Cao trào kháng Nhật cứu nước

*Hoàn cảnh lịch sử:
a.Thế giới :
- Cuối năm 1944 đến đầu năm 1945 , phe Trục liên tục thất bại trước phe Đồng minh trên nhiều mặt trận . Tháng 8 năm 1944 , thủ đô Paris bị chiếm lại , chính phủ bù nhìn thân Đức Vichy bị sụp đổ , chính phủ chống Đức của tướng Charles de Gaulle lên nắm quyền. Tại Đông Dương , lực lượng Pháp theo phái Charles de Gaulle hoạt động ráo riết, Nhật đang trên đà nguy khốn .
b. Trong nước :
- 9 / 1940 , Nhật vào Đông Dương và cấu kết với Pháp bóc lột nhân dân Đông Dương
- Tối 9-3-1945, Nhật ra tay trước, tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Ngay trong đêm đó, Hội nghị mở rộng Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp khẩn tại Đình Bảng ( Bắc Ninh )
- Sau khi độc chiếm Đông Dương, phát xít Nhật liền thi hành chính sách mua chuộc kết hợp với những chính sách đàn áp, khủng bố. Về chính trị, Đế quốc Nhật dùng biện pháp tuyên bố "trao trả độc lập" cho chính phủ Đế quốc Việt Nam nhưng vẫn giữ nguyên bộ máy cai trị của Pháp và thay người Nhật vào vị trí người Pháp. Các đảng phái, tổ chức chính trị theo Nhật chống Việt Minh thừa dịp lập ra khắp nơi. Người Nhật dùng bộ máy tuyên truyền đồ sộ quảng bá tinh thần bài Pháp, theo Nhật. Mặt khác, họ huy động quân đội tấn công vào các chiến khu , các cơ sở cách mạng của Việt Minh
*Chủ trương của Đảng:
Ngày 12/3/1945, ban thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta ”. Nội dung chỉ thị:
+Chỉ thị nhận định : Cuộc đảo chính của Nhật lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương đã tạo ra một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, tuy điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi, nhưng nó sẽ làm cho những điều kiện tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi .
+Chỉ thị xác định : phát xít Nhật là kẻ thù chính của dân tộc ta, vì vậy phải thay khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật”.
- Chỉ thị chủ trương : phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa
- Hình thức vũ trang xung phong ( miền núi ) , vũ trang tuyên truyền ( thành thị ) , vũ trang tự vệ ( đồng bằng )
- Thời cơ khởi nghĩa: Những thắng lợi của Liên Xô, sự tan rã của phát xít quốc tế, sự cùng khổ của nhân dân các nước bị phát xít chính là động lực thúc đẩy cho CM bùng nổ ở nhiều nước .
+ Chỉ thị dự kiến những điều kiện thuận lợi để thực hiện tống khởi nghĩa như : Khi quân đồng minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quânđồng minh để phía sau sơ hở . Cách mạng Nhật bùng nổ và chính quyền cách mạng nhân dân Nhật được thành lập , hoặc Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940 và quân đội viễn chinh nhật mất tinh thần
+ Chỉ thị còn nêu rõ không được ỷ lại và tự bó tay mình trong khi tình thế biến chuyển thuận lợi .
+ Phương châm đấu tranh : phát động chiến tranh du kích , giải phóng từng vùng , mở rộng căn cứ địa và sẵn sàng chuyển sang tổng khởi nghĩa khi có điều kiện .
* Ý nghĩa :
- Soi sáng mục tiêu và phương pháp đấu tranh cho toàn đảng toàn dân thời kì tiền khởi nghĩa
- Khẳng định thời cơ khởi nghĩa cụ thể , chỉ rõ phương hướng hành động khi thời cơ xuất hiện , tạo điều kiện cho các Đảng bộ hành động 1 cách kiên quyết , mau lẹ và kịp nắm thời cơ đưa CM đến thành công

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lsđ