Lich Su Kinh Te quoc dan
Chương II: KINH TẾ QUỐC TẾ
I : Cách mạng công nghiệp Anh
1)Tiền đề
a)Kinh tế :
-Nước Anh có hệ thống công tường thủ công rất phát triển ( Do thông qua buôn bán ngoại thương ; buôn bán nô lệ phát triển tích lũy vốn)
-Có nguồn vốn lớn qua tích lũy nguyên thủy tư bản
-Có hệ thống thuộc địa rộng lớn , đó là thị trường và là nơi cung cáp nguyên liệu
b)Chính trị
-CMCN Anh diễn ra rất sớm và triệt để , nó thủ tiêu được mọi trở ngịa trên con đường phát triển sản xuất .
-Các đạo luật về ruộng đất , luật bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản , luật cấm xuất khẩu các công cụ máy móc và bản vẽ kỹ thuật , luật cấm lao động kỹ thuật ra nước ngoài đã thực sự trở thành một tiêu đề cho CMCN Anh
2)Diến biến ( 1733 - 1825 )
CMCN Anh thực sự diễn ra từ 1733 đến 1825 với việc xuất hiện chiếc thoi bay đầu tiên trong nghành dệt , phát minh này đã làm cho năng suất trong ngành dệt tăng lên nhanh chóng và mâu thuẫn với ngành kéo sợi . Cuối năm 1768 chiếc máy kéo sợi tên là Gienni ra đời là công cụ bán cơ khí . Và đến năm 1785 máy dệt cơ khí đã ra đời .
-Năm 1784 Henxicoc phát minh ra phương pháp dùng than đá để nấu gang thành sắt . Phát minh này làm cho năng suất của ngành luyện kim tăng . Năm 1789 chiếc cầu sắt đầu tiên được xây dựng ở thành phố Looc của Anh . Năm 1830 tuyến đường sắt đầu tiên ra đừoi dài 27 km nối từ Liverpool đến Manchester của Anh
-Cách mạng trong lĩnh vực năng lượng cũng có những ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp
-Năm 1784 Giêm-oat đã sáng chế ra máy hơi nước và nó trở thành biểu tượng cuat thời kỳ phát triển của CNTB
Như vậy CMCN Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ đế công nghiệp nặng
3)Đặc điểm
-CMCN Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ đến các ngành công nghiệp nặng
-Bắt đầu từ các máy công cụ đến các máy động lực đỉnh cao nhất là máy hơi nước
-Tuân theo trình tự từ thấp đến cao , từ thủ công đến nữa cơ khí và cơ khí
-CMCN Anh cũng là quá trình tước đoạt và bần cùng hóa nhân dân lao động ở trong nước và các nước thuộc địa
4)Kết quả của CMCN Anh
-Kinh tế : Cuộc CMCN là bước nhảy vọt trong quá trình phát triển sức sản xuất ở Anh , nó tạo ra một nền tảng công nghiệp đại cơ khí , đến gần cuối thế kỷ 19 nước Anh trở thành "Công xưởng của thế giới " có vai trò hàng đầu về tín dụng và thương mại quốc tế . Sản lượng công nghiệp Anh chiếm 50% sản lượng công nghiệp thế giới . Tuy nhiên các cuộc khủng hoảng kinh tế chu kỳ vẫn diễn ra , làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt , sản xuất giảm sút , hàng ngàn hãng buôn bị phá sản và đời sống người công nhân vô cùng khó khăn
-Chính trị : Cơ cấu giai cấp trong xã hội thay đổi , CMCN đã làm phá sản nông dân và thợ thủ công , đời sống của công nhân bị bần cùng hóa
-Thay đổi cơ cấu dân cư : Dân cư trong nước bị xáo trộn , sự phân bố lực lượng sản xuất mới xuất hiện , nhiều thành phố trở thành những trung tâm công nghiệp . Dân cư trong thành phố tăng lên nhanh chóng và ngược lại dân cư trong nông thôn giảm . Quá trình CMCN đồng thời là quá trình đô thị hóa và phát triển phân công lao động xã hội
II : Kinh tế TBCN giai đoạn 1951 - 1973
Đây là thời kì hoàng kim nhất của các nước tư bản . Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước tư bản tăng trung bình 5,3% một năm
1)Những thành tựu
-Công nghiệp : Phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5,5% . Các ngành công nghiệp then chốt như cơ khí , điện , hóa chất có tốc độ tăng trưởng 7-8% một năm . Các ngành công nghiệp khác như luyện kim , dệt tăng 3-5% một năm
-Nông nghiệp : sau chiến tranh , nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp đã được hiện đại hóa , nhờ đó giá trị sản lượn trong nông nghiệp tăng lên nhanh chóng , nhiều nước xuất khẩu được lương thực
2)Nguyên nhân
a)Do ứng dụng những thành tựu mới của CMKHKT lần 2
-CMKHKT lần 2 đã làm thay đổi các ngành kinh tế quốc dân , đó là sự thay đổi của 3 ngành : công nghiệp , nông nghiệp và dịch vụ theo hướng tỷ trong nông nghiệp giảm xuống , tỷ trọng trong công nghiêọ và dịch vụ tăng . Cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng có sự thay đổi . Các ngành truyền thống có tốc độ phát triển chậm hơn các ngành công nghiệp hiện đại .
-CMKHKT thúc đẩy sự phân công lao động giữa các nước TBCN ngày càng sâu sắc và tiến tới từng bước chuyên môn hóa một số ngành
-CMKHKT đãlàm thay đổi hình thức tổ chức và phương pháp quản lý theo hướng trang bị máy tính điện tử vào các khâu của sản xuất
b)Do sự can thiệp của nhà nước vào đời sống kinh tế xã hội
-Chính phủ các nước tư bản can thiệp vào đời sống kinh tế xã hội thông qua các chính sách vĩ mô : chính sách tài chính , tiền tệ , tài khóa
-Nhà nước đầu tư và xây dựng hạ tầng : Giao thông vận tải , cung ứng điện nước ...
-Thực hiện chính sách nhà nước phúc lợi , tăng chi tiêu cho phúc lợi xã hội để làm giảm đi những mâu thuẫn giai cấp , tạo sự ổn định tương đối cho phát triển kinh tế .
c)Do liên kết giữa các nước tư bản
Thông qua một số tổ chức như : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT ( 1947 ) , có tác dụng làm giảm hàng rào thuế quan , thúc đẩy thương mại các nước thành viên phát triển ; tổ chức thương mại thế giới WTO ; Hệ thống tiền tệ Bretton wood ( 1944 ) với việc xác lập tỉ giá hối đoái xác định đồng tiền các nước tư bản với đô la Mĩ và đô la Mĩ với Vàng ( ÌM và WB cũng ra đời trong thời kỳ này ) ; cộng đồng kinh tế Châu Âu EEC
d)Do sự đẩy mạng quan hệ kinh tế với các nước đang phát triển vì
-Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú , quan hệ với các nước này các nhà tư bản sẽ mua được dầu mỏ với giá rẻ ( 1-3 đô la / thùng )
-Có nguồn nhân công lao động dồi dào , giá rẻ
e)Tăng cường quân sự hóa nền kinh tế
-Bằng cách sản xuất các loại vũ khí rồi bán để thu lợi nhuân
-Tăng cường quân sự hóa nhằm tạo ra sự cân bằng , an toàn xã hội và an ninh quốc gia
-Thu hút đầu tư giải quyết việc làm
III : Kinh tế TBCN thời kì điều chỉnh từ 1982 đến nay
1)Nội dung điều chỉnh
-Điều chỉnh sự can thiệp của chính phủ theo hướng làm tăng hiệu quả của cơ chế thị trường . Đó là giảm tỉ lệ chi tiêu của nhà nước và ngân sách , hạn chế cung tiền , ngăn chặn lạm phát
-Kích thích phát triển khi vực kinh tế tư nhân . Mỹ cắt giảm 25% thuế thu nhập cá nhân trong 3 năm từ 1981 đến 1984 . Anh và các nước Tây Âu giảm thuế trực thu , mở rộng thuế giá trị gia tăng , nới lỏng sự kiểm soát hành chính , tạo điều kiện cho các ngành doanh nghiệp tự do kinh doanh
-Điểu chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng giảm bớt những ngành sử dụng nhiều năng lượng và nhân công . Đẩy mạng nghiên cứu và ứng dụng những ngành công nghệ cao như : Kỹ thuật điện tử, thông tin khoa học , công nghệ vũ trụ...
-Điều chỉnh quan hệ kinh tế quốc tế : Để làm dịu bớt đi những mâu thuẫn , các nước tư bản đã tăng cường quan hệ kinh tế quốc tế thông qua đối thoại không đối đầu
2)Kết quả điều chỉnh
-Tốc độ tăng trưởng : từ 1983 đến 1990 GDP bình quân tăng 3,2% . Riêng Mỹ trong 10 năm từ 1990 đến 1999 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,4% . Nhật Bản có mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong thế giới là 4% trong thời gian 1989 - 1990 . Tuy nhiên từ 1990 kinh tế Nhật bản lâm vào tình trạng khó khăn , tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,4%
-Cơ cấu kinh tế : thay đổi mạnh mẽ theo hướng các ngành khoa học mới . Ở Mỹ , các ngành công nghệ cao chiếm trên 50% . Nhật Bản trên 30% những ngành này đóng góp 50-60% vào tăng trưởng kinh tế . Tính quốc tế hóa nền kinh tế cũng được tăng cao do hoạt động của những công ty xuyên quốc gia ( TNCs ) . Cho đến nay trên thế giới cõ hơn 90000 công ty xuyên quốc gia . Những công ty này khống chế 1/3 tài sản vốn và 40% giá rị sản xuất của thế giới .
IV : Thời kỳ bùng nổ kinh tế Mỹ ( 1865 - 1913 )
1)Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865 : Kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng đứng đầu thế giới về công nghiệp và nông nghiệp
a)Công nghiệp : Mỹ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, đầu tư KHKT vào các ngành khai mỏ , luyện kim. Từ 1860 - 1894 tổng giá trị sản lượn công nghiệp của Mỹ tăng 4,98 lần . Nhiều ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng như : luyện kim , khai thác than , điện ... Các ngành sản xuất hàng tiêu dùng cũng phát triển mạng như may mặc , giày da , chế biến thực phẩm
b)Nông nghiệp : trước 1865 kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn do Mỹ tồn tại 2 hình thái kinh tế
-Phía Bắc : nông nghiệp di theo hướng tổ chức các trang trại
-Phía nam : Phát triển các đồn điền
Vì vậy từ 1865 - 1913 Mỹ đã thống nhất mô hình kinh tế trang trại theo kiểu TBCN là thành công lớn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ . Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh và chuyên canh , sử dụng máy móc kỹ thuật , do đó sản lượng năm 1943 tăng 4 lần so với năm 1987 . Ngoài ra nhà nước còn có chính sách khuyến khích kinh tế trang trại nhưng không đánh thuế vào
c)Ngoại thương : phát triển mạnh , xuất khẩu năm 1913 tăng hơn 5 lần so với năm 1899 , thị trường buôn bán chủ yếu là Canada và các nước châu Á đặc biệt là Ấn Độ và Nhật Bản .
d)Giao thông vận tải pt mạnh , năm 1913 tổng chiều dài đường sắt tăng 3 lần so với năm 1870
2)Nguyên nhân
-Do kết quả của cuộc nội chiến ( 1861 - 1865 ) đã xóa bỏ chế độ đồn điền ở phía Nam , tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp và nông nghiệp
-Do có sự thu hút vốn và lao động kĩ thuật từ các nước châu Âu . Từ 1861 - 1865 có khoảng 5 triệu người từ các châu lục tràn sang trong đó có nhiều nhà doanh nghiệp , nhiều chuyên gia kỹ thuật và đội ngũ công nhan đông đảo , họ mang theo nhiều kinh nghiệm quản lý tiên tiến hiện đại
-Do tiếp thu , kế thừ kinh nghiệm , kỹ thuật của các nước khác , hơn nữa Mỹ có nhiều phát minh sáng chế , tạo điều kiện cho sự phát triển các ngành công nghiệp như chế tạo ô tô , hóa chất , luyện kim , công nghiệp hiện đại
-Dó các tổ chức độc quyền có quy mô lớn , thâu tóm hầu hết các ngành kinh tế , chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp , nông nghiệp , ngân hàng , ngoại thương , bảo hiểm ... Đến đầu thế kỷ 20 ở Mỹ có khoảng 800 tổ chức độc quyền chủ yếu là Trust , điều hành 5000 xí nghiệp
V-Điều chỉnh kinh tế Mỹ ( 1983 đến nay )
1)Các biện pháp điều chỉnh
-Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ . Mĩ tăng chi tiêu cho phát triển và nghiên cứu ( R&D ) trong năm 1980 gấp 3 lần so với năm 1970 . Bên cạnh đó Mĩ tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao đặc biệt là các thiết bị thông tin và vật liệu
-Đổi mới tổ chức và quản lý trong công nghiệp cho phù hợp với trang thiết bị hiện đại , Mỹ chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu , ứng dụng khoa học kỹ thuật
-Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài ( FDI ) và đầu tư ra nước ngoài
-Phát triển các công ty xuyên quốc gia
-Khuyến khích các doạnh nhân mở các xí nghiệp vừa và nhỏ , đồng thời đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm giải quyết việc làm
-Tăng cường điều chỉnh vai trò của nhà nước thông qua các quan hệ thị trường
-Tích cực thu hút nhân tài ở nước ngoài
2)Kết quả điều chỉnh
-Tốc độ tăng trưởng GDP : từ 1980 - 1997 GDP là 2,9% năm 1998 là 3,7%
-Ngoại thường : Kim nghạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm , năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu chiếm 25% GDP , trong đó nhập khẩu hàng dệt may là 15 tỉ USD , giày dép kà 27 tỉ USD . Những mặt hàng xuất khẩu là các thiết bị công nghệ cao phục vụ cho công nghiệp và nông nghiệp , các mặt hàng nhập khẩu là tư liệu sản xuất , hàng phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng . Tuy nhiên thâm hụt cán cân thương mại tương đối cao , năm 2006 là 764,6 tỉ USD
-Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) : Mỹ là nước thu hút FDI lớn nhất thế giới và cũng là nước đầu tư ra nước ngoài nhiểu nhất trên thế giới
3)Bài học kinh nghiệm
-Mỹ luôn biêt tận dụng và khai thác những điều kiện thuận lợi trong nước và quốc tế để đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế
-Trong từng thời kỳ phát triển , Mỹ luôn nắm bắt kịp thời những thành tựu khoa học và công nghệ để hiện đại hóa nền kinh tế , nhờ đó Mỹ đã giành được lợi thế cạnh tranh , vượt lên trên các nước tư bản ở châu Âu và giữ vững vị trí hàng đầu trong nền kinh tế thế giới suốt một thế kỷ qua
-Nhà nước can thiệp rất hạn chế vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp , điều tiết các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế vĩ mô .
-Hoạt động kinh tế đối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng thúc đẩt sự tăng trưởng , mở rộng quy mô kinh doanh của Mỹ . Viện trợ phát triển là công cụ được nhà nước sử dụng không chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị mà cả mục tieu kinh tế , Mỹ còn dùng cả áp lực quân sự để thực hiện những mục tiêu kinh tế quan trọng trong quan hệ đối ngoại
VI-Cách mạng công nghiệp Nhật
1)Diễn biến
-CMCN Nhật bắt đầu từ khi chưa kết thúc giai đoạn công trường thủ công vì Nhật thừa kế kinh nghiệm của những nước đi trước về kỹ thuật cũng như cách thức tổ chức . Tuy nhiên so với Anh , Pháp , Mỹ thì Nhật tiến hành CMCN trong điều kiện hết sức khó khăn ( 80% dân cư sống bằng bằng nghề nông , công trường thủ công còn ở trình độ thấp , tài nguyên khoáng sản hạn chế ... )
-Nguồn vốn : trong khoàng 20 năm đầu thực hiện CMCN , nguồn vốn chủ yếu dựa vào nông nghiệp , do vậy để có thêm nguồn vốn Nhật đã tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng để vơ vét tài nguyên và đòi bồi thường chiến tranh ,tạo thêm vốn để xây dựng nền công nghiệp hiện đại từ 1894 - 1895 xảy ra chiến tranh Trung - Nhật , Trung Quốc thất bại phải bồi thường cho Nhật 360 triệu yên
-Vai trò của nhà nước : Nhà nước bỏ vốn đầu tư xây dưnhj cơ bản từ 60-70% tổng số vốn đầu tư , đồng thời trức tiếp đứng ra xây dựng nhiều xí nghiệp rồi bán lại cho tư nhân hoặc cho tư nhân thuê để kinh danh. Nhà nước khuyến khích và trợ cấp để thành lập các cơ quan mậu dịch quốc tế , ưu tiên nhập khẩu một số ngành kỹ thuật cao như luyện kim , đóng tàu ..
-CMCN Nhật khởi đầu từ công nghiệp nhẹ nhưng các ngành công nghiệp khác như giao thông vận tải , công nghiệp quốc phòng đã xuất hiện rất sớm và phát triển nhanh
-Đặc điểm nổi bật trong CMVN đó là sự tách rời giữa công nghiệp và nông nghiệp . Nông nghiệp ngày càng lạc hậu hơn so với công nghiệp mặc dù đã được áp dụng KHKT . Đầu thế kỷ 20 ở Nhật hình thành 2 khu vực: công nghiệp hiện đại và nông nghiệp lạc hậy
2)Hậu quả
-Sự thúc đẩy phát triển công nghiệp và thành thị
-Khoàng cách về trình độ phát triển của thành thị và nông thôn tăng lên
-Nhờ CMCN mà Nhật đã đi trước một bước so với các nước trong khu vực
VII-Kinh tế Nhật Bản 1952 - 1973
Đây là giai đoạn phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản
1)Biểu hiện
Tốc độ phát triển GDP trung bình tăng 9,8% là cường quốc đứng thứ 2 trên thế giới
-Công nghiệp : sản lượn công nghiệp từ 1950 - 1960 tăng 15,9% từ 1961 - 1969 tăng 13,5% , năm 1964 Nhật đứng thứ 2 thế giới về mặt hàng điện tử , năm 1969 Nhật đứng đầu các nước tư bản về công nghiệp đóng tàu , có 6/10 nhà máy đứng đầu thế giới loại trên 100000 tấn chiếm trên 50% số đơn đặt hàng của các nước trên thế giới
-Nông nghiệp : Đã được cơ khí hóa và trang bị máy móc, thiết bị sản xuất
-Giao thông vận tải : đầu thập kỷ 70 , Nhật Bản đứng đầu các nước tư bản về vận tải đường biển
-Ngoại thương tăng nhanh qua các năm : Năm 1968 Nhật Bản đứng thứ 7 trên thế giới , năm 1970 đứng thứ 2 trên thế giới , từ 1950 - 1971 kim nghạch ngoại thường tăng 25 lần , trong đó xuất khẩu tăng 30 lần , nhập khẩu tăng 21 lần
2)Nguyên nhân
a)Vai trò nhân tố con người : Người Nhật rất chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những công nghệ mới , công nhân không chỉ được đào tạo trong các trường hướng nghiệp mà còn được đào tạo trong các xí nghiệp . Đối ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo , có kỹ thuật cao , nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường và thay đổi phương pháp kinh doanh . Hơn nữa người Nhật đã được giáo dục đức tính cần lù , lòng trung thành và tính phục tùng cao , do đó đã góp phần đắc lực vào sự phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước , đem lại thắng lợi cho các công ty Nhật bản trên thị trường quốc tế
b)Duy trì tích lũy vốn cao và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả
-Tích lũy vốn : Nhật bản tích lũy bằng cách giảm chi tiêu cho quân sự , giảm chi cho phúc lợi xã hội tăng đầu tư ra nước ngoài , tăng cường đầu tư triệt để nguồn vốn tiết kiệm cho nhân dân , tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của Nhật Bản thời kỳ này là 30-35% GDP cao hơn 2 lần so với Anh và Mỹ
-Sử dung vốn : Nhật bản sử dụng vốn chủ yếu vào những ngành sản xuất hiện đại và có hiệu quả cao như : điện tử , ô tô , đóng tầu , hóa chất ...
c)Tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật : Nhật Bản đã đi tắt và đón đầy những thành tựu khoa học công nghệ mới nhất của Âu - Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ , mua các phát minh sáng chế . việc nhập khẩu công nghệ đãlàm cho tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình hàng năm của Nhật Bản 1955 - 1965 là 9,4 % . Bằng cách đi như vậy , chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh KHKT Nhật Bản đã có bước phát triển nhảy vọt
d)Vai trò của nhà nước : Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc , Nhật bản đã thực hiện nhiều biện pháp để đẩy mạng tự do hóa nền kinh tế , kích thích kinh tế phát triển theo cơ chế thị tường kết hợp với sự điều tiết của nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như :Thuế , tài chính , tiền tệ , tín dụng ... Sự can thiệp và tham gia trực tiếp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế đã chống đỡ được khủng hoảng , tạo ra những tiền đề cần thiết để nền kinh tế tăng trưởng cao
e)Mở rông thị trường trong nước và nước ngoài
-Trong nước : chính phủ thực hiện các cải cách ruộng đất , tạo điều kiện cho nông dân phát triển theo xu hướng trang trại quy mô nhỏ , khuyến khích sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp
-Ngoài nước : Nhật Bản tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa bằng cách giảm chi phí sản xuất chú trọng chất lượn của sản phẩm , xây dựng đội ngỹ thương nhân có năng lực , nhiều kinh nghiệm , thực hiện chính sách linh hoạt . Ngoài ra chính phủ chú trọng phát triển các sản phẩm hướng xuất nhập khẩu để tạo tiền để cho các công ty Nhật bản vươn ra chiếm lĩnh thị trường bên ngoài
f)Kết hợp cấu trúc nền kinh tế 2 tầng : Đây là đặc điểm nổi bật của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2 , đó là sự liên kết , hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực kinh tế hiện đại và khu vực truyền thống
g)Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Mỹ và các nước khác
3)Hạn chế
-Nền kinh tế Nhật Bản phát triển mất cân đối giữa các ngành ,các vùng , giữa công nghiệp và nông nghiệp
-Chi phí quân sự ngày càng tăng đe dọa sự phát triển nhanh của nền kinh tế
-Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt , chi phí cho phúc lợi xã hội thấp và ô nhiễm môi trường tăng
4)Bài học kinh nghiệm
-Biết tiếp thu , kế thừa có chọn lọc , sáng tạo kinh nghiệm của các nước đi trước về ký thuật công nghệ , phương pháp quản lý . Tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài , nắm lấy những cơ hội quốc tế thuận lợi đẻ rút ngăn khoảng cách kinh tế với các nước phát triển trước
-Phát huy tối đa nhân tố con người trong phát triển kinh tế , kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống và các yếu tố hiện đại trong phát triển và sử dụng nguồn lực
-Khai thác và sử dụng hiệu quả ngồn vốn trong phát triển kinh tế cần tập trung vốn đầu tư vào các ngành các lĩnh vực mang lại hiệu quả nhanh nhất , cao nhất , tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ nền kinh tế quốc dân
-Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế trong mỗi thời ký phát triển . Nhà nước đều có chiến lược để định hướng cho sự phát triển nền kinh tế đồng thời thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô để điều hành sự phát triển theo các hướng trên
-Tiếp thu những kỹ thuật , công nghệ mới của thế giới , đồng thời coi trọng khả năng cải tiến những kỹ thuật công nghệ đó và phát huy những sáng kiến của người lao động
-Cấu trúc hai tàng là một đặc trưng của nền kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kỳ . với cấu trúc này Nhật Bản đã tận dụng và phát huy mọi nguồn nhân lực lao động kỹ thuật ở các cấp độ khác nhay cho phát triển kinh tế
VIII-Chính sách kinh tế mới ( NEP ) ở Liên Xô giai đoạn 1921 - 1925
1)Bối cảnh : Cuối 1920 nội chiến kết thúc , Liên Xô chuyển sang thời kỳ kiến thiết hòa bình , chính sách " Kinh tế cộng sản thời chiến " không còn phù hợp , nền kinh tế bị khủng hoảng và suy sụp . Trước tình hình đó đại hội Đảng 10 của Liên Xô họp vào tháng 3 năm 1921 đã đề ra chính sách "kinh tế mới "( NEP ) thay cho chính sách " kinh tế cộng sản thời chiến "
2)Nội dung
-Xóa bỏ trưng thu lương thực thừa của nông dân , thay đó là thuế lương thực đã có tác động tích cực với nông dân , khuyến khích nông dân sản xuất , mở rộng đất đai , mở rộng quy mô sản xuất
-Nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ trước đây bị quốc hữu hóa nay cho tư nhân thuê để kinh doanh tự do , chính sách này đã khuyến khích tư nhân trong lĩnh vực đầu tư kinh tế , phát huy mọi khả năng của mọi tầng lớp nhân dân
-Cho phép mở rộng , trao đổi hàng hóa trên thị trường giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa thành thị và nông thôn , cho thương nhân tự do hoạt động , chính sách này khuyến khích sản xuất , củng có , lưu thông tiền tệ , thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng đặc biệt là thành thị và nông thôn
-Thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh , chính sách này tạo quyền tự chủ cho doanh nghiệp và giảm sự can thiệp của nhà nước
-Kêu gọi nước ngoài vào đầu tư nước ngoài đầu tư ( Thu hút FDI )
IX - Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô ( 1926 - 1937 )
1)Đường lối : trong công nghiệp hóa cần lấy công nghiệp nặng làm nền tảng và ưu tiên phát triển công nghiệp nặng quá trình công nghiệp hóa ở Liên Xô tiến hành theo 3 bước
-Bước 1 : từ 1926 - 1927 là bước chuẩn bị , chủ yếu là khôi phục nền công nghiệp , xây dựng một số xí nghiệp vừa và nhỏ
-Bước 2 : kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1928 - 1932 ) là bước triển khai và có ý nghĩa quyết định Liên Xô đã xây dựng 1500 xí nghiệp có quy mô lớn và hiện đại
-Bước 3 : Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 , đây là bước hoàn thành công nghiệp hóa Liên Xô đã xây dựng 4500 xí nghiệp có quy mô lớn và hiện đại làm cho giá trị sản lượng công nghiệp công nghiệp tăng 2,2 lần . Cuối năm 1937 Liên Xô tuyên bố hoàn thành công nghiệp hóa . Liên Xô đã từ vị trí thứ 5 lên thứ 2 trên thế giới và đứng đầu châu Âu
2)Đặc điểm :
-Ngay từ đầu Liên Xô đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng như : xây dựng hàng ngàn các xí nghiệp có quy mô lớn và hoàn chỉnh, tập trung vốn tối đa cho công nghiệp nặng ( 75 - 80% số vốn của toàn ngành công nghiệp ) , do vậy tốc độ tăng trưởng công nghiệp nặng cao hơn nhiều so với công nghiệp nhẹ ( 28,5 % và 10% )
-Nguồn vốn cho công nghiệp hóa ở Liên Xô hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn trong nước được tạo ra từ các nguồn như tiết kiệm trong sản xuất , nguồn thu từ khu vực kinh tế quốc doanh và kinh tế hợp tác , thu từ xuất khẩu những mặt hàng có thể mạnh , thu từ tiết kiệm công trái và các phong trào thu đua ngày thứ 7 , công nghiệp , cộng sản.
-Công nghiệp hóa Liên Xô được tiến hành theo kế hoạch tập trung , thống nhâtý , các chi tiết kế hoạch mang tính pháp lệnh nghiêm ngặt nhờ đó 2kế hoạch 5 năm được hoàn thành vượt mức kế hoạch trong vòng 4 năm 3 tháng
-Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa Liên Xô rất chú trọng xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ nông nghiệp ( hàng loạt các nhà máy , xí nghiệp , sản xuất , máy cày , máy kéo đã ra đời để phục vụ nông nghiệp ) với bước đi này năm 1937 Liên Xô đã căn bản hoàn thành công nghiệp hóa .
3)Kết quả :
Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp phát triển đứng đầu châu Âu thứ 2 trên thế giới ( sau mỹ ) tốc đọ phát triển hàng năm là 14% , năm 1940 giá trị tổng sản lượn công nghiệp của Liên Xô tăng 7,7 lần so với năm 1913 , sản lượng công nghiệp chiếm 10% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới
4)Hạn chế
-Do Liên Xô tập trung vốn đàu tư cho công nghiệp nặng , hạn chế đầu tư cho công nghiệp nhẹ nên dẫn đến sự mất cân đối giữa công nghiệp nặng so với công nghiệp nhẹ
-Công nghiệp hóa Liên Xô tiến theo kế hoạch tập trung và nghiêm ngặt , không kích thích được tính tích cực , năng động sáng tạo của cá nhân và tập thể người lao động
5)Bài học kinh nghiệm
-Trong thời kỳ khôi phục kinh tế , Liên Xô thực hiện chính sách kinh tế mới để phát triển mạnh mẽ LLSX ở cả thành thị và nông thôn , chính sách này phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên CNXH
-Liên Xô tiến hành công nghiệp hóa XHCN đã ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu , điều đó phù hợp với bối cảnh quốc tế trong và ngoài nước của Liên Xô lúc đó , tuy nhiên đã làm cho nền kinh tế bị mất cân bằng về nhiều mặt , do đó các tiến lên CNXH với xuất phát điểm thấp , thực hiện công nghiệp hóa theo mô hình trên thì không hiệu quả và tỏ ra không thích hợp
-Trong thời kỳ xây dựng CNXH Liên Xô thực hiện cơ chế kế hoạch tập trung , quan liêu bao cấp . Cơ chế đó chỉ phù hợp trong thời kỳ đầu khi mà nền kinh tế còn chủ yếu phát triển theo chiêu rộng và chế đó chỉ phù hợp những năm chiến tranh , nhưng cơ chế đó chứa đựng nhiều nhược điểm làm giảm và triệt tiêu động lực của sự phát triển
-Bài học từ cuộc cải tổ và sự đổ mô hình CNXH : cuộc cải tổ nền kinh tế là việc tất yếu phải làm nhưng phải chuẩn bị kỹ vả về lý luận thực hiện cần có nhưng chủ trương và những bước đi đúng đắn trên cơ sở đúng đắn trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin , giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách chính trị và cải cách kinh tế .
-Ngoại thương: Tổng kim ngách xuất nhập khẩu của Trung Quốc; năm 1978 là 20,6 tỉ USD, đứng thứ 32 trên thế giới thì đến năm 2006 là 1770 tỉ USD, đứng thứ 3 thế giới.
-Du lịch: giai đoạn 1978-1997 tốc độ tăng trưởng trung bình tăng 20%, năm 2005 TQ đứng thứ 4 trên tehé giới về thu hút khách với hơn 42tr người.
-Cơ cấu thành phần kinh tế: có sự chuyển dịch theo hướng tỉ trọng của khu vực kinh tế tư nhân tăng lên, tuy nhiên kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể vẫn chiếm ưu thế.
-Nông nghiệp: Đã đạt được một số kết quả và được đánh giá là thành công. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 4,9%, sản lượng lương thực nhìn chung tăng nhanh qua các năm, năm 2006 là 490 triệu tấn, sản lượng các sản phẩm thủy hải sản chiếm 70% sản lượng thế giới.
-Công nghiệp: Phát triển đa dạng, sản phẩm phong phú, tốc độ tăng trưởng tăng cao qua các năm, năm 2006 tăng 13% so với năm 2004 là 11,1%, sản lượng của 20 sản phầm công nông nghiệp đứng đầu thế giới, trong đó 40% sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.
-Thặng dư thương mại: năm 2002 là 20 tỉ USD, năm 2004 là 100 tỉ USD và năm 2006 là 177,5 tỉ USD. Các mặt hàng xuất khẩu của TQ chủ yếu là dệt may, điện tử, dụng cụ gia đình và bưu chính viễn thông.
-Dự trữ ngoại tệ: năm 2002 là 208 tỉ USD, năm 2004 là 450 tỉ USD đứng thứ 2 sau Nhật Bản, năm 2005 là 818,9 tỉ USD đứng đầu thế giới và năm 2006 là hơn 1000 tỉ USD đứng đầu thế giới.
X-Kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách cách mở cửa
1,Nguyên nhân:
a,Quốc tế:
-Trong những năm 1960-1970 kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nông nghiệp đã hoàn thành cơ bản về cơ khí hóa, nhiều nước đã xuất khẩu được lương thực như Anh, Mỹ,Canada, sự phát triển của các nước này đã kích thích sự mở cửa của TQ.
-Các nước Đông Âu và Liên Xô cũng cải cách kinh tế vào đầu thập kỷ 60, chuyển từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu làm cho nền kinh tế cac nước này cũng được tăng trưởng nhanh hơn trước.
-Sự phát triển của các nước NICs cũng tác động mạnh đến TQ, thúc đẩy TQ cải cách và mở cửa.
b,Trong nước:
-Do thực trạng kinh tế TQ cho đến năm 1978 vẫn bị khủng hoảng, rối loạn và bế tắc vì thực hiện nhiều chính sách tả khuynh.
-TQ cũng cho rằng nếu tiếp tục duy trì mô hình kinh tế hóa tập trung sẽ gây trì trệ nền kinh tế và làm tụt hậu nền kinh tế, do đó TQ đã đổi mới tư duy.
2,Nội dung:
-TQ chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa XHCN trong giai đoạn đàu cải cách. Từ năm 1992 đến nay xây dựng nền kinh tế thi trường XHCN. TQ cho rằn trong nền kinh tế XHCN không phải do kế hoach điều tiết đơn nhất mà còn thể hiện sự kết hợp kế hoạch với thị trường theo phương châm nhà nước khống chế thị trường, thị trường điều tiết xí nghiệp.
-TQ chủ trương khôi phục và duy tri nền kinh tế nhiều thành phần, thực hiên đa sở hữu về TLSX nhưng vẫn lấy công hữu làm chủ thể, khuyến khích tư nhân kinh doanh và làm giàu, đề ra chủ trương khoán, nămg 1979 là khoán trong nông nghiệp và năm 1984 là khoán gọn cho hộ gia đình và quy dịnh mức thuế. Ngoài ra TQ còn cho phép nông dân có quyền chuyển nhượng sử dụng đất, khuyến khích đa dạng hóa các ngành nghề. Do vậy thời gian này công nghiệp ở nông thôn phát triển mạnh đặc biệt là các xí nghiệp hương trấn, diều này đã làm cho thu nhập của nông dân từ các ngành phi nông nghiệp tăng lên(50%). Ngoài ra TQ còn mở rộng cơ chế khoán sang các xí nghiệp quốc doanh, các ngành phù hợp với trình độ của LLSX. Đối với khu vực kinh tế quốc doanh, TQ chủ trương đi vào hoạch toán kinh doanh, nếu cơ sở nào làm ăn thua lỗ thì phải sáp nhập hoăc giải thể. Từ năm 1992 TQ chủ trương phát triển kinh tế thị trường XHCH, thưc hiện chế độ cổ phần hóa, khuyến khích tư nhân phát triển.
-Điều chỉnh cơ cấu kinh tế.
TQ có chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế theo xu hướng giảm tỷ trọng công nghiệp nặng, tăng tỷ trọng công nghiệp nhệ đặc biệt là công nghiệp chế biến. Đây là chính sách phát triển kinh tế lâu dài của TQ, TQ chủ trương mở rộng trao đổi hàng hóa với các nước và khu vực trên thế giới, đặc biệt là các nước phương tây. TQ khuyến khích người Hoa dầu tư vào TQ, mở rộng du lịch và xuất khẩu lao động, xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến cải cách mở cửa, chú trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
-TQ chủ trương cải cách thể chế chính trị với mục tiêu kiện toàn chế độ dân chủ XHCN, tăng cường pháp chế, phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng thực hiện của nhà nước, tinh giảm bộ máy quản lý.
3, Thành tựu:
-Tốc độ tăng trưởng GDP từ lúc mở cửa cải cách đến nay đạt trung binh 9.8%. Năm 2006 đạt 10.7%.
-GDP bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm, năm 2006 là 2000$
-FDI của TQ : năm 2000 là 40.7 ty$, năm 2006 la 69.47 tỉ $
XI-Kinh tế đối ngoại TQ (1978-nay)
*Ngoại thương
-TQ tiến hành cải cách để thế chế ngoại thương, thể quản lý ngoại hối và thuế xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho các đơn vị kinh doanh ngoại thương
-Nhà nước xóa bỏ chế độ độc quyền quản lý ngoại thương, xóa bỏ tình trạng bao cấp trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Các đơn vị ngoại thương được tự do hơn trong kinh doanh, các tổ chức kinh tế phát huy tính năng động tự chủ...
-Cơ chế định giá xuất nhập khẩu được áp dụng linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi quan hệ cung cầu và hệ thống giá cả trên thị trường quốc tế
- Tổng kim ngách xuất nhập khẩu của Trung Quốc; năm 1978 là 20,6 tỉ USD, đứng thứ 32 trên thế giới thì đến năm 2006 là 1770 tỉ USD, đứng thứ 3 thế giới.
-Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi, TQ coi trọng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao và nhập khẩu các thiết bị cho các công trình lớn, kĩ thuật để cải tạo các xí nghiệp cũ lạc hậu
-TQ chủ động và tích cực tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế như APEC,WTO
*Thu hút đầu tư nước ngoài
-Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được tiến hành đa dạng với các hình thức: Đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, viện trợ phát triển chính thức...
-TQ tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài
-Chủ trương đẩy nhanh nhịp độ mở cửa để thực hiện chiến lược tăng tốc trong phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài
-Nhà nước có những chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp trong nước.
-Nguồn vốn nước ngoài vào TQ tăng nhanh năm 1991 là 4,37 tỉ USD, năm 2002 là 50 tỉ USD, năm 2005 là hơn 60 tỉ USD.
*Đầu tư của Trung Quốc ra nước ngoài
-Việc đầu tư ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp thâm nhập vào môi trường kinh doanh quốc tế là điều kiện cần thiết cho phát triển và hội nhập.
-Năm 1998 có 5600 doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn trên 6 tỉ USD, trong hoạt động 80% số dự án đầu tư có lãi. Các doanh nghiệp tham giahoạt động đầu tư ở nước ngoài đc tổ chức và hoạt động tương đối đồng bộ, có đội ngũ nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ cao nên có khả năng mở rộng đầu tư sang nhiều lĩnh vực và khả năng cạnh tranh quốc tế tương đối mạnh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top