Phần 1(#8: Đồng Hành Cùng Với SAND PEBBLES)



Myungdong YWCA đã đảm nhận vai trò cho chương trình thảo luận dành cho thanh thiếu niên. Kim Minki là một khách mời quen thuộc của chương trình thảo luận này. Mặc dù mang đến những buổi thảo luận sôi nổi cùng với tất cả mọi người, xong Baek Soon Jin cũng là một đối tượng chủ chốt trong các buổi thảo luận. Thế giới âm nhạc của Baek Soon Jin đã tạo nên những khúc nhạc dân ca du dương êm ái. Ngược lại , các bài hát của Kim Minki ngoài tính trữ tính còn hàm ẩn rất nhiều cảm xúc phẫn nộ mang tính chất dân tộc, quần chúng nhân dân. Đó không chỉ đơn thuần là chủ đề âm nhạc, mà còn là sự trao đổi sâu rộng những suy nghĩ, ý kiến của mỗi người về tương lai đất nước hay các loại hiện thực xã hội. Cho dù họ có đè nén bản chất quan tâm lẫn nhau đi chăng nữa thì tâm trạng hồi hộp căng thẳng cũng không thể che giấu. Bởi vì những ca sĩ nhạc dân gian độ tuổi thanh niên ấy tìm đến hội trường con ếch xanh, thêm vào đó những người thẳng thắn không có gì dấu diếm về các vấn đề thế giới như Kim Minki và Baek Soon Jin cùng tranh luận , và cuộc tranh luận ấy, những suy nghĩ được gói gọn lại, thuận lợi đưa vào các bài hát.

Vào một ngày nào đó như vậy, ở trường Đại học Yeonsei, trong một buổi biểu diễn mở kết thúc năm mới, một học sinh trao đổi đến từ Mỹ lúc đó đã biểu diễn bằng tiếng Anh. Ngay lập tức Kim Min Ki đã hướng về phía học sinh trao đổi đó và đột ngột hét lên "Về nhà đi đồ Mỹ quốc". Cậu học sinh đó cũng không phải là gián điệp CIA, thế nhưng tại sao Kim Min Ki lại tỏ thái độ vô lễ như vậy, Baek Soon Jin hoàn toàn không thể hiểu được.

Baek Soon Jin ngay từ lúc đi học đã vô cùng yêu thích thơ văn. Đặc biệt ông rất thích thơ của Kim Sowol, đến nỗi vừa đi lại vừa ngâm từng dòng thơ một trong tất cả các bài thơ của Sowol. Không kiềm chế được tình cảm trước thơ văn của Sowol , Baek Soon Jin đã sáng tác một ca khúc của riêng mình dựa trên lời thơ của Sowol. Baek Soon Jin có một khả năng siêu việt trong việc ứng dụng và cảm thụ văn học. Ông tiếp thu nền âm nhạc phương Tây và thêm vào đó những giai điệu mang tính Hàn Quốc một cách độc đáo để tạo nên những bài hát mang sắc thái của riêng mình.

Khác với Baek Soon Jin lớn lên trong một gia đình sung túc, Kim Min Ki đư ợc sinh ra là em út trong một gia đình khó khăn với mười anh chị em. Bố là bác sĩ xong đã bị sát hại trong cuộc chiến tranh nhân dân. Vì vậy Kim Minki là đứa con được sinh ra sau khi người cha qua đời. Ngay từ khi còn học cấp 3 ông đã nuôi dưỡng tài năng âm nhạc của mình, bằng món quà là cây đàn ghi ta mà một người nào đó đã tặng vào ngày nhập học. Khoảng chừng vào lúc Kim Minki nhập học đại học Mỹ thuật của đại học Seoul đến giai đoạn không bình thường sau này, khả năng về ghi ta của ông đã phát triển vượt bậc. Và khi quân đội Mỹ gia hạn thời gian đóng quân và chiếm đóng Hàn Quốc, Kim Minki luôn chất chứa trong lòng sự phẫn nộ, muốn nổi loạn và cái suy nghĩ đấy dường như bật ra một cách không chọn lọc ở trường đại học Yeonsei.

Baek Soon Jin nếu xem xét các khuynh hướng tư tưởng bình thường của Kim Minki, thì sự vụ náo loạn ngày hôm ấy chỉ là một phản ứng tương đối ôn hòa. Khác với quan đi ểm của Kim Minki, Baek Soon Jin cho rằng để năng lực để Hàn Quốc có thể tự mình vươn dậy vẫn còn rất nhiều thiếu sót, và vậy cần thêm sự trợ giúp từ phía Mỹ. Việc hai người này mang những chủ đề như thế đến quán rượu ở Myungdong rồi tranh cãi va chạm quyết liệt là chuyện thường tình. Tuy nhiên bằng là những thứ về âm nhạc, suy nghĩ của cả hai lại vô cùng hòa hợp với nhau. Cho dù đã gây ra những bất hòa về chủ đề chính trị, song đối với những vấn đề làm thế nào để tạo ra âm nhạc làm rung động tâm hồn người nghe, cả hai người lại hình thành nên sự đồng cảm một cách hoàn thiện. Đến những tư tưởng trái ngược nhau cũng không thể tổn hại đến sự tôn trọng mối quan hệ tương trợ lẫn nhau này của hai người.

Kim Minki vẫn luôn thấy chướng mắt đối với chính quyền Park Junghee. Các cơ quan an ninh giám sát nhất cử nhất động của ông không một khe hở. Đoàn thể đứng sau Kim Minki cho dù tiến hành việc gì bí mật cũng đều hết sức suôn sẻ. Trong các cuộc họp tại trường đại học, người ta cấm các học sinh không được hát các ca khúc cấm của Kim Minki một cách vô căn cứ. Đi ều buồn cười ở đây chính là trên thực tế những học sinh yêu thích ca khúc của Kim Minki đương nhiên cũng sẽ thích các bài hát của Baek Soon Jin. Vì vậy theo đó, dù nội dung bài hát của Baek Soon Jin không có bất cứ vấn đề gì, chỉ duy nhất một lí do là vì ông là người bạn thân thiết với Kim Min ki, hoặc chỉ vì lí do biện minh rằng bài hát đó được hát trước hoặc sau bài hát của Kim Minki, mà chính phủ đã thêm bài hát của Baek Soon Jin vào trong mục lục các danh sách bài hát bị cấm. Cái bóng ma hung dữ của chế độ cải cách độc tài không thể xem bất cứ cái gì ngoài truyện tranh đen hài hước đó, trên th ực tế, đã cùng v ới truyện tranh từng bước từng bước tiến đến cái hiện thực khác xa ngoài sân khấu, đưa đất nước chúng ta đến nơi cần phải đến.

Vào một chiều nào đó, Kim kyunghyun đã nh ận được cuộc điện thoại từ cậu con trai Lee SooMan lúc đó đang hoạt động với tư cách là thành viên nhóm "Tháng Tư và Tháng Năm"

- Mẹ à, con sẽ đến nhà anh Sunjin để luyện ca hát và sẽ trở về vào ngày mai. Mẹ nói cha đừng lo lắng giúp con nhé.

Dù đã lớn tuổi đến đâu thì con cái vẫn luôn luôn là tình yêu bé bỏng trong lòng cha mẹ. Lo lắng cho cậu con trai út, người mẹ đã hỏi và khuyên bảo thế này.

- Con ăn cơm chưa? Hát thì cũng tốt thôi nhưng cơm thì nhất định phải chuẩn bị và ăn đúng lúc nhé. Và ngày mai đừng có về muộn đấy.

Cho dù vậy vẫn không thể vứt bỏ sự lo lắng của mình, bà đã hỏi cậu con trai thứ hai của mình là Lee Soo Yeong rằng Baek Soon Jin là người như thế nào. Đối với câu hỏi này Lee Soo Yeong đã trả lời rằng năng lực âm nhạc của Baek Soon Jin thực sự rất tuyệt vời, khả năng sáng tác của cậu ấy cũng rất tốt, tính cách rất thoải mái và sẽ đối xử tốt với Lee SooMan.

Lee Soo Man dường như là dính lấy Baek Soon Jin. Dành toàn bộ thời gian cùng với tiền bối Baek Soon Jin dường như đã khi ến cho đôi tai hi ểu biết âm nhạc của Lee SooMan đư ợc mở rộng ra. Lee SooMan khi được nghe màn biểu diễn ghita tinh luyện của Baek Sujin thì cảm thấy rất thoải mái và vui vẻ từ tận đáy lòng. Lee SooMan ngày càng say mê âm nhạc của Baek Soon Jin. Hai người bắt đầu thức đêm cùng nhau ca hát, cùng nhau bày ra các cuộc tranh luận khốc liệt về vấn đề làm thế nào để phát triển âm nhạc. Nếu như Baek Soon Jin nêu ra những ý kiến về vấn đề dòng nhạc nước ngoài ảnh hưởng lên âm nhạc Hàn Quốc thì Lee SooMan sẽ mở rộng chủ trương chỉnh đ ốn các đ ặc trưng và phương hướng phát triển của âm nhạc Hàn Quốc. Lee SooMan dù không ngần ngại nói ra hết những quan điểm suy nghĩ của mình vẫn sẽ luôn đối xử tôn trọng và chăm chú lắng nghe ý kiến của tiền bối. Lần đầu tiên trong đời được lắng nghe những câu truyện âm nhạc từ bên trong cho đến hình thức từ một người không cùng dòng máu với mình khiến ông cảm thấy rất phấn khích. Baek Soon Jin đơn giản từ một người anh người bạn đối với Lee SooMan đã dần dần trở thành một cố vấn âm nhạc.

Cũng như vậy Baek Soon Jin đối xử với Lee SooMan giống như một người bạn bình đẳng. Baek Soon Jin đánh giá rất cao năng lực tiềm ẩn và tính khả năng vô cùng vô tận mà Lee SooMan có. Đó là bởi vì sự tài năng trong bộ dạng lo lắng cho tương lai của nền âm nhạc Hàn Quốc đến từ một hậu bối nhỏ tuổi như Lee SooMan - điều mà đ ến cả tiền bối cũng không đ ặc biệt đ ể tâm. Và việc đư ợc hoạt động cùng một nhóm với đàn anh biết rõ tấm lòng và sự tôn trọng của mình, đối với Lee SooMan thực sự là một vận may lớn.

Baek Soon Jin vì đã sớm nhận thức được việc các công ty âm nhạc chuyên nghiệp sẽ sớm trở thành xu thế mang tính thời đại nên đã thông qua mối quan hệ của Lee SooMan và nhóm "Tháng 4 tháng 5", đề xuất với Lee SooMan việc thành lập một công ty chuyên về kế hoạch sản xuất âm nhạc. Lee SooMan vì lí do đã tận mắt chứng kiến hết lần này đến lần khác sự thất bại trong doanh nghiệp của người cha nên trong suy nghĩ của ông nhận thức hoàn toàn khác biệt về việc ca hát với danh nghĩa học sinh và việc hoạt động như những ca sĩ chuyên nghiệp. Vì lí do đó mà Lee SooMan đã không thể ngay lập tức chấp nhận ý kiến của tiền bối. Đối với việc chấp nhận hay không đề xuất của Baek Soon Jin không phải chỉ là do vấn đề tuổi tác quá nhỏ. Lee SooMan suy nghĩ về việc hoạt động doanh nghiệp, xét góc độ kinh tế, không phải là việc chỉ cần đem tự tin của mình đặt lên nó. Ngược lại ông nghĩ rằng bản thân mình phải cần vùi đầu vào việc học sau một thời gian dài chểnh mảng. Cho dù vậy , đề xuất của Baek Soon Jin đã reo một hạt giống quan trọng trong lòng Lee SooMan, và hạt giống này trên thực tế để có thể nảy mầm cần phải mất một khoảng thời gian bằng ba bốn lần đi qua đi lại giữa Thái Bình Dương.

Sau khi Lee SooMan rút lui khỏi nhóm "Tháng Tư và Tháng Năm", Baek Soon Jin đã tuyển chọn thành viên mới để lấp chỗ trống mà cậu em hậu bối để lại. Sau khi Lee SooMan rời đi, một người còn lại trong nhóm thành viên là Kim TaePoong được thay thế bởi Kim Jeongho và dẫn dắt nhóm "Tháng Tư và Tháng Năm" cho đến kì thứ 4. Các ca khúc của Baek Soon Jin nhận được rất nhiều sự yêu thích của quần chúng. Ông đã nắm chắc được vị trí singer-songwriter thế hệ thứ nhất của âm nhạc dân gian mang đậm tính Hàn Quốc trong giới âm nhạc dân gian cải biên từ nhạc nước ngoài. Thông qua nhóm nhạc "Tháng Tư và Tháng Năm", các ca khúc đã đư ợc trình bày như "Hwa" "Yetsarang" (tình yêu cũ","Bataei yeoin" (người phụ nữ của biển), "Deungbul" (ngọn đèn), "Yoksim Obneun maeum" (trái tim không lòng tham) cho đến tận ngày nay vẫn nhận được sự yêu mến rất nồng nhiệt. Baek Soon Jin và Lee SooMan cho dù chỉ trong thời gian ngắn cùng nhau hoạt động và chung chí hướng với âm nhạc của nhóm "Tháng Tư và Tháng Năm" những giai đoạn đầu tiên, nhưng vẫn sẽ còn mãi mối quan hệ đối tác cho và nhận, sự đồng điệu trong tâm hồn suốt cả cuộc đời về sau này. Thông qua Baek Soon Jin, những kiến thức mà Lee SooMan đã học được chính là việc phải học hỏi đến cả thứ trí tuệ sẽ lo liệu cho các mối quan hệ rộng lớn sau này. Lee SooMan vào tháng 12 năm 1971 sau khi nộp đơn xin ngừng học thì đã ở nhà nghỉ ngơi một thời gian. Thời gian dành cho gia đình cứ tự nhiên mà tăng dần lên. Chịu ảnh hưởng từ cha mẹ là những con chiên ngoan đạo của Đạo Cơ Đốc Lee SooMan ngay từ khi trong bụng mẹ đã liên tục đi lại nhà thờ. Dù bận rộn với hoạt động ca sĩ hay sức khỏe ốm yếu, lòng tín ngưỡng của Lee SooMan càng ngày càng sâu hơn. Đối với ông, nhà thờ đóng vai trò làm nơi an tĩnh và nuôi dưỡng tâm hồn. Nhà thờ thực sự đã làm thế giới tâm hồn của Lee SooMan đầy đủ hơn, và là không gian giúp gợi lên sự tự tin trong mỗi con người.

Lee SooMan mỗi khi nói chuyện với cha mẹ đều cảm thấy bình an hơn. Là một ca sĩ âm nhạc dân gian có mẹ đã từng học về chuyên ngành nhạc cổ điển, tuy nhiên giữa họ chưa từng xảy ra mâu thuẫn về những khác biệt trong quan đi ểm âm nhạc. Ông tiếp thu thứ âm nhạc cổ điển ấy một cách thoải mái giống như một phần của cơ thể của mình. Chính nhờ công ơn đó mà ngay từ nhỏ Lee SooMan đã có thể lồng ghép một cách tự nhiên những cảm nhận bật ra trong sự va chạm của văn hóa dân gian nổi bật đương thời lên những kiến thức về âm nhạc cổ điển được tích lũy một cách bền bỉ. Thế giới của người mẹ và thế giới của Lee SooMan cũng có những khoảng cách thế hệ, những khác biệt về góc nhìn và địa điểm. Dù vậy trong gia đình không có m ột ai là không coi trọng những suy nghĩ của Lee SooMan. Người anh thứ Lee Soo Yeong đã trở thành người tài trợ giúp đỡ cho Lee SooMan. Ông cũng là người hướng dẫn chỉ bảo giúp cho em mình mở rộng hơn tầm nhìn trên mọi phương diện âm nhạc. Bản thân SooYeong trước tiên cũng cẩn thận bỏ vào giỏ âm nhạc của Lee SooMan những bài hát đã qua một cách mới mẻ. Giỏ âm nhạc của Lee SooMan cũng nhờ vậy mà dần dần đầy đủ hơn. Đối với thế hệ của Lee SooMan, trong gia đình ông việc nhận về những lễ rửa tội liên quan đến âm nhạc không hề ít, khiến cho việc mong chờ một điều gì đó là điều vô cùng khó khăn. Vì vậy đối với một người làm về âm nhạc như Lee SooMan thì sự tồn tại của gia đình đã chính là một lời chúc phúc.

Trình độ học vấn của cha mẹ Lee SooMan đã trở thành một tiêu chuẩn tối thiểu nào đó đ ể các cậu con trai phải đ ạt đư ợc trong việc học hành của mình. Và chính tiêu chuẩn này đã làm gi ảm đi nhi ệt huyết của Lee SooMan trong các vấn đề về âm nhạc. Cha của ông luôn mong muốn cậu con trai thứ ba của mình tập trung hơn vào việc học hành. Vì sức khỏe ốm yếu nên trong suốt thời gian nghỉ ngơi ở nhà Lee SooMan đã thực sự nghiêm túc lo lắng về tương lai của bản thân. Cha của ông luôn hy vọng rằng hoạt động nghệ thuật của con trai sẽ chỉ dừng lại ở mức độ là sở thích đặc biệt của thời tuổi trẻ, và sau cùng vẫn sẽ bước tiếp trên con đường đại học.

Cha của Lee Soo Man, ông Lee HeeJae, sau khi giải phóng đã lao vào con đường kinh doanh, xong liên tục thất bại và mang theo những kí ức cay đắng. Sau đó cho dù ông đã thử kinh doanh rất nhiều lần, nhưng với tình trạng không thể đạt được những thành quả đã đề ra, ông đã phải ngưng giữa chừng và đóng cửa hoàn toàn. Giống như một người kiên trì và bướng bỉnh, cho dù không thu được lợi nhuận ông cũng sẽ không luồn cúi một cách hèn hạ. Ông bẩm sinh đã mang tính cách không thể hiểu rõ được các vấn đề về quản lí tài chính. Đã từ bỏ con đường học tập một cách khinh suất và mang theo toàn là những kinh nghiệm cay đắng trong cuộc đời như vậy, Lee HeeJae đương nhiên ch ỉ luôn mong muốn những đứa con của mình tiếp tục ở lại trường học và trở thành giáo sư hoặc nghiên cứu viên. Anh trai cả của Lee SooMan, Lee Suwan đã đáp ứng đầy đủ nguyện vọng của cha mẹ. Lee Suwan thông qua các quá trình từ lúc làm giảng viên kiêm nghiên cứu viên tại đại học yeonsei, cho đến khi trở thành nghiên cứu viên của viện nghiên cứu tiêu chuẩn Hàn Quốc, là nhân vật chủ chốt quan trọng của viện nghiên cứu tiêu chuẩn tại Mỹ, đã được bổ nhiệm làm giáo sư của khoa Vật lý học đại học Hongik. Lee Suwan đã trở thành giáo sư vật lý nổi tiếng đầu tiên khai thác phát triển chương trình ứng dụng ánh sáng laser.

Là một người con nhận được sự yêu thương sâu sắc từ cha, Lee Soo Man chưa từng cãi lời ba mẹ. Nhất là đ ối với những việc tiếp tục truyền thống gia đình trên con đư ờng học vấn. Bản thân Lee SooMan cũng luôn có ý định nghe theo quan điểm của cha. Ông không biết rằng những xu hướng xã hội lúc ấy là luôn đối xử lạnh nhạt và coi khinh những người làm nghệ thuật. Thêm vào đó ông vẫn luôn là một đứa trẻ biết lễ nghĩa luôn lắng nghe lời của ba mẹ. Vừa là con út trong nhà vừa là đứa con trai thứ ba. Vì vậy ông luôn nhận được những điều dễ thương như con gái nhà người khác. Có rất nhiều những tin đồn đã được lan truyền ở thung lũng Buamdong về tình yêu của cha mẹ đối với cậu con út hiền lành, tài năng và học giỏi này. Lee Hee Jae luôn luôn nhấn mạnh với Lee SooMan rằng so với việc nhận được những lời bình luận xấu xa về việc trở thành một ca sĩ, thì việc trở thành giáo sư và nhận được sự tôn kính của người đ ời sẽ luôn đư ợc xã hội công nhận hơn về năng lực chuyên ngành của bản thân. Lee SooMan nhờ vậy đã quyết tâm nghe theo lời khuyên bảo của cha. Nhưng quả thật rất khó khi cứ phải đè nén những khát khao của mình về âm nhạc. Vì mỗi lần nghe những ca khúc dân gian, từ sâu thẳm trong lòng ông luôn trỗi dậy những cảm nhận, sự tự tin và cảm giác thoải mái trong tâm hồn. Những cảm nhận mà âm nhạc mang đến cũng tương tự như những cảm giác ông đã trải nghiệm mỗi lần đến nhà thờ.

Sau quãng thời gian tạm ngừng hoạt động nghệ thuật và những việc quá sức với bản thân, sinh khí dần trở lại với cơ thể ốm yếu và mang sức khỏe của Lee SooMan hồi phục trở lại. Tuy nhiên không có âm nhạc thì không thể đảm bảo được sự hồi phục trong tâm hồn. Cứ bỏ mặc những khao khát về âm nhạc của bản thân thì dường như sẽ không thể nào sống được một cuộc đời đầy ý nghĩa cho dù chỉ một ngày. Thế nhưng mỗi lần ca hát là mỗi lần cảm thấy một nỗi niềm vui sướng khi lấy ra được tảng đá to lớn đang đè chặt trong tim đến ngạt thở. Âm nhạc dường như là một loại vitamin hiệu quả cao nhất đối với người như ông. Lee SooMan nhanh chóng hướng về Myungdong – cái nôi của âm nhạc dân gian. Thế nhưng cho dù ngay lập tức xuất phát đến căn phòng âm nhạc nơi có những người bạn trí cốt đồng liêu, vì có những lời căn dặn của bố mẹ nên ông đã không bư ớc lên sân khấu như một ca sĩ chuyên nghiệp một lần nữa. Đi ểm mấu chốt ở đây chính là, việc rời xa âm nhạc mãi mãi của Lee SooMan, giống như một bông hoa hướng dương không thể mãi mãi hướng theo mặt trời, là một việc không thể thực hiện.

Trên thực tế, cuộc sống đại học đã trở thành nơi trú ẩn tuyệt vời của Lee SooMan, giúp ông loại bỏ những yếu tố của căn bệnh đau tim có thể phát sinh bất cứ lúc nào trong quá trình làm âm nhạc dân gian. Thoát khỏi sự kiểm soát của gia đình, Khu Campus Suwon của trường Đại học Nông nghiệp và Khoa học đ ời sống – Đại học Seoul đã tr ở thành không gian hoàn toàn phù hợp với những người trẻ nhiệt huyết nông nỗi yêu thích âm nhạc. Chẳng là họ đã tạo được những điều kiện cho phép mọi người có thể say mê đắm chìm vào âm nhạc mà tránh cái nhìn của người ngoài. Họ vẫn đảm bảo được việc học tập đầy đủ và lí tưởng dù có dành nhiều thời gian cho bạn bè trong trường học. Lee SooMan vừa có thể nắm vững những xu thế mới nhất của nền âm nhạc, vừa liên tục bày ra sự tài năng của mình trong học tập. Có thể thấy rằng Lee SooMan có những phương pháp học tập giúp duy trì được thành tích cao nhất của mình trong khi vẫn say mê vùi đầu vào âm nhạc. Năng lực chỉ ra trọng tâm trong mỗi sự việc của ông thực sự rất tuyệt vời. Mọi người nhìn vào diện mạo đó của Lee SooMan, có thể thấy rất thần kì, cũng như ghen tị, thế nhưng trên thực tế, Lee SooMan là nhân vật luôn luôn suy nghĩ, đọc sách, tìm tòi và chưa từng nghỉ ngơi. Ông vẫn luôn đau đầu suy nghĩ về việc liệu có phương pháp nào giúp mình làm tốt hơn nữa, kể cả trong việc thi cử, lẫn chuẩn bị cho các buổi biểu diễn.

Năm 1971, Lee SooMan gia nhập vào nhóm âm thanh "Sand Pebbles"9 của trường Đại học Nông nghiệp và Khoa học đ ời sống Seoul. Thế nhưng do các hoạt đ ộng âm nhạc ở ngoài trường học, ông không thể dồn toàn bộ sự quan tâm của mình vào các việc trong trường. Tuy nhiên đến năm 1972, tình hình sức khỏe cải thiện khiến mọi việc đã thay đổi. Cuối cùng ông cũng có thể vừa dành nhiều thời gian cho bạn bè ở trường hơn, vừa có thể năng nổ tham gia các hoạt động của câu lạc bộ. Phải giảm bớt các hoạt động âm nhạc ở bên ngoài nên việc tham gia vào nhóm nhạc tài năng ở trong trường là một nguồn động viên vô cùng lớn đối với Lee SooMan. Việc cùng tham gia vào các hội nhóm tụ hội những người giàu khả năng cảm thụ âm nhạc là một khung cảnh không hề xa lạ.

Là một nhóm nhạc trụ cột nhận được sự yêu thích vô cùng lớn của Đại học Khoa học và Đời sống Seoul, "Sand Pebbles" từ cơ cấu ban đầu đã dần tiếp nhận những ảnh hưởng một cách trực tiếp nền âm nhạc dân gian phương Tây. Lúc này hai thành viên của nhóm là Yun hyungju và Song Changsik đã thành lập nên Twinpolio và thường xuyên biểu diễn các ca khúc dân gian của Simon và Gargunkel. 10

Trong số các nhóm nhạc sinh viên của nước ta, "Sand Pebbles" nắm giữ một vị trí vô cùng độc đáo và điều này có liên quan sâu sắc đối với đặc tính địa lý của trường Đại học Nông nghiệp và Khoa học Đời sống Seoul. "Sand Pebbles" ngay từ kì đầu tiên đã quyết định những nguyên tắc và hoạt động cho 1 năm, và các nguyên tắc đó vẫn được duy trì nguyên vẹn sau 40 năm. Chỉ trong thời gian ngắn đã làm lan tỏa sự nhiệt huyết yêu thích của mình về thứ âm nhạc mà bản thân theo đuổi. Sinh sống tại kí túc xá của trường Đ ại học tại Suwon nhưng trong hoàn cảnh như vậy, họ vẫn đảm bảo tạo cho mình đư ợc khoảng thời gian thoải mái để luyện tập – yếu tố vô cùng quan trọng trong việc hoạt động ban nhạc. Thông qua quá trình luyện tập đầy đủ, kĩ năng và thực lực về âm nhạc của "Sand Pebbles" đã vượt xa so với tiêu chuẩn của một câu lạc bộ của trường đại học bình thường và tiến đến giai đoạn phát triển vượt bậc.

"Sand Pebbles" với tư cách là một nhóm nhạc nghiệp dư luôn tự hào về truyền thống và lịch sử lâu dài của mình đã trở thành một ví dụ thực tế vô cùng hiếm có, chứng minh được rằng hoàn toàn có thể song song điều hòa các hoạt động âm nhạc và việc học tập. Nếu để ý kĩ vào các phương diện nguyên tắc hoạt đ ộng của một nhóm nhạc nghiệp dư như "Sand Pebbles" có thể thấy, trong số các thành viên, người đã ra m ắt trước đó v ới tư cách ca sĩ – Lee SooMan là một trường hợp ngoại lệ. Xét về mặt kĩ thuật hay lão luyện, cho dù có khác biệt hay không, nhưng chỉ với sự nhiệt huyết và bền bỉ trong âm

9 Là nhóm nhạc học sinh đồng thời là câu lạc bộ của khoa trường đại học Seoul. Với ý nghĩa là 'cát và sỏi', trải 30 năm nhóm nhạc đã tham gia biểu diễn ở hơn 1000 hội nghị.

10 Paul Simon và Art Garfunkel là hai thành viên của nhóm nhạc hai người ở Mỹ. Các ca khúc tiêu biểu của cặp đôi này là "The sound of silence" , "Mrs. Robinson", "Bridge over Troubled water".


nhạc đã khiến họ không hề thua kém bất cứ ca sĩ hay nhóm nhạc chuyên nghiệp nào. Lee SooMan được làm việc cùng với các thành viên của một nhóm nhạc như vậy từ đầu đến cuối vẫn luôn là một điều vô cùng vui vẻ và hạnh phúc. Sau mỗi lần tan học hoặc bất cứ khi nào có thời gian, họ đều tụ tập lại ở phòng luyện tập, cùng chơi ghita, cùng đánh trống và cố gắng hết sức trau chuốt cho khả năng của mình. Tất cả đều sống với niềm vui ánh lên trong đôi m ắt. Trong số những người anh em, tiền bối, hậu bối đồng nghiệp của Lee SooMan, những người sau khi bước ra ngoài xã hội mà vẫn tiếp tục niềm đam mê âm nhạc vô cùng hiếm có. Thế nhưng cho dù ở đâu, làm gì, chính việc đã từng là thành viên của "Sand Pebbles" có tác dụng vô cùng lớn lao giúp cho họ tích cực hơn trong cuộc sống xã hội sau này. Đó chính là nhờ vào tính sáng tạo và chí tiến thủ cố hữu đặc trưng của "Sand Pebbles", mà sau này khi đã tốt nghiệp họ vẫn tiếp tục duy trì không thay đổi.

Trong khi hoạt động cùng với Sand Pebbles, Lee SooMan đã gặp những người bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống tương lai sau này của ông. Trong số đó có một người bạn dưới ông một khóa, nhờ vào đôi bàn tay khéo léo diễn tấu ghi ta, mà sau này đã cùng với những người anh em của ông hoạt động sôi nổi ở kì thứ hai của Sand Pebbles – Kim YeongMin.11 Vốn dĩ, nguyên tắc của

"Sand Pebbles" là các thành viên tập trung vào các hoạt động âm nhạc chỉ trong 1 năm của năm học thứ hai. Tuy nhiên, Kim YeongMin nhờ vào tài năng đặc biệt của mình đã nhận được sự đối xử đặc biệt khi chỉ mới ở năm thứ nhất. Đối với Lee SooMan, sau quãng thời gian nghỉ ngơi vì vấn đề sức khỏe, việc hoạt động cùng với Sand Pebbles thực sự là hoạt động âm nhạc đầu tiên thỏa mãn được ông. Đối với một người đã từng trải qua vô vàn khó khăn so với các thành viên khác như Lee SooMan, thì việc gặp gỡ những ca sĩ nghiệp dư say mê âm nhạc một cách trong sáng và thuần khiết nhất một cách thoải mái là một trải nghiệm vô cùng vui vẻ. Và trong số đó, Lee SooMan và người phối hợp ăn ý nhất với ông – Kim YeongMin, vì đã đi theo ông như những người anh em ruột thịt, mà mối quan hệ của hai người dần dần đã mang theo tính quan trọng và ý nghĩa của một mối quan hệ gắn bó thân thiết hơn mối quan hệ hậu bối tiền bối thông thường.

11 Đối với Lee SooMan, thì có hai người vô cùng quan trọng với ông đồng tên với nhau là Kim YeongMin. Một người ở đây là người học cùng trường đại học Seoul Kim Yeongmin. Kim Yeongmin này vì khả năng đặc biệt trong việc chơi ghita của mình, đã đánh vỡ quy tắc của "Sand Pebbles" và ngay từ năm thứ nhất đã bi ểu diễn như một thành viên của "Sand Pebbles". Một người khác là người đã trở thành giám đốc điều hành của SM Entertainment vào năm 2005 Kim Yeongmin.




Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top