LÝ THỜI TRÂN LÊN NÚI HÁI THUỐC

Minh Thế Tông ở ngôi hoàng đế hơn 40 năm, chỉ ăn chơi hưởng lạc. Ông ta chỉ lo mình càng ngày càng già yếu. Tới lúc nào đó chết đi, không còn được hưởng sung sướng nữa. Vì vậy, vị hoàng đế tìm mọi cách để kiếm được phương thuốc trường sinh. Năm 1336, triều đình hạ lệnh các địa phương tiến cử danh y lên phục vụ hoàng đế. Sở vương lúc đó được phong đất ở Vũ Xương, liền tiến cử Lý Thời Trân đang làm thầy thuốc trong vương phủ của mình lên Thái y viện. Lý Thời Trân quê ở Kỳ Châu (nay là Kỳ Xuân, Hồ Bắc), đời ông và cha đều làm thầy thuốc. Cha ông là Lý Ngôn Văn từng nghiên cứu sâu về dược thảo, có ảnh hưởng lớn đối với xu hướng của con trai. Từ nhỏm Lý Thời Trân thường cùng các bạn nhỏ lên núi hãi các loại dược thảo. Lâu dần, ông nhận biết được khá nhiều loại thảo mộc cùng tên gọi từng loại, còn biết được loại nào trị được bệnh gì. Tri thức về y dược của ông ngày càng phong phú. Nhưng vào thời đó, làm 1 thầy thuốc bình thường không được tầng lớp trên, trong xã hội coi ra gì. Bản thân Lý Ngôn Văn là thầy thuốc, nhưng lại bắt Lý Thời Trân đọc sách để theo đường khoa cử. Do sự đôn đốc của cha, năm 14 tuổi Lý Thời Trân đi thi, đỗ tú tài; nhưng sau đó thi tiếp 3 lần đều không trúng cử nhân. Mọi người đều tiếc cho ông, nhưng ông không vì thế mà buồn. Chí nguyện của ông là làm 1 thầy thuốc chữa bệnh cho dân.

Từ đó, Lý Thời Trân 1 lòng 1 dạ theo cha học nghề y. Đúng vào năm đó, quê ông gặp thủy tai lớn, sau khi nước rút thì nạn dịch tràn lan. Người mắc bệnh đều là dân nghèo. Gia đình ông không lấy gì làm sung túc, nhưng cha con ông đều hết lòng vì người nghèo. Ai đến xin trị bệnh, họ đều hết lòng, không tính tới thù lao. Dân chúng thấy cha con ông có y thuật cao minh, lại nhiệt tình với bà con, đều hết lòng cảm kích. Để đi sâu vào y thuật, Lý Thời Trân đọc rất nhiều sách. Từ thời cổ, Trung Quốc có đã có nhiều y thư. Người thời Hán đã viết nên "Thần Nông bản thảo kinh". Trong hàng ngàn năm sau đó, không ngừng xuất hiện nhiều tác phẩm y học. Lý Thời Trân thường xem bệnh cho các vương công quý tộc địa phương, trong nhà họ thường có nhiều sách vở. Vì quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân nên Lý Thời Trân thường mượn sách vở của họ về xem. Nhờ vậy, học vấn của ông ngày càng uyên bác, y thuật cũng ngày càng tinh thông. Tiếng tăm của Lý Thời Trân càng ngày càng vang dội. Bệnh nhân được ông chữa khỏi ca ngợi và truyền bá tiếng tăm của ông đi khắp nơi. Vì vậy, người ở các châu huyện khác cũng tới xin ông chữa bệnh..

Một lần, con trai Sở vương mắc bệnh động kinh. Trong vương phủ tuy cũng có thầy thuốc nhưng không ai chữa khỏi được. Cậu bé đó là con trai nối dõi của Sở vương, nên ông lại càng lo lắng. Nhờ có người mách, Sở vương lập tức cho mời Lý Thời Trân đến vương phủ. Lý Thời Trân quan sát sắc mặt và xem mạch, biết bệnh của cậu bé là do ruột và dạ dày gây ra. Ông kê 1 đơn thuốc điều trị rồi cho người đến hiệu lấy thuốc cho cậu bé uống. Quả nhiên chỉ ít hôm, cậu bé hoàn toàn khỏi bệnh. Sở vương hết sức phấn khởi, khẩn khoản mời ông ở lại vương phủ. Không lâu sau, tiếp được lệnh trưng triệu nhân tài của triều đình. Để lấy lòng Minh Thế Tông, Sở vương liền cử Lý Thời Trân lên Thái y viện. Thái y viện là cơ quan chữa bệnh tối cao của quốc gia, nhưng lúc đó Minh Thế Tông không hề coi trọng y học chân chính, mà chỉ mê tín 1 số phương sĩ bịp người, cho dựng phòng giảng đạo, phòng luyện đan; hòng dùng những pháp thuật đó để đạt tới trường sinh bất lão. Lý Thời Trân là 1 thầy thuốc chân chính, không chịu được hoàn cảnh sặc mùi nhảm nhí lộn xộn đó, nên ở Thái y viện được 1 năm, ông liền xin từ chức. Sau khi từ quan, trên đường về nhà, tiện đường ông ghé thăm nhiều danh sơn thắng cảnh. Ông lên núi không phải chỉ để thưởng ngoạn phong cảnh, mà là để hái thuốc, nghiên cứu thêm tính chất các loại thảo mộc. Một lần, ông lên núi Vũ Đương Sơn thuộc Quân Châu (nay là huyện Quân, Hồ Bắc), nghe nói ở đây có 1 loại lang mai, ăn vào có thể cải lão hoàn đồng, ai cũng gọi đó là "quả tiên". Giới quý tộc trong cung đình coi thứ quả đó như 1 loại bảo bối, yêu cầu quan lại địa phương hàng năm phải tiến cống, và cấm dân thường không được hái. LÝ Thời Trân vốn không tin có loại quả tiên đó. Để làm rõ sự việc, ông phải mạo hiểm, leo trèo lên vách núi dựng đứng, cố hái lấy 1 trái lang mai đem về nhà. Nghiên cứu kỹ lưỡng, ông thấy loại mai đó chẳng qua cũng giống các loại mai khác, chỉ có tác dụng giải khát, chứ chẳng thể giúp người ta trường sinh bất lão.

Qua quá trình chữa bệnh và nghiên cứu dược lý lâu dài, Lý Thời Trân thu thập được rất nhiều tư liệu về dược vật. Ông phát hiện ra nhiều sai lầm trong các phẩm y dược cổ. Ngoài ra, trải qua nhiều thời đại, người ta còn lần lượt phát hiện ra nhiều loại dược thảo chưa từng được ghi trong sách vở. Ông xác định quyết tâm biên soạn 1 bộ sách hoàn bị về dược học. Sau khi từ chức về nhà, ông bỏ ra gần 30 năm, viết nên bộ "Bản thảo cương mục" (Phân loại cây cỏ) nổi tiếng. Bộ sách này ghi chép cả thảy 1892 loại cây cỏ, trình bày tính năng từng loại và đưa ra hơn 1 vạn bài thuốc. Tác phẩm lớn này là 1 cống hiến vĩ đại về y dược học, đã góp phần phát triển quan trọng đối với nền y học và dược học Trung Quốc và thế giới. Sau khi "Bản thảo cương mục" xuất bản (năm 1590), đã nhanh chóng lưu truyền tới nhiều nước. Đã có các bản dịch sang tiếng Nhật, Đức, Anh, Pháp, Nga và nhiều ngôn ngữ La tinh khác. Tác phẩm đã chiếm địa vị quan trọng trong giới y học thế giới.

Còn Minh Thế Tông, vị hoàng đế mê tín thuật luyện đan để mong trường sinh bất lão, thì không những chẳng được trường sinh, mà lại chết vì uống phải "kim đan" có chất độc. Minh Thế Tông chết, con là Chu Tải Hậu lên ngôi. Đó là Minh Mục Tông.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: