Lịch sử cấm kị của trái đất
Lịch Sử Cấm Kị của Trái Đất
________________________________________
Maxwell Igan
Nhóm Dịch Thuật ‘Học Giả Đường Phố’
Chuyển Dịch
Lời Ngỏ
Mục tiêu chính của cuốn sách này là để cung cấp thông tin cho mọi người, nhiều điều trong số đó đôi khi đã bị ẩn giấu khá kín. Tôi chân thành hi vọng rằng tất cả những người đọc tác phẩm này sẽ tìm được cảm hứng với những vấn đề còn bỏ ngỏ; và tìm ra câu trả lời cho chúng, cũng như những sự thật và khám phá mới lạ khác cho bản thân họ. Khi tôi bắt đầu viết cuốn sách này, mong muốn của tôi là tổng hợp nhiều chủ đề khác nhau, và một số lượng lớn các thông tin “khó tìm” vào trong cùng một tác phẩm đồ sộ. Tuy nhiên, sau vài tháng làm việc, chữ ‘đồ sộ’ đã bắt đầu mang một ý nghĩa mới đối với tôi, và khối lượng nội dung và bản chất đan xen của văn bản đã trở nên quá cồng kềnh để có thể bằng bất kỳ cách nào đó có thể quản lý được trong một cuốn sách duy nhất, và mặc dù số lượng thông tin trong đây đã khá lớn, tôi đã buộc phải bỏ bớt một số chương trong sách.
Do bản chất chi tiết của các chủ đề mà tôi đã hy sinh trong “quá trình thái mỏng” này, mỗi chương đã được thái mỏng vẫn còn phải được chia thành nhiều phần nhỏ hơn nữa, sau đó sẽ mở rộng thành một số lượng văn bản khác nhau để được phát hành sau này.
Nguồn chính yếu của các trích dẫn Thánh Kinh (Cơ Đốc Giáo) trong cuốn sách này là phiên bản gốc tiếng Do Thái, cuốn Cựu Ước từ Thánh Kinh Jerusalem (Jerusalem Bible) 1992. Điều này là vì khi đã nói và làm cho cùng thì, tất cả phiên bản khác nhau của Thánh Kinh chỉ đơn giản là các bản dịch và diễn giải của các cá nhân khác nhau và tận gốc rễ nó là những gì được viết trong phiên bản gốc tiếng Do Thái, đó mới chính là giá trị thật sự. Tất cả trích dẫn Thánh King bằng tiếng Anh được lấy từ phiên bản King James (King James Version) (Bản Việt dịch này có thể sẽ dùng bản dịch của Thánh Kinh Công Giáo Việt Nam). Một danh mục đầy đủ các nguồn khác cũng được cung cấp tại phần cuối cuốn sách.
Tôi không yêu cầu hoặc mong đợi bất cứ ai tin tưởng một cách mù quáng vào những gì được viết trong sách mà không tự mình tra cứu tất cả các bằng chứng, và sự thật là tôi rất mong bạn làm như vậy. Trong khi đó tuy nhiên, tôi hy vọng bạn tìm được trong cuốn sách này những thông tin bổ ích và thú vị, và tôi cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc nó. Hãy nhớ rằng, sự thật luôn ở ngoài kia, một nơi nào đó, và đôi khi, ngay trước mặt chúng ta, nếu chúng ta chỉ cần để ý.
Dẫn nhập
Người ta nói rằng chỉ bằng cách thấu hiểu quá khứ thật sự của Trái đất chúng ta thì mới hy vọng tìm thấy chìa khóa tối cần để thấu hiểu tương lai của nó và rồi mới hiểu được chính mình. Những quan niệm như vậy luôn khiến cho loài người suy nghĩ về chính mình, về hành tinh của chúng ta, về các vì sao, về vũ trụ, và hơn nữa, phần lớn những tư tưởng này lúc nào cũng trở lại những suy tư về quá khứ và bản chất của Thượng Đế.
Loài người luôn tự hỏi những điều như vậy, kể từ buổi bình minh của lịch sử đã được ghi chép lại có vô số những câu chuyện và huyền thoại khiến vấn đề đi xa hơn: Những câu chuyện thần thoại từ xa xưa có những gợi ý khác, về những nền văn minh cổ xưa hơn nhiều nền văn minh của chúng ta trong thế kỷ 21, đã từng tồn tại trong những vùng đất bí ẩn, một số trong những vùng đất đó đã biến mất trong lòng các đại dương từ lâu. Trong các câu chuyện cổ xưa chúng ta đọc được những ghi chép kỳ lạ và trêu ngươi về những công nghệ chưa được biết đến và rất lạ lùng, câu chuyện về các vị thần cổ đại, tàu bay và những kẻ thù xa xưa gây ra những cuộc chiến tranh lớn, các cuộc chiến nổ ra với các vũ khí tàn khốc dị thường.
Qua nhiều năm, nhiều học giả đã cố gắng xua tan những câu chuyện này như thể chúng là lời đồn thổi và chuyện hoang đường kỳ khôi, xong, vẫn còn những câu chuyện tồn tại dai dằng và trong một sự củng cố đáng ngại một cách lạ lùng, chúng ta tìm thấy rải rác trên khắp Trái Đất, nhiều cấu trúc bí ẩn vô cùng cổ xưa có nguồn gốc không rõ và thậm chí có những điều còn kỳ quái hơn.
Các nhà khảo cổ học và các nhà thám hiểm đã khám phá các kim tự tháp bí ẩn, các thành phố bằng đá cẩm thạch và những cấu trúc tuyệt vời đòi hỏi độ khó và phức tạp cao. Nhiều trong số những cấu trúc này được xây theo những cách mà chúng ta tuyệt đối không biết và thậm chí còn thách thức trình độ chuyên môn kỹ thuật hiện nay của chúng ta.
Làm sao họ đã đạt được điều đó? Ai xây dựng chúng và mục đích của họ là gì? Có phải tất cả chúng đều chia sẽ một mối liên kết chung hay không và nếu như vậy thì đó là gì? Những tạo tác phi lý và lạ lùng được tạo ra bởi những kỹ thuật bí ẩn không rõ đã dẹp toan không thể chối từ những trình bày của giới hàn lâm về lịch sử chúng ta cũng đã được tìm thấy ở những nơi chúng đơn giản không có chỗ để tồn tại, và có những hòn đá Stele gây tò mò và các bức tranh hang động cũng miêu tả những cảnh dường như không thể từ quá khứ xa xưa của chúng ta.
Quá nhiều những đồ vật loại này giờ đã được khôi phục, từ nhiều nơi, rằng chúng không còn có thể đơn giản bị phân loại là các món đồ dị thường và đáng bỏ đi hay ‘lạ lùng’. Những năm gần đây có một cơn bão thực sự của các cây viết, gần như là bão hòa, cảnh báo rằng thời điểm thảm khốc đang đến, Chiến tranh Toàn cầu, sự biến đổi trái đất ồ ạt, Armageddon (Trận chiến đấu quyết liệt cuối cùng), sự hoàn bị của các lời tiên tri đen tối về ngày tận số đã được tiên đoán từ lâu sẽ sớm ập xuống thế giới của chúng ta. Hãy đối mặt với nó, luôn thật dễ dàng lợi dụng ngày tận thế để kiếm tiền; nó đã được thực hiện kể từ khi loài người sống trong các cộng đồng có tổ chức và luôn có ai đó sẽ sẵn lòng lắng nghe. Nhưng liệu có bất kỳ bằng chứng xác thực nào cho những công bố như vậy và nó sẽ có hình thức gì?
Trong những năm gần đây, những khám phá mới đáng ngạc nhiên đã được thực hiện và những bằng chứng mới đã được khai quật có thể giúp chúng ta trả lời nhiều các câu đố như thế này hay những câu đố còn sâu sắc hơn và có thể thắp lên ánh sáng vô cùng cần thiết để chiếu sáng nhiều giả thuyết khác. Các bằng chứng mà giờ đây cuối cùng có thể khiến chúng ta điều chỉnh lại tư duy và suy nghĩ lại một cách triệt để con đường chúng ta đã nhìn nhận trái đất, lịch sử của chúng ta và cuối cùng, tương lai của chúng ta. Thông tin càng quan trọng cho nhân loại càng bức thiết, nhưng trong những hành động hầu như không thể hiểu được của sự vô trách nhiệm, hầu hết là vậy, bị lờ đi bởi Chính phủ và giới hàn lâm trên khắp thế giới.
Những lập luận và kết luận trong cuốn sách này là kết quả thu nhặt suốt 25 năm điều tra và nghiên cứu. Nhiều lập luận được đưa ra ở đây không mới, tuy các khám phá mới dù nhỏ, đôi khi có thể hé lộ một điều quan trọng mới và thêm vào một mối liên quan đến các lý thuyết cũ. Thêm nữa để nhìn một bức tranh toàn diện hơn, nhiều mảnh nhỏ của trò chơi ghép hình trước tiên phải được đặt đúng chỗ.
Một trong những mục đích của sách là để chứng minh rằng trong thực tế có một số luợng lớn các bằng chứng, nhiều trong số đó với cái nhìn đầy đủ, chứng minh vượt xa bất kỳ cái bóng của sự nghi ngờ rằng thật sự có một nền văn minh tiên tiến đã tồn tại trên hành tinh này trong thời cổ đại, các vết tích của nền văn minh đó có thể tìm được khắp nơi. Thậm chí có những dấu vết trêu ngươi hơn nữa, một cái gì đó mà họ có thể đã để lại cho chúng ta để giúp chúng ta giải mã thông tin vũ trụ mà họ coi là quan trọng.
Cuốn sách này sẽ chứng minh rằng tất cả các truyền thuyết và nhiều khám phá gần đây trong hầu hết các lĩnh vực khoa học đã đưa ra các bằng chứng không thể chối cãi rằng lịch sử của chúng ta không chỉ đơn giản là những gì chúng ta đang bị dẫn dụ để tin; và không chỉ vậy, xong “Các thế lực đang tồn tại” đều đã biết hết những thông tin này nhưng lại rõ ràng hoàn toàn từ chối cho phép chúng được công bố rộng rãi.
Tác phẩm này muốn trình bày những bằng chứng không thể chối cãi của lịch sử mà phần lớn xã hội bị cấm kị không cho thấy. Sau đó chúng ta sẽ kiểm tra những ngụ ý mà sự tồn tại của nó nắm giữ quá khứ của chúng ta, hiện tại của chúng ta, và tương lai của chúng ta – Quả thực, cho tất cả chúng ta.
Chín mươi phần trăm các cuộc chiến tranh nổ ra trong 2000 năm qua đã được tiến hành theo các tôn giáo và cội rễ của tất cả các tôn giáo đều xuất phát từ chung một nguồn. Người ta nói rằng nếu tất cả nhân loại đã thực sự được giáo dục trong một nguồn duy nhất của tất cả các tôn giáo và trong bản chất thật sự của thế giới và mối liên hệ giữa loài người với bản chất đó thì sẽ không bao giờ có những cuộc chiến tranh nổ ra theo các giáo lý được mô tả trong sách. Thời cổ xưa, chúng ta sẽ thấy, không có tôn giáo như bây giờ, nhưng thay vào đó là những điều được mô tả như những trí tuệ sâu sắc về thực tại, khoa học và tôn giáo cả hai cả đã được kết hợp thành một lối sống.
Giáo dục là nguồn tài nguyên thiên nhiên to lớn nhất của nhân loại. Chỉ thông qua một nền giáo dục toàn diện loài người mới có thể thật sự đảm bảo một tương lai hài hoà và cân bằng, và trong một thế giới như của chúng ta, giáo dục nên được miễn phí và bắt buộc. Với một nền giáo dục mở đúng đắn mọi thứ khác sẽ đi vào đúng vị trí của nó.
Các viện học thuật mà chúng ta đã thiết lập trong thực tế là một bất lợi lớn cho việc theo đuổi việc học đích thực và sự phân phối kiến thức hiện nay được dựa trên khả năng kinh tế của từng cá nhân và cuối cùng chỉ có thể dẫn đến sự sụp đổ của xã hội, thậm chí chúng ta bây giờ cũng đã bắt đầu được chứng kiến nó đang xảy ra trên khắp đường phố. Tuy nhiên ngay cả với thực trạng này, giáo dục vẫn luôn là một trong những khoản chi phí thấp nhất trong ngân sách của bất kỳ quốc gia nào.
Giáo dục và kiến thức không nên là tài sản của một nhóm ưu tú tham lam tích trữ của cải của nó, mà nên là một thành lập mở rộng và tự do được thiết kế cho lợi ích và sự phát triển của toàn bộ loài người.
Chương 1 – Phần 2 (LSCKCTĐ)
Filed under: Bí Ẩn, Các Nền Văn Minh Đã Mất, Lịch Sử Cấm Kị của Trái Đất — 1 phản hồi
18/08/2012
1 Phiếu
Chắc chắn nếu trong bất kỳ cách gì, nó có thể chỉ ra những khả năng rằng lịch sử loài người và lịch sử thực sự của toàn Trái đất đã diễn ra theo một lối hoàn toàn khác so với những gì hiện đang được giả thiết hóa, và được dạy như thể đó là sự thật, vậy thì nó cũng không nên được điều tra sao? Không phải tất cả những con đường nên được suy xét rốt ráo tận cùng trước khi bị loại bỏ, cho đến khi toàn bộ sự thật thực sự được tìm thấy đúng không?
Không phải đó chính là khoa học nghiên cứu thật sự sao?
Vâng, đúng như vậy, nhưng vấn đề không may là khoa học hiện đại chứa một số lượng nhất định chính kiến và con người đơn giản ghét những lý thuyết của họ bị chứng minh là sai. Thực tế luôn là như vậy. Như lịch sử đã gợi lại cho chúng ta, nhà khoa học tuyệt vời Copernicus đã không liều lĩnh công khai lý thuyết về sự quay của hành tinh cho đến khi ông nằm trên giường chờ lâm tử và đó là ngày cuối đời của ông; và chỉ nhìn vào những gì xảy ra với Galileo. Ngay cả Newton, được ngưỡng mộ và tôn kính, chưa bao giờ công bố sự tham gia của mình trong Alchemy (thuật hóa kim) và công cuộc tìm kiếm các mã ẩn của sự sáng tạo mà ông tin là bị khóa bên trong những lời của Kinh thánh cho đến khi chết, với nỗi sợ bị xét xử tội dị giáo. Theo lề lối ấy, dường như mọi thứ chẳng thực sự thay đổi gì nhiều.
Nếu sự thật được biết đến, và tương phản hoàn toàn với quan điểm về lịch sử đang được chấp nhận được trình bày bởi giới học viện, nhất định có, khá nhiều là đằng khác, các dấu hiệu trên hành tinh cũng như trong hệ mặt trời của chúng ta gợi ra một quá trình diễn tiến khác hơn so với giả thuyết chính thống, và còn có nhiều dấu hiệu bí truyền có thể được tìm thấy trên khắp thế giới, bằng chứng được để lại bởi tổ tiên của chúng ta rõ ràng cho thấy họ sở hữu kiến thức rộng lớn và cực kỳ chi tiết về các sự kiện về cách ứng xử và vận hành của hành tinh cũng như hệ mặt trời của chúng ta. Ngoài ra còn có bằng chứng họ dựa toàn bộ các nền văn hóa trên những sự kiện vũ trụ và tin rằng chúng là những khoảnh khắc có ý nghĩa lạ thường cho nhân loại và cho Trái Đất. Cũng có nhiều gợi ý cho phương pháp bị lãng quên từ lâu là giải mã những dấu hiệu trần gian và thiên thể, dưới đất và trên trời, nếu chúng ta tìm ra cách đọc và hiểu chúng.
Hiển nhiên tôi hiểu rằng hầu hết những người không đồng ý với các lý thuyết của Charles Darwin tự khắc sẽ được dán cho cái mác là ‘creationist’ (người tin vào thuyết tạo hóa) nhưng tôi quả quyết đây không phải là cái nghĩa đó trong trường hợp này.
Sau khi kiểm tra lướt qua, quả thực, những câu chuyện tạo hóa trong kinh thánh quá nhiều mâu thuẫn để có thể cho ra được một sự hợp lý. Ngoài ra, điều gây khó chịu từ những câu chuyện Kinh Thánh là chúng không phải thật sự là những câu chuyện nguyên thủy, nguyên gốc, original, như đã được công bố. Như đã được chứng minh đầy đủ trên thực tế, đó là một phiên bản được chỉnh sửa và vay mượn rất nhiều từ những ghi chép hoàn chỉnh hơn và ra đời sớm hơn.
Bằng cách so sánh, các ghi chép chính thống cũng như các lý thuyết về sự tiến hóa và lịch sử loài người được đưa ra bởi giới học viện, (và chúng được trình bày gần như là những sự thật đích thực) cũng đầy chấp vá và khúc mắc, thậm chí một số có vẻ khá huyền ảo.
Vấn đề thực sự với cả hai hệ thống lý thuyết này là chúng không hề có được đầy đủ các chi tiết và trong nhiều trường hợp, cả hai đối lập với các bằng chứng vững chắc đã được tìm ra.
Một cách xảo trá, một khi những bằng chứng như vậy được tìm thấy, nếu nó xuất hiện, bằng cách nào đó, chứng minh lịch sử của chúng ta khác với những gì đã được dạy; lặp tức sẽ bị bỏ qua, lờ đi, che dấu, bị ném vào tầng hầm tăm tối và bị khóa chặt, hay một cách nào đó, ‘bị thất lạc’ một cách bí ẩn. Trong quá khứ nhiều hành động phá hoại tài sản trí tuệ như vậy đã được thừa nhận trên danh nghĩa của nhiều tôn giáo khác nhau nhằm duy trì quyền lực tối cao. Những thứ như vậy có lẽ thường được thấy trong những tổ chức tôn giáo vì nền tảng của chúng rất yếu và luôn luôn cần củng cố, nhưng khi chúng ta tìm thấy những hành động như vậy cũng được biểu lộ trong giới khoa học nó trở nên tai hại và đáng lo ngại hơn. Trong môi trường học tập với thái độ như vậy chỉ gây ra những bất lợi trong quá trình theo đuổi kiến thức thực sự và cực kỳ phản khoa học. Bạn đã từng thấy bao nhiêu học giả thực sự đưa ra một giả thuyết khác về quá khứ của chúng ta, và nỗ lực một cách nghiêm túc để khám phá và tranh luận những chân lý đích thực, thường thì những nỗ lực liên tục của họ có bị cản trở, chế nhạo và tẩy chay hay không? Và không chỉ giới học viện hàn lâm, rất nhiều người khác cũng bị phỉ báng khủng khiếp thông qua các kênh pháp lý, xã hội và cả các phương tiện truyền thông nữa. Nó có vẻ thật đáng ngờ với bao nhiêu nỗ lực và khó khăn đã trải qua để bóp nghẹt thông tin của họ và duy trì những gì có vẻ như đang hiện diện, một huyền thoại khổng lồ đang được trình bày như thể là sự thật lịch sử.
Sự thật là hầu hết mỗi lục địa trên Trái Đất đều có thể công bố một số di tích kỳ lạ hoặc bất thường từ quá khứ mà không dễ dàng được giải thích bởi các nhà lý thuyết hay các nhà thần học. Nhiều học giả đã cố gắng để giải thích khác hay lẳng lặng gạt bỏ những bí ẩn như vậy nhưng có quá nhiều bằng chứng được tìm thấy và thậm chí là tiếp tục được khám phá mà không thể được giải thích khác đi.
Vậy tất cả những thứ này đến từ đâu? Chúng ta có cần phải biết? Liệu chúng chẳng là gì ngoài một bộ sưu tập “những đồ vật dị thường” thú vị và không thể giải thích được từ quá khứ mà chẳng quan trọng mấy đối với cuộc sống tương lai của chúng ta, hay chúng thực sự có ích đôi chút, thậm chí cực quan trọng mà chúng ta có thể học hỏi gì đó từ chúng?
Liệu có chăng một lý do thực sự khiến những người xưa đã đi đến một sự nỗ lực không thể tưởng tượng nổi để tạo ra những công trình chi tiết phức tạp chính xác tuyệt vời như vậy mà nay đã được phục hồi, hay để xây dựng các kết cấu đáng kinh ngạc như vậy? Lẽ nào có một số thông điệp ẩn chứa trong các cấu trúc của những nơi cổ đại mà chúng ta có thể bỏ lỡ? Nếu các cấu trúc cổ đại này thực sự được thiết kế như những đền thờ thì chắc rằng những người cổ đại đã chọn một con đường với thật nhiều khó khăn để xây dựng chúng và để đảm bảo chúng ta sẽ chú ý đến những công trình của họ. Hoặc có lẽ nào nhiều trong số những công trình đó tượng trưng cho một cái gì khác chứ không đơn thuần chỉ là đền thờ hay pháo đài?
Khi kiểm tra một số các công trình này, thật là phi thường, gần như không thể tưởng tượng nổi cổ nhân đã có thể tạo ra những tượng đài bằng đá vô cùng ấn tượng và các vật phẩm trạm trổ có chủ đích, bằng cách nào đó, chúng đang ở đó – và chúng ta không chỉ nói về một vài các vật phẩm riêng lẻ, mà là có hàng trăm những vật như vậy với tất cả các hình dạng, kích thước và kiểu dáng. Những lăng mộ cổ xưa, các đống đổ nát Sunken, Kim tự tháp lạ thường, các đồ tạo tác kỳ dị và lạ thường mang tính cơ khí hay khoa học, và thậm chí những thứ còn kỳ lạ hơn, tại hầu hết tất cả các quốc gia, xuyên suốt toàn cầu.
May mắn thay, những năm gần đây một số các nhà khoa học, toán học và khảo cổ học có tiếng tâm bắt đầu nhận thấy mọi thứ dường như không đơn giản như vậy đồng thời bắt đầu khám phá một số khả năng căn bản hơn về nguồn gốc của loài người mà các chứng cứ đã gợi ra. Vào thời gian này nhiều lĩnh vực mới cũng được mở ra trong cộng đồng khoa học. Chắc chắn một trong những lĩnh vực hấp dẫn nhất là nghiên cứu ‘Kì vật’ hay ‘Những hiện vật kì dị’ mặc dù thường thì nghiên cứu về những kì vật này có thể đưa ra nhiều nghi vấn hơn là trả lời.
Trước khi Nghiên cứu Kì Vật được công nhận là một lĩnh vực nghiên cứu chính thống (dù còn bị chỉ trích nhiều), những đồ chế tác này thường bị xem là đồ cổ hay các vật kì dị thuộc khảo cổ học. Một cách tiếp cận “xa mặt cách lòng” luôn được chấp nhận về phía những đồ vật như vậy và chúng nhanh chóng bị che dấu, hay trong hành vi cực kì vô trách nhiệm, vứt xuống biển trước khi có người để ý, với ý niệm là đừng nên va chạm hay rung lắc ‘con thuyền khảo cổ học, nhân chủng học hay lịch sử’. Người ta đồn đại rằng nhiều hiện vật đã bị viện Smithsonian ném hết xuốn biển tại bờ biển nước Mỹ – sau tất thảy, ai muốn viết lại tất cả quyển sách lịch sử này chứ? Những kì vật này thường bị coi là ‘khó nhọc’ hoặc ‘tốn thời gian’ bởi chúng đưa ra bằng chứng cố định và trái ngược với lý thuyết chính thống, chính quy mà chúng ta đã được dạy, và chúng đặt ra quá nhiều câu hỏi cho những đầu óc hẹp hòi. Chúng cũng có thể là những câu hỏi chính thống lắm chứ. Tất cả những hiện vật này cuối cùng đặt câu hỏi về quá khứ của chúng ta vì chúng không thuộc về nơi mà chúng được tìm thấy và chắc chắn không khớp với những gì chúng ta “biết” là lịch sử loài người. Tuy vậy, chúng vẫn ở đây, ngay trước mắt các bạn. Ví dụ:
Làm thế nào nữ trang cổ xưa đưa ra bằng chứng về thuật mạ điện (electroplating)?
Làm thế nào một phiến đá và nút nhét tai từ thời Aztec đưa ra những dấu hiệu máy cắt tại thời điểm người ta cho là không có máy móc?
Làm thế nào có những bản đồ cổ chỉ rõ thật chính xác bờ biển Nam cực và các châu lục hàng trăm năm trước khi chúng được phát hiện ra?
Làm thế nào một cục than chứa sợi dây chuyền vàng tinh xảo bên trong?
Bằng cách nào có rất nhiều những dấu hiệu trên trái đất thể hiện cuộc chiến tranh nguyên tử hay hạt nhân? Làm thế nào các văn bản cổ phạn ngữ Ấn Độ chứa các trang căn cứ hướng dẫn bay phức tạp? Làm sao hóa thạch ‘người hiện đại’ có thể tồn tại? Làm thế nào người cổ đại có thể di chuyển các khối đá nặng 800 tấn?
Làm thế nào người Maya đã xây dựng được những pháo đài cự thạch không kẽ hở? Làm thế nào một hóa thạch 500.000 năm được bọc trong tinh hốc (geode) lại chứa một cái bu-gi bên trong? Làm thế nào có thể có một mã máy tính hoặc thuật toán mã hóa thành các đoạn văn bản của Kinh Thánh?
Và đó chỉ là một ít ví dụ. Thực ra còn hàng tá cái khác nữa.
Trong những cuộc điều tra tiếp theo đây về những câu đố bí ẩn và các hiện vật như vậy có nhiều tuyên bố tuyệt vời, và đôi khi hết sức kỳ quặc, được thực hiện bởi những người trong ngành sách báo trên toàn thế giới; thực tế là nhiều ấn phẩm đến mức nó thật sự trở nên khó phân biệt giữa sự thật và hư cấu. Lý thuyết đã được đặt ra liên quan đến các đoàn người nô lệ, các đội thợ thủ công đã dành toàn bộ cuộc sống của họ để hoàn thành một đối tượng nhỏ, các bậc thầy luyện đá, sự can thiệp người ngoài hành tinh, sinh linh ngoài không gian, Du khách thời gian, ‘Các vị thần’ từ hành tinh khác…
Tất cả được gợi ý như là những lời giải thích khả dĩ, và danh sách còn tiếp tục.
Tại điểm này bạn có thể thắc mắc: ‘Nhưng tại sao chúng ta cần phải quan tâm? Những điều nhặng xị này là gì chứ? Quá khứ cũng chỉ là quá khứ, không phải vậy sao?’
Vâng, thú vị đây, nhưng không phải lúc nào cũng vậy đâu, bởi quá khứ cũng có thể là một chỉ dẫn tốt cho tương lai và, (không bỏ qua thực tế rằng thật là thích thú khi biết được sự thật đích thực),có nhiều học giả tin rằng một số sự kiện xảy ra thường lệ trên Trái đất làm cho cả nhân loại và hành tinh chúng ta hết mực quan tâm. Nhiều người tin chúng chỉ là các sự kiện, trên thực tế, là một phần bình thường của cơ chế quay của hệ mặt trời chúng ta và rằng chúng xảy ra trong những chu kỳ quỹ đạo có thể dự đoán và có quy luật.
Cũng có bằng chứng thực tế ám chỉ loài người của Trái đất cổ đại sỡ hữu một số thông tin rất chi tiết liên quan đến các sự kiện này. Nhiều trong số họ dựa toàn bộ nền văn hóa, khoa học và tôn giáo của họ vào các thông tin này! Và cũng có nhiều dấu hiệu bí truyền khác: Các tài liệu tham khảo bí ẩn và các dấu viết của sách hay mã ẩn mà nhờ nó chúng ta có thể giải mã những bí ẩn của quá khứ và tương lai.
Tại giá trị bề mặt, nó dường như có ý nghĩa rằng những người cổ xưa rõ ràng coi sự hiểu biết cặn kẽ những sự kiện vũ trụ này là đáng để tâm và quan trọng hơn bất kỳ kiến thức tôn giáo, khoa học, hay bất cứ điều gì khác! Thực tế, họ xem các thông tin này là rất quan trọng, và họ dựa toàn bộ nền văn minh vào các thông tin này.
Câu hỏi là vì sao?
Tại sao có một mối bận tâm đặc biệt với thiên văn học và các cung hoàng đạo như vậy? Để làm gì? Loại thông tin nào họ có thể thu lượm được từ việc quan sát liện tục và chính xác bầu trời mà họ cho rằng chúng rất quan trọng để lý giải cho độ hoàn hảo tỉ mĩ được nhấn mạnh trong việc sắp xếp những kết cấu của họ? Làm thế quái nào mà họ đã thu được kiến thức cực kỳ tinh vi như vậy ngay từ bắt đầu? Từ ai hay từ đâu họ có thể thu lượm được những thông tin như vậy? Nhiều trong số những thông tin đó là những dữ liệu có lẽ cực kỳ hữu dụng cho chúng ta ngày nay, xong chúng ta chỉ mới học được một phần nhỏ của nó và chúng ta vẫn đang tìm kiếm thông qua những huyền thoại cổ xưa và khoa học hiện đại cố gắng hiểu một cách đầy đủ về tất cả những gì chúng ta đã có thể thu nhặt được.
Hầu hết mọi người nghĩ về cung hoàng đạo như là cái tên cho các mô hình thú vị trên bầu trời hay là một mẫu chuyện họ đọc trên các tờ báo nhưng hoàng đạo thực ra là một cơ chế vũ trụ phức tạp một cách đáng kinh ngạc. Cần hiểu rõ rằng chỉ những kiến thức cổ xưa về sự tồn tại của nó cũng là đáng kinh ngạc bởi thậm chí một kiến thức cơ bản của hiện tượng tuế sai hoàng đạo (precession of the equinox) cũng đòi hỏi một số kiến thức khoa học chuyên môn để biết cách nắm bắt được. Nó không xảy ra với những ai chỉ quan sát các vì sao, thậm chí nếu họ bỏ ra cả cuộc đời để làm chuyện đó, xong chúng ta có được những kiến thức về tuế sai và chu kỳ của hoàng đạo từ những người cổ xưa, chứ không phải thông qua phát hiện của riêng chúng ta.
Thậm chí lúc người ta vẫn còn tin Trái Đất phẳng, cổ nhân đã có kiến thức về cung hoàng đạo và tuế sai của các phân điểm. Tuế sai là hiện tượng trục của Trái Đất lắc lư khi nó chuyển động quanh Mặt Trời, làm sao có thể như vậy được?
Sự thật này tự nó đưa ra bằng chứng chắc nịch rằng lịch sử của chúng ta có thể không thực sự là những gì nó có vẻ vậy. Và nếu lịch sử của chúng ta là khác về bản chất so với những điều chúng ta đã biết – và có thể thực sự nắm giữ các thông tin quan trọng đối với tương lai của chúng ta như bằng chứng đã ngầm gợi ý, vậy tại sao những thông tin chân thực này bị giấu nhẹm trước công chúng?
Đây là một trong những ý định của quyển sách: kiểm tra những vấn đề này và ý nghĩa cấp bách mà nó nắm giữa cho tất cả chúng ta. Nhưng phải cảnh báo rằng đối với những câu trả lời đúng cho những câu hỏi này, chúng ta cần chuẩn bị tiêu hóa một lượng lớn dữ liệu và nhìn ra ngoài khuôn khổ học thuật có trật tự mà chúng ta đã bị nhồi nhét về lịch sử của mình.
Chúng ta cũng cần chuẩn bị sẵn sàng để nhìn nhận khách quan về bất kỳ hệ thống niềm tin tôn giáo đang thịnh hành nào mà chúng ta có thể tin và cố kiểm tra tất cả bằng chứng với một tâm trí cởi mở trước khi tin một cách mù quáng vào bất kỳ học thuyết nào.
Xin hãy hiểu rằng mong muốn của tôi không phải là tấn công bất kỳ tôn giáo hay tín ngưỡng nào trong suốt quyển sách này, cũng không phải gạt bỏ niềm tin tôn giáo của bất kì ai, ý định duy nhất của tôi là việc phơi bày các sự kiện và thẩm tra những ngụ ý được đưa ra thông qua sự đồng hóa hợp lý của các bằng chứng. Dành cho những ai có có niềm tin tôn giáo, đặc biệt là các tín đồ Thiên Chúa giáo, tôi đề nghị trước khi gạt bỏ bất kì bằng chứng nào một cách tự động, hãy nhớ rằng Jesus đã nói: “Sự Thật sẽ giải phóng ngươi!”
Chương 1 – Phần 3 (LSCKCTĐ)
Nếu bất kỳ ai đọc quyển sách này thuộc về một tổ chức tôn giáo dựa trên một nền tảng yếu đến nỗi tổ chức đó không thể đối mặt với các sự kiện và những bằng chứng khắc nghiệt được trình bày xuyên suốt tác phẩm thì tôi gợi ý rằng sẽ khôn ngoan thận trọng hơn nếu họ kiểm tra môi trường xung quanh và cân nhắc khả năng đáng buồn là niềm tin của họ có thể đã bị đặt nhằm chỗ.
Trong bất kỳ nỗ lực nghiêm túc khám phá chân lý đích thực, những khác biệt về tôn giáo trong quá khứ của chúng ta nên được đặt qua một bên và không có thông tin nào nên bỏ sót. Không cái nào hết. Nói cách khác, không phế địa, di tích, hiện vật, giáo lý, chuyện hoang đường, huyền thoại, hóa thạch, Kì vật nào nên bị xem là quá nhỏ hay không quan trọng để được bao gồm vào những bí ẩn và được kiểm tra cho sự liên quan thích đáng của chúng. Vì nếu không có tất cả bằng chứng, việc tìm ra bất kỳ câu trả lời thực sự nào về quá khứ của chúng ta là điều không thể và không là gì cả ngoài một lý thuyết hão huyền.
Vấn đề là thế này, hỡi độc giả gan dạ của tôi, khi bạn thực sự quan tâm vào vấn đề này và nhìn xem dữ liệu dữ kiện nào thực sự tồn tại, hầu hết là dưới dạng những bằng chứng hữu hình rõ ràng, điều này hoàn toàn và dữ dội làm tan rã đi cả thế giới hàn lâm và thần học trong lịch sử – bạn nhìn thấy sự thật này củng cố bởi vô số các bản văn cổ, sau đó bạn chứng kiến thấy một đoạn đường xa bất thường rằng một số chính quyền và cả hai cộng đồng hàn lâm và tôn giáo sẵn sàng để đi, chỉ để giữ thông tin ra khỏi con mắt công chúng, nó trở nên thật khó để giữ cho cụm từ “thuyết âm mưu” (conspiracy theory) khỏi nảy sinh. Và bạn có thể quên đi các phương tiện truyền thông.
Đương nhiên, tôi nhận thức được rằng bất cứ khi nào có người đề cập đến danh từ âm mưu vào thời đại này, đặc biệt khi đề cập đến cộng đồng khảo cổ hay khoa học, tức là họ đang đi trên một lớp băng mỏng và đang đùa giỡn với uy tín của chính họ. Thế giới hiện đại đang có xu hướng ngờ vực về thuyết âm mưu trừ khi chúng ta đang nói về Al Qaeda, hoặc có lẽ một vài tên khủng bố ném bom có thực hay được tạo ra, và cộng đồng khoa học tự xem bản thân nó là không thể đâm thủng được sau bức tường hàn lâm đã được tạo ra cho chính nó và họ chỉ đơn giản là ghét những ai cố gắng đào một địa đạo và đi vào đằng sau bức tường đó và làm lung lay tấm bằng tiến sĩ của họ…
Chúng ta đã được lập định một cách sâu sắc để liên hệ ngay lập tức từ ‘âm mưu’ và từ ‘thuyết’ xong nếu một ai đó phân tích bản chất của âm mưu thực sự thì nó đột ngột trở nên dễ dàng để thấy rằng chúng đang xảy ra xung quanh chúng ta, hầu như mỗi ngày.
Một âm mưu thực ra là được tạo nên bởi hai hay nhiều người, có thể thậm chí là một ủy ban, quyết định làm như vậy để đạt được những lợi ích hỗ tương cho chính họ – và không kể cho một ai khác biết về điều đó. Một người chỉ cần nói “Này nếu như tôi làm điều này và bạn làm điều kia, rồi điều này sẽ xảy ra và chúng ta sẽ khá hơn!” và Păng! Bạn có một âm mưu. Chỉ nhìn vào hiện tượng giao dịch nội gián, có một âm mưu nhỏ tốt đẹp dành cho bạn.
Một âm mưu có thể có nhiều hình thức, một số phức tạp hơn những cái còn lại. Xem xét về việc ấn định giá; và bạn nghĩ những nhà Lãnh đạo thế giới đang làm gì khi họ gặp nhau sau những cánh cửa khép kín? Xã hội hóa ư? Chơi phi tiêu sau khi uống với nhau vài ly bia và nói chuyện về vườn tược sao? Tất nhiên họ sẽ không làm vậy rồi. Họ lên kế hoạch tiến lên cho tương lai – ‘đàm phán’; nói rằng, ‘Nếu bạn làm điều này, tôi sẽ thực hiện điều kia’. Trời đất, nghe có vẻ như – (bạn hiểu rồi đó) một ‘âm mưu’. ‘Những nhà lãnh đạo của xã hội’ được bầu cử công khai họ ‘âm mưu’ riêng tư thảo luận những vấn đề liên quan đến cộng đồng ngoài tầm nghe của công chúng. Họ đã ‘được âm mưu để âm mưu xa hơn’ nếu bạn thích gọi như vậy. Bạn biết nó diễn ra thế nào rồi đó…
Hãy thực tế một chút, bọn tội phạm thường xuyên bị buộc tội về âm mưu, thực sự rằng hai người có tiền án tiền sự chỉ việc đối thoại cùng nhau tức thì sẽ phải gánh chịu trách nhiệm về tội âm mưu. Xong khi một người nào đó đề cập đến từ âm mưu đối với chính phủ hay đặc biệt cộng đồng học viện hàn lâm, lúc nào cũng có một cơn bão phương tiện truyền thông khổng lồ khuấy động quanh họ và họ bị công khai nhạo báng.
Vậy thì chúng ta sẽ giả định rằng không ai ngoài bọn tội phạm hoặc bọn khủng bố sẽ lên kế hoạch bí mật để đạt được một kết quả nào đó có lợi cho chúng sao? Ý tôi là trong thực tế, không phải chính trị cũng đích thị là tất cả những cái đó sao? Đó là lí do vì sao các nghị viện có những cuộc họp kín: để lên kế hoạch, ‘để âm mưu’, để họ đều rõ bước tiếp theo là gì, toàn bộ các nền kinh tế có thể hưng thịnh hay loạng choạng từ kết quả của những cuộc họp như vậy, nó được gọi là chính trị, nếu hoàn thành trên mức độ hợp tác chúng ta gọi đó là giao dịch nội bộ, nội gián và bạn sẽ đi tù. Hiển nhiên một chút thôi nhưng trong thực tế, trong thế giới thật, âm mưu xảy ra hầu như trong mọi lúc mọi nơi.
Các tiêu chuẩn kép hiển nhiên liên tục được thổi hết mức vào cái nhìn của công chúng trong khi bị từ chối một cách xảo trá có thể luôn là một chủ đề hấp dẫn nhưng, khi bị sử dụng bởi các chính phủ quyền lực những người thậm chí không màng che giấu nữa, nó trở nên cũng đáng sợ một chút. Đừng hiểu lầm tôi, tôi không thích nghĩ tệ cho người khác, nhưng hãy nhìn vào điều đó một cách hợp lý và thực tế; sau tất cả, cái gì là sự xâm lược trắng trợn của Afganishtan và Iraq bởi ‘sự liên hiệp ý chí’ (hay là một liên hiệp cưỡng chế kinh tế?) nếu không phải là một âm mưu để đánh lừa các dân tộc của ít nhất ba quốc gia, nếu không muốn nói là cả thế giới.
Dĩ nhiên, khi bắt đầu bất kỳ sự lừa dối quần chúng như vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn bất kỳ âm mưu thật sự khỏi việc bị phơi bày là để tạo ra một môi trường chế giễu bất tận xung quanh bất cứ ai có tuyên bố nhắm đến điều đó. Điều này là vì bạn có thể làm cho người ta trông ngu ngốc ở nơi công cộng – dù cho họ có như vậy hay không, thậm chí bằng cách thả các ý kiến nhỏ giả mạo đây đó tại những thời khắc chính xác, sau đó những người khác chẳng muốn lắng nghe những gì mà người đó nói – ngay cả khi nó rất quan trọng và liên quan nhiều đến họ. Bạn có được cái hội chứng ‘Vâng nhưng có một vài người nói…’; đại loại thế này:
“Một vài người nói cái thuyết đó thật ngu ngốc! …Sao, bạn tin nó hả? Giỡn hoài! Nhưng khoan đã… bạn không ngu ngốc quá đúng không?” …đó là một công thức đã được thử và đã thành công.
Chẳng ai muốn cảm thấy họ có thể bị cho là ngu ngốc hay kì quặc, phải vậy không? Các chính khách và các phương tiện truyền thông có xu hướng sử dụng phương pháp này thường xuyên, trong khi mạng tin tức Fox dường như đã tinh chế nó thành một hình thức nghệ thuật. Họ làm vậy là để thúc đẩy đường lối của đảng, nhưng dường như luôn quên đề cập ai thực sự là ‘Một vài người’. Tất nhiên, nhờ các phương tiện truyền thông xảo quyệt mô tả, để khiến cho một âm mưu xuất hiện mà hầu như không tồn tại đối với công chúng, bạn chỉ cần đặt từ ‘thuyết’ trong cùng một câu hay thậm chí chỉ công khai gọi nó là một tuyên bố âm mưu (conspiracy claim) và tiềm thức của công chúng sẽ tự liên hệ nó với từ ‘thuyết’ và xem người tạo ra tuyên bố như là một ‘thuyết âm mưu giả’ (chữ giả trong học giả) (conspiracy theorist) sau đó mọi người bắt đầu suy nghĩ về các “Tập tin X”, “Vật thể bay không xác định (UFO)” và “thành phần cực đoan quá khích” và nó sẽ biến mất tất cả. Gieo loại hạt giống này trong trí óc của một người nào đó là hoàn hảo để loại bỏ tự do và suy nghĩ độc lập. Như một lần đã được chỉ ra trong bài viết hài hước điển hình và dí dỏm vô cùng của nhà soạn nhạc dày dặn Frank Zappa:
Nhiều người, khi phải đối mặt với cái gì đó đòi hỏi suy nghĩ hay quan điểm nghiêm túc, hay có lẽ có thể đòi hỏi họ suy nghĩ ra ngoài những ‘quy tắc đã được chấp nhận’ dường như sẵn sàng hạ thấp hình ảnh về trí tuệ-xã hội của họ và phải trải qua một tính chất kỳ lạ của “ca sửa mũi tinh thần tự thực hiện tại nhà” – hầu như mỗi ngày, để duy trì danh hiệu ‘Một trong những Người’ của hắn. Như ông chỉ ra: Nhiều người hiện đại đối xử với trí thông minh như một loại biến thể ghê tởm và để “phẩu thuật thẩm mỹ” nó, họ sẵn sàng hạ thấp mức IQ nhận thức của họ để có thể nói về chuyện vô vị với những người ở đẳng cấp đó. Hãy đối diện với nó, thật không tốt tí nào khi xuất hiện quá thông minh bởi chẳng ai muốn ‘chơi’ với người nhạy bén hay hiểu biết hơn họ, điều này đơn giản là không ‘vui.’
Không biết bạn có biết câu chuyện Bộ quần áo mới của Hoàng đế của Hans Christian Andersen?
Câu chuyện kể lại Nhà vua đã cho một thợ may tài ba và danh tiếng nhiệm vụ làm bộ trang phục mới cho ngài như thế nào. Cái tôi của nhà vua rất lớn và ông đã trả công cho người thợ may một số lượng lớn vàng để làm cho ông một bộ đồ lộng lẫy nhất vùng, xong khi bộ đồ đã hoàn tất nhà vua khẳng định rằng sao ông chẳng mặc gì hết! Người thợ may khéo léo quả quyết với nhà vua rằng bộ đồ là có thật, được dệt từ những sợi tơ được hóa phép mà chỉ những ai sở hữu trí thông minh tuyệt vời mới nhìn thấy được, còn đối với những người ngu si thì sợi vải sẽ trở nên vô hình.
Tất cả các thành viên trong cung điện của ông cùng một lúc quả quyết với nhà vua rằng loại vải ông mặc là tốt nhất và bộ đồ mới của ông hoàn toàn tráng lệ và tuyệt vời, thực sự lộng lẫy và rực rỡ nhất mà họ từng thấy. Vì vậy sau đó nhà vua quay sang họ và nói ông rất hài lòng họ không ngu ngốc và, không muốn mình xuất hiện ngu ngốc trước các thành viên cung điện, ông đi khắp vương quốc trần truồng và diễu hành để khoe thị trấn bộ trang phục mới của mình.
Toàn bộ thị trấn tán thưởng và ca ngợi bộ quần áo mới của Hoàng đế và tất cả bàn tán về sự lộng lẫy của bộ áo quần tuyệt vời và chất lượng của mũi khâu cho đến khi một cậu bé nông dân nhỏ chẳng biết gì về cái tôi dám hỏi: Tại sao là một ông vua trần truồng?
Và đó là sự thật. Nhà vua thực ra không gì hơn một gã ngốc trần truồng được bao quanh bởi những kẻ ngốc lớn hơn mà tất cả đều bị kiểm soát bởi cái tôi của chính họ.
Vâng, một kịch bản gợi nhớ đến một cảnh từ câu chuyện của Anderson, bây giờ có đủ bằng chứng thực tế để hoàn toàn bác bỏ lịch sử mà chúng ta bị ép để tin, nhiều trong số chúng dù đang nằm ngay trước mắt nhưng chúng vẫn bị lờ đi, trong một vài trường hợp bị từ chối thẳng thừng bởi các học viện chính quy. Những người cố gắng điều tra về sự thật để đưa đến công chúng, những vấn đề có thể thỉnh thoảng đi ngược lại với “ước lệ”, bị nhạo báng, thường bởi những người có bằng cấp và luôn luôn sử dụng vị trí của họ về kiến thức giả định như là một phương tiện để hoàn toàn bỏ qua và hủy đi uy tín những nghiên cứu quan trọng và những sự kiện trọng yếu. Không có bằng chứng đối chiếu nào từng được trình bày bởi các nhóm học giả, và các nhà nghiên cứu nghèo, độc lập sau đó thường phải chịu một loạt các cuộc đả kích cá nhân lăng mạ được tạo ra để hướng sự chú ý ra xa những bằng chứng thực mà họ đang cố gắng để thể hiện ngay từ đầu. Nếu họ sau đó cố gắng phản đối và quay lại vấn đề thực tế, họ thường bị xách nhiễu, bị cấm vận từ các trang mạng khảo cổ và khiến cho gánh nặng về các tin tức xấu được đưa ra vô số cho đến khi họ ngậm miệng và biến đi chỗ khác. Toàn bộ vấn đề sau đó được khép lại, bưng bít và quên đi càng nhanh càng tốt, hi vọng không bao giờ nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Thật đáng buồn, nhưng không may, càng ngày càng thấy nhiều trường hợp hoàn cảnh về một nhà khảo cổ học, nhà nhân chủng học hoặc học giả ‘nặng kí’ những người bị đẩy lùi vào góc tường bởi những bằng chứng không thể chối cải, đột ngột bắt đầu giơ bằng cấp của họ ra và khởi xướng một loạt những cuộc tấn công cá nhân gay gắt chống lại phe đối lập của họ, chỉ đơn giản bởi vì họ không thể tìm ra sự bác bỏ mang tính khoa học có giá trị để tranh cãi sự thật lạnh lùng cứng rắn mà họ được trình bày.
Thật không may khi quá nhiều cuộc tranh luận xung quanh những vấn đề này được tiến hành liên tục và lập lại theo cách thức có thể dự đoán được và hoàn toàn phản khoa học như vậy, sau một thời gian thật khó để suy nghĩ một cách đủ bay bổng để xem nó là bất kì cái gì khác ngoài một âm mưu.
Trong tất cả thực tế, bất kì lý thuyết hợp lý nào cần được đánh giá trọn vẹn. Tất cả những đội khảo cổ học dẫn đầu trên thế giới cần kết hợp nguồn thông tin của họ, tất cả thông tin sẵn có cần được truy cập và xem lại cùng nhau một cách tổng quát tổng thể; tất cả các di tích cần được kiểm tra “hàng loạt” và tất cả các văn bản cổ xưa đang tồn tại từ tất cả các quốc gia cần được nghiên cứu cùng nhau tổng quát tổng thể, tuy nhiên vì lý do dân số tình trạng liên tục cãi vả về tôn giáo và phân biệt chủng tộc dẫn đến khả năng rằng điều đó có thể sẽ không bao giờ thực sự xảy ra.
Nhiều trong số những câu chuyện cổ xưa này luôn luôn được xem là huyền thoại và tưởng tượng, nhưng khi những ‘huyền thoại’ cổ xưa này được chứng thực lẫn nhau và bởi các bằng chứng vật chất hữu hình và khi những bằng chứng không thể giải nghĩa đó ngược lại được giải thích một cách đầy đủ bởi các huyền thoại, sau đó dựa theo logic và lý lẽ rằng một nghiên cứu cẩn thận chi tiết hơn bắt đầu có thể được đưa vào trật tự.
Một số kinh hay văn bản cổ này có thể chứa những thông tin khoa học phức tạp, tiềm ẩn bên trong những chuyện kể dưới các hình thức mã hoặc số học như Newton và nhiều người khác đã tin hay không?
Sắp có một cuộc ‘Thời Chiến’ (Armageddon) phải không?
Có phải chúng ta đang mong đợi một cuộc chiến tranh phá hủy toàn cầu?
Có phải một thảm họa toàn cầu, chẳng hạn một ‘sự kiện’ vũ trụ hay sự đảo ngược cực trái đất, được ám chỉ đến thường là những gì chúng ta được cảnh báo trong các văn bản cổ và huyền thoại?
Có phải đó là những gì mà các công trình vĩ đại và trật tự tinh tú đang cố gắng nói với chúng ta?
Chúng có nói cho ta biết nhìn các dấu hiệu thiên cảnh hay thiên văn nào đó cảnh báo về thảm họa đang lơ lững không?
Đã có nhiều tác giả giả thiết rằng nó thật sự là vậy. Quả thực, gần đây người ta khám phá ra rằng có một mã máy tính hay thuật toán chạy xuyên suốt toàn bộ Kinh Thánh Do Thái đã được xác nhận là thực bởi nhiều nhà toán học hàng đầu thế giới. Tác giả phát hành nghiên cứu của ông về mật mã tin rằng nó cho chúng ta biết về Chiến tranh Thế giới sắp tới. Mật Mã này biểu hiện để nói về hay dự đoán tất cả các sự kiện thế giới chính trong quá khứ, hiện tại và tương lai và đơn giản không có quyền, có khả năng ở đó trừ khi ai đó đặt nó ở đó một cách có chủ đích, và rằng ai đó phải là một khách du hành thời gian biết tất cả các sự kiện từng xảy đến với Trái Đất, hay đã sống hàng ngàn năm, hay có thế thậm chí cái gì đó khác, trí thông minh nào đó to lớn hơn nhiều.
Điều này có nghĩa rằng Trời là có thật sao? Thời gian có chu kỳ như một số người đã phỏng đoán sao? Trong Kinh thánh nói rằng ngày tận thế sẽ là ngày khởi đầu, và ngụ ý nhiều trong các văn bản hay truyền thuyết khác. Nhưng có phải cả hai đều có những khoảng thời gian đã đến rồi đi trước đây không?
Loài người được định mệnh lặp lại những thứ đã xảy ra trong quá khứ?
Chủ đích của cuốn sách là để tìm lời đáp cho những câu hỏi này trong nỗ lực cung cấp một hiểu biết sâu hơn về quá khứ của chúng ta, tương lai của chúng ta, chính chúng ta và tình huống hiểm họa chúng ta đang tìm kiếm chính mình trong đó.
Chuyến du hành đến tương lai bắt đầu từ những hiểu biết về quá khứ vì vậy trước tiên tôi muốn trình bày với bạn, một bộ sưu tập các hiện vật thú vị hơn, chỉ để bạn có thể thấy loại ‘kì vật’ nào thực sự đã được tìm thấy xung quanh hành tinh của chúng ta có thể gợi ra một cuộc điều tra rộng hơn về quá khứ thật sự của chúng ta là vô cùng cần thiết. Có vô số những phát hiện khá bất thường đã được thực hiện, một số gần đây, một số từ nhiều năm trước và tất cả các hiện vật đại diện cho những khám phá cần được gom lại như các mảnh ghép của trò chơi xếp hình nếu chúng ta từng thu được bất kỳ hình ảnh quá khứ xúc tích nào của chúng ta.
Vì vậy hãy kiên nhẫn hỡi loài người bởi khi bạn thực sự bắt đầu xem xét một số khám phá hấp dẫn rồi bắt đầu nắm bắt các hiểu biết thực sự và ý nghĩa thật của chúng cũng như nơi chúng đã đến, các kết luận có thể khá đáng kinh ngạc đấy.
____________
Chương 2 Những câu đố của quá khứ
Mọi thứ đã bắt đầu khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã nhìn thấy được một bức ảnh về Kim Tự Tháp. Lúc đó người ta nói với tôi là không ai thực sự biết nó đã được xây lên như thế nào, từ giây phút đó tôi đã bắt đầu bị cuốn hút bởi cái quá khứ bí ẩn của chúng ta.
Từ lúc đó, tất cả các mối quan tâm về truyện tranh của tôi đã được dẹp bỏ, bây giờ tôi bắt đầu lục lọi cuốn bách khoa toàn thư của mẹ tôi. Dù tôi không thể hiểu được phần lớn văn bản, nhưng những hình ảnh về khủng long và các cấu trúc cự thạch cổ xưa và huyền bí đã hoàn toàn thấm nhuần vào người tôi. Họ đến từ đâu? Tôi thắc mắc. Nhân loại có thực sự có một lịch sử chưa được biết đã mất tích hoặc lãng quên? Có thể thực sự có được một nền văn minh tối tân từ thời xa xưa, trước cái lịch sử đã được lưu lại của chúng ta? Những câu hỏi và những cuộc tranh luận về vấn đề này đã nổ ra trong nhiều năm. Khi được hỏi, hầu hết các học giả sẽ cho bạn biết rằng đó là một ý kiến hay, nhưng cho cùng thì huyền ảo, và thật sự là không có bằng chứng nào cho thấy rằng có một nền văn minh đã từng thực sự tồn tại. Tuy nhiên, nhiều người khác sẽ lập luận rằng thật sự là có một khối lượng đáng kể bằng chứng tồn tại mà chỉ đơn giản là không thể được giải thích qua loa. Vậy thì, sự thật là gì? Chúng ta đang nói tới những bằng chứng nào? Một mớ các bức vẽ lạ thường trong hang động và các lý thuyết bí truyền bởi những con người kì lạ, hay là có một cái gì đó rõ ràng hơn?
Hoàn toàn thành thật mà nói, bằng chứng nhân chủng học, dù có thuyết phục thế nào, cũng luôn tùy vào tình huống, trong khi truyền thuyết và huyền thoại không chứng cớ mới là đáng ngờ và một cách tự nhiên nó dẫn tới những diễn giải cá nhân, vì vậy ta cần phải tìm kiếm một sự xác thực xa hơn. Khi ta làm thế, ta thấy rằng thực tế là có một khối lượng lớn bằng chứng vật chất rõ rệt, ngày càng nhiều hơn, và nó đang đi một chặng đường dài dẫn tới việc loại bỏ những gì ta đã được dẫn dắt để tin. Những bằng chứng này cho chúng ta biết rằng hoặc là lịch sử chúng ta được dạy về Trái Đất là sai, hoặc là lịch sử chúng ta được dạy về sự phát triển của nhân loại là sai – hoặc là cả hai.
Thực tế này đang nhanh chóng trở thành quá lớn để có thể từ chối, và ngày càng có nhiều bằng chứng đang được tìm thấy thường xuyên hơn bao giờ hết để củng cố cho cái kết luận. Nên cái kết luận rõ ràng ta đang phải đối mặt với ở đây là cộng đồng hàn lâm hoặc là hoàn toàn ngu ngốc (điều đó là đáng nghi ngờ) hoặc là chỉ đơn giản không nói cho ta biết sự thật! Có lẽ họ đang chờ đợi đúng thời điểm …
Nhưng trước khi chúng ta cố gắng tìm xem câu trả lời cho câu đố của chúng ta nằm ở đâu, chúng ta hãy điều tra xem các bằng chứng về một nền văn minh cổ đại với công nghệ cao cấp thực sự có tồn tại đó là gì, dưới hình thức nào, và liệu chúng ta sẽ được trình bày bởi bất cứ điều gì thực sự không thể giải thích? Và như bạn sẽ thấy, các bằng chứng cho thấy toàn bộ lịch sử của chúng ta là sai thực sự khá là bao la, dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng để bắt đầu, chúng ta có thể kiểm tra một số Kì Vật (Ooparts – out ouf place artifacts) trêu ngươi đã đề cập trong chương trước, và theo lịch sử chính thống của chúng ta chúng ta, những vật thể này thực sự là cực kỳ Kì Lạ!
Một vài lời cũng phải được nói ở đây về các phương pháp được sử dụng để định tuổi nhiều hiện vật này. Trong những hiện vật có chứa vật chất hữu cơ, phương pháp giám niên Cacbon Phóng xạ (Radiocarbon dating) được sử dụng. Trong khi những hiện vật vô cơ khác thì được định tuổi bằng cách giám niên các lớp địa tầng nơi chúng được tìm thấy, và các phương pháp tiêu chuẩn địa chất khác. Tính chính xác của cả hai kỹ thuật này có thể xê xích tùy vào các sự kiện trong quá khứ có thể đã xảy ra tại địa điểm được thẩm định, điều này sẽ được thảo luận sau, nhưng bây giờ, hãy xem xét một số Bí Ẩn.
--------
Chương 2 – Phần 2 (LSCKCTĐ) – Bản đồ Piri Reis, 1513
Bản đồ Piri Reis, 1513
Năm 1929, một bản đồ đáng kinh ngạc được phát hiện tại Viện Lưu Trữ Hoàng Gia (Imperial Archives) tại Constantinople, nó đã nằm ở đó, hầu như chưa từng được xem xét, trong nhiều năm. Bản đồ (Hình 1), đã được vẽ vào năm 1513 bởi một đô đốc Thổ Nhĩ Kỳ tên là Piri Reis, chỉ ra Bắc Mỹ, Nam Mỹ, quốc gia Greenland và Nam Cực. Tuy nhiên điều khó hiểu về tấm bản đồ này là Nam Cực đã chưa được khám phá vào năm 1513. Nam Cực chưa được khám phá trước năm 1820 và Châu Mỹ đã chỉ được phát hiện vào năm 1492, 21 năm trước khi bản đồ được vẽ, nhưng nó vẫn được đo vẽ khá chính xác. Đáng lưu ý là, bản đồ cũng mô tả một số vùng đất với kinh độ chính xác của nó mặc dù chính vấn đề kinh độ cũng đã chưa giải quyết đến cho đến cuối những năm 1700.
Reis là một Đô Đốc người Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng của thế kỷ 16. Ông có một niềm đam mê với các bản đồ, Ông say mê thuật họa đồ (cartography) và là một thủy thủ đáng kính giàu kinh nghiệm. Thời đó, ông được coi là một chuyên gia về tất cả các miền đất Địa Trung Hải và những bờ biển, được nhiều ưu ai cao quý trong tòa án Thổ Nhĩ Kỳ. Tư cách cao trọng như vậy cho phép ông được hưởng đặc quyền truy cập vào Thư viện Hoàng Gia tại Constantinople và ông đã dành nhiều thời gian rảnh rỗi của mình ở đó. Trong ghi chép của ông, Reis nói rằng ông đã vẽ bản đồ của mình dựa trên một số bản đồ lâu đời hơn nhiều ông đã tìm thấy trong thư viện, trong đó có một cái đã được thuật lại làColumbusđã xem trước khi chuyến đi của mình đến châu Mỹ.
Tấm bản đồ này trong nghi vấn được cho là đã bị lấy đi từ người Tây Ban Nha trong một đính hôn hải quân, và sau đó được cho đô đốc từ một tù nhân người Tây Ban Nha, tù nhân này rõ ràng đã từng là người có mặt trong ba của chuyến hải trình khám phá Thế Giới Mới của Columbus! Nhiều học giả đã thực sự nghi ngờ rằngColumbusđã sở hữu tấm bản đồ và đã biết về sự tồn tại của Chây Mỹ trước khi bắt tay vào hành trình khám phá nổi tiếng của mình. Reis cũng đã viết một cuốn sách rất nổi tiếng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ trên thuyền tựa đề là ‘Kitababi Bahriye’, trong đó ông đưa ra mô tả chi tiết và chính xác của các đường bờ biển, bến cảng, vùng, vịnh, dòng chảy, vùng nước nông và eo biển Địa Trung Hải và Biển Aegean. Ông đã bị xử trảm bởi Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 1554 hoặc 1555 vì những lý do hiện nay chưa biết.
Trong trường hợp bạn không nhìn thấy, đó là phần trên của châu Phi phía trên bên phải bản đồ và mũi của Nam Mỹ vươn ra từ phía bên trái của bản đồ, chạy qua vịnh Mexico và lên đến Bắc Mỹ. Mũi của Nam Cực có thể được nhìn thấy nhô lên trên góc dưới bên phải. Một điểm thú vị về tấm bản đồ này là cách bố trí kì lạ của lục địa Nam Mỹ trông như thể nó bị kéo dài ra. Tuy nhiên, nếu nhìn Trái Đất từ không gian, một cách chính xác nó sẽ cho ra góc nhìn này. Buồn cười là…
Chương 2 – Phần 3 (LSCKCTĐ) – Bản đồ Oronteus Finaeus, 1531
Bản đồ Oronteus Finaeus đã được tìm thấy vào năm 1960 bởi Charles Hapgood và nó cũng vậy, rõ ràng cho thấy lục địa Nam Cực cùng với những khung nét chính xác của các con sông ở Nam cực được bao phủ bởi các dòng sông băng rất dày. Bản đồ này được tìm thấy trong Thư viện Quốc hội ở Thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, nơi nó đã nằm đó, không được tra cứu trong rất nhiều năm. Trong bản đồ, lục địa và bờ biển được cho thấy hoàn toàn không có băng tuyết, và như tấm bản đồ Piri Reis, nó cũng cho thấy một mô tả chính xác về biển Ross mà ngày nay nó hoàn toàn bị ẩn bên dưới một tảng băng nổi dày hàng trăm mét.
Các nghiên cứu mẫu lõi lấy từ các tảng băng Nam Cực đã rõ ràng cũng tiết lộ có rất nhiều lớp địa tầng trong băng cho thấy khu vực này đã thực sự trải qua nhiều thời kỳ thay đổi môi trường đáng kể. Một số đọng trầm tích đã được tìm thấy trong các mẫu nước biển đã chảy vào khu vực và thậm chí chúng còn có thể được định tuổi. Các xét nghiệm cho thấy là các trầm tích được lắng đọng vào khoảng 4000 năm trước, điều đó chỉ ra rằng dòng biển Ross đã từng có sự lưu thông, không băng tuyết, vào thời điểm đó để cho sự lắng đọng có thể xảy ra.
Chương 2 – Phần 4 – 6 (LSCKCTĐ)
22/08/2012
Bản đồ Buache, 1737
Phillippe Buache là một nhà địa lý Pháp của thế kỷ 18, ông đã vẽ một bản đồ cho thấy rõ ràng Nam Cực, ngoại trừ là bản đồ của Buache cho thấy Nam Cực là hai mảnh đất riêng biệt, với bờ biển chi tiết. Trong nhiều năm, bản đồ được coi là sai bởi vì khi Nam Cực được phát hiện ra nó thật sự không nhìn giống như những gì Bauche đã vẽ.
Sau đó, vào năm 1958, một cuộc khảo sát địa chấn ở Nam Cực đã được thực hiện đáng, ngạc nhiên nó cho thấy rằng Nam Cực thực sự là hai quần đảo được bao phủ bởi một lớp băng dày làm cho nó xuất hiện như là chỉ có một vùng đất rộng lớn, và không chỉ vậy địa hình chung của các vùng đất dưới lớp băng còn giống với bản vẽ trên bản đồ Buache đến từng chi tiết. Làm thế quái nào mà chuyện này có thể xảy ra? Tấm bản đồ này có nghĩa rằng Buache đã từng sở hữu một bản đồ chính xác cho thấy Nam Cực 100 năm trước khi nó được phát hiện, và không chỉ vậy, khi nó còn không cóbất kỳ băng tuyết nào.
Nam Cực đã không còn trong tình trạng không băng tuyết ít nhất 10.000 năm, nhiều nhà khoa học tin rằng thời điểm đó có lẽ là vài triệu năm thì đúng hơn.
Bản đồ Franco Rosselli, 1508
Franco Rosselli là nhà đồ bản nổi tiếng ở Florentine của thế kỷ 15 đã tạo ra một khắc bản đồng tương đối nhỏ nhưng có minh hoạ phong phú, được sơn màu thủ công trên giấy thuộc (giấy da bê), kích thước 6 x 11 inches (15.25 x 28 cm) . Tác phẩm được lưu giữ trong Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Greenwich.
Tại thời điểm Rosselli tạo ra bản đồ, nó vẫn còn là một nghệ thuật thử nghiệm tương đối mới, điều này càng làm cho những tiết lộ trong bản đồ thế giới của ông thậm chí còn tuyệt vời hơn. Bản đồ mô tả về Nam Cực, nó là một công trình đòi hỏi độ chính xác cao và thậm chí nó còn đặt tên các khu vực khá cụ thể như Antarticus.
Các chi tiết trên bản đồ của Rosselli được vẽ vô cùng chính xác, và cũng như những tấm bản đồ trước đây, các đặc điểm địa lý như biển Ross và Wilkes Land đặc biệt dễ dàng để nhận dạng.
Một lần nữa, điều rắc rối về tấm bản đồ đặc biệt này là năm nó được vẽ năm 1508. Căn cứ theo lịch sử của chúng ta đây là trọn vẹn ba thế kỷ rưỡi trước khi Nam Cực được phát hiện. Và ở đây một lần nữa chúng ta có Nam Cực được mô tả chính xác trên bản đồ vào thế kỷ 15 ở Florentine.
Bản đồ Mercator, 1538
Và thậm chí còn có một bản đồ hấp dẫn khác nữa là một cái được vẽ trong năm 1538 bởi Mercator, một nhà đồ bản rất được kính trọng sống ở thế kỷ 16. Những công trình của ông khá nổi tiếng và bạn vẫn có thể mua một tập bản đồ Mercator trong các tiệm sách ngày nay. Mercator nổi tiếng với công việc cập nhật định kỳ bản đồ và sản xuất ra những tập bản đồ thế giới mới rõ ràng hơn khi những bờ biển đã được vẽ và khi ông ta có được những biểu đồ chính xác hơn. Trong khi làm một bản nâng cấp như vậy, bản đồ thế giới năm 1538 (hình 5) đã được thay thế bằng một bản mới trong năm 1569. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta biết rằng không những tấm bản đồ năm 1538 trước đó thật sự đã chính xác hơn nhiều cái sau này, mà còn một điều tuyệt vời hơn nữa đã được chứng minh rằng nó cũng bao hàm luôn các phép đo lường kinh độ chính xác.
Hình 5
Để gom lại tất cả những gì đã được đề cập về kinh độ thành một nhận định chung: Kinh độ là khoảng cách tính bằng độ giữa một điểm phía đông hay tây tới Kinh Tuyến Gốc. Vì trái Đất xoay quanh trục, tính toán kinh độ khó hơn nhiều vĩ độ, để tính được vĩ độ thì chỉ cần xác định vị trí những ngôi sao hay quan sát mặt trời. Nhưng để tính toán kinh độ, ta cần tới công thức: ‘Khoảng cách = Vận Tốc x Thời Gian’ và quan trọng nhất là, một cái đồng hồ chính xác. Khám phá ra kinh độ đã từng một lần được xem là “vấn đề hóc búa nhất trong hải quân”, và trong những năm 1700, có một Ban Kinh Độ (Board of Longitude) ở Anh đã được thành lập để giải quyết vấn đề này . Năm 1714, Ngài Isaac Newton đã đứng trước Ban và giải thích rằng vấn đề thực sự là “một cái đồng hồ cần thiết với độ chính xác cao chưa từng được chế tạo.” Hoàng Hậu Anh sau đó liền treo giải thưởng 20,000 pounds cho bất kì ai có thể sáng chế ra được thiết bị này và cuối cùng, vào năm 1761, một người tên là Harrison đã thắng được giải với bản mẫu niên kế (chronometer) của ông, thiết bị này về sau đã mở ra một kỉ nguyên mới về ngành hàng hải cho thế giới.
Trong suốt thế kỷ 19, những tấm bản đồ đã bắt đầu được cập nhật với kinh độ chính xác. Tuy nhiên bản đồ Mercator năm 1538 được đánh dấu với kinh độ chính xác trọn 223 năm trước khi nó được phát hiện. Ông có thể có được thông tin đó từ đâu? Rõ ràng rằng Mercator đã không có kiến thức thực sự về kinh độ vào thời điểm đó và phải vay mượn hoặc nhận được thông tin từ một nguồn khác, bởi vì sau đó ông ta đã cập nhật các bản đồ tiếp theo của mình không chính xác với những thông tin được xem là mới hơn và đáng lý là phải đáng tin cậy hơn.
Các bản đồ này hợp lại thành những bằng chứng thực sự cực kì quan trọng, nếu người cổ xưa chưa bao giờ đi vòng quanh trái Đất hoặc từng sở hữu bất kỳ kiến thức về kinh độ thì làm thế nào mà bất cứ một trong những tấm bản đồ này tồn tại?
=============
Kim Tự Tháp Ai Cập
Trong bất kì một danh sách nào về những điều lạ lùng, một trong những điều đầu tiên người ta nghĩ tới là, tất nhiên, Kim Tự Tháp Lớn (The Great Pyramid) ở Ai Cập. Kim Tự Tháp đã từng là nguồn gốc của vô số lý thuyết, ý tưởng, lời đồn, và suy đoán. Nhiều năng lực đáng ngạc nhiên đã được gán cho nó.
Mặc dù nhiều lý thuyết đã được đưa ra về chuyện Kim Tự Tháp đã được xây dựng như thế nào, nhưng nếu soi xét lại cho rõ thì, không một lý thuyết nào được trình bày từ trước đến giờ đã có thể chứng minh được sự đầy đủ. Nó đã được lý thuyết thành khá nhiều thứ, từ một ngôi mộ, cho tới một căn phòng điểm đạo, cho tới một cột mốc vũ trụ, cho tới một cái máy bơm nước khổng lồ, và bên cạnh rất nhiều thứ khác. Có vô số sách đã được viết về nó và vô số lý thuyết được tranh luận. Thật sự thì toàn bộ khu phức hợp Thung Lũng Giza khá đặc biệt, và cũng có rất nhiều điều bí ẩn xung quanh toàn bộ khu vực; mục đích của nó và cách xây dựng nó.
Khu phức hợp này thật sự quá đặc biệt đến nỗi toàn bộ một chương sẽ được dành riêng cho nó vào phần sau cuốn sách. (Xem chương 4- Thung lũng các vị vua)
Nút Tai của Người Aztec?
Nền văn hóa Aztec, cũng như nhiều nền văn hóa quá khứ của vùng Trung Mỹ, có một niềm say mê dành cho một loại đá gọi là đá vỏ chai (obsidian). Nó được dùng chủ yếu là những hiến vật trong các nghi thức cúng tế, thường được tìm thấy ở nhiều địa điểm tại Nam Mỹ. Trong trường hợp bạn không quen thuộc với loại đá này, đá vỏ chai rất dễ vỡ, nó là một dạng thủy tinh màu đen từ núi lửa và khá khó khăn để trạm khắc hay xử lý.
Tuy nhiên, có một thời gian trong quá khứ, một nghệ nhân khuyết danh đã được xem là đã làm ra những món đồ nhỏ nhắn tuyệt vời, khá kì lạ, này (Hình 6), nó được cho là những cái nút tai. Đúng vậy, nút tai, và chúng ta được yêu cầu phải tin là nó được tạo ra từ những công cụ Aztec thông thường thời đó, như là khoan tre, búa đục đá, và cát nhuyễn dùng để mài mòn.
Hình 6
Điều này chỉ có thể được nhận ra như là một kết luận cực kì không thể thấu triệt, bởi vì những món đồ này đã được trau chuốt cho tới một độ dày chưa tới một milimét liên tục toàn diện, nó tròn trịa tuyệt đối, hoàn toàn cân đối và một cặp thì có kích thước giống nhau như đúc một cách chính xác.
Bây giờ chúng ta hãy suy nghĩ về điều này một chút và nhớ rằng chúng ta đang nói về những cái nút tai ở đây. Những thứ này rất rất nhỏ, và tôi chắc rằng bạn sẽ hình dung được nếu bạn nghĩ tới kích thước của một cái lỗ tai thật sự, hơn nữa, nó được tạo ra với một độ chính xác không thể tin được từđá vỏ chai.
Hãy chú ý đến độ chính xác của cái đường vành nhỏ nhô ra từ hai đầu của nó. Rất khó để tưởng tượng rằng một ai đó làm ra nó từ đá vỏ chai dễ vỡ bằng các công cụ thủ công thô sơ.
Tuy nhiên điều hấp dẫn và thú vị nhất về những hiện vật này là dưới sự soi xét tỉ mỉ những dấu hiệu không thể nhầm lẫn được của máy móc thật sự hiển hiện khá rõ ràng. Điều này làm cho cái ý tưởng rằng chúng được làm bằng tay càng khó thuyết phục hơn.
Chiếc Bình Kim Loại Bí Ẩn
Tháng Sáu 1851, tạp chí Khoa Học Mỹ ‘Scientific American’ đã cho in lại bài báo cáo đã từng xuất hiện trong tờ nhật báo Boston Transcript về một chiếc bình kim loại được khám phá bởi các thợ mỏ(hình 7). Chiếc bình được tìm ra trong hai phần, cùng với đống đá vụn khi nó được lấy ra từ trong lớp đá trầm tích cứng lúc được cho nổ tại Dorchester, Mass. Điều kì lạ là, nó đã bị chôn vùi 4.57 mét dưới mặt đất và bị nằm sâu bên trong đá. Điều này cho thấy rằng nó đã từng nằm đó trong một thời gian rất dài.
Hình 7
Chiếc bình hình chuông cao 11.43 cm và rộng 16.51 cm. Được cấu tạo bởi một hợp kim kẽm và bạc, với hai mặt được trang trí thiết kế hoa văn và sắp xếp theo bó hoa, tất cả được dát bạc tinh khiết. Lớp đá mà chiếc bình đã bị chôn vùi trong được ước lượng khoảng 100.000 năm tuổi.
Làm sao mà chiếc bình đã bị chôn vùi thật chặt 4.57 mét dưới lớp đá trầm tích?
Dây Chuyền Bị Mất
Người ta đã biết rằng than đá được hình thành trong nhiều ngàn năm từ những thân cây đã bị cháy và đổ xuống và đã trải qua áp lực khủng khiếp tính bằng tấn từ lớp đất đá bên trên trong nhiều năm. Một cục than đá vì thế mà, đơn giản bởi bản chất về sự hình thành của nó, là một thứ rất cổ xưa. Nói theo nghĩa đen, không có “than đá mới”. Vậy mà một buổi sáng tháng sáu 1891, một người phụ nữ có tên S. W. Culp, tại thành phố Morrisonville, Tiểu Bang Illinois, đang đập than đá ra thành từng miếng nhỏ để cho vào bếp lò và bỗng dưng để ý thấy từ một cục than mà bà đã đập ra có một sợi dây chuyền dính trong nó. Sợi dây chuyền dài 25.4 cm và sau này đã được phân tích làm từ vàng 8 cara. Đáng tiếc là không có một bức ảnh nào về sợi dây chuyền, và nơi chốn hiện tại của nó thì cũng bặt vô âm tín, tuy nhiên, sự kiện này đã được ghi nhận khá chi tiết.
Theo sổ sách của Thời báo Morrisonville ngày 11 tháng 6, năm 1891, các nhà điều tra kết luận rằng sợi dây, được mô tả là đã được chế tạo bằng “một sự khéo léo duyên dáng cổ xưa”, không chỉ đơn giản là vô tình bị rớt trong than đá bởi một người công nhân,vì một cuộc khám xét kĩ lưỡng đã hiển thị rõ ràng một số mảnh than vỡ vẫn còn bám trên các mối kết của sợi dây, trong khi một phần của mảnh than vỡ vẫn còn mang dấu ấn riêng biệt của nơi sợi dây đã từng nằm trong đó. Người phóng viên mô tả nó theo cách này:
“Bà Culp nghĩ rằng sợi dây chuyền đã vô tình bị rơi trong đống than, nhưng khi bà nhặt nó lên, ý tưởng rằng nó đã bị đánh rơi trong thời gian gần đây là không thể được, vì khi cục than vỡ ra và gần như là tách làm đôi, và vị trí vòng tròn của sợi dây có hai đầu nằm gần với nhau, và khi cục than tách ra, phần giữa của sợi dây bị rơi ra trong khi hai đầu vẫn còn dính chặt vào cục than… “
Làm thế nào mà một sợi dây chuyền vàng được rèn tinh xảo đã có thể dính chặt trong một cục than, một vật mà sự tồn tại của nó đòi hỏi hàng ngàn năm tuổi?
Rõ ràng là sợi dây chuyền đã không bị mất quá gần đây.
Công Nghệ Nano Cổ Xưa?
Đây là những hiện vật nhỏ bé không thể hiểu hay giải thích được, những hiện vật gây chú ý này được tìm thấy từ giữa năm 1991 – 1993 bởi một nhóm đãi vàng ở dòng sông Narada nằm phía đông triền núi Uval của nước Nga. Khác xa với vàng, cái mà họ đã tìm thấy là những vật thể rất lạ thường có dạng xoắn, cái nhỏ nhất có kích thước …. 1/10.000 đơn vị inch.
Nếu chỉ xem sét sơ qua, những vật thể này có hình dạng như những con sò nhỏ hay những loài giáp xác (tôm, cua). Nhưng qua phân tích, họ đã chứng minh được chúng là một cái gì đó hoàn toàn khác biệt. Phòng thí nghiệm đã kiểm tra và tiết lộ rằng những loại vật thể lạ thường này là một dạng hợp kẽm đồng và kim loại hiếm vonfam (tungsten) và molybdenum, dẫu cho chúng có là cái quái gì đi nữa, chúng được sử dụng cho cái gì? Hay ai đã tạo ra chúng thì vẫn còn tuyệt đối là một bí ẩn.
Những vật thể này được kiểm tra, tính toán kỹ hơn cho biết chúng có độ tuổi ở vào khoảng 20,000 – 318,000 năm!
Bu-gi 500.000 Năm Tuổi
Một vật khác được xem là kì lạ ngang ngửa được tìm thấy vào năm 1961. Những chủ nhân cửa hàng lưu niệm ở Olancha, California thu được một món đồ trông có vẻ như một tinh hốc (geodes) đã hóa thạch thông thường trong khi tìm kiếm trong dãy núi Coso. Thật quá đỗi ngạc nhiên khi họ cắt tinh hốc hóa thạch ra làm đôi với lưỡi cưa kim cương, thay vì là một bộ sưu tập thạch anh như họ nghĩ, họ đã tìm thấy một vật thể rõ ràng là nhân tạo bên trong.
Vật thể có một lõi kim loại được phủ những lớp chất như đất sét và lớp áo gỗ lục giác (nay đã hóa thạch). Điều ngạc nhiên hơn cả là khi được chụp X-quang thì vật này trông rất giống với bugi hiện đại hay một loại bộ phận điện tử. Giữa chúng có quá nhiều nét tương đồng rõ rệt để có thể bỏ qua không chú ý.
Vấn đề thực tế ở đây là vật thể này được tìm thấy nằm bên trong tinh hốc có lớp vỏ hóa thạch được ước lượng khoảng 500.000 năm tuổi.
Chủ nhân cuối cùng được biết đến của bộ cổ vật Coso đầy hấp dẫn là một trong những người ban đầu đã khám phá ra nó, ông Wallace Lane. Lane giữ những cổ vật tại nhà nhưng ông dứt khoát từ chối trưng bày cho mọi người xem suốt những năm sau đó. Mọi người nghĩ rằng Wallace đã mất và hiện giờ không ai biết được những cổ vật không may nằm ở đâu.
Một Chiếc Máy Tính Cổ Xưa?
Một bằng chứng khác về máy móc cổ xưa có thể được chứng kiến ở ‘Thiết Bị Antikythera’, hiện vật đã được tìm thấy tại một điểm đắm tàu cổ xưa, cách hòn đảo Antikythera của Hy Lạp không xa. Hiện vật được sản xuất ra từ đồng và được cấu tạo bởi một dãy các bánh răng ăn khớp với nhau, và chúng đã bị ăn mòn khá nhiều; thiết bị này rất đặc biệt và có thể nói là phi thường . Khi nó lần đầu tiên được phát hiện, các chuyên gia nghĩ rằng nó có thể chỉ là một loại công cụ định hướng, nhưng một cuộc điều tra chi tiết hơn đã tiết lộ rằng nó là một cái gì đó phức tạp hơn rất nhiều.
Xét nghiệm quang tuyến và X-ray cho thấy sự tồn tại của một cái bản xoay được cấu tạo từ hơn 30 bánh răng ăn khớp nhau được sắp xếp theo nhiều tầng gắn vào thiết bị, chứng minh được một mức độ tay nghề cực kì khéo léo đến từng chi tiết của một nghệ nhân làm đồng hồ. Rõ ràng đây phải là một công cụ đo đạc chính xác phức tạp khủng khiếp. Nhưng chính xác thì nó là gì?
Trên thiết bị này đã từng có những vết khắc, đáng tiếc là đã bị ăn mòn bởi nước biển, những vết khắc này liên dẫn tới những vị trí hoàng đạo với một độ chính xác cao, mà ngoài sự hoàn hảo trong việc ttạo ra nó, điều này thì phải liên quan tới một trình độ thiên văn chuyên sâu đáng nể. Nó có nhiều nét giống với những công cụ thiên văn đã được biết, rất có thể nó là một loại ‘thiên bàn’(astrolabe) cao cấp, một thiết bị định hướng, tính thời gian thiên văn dùng để xác định và đo lường vị trí quanh năm của các vì sao và hành tinh.
Câu đố chưa chấm dứt tại đây, vụ đắm tàu, nơi mà thiết bị này đã được vớt lên, đã xảy ra vào khoảng thời gian gần 100 năm trước công nguyên, và trước đây thì người ta nghĩ rằng trình độ kĩ nghệ tinh xảo này hoàn toàn chưa được biết trước giữa thế kỉ 16. Chưa có một hiện vật nào đạt tới mức độ tinh vi này đã từng được phát hiện trong những vụ đắm tàu trước đây và sau này. Ngay cả những cái thiên bàn từng được vớt lên một thiên niên kỉ sau này cũng chỉ rất đơn giản khi so sánh như sơ đồ sau (hình 28b).
Hình 28b
Thiết Bị Antikythera bản chất của nó thật sự là một câu đố hóc búa, nhưng một mặt hấp dẫn khác của vấn đề là: Để một độ chuẩn xác như máy thế này có thể tồn tại, nó có nghĩa là phải có những cỗ máy với cùng mức độ tinh vi để làm ra nó, nhưng chúng ta không có một lưu trữ nào về một cỗ máy như vậy đã từng tồn tại, và không có gợi ý nào về một khả năng như vậy đã từng được tìm thấy, vậy thì ai đã tạo ra nó – và như thế nào?
Mẩu Ngón Tay Hoá Thạch.
Một hiện vật kỳ lạ tương tự khác tồn tại một cách khó tin là mẩu hoá thạch ngón tay người. Mẩu hoá thạch được biết dưới số hiệu “DM93-083″ có niên đại từ Kỷ Phấn Trắng hay cách đây khoảng 100 đến 110 triệu năm (hình 41). Phim chụp X quang của mẫu vật cho thấy một vùng loãng ít đặc hơn trong ngón tay, cho thấy sự tồn tại của tuỷ bên trong xương. Hiển thị trên hình chụp X quang là vùng tối ở giữa ngón tay.
Hình 41
Chuông Đồng Trong Than Đá
Trong một khám phá vào năm 1944 mà đến nay đã trở thành một đề tài phổ biến, người đàn ông tên Newton Anderson đã tìm thấy chiếc chuông đồng cổ kỳ lạ này trong một tảng than được khai thác gần nhà ông, tại West Virginia (hình 42). Newton vô tình đánh rơi làm vỡ tảng than để lộ ra một chiếc chuông được bao bọc bên trong. Những đợt kiểm nghiệm gắt gao cũng như phân tích toàn diện tại Đại học Oklahoma đã chỉ ra chiếc chuông chứa những kim loại đã biết, nhưng trộn lẫn trong một một hỗn hợp lạ thường, chẳng giống bất kỳ hợp kim nào chúng ta từng biết.
Hàng loạt các trường hợp phát hiện vật thể lạ trong than cũng đã được ghi nhận, kể cả câu chuyện dây chuyền vàng chạm trổ tinh xảo hay cái nồi sắt đã được nói ở trên.
Hình 42
Người Đàn Ông Rhodesia
Năm 1921, một bí ẩn kỳ lạ khác đã được khơi mào bằng một hộp sọ của người Neanderthal được tìm thấy sâu trong lòng đất 18 mét. Những thẩm định chi tiết cho thấy phần hộp sọ bên trái thái dương đã bị đâm thủng với tốc độ tương đương một viên đạn (hình. 43). Các kiểm nghiệm cho thấy vết thương dẫn đến tử vong ngay lập tức chứ không phải bởi một viên đạn lạc bắn ra nhiều năm sau đó.
Điều này có nghĩa là, chưa biết ai đã bắn ra phát đạn chí tử, nhưng chắc chắn, đó là phát đạn đã cách đây hàng nghìn năm. Dẫn lời Rene Noorbergen, một tác giả khảo cổ học: “Một toà án pháp lý tại Berlin, nước Đức đã kết luận rõ ràng rằng, vết thương trên hộp sọ người đàn ông Rhodesia chỉ có thể gây ra bởi một viên đạn.” Lỗ tròn để lại trên vết thương cũng chứng tỏ vật thể được bắn đi với vận tốc cực lớn.
Hình 43
Cột Sắt Nguyên Chất Đến Hoàn Hảo
Sừng sững tại Dehli – Ấn Độ là một cây cột sắt đã ngạo nghễ thách thức các nhà luyện kim trong suốt 1600 năm qua, nó hoàn toàn không có một vết hoen gì, cho đến khi những người phương Tây khám phá ra. Chắc chắn rằng cây cột này đã đứng đấy qua ngần ấy thời gian (trong thực tế ở Ấn Độ vẫn còn nhiều cái khác) nhưng vấn đề đặt ra là, trên thực tế công nghệ để có thể tạo ra loại sắt hoàn toàn không gỉ như những cây cột này, khoa học hiện đại vẫn chưa hề được biết đến. Những cột sắt này thực sự là cơn ác mộng hay niềm khao khát của các nhà luyện kim, tuỳ vào cách nhìn của họ. Nhưng đây mới là điều thật sự thú vị: thứ duy nhất có chứa loại sắt hoàn toàn không gỉ này lại là mẩu đá được mang về từ Mặt Trăng trong hành trình của tàu Apollo!
Vậy người Ấn Độ xưa đã tìm thấy loại sắt để làm những cây cột này ở đâu “trên Trái Đất”? Bạn nghĩ ra giả thuyết nào đó hả? Hãy giữ suy nghĩ đó cho riêng mình nhé!
Những Quả Cầu Kim Loại 2.8 Tỷ Năm Tuổi
Trong một chuỗi những khám phá quái lạ nhất vẫn chưa kết thúc cho đến tận hôm nay, qua hơn 60 năm, những thợ mỏ Châu Phi thực sự đã đào được hàng trăm quả cầu kim loại, một số nằm khá sâu trong lòng đất. Và ít nhất một trong số chúng, có thể còn nhiều nữa, có ba đường rãnh chạy song song theo chu vi (hình 44). Có thể phân những quả cầu thanh hai loại: loại bằng kim loại đặc màu xanh với các đốm trắng bên trong, và loại ruột rỗng xốp ở giữa. Roelf Marx, người quản lý bảo tàng Klerksdorp ở Nam Phi, nơi cất giữ những quả cầu miêu tả chúng thế này: “Những quả cầu hoàn toàn bí ẩn. Trông chúng như những quả cầu nhân tạo và đã nằm trong đá từ tận cái thời mà Trái Đất chưa có loài tinh khôn nào hiện hữu. Trông chẳng giống bất cứ thứ gì tôi từng biết.”
Roelf Marx cũng viết rõ hơn trong lá thư ngày 12 tháng 9 năm 1984 rằng:
“Không có bất kỳ công bố khoa học nào về những quả cầu, nhưng sự thật là: Chúng được tìm thấy trong mỏ khoáng sản gần thị trấn Ottosdal ở phía Tây Transvaal. Khoáng vật này (Al2Si4O10(OH)2) là loại khoáng vật thứ cấp mềm độ cứng chỉ 3 Mohs, và được cấu thành nhờ quá trình lắng đọng trầm tích 2.8 tỷ năm trước. Mặt khác, những quả cầu này với cấu trúc dạng sợi bên trong cùng lớp vỏ bao bọc thực sự cứng đến nỗi không gì có thể làm xước được, kể cả thép.” (Thang độ cứng Mohs được sáng chế và đăt tên theo Friedrich Mohs, ông đã dùng mười mẫu khoáng vật làm chuẩn mực để so sánh độ cứng, mềm nhất là Talc và cứng nhất là kim cương)
Dù vậy, nếu sự tồn tại mông lung của những quả cầu này vẫn chưa đủ sức thuyết phục, thì một khía cạnh hết sức kinh ngạc khác lại lần nữa thu hút dư luận quan tâm, lần này người phát hiện là John Hund, khoảng 15 năm trước. Một hôm khi đang táy máy với nó trên chiếc bàn phẳng, Hund chợt nhận ra khối cầu đó cân bằng một cách đặc biệt. Ông quyết định mang nó đến Viện Nghiên Cứu Không gian Calofornia tại trường Đại học California để kiểm tra giám định chính xác nó cân bằng thế nào. Kết quả thật khó tin, quả cầu cân bằng tuyệt đối hoàn hảo.
Và độ cân bằng của quả cầu, thực sự, quá chính xác, thậm chí vượt xa trình độ công nghệ đo lường của những trạm không gian hiện đại đang chế tạo la bàn hồi chuyển (gyrocompasses) cho NASA! Thật sự, không chê vào đâu được…
Lớp đá trầm tích, nơi tìm thấy những khối cầu này, nằm ngay bên dưới lớp bề mặt nằm sâu trong hầm mỏ ước đoán đã 2.8 tỷ năm tuổi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top