LÍ LUẬN NHẬN THỨC

3/ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN NHẬN THỨC

Quan niệm về bản chất nhận thức của triết học Mác- Lênin

Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý của các học thuyết đã có, khái quát các thành tựu khoa học, C. Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức. Học thuyết này ra đời đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức vì đã xây dựng được những quan điểm khoa học đúng đắn về bản chất của nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.

Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người, coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thể. Không có cái gì là không thể nhận thức được mà chỉ có cái con người chưa nhận thức được mà thôi.

Ba là, khẳng định sự phản ánh đó là một quá trình biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo trình tự từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ hiện tượng đến bản chất.

Bốn là, coi thực tiễn là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức, là động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.

Dựa trên nguyên tắc đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào trong đầu óc con người trên cơ sở thực tiễn.

            Trong hoạt động thực tiễn, con ng­ười làm biến đổi thế giới khách quan, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan phải bộc lộ những thuộc tính và quy luật của chúng. Trong quá trình hoạt động thực tiễn luôn luôn nảy sinh các vấn đề đòi hỏi con người phải giải đáp và do đó nhận thức được hình thành. Như vậy, qua hoạt động thực tiễn mà con người tự hoàn thiện và phát triển thế giới quan (tạo điều kiện cho nhận thức cao hơn). Qua hoạt động thực tiễn, não bộ con người cũng ngày càng phát triển hơn, các giác quan ngày càng hoàn thiện hơn. Thực tiễn là nguồn tri thức, đồng thời cũng là đối tượng của nhận thức. Chính hoạt động thực tiễn đã đặt ra các nhu cầu cho nhận thức, tạo ra các phương tiện hiện đại giúp con người đi sâu tìm hiểu tự nhiên. Mỗi bước phát triển của thực tiễn lại luôn luôn đặt ra những vấn đề mới cho nhận thức, thúc đấy nhận thức tiếp tục phát triển. Như vậy thực tiễn trang bị những phương tiện mới, đặt ra những nhu cầu cấp bách hơn, nó rà soát sự nhận thức. Chỉ có thông qua hoạt động thực tiễn, thì tri thức con người mới thể hiện được sức mạnh của mình, sự hiểu biết của con người mới có ý nghĩa. Bằng thực tiễn mà kiểm chứng nhận thức đúng hay sai. Khi nhận thức đúng thì nó phục vụ thực tiễn phát triển và ngược lại

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: