuẩn bị kỹ vả về lý luận thực hiện cần có nhưng chủ trương và những bước đi đúng đắn trên cơ sở đúng đắn trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin , giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách chính trị và cải cách kinh tế .
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top