lịch sử-bản đủ
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam
1.Nguyên nhân xuất hiện nhà nước Văn Lang
- Tiền đề về kinh tế:
Con người xuất hiện từ rất sớm,khoảng 200-300 nghìn năm trước, thưở ban đầu, con người sống tập trung trong thị tộc (bầy người, đàn người) sống quần thôn, cùng ăn, cùng làm, ở chung, mọi người bình đẳng, không phân biệt tầng lớp, già trẻ, gái trai. Đời sống ban đầu phụ thuộc vào săn bắn, hái lượm, sau đó mới có chăn nuôi và trồng trọt.
Đến giai đoạn cách đây hơn 2000 năm, nền kinh tế nhiều ngành nghề đã phát triển. Công cụ bằn đá dần thay thế bằng đồng, bắt đầu xuất hiện công cụ bằng sắt. Phát triển nhiều loại cây, chủ yếu là nghế trồng lúa nước. Chăn nuôi, nghề thủ công (dệt, luyện kim) cũng phát triển mạnh.
Xã hội có sự phân công lao động, nhiều ngành nghề hình thành và phát triển mạnh.
Sự phát triển của sản xuất làm sản phẩm dư thừa xuất hiện ngày càng nhiều. Những sản phẩm dư thừa bị một số người chiến đoạt thành của riêng, bắt đầu hình thành giai cấp và tư hữu tư liệu sản xuất.
-Tiền đề về xã hội:
Nhà nước Văn Lang ra đời trong tình hình xã hội phân hóa giai cấp chưa thật sâu sắc. Xã hội dần chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, 1 vợ 1 chồng.
Xã hội xuất hiện những gia đình nhỏ lẻ, phá vỡ chế độ quần thôn trong đời sống thị tộc và dần trở thành tế bào của xã hội. Để tồn tại được, các gia đình nhỏ phải liên kết, hỗ trợ lẫn nhau thành mối quan hệ hàng xóm láng giềng. Sự liên kết này hình thành tổ chức xã hội mới được gọi là công xã nông thôn, làng xã.
Trong xã hội xuất hiện 3 tầng lớp: quý tộc, bình dân(chiếm đa số), nô lệ(nô lệ gia đình).
-Nhu cầu trị thủy và làm thủy lợi:
Nhu cầu trị thủy và làm các công trình thủy lợi là một đòi hỏi tất yếu. Vì thời kỳ này con người tràn xuống sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hồng, một trong những con sông lớn, đồng thời phát triển nghề lúa nước, tộc người Việt lúc bấy giờ đã biết đắp bờ giữ nước, dựng kênh mương, đắp đê ngăn lũ. Như vậy cần có sự liên kết giữa nhiều người để làm các công trình thủy lợi.
-Nhu cầu chống giặc ngoại xâm:
Lãnh thổ Việt Nam có một vị trí địa lý thuận lợi, vì vậy nó luôn là tâm điểm để nhiều thế lực nhòm ngó, xâm lược. Bên cạnh đó, lãnh thổ nước ta nằm ngay sát phía nam Trung Quốc, một quốc gia luôn có tư tưởng bành trướng. Vì vậy, từ xa xưa, con người sống trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay luôn phải đối diện với nhiều cuộc chiến xâm lược. Nhu cầu chống quân xâm lược cũng đòi hỏi phải tập trung, liên kết mọi người với nhau và hơn thế, nó còn đòi hỏi phải có sự tổ chức,lãnh đạo mọi người.
Như vậy nhu cầu trị thủy, thủy lợi và chống giặc ngoại xâm đã đòi hỏi mọi người phải liên kết lại với nhau và hình thành các tổ chức quản lý để thực hiên những nhu cầu thiết thực ấy. Ban đầu các tổ chức này chỉ thực hiện những công việc trị thủy, thủy lợi và chống ngoại xâm, nhưng về sau này kiêm dần việc quản lý các vấn đề khác của đời sống, trở thành một tổ chức quản lý chuyên nghiệp tách ra khỏi xã hội. Khi ấy, Nhà nước Văn Lang ra đời. Nhà nước Văn Lang là nhà nước sơ khai, đánh dấu giai đoạn quá độ từ xã hội nguyên thủy tiến lên một xã hội có nhà nước, nên chưa có được đâỳ đủ những chức năng của Nhà nước như quan niệm chung hiện nay.
* So sánh với quy luật chung của chủ nghĩa Mác Lênin
Sự xuất hiện nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay có nhiều đặc trưng riêng bắt nguồn từ những yếu tố địa lý, kinh tế chính trị, văn hóa xã hội. Tuy nhiên sự xuất hiện nhà nước đầu tiên trên vùng lãnh thổ Việt Nam hiện nay được xếp vào sự xuất hiện của các nhà nước ở phương Đông không trong quy luật chung về sự xuất hiện các nhà nước ở phương Tây. Sau khi Mác phát hiện ra quy luật ra đời ở các nước phương Tây. Ănghen đã phản đối Mác về quy luật ra đời trên. Ngoài quy luật trên, sự xuất hiện của nhà nước từng nơi là khác nhau, đặc biệt là các nước phương Đông.
Ănghen viết: "Nếu nhà nước phương Tây ra đời trong xã hội tư hữu phát triển mạnh, mâu thuẫn giữa các tầng lớp sâu sắc dẫn đến sự hình thành nhà nước. Trong khi đó các nhà nước phương Đông xuất hiện trong xã hội công hữu là nền tảng, tư hữu không phát triển, nhà nước xuất hiện khi mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội không sâu sắc. Nhà nước xuất hiện do nguyên nhân cần tập trung lực lượng làm công trình trị thủy, thủy lợi, cũng như chống ngoại xâm. Không những thế mà còn có nhu cầu tổ chức quản lý, lãnh đạo nhóm đông người và đội ngũ này dần kiêm thêm lãnh đạo nhiều vấn đề, dần tách biệt so với những người làm việc thành đội chuyên nghiệp quản lý, quản lý nhiều mặt của xã hội." Kiểu xuất hiện này khác so với kiểu xuất hiện nhà nước trong những giai đoạn về sau, đặc biệt so với sự xuất hiện nhà nước trong giai đoạn cận và hiện đại.
2. Tổ chức bộ máy trong thời kỳ dựng nước
Tổ chức bộ máy nhà nước rất đơn giản.
Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (đến nhà nước Âu Lạc là thục phán An Dương Vương). Các Vua Hùng có quyền thế tập, là người đứng đầu cả nước về mặt chính trị, là người chỉ huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo.
Giúp việc cho Vua Hùng có các lạc hầu. Lạc hầu gồm các tướng tá lớn nhỏ, trong tay có quân đội, có thể thay Hùng Vương giải quyết các công việc trong nước, sẵn sàng làm nhiệm vụ trấn áp.
Nước được chia thành các bộ. Đứng đầu bộ là các lạc tướng, thực chất chỉ là thủ lĩnh, tù trưởng được vua và các lạc hầu thừa nhận. Lạc tướng cũng được cha truyền con nối, có chức năng cai quản địa phương. Lạc tướng có nhiện vụ phân bổ và đốc thúc cống nạp, truyền đạt mệnh lệnh từ trên xuống, lãnh đạo quân, dân khi có cuộc chiến chống ngoại xâm.
Các bộ bao gồm một số công xã (Kẻ, Chiềng, Chạ). Đứng đầu công xã là các Bồ chính (già làng). Bồ chính lúc đầu là người đại diện cho công xã nhiều hơn là đại diện cho nhà nước, nhưng xu thế Bồ chính ngày càng nhích dần về phía quý tộc.
Trong mối quan hệ giữa chính quyền TW và công xã, các công xã được quyền tự trị nhưng phải thần phục tuyệt đối đối với chính quyền TW. Nhà vua và lạc hầu chưa quan tâm đến ruộng đất, ruộng đất vẫn giao cho các lạc tướng, lạc tướng lại giao cho các công xã. Lạc dân sử dụng đất của công xã để sản xuất phải cống nộp và làm lực dịch cho các lạc tướng. Lạc tướng lại chuyển một phần cống nạp và lực dịch ấy lên nhà vua và lạc hầu. Mọi nhu cầu của tầng lớp thống trị đều được phân bổ để các công xã cung ứng dưới dạng cống phẩm.
Nhà nước Văn Lang đã có quân đội thường trực ở TW, là bộ phận để hộ vệ và làm chủ lực trong các cuộc chiến tranh. Tuy vậy khi chiến tranh nổ ra, nhà nước phải dựa vào lực lượng chiến đấu và hậu cần của các công xã.
Nhà nước trong thời kỳ dựng nước tuy sơ khai nhưng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử, là những nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta.
3. Trình bày tổ chức bộ máy, chính sách cai trị thời kỳ Bắc thuộc, so sánh sự giống và khác nhau trước và sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng
* Tổ chức bộ máy thời kỳ Bắc thuộc:
Trong thời kỳ Bắc thuộc, tồn tại một bộ máy cai trị được thiết lập trên lãnh thổ nước ta - do các triều đại phong kiến phương Bắc dựng nên. Xen vào đó, trong một số thời gian ngắn, có những chính quyền tự chủ là kết quả của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 sau CN đánh dấu bước ngoặt lớn.
Thời kỳ Bắc thuộc được chia thành 2 giai đoạn:
-Tổ chức bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta trong giai đoạn 179tr.CN - 40 sau CN.
Nước ta bị 4 triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là nhà Triệu, Tây Hán, nhà Tân, Đông Hán.
Từ thời nhà Triệu đô hộ, nước ta được chia thành các quận, huyện đứng đầu là Thái thú, Huyện lệnh, giúp việc cho quan lại là một số quan chức người Hán và người Việt. Lãnh thổ Âu Lạc được chia thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân Dưới cấp quận vẫn duy trì chế độ lạc tướng, bồ chính, vẫn do người Việt cai trị, theo chế độ cha truyền con nối.
Nhà Tây Hán, nước ta được chia thành 3 quận( thêm quận Nhật Nam),dưới cấp quận là Huyện do Bộ đổi thành, đứng đầu là Huyện lệnh vẫn là người Việt (do lạc tướng đổi thành).
Nhà Tân, bộ máy cai trị không thay đổi.
Đến nhà Đông Hán cai trị, bộ máy cai trị cơ bản vẫn như trước nhưng được hoàn thiện hơn: (1)Thứ sử ở hẳn tại châu, không phải đi lại về báo cáo triều đình như trước. Giúp việc có các tào tòng sự;(2) Cấp quận đặt thêm chức quận thừa, giúp việc cho Thái thú, có quyền thay mặt thái thú khi đi vắng;(3) cấp huyện đặt thêm chức viên thừa(quan văn), hai viên úy(quan võ) và các tào tòng chuyên trách.
Tổ chức bộ máy cai trị thời kỳ này có đặc diểm cơ bản là chính quyền đô hộ mới tổ chức bộ máy trực tiếp cai trị đến cấp quận. Từ cấp quận trở xuống vẫn do người Việt đảm nhiệm. Chế độ lac tướng và tổ chức chính quyền của công xã nông thôn mặc nhiên tồn tại.
-Tổ chức bộ máy cai trị của phong kiến phương Bắc ở nước ta trong giai đoạn 43 - 938
Nước ta bị 10 triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ là nhà Đông Hán, Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường, Nam Hán.
Đến nhà Đông Hán, có một số thay đổi: (1)Chế độ lạc tướng giữ chức Huyện lệnh bị bãi bỏ. Huyện lệnh là người Hán, do triều đình phong kiến phương Bắc bổ nhiệm;(2) chia lại các huyện.
Nhà Ngô cai trị, nước ta bị chia lại các châu, quận.
Nhà Ngụy, Tấn, Ngô, Tống, Tề, Lương không có thay đổi nhiều về tổ chức bộ máy nhà nước.
Nhà Tùy, bỏ cấp châu, lập 6 quận trực thuộc triều đình phong kiến phương Bắc, chính quyền thời kỳ này vẫn mang tính chất cát cứ.
Nhà Đường đô hộ, lập nước ta thành Giao Châu đô hộ phủ, sau đổi thành An Nam đô hộ phủ vào năm 679. Đứng đầu đô hộ phủ là Tiết độ sứ, thay mặt vua ở địa phương, vừa cai trị hành chính, vừa chỉ huy quân sự. Nhà Đường khôi phục hệ thống các châu trực thuộc Đô hộ phủ, đứng đầu là Thứ sử. Dưới cấp châu là cấp huyện do Huyện lệnh đứng đầu. Dưới cấp huyện là các hương, dưới hương là các xã.
Qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, trải qua nhiều triều đại từ Triệu đến Nam Hán, phong kiến phương Bắc ngày càng ra sức củng cố tổ chức bộ máy cai trị của chúng trên đất nước ta bằng nhiều biện pháp và thủ đoạn thâm độc, chính quyền đô hộ được tăng cường ngày càng chặt chẽ hơn nhưng không một triều đại nào thiết lập được chính quyền đô hộ trên làng xã người Việt, không thể trực tiếp kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ người Việt, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự cai quản của chính quyền phong kiến phương Bắc.
*Chính sách cai trị của phong kiến phương bắc ở nước ta
- Chính sách vơ vét bóc lột tàn bạo nhân dân bản xứ
Dực vào bộ máy cai trị, quân đội được tổ chức tương đối chặt chẽ và khá mạnh, chính quyền phương Bắc ra sức bóc lột và đàn áp nhân dân bản xứ. Chính sách vơ vét bóc lột tàn bạo được thể hiện thông qua chính sách cống nạp, chính sách thuế và bóc lột sức lao động.
Tất cả các loại sản phẩm lao đông của nhân dân ta, của cải thiên nhiên thuộc phạm vi lãnh thổ nước ta đều là đối tượng cống nạp. Với chế độ cống nạp, chính quyền đô hộ của phong kiến phương Bắc đã vơ vét, bóc lột nhân dân ta vô hạn độ. Quan lại ở địa phương ngoài việc thu cống nạp phục vụ cho nhu cầu chính quyền trung ương, còn thu cống nạp phục vụ cho nhu cầu làm giàu cá nhân của mình.
Chính sách thuế nặng, đặc biệt là tô thuế làm cho người lao động nông nghiệp đói khổ. Chính quyền cai trị còn lập các đồn điền, ấp trại đó để biến người dân trở thánh nông nô của nhà nước đô hộ.
- Chính sách đồng hóa dân tộc, khủng bố và đàn áp tàn bạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Chính sách đồng hóa dân tộc được thể hiện: (1) xóa bỏ tên nước Âu Lạc, biến lãnh thổ nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ nhà nước phong kiến phương Bắc; (2) thiết lập một bộ máy cai trị theo mô hình tổ chức chính quyền phương Bắc; coi đó là một phần trong cấp chính quyền địa phương của nhà nước phong kiến phương Bắc; (3) đưa pháp luật phương Bắc vào áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội; (4) truyền bá tư tưởng nho giáo vào nước ta, tiếng Hán, chữ Hán phổ biến ở Giao Châu; (5) di dân Hán đến sống với người Việt, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục tập quán theo người Hán.
Chính sách khủng bố, đàn áp các cuộc đấu tranh thể hiện: (1) áp dụng pháp luật hà khắc, tàn bạo;(2) thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh;(3) dựng nên nhiều thành lũy kiên cố, tăng cường quân đồn trú trên các vùng lãnh thổ.
* So sánh sự giống và khác nhau trước và sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng
+ Giống nhau
- đều đặt bộ máy cai trị để thống trị đất nước ta.
- cử quan lại là người chính quốc sang cai trị nước ta.
- chính quyền nước ta mang tính chất cát cứ.
- bị nhiều triều đại đô hộ liên tiếp.
- phong kiến phương Bắc ra sức củng cố, tổ chức bộ máy cai trị trên đất nước ta.
- không một triều đại nào thiết lập được chính quyền đô hộ trên làng xã người Việt, không hề đặt được hệ thống xã quan trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
- không thể trực tiếp kiểm soát và khống chế toàn bộ lãnh thổ người Việt, nhiều vùng rộng lớn vẫn nằm ngoài sự cai quản của chính quyền phong kiến phương Bắc.
- có các chính sách vơ vét, bóc lột tàn bạo nhân dân ta.
- chính sách đồng hóa dân tộc.
- khủng bố, đàn áp tàn bạo các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
- áp dụng pháp luật phương Bắc lên đất nước ta.
- các luật tục của người Việt có từ thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn được áp dụng phổ biến, đặc biệt trong các làng xã người Việt.
- phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc giành độc lập nhiều, liên tục trên cả lĩnh vực chính trị và văn hóa.
- tiếp thu những nét văn hóa tốt đẹp của phương Bắc có chọn lọc.
+ Khác nhau
Trước khởi nghĩa Hai Bà Trưng Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Chính quyền đô hộ mới tổ chức được bộ máy trực tiếp cai trị đến cấp quận. Huyện lệnh là người Việt. Chính quyền đô hộ được tổ chức trực tiếp đế cấp huyện. Huyện lệnh là người Hán.
Lạc tướng giữ chức huyện lệnh. Lạc tướng thế tập giữ chức huyện lệnh bị bãi bỏ.
Lãnh thổ nước ta được chia đến cấp quận và huyện. Lảnh thổ nước ta được chia theo Châu, quận, huyện. Có một thời gian bỏ cấp châu, quận trực thuộc triều đình phong kiến. Đến nhà Đường, nước ta bị đặt thành Giao Châu đô hộ phủ.
Dưới cấp huyện vẫn là chính quyền công xã nông thôn. Dưới cấp huyện là các hương , xã.
4. Khái quát tổ chức bộ máy, pháp luật phong kiến Việt Nam
* Tổ chức bộ máy
Lãnh thổ nước ta được chia thành các cấp hành chính, tùy từng giai đoạn có các đơn vị hành chính khác nhau. Ở TW là triều đình, đứng đầu là Vua nắm quyền tối cao về lập pháp, hành pháp, tư pháp.(1) Là người duy nhất có quyền lập pháp;(2) Toàn quyền bổ nhiệm, thăng, giáng, thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm và lương bổng đối với quan lại trong cả nước;(3) Có quyền xét xử cao nhất đối với các vụ án, có quyền đại xá, đặc xá cho các can phạm. Ngoài vương quyền, vua còn nắm cả thần quyền, chỉ có vua có quyền tế trời, còn nhân dân chỉ được thờ cúng tổ tiên và thành thánh, vua đóng vai trò chủ tế trong các buổi tế trời. Vua đứng đầu thần quyền trong cả nước, có quyền sắc phong chức tước trong lĩnh vực tôn giáo. Trong chế độ phong kiến, vua còn là chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất công của làng xã trong cả nước.
Tuy Vua nắm quyền lực tối cao về cả chính quyền và vương quyền, nhưng quyền lực đó cũng không phải là vô hạn. Quyền lực của vua bị hạn chế bởi: (1) các tập quán chính trị được hình thành từ các đời vua trước, hay các di chiếu của vua tiền nhiệm;(2) bổn phận đạo làm vua đối với thần dân. Theo quan điểm của Nho giáo, mỗi người, mỗi vị trí trong xã hội đều có 1 đạo riêng, một khuôn phép sống nhất định. Vua có đạo làm vua, quan có đạo làm quan, thần dân có đạo của thần dân, tất cả có những quy định, khuân mẫu ràng buộc;(3) phương thức nghị đình;(4) chế độ khoa cử;(5) tính tự quản của làng xã.
Các vị vua đầu triều đại được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau, như: do kết quả của cuộc khởi nghĩa thắng lợi; do được triều trước truyền ngôi; do được các quan lại bầu chọn. Các vị vua kế tục được hình thành theo chế độ thế tập, theo nguyên tắc trọng nam và trọng trưởng.
Giúp việc cho vua là các quan lại từ TW đến địa phương, các quan lại gồm quan văn, quan võ chia thành các thứ bậc khác nhau về chức tước,nghi lễ, bổng lộc,... có những thời kì để phụ giúp vua có những quan lại cao cấp như tể tướng, tướng quốc. Quan lại địa phương do vua bổ nhiệm, vua có quyền cách chức, điều động. Nguồn quan lại này có giai đoạn lấy chủ yếu là họ hàng nhà vua, nguồn khác là do giới thiệu, đề cử, tiến cử, có người làm qaun do đỗ đạt, thi cử, có quan lại do mua bán. Nguyên tắc chuyển quan chứ không chuyển lại, các quan lại chỉ là người giúp việc cho vua như tai mắt, cánh tay nối dài của vua đến địa phương.
Bên cạnh tầng lớp quan lại còn có tầng lớp quý tộc, bao gồm những người trong hoàng tộc của nhà vua, những người có công lớn được đổi sang họ nhà vua, những người có quan hệ hôn nhân gần gũi thân thích với nhà vua, những người có công lớn được phong tước vị cao. Những tầng lớp này được vua phong tước vị và bổ nhiệm làm quan. Tuy nhiên cũng có nhiều quý tộc không làm quan, nhưng đề có những ảnh hưởng nhất định đến nhà vua, đặc biệt trong chế độ quân chủ quý tộc như Lý, Trần thì những ảnh hưởng này rất lớn.
* Pháp luật phong kiến
- Pháp luật phong kiến mang tính đẳng cấp và đẳng quyền. Mỗi đẳng cấp có những địa vị pháp lý khác nhau và có những đặc quyền riêng. Theo Nho giáo, xã hội có trật tự theo dẳng cấp rất cao và tính đẳng cấp được thể hiện trong pháp luật rõ nét: Lễ nghi không tới thứ dân, hình phạt không tới trượng phu.
- Pháp luật phong kiến là pháp luật của kẻ mạnh. Pháp luật cho phép sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, thừa nhận chân lý thuộc về kẻ mạnh.
- Pháp luật phong kiến mang tính hà khắc. Các quy định pháp luật mang nặng tính hình sự, các hình phạt của phong kiến đặt ra có nhiều hình phạt gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho con người, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cả thân nhân của người phạm tội.
- Pháp luật phong kiến chịu ảnh hưởng của lễ nghi trong Nho giáo, các quy định của tôn giáo và của đạo đức.
-Hình thức pháp luật phong kiến bao gồm: tập quán pháp, luật truyền khẩu, luật hành văn. Ngoài ra, các tục lệ cổ truyền, các hương ước trong làng xã vẫn đóng một vai trò rất lớn trong việc diều chỉnh các quan hệ xã hội.
5. Những nét mới trong cải tổ bộ máy nhà nước của vua Lê Thánh Tông
- Tăng cường sự tập trung quyền lực vào nhà vua. Để thực hiện diều này, Lê Thánh Tông cho bãi bỏ một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian. So với thời trước, một số cơ quan bị bãi bỏ như: ; (1) bỏ chức tướng quốc vì chức tướng quốc nắm nhiều quyền hành; (2) bỏ chức Đại hành khiển đứng đầu các quan văn; (3) bỏ chức Tam tư trong số các quan đại thần; (4) hạn chế việc các quan đại thần kiêm nhiệm các trọng trách khác, để tránh cho họ có thực quyền; (5) vua trực tiếp đứng ra điều khiển các quan trong triều đình.
- Thành lập cơ quan chuyên trách về giám sát, đồng thời tạo cơ chế để các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lam quyền và nâng cao trách nhiệm. Để thực hiện điều này, Lê Thánh Tông: (1)lập ra lục Khoa để giám sát, kiểm soát lục Bộ tương ứng; (2) thành lập ngự sử đài để giám sát các quan và giám sát việc thực thi pháp luật; (3) trong Ngự sử đài còn lập ra 6 ty ngự sử trực thuộc, mỗi ty ngự sử giám sát 2 hoặc 3 đạo và đóng trụ sở tại các đạo; (4) Hiến ty giám sát đô ty và thừa ty; (5) quy định chức năng và quyền hạn của các cơ quan có sự ràng buộc và kiểm soát nhau, như: Trung thư giám sẽ giám sát Đông các viện, Đông các viện lại giám sát Hàn lâm viện, Bộ hình giám sát công việc của Đại lý tự, Bộ lễ giám sát công việc của thường bảo tự...
- Thực hiện việc tản quyền, không tập trung quá nhiếu quyền lực vào một số cơ quan mà tản quyền ra cho nhiều cơ quan để ngăn chăn sự tiếm quyền. Để thực hiện điều này, Lê Thánh Tông đã lập ra nhiều cơ quan mới để phân chia, chia sẻ bớt quyền lực của các cơ quan, thực hiện việc chia lãnh thổ thành nhiều đạo nhỏ(13 đạo), không để chỉ có 5 đạo như trước, không để quyền hành tập trung vào quan hành khiển mà phân chia ra cho tam Ty.
- Tăng cường quyền lực của triều đình, hạn chế quyền lực ở địa phương, trao cho địa phương ít quyền tự chủ. Điều này được thực hiện bằng cách: (1) chia lãnh thổ thành nhiều đạo nhỏ, không để các đạo có quy mô về lãnh thổ quá lớn; (2) tạo sự phân lập quyền lực ở các cấp đạo; (3) có cơ quan giám sát chuyên trách ở TW đặt tại các đạo; (4) quản lý chặt chẽ cấp xã: Tổ chức lại các xã, quy định tiêu chuẩn của xã trưởng, hạn chế và kiểm duyệt hương ước, lệ làng tại các xã.
6. Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức, Gia Long, quốc triều khám tụng điều lệ
* Bộ luật Hồng Đức
Là bộ luật hành văn hoàn chỉnh đầu tiên ở nước ta, được duy trì và sửa đổi, bổ sung qua nhiều triêu đại. Bộ luật có 13 chương, 722 điều đã thể hiện trình độ lập pháp rất cao của thời đại đó.
Bộ luật về hình thức là hình luật, nhưng thực chất nó lại là bộ luật tổng hợp của nhiều kĩnh vực khác nhau.
Về nội dung, bộ luật nhằm bảo vệ vương quyền, chế độ quan liêu, trật tự, đẳng cấp, gia đình phụ hệ và ý thức hệ Nho giáo. Bộ luật có mô phỏng luật của phương Bắc nhưng lại có nhiều nội dung mới, có tính tiến bộ về kế thừa một số tập quán cổ truyền của dân tộc. Điểm tiến bộ, nổi bật của quốc triều hình luật là chú trọng đến quyền lợi của người phụ nữ, thể hiện trong chế độ thừa kế tài sản và chế độ xử lý ly hôn. Bên cạnh đó, quốc triều hình luật cũng quan tâm, bảo vệ dân thường, đặc biệt những người nghèo khổ. Trong bộ luật có nhiều hình phạt đối với các quan lại, người quyền quý ức hiếp, sách nhiễu dân đinh.
Trong lĩnh vực hình sự có nhiều nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc vô luật bất hình, nguyên tắc chiếu cố, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên tắc chịu trách nhiệm thay thế liên đới, nguyên tắc miễm giảm trách nhiệm hình sự, nguyên tắc thưởng cho người có công tố giác, trừng phạt người che dấu, nguyên tắc những người thân thuộc đước che giấu tội cho nhau...
Các tội đước quy định trong bộ luật rất cụ thể, tuy nhiên có thể chia thành nhóm các tội thập ác(tội đặc biệt gây nguy hiểm cho xã hội, nó xâm phạm trực tiếp đế vương quyền hay trật tự gia đình phong kiến) và nhóm các tội phạm khác.
Hệ thống hình phạt được áp dụng khi có hành vi phạm tội xảy ra gồm có nhóm Ngũ hình với tư cách là nhóm hình phạt chính và nhóm các hình phạt bổ sung khác. Ngũ hình gồm có Xuy, Trượng, Đồ, Lưu, Tử.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thể hiện nguyên tắc hôn nhân áp đặt, không được tự do hôn nhân, điều kiện kết hôn được quy định chặt chẽ, thủ tục kết hôn gồm đính hôn và thành hôn.
Trong quan hệ gia đình, bảo vệ trật tự gia trưởng phong kiến, củng cố sự hòa thuận, quy định trách nhiệm đối với nhau của các thành viên trong gia đình.
Trong lĩnh vự dân sự, khẳng định 2 chế độ sở hữu đối với ruộng đất là sở hữu nhà nước (ruộng công) và sở hữu tư nhân (ruộng tư), các hợp đồng về ruộng đất phải bằng văn bản do trưởng làng viết hoặc chứng kiến được gọi chung là văn khế.
Quy định về thừa kế rất chặt chẽ, có điểm tiến bộ là ghi nhận phụ nữ cũng có quyền thừa kế ngang với quyền của nam giới.
Trong lĩnh vực tố tụng, có quy đinh quyền khởi kiện của người dân, quy định thẩm quyền xét xử theo cấp. Các quan lại là người hành pháp đồng thời là người xét xử...
* Bộ luật Gia Long
Bộ luật được chia thành 22 quyển với 398 điều, quy mô khá lớn.
Bộ luật Gia Long là bộ luật tổng hợp, điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Bộ luật Gia Long thể hiện tư tưởng kết hợp đức trị với pháp trị, bảo vệ cơ sở nền tảng của chế độ phong kiến, củng cố chế độ gia trưởng Nho giáo.
Trong lĩnh vực hình sự, các nguyên tắc cơ bản gồm có: nguyên tắc luật định, nguyên tắc so sánh luật và áp dụng tương tự, nguyên tắc áp dụng theo luật mới nhất, nguyên tắc chiếu cố, nguyên tắc thưởng cho người tố cáo, phạt những người che giấu tội phạm, nguyên tắc những người thân được che giấu tội cho nhau, nguyên tắc áp dụng trách nhiệm dân sự liên đới, nguyên tắc luận tội theo tang vật, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền.
Các tội phạm được quy định trong luật gồm các nhóm tội: tội thập ác, đạo tặc, nhân mạng, đấu khẩu, lăng mạ, hối lộ, trá ngụy, phạm gian, tạp phạm và các nhóm tội khác. Nhóm tôi thập ác cũng được quy định giống như Quốc triều hình luật.
Hệ thống hình phạt gồm có Ngũ hình và các hình phạt khác. Ngũ hình gồm có Xuy, Trượng, Đồ, Lưu, Tử.
Trong lĩnh vực dân sự, chế độ sở hữu gồm có sở hữu công (sở hữu của nhà nước và sở hữu làng xã); sở hữu tư nhân ( sở hữu cá nhân và hộ gia đình). Hợp đồng được chia thành các loại như: hợp đồng đoạn mại, hợp đồng điển mại, hợp đồng thuê mướn, hợp đồng vay nợ, hợp đồng cầm cố.
Về thừa kế, đề cao trách nhiệm của người gia trưởng, thừa nhận quyền thừa kế của con trai, con gái chỉ được thừa kế khi gia đình tuyệt tự, trong luật không có quy định vè quyền thừa kế của người vợ. Thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Bộ luật chỉ có quy định về di chúc miệng mà không có quy định về di chúc viết.
Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, cũng có các điều kiện để tiến hành kết hôn, thủ tục kết hôn cũng có 2 giai đoạn chính là kết hôn và thành hôn. Trong quan hệ gia đình, bộ luật đề cao vai trò của người chủ gia đình, người vợ cả và con trưởng trong trật tự gia đình phong kiến.
Trong lĩnh vực tố tụng, bộ luật quy định rõ thẩm quyền, trình tự xét xử, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng, quá trình thi hành bản án và những trường hợp được miễn giảm, ân xá.
* Quốc triều khám tụng điều lệ
Bộ quốc triều khám tụng điều lệ là một văn bản quy định riêng về tố tụng, gồm có 31 lệ, 133 điều.
Về thẩm quyền xét xử theo cấp, Bộ quốc triều khám tụng điều lệ đã quy định rõ về thẩn quyền xét xử của cơ quan các cấp như tri huyện, tri phủ, quan lại cấp đạo, cấp TW.
Về thủ tục tố tụng, quy định một số bước cơ bản: khởi kiện và thụ lý, tiến hành xét xử.
Việc kiểm sát đối với hoạt động tố tụng thực hiên thông qua 2 hình thức:
- Cấp trên xét xử, phục thẩm lại đối với các vụ việc do cấp dưới đã giải quyết mà còn khiếu kiện. Nếu phát hiện thấy cấp dưới có sai trái thì có thể phạt tiền hoặc cách chức.
- Hàng năm, những người có thẩm quyền xét xử phải làm báo cáo lên cấp trên về tình hình xét xử, số tiền được tạ lỗi và số tiền phạt để cấp trên có căn cứ đánh giá công việc xét xử của cấp dưới.
* So sánh Bộ luật Gia Long và luật Hồng Đức
+ Giống nhau
- là bộ luật tổng hợp trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- bảo vệ chế độ phong kiến và địa vị của nhà vua.
- Quy mô lớn về số điều và ví dụ minh họa.
- tham khảo các bộ luật của Trung Quốc.
- ảnh hưởng của Nho giáo.
- kết hợp tư tưởng đức trị và pháp trị.
- có 2 nhóm tội là tội thập ác và nhóm các tội khác.
- có hình phạt chính và hình phạt bổ sung đối với các vi phạm, có Ngũ hình là hình phạt chính.
- có hình phạt đối với quan lại và những người quyền quý ức hiếp, sách nhiễu dân đinh.
- điều kiện kết hôn được quy định chạt chẽ, thủ tục kêt hôn gồm đính hôn và thành hôn.
- trong quan hệ gia đình, bảo vệ trật tự gia trưởng phong kiến.
- các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, dân sự và tố tụng gần giống nhau.
+ Khác nhau
Bộ luật Gia Long Bộ luật Hồng Đức
Sao chép nguyên của bộ luật Trung Quốc nên không kế thừa được luật Hồng Đức: không có bảo vệ người lao động bình dân và phụ nữ. Không sao chép nguyên bộ luật của Trung Quốc nên có điều luật bảo vệ người không có địa vị và phụ nữ.
Dưới điều luật có giải thích, làm rõ và hướng dẫn thi hành pháp luật Không có những điều này
Ít hơn bộ luật Hồng Đức gần 200 điều Quy mô rất lớn
Có áp dụng pháp luật và pháp luật tương tự Không có
Quy định có tính chất nghiêm khắc hơn, cương tính hơn
Quyền phụ nữ bị kém đi Quyền thừa kế có quy định cho nữ giới có quyền ngang vơi nam giới
Không áp đặt, tự do hôn nhân, có sự đồng thuận của 2 bên gia đình Áp đặt, không cho phép tự do hôn nhân
Có thêm một số nhóm tội khác như đạo tặc, nhân mạng, đấu khẩu, lăng mạ, hối lộ, trá ngụy, phạm gian, tạp phạm
Hình thức là luật tổng hợp Hình thức là hình luật nhưng thực chất là luật tổng hợp.
7. Sự giống và khác nhau trong thời kỳ Bắc thuộc và Pháp thuộc
+Giống nhau:
- Lãnh thổ nước ta đều bị đặt đô hộ.
- Thực hiện chính sách ngu dân.
- Thực hiện bộ máy cai trị trên đất nước ta.
- Cử người sang giám sát.
- Mang pháp luật nước đó áp dụng vào nước ta.
- Mang theo văn minh của từng thời kỳ vào nước ta.
+ Khác nhau:
Thời kỳ Bắc thuộc Thời kỳ Pháp thuộc
Tổ chức tương đối đồng nhất trên phạm vi cả nước Chia thành 3 kỳ có tổ chức khác nhau
Mục đích nhanh chóng xóa đường biên giới Không thể xóa biên giới
2 quốc gia đều theo chế độ phong kiến Pháp theo chế độ tư bản chủ nghĩa
Cách thức bóc lột chủ yếu bằng thuế và cống nạp Chính sách khai thác thuộc địa bằng tài nguyên thiên nhiên và khai thác con người
Chính sách đồng hóa Chính sách phân biệt chủng tộc
Bắt dân ta học tiếng Hán Bắt dân ta học tiếng Pháp, mang chữ quốc ngữ vào Việt Nam
ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo ảnh hưởng của Thiên chúa giáo
Không để lại cơ sở vật chất Để lại nhiều thành tựu như đường xá, cầu cống, đường sắt, các khu vui chơi, giải trí
8. Sự phát triển cơ bản về tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại từ năm 1945 đến nay
Năm 1930, Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập, lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta khỏi ách thống trị của thực dân Pháp. Kể từ khi có sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta từng bước dành được nhiều thắng lợi quan trọng. Tháng 8 năm 1945, khi tình hình thuận lợi, Đảng ta đã chủ động tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Tổ chức bộ máy nhà nước ta có rất nhiều đổi mới:
- Có Hiến pháp đầu tiên quy định tổ chức của bộ máy nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tháng 8 năm 1945, tại Tân Trào(Tuyên Quang), 60 đại biểu đại diện cho nhân dân cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, đại diện cho tất cả các giới, đoàn thể cách mạng, các dân tộc, giới tính, kiều báo ta ở nước ngoài vê dự Quốc dân đại hội. Đại hội đã bầu ra Ủy ban dân tộc giải phóng. Đây chính là tiền thân của Quốc hội và Chính phủ sau này. Sau cách mạng tháng 8, Ủy ban dân tộc giải phóng đã trở thành Chính phủ lâm thời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Chính phủ lâm thời đã ban sắc lệnh quy định về thể lệ tổng tuyển cử để bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước ta. Tháng 3/1946, Quốc hội họp kỳ thứ nhất, bầu ra ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và các thành viên chính phủ. Tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nước ta.
- Bộ máy nhà nước ta được tổ chức thành các hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, được tổ chức chặt chẽ từ TW đến địa phương.
- Hệ thống cơ quan đại diện, gồm có: Nghị viện nhân dân và hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp xã. Trong đó, nghị viện nhân dân ( nay được gọi là Quốc hội ) do nhân dân cả nước bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra. Nghị viện nhân dân có nhiệm kỳ 3 năm.
- Hệ thống các cơ quan chấp hành gồm có Chính phủ và Ủy ban hành chính ở các cấp. Trong đó, Chính phủ do nghị viện nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nghị viện nhân dân, là cơ quan hành chính cao nhất của nước ta. Chính phủ gồm có Chủ tịch nước đứng đầu chính phủ, phó chủ tịch nước và nội các ( Thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng và có thể có phó thủ tướng ). Ủy ban hành chính ở địa phương do hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân dân cùng cấp và ủy ban hành chính cấp trên. Ngoài ra còn có Ủy ban hành chính bộ, do hội đồng nhân dân các tỉnh trong bộ bầu ra, Ủy ban hành chính huyện do Hội đồng nhân dân các xã trong huyện bầu ra.
- Hệ thống các cơ quan tư pháp là các cơ quan xét xử của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, gồm có các tòa án tối cao, các tòa án phúc thẩm, các tòa đệ nhị cấp và các tòa sơ cấp.
- Từ đó đến nay, bộ máy nhà nước ta cũng có nhiều thay đổi qua 3 bản hiến pháp sau đó,nhưng về cơ bản vẫn có 3 cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top