27-28
MẶC TỬ PHÁ THANG DÂY
Vào đầu thời Chiến quốc, vua Sở là Sở Huệ Vương muốn khôi phục lại bá quyền của nước Sở, liền tăng quân, để đi đánh Tống. Sở Huệ Vương trọng dụng một người thợ giỏi lúc bấy giờ. Ông ta là người Lỗ tên là Công Thâu Ban, sau này người ta thường gọi là Lỗ Ban. Công Thâu Ban sử dụng chiếc rìu rất khéo léo, ai mà muốn thi với ông về tài sử dụng rìu thì là người không biết lượng sức, nên gọi là "múa rìu qua cửa Lỗ Ban".
Công Thâu Ban được Sở Huệ Vương mời làm đại phu của nước Sở. Ông chế tạo cho Sở Huệ Vương một dụng cụ đánh thành, còn cao hơn cả lâu xa, nhìn chót vót như lên tận tầng mấy, nên gọi là thang mây. Sở Huệ Vương một mặt sai Công Thâu Ban gấp rút chế tạo thang mây, một mặt chuẩn bị đi đánh Tống. Tin tức về việc nước Sở chế tạo thang mây được đồn đại đi, các nước chư hầu đều lo lắng. Đặc biệt là Tống, nghe tin Sở sắp đến tiến công, thì cảm thấy tai họa lớn sắp giáng xuống.
Việc Sở muốn tiến đánh Tống, cũng gặp phải sự phản đối của một số người. Người phản đối mạnh mẽ nhất là Mặc Tử. Mặc Tử, tên là Địch, là người sáng lập ra học phái Mặc Gia. Ông phản đối phô trương lãng phí, chủ trương tiết kiệm: ông yêu cầu các môn đồ phải mặc áo ngắn, đi giày cỏ, tham gia lao động, lấy việc chịu khổ làm hành vi cao thượng. Nếu ai không chịu khổ, coi như đã phản bội lại chủ trương của học phái. Mặc Tử còn phản đối các cuộc hỗn chiến vì tranh giành chiếm đất khiến dân chúng lầm than. Lần này nghe tin nước Sở đang chế tạo thang mây chuẩn bị đi đánh Tống. Ông liền vội vã đi tới Sở. Đường xá xa xôi vất vả làm bàn chân phồng rộp, ứa máu, ông xé quần áo quấn lại rồi tiếp tục đi.
Đi suốt trong 10 ngày đêm, Mặc Tử tới Ảnh Đô của Sở. Trước hết ông tìm gặp Công Thâu Ban, khuyên Công Thâu Ban không nên chế tạo thang mây giúp Sở đánh Tống. Công Thâu Ban nói: "Không được. Tôi đã nhận lời Sở Vương rồi".
Mặc Tử nhờ Công Thâu Ban dẫn mình tới gặp Sở Huệ Vương, Công Thâu Ban nhận lời. Trước mặt Sở Huệ Vương, Mặc Tử thiết tha nói: "Nước Sở có đất đai rộng, chu vi năm ngàn dặm, có đủ mọi vật quí. Nước Tống chỉ có năm trăm dặm, đất đai xấu, sản vật cũng nghèo nàn. Tại sao Đại vương đã có xe ngựa tốt đẹp, lại còn muốn đi lấy những cổ xe rách của người khác. Tại sao không dùng áo bào gấm vóc của mình, mà đi lấy quần áo xấu xí rách rưới của người khác"?
Sở Huệ Vương tuy thấy lời của Mặc Tử cũng có lý, nhưng vẫn không chịu từ bỏ ý định đánh Tống. Công Thâu Ban cũng cho rằng dùng thang mây đánh thành thì nhất định thắng lợi. Mặc Tử nói dứt khoát: "Ông biết cách đánh thì tôi biết cách giữ. Ông không làm gì được đâu". Ông liền cởi thắt lưng da quây dưới đất làm thành, lấy mấy miếng gỗ nhỏ làm dụng cụ đánh thành rồi cùng Công Thâu Ban diễn tập về phương pháp đánh và giữ thành. Cứ mỗi lần Công Thâu Ban dùng phương pháp này đánh thành, ông lại dùng phương pháp khác để chống lại: một bên dùng thang mây, bên kia dùng tên lửa đốt cháy thang; một bên dùng xe húc cửa thành, bên kia lại lao gỗ đá xuống phá xe; một bên đào đường hầm, bên kia dùng khói phun.
Công Thâu Ban đưa ra chín phương pháp công thành, là hết cách nhưng Mặc Tử vẫn còn những phương pháp giữ thành hiệu nghiệm chưa dùng tới. Công Thâu Ban ngây người, nhưng vẫn chưa chịu phục, nói: "Tôi đã nghĩ ra biện pháp để đối phó với ông, nhưng hiện nay chưa nói ra".
Mặc Tử mỉm cười nói: "Tôi đã biết là ông định dùng biện pháp gì rồi, nhưng tôi cũng không nói ra".
Sở Huệ Vương nhìn hai người nói như kiểu câu đố, không hiểu ý nghĩa ra sao, liền hỏi Mặc Tử: "Các ông đang nói gì thế?"
Mặc Tử nói: "Ý của Công Thâu Ban rất rõ, chẳng qua là muốn giết tôi đi, cho rằng tôi bị giết thì không còn ai giúp nước Tống giữ thành nữa. Kỳ thực ông ta đã tính sai. Trước khi tôi đến Sở, đã phái học trò tôi là bọn Cầm Hoạt Hy 300 người đến giúp nước Tống giữ thành. Mỗi người trong bọn họ đều đã học được cách giữ thành của tôi. Dù rằng có giết tôi đi, nước Sở cũng chẳng được lợi gì".
Sở Huệ Vương nghe Mặc Tử nói, lại đã chứng kiến bản lĩnh giữ thành của Mặc Tử, biết rằng không có hi vọng đánh thắng nước Tống, đành phải nói: "Những lời của tiên sinh nói rất đúng. Ta quyết định không đánh Tống nữa".
Như vậy Mặc Tử đã ngăn chặn được một cuộc chiến tranh.
BA NHÀ PHÂN CHIA NƯỚC TẤN
Qua các cuộc chiến tranh giành bá quyền diễn ra lâu dài trong thời kỳ Xuân thu, rất nhiều nước chư hầu nhỏ bị nước lớn thôn tính, Trong nội bộ nhiều nước cũng sinh ra biến đổi, đại quyền dần dần rơi vào tay mấy quan đại phu. những đại phu đó vốn cũng là quý tộc chủ nô, sau họ dùng phương thức bóc lột phong kiến, chuyển biến thành giai cấp địa chủ. Có người còn dùng biện pháp giảm nhẹ tô thuế, mua chuộc lòng người để mở rộng thế lực của mình. Do đó thế lực của họ càng ngày càng lớn.
Nước Tấn một thời là bá chủ Trung nguyên, đến lúc đó quyền lực của quốc quân suy giảm, thực quyền rơi vào tay sáu quan đại phu, mỗi người có vùng đất và lực lượng riêng, thường đánh lẫn nhau. Về sau, hai nhà bị đánh bại, còn lại bốn nhà là Trí gia, Triệu gia, Hàn gia và Ngụy gia. Trong 4 họ đó, Trí gia có thế lực nhất. Đại phu của Trí gia là Trí Bá Dao, muốn xâm chiếm đất đai của ba nhà kia, liền nói với ba đại phu Triệu Tương Tử, Ngụy Hoàn Tử, Hàn Khang Tử: "Nước Tấn vốn là bá chủ Trung nguyên, sau bị Ngô, Việt giành mất ngôi bá chủ. Để nước Tấn hùng mạnh trở lại, ta chủ trương mỗi nhà bỏ ra 100 dặm đất và số dân ở đó để góp với cho nhà nước".
Ba quan đại phu kia đều biết Trí Bá Dao có ý xấu, muốn dùng danh nghĩa nhà nước để ép họ phải bỏ ruộng đất ra. Nhưng ba nhà không thống nhất được về biện pháp đối phó. Hàn Khang Tử là người đầu tiên bỏ ra 100 dặm đất và một vạn hộ khẩu cấp cho Trí gi. Ngụy Hoàn Tử sợ mang lỗi với Trí Bá Dao, cũng phải cắt nhường đất đai và hộ khẩu. Trí Bá Dao lại đòi Triệu Tương Tử, Triệu Tương Tử không chịu, nói: "Đất đai là sản nghiệp của tổ tiên để lại, không thể cắt cho ai được". Trí Bá Dao nổi giận đùng đùng, liền lệnh cho hai họ Hàn , Ngụy cùng góp quân đánh họ Triệu.
Năm 455 TCN, Trí Bá Dao dẫn đạo trung quân, quân Hàn gia đảm nhiệm cánh bên phải, quân Ngụy Gia đảm nhiệm cánh bên trái, cùng tiến đánh Triệu. Triệu Tương Tử biết rằng ít không địch nổi nhiều, liền dẫn binh mã Triệu gia lưu giữ Tấn Dương (nay là thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Ít ngày sau, Trí Bá Dao dẫn quân đội ba nhà vây chặt Tấn Dương. Triệu Tương Tử dặn dò tướng sĩ cố thủ, không được giao chiến. Khi binh mã ba nhà xông tới đánh thành, trên thành bắn tên xuống như mưa khiến họ không tài nào tiến lên được.
Thành Tấn Dương dựa vào cung tên, giữ vững được hơn hai năm, binh mã ba nhà không có cách nào công phá được. Một hôm, Trí Bá Dao quan sát địa hình bên ngoài thành, thấy dòng sông Tấn Thủy chảy ở phía đông bắc Tấn Dương, bỗng nảy ra một kế: dẫn nước sông Tấn Thủy vòng lại phía tây nam thành để dìm ngập thành Tấn Dương, liền sai quân sĩ đào một con sông đến sát thành và đắp đập ở thượng du để ngăn nước lại. Lúc đó vừa đúng mùa mưa, đập nước không mấy lúc đã đầy. Trí Bá Dao hạ lệnh mở đập, cho nước ùa vào thành Tấn Dương, tràn ngập toàn thành. Nhà cửa trong thành bị nước ngập hết, dân chúng phải trèo cả lên mái nhà. Bếp núc cũng chìm ngập, dân chúng phải treo nồi lên nấu cơm. Nhưng dân thành Tấn Dương căm thù Trí Bá Dao, thà chịu chết chìm, nhất định không đầu hàng.
Trí Bá Dao hẹn Ngụy Hoàn Tử và Hàn Khang Tử cùng đi xem thế nước. Hắn đắc ý chỉ vào thành Tấn Dương nói với hai người: "Các ngài xem, Tấn Dương sắp đi đời rồi. Trước kia ta cứ nghĩ là Tấn Thủy giống như một bức thành, có thể ngăn được quân đội. Nay mới biết rằng nước cũng có thể tiêu diệt được một quốc gia".
Hàn Khang Tử và Ngụy Hoàn Tử bên ngoài tỏ vẻ đồng tình, nhưng trong lòng ngầm lo sợ. Vì đất phong của Ngụy ở An Ấp (nay ở tây bắc huyện Hạ, Sơn Tây), đất phong của Hàn ở Bình Dương (nay ở tây nam huyện Lâm Phần, Sơn Tây) đều có sông chảy bên cạnh. Lời của Trí Bá Dao đã làm họ tỉnh ngộ. Tấn Thủy đã có thể làm ngập Tấn Dương, biết đâu một ngày nào đó An Ấp và Bình Dương cũng lâm vào cảnh ngộ như Tấn Dương.
Sau khi Tấn Dương bị ngập, tình hình trong thành mỗi lúc một khó khăn, Triệu Tương Tử vô cùng lo lắng, nói với môn khách là Trương Mạnh Đàm: "Lòng dân tuy không sinh biến nhưng nếu nước dâng lên nữa, thì toàn thành khó mà giữ được".
Trương Mạnh Đàm nói: "Tôi thấy Hàn và Ngụy cũng không tự nguyện cắt đất cho Trí Bá Dao đâu. Để tôi sẽ tìm cách gặp nói chuyện với họ".
Đêm hôm đó, Triệu Tương Tử cử Trương Mạnh Đàm lẻn ra khỏi thành, trước hết tìm gặp Hàn Khang Tử, sau đó tìm gặp Ngụy Hoàn Tử, hẹn với họ cùng quay lại đánh Trí Bá Dao. Hàn, Ngụy đang lúc do dự, được Trương Mạnh Đàm bàn bạc, liền lập tức đồng ý.
Đêm hôm sau, đã quá canh ba, Trí Bá Dao đang ngủ trong doanh trại, bỗng thấy tiếng hô giết vang dội, liền vội vàng trở dậy, thấy quần áo chăn chiếu đều ướt hết. Định thần nhìn kỹ, thì trại quân đã ngập nước. Ban đầu hắn còn tưởng rằng đập bị vỡ, nước tràn vào doanh trại mình, liền điều binh sĩ đi sửa đập. Nhưng chỉ trong chốc lát, nước dâng cao nhanh chóng làm ngập hết trai quân.
Trí Bá Dao còn đang hoang mang ngơ ngác thì khắp bốn phía, tiếng trống trận vang lên, quân lính của ba nhà Triệu, Hàn, Ngụy đi thuyền nhỏ và bè mảng, nhất tề xông tới đánh giết. Quân lính của Trí gia bị chết đuối và giết chết rất nhiều. Toàn thể quân đội của Trí Bá Dao bị tiêu diệt. Bản thân hắn cũng bị ba nhà bắt, giết đi. Triệu, Hàn, Ngụy diệt được Trí gia, không những chỉ thu hồi lại đất phải nộp trước kia, mà còn chia đều đất của Trí gia. Sau đó, họ còn chia nốt những đất đai còn lại củ nước Tấn.
Năm 403 TCN, ba nhà Hàn, Triệu, Ngụy phái sứ giả đến Lạc Ấp xin thiên tử nhà Chu là Chu Uy Liệt Vương phong cho họ làm chư hầu. Chu Uy Liệt Vương thấy nếu phong cho họ cũng chẳng có hại gì, đành chấp nhận việc đã rồi, phong cho ba nước làm chư hầu. Từ đó về sau, Hàn (đô thành ở huyện Vũ, sau lại dời đến Tân Trịnh, Hà Nam ngày nay). Ngụy (đô thành ở tây bắc huyện Hạ, Sơn Tây ngày nay, sau lại dời đến Khai Phong, Hà Nam ngày nay). Triệu (đô thành ở đông nam Thái Nguyên, Sơn Tây ngày nay, sau lại dời đến Hàm Đan, Hà Bắc ngày nay) đều trở thành những nước lớn ở Trung nguyên.
Cộng thêm 4 nước lớn khác là Tần, Tề, Sở, Yên được lịch sử gọi là "Thất hùng đời Chiến quốc".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top