TỪ KHÓA LỊCH SỬ VIỆT NAM 1930-1945 VIỆT NAM 1930 - 1931 (bài 14)
TỪ KHÓA LỊCH SỬ VIỆT NAM 1930-1945
VIỆT NAM 1930 – 1931 (bài 14)
Câu 1. Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra trong bối cảnh:
1. Thế giới tư bản chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế.
2. Liên Xô đang xây dựng thành công CNXH.
3. Sự phát triển của phong trào CM thế giới.
4. Pháp tăng cường khủng bố phong trào yêu nước Việt Nam.
5. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp gay gắt.
6. Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933
7. Đảng Cộng sản Việt ra đời tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 2. Sự kiện lịch sử thế giới tác động đến phong trào cách mạng 1930-1931:
1. Thế giới tư bản chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế (khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933)
2. Liên Xô đang xây dựng thành công CNXH.
3. Sự phát triển của phong trào CM thế giới.
Câu 3. Nội dung phản ánh đúng về phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam:
1. Chứng minh vai trò của khối liên minh công nông trong thực tiễn.
2. Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân.
3. Khẳng định đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản là đúng đắn.
4. Chứng minh công nhân và nông dân đã đoàn kết trong đấu tranh.
5. Đảng Cộng sản Việt ra đời tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 4. Nhận xét đúng về phong trào cách mạng 1930-1931:
1. Hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt.
2. Triệt để, không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc.
3. Diễn ra trên quy mô rộng lớn và mang tính thống nhất cao.
4. Phong trào đấu tranh lần đầu tiên có sự lãnh đạo của Đảng.
5. Khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành.
6. QTCS công nhận Đảng CSĐD là phân bộ độc lập, trực thuộc QTCS.
7. Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.
8. Là thắng lợi đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến tiến trình phát triển về sau của CMVN.
9. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền
Câu 5: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, Xô viết Nghệ - Tĩnh đã
. ♦ xóa bỏ các tệ nạn xã hội.
♦ Xóa bỏ mê tín dị đoan.
♦ Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ.
♦ Thành lập các đội tự vệ đỏ
♦ chia ruộng đất cho dân cày nghèo
♦ thành lập tòa án nhân dân.
Câu 6: Đối tượng phong trào cách mạng 1930 – 1931 là:
♦ Đế quốc Pháp và tay sai
Câu 7. Phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam diễn ra như thế nào?
♦ diễn ra trên quy mô lớn, có tính thống nhất cao.
Câu 8. Chính quyền công nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào nào?
♦ Phong trào cách mạng 1930-1931.
Câu 9 : Tính chất triệt để của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?
♦ không ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp
Câu 10: Phong trào cách mạng 1930 -1931 ở Việt Nam mang tính thống nhất cao vì
♦ có một chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.
Câu 11: Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định
♦ nhiệm vụ cách mạng là đánh đổi phong kiến và đế quốc.
Câu 12: Phong trào cách mạng 1930-1931 để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
♦ Phải xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.
♦ Xây dựng liên minh công nông lầ vấn đề chiến lược của cách mạng.
♦ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích dân tộc và giai cấp.
Câu 13: Tính chất dân chủ của các xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) biểu hiện qua một trong những hoạt động nào sau đây?
♦ Thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi về văn hóa cho nhân dân.
♦ Thực hiện chính sách bảo đảm quyền lợi về xã hội cho nhân dân.
♦ Thực hiện chính sách bảo đảm quyền lợi về chính trị cho nhân dân.
Câu 14: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã thông qua
♦ Chính cường vắn tắt của Đảng.
Câu 15: Hoạt động diễn ra trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Việt Nam?
♦ Lập các xô viết ở nhiều thôn xã.
Câu 16: Nội dung phản ánh đúng về bước phát triển mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó ở Việt Nam?
♦Tấn công trực diện vào hệ thống chính quyền của đế quốc và tay sai.
♦ Có sự lãnh đạo thống nhất trên toàn quốc của chính đảng cách mạng
♦ Khối liên minh công nông đã được hình thành trên thực tế.
VIỆT NAM 1936– 1939 (BÀI 15)
Câu 1. Những sự kiện lịch sử thế giới 1936 – 1939 ảnh hưởng đến Việt Nam.
♦ Đầu những năm 30, CNPX ra đời
♦ 7/1935,Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản
♦ 6/1936, Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp
Câu 2: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam là phong trào cách mạng vì các trong những lí do sau:
♦. Nằm trong tiến trình giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
♦. Là bước chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc.
♦ Là một bước thắng lợi để tiến lên hoàn thành giải phóng dân tộc.
Câu 3. Hoạt động của phong trào dân chủ 1936-1939:
♦ Đấu tranh đòi các quyền tự do
♦ đấu tranh đòi các quyền dân chủ.
♦ đấu tranh đòi các quyền dân sinh.
♦ Đưa yêu sách về dân sinh
♦ Đưa yêu sách về dân chủ
♦ gửi yêu sách về dân sinh, dân chủ.
♦ biểu tình đưa yêu sách về dân chủ.
♦ biểu tình đưa yêu sách về dân sinh.
♦ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.
♦ mít tinh, biểu tình đòi quyền sống.
♦ Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”.
Câu 4: Nhận xét đúng về phong trào dân chủ 1936-1939:
♦ Đây là cuộc vận động dân chủ có tính dân tộc.
♦ Đây là phong trào cách mạng có mục tiêu, hình thức đấu tranh mới.
♦ Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
Câu 5. Trong phong trào dân chủ 1936-1939, nhân dân Việt Nam sử dụng hình thức đấu tranh nào sau đây?
♦ Công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
Câu 6: Trong những năm 1936 – 1939, nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ trực tiếp nào sau đây?
♦ Đòi tự do, dân sinh, dân chủ..
Câu 7: Đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình là mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong phong trào nào sau đây?
♦ Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Câu 8: Nội dung phản ánh đúng điều kiện lịch sử của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
♦. Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương đấu tranh mới.
♦ Chính phủ Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
♦ Lực lượng cách mang phục hồi và phát triển trên cả nước.
♦ Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền.
Câu 9: Tính chất dân tộc của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam biểu hiện ở nội dung sau:
♦ Tham gia phong trào chủ yếu là các lực lượng của dân tộc.
Câu 10: Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam?
♦ Xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất phù hợp với mục tiêu cách mạng.
Câu 11. Tính chất dân tộc của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam:
♦ Tham gia phong trào chủ yếu là các lực lượng của dân tộc.
Câu 12. Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939:
♦ Xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất.
♦ Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
♦ Đây là phong trào cách mạng có tính chất dân chủ.
Câu 13. Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam:
♦ Đội ngũ cán bộ, đảng viên được rèn luyện và trưởng thành
♦ Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức do Đảng Cộng sản ĐD lãnh đạo
♦ Chính quyền thực dân phải thực hiện một số yêu sách về dân sinh, dân chủ
♦ Quần chúng được giác ngộ trở thành lực lượng chính trị hùng hậu.
♦ Là cuộc tập dượt thứ 2 chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám
VIỆT NAM 1939– 1945 (bài 16)
Câu 1: Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945?
♦ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9/1939
♦. Chiến tranh thế giai thứ hai kết thúc
♦. Quân phiệt Nhật Bản đầu hàng đồng minh.
♦ Liên Xô tiến công Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc
♦ Phát xít Đức đầu hàng phe Đồng minh.
♦ Liên Xô tham gia chiến tranh chống phát xít
♦ Chính phủ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh.
Câu 2: Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, Nhân dân Việt Nam đã
♦ xây dựng căn cứ địa cách mạng.
♦ tiến hành tổng khởi nghĩa (1945)
♦ tham gia các hội Cứu quốc.
♦ xây dựng Mặt trận Việt Minh. (1941)
♦ thành lập Trung đội Cứu quốc quân I. (2/1941)
♦ thành lập Trung đội Cứu quốc quân II. (9/1941)
♦ thành lập Trung đội Cứu quốc quân III. ( 2/1944)
♦ thành lập Việt Nam giải phóng quân. (12/1945)
♦ Xây dựng Khu giải phóng Việt Bắc. (6/1945)
♦ xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. (1940)
♦ xây dựng căn cứ địa Cao Bằng. (1941)
Câu 3: Lực lượng vũ trang được xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là
♦ Trung đội Cứu quốc quân I.
♦ Trung đội Cứu quốc quân II.
♦ Trung đội Cứu quốc quân III.
♦ Việt Nam giải phóng quân (5/1945).
Câu 4: Trong giai đoạn 1939-1945, các tổ chức được thành lập ở Việt Nam?
♦ Việt Nam cứu quốc quân (1941).
♦ Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Mặt trận Việt Minh).(5/1941)
♦ Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam (1944).
♦ Đảng dân chủ Việt Nam (6/1944).
♦ Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (12/1944).
♦ Việt Nam giải phóng quân (15/5/1945).
Câu 5: Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở nước Nga có điểm chung (giống nhau) sau đây?
♦ Góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
♦ Xóa bỏ các giai cấp bóc lột.
Câu 6: Để tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) đề ra chủ trương
♦ thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh
♦ tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất
Câu 7: Sự ra đời của Hội Văn hóa Cứu quốc năm 1944 là minh chứng cho
♦ tinh thần dân tộc của những người hoạt động trên lĩnh vực văn hóa.
♦ sự thành công trong thực tế của chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
Câu 8. Ngày 9 - 3 - 1945, quân Nhật tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương, vì
♦ bản chất của Nhật - Pháp đều là đế quốc, không thể chung nhau một xứ thuộc địa.
Câu 9: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) chủ
trương thành lập một mặt trận dân tộc thống nhất của mỗi nước Đông Dương vì lí do nào sau đây?
♦ Để phát huy sức mạnh của nhân dân ba nước trong đấu tranh chống kẻ thù chung.
Câu 10. Lực lượng chính trị có vai trò như thế nào đối với thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
. ♦ Quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa.
Câu 11: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
♦ Kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
Câu 12: Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945), Nhân dân Việt Nam đã thực hiện phong trào sau:
♦ Phá kho thóc, giải quyết nạn đói.
Câu 13: Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8-1945), nhân dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung kì thực hiện khẩu hiệu
♦ “Phá khó thóc giải quyết nạn đói”.
Câu 14. Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3-1945) có đóng góp nào sau đây đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
♦ Giành chính quyền bộ phận, mở rộng căn cứ địa cách mạng và các tổ chức quần chúng
Câu 15: Phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều
♦. dựa vào lực lượng chính trị quần chúng.
♦. hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc.
♦. đấu tranh chống lại kẻ thù của dân tộc.
Câu 16: Phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều khẳng định trong thực tiễn
♦ bước phát triển của cách mạng trên hai địa bàn chiến lược nông thôn và thành thị.
Câu 17: Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
♦. tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc
Câu 18: Sau khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu nào sau đây?
♦ “Đánh đuổi phát xít Nhật”.
Câu 19: Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
♦ Truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.
Câu 20. Nội dung phản ánh đúng tiến trình khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam trong năm 1945?
♦ Giành chính quyền bộ phận tiến lên giành chính quyền toàn quốc.
Câu 21. Đối với cách mạng Việt Nam, việc phát xít nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện (8-1945) đã
♦ tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa.
Câu 22: Từ tháng 3/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp- Nhật” bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” vì một trong những lí do nào sau đây?
♦ Đối tượng chính của cách mạng lúc này là phát xít Nhật.
Câu 23: Nội dung sau đây phản ánh đúng tính chất dân chủ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
♦ Đóng góp vào sự nghiệp chung của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.
Câu 24: Một trong những đặc điểm của khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
♦ diễn ra và giành thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu.
Câu 25: Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là
♦ Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Câu 26. Thời kì 1939-1945, ở Việt Nam khởi nghĩa từng phần là cách gọi khác của
♦ cao trào kháng Nhật cứu nước.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top