Phân tích nôi dung cơ bản của đường lối đổi mới được thông qua tại Đại hội Đại
Từ năm 1976-1985 chúng ta đã thực hiện 2 kế hoạch 5 năm đạt được nhiều
thành tựu, song nước ta vẫn lâm vào tình trạng khủng hoảng. Trên thế giới chủ
nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu khủng hoảng rồi dần dần đi đến sụp đổ. Trung Quốc và các nước trên thế giới đã tiến hành đổi mới và đạt được
nhiều thành tựu to lớn. Đồng thời lúc này cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
đang là xu thế của thế giới.
Trước tình hình đó chúng ta phải đổi mới để đưa đất nước thoát khỏi cơn khủng
hoảng, kiên trì trên con đường xã hội chủ nghĩa và bắt kịp bước phát triển của
thế giới. Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra trong Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ VI (12/1986), và được bổ sung hoàn thiện qua các Đại hội VII
(6/1991), VIII (6/1996), IX (4/2001), X (2006), XI (2011)...
Đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội “không phải là thay đổi mục tiêu chủ
nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những
quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện
pháp thích hợp.
Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng, văn hóa. Đổi mới
về kinh tế phải đi đôi với đỏi mới chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới về kinh
tế. Đổi mới chính trị tích cực, nhưng vững chắc, mang lại kết quả thực tế, không
gây mất ổn định về chính trị, không làm phương hại đến toàn bộ công cuộc đổi
mới.
Nội dung đổi mới:
1. Về kinh tế- xã hội:
Phát triển lực lượng sản suất thông qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Giải phóng sức sản xuất, khơi dậy tiềm năng, động viên và tạo điều
kiện cho mọi người VN phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước.
a) Phát triển lực lượng sản xuất: - CNH phải luôn gắn liền với hiện đại, với việc ứng dụng rộng rãi những thành
tưu khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại. Khoa học và công nghệ trở
thành nền tảng của CNH và HĐH. Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy
nguồn lực to lớn của con người VN là nhân tố quyết định thắng lợi của CNH,
HĐH và đẩy mạnh CNH, HĐH hiên nay phải gắn với phát triển kinh tế tri thức. - Cần coi trọng CNH và HĐH nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện
nông-lâm-ngư nghiệp, các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản,
công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, các ngành dun lịch, dịch vụ,
khôi phục, phát triển từng bước hiện đại hóa các ngành tiểu thủ công nghiệp
truyền thống đi đôi với mở mang những ngành nghề mới.
b) Cải tạo quan hệ sản xuất:
Nếu CNH-HĐH tạo nên lực lượng sx cần thiết cho xh mới, thì việc phát triển kt
hàng hóa nhiều thành phần chính là để xây dựng hệ thống quan hệ sản xuất phù
hợp.
Kinh tế Nhà nước:
Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành
phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để Nhà nước thực hiện
chức năng điều tiết và quản lí vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới. - Tập trung phát triển những lĩnh vực trọng yếu như: kết cấu hạ tầng kinh tế-xã
hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở vật chất và thương
mại, dịch vụ liên quan đén quốc phòng an ninh.
Kinh tế tập thể: mà nồng cốt là các hợp tác xã, kết hợp sức mạnh của từng
thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết có hiệu quả những vấn đề sản
xuất, kinh doanh và đời sống.
Kinh tế tư bản Nhà nước: bao gồm giữa kinh tế Nhà nước với tư bản tư nhân
trong nước, và hợp tác liên doanh giữa kinh tế Nhà nước với tư bản nước ngoài.
Có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức, quản lý...
Kinh tế tư nhân:
- Gồm kinh tế cá thể- tiểu chủ và tư bản tư nhân. Kinh tế các thể- tiểu chủ có vị
trí quan trọng, lâu dài, giúp giải quyết khó khăn về vốn, về khoa học công nghệ,
về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế tư bản tư nhân có khả năng góp phần
xây dựng đất nước.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: bao gồm phần vốn đầu tư của nước ngoài
vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta.
c) Quan hệ kinh tế đối ngoại:
Đảng chủ trương xây dựng 1 nền kinh tế mở, đa phương hóa và đa dạng hóa
quan hệ kinh tế đối ngoại, hướng mạnh về xuất khẩu. Chủ trương hội nhập kinh
tế quốc dân, tham gia các hội đàm quốc tế, các tổ chức thương mại và khu vực ở
quốc tế.
d) Cơ chế quản lí kinh tế:
Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự
quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN, hình thành đông bộ các yếu tố
thị trường, xây dựng và hoàn thiện các công cụ pháp luật, kế hoạch, các thiết
chế tài chính, tiền tệ…
Hình thành 1 môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp văn minh.
Tôn trọng và phát huy đầy đủ quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
2. Về chính trị:
Tăng cường khối đại đoàn kết, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong sự
nghiệp đổi mới.
Xây dựng nền dâm chủ XHCN. Dân chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của
công cuộc đổi mới, dân chủ phải được thể chế hóa bằng pháp luật và được phát
luật bảo đảm.
Xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của dân do dân và vì dân, do Đảng cộng
sản lãnh đạo dựa trên khối liên minh công nhân-nông dân-trí thức.
3. Về khoa học, giáo dục , văn hóa:
Xem giáo dục và đào tạo (cùng với khoa học và công nghệ ) là quốc sách hàng
đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.
Trên cơ sở hiểu biết dân tộc, chúng ta có cách tư duy độc lập, tiếp thu những
tinh hoa của nhân loại nhưng vẫn giữ gìn nét truyền thống và bản sắc dân tộc.
4. Về quan hệ đối ngoại:
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng
hóa, mở rộng quan hệ song phương và đa phương.
Tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, với các nước ASEAN tích cực tác
động ở các diễn đàn quốc tế. Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ.
Đường lối đổi mới giúp nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phát
triển về mọi mặt. Đường lối đổi mới thể hiện quyết tâm đổi mới của Đảng. Đây
là một đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top