Đề cương
Câu 1: Căn cứ vào đâu để khẳng định thời kì Văn Lang- Âu Lạc, chế độ mẫu hệ đã nhường chỗ cho chế độ phụ hệ?
Trong lịch sử tiến triển của loài người, vai trò của người đàn ông trong giai đoạn đầu khá mờ nhạt. Họ chỉ đi săn bắn đem lại các thực phẩm tuy quan trọng nhưng bấp bênh, trong khi phụ nữ đảm nhiệm việc trồng trọt, chăn nuôi, là nguồn cung cấp ổn định cho thị tộc. Vì vậy, người phụ nữ đã giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản truyền từ mẹ sang con gái, duy trì chế độ mẫu hệ.
Tuy nhiên, vào thời kì Văn Lang- Âu Lạc, những công cụ bằng đồng thau, bằng sắt ra đời thay thế dần các công cụ bằng đá. Con người từ trung du tràn xuống khai phá vùng đồng bằng rộng lớn. Từ săn bắt, hái lượm, trồng trọt nương rẫy là phổ biến chuyển sang lấy nông nghiệp trồng lúa nước làm chủ đạo, từ nông nghiệp dùng cuốc sang nông nghiệp dùng cày với lưỡi cày bằng kim loại và sức kéo của gia súc. Với sức khỏe của mình, người đàn ông sử dụng các công cụ, nông cụ và hoàn thành những công việc này tốt hơn phụ nữ. Dần dần, vai trò của người đàn ông ngày càng lớn, trở thành trụ cột của gia đình, thay thế vai trò của phụ nữ.
Chính vì thế, vào thời kì Văn Lang- Âu Lạc, chế độ phụ hệ đã dần thay thế chế độ mẫu hệ.
Câu 2: Tại sao nói nhà nước Văn Lang ra đời là kết quả tất yếu của lịch sử?
Trong điều kiện của xã hội phương Đông, nhà nước Văn Lang đã được ra đời từ các nhân tố thúc đẩy vô cùng quan trọng.
Cuối thời Hùng Vương, dân cư từ trung du tràn xuống khai phá vùng đồng bằng châu thổ của các con sông rộng lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thủy- thủy lợi giữ vai trò vô cùng đặc biệt.
Thời bấy giờ, chiến tranh đã trở thành một hiện tượng phổ biến, bao gồm cả những cuộc xung đột bên trong và các cuộc xung đột bên ngoài. Xung đột bên trong diễn ra giữa các cộng đồng, các bộ lạc, các thị tộc, đòi hỏi phải có thiết chế để hợp nhất các địa phương, các cộng đồng dân cư thành quốc gia. Vị trí địa lý của nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên bức thiết. Truyền thuyết dân giân cũng nói tới nhiều cuộc xung đột, nhiều cuộc chiến chống giặc phương Bắc. Đặc biệt, từ thế kỉ thứ III trước Công Nguyên, đế chế Tần thành đe dọa trực tiếp các nhóm Bách việt ở phương Nam, trong đó có cư dân Lạc Việt.
Tuy nhiên cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thủy không thể đảm đương nổi công cuộc tự vệ và trị thủy lớn lao, đòi hỏi sự ra đời của nhà nước. Nhà nước là cơ cấu tổ chức rộng lớn bao trùm toàn xã hội và chặt chẽ nhất; nhà nước có khả năng cưỡng chế, có phương tiện tổ chức và quản lí đặc trưng là pháp luật. Vì vậy nhà nước có khả năng thực hiện công cuộc đấu tranh để tự vệ và trị thủy.
Bên cạnh đó, các thủ lĩnh ngày càng có địa vị và có vai trò quan trọng trong xã hội, quyền lực và tài sản của họ tích tụ ngày càng lớn, khiến cho xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp, bóc lột giai cấp dẫn đến sự đấu tranh giai cấp. Đồng thời, các hình thức hoạt động nhằm duy trì trật tự xã hội cũng như địa vị xã hội, quyền lực và tài sản đó ngày càng thể hiện tính tập trung độc đoán nhiều hơn đòi hỏi, thôi thúc sự ra đời của nhà nước.
Qua đó cho thấy, tất cả các điều kiện cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang theo quan điểm của Mác Leenin đã sẵn sàng, là một kết quả tất yếu của lịch sử.
Câu 3: Tại sao nói Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc ra đời "mang đậm chất Phương Đông"?
Trong điều kiện của xã hội lúc bấy giờ, nhà nước Văn Lang đã được ra đời từ các nhân tố thúc đẩy vô cùng quan trọng và mang đậm chất phương Đông. Đó là sự hình thành nhà nước từ rất sớm với nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp là trị thủy và chống ngoại xâm.
Cuối thời Hùng Vương, dân cư từ trung du tràn xuống khai phá vùng đồng bằng châu thổ của các con sông rộng lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thủy- thủy lợi giữ vai trò vô cùng đặc biệt.
Thời bấy giờ, chiến tranh đã trở thành một hiện tượng phổ biến, bao gồm cả những cuộc xung đột bên trong và các cuộc xung đột bên ngoài. Xung đột bên trong diễn ra giữa các cộng đồng, các bộ lạc, các thị tộc, đòi hỏi phải có thiết chế để hợp nhất các địa phương, các cộng đồng dân cư thành quốc gia. Vị trí địa lý của nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tố tự vệ chống lại mối đe dọa từ bên ngoài ngày càng trở nên bức thiết. Truyền thuyết dân giân cũng nói tới nhiều cuộc xung đột, nhiều cuộc chiến chống giặc phương Bắc. Đặc biệt, từ thế kỉ thứ III trước Công Nguyên, đế chế Tần thành đe dọa trực tiếp các nhóm Bách việt ở phương Nam, trong đó có cư dân Lạc Việt.
Tuy nhiên cơ cấu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thủy không thể đảm đương nổi công cuộc tự vệ và trị thủy lớn lao, đòi hỏi sự ra đời của nhà nước. Nhà nước là cơ cấu tổ chức rộng lớn bao trùm toàn xã hội và chặt chẽ nhất; nhà nước có khả năng cưỡng chế, có phương tiện tổ chức và quản lí đặc trưng là pháp luật. Vì vậy nhà nước có khả năng thực hiện công cuộc đấu tranh để tự vệ và trị thủy.
Qua đó cho thấy, trị thuỷ hay chống giặc ngoại xâm thực chất là một nhu cầu cần thiết của xã hội, do vậy tính xã hội là yếu tố khởi thuỷ đầu tiên thúc đẩy nhanh tiến trình ra đời nhà nước, chứ chưa phải là tính giai cấp.
Bên cạnh đó, các thủ lĩnh ngày càng có địa vị và có vai trò quan trọng trong xã hội, quyền lực và tài sản của họ tích tụ ngày càng lớn, khiến cho xã hội xuất hiện sự phân chia giai cấp, bóc lột giai cấp dẫn đến sự đấu tranh giai cấp. Đồng thời, các hình thức hoạt động nhằm duy trì trật tự xã hội cũng như địa vị xã hội, quyền lực và tài sản đó ngày càng thể hiện tính tập trung độc đoán nhiều hơn cũng góp phần thôi thúc sự ra đời của nhà nước.
Từ đó thể hiện rõ, tất cả các điều kiện cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang "mang đậm chất phương Đông".
Câu 4: Tại sao nói nhà nước Văn Lang- Âu Lạc mang tính đại diện cao, tính liên kết mạnh nhưng tính giai cấp yếu?
Tính đại diện cao và tính liên kết mạnh thể hiện ở việc nhà nước Văn Lang như là cái tên định hình thế lực và lãnh thổ của người Lạc Việt, tức trực tổ của người Việt ngày nay, không có nhà nước Văn Lang thì chúng ta khó xác định lãnh thổ vì các bộ lạc chỉ sống theo lối hoang dã, không rõ ràng địa bàn và danh xưng, cũng như khó có tiếng nói với các nước khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á, ngoài ra, sự hình thành nhà nước Văn Lang còn cho thấy đặc điểm liên kết của các bộ lạc người Việt, cho thấy sự tương trợ lẫn nhau giữa họ.
Tính giai cấp yếu dễ dàng lộ ra do bản chất của nhà nước, tuy là theo thể chế quân chủ nhưng không hề ổn định, trong bộ máy nhà nước chỉ có hai chức quan là lạc hầu và lạc tướng, điều đó đồng nghĩa với việc chỉ có ba giai cấp trong xã hội là vua (tức hùng vương), quan (lạc hầu, lạc tướng) và dân. Bên cạnh đó Ruộng đất lúc này vẫn là do công xã nắm giữ, đây là yếu tố quyết định lí giải vì sao tính giai cấp của Nhà nước Văn lang là yếu.
Câu 5: Tại sao cơ cấu tổ chức BMNN của chính quyền đô hộ (thời Bắc thuộc) đơn giản, gọn nhẹ?
Thứ nhất hệ thống chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc chỉ là bộ phận của nhà nước phong kiến TQ, đó là các cấp chính quyền địa phương của bộ máy nhà nước phong kiến TQ, chứ không phải là một hệ thống chính quyền có cơ cấu hoàn chỉnh, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Cụ thể thời nhà Triệu từ cấp quận trở xuống vẫn do các Lạc tướng là người Việt nắm giữ.
Thứ hai, về cơ bản các triều đại đều thực hiện cách thức quản lý và chính sách cai trị khá giống nhau đó là: tổ chức chính quyền còn khá đơn giản, lỏng lẻo, cho thấy chính sách cai trị dùng "Người Việt trị người Việt" đã được áp dụng ở giai đoạn này. Vì đây là giai đoạn mà chính quyền đô hộ mới xác lập sự ảnh hưởng trên phần thổ nước ta, vì vậy sự phản kháng của dân chúng ra rất quyết liệt. Do đó, thực hiện chính sách mềm dẻo, tranh thủ và lôi kéo sự ủng hộ của quý tộc người Việt, nhằm hạn chế sự chống đối của chính quyền và cư dân bản địa là chính sách hợp lý của Trung Quốc ở giai đoạn đầu.
Câu 6: Tại sao pháp luật thời kì Bắc thuộc không phát triển?
Do trên cùng 1 lãnh thổ có sự đan xen , song song tồn tại giữa hai nguồn Luật, hai hệ thống pháp luật: hệ thống pháp luật của người Hán và hệ thống pháp luật của người Việt đã khiến cho pháp luật thời kì này không phát triển
+ Tính đan xen: Trải qua nhiều giai đoạn , từ 179 TCN khi Triệu Đà xâm lược Âu Lạc đến năm 938 – Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng khép lại 1000 năm đô hộ của phương Bắc. Pháp luật có sự thống trị đan xen giữa luật người Hán và người Việt
+ Tính song song: Thể hiện ở 1 số đặc điểm về hiệu lực và phạm vi tác động của pháp luật. Luật pháp TQ chỉ tác động đến người Hán ở Âu Lạc , những quý tộc người Việt và phạm vi tác động chủ yếu là điều chỉnh các quan hệ hành chính giữa quân-bộ (thời Triệu), quận-huyện (thời Tây Hán),chế độ tô thuế..Nước ta bị đô hộ trong thời gian dài nhưng không liên tục. Xét theo chiều sâu thì chính quyền đô hộ không làm thay đổi cơ cấu làng xã của người Việt . Vì vậy pháp luật người Việt thời này chủ yếu là lệ làng , đối tượng điều chỉnh là dân cư người Việt, chủ yếu ở các lĩnh vực : dân sự , hình sự, quan hệ ruộng đất trong nội bộ làng xã,..
Bên cạnh đó , pháp luật VN giai đoạn này có nhiều sự biến động do sự thay thế nhiều lần của các triều đại cai trị. Các triều đại ra sức dùng pháp luật làm công cụ ràng buộc dân vào những quy định có lợi cho giới cầm quyền. Theo xu hướng đó, nội dung pháp luật tập trung điều chỉnh các quan hệ xã hội có lợi cho triều đình TQ mà thiếu sự quan tâm 1 cách toàn diện tới các lĩnh vực khác để phục vụ đời sống cộng đồng
Câu 7: Trong các tiền đề cho sự ra đời của 1 nhà nước theo anh chị tiền đề nào là đầu tiên? Tiền đề nào là quan trọng nhất?
Nguyên nhân ra đời của nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin: Theo học thuyết Mác-Lê nin thì có nhiều nhân tố tác động dẫn đến sự ra đời của nhà nước, trong đó nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội giữ vai trò quyết định.
Nhân tố Xã hội: Những thay đổi về kinh tế đã tác động làm biến đổi quan hệ xã hội. Kết cấu xã hội thay đổi, chế độ thị tộc được xây dựng trên cơ sở huyết thống bị phá vỡ; gia đình cá thể xuất hiện và dần dần thay thế chế độ gia đình thị tộc. Sự xuất hiện giai cấp đã dẫn tới mâu thuẫn và đối kháng. Đấu tranh giai cấp diễn ra không ngừng và ngày càng gay gắt, trật tự xã hội bị đe dọa, đòi hỏi phải có nhà nước để làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó diễn ra trong vòng "trật tự".Cùng với sự ra đời của kim khí mà cụ thể là đồ sắt đã đưa nền sản xuất lên một trình độ mới, của cải làm ra nhiều hơn. Quá trình này dẫn đến sự tư hữu, song do địa vị xã hội khác nhau đã gây ra sự phân hóa giàu nghèo, phân hóa đẳng cấp. Điều kiện đầu tiên thúc đẩy sự ra đời của một Nhà nước ở mọi quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng là sự phân hóa xã hội đạt đến mức cao.
Nhân tố Kinh tế: Lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, và đến giai đoạn nhất định thì chế độ tư hữu xuất hiện để thay thế cho chế độ công hữu nguyên thủy đã tồn tại rất lâu trong hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của loài người. Tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, khả năng người này có thể chiếm đoạt lợi ích kinh tế của người khác đã làm phát sinh những mâu thuẫn và đối kháng, đòi hỏi phải có thiết chế nhà nước có đủ sức mạnh để duy trì trật tự xã hội. Như vậy, nhân tố kinh tế là nhân tố quan trọng nhất cho sự ra đời của 1 nhà nước
Câu 8: Nhận xét chung về nhà nước và pháp luật các triều đại phong kiến trong giai đoạn đầu kỷ nguyên độc lập (905 – 1009)
Chính quyền họ Khúc 905 – 930
Tuy còn mang danh hiệu một chức quan của nhà Đường nhưng thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ. Khi Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay đã củng cố chính quyền tự chủ, xóa bỏ từng bước mô hình của chính quyền đô hộ còn đang tồn tại một cách hình thức, khắc phục tính phân tán của quyền lực địa phương, Khúc Hạo nỗ lực xây dựng chính quyền thống nhất từ trung ương đến xã
Về pháp luật, Khúc Hạo thể hiện đường lối chính trị thân dân, ông sửa đổi lại chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề của thời thuộc Đường
Những cải cách của Khúc Hạo, đặc biệt là về mặt nhà nước và pháp luật đã góp phần tạo ra một cuộc sống ổn định cho người dân, khẳng định được tinh thần độc lập, tự chủ của nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân gia tăng sản xuất.
Chính quyền Dương Đình Nghệ 931 – 937
Bằng chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, dân tộc ta đã thực sự đè bep được ý chí xâm lược của kẻ thù, chấm dứt hơn 1000 năm độ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc
=> Trong vài chục năm đầu thế kỷ X (905 – 937), từ phong trào đấu tranh giải phóng kiên cường, bền bỉ của nhân dân đã xác lập được những chính quyền tự chủ, đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước độc lập dân tộc vững chắc, có chủ quyền hoàn toàn vào thời kỳ sau này.
Triều Ngô 939 – 965
Đầu năm 939, Ngô Quyền xưng vương, giành lại độc lập thật sự cho nước nhà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một giai đoạn mới của lịch sử dân tộc
Năm 967, đất nước rơi vào tình trạng các tướng lĩnh chiếm cứ các địa phương dẫn đến hỗn loạn, chia thành 12 sứ quân.
Triều Đinh 968 – 980
Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, sự kiện xưng đế, tự đặt quốc hiệu của Đinh Bộ Lĩnh đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia
Triều Tiền Lê 980 – 1009
Các triều đại xác lập trong thế kỷ X đều có thời gian tồn tại khá ngắn và thường xuyên phải đối diện với chiến tranh. Ở giai đoạn này, mô hình chính thể quân chủ của nhà nước phong kiến bắt đầu được thiết lập. Đứng đầu là vua nắm mọi quyền lực. Tuy nhiên, quyền lực của nhà vua tùy thuộc vào từng giai đoạn khác nhau mà có sự thay đổi về tính mạnh, yếu. Để thực hiện chức năng quản lý, nhà nước phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính khác nhau, với các cấp hành chính cụ thể. Tùy thuộc vào mỗi triều đại và tùy từng giai đoạn lịch sử nhất định mà chính quyền địa phương được tổ chức theo một mô hình riêng, phù hợp với xu thế tập quyền mà nhà nước ở thời điểm đó chọn lựa. Hoàn cảnh lịch sử này khiến bộ máy nhà nước mang nặng yếu tố hành chính quân sự và pháp luật có hình phạt dã man, hà khắc.
Câu 9: Vì sao nạn cát cứ và chống cát cứ là một trong những vấn nạn cơ bản đặt ra cho chính quyền phong kiến giai đoạn này?
Cát cứ: chia cắt lãnh thổ để chiếm giữ và lập chủ quyền riêng, không phục tùng chủ quyền trung ương.
Nhà nước và pháp luật thế kỷ X là Nhà nước được sinh ra khi đất nước vừa thoát khỏi ách Bắc thuộc và bước vào thời kì độc lập, sinh ra trong một xã hội đầy biến động của nạn ngoại xâm, nạn cát cứ.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng vương hiệu (939), thực sự đã khôi phục nền độc lập và chủ quyền quốc gia, chấm dứt 10 thế kỷ Bắc thuộc. Tài năng và uy tín cá nhân đã giúp Ngô Quyền duy trì được triều đại, tuy nhiên vẫn tồn tại ở trong nước nhiều thế lực của các hào trưởng địa phương, có xu hướng cát cứ.
Sau khi Ngô Quyền mất, các con của Ngô Quyền (Xương Ngập, Xương Văn) không đủ uy tín và sức mạnh để duy trì chính quyền quân chủ tập trung. Dương Tam Kha âm mưu cướp ngôi. Các thổ hào, lãnh chúa nổi lên khắp nơi, cát cứ chống lại chính quyền trung ương. Sau khi Xương Ngập (954) và Xương Văn chết (965), đất nước rơi vào "Loạn 12 sứ quân".
Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, sự kiện xưng đế, tự đặt quốc hiệu của Đinh Bộ Lĩnh đã khẳng định nền độc lập, tự chủ của quốc gia. Năm 979, nội bộ triều Đinh lục đục. Đinh Tiên Hoàng và con trưởng là Đinh Liễn bị giết hại. Đinh Toàn (mới 6 tuổi) lên nối ngôi. Các tướng lĩnh trong triều chia thành phe phái, đánh lẫn nhau.
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn sau khi tiêu diệt Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, đã nắm trọn quyền bính. Năm 980, được sự ủng hộ và suy tôn của Dương Thái, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Tiền Lê.
Năm 1005, Lê Hoàn mất. Các con tranh chấp ngôi vua, Lê Long Đĩnh nối ngôi. Ngoài những người bản địa ở những vùng xa xôi, Ngọa triều còn phải đối phó với cuộc nổi dậy của các hoàng tử khác con vua Đại Hành cát cứ tại vùng đất được phong trước đây như Ngự Bắc vương Long Cân, Trung Quốc vương Long Kính.
=> Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê là thời kỳ đất nước gặp nhiều khó khăn sau một thời gian dài chịu sự cai trị của chính quyền Trung Hoa. Bộ máy triều đình, quan lại còn non trẻ và sơ sài vì vậy cần phải đấu tranh chống cát cứ, chống ngoại xâm để giữ vững độc lập, chủ quyền.
Câu 10: Anh chị có nhận xét gì về các chính sách xây dựng NN thời kỳ Lý Trần?
- Bỏ qua những biến thiên trong sắp đặt theo hướng củng cố, mở rộng bộ máy nhà nước qua hai vương triều Lý – Trần, tóm lược từ những nét lớn, có thể thấy bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương đã khá hoàn chỉnh và chặt chẽ. Đây là một bước phát triển vượt bậc trong lịch sử, thể hiện sự sáng tạo riêng biệt của giai cấp phong kiến Việt Nam trong tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước Không bị phụ thuộc hoàn toàn mà có sự thừa kế, sáng tạo khi tiếp thu mô hình quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc.
- Việc xây dựng mô hình quân chủ quý tộc trước hết góp phần củng cố địa vị của nhà vua, giúp vua quản lý đất nước. Cách sử dụng, bổ nhiệm quan lại của nhà nước Lý - Trần đã phản ánh rõ nét tính đẳng cấp sâu sắc, nhất là dưới thời Trần; điều này đem lại cơ sở vững chắc cho bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc . Tuy nhiên việc trao quyền lực cho một tầng lớp vương hầu quý tộc cũng tiềm ấn một sự chuyên quyền, tiềm ẩn nguy cơ phân quyền cát cứ; đội ngũ quí tộc nắm trong tay nhiều quyền lực dần bị tha hóa, đồng thời trình độ, năng lực trị nước an dân không cao, không đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày càng cao. Đó là cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự tan rã của chế độ quân chủ quý tộc thời Lý-Trần.
KẾT LUẬN: Bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần đã đi vào lịch sử tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam như một mô hình mang tính điển hình, độc đáo. Bởi không những có sự kế thừa từ buổi đầu dựng nước, những hệ quả từ thời Bắc thuộc mà còn tiếp thu chọn lọc mô hình quân chủ chuyên chế Trung Quốc, sự tác động của yếu tố đặc điểm lịch sử cụ thể, tâm lý dòng tộc...nên có sự sáng tạo riêng biệt trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt, đến thời Lý – Trần chúng ta thấy rõ sự quan tâm tổ chức bộ máy nhà nước xuống tận cấp cơ sở, đây cũng có thể nói là một bước phát triển vượt bậc trong lịch sử. Việc làm này hẳn không ngoài mục đích quản lý có hiệu lực vì lợi ích của đội ngũ cầm quyền đồng thời còn để sát dân, gần dân, động viên huy động toàn dân dựng nước, giữ nước có kết quả. Vai trò của hương, giáp, xã trong kháng chiến chống giặc Tống vào thế kỷ XI và ba lần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII đã chứng minh rõ điều đó. Mặc dù là những cách thức tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời phong kiến nhưng thực sự bộ máy nhà nước thời Lý – Trần vẫn còn để lại những giá trị về mặt kinh nghiệm và giá trị về lịch sử
Câu 11: Hãy dựa vào lịch sử để chứng minh những chính sách đó là đúng?
Thứ nhất, mô hình nhà nước quân chủ quý tộc thời Lý – Trần giúp quyền lực tập trung trong tay nhà nước trung ương; chế độ quân chủ trung ương tập quyền được tiến thêm một bước, củng cố sự vững chắc của vương triều và đảm bảo tính thuần nhất của dòng họ, bảo vệ ngôi vua được bền vững
Thứ hai, bộ máy hành chính, nhà nước thời Lý – Trần đã thể hiện tính chất thân dân. Nhà Lý tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất của cộng đồng làng xã. Theo đó, nhà nước không thu thuế theo từng hộ dân mà coi mỗi cộng đồng làng xã là một tập thể lớn (hoặc nhỏ) để thu thuế lúa gạo theo hộ dân. Người được ban thái ấp sẽ thu thuế các làng, rồi nộp một phần cho nhà nước nên họ thực sự là chủ của dân chứ không phải là chủ ruộng đất. Dân chúng chủ yếu cày ruộng theo quy mô làng xã.
Nhà Trần có chế độ thái ấp, điền trang là một hình thức sở hữu đặc biệt của tầng lớp quý tộc quan liêu, có đặc quyền đặc lợi. Theo sử sách ghi lại thì thái ấp là ruộng do nhà vua ban cấp cho các quý tộc và triều thần có công. Trên danh nghĩa, ruộng đất thái ấp thuộc quyền sở hữu của nhà nước, triều đình có quyền lấy của người này ban cấp cho người khác. Quý tộc có quyền sử dụng và hưởng hoa lợi về đất đai và một phần về cư dân trên đó, như thu tô thuế, xây dựng phủ đệ, lập các đội quân vương hầu gia đồng. Thời trần, có những thái ấp của Trần Liễu (Đông Triều, Quảng Ninh), Trần Thủ Độ ở Quắc Hương (Bình Lục, Hà Nam), Trần Khát Chân ở Kẻ Mơ (Hà Nội) ... Do tính chất hạn chế về quyền chiếm dụng ruộng đất nên thái ấp không có khả năng làm phát triển các yếu tố cát cứ chống lại chính quyền trung ương.
Điền trang là những trang trại lớn của các quý tộc đời Trần, do quý tộc trực tiếp quản lý, sử dụng sức lao động của gia nô, nô tì; có quyền thừa kế. Đó là bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu phong kiến lớn, tư nhân. Các điền trang được nhắc đến trong lịch sử là của Trần Khánh Dư (Chí Linh, Hải Dương), Trần Quốc Khang (Diễn Châu, Nghệ An)...Chế độ điền trang phát triển mạnh mẽ, hàm chứa nhiều yếu tố và xu thế cát cứ.
Tuy nhiên, trong suốt hàng trăm năm tồn tại của mình, chế độ thái ấp, điền trang đã có những tác động lớn về mặt chính trị. Nó góp phần xây dựng một triều đình thống nhất, đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn dân, giữ vững nền độc lập dân tộc. Thực tế đã chứng minh rằng những chủ nhân của các thái ấp đã hoàn thành tốt vai trò của mình là những trụ cột trợ giúp triều đình và không bao giờ trở thành lãnh chúa địa phương như ở châu Âu cùng thời. Quan trọng hơn, đất phân phong cho các vương hầu quý tộc vẫn gắn với ruộng đất công làng xã, với nông dân. Các quý tộc vẫn nằm trong làng, không tách khỏi làng xã. Nhờ đó, nhà nước luôn duy trì được mối quan hệ mật thiết với nhân dân. Thế cân bằng ổn định về kinh tế cũng được xác lập và duy trì giữa công hữu và tư hữu; giữa quyền lực, lợi ích của nhà nước với các đẳng cấp quý tộc quan liêu và khối bình dân làng xã.
Câu 12: Nhận xét về sự phát triển của PL thời kỳ Lý Trần?
- Thời kỳ Lý Trần Hồ, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta các vấn đề về sở hữu và hợp đồng đã đươc pháp luật quy định
- Chế độ sở hữu: chủ yếu là sở hữu về ruộng đất gồm có 2 hình thức:
Sở hữu nhà nước bao gồm nhiều bộ phận: ruộng quốc khố, ruộng công làng xã, ruộng nhà chùa, trong đó quyền sở hữu tối cao là nhà vua
Sở hữu tư nhân về đất đai chính thức được nhà nước thừa nhận. Nhà nước Lý Trần đã bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ sở hữu.
- Từ thời Lý, nội dung quyền sở hữu với các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đã được đề cập tới,mặc dù còn chưa đầy đủ và trực tiếp. Tuy nhiên chỉ có quyền sở hữu nhà nước mới là quyền sơ hữu tuyệt đối, quyền sở hữu tư nhân bị quyền sở hữu nhà nước hạn chế ơ tất cả các quyền năng
Kết luận: Nếu nhu các quy định trong linh vực hình sự thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc của pháp luật Trung Quốc thì những quy định trong lĩnh vực dân sự lại thê hiện tính chất độc lập của pháp luật thời kỳ Lý Trần Hồ.
Chế định hợp đồng khế ước:
- Luật pháp Lý Trần đã phân biệt thành 2 loại hợp đồng: hợp đồng bán đứt và hợp đồng cầm đợ
- Trong hợp đồng mua đứt bán đoạn quy định người bán không được đòi chuộc lại, nếu cố tình đòi chuộc thì bị phạt 80 trượng.
- Trong hợp đồng cầm đợ, luật quy định thời hạn cầm đợ lâu nhất là 20 năm, bên bán được phép chuộc lại trong thời hạn đó.
- Điều kiện ký kết hợp đồng: 2 bên phải bình đẳng, tự nguyện không được cưỡng ép.
- Hình thức hợp đồng: cả 2 loại hợp đồng đều phải thực hiện dưới hình thức viết là văn khế. Điều này chứng tỏ những nhà làm luật dưới thời Lý Trần đã nhận thức rõ sự quan trọng của hình thức hợp đồng văn bản, đây là 1 điểm tiến bộ so với những thời kỳ trước đó. Đồng thời thể lệ lập hợp đồng cũng được quy định rất chi tiết:
- Chiếu tháng 3/1292 quy định: văn khế bán đứt hoặc cầm đợ phai làm 2 bản giống nhau, mỗi bên giữ 1 bản.
- Chiếu tháng 1/1237 quy định khi làm văn khế ruộng đất và vay mượn tiền bạc thì người làm chứng in dấu tay ở 3 dòng trước, người bán in dấu tay ơ 4 dòng sau. Đến năm 1304 nhà Trần quy định rõ hơn là khi in tay vào văn khế thì dùng 2 dốt của ngón tay áp út bên trái. Khi in ngón tay phải in vào chỗ 2 tờ giấy giáp nhau, mỗi tờ mang nửa dấu(1227).Qua đây ta thấy được pháp luật Lý Trần Hồ đã chú trọng,quan tâm đến dân luật,những quy định trong chế định hợp đồng khế ước rất cụ thể,chặt chẽ và công bằng.
- Việc tranh chấp đất đai cũng được pháp luật chú ý điều chỉnh. Chiếu tháng 11/1142 quy định việc tranh chấp ruộng đất xảy ra trong vào 5 hoặc 10 năm thì còn được quyền tâu kiện. Khi đang có tranh chấp về ruộng đất,đầm ao không được cậy người có quyền thế giúp đỡ,làm trái sẽ bị phạt 80 trượng,xử tội đồ.
- Chế định thừa kế: Luật pháp thời Trần đã ghi nhận hình thức thừa kế theo di chúc dưới hình thức di chúc viết và quy định cụ thể các thủ tục lập chúc thư: "Phàm là chúc thư văn kế nếu là giấy tờ về ruộng đất,vay mượn thì người làm chứng in dấu tay ở 3 dòng trước,người bán in dấu vân tay ở 4 dòng sau".
- Nhận xét: Những quy định trong pháp luật dân sự là 1 điểm đặc sắc của pháp luật trong thời kỳ này.Tuy còn đơn gian nhưng so với nền luật pháp Đông Phương thường không hay nói tới dân luật và quy định rất sơ lược các khế ước thì các chế định trong lĩnh vực dân sự của pháp luật thời Lý Trần Hồ đã đặt nền móng cho các chế định này phát triển trong các triều đại sau,đã đáp ứng được sự pháp triển và những đòi hỏi thiết thực của các quan hệ kinh tế xã hội nước Đại Việt trong nhiều thế kỷ.
Hôn nhân gia đình
- Đề cao và bảo vệ nguyên tắc gia trưởng
- Bảo vệ trật tự luân lý phong kiến và trật tự xã hội (cấm nô tỳ kết hôn với dân thường)
Luật tài chính
- Quy định chế độ thuế khóa, các loại thuế, ..
Luật tố tụng
- Quy định thủ tục khởi kiện tranh chấp ruộng đất. Cùng với đó là những hình phạt để ngăn chặn tình trạng tranh chấp đất đai.
Câu 13: Tại sao nói PL thời kỳ Lý Trần có ảnh hưởng lớn đến PL hiện nay?
- Thời kì Lý- Trần hoạt động xây dựng pháp luật cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Nhìn chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật giai đoạn này sử dụng 2 hình thức chủ yếu là tập quán pháp và VBQP pháp luật làm tiền đề cho pháp luật VN ngày nay.
+ Tập quán pháp : Nếu như thời Lý-Trần chủ yếu là các tập quán truyền ngôi theo nguyên tắc thế tập, tập quán trong đời sống dân sự như về sử hữu ruộng đất, tập quán canh tác .. thì ngày nay đã được tiếp thu và chỉnh sửa cho phù hợp, được coi như là nguồn của Pháp luật
+ Văn bản quy phạm pháp luật: đây là thành tựu đáng kể nhất của giai đoạn Lý-Trần với sự xuất hiện của các luật, bộ luật (Hình thư, Hình luật,..) dù không thể trả lời dứt khoát là tên gọi của các công trình này có phải là luật, bộ luật như là tên loại của những công trình pháp điển hóa nhìn từ góc độ hiện đại hay không. Nhưng sự xuất hiện của chúng như là những công trình mang tính hệ thống hóa cao, điều chỉnh nhiều mối quan hệ xã hội và còn có nhiều điểm tiến bộ mà đến nay còn được vận dụng như : hình sự ( phân biệt được lỗi cố ý và vô ý phạm tội, đã sử dụng hình phạt chính và hình phạt bổ sung,..), dân sự ( chế định hợp đồng, công nhận sỡ hữu tư nhân,..), luật thừa kế, hôn nhân gia đình,..
+ Thời Lý-Trần còn thể hiện sự tiến bộ qua tư tưởng "Thân dân" bằng việc cho đặt chuông kêu oan ở của công đình, dân có oan thì đến đánh chuông kêu oan.
- Ngay từ các triều đại Lý Trần, nhà nước đã chia dân theo các bảo để giám sát lẫn nhau, tích cực tham gia tố giác tội phạm, hay đặt chuông kêu oan... Đó là những biện pháp cụ thể để đưa luật pháp vào cuộc sống mà ngày nay chúng ta cần học tập.
- Lịch sử nhà nước và pháp luật thời trung đại chứa đựng nhiều bài học cho thực tiễn cách mạng hiện nay. Qua nghiên cứu luật pháp nước ta trải qua các triều đại, chúng ta thấy được những ưu điểm và hạn chế của pháp luật từng thời kì. Từ đó, chúng ta rút ra được các bài học lịch sử cụ thể về tính dân tộc, tính công bằng, việc giáo dục pháp luật và mối quan hệ gắn bó giữa "phép vua" với "lệ làng". Ngày nay, trong công cuộc Đổi mới đất nước, việc nghiên cứu lịch sử nhà nước và pháp luật lại càng đặt ra mạnh mẽ hơn.- muốn xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì nước ta phải hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Mọi người dân đều biết pháp luật, tôn trọng pháp luật. Mọi hoạt động của xã hội đều tuân theo pháp luật nhà nước.
Câu 14: Phân tích những điểm phát triển của pháp luật thời kì nhà Nguyễn so với thời kì phong kiến nhà Lê và TK Lý Trần?
-Hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam được áp dụng với mọi loại vi phạm pháp luật, vì thế hình phạt có tính phổ biến.
+Thời Lê hình phạt không chỉ áp dụng làm chế tài hình sự mà còn áp dụng với mọi loại vi phạm pháp luật về dân sự, hành chính hay hôn nhân gia đình
+Đến thời Lý - Trần thì một nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hình sự đó là mọi hành vi vi phạm đều bị trừng trị bằng hình phạt. Nguyên tắc này khiến hình phạt phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống.
+ Sang đến thời nhà Nguyễn hình phạt vẫn là chế tài phổ biến đối với mọi hành vi vi phạm dù trong lĩnh vực gì... những hành vi phạm tội hình sự bị áp dụng chế tài hình phạt là đương nhiên. Tuy nhiên vẫn có những vi phạm pháp luật không thuộc lĩnh vực hình sự nhưng vẫn áp dụng chế tài hình sự để xử phạt.
- Hình phạt trong xã hội phong kiến Việt Nam được miêu tả rất tỉ mỉ, cụ thể, quy định chi tiết hoá trong các điều khoản, thậm chí còn cố định bậc của các hình phạt. Dựa trên nhiều căn cứ như: hậu quả phạm tội, nhân thân người phạm tội, địa vị xã hội gia đình của người phạm tội, công cụ và phương tiện phạm tội... Mỗi hình phạt được quy định trong một điều khoản cụ thể, một tội phạm chỉ có một khung hình phạt và có quy định mức hình phạt tối thiểu và mức hình phạt tối đa. Khi xét xử thì căn cứ vào tình tiết định khung, không được vượt quá mức tối đa cũng không được dưới mức tối thiểu. Như vậy việc áp dụng pháp luật đã trở lên dễ dàng hơn. Ở thời Lê, với mỗi hành vi vi phạm nhà vua đều xử rất nghiêm khắc và có khi có điều không rõ ràng.
+Sang đến thời Lý - Trần hệ thống pháp luật thành văn quy định rõ các loại tội và chế tài xử lý thì việc áp dụng pháp luật đã dễ dàng hơn.
+ Đến thời Lê - Nguyễn (đặc biệt dưới triều Nguyễn) thì sự cụ thể, tỉ mỉ của các văn bản quy phạm pháp luật đã "lên đến đỉnh điểm" khiến việc áp dụng pháp luật cũng dễ dàng hơn thời kì trước rất nhiều.
=> Có thể thấy rằng, pháp luật của triều Nguyễn, mặc dù không phải là hệ thống luật pháp duy nhất dưới thời phong kiến ở nước ta. Nhưng có thể được coi là bộ luật lớn nhất, hoàn chỉnh và đầy đủ dưới chế độ phong kiến. Bên cạnh những điều luật hà khắc, áp chế đối với nhân dân, còn có rất nhiều những điều luật có giá trị, mang tính nhân văn trong việc thể hiện mối quan hệ giữa các giai cấp trong xã hội. Nó không chỉ có ý nghĩa với xã hội đương thời, mà còn có ý nghĩa là bài học kinh nghiệm vô cùng sâu sắc và quý giá cho hệ thống pháp luật đương đại. Đặc biệt cho các nhà làm luật và thực thi pháp luật về công tác lập pháp, hành pháp, tư pháp ngày càng hoàn thiện hơn,sử dụng các bản án được xét xử trước đó làm mẫu mực để xét xử các vụ án sau qua việc so sánh có sự đồng nhất, đây là mầm mống của nguyên tắc "Án Lệ". Góp phần kiện toàn, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Câu 15: Giải thích tại sao có sự phát triển đó ?
Đối với xã hội phong kiến thời Nguyễn, có sự thay đổi lớn vì một mặt pháp luật khẳng định quyền cai trị tối cao của nhà vua, "bảo vệ chủ quyền quốc gia, mà việc bảo vệ chủ quyền chính là xuất phát từ yêu cầu bảo vệ chế độ vương quyền. Điều này có ý nghĩa, hướng dân chúng và quan lại hết sức phụng sự cho triều đình. Mặt khác việc đưa ra các điều luật đã giúp ổn định trật tự xã hội, ngăn chặn người dân làm điều ác, con người có bổn phận làm theo những quy phạm đạo đức, giữ gìn trật tự kỷ cương phép nước. Tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước, tránh được tình trạng dân nổi dậy chống lại triều đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Những quy định này, có giá trị cho hệ thống pháp luật đương đại trong việc yêu cầu các bộ, ngành có liên quan phải xét xử nghiêm minh, tạo sự công bằng cho những người có tội và vô tội, tránh gây phẫn uất trong dân chúng do những vụ án oan. Để nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Câu 16 :Tại sao nói pháp luật thời Nguyễn mất tính dân tộc, chỉ ra nguồn gốc sâu xa của hiện tượng này?
"Bộ luật Gia Long" hay còn được biết đến với tên "Hoàng triều luật lệ", "Nguyễn triều hình luật", "Hoàng Việt luật lệ". Đây là bộ luật cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam, do Bắc thành Tổng trấn Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long ban hành vào đầu thời kì nhà Nguyễn.
Bộ luật Gia Long ra đời với nhiều giá trị pháp lý tích cực, được nhà nước ta kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, bộ luật Gia Long nói riêng và luật triều Nguyễn nói chung mang nặng tính chuyên chế cực đoan, phân biệt đẳng cấp khắt khe, đàn áp và gần như không mang tính dân tộc. Pháp luật thời này tước bỏ quyền phụ nữ, ít quan tâm đến phong tục, tập quán và các vấn đề dân luật, ít chú ý đến quan hệ tài sản giữa vợ và chồng...
Chương "Hình luật" của bộ luật Gia Long chiếm tỉ lệ lớn, lên đến 166 điều trong khi các chương khác như "Hộ luật" chỉ có 66 điều, "Công luật" chỉ có 10 điều... Trong bộ luật có một số điều luật khá nghiêm khắc, nhất là về tội phản nghịch, tội tuyên truyền "yêu ngôn, yêu thư"... Qua đó đã cho thấy được sự khắt khe có phần nặng tay của triều đình thời bấy giờ.
Bên cạnh đó, bộ luật Gia Long dựa trên những nguyên tắc như: hôn nhân bất bình đẳng, đề cao vai trò của người đàn ông, chế độ gia tộc phụ quyền, người phụ nữ phải gánh vác nhiều nghĩa vụ... tước bỏ quyền của người phụ nữ.
Từ đó thể hiện, Luật Gia Long hầu như không kế thừa và phát huy các giá trị tiến bộ của bộ luật Hồng Đức và các giá trị truyền thống tốt đẹp. Có thể nói, đây là một bước tụt hậu so với luật Hồng Đức. Vì vậy, có thể khẳng định, pháp luật thời Nguyễn đã mất tính dân tộc, thiếu đi tính phù hợp với tình hình thực tế lúc bấy giờ.
Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này là do bộ luật Gia Long mô phỏng gần như nguyên dạng bộ luật nhà Thanh (Trung Quốc) kể cả các chú thích, thiếu đi tính sáng tạo và kế thừa các truyền thống văn hóa dân tộc.
Câu 17: Nhận xét về pháp luật Việt Nam qua các thời kì phong kiến? (tập trung vào hình thức, nội dung và bản chất của pháp luật)
1.1 Thời Ngô – Đinh – tiền Lê. Thời kì này, khi đất nước mới thoát khỏi hơn 1000 năm Bắc thuộc những nhà nước mở đầu cho thời kì quốc gia độc lập thống nhất. Vì vậy, nhà nước mang đậm màu sắc tù trưởng quân sự. Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến luật pháp.Từ những tư liệu ít ỏi, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét đối với pháp luật thời kì này như sau:Triều đình chủ yếu dùng uy lực để răn dạy và chế ngự nhân dân, nhằm củng cố quyền lực trung ương. Các biện pháp rất cụ thể như vua Đinh cho đặt vạc dầu sôi lớn ở sân, kẻ nào phạm tội thì bỏ vào đó, vua còn nuôi hổ cũng nhằm răn đe những kẻ phạm tội. Phần nhiều ý kiến hiện nay cho rằng luật pháp thời kì này chưa thành văn mà chỉ dừng lại ở những biện pháp trên. Phổ biến vẫn là những phong tục tập quán của nhân dân. Những phong tục này vẫn được bảo tồn và phát triển trải qua quá trình lịch sử lâu dài. Nó ảnh hưởng sâu sắc và lớn lao đối với nhân dân.Những hạn chế của pháp luật thế kỉ X tập trung ở những điểm như có nhiều tuỳ tiện trong qui định, xét xử. Do đó dẫn đến sự không công bằng của luật pháp, không hiệu quả. Ngoài ra, các biện pháp hình phạt của Lê Long Đĩnh rất bất nhân tuỳ tiện, lấy hành động giết người làm thú vui: bắt người có tội trèo lên cây cao rồi chặt gốc để ngã chết, hay bắt người nhốt trong cũi, thả ven biển chờ nước triều lên ngập cũ làm sặc nước mà chết... Những hạn chế này được chấp nhận, nó phù hợp với hoàn cảnh lúc đó là nhà nước mới thoát nạn Bắc thuộc, trong thế kỉ bản lề của dân tộc.
1.2 Thời Lý: Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý, đặt nền móng cho một trong những triều đại thịnh trị của lịch sử phong kiến dân tộc. Song song với quá trình hoàn thiện bộ máy nhà nước là sự tiến bộ từng bước của pháp luật nhà Lý.Những đóng góp tích cực thể hiện qua các điểm sau:Pháp luật thành văn đầu tiên. Năm 1042, Lý Thái Tông ban hành bộ luật "hình thư". Với sự kiện này, chứng tỏ nhà nước trung ương tập quyền đã tương đối ổn định, thiết chế tương đối hoàn chỉnh; khắc phục sự tản mạn, tuỳ tiện, bất thống nhất, không công bằng từ triều đại trước.Pháp luật triều Lý có phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ ở hình sự mà còn qui định về qui phạm pháp luật, giải quyết kiện cáo, khiếu nại thủ tục xét xử... tức luật tố tụng hình sự. Pháp luật xác định quyền sở hữu tài sản trâu bò, ruộng đất, việc cầm cố đoạt mại, việc tranh chấp ruộng ao... tức luật dân sự. Pháp luật còn qui định việc lấy vợ chồng, nuôi con nuôi, nghĩa vụ vợ chồng tức luật hôn nhân và gia đình. Nó còn qui định nguyên tắc tổng quát về hoạt động tổ chức nhà nước, như qui chế tuyển dụng quan lại, y phục của quan văn võ, qui chế bảo vệ cung cấm, khen thưởng, kỉ luật qui định nghĩa vụ của nhân dân nó có giá trị như luật hành chính. Hình thư còn qui định thuế má và cách thức thu thuế, tức luật hành chính. Hình thư qui định những tội và trị tội đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhằm bảo vệ tài sản, địa vị chính trị của giai cấp thống trị, tương đương luật hình sự.Pháp luật triền Lý còn được dùng để đòi đất: "nhà Tống vẫn giữ lại đất Vật Dương và Vật Hoá tức hai châu Quy Hoá và Thiên An với lí do hai châu đó là được tù trưởng thiểu số địa phương đem nộp cho nhà Tống. Chuyến đi đòi đất đó, vua Lý giao cho Lê Văn Thịnh làm sứ giả. Lê Văn Thịnh dùng pháp lý để đòi đất bằng lập luận: "Đất thì có chủ. Các viên coi giữ mang nộp và trốn đi, thì đất ấy thành ra vật ăn cắp của chủ. Sự chủ giao cho mà tự lấy trộm đã không tha thứ được mà trộm của hay tàng trữ thì pháp luật không cho phép. Huống chi nay chúng lại mang đất trộm dâng để làm nhơ bẩn sổ sách của nhà vua." . Nhà Tống đã chịu giao trả đất cho nhà Lý trước sự sắc sảo và chặt chẽ về pháp luật của sứ thần Đại Việt. Đây là thắng lợi ngoại giao lớn của Đại Việt nhờ sự góp sức của luật pháp.Triều Lý đã đặt nền móng cho các triều đại sau về kĩ thuật làm luật. Kĩ thuật lập pháp thời Lý đã đạt đến trình độ tiên tiến, thể hiện qua nhận thức và những qui định:- Một người nếu đã nhận thức được hành vi sai trái mà vẫn làm gây hậu quả nghiêm trọng mới được coi là kẻ tội phạm- Phân biệt tội cố ý và tội vô ý- Xác định người có khả năng chịu trách nhiệm pháp lý về độ tuổi, sức khoẻ nhận thức...Hình thư đã xác định được những nguyên tắc tố tụng nhất định. Án đã xử xong thì không xử lại. Xác định thời gian còn được thưa kiện và thời gian kết án; xác định thẩm quyền của tài phán; cưỡng chế và miễn hình phạt đối với người phạm tộiSong song với công tác xét xử, làm luật là biện pháp mà nhà Lý pháp luật vào cuộc sống. Chia dân theo các bảo (mỗi bảo có 3 hộ gia đình) để kiểm soát, tố cáo và cùng chịu trách nhiệm, từ đó tạo được mạng lưới an ninh nhân dân. Hay nhà Lý cho đặt chuông kêu oan ở của công đình, dân có oan thì đến đánh chuông kêu oan. Ngoài ra, pháp luật nhà Lý có qui định khen thưởng đối với những người tích cực tố giác tội phạm.Hạn chế thấy rõ nhất của luật pháp nhà Lý là cho người phạm tội được chuộc tội bằng tiền. Qui định này làm bất công giữa người giàu và kẻ nghèo. Người nghèo không có tiền phải chịu tội, còn kẻ giàu lấy tiền coi thường luật pháp, trở nên hống hách. Điểm hạn chế này không được khắc phục ở những triều đại sau mà còn gia tăng mạnh mẽ nhất là thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Nó phát triển thành nạn mua bán quan tước và nạn tham nhũng.
1.3 Thời Trần Nhà Trần thay thế nhà Lý (1225) tiếp tục xây dựng và bảo vệ đất nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có luật pháp. Nhà Trần có nhiều văn bản luật hoàn chỉnh hơn so với nhà Lý. Nổi bật lên là những bộ luật: "Quốc triều tống chế"; "Quốc triều thường lễ"(1230); "Hoàng triều ngọc điệp" (1267); "Hoàng triều đại điển" (1341); "Hình luật thư" (1341); "Công văn cách thức" (1290)... Hầu hết những văn bản luật này có phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực đời sống. Pháp luật triều Trần đề cao ý thức tự chủ, ý thức độc lập dân tộc và sự sáng tạo. Nhà Trần lập ra những cơ quan pháp luật chuyên trách: Thẩm hình viện; tam ti viện; quan địa phương.... Như vậy, triều Trần đã có bước phát triển hơn hẳn về pháp luật so với nhà Lý.Điểm hạn chế của pháp luật Trần ngoài qui định cho chuộc tội bằng tiền, ruộng, pháp luật nhà Trần thể hiện sâu sắc chế độ đẳng cấp như cấm dân không được ăn mặc, xây nhà cửa giống quan lại quý tộc; cùng phạm tội nhưng người đó là quí tộc thì chiụ phạt nhẹ hơn. Thừa nhận sự tồn tại của chế độ nô tỳ. Nhà Trần hôn nhân đồng tộc do đó pháp luật không có qui định về hôn nhân gia đình, thừa nhận tảo hôn, bảo vệ chế độ gia trưởng ...
1.4 Thời Hồ Cuối thế kỉ XIV, triều đại Trần bước vào giai đỵan suy vi, tình hình đất nước rối ren, nông dân khởi nghĩa. Nhân thời cơ đó, Hồ Quý Ly đoạt ngôi về tay họ Hồ (1400). Cũng trong giai đoạn này, Hồ Quý Ly cho thi hành cuộc cải các táo bạo. Cuộc cải cách không lấy được lòng dân nên không thành công. Cũng trong thời gian đó, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ kháng chiến nhanh chóng bị thất bại. Đất nước rơi vào tay giặc. Quân Minh thi hành chính sách vơ vét, bóc lột kinh tế và tàn phá các giá trị văn hoá Đại Việt.Các tư liệu rất ít nhắc đến luật pháp triều Hồ. Tuy nhiên, nhà Hồ có ban hành bộ "Đại Ngu quan chế hình luật" nhưng hiện nay không còn do quân Minh sang đốt phá.. Những chính sách tích cực gắn liền với luật pháp như hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế sự cướp đoạt ruộng đất của quý tộc Trần
1.5 Thời Lê sơ Năm 1427, sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi mở ra cho lịch sử dân tộc một triều đại thịnh trị. Vài chục năm sau vua Lê Thánh Tông anh minh, đã thực hiện những chính sách cai trị tương đối tiến bộ. Trong luật pháp, nhà Lê đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phát triển thành đỉnh cao trong lịch sử pháp luật phong kiến dân tộc. Trong đó nổi lên các bộ luật: "Quốc triều hình luật"; "Luật thư", "Quốc triều luật lệ", "Lê triều quan chế (1471), "Thiên nam dư hạ tập" (1483), "Hồng Đức thiện chính thủ" (1470 – 1497)... Các bộ luật này có phạm vi điều chỉnh rất rộng và qui định rất chi tiết.Trong pháp luật Lê sơ nổi lên vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đó là pháp luật đã bảo vệ quyền lợi người phụ nữ. Đây là điều đặc biệt tiến bộ xét trong hoàn cảnh triều Lê sơ là nhà nước phong kiến chuyên chế mang tư tưởng Nho giáo sâu sắc. Tư tưởng Nho giáo không đề cao phụ nữ. Tuy luật Hồng Đức có học tập các bộ luật của Trung Hoa nhưng về mặt này thì tiến bộ hơn hẳn.Luật tố tụng chặt chẽ thể hiện sự tiến bộ nhân ái, tác dụng ngăn chặn sự tuỳ tiện và thiếu công bằng trong xét xử, buộc người xét xử phải có trách nhiệm đối với những qui định như trên. Do đó luật pháp được đề cao và có tác dụng.Nhà Lê sơ được đánh giá là triều đại với tay đến "lệ làng" một cách sâu sắc và hiệu quả nhất so với các triều đại khác. Đã từ lâu, những phong tục của nhân dân tồn tại trong các làng xã song song với pháp luật nhà nước. Mỗi làng xã là một cộng đồng tương đối hoàn chỉnh. Người dân sống trong làng xã rất tôn trọng "lệ làng" mà xa vời "phép nước". Lệ làng được biểu hiện qua truyền miệng hoặc bản hương ước. Vua Lê Thánh Tông ra chính sách các làng muốn làm hương ước phải soạn và thông qua quan trên. Từ đó nhà nước có thể kiểm soát tốt hơn hương ước làng xã, biến hương ước trở thành bản cụ thể hoá pháp luật nhà nước."Luật Hồng Đức thể hiện rõ nét ý thức giai cấp của nhà Lê trong các mối quan hệ nhưng cũng phản ánh khá rõ nét tính dân tộc. Ở đây nổi lên ý thức bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, của người dân tự do cũng như ý thức bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ."
1.6 Thời nhà Mạc, Lê trung hưng và Nguyễn Tây Sơn. Sau giai đoạn thịnh trị của nhà nước Đại Việt là khoảng thời gian xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng từ cuối thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII. Các cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến với nhau, các cuộc khởi nghĩa nông dân từ Đàng ngoài đến Đàng trong là những sự kiện nổi bật nhất.Thời kì này, luật pháp chủ yếu theo luật thời Hồng Đức. Ở Đàng ngoài xuất hiện thêm bộ "Khánh tụng điều lệ"qui định các thủ tục rõ ràng chặt chẽ hơn. Ngoài ra luật pháp Đàng ngoài có thêm những qui định về cấm đạo Thiên chúa.Ở Đàng trong thế kỉ XVIII, nạn tham nhũng phát triển mạnh. Quan phủ xét kiện ăn hối lộ, bòn rút của dân làm nguồn thu chính. Triều đại Tây Sơn tồn tại ngắn ngủi nên pháp luật không có điểm nổi bật.Nhìn chung pháp luật thời kì này dựa trên bộ luật Hồng Đức. Vì bộ luật đó khá hoàn chỉnh. Và ánh hào quang của nhà Lê vẫn còn nên nó là cơ sở cho sự tồn tại lâu năm của luật Hồng Đức. Ngoài ra, pháp luật không có những thay đổi mạnh vì pháp luật phải dựa trên nền tảng ổn định về chính trị, trong khi thời kì này loạn lạc nhiều.
1.7 Thời nhà Nguyễn Nguyễn Ánh sau khi đánh bại triều đại Tây Sơn đã lập ra triều đình nhà Nguyễn. Triều Nguyễn xây dựng trên cơ sở đề cao tư tưởng Nho giáo. Nhà Nguyễn có 13 đời vua nhưng phần lớn giữ ngôi khi đất nước thuộc Pháp. Pháp luật được đặt ra theo hệ tư tưởng Nho giáo. Từ khi Pháp xâm lược, chúng đã có nhiều tác động đến hệ thống luật pháp nhà Nguyễn. Do đó, bài viết này chỉ nghiên cứu pháp luật phong kiến Việt Nam trước khi có thực dân xâm lược, tức là đến năm 1858.Hiện nay chúng ta có nhiều tư liệu viết về pháp luật triều Nguyễn. Nổi bật nhất trong số bộ luật triều Nguyễn là bộ "Hoàng triều luật lệ" hay còn gọi là luật Gia Long. Bộ luật này cũng giống luật Hồng Đức về phạm vi điều chỉnh rất rộng. Luật Gia Long mang nặng tư tưởng Nho giáo. Nó học tập gần như nguyên mẫu luật của Đại Thanh.Điểm hạn chế của luật Gia Long nói riêng và luật triều Nguyễn nói chung là nó mang nặng tính phân biệt đẳng cấp khắt khe. Nó gần như không có tính dân tộc trong đó vì luật Gia Long gần như sao chép hoàn toàn luật Đại Thanh. Vì vậy, nó tước bỏ quyền phụ nữ, ít quan tâm đến phong tục tập quán và các vấn đề dân luật, ít chú ý đến quan hệ tài sản giữa vợ và chồng... Luật Gia Long là một bước tụt hậu so với luật Hồng Đức.Như vậy, trải qua quá trình lịch sử từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX, pháp luật phong kiến nước ta đã có sự phát triển đi đến hoàn thiện về văn bản luật, phạm vi điều chỉnh, cơ quan chuyên trách... Pháp luật Việt Nam qua các triều đại có sự tồn tại song song giữa luật pháp nhà nứơc với phong tục của nhân dân, nó bao gồm pháp trị và đức trị. Khi nghiên cứu những đặc điểm này sẽ cho chúng ta những bài học lịch sử ý nghĩa.
Câu 18: Thảo luận về nhà nước Việt Nam qua các thời kì phong kiến? (tập trung vào nguồn gốc hình thành, cơ cấu tổ chức và bản chất của nhà nước trong cả giai đoạn) (Văn Lang- Âu Lạc, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn)
1. Thời kì Văn Lang- Âu Lạc
- Nguồn gốc:
+ Tiền đề kinh tế: sự xuất hiện của các công cụ bằng kim loại dần thay thế các công cụ bằng đá; từ săn bắt hái lượm chuyển sang lấy nông nghiệp lúa nước làm chủ đạo; khai phá đồng bằng
+ Tiền đề xã hội: chế độ mẫu hệ chuyển sang phụ hệ; công xã nông thôn xuất hiện và phát triển; xuất hiện sự phân hóa thành các tầng lớp khác nhau
+ Nguyên nhân trực tiếp: trị thủy và chống ngoại xâm; xuất hiện sự phân hóa xã hội
- Cơ cấu tổ chức: sách trang 25
- Bản chất nhà nước: nhà nước sơ khai được hình thành là kết quả của sự chuyển hóa quyền lực xã hội thành quyền lực nhà nước; mang tính đại diện cao, tính liên kết mạnh nhưng tính giai cấp yếu.
Câu 19: Thảo luận về pháp luật Việt Nam qua các thời kì phong kiến? (tập trung vào hình thức, nội dung và bản chất)
1. Thời Văn Lang- Âu Lạc
- Hình thức:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top