Liên minh EU
A/ Quá trình hình thành và phát triển của Liên Minh Châu Âu
Trích:
1. Sự ra đời của Liên minh châu Âu và các nước tiến tới nhất thể hoá toàn diện
2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh châu Âu
3. Tình hình phát triển kinh tế của Liên minh châu Âu
Ngày nay, EU là một tổ chức kinh tế hùng mạnh trên thế giới, là một trong ba trung tâm lớn nhất trong nền kinh tế thế giới (Hoa Kỳ, Nhật và EU) với GDP năm 1998 đạt 8.482 tỷ USD, chiếm 19,8% GDP toàn cầu, năm 2000 đạt 9.050 (khoảng 20% toàn cầu), và năm 2001 đạt 9.315 tỷ USD. GDP tính theo đầu người năm 1995 là 23.089 USD/ người, năm 2000 đạt trên 24.000 USD, đồng thời EU cũng là Trung tâm Thương mại Tài chính khổng lồ với đồng EURO ngang hàng với đồng USD (đôla Mỹ) và tính tới tháng 6/2004 vẫn còn cao hơn đồng USD, 1 EURO = 1,25 USD.
1. Sự ra đời của Liên minh châu Âu và các nước tiến tới nhất thể hoá toàn diện.
Hiện nay, chúng ta chỉ biết đến một EU hùng mạnh với trên 50 tuổi, nhưng trong số chúng ta không mấy ai biết rằng ngay từ thời Saclơ Đại đế thuộc đế chế La Mã (thế kỉ thứ VII sau Công nguyên), ý tưởng về một châu Âu thống nhất đã được hình thành. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, ý đồ thống nhất châu Âu chỉ thuộc về một vài nhà chính trị, quân sự có nhiều tham vọng và một bộ phận các nhà trí thức có tư tưởng cấp tiến; còn đại bộ phận châu Âu vẫn thờ ơ, thậm chí không hề có ý tưởng gì về điều đó, mặc dù châu Âu đã mang sẵn trong mình các yếu tố thống nhất.
Đến năm 1923, Bá tước người Áo - Condanhve Kalagi đã sáng lập ra "Phong trào Liên Âu" nhằm thiết lập "Hợp chủng quốc châu Âu" để làm đối trọng với "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ; và vào năm 1929, ngoại trưởng Pháp lúc bấy giờ là Aristide Briand cũng đưa ra đề án thành lập "Liên minh châu Âu", nhưng đều không thành. Phải đến sau Thế chiến lần thứ II, những ý tưởng thống nhất châu Âu này mới trở thành hiện thực.
Đại chiến thế giới thứ II kết thúc đã làm đảo lộn trât tự thế giới nói chung và trật tự ở châu Âu nói riêng. Trật tự thế Yalta với hai cực là hai siêu cường Hoa Kỳ và Liên Xô trở thành lực lượng mới khống chế toàn cầu. Cùng với sự thay đổi đó, châu Âu cũng bị chia cắt thành hai khu vực: Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa còn Tây Âu đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Và trong khi Liên Xô với vai trò là "thành trì" của phong trào cộng sản quốc tế, dẫn dắt "nửa kia" của châu Âu, có vị thế ngày càng lớn rộng, thì Hoa Kỳ nhờ chiến tranh mà phát triển vượt bậc cả về kinh tế lẫn quân sự, còn Tây Âu đang phải đối mặt với sự suy yếu toàn diện và nguy cơ tụt hậu. Cho dù thắng trận hay bại trận thì nền kinh tế các nước Tây Âu đều rơi vào tình trạng kiệt quệ. Còn về quân sự thì cả hai phía đồng minh và phát xít đều không tránh khỏi những tổn thất nặng nề. Nguy cơ mất vai trò "trung tâm thế giới" của Tây Âu đã trở thành hiện thực. Hơn nữa, người châu Âu nhận thấy rằng để loại trừ tận gốc mầm mống của hai cuộc đại chiến thế giới đã gây không biết bao nhiêu tổn thất cho châu Âu, cần phải tước bỏ quyền độc lập sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hai ngành kinh tế quan trọng nhất của châu Âu lúc bấy giờ là than và thép, chủ yếu nằm trong tay Pháp và Đức, hai quốc gia luôn có những căng thẳng chính trị - mối hiểm hoạ tiềm tàng của nền hoà bình châu Âu. Chính trong bối cảnh đó, nhu cầu hợp tác và liên kết chặt chẽ, toàn diện giữa các quốc gia Tây Âu trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chỉ bằng con đường hợp tác hoà bình, các nước Tây Âu mới giải quyết được những khó khăn chồng chất sau chiến tranh, phát triển nội lực và tăng thế cạnh tranh với bên ngoài. Chưa bao giờ các quốc gia Tây Âu lại ý thức rõ ràng và cấp bách về vấn đề một cộng đồng chung đến như vậy. Và một yêu cầu tất yếu, hết sức cần thiết được đặt ra là phải thành lập được một tổ chức quyền lực siêu quốc gia có sứ mệnh điều hành phối hợp các hoạt động hợp tác giữa các quốc gia sao cho hiệu quả. Đòi hỏi khách quan đó đã trở thành nguồn gốc của sự liên kết giữa các quốc gia Tây Âu - mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển Tây Âu nói riêng cũng như của cả châu Âu nói chung.
Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản "Tuyên bố Schuman" của Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09 tháng 05 năm 1950 với đề nghị đặt toàn bộ nền sản xuất gang thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Sau đó, Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức tiền thân của EU ngày nay được ký kết. Từ đó đến nay, sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là một Liên minh châu Âu như chúng ta thấy ngày nay và trong tương lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao hơn. Nhìn lại hơn 50 năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, có thể thấy quá trình này gắn liến với các hiệp ước chủ yếu sau đây (từ năm 1951 đến nay):
- Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng Than - Thép châu Âu (ECSC) được ký ngày 18/04/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg, nhằm thống nhất việc sản xuất và phân phối hai sản phẩm chính là thép và than trên toàn lãnh thổ châu Âu. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hoá kinh tế châu Âu.
- Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày 25/31957 với sự nhất trí của 6 nước thành viên ECSC. Mục đích thành lập EURATOM là để thống nhất việc quản lý ngành năng lượng nguyên tử của 6 nước thành viên; trong khi đó EEC ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường liên kết kinh tế giữa 6 nước này, tạo ra một tập hợp sức mạnh kinh tế tổng hợp dưới hình thưc một "thị trường chung" mà lao động hàng hoá được tự do di chuyển như một thị trường nội địa. Hiệp ước Rome là kết quả của những thành tựu đáng khích lệ về kinh tế và chính trị mà ECSC đã đạt được. Và có thể nói, hiệp ước này đã mở ra một hướng liên kết giữa các quốc gia châu Âu đánh giá sự ra đời của một liên minh kinh tế thật sự Cộng đồng kinh tế châu Âu (EE).
- Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày 08/04/1965 giữa các nước của 3 nước Cộng đồng này dưới tên gọi: Cộng đồng châu Âu. Đây là văn bản xác nhận một cấp độ nhất thể hóa kinh tế cao hơn giữa các quốc gia này thể hiện việc thành lập một thị trường thống nhất; trong đó, ngoài việc hàng hoá, lao động và vốn đầu tư được tự do di chuyển, hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng được rỡ bỏ, hệ thống thuế quan và chính sách thương mại chung được thành lập, một số chính sách đối với các lĩnh vực kinh tế khác cũng được thống nhất nhằm tăng sức cạnh tranh với các khối kinh tế bên ngoài, tiến tới một liên minh chặt chẽ về chính trị.
- Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký ngày 07/2/1992 tại Maastricht - Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thu quốc gia các nước thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nước bao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Italy, Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) nhằm thành lập một "không gian châu Âu" thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính sách về xã hội. Như vậy, EU đã được bổ sung thêm các nội dung liên kết mới (an ninh, chính trị , đối ngoại) mà các tổ chức tiền thân của nó chưa có, để đạt được các mục tiêu toàn diện hơn như: duy trì bảo vệ hoà bình và thịnh vượng, thiết lập nền tảng phát triển, tiến tới hợp nhất về kinh tế vì lợi ích chung của các dân tộc châu Âu thông qua việc tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn, một khu vực thị trường tự do, thống nhất, tạo điều kiện cho việc thống nhất về chính trị và hài hoà về xã hội trong liên minh. Với mục tiêu như vậy, EU đã thực sự bước vào một thời kỳ mới, tồn tại như một thực thể thống nhất, hay những nói đúng hơn là đóng vai trò như một "Đại quốc gia" ở châu Âu, một "Ngôi nhà chung châu Âu".
- Hiệp ước Amsterdam được ký vào ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ của 15 nước thành viên (năm 1995 EU đã kết nạp thêm 3 nước thành viên nữa là: Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo). hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp ước Maastricht nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựng một liên minh kinh tế - tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực. Hiệp ước này đã tao cơ sở pháp lý để đồng EU đồng tiền chung của các nước châu Âu chính thức ra đời với tư cách đầy đủ của một đồng tiền thực thụ và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1999 trong phạm vi 11 nước (EU-11): Đức, Pháp, Ailen, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italy, Luxembourg, Phần Lan. Theo kế hoạch đã được định trước, đúng ngày 1/1/2002, các đồng Euro bằng giấy và bằng kim loại đã chính thức đi vào lưu thông tiền tệ song hành với các đồng bản tệ và bắt đầu giai đoạn đổi tiền. Và kể từ ngày 1/7/2002, các đồng bản tệ của tất cả 11 nước thuộc EU -11 đã kết thúc lịch sử tồn tại của mình, vĩnh viễn rút khỏi lưu thông, chính thức nhường chỗ hoàn toàn cho đồng Eurro đang là đồng tiền chung, duy nhất lưu hành trong tất cả các quan hệ kinh tế - xã hội các những nước thành viên. Một "Ngôi nhà chung châu Âu" đã hình thành.
- Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới và gồm các vấn đề:
+ Cải cách thể chế: đổi mới thành phần Uỷ ban châu Âu (Uỷ ban châu Âu sẽ có không quá 27 uỷ viên, trong đó mỗi nước sẽ có một uỷ viên, được chỉ định theo nguyên tắc luân phiên, sẽ thực hiện từ năm 2005. Chủ tịch uỷ ban sẽ được trao thêm một số thẩm quyền mới, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương và việc lựa chọn chủ tịch EC sẽ được quyết định theo nguyên tắc đa số đủ thẩm quyền; phân định số phiếu bầu trong Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể: Pháp, Đức, Anh, Italy có cùng số phiếu bầu là 29, Tây Ban Nha có phiếu bầu là 27 phiếu, Hà Lan có phiếu bầu là 13 phiếu, Bỉ có phiếu bầu là 12 phiếu, và các nước còn lại sẽ có từ 3 đến 7 phiếu. Tổng số phiếu bầu sẽ là 345 khi số thành viên EU là 25 nước(1) nguyên tắc bỏ phiếu theo đa số đủ thẩm quyền: hiện đang áp dụng cho 80% quyết định, 20% vấn đề còn lại các nước vẫn giữ quyền phủ quyết của minh, đặc biệt đối với những vấn đề nhạy cảm, động chạm đến lợi ích quốc gia).
+ Tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu. Số ghế nhiều nhất là 99 (tăng 12 so với số cũ). Pháp, Anh và Italy chỉ còn 74 (giảm 13 so với số cũ). tổng số nghị sĩ tương lai sẽ là 738.
+ Về chính sách an ninh và quốc phòng: EU thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF) từ năm 2003, bao gồm 60.000 quân với 100 tầu chiến và 400 máy bay trong thời gian 60 ngày. RRF sẽ có cơ cấu điều hành thường trực gồm uỷ ban quân sự bà Bộ tham mưu đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của EU.
Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới về vật chất. Và cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết thực của EU, tiến trình nhất thể hoá châu Âu đã đạt được các kết quả rất khả quan trên nhiều lĩnh vực.
+ Về an ninh: EU lấy NATO và liên minh phòng thủ Tây Âu (WCU) làm hai trụ cột chính. Tuy nhiên, EU đang cố gắng tạo cho mình "một cánh tay quân sự" bên cạnh "cánh tay kinh tế" với bản sắc riêng của mình, hạn chế sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ.
+ Về chính trị: đang diễn ra quá trình chính trị hoá các nhân tố kinh tế, anh ninh, nghĩa là kết hợp các phương tiện kinh tế và quân sự nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế. Trong nội khối đã và đang diễn ra quá trình hợp nhất và thống nhất các đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường quyền lực và quản lý chung. Còn đối với bên ngoài, EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực bằng các hiệp định song phương và đa phương.
+ Về xã hội: về cở bản, các nước thành viên đang áp dụng một chính sách chung về lao động, bảo hiểm, môi trường, năng lượng, giáo dục, y tế, (tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực chưa thống nhất).
+ Về kinh tế: GDP của EU năm 1988 đạt 8.482 tỷ USD, được xem là lớn nhất thế giới (NAFTA: 8.150 tỷ USD, ASEAN: 845 tỷ USD), năm 2000 đạt 9004 tỷ USD, năm 2001 đạt 9.315 tỷ USD, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm 1995-2000 gần 2,2. Đây là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị, máy móc; đặc biệt là về cơ khí, năng lượng, nguyên tử, dầu khí, hoá chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí.
+ Về thương mại: EU là trung tâm thương mại lớn thứ hai sau Hoa Kỳ, với doanh số 1.527,5 tỷ USD năm 1997, trong đó 50% là buôn bán giữa các nước thành viên. Năm 2002, giá trị xuất khẩu hàng hoá của EU đạt 2.441,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá nội khối đạt 1.502,2 tỷ USD, xuất khẩu hàng hoá ngoại khối đạt 939 tỷ USD. Về nhập khẩu hàng hoá: năm 2002, EU đạt 2.437 tỷ USD, trong đó nhập khẩu nội khối đạt 1.506 tỷ và ngoại khối đạt 931 tỷ USD. Như vậy, thương mại của EU phần lớn phát triển mạnh trong nội bộ khối nhờ khối tác động của chính sách nhất thể hoá kinh tế khu vực. Ngày 1/5/2004, EU có 25 nước thành viên sau khi kết nạp thêm 10 quốc gia mới. Với việc mở rộng lần thứ 5 này. EU trở thành một khối kinh tế và thị trường lớn nhất thế giới, với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vị chiếm khoảng 21,9% kim ngạch nhập khẩu của tập đoàn thế giới.
2. Cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Liên minh châu Âu
Nhằm thực hiện những mục tiêu chung đã được đề ra trong các hiệp ước, EU đã xây dựng cho mình một hệ thống thể chế " siêu quốc gia" để điều hành, giám sát quá trình liên kết của các quốc gia thành viên. Hệ thống thể chế này bao gồm 5 cơ quan chính sau:
- Hội đồng châu Âu: bao gồm những người đứng đầu nhà những nước, chính phủ các nước thành viên và chủ tịch Uỷ ban châu Âu. Hội đồng châu Âu có nhiệm vụ xác định những định hướng lớn của EU và đóng vai trò như mọi diễn đàn chính trị.
- Hội đồng bộ trưởng: bao gồm Bộ trưởng các nước thành viên. Đây là cơ quan lập pháp tối cao của EU, chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của Liên minh, đưa ra các quy chế, chỉ thị mang tính bắt buộc đối với các thành viên, đồng thời cũng chịu trách nhiệm về hợp tác liên minh chính phủ.
- Uỷ ban châu Âu: là cơ quan hành pháp của EU, gồm 20 uỷ viên được uỷ nhiệm trên cơ sở sự thoả thuận của các nước thành viên và phải được Quốc hội châu Âu tán thành. Uỷ ban châu Âu đề xuất lên Hội đồng Bộ trưởng các biện pháp phát triển chính sách chung và theo dõi việc tôn trọng các hiệp ước.
- Nghị viện châu Âu: là cơ quan lập pháp của EU, bao gồm 626 nghị sĩ của các nước thành viên và được chia ra thành 18 uỷ ban. Nghị viện châu Âu có chức năng thông qua ngân sách, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, cùng hội đồng châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực. Nghị viện cũng có quyền bãi miễn uỷ viên Uỷ viên ban châu Âu.
- Toà án châu Âu: đặt trụ sơ tại Luxembourg, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sự do các chính phủ thoả thuận bổ nhiệm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của uỷ ban châu âu, văn phòng chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
- Toà kiểm toán châu Âu: có chức năng kiểm tra các khoản tài chính của EU để đảm bảo tính hợp pháp của các khoản thu chi, đồng thời phối hợp với các cơ quan thể chế khác của EU để thực hiện các hoạt động có liên quan đến tài chính của mình.
- Uỷ ban kinh tế và xã hội: là cơ quan đại diện cho lợi ích của các nhóm người trong xã hội, có nhiệm vụ tư vấn, hỗ trợ cho Hội động Bộ trưởng và Uỷ ban châu Âu.
- Uỷ ban về khu vực: có chức năng tư vấn cho các cơ quan thể chế của EU về các vấn đề liên quan tới lợi ích của các đơn vị địa phương và khu vực.
- Ngân hàng Đầu tư châu Âu: đảm bảo trách những hiệm cấp phát tín dụng cho các tổ chức nhà nước, các doanh nghiệp của các nước thành viên trên cơ sở nguồn vốn của các nước thành viên đóng góp hoặc vốn vay quốc tế.
3. Tình hình phát triển kinh tế của Liên minh châu Âu.
Trải qua không ít những thăng trầm trong gần một nửa cuối thế kỷ XX, giờ đây châu Âu đang dần lấy lại vị trí " trung tâm thế giới" của mình. Đặc biệt, trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước EU đã thực sự khẳng định được vị thế là một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kể và tương đối ổn định. Tăng trưởng GDP của EU trong năm 1996 là 1,6%, năm 1997 là 2,5%, năm 1988 là 2,7%, năm 1999 là 2,0%, và cho đến năm 2000 thì cả châu Âu "thở phào nhẹ nhõm"với tốc độ tăng GDP là 3%, cao nhất từ cuối thập ký 80 cho tới năm cuối cùng của thế kỷ XX. Năm 1988 khi cơn bão tả chính làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU - khu vực ít bị ảnh hưởng nhất của khủng hoảng - vẫn tiếp tục quá trình phát triển kinh tế của mình. Theo các nhà kinh tế, sự ổn định kinh tế của EU được xem là một trong những nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Năm 1999 tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của EU có chiều hướng giảm do sự sụt giá của đồng Euro và sản xuất công nghiệp giảm sút. Nhưng chỉ với riêng sự suy giảm này cũng chưa thể đưa ra một kết luận tiêu cực về nền kinh tế EU, bởi ngày cả khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, lạm phát của EU trong năm 1999 vẫn ở mức 1,1%- mức thấp chưa từng có trong lịch sử, tỉ lệ thất nghiệp giảm lần đầu tiên trong thập kỷ 90 từ hơn 10% xuống còn 9,4% trong năm 1999 và thâm hụt ngân sách của các nước thành viên cũng ở mức thấp: 0,5% - 0,7% GDP. Tình hình kinh tế EU trong năm 1999 đã được cải thiện và phát triển tích cực. Năm 2000, GDP của EU cao hơn năm 1999 gần 1,1%, tăng trưởng tốc độ 3% các năm 2001-2002 do tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp (cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ - Anh phát động ở Afganixtan, chiến tranh chống Iraq) đã tạo nguy cơ chưa từng có chia rẽ nội bộ EU và ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế châu Âu. Khoảng cách giữa các quốc gia trong khối ngày càng thu hẹp. Trong số các quốc gia thuộc EU thì các nước nhỏ Bắc Âu tỏ ra tiến mạnh nhất, nước Đức khổng lồ thường bị tụt hậu trong mấy năm gần đây cũng đã bắt kịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả khối. Chỉ có Italy, mặc dù hơi yếu về khả năng cạnh tranh cũng đã vươn lên với tốc độ tăng trưởng 2,6 % trong năm 2000, tuy nhiên vẫn bị coi là mức thấp nhất trong khối. Theo uỷ ban châu Âu, kinh tế EU vẫn đang phát triển khả quan. Các chuyên gia kinh tế của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế) và OECD (Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế) cũng rất lạc quan vào sự tiếp tục phát triển kinh tế của EU bởi Ngân hàng trung ương châu Âu tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức cấp tiền và duy trì mức lãi xuất khá ổn định ở mức 4,5%. Theo dự báo của OECD, trong năm 2003, tốc độ tăng trưởng kinh tế EU vẫn sẽ ổn định ở mức trên dưới 2,6%, tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm đáng kể từ 8,8% năm 2003. Các nhà kinh tế cho rằng "EU tăng trưởng chậm nhưng chắc" và vẫn tin tưởng khẳng định xu hướng đi lên của kinh tế EU trong những năm tới 2010 và tầm nhìn tới 2020.
B/. Đặc điểm của thị trường Liên minh Châu Âu
Trích:
1. Đặc điểm chung của thị trường Liên minh châu Âu
2. Đặc điểm cụ thể của thị trường Liên minh châu Âu
2.1. Về tập quán, thị hiếu tiêu dùng
2.2. Về kênh phân phối của thị trường Liên minh châu Âu
2.3. Về chính sách ngoại thương của Liên minh châu Âu
2.3.1. Biểu thuế quan chung (CCT - Common Custom Tariff) của Liên minh châu Âu
2.3.2. Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của Liên minh châu Âu
2.3.3. Chính sách chống bán phá giá
2.3.4. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Liên minh châu Âu
2.3.5. Hàng rào phi quan thuế của Liên minh châu Âu
1. Đặc điểm chung của thị trường Liên minh châu Âu
Từ năm 1990 đến nay, EU tích cực "Đẩy mạnh nhất thể hoá" trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, tiền tệ, ngoại giao an ninh đến nội chính và tư pháp. Các quốc gia thành viên từng bước tập trung quyền lực quá độ tiến đến thành lập Liên bang châu Âu. Với việc kết nạp lần thứ tư thêm Áo, Thuỵ Điển, và Phần Lan vào năm 1995, số thành viên của EU lên đến 15 và hiện nay, sau lần kết nạp lần thứ năm, số thành viên đã lên đến 15 và hiện nay, sau lần kết nạp lần thành viên đã lên đến 25 nước. Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là thực hiện nhất thể chế hoá xuyên quốc gia thay thế cho hợp tác thông thường. Cho đến nay, sau nhiều nỗ lực của EU, việc tiến trình nhất thể chế hoá châu Âu đã đạt được các kết quả rất khả quan cả về anh ninh, chính trị, xã hội, kinh tế và thương mại:
- An ninh, EU lấy NATO và Liên minh phòng thủ Tây Âu (WCU) làm trụ cột chính và đang giảm dần sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ.
- Chính trị: đang diễn ra quá trình chính trị hoá các nhân tố kinh tế, an ninh nghĩa là kết hợp các phương thức kinh tế, quân sự nhằm dẫn tới các mục tiêu chính trị. Đặc trưng chủ yếu nhất của châu Âu ngày nay là quá trình "Âu hoá", hợp nhất và thống nhất các đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường quyền lực và quản lý chung. Đồng thời, EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực bằng việc ký kết các hiệp định song và đa bên.
- Xã hội: các nước thành viên thực hiện một chính sách chung về lao động, bảo hiểm, môi trường, năng lượng, giáo dục, y tế, hiện nay chỉ còn vài bất đồng về bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ dân sự và những nạn thất nghiệp.
- Kinh tế: GDP của EU năm 2000 đạt 24.000 tỷ USD, được xem là lớn nhất thế giới. Đây là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kỹ thuật, công nghiệ thiết bị , máy móc.
- EU hiện là trung tâm thương mại lớn với doanh số 2935 tỷ USD năm 2000, trong đó 35% doanh số là buôn bán giữa các nước thành viên. Thị trường xuất nhập khẩu chính của EU là Hoa Kỳ, các nước OECD khác, Thuỵ sĩ, ASEAN, Nhật Bản, Mỹ Latinh, Trung Quốc (bao gồm cả HôngKông) và Nga.
- Hiện nay, EU đang thực hiện nhất thể chế hoá về kinh tế, cho ra đời đồng tiền chung EURO, xây dựng và hoàn thiện Liên minh kinh tế - tiền tệ EMU, tiến tới sẽ nhất thể hoá về chính trị, an ninh và quốc phòng.
EU ngày nay được xem như là một đại quốc gia ở châu Âu, chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia, bao gồm chính sách nội thương và chính sách ngoại thương. Tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban châu Âu là người đại diện duy nhất cho liên minh trong đàm phán, kỹ kết các hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này, chính sách này dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
EU đang thực hiện chương trình mở rộng hàng hoá đẩy mạnh tự do hoá thương mại (giảm dần thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu và tiến tới xoá bỏ hạn ngạch. Hiện nay, 25 nước thành viên EU áp dụng một biểu thuế quan chung đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối với hàng nhập khẩu theo hạn ngạch vào các nước thành viên EU mức thuế trung bình đánh vào hàng dệt may là 9%, nông sản là 18%, còn hàng công nghiệp là 2%.
Chính sách ngoại thương của EU từ 1951 đến nay phân thành những nhóm chủ yếu sau: chóm chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhóm chính sách thay thế nhập khẩu, nhóm chính sách tự do hoá thương mại, nhóm chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành tình hình phát triển kinh tế, tiến trình nhất thể chế hóa châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ của các sản phẩm của Liên minh trên thị trường thế giới.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại, EU đã thực hiện các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chóng bán phá giá và áp dụng thuế "chống xuất khẩu dưới hình thức bán phá giá" để đấu tranh với những trở ngại trong buôn bán với các nước ngoài khối. Ví dụ, đánh thuế 30% đối với những sản phẩm điện tử của Hàn Quốc và Singapore, nhôm của Nga và xe hơi của Nhật Bản, giày dép của Trung Quốc, đánh thuế 50% -100% đối với các xí nghiệp sản xuất camera truyền hình của Nhật Bản.. Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những hàng hoá được sản xuất do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Không chỉ dừng lại ở việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, EU còn sử dụng một biện pháp để đẩy mạnh thương mại với các nước đang phát triển và chậm phát triển. Đó là GSP, một công cụ quan trọng của EU để hỗ trợ các nước nói trên. Bằng cách này, EU có thể làm cho nhóm các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam)và nhóm các nước chậm phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát triển khác. Hệ thống GSP của EU bao gồm 2 nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU, đó là sản phẩm nhạy cẩm và sản phẩm không nhạy cảm.
Hàng của các nước đang và chậm phát triển khi nhập khẩu vào thị trường EU, muốn được hưởng GSP phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hoá và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A cho cơ quan có thẩm quyền của các nước được hưởng GSP cấp.
Thực hiện chính sách tự do thương mại, không phân biệt đối xử, minh bạch, cạnh tranh công bằng, áp dụng các biện pháp thuế quan, hàng rào kỹ thuật chống bán hàng phá giá. Tự do thương mại được thực hiện bằng giảm thuế, xoá bỏ hạn ngạch, chóng hàng giả áp dụng GSP.
EU là một thị trường rộng lớn với 376 triệu người tiêu dùng (và khoảng 500 triệu người khi EU gồm 25 nước từ năm 2004), mỗi nước thành viên lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng, thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hoá. Có những loại hàng rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italy, hay Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng Anh, Ailen, Đan Mạch hoặc Đức thích dùng. Tuy có những khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường của từng quốc gia trong khối EU, nhưng 15 nước thành viên đều là những quốc gia những nằm ở khu vực Tây Bắc Âu nên có những điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá, trình độ phát triển kinh tế, xã hội của các nước thành viên tương đối đồng đều, chi nên người dân thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng một số loại hàng hoá mà Việt Nam có khả năng sản xuất và xuất khẩu. Chẳng hạn như với hàng may mặc và giày dép, người tiêu dùng trên thị trường Áo, Đức và Hà Lan chỉ mua hàng may mặc và giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ. EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của loại sản phẩm này. Hàng thuỷ sản phải đặc biệt chú ý đến chất lượng, không bị nhiễm độc do tác động của môi trường hoặc do chất phụ gia...
Người tiêu dùng châu Âu có sở thích và thói quen dùng sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới dù vẫn biết sản phẩm đó đắt hơn rất nhiều so với những nhãn hiệu bình thường. EU là một trong những thị trường lớn trên thế giới, là cộng đồng dân tộc thượng lưu và là trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại. Do đó, sở thích của người châu Âu rất cao sang, họ có thu nhập, mức sống cao và khá đồng đều, yêu cầu khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh của thực phẩm.
Do mức sống cao nên người dân các nước EU có xu hướng dùng những loại sản phẩm sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên (đồ gỗ, tre, sợi gai, bông...).
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ, khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Do đó, EU quy định tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động nhanh giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm tại biên giới.
Về tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây: EU có nền thương mại lớn thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và thị trường nhập khẩu lớn thứ hai. Hàng năm, EU nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hoá từ khắp các nước trên thế giới. Kim ngạch nhập khẩu không ngừng được gia tăng từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 2298 tỷ USD năm 2000. cơ cấu nhập khẩu của EU: sản phẩm thô chiếm 29,74% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm, snả phảm chế tạo chiếm trên 97,19% các sản phẩm khác chiếm gần 3,07%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu phải kể đến là nông sản chiếm 11,79%, khoáng sản chiếm khoảng 17,33%, máy móc chiếm khoảng 24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8%... Các thị trường nhập khẩu chính của EU là Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, khối NAFTA (Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ), ASEAN, OPEC (Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu lửa). EU cũng nhập nhiều các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thuỷ sản, giày dép và dệt may, đồ gốm, đồ gỗ gia dụng, cà fê, chè và gia vị. Đây cũng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam và là những mặt hàng đang được thị trường EU ưa chuộng. Triển vọng xuất khẩu những mặt hàng này của Việt Nam rất có khả quan. Vì vậy, có thể khẳng định rằng EU là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng đối với mặt hàng hoá của Việt Nam. Bởi vì: Hiệp ước Maastricht đánh dấu sự ra đời của Liên minh châu Âu có giá trị hiệu lực vào ngày 1/1/1993, cũng là ngày thị trường trung âu được chính thức hình thành thông qua việc huỷ bỏ các đường biên giới nội bộ trong liên minh và tự do di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước thành viên. Từ đó đến nay, EU không ngừng phát triển, bởi vậy xuất khẩu sang thị trường này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những thuận lợi sau:
- Liên minh châu Âu là một khối liên kết chặt chẽ nhất thế giới hiện nay. Đây cũng là một khu cực phát triển kinh tế ổn định và đồng tiền riêng khá vững chắc và có nhiều triển vọng tiếp tục mở rộng,. Trong tương lai đây sẽ là một thị trường xuấu khẩu rất rộng lớn và ổn định. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu giữ được quan hệ thương mại tốt với EU sẽ có được sự tăng trưởng ổn định về kim ngạch và không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng thị trường xuất khẩu.
- Hiện nay, EU đã và đang có xu hướng chiến lược tăng cường và mở rộng quan hệ sang châu Âu. Châu lục này có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của EU. Theo chiều hướng này, Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược mơi của EU. EU từng bước đẩy mạnh quan hệ hợp tác phát triển thương mại với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang tị trường này.
- Trị trường EU có nhu cầu lớn, rất đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hoá. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nâng cao trình độ và tay nghề của người lao động hơn nữa để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế.
- EU đang điều chỉnh chính sách thương mại đối với châu Á để phù hợp hơn với tình hình hiện nay, điều này sẽ tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU. Tháng 5/2000, EU đã công nhận Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế thị trường, cho phép đưa hàng Việt Nam lên ngang hàng các nước kinh tế thị trường trong việc điều tra và thi hành các biện pháp chống bán hàng giả.
- EU là thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và khá ổn định những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như giày dép, dệt may, thuỷ hải sản, nông sản, thủ công mỹ nghệ. EU có chính sách thương mại chung cho 25 nước thành viên và đồng tiền thanh toán cho 12 nước thuộc EU. Khi xuất khẩu hàng hoá sang bất cứ nước thành viên nào trong khối, chỉ cần tuân theo chính sách thương mại chung và thanh toán bằng đồng EURO- đây là một lợi thế lớn.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có những khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường các nước EU, như:
- EU thương lượng với các nước ngoài khối như một thực thể đồng nhất trong các vấn đề thương mại toàn cầu và trở thành tiếng nói chung của châu Âu trong các cuộc thảo luận quốc tế, các doanh nghiệp làm ăn ở châu âu tất nhiên phải tuân các quy tắc, hướng dẫn và chịu sự giám sát của Uỷ ban châu Âu.
- Những điểm khác biệt về văn hoá giữa các nước thành viên mà chúng ta có thể nhận thấy là thị trường EU chỉ thống nhất về mặt kỹ thuật còn trong thực tế là nhóm thị trường quốc gia và khu vực, mỗi nước có một bản sắc dân tộc và văn hoá riêng mà các nhà xuất khẩu tại các nước đang phát triển chưa hiểu hết được. Mỗi thành viên tạo ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam các cơ hội khác nhau và yêu cầu cụ thể của họ cũng khác nhau.
- EU là một thành viên của WTO, có chế độ quản lý nhập khẩu chủ yếu dựa vào các nguyên tắc của tổ chức này, EU vẫn còn các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch tuy không nhiều. EU là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi quan thuế rất nghiêm ngặt. Rào cản kỹ thuật khá tinh vi chính là quy chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng như chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn của người sử dụng, bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn lao động.
- Các nước châu Á cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU nhất là Thái Lan. Trung Quốc, Sri Lanca..., các mặt hàng của họ cũng giống của Việt Nam nhưng chất lượng tốt hơn ta, giá cả cạnh tranh hơn và lại có nhiều lợi thế như: hạn ngạch lớn, chậm phát triển, là các nước thành viên WTO. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Muốn như vậy, chất lượng sản phẩm phải liên tục được cải thiện, mẫu mã và kiểu dáng thường xuyên đổi mới, giá rẻ và phương thức dịch vụ tốt hơn.
- Chính sách thương mại và đầu tư EU bấy lâu nay nhằm vào các thị trường truyền thống có tính chiến lược là châu Âu và châu Mỹ. Đối với châu Á, chính sách thương mại của EU mới hình thành gần đây và đang trong quá trình xem xét, thử nghiệm và khai thác. Hơn nữa, chính sách của EU đối với Việt Nam thời gian trước đây chủ yếu dựa trên nguyên tắc xắp xếp Việt Nam vào danh sách những nước thực hiện chế độ "độc quyền ngoại thương:, gần như không được hưởng các ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển.
- Quá trình đổi mới công nghệ, thiết bị của Việt Nam rất chậm, chưa làm tốt khâu Marketing.
Trong quá trình thực hiện chiến lược hợp tác giữa Việt Nam và EU trong tương lai, Việt Nam mong muốn phía EU quan tâm nhiều đến việc hỗ trợ thể chế, hỗ trợ vận động xúc tiến đầu tư và thương mại của EU vào Việt Nam cần hỗ trợ phát triển các hình thức thông tin đa dạng, tạo cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và EU để hai bên hiểu biết đầy đủ hơn tiềm năng và cơ hội hợp tác. Bên cạnh việc tiếp tục mở rộng hợp tác với các công ty tập đoàn lớn của châu Âu vào làm ăn với Việt Nam về đầu tư, thương mại, thu hút kỹ thuật công nghệ cao, chúng ta cần tranh thủ thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ của EU, hướng họ vào đầu tư những lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, chế biến nông sản, thực phẩm...để mở rộng hơn nữa quan hệ thương mại, kinh tế giữa việt nam và EU
- Chặng đường hợp tác giai đoạn tới 2010 rất hứa hẹn nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, chúng tôi cho rằng với quyết tâm cao của từng doanh nghiệp đã đang và sẽ xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU, với sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm đẩy mạnh hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU và phương hướng hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam EU trong tương lai sẽ đưa ra được nhiều ý tưởng, phương án hay, thiết thực, khả thi, tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội hơn nữa để đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam vào EU.
2. Đặc điểm cụ thể của thị trường Liên minh châu Âu
2.1. Về tập quán, thị hiếu tiêu dùng
EU là một thị trường rộng lớn. Thị trường EU thống nhất cho phép tự do di chuyển sức lao động hàng hoá, dịch vụ và vốn giữa các nước thành viên.
Mỗi quốc gia thành viên trong EU lại có đặc điểm dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hoá, dịch vụ. Trên thực tế, có những loại hàng hoá rất được ưa chuộng ở thị trường Pháp, Italy, Bỉ nhưng lại không được người tiêu dùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch và Đức đón chào. Giữa EU cũ và các thành viên EU mới cũng có có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường quốc gia trong khối EU nhưng 25 nước thành viên đều là những quốc gia nằm trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu, và Đông Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hoá. Trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộc khối EU có những đặc điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng. Thí dụ: đối với hàng may mặc và giày dép không chứa chất nhuộm có nguồn gốc hữu cơ (azodyes). Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang lại có tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Đối với nhóm hàng giày dép, người tiêu dùng EU đang có xu hướng đi giày vải, Xu hướng này ngày càng tăng lên. Tỉ lệ thuận với nhu cầu tiêu dùng giày dép hàng năm ở EU. Hai mặt hàng này thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu, một. Đối với hàng thuỷ sản, người tiêu dùng EU không mua những loại sản phẩm thuỷ hải sản nhập khẩu bị nhiểm độc do tác động của môi trường hoặc do phụ gia không được phép sử dụng. Đối vơi sản phẩm thuỷ hải sản đã qua chế biến, người châu Âu chỉ dùng những sản phẩm đóng gói có ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch. Người tiêu dùng EU tẩy chay các loại thuỷ hải sản nhập khẩu có chứa khuẩn Salmonellal, độc tố Lustamine, nhiễm V.Parahaemoliticus, nhiễm V. Cholarae. Đặc biệt, mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường EU hiện nay đang bị hàng rào kỹ thuật rất khắt khe khống chế nên gặp rất nhiều khó khăn. Gần đây nhất EU quy định dư lượng kháng sinh đối với tôm xuất khẩu vào thị trường EU là 0%, một quy định mà không một nước nào có thể đạt được.
Đặc biệt, người châu Âu có sở thích tiêu dùng và thói quen sử dụng các loại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Họ cho rằng những nhãn hiệu này sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên khi dùng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, trong nhiều trường hợp mặc dù những sản phẩm giá rất đắt nhưng họ vẫn mua và không thích chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm không nổi tiếng khác cho dù giá rẻ hơn nhiều.
2.2. Về kênh phân phối của thị trường Liên minh châu Âu
Hệ thống kênh phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống kênh phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, hệ thống này là một trong những hệ thống kênh phân phối phức tạp nhất hiện nay trên thế giới, với sự tham gia của rất nhiều thành phần: công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập.. trong số đó nổi bật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia (TNC). Các công ty này thường phát triển theo mô hình chiều ngang, gồm ngân hàng hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêu thị, cửa hàng. Các TNC tổ chức mạng lưới tiêu thụ của mình rất chặt chẽ, chú trọng từ khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng hoá đến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán lẻ. Do đó, họ luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài để đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ.
Với sự hiện diện của các công ty (hoặc tập đoàn) xuyên quốc gia này, hệ thống phân phối của EU trở thành một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Hai hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Trong kênh phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của tập đoàn nay mà không cung cấp cho hệ thống bán lẻ bên ngoài. Ngược lại, trong kênh phân phói không theo tập đoàn, các nhà sản xuất và nhập khẩu của một tập đoàn có thể dùng một lúc cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của nhiều tập đoàn và các công ty bán lẻ độc lập khác.
Thông thường các siêu thị hoặc công ty bán lẻ độc lập trên thị trường EU không mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài mà thường thông qua các "nhà bán buôn" là các trung tâm thu mua lớn của EU (xem bảng 2.3). Mối quan hệ bạn hàng này không phải là ngẫu nhiên mà chủ yếu là vì những ràng buộc trong quan hệ tín dụng, hoặc do mua cổ phần của nhau, do đó thường là những quan hệ khá bền vững và lâu dài. Hơn nữa, theo quan điểm của các nhà phân phối EU, mối quan hệ như vậy còn đảm bảo cho sự ổn định nguồn hàng và chất lượng hàng, nhờ đó họ có thể giữ được chữ tín với khách hàng mục tiêu hàng đầu mà các nhà kinh doanh EU luôn hướng tới. Kiểu liên kết này trong hệ thống kênh phân phối EU đã tạo nên những chuỗi mắt xích chặt chẽ được gắn với nhau bằng các hợp đồng kinh tế, mà việc tiếp cận và trở thành một trong những mắt xích đó không phải là dễ dàng đối với các nhà kinh tế, mà việc tiếp cận và trở thành một trong những mắt xích đó không phải là dễ dàng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam vốn chỉ quen làm ăn chộp giật và theo từng hợp đồng riêng biệt.
2.3. Về chính sách ngoại thương của Liên minh châu Âu
Đặc điểm cơ bản nhất trong chính sách ngoại thương EU là tất cả các nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với nước ngoài khối. Uỷ ban châu Âu (EC) là người đại diện duy nhất cho liên minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Buôn bán trong nội bộ khối EU được miễn hoàn toàn thuế hải quan và các thủ tục xuất nhập khẩu khác. Liên minh châu Âu thực sự là một không gian kinh tế thống nhất và mô hình "nhà nước châu Âu" đang trở thành hiện thực, đặc biệt khi hầu hết các nước thành viên đã sử dụng có chung một đồng tiền.
Chính sách ngoại thương của EU bao gồm: chính sách thương mại tự trị (Autonomous Commercer) và chính sách thương mại chung dự trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách ngoại thương của EU là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.
Chính sách phát triển ngoại thương của EU từ 1951 đến nay bao gồm những dạng chủ yếu sau: chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách tự do hoá thương mại và chính sách hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Việc ban hành và thực hiện các chính sách này có liên quan chặt chẽ đến tình hình phát triển kinh tế, tiến trình tăng cường liên kết châu Âu và khả năng cạnh tranh trong từng thời kỳ các sản phẩm của Liên minh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, EU còn có Quy chế nhập khẩu chung.
Để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại quốc tế, EU đã thực hiện các biện pháp: chống bán phá giá (Anti - dumping), chống chợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả. EU đã ban hành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế "chống xuất khẩu bán phá giá" để đấu tranh với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và bất bình đẳng trong buôn bán với các nước ngoài liên minh. Thí dụ, đánh thuế 30% đới với những sản phẩm điện tử của Hàn Quốc và Singapore, nhôm của Nga, xe hơi của Nhật Bản, giầy dép của Trung Quốc, mức thế 50 - 100% đối với các sản phẩm camera truyền hình của Nhật Bản. Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không nhập khẩu những hàng hoá được sản xuất do sao chép, đánh cắp bản quyền.
Chính sách ngoại thương của EU biểu hiện trong việc áp dụng một số chính sách và công cụ đặc biệt, tiêu biểu là biểu thuế quan chung và chính sách chống bán phá giá.
2.3.1.Biểu thuế quan chung (CCT - Common Custom Tariff) của Liên minh châu Âu.
EU áp dụng biểu thuế quan chung (CCT) chủ yếu đối với các mặt hàng công nghiệp. Đây là công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại của Liên minh.
Các thành phần của CCT bao gồm danh mục các mặt hàng tính thuế, các quy định về cách tính thuế, miễn hoặc giảm thuế, xuất xứ hàng hoá. Các mức thuế quan được xây dựng trên cơ sở lấy bình quân các mức thuế áp dụng với từng mặt hàng kể từ ngày 1/1/1957 ở 6 nước của EEC khi mới thành lập là Pháp, Tây Đức, Italy, và Benelux (gồm Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Theo cách tính này thì phần lớn các mức thuế của Pháp và Italy phải giảm đi, còn các mức thuế ở Đức và Luxembourg được tăng lên. Trong quá trình xây dựng, CCT được chia thành ba giai đoạn và kết thúc vào năm 1968, sớm hơn so với thời hạn dự kiến 2 năm.
Hiệp ước Roma có quy định điều khoản theo đó các thành viên EC luôn sẵn sàng đàm phán nhằm cắt giảm các mức thuế quan chung. Những thoả thuận về những cắt giảm như vậy đã đạt được trong khuôn khổ một loạt các vòng đàm phán Dillon (1961-1962), mức CCT bình quân được giảm từ 25% vào năm 1958 xuống còn 11,7% vào năm 1963. Còn kết quả đạt được sau vòng đàm phán Kennedy là các mức thuế quan được cắt giảm trung bình đối với Hoa Kỳ là 32% và với Anh là 35%. Do có những thoả thuận cắt giảm như vậy cho nên đến tháng 1/1972, mức trung bình của CCT chỉ còn là 8,1% giảm đi 35% so với mức ban đầu, 12% và 11,5%. Một khi đã xây dựng được các mức CCT thì các nước thành viên phải có nghĩa vụ áp dụng chúng theo một cách thức thống nhất. Điều này liên quan đến danh mục các mặt hàng, thủ tục tính thuế và các quy định về xuất xứ hàng hoá kết hợp với việc thực hiện GSP.
Đặc biệt khi làm rõ đặc điểm trong chính sách ngoại thương EU, cần phải nghiên cứu biểu thuế quan có liên quan đến xuất xứ của hàng hoá theo quy định của liên minh. Xuất xứ hàng hoá của EU được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các sản phẩm hoàn toàn được sản xuất tại lãnh thổ nước hưởng GSP như: khoáng sản, động thực vật, thuỷ sản đánh bắt trong lãnh hải và các hàng hoá sản xuất từ các sản phẩm đó xem là có xuất xứ và được hưởng GSP.
- Đối với các sản phẩm sản xuất tại nước hưởng GSP ( tính theo giá xuất xưởng) phải đạt 60% tổng giá trị hàng liên quan. Tuy nhiên, đối với một số nhóm hàng thì hàm lượng này thấp hơn. EU quy định cụ thể tỷ lệ trị giá và công đoạn gia công đối với một số nhóm hàng mà yêu cầu phần trị giá sáng tạo thấp hơn 60% (điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh không dưới 40%: đồ trang trí làm từ kim loại không dưới 30%; giày dép chỉ được hưởng GSP nếu các bộ phận như: mũi, đế, ở dạng rời sản xuất trong nước hưởng GSP hoặc nhập khẩu;..)
EU còn quy định xuất xứ cộng gộp, đây là quy định về xuất xứ mà theo đó hàng của một nước có thành phần xuất xứ từ một nước trong cùng một tổ chức khu vực cũng được hưởng GSP thì các thành phần đó cũng được xem là có xuất xứ từ nước liên quan. Thí dụ, Việt Nam xuất khẩu sang EU một mặt hàng trong đó thành phần xuất xứ của Việt Nam chiếm 29% giá trị, còn lại 15% giá trị nhập khẩu của Indonesia, 10% của Thái lan, 15% của Singapone. Xuất xứ cộng gộp của hàng Việt Nam sẽ là: 20%+15%+10% = 60%. Mặt hàng này sẽ ra không được hưởng GSP (vì hàm lượng giá trị của Việt Nam chưa được 50%), nhưng nhờ cộng gộp (60%) nên đã đủ điều kiện hưởng GSP. Đây là đặc điểm về xuất xứ của EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và vận dụng.
2.3.2. Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập GSP của Liên minh châu Âu.
Chế độ GSP là một biện pháp đẩy mạnh thương mại của EU đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển (trong đó có Việt Nam) với mục đích giúp cho hàng hoá của các nước này tăng khả năng thâm nhập vào thị trường EU thông qua một số những ưu đãi thuế quan nhất định, từ đó thúc đẩy kinh tế của các nước này phát triển. Chế độ GSP được xây dựng dựa trên các nguyên tắc tự nguyện, không đòi hỏi có đi có lại, đơn phương quyết định. Chương trình này đã được Hội đồng châu Âu thông qua quy chế áp dụng cho từng thời kỳ: 1971 -1980, 1981-1990, 1991-1994, 1994-2005. Trong 8 năm trở lại đây, chương trình ưu đãi thuế quan 4 năm (1995-1998) đối với các sản phẩm công nghiệp nhất định có nguồn gốc từ các nước đang phát triển; (2) Quy định số 1256/96 ngày 20/6/1996 về việc áp dụng một chương trình ưu đãi thuế quan trong 4 năm (1996-1999) đối với một số sản phẩm nông nghiệp có nguồn gốc từ các nước đang phát triển: (3) Quy định số 2820 ngày 21/12/1998 về việc áp dụng một chương trình ưu đãi thuế quan trọng 3 năm (1999-2001) đối với tất cả các sản phẩm có xuất xứ các nước đang phát triển.
Hiện nay, EU vẫn đang áp dụng chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập cho thời kỳ từ 1/7/1999 đến 31/12/2001. Theo chương trình này, EU chia ra các sản phẩm được hưởng GS thành 4 nhóm với mức thuế khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm đối với bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và những văn bản thoả thuận đã ký kết giữa hai bên. Bốn nhóm sản phẩm của các nước đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập của EU là:
- Nhóm 1- Sản phẩm rất nhạy cảm: bao gồm phần lớn là nông sản và một số ít sản phảm công nghiệp tiêu dùng như: chuối tươi, chuối khô, dứa tưới, dứa hộp, (lượng đường không quá 17% trọng lượng), quần áo may sẵn, nguyên liệu thuốc lá, lụa tơ tằm,.. được hưởng mức thuế GSP bằng 85% thuế xuất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU hạn chế nhập khẩu.
- Nhóm 2- Sản phẩm nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hoá chất, nguyên liệu, hàng thủ công (gạch lát nền và đồ sứ), gày dép, hàng điện tử dân dụng, xe đạp, ô tô, đồ chơi trẻ em...được hưởng mức thế GSP bằng 70% thuế suất MFN. Đây là nhóm mạt hàmg mà EU không khuyến khích nhập khẩu.
- Nhóm 3- Sản phẩm án nhạy cảm: bao gồm phần lớn thuỷ sản đông lạnh (tôm, cua, mực đông lạnh, cá tươi ướp lạnh) một số nguyên liệu và hoá chất, hàng công nghiệp dân dụng (máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh)..được hưởng mức thuế suất GSP bằng 35% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU khuyến khích nhập khẩu.
- Nhóm 4 - Sản phẩm không nhạy cảm: chủ yếu là một số loại thực phẩm, đồ uống, (nước khoáng, bia, rượu), nguyên liệu (than đá, dầu thô, cao su..), nông sản (dừa cả vỏ, hạt điều)..được hưởng mức thuế GSP bằng 0% đến 10% thuế suất MFN. Đây là nhóm mặt hàng EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu.
Mỗi nhóm hàng trên gồm nhiều mặt hàng chịu các mức thuế suất khác nhau trong phạm vi giới hạn của GSP giai đoạn 1/7/1999 đến 31/12/2001. Đến cuối năm 2004, EU sẽ chấm dứt giai đoạn của chương trình GSP và xoá bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của các nước là thành viên WTO còn đối với những nước không phải là thành viên của WTO (trong đó có Việt Nam) thì chưa có chính sách cụ thể. Cho đến nay, EU vẫn chưa đưa ra chương trình thực hiện GSP cho thời kỳ từ 2005 trở đi, nhưng họ đang tiến từng bước giảm thuế quan và giảm ưu đãi GSP.
Trong tương lai, tới một thời điểm nhất định, hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển khi xâm nhập vào thị trường EU sẽ không được hưởng GSP nữa và phải cạnh tranh bình đẳng với hàng của các nước phát triển, chịu cùng một mức thuế như hàng của những nước này và không được hưởng các ưu đãi khác.
Như vậy, đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU thời kỳ 2005 -2010 sẽ xảy ra hai khả năng: thứ nhất, có thể hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU không phải chịu hạn ngạch hoặc phải chịu hạn ngạch nhưng vẫn được hưởng GSP. Cho dù xảy ra trường hợp nào thì giai đoạn 2001-2010 có khả năng sẽ rất khó khăn và nhiều thách thức đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.
Các biện pháp khuyến khích trong GSP của EU so với ưu đãi mà cá nước và khu vực khác dành chó các nước đang phát triển vào loại thấp nhất. Có lẽ vì thế đã tồn tại trong hệ thống GSP của EU quy định khuyến khích tăng thêm mức ưu đãi 10%, 20%o Cho 35% đối với hàng nông sản và 15% 25% 35% đối với hàng nông sản và của EU bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/1999 thì những trường hợp sau được hưởng ưu đãi thêm:
+ Bảo vệ quyền của người lao động: nước hưởng GSP cần chứng minh trong các văn bản pháp quy của mình có các quy định về các tiêu chuẩn áp dụng các nguyên tắc về tổ chức, đàm phán tập thể và tuổi lao động tối thiểu.
+ Bảo vệ môi trường: các văn bản pháp quy của nước hưởng GSP phải có các quy định cụ thể áp các tiêu chuẩn của OIBT về bảo vệ môi trường.
2.3.3. Chính sách chống bán phá giá.
Các quy định về chống bán phá giá của EU được đưa ra từ những ngày đầu thành lập và được xây dựng trên cơ sở điều khoản của WTO, EU chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trong trường hợp các ngành công nghiệp của EU bị tổn hại do việc nhập khẩu các sản phẩm phá giá. Đây là những sản phẩm được bán trên thị trường nội địa với mức giá "thông thường". Tuy nhiên, việc so sánh các mức giá này thường gặp khó khăn. Cách tính giá "thông thường" của EU dựa vào chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận cận biên. Vấn đề làmức lợi nhuận như thế nào mới được coi là thích hợp. Xu hướng của EU là tính mức lợi nhuận cao, có khi tới 30%.
Các quy định chống bán phá giá của EU được xác định trong Quy chế chống phá giá có hiệu lực từ năm 1995 và sau đó được cập nhật bằng quy chế 384/96 có hiệu lực từ ngày 6/3/1996. Quy chế mới lồng ghép tất cả các biện pháp được thoả thuận tại vòng đàm phán Urugoay của GATT. Quy chế chống phá giá năm 1996 quy định việc áp dụng thế chống bán phá giá và chỉ được áp dụng thuế này trong các đìều kiện.
- Có phát hiện bán phá giá: giá xuất khẩu của sản phẩm trên thị trường EU thấp hơn giá bán tại thị trường của nhà xuất khẩu.
- Có tổn hại vật chất cho doanh nghiệp của EU; hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây tổn thất cho phần lớn ngành kinh doanh EU.
- Lợi ích của EU: chi phí mà EU bỏ ra để thực hiện các biện pháp không được tỉ lệ ngịch với lợi ích thu được.
Sau khi các mức giá xuất khẩu và giá thông thường đã được xác định thì chúng được so sánh với nhau để xác định mức phá giá. Luật pháp của EU cho phép thực hiện điều chỉnh đối với các mức chênh lệch liên quan đến công dụng của các sản phẩm, thuế nhập khẩu, các loại thuế gián tiếp, các chi phí bán hàng như vận chuyển vận chuyển và tiền trả hoa hồng. Tuy nhiên, EU bị phê phán là không tính đến nhưng mức khác biệt lớn hơn về sản lượng bán ra trên thị trường nội địa hoặc về hoạt động Marketing khi bán hàng. Phương pháp so sánh các mức giá của EU cũng bị phê phán (đặc biệt từ phía Nhật Bản) vì các chi phí bán không được tính đến trên thị trường EU nhưng lại được tính đến trên thị trường nội địa, dẫn đến làm tăng thêm mức chênh lệch giá.
Khi mức bán phá giá được tính đến trên thị trường đó có làm tổn hại đến ngành sản xuất nội địa hay không. Mức độ gây tổn hại thường được đo bằng các chỉ số như lợi nhuận công suất hoạt động và thị phần. Quá trình này cần đến việc thu nhập và xử lý một lượng thông tin lớn về kinh tế, tài chính và thương mại.
Sau khi xác định được mức bán phá giá và mức độ tổn hại đối với các ngành sản xuất nội địa, EU áp dụng các mức thuế chống phá giá hoặc chấp nhận đề nghị từ phía người xuất khẩu lên. Thông thường, các bên không nên áp dụng đặt mức thuế chống phá giá ở mức tối đa nếu như điều này không cần thiết cho việc ngăn chặn tổn hại do bán phá giá gây ra. EU thường tính toán ở mức độ tổn thất và áp đặt mức thuế đúng bằng mức đó . Về nguyên tắc, các biện pháp chóng bán phá giá thường là các mức thuế tính theo giá trị. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng đồng nhất như nguyên liệu, nông sản thì thuế tính theo số lượng thường được áp dụng. Trong trường hợp mức thuế áp dụng vượt quá mức phá giá thì khoản chênh lệch sẽ phải được hoàn trả cho nhà xuất khẩu.
2.3.4.. Các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của Liên minh châu Âu
Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt, khác hẳn với thị trường của các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu, v.v.. các tổ chức chuyên nghiên cứu đai diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn Quốc gia hoặc châu Âu. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn viễn thông châu Âu. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường này với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU, các luật và định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản xuất từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn ngang với tiêu chuẩn của EU. Quy chế bảo đảm an toàn của EU đối với một số loại sản phẩm tiêu dùng biểu hiện cụ thể như sau:
- Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói sản phẩm phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phẩm, thành phần, trọng lượng tịnh, thời gian sử dụng, cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để dễ nhận dạng lô hàng.
- Các loại thốc men đều phải được kiểm tra chặt chẽ, phải đăng ký và được các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi sản phẩm được bán ra trên thị trường EU. Giữa các cơ quan có thẩm quyền này và Uỷ ban châu Âu về định chuẩn thiết lập một hệ thống thông tin trao đổi tức thời, có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang được bán trên thị trường.
- Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán ra trên thị trường EU. Bất cứ loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều loại sợi mà trong các loại ấy chiếm tối thiểu 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể đề tên của loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệ tối thiểu 85%, hoặc ghi cấu thành chi tiết của sản phẩm. Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều loại sợi mà không loại sợi nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu ít nhất cũng phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đã được sử dụng. Nếu các sản phẩm không ghi đúng như vậy thì không được bán trên thị trường bất cứ nước EU nào.EU ngày nay được xem như là một "đại quốc gia" ở châu Âu chính sách thương mại chung của EU cũng giống như chính sách thương mại của một quốc gia. Nó bao gồm chính sách thương mại nội khối và chính sách ngoại thương. Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị trường chung châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới lãnh thổ quốc gia, biên giới hải quan (xoá bỏa các hàng rào thuế quan và phi quan thuế) để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ, vốn và điều hoà các chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối. Uỷ ban châu Âu (EC) là người đai diện duy nhất cho Liên minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này. Hiện nay, 15 nước thành viên EU cùng áp dụng một biểu thuế quan và hệ thống quy chế nhập khẩu chung.
Như vậy, tác động của những công cụ chính sách đối với các công cụ trong chính sách ngoại thương của EU. Các biện pháp này được áp dụng một cách tương xứng đối với sản xuất của toàn bộ cộng đồng, bất chấp có tình trạng dư thừa hay thiếu hụt. Thuế linh hoạt sẽ có tác dụng hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có tình trạng dư thừa. Các mức thuế quan bảo hộ này có thể biến động mạnh từ năm này sang năm khác vì chúng phụ thuộc trực tiếp vào giá cả thế giới.
Nói một cách chung nhất, tác động trực tiếp của chính sách bảo hộ nói trên là đem lại lợi ích cho nhà sản xuất, còn người tiêu dùng của EU thì bị đánh thuế. Tuy nhiên, sự bảo hộ như vậy chỉ là bề ngoài vì nó phụ thuộc không chỉ vào các mức thuế linh hoạt và các chính sách, công cụ khác. Đây chỉ là hình thức bảo hộ danh nghĩa vì các mức thuế linh hoạt và các chính sách, công cụ khác còn phụ thuộc vào các yếu tổ tiền tệ tỷ giá hối đoái nữa. Do các mức giá nói trên được tính bằng EURO trong khi giá thế gới nhìn chung lại được tính bằng USD, nên khi USD lên giá so với EURO thì các mức đó sẽ giảm xuống hoặc ngược lại. Có chế giá cả và kiểm soát đối với từng sản phẩm cũng có tác động đến quan hệ thương mại với các nước ngoài EU. Lý do là vì cơ chế này ảnh hưởng không chỉ tới nhu cầu nhập khẩu và lượng hàng hoá dành cho xuất khẩu. Do các cơ chế kiểm soát nói trên làm mức giá nội địa cao hơn mức giá trên thị trường thế giới cho nên sản xuất có xu hướng gia tăng, và tiêu dùng có xu hướng giảm sút. Kết quả là nhập khẩu của EU có xu hướng giảm trong mức cung xuất tăng lên. Tuy mức giá chung cao hơn mức giá thế giới. Nhưng nhập khẩu lại có xu hướng giảm sút vì tác dụng của các mức thuế quan linh hoạt, còn xuất khẩu được khuyến khích bởi cơ chế tài chính, thuế quan. Nên có khuynh hướng tăng lên.
2.3.5 Hàng rào phi quan thuế của Liên minh châu Âu
1) Hạn ngạch (Quota): là một công cụ được EU sử dụng để hạn chế số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào EU và phân bổ theo hạn ngạch theo chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển trong khung khổ của GSP. Những hạn ngạch này nằm cho quy chế 519/94 (của khối EU cũ) áp dụng cho một số nước chưa phải là thành viên của WTO. Tuy nhiên, sau khi gia nhập WTO, những hạn chế về định lượng được thoả thuận là phải dỡ bỏ vào năm 2005. Hiện nay, một số mặt hàng của Việt Nam như hàng dệt may, một số loại thuỷ sản xuất khẩu sang thị trường EU cũng phải chịu sự quản lý bằng hạn ngạch.
2) Hàng rào kỹ thuật: rào cản kỹ thuật chính là quy mô chế nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hoá ở 5 tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động. Những mặt hàng xuất khẩu như hải sản, nông sản thực phẩm và dược liệu của Việt Nam phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu này của EU. Năm tiêu chuẩn bắt buộc đối với sản phẩm nhập khẩu vào thị trường EU cụ thể như sau:
+ Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Đây là hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đặt ra để giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm, duy trì sự đồng nhất và phù hợp giữa chất lượng và giá thành. Có thể coi ISO 9000 như một "ngôn ngữ" xác định cam kết cung ứng sản phẩm có chất lượng đáng tin cậy cũng như "phương tiện thâm nhập" vào thị trường EU mà các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý và thực hiện.
+ Tiêu chuẩn 2: tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. Về phương diện này, EU đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến hàng thực phẩm xuất khẩu sang EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Đặc biệt việc áp dụng hệ thống HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) trong các xí nghiệp chế biến hải sản là một yêu cầu không thể thiếu. HACCP là hệ thống phân tích nguy cơ và kiểm soát các trọng yếu áp dụng cho các doanh nghiệp trực phẩm và các ngành có liên quan (chăm nuôi, trồng trọt) Hệ thống này có tính bắt buộc với các công ty nước ngoài. Nhưng từ ngày 1/1/1993, EU đã ra một văn bản hướng dẫn nhập khảu hàng thuỷ sản nêu rõ: "Các điều khoản áp dụng cho nhập khẩu thuỷ sản từ nước thứ 3 phải tương đương với hàng lưu thông trong EU". Như vậy, một cách gián tiếp cơ chế này đã bắt buộc các nhà xuất khẩu nước những ngoài phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP khi muốn thâm nhập vào thị trường EU. Các công ty chế biến thực phẩm của việt nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này, việc áp dụng hệ thống HACCP là rất quan trọng và gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản của các nước đang phát triển muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.
+ Tiêu chuẩn 3: tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng EU đã thông qua những quy định về độ an toàn chung của sản phẩm hay các định chuẩn. Hiện nay, ở EU có 3 tổ chức định chuẩn: Uỷ ban châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông của châu Âu chịu trách nhiệm đưa ra các quy chế định chuẩn. Theo hệ thống quy chế này, kỹ mã hiệu là quan trọng số một trong lưu thông hàng hoá trên thị trường EU và được quy định rất nghiêm ngặt, cụ thể đối với một số nhóm hàng của nước ta như sau:
- Các sản phẩm thực phẩm, đồ uống đóng gói phải ghi rõ tên sản phẩm, nhãn mác, danh mục thành phần, thành phần, trọng lượng ròng, thời gian và cách sử dụng, địa chỉ của nước sản xuất hoặc nơi bán, nơi sản xuất, các điều kiện đặc biệt để bảo quản, để chuẩn bị sử dụng hoặc các thao tác bằng tay, mã số và mã vạch để nhận dạng lô hàng.
- Các loại thuốc mem đều phải được kiểm tra, đăng ký và phải được các cơ quan thẩm quyền của các quốc gia thuộc EU cho phép trước khi được bán ra trên thị trường. Giữa các cơ quan thẩm quyền này và uỷ ban châu Âu về định chuẩn thiết lập một hệ thống thông tin trao đổi tức thời có khả năng nhanh chóng thu hồi bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ đang được bán trên thị trường.
- Đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán trên thị trường.
+ Tiêu chuẩn 4: tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thị trường EU yêu cầu các hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn sinh thái (ecolabels) hoặc nhãn tái sinh theo quy định. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn phải đảm bảo tuân thủ hệ thống quản lý môi trường ISO 14000.
Đây là bộ tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở các thoả thuận quốc tế, đem đến cách tiếp cận hệ thống cho việc quản lý môi trường và cung cấp các công cụ hỗ trợ có liên quan như đánh giá môi trường, phân tích chu kỳ sống của sản phẩm. Nhằm cải thiện môi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở. Như vậy, thị trường EU yêu cầu hàng hoá có liên quan đến môi trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và có chứng chỉ được quốc tế công nhận, nên các doanh nghiệp Việt Nam cần có ý thức tôn trọng. Ví dụ, tiêu chuẩn GAP (Good agrricultural Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels) đang ngày càng phổ biến, chứng tỏ các cấp độ kách nhau về môi trường tốt. Ngoài ra, các công ty ngày càng được yêu cầu phải tuân thủ hệ thống quản lý môi trường (các tiêu chuẩn The social Accountability 8000 sẽ ngày càng trở nên quan trọng trong những năm tới.
+ Tiêu chuẩn 5: tiêu chuẩn về lao động EU cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất doanh nghiệp sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong Hiệp ước Geneva (25/9/1926 và 7/9/1956) và các Hiệp ước lao động quốc tế số 29 và 105. Uỷ ban châu Âu (EC) tiền thân của EU có quyền đình chỉ hoạt động của các xí nghiệp này sử dụng lao động cưỡng bức và cấm nhập khẩu những hàng hoá mà quá trình sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/92956 và các Hiệp ước Lao động quốc tế số 29 và 105. Ví dụ, các hình thức lao động cưỡng bức bị cấm khi doanh nghiệp sử dụng để sản xuất hàng hoá nhập khẩu như: lao động tù nhân, lao động trẻ em, v..vv...
3) Các công cụ hành chính khác nhằm quản lý nhập khẩu: hiện nay để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong thương mại và để khắc phục với những trở ngại trong buốn bán với thế giới thứ ba, EU còn ban hành chính sách chống bán phá giá (anti - dumping), chống trợ cấp xuất khẩu và áp dụng thuế "chống xuất khẩu bán phá giá". Trong khi đó, các biện pháp chống hàng giả của EU lại cho phép ngăn chặn không cho nhập khẩu những sản phẩm đánh cắp bản quyền. và trên cơ sở các chỉ tiêu nhân đạo và bảo vệ môi trường, EU cũng cấm nhập khẩu lông thú động vật bị gãy bằng các dụng cụ đúc bằng thép từ (1/121979).
Ngoài những công cụ hành chính quản lý nhập khẩu, EU còn phân biệt hai nhóm nước: nhóm áp dụng cơ chế kinh tế thị trường (nhóm I) và nhóm có nền thương nghiệp quốc doanh (nhóm II). (trong đó có Việt Nam) chịu sự quản lý chặt và thường phải xin phép trước khi nhập khẩu vào thị trường EU. Đây là một sự phân biệt đối xử bất lợi cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU trong suốt một thời gian dài. Cho đến ngày 14/5/2000, EU mới chính thức "công nhận Việt Nam áp dụng kinh tế thị trường".
Qua đây có thể thấy chính sách thương mại nói chung và chế độ quản lý nhập khẩu nói riêng của EU là rất phức tạp. Do đó, việc thu nhập và phổ biến thông tin về thị trường này đến các nhà sản xuất của Việt Nam là việc làm cần có tầm quan trọng hàng đầu đối với chúng ta hiện nay. Theo cách tính toán của UNCTAD ( Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại phát triển), do thiếu thông tin và không hiểu rõ các quy định về thủ tục của EU, Việt Nam hiện nay chỉ sử dụng được khoảng 48% các ưu đãi của EU trong chế độ GSP.
EU sử dụng "rào cản kỹ thuật" là biện pháp chủ yếu để đảm bảo hộ sản xuất và tiêu dùng nội địa hiện nay vì thuế nhập khẩu vào EU đang giảm dần. Hơn nữa, các nước đang phát triển được EU cho hưởng thuế quan ưu đãi GSP. Bởi vậy, yếu tố có tính quyết định việc hàng của các nước này có thâm nhập vào được thị trường EU hay không chính là hàng hoá đó có vượt qua được rào cản kỹ thuật của EU hay không.
EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU nổi tiếng khó tính về mẫu mốt, thị hiếu. Khác với Việt Nam, nơi giá cả có vai trò quyết định trong vịêc mua hàng, đối với phần lớn người châu âu thì "thời trang" là một trong những yếu tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất lượng, thời trang và giá cả hấp dẫn thì sản phẩm mới có cơ hội bán được ở châu Âu. Việc nhiều nước châu âu khác, đặc biệt là Trung Quốc, với tiềm năng xuất khẩu lớn và đã có nhiều kinh nghiệm có mặt ở thị trường EU là một khó khăn lớn đối với Việt Nam khi thâm nhập thi trường này. Ngày nay, EU là một thị trường mở có quy mô lớn đối với các nhà đầu tư và các sản phẩm nước ngoài. Do đó, nó là một thị trường mang tính cạnh tranh rất lớn vì lượng hàng nhập khẩu rất nhiều. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường này đang bị sức ép rất mạnh của Trung Quốc (giày dép, dệt may, hàng điện tử, đồ chơi, thủ công mỹ nghệ), hàng Indonesia (dệt may, giày dép,..). Phần lớn hàng của các đối thủ cạnh tranh có ưu thế hơn hàng của Việt Nam về chất lượng, giá cả và nguồn cung cấp ổn định. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU thì không còn cách nào khác là chúng ta phải chiến thắng trong cạnh tranh, đánh bại các đối thủ chiếm lĩnh thị trường. Để làm được việc đó, hàng xuất khẩu Việt nam phải phù hợp với thị hiếu tiêu dùng và đáp ứng tốt 5 tiêu chuẩn của sản phẩm (chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và lao động). Ngay từ lúc này, chúng ta cần phải thực hiện việc cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hoá và sản xuất sản phẩm theo thị hiếu tiêu dùng trên thị trường EU.
C/. Vai trò của EU với thế giới
Liên minh châu Âu (EU) là một thể chế đa phương, hội đủ sự cấu thành của một nhà nước theo kiểu liên bang rộng lớn, là một trong các trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại tài chính lớn mạnh, và đang vươn lên phấn đấu trở thành khu vực phát triển nhất hành tinh trong thế kỷ XXI.
EU có mục tiêu cơ bản và lâu dài là thống nhất châu lục cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh dựa trên các nguyên tắc và quy định chung cho cả khối. Hơn 50 năm qua, EU đã không ngừng phát triển, đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh đối với thế giới nói chung và cho từng nước thành viên nói riêng. EU đang trong tiến trình mở rộng, ngày 1/5/2004 vừa qua đã có thêm 10 nước Trung và Đông Âu (CEEC) trở thành thành viên chính thức của EU, và sau năm 2007 có thể có thêm 3 nước nằm trong kế hoạch gia nhập EU. Mục đích của EU trong 10-15 năm tới sẽ là một châu Âu thống nhất về kinh tế, chính trị của khoảng 30 thành viên. Tiến trình mở rộng và nhất thể hóa châu Âu sẽ tạo ra một trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, một khu vực thị trường đầy tiềm năng cho quá trình giao lưu kinh tế thương mại giữa khu vực với các châu lục khác.
Khi kết nạp thêm 10 nước CEEC, EU sẽ gồm 25 nước thành viên tăng thêm 23% diện tích; tức là từ 3.217.800 km2 lên 3.966.800 km2. Dân số tăng thêm 20% từ 380 triệu lên 455 triệu người, tính theo tỷ lệ so với dân số thế giới thì dân số EU 15 bằng 6,1%, còn EU 25 bằng 7,3%. Tổng thu nhập quốc nội tăng thêm chưa đầy 5% năm 2002, tức từ 8.562,6 tỉ USD lên 8.971,8 tỉ USD, tính tỷ trọng so với GDP toàn thế giới thì GDP của EU 15 chiếm 26,5%, còn EU 25 chiếm 27,8%. Như vậy sau khi mở rộng, diện tích và dân số của EU tăng nhiều, song kinh tế không được là bao, còn mức sống trung bình của người dân trong khu vực thành viên mới tăng lên nhưng khu vực thành viên cũ lại bị giảm đi so với trước khi mở rộng.
Theo nhiều nhà phân tích kinh tế phương Tây, ngoài chính trị và an ninh, trong thời gian từ 7 đến 10 năm tới, những tác động của việc mở rộng EU đến kinh tế, thương mại thế giới sẽ không lớn, vì trong thời gian này, EU còn trong quá trình cải cách thể chế, tập trung cải cách cơ cấu kinh tế cho các thành viên mới... Khi các thành viên mới đã hòa nhập hoàn toàn vào Liên minh , thể chế chính trị và cơ cấu kinh tế của Liên minh ổn định thì sẽ là lúc có sự thay đổi lớn về vai trò và vị trí của các thực thể và trung tâm kinh tế lớn trên thế giới, nhất là của EU mở rộng.
Tuy nhiên, trong những năm qua, sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và chính trị rất lớn trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế được thể hiện trên lĩnh vực thương mại và đầu tư. EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Năm 1998, trong khi cơn bão tài chính tiền tệ làm nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU - khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng - vẫn tiếp tục phát triển.
Sự ổn định của kinh tế EU được xem là một trong các nhân tố chính giúp cho nền kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Hiện nay, EU và Hoa Kỳ là hai thực thể kinh tế lớn nhất thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự kinh tế quốc tế và chi phối xu hướng phát triển thương mại toàn cầu. Tính gộp lại, hiện EU và Hoa Kỳ đang chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại và GDP toàn cầu. Hai thực thể kinh tế lớn nhất thế giới này đã thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông qua một loạt các thể chế quốc tế như G8, WTO, IMF, và WB, nơi mà cả Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ góp phần lớn vốn.
Về tổng GDP năm 2002, chỉ riêng EU 15 là 8.562 tỉ USD, nếu cộng gộp của 10 nước CEEC là thành viên mới EU nữa thì tổng GDP của EU 25 là 8.972 tỉ USD, (GDP của Hoa Kỳ là 11 ngàn tỉ USD). Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa (không kể nội khối) năm 2002 của EU 15 đạt 938,9 tỉ USD, đứng đầu thế giới về trị giá xuất khẩu hàng hóa, chiếm 14,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của thế giới, tỷ trọng này của Hoa Kỳ là 10,8% và của Nhật Bản là 6,5%. EU đứng thứ hai thế giới về tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch nhập khẩu là 931,3 tỉ USD, chiếm 13,9 trị giá nhập khẩu của thế giới, tỷ trọng này của Hoa Kỳ là 18,0 và của Nhật Bản là 5,0%.
Về thương mại dịch vụ qua biên giới năm 2002, EU 15 xuất khẩu 673,3 tỉ USD, đứng đầu thế giới, chiếm 43,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn thế giới, gấp 10 lần Nhật Bản, tỷ trọng này của Hoa Kỳ và Nhật Bản là 17,4% và 4,2%. Về nhập khẩu dịch vụ của EU năm 2002 là 650,9 tỉ USD, cũng đứng đầu thế giới với tỷ trọng là 42,7%, tỷ trọng này của Hoa Kỳ và Nhật Bản là 14,3% à 6,9 %.
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của EU (không kể đầu tư nội khối) chiếm 47% tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn thế giới và thu hút 20% FDI toàn thế giới từ bên ngoài vào EU. EU nắm 1.549 tỉ euro cổ phiếu đầu tư trực tiếp nước ngoài, gấp rưỡi Hoa Kỳ. Nếu tính gộp cả CEEC thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU 25 sẽ gần 1.800 tỉ USD, chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế giới; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU 25 khoảng 1.800 tỉ USD, bằng 21,9% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của toàn thế giới.
EU đang muốn thể hiện một vai trò như người lãnh đạo đối với các thành viên trong WTO do tầm quan trọng của EU trong thương mại và nền kinh tế thế giới. EU là người khởi xướng nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các khối liên kết kinh tế khu vực và thế giới, đã phát động trong chương trình phát triển Doha tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư vào tháng 11/2001. EU đã có dấu hiệu khởi động làm việc với các đối tác thương mại của mình nhằm xây dựng lại lòng tin và sự hợp tác với các thành viên WTO sau thất bại tại vòng đàm phán thiên niên kỷ tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 tổ chức tại Seatle (Hoa Kỳ)
EU cũng đang tích cực cải thiện tầm hiểu biết chung trong WTO bằng những biện pháp làm tăng tính minh bạch trong chính sách đối ngoại. EU đang tìm kiếm cơ hội thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa WTO và các tổ chức liên chính phủ khác nhằm làm nổi bật vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới.
D/. Mục tiêu và cơ cấu kinh tế của EU
EU đặt mục tiêu kinh tế từ nay đến năm 2010 sẽ trở thành một nền kinh tế trí thức cạnh tranh nhất và năng động nhất trên thế giới, có khả năng đảm bảo phát triển bền vững, tạo ra nhiều việc làm và tính liên kết xã hội ngày càng cao. Chiến lược kinh tế đề ra tại Lisbon (Bồ Đào Nha) tháng 3/2000 bao gồm những chính sách liên quan đến vấn đề tạo thêm việc làm, vấn đề đổi mới và nghiên cứu khoa học, cải cách kinh tế, liên kết xã hội và phát triển bền vững. Chiến lược này nhằm đạt được các mục tiêu được nêu trong định hướng chính sách kinh tế lớn được EU thông qua hàng năm. Năm 2002, nhiệm vụ chính là đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tăng số người lao động, tạo thêm việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp dai dẳng hiện nay; tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy qua trình phát triển bền vững.
Về tiền tệ, ngày 1/1/1999, 11 trong số 15 thành viên EU đã tham gia khu vực đồng euro, Hi Lạp gia nhập ngày 1/1/2001, như vậy khu vực đồng euro đến nay gồm 12 thành viên. Đối với các thành viên còn lại, trong các cuộc trưng cầu dân ý, người dân Đan Mạch và Thụy Điển đã phản đối tham gia, còn Chính phủ Anh đang cân nhắc việc tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề này. Mười hai nước tham gia khu vực đồng euro có chung một chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), lấy mục tiêu cơ bản là bình ổn giá cả. ECB có 3 nhân tố trong chiến lược của mình để đạt được mục tiêu này là xác định việc bình ổn giá và hai trụ cột của chính sách tiền tệ. Việc bình ổn giá được xác định là việc tăng chỉ số giá cả tiêu dùng thống nhất của năm sau so với năm trước dưới 2% đối với trung hạn trong khu vực đồng euro. Hai trụ cột của chính sách tiền tệ là tốc độ lạm phát của đồng tiền và các chỉ số khác về diễn biến của giá cả (sản lượng, lương danh nghĩa, giá năng lượng...). Việc bình ổn giá là vấn đề cốt lõi trong quá trình xây dựng một thị trường thống nhất, trước hết trong khu vực đồng euro, sau đó mở rộng ra toàn Liên minh.
Đối với thị trường nội địa, mục tiêu là hình thành sự di chuyển, lưu thông tự do về người, vốn, hàng hóa và dịch vụ. Thị trường nội địa nằm trong chương rình nghị sự chính của EU để theo đuổi cải cách cơ cấu, được hỗ trợ bởi chính sách của EU về cạnh tranh và hỗ trợ nhà nước. Hiện nay đã có nhiều tiến triển trong việc tạo ra những thị trường chứng khoán hội nhập hoàn toàn và các thị trường tài chính vào 2005; đã hoàn thành được 25 trong tổng số 42 biện pháp trong kế hoạch hành động về dịch vụ tài chính. Một vấn đề nữa trong việc hoàn thiện thị trường nội địa là thực hiện đồng bộ một cơ chế chính sách, mà hiện nay bao gồm 1.800 quy định và thông tư khác nhau. Cho đền nay, vẫn còn khoảng 10% văn bản pháp luật về thị trường nội địa chưa được áp dụng ớ tất cả các nước thành viên. Như vậy thị trường nội địa thống nhất mới chỉ hoạt động ở mức 90% khả năng.
Mặc dù đã thiết lập được một khung pháp lý nhằm đẩy mạnh nhất thể hóa kinh tế của EU cũng như điều chỉnh việc chuyển đổi và áp dụng một cơ chế quản lý thống nhất, EU thấy rằng mục tiêu nhất thể hóa kinh tế vẫn còn xa mới đạt được. Trong khi pháp luật quy định "chế độ một giá" nói lên rằng giá cả không được khác nhau giữa các vùng địa lý của EU trong một thị trường thống nhất, thì EC cho biết rằng giá cả vẫn còn khác nhau rất xa và tình trạng này sẽ còn tồn tại trong thời gian khá dài nữa mà EC chưa thấy có một bước tiến nào. Việc sử dụng chung một đồng tiền có tầm quan trọng đặc biệt đối với EU và các nước thành viên trong việc tiến tới mục tiêu chế độ một giá trong một thị trường thống nhất.
Lĩnh vực nông nghiệp, toàn bộ EI 15 năm 2001- 2002 có 130,4 triệu hecta đất canh tác với khoảng 4,3% lực lượng lao động. Xu hướng dân cư sống bằng nghề nông nghiệp ngày càng giảm đi. Sản phẩm nông nghiệp trung bình trong vài năm qua đạt khoảng 275 tỉ euro. Năm 2002, thu nhập ngành nông nghiệp tăng được 3,3%, chủ yếu do giảm bớt được trung bình 2% chi phí lao động trong nông nghiệp. Trong nông nghiệp, sữa là sản phẩm quan trọng nhất, chiếm 13,8% sản lượng nông nghiệp. Nếu tính theo tỷ lệ tiêu dùng là 100% thì bột sữa nguyên kem là 370%, bột sữa tách kem 247%, đường 128%, bột mì 120%, bơ 116%. Chính vì vậy, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp của khối. Xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp của EU năm 2001 chiếm phần lớn của thế giới, như rượu vang 41,5%, bột sữa 32%, pho mát 31,9%, bơ 20,5%, bột mì 15,1%, đường13,5%. Năm 2002, EU đứng đầu thế giới về nhập khẩu nông phẩm với trị giá 63 tỉ USD bằng 20,6% nhập khẩu toàn thế giới. Đồng thời cũng đứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản với trị giá 60,2 tỉ USD. Sản phẩm nông nghiệp chiếm 6,2% kim ngạch xuất khẩu và chiếm 5,7% kim ngạch nhập khẩu.
Nông nghiệp là lĩnh vực rất nhạy cảm và EU có truyền thống bảo hộ ngành này. Năm 2001, EU đã chi 40,4 tỉ euro cho nông nghiệp, chiếm 43,9% tổng ngân sách. Năm 2002 là 44 tỉ euro, tăng 9% so với năm 2001. Cơ chế chính sách chung của EU trong lĩnh vực nông nghiệp là đảm bảo ổn định giá và thị trường cho 18 loại sản phẩm chia làm 4 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm ngũ cốc, hạt có dầu, hoa màu có protein, thịt bò và thịt cừu. Loại này được EU hỗ trợ trực tiếp đến người sản xuất tùy thuộc vào từng giai đoạn. Nhóm thứ 2 gồm dầu ô lưu, thuốc lá, bông, một số rau quả chế biến, loại này cũng được hỗ trợ trực tiếp nhưng phụ thuộc vào quy mô sản xuất và mức trần theo quy mô sản xuất. Nhóm thứ 3 gồm sản phẩm sữa và đường, loại này được trợ cấp trong khuôn khổ hạn ngạch sản xuất mà chi phí loại sản phẩm này chủ yếu do người tiêu dùng phải gánh chịu. Nhóm thứ tư gồm rau quả (trừ một số rau quả chế biến trong nhóm 2), rượu vang chất lượng cao, thịt gia súc, gia cầm, trứng và mật ong chỉ được hỗ trợ tối thiểu khi có biến động lớn về giá cả và sản xuất. Tại Luxembourg ngày 26/6/2003, Hội đồng Bộ trưởng Nông nghiệp của EU đã nhất trí việc cải tổ một cách cơ bản chính sách nông nghiệp chung (Common Agricultural Policy - CAP) trên cơ sở đề nghị của EC ngày 23/1/2003. Phù hợp với mục tiêu chung của chương trình năm 2000, cuộc cải cách này sẽ bắt đầu từ năm 2004. Chính sách nông nghiệp mới sẽ chú trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và người đóng thuế, trong khi nông dân vẫn tiếp tục được hỗ trợ; đảm bảo phát triển kinh tế nông thôn và bảo vệ môi trường; đảm bảo tính ổn định và có thể kiểm soát được chi phí ngân sách; hỗ trợ đàm phán Hiệp định nông nghiệp của WTO, đáp ứng nhu cầu xã hội và ngành nông nghiệp EU. Cuộc cải cách này là một bước tiến quan trọng của EU trong việc trợ giúp nông dân trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường nội địa và thế giới trong khi vẫn nhận được sự hỗ trợ thu nhập hợp lý của nông dân; tiếp tục sản xuất thực phẩm chất lượng cao trong tình hình biến động của khu vực, đồng thời vẫn đảm bảo đặc trưng cơ bản của nông thôn EU.
Lĩnh vực thủy sản. Sản lượng thủy hải sản của EU không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Hàng năm EU nhập khẩu 60% nhu cầu tiêu dùng với một lượng nhập khẩu ngày càng tăng. Năm 2002, EU xuất khẩu 1,6 triệu tấn cá với trị giá 1,9 tỉ euro và nhập khẩu 4,4 triệu tấn hải sản với trị giá 10,7 tỉ euro, chủ yếu là cá hồi, tuna, cá mòi, v.v... khu vực đánh bắt chủ yếu thuộc chủ quyền EU là vùng lãnh hải cách bờ 200 hải lý thuộc biển Bắc và Bắc Đại Tây Dương. Ngoài ra EU còn được khai thác trong lãnh hải của một số nước khác trong vùng Địa Trung Hải và ngoài khơi châu Phi theo hiệp định song phương cũng như ngoài hải phận quốc tế dưới sự kiểm soát của các cơ quan quản lý khu vực. Theo thống kê năm 2000, EU có 99 nghìn tàu đánh bắt cá với trọng tải 2 triệu tấn. Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha là những nước có đội tàu lớn nhất. Toàn ngành thủy sản có 600 ngàn lao động, trong đó 244 ngàn lao động ngoài khơi, còn lại là công nghiệp trên bờ. Như vậy cứ 1 lao động ngoài khơi thì có 1,5 lao động trên bờ.
Chính sách đối với ngành hải sản của EU là khai thác hợp lý và phát triển bền vững theo những điều kiện kinh tế xã hội thích hợp trong lĩnh vực hải sản, lưu ý đến hệ sinh thái biển, đồng thời chú ý đến nhu cầu của cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Lĩnh vực dịch vụ tài chính bao gồm 3 bộ phận là ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán. EU đặt ra mục tiêu đến 2005 sẽ hoàn thiện thị trường tài chính, nhất là sau khi đã cho lưu hành chính thức đồng euro. Nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược là tốc độ phát triển kinh tế. Theo EC, thị trường tài chính càng rộng lớn, càng thống nhất bao nhiêu thì càng tránh được rủi ro bấy nhiêu, chi phí càng thấp và tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao. Trong thời gian từ đầu năm 2000 đến cuối 2002, Hội đồng và Nghị viện châu Âu đã thông qua nhiều văn bản pháp lý cho chương trình hành động về dịch vụ tài chính nhằm hoàn thiện khung pháp lý đối với ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán, bao gồm cả lĩnh vực tổ chức lại thị trường tài chính, phá sản, rửa tiền, giảm chi phí thanh toán qua biên giới bằng đồng euro, .v.v.
E/. Thông tin cơ bản về kinh tế của 1 số nước trong Liên Minh Châu Âu và quan hệ với Việt Nam
NƯỚC CỘNG HOÀ SÍP
I- Khái quát chung
Vị trí địa lý : nằm ở phía Đông Địa Trung hải gần phía nam Thổ Nhĩ Kỳ
Diện tích : 9.251 km2 (trong đó người Síp gốc Thổ kiểm soát 3.355 km2)
Khí hậu : Đặc trưng khí hậu Địa Trung hải; mùa hè khô nóng, mùa đông ẩm ướt. Vùng ven biển khí hậu ôn hoà, các vùng khác mùa hè nhiệt độ lên tới 38 độ C.
Dân số : 775.927 người (77% gốc Hy lạp và 18 % gốc Thổ Nhĩ kỳ), số liệu 7/2004.
Tôn giáo : Đạo cơ đốc (78%) và đạo Hồi (18%) chiếm đa số
Ngôn ngữ : Tiếng Hy Lạp, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Anh
Thủ đô : Nicosia
Tổng thống : Tassos Papadoupulos (Từ 1/3/2003)
Ngoại trưởng : Geogios Iacovou ( 4/2003)
Quốc khánh : 1/10 (1960)
Đơn vị tiền tệ: Đồng bảng Síp; 1 Bảng Síp = 0.52 USD (2003)
II - Lịch sử
- Trước đây Síp thuộc đất Hy lạp, sau đó lần lượt trở thành thuộc địa của Ốt-tô-man (Thổ) và Anh. Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đấu tranh đòi độc lập ở Síp phát triển mạnh. Tháng 2/1959, Thổ, Hy lạp, Anh và đại diện 2 cộng đồng người Síp đã đàm phán trao trả độc lập cho Síp và thành lập nhà nước cộng hoà bao gồm 2 cộng đồng người Síp gốc Hy lạp và người Síp gốc Thổ, trong đó, Tổng thống là người gốc Hy lạp, Phó Tổng thống là người gốc Thổ. Ngày 16/8/1960, Síp tuyên bố độc lập, tuy nhiên Hy Lạp, Thổ và Anh đều còn quân đội đóng tại Síp. Chính sách chia để trị của đế quốc đã gây ra mâu thuẫn sâu sắc giữa hai cộng đồng người Síp. Ngay sau khi Síp tuyên bố độc lập, nhiều cuộc xung đột đã nổ ra giữa hai cộng đồng người Síp.
- Trước tình hình đó, ngày 4/3/1964 HĐBA/LHQ đã ra NQ 186 đưa quân LHQ vào Síp gìn giữ hoà bình và do tình hình chưa ổn định, lực lượng này đã phải ở lại cho đến ngày nay. Năm 1974, Hy Lạp đưa thêm quân vào Síp, lập Chính phủ chịu ảnh hưởng của Hy Lạp. Lấy cớ "bảo vệ người Síp gốc Thổ", ngày 20/7/1974 Thổ đưa quân xâm lược Síp chiếm 40% đất đai phía Bắc đảo, tiếp đó đưa thêm người Thổ ra định cư ở Síp và tăng thêm quân đội chiếm đóng. Ngày 15/11/1983, cộng đồng Síp gốc Thổ đơn phương thành lập nước "Cộng hoà Thổ Bắc Síp" do Rauf Denktash làm Tổng thống (không được quốc tế công nhận ngoài Thổ Nhĩ Kỳ). Từ đây, Síp chính thức rơi vào tình trạng bị chia cắt thành hai nửa.
- Nhằm giải quyết hoà bình vấn đề Síp, HĐBA/LHQ ra một loạt nghị quyết (353, 355, 358, 360) kêu gọi các bên rút quân, tôn trọng độc lập chủ quyền của Síp, chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Síp, tiến hành đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Síp. TTK/LHQ được đặc trách theo dõi và thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề. Tháng 11/2002, TTK /LHQ K. Annan đề xuất kế hoạch giải quyết vấn đề Síp trên cơ sở thành lập một nhà nước liên bang dưới sự quản lý của một chính phủ trung ương theo kiểu Thuỵ Sỹ. Đề xuất này ban đầu đã gặp khó khăn khi cả hai bên bất đồng trong một số vấn đề then chốt. Trước sức ép mạnh của Mỹ và EU, đến tháng 2/2004, Thổ đã phải chuyển hướng tác động đến cộng đồng Síp gốc Thổ ngồi vào bàn đàm phán với người Síp gốc Hy Lạp để giải quyết vấn đề Síp trước khi nước này gia nhập EU vào 1/5/2004. Tuy nhiên, do các bên chưa vượt qua được sức ép thời gian và một loạt các trở ngại lớn trong đàm phán liên quan đến lợi ích trong việc chia sẻ quyền lực, lãnh thổ, người hồi hương, quân đội chiếm đóng nước ngoài, xây dựng lòng tin... nên đàm phán đã đổ vỡ. Kết quả là ngày 1/5/2004 chỉ có Cộng hoà Síp gia nhập EU. Tình trạng chia cắt Síp vẫn tiếp tục chưa được tháo gỡ dù cộng đồng quốc tế và các bên liên quan đều tuyên bố sẽ tiếp tục các nỗ lực mới để giải quyết vấn đề này.
III- Chính trị
- Síp theo thể chế cộng hòa đa đảng,
- Các đảng phái chính trị chủ yếu ở Síp như sau:
AKEL : Đảng tiến bộ của những người lao động Síp (cộng sản) thành lập năm 1941, hiện có khoảng 14.000 đảng viên do ông Christofias làm Tổng bí thư. Đảng, ủng hộ chính sách độc lập dân tộc, KLK của Chính phủ, liên hệ chặt chẽ và có uy tín với chính quyền. Đảng hiện chiếm 20 ghế quốc hội.
DIKO : Đảng Dân chủ, thành lập năm 1976 hiện do đương kim Tổng thống Papadopoulos làm Chủ tịch. Đảng ủng hộ giải quyết vấn đề Síp trên cơ sở các nghị quyết của LHQ. Đảng có 9 ghế quốc hội.
KISOS: Phong trào Dân chủ Xã hội Síp ủng hộ nước Síp độc lập, thống nhất, KLK, thân phương Tây. Đảng có 4 ghế quốc hội.
IV- Kinh tế
Síp thực hiện nền kinh tế thị trường tự do dựa chủ yếu vào các ngành dịch vụ đặc biệt là du lịch. Trước đây nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, thu hút 1/3 lực lượng lao động, nông sản xuất khẩu chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu của Síp, nhưng những năm gần đây du lịch và dịch vụ dần dần chiếm vị trí quan trọng hơn, đóng góp đến 75.6% GDP và thu hút 70.7% lực lượng lao động của Síp. Nền công nghiệp Síp nhỏ bé, chủ yếu là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng như dệt, giày dép, may mặc xuất khẩu, chế biến nông lâm sản...
Sau khi cộng đồng người Síp gốc Thổ đơn phương tuyên bố thành lập "Cộng hoà Thổ Bắc Síp" (1983), ở Síp hình thành 2 vùng kinh tế khác nhau. Vùng kinh tế phía nam của người Síp gốc Hy lạp, vùng kinh tế phía bắc của người Síp gốc Thổ. Tổng sản phẩm quốc dân (GDP) năm 2003 người Síp gốc Hy Lạp là 8.9 tỷ USD, của người Síp gốc Thổ là 1.217 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người trong cộng đồng người Síp gốc Hy lạp khoảng 16.000 USD (2003), người Síp gốc Thổ là 5.600 USD (2003). Tốc độ tăng trưởng GDP tương ứng của hai khu vực lần lượt là 1.6% và 2.6% (2003). Tỷ lệ lạm phát là 4% (Síp gốc Hy Lạp) và 12.6% (Síp gốc Thổ) ; tỷ lệ thất nghiệp tương ứng là 3.4% và 5.6%.
Síp có quan hệ kinh tế - thương mại chủ yếu với các nước EU, Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản). Các đối tác xuất khẩu chính của Síp là Anh, Hy Lạp, Pháp, Ba Lan. Các nước nhập khẩu chính của Síp là Hy Lạp, Nga, Đức, Pháp, Anh, Italia, Hàn Quốc, Nhật... Năm 2001, mức độ thu hút vốn FDI của Síp đạt 74.1 triệu USD, nợ nước ngoài là 8 tỷ USD.
V- Đối ngoại
- Síp chủ trương một đường lối đối ngoại độc lập, KLK. Vì những vấn đề nội bộ, Síp né tránh những vấn đề quốc tế phức tạp. Hiện nay ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của Síp là tranh thủ cộng đồng quốc tế để giải quyết vấn đề Síp, đòi Thổ rút quân khỏi Bắc Síp ; tăng cường quan hệ với EU và Mỹ.
- Hiện Síp là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như LHQ, IMF, OSCE, G-77, UNHCR, WTO, NAM... và đã chính thức gia nhập EU vào ngày 1/5/2004.
VI- Quan hệ với Việt Nam
- Việt Nam công nhận Cộng hoà Síp năm 1960 ngay khi Síp tuyên bố độc lập. Ngày 1/12/1975, Síp thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Miền Nam Việt Nam. Sau khi Việt Nam thống nhất, hai nước lấy ngày này là ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Hiện nay, Đại sứ ta tại Lybia kiêm nhiệm Síp, Đại sứ Síp tại Ấn Độ kiêm nhiệm Việt Nam.
- Síp khâm phục và có thiện cảm đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Việt Nam trước đây và sự nghiệp đổi mới của ta hiện nay. Đảng Nhân dân Lao động Síp (AKEL) là Đảng Cộng sản có quan hệ tốt với Đảng ta. Síp tranh thủ ta ủng hộ một giải pháp công bằng cho vấn đề Síp. Việt Nam chủ trương ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Síp nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; ủng hộ đường lối trung lập KLK của Síp, đòi chấm dứt can thiệp vào công việc nội bộ của Síp, rút hết quân đội và căn cứ quân sự nước ngoài khỏi Síp, ủng hộ việc thương lượng hoà bình để giải quyết vấn đề Síp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Síp.
- Hai bên đã cử một số đoàn thăm viếng lẫn nhau, dự hội nghị quốc tế. Nhân kỷ niệm 30 năm ngày độc lập Síp (1990), đại diện Chính phủ ta - Đại sứ Võ Anh Tuấn đã sang dự. Tháng 12/2002, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã mời chủ tịch Quốc hội Síp Christrofias (đồng thời là Tổng bí thư Đảng AKEL) thăm Việt Nam. Phía Síp đã nhận lời thăm vào nửa đầu 2003 nhưng đến nay chưa thực hiện.
- Hai nước đã trao đôỉ Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (1999), Hiệp định Bảo hộ và thúc đẩy đầu tư (1999), Hiệp định Thương mại (2001), nhưng chưa ký kết.
- Thương mại ước đạt 5 triệu USD (2002). Trong 6 tháng đầu năm 2004, kim ngạch đạt 1.742.630 USD, trong đó ta nhập 443377 USD (máy móc, thiết bị phụ tùng ô tô, hoá chất...) và xuất 1.299.253 USD (phụ tùng ô tô, dệt may, giày dép, hải sản, mỹ nghệ...).
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top