LỊCH SỬ Y HỌC CỒ TRUYỀN
Việt Nam ta đã có trên 4000 năm lịch sử dựng nước. Trong nền Văn Minh Văn Lang và Văn Minh Ðại Việt những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phương Ðông (Ðông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng các nguồn dược liệu phong phú của đất nước trong vùng nhiệt đới tạo thành một nền y học truyền thống.
1- Thời Kỳ Dựng Nước (Thời Kỳ Hùng Vương - 2900 năm Trước Công Nguyên). Thời kỳ này y học còn truyền miệng nhưng đã biết dùng thức ăn trị bệnh : ăn trầu cho ấm cơ thể, nhuộm răng để bảo vệ răng...
2- Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ I (Năm 111 trước Công nguyên).
Giao lưu và tiếp thu nền y học Trung Quốc. Các vị thuốc được đưa sang Trung Quốc Trầm hương, Tê giác... 1 số thầy thuốc Trung Quốc sang Việt Nam trị bệnh như : Đổng Phụng, Lâm Thắng...
3- Thời kỳ Độc Lập Giữa Các Triều Đại Ngô, Đình, Lê, Lý, Trần, Hồ (năm 939-1406).
+Thời Nhà Lý (1010-1224)
Tổ chức Ty Thái Y chăm lo bảo vệ sức khỏe cho vua quan trong triều, có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp lo việc chữa bệnh cho nhân dân, phát triển việc tổ chức trồng thuốc...
Phương pháp trị bệnh bằng tâm lý phát triển : Lương y Nguyễn Chí Thành dùng tâm lý trị liệu trị cho vua Lý Thần Tông khỏi bệnh.
+Thời Nhà Trần (1225-1399)
Ty Lương Y đổi thành Viện Thái Y từ năm 1362.
Chủ trương phát thuốc cho nhân dân ở các vùng có dịch bệnh.
Tổ chức trồng và thu hái thuốc dùng cho quân đội và nhân dân.
Thời kỳ này có Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) với tác phẩm Nam Dược Thần Hiệu, Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư , Chu Văn An với tác phẩm Y Học Yếu Giản Tập Chú Di Biên
+Thời Nhà Hồ (1400-1406)
Danh y thời này là Nguyễn Đại Năng với tác phẩm Châm Cứu Tiệp Hiệu Diễn Ca .
4- Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ II (1407-1427)
Nhà Minh xâm lược cướp hết các sách vở, thuốc và đem các danh y Việt Nam về nước ... do đó Y học không phát triển được.
5-Thời Kỳ Độc Lập Dưới Các Triều Đại Hậu Lê, Tây sơn, Nguyễn (1428-1876)
+Thời Nhà Hậu Lê 1428-1788)
Bộ Luật Hồng Đức có đặt quy chế về nghề Y : trừng phạt thầy thuốc kém đạo đức, ban hành quy chế pháp y khám án mạng tử thi...
Cấm phá thai, phổ biến phương pháp vệ sinh phòng dịch, luyện tập giữ gìn sức khỏe... Tác phẩm có Bảo Sinh Diên Thọ Toát Yếu của Đào Công Chính.
Ở triều đình có Thái Y Viện, ở các tỉnh có Tế Sinh Đường lo chữa bệnh cho nhân dân nhất là công tác chống dịch.
Mở các khóa thi tuyển lương y, tổ chức khoa giảng dạy ở Thái y viện, đặt các học chức ở phủ, huyện để dạy nghề thuốc. Soạn các tác phẩm : Y Học Nhập Môn Diễn Ca, Nhân Thân Phú... Thời gian này có nhiều danh y : Nguyễn Trực với tác phẩm Bảo Anh Lương Phương , Lê Hữu trác với tác phẩm Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh 28 tập 66 quyễn, Hoàng Đôn Hòa với tác phẩm Hoạt Nhân Toát Yếu bàn về tổ chức y tế quân đội.
+Thời Tây Sơn (1788-1802)
Tổ chức được Cục Nam Dược nghiên cứu thuốc trị bệnh cho quân đội và nhân dân.
Tác phẩm : Liệu Dịch Phương Pháp Toàn Tập + Hộ Nhi Phương Pháp của Nguyễn Gia Phan, La Khê Phương Dược + Kim Ngọc Quyển của Nguyễn Quang Tuấn.
+Thời Nhà Nguyễn (1802-1883)
Ở triều đình có Thái y viện, ở các tỉnh có Ty Lương y, có mở trường dậy thuốc ở Huế (1850).
Tác phẩm: Nam Dược Tập Nghiệm Quốc Âm của Nguyễn Quang Lương, Nam Thiên Đức Bảo Toàn của Lê Đức Huệ...
6-Thời Kỳ Pháp Xâm Lược (1884-1945)
Giải tán các tổ chức y tế thời nhà Nguyễn, loại YHCT ra khỏi tổ chức y tế bảo hộ, đưa nền y tế thực dân vào. thầy thuốc YHCT chỉ hoạt động nhỏ lẻ trong dân gian.
7-Thời kỳ việt nam dân chủ cộng hòa (1945-1976)
Phục hồi nền YHCT.
Chủ trương kết hợp YHCT & YHHĐ để phục vụ tốt sức khỏe cho nhân dân.
Ngày 10-12 - 1957 thành lập Hội Đông Y Việt Nam, Sau năm 1975 đến nay qua nhiều lần đổi tên: Hội Y Học Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền Dân Tộc, Hội Y Học Cổ Truyền, nay lấy lại tên củ là Hội Đông y Việt Nam. Năm 1995 do hợp tác quốc tế Việt Nam thành viên của Hiệp Hội Châm Cứu Thế Giới nên Hội Đông y tách ra thêm Hội Châm Cứu Việt Nam. Phổ biến các phương pháp trị bệnh không dùng thuốc.
Đến nay:
Đa số các phường xã đều có các phòng, tổ chẩn trị YHCT.
Hệ thống hóa các Lương Y vào các đoàn thể Hội Đông y, Hội Châm Cứu.
Thành lập các bộ môn giảng dạy YHCT tại các truờng trung học và đại học.
Đã có 1 học viện YHCT và 2 Viện YHCT ở miền Nam và Bắc.
Dịch thuật, biên soạn nhiều loại sách Kinh Điển, sách chuyên đề, chuyên sâu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy.
Tóm lại:
Nền Đông y Việt Nam đã được văn bản hoá từ năm 1010 (thời nhà Lý). Thế kỷ thứ 13, nhà bác học Chu Văn An đã nêu đường lối chữa bệnh không dùng mê tín dị đoan. Thế kỷ 14, đại danh y Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây con thuốc Việt Nam để chữa bệnh (580 vị thuốc trong 3873 đơn thuốc cho 10 loại chuyên khoa trị bệnh). Thế kỷ 18 đại danh y Lê Hữu Trác với tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông đã biên soạn tập sách thuốc "Y TÔNG TÂM LỈNH" gồm 28 bộ có 66 tập sách nói về y đức, vệ sinh phòng bệnh, y lý cơ bản, dược lý, bệnh lý, các đơn thuốc có công hiệu, bệnh án, một số trường hợp bệnh ...
Trong nền Văn Minh Ðại Việt đã có 155 vị danh y với 497 tập tuyển sách y học cổ truyền dân tộc được viết bằng tiếng Hán và tiếng Nôm.
Trong thế kỷ 20 các vị danh y Việt Nam cũng đã biên soạn trên 200 tập sách có giá trị về Đông y bằng tiếng Quốc ngữ.
Nền y học dân gian của 54 dân tộc trong cộng đồng Việt Nam gắn liền với sự sinh sống từng vùng địa dư sinh thái và xã hội. Từng dân tộc trong quá trình tồn sinh và phát triển đều tích luỹ được những kinh nghiệm về sử dụng cây con thuốc có ở từng địa phương.
Ðông y Việt Nam với hệ thống lý luận chặt chẻ, với các phương pháp phòng và chữa bệnh có hiệu quả, đã phục vụ đắc lực cho việc giữ gìn và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân từ xưa tới nay.
Trong nhiều năm qua Ðảng và Nhà nước đã có nhiều Nghị quyết, Chỉ thị chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các ngành, các tổ chức xã hội nghiên cứu kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ nhằm xây dựng nền Y Dược học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người vẫn quan tâm chỉ đạo việc "kết hợp thuốc đông y với tây y". Nhà nước đã cho thành lập Hội Ðông y, Viện Ðông y, Viện Châm cứu. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị chỉ đạo cụ thể từng lĩnh vực từ thừa kế, nghiên cứu, phát triển dược liệu, đào tạo cán bộ YDHCT, khám chữa bệnh ...
Hơn năm mươi năm qua, kiên trì thực hiện đường lối của Ðảng, ngành y tế đã đạt được một số thành tựu quan trọng:
- Ðã đưa YDHCT có vị trí trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; có hệ thống tổ chức từ trung ương đến các địa phương. Cả nước có 5 Viện nghiên cứu; 46 bệnh viện YHCT cấp tỉnh; có khoa hoặc tổ YHCT ở 80% viện, bệnh viện YHHÐ cấp quận, huyện; 30% trạm y tế xã có hoạt động khám chữa bệnh bằng YHCT; có trên 10.000 cơ sở YDHCT tư nhân.
- Ðã đào tạo được đội ngũ thầy thuốc YHCT và kết hợp YDHCT với YDHHÐ gồm 35 tiến sĩ; 100 thạc sĩ; 100 bác sĩ chuyên khoa cấp 2; 500 bác sĩ chuyên khoa cấp 1; 2000 bác sĩ y học cổ truyền; 5000 cán bộ trung học YDHCT.
- Tổ chức kế thừa được nhiều bài thuốc hay, cây thuốc quý của các lương y trên mọi miền đất nước. Nhiều địa phương như Lạng Sơn, Thanh Hoá, Sóc Trăng, Thái Nguyên,... đã sưu tầm và lưu lại hàng ngàn cây thuốc, bài thuốc kinh nghiệm của đồng bào các dân tộc ít người; tổ chức nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu kết hợp, từng bước phát huy được tiềm năng của YDHCT phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
- Dược liệu nói chung và thuốc YHCT nói riêng đã có trong danh mục thuốc thiết yếu. Ðã điều tra khảo sát có 3850 loài thực vật được sử dụng làm thuốc thuộc 309 họ, trong đó đại đa số là cây mọc tư nhiên. Về động vật, có 406 loài thuộc 22 lớp, 6 ngành được sử dụng làm thuốc. Về khoáng vật, thống kê được 70 loại khoáng vật có ở Việt Nam được sử dụng làm thuốc.
Các cơ sở sản xuất thuốc YHCT ngày càng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay, cả nước có trên 450 cơ sở, xí nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc YHCT (Nhà nước, dân lập, tư nhân, cổ phần). Bộ Y tế đã cấp số đăng ký cho trên 2000 chế phẩm thuốc YHCT được sản xuất lưu hành trên thị trường. Thuốc YHCT đã đa dạng về chủng loại với giá cả phù hợp đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân. Thuốc YHCT Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều nước như Cộng hoà Liên bang Nga, Cộng hoà Ucraina, Cu Ba, Lào, Thái Lan, Campuchia,...
- Hàng năm tuy số cơ sở YDHCT còn ít, nhưng số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngày một nhiều. Có khoảng 30% số bệnh nhân trong cả nước được khám và điều trị bằng YHCT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn. YHCT đã góp phần thực hiện chính sách xã hội và công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
- Công tác xã hội hoá về YDHCT cũng được đẩy mạnh. Ngành y tế đã phối hợp với Hội Ðông y tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân trồng, sử dụng những cây thuốc sẵn có ở địa phương, những bài thuốc đơn giản để tự phòng và chữa một số bệnh thông thường, không những đã góp phần tích cực thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân mà còn góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và cải thiện môi trường.
- Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng, uy tín của các phương pháp chữa bệnh của YHCT Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Hiện tại, Việt Nam có quan hệ hợp tác về YDHCT với hơn 40 nước.
Nhìn lại chặng đường phát triển của nền Y dược Việt Nam nói chung và nền YDHCT nói riêng từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là sau hơn mười lăm năm đổi mới, có thể khẳng định rằng sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân đã đạt được những thành tựu to lớn. Ðường lối kế thừa, bảo tồn và phát triển YDHCT, kết hợp YDHCT với YDHHÐ mà Ðảng và Nhà nước ta đã vạch ra là hoàn toàn đúng đắn. Nền y dược học xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã thể hiện được tính ưu việt của chế độ tốt đẹp do Ðảng Cộng sản Việt Nam mang lại.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top