li luan 1

1/ Pháp luật:

a, Khái niệm :

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do NN đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và tạo lập trật tự ổn định cho sự fát triển xã hội.

b, Đặc điểm và bản chất:

Pháp luật chung:

Đặc điểm:

- Tính giai cấp:

Pháp luật ra đời trước hết từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, tức là giai cấp đã nắm được nhà nước. Trong xã hội có đối kháng giai cấp, pháp luật cũng fản ánh tương quan lực lượng giữa các giai cấp, sự thoả hiệp giữa các giai cấp, các nhóm, các tập đoàn có lợi ích đối lập nhau.. Vì vậy, xét về bản chất, pháp luật luôn mang tính giai cấp sâu sắc.

Tuy nhiên, ý chí của GCTT thể hiện trong PL không fải là ý muốn chủ quan của 1ng, 1 nhóm ng nào trong giai cấp thống trị, mà ý chí đó là do lợi ích kinh tế khách quan của giai cấp đó cũng như là các quan hệ sản xuất khách quan mà giai cấp đó là đại diện quyết định. Vì vậy, khi nói đến tính giai cấp của PL cũng đồng thời có nghĩa là khẳng định tính chất bị quy định bởi các điều kiện kinh tế khách quan của nó.

Quan hệ giữa PL với ctrị, PL vs ktế là những mối quan hệ thường xuyên và quan trọng trong PL của mọi nhà nước.

- Tính xã hội:

Trong thực tế, bên cạnh các quy tắc xử sự bị chi fối bởi lợi ích giai cấp thống trị còn có các quy tắc xử sự khác tồn tại từ nhu cầu chung của đời sống xã hội. Những quy tắc đó điều chỉnh các hành vi, cách xử sự mang tính fổ biến, fù hợp với lợi ích của đa số trong cộng đồng fản ánh các nhu cầu, quy luật tồn tại khách quan của cộng đồng xã hội mà bất kỳ xã hội nào với chính thể nhà nc nào cũng fải tuân thủ. Trong điều kiện tồn tại nhà nước, NN là ng đại diện cho các ý chí, lợi ích chung đó của XH, do đó mà NN cũng cần thể chế hoá các quy tắc dó thành fáp luật. Nhờ đó mà các quy tắc xử sự này đc áp dụng fổ biến hơn, thống nhất và chặt chẽ hơn, có tác động mạnh mẽ, có hiệu quả cao hơn vào đời sống xã hội.

PL đc coi là công cụ có hiệu lực nhất duy trì sự tồn tại ổn định và fát triển của xã hội, bảo đảm những lợi ích c ho đa số người trong XH. Vì vậy, khi khẳng định tính giai cấp của PL thì cũng đồng thời fải nhấn mạnh đến tính xã hội của PL, đến giá trị XH to lớn của PL.

- Tính quy phạm của PL:

Như đã nói, PL là những quy tắc xử sự vì nó luôn là khuôn mẫu, là tiêu chuẩn cho các hành vi và cách xử sự của con ng đối vs nhau. Trong các mối QHXH, con ng cân cứ vào các quy tắc đó mà xác định hành vi của mình, xem mình đc làm j, fải làm j, hoặc ko đc làm j và nếu vượt quá giới hạn đó là vi fạm PL. Khoa học Plý gọi các quy tắc xử sự đó là các quy fạm. Vì vậy, có thể nói tính quy fạm là đặc trưng vốn có của PL nói chung.

- Tính nhà nước của PL:

NN đặt ra PL, tổ chức PL và bảo đảm cho PL đc thực hiện trong thực tế đời sống bằgn quyền lực vốn của của mình. Có thể nói PL là ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hôi biểu hiện dưới hình thức NN. PL có đặc điểm và bản chất cùng đặc điểm và bản chất vs NN đã ban hành ra nó. Cho tới nay có 4 kiểu PL tương ứng vs 4 kiểu NN : PL chiếm hữư nô lệ, PL phong kiến, PL tư sản và PL XHCN. Mỗi kiểu PL đó mang bản chất, đặc điểm của các kiểu NN tương ứng cũng như của pthức sản xuất xã hội tưong ứng vs nó.

Bản chất:

Bản chất của pháp luật cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có "pháp luật tự nhiên" hay pháp luật không có tính giai cấp.

Tính giai cấp của pháp luật trước hết ở chỗ, pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó đựơc quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.

Tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở mục đích điều chỉnh của pháp luật. Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.

Mặt khác bản chất của pháp luật còn thể hiện thông qua tính xã hội của pháp luật. Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự "chọn lọc tự nhiên" trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ những quy phạm nào phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy phạm "hợp lý", "khách quan" được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích của đa số trong xã hội.

Giá trị xã hội của pháp luật còn thể hiện ở chỗ, quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chú ý vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan.

Pháp luật của nhà nước XHCN:

I. Bản chất, đặc điểm cơ bản của pháp luật Việt Nam:

- Bản chất của pháp luật XHCN thể hiện trong tính giai cấp, những thuộc tính, giá trị xã hội, các chức năng của pháp luật nói chung, cũng như trong mối liên hệ pháp luật với kinh tế, chính trị, nhà nước và các quy phạm xã hội khác.

- Bản chất pháp luật XHCN với tính cách là kiểu pháp luật kiểu mới còn được thể hiện trong các đặc điểm sau:

1. Pháp luật XHCN mang tính nhân dân sâu sắc.

- Nội dung của nó thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác chiếm tuyệt đại đa số trong bộ phận dân cư trong xã hội. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với kiểu pháp luật bóc lột- kiểu pháp luật chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị chiếm thiểu số dân cư.

- Pháp luật XHCN đưa người dân lao động từ thân phận tôi đòi, làm thuê, lệ thuộc trong xã hội cũ trở thành những chủ nhân chân chính của xã hội mới, ghi nhận chủ quyền nhân dân, quy định một cách rộng rãi các quyền tự do dân chủ cho công dân, tạo ra sự đảm bảo cho sự thực hiện quyền đó.

2. Pháp luật XHCN khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể làm nền tảng, khuyến khích các cá nhân, tổ chức nước ngoài đầu tư vào trong nước.

3. Pháp luật XHCN tuy mang tính cưỡng chế nhưng tính cưỡng chế đó đã chứa đựng những nội dung mới, khác với các kiểu pháp luật bóc lột.

- Trong pháp luật XHCN cũng có những quy định bắt buộc, cấm đoán, dự liệu những biện pháp cưỡng chế song do nội dung của pháp luật XHCN phù hợp với lợi ích, nhu cầu của đại đa số nhân dân nên nhìn chung nó được thực hiện một cách tự giác.

- Về căn bản cưỡng chế được đặt ra đối với người vi phạm pháp luật và nó được tiến hành trong sự kết hợp chặt chẽ với giáo dục, thuyết phục, trên cơ sở giáo dục thuyết phục.

4. Pháp luật XHCN có phạm vi điều chỉnh rộng. Không những nó quy định những vấn đề như tổ chức quyền lực nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân... mà còn điều chỉnh cả lĩnh vực trực tiếp tổ chức, quản lý lao động như: định mức lao động, thống kê, kiểm tra...

5. Pháp luật XHCN liên hệ mật thiết với các quy phạm xã hội khác, đặc biệt là các quy tắc đạo đức, tập quán và các quy phạm của các tổ chức xã hội.

- Các tư tưởng và các quy tắc đạo đức tiến bộ luôn là cơ sở cho pháp luật XHCN . Đến lượt mình, pháp luật lại củng cố và truyền bá các giá trị đạo đức đó. Giữa pháp luật XHCN và các tư tưởng, quy tắc đạo đức có điều gì mâu thuẫn thì điều đó phải được giải quyết trên cơ sở đạo đức.

- Pháp luật XHCN bảo vệ những tập quán truyền thống tiến bộ. Mặt khác, nó cũng ngăn cản, hạn chế và loại trừ những tập tục lạc hậu ( như tảo hôn, đa thê...)

- Pháp luật có quan hệ mật thiết với các quy phạm của các tổ chức xã hội nhất là Nghị quyết, điều lệ của Đảng cộng sản. Đường lối chính sách của Đảng là một trong những cơ sở của pháp luật. Mặt khác, pháp luật cũng là một trong những cơ sở để Đảng hoạch định đường lối, chính sách (Điều 4 Hiến pháp 1992).

Pháp luật XHCN là một hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và những người lao động khác, được quy định bởi cơ sở kinh tế của CNXH trong thời kỳ mới, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm mục đích xây dựng một xã hội dân chủ và phồn vinh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: