Lí thuyết TK phần 2 ch. 3 & 4
CHƯƠNG III
15/Không thể cộng các số tuyệt đối liền nhau để có số tuyệt đối của thời kỳ dài hơn.
Trả lời: Sai
Tại vì: bản chất của số tuyệt đối thời kỳ là sự tích lũy mặt lượng của hiện tượng theo thời gian. Vì vậy có thể cộng dồn các số tuyệt đối thời kỳ cùng một tiêu đề có trị số của thời kỳ dài hơn.
16/ Không thể cộng các số tuyệt đối thời điểm lại với nhau được.
Trả lời: Đúng
Nếu như cộng thì sẽ xảy ra hiện tượng trùng lặp,qui mô sau lặp lại qui mô trước.
17/ Có thể dùng số tuyệt đối để so sánh hai hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về qui mô.
Trả lời: Sai
Số tuyệt đối không có tính chất so sánh, Số tuyệt đối biểu hiện qui mô, khối lượng, mức độ của hiện tượng.
Vì vậy kết luận trên là sai
18/ Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ tích số giữa hai mức độ nào đó của hiện tượng nghiên cứu.
Trả lời: Chưa đủ
Số tương đối trong thống kê tùy vào hiện tượng nghiên cứu đang tính toán mà nó biểu hiện quan hệ tích số và thương số.
t = y1/y0
t = KTK.KNK
19/Chỉ có số tương đối động thái mới cần phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ.
Trả lời: Sai
Tất cả các số tương đối đều cần phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ.
Vì vậy ngoài số tương đối động thái còn có các số tương đối kế hoạch, số tương đối kết cấu, số tương đối cường độ, số tương đối không gian.
20/ Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là tỷ lệ so sánh giữa mức độ thực tế ở kỳ gốc với mức độ cần đạt tới của một chỉ tiêu nào đó.
Trả lời: Sai
Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch: KNK = YKH/Y0 (KNK - là số tương đói nhiệm vụ kế hoạch; YKH - là mức độ kỳ kế hoạch; Y0 - là mức độ kỳ gốc)
Nó là tỷ lệ so sánh giữa mức độ cần đạt tới của chỉ tiêu nào đó trong kỳ kế hoạch với mức độ thực tế đã đạt được của chỉ tiêu ấy ở kỳ gốc.
21/ Số tương đối động thái là tỷ lệ so sánh giữa mức độ thực tế đạt được với mức độ kế hoạch đặt ra cùng kỳ của hiện tượng.
Trả lời: Sai
Định nghĩa trên là của số tương đối thực hiện kế hoạch
Số tương đối động thái: t = y1/y0 (t: là số tương đối động thái; y1- là mức độ kỳ gốc; y0- là mức độ kỳ nghiên cứu)
Nó là tỷ lệ so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kỳ (hay thời điểm) khác nhau, được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm.
22/ Số tương đối kết cấu là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của cả tổng thể với trị số tuyệt đối của từng bộ phận.
Trả lời: Sai
Số tương đối kết cấu là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận (ybp ) với trị số tuyệt đối của cả tổng thể (ytt). Nó thường được xá định bằng số phần trăm.
d = (ybp / ytt).100%
23/ Số tương đối không gian biểu hiện quan hệ so sánh giữa hiện tượng khác loại và khác nhau về không gian.
Trả lời: Sai
Số tương đối không gian biểu hiện quan hệ so sánh giữa hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian hoặc biểu hiện sự so sánh giữa các bộ phận trong cùng một tổng thể.
25/ Số tương đối cường độ là một dạng của số bình quân.
Trả lời: Đúng
Số bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
Số tương đối cường độ biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng trong điều kiện lịch sử nhất định, nó cho biết mức độ đại biểu của hiện tượng. vì vậy số tương đối cường độ là một dạng của số bình quân.
26/ Số bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của hiện tượng kinh tế xã hội.
Trả lời: Chưa chắc chắn
Nếu trong trường hợp nghiên cứu hiện tượng cùng loại thì số bình quân biểu hiện mức độ đại biểu theo một tiêu thức nào đó của hiện tượng kinh tế xã hội.
Nếu trong trường hợp khác loại thì số bình quân không thể tính toán được.
27/ Trong công thức tính số bình quân điều hòa:
Thì ∑di là tổng lượng biến tiêu thức.
Trả lời: Sai
di là tần suất
∑di = 1 hoặc 100%
∑lượng biến tiêu thức = ∑xi
28/ Số bình quân cộng và số bình quân điều hòa giống nhau ở chỗ đều thuộc số bình quân nhóm 1,tức là nhóm các lượng biến tiêu thức có mối quan hệ tổng số với nhau và có cùng phương trình kinh tế.
Trả lời: Đúng
Số bình quân cộng và số bình quân điều hòa đều thuộc số bình quân nhóm 1,tức là nhóm các lượng biến tiêu thức có mối quan hệ tổng số với nhau và có cùng phương trình kinh tế là
29/ Số bình quân cộng giản đơn là một dạng của số bình quân cộng gia quyền.
Trả lời: Đúng
Xuất phát từ phương trình kinh tế gốc:
Nếu số lần xuất hiện của lượng biến là 0, 1 số bình quân cộng giản đơn
Nếu số lần xuất hiện của lượng biến ≠ 0, 1 số bình quân cộng gia quyền
30/ Việc xác định tổ có chứa mốt luôn căn cứ vào tần số các tổ chứa mốt.
Trả lời: Chưa chắc chắn
Nếu trong trường hợp có khoảng cách đều nhau thì việc định tổ có chứa mốt luôn căn cứ vào tần số các tổ chứa mốt.
Nếu trong trường hợp xét tổ có khoảng cách tổ không đều nhau thì việc định tổ có chứa mốt luôn căn cứ vào tần số các tổ chứa mốt phải căn cứ vào mật độ phân phối.
31/ Số trung vị không san bằng bù trừ chênh lệch giữa các lượng biến.
Trả lời: Đúng
Số trung vị là giá trị của lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí chính giữa trong dãy số lượng biến, nó biểu hiện mức độ đại biểu của hiện tượng mà không san bằng mọi chênh lệch giữa các lượng biến
32/ Độ lệch chuẩn là chỉ tiêu hòan thiện nhất và thường dùng nhất trong phân tích thống kê cũng như những lĩnh vực khác.
Trả lời: Đúng
Ta xét các chỉ tiêu đánh giá sự biến thiên tiêu thức
- Chỉ tiêu khoảng biến thiên có nhược điểm là chỉ phụ thuộc vào lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất trong dãy số, không xét đến các lượng biến khác, cho nên nhiều khi dẫn đến những nhận xét chưa hoàn toàn chính xác.
- Chỉ tiêu độ lệch tuyệt đối bình quân có nhược điểm là chỉ xét tới trị số tuyệt đối của độ lệch, bỏ qua sự khác nahu thực tế về dấu (+, -) của độ lệch.
- Chỉ tiêu phương sai có nhược điểm trị số bị khoếch đại, đơn vị tính toán không phù hợp với thực tế.
Không nhận thấy nhược điểm từ độ lệch chuẩn vì vậy mà độ lệch chuẩn là chỉ tiêu hòan thiện nhất và thường dùng nhất trong phân tích thống kê cũng như những lĩnh vực khác.
33/ Hệ số biến thiên không cho phép so sánh sự biến thiên của hai lượng biến khác loại trong khi các chỉ tiêu đo độ biến thiên khác cho phép làm điều đó.
Trả lời: Sai
Hệ số biến thiên cho phép so sánh sự biến thiên của hai lượng biến khác loại
để xem tổng thể nào đồng đều hơn.
34/ Chỉ có số bình quân cộng được dùng để tính số bình quân của những lượng biến có quan hệ tổng.
Trả lời: Sai
Nhận định trên chỉ xét đến một số bình quân cộng được dùng để tính số bình quân của những lượng biến có quan hệ tổng, thực ra chúng ta có thể dùng hai loại số bình quân cộng và số bình quân điều hòa để tính số bình quân của những lượng biến có quan hệ tổng.
Cả hai loại số bình quân này được tính bằng phương trình kinh tế:
CHƯƠNG VI; BẢNG CÂN ĐỐI
35/ Có thể sử dụng bảng cân đối để tính 1 số chỉ tiêu còn thiếu trong bảng
Trả lời: Đúng
Bảng cân đối biểu hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu được sắp xếp thành hai vế của bảng sao cho tổng trị số các chỉ tiêu hai vế đó phải bằng nhau.
Sơ đồ: Số đầu kỳ + tăng trong kỳ = giảm trong kỳ + Số cuối kỳ
36/ Tổng chỉ số của các chỉ tiêu trong hai vế của bảng cân đối đơn luôn bằng nhau.
Trả lời: Đúng
Theo sơ đồ: Số đầu kỳ + tăng trong kỳ = giảm trong kỳ + Số cuối kỳ (1)
Hai vế của (1) luôn bằng nhau
37/ Bảng cân đối không cho phép nghiên cứu mối liên hệ cùng một lúc giữa nhiều chỉ tiêu thống kê.
Trả lời: Sai
Bảng cân đối là một tập hợp những chỉ tiêu thống kê có liên hệ với nhau, các chỉ tiêu này được sắp xếp thành hai vế của bảng sao cho tổng trị số của các chỉ tiêu hai vế đó luôn bằng nhau.
Vì vậy bảng cân đối không những cho phép nghiên cứu mối liên hệ cùng một lúc giữa nhiều chỉ tiêu thống kê mà còn tính toán được những chỉ tiêu còn thiếu trong bảng.
38/ Các bảng cân đối của doanh nghiệp của ngành và của nền kinh tế quốc dân có liên quan với nhau.
Trả lời: Đúng
Có số liệu của bảng cân đối doanh nghiệp mới xác định được bảng cân đối của ngành. Từ các số liệu của bảng cân đối ngành xác định được số liệu bảng cân đối của nền kinh tế quốc dân.
Vì vậy các bảng cân đối của doanh nghiệp của ngành và của nền kinh tế quốc dân có liên quan với nhau.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top