lich su nha nuoc phap luat viet nam

CHƯƠNG 1:

SỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM – NHÀ NƯỚC VĂN

LANG – ÂU LẠC

1. Các nhân tố dẫn đến sự hình thành Nhà nước đầu tiên

Bắt nguồn từ giai đoạn Phùng Nguyên và đặc biệt ở giai đoạn Đông Sơn xã hội Việt

Nam đã có sự chuyển biến:

1.1 Chuyển biến về kinh tế

Nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí chủ đạo, năng suất tăng vượt bậc, nền kinh tế

đã có sự chuyển biến cơ bản về mọi mặt.

1.2 Chuyển biến trong xã hội

- Hôn nhân và gia đình: Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ; Sự xuất hiện của

"gia đình nhỏ", chế độ tư hữu ra đời; Công xã nông thôn thay thế cho công xã thị tộc.

- Phân hóa xã hội: căn cứ vào những tài liệu khảo cổ học về hình thức chôn cất và tài

sản chôn theo người chết, xã hội phân chia làm 3 tầng lớp: Tầng lớp quý tộc; Tầng lớp nông

dân công xã nông thôn; Tầng lớp nô tì.

1.3 Yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm

- Nhu cầu trị thủy bắt nguồn từ: Vị trí địa lý, nông nghiệp trồng lúa nước.

- Nhu cầu chống ngoại xâm bắt nguồn từ: Vị trí địa lý, hiện tượng lịch sử tất yếu - tự

vệ và mở rộng lãnh thổ.

2. Quá trình hình thành Nhà nước đầu tiên

2.1 Thời kỳ Văn Lang - Nhà nước trong trạng thái đang hình thành

- Sự chuyển hóa quyền lực xã hội sang quyền lực nhà nước:

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 2

+ Quý tộc thị tộc thành những người quản lý xã hội;

+ Bằng địa vị của mình quý tộc thị tộc chiếm đoạt sản phẩm dư thừa của cộng

đồng.

- Tổ chức quản lý xã hội: hình thành liên minh các bộ lạc vào khoảng thế kỷ VII

TCN, cụ thể: Đứng đầu là Hùng Vương; Chia nước làm 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc

tướng; Dưới bộ có các công xã nông thôn, đứng đầu là Bồ chính.

2.2 Nhà nước Âu Lạc

2.2.1 Lịch sử hình thành Nhà nước Âu Lạc:

- Bắt nguồn từ nhu cầu chống giặc ngoại xâm: người Lạc Việt và người Âu Việt đoàn

kết lại (thành người Âu Lạc) do Thục Phán đứng đầu chống lại cuộc xâm lược của nhà Tần

năm 214 TCN;

- Thục Phán thay thế Hùng Vương, lập nước Âu Lạc năm 208 TCN.

2.2.2 Tổ chức bộ máy nhà nước:

- Thục Phán lên ngôi Vua lấy hiệu An Dương Vương, đóng đô Phong Khê - xây

thành Cổ Loa;

- Dưới Vua có chức quan Lạc hầu;

- Chia nước làm các bộ do các Lạc tướng đứng đầu;

- Công việc ở công xã nông thôn do Bồ chính và Hội đồng công xã giải quyết.

- Tổ chức quân đội chuyên nghiệp.

3. Pháp luật

Pháp luật thành văn chưa tồn tại, các quan hệ trong cuộc sống chủ yếu được điều chỉnh

bằng tập quán pháp, phong tục hay mệnh lệnh khẩu truyền của nhà Vua

CHƯƠNG 2:

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM THỜI BẮC THUỘC

1. Nhà nước và pháp luật của các Chính quyền đô hộ

1.1 Tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ (179 TCN - 938)

1.1.1 Giai đoạn từ năm 179 TCN đến năm 40

- Nhà Triệu (179 TCN - 111 TCN): thực hiện chính sách cai trị "dùng người Việt cai

trị người Việt".

- Chia nước ta thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân, đứng đầu mỗi quận là quan

Điển sứ, giúp việc có quan Tả tướng phụ trách lĩnh vực quân sự.

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 3

- Dưới quận nhà Triệu giữ nguyên cách thức tổ chức chức cổ truyền của người Việt,

chia quận thành các bộ, đứng đầu là các Lạc tướng người Việt.

- Nhà Tây Hán (111 TCN - 8) và nhà Tân (8 - 23): thực hiện chính sách "đồng hóa

ngu dân".

- Nước ta là 3 trong số 9 quận thuộc Châu Giao Chỉ, đứng đầu là quan Thứ sử.

- Gồm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, đứng đầu mỗi quận là quan Thái

thú, giúp việc có quan Đô sứ phụ trách lĩnh vực quân sự.

- Dưới Châu là huyện, đứng đầu là quan Huyện lệnh người Việt.

- Nhà Đông Hán (23 - 39): cơ bản vẫn giữ nguyên 3 cấp chính quyền địa phương như

trước, nhưng có sự tăng cường số lượng quan lại trong bộ máy đô hộ.

1.1.2 Giai đoạn từ năm 43 đến năm 544

Nhà Đông Hán (43 - 220): tiếp tục duy trì chính quyền đô hộ 3 cấp như trước, nhưng

có một số thay đổi:

- Năm 203, triều đình đổi Châu Giao Chỉ thành Giao Châu, đứng đầu là quan Châu

mục. Đối với huyện, thay các viên Huyện lệnh người Việt bằng quan Huyện lệnh người

Hán.

Nhà Đông Ngô, Ngụy (220 - 265): cơ bản giống như trước, nhưng có giai đoạn Giao

Châu chia thành 2 châu: Quảng Châu và Giao Châu. Lãnh thổ nước ta gồm 3 quận: Giao

Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam trực thuộc Giao Châu.

Nhà Tấn, Tống, Tề (265 - 502): cơ bản vẫn tổ chức theo chính quyền 3 cấp: châu -

quận - huyện, chủ yếu chỉ có sự thay đổi trong sự phân chia các quận, như:

- Nhà Tấn chia Giao Châu thành 7 quận trong đó có 6 quận thuộc lãnh thổ của nước

ta.

- Nhà Tống chia Giao Châu làm 6 quận.

- Nhà Tề chia Giao Châu thành 9 quận, trong đó có 7 quận thuộc lãnh thổ nước ta

ngày nay.

Nhà Lương (502 - 544): chia Giao Châu thành 8 châu, trong đó có 6 châu thuộc lãnh

thổ nước ta.

1.1.3 Giai đoạn từ năm 603 đến năm 938

Nhà Tùy (603 - 618): chia nước ta thành 6 quận đặt dưới sự quản lý trực tiếp của triều

đình.

Nhà Đường (618 - 905): thực hiện chính sách cai trị "trấn áp bằng vũ lực, tăng cường

quân sự".

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 4

- Gọi tên nước ta là An Nam đô hộ phủ, đứng đầu là quan Tiết độ sứ.

- Dưới chia thành các châu, đứng đầu là quan Thứ sử (Ở vùng miền núi còn đặt các

châu "Ki Mi").

- Dưới châu là huyện, đứng đầu là quan Huyện lệnh.

- Dưới huyện là hương, chia làm đại hương và tiểu hương.

- Dưới hương là xã, chia làm đại xã và tiểu xã.

1.2 Pháp luật thời kỳ đô hộ (179 TCN - 938)

Các quan hệ trong thời kỳ này được điều chỉnh chủ yếu bằng luật tục của người Việt

và luật pháp của phong kiến Trung Hoa.

Pháp luật hình sự: trừng trị các tội phạm chủ yếu nhằm phục vụ lợi ích của chính

quyền đô hộ.

Pháp luật dân sự: có 2 hình thức sở hữu ruộng đất: Sở hữu tối cao của Hoàng đế

Trung Quốc và sở hữu tư nhân: các chủ sở hữu chủ yếu là những quan lại và địa chủ người

Hán.

2. Chính quyền độc lập, tự chủ

2.1 Chính quyền Hai Bà Trưng (40 - 43)

2.2 Nhà nước Vạn Xuân (544 - 602)

2.3 Chính quyền họ Khúc: (905 - 930)

2.4 Chính quyền Dương Đình Nghệ (931 - 937)

CHƯƠNG 3

TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN VIỆT NAM

1. Nguyên tắc cơ bản trong Tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước phong kiến

Việt Nam.

2. Tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam trước cải cách của Lê Thánh Tông

(X- XV)

2.1 Tổ chức bộ máy nhà nước.

2.1.1 Nhà Ngô (939 – 965)

- Năm 939 Ngô Quyền xưng Vương, đóng đô ở Cổ Loa.

- "Đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục".

- Chia cả nước ra làm Lộ - Phủ - Châu - Giáp - Xã.

2.1.2 Triều Đinh (968 - 980)

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 5

Tổ chức chính quyền trung ương

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế, niên

hiệu Thái Bình. Quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô Hoa Lư.

Quy định quan văn, võ trong triều, bao gồm một số chức quan chủ yếu như: Định quốc

công, Đô hộ phủ sĩ sư, Thập đạo tướng quân, Đô úy, Chi hậu nội nhân,Tăng thống, Tăng

lục, Sùng chân uy nghi.

Tổ chức chính quyền địa phương

Xuất hiện đơn vị hành chính đạo. Đơn vị hành chính cơ sở là xã, đứng đầu có một

Chánh lệnh trưởng và giúp việc là một Tá lệnh trưởng.

2.1.3 Tiền Lê (980 - 1009)

Tổ chức chính quyền trung ương

Năm 980, Thái Hậu Dương Vân Nga cùng tướng sĩ và một số quan lại tôn Thập đạo

tướng quân Lê Hoàn lên làm Vua.

Tiến hành tổ chức quan lại, bao gồm một số chức quan chủ yếu như: Đại tổng quản

quân sự, Thái sư, Thái úy, Nha nội đô chỉ huy sứ.

Tổ chức chính quyền địa phương

Lê Hoàn đổi 10 Đạo thời Đinh thành các cấp Lộ - Phủ - Châu. Dưới châu là giáp và

cuối cùng là cấp xã.

2.2 Bộ máy nhà nước Lý – Trần – Hồ (XI- XIV)

Đây là giai đoạn củng cố và phát triển Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền.

2.2.1 Tổ chức Bộ máy Nhà nước thời nhà Lý

Tổ chức Bộ máy nhà nước trung ương

Đứng đầu là Vua, nắm trong tay toàn bộ quyền lực: ban hành pháp luật, thực thi pháp

luật, giữ quyền xét xử tối cao; đứng đầu quân đội, ngoại giao, chính sách thuế...

Bộ máy giúp việc cho vua gồm:

Quan đại thần với các chức quan: Tam thái (Thái sư - Thái phó - Thái bảo), Tam thiếu

(Thiếu sư - Thiếu phó - Thiếu bảo), Thái úy, Thiếu úy, Bình chương sự.

Các cơ quan chuyên môn gồm: Hàn lâm viện, Khu mật sứ, Quốc tử giám.

Ngoài ra giúp việc cho triều đình còn một số các chức quan khác.

Tổ chức chính quyền địa phương

- Chia cả nước thành 24 lộ và 2 trại (Hoan châu và Ái châu). Đứng đầu lộ là Thông

phán, đứng đầu trại là Chủ trại.

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 6

- Ở vùng đồng bằng, lộ được chia thành phủ, đứng đầu phủ có quan Tri phủ, giúp

việc có quan Phán phủ. Ở vùng miền núi, lộ được chia thành các châu, đứng đầu có quan Tri

châu.

- Đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã, đứng đầu là Xã trưởng.

2.2.3. Tổ chức bộ máy Nhà nước triều Trần - Hồ

Tổ chức bộ máy Triều đình trung ương

Thái Thượng Hoàng và Vua.

Các quan đại thần gồm: Tam thái, Tam thiếu, Tam tư, Thái úy, Thiếu úy và Phiêu kị

tướng quân.

Các cơ quan chuyên môn gồm: Ngự sử đài, Tôn nhân phủ, Giảng đường võ, Tư thiên

giám, Thẩm hình viện, Tam ty viện, Quốc học viện, Khu mật viện, Đăng văn viện, Quốc sử

viện.

Tổ chức chính quyền địa phương

Giai đoạn từ năm 1226 đến 1396:

- Chia cả nước thành 12 lộ, đứng đầu là quan An phủ chánh sứ, giúp việc có quan An

phủ phó sứ.

- Ở miền đồng bằng, lộ chia ra thành phủ, đứng đầu là quan Tri phủ. Ở miền núi, lộ

chia thành châu, đứng đầu là quan Chuyển vận sứ.

- Dưới phủ, châu là xã, đứng đầu là Chánh sử giám, giúp việc có các quan Xã sử, Xã

giám.

Giai đoạn từ năm 1397 đến 1400:

- Chia cả nước thành các lộ, đứng đầu là quan An phủ sứ, giúp việc có quan An phủ

phó sứ.

- Dưới lộ là phủ, đứng đầu là quan Trấn phủ sứ, giúp việc có quan Trấn Phủ phó sứ.

- Dưới phủ là châu, đứng đầu là Thông phán, giúp việc có quan Thiêm phán. Ở miền

núi gọi là châu Ki Mi do các tộc trưởng, tù trưởng đứng đầu.

- Dưới châu là huyện, đứng đầu là quan Lệnh úy, giúp việc có quan Chủ bạ.

- Dưới huyện là xã, đứng đầu là quan Chánh sử giám.

2.3 Bộ máy Nhà nước thời Lê sơ giai đoạn 1428 – 1460 (trước cải cách của vua Lê

Thánh Tông.

- Vua: chủ trương xây dựng nhà nước phong kiến chính thể quân chủ trung ương tập

quyền trên nền tảng nguyên tắc "tôn quân quyền" của Nho giáo.

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 7

- Quan đại thần gồm Tả, Hữu Tướng quốc; Đại Hành Khiển; Tam Tư; Tam Thái;

Tam Thiếu.

- Cơ quan giúp việc nhà Vua - chức năng văn phòng gồm: Thượng Thư Tỉnh, Môn

Hạ Tỉnh, Trung Thư Tỉnh, Nội Thị Tỉnh, Hàn Lâm Viện, Bí Thư Giám.

- Các Bộ:

+ Bộ Lại: đứng đầu Thượng Thư và phó là Tả, Hữu Thị Lang; chức năng quản lý toàn

bộ đội ngũ quan lại trong cả nước.

+ Bộ Lễ: đứng đầu Thượng Thư và phó là Tả, Hữu Thị Lang; chức năng phụ trách lễ

nghi, tế tự, giáo dục, ngoại giao.

- Cơ quan chuyên môn giúp việc nhà Vua (cơ quan tham vấn cho nhà Vua) gồm:

Chính Sự Viện, Nội Mật Viện, Quốc Sử Viện, Quốc Tử Giám, Thái Sử Viện, Ngự Sử Đài,

Đình Úy Ty, Ngũ Hình Viện.

3. Tổ chức Bộ máy nhà nước nhất nguyên chế của phong kiến Việt Nam từ triều Lê

Thánh Tông đến thời Nguyễn

3.1 Tổ chức bộ máy nhà nước từ sau cải cách Lê Thánh Tông (1460 - 1527)

3.1.1. Vua: chủ trương xây dựng nhà nước phong kiến quân chủ trung ương tập

quyền cao độ, trên nguyên tắc:

+ Tinh giản quan chế, cơ quan và cấp chính quyền trung gian, đảm bảo tập trung

quyền lực của Vua.

+ Tổ chức cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau trong hoạt động giữa các cơ quan để

loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách nhiệm của quan chức nhà nước.

+ Thực hiện nguyên tắc tản quyền, ngăn chặn tiếm quyền.

3.1.2. Quan đại thần

+ Tam Thái: Thái sư, Thái phó, Thái bảo (Chánh nhất phẩm);

+ Tam Thiếu: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo (Chánh nhị phẩm).

+ Thái úy, Thiếu úy.

3.1.3. Cơ quan giúp việc nhà Vua - chức năng văn phòng gồm: Hàn lâm viện, Đông

các viện, Trung thư giám, Hoàng môn tỉnh, Bí thư giám.

3.1.4. Lục Bộ:

Lục Bộ là những cơ quan quản lý trong một ngành, lĩnh vực nhất định; đứng đầu

mỗi Bộ là quan Thượng thư (Tòng nhị phẩm), dưới có quan Tả, Hữu Thị lang (Tòng tam

phẩm) giúp việc.

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 8

Mỗi Bộ được tổ chức thành: Thanh lại ty (cơ quan phụ trách công việc chuyên

môn) và Tư vụ sảnh (cơ quan phụ trách công việc văn phòng).

Tổ chức Lục Bộ, cụ thể:

+ Bộ Lễ: chức năng phụ trách lễ nghi, tế tự, giáo dục, ngoại giao. Bộ Lễ có một

Thanh lại ty Là Nghi chế thanh lại ty.

+ Bộ Lại: chức năng tuyển bổ, thăng thưởng, giáng chức, thuyên chuyển quan lại . Bộ

có một Thuyên khảo Thanh lại ty.

+ Bộ Hộ: chức năng quản lý ruộng đất, tô thuế, kho, nhân khẩu, lương của quan và

quân trong cả nước; Bộ có 2 Thanh lại ty: Độ chi và Bản tịch Thanh lại ty.

+ Bộ Hình: chức năng trông coi hình pháp, xét xử và ngục tụng; có 4 Thanh lại ty:

Thanh hình, Thận hình, Minh hình và Tường hình Thanh lại ty.

+ Bộ Công: chức năng trông coi công việc xây dựng cung điện, đường xá, cầu

cống,… và quản lý công xưởng, thợ thuyền của Vua; Bộ có 2 Thanh lại ty: Doanh thiện và

Công trình Thanh lại ty.

+ Bộ Binh: chức năng quản lý về lĩnh vực quân sự; có 2 Thanh lại ty: Vũ khố và

Quân vụ Thanh lại ty.

3.1.5. Lục Khoa:

Lục khoa là các cơ quan phụ trách giám sát, kiểm soát hoạt động của Lục Bộ; đứng

đầu mỗi Khoa là quan Đô cấp sự trung (Chánh thất phẩm), dưới có quan Cấp sự trung

(Chánh bát phẩm) giúp việc.

3.1.6. Lục Tự

Lục tự là những cơ quan có chức năng trông coi những công việc mà Lục Bộ không

quản lý hết được; đứng đầu mỗi Tự là quan Tự khanh (Chánh ngũ phẩm), dưới có quan

Thiếu khanh (Chánh lục phẩm) giúp việc. Cụ thể:

+ Đại lý tự: xem xét lại những án nặng đã xử, gửi kết quả qua Bộ Hình để tâu lên xin

quyết định nhà Vua.

+ Thái bộc tự: trông nom xe, ngựa của Vua và Hoàng tộc.

+ Thái thường tự: thi hành thể thức lễ nghi, âm nhạc và trông coi đền thờ thổ địa.

+ Quang lộc tự: cung cấp, kiểm tra đồ ăn uống trong các buổi tế lễ, yến tiệc triều

đình.

+ Hồng lô tự: tổ chức các buổi xướng danh cho tân khoa Tiến sĩ; lo nghi lễ đón khách

quý của Vua; phụ trách an táng quan to trong triều.

+ Thường bảo tự: giữ việc đóng ấn vào quyển thi của thí sinh trong kỳ thi Hội.

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 9

3.1.7. Cơ quan chuyên môn giúp việc nhà Vua

+ Ngự sử đài: chức năng kiểm soát đội ngũ quan lại, giám sát việc thực hiện pháp

luật; đứng đầu là quan Đô ngự sử (Chánh tam phẩm), dưới là quan Phó Đô ngự sử (Chánh

tứ phẩm).

+ Tôn nhân phủ: phụ trách công việc biên chép gia phả của Hoàng tộc, tiến cử người

trong Hoàng tộc cho Bộ Lại, xét xử kiện tụng trong tôn thất; đứng đầu là quan Tôn nhân

lệnh (Chánh tam phẩm), dưới có quan Tả, Hữu Tôn chính (Tòng tam phẩm) giúp việc.

+ Thông chính ty: phụ trách chuyển đạt công văn, chỉ dụ của Vua xuống dân và

ngược lại; đứng đầu là quan Thông chính sứ (Tòng tứ phẩm).

+ Quốc tử giám: phụ trách giáo dục và đào tạo sĩ tử trong cả nước, trông coi Văn

Miếu; đứng đầu là quan Tế tửu (Tòng tứ phẩm), dưới có quan Tư nghiệp (Tòng ngũ phẩm)

giúp việc.

+ Thái y viện: phụ trách chăm sóc sức khỏe của nhà Vua và quan lại, quản lý y dược

trong cả nước; đứng đầu là quan Đại sứ (Chánh ngũ phẩm), dưới có quan Viện sứ (Tòng

ngũ phẩm) giúp việc.

+ Tư thiên giám: chức năng làm lịch, dự báo thời tiết, dự báo việc lành dữ tâu lên

nhà Vua; đứng đầu là quan Tư thiên lệnh (Chánh lục phẩm), dưới có quan Điểm thư (Tòng

lục phẩm) giúp việc.

+ Quốc sử viện: chức năng ghi chép và biên soạn sử của Vương triều; đứng đầu là

quan Tu soạn (Chánh bát phẩm), dưới có quan Biên lục (Tòng bát phẩm) giúp việc.

3.1.8. Cơ quan quản lý nông nghiệp

+ Sở đồn điền: phụ trách lập và quản lý đồn điền; đứng đầu là quan Đồn điền sở sứ

(Tòng bát phẩm);

+ Sở tầm tang: trông coi trồng dâu, nuôi tằm; đướng đầu là quan Tầm tang sở sứ

(Tòng bát phẩm);

+ Sở thực thái: trông coi rau màu; đứng đầu là quan Thực thái sở sứ (Chánh cửu

phẩm);

+ Sở điền mục: trông coi chăn nuôi gia súc; đứng đầu là quan Điền mục sở sứ

(Chánh cửu phẩm).

3.2 Bộ máy nhà nước thời Nguyễn (1802 - 1884)

Vua: triều Nguyễn thực hiện chế độ tập quyền độc tôn cao độ, hạn chế sự phân chia

quyền lực. Nắm giữ tuyệt đối quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; quân đội, thuế, ngoại

giao,… Hoàng thân không được Vua giao nhiệm vụ không được can dự triều chính.

Quan đại thần: Tứ trụ triều đình, Phụ chính đại thần, Cửu khanh.

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 10

Nội các: cơ quan văn phòng của nhà Vua.

Cơ mật viện: chức năng tư vấn tối cao quân sự; soạn thảo công văn quan trọng vận

mệnh triều đình. Chia thành: Nam chương kinh và Bắc chương kinh, do các quan Cơ mật

đại thần và Cơ mật hành tẩu quản lý.

Bộ: gồm 6 bộ, đứng đầu mỗi bộ là quan Thượng thư (Chánh nhị phẩm), dưới có quan

Tả, Hữu Tham tri (Tòng nhị phẩm) và Tả, Hữu Thị lang (Chánh tam phẩm) giúp việc. Mỗi

bộ tổ chức thành: Ấn ty - Trực xứ; Thanh lại ty.

Cơ quan tư pháp và giám sát: Tam pháp ty (bao gồm Bộ Hình, Đại lý tự, Đô sát viện).

Cơ quan giúp việc nhà Vua, Hoàng tộc gồm: Tôn nhân phủ, Thái y viện, Thái bộc tự,

Hàn lâm viện.

Cơ quan giao thông, vận chuyển gồm: Ty tào chính, Ty bưu chính, Ty thông chính,

Cơ quan quản lý kho bãi gồm: Nội vụ phủ, Thương trường, Vũ khố, Mộc thương.

Cơ quan văn hóa - giáo dục gồm: Quốc sử quán, Quốc tử giám, Khâm thiên giám,

Viện tập hiền, Thượng bảo tự, Hồng lô tự, Thái thường tự, Quang lộc tự.

4. Tổ chức Bộ máy nhà nước lưỡng đầu chế của Nhà nước phong kiến Việt Nam trong

giai đoạn nội chiến phân liệt

4.1. Tổ chức bộ máy nhà nước ở Đàng ngoài

Vua và Chúa

Các chức quan và cơ quan giúp việc cho Vua Lê:

Một số chức quan gồm: Tam thái, Tam thiếu, Tam tư, Thái úy, Thiếu úy…

Một số cơ quan giúp việc gồm: Hàn lâm viện; Đông các viện; Trung thư giám; Lục

Bộ.

Các cơ quan làm việc trong Phủ chúa gồm Ngũ phủ Phủ liêu:

+ Quan văn: đứng đầu là quan Tham tụng, giúp việc có quan Bồi Tụng. Hai chức quan

này được gọi là quan Phủ liêu.

+ Quan võ: Chúa Trịnh chia ra 5 phủ. Đứng đầu mỗi phủ có quan Tả, Hữu Đô đốc. Lục

phiên: gồm Lại Phiên - Bộ Phiên - Hộ Phiên - Binh Phiên - Hình Phiên - Công Phiên. Đứng

đầu mỗi phiên là quan Tri phiên (tòng nhị phẩm) và giúp việc có quan Phó Tri phiên (tòng

tam phẩm) đều do Vua Lê bổ nhiệm. Tổ chức mỗi phiên có 3 loại cơ quan chủ yếu sau: cơ

quan văn phòng phụ trách công việc giấy tờ; cơ quan phụ trách tài chính và cơ quan phụ

trách công việc chính của Phiên đó.

4.2. Tổ chức chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng trong

4.2.1. Giai đoạn từ 1600 - 1744

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 11

+ Chúa Nguyễn là người đứng đầu bộ máy nhà nước ở chính dinh và đặt ra tam ty ở

Chính dinh, gồm:

+ Ty xá sai: đứng đầu là quan Đô tri, giúp việc có quan Ký lục.

+ Ty tướng thần: đứng đầu là quan Cai bạ.

+ Ty lệnh sử: có quan Nha úy đứng đầu.

+ Bốn chức quan mới làm tứ trụ đại thần, gồm nội tả, ngoại tả, nội hữu, ngoại hữu.

4.2.2. Giai đoạn 1744 - 1777

+ Chúa Nguyễn đứng đầu bộ máy Nhà nước.

+ Quan tứ trụ đại thần.

+ Bộ: đứng đầu là quan Thượng thư, phó chức là quan Tả, Hữu Thị lang. Gồm có 6 Bộ:

Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Bộ Lễ.

CHƯƠNG 4:

PHÁP LUẬT VIÊT NAM THỜI PHONG KIẾN

1. Những quy định trong lĩnh vực Hình sự của pháp luật phong kiến Việt Nam

1.1. Hệ thống hình phạt

+ Ngũ hình

+ Hình phạt ngoài ngũ hình

1.2. Các nguyên tắc chung

1. 2.1. Nguyên tắc mọi vi phạm pháp luật đều bị trừng trị bằng hình phạt.

1. 2.2. Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể..

1. 2.3. Nguyên tắc về trách nhiệm hình sự.

1.2.4. Nguyên tăc chiếu cố.

1.2.5. Nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.

1.2.6. Nguyên tắc thân thuộc được che dấu tội cho nhau.

1.3. Tôi phạm

1.3.1. Quan điểm về tội phạm, cấu thành tội phạm.

1.3.2. Tôi thập ác.

1.3.3. Các loại tội ngoài Thập ác.

2. Những qui định trong lĩnh vực hôn nhân gia đình của pháp luật phong kiến Việt

Nam

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 12

2.1. Nguyên tắc của chế độ hôn nhân – gia đình phong kiến Việt Nam

2.1.1. Nguyên tắc của chế độ hôn nhân

2.1.2. Nguyên tắc của chế độ gia đình

2.2. Những qui định của pháp luật phong kiến Việt Nam về hôn nhân

2.2.1. Chế định kết hôn.

2.2.2. Quan hệ vợ chồng

2.2.3. Chế định chấm dứt hôn nhân.

2.3. Những qui định của pháp luật phong kiến Việt Nam về gia đình

2.3.1. Quan hệ cha mẹ - các con.

2.3.2. Quan hệ vợ cả - vợ lẽ.

2.3.3. Quan hệ giữa các thân thuộc khác

3. Những quy định trong lĩnh vực dân sự của pháp luật phong kiến Việt Nam (XXIX)

3.1. Chế định về quyền sở hữu

3.1.1. Nội dung cơ bản về hình thức sở hữu trong pháp luật phong kiến.

3.1.2. Những quy định của pháp luật phong kiến về quyền sở hữu.

3.1.3. Đặc điểm về quyền sở hữu trong pháp luật phong kiến.

3.2. Chế định hợp đồng.

3.2.1. Điều kiện và chủ thể của hợp đồng trong pháp luật phong kiến.

3.2.2. Hình thức và thủ tục kí kết hợp đồng.

3.2.3. Các loại hợp đồng.

3.3. Chế định thừa kế

3.3.1. Khái niệm thừa kế trong pháp luật phong kiến.

3.3.2. Thừa kế tài sản hương hoả.

3.3.3. Thừa kế tài sản thông thường.

3.4. Trách nhiệm dân sự .

3.4.1. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.

3.4.2. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.

3.4.3. Trách nhiệm dân sự do hành vi phạm tội.

4. Những qui định trong lĩnh vực tố tụng của pháp luật phong kiến Việt Nam

Đề cương hướng dẫn học tập môn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam | Trang 13

4.1. Các cấp xét xử.

4.1.1. Các cấp xét xử và thẩm quyền của các cấp xét xử.

4.1.2. Căn cứ quy định thẩm quyền của các cấp xét xử.

4.2. Các thủ tục tố tụng qui đinh trong pháp luật phong kiến VN.

4.2.1. Thụ lí đơn kiện.

4.2.2. Điều tra, truy bắt, xét hỏi.

4.2.3. Xét xử.

4.2.4. Giam giữ

4.3. Biện pháp kiểm soát xét xử

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: