Lịch sử 27 vị Phật quá khứ(Part 3)

9- Đức Phật Nārada.

Sau khi Đức PhậtPaduma viên tịch, tuổi thọ nhân loại giảm dần đến khi còn 10 năm, rồi tăng dần đến atăng kỳ năm.

Sau đó lại giảm xuống, đến thời nhân loại có tuổi thọ là 90 ngàn năm, bấy giờ Đức Thế Tôn Nārada xuất hiện trong thế gian.

Bồtát từ cung trời Tusita (Đẩu suất) giáng sinh vào thai bào của bà Anomā, Chánh hậu của vua Chuyển Luân Sudeva cai trị nơi kinh thành Dhaññavatī.

Sau 10 tháng nằm trong thai bào, Bồtát sinh ra nơi vườn hoa Dhanañjaya. Vào ngày lễ đặt tên của Bồtát, từ trên trời những cây như ý (maṇirukkha) nhiều loại y phục quý cùng vô số trang sức rơi xuống hoặc tuôn ra không ngớt, do sự kiện này, Bồtát được đặt tên là Nārada (NARA nghĩa là: "Vật trang sức quý, thích hợp; DA nghĩa là người cho).

Bồtát Nārada sống tại gia là 9 ngàn năm trong ba tòa cung điện là: Cung điện Jitā, cung điện Vijita và cung điện Abhirāmā(), có 120 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Ngài là công nương Jitasenā().

Khi chứng kiến được bốn sự kiện: Già, bịnh, chết và vị Samôn.

Thông thường các vị Bồtát Chánh giác kiếp chót, các Ngài thấy đủ bốn hiện tượng trên đường đi đến vườn Thượng Uyển của Hoàng cung, rồi sau đó Bồtát đi đến một địa điểm khác để xuất gia, do đó các Ngài dùng phương tiện di chuyển như voi, ngựa, xe ngựa, kiệu.

Riêng Bồtát Nārada cùng với bốn đạo quân tùy tùng bảo vệ Ngài, đi đến khu vườn Thượng Uyển Dhanañjaya của Hoàng cung, vườn Thượng Uyển này nằm bên ngoài kinh thành Dhaññavatī.

Chính nơi vườn Thượng Uyển này, Bồtát thấy được đủ bốn hiện tượng trên với thời gian cách xa nhau.

Lần cuối Ngài thấy được hình ảnh vị Sa môn nơi cổng vào vườn Thượng Uyển, ngay khi ấy Ngài khởi ý nghĩ: "Ta sẽ xauất gia như vị Samôn này", khi ấy Bồtát được tin nàng Jitasenā vừa sinh ra người con trai là Thái tử Nanduttara.

Bồtát từ bỏ tất cả những vật trang điểm đang mang trên người, giao lại cho người quản kho, bằng cách bộ hành Bồtat đi vào vườn Thượng Uyển tìm nơi hợp ý. Nơi đây Ngài quyết định cắt tóc xuất gia, Ngài ném tóc lên hư không, vua trời Sakka hứng lấy tóc mang về cung trời Tāvatiṃsa (Ba mươi ba) tôn thờ trong tháp Cūḷamaṇi.

Có một triệu tùy chúng của Bồtát cùng xuất gia với Bồtát.

Bồtát thực hành khổ hạnh 7 ngày, vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, Bồtát thọ nhận bát cơm sữa do bàHoàng Jitasenā (vợ Ngài) cúng dường.

Vào buổi chiều, Bồtát một mình đi đến cây Mahāsoṇa , quan giữ vườn Thượng Uyển là Sudassana thấy Ngài tỏ ý muốn ngồi nơi cội cây, nên dâng lên Ngài 8 bó cỏ.

Bản Sớ giải Lịch sử chư Phật có giải chi tiết về cây Mahāsoṇa này như sau: Cây cao 90 hắc tay, thân cây rất lớn và tròn nhẳn, những nhánh lớn xòe rộng ra như cánh dù, những nhánh nhỏ đều đặn cân đối đan sát vào nhau, lá cây có màu xanh đậm đan kín vào nhau dày đặc không có kẻ hở khiến ánh sáng mặt trời không thể xuyên qua được. vị thần cây trú ngụ nơi ấy đã xua đuổi các loài chim, nên chúng không thể đến cây Mahāsoṇa làm tổ hoặc phóng uế nơi ấy, hoa cây Soṇa có màu đỏ tươi thắm.

Cây Mahāsoṇa được xemn như cây chúa trong thời ấy và rất nổi tiếng (vipulo rukkho). Nơi cội cây Mahāsoṇa, Bồtát Nārada trải tám bó cỏ và Bảo tọa Chiến thắng xuất hiện cho Ngài.

Khi mặt trời vừa ló dạng, Ngài chứng Vô thượng Chánh giác.

*Ba Thắng hội của Đức Phật Nārada.

Thắng hội I.

Đức Thế Tôn khai thị pháp giải thoát (Chuyển pháp luân) nơi vườn Thượng Uyển Dhanañjaya, dứt thời Pháp thoại của Đức Thế Tôn có 1.000 tỷ chúng sinh chứng Thánh quả, trong đó có 100 ngàn vị Samôn theo Ngài xuất gia chứng Thánh quả Alahán.

Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

6- Pāpuṇitvāna sambodhiṃ; dhammacakkaṃ pavattayi.

Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamābhisamayo ahu.

"Sau khi chứng Toàn giác; Ngài Chuyển Pháp Luân.

Có 100 ngàn mười triệu; là Thắng hội đầu tiên"().

Thắng hội II.

Nơi thành phố Mahādoṇa cạnh sông lớn linh thiêng (như con sông Hằng thời Đức Phật Gotama) có con rắn chúa Doṇa có đại thần lực, rất hung hăng. Nếu cư dân dọc theo sông không tế lễ đến rắn chúa Doṇa, rắn chúa Doṇa sẽ dâng nước làm lủ lụt, phá hại mùa màng, hay làm hạn hán, hoặc tạo ra những cơn mưa đá hay mưa lớn cuốn trôi tài sản cùng dân cư quanh bờ sông.

Đức Thế Tôn Nārada với Phật trí quán thấy duyên lành của đại chúng, Ngài suy nghĩ: "Như Lai đến nhiếp phục rắn chúa Doṇa, đại chúng sẽ nhận được lợi ích lớn, quả báu lớn".

Đức Thế Tôn Nārada cùng đại chúng Tỳkhưu du hành đến thành phố Mahādoṇa, đi đến đền thờ rắn chúa Doṇa.

Khi trông thấy Đức Thế Tôn cùng đại chúng Tỳkhưu, cư dân trong thành phố Mahādoṇa thỉnh cầu Đức Thế Tôn rằng:

– Bạch Thế Tôn, kính thỉnh Ngài đừng đến nơi ấy, nơi ấy có con rắn chúa Doṇa rất hung dữ.

Nhưng Đức Thế Tôn im lặng đi đến nơi, ngồi lên bảo tọa kết bằng những loại hoa thơm dành cho rắn chúa.

Với Phật lực vô biên, Đức Thế Tôn Nārada nhiếp phục được rắn chúa Doṇa, rồi Đức Thế Tôn Nārada thể hiện Song thông lực làm sinh khởi niềm tin của đại chúng, kế tiếp Đức Thế Thôn thuyết lên Pháp thoại mang Thánh quả đến cho 900 ngàn triệu nhân thiên.

Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

7- Mahādoṇaṃ nāgarājaṃ; vinayanto mahāmuni.

Pāṭiheraṃ tadākāsi; dassayanto sadevake.

"Rắn chúa Mahādoṇa; được Đại ẩn sĩ nhiếp phục.

Ngài thể hiện điều kỳ diệu(); tất cả nhân thiên đều trông thấy".

8- Tadā devamanussānaṃ; tamhi dhammappakāsane.

Navutikoṭisahassāni; tariṃsu sabbasaṃsayaṃ.

"Khi ấy chư thiên cùng nhân loại; được nghe pháp từ vị ấy.

Có 90 ngàn mười triệu; tất cả đều vượt qua nghi hoặc"(sđd.7-8).

Thắng hội III.

Khi thấy trí của con trai Ngài là Tỳkhưu Nanduttara thuần thục, Đức Thế Tôn Nārada thuyết giảng pháp thoại giáo giới đến Ngài Nanduttara.

Dứt pháp thoại Ngài Nanduttara chứng Thánh quả Alahán, có 800 triệu nhân thiên chứng Thánh quả.

Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

9- Yamhi kāle mahāvīro; ovadī sakamatrajaṃ.

Asītikoṭisahassānaṃ; tatiyābhisamayo ahu.

"Vào thời điểm Đấng Đại Hùng; giáo giới con trai mình.

Có 80 ngàn mười triệu; là Thắng hội III của Ngài"(sđd.9).

*Ba Tăng hội của Đức Phật Nārada.

Tăng hội I.

Nơi thành phố Thullakoṭṭhita có hai thanh niên bạn thân với nhau là Bàlamôn Bhaddasāla và Bàlamôn Vijitamitta() (hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Nārada sau này), cùng nhau đi tìm pháp bất tử.

Hai thanh niên Bàlamôn này đi đến yết kiến Đức Thế Tôn Nārada, nhìn thấy được 32 đại nhân tướng của Đức Thế Tôn, hai người kết luận rằng: "Chắc chắn đây là Bậc Chánh giác, là Bậc Đạo sư của chúng ta".

Sau thời Pháp thoại của Đức Thế Tôn, hai vị cùng 1.000 tỷ tùy tùng chứng Thánh quả Alahán.

Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

10- Sannipātā tayo āsuṃ; nāradassa mahesino.

Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.

"Có ba lần tụ hội của vị ấy; Đại ẩn sĩ Nārada.

Có 100 ngàn 10 triệu vị; là lần tụ hội đầu tiên"(sđd. 10).

Tăng hội II.

Khi Đức Thế Tôn Nārada trở về kinh thành để tế độ quyến thuộc.

Ngài thuật lại công hạnh của Ngài kể từ khi Ngài phát nguyện thành bậc Chánh giác cho đến khi Ngài thành bậc Chánh giác.

Dứt pháp thoại có đến 900 ngàn triệu vị chứng Thánh quả Alahán.

Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

11-Yadā buddho buddhaguṇaṃ; sanidānaṃ pakāsayi.

Navutikoṭisahassāni; samiṃsu vimalā tadā.

"Vào lúc Đức Phật giảng ân đức Phật; duyên khởi của điều này.

Có 9o ngàn 10 triệu vị; không còn mọi ô nhiễm tụ hội"(sđd.11).

Tăng hội III.

Một rắn chúa là Verocana cảm phục uy lực của Đức Thế Tôn, kiến tạo một khánh sảnh rộng ba gāvuta canh bờ sông, thỉnh Đức Thế Tôn cùng đại chúng Tỳkhưu đến khách sảnh để cúng dường vật thực.

Hội chúng rồng cùng với nhân thiên đến tham dự buổi đại thí của rắn chúa Verocana.

Sau khi thọ thực xong, Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại chúc phúc đến rắn chúa Verocana. Dứt pháp thoại có 800 ngàn thiện gia tử chứng Thánh quả.

Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

12- Yadā verocano nāgo, dānaṃ dadāti satthuno;

Tadā samiṃsu jinaputtā, asītisatasahassiyo.

"Vào lúc rắn Verocana; cúng dường đến Bậc Đạo sư.

Khi ấy con Bậc Chiến thắng tụ hội; là tám trăm ngàn vị"(sđd.12).

*Tiền thân Đức Phật Gotama.

Lúc bấy giờ tiền thân của Đức Phật Gotama là một ẩn sĩ tóc bện (jaṭila) sống ẩn cư nơi núi rừng, Ngài chứng đạt tám tầng thiền cùng 5 pháp thần thông.

Quán xét thấy được công hạnh của ẩn sĩ tóc bện, với lòng bi mẫn Đức Thế Tôn Nārada cùng với đại chúng Tỳkhưu và 800 triệu nam cận sự, tất cả đều chứng Thánh quả Anahàm đến nơi ẩn cư của ẩn sĩ tóc bện.

Ẩn sĩ tóc bện với tâm hân hoan kiến tạo nơi ngụ cho Đức Thế Tôn cùng đại chúng. Sau khi nghe pháp thoại của Đức Thế Tôn, ẩn sĩ tán thán ân đức Đức Phật.

Vào buổi sáng hôm sau, Ẩn sĩ tóc bện đến Bắc Cưu lư châu tìm vật thực thượng vị mang về cúng dường đến Đức Phật cùng đại chúng xuất gia lẫn tại gia. Ẩn sĩ đã cúng dường đến Đức Phật và đại chúng như thế trọn 7 ngày.

Để tỏ lòng tôn kính vô hạn với Bậc Đạo sư, Ẩn sĩ tóc bện đi vào rừng sâu tìm lỏi cây chiênđàn quý nhất, mang về cúng dường đến Đức Phật Nārada.

Đức Thế Tôn tiên tri giữa đại chúng rằng: " Sau 1 atăng kỳ và 100 ngàn kiếp trái đất, Ẩn sĩ tóc bện này sẽ trở thành Bậc Chánh giác với tôc họ là Gotama, tên là Siddhattha".

*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Nārada.

Đức Phật Nārada cao 88 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng một dotuần.

– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Nārada là Trưởng lão Bhaddasāla và Trưởng lão Vijitamitta. Thị giả là Trưởng lão Vāseṭṭha.

– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Nārada là Trưởng lão ni Uttarā và Trưởng lão ni Phaggunā.

– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Nārada là Trưởng giả Uggarinda và Trưởng giả Vasabha.

– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Nārada là bà Nidavarī và bà Caṇḍī.

Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Padma là 90 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi vườn Sudassana, Bảo tháp thờ Xálợi của Ngài cao bốn dotuần.

*Phụ lục.

*Trưởng lão Naḷāgārika.

Làvị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Nārada, tiền thân của Ngài có dựng cho Đức Phật một thảo am gần núi Hārita.

Hậu thân gia chủ này làm vua trên cõi chư thiên 74 lần, làm vua nhân giới là 34 lần().

Ngài có thể là Trưởng lão Valliya được ghi nhận trong Theragāthā (Kệ ngôn trưởng lão Tăng)().

Dứt lịch sử Đức Phật Nārada.

Sau khi Đức Phật Nārada viên tịch, giáo pháp của Ngài được kéo dài đến 90 ngàn năm rồi biến mất.

Trải qua 1 Atăng kỳ trái đất, không có vị Chánh giác nào xuất hiện trên thế gian, gọi làkiếp trống (sññakappa).

Cách hiền kiếp này trở về trước là 100 ngàn kiếp trái đất, trong kiếp trái đấy này chỉ có một vị Chánh giác xuất hiện, gọi là sārakappa, đó là Đức Chánh giác Padumuttara (Liên Hoa).

10- Đức Phật Padumuttara.

Sau khi viên mãn 30 pháp Balamật, Bồtát tái sinh về cung trời Tusita (Đẩusuất), thọ hưởng thiên lạc với thời gian là 576 triệu năm.

Vào thời nhân loại có tuổi thọ là 100 ngàn năm, nhận lời thỉnh cầu của chư thiên và Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới Bồtát giáng phàm.

Từ cung trời Tusita, Bồtát giáng sinh vào thai bào của bà Hoàng Sujātā(), cha Bồtát là Đức vua Ānanda() trị vì kinh thành Hamsavatī.

Bồtát ở trong thai bào 10 tháng rồi ra khỏi lòng mẹ nơi vườn Thượng Uyển Haṃsavatī, ngày Ngài sinh ra có trân mưa hoa sen rơi xuống khắp quốc độ, do sự kiện này Bồtát được đặt tên là Padumuttara.

BồtátPadumuttara sống tại gia là 10 ngàn năm trong ba tòa cung điện: Cung điện Navavāhana, cung điện Yasavāhana, cung điện Vasavattī, mỗi cung điện có 40 ngàn cung nữ xinh đẹp hầu hạ; vợ Ngài là Công nương Vasudattā().

Vào ngày nàng Vasudattā sinh ra Thái tử Uttara(), Bồtát thấy được hiện tượng thứ tư là vị Samôn, Ngài trở về cung điện của mình.

Ý niệm xuất gia vừa khởi lên trong tâm của Ngài, lập tức tòa cung điện Vasavattī bốc lên hư không, di chuyển trong hư không như tòa cung điện chư thiên, cả bốn đạo binh chủng bảo vệ cung điện cũng theo đường hư không theo sau tòa cung điện. Cung điện Vasavattī đi đến vùng đất trung tâm gần cây Đại giác (mahābodhi) liền hạ xuống.

BồtátPadumuttara bước ra khỏi cung điện, cắt tóc xuất gia trở thành vị Samôn, tòa cung điện cùng các nữ nhân trong cung điện theo đường hư không trở vể chỗ cũ. Bốn đạo binh chủng theo gương Ngài, cùng xuất gia ngay khi ấy. BồtátPadumuttara khổ hạnh 7 ngày.

Vào ngày trăng tròn tháng Vesakha, Ngài lìa bỏ hội chúng, rồi thọ dụng bát cơm sữa do nàng Rucinandā()con gái một trưởng giả trong làng Ujjenī cúng dường.

Vào buổi chiều Bồtát đi đến cội cây Salala, Ngài nhận tám bó cỏ do một du sĩ lỏa thể là Sumitta cúng dường, tám bó cỏ này trở thành Bảo tọa chiến thắng của Ngài nơi cội cây Salala. Trên Bảo tọa chiến thắng, Bồtát thành tựu Vô thượng Chánh giác khi mặt trời vừa ló dạng, ngay lập tức một trân mưa hoa sen rơi xuống khắp cả thế gian.

Sau 7 ngày thiền tịnh nơi Bảo tọa chiến thắng, Đức Thế Tôn khởi ý: "Ta sẽ bước xuống Bảo tọa", Ngài duỗi chân ra bước xuống Bảo tọa, khi Ngài vừa đặt chân xuống dù nơi đó có nước hay không có nước, một bông sen lớn rẻ đất nổi lên nở ra đở lấy chân Đức Thế Tôn, bông sen ấy có cánh sen trải rộng 90 hắc tay, các tua nhụy sen tỏa rộng khoảng 30 hắc tay, gương sen lớn khoảng 10 hắc tay(), phấn sen tung cao khi chân Ngài đạp xuống khoảng 58 hắc tay(). Mỗi bước chân của Đức Phật đều có một cánh sen như thế đở lấy chân Ngài.

Các vị Giáo thọ sư Tương ưng kinh cho biết: "Chính vì điều kỳ diệu này, Bậc Đạo sư Padumuttara nổi tiếng khắp thế gian".

* Ba Thắng hội của Đức Phật Padumuttara.

Thắng hội I.

Nhận lời thỉnh cầu của Đại Phạm thiên, Đức PhậtPadumuttara quán xét thế gian thấy được duyên lành của hai Tử hoàng là Devala và Sujāta (hai vị Thượng thủ thinh văn) đang trú ngụ nơi vườn Ngự Uyển Mithilā.

Theo đường hư không Đức PhậtPadumuttara đến vườn Ngự Uyển Mithilā, bảo người giữ vườn thông báo hai vị Tử hoàng đang vui chơi trong vườn. Nghe người giữ vườn báo tin, hai vị Tử hoàng bàn luận với nhau rằng: "Thái tử Padumuttara, con trai của bác chúng ta đã thành bậc Chánh giác, Ngài đang ngự đến vườn Ngự Uyển Mithilā, chúng ta hãy đến đảnh lễ Ngài".

Hai vị tử hoàng cùng với đoàn tùy tùng đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn.

Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại, vận chuyển bánh xe pháp cho lăn đi; dứt pháp thoại có 1.00o tỷ nhân thiên chứng Thánh đạo.

Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

3- Padumuttarassa bhagavato; paṭhame dhammadesane.

Koṭisatasahassānaṃ; dhammābhisamayo ahu.

"Đức Thế Tôn Padumuttara; thuyết giảng pháp lần đầu.

Có 100 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội của Ngài"().

*Thắng hội II.

Lần khác, khi đạo sĩ Sarada (người sinh ra trước Đức Phật) rao giảng cho tín đồ của mình về chủ thuyết sai lệch (tà kiến), chủ thuyết này sẽ dẫn người thực hành theo rơi vào khổ cảnh.

Đức Thế Tôn Padumuttara đi đến hội chúng ấy, thuyết lên pháp thoại phá tà kiến.

Sau thời pháp thoại có 3 triệu 700 ngàn chúng sinh chứng Thánh quả.

Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

4-Tato parampi vassante; tappayante ca pāṇine.

Sattatiṃsasatasahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.

"Vào lúc khác là trận mưa (pháp), làm êm dịu hài lòng.

Có 37 trăm ngàn; là Thắng hội hai"(sđd. 4).

*Thắng hội III.

Khi Đức Thế Tôn Padumuttara cư ngụ nơi thành Mithilā, Đức vua Ānanda (cha của BồtátPadumuttara) sai 20 vị đại thần cùng 20 ngàn tùy tùng thỉnh Đức Thế Tôn ngự về kinh thành Haṃsavatī.

Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại tế độ 20 vị Đại thần cùng 20 ngàn tùy tùng chứng Thánh quả và tất cả xuất gia trong Giáo pháp của Đức Phật theo cách: "Etha bhikkhave ...".

Đức Thế Tôn trở về kinh thành Haṃsavatī, Ngài thể hiện Song thông lực để nhiếp phục tính ngã mạn của thân tộc, rồi thuyết lên Lịch sử chư Phật.

Dứt pháp thoại có 5 triệu nhân thiên chứng Thánh quả.

Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

5- Yamhi kāle mahāvīro; ānandaṃ upasaṅkami.

Pitusantikaṃ upagantvā; āhanī amatadundubhiṃ.

"Vào thời điểm Đấng Đại Hùng; đi đến Ānanda.

Trước sự hiện diện người cha; Ngài gióng lên trống bất tử".

6- Āhate amatabherimhi; vassante dhammavuṭṭhiyā.

Paññāsasatasahassānaṃ; tatiyābhisamayo ahu.

"Trống bất tử gióng lên; cơn mưa pháp rơi xuống.

Có 50 trăm ngàn; là Thắng hội lần ba"(sđd.5-6).

*Ba Tăng hội của Đức Phật Padumuttara.

Tăng hội I.

Vào ngày trăng tròn tháng Māgha ( tháng giêng âl, theo lịch VN), nơi vườn Mithilā có 1.000 tỷ vị ThánhAlahán xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave.." tự tụ hội lại.

Đức Thế Tôn Padumuttara ban lời Giáo giới giải thoát đến Đại chúng Tăng. Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

8- Sannipātā tayo āsuṃ; padumuttarassa satthuno.

Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.

"Vị ấy có ba lần tụ hội; là Bậc Đạo Sư Padumuttara.

Có 100 ngàn mười triệu; là lần tụ hội đầu tiên" (sđd. 8).

Tăng hội II.

Khi an cư mùa mưa trên núi Vebhāra, Đức Thế Tôn Padumuttara thuyết pháp tế độ đại chúng đến yết kiến Ngài. Có 900 triệu người được xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...".

Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

9- Yadā buddho asamasamo; vasi vebhārapabbate.

Navutikoṭisahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.

"Khi Đức Phật như các bậc Vô song; trú ở núi Vebhāra.

Có 90 ngàn 10 triệu; là lần tụ hội thứ hai" (sđd.9).

Tăng hội III.

Khi Đức Thế Tôn du hành đến những làng quê để tế độ chúng sinh, một Tăng hội xuất hiện với số lượng là 800 triệu vị ThánhAlahán.

Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

10- Puna cārikaṃ pakkante; gāmanigamaraṭṭhato.

Asītikoṭisahassānaṃ; tatiyo āsi samāgamo.

"Lại nữa, trong lần Ngài du hành; từ làng, thị trấn, quốc độ.

Có 80 ngàn 10 triệu vị; là lần tụ hội thứ ba" (sđd.10).

*Tiền thân Đức Phật Gotama.

Vào thời ấy, tiền thân Đức Phật Gotama là vị Đại thần cai quản thành Jatika(), có đại tài sản.

Vị Đại thần tổ chức một cuộc đại thí cúng dường vật thực thượng vị cùng y quý đến Đức Thế Tôn Padumuttara và đại chúng Tỳkhưu Tăng.

Giữa đại chúng, Đức Thế Tôn Padumuttara tiên tri rằng: "Sau 100 ngàn kiếp trái đất kể từ kiếp này trở đi, Thiện gia tử này trở thành vị Chánh giác có tôc họ là Gotama, tên là Siddhattha".

*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Padumuttara.

Trong thời Đức Phật Padumuttara không còn những tôn chủ dị giáo, truyền thuyết nói: "Đó là do lời nguyện của Ngài trong quá khứ".

Khi Đức PhậtPadumuttara xuất hiện khai giảng pháp bất tử, các tôn chủ ngoại giáo vô cùng sầu khổ, họ bị mất uy lực và bị suy tàn. Họ không còn được sự tôn kính, cúng dường hay những điều tương tự.

Thực ra, với điều kỳ diệu của Đức PhậtPadumuttara là: "Mỗi bước chân của Ngài, có đóa sen đở lấy" làm phát sinh niềm tin mãnh liệt nơi đại chúng, nên những chủ thuyết sai lệch của những tôn chủ dị giáo đã bị đại chúng bác bỏ, khi họ đến bất cứ nơi nào đều bị cư dân nơi ấy tẩn xuất ra khỏi trú xứ.

Những tôn chủ dị giáo cùng đồ chúng phải đi đến xin nương nhờ nơi Đức PhậtPadumuttara. Với lòng bi mẫn, Đức Thế Tôn Padumuttara đã an trú tất cả vào Tam quy và năm giới.

Một điều kỳ diệu nữa là: Giáo pháp của Ngài luôn được rực sáng bởi những vị ThánhAlahán thành tựu được 5 pháp tự tại (tức là không có những vị ThánhAlahán Nhứt minh, tối thiểu từ Tam minh trở lên).

Khi chứng kiến Đức Thế Tôn ban cho đệ tử Ngài địa vị tối thắng trong hàng Tỳkhưu, Tỳkhưu ni, cận sự nam, cận sự nữ. Những thiện gia nam nữ cư sĩ đã ước nguyện đạt địa vị Tối thắng trên, những vị ấy đã thành tựu ước nguyện trong thời Đức Phật Gotama, như: Ngài AññaKoṇḍañña, Ngài Mahā Kassapa, Ngài Anuruddha, Ngài Ānanda, Ngài Revata ...

Đức Phật Padumuttara cao 58 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng 12 dotuần, không bị ngăn cản bất cứ vật gì như núi, tường, vách ...

– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Padumuttara là Trưởng lão Devala() và Trưởng lão Sujāta. Thị giả là Trưởng lão Sumana.

– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Padmuttara là Trưởng lão ni Amittā và Trưởng lão ni Asamā .

– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Padumuttara là Trưởng giả Vitiṇṇa và Trưởng giả Tissa.

– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Padumuttara là bà Haṭṭhā và bà Vicittā.

Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Padumuttara là 100 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi tự viện Nanda (Nadārāma), Bảo tháp thờ Xálợi của Ngài cao 12 dotuần.

*Phụ lục.

Những vị Thánh đệ tử có ước nguyện "hạnh tối thắng" như đệ nhất về hạnh mặc y cũ rách, đệ nhất về thiên nhãn, đệ nhất về Giáo giới Tỳkhưu ni, đệ nhất về hạnh ở rừng ... chúng tôi sẽ lần lượt trình bày sau.

Trong phần phụ lục này chúng tôi chỉ nêu ra những vị có tạo phước lành vào thời Đức Phật Padumuttara và chứng đắc Thánh quả Alahán thời Đức Phật Gotama.

*Trưởng lão Ajita.

Có thể là Ajitamānava (thanh niên Ajita)() là đệ tử của Bàlamôn Bāvarī(), nhưng chuyện của Ngài hoàn toàn khác với Ngài Ajitamānava được tường thuật trong bản Sớ giải "Kệ ngôn trưởng lão Tăng".

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân của Ngài có đốt đèn cúng dường ánh sáng đến Đức Phật Padumuttara. Nhờ phước lành này, Ngài hưởng an lạc trên thiên giới 60.000 kiếp trái đất.

Vào thời Đức Phật Gotama, Ngài từ cung trởi Tusita (Đẩusuất) tái sinh về nhân giới. Vào ngày Ngài sinh ra, tất cả những kim loại, châu ngọc trong kinh thành Kosala rực sáng, nên Ngài được đặt tên là Ajita.

Khi Ngài tu tập nơi núi Tuyết (Himavā), biết được tin "Đức Phật đã xuất hiện trên thế gian".

Về sau Ngài gia nhập Tăng đoàn, chứng đắc Thánh quả Alahán.

*Trưởng lão Añjanavaniya.

Ngài là con một vương tử ở kinh thành Vesālī của xứ Vajjī.

Khi kinh thành Vesālī bị ba tai nạn: Hạn hán, bịnh dịch và phi nhân, vua xứ Vajjī thỉnh Đức Thế Tôn ngự đến kinh thành Vesālī.

Đức Thế Tôn giải tỏa ba tai nạn ấy bằng bài kinh Ratanasutta (kinh Châu báu), Ngài có mặt trong thính chúng, hân hoan với ân đức Tam bảo, Ngài xin được xuất gia trong Giáo đoàn.

Sau khi xuất gia Ngài đi vào rừng Añjana (añjanavana) ở Sāketa để trú ngụ. Khi mùa an cư đến, Ngài tìm được chiếc ghế dài bị quăng bỏ, Ngài kê chiếc ghế dài của mình lên bốn hòn đá, phủ kín cỏ bên ngoài chỉ chừa một lổ nhỏ để ra vào, Ngài thiền tịnh trên chiếc ghế ấy, sau một tháng Ngài chứng Thánh quả Alahán(). Hân hoan Ngài nói lên kệ ngôn:

55- Āsandiṃ kuṭikaṃ katvā; ogayha añjanaṃ vanaṃ.

Tisso vijjā anuppattā; kataṃ buddhassa sāsana''nti.

"Làm am thất, giường nằm; nơi rừng sâu Añjana.

Ba minh ta đạt được; lời Phật dạy làm xong"().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân của Ngài là thợ kết vòng hoa tên là Sudassana, có cúng dường hoa đến Đức Phật Padumuttara.

Hậu thân gia chủ Sudassana được làm vua 16 lần với vương hiệu Devuttara.

Ngài được xác nhận là Trưởng lão Muṭṭhipupphiya trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Isimuggadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài có cúng dường bánh Isimugga trộn mật ong đến Đức Phật Padumuttara cùng 108.000 vị Tỳkhưu. Do phước lành này, 44 kiếp trái đất trước hậu thân vị ấy đã 38 lần làm vua với vương hiệu Mahisamanta().

*Trưởng lão Ukkhitapadumiya.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là người làm vòng hoa ở kinh thành Haṃsavatī.

Có lần người thơ hoa đang hái hoa sen trong hồ, nhìn thấy Đức Thế Tôn cùng các vị Tỳkhưu đang đi du hành, người thợ hoa tung những cánh bông sen lên không trung với ước nguyện là trở lành lọng che cho Đức Phật.

Đức Phật dùng thần thông khiến những cánh hoa sen lơ lửng trên không thành lọng che nắng cho Đức Thế Tôn.

Do hạnh sự này, hậu thân người thợ hoa sinh về cõi Tāvatiṃsa (Ba mươi ba), là cung chủ tòa thiên cung Satapatta.

Và được làm vua trên thiên giới 1.000 lần, làm vua nơi nhân giới là 500 lần().

*Trưởng lão Uttareyadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là giáo sư ở kinh thành Haṃsavatī.

Một hôm vị giáo sư cùng các đệ tử đi tắm, gặp Đức Phật, vị giáo sư cúng dường thượng y (uttarīya) đến Đức Phật.

Tấm thượng y bay lơ lửng trên không trung che nắng cho Đức Phật và các vị Tỳkhưu.

Do hạnh sự này, hâu thân vị ấy có 30 ngàn kiếp trái đất sinh về thiên giới, làm vua Trời là 50 lần, vua cõi nhân giới là 36 lần.

Ở nơi nào Ngài đi đến đều được che bởi những vải quý và muốn gì đều được như ý().

*Trưởng lão Udakadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài cúng dường nước đến Đức Phật Padumuttara.

Do phước lành này này, hậu thân của vị ấy có thể tìm thấy nước bất kỳ nơi nào theo ý().

Kệ ngôn trong Apadāna của Ngài được thấy trong Bản Sớ giải Theragāthā dưới tên Trưởng lão Mahā Gavaccha() và Trưởng lão Gaṅgātīriya().

*Trưởng lão Udāna (hay Udena).

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là một ẩn sĩ sống cùng 84.000 đệ tử trong khu ẩn xá gần núi Paduma (Padumapabbata) của rặng núi Tuyết.

Nghe một dạxoa tán thán ân Đức Phật, ẩn sĩ tìm đến yết kiến Đức Phật và cúng dường đến Đức Phật một cánh bông sen, đồng thời nói lên những kệ ngôn tán thán ân đức Phật().

Ngài có thể là Trưởng lão Udena được đề cập trong kinh Ghoṭamukha().

Sau khi Đức Thế Tôn Gotama viên tịch, Trưởng lão Udena trú ngụ ở rừng xoài Khemiya (Khemiyambavana) gần thành Bārāṇasī (Balanại).

Bàlamôn Ghoṭamukha ở kinh thành Pāṭaliputta (Hoa thị thành) đi đến thành Bārāṇasī do có vài việc cần phải.

Bàlamôn Ghoṭamukha đến viếng Ngài Udena, hỏi pháp nơi Ngài; sau buổi đàm đạo, Bàlamôn Ghoṭamukha hoan hỷ xin làm đệ tử cư sĩ và xin cúng dường Ngài Udena mỗi ngày 500 tiền vàng, lợi lộc mà vua Aṅga ban cho Bàlamôn Ghoṭamukha hằng ngày.

Nhưng Trưởng lão Udena từ chối, khuyên Bàlamôn Ghoṭamukha dùng số tiền này kiến tạo một Giảng đường cho các Tỳkhưu ở kinh thành Pāṭaliputta và Giảng đường này có tên gọi là Ghoṭamukhī.

Theo Bản Sớ giải(), Bàlamôn Ghoṭamukha có quan điểm: "Mỗi người phải tìm vinh quang cho chính mình, dù phải hy sinh mẹ hay cha".

Tuy có quan điểm như thế, nhưng khi mệnh chung, ông vẫn tái sinh về thiên giới, nơi cõi chư thiên.

Biết được phước lành của mình, từ thiên giới vị thiên tử này hóa thân xuống nhân giới, gặp người em gái, chỉ cho bà nơi chôn dấu tài sản trước kia, bảo người em gái dùng tiền này trùng tu một trai đường trong một Tự viện mà các vị Tỳkhưu đang tu sửa.

*Trưởng lão Upaḍḍhadussadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là người cày ruộng, thấy Trưởng lão Alahán Sujāta đi tìm vải cũ rách để may y, người cày ruộng dâng cho Trưởng lão phân nửa chiếc áo đang mặc.

Do hạnh sự này, hậu thân người cày ruộng sinh làm Thiên vương 33 lần, làm vua cõi người 77 lần().

*Trưởng lão Upasīva.

Ngài là một trong 16 môn đệ của Bàlamôn Bāvarī().

Khi cùng các đồng môn đến viếng Đức Phật Gotama, các câu hỏi của Ngài được ghi lại thành kinh Upasīvamānava pucchā (những câu hỏi của thanh niên Upasīva)().

Sau khi nghe Đức Thế Tôn giải đáp, Ngài UpaSīva cùng 1.000 đệ tử chứng Thánh quả Alahán và tất cả xin gia nhập vào Tăng đoàn.

Theo tập Apadāna (Ký sự), vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân của Ngàilà một ẩn sĩ khổ hạnh, tu tập nơi núi Anoma.

Có lần Đức Phật Padumuttara đến nơi cư ngụ của ẩn sĩ, ẩn sĩ soạn sẵn nơi ngồi cho Đức Thế Tôn, bằng cách trải cỏ và hoa tươi, rồi cúng dường đến Đức Thế Tôn trái cây và nhiều thỏi trầm hương quý.

Do hạnh sự này, hậu thân ẩn sĩ tái sinh về thiên giới 30 kiếp trái đất, làm Thiên vương 71 lần.

Nhưng trong tập Apadāna không đề cập đến Bàlamôn Bāvarī ().

*Trưởng lão ni Ubbirī.

Trong thời Đức Phật Gotama tại tiền, bà sinh vào một gia đình quyền quý nơi kinh thành Sāvatthi.

Bà rất xinh đẹp nên được tuyển vào hậu cung của vua Kosala (có thể là vua Pasenadi). Vài năm sau, bà sinh ra một nàng con gái rất xinh đẹp đặt tên là Jivā (Jīvantī), vua Kosala hài lòng đặt bà lên địa vị Hòang hậu, nhưng vài năm sau nàng Jivā mệnh chung, bà Ubbirī trở nên điên loạn, hằng ngày ra nghĩa địa than khóc cho người con gái Jivā của mình.

Một hôm bà muốn đi đến yết kiến Bậc Đạo sư, nhưng lại đi ra bờ sông Aciravatī than khóc.

Thấy được duyên lành của bà Ubbirī, Đức Thế Tôn ngự đến bờ sông Aciravatī, hỏi bà rằng:

– Vì sao nàng than khóc?

– Bạch Thế Tôn, con khóc cho con của con là Jivā vắn số.

– Nơi đây đã từng chôn xác 84.000 người con gái của nàng cùng có tên là Jivā, vậy nàng khóc cho Jivā nào?

Đức Thế Tôn nói lên kệ ngôn:

51- Amma jīvāti vanamhi kandasi; attānaṃ adhigaccha ubbiri.

Cullāsītisahassāni; sabbā jīvasanāmikā.

Etamhāḷāhane daḍḍhā; tāsaṃ kamanusocasi.

"Ngươi than khóc trong rừng, hỡi Jīvā; Ubbiri đến tột độ cái ta.

Có 84.000 người; tất cả tên là Jīva.

Nơi thiêu xác chết này(); ngươi sầu muộn người nào".

Bà quán tưởng lời dạy của Bậc Đạo sư, chứng đắc Thánh quả Alahán.

Bà nói lên hai kệ ngôn sau:

52- Abbahī vata me sallaṃ; duddasaṃ hadayassitaṃ.

Yaṃ me sokaparetāya; dhītusokaṃ byapānudi.

"Mũi tên khó thấy được; đâm trúng trái tim ta.

Ngài nhỗ ra tên sầu muộn; sầu con gái bức hại".

53- Sājja abbūḷhasallāhaṃ; nicchātā parinibbutā.

Buddhaṃ dhammañca saṅghañca; upemi saraṇaṃ muni''nti.

"Mũi tên nhỗ ra rồi; chấm dứt mọi ham muốn.

Đức Phật, Giáo pháp và Tăng chúng; ta đến nương nhờ tịch lặng"().

Bản Sớ giải "Kệ ngôn Trưởng lão ni" không đề cập đến việc bà Ubbirī xuất gia trong Ni đoàn, nhưng bản Apadāna (Ký sự) có đề cập đến.

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân bà Ubbirtī là một thiếu nữ ở trong thành Haṃsavatī.

Nàng thiếu nữ ở nhà một mình, nhìn thấy vị Thánh Alahán đang đi khất thực, nàng cúng dường vật thực đến Ngài.

Do phước lành này, hậu thân nàng thiếu nữ sinh về thiên giới, 80 lần làm vị Thiên hậu, làm Chánh hậu cõi nhân loại là 70 lần().

*Trưởng lão Ekacintita.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là một thiên tử trên thiên giới, khi thấy mình sắp mệnh chung, thiên tử sầu muộn, không biết sẽ tái sinh về cảnh giới nào.

Thiên tử xuống đảnh lễ Ngài Sumana là đệ tử của Đức Phật Padumuttara, Trưởng lão Sumana khuyên vị thiên tử nên nương nhờ ân đức Phật. Vị thiên tử làm theo lời dạy và tâm tư vị ây không còn sầu khổ trước sự chết sắp đến().

*Trưởng lão Ekadīpiya.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là một gia chủ thắp đèn nơi cội Đại giác Saḷala của Đức Phật Padumuttara.

Do hạnh sự này, 16 ngàn kiếp trái đất về trước, hậu thân gia chủ ấy làm vua bốn lần với vương hiệu là Candābha().

*Trưởng lão Ekasussadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là người cắt cỏ ở thành Haṃsavatī, có cúng dường đến Đức Phật Padumuttara chiếc thượng y.

Do hạnh sự này, hậu thân gia chủ ấy là thiên vương 36 lần, vua cõi nhân loại là 33 lần. Ngài có thần thông do phước là "muốn có y phục khi nào thì có ngay khi ấy"().

*Trưởng lão Ekapadumiya.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là thiên nga chúa.

Có lần thiên nga chúa thấy Đức Thế Tôn thiền tịnh nơi bờ hồ gần chỗ thiên nga chúa trú ẩn, Thiên nga chúa cúng dường đến Đức Phật Padumuttara một cành hoa sen().

*Trưởng lão Ekāsanadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là một ẩn sĩ khổ hạnh tên là Nārada Kassapa, sống ở gần núi Kosika.

Có lần nhìn thấy Đức Phật Padumuttara đi ngang qua rừng, ẩn sĩ cúng dường đến Đức Phật chiếc ghế ngồi và nói lời tán thán ân đức Phật.

Đức Thế Tôn Padumuttara phúc chúc đến ẩn sĩ thời pháp ngắn.

Do hạnh sự này, hậu thân ẩn sĩ được 50 lần làm Thiên vương và làm vua cõi nhân loại 80 lần, một thần thông do phước củaNgài là: "Bất cứ nơi đâu, Ngài đều có thể tìm ra ghế ngồi theo ý muốn, dù là trong rừng hay dưới nước"().

*Trưởng lão Opavuyha.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Tiền thân Ngài muốn cúng dường đến Đức Phật Padumuttara con ngựa Ajāniya, nhưng các vị đệ tử Phật bảo: "Đức Thế Tôn không nhận lễ phẩm là sinh vật còn sống", vị gia chủ cúng dường lễ phẩm có giá trị tương đương với con ngựa quý.

Hậu thân gia chủ ấy được làm đại đế 28 lần; vào 24 kiếp trái đất trước, vị ấy là vua Chuyển Luân có đại uy lực().

*Trưởng lão Kumudadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Tiền thân Ngài là con chim Kakudha thời Đức Phật Padumuttara, con chim có cúng dường đến Đức Thế Tôn một cành hoa sen,

Vào 1.600 kiếp trái đất trước hậu thân con chim có 8 lần làm vua với vương hiệu Varuṇa(), có khả năng Ngài chính là Trưởng lão Malitavambha().

*Trưởng lão Kassapa.

Ngài là con của Bàlamôn Udicca ở kinh thành Sāvatthi (Xávệ), cha Ngài mất khi Ngài còn nhỏ.

Có lần Ngài đi đến Đại tự Jetavana (KỳViên), nghe Đức Phật thuyết pháp chứng Sơ quả, Ngài xin mẹ được xuất gia trong Giáo đoàn của Đức Phật.

Có lần Ngài theo Đức Thế Tôn đi du hành sau khi mản mùa an cư, Ngài về cáo từ mẹ, mẹ Ngài khuyên nhủ Ngài bằng kệ ngôn.

82- Yena yena subhikkhāni; sivāni abhayāni ca.

Tena puttaka gacchassu; mā sokāpahato bhavā''ti.

"Đi đến nơi dễ xin ăn; an toàn và không lo sợ.

Con hãy đến nơi ấy; đừng va chạm sợ hãi, với hữu".

Ngài suy nghĩ: "Mẹ ta mốn ta hãy đi đến nơi giải thoát khỏi sinh hữu", Ngài nỗ lực triển khai thiền quán, chứng Thánh quả Alahán.

Và Ngài lập lại kệ ngôn trên để nói lên Thánh trí của mình().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padmuttara, tiền thân của Ngài là một Bàlamôn tinh thông ba tạng Veda (Vệđà).

Một hôm được trông thấy Đức Phật Padumuttara, vị Bàlamôn thông thái đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi tung nắm hoa Sumana lên không trung cúng dường Đức Thế Tôn, nắm hoaSumana kết thành lọng che cho Đức Phật.

Hậu thân Bàlamôn đã làm vua 25 lần với vương hiệu Ciṇṇamāla (Cittamāla)(). Ngài là Trưởng lão Sereyyaka nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Kūṭivihārī (1).

Ngài là con một Vương tử ở kinh thành Vesālī.

Khi kinh thành Vesālī bị ba tai nạn: Hạn hán, bịnh dịch và phi nhân.

Chứng kiến được uy lực của Đức Phật qua bài kinh Châu báu (Ratanasutta), Ngài xuất gia trong giáo đoàn .

Trong khi phát triển tuệ quán Ngài đi ngang qua cánh đồng, trời đổ mưa, Ngài đi vào căn chòi trống của người giữ ruộng.

Ngồi trong chòi lá, Ngài triển khai tuệ quán, chứng đắc Thánh quả Alahán ngay tại nơi ấy.

Người giữ ruộng đi đến căn chòi của mình, thấy Ngài ngồi trong đó, hỏi rằng: "Ai ở trong chòi lá này?". Ngài đáp rằng: "Vị Tỳkhưu ở trong chòi lá" và nói lên kệ ngôn.

56- Ko kuṭikāyaṃ bhikkhu kuṭikāyaṃ; vītarāgo susamāhitacitto.

Evaṃ jānāhi āvuso; amoghā te kuṭikā katā''ti.

"Ai trong chòi, Tỳkhưu trong chòi; tâm định tỉnh, ly tham.

Hiền giả hãy biết như vậy; người trong chòi không mê muội"().

Người giữ ruộng hân hoan rằng: "Thật may mắn cho tôi,thật khéo may mắn cho tôi. Tôn giả đã đến và ngồi trong chòi này".

Với thiên nhĩ siêu nhân, Đức Thế Tôn nghe sự đối đáp giũa hai vị, từ Hương thất Ngài phóng hào quang đến chòi lá nói lên kệ ngôn với người giữ ruộng.

Vihāsi kuṭiyaṃ bhikkhu; santacitto anāsavo.

Tena kammavipākena; devindo tvaṃ bhavissasi.

"Tỳkhưu trú trong chòi; tâm định tỉnh vô nhiễm.

Quả của việc làm này; ngươi nhận được thiên giới"

Chattiṃsakkhattuṃ devindo, devarajjaṃ karissasi;

Catuttiṃsakkhattuṃ cakkavattī, rājā raṭṭhe bhavissasi;

Ratanakuṭi nāma paccekabuddho, vītarāgo bhavissasī''ti.

"Sáu, 7 lần thiên giới; trở thành vị vua trời.

Bốn mươi lần Chuyển Luân; nhận được vua quốc độ.

Độc giác tên Ratanakuṭi; diệt tham ái chứng đạt"().

Kể từ đó Ngài được gọi là Kuṭivihāriṃ.

Tiền sự.

Trong thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài có cúng dường Đức Phật nước mát.

Ngài có thể là Trưởng lão Udakapūjaka được nói đến trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Kuṭivihārī (2).

Chuyện của Ngài tương tự như trên, có chi tiết sai khác như sau.

Khi Ngài ngồi trong căn chòi cũ nát của mình, Ngài khởi lên ý nghĩ: "Chòi này cũ nát, ta nên cất lại căn chòi mới".

Một thiên nhân đang tầm cầu pháp giải thoát, muốn tâm Ngài giao động mạnh nên nói lên kệ ngôn lời giản dị nhưng ý thâm sâu như sau.

57- Ayamāhu purāṇiyā kuṭi; aññaṃ patthayase navaṃ kuṭiṃ.

Āsaṃ kuṭiyā virājaya; dukkhā bhikkhu puna navā kuṭī''ti.

"Căn chòi này cũ kỹ; Ngài muốn chòi mới khác.

Hãy dẹp bỏ chòi mới; chòi mới, Tỳkhưu hãy biết khổ"().

Ngài xúc động mạnh, nỗ lực phát triển tuệ quán chứng đạt Thánh quả Alahán. Trưởng lão dùng kệ ngôn trên nói lên Thánh trí của mình().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân của Ngài có cúng dường Đức Phật cây quạt.

Ngài có thể là Trưởng lão Naḷamāliya được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Kosalavihārī.

Ngài là con một Vương tử trong thành Vesālī, chứng kiến uy lực Ratanasutta (kinh Châu báu), Ngài xuất gia là Sadi.

Đến tuổi Ngài thọ giới Tỳkhưu, khi thọ Tỳkhưu giới Ngài sống trong rừng gần ngôi làng trong xứ Kosala.

Một gia chủ cúng dường cho Ngài căn chòi lá ở cạnh cội cây, nơi căn chòi lá này, Ngài tinh tấn phát triển tuệ quán chứng đạt Thánh quả Alahán.

Hân hoan Ngài nói lên kệ ngôn.

59- Saddhāyāhaṃ pabbajito; araññe me kuṭikā katā.

Appamatto ca ātāpī; sampajāno patissato''ti .

"Xuất gia với niềm tin; trong rừng ta ở chòi lá.

Thận trọng và tinh cần; tỉnh giác cùng với niệm"().

Ngài được gọi là Kosalavihārī vì sống rất lâu trong xứ Kosala().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là ẩn sĩ khổ hạnh.

Có lần ẩn sĩ cúng dường đến Đức Phật nhiều rễ củ.

Vào 54 kiếp trái đất trước, hậu thân ẩn sĩ làm vua với vương hiệu Sumekhalisama.

Ngài chính là Trưởng lão Bilādiyāyaka được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Khaṇḍasumana.

Ngài sinh ra trong một gia đình tộc trưởng Pāvā của xứ Malla.

Ngài có tên gọi là Khaṇḍasumana (hoa lài) vì ngày Ngài sinh ra, nhà Ngài có đầy hoa lài và đường mía.

Khi nghe Đức Thế Tôn giảng pháp nơi rừng xoài của gia chủ Cunda ở Pāvā, Ngài hân hoan xin xuất gia.

Không bao lâu sau Ngài chứng đạt sáu thắng trí, nhớ lại tiền hạnh của mình là: Vào thời Đức Phật Kassapa, tiền thân của Ngài muốn cúng dường hoa đến Bảo tháp thờ Xálợi Đức Phật Kassapa, nhưng không tìm được hoa vì Đức vua đã mua hết tất cả hoa, nên Ngài đành phải mua hoa lài để cúng dường Bảo tháp thờ Xálợi Phật Kassapa().

Hân hoan Ngài nói lên kệ ngôn sau.

96-Ekapupphaṃ cajitvāna; asīti vassakoṭiyo.

Saggesu paricāretvā, sesakenamhi nibbuto''ti.

"Từ bỏ một cánh hoa; có 80 mười triệu năm.

Nơi thiên giới, sau khi từ bỏ; còn lại sống tịch tịnh"().

*Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài có xây hàng rào bằng gỗ trầm hương quanh Bảo tháp thờ Xálợi Đức Phật Padumuttara.

Ngài có thể là Trưởng lão Saparivāriya được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Khitaka.

Trong thời Đức Phật Gotama còn tại tiền, Ngài sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn trong thành Sāvatthi (Xávệ).

Được nghe danh tiếng đệ nhất thần thông của Ngài Moggallāna (MụcKiềnLiên), Ngài nghĩ: "Ta sẽ thành tựu thần thông lực như Ngài Moggallāna".

Ngài xin xuất gia trong Tăng đoàn, nỗ lực tu tập thiền chỉ và thiền quán, chứng đạt sáu thắng trí.

Ngài tế độ chúng sinh bằng các thắng trí ấy nhất là thần túc thông và tha tâm thông; khi các vị Tỳkhưu hỏi Ngài:

– Này hiền giả Khitaka, có phải hiền giả dùng thần thông?

Ngài trả lời bằng kệ ngôn.

104- Lahuko vata me kāyo; phuṭṭho ca pītisukhena vipulena.

Tūlamiva eritaṃ mālutena; pilavatīva me kāyo''ti.

"Thân ta thật nhẹ nhàng; và xúc chạm hỷ lạc mạnh.

Như bông nhẹ trước gió; thân ta nhẹ trôi đi"().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là một Dạxoa chúa.

Có lần dạxoa chúa này đi đến đảnh lễ và nghe pháp từ Đức Phật Padumuttara.

Vào 80 kiếp trái đất trước, hậu thân dạxoa chúa là vị vua với vương hiệu Sumaṅgala().

Ngài có thể là Trưởng lão Supāricariya được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Hārita.

Ngài sinh vào một gia tộc Bàlamôn ở kinh thành Sāvatthi (Xávệ), vì tự hào dòng dõi Bàlamôn của mình, Ngài thường gọi người khác là "hạ đẳng".

Nghe được Giáo pháp của Đức Thế Tôn, Ngài khởi niềm tin xuất gia trong Tăng đoàn nhưng vì thói quen nên vẫn còn tật xấu ấy.

Khi nghe Đức Thế Tôn giảng pháp, quán xét lại tâm tư mình, Ngài buồn khổ vì thói xấu kiêu mạn về dòng tộc này, Ngài nỗ lực diệt trừ tính kiêu mạn, chứng đắc Thánh quả Alahán.

Hân hoan Ngài nói lên kệ ngôn.

261- Yo pubbe karaṇīyāni; pacchā so kātumicchati.

Sukhā so dhaṃsate ṭhānā; pacchā ca manutappati.

"Người nào, việc cần làm trước; người ấy lại làm sau.

Tự phá hoại an lạc địa; sau sầu khổ hối tiếc".

262- Yañhi kayirā tañhi vade; yaṃ na kayirā na taṃ vade.

Akarontaṃ bhāsamānaṃ; parijānanti paṇḍitā.

"Điều có làm, nói lên; điều không làm, không nói.

Không làm lại nói lên; bậc hiền trí thấu rõ".

263- Susukhaṃ vata nibbānaṃ; sammāsambuddhadesitaṃ.

Asokaṃ virajaṃ khemaṃ; yattha dukkhaṃ nirujjhatī''ti.

"Đạt Nípbàn, khéo an lạc; Bậc Chánh giác giảng dạy.

An ổn, không sầu, không nhơ bẩn; nơi ấy chấm dứt mọi đau khổ"().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài có cúng dường nắm hương liệu vào hỏa đài của Đức Phật Padumuttara().

Ngài có thể là Trưởng lão Gandhapūjaka được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Gandhokadāyaka.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Trong thời Đức Phật Padumuttara, một lễ hội được tổ chức cúng dường cây Đại giác của Đức Phật Padumuttara, tiền thân của Ngài dùng nước thơm tưới vào cội Đại giác để vinh danh Đức Thế Tôn.

Một trận mưa lớn khởi lên và sét đánh trúng Ngài, mệnh chung Ngài tái sinh về Thiên giới. Từ thiên giới vị Thiên tử cùng thiên chúng tùy tùng đi đến nơi hỏa thiêu xác Ngài, vị thiên tử nói lên những vần kệ tán thán Giáo pháp của Đức Thế Tôn.

Vào 128 kiếp trái đất trước tiền thân của Ngài là vị Đại đế có vương hiệuSaṃvasita().

*Trưởng lão Dhotaka.

Ngài là một trong 16 môn đệ của Bàlamôn Bāvarī được cử đến viếng Đức Thế Tôn Gotama.

Những câu hỏi của Ngài và lời giải đáp của Đức Phật được ghi thành tập kinh Dhotakamānavapucchā().

Sau lời giải đáp của Đức Phật, Ngài cùng 1.000 môn đệ chứng Thánh quả Alahán và tất cả xin xuất gia trong Tăng đoàn của Đức Phật Gotama.

Tiền sự,

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là vị Giáo thọ Chalaṅga, có 1.800 đệ tử.

Vị Giáo thọ sư cùng đệ tử xây cây cầu Bhagīrathī để Đức Thế Tôn cùng chư Tỳkhưu sử dụng().

*Trưởng lão Jambuphaliya.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Trong thời Đức Phật Padumuttara tiền thân Ngài là một gia chủ có cúng dường đến Đức Phật những trái đào đầu mùa().

Ngài có thể là Trưởng lão Nadī Kassapa().

*Trưởng lão Jātipupphiya.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Trong thời Đức Phật Padumuttara tiền thân Ngài có đặt một vòng hoa lên nhục thân của Đức Phật Padumuttara trong lễ hỏa thiêu nhục thân Đức Phật. Mệnh chung, hậu thân vị ấy tái sinh về cõi Nimmānaratī (Hóa lạc thiên)().

*Trưởng lão Ti-Ukkādhāriya.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Trong thời Đức Phật Padumuttara tiền thân Ngài thắp ba ngọn đuốc (ukkā) và cầm đuốc đứng nơi cội Đại giác của Đức Phật để cúng dường ánh sáng().

*Trưởng lão Ti-Padumiya.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Trong thời Đức Phật Padumuttara tiền thân Ngài là thợ làm vòng hoa, trên đường đến Hoàng cung để giao hoa, thấy Đức Phật Padumuttara, người thợ hoa tung ba cánh hoa sen cúng dường đến Đức Phật.

Ba cánh hoa sen tạo thành vòng hoa trên đầu Đức Thế Tôn.

Mệnh chung, người thợ kết hoa tái sinh về thiên giới là chủ thiên cung Mahāvitthārika cao 300 dotuần().

*Trưởng lão Sirima.

Trong thời Đức Phật tại tiền, Ngài sinh vào một gia tộc trong thành Sāvatthi, Ngài được đặt tên là Sirima vì khi mẹ Ngài mang thai Ngài, gia đình luôn được may mắn.

Ngài có người em trai tên là Sirivaḍḍha vì khi mang thai vị này, tài sản gia đình tăng trưởng.

Khi Trưởng giả Anāthapiṇḍika cúng dường Đại tự KỳViên (Jetavanavihāra), hai Ngài cảm phục uy lực của Đức Thế Tôn nên xin xuất gia trong Tăng đoàn.

Dù chưa chứng đắc Thánh quả nhưng Ngài Sirivaḍḍha được hàng xuất gia cũng như hàng cư sĩ cung kỉnh, còn riêng Ngài Sirima do ảnh hưởng một ác nghiệp nên không được tôn kính.

Tuy vậy, Ngài Sirima luôn tinh cần tu tập chỉ và quán, chứng đạt sáu thắng trí.

Các vị Tỳkhưu phàm xem thường Ngài và cung kỉnh Ngài Sirivaḍḍha. Để cảnh tỉnh những vị ấy, Ngài nói lên kệ ngôn.

159- Pare ca naṃ pasaṃsanti; attā ce asamāhito.

Moghaṃ pare pasaṃsanti; attā hi asamāhito.

"Người khác tán thán nó; kẻ tự ngã không an tịnh.

Ngưởi khác khen ngu muội; kẻ tự ngã không an tịnh".

160- Pare ca naṃ garahanti; attā ce susamāhito.

Moghaṃ pare garahanti; attā hi susamāhito''ti.

"Người khác khinh thường nó; kẻ tự ngã khéo an tịnh.

Người khác khinh thường sai lầm; kẻ tự ngã khéo an tịnh"().

Ngài Sirivaḍḍha nghe kệ ngôn, tâm xúc động mạnh, tinh cần thiền quán chẳng bao lâu chứng Thánh quả Alahán.

Những vị kinh thường Ngài Sirima trước đây đã sám hối Ngài.

Tiền sự.

Trước khi Bồtát Padumuttara giáng sinh vào lòng mẹ, tiền thân của Ngài là ẩn sĩ Devala hướng dẫn một hội chúng đông đảo.

Ẩn sĩ Devala xây dựng một tháp để cúng dường chư Phật.

Khi Đức Thế Tôn Padumuttara xuất hiện trên thế gian, ẩn sĩ Devala mệnh chung sinh về cõi Phạm thiên. Từ cõi Phạm thiên Ngài xuống nhân giới dạy các môn đệ trước đây của mình nên xuất gia trong giáo pháp của Đức Thế Tôn().

Ngài chính là Trưởng lão Puḷinuppādaka được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Dhajadāyaka.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Trong thời Đức Phật Padumuttara tiền thân Ngài là một gia chủ, có treo cờ quanh cội Đại giác của Đức Phật.

Hậu thân vị ấy làm vua hai lần với vương hiệu là Uggata và Megha().

*Trưởng lão Dhammasava.

Nggài sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn trong xứ Magadha, được nghe Đức Thế Tôn giảng pháp ở Dakkhināgiri (Nam sơn), Ngài xuất gia trong Tăng đoàn. Nhờ tinh cần hành pháp chẳng bao lâu Ngài chứng Thánh quả Alahán. Hân hoan Ngài nói lên kệ ngôn.

107- Pabbajiṃ tulayitvāna, agārasmānagāriyaṃ.

Tisso vijjā anuppattā; kataṃ buddhassa sāsana''nti.

"Suy tư, cân nhắc ta xuất gia; sống đời sống không nhà.

Ba minh ta đạt được; lời Phật dạy làm xong"().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân của Ngài là vị ẩn sĩ khổ hạnh có tên là Suvaccha sống trong một chòi lá.

Có lần Đức Thế Tôn thi triển thần thông gần chòi lá của ẩn sĩ, ẩn sĩ hoan hỷ, đi đế đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi cúng dường đến Đức Thế Tôn những cánh hoa nāga (mù u).

Cách đây 31 kiếp trái đất, hậu thân ẩn sĩ Suvaccha là vị vua có vương hiệu là Mahāratha().

Ngài có thể là Trưởng lão Nāgapupphiya được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Vidhūpanadāyaka.

Trong thời Đức Phật Gotama.

Ngài chứng Thánh quả Alahán khi được 7 tuổi .

Trong thời Đức Phật Padumuttara tiền thân Ngài là một gia chủ, có cúng dường đến Đức Thế Tôn cây quạt và tán thán Đức Thế Tôn trong lúc Ngài hầu quạt Đức Thế Tôn.

Hậu thân gia chủ ấy làm vua 16 lần với vương hiệu là Vijamāna().

*Trưởng lão Sataraṃsika.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài thấy Đức Phật khởi tâm tịnh tín, đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn.

Trong hiện kiếp Ngài xuất gia lúc 7 tuổi và thân Ngài luôn chiếu sáng.

Cách đây 60 ngàn kiếp trái đất tiền thân Ngài bốn lần làm vua với vương hiệu Roma().

*Trưởng lão Sannidhāpaka.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là một ẩn sĩ, có cúng dường đến Đức Phật Padumuttara trái bí (āmaṇḍa) và nước uống.

Cách đây 41 kiếp trái đất, hậu thân ẩn sĩ là vị vua có vương hiệu là Arindama().

*Trưởng lão Saparivāracchattadāyaka(1).

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là một gia chủ.

Khi nghe Đức Phật giảng pháp, gia chủ hoan hỷ giương dù rồi tung lên hư không, che cho Đức Phật.

Vào thời Đức Phật Gotama, hậu thân gia chủ này xuất gia lúc 7 tuổi, khi vi ấy thọ giới Tỳkhưu, Bàlamôn Sunanda che lọng cho Ngài, Trưởng lão Sāriputta thấy vậy thốt lời hoan hỷ().

Ngài tinh cần hành pháp chứng Thánh quả Alahán.

*Trưởng lão Saparivāracchattadāyaka (2).

Là vị Thánh Alaáhn thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài đóng hàng rào bằng gỗ trầm hương quanh tháp thờ Đức Phật Padumuttara.

Cách đây 15 kiếp trái đất, Ngài làm vua 8 lần với vương hiệu Pamatta().

*Trưởng lão Saparivārāsana.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara tiền thân Ngài là một gia chủ, có thỉnh Đức Thế Tôn đến tư gia cúng dường vật thực.

Gia chủ trang trí nơi ngồi của Đức Thế Tôn xinh đẹp bằng hoa lài, rồi cúng dường vật thực đến Đức Thế Tôn khi Ngài ngồi vào ghế ngồi().

*Trưởng lão Sayanadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài có cúng dường Đức Phật chiếc giường().

*Trưởng lão Sucinta.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là nông dân, có cúng dường đến Đức Phật nông phẩm đầu mùa của mình().

*Trưởng lão Susārada.

Ngài là thân tộc xa với Trưởng lão Sāriputta (XáLợiPhất), vì cơ thể Ngài chậm phát triển,và chậm hiểu nên được gọi là Susārada.

Khi nghe Trưởng lão Sāriputta giảng pháp, Ngài khởi lên niềm tin xuất gia trong Tăng đoàn, nhờ tinh cần hành pháp, Ngài chứng đạt Thánh quả Alahán, hân hoan với Thánh quả đã đạt được, Ngài nói lên kệ ngôn.

75- Sādhu suvihitāna dassanaṃ; kaṅkhā chijjati buddhi vaḍḍhati.

Bālampi karonti paṇḍitaṃ; tasmā sādhu sataṃ samāgamo''ti.

"Lành thay, khéo tu tập thấy biết; cắt đứt nghi, tăng trưởng hiểu biết.

Kẻ ngu trở thành người trí; do vậy, kết giao với thiện lành thay"().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài là một ẩn sĩ Bàlamôn có cúng dường đến Đức Phật trái cây ngọt khi ẩn sĩ thấy Đức Phật đi khất thực.

Cách đây 700 kiếp trái đất trước, tiền thân của Ngài là vị vua có vương hiệu là Smaṅgala().

Ngài là Trưởng lão Phaladāyaka được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Rakkhita.

Ngài sinh ra trong một gia tộc quyền quý ở Vedehanigama trong thành Devadaha. Là một trong 500 Thích tử được hội đồng bộ tộc Sākya (Thích Ca) và Koliya cho xuất gia theo hầu Đức Thế Tôn để tạ ơn Đức Thế Tôn đã giảng hòa hai bộ tộc khi tranh chấp nước giòng sông Rohinī.

Khi nghe Đức Phật thuyết Bổn sự Kuṇāla (Kuṇāla jātaka), Ngài nhận thức được hiểm nguy của dục lạc, phát triển tuệ quán, chứng đắc Thánh quả Alahán. Ngài tuyên bố chánh trí của mình qua kệ ngôn.

79- Sabbo rāgo pahīno me; sabbo doso samūhato.

Sabbo me vigato moho; sītibhūtosmi nibbuto''ti.

"Tất cả tham ta cắt đứt; tất cả sân được nhổ bỏ.

Tất cả si ta từ bỏ; ta tịch tịnh mát lạnh"().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Padumuttara, tiền thân Ngài nghe Đức Phật giảng pháp, Ngài nói lên kệ ngôn tán thán sự uyên bác của Đức Phật().

Ngài chính là Trưởng lão Sobhita được nói đến trong tập Apadāna().

Dứt lịch sử Đức Phật Padumuttara.

Sau kiếp trái đất xuất hiện Đức Chánh giác Padumuttara, trải qua 70 ngàn kiếp trái đất không có vị Chánh giác nào hiện khởi trong thế gian.

Cách hiền kiếp này trở về trước 30 ngàn kiếp trái đất, có kiếp trái đất xuất hiện hai vị Chánh giác (gọi là maṇḍakappa), đó là Đức Phật Sumedha và Đức Phật Sujāta.

11- Đức Phật Sumedha.

Sau khi thực hành tròn đủ 30 pháp Balamật, Bồtát tái sinh về cõi Tusita (Đẩu suất) thọ hưởng thiên lạc với thời gian là 576 triệu năm. Theo truyền thống chư Bồtát Chánh giác kiếp chót, Ngài nhận lời thỉnh cầu của chư thiên, Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới, Ngài giáng phàm.

Bồtát tái sinh vào thai bào của bà Hoàng Sudattā, cha Ngài là Đức vua Sudatta trị vì kinh thành Sudassana.

Sau 10 tháng, Bồtát ra khỏi thai bào nơi vườn Ngự Uyển Sudassana, khi Ngài vừa ra khỏi thai bào cũng là lúc mặt trời xé màn đêm hiện ra chói lọi, do sự kiện này Bồtát được đặt tên là Sumedha.

Bồtát Sumedha sống tại gia 9 ngàn năm, trong ba cung điện: Cung điện Sucanda(), cung điện Kañcana() và cung điện Sirivaḍḍha(), có 48 ngàn cung nữ xinh đẹp hầu hạ, vợ Bồtát là công nương Sumanā.

Khi thấy đầy đủ bốn hiện tượng: Già, bịnh, chết và vị Samôn; Bồtát quyết định xuất gia. Ngài ngồi trên lưng voi rời khỏi Hoàng thành ra đi xuất gia, có khoảng 110 triệu người cùng theo Ngài xuất gia.

Vào ngày hôm ấy, nàng Sumanā vừa sinh ra Thái tử Sumitta (hay Punabbasumitta).

Bồtát Sumedha khổ hạnh trong 8 tháng rồi thọ thực trở lại, hội chúng tùy tùng lìa bỏ Ngài đi đến vườn Sudassana trú ngụ.

Vào ngày trăng tròn tháng Vesakha, Bồtát thọ dụng bát cơm sữa do nàng Nakulā, con gái của một trưởng giả nơi làng Nakula cúng dường.

Vào buổi chiều Ngài đi đến cội cây Nīpa(), nhận 8 bó cỏ do du sĩ lỏa thể Sirivaḍḍha dâng cúng. Tám bó cỏ trở thành Bảo tọa chiến thắng của Bồtát Sumedha nơi cội cây Nīpa, trên Bảo tọa chiến thắng, Bồtát chiến thắng ngũ ma, chứng đắc Vô thượng Chánh giác vào lúc mặt trời vừa lên.

*Ba thắng hội của Đức Phật Sumedha.

Thắng hội I.

Nhận lời thỉnh cầu của Đại Phạm thiên, Đức Thế Tôn Sumedha khai mở pháp giải thoát nơi vườn hoa Sudassana gần kinh thành Sudassana, tế độ 110 triệu vị Samôn tùy tùng trước đây của Ngài, trong đó có 2 vị Tử hoàng là Saraṇa và Sabbakāma (hai vị Thượng thủ của Ngài sau này).

Pháp thoại lần đầu tiên của Đức Phật Sumedha mang Thánh quả đến cho một ngàn tỷ nhân thiên.

Đây là thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

4- Tassāpi abhisamayā tīṇi; ahesuṃ dhammadesane.

Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamābhisamayo ahu.

"Vị ấy có ba thắng hội; việc thuyết giảng pháp của vị ấy.

Có 100 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội đầu tiên của Ngài"().

Thắng hội II.

Vào dịp khác, sau khi xuất khỏi Đại bi định, Đức Thế Tôn Sumedha dùng Phật trí quán xét thế gian tìm người hữu duyên nên tế độ.

Đức Thế Tôn quyết định tế độ dạxoa ăn thịt người có tên là Kumbhakaṇṇa, Ngài một mình đi đến đền thờ của dạxoa Kumbhakaṇṇa.

Với uy lực của bậc Chánh giác Ngài đã nhiếp phục dạxoa Kubhakaṇṇa, dạxoa xin quy ngưỡng ân đức Tam bảo.

Ngày hôm sau, đức vua quốc độ ấy phải mang Thái tử đến làm tế vật cho dạxoa, đại chúng mang theo những lễ vật cùng với Thái tử đến khu đền của dạxoa; daxoa ẳm Thái tử rồi trao đến Đức Thế Tôn Sumedha.

Nghe được tin tốt đẹp này, đại chúng cùng nhau đến đảnh lễ Đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại, mang Thánh quả đến cho nhân thiên là 900 triệu vị, trong đó dạxoa Kumbhakaṇṇa.

Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn.

5- Punāparaṃ kumbhakaṇṇaṃ; yakkhaṃ so damayī jino.

Navutikoṭisahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.

"Lần khác với Kumbhakaṇṇa; Đấng Chiến Thắng nhiếp phục dạxoa.

Có 90 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội lần hai" (sđd. 5)

Thắng hội III.

Một lần khác nơi kinh thành Upakāri, trong vườn Sirinanda, Đức Thế Tôn thuyết giảng bài pháp "bốn sự thật", mang Thánh quả đến cho 800 tỷ nhân thiên. Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

6- Punāparaṃ amitayaso; catusaccaṃ pakāsayi.

Asītikoṭisahassānaṃ; tatiyābhisamayo ahu.

"Một lần khác, bậc có danh tiếng vô hạn; giảng giải về bốn sự thật.

Có 80 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội thứ ba" (sđd.6).

*Ba Tăng hội của Đức Phật Sumedha.

Tăng hội I.

Vào lúc Đức Phật Sumedha khai mở pháp bất tử nơi vườn Ngự Uyển Sudassana, có 100 mười triệu vị chứng Thánh quả Alahán và được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave...".

Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

8- Sudassanaṃ nāma nagaraṃ; upagañchi jino yadā.

Tadā khīṇāsavā bhikkhū; samiṃsu satakoṭiyo.

"Thành phố tên Sudassana; Bậc Chiến Thắng ngự đến đó.

Nơi đây những Tỳkhưu sạch ô nhiễm; tụ hội lại một tỷ vị"(sđd.8).

Tăng hội II.

Đức Thế Tôn Sumedha an cư mùa mưa nơi núi Devakūṭa. Đại chúng tổ chức dâng y Kaṭhina, có 900 triệu vị TỳkhưuAlahán tụ hội lại.

Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

9-Punāparaṃ devakūṭe; bhikkhūnaṃ kathinatthate.

Tadā navutikoṭīnaṃ; dutiyo āsi samāgamo.

"Vào lúc khác nơi núi Devakūṭa; lễ Kaṭhina của các Tỳkhưu.

Nơi đây có 90 mười triệu vị, là lần tụ hội thứ hai"(sđd.9).

Tăng hội III.

Vào lần khác, Đức Thế Tôn du hành tế độ chúng sinh, có 800 triệu vị Alahán theo hầu Ngài. Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

10- Punāparaṃ dasabalo; yadā carati cārikaṃ.

Tadā asītikoṭīnaṃ; tatiyo āsi samāgamo.

"Lần khác Đấng Thập lực; Ngài đi du hành.

Có 80 mười triệu vị; là lần tụ hội thứ ba"(sđd.10).

*Tiền thân Đức Phật Gotama.

Vào thời ấy, tiền thân Đức Phật Gotama là một thanh niên tên là Uttara có đại tài sản là 800 triệu mỗi thứ.

Thanh niên Uttara cúng dường đến Đức Phật và Tăng chúng rất trọng thể. Giữa đại chúng Đức Thế Tôn Sumedha tuyên bố rằng: "Sau 30 ngàn kiếp trái đất kể từ kiếp trái đất này, thiện gia tử này sẽ trở thành Đức Chánh giác có tộc họ là Gotama, tên là Siddhattha".

Nghe lời tiên tri của Đức Phật Sumedha, tâm thanh niên Uttara vô cùng hân hoan, đã bố thí hết tài sản của mình và xuất gia là Tỳkhưu trong Giáo pháp của Đức Phật Sumedha.

Sau khi thông thạo pháp học, Bồtát thực hành thiền tịnh, chứng đạt tám tầng thiền cùng 5 thắng trí. Mệnh chung sinh về Phạm thiên giới.

*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Sumedha.

Đức Phật Sumedha cao 88 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng một dotuần, không bị ngăn cản bất cứ vật gì như núi, tường, vách ...

– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Sumedha là Trưởng lão Saraṇa và Trưởng lão Sabbākāma. Thị giả là Trưởng lão Sāgara.

– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Sumedha là Trưởng lão ni Rāmā và Trưởng lão ni Surāmā .

– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Sumedha là Trưởng giả Uruvela và Trưởng giả Yasava.

– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Sumedha là bà Yasodharā và bà Sirimā.

Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Sumedha là 90 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi tự viện Medha (Medhārāma), Xálợi của Ngài rải tản khắp nhân thiên.

Phụ lục.

*Thiên tử Anekavaṇṇa.

Là một thiên tử ở cõi Tāvatiṃsa (Ba mươi ba), có hào quang át cả hào quang của vua trời Sakka, nhờ tạo phước trong Phật giáo thời Đức Phật Gotama còn tại tiền, khi gặp vị thiên tử này vua Trời Sakka phải lánh mặt vì hổ thẹn().

Vào thời Đức Phật Sumedha, tiền thân vị thiên tử này là vị Tỳkhưu, nhưng sau đó vị ấy hoàn tục.

Khi Đức Thế Tôn Sumedha viên tịch, vị Tỳkhưu ấy hối tiếc đã bỏ lở cơ hội, nên đi đến đảnh lễ Bảo tháp thờ Xálợi Đức Phật Sumedha và nguyện giữ giới().

*Trưởng lão Abhaya.

Là một Bàlamôn trong thành Sāvatthi, khi nghe Đức Thế Tôn giảng pháp, Ngài xuất gia trong Tăng đoàn.

Có lần Ngài đi khất thực, nhìn thấy một nữ nhân trang điểm xinh đẹp, Ngài bị dục tưởng chi phối, nhưng Ngài trấn tỉnh được, phát triển tuệ quán chứng Thánh quả Alahán().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Sumedha, tiền thân Ngài có gặp Đức Phật Sumedha trong rừng và cúng dường đến Đức Phật vòng hoa Salala.

Cách đây 19 kiếp trái đất, tiền thân Ngài làm vua 16 lần với vương hiệu Mimmita.

Ngài được xác định là Trưởng lão Vaṭaṃsakiya được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Uttiya.

Ngài sinh ra trong một gia tộc vương tử dòng Sākya (Thích Ca) nơi thành Kapilavatthu (Catỳlavệ).

Khi Đức Thế Tôn trở về kinh thành Kapilavatthu (Catỳlavệ) để thăm thân tộc, Ngài chứng kiến uy lực Song thông của Đức Thế Tôn nên khởi niềm tin, xuất gia trong Tăng đoàn.

Trong thời gian tu học, Ngài đi vào làng khất thực, nghe một nữ nhân ca hát, thiền định của Ngài bị thối thất, khởi lên dục cảm. Ngài cố gắng chế ngự những tư tưởng dục lạc bằng sự suy quán về những thể trược, khi đi vào liêu thất để thiền tịnh, tâm của Ngài rất giao động và cố gắng nhiếp phục những tư tưởng xấu.

Ngài chọn buổi trưa để thực hành thiền tịnh, nỗ lực thiền quán, nhờ nhàm chán các dục lạc Ngài thoát khỏi khổ sinh tử.

Hân hoan Ngài nói lên kệ ngôn.

99- Saddaṃ sutvā sati muṭṭhā, piyaṃ nimittaṃ manasikaroto;

Sārattacitto vedeti, tañca ajjhosa tiṭṭhati;

Tassa vaḍḍhanti āsavā, saṃsāraṃ upagāmino''ti.

"Nghe âm thanh, mất ghi nhận; ý hướng đến tướng luyến ái.

Tâm nhận lấy thích thú; an trú với tướng đắm nhiễm.

Khiến ô nhiễm tăng trưởng; là dẫn đến luân hồi" ().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Sumedha, tiền thân Ngài là một gia chủ có cúng dường đến Đức Phật chiếc giường cùng với mùng mền và thảm

Cách đây 20 kiếp trái đất, tiền thân Ngài ba lần làm vua với vương hiệu Suvaṇṇābha().

Ngài có thể là Trưởng lão Pallaṅkadāyaka được nói đến trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Candanamāliya.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Sumedha, tiền thân Ngài là một trưởng giả có đại tài sản, sau khi bố thí hết gia sản Ngài xuất gia làm ẩn sĩ.

Ẩn sĩ có cúng dường đến Đức Phật sàng tọa, xoài, hương trầm và hoa Sāla.

Có lần tiền thân Ngài làm vua trị vì kinh thành Vebhāra do do Thiên thần kiến trúc Vissakamma kiến tạo().

Ngài có thể là Trưởng lão Valliya được ghi nhận trong tập Theragāthā().

*Trưởng lão Pañcahatthiya.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Sumedha, tiền thân Ngài có cúng dường đến Đức Phật năm nắm hoa huệ, tạo thành một vòng hoa trên đầu Đức Phật.

Tiền thân Ngài làm vua năm lần với vương hiệu Hatthiya().

*Trưởng lão Bhaddāli.

Có lần Ngài an cư mùa mưa nơi Đại tự KỳViên (Jetavanavihāra), nghe Đức Thế Tôn giảng pháp môn "ăn một chỗ ngồi" (nhất tọa thực), Ngài cảm thấy bất bình nên lánh mặt Đức Phật suốt ba tháng.

Khi Đức Thế Tôn sắp du hành, theo lời khuyên các vị đồng phạm hạnh, Ngài đến sám hối Đức Phật, Đức Phật nhân đó thuyết lên kinh Bhaddāli().

Tương truyền, có một kiếp tiền thân Ngài tái sinh làm quạ rất háu đói, trong kiếp này Ngài thường đói bụng, nên có biệt hiệu là Mahāchātaka (Kẻ ăn nhiều)().

Thời Đức Phật Sumedha, tiền thân Ngài gặp Đức Phật đang thiền tịnh trong rừng, tiền thân Ngài đi đến dọn dẹp chung quanh chỗ ngồi của Đức Phật và cầm lọng che cho Đức Phật().

*Trưởng lão Madhudāyaka.

Là vị Thánh Alahán trong thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Sumedha, tiền thân Ngài là một ẩn sĩ sống tu tập cạnh bờ sông Sindhu, có cúng dường đến Đức Phật đường mật.

Truyền thuyết nói rằng: Ngày Ngài sinh ra, có một trận mưa mật ngọt rơi xuống(). Có khả năng Ngài chính là Trưởng lão Mahānāma().

Dứt lịch sử Đức Phật Sumedha.

12- Đức Phật Sujāta.

Sau khi Đức Phật Sumedha viên tịch, tuổi thọ nhân loại giảm dần cho đến khi còn 10 năm, rồi tăng dần lên đến atăng kỳ năm. Sau đó giảm dần xuống, đến khi tuổi thọ nhân loại là 90 ngàn năm thì Đức Phật Sujāta xuất hiện trên thế gian.

Sau khi viên mãn 30 pháp Balamật, Bồtát tái sinh về cõi Tusita (Đẩusuất), nhận lời thỉnh cầu của chư thiên và Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới. Bồtát giáng sinh vào thai bào của bà HoàngPabhācatī, cha Ngài là Đức vua Uggata trị vì kinh thành Sumaṅgala.

Từ khi Bồtát giáng sinh vào thai bào, mọi người đều an lạc, nên Bồtát được đặt tên là Sujāta.

Bồtát Sujāta sống tại gia là 9 ngàn năm trong ba tòa cung điện: Cung điện Siri, cung điện Upasiri và cung điện Nanda, có 23 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Ngài là công nương Sirinandā.

Sau khi nhìn thấy bốn điềm tướng, Bồtát cưỡi ngựa thuần chủng Haṃsavāha ra đi xuất gia, có 90 triệu người theo Bồtát ra đi xuất gia. Vào ngày hôm ấy, nàng Sirinandā vừa sinh ra Thái tử Upasena.

Bồtát Sujāta thực hành khổ hạnh 9 tháng, vào ngày trăng tròn tháng Vesakha Bồtát thọ dụng bát cơm sữa do con gái của trưởng giả Sirinanda trong thành phố Sirinanda cúng dường.

Vào buổi chiều, Bồtát đi đến cây Mahāveḷu (Đại Trúc), trên đường đi Ngài nhận 8 bó cỏ của một du sĩ lỏa thể là Sunanda cúng dường.

Cây tre (veḷu) này có thân rất lớn, tàn lá đan vào nhau dày đặc khiến ánh sáng mặt trời không thể xuyên qua, cây tre thẳng tắp trông rất khả ái.

Cây tre chỉ có một đốt nằm phía trên cao, từ đốt tre này những tàn nhánh tỏa ra như chiếc lọng lớn rất xinh đẹp, xem như cây tre này không có đốt nơi thân, thân tre hoàn toàn không có gai.

Nơi cội cây Mahāveḷu, Bồtát trải tám bó cỏ làm Bồđoàn, một Bảo tọa chiến thắng hiện ra cho Ngài.

Trên Bảo tọa chiến thắng, Bồtát thắng phục năm loại ma vương, diệt trừ mọi ô nhiễm. Khi mặt trời vừa ló dạng, Ngài chứng đạt Vô thượng Chánh giác.

*Ba Thắng hội của Đức Phật Sujāta.

Nhận lời thỉnh cầu giảng pháp Bất tử của Đại Phạm thiên.

Với Phật trí, Đức Phật Sujāta thấy được duyên lành của Tử hoàng Sudassana (là em trai khác mẹ với Ngài) cùng với con trai quan Tế tự là Deva (Sudeva).

Theo đường hư không, Đức Thế Tôn ngự đến vườn hoa Sumaṅgala gần kinh thành Sumaṅgala, nơi đây Đức Thế Tôn khai mở bánh xe pháp.

Dứt pháp thoại có 800 triệu nhân thiên chứng Thánh quả.

Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

4- Desente pavaraṃ dhammaṃ; sujāte lokanāyake.

Asītikoṭī abhisamiṃsu; paṭhame dhammadesane.

"Khai giảng pháp cao quý; Sujāta, bậc Lãnh đạo thế gian.

*Có 80 mười triệu trong Thắng hội này; là lần đầu tiên giảng pháp"().

Thắng hội II.

Khi Đức Thế Tôn thể hiện Song thông lực ở ngay cổng thành Sudassana nơi cội cây cổ thụ Sāla để nhiếp phục ngoại giáo, rồi Ngài ngự lên cung trời Tāvatiṃsa (Ba mươi ba) thuyết lên tạng Thắng pháp.

Thời pháp thoại này mang đến Thánh quả cho 3.700.000 chư Thiên và Phạm thiên.

Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

5- Yadā sujāto amitayaso, deve vassaṃ upāgami;

Sattatiṃsasatasahassānaṃ, dutiyābhisamayo ahu.

"Sujāta, vị có danh tiếng vô lượng; an cư mùa mưa ở cõi trời.

Có 37 trăm ngàn; là Thắng hội lần hai" (sđd.5).

Thắng hội III.

Khi trở về Hoàng cung để tế độ thân quyến, Đức Thế Tôn Sujāta thuyết pháp thoại tế độ chúng sinh. Có 6 triệu nhân thiên chứng Thánh quả.

Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn.

6- Yadā sujāto asamasamo; upagacchi pitusantikaṃ.

Saṭṭhisatasahassānaṃ; tatiyābhisamayo ahu.

"Sujāta, tương đương với bậc Vô song; đi đến gặp người cha.

Có 60 trăm ngàn vị; là Thắng hội lần thứ ba"(sđd.6).

*Ba Tăng hội của Đức Thế Tôn Sujāta.

Tăng hội I.

Nơi thành Sudassana, trong vườn Ngự Uyển Sudassana, Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát đến đại chúng Tăng, là 6 triệu người chứng Thánh quả Alahán và được xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...".

Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

8- Abhiññābalappattānaṃ; appattānaṃ bhavābhave.

Saṭṭhisatasahassāni; paṭhamaṃ sannipatiṃsu te.

"Thắng trí lực chứng đạt; không đến hữu này hữu khác.

Có 60 trăm ngàn; lần tụ hội đầu tiên của Ngài"(sđd.8).

Tăng hội II.

Khi Đức Thế Tôn Sujāta từ cung trời Tāvatimsa (Ba mươi ba) trở về nhân giới.

Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát đến Đại chúng Tăng, là 5 triệu vị ThánhAlahán, xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ..".

Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

9- Punāparaṃ sannipāte; tidivorohaṇe() jine.

Paññāsasatasahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.

"Lần tụ hội khác, Bậc Chiến Thắng tử cõi trời trở về.

Có 50 trăm ngàn; là lần tụ hội thứ hai" (sđd.9).

Tăng hội III.

Vị Tướng quân Chánh pháp của Đức Phật Sujāta là Trưởng lão Sudassana, dẫn 400 ngàn thiện gia tử đến yết kiến Đức Thế Tôn.

Đức Thế Tôn với pháp thoại tế độ tất cả chứng đắc Thánh quả Alahán và cho tất cả xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...".

Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

10- Upasaṅkamanto narāsabhaṃ; tassa yo aggasāvako.

Catūhi satasahassehi; sambuddhaṃ upasaṅkami.

"Đến gần bậc Nhân Ngưu; là đệ tử Tối thắng của vị ấy.

Có bốn trăm ngàn; Bậc Chánh giác có lần tụ hội kế" (sđd.10).

*Tiền thân Đức Phật Gotanma.

Vào thời ấy, tiền thân của Đức Phật Gotama là vị vua Chuyển Luân.

Sau khi đến yết kiến Đức Thế Tôn Sujāta, vua Chuển Luân cúng dường trọng thể đến Đức Thế Tôn và Tăng chúng trọn 7 ngày.

Giữa đại chúng, Đức Phật Sujāta tiên tri rằng: "Sau 30 ngàn kiếp trái đất, kể từ kiếp trái đất này. Vị vua Chuyển Luân này trở thành vị Chánh giác có tộc họ là Gotama, tên là Siddhattha".

Nghe được lời tiên tri này, vua Chuyển Luân phát sinh hỷ lạc, cúng dường đến Đức Thế Tôn cùng Tăng chúng toàn bộ vương quốc của mình, rồi xuất gia trở thành vị Tỳkhưu trong Tăng đoàn.

Sau khi thông suốt pháp học, Ngài thực hành thiền tịnh chứng đắc 8 thiền chứng cùng 5 pháp thần thông.

Mệnh chung, Bồtát tái sinh về Phạm thiên giới.

*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Sujāta.

Đức Phật Sujāta cao 50 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng khắp moị phương hướng, xa bao nhiêu tùy ý.

– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Sujāta là Trưởng lão Sudassana và Trưởng lão Sudeva. Thị giả là Trưởng lão Nārada.

– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Sujāta là Trưởng lão ni Nāgā và Trưởng lão ni Nāgasamātā .

– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Sujāta là Trưởng giả Sudatta và Trưởng giả Citta.

– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Sujāta là bà Subhaddā và bà Padumā.

Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Sujāta là 90 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi tự viện Sīlarāma, Bảo tháp thờ Xálợi của Ngài cao 3 gāvuta.

Dứt lịch sử Đức Phật Sujāta.

Sau khi Đức Phật Sujāta viên tịch, trải qua thời gian dài kiếp trống (suññakappa) là 28.200 kếp trái đất không có vị Chánh giác nào xuất hiện.

Cách hiền kiếp này trở về trước 1800 kiếp trái đất, trái đất này có ba vị Chánh giác xuất hiện (gọi là varakappa) là: Đức Phật Piyadassī, Đức Phật Aṭṭhadassī và Đức Phật Dhammadassī.

13- Đức Phật Piyadassī.

Như thông lệ chư Phật, vị Bồtát đã hoàn mãn 30 pháp Balamật, Ngài tái sinh về cung trời Tusita (Đẩusuất) thọ hưởng thiên lạc là 576 triêu năm.

Nhận lời thỉnh cầu của chư Thiên và Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới, Bồtát tái sinh về nhân giới, Ngài nhập thai bào của bà Hoàng Sucandā (hay Candā), cha của Bồtát là Đức vua Sudatta trị vì kinh thành Sudhaññavatī (hay Sudassana).

Sau 10 tháng trú trong thai bào, Bồtát đản sinh nơi vườn Ngự Uyển Varuṇa. Vào ngày lễ đặt tên cho Bồtát, mọi người đều nhìn nhau với sự thân thương, đồng thời rất nhiều điều dễ thương xuất hiện, nên Ngài được đặt tên là Piyadassī,

Bồtát sống tại gia 9 ngàn năm trong ba tòa cung điện: Cung điện Sunimala(), cung điện Vimala và cung điện Giribrahā(), có 30 ngàn cung nữ xinh đẹp hầu hạ, vợ Ngài là công nương Vimalā.

Khi chứng kiến trọn vẹn bốn hiện tượng, Bồtát ra đi xuất gia trên chiếc xe có ngựa thuần chủng kéo đi, có 10 triệu người cùng xuất gia theo Ngài, cũng trong ngày hôm ấy, nàng Vimalā vừa sinh ra Thái tử Kañcanavela().

Bồtát Piyadassī hành khổ hạnh 6 tháng, vào ngày trăng tròn tháng Vesakha, Bồtát thọ dụng bát cơm sữa của nàng con gái Bàlamôn trưởng giả Vasabha ở làng Varuṇā dâng cúng.

Vào buổi chiều Bồtát đi đến cội cây Kakudha (cây Bàng), Bồtát nhận 8 bó cỏ do du sĩ lỏa thể Sujāta dâng cúng, tám bó cỏ trở thành Bảo tọa chiến thắng của Ngài. Ngồi trên Bảo tọa chiến thắng Bồtát chiến thắng năm loại ma vương, khi mặt trời vừa ló dạng Ngài chứng Vô thượng Chánh giác.

*Ba Thắng hội của Đức Phật Piyadassī.

Thắng hội I.

Đức Thế Tôn Piyadassī chuyển Pháp Luân nơi vườn Usabhavana gần thành Usabhavatī, tế độ 10 triệu vị Samôn xuất gia theo Ngài khi trước, Đức Thế Tôn mang Thánh quả đến cho 1.000 tỷ nhân thiên.

Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

3- Tassāpi atulatejassa; ahesuṃ abhisamayā tayo.

Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamābhisamayo ahu.

"Vị có uy lực vô song; có ba lần Thắng hội.

Có 100 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội đầu tiên"().

Thắng hội II.

Có Thiên chủ Sudassana cư ngụ trên núi Sudassana không xa kinh thành Subhavatī lắm, Thiên chủ này chủ trương tà kiến.

Hàng năm cư dân khắp quốc độ thời ấy phải mang lễ phẩm đến dâng cúng cho thiên chủ Sudassana.

Đức Thế Tôn Piyadassī đến núi Sudassana để tế độ thiên chủ Sudassana, bấy giờ thiên chủ Sudasana đi dự đại hội dạxoa. Đức Thê1 Tôn ngồi vào chỗ ngồi của thiên chủ Sudasana, Ngài phát ra hào quang 6 màu xinh đẹp soi sáng cả vùng núi Sudassana, các tùy tùng của Sudasana cúng dường Đức Thế Tôn vô số các loại hương hoa ...

Khi thiên chủ Sudassana trở về, thấy hào quang 6 máu phát ra từ cung điện của mình, Sudassana suy nghĩ: "Ta chưa hề thấy được hào quang sáu màu rực rỡ xinh đẹp như thế này, người này là ai? Người hay thiên nhân mà dám chiếm chỗ cư ngụ của ta".

Khi Thiên chủ Sudasana nhìn thấy Đức Thế Tôn đang thiền tịnh trên bảo tọa, các tùy tùng đang ngồi hầu bên dưới.

Sudassana nổi cơn giận dữ rằng: "Ông Samôn trọc đầu này đang ngồi nơi Bảo tọa vinh quang của ta, được hội chúng của ta vây quanh. Được, ta sẽ cho ông Samôn ấy biết sức mạnh của ta".

Thiên chủ Sudassana biến ngọn núi trở thành khối lửa khổng lồ, nhìn vào trong ánh lửa, y thấy Đức Phật vẫn bình thản vô sự, hào quang từ thân của Ngài càng chiếu ra xinh đẹp bội phần, y nghĩ: "Ông Samôn này chịu đựng được lửa. Ta sẽ nhận chìm ông Samôn này trong nước". Y hóa ra khối nước khổng lồ ngập tràn cả cung điện, nhưng cả đến chéo y hay một sợi lông của Ngài cũng không hề thấm ướt.

Thấy Đức Phật vô sự giữa bức tường nước dày đặc, hào quang từ thân của Ngài lại càng xinh đẹp tỏa ra từ khối nước khổng lồ. Thiên chủ Sudassana càng tức giận, liền tạo ra chín trân mưa với 9 loại vũ khí để sát hại vị Samôn, nhưng tất cả đều trở thành vật cúng dường dưới chân Đức Phật.

Càng tức tối, Sudassana tóm lấy hai chân Đức Phật, y vượt qua đại hải mênh mông đến tận núi Cakkavāla (Luân vi), ném Đức Phật ra khỏi thế giới này, nhưng khi trở về chỗ ngụ y thấy Đức Phật vẫn ngồi yên trên Bảo tọa nơi cung điện của y.

Y suy nghĩ: "Ồ! Vị Samôn này có đại uy lực, ta không thể trục xuất vị ấy ra khỏi chỗ ngụ được, nếu có ai chứng kiến sự thất bại của ta thì thật là nhục nhã cho ta. Trước khi không có ai trông thấy ta hãy bỏ ra đi".

Biết được ý nghĩ của thiên chủ Sudassana, Đức Thế Tôn Piyadassī quyết định: "Tất cả nhân loại, chư thiên, Phạm thiên hãy trông thấy Sudassana đang ôm chân Như Lai".

Và Sudassana không thể rời bỏ chỗ ngụ, y đang ôm lấy chân Đức Thế Tôn.

Ngày hôm ấy, tất cả các vị vua cùng dân chúng mang lễ vật đến cung tế cho Thiên chủ Sudassana, nhìn thấy Sudassana đang ôm chân Đức Phật, ngạc nhiên, tất cả đều la lên rằng: "Thiên vương Sudassana của chúng ta đang xoa bóp chân vị Samôn. Ân đức của Ngài quả thật kỳ diệu".

Với tâm thành kính tất cả chấp tay lên trán đảnh lễ Đức Phật để tỏ lòng tôn kính. Trước hội chúng ấy, Đức Thế Tôn thuyết pháp thọai, có 900 triệu nhân thiên chứng Thánh quả Alahán.

Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

4- Sudassano devarājā; micchādiṭṭhimarocayi,

Tassa diṭṭhiṃ vinodento; satthā dhammamadesayi.

"Thiên vương Sudassana; đã chủ trương tà kiến.

Khi xua tan tà kiến vị ấy; Bậc Đạo sư giảng pháp".

5- Janasannipāto atulo; mahāsannipatī tadā.

Navutikoṭisahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.

"Một cuộc tụ hội vô song; đó là cuộc tụ hội lớn.

Có 90 ngàn 10 triệu; là Thắng hội thứ hai"(sđd. 4-5).

Thắng hội III.

Nơi kinh thành Kamuda rộng khoảng 9 dotuần, có Tỳkhưu Soṇa là người chống lại Đức Phật Piyadassī.

Tỳkhưu Soṇa thuyết phục Thái tử Mahāpaduma giết cha cướp ngôi, rồi cùng vua Mahāpaduma âm mưu sát hại Đức Phật.

Sau nhiều lần thất bại, Tỳkhưu Soṇa xúi giục vua Mahāpaduma thả voi hung dữ nhất là voi Doṇamukha để sát hại Đức Phật khi Ngài đi vào kinh thành khất thực.

Người quản tượng tên là Doṇamukha lại là người thiếu trí, suy ngĩ rằng: "Nếu ta không làm theo lời Đức vua, vị ấy sẽ hại ta mất chức hay giết chết ta".

Sau khi cho voi Doṇamuka uống nhiều rượu mạnh, y thả voi ra để sát hại Đức Phật, nhưng với từ tâm của Đức Phật, voi Doṇamukha quỳ mọp dưới chân Đức Phật.

Chứng kiến điều kỳ diệu này, tất cả cư dân kinh thành Kamuda tán thán ân đức Phật vang dội.

Đức Thế Tôn thuyết pháp đến hội chúng, có 800 triệu nhân thiên chứng đạt Thánh quả Alahán.

Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

6- Yadā doṇamukhaṃ hatthiṃ; vinesi narasārathi.

Asītikoṭisahassānaṃ; tatiyābhisamayo ahu.

"Khi voi Doṇamukha; được Đấng Lãnh Đạo điều phục.

Có 80 ngàn 10 triệu; là Thắng hội lần ba".

*Ba Tăng hội của Đức Phật Piyadassī.

Tăng hội I.

Nơi kinh thành Sumaṅgala có hai thanh niên bạn thân, đó là Thái tử Pālita và Sabbadassī con của Tế lễ sư.

Được nghe Đức Thế Tôn Piyadassī du hành đến thành Sumaṅgala; hai người cùng với tùy tùng là 100 ngàn 10 triệu người đến yết kiến Đức Thế Tôn, nghe được pháp thoại của Đức Thế Tôn Piyadassī, tâm hoan hỷ tổ chức cuộc đại thí đến Đức Thế Tôn và Tăng chúng trọn 7 ngày

Vào ngày thứ 7, sau khi thọ thực xong, Đức Thế Tôn phúac chúc bằng thời pháp thoại. Dứt pháp thoại, Pālita và Sabbadassī cùng hội chúng hai vị chứng đạt Thánh quả Alahán.

Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

7- Sannipātā tayo āsuṃ; tassāpi piyadassino.

Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.

"Có ba lần tụ hội; của Đức Phật Piyadassī.

Có 100 ngàn 10 triệu; là lần tụ hội đầu tiên" (sđd.7).

Tăng hội II.

Vào lúc Đức Thế Tôn thu phục thiên vương Sudassana, pháp thoại của Ngài mang đến Thánh quả Alahán cho 900 triệu người. Tất cả được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave...". Đây là Tăng hội II của Ngài.

Tăng hội III.

Khi Đức Thế Tôn thu phục voi Doṇamkha, pháp thoại của Ngài mang Thánh quả Alahán đến cho 800 triệu người. Tất cả đều được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...".

Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

8- Tato paraṃ navutikoṭī; samiṃsu ekato munī.

Tatiye sannipātamhi; asītikoṭiyo ahū.

"Lại lần khác, 90 mười triệu vị; các vị ẩn sĩ tụ hội.

Cuộc tụ hội lần ba; có 80 mười triệu vị" (sđd.8).

*Tiền thân Đức Phật Gotama.

Vào thời ấy tiền thân Đức Phật Gotama là thanh niên Bàlamôn Kassapa có đại tài sản.

Thanh niên Kassapa nghe pháp thoại của Đức Thế Tôn, đã kiến tạo một ngôi đại tự rộng lớn xinh đẹp, cúng dường đến Đức Phật và Tăng chúng, đồng thời quy ngưỡng Tam bảo.

Vào ngày lễ cúng dường đại tự đến Đức Phật và Tăng chúng, giữa đại chúng Đức Thế Tôn Piyadassī tiên tri rằng: "Sau 1,800 đại kiếp kể từ đại kiếp này trở đi, thiện gia tử này sẽ là vị Chánh giác có tộc họ là Gotama, tên là Siddhattha".

*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Piyadassī.

Đức Phật Piyadassī cao 80 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng khắp moị phương hướng, xa bao nhiêu tùy ý.

– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Piyadassī là Trưởng lão Pālita và Trưởng lão Sabbadassī. Thị giả là Trưởng lão Sobhita.

– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Piyadassī là Trưởng lão ni Sujātā và Trưởng lão ni Dhammadinnā.

– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Piyadassī là Trưởng giả Sannaka và Trưởng giả Dhammika.

– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Piyadassī là bà Visākhā và bà Dhammadinnā.

Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Piyadassī là 90 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi tự viện Assattha (Assatthārāma), Bảo tháp thờ Xálợi của Ngài cao 3 dotuần.

Phụ lục.

*Trưởng lão Nigrodha.

Trong thời Đức Phật Gotama còn tại tiền, Ngài sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn danh tiếng trong thành Sāvatthi (Xávệ).

Khi Đại tự Kỳviên (Jetavanavihāra) được cúng dường đến Tăng đoàn có Đức Phật là vị Thượng thủ, Ngài hân hoan với những đại nhân tướng cùng vẽ uy nghiêm của Đức Phật nên xuất gia trong Tăng đoàn, Ngài nỗ lực hành pháp chẳng bao lâu chứng Thánh quả Alahán cùng 5 thắng trí.

Suy tư đến lợi ích của Giáo pháp dẫn xuất ra khỏi sinh tử luân hồi, Ngài nói lên kệ ngôn.

21- Nāhaṃ bhayassa bhāyāmi; satthā no amatassa kovido.

Yattha bhayaṃ nāvatiṭṭhati; tena maggena vajanti bhikkhavo''ti.

"Với ta, không còn sợ hãi; Bậc Đạo sư chúng ta thông suốt bất tử.

Nơi sợ hãi không chỗ trú; Tỳkhưu đi trên đường ấy"().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Piyadassī tiền thân Ngài là một trưởng giả, sau khi từ bỏ gia sản Ngài xuất gia làm ẩn sĩ, sống trong rừng cây Sāla, chứng đắc thiền định cùng 5 thắng trí..

Có lần ẩn sĩ thấy Đức Thế Tôn đang an trú trong định diệt thọ tưởng, ẩn sĩ làm mái che cho Đức Thế Tôn rồi đứng chấp tay hầu Ngài cho đến khi Đức Phật xuất khỏi đại định. Đức Thế Tôn khởi ý nghĩ: "Các Tỳkhưu đệ tử Như Lai hãy đến đây".

Nhận được lịnh của Đức Thế Tôn, chư Tỳkhưu tề tựu đến khu rừng Sāla, ẩn sĩ cúng dường chỗ ngồi đến Đức Phật và các vị Tỳkhưu. Giữa đại chúng Tỳkhưu, Đức Thế Tôn tiên tri về sinh thú của ẩn sĩ().

Ngài có thể là Trưởng lão Sālamaṇḍapiya được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Padumakūṭāgāriya.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Piyadassī tiền thân Ngài là thợ săn, có lần thấy Đức Phật Piyadassī an trú trong định diệt thọ tưởng trong rừng, người thợ săn cất cho Đức Phật một căn lều để Đức Phật trú ẩn ().

*Trưởng lão Pabbhāradāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Piyadassī tiền thân Ngài có lần dọn chỗ cho Đức Phật trú (pabbhāra), đồng thời múc nước đổ vào nơi chứa để Đức Phật sử dụng.

Cách đây 20 kiếp trái đất tiền thân Ngài là vị vua có vương hiệu là Susuddha().

*Trưởng lão Pāpanivāriya.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Piyadassī tiền thân Ngài quét dọn sạch sẽ con đường kinh hành của Đức Phật và tinh cần trong mọi công tác phật sự.

Cách đây 11 kiếp trái đất, tiền thân Ngài là vị vua có vương hiệu Aggideva().

*Trưởng lão Hemaka.

Là một trong 16 môn đệ của Bàlamôn Bāvarī.

Ngài đến gặp Đức Phật để hỏi pháp, khi Đức Thế Tôn giải đáp các câu hỏi của Ngài, Ngài cùng 1.000 môn đệ chúng Thánh quả Alahán rồi xuất gia trong Tăng đoàn().

Trong thời Đức Phật Piyadassī tiền thân Ngài là ẩn sĩ Anoma, có cúng dường Ðức Phật một bảo tọa().

*Trưởng lão Tambapupphiya.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Piyadassī tiền thân Ngài trốn vào rừng vì phạm tội. Thấy cây Đại giác của Đức Phật Piyadassī, tiền thân Ngài quét dọn sạch sẽ chung quanh cội cây rồi rải hoa, đảnh lễ cây Đại giác.

Cách đây 3 kiếp trái đất tiền thân Ngài là vị vua có vương hiệu là Samphusita(). Có khả năng Ngài là Trưởng lão Vanavaccha().

Dứt lịch sử Đức Phật Piyadassī.

14- Đức Phật Atthadassī.

Sau khi Đức Phật Atthadassī viên tịch, tuổi thọ nhân loại giảm dần xuống đến khi còn 1o năm, rồi lại tăng dần đến atăng kỳ năm, rồi lại giảm xuống đến khi còn 100 ngàn năm. Bấy giờ Đức Phật Atthadassī xuất hiện trên thế gian.

Theo thông lệ chư Bồtát Chánh giác, khi thực hành viên mãn 30 pháp độ, Bồtát tái sinh về cõi Tusita (Đẩu suất). Theo lời thỉnh cầu của chư thiên Phạm thiên trong 10 ngàn thế giới, Ngài giáng phàm.

Ngài tái sinh vào thai bào của bà Hoàng Sudassanā, cha Ngài là Đức vua Sāgata trị vì nơi kinh thành tráng lệ Sobhana.

Bồtát trú trong thai bào 10 tháng, Ngài đản sinh nơi vườn hoa Sucindhana, khi vừa sinh ra, Bồtát suy nghĩ: "Những kho tàng chôn dấu của tất cả mọi người, hãy được tìm thấy" và chủ nhân của những kho tàng ấy phát hiện tài sản của gia tộc chôn dấu.

Do sự kiện này Ngài được gọi là Atthadassī.

Bồtát Atthadassī sống tại gia là 10 ngàn năm trong ba tòa cung điện: Cung điện Amaragiri, cung điện Suragiri và cung điện Girivāhana, có 30 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Ngài là công nương Visākhā.

Khi thấy được đầy đủ bốn hiện tượng, Bồtát cưỡi ngựa chúa Sudasana ra đi xuất gia, có 90 triệu người theo Ngài ra đi xuất gia. Ngày hôm ấy nàng Visākhā vừa sinh ra Thái tử Sela().

Bồtát Atthadassī thực hành khổ hạnh 8 tháng, vào ngày trăng tròn tháng Vesākha, khi ấy cư dân trong vùng tế lễ nàng rắn chúa Sucindharā.

Nữ rắn chúa Sucindharā cảm nhận được ân đức của Bồtát, nàng không dùng bát cơm sữa ấy, hiện thân cho Bồtát thấy mặt cùng đại chúng, rồi cúng dường đến Bồtát chiếc bát bằng vàng bên trong chứa đầy cơm sữa.

Vào buổi chiều, Bồtát đi đến cội cây Campaka(), rắn chúa Dhammaruci dâng cho Bồtát 8 bó cỏ. Tám bó cỏ này trở thành Bảo tọa chiến thắng của Bồtát, ngồi trên Bảo tọa Bồtát nỗ lực hành pháp, chứng đắc Vô thượng Chánh giác khi mặt trời vừa ló dạng.

*Ba Thắng hội của Đức Phật Atthadassī.

Thắng hội I.

Đức Phật Atthadassī Chuyển pháp luân đầu tiên nơi vườn Anoma gần thành Anomā để tế độ 90 triệu vị Samôn theo Ngài xuất gia,

Dứt pháp thoại có 1.000 tỷ nhân thiên chứng Thánh quả.

Đây là Thắng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau..

3-Tassāpi lokanāthassa; ahesuṃ abhisamayā tayo.

Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamābhisamayo ahu.

"Vị Lãnh đạo thế gian ấy; có ba Thắng hội.

Một trăm ngàn 10 triệu; là Thắng hội đầu tiên"().

Thắng hội II.

Khi Đức Thế Tôn lên cõi trời Tāvatiṃsa (Ba mươi ba), thuyết lên tạng Thắng pháp (abhidhamma), có 1.000 tỷ chư thiên và Phạm thiên chứng Thánh quả.

Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

4- Yadā buddho atthadassī; carate devacārikaṃ.

Koṭisatasahassānaṃ; dutiyābhisamayo ahu.

"Khi Đức Phật Atthadassī; Ngài du hành đến cõi trời.

Có 100 ngàn 10 triệu vi; là Thắng hội lần hai" (sđd.4).

Thắng hội III.

Khi Đức Phật Atthadassī trở về kinh thành Sobhana để tế độ quyến thuộc, Ngài thuyết lên Lịch sử chư Phật. Có 1.00o tỷ nhân thiên chứng Thánh quả.

Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

5- Punāparaṃ yadā buddho; desesi pitusantike.

Koṭisatasahassānaṃ; tatiyābhisamayo ahu.

"Đức Phật lại lần khác nữa; Ngài đến viếng người cha.

Có 100 ngàn 10 triệu; là Thắng hội lấn thứ ba".(sđd.5).

*Ba Tăng hội của Đức Phật Atthadassī.

Tăng hội I.

Nơi kinh thành Sucandaka có Thái tử Santa kết bạn với Upasanta là con trai vị Tế lễ sư.

Cả hai tinh thông ba bộ Veda (Vệđà), nhận thấy không có cốt lõi chi cả, Thái tử Santa cho bốn người thông minh, có sự hiểu biết cao, giữ bốn cổng thành với chỉ thị rằng: "Nếu các ngươi nghe có vị Samôn hay Bàlamôn nào đã giác ngộ, hãy thông báo cho chúng ta biết".

Khi Đức Thế Tôn cùng các Tỳkhưu du hành đến kinh thành Sucandaka, được tin này người gác cổng thành thôn báo cho Thái tử Santa biết.

Thái tử Sata và Upasanta cùng 1.000 tùy tùng ra khỏi cổng thành để đón tiếp Đức thế Tôn và Tăng chúng. Thỉnh Đức Thế Tôn cùng đại chúng Tỳkhưu vào Hoàng cung, cúng dường vật thực đến Đức Phật và chư Tăng 7 ngày.

Vào ngày thứ 7, sau khi thọ thực xong, Đức Phật Atthadassī phúc chúc bằng thời pháp thoại thích ứng đến đại chúng; dứt pháp thoại có 98 ngàn vị đạt Thánh quả Alahán, được xuất gia theo cách : "Etha bhikkhave ...".

Đây là Tăng hội I của Ngài.

Tăng hội II.

Đức Thế Tôn giáo giới con trai Ngài là Trưởng lão Sela, pháp thoại mang đến Thánh quả Alahán cho 88 ngàn người.

Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau:

7- Aṭṭhanavutisahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.

Aṭṭhāsītisahassānaṃ; dutiyo āsi samāgamo.

"Có 98 ngàn vị; là lần tụ hội đầu tiên.

Có 88 ngàn vị; là lần tụ hội thứ hai"(sđd.7).

Tăng hội III.

Một lần khác khi nhân loại, chư thiên và Phạm thiên tụ hội, Đức Thế Tôn thuyết kinh Hạnh phúc (Maṅgalasutta), có 78 ngàn người chứng đắc Thánh quả Alahán.

Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

8- Aṭṭhasattatisatasahassānaṃ; tatiyo āsi samāgamo.

Anupādā vimuttānaṃ; vimalānaṃ mahesinaṃ.

"Có 78 ngàn vị; là lần tụ hội thứ ba.

Không nắm giữ, giải thoát; đại ẩn sĩ trong sạch" (sđd, 8).

*Tiền thân của Đức Phật Gotama.

Vào thời ấy, Bồtát là một Bàlamôn có đại tài sản tên là Susīma, cư ngụ nơi kinh thành Campaka, sau khi bố thí hết tài sản ngài xuất gia làm ẩn sĩ, chứng đạt 8 thiền cùng 5 thắng trí.

Ngài giảng dạy đại chúng về pháp vô tội, pháp có tội. thế nào là phước, thế nào là vô phước.

Khi Đức Thế Tôn Atthadassī đến kinh thành Sudassana, tưới trận mưa pháp xuống thế gian. Ẩn sĩ Sussīma có mặt trong hội chúng, nghe được pháp thâm sâu cùa Đức Thế Tôn, ẩn sĩ lên cõi Tāvatiṃsa (Ba mươi ba) nhặt những cánh thiên hoa như hoa Mạnđàla (mandarava), hoa sen, hoa trầm hương ...

Ngài vận dụng thần thông chính mình, tạo ra trận mưa thiên hoa cúng dường đến Đức Thế Tôn cùng chư Thánh Tăng.

Giữa đại chúng, Đức Thế Tôn tiên tri rằng: "Sau 1800 kiếp trái đất, người này sẽ trở thành bậc Chánh giác có tộc họ là Gotama, tên là Siddhattha".

*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Atthadassī.

Đức Phật Atthadassī cao 80 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng một dotuần.

– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Atthadassī là Trưởng lão Santa và Trưởng lão Upasanta. Thị giả là Trưởng lão Abhaya.

– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Atthadassī là Trưởng lão ni Dhammā và Trưởng lão ni Sudhammā .

– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Atthadassī là Trưởng giả Nakula và Trưởng giả Nisabha.

– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Atthadassī là bà Malikā và bà Sunandā.

Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Atthadassī là 100 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi Tự viện Anoma. Theo nguyện lực của Đức Phật Atthadassī, Xálợi của Ngài rải tản trong cõi nhân thiên.

Phụ lục.

*Trưởng lão Ālambanadāyāka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài có cúng dường đến Đức Phật vật máng những chiếc y (ālambana).

Cách đây 60 kiếp trái đất, tiền thân của Ngài ba lần làm vua với vương hiệu Ekāpassita().

*Trưởng lão Ekachattiya.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài là một ẩn sĩ có rất đông môn đệ sống cạnh bờ sông Candabhāgā.

Có lần ẩn sĩ cùng môn đệ đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, dùng lộng che cho Đức Phật.

Các đây 77 kiếp trái đất, tiền thân Ngài là vua trời cõi chư Thiên, là vua cõi nhân loại hằng ngàn lần().

*Trưởng lão Ekudāna (Ekudāniya).

Ngài là con một Đại thần Bàlamôn trong thành Sāvatthi (Xávệ).

Khi Đại tự Kỳviên được cúng dường đến Đức Phật và Tăng chúng, Ngài cảm phục uy đức của Đức Thế Tôn nên xuất gia Sadi trong giáo đoàn.

Trong suốt thời gian Sadi, Ngài sống trong rừng. Có lần Ngài đi đến đảnh lễ Đức Thế Tôn để học pháp, bấy giờ Trưởng lão Sāriputta đang thiền tịnh cách Đức Thế Tôn không xa, Đức Thế Tôn nói kệ ngôn.

68 – Adhicetaso appamajjato; munino monapathesu sikkhato.

Sokā na bhavanti tādino; upasantassa sadā satīmato''ti.

"Cẩn trọng với tâm tăng thượng; ẩn sĩ học tập trú nơi toàn hảo.

Nơi ấy không sầu, không lo sợ; thường chú niệm an tịnh"().

Ngài học thuộc kệ ngôn ấy rồi trở về rừng, chỉ lập lại kệ ngôn ấy khi có ai hỏi Pháp nơi Ngài, do đó Ngài được gọi là Ekudāniyatthera (Trưởng lão một câu kệ). Theo Kệ ngôn Ngài thực hành rồi triển khai thiền quán chứng đắc Thánh quả Alahán.

Tương truyền, vào ngày Uposata (Bốtát), Trưởng lão thường tụng lên kệ ngôn ấy cho các vị chư thiên trong rừng nghe, chư thiên hoan hỷ tán thán Ngài vang dội.

Có lần, hai vị Trưởng lão làu thông kinh điển của Đức Thế Tôn đến viếng thăm Trưởng lão Ekudāniya, mỗi vị có 500 đệ tử tùy tùng.

Trưởng lão Ekudāniya ân cần tiếp đãi khách Tăng chu đáo, vào ngày Uposatha (Bốtát), Trưởng lão thỉnh hai vị Pháp sư Tam tạng thuyết pháp đến chư thiên trong rừng.

Hai vị Pháp sư thuyết pháp, nhưng không có vị thiên nhân nào tán thán, hai vị Pháp sư trách Trưởng lão Ekudāniya rằng:

– Này Hiền giả, hiền giả nói chư thiên trong rừng thường tán thán khi nghe pháp, nhưng vì sao không thấy được việc này?

– Thưa các Ngài, những ngày Uposatha trước đây đều có như vậy. Hôm nay vì sao chư thiên im lặng, tôi cũng không rõ.

– Vậy Hiền giả hãy thuyết pháp xem sao?

Trưởng lão Ekudāna thuyết lên kệ ngôn quen thuộc và chư thiên trong rừng tán thán vang dội. Hai vị Pháp sư trách móc rằng:

– Chư thiên trong rừng này cũng thiên vị.

Khi trở về Đại tự KỳViên, hai vị Pháp sư trình lên Đức Thế Tôn việc này. Đức Thế Tôn dạy rằng:

– Này các Tỳkhưu, người học thuộc nhiều hoặc thuyết ra nhiều pháp, Ta không gọi là người người giữ pháp (dhammadharo); người chỉ thuộc lòng một câu kệ mà thấu triệt chân lý, xứng đáng gọi là người giữ pháp.

Nhân đó, Đức Thế Tôn thuyết lên kệ ngôn.

259- Na tāvatā dhammadharo, yāvatā bahu bhāsati;

Yo ca appampi sutvāna, dhammaṃ kāyena passati;

Sa ve dhammadharo hoti, yo dhammaṃ nappamajjati.

"Không phải là người giữ pháp; chỉ vì nói nhiều.

Người dù nghe ít; thấy rõ nhóm pháp.

Đó là người giữ pháp; người không bỏ rơi Pháp"().

Về sau, khi Trưởng lão Ānanda yêu cầu Ngài giảng pháp đến các Tỳkhưu ni ở trong thành Sāvatthi, Ngài cũng chỉ nói lên kệ ngôn trên.

Ni chúng không thu đạt được gì nên khó chịu với Ngài, hiểu tâm ý của Ni chúng, Ngài liền thi triển thần thông về sự hiểu biết Pháp của Ngài và được ni chúng ngưỡng mộ.

Kệ ngôn trên được ghi nhận trong tạng Luật (vinaya)().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Piyadassī, tiền thân Ngài là một dạxoa, khi nghe Đức Thế Tôn Piyadassī viên tịch, dạxoa than khóc vì hối tiếc đã đánh mất cơ hội, không được đảnh lễ Đức Phật.

Trưởng lão Sāgara đệ tử của Đức Phật Piyadassī khuyên dạxoa đến đảnh lễ Bảo tháp thờ Xálợi Đức Phật Piyadassī. Dạxoa vâng lời và hành trì được 5 năm.

Vào 7 kiếp trước, tiền thân Ngài bốn lần làm vua với vương hiệu Bhūripañña.

Vào thời Đức Phật Kassapa, tiền thân Ngài là một gia chủ, có nghe Đức Phật Kassapa nói lên kệ ngôn trên, gia chủ xuất gia trong Giáo pháp của Đức Phật Kassapa, tu tập 10 ngàn năm, nhưng không chứng đắc chi cả().

Ngài có thể là Trưởng lão Paccupatṭṭhānasaññaka được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Kumudamāliya.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài là thần quỷ (rakkhasa) trú nơi hồ gần vùng núi Tuyết, có cúng dường đến Đức Phật một vòng hoa.

Vào 15 kiếp trước, tiền thân của Ngài làm vua 7 lần với vương hiệu Sahassaratha().

*Trưởng lão Paviṭṭha.

Thời Đức Phật tại tiền, Ngài sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn trong xứ Magahda (Makiệttđà), Ngài có khuynh hướng xuất gia sống đời sống du sĩ.

Nghe hai du sĩ Upatissa và Kolita xuất gia trong Giáo pháp của Samôn Gotama, du sĩ Paviṭṭha suy nghĩ: "Lý thuyết của Samôn Gotama phải tốt đẹp nên hai du sĩ trí tuệ Upatissa và Kolita mới gia nhập vào giáo đoàn này".

Du sĩ Paviṭṭha đến nghe Đức Phật giảng pháp, khởi niềm tin xuất gia, nỗ kực hành pháp chẳng bao lâu chứng đạt Thánh quả Alahán.

Hân hoan Ngài nói lên chánh trí của mình qua kệ ngôn.

87- Khandhā diṭṭhā yathābhūtaṃ; bhavā sabbe padālitā.

Vikkhīṇo jātisaṃsāro; natthi dāni punabbhavo''ti.

"Các uẩn thấy như thật; mọi sinh hữu phá hủy.

Chất dứt sinh luân hồi; không còn tái sinh lại"().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Atthadassī, tiền thân Ngài là ẫn sĩ Kesava (còn gọi là Nārada), có lần ẩn sĩ được diện kiến Đức Phật, ẩn sĩ tỏ lòng cung kỉnh đảnh lễ Đức Thế Tôn.

Cách đây 7 kiếp trái đất, tiền thân Ngài là vị vua với vương hiệu Amittatāpana().

Ngài là Trưởng lão Ekadaṃsaniya được nói trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Caṅkamadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài là gia chủ, có xây dựng cho Đức Phật con đường kinh hành.

Hậu thân gia chủ làm thiên vương ba lần, và vua Chuyển Luân 3 lần().

*Trưởng lão Sīha.

Trong thời Đức Phật tại tiền, Ngài sinh vào gia tộc vương giả ở xứ Malla. Ngài đi đến đảnh lễ Đức Phật, Đức Phật giảng pháp thoại thích ứng với cơ tánh của Ngài, hoan hỷ Ngài xin xuất gia trong giáo đoàn.

Ngài ẩn tu trong rừng để hành thiền, nhưng không định tâm được, Đức Phật phóng hào quang đến nơi trú ẩn của Ngài, dạy Ngài kệ ngôn.

83- Sīhappamatto vihara; rattindivamatandito.

Bhāvehi kusalaṃ dhammaṃ; jaha sīghaṃ samussaya''nti.

"Này Sīha, chớ sống lơ là; đêm ngày không biếng nhác.

Hãy tăng trưởng thiện pháp; lìa bỏ sự tích tụ"().

Ngài nỗ lực thực hành theo lời dạy của Đức Thế Tôn, chẳng bao lâu chứng Thánh quả Alahán.

Ngài dùng kệ ngôn trên để nói lên Chánh trí của mình.

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài là một Nhân điểu (kinnara) sống ở bờ sông Candabhāgā.

Nhân điểu nhìn thấy Đức Phât du hành trên không liền chấp hai cánh đảnh lễ Đức phật. Khi Đức Phật hạ thân nơi cội cây, Nhân điểu đi đến cúng dường Đức Phật miếng gỗ trầm hương và những cánh hoa.

Vào 14 kiếp trước, hậu thân Nhân điểu ba lần làm vua với vương hiệu Rohiṇi.

Có thể Ngài là Trưởng lão Candanapūjaka được nói đến trong tập Apadāna().

*Trưởng lão Jagatikāraka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài có kiến tạo một điện thờ nơi Bảo tháp thờ Xálợi Đức Phật().

*Trưởng lão Taraṇiya.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài là con rùa lớn sống ở sông Vinatā. Rùa dùng lưng đưa Đức Phật sang sông().

*Trưởng lão Desapūjaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài là một gia chủ, nhìn thấy Đức Phât di hành trên hư không, Ngài chấp tay hướng theo đảnh lễ.

Trong một tiền kiếp Ngài làm vua với vương hiệu là Gosujāta().

*Trưởng lão Dhammapāla.

Ngài sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn của xứ Avanti.

Sau khi Đức Thế Tôn viên tịch, Ngài theo học tại Takkasilā, khi thành tài Ngài trở về quê hươnng; trên đường về Ngài trông thấy một Trưởng lão ngồi thiền tịnh trong một thảo am.

Thanh niên Dhammapāla đến đảnh lễ và được Trưởng lão giảng pháp, Ngài khởi niềm tin xin xuất gia. Nhờ tinh cần hành pháp, chẳng bao lâu Ngài chứng được sáu thắng trí.

Trong khi suy tư hân hoan trong thánh quả giải thoát, có hai Sadi leo lên cây hái trái, nhánh cây gẫy ngã xuống, Ngài đưa tay hứng lấy hai Sadi bằng năng lực thần thông, đặt hai Sadi xuống đất, Ngài nói lên kệ ngôn.

203- Yo have daharo bhikkhu; yuñjati buddhasāsane.

Jāgaro sa hi suttesu; amoghaṃ tassa jīvitaṃ.

"Người nào là Tỳkhưu trẻ; chú tâm lời Phật dạy.

Tỉnh thức giữa người ngủ; vị ấy sống không trống rỗng".

204- Tasmā saddhañca sīlañca; pasādaṃ dhammadassanaṃ.

Anuyuñjetha medhāvī; saraṃ buddhāna sāsana''nti.

"Do vậy, với tín và giới; thấy pháp trong sạch.

Bậc hiền trí thực hành; theo lời dạy Đức Phật"().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Atthadassī, tiền thân Ngài có cúng dường đến Đức Phật một tráipilakkha (một loại trái giống trái sung).

Ngài có thể là Trưởng lão Pilakkhaphaladāyaka nói trong tập Apadāna().

Theo Bản Sớ giải Theragāthā, kệ ngôn trong tập Apadāna được gán cho hai vị Trưởng lão là Dhammapāla và Passika().

*Trưởng lão Vatthadāyaka.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài là Garuḷa (giống như Nhân điểu), có cúng dường đến Đức Phật bộ y khi thấy Ngài trên đường đi đến núi Gandhamādana.

Vào 36 kiếp trước, tiền thân Ngài là vị vua với vương hiệu Aruṇaka().

* Trưởng lão Sucintita.

Là vị Thánh Alahán thời Đức Phật Gotama.

Vào thời Đức Phật Atthadassī tiền thân Ngài là sợ săn, có cúng dường đến Đức Phật bửa cơm thịt rừng.

Vào 160 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài làm vua hai lần với vươnghiệu Varuṇa.

Vào 38 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài làm vua 8 lần với vương hiệu Dīghāyuka().

*Trưởng lão Sumaṅgala.

Ngài sinh ra trong một gia đình nghèo nơi làng nhỏ của thành Sāvatthi, lớn lên làm nghề nông tự nuôi sống bằng những dụng cụ nghề nông như liềm, cuốc ...

Một hôm thấy vua Pasenadi cúng dường vật thực thượng vị đến các vị Tỳkhưu, Ngài suy nghĩ: "Ta là việc cực nhọc cả ngày vẫn khộng đủ ăn, các vị Samôn này sống thật an nhàn. Vậy ta hãy xuất gia sống đời sống Samôn như các vị ấy".

Ngài xin được xuất gia trong Tăng đoàn với một vị Trưởng lão, rồi xin thầy tế độ một đề tài thiền quán, Ngài đi vào rừng ẩn cư để thiền tịnh.

Sống hạnh độc cư, Ngài trở nên buồn nản, Ngài quyết định trở về làng cũ, trên đường về, nhìn thấy nông dân làm lụng lam lũ dưới nắng nóng, áo quần bê bết cát bụi, Ngài dạy tâm rằng: "Này Sumaṅgala, ngươi muốn trở về với đời sống cơ cực như thế này sao? Vì sao ngươi không tinh cần để không còn phải rơi lại trạng thái khổ như thế này nữa chứ?".

Dạy tâm xong, Ngài trở vô rừng, tinh tấn tu tập, chứng đạt Thánh quả Alahán Alahán.

Trong kệ ngôn Trưởng lão Tăng có ghi nhận lời kệ của Ngài là.

43- Sumuttiko sumuttiko sāhu, sumuttikomhi tīhi khujjakehi;

Asitāsu mayā naṅgalāsu, mayā khuddakuddālāsu mayā.

Yadipi idhameva idhameva, atha vāpi alameva alameva;

Jhāya sumaṅgala jhāya sumaṅgala, appamatto vihara sumaṅgalā''ti.

"Khéo thoát, ôi! Khéo thoát; thật sự ta khéo thoát.

Thoát ba sự cong quẹo; Ta thoát cong với liềm.

Ta thoát cột với cày; Ta thoát cực với cuốc.

Nếu có đây, có đây; thật đủ chán, đủ chán.

Hỡi Smaṅgala; hỡi Sumaṅgala.

Hãy thiền, hãy thiền định; hỡi Sumaṅgala.

Hãy sống không phóng dật (HṬTMC dịch) ().

Tiền sự.

Vào thời Đức Phật Atthadassī(), tiền thân Ngài là môt gia chủ, có lần nhìn thấy Đức Phật sau khi tắm, Ngài đấp một y để phơi khô thân mình, hoan hỷ với thân Phật xinh đẹp, gia chủ chấp tay đảnh lể Đức Thế Tôn.

Vào 116 kiếp trước, tiền thân của Ngài đã hai lần làm vua với vương hiệu Ekacintita().

Dứt lịch sử Đức Phật Atthadassī.

15- Đức Phật Dhammadassī.

Sau khi Đức Phật Atthadassī viên tịch, tuổi thọ nhân loại giảm dần xuống còn 10 năm, lại tăng dần đến atăng kỳ năm, rồi lại giảm xuống.

Đến khi tuổi thọ nhân loại là 100 ngàn năm, bấy giờ Đức Phật Dhammadassī xuất hiện trên thế gian.

Từ cung trời Tusita (Đẩu suất), Bồtát giáng sinh vào lòng của bà Hoàng Sunandā, cha của Bồtát là Đức vua Saraṇa, đang trị vì nơi kinh thành Saraṇa.

Từ khi Bồtát sinh vào thai bào, những luật trong quốc độ được xem xét và tu chỉnh lại, khi Bồtát vừa sinh ra nơi vườn hoa Saraṇa, những điều phi pháp trong quốc độ tự biến mất tất cả, chỉ còn lại những điều đúng pháp; xem như Đức vua Saraṇa cai trị quốc độ theo pháp.

Do sự kiện này, Bồtát được đặt tên là Dhammadassī.

Bồtát Dhammadassī sống tại gia 8 ngàn năm trong ba tòa cung điện: Cung điện Araja, cung điện Viraja và cung điện Sudassana, có hơn 100 ngàn cung nữ xinh đẹp phục vụ, vợ Ngài là công nương Vicikolī.

Vào ngày nàng Vicikolī sinh ra Thái tử Puññavaḍḍhana, Bồtát thấy được điều thứ tư là "vị Samôn".

Nơi tòa cung điện, vào lúc nửa đêm Bồtát thức giấc ngồi trên chiếc Vương sàng, Ngài nhìn thấy các mỹ nữ nằm ngủ để lộ ra những cảnh bất mỷ, tựa như những xác chết được quăng vào bãi tha ma, Bồtát có tâm nhàm chán thế gian, khởi lên ý nghĩ: "Ta hãy từ bỏ tất cả những ô trược này, ra đi xuất gia".

Ý nghĩ ra đi xuất gia khởi lên, lập tức tòa cung điện Sudassana bốc lên di chuyển trong hư không như mặt trời thứ hai xuất hiện, theo sau là bốn đạo binh chủng bảo vệ cung điện, tựa như những thiên thần theo sau bảo vệ tòa thiên cung của vị Thiên chủ.

Khi đến gần vùng trung tâm, tòa cung điện hạ xuống cách cây Kuravaka() không xa.

Bồtát ra khỏi cung điện, Ngài cắt tóc xuất gia, mặc vào người bộ y phục samôn do vị Phạm thiên cúng dường, tòa cung điện lại bốc lên hư không rồi hạ xuống cách cây Kuravaka nửa gāvuta (2km), những nữ nhân trong cung điện bước ra khỏi cung điện, bốn đạo binh chủng cũng hạ thân xuống, những nam nhân thấy Bồtát xuất gia, họ cũng xuất gia theo Ngài là 100 ngàn triệu vị (100 tỷ) vị.

Bồtát Dhammadassī thực hành khổ hạnh 7 ngày, vào ngày trăng tròn tháng Vesakha, Ngài thọ dụng bát cơm sữa do công nương Vicikolī dâng cúng, Bồtát trải qua một ngày nơi khu rừng Badara (cây Mận).

Vào buổi chiều Ngài đi đến cây Kuravaka, trên đường đi Ngài nhận 8 bó cỏ do người giữ ruộng lúa tên Sirivaḍḍha cúng dường.

Ngài trải 8 bó cỏ nơi cội cây Kuravaka, một Bảo tọa chiến thắng hiện khởi cho Ngài, trên Bảo tọa Bồtát ngồi tréo chân và chiến thắng 5 loại ma vương, khi mặt trời vừa lên Ngài chứng đạt Vô thượng Chánh giác.

*Ba Thắng hội của Đức Phật Dhammadassī.

Thắng hội I.

Đức Thế Tôn Dhammadassī chuyển Pháp luân nơi vườn Isipatana, mang Thánh quả đến cho 100 ngàn 10 triệu (1.000 tỷ) vị.

Đây là Thắng hội I của Ngài. Có kinh văn sau.

2-Tassāpi atulatejassa; dhammacakkappavattane.

Koṭisatasahassānaṃ; paṭhamābhisamayo ahu.

"Vị có uy lực vô song; vận chuyển bánh xe Pháp.

Có 100 ngàn 10 triệu vị; là Thắng hội đầu tiên của Ngài"().

Thắng hội II.

Đức vua Sañjaya trị vì nơi kinh thành Tagara, vua Sañjaya nhận thấy mối nguy hiểm trong dục lạc, nên đi xuất gia cùng với 90 mười triệu (900 triệu) tùy tùng. Tất cả đều đạt được 8 thiền chứng cùng 5 thắng trí.

Vào một buổi sáng, Bậc Đạo sư Dhammadassī đưa Phật Nhãn quán xét thế gian, thấy được duyên lành của 900 triệu vị ẩn sĩ này.

Ngài theo đường hư không đến nơi ẩn cư của các ẩn sĩ, nơi đây Đức Phật Dhammadassī giảng pháp thoại thích ứng, dứt pháp thoại tất cả đều chứng Thánh quả Dự Lưu.

Đây là Thắng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

3- Yadā buddho dhammadassī; vinesi sañjayaṃ isiṃ.

Tadā navutikoṭīnaṃ; dutiyābhisamayo ahu.

"Lần khác Đức Phật Dhammadassī; hướng dẫn ẩn sĩ Sañjaya.

Có 90 mười triệu; là Thắng hội lần thứ hai"(sđḍ3).

Thắng hội III.

Lần khác, khi vua Trời Sakka muốn nghe pháp từ Đức Thế Tôn.

Vua trời cùng với 800 triệu thiên chúng tùy tùng, đến yết kiến Đức Thế Tôn Dhammasassī.

Nghe xong thời pháp thoại, tất cả đều chứng đạt Thánh quả.

Đây là Thắng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

4- Yadā sakko upāgañchi; sapariso vināyakaṃ.

Tadā asītikoṭīnaṃ; tatiyābhisamayo ahu.

"Lần khác, vua trời Sakka; với tùy chúng đến viếng Bậc Lãnh Đạo.

Lần này có 80 mười triệu vị; là Thắng hội lần ba" (sđd.4).

*Ba Tăng hội của Đức Phật Dhammadassī.

Tăng hội I.

Nơi kinh thành Saraṇa, Đức Thế Tôn Dhammadassī tế độ hai người em khác mẹ với Ngài cùng các tùy chúng hai vị ấy.

Tất cả là 1o tỷ vị đều chứng Thánh quả và xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...", rồi Đức Thế Tôn an cư mùa mưa nơi ấy.

Vào ngày lễ Tự tứ (pavāraṇā), Đức Thế Tôn ban lời Giáo giới giải thoát giữa đại chúng Tỳkhưu ấy.

Đây là Tăng hội I của Ngài. Có Kinh văn sau.

6- Yadā buddho dhammadassī; saraṇe vassaṃ upāgami.

Tadā koṭisatasahassānaṃ; paṭhamo āsi samāgamo.

"Lúc, Đức Phật Dhammadassī; an cư mùa mưa gần Saraṇa.

Khi ấy có một ngàn 10 triệu vị; đây là lần tụ hội đầu tiên"(sđd.6).

Tăng hội II.

Sau khi an cư mùa mưa ở cõi Tāvatiṃsa (Ba mươi ba) thuyết lên Tạng Thắng pháp tế độ chư thiên và Phạm thiên.

Đức Thế Tôn Dhammadassī trở về nhân giới, nhân loại tề tựu đến cung nghinh Đức Thế Tôn từ thiên giới trở về.

Đức Thế Tôn thuyết lên pháp thoại , có một tỷ người chứng Thánh quả Alahán và được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave...".

Đây là Tăng hội II của Ngài. Có Kinh văn sau.

7- Punāparaṃ yadā buddho; devato eti mānusaṃ.

Tadāpi satakoṭīnaṃ; dutiyo āsi samāgamo.

"Một lần khác, Đức Phật; từ thiên giới trở về cõi người.

Khi ấy có 100 mười triệu; là lần tụ hội thứ hai" (sđd.7).

Tăng hội III.

Nơi Đại tự Sudassana, Đức Thế Tôn thuyết pháp thoại liên hệ đến ân đức của sự thực hành pháp Dhutṅga (Đầuđà). Pháp thoại mang đến Thánh quả Alahán cho 800 triệu người chứng Thánh quả Alahán và tất cả được xuất gia theo cách: "Etha bhikkhave ...".

Đây là Tăng hội III của Ngài. Có Kinh văn sau.

8- Punāparaṃ yadā buddho; pakāsesi dhute guṇe;

Tadā asītikoṭīnaṃ; tatiyo āsi samāgamo.

"Lại lần khác, Đức Phật; giảng ân đức pháp Đầuđà.

Có 80 mười triệu vị, là lần tụ hội thứ ba" (sđd.8).

*Tiền thân Đức Phật Gotama.

Vào thời ấy, tiền thân Đức Phật Gotama là vị Thiên chủ Sakka.

Có lần thiên chủ Sakka cùng thiên chúng tùy tùng ở hai cõi: Cõi Tứ đại vương và cõi Ba mươi ba đến đảnh lễ Đức Thế Tôn, Thiên chủ Sakka cùng thien chúng cúng dường thiên hương, thiên hoa ... các thiên thần nhạc sĩ tấu lên những khúc nhạc trời cúng dường đế Đức Phật và Tăng chúng.

Giữa đại chúng Đức Thế Tôn Dhammadassī tiên tri rằng: " Sau 1800 kiếp trái đất, vị Thiên vương Sakka này sẽ là vị Chánh giác tương lai có tôc họ là Gotama, tên là Siddhattha".

*Những chi tiết đặc biệt về Đức Phật Dhammadassī.

Đức Phật Dhammadassī cao 80 hắc tay, hào quang từ thân của Ngài chiếu sáng khắp 10 ngàn thế giới.

– Hai vị Thượng thủ thinh văn của Đức Phật Dhamamdassī là Trưởng lão Paduma và Trưởng lão Phussadeva. Thị giả là Trưởng lão Sunetta.

– Trưởng lão Hārita là vị Đệ nhất hạnh Đầuđà của Đức Phật Dhammadassī.

– Hai nữ Thinh văn tối thắng của Đức Phật Dhammadassī là Trưởng lão ni Khemā và Trưởng lão ni Sabbadinnā (Saccadinnā).

– Hai cận sự nam tối thắng của Đức Phật Dhammadassī là Trưởng giả Subhadda và Trưởng giả Kaṭisaha.

– Hai cận sự nữ tối thắng của Đức Phật Dhammadassī là bà Sāliyā và bà Valiyā.

Tuổi thọ của Đức Thế Tôn Atthadassī là 100 ngàn năm, Ngài viên tịch nơi Tự viện Kesā (Kesārāma) trong thành phố Sālavatī. Bảo tháp tôn thờ Xálợi của Ngài cao 3 dotuần.

Phụ lục.

*Trưởng lão Paripuṇṇaka.

Trong thời Đức Phật Gotama, Ngài sinh ra trong một gia tộc quyền quí nơi thành Kapilavatthu (Catỳlavệ).

Vì mọi môn học vấn đều thông thạo cùng với gia sản của Ngài sung mãn, nên Ngài được gọi là Paripuṇṇaka (Viên mãn), Ngài sống trong sự xa hoa, hưởng thụ hằng trăm món vật dục.

Khi nghe Đức Thế Tôn đi khất thực để sống, Ngài suy nghĩ: "Thái tử Siddhattha (SĩĐạtTa) trước đây sống trong nhung lụa, hưởng thụ những vật dục hơn hẳn ta, nhưng Ngài đã từ bỏ lối sống hưởng thụ, thực hành pháp và nhờ đó trở thành vị cứu tinh cho nhân thiên, có ích lợi gì cho ta với đời sống tại gia này, Ta hãy xuất gia sống đời sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Đức Thế Tôn".

Ngài Paripuṇṇaka xuất gia trong Tăng đoàn, nỗ lực hành pháp và trở thành vị Thánh Alahán.

Hân hoan nói lên Thánh quả Alahán đã chứng đạt của mình, Ngài nói lên kệ ngôn.

91- Na tathā mataṃ satarasaṃ, sudhannaṃ yaṃ mayajja paribhuttaṃ;

Aparimitadassinā gotamena, buddhena desito dhammo''ti.

"Dầu có hưởng món ăn; như cam lồ trăm vị.

Nhưng không thể sánh bằng; món ta ăn hôm nay.

Đây là pháp vi diệu; được Phật Gotama.

Bậc tri kiến vô lượng; đã thuyết giảng cho ta. (HT TMC dịch)().

Tiền sự.

Vào thời ĐứcPhật Dhammadassī, tiền thân Ngài là một gia chủ từng cúng dường nhiều lễ vật lên Bảo tháp thờ Xálợi Đức Thế Tôn.

Vào 94 kiếp trái đất trước, tiền thân Ngài làm vua 16 lần dưới vương hiệu Thūpasikhara().

Ngài có thể là Trưởng lão Ṭhambhāropaka nói trong tập Apadāna().

Dứt lịch sử Đức Phật Dhammadassī.

Sau khi Đức Thế Tôn Dhammadassī viên tịch, trải qua 1.706 kiếp trái đất không có vị Chánh giác nào xuất hiện trên thế gian.

Cách hiền kiếp này trở về trước 94 kiếp trái đất, trong kiếp trái đất ấy chỉ xuất hiện một vị Chánh giác (gọi là sārakappa), đó là Đức Phật Siddhattha.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top