Sự hình thành trật tự Vécxai - Oasinhtơn
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919-1920) và Oasinhtơn (1921-1922), kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. Một trận tự thế gới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết ở Vécxai và Oasinhtơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
a) Hoàn cảnh lịch sử:
Thế chiến lần thứ nhất kết thúc đã mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế. Kết cục của chiến tranh đã tác động mãnh mẽ đến tình hình thế giới đặc biệt là đối với châu Âu.
+ Chiến trường chính của cuộc chiến tranh diễn ra ở châu Âu, vì thế các cường quốc ở châu Âu đều bị suy yếu. Anh, Pháp trở thành con nợ của Mĩ. Italia bị xâu xé bởi bởi cuộc đấu tranh gay gắt trong nước và khủng hoảng kinh tế. Ba đế quốc Nga, Đức, Áo - Hung lần lược sụp đổ. Đế quốc Đức và Áo - Hung rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng.
+ Mĩ và Nhật không bị tàn phá bởi chiến tranh, vướn lên nhanh chóng. Tương quan lực lượng giữa các cường quốc thay đổi rõ rệt, ngày càng bất lợi cho các nước tư bản châu Âu.
+ Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã đánh dấu sự mất đi vị trí độc tôn của hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Sự tồn tại của nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới đã trở thành một thách thức lớn đối với thế giới tư bản chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đó, hệ thống Hòa ước Vécxai và sau đó là hệ thống Hiệp ước Oasinhtơn được kí kết nhằm tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, phù hợp với tương quan lực lượng mới.
b) Hệ thống Hòa ước Vécxai (1919-1920):
Ngày 18/1/1919, các nước thắng trận tổ chức Hội nghị hòa bình tại Vécxai, nhằm chia lại thế giới và lập lại trật tự thế gới mới sau chiến tranh, với sự tham gia của 27 nước. Mỹ, Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản là 5 nước chủ trì Hội nghị, song quyền quyết định thực sự nằm trong tay của 3 nước Mỹ, Anh và Pháp.
Hội nghị Vécxai kéo dài gần 2 năm với những nội dung sau:
- Thành lập Hội Quốc Liên (10/01/1920), nhằm khuyến khích sự hợp tác quốc tế, thực hiện hòa bình và an ninh trên thế giới.
- Hòa ước Vécxai kí với Đức ngày 28/06/1919, buộc Đức phải gánh chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh. Theo đó Đức phải trả 2 tỉnh Andát và Loren cho Pháp, Đức bị hạn chế quân sự đến mức thấp nhất (chỉ giữ lại 100.000 bộ binh với vũ khí thông thường). Với Hòa ước Vécxai, Đức mất 1/8 đất đai, gần 1/2 dân số, 1/3 mỏ sắt, gần 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng gan, gần 1/3 sản lượng thép và gần 1/7 diện tích trồng trọt. Toàn bộ gánh nặng của Hòa ước Vécxai đè nặng trên vai nhân dân Đức.
- Kí hòa ước với các nước bại trận trong 2 năm 1919-1920. Trong đó đế quốc Áo - Hung bị tách ra thành 2 nước nhỏ là Áo và Hungari. Trên đất đai của Áo - Hung cũ, thành lập 2 quốc gia mới là Tiệp Khắc và Nam Tư....
→ Hòa ước Vécxai là văn bản chính thức đầu tiên xác định việc phân chia thế gới của chủ nghĩa đế quốc. Hệ thốngVécxai mang tính chất đế quốc chủ nghĩa, nó mang lại quyền lợi cho các nước thắng trận nhất là Anh. Hòa ước Vécxai đã gây ra bất mãn và phẫn nộ cho toàn thể nước Đức, làm tăng lên tâm lý phục thù của nước này. Đây cũng chính là mầm mống của cuộc thế chiến thứ hai.
Hệ thống Vécxai được hình thành xong tham vọng lãnh đạo thé giới của Mỹ vẫn chưa được thực hiện. Chính vì thế các nước đế quốc đã tiếp tục giải quyết những bất ổn về quyền lợi của các nước tại Hội nghị tiếp theo ở Oasinhtơn.
c) Hệ thống Hiệp ước Oasinhtơn (1921-1922):
Mâu thuẫn vẫn tồn tại giữa các nước thắng trân sau khi hệ thống Vécxai đực thiết lập. Nhất là mâu thuẫn giữa Anh - Mỹ và Mỹ - Nhật. Ngày 25/8/1921, Mỹ kí hòa ước riêng với Đức đồng thời đưa "sáng kiến" triệu tập hội nghị quốc tế tại Oasinhtơn.
Ngày 21/01/1921 hội nghị Oasinhtơn khai mạc với sự tham gia của 9 nước: Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Nhật Bản, Bỉ, Hà Lan và Trung Quốc. Lãnh đạo hội nghị là 4 nước: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, song trên thực tế Mỹ mới là nước có quyền quyết định tại hội nghị.
Hội nghị kéo dài 8 năm (1921-1929) quyết định những nội dung:
- Hiệp ước 4 nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản kí ngày 13/12/1921 về việc không xâm lược ở Thái Bình Dương có giá trị 10 năm.
- Hiệp ước 9 nước kí ngày 6/12/1922, công nhận nguyên tắc hoàn chỉnh về lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc. Quyết định Trung Quốc trở thành thị trường chung của các nước đế quốc phương Tây.
- Hiệp ước 5 nước Mỹ, Anh, Pháp, Italia và Nhật Bản, kí ngày 6/12/1922 về hạn chế vũ trang và hải quân. Quy định trọng tải tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương.
Sau Hiệp ước Oasinhtơn: Anh chấp nhận nhượng bộ Mỹ về quân sự. Liên minh Anh - Nhật bị hủy bỏ. Mỹ xâm nhập được vào thị trường Viễn Đông và Trung Quốc.
→ Với hệ thống Hiệp ước Oasinhtơn, Mỹ đã thiết lập một khuôn khổ trật tự mới ở châu Á - Thái Bình Dương do Mỹ chi phối. Kết hợp với hệ thống Hòa ước Vécxai, các hiệp ước của Hội nghị Oasinhtơn đã tạo nên Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. Đây là trật tự thế giới mới mà chủ nghĩa đế quốc xác lập.
=> Như vậy, một trật tự thế giới mới phản ánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản đã được thiết lập. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mỹ giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và áp đặt nô dịch lên các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Song trong nội bộ các nước thắng trận cũng không thoát khỏi những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế hòa bình trong quan hệ giữa các nước tư bản trong giai đoạn này chỉ là tạm thời. Sau 4 năm chiến tranh thế giới với những tổn thất nặng nề cho nhân loại, hòa bình được lập lại trong một thế giới chứa nhiều mâu thuẫn và bất ổn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top