Phần 1 (#6: Gặp gỡ Lee Jong Hwan)
Trong nền công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc những năm đầu thập niên 70, có một nhân vật tài năng xuất chúng đã bước lên đến đỉnh cao trong ngành DJ radio và nổi tiếng với danh hiệu "máy chế tạo ca sĩ ". Đó chính là Lee Jong Hwan, ông có biệt danh là "giọng hát của đêm", mỗi khi nghe được giọng hát trầm và ấm của ông thì mọi mệt mỏi, bực dọc trong ngày dần dần tan biến nên mọi người mới gọi ông với cái tên thân mật như vậy. Năm 1964, ông làm việc tại đài phát thanh MBC với vai trò là PD radio và là người đầu tiên khai phá ra chương trình phát sóng âm nhạc ban đêm vào năm 1970. Tài năng ăn nói lưu loát giống như một thứ vũ khí lợi hại giúp ông dễ dàng giao lưu và thân thiết với người hâm mộ. Là một người dễ gần và năng nổ, Lee Jong Hwan có sức hút rất lớn đối với nhiều ca sĩ nhạc đồng quê xung quanh mình, họ muốn đến gần ông giống như bột sắt bị hút bởi nam châm vậy. Ông là con người một người tuyệt vời, dễ hoà đồng và chân thành, những ca sĩ cùng làm việc với ông gọi nhiều đến nỗi người ta phải gọi là "sư đoàn Lee Jong Hwan". So với đa số ca sĩ nhạc dân ca mới bước qua tuổi 30 thì Lee Jong Hwan hơn khoảng 10-15 tuổi. Thêm vào đó, với kinh nghiệm tích luỹ được khi còn làm ở các đài phát thanh thì việc đưa những người theo đuổi dòng nhạc dân ca xuất hiện trên sóng phát thanh đối với ông là một điều hết sức dễ dàng.
Thời đó, tổng số sinh viên đang theo học tại các trường đại học hệ 4 năm trên toàn quốc là khoảng 150 nghìn người. Quy định về đồng phục sinh viên phải mặc khi đi học là tấm huy hiệu của trường phải đeo trước ngực trái, ngược với đồng phục khi học trung học phổ thông dùng tên riêng hạn chế thông qua ngân phiếu bảo hành tự do. Đó là giấy bảo hành lai lịch làm nổi lên tập đoàn có vị thế cấp bậc cao quý. Hình ảnh những ca sĩ sinh viên mặc quần jean, vai mang cây đàn ghita, đ ầu ngẩng cao nghênh ngênh, dáng vẻ hiên ngang bước vào đài phát thanh cũng không còn là điều kì lạ hay hạ đẳng gì.
Tầng lớp có chức vị cao trong đài phát thanh không thích và cũng chẳng mong Lee Jong Hwan kêu gọi các ca sĩ nhạc đồng quê vào đài rồi cho họ xuất hiện trên các chương trình do bản thân ông thực hiện. Mỗi khi chỉ đích danh của những sinh viên được Lee Jong Hwan đưa đến, họ thường hỏi theo kiểu xem thường và thô lỗ "Mày là ai?". Như vậy thì không có lý nào những ca sĩ trẻ thời đại mới tóc tai để dài đến tận vai lại được xem là đẹp đẽ trong mắt những người thuộc thế hệ trước. Nhận ra điều đó, mỗi khi thực hiện chương trình, tâm trạng của các PD khác xung quanh Lee Jong Hwan luôn bồn chồn, lo lắng cứ như ngồi trên chiếc nệm có kim vậy. Họ mong muốn những ca sĩ nhạc đồng quê xuất thân từ trường đại học xuất hiện trên truyền hình với dáng vẻ chỉnh tề và gọn gàng nhưng ngay từ ban đầu những người trẻ tuổi đó đã không hi ểu tâm trạng ưu phiền của PD. Bởi vì nhạc dân ca ngay từ nền tảng ban đầu đã toả ra mùi vị của sự chống đối. Theo những người thuộc thời đại cũ, càng ngày chính quyền cải cách của tổng thống Park Jeong Hee càng độc tài, quyền uy chủ nghĩa nên tại thời điểm này, ngay cả sợi tóc của sinh viên đại học khi bị cây kéo dí vào dù bên trong có đau đớn rên rỉ nhưng cũng chỉ có một đạo lý duy nhất là phải cố chịu đựng.
Những người thuộc thế hệ cũ đang phản đối kịch liệt như cách của tổng thống Park Jeong Hee trói buộc sự tự do về thân thể của thế hệ trẻ, không chấp nhận người trẻ để tóc dài và bộ dạng trông luộm thuộm, bẩn thỉu. Không có một ca sĩ dân ca xuất thân từ sinh viên đại học nào tôn kính vị tổng thống độc tài, người để duy trì và kéo dài sự ổn định của chính quyền ngay cả hiến pháp cũng bị sửa đổi rối tung lên. Lee Jong Hwan đã có cái nhìn vô cùng sắc bén về điểm này. Ông tự cho mình có vai trò như một người phát ngôn tâm lý của những ca sĩ dân ca thanh niên, chống lại bầu không khí phản đối ngoại hình đó. Lee Hong Hwan là một tiền bối, người anh lúc nào cũng thoải mái, đối xử tốt với mọi người. Có lẽ trên đời này hiếm có một người như thế, một vị tiền bối có thể lắng nghe và thấu hiểu hậu bối của mình, một người anh mà không có người em nào khước từ khi anh đưa ra lời đề nghị. Đó là lý do có một mối quan hệ anh em đồng chí gần gũi và bền chặt đã đư ợc tạo lập trong sợi dây kết nối giữa Lee Jong Hwan và những người ca sĩ dân ca xuất thân từ sinh viên đại học.
Mạng lưới này được hình thành và lấy Lee Jong Hwan làm tâm, nó có ý nghĩa như kết nối một thoả thuận ngầm giữa Lee Jong Hwan và các ca sĩ nhạc dân ca, đó là ý đ ịnh chế tác đĩa nhạc. Sự hiểu ngầm này là một sản vật phụ do thời đại tạo nên. Nghề nghiệp chính của những ca sĩ dân ca này vẫn là sinh viên. Đời sống ca sĩ cũng chỉ dừng ở mức độ hoạt động theo sở thích kiêm làm thêm để kiếm tiền trả học phí. Trong khoảng nửa đầu 20 tuổi đến nửa sau 30 tuổi, dù làm ra thật nhiều đĩa nhạc và hoạt động tích cực nhưng một khi đến tuổi kết hôn thì đành phải bỏ dở sự nghiệp ca hát giữa chừng, mỗi người đi tìm một công việc chính cho mình, đi ều này gọi là "luật bất thành văn", dù đam mê th ế nào thì cuối cùng ca hát vẫn là một nghề phụ, không thể theo đu ổi suốt đời được. Lee Soo Man cũng không phải ngoại lệ. Dù ông đã từng là một ca sĩ kiêm MC tài năng, vươn đến đỉnh cao thành công vào năm 1981 nhưng cũng chính năm đó ông bất ngờ sang Mỹ du học và theo đuổi ngành công nghệ máy tính. Cuối cùng ông cũng đi theo con đường của những ca sĩ nhạc dân ca, những người đồng nghiệp chỉ có thể giữ gìn, nâng niu thế giới âm nhạc bằng những ký ức quý giá của cái thời còn đi học.
Chuyện hết lần này đến lần khác từ bỏ nghề ca sĩ rồi chuyển qua làm toàn những việc liên quan đến chế tác đĩa nh ạc là một chuyện thường tình. Theo đó, trong vi ệc chế tác đĩa nh ạc chuyên nghiệp có nhiều trường trường hợp phải nhờ vả các PD ở đài truyền hình. Chính vì lý do đó, lời nói của các PD có tác động lớn trong việc đề bạc người sẽ xuất hiện trên chương trình phát thanh âm nhạc. PG được xem như là người nắm quyền quyết định đến vận mệnh sinh tử của ca sĩ.
Tất cả lợi nhuận thu được từ việc bán đĩa được chia phần cho Lee Jong Hwan hay những công ty chế tác thu âm đĩa nh ạc như để thể hiện lòng biết ơn vì đã giúp đ ỡ miễn phí trong việc sản xuất đĩa nh ạc cũng như tạo đi ều kiện để xuất hiện trên sóng truyền hình, nếu nhìn kĩ vào tiêu chuẩn hiện nay thì sẽ quy kết sự viện trợ đó có chút kì lạ. Lý do là trong mối quan hệ làm ăn giữa Lee Jong Hwan và các ca sĩ nhạc dân ca, thật khó có thể mong đợi được tính minh bạch của tiêu chuẩn do yêu cầu của thước đo chủ nghĩa kinh tế thị trường chính xác đưa ra thời đầu những năm 1970. Mối quan hệ của họ vẫn chưa cởi bỏ được bản chất của nó, đó là tình cảm giữa anh em, tiền bối hậu bối vui vẻ và hợp nhau.
Đĩa nhạc đầu tiên của nhóm ""Tháng Tư và Tháng Năm"" đã nhận được sự giúp đỡ của Lee Jong Hwan và xuất hiện trên thế giới. Baek Soon Jin và Lee Soo Man đã chính thức bước vào bên trong hàng rào chắn của sư đoàn Lee Jong Hwan. Baek Soon Jin quyết đinh nhận sự giúp đỡ của Lee Jong Hwan do tác động bởi nguyên nhân quan trọng là khó khăn về mặt tài chính trong sản xuất đĩa nhạc. Bởi vì nếu coi là nghề nghiệp thì cũng không hẳn là bước chân vào công nghiệp âm nhạc, mà là tình huống không thể buông tay ra khỏi nhà vì mục đích chế tác đĩa nhạc mà họ đầu tư một khoảng tiền lớn vào đó. Chi phí sản xuất một đĩa nhạc theo vật giá thời đó khoảng trên dưới 20 vạn won trong khi thu nhập quốc dân chưa đến 10 vạn/ 1 người thì đối với những sinh viên, xoay sở một số tiền lớn như vậy không phải là chuyện dễ dàng.
Chuyện nhóm ""Tháng Tư và Tháng Năm"" nổi lên đ ầu tiên trong mắt Lee Jong Hwan là vào khoảng cuối thu năm 1971. Nhờ Lee Jong Hwan đã nhận ra Lee Soo Man, người đã đến nhà thờ Jeong Dong cùng Baek Soon Jin. Lee Jong Hwan đã trực tiếp đến gặp ""Tháng Tư và Tháng Năm"" tại nhà thờ Jeong Dong và đề nghị họ tham dự chương trình "The Starry Night" do chính ông thực hiện trên kênh MBC. Lúc đó Lee Soo Man ch ỉ mới 20 tuổi, còn Lee Jong Hwan vị tiền bối từng học ở trường trung học phổ thông Lee Soo Man tốt nghiệp đã 35 tuổi. Lee Soo Man đã tận mắt chứng kiến năng lực tung hoành chỉ đạo phát sóng của các PD tại hiện trường thực tế, ông đã ấn tượng sâu sắc trước sự sôi nổi của Lee Jong Hwan. Dáng vẻ của Lee Jong Hwan như ẩn chứa con đường đi của Lee Soo Man sau này. Dù đã có thể tiến xa hơn trên đường nghệ thuật nhờ có mối thân quen với Lee Jong Hwan, nhưng trên thực tế ngưỡng cửa của đài truyền hình đã biến mất với Lee Soo Man.
Bằng việc hình thành mối quan hệ với Lee Jong Hwan, tương lai của đôi song ca đ ầy bản lĩnh mới vào nghề này như mở ra rõ ràng hơn. Thời gian đó, Lee Soo Man và Baek Soon Jin vừa chăm chỉ đi đi về về giữa đài truyền hình và phòng trà vừa nỗ lực không ngừng luyện tập, rồi một ngày nọ Lee Jeong Hwan hỏi họ có ý định phát hành đĩa nhạc không. Suy nghĩ sẽ cho ra đĩa nhạc đã xuất hiện trong đầu họ đã rất lâu rồi nên khi nghe lời đề nghị đó của Lee Jong Hwan họ vui vẻ chấp nhận ngay. Là người làm việc trong đài truyền hình, ông không thể trực tiếp ra mặt được nên đã giới thiệu em vợ mình là Kim Ung In cho ""Tháng Tư và Tháng Năm"". Kim Ung In đang điều hành công ty sản xuất đĩa nhạc Apple Records. Đĩa nh ạc của ""Tháng Tư và Tháng Năm"" ra đ ời vào tháng 4 năm 1972 từ kế hoạch của Apple Records và chế tác của Oasis Records. Đĩa nhạc của Baek Soon Jin và Lee Soo Man mang tựa đề "Oasis Folk Festival vol.1" và đã đư ợc bán ra thị trường. Việc chế tác ra đĩa nhạc dưa trên sức mạnh của một ông lớn chi phối thị trường âm nhạc - công ty Oasis Records có ý nghĩa các chàng trai ""Tháng Tư và Tháng Năm"" đã m ột lần cập bến an toàn đ ến khu vực chủ lưu của nền âm nhạc đ ại chúng. Nhưng đó mới chỉ là sự cập bến về giọng hát trên thị trường chứ chưa đảm bảo được nguồn lợi nhuận to lớn.
Bài hát được thu âm hồi mùa thu năm ngoái nhưng phải đến mùa xuân năm 1972 mới có thể ra mắt trên thị trường. Đó là do thấy được dấu hiệu bất thường về sức khoẻ không thể đoán trước được của Lee Soo Man. Tình trạng sức khoẻ của ông bắt đầu xấu hẳn đi vào mùa thu năm 1971. Với lịch trình dày đặc không có một thì giờ nghỉ ngơi, hết học tập, luyện giọng rồi đến biểu diễn trên truyền hình và nhiều sân khấu khác nữa, cuộc hành quân gian khổ đó yêu cầu một thể trạng tốt và một sức khoẻ siêu nhân. Thân là học sinh thì phải chăm chỉ học tập là điều đương nhiên, luyện thanh luyện giọng cũng là một nhiệm vụ mà người ca sĩ không thể sao nhãng được. Khi trình diễn trên đài phát thanh radio, hát live là điều cơ bản. Mỗi khi bước ra ngoài cánh cửa đài truyền hình sau một hồi đứng trước micrô và thể hiện bài hát, sự mệt mỏi lại quấn chặt cả người Lee Soo Man. Mỗi khi hát xong, chỉ thở thôi cơn đau cũng kéo đến. Cả người càng ngày càng nặng nề như con thú nhồi bông bị ướt nước, chỉ quản lý cơ thể đó thôi cũng là quá sức đối với ông lúc này. Ở cái tuổi đẹp nhất của cuộc đời nhưng Lee Soo Man lại hay phải đến bệnh viện, điều đó khiến ông cảm thấy có lỗi với bố mẹ mình. Ông cũng cảm thấy có lỗi với đội trưởng Baek Soon Jin. Ông được các bác sĩ chuẩn đoán là viêm màng phổi. Cần phải nghỉ ngơi nhiều. Đó là cách duy nhất để ông có thể hồi phục sức khoẻ trong thời gian nhanh nhất.
Baek Soon Jin lo lắng cho Lee Soo Man và không biết phải gánh vác việc duy trì nhóm nhạc như thế nào. Dù vậy, vì thành tích âm nhạc của nhóm với tư cách là một thành viên của nhóm, Lee Soo Man vẫn vực cái thân thể kiệt sức của mình dậy, cố gắng hết sức, vẫn biểu diễn, vẫn ca hát và trổ tài ăn nói, Baek Soon Jin đã hết sức bất ngờ về ý thức trách nhiệm và tinh thần mạnh mẽ của một hậu bối, người mà ông nghĩ chỉ là đứa em nhỏ của mình. Nhưng chỉ với ý thức trách nhiệm thì khó để ông giữ gìn sức khoẻ của mình. Cuối cùng vào thánh 12/ 1971 Lee Soo Man đã nộp đơn xin thôi học lên nhà trường. Nhưng cơ thể bệnh tật ngày càng suy sụp của ông vẫn không thể cắt đứt được sự nhiệt tình và lòng đam mê về thứ âm nhạc cuộn tròn nóng hổi trong lồng ngực ông.
Mùa thu năm 1971, bản thu âm được hoàn thiện và khâu làm đĩa phải đến mùa xuân mới thực hiện được, nguyên nhân được giải thích là vì tình trạng sức khoẻ của Lee Soo Man. Trong giai đoạn này, cậu sinh viên khoa tiếng Pháp trường đại học ngoại ngữ Kim Tae Pung đã thay thế vị trí của Lee Soo Man. Kết quả đĩa nhạc đầu tiên của nhóm ""Tháng Tư và Tháng Năm"" không có hình ảnh của Baek Soon Jin và Lee Soo Man mà thay vào đó là hình ảnh của cặp đôi Baek Soon Jin- Kim Tae Pung. Trong đĩa nhạc lần này, với tư cách là thành viên đợt 1, Lee Soo Man đã say mê trình bày các ca khúc "Hoa", "Tấm lòng không tham lam", "Đừng tuyệt vọng". Đĩa nhạc này đã trở thành một món đồ sưu tầm quý hiếm khó có thể tìm được trên thị trường hiện nay.
Hoàn thành quá trình chế tác đĩa nhạc, nhóm ""Tháng Tư và Tháng Năm"" đã đạt đến vị trí là những thành viên hoàn hảo của sư đoàn Lee Jong Hwan. Nhưng ""Tháng Tư và Tháng Năm"" đã không nhận viện trợ tài chính từ Lee Jong Hwan. Số lượng đĩa bán được rất nhiều nên họ đã kiếm được một số tiền lớn, nhưng đó không phải chỉ riêng của ca sĩ mà còn của nhà sản xuất. Lee Jong Hwan không phải là người quản lý các ca sĩ nhạc đồng quê mà ông hiện diện một cách kỳ lạ đảm đương vai trò của người quản lý. Trước khi công nghiệp âm nhạc phát triển theo hệ thống, các ca sĩ sinh viên nhạc dân ca có một vị trí lơ lửng giữa khoảng không của ca sĩ nghiệp dư và ca sĩ thương nghiệp. Đối với những ca sĩ dân ca mới bước vào lĩnh vực hoạt động truyền hình, sự tồn tại của Lee Jong Hwan giống như đòn bẩy quý giá không thể thiếu trong việc nâng cao niềm tin, sự trung thực cho tên tuổi và danh tiếng của ca sĩ.
Mối quan hệ giữa ca sĩ và Lee Jong Hwan, người gánh vác việc giải mã thước đo giá trị tiền bạc đã có được một vị trí rất tiện lợi đối với những người đi trước, nhưng đối với thế hệ sau bao gồm cả nhóm ""Tháng Tư và Tháng Năm"" thì lại tạo thành một kiểu mẫu không mong muốn. Vì không tốn một xu nào nhưng vẫn có thể làm đĩa nhạc nên khi thu âm họ cảm thấy rất vui mừng nhưng khi bài hát của họ nổi tiếng trong công chúng và một lượng đĩa tương đương đư ợc phát hành và lưu thông trên thị trường thì lại than vãn phàn nàn rằng "mình chưa nếm được chút canh thì số tiền lớn đó đã đi đâu m ất rồi?" và để lại chút dư vị không thoải mái. Nhóm ""Tháng Tư và Tháng Năm"" quả nhiên đã bán đư ợc bao nhiêu đĩa nh ạc, lợi nhuận của công ty đ ảm nhận kế hoạch Apple Records và công ty sản xuất Oasis Records đã lấy thu lại là bao nhiêu, điều này chẳng ai có thể biết được. Lee Jong Hwan và ""Tháng Tư và Tháng Năm"" không phải gắn kết với nhau bằng một mối quan hệ lạnh nhạt. Hoàn toàn không chút tính toán về chuyện mua bán hay căn cứ nguồn gốc. Mọi người tin rằng ""Tháng Tư và Tháng Năm"" đã leo lên đỉnh cao của sự nổi tiếng và chắc chắn đã chạm đến một số tiền rất lớn. Nhưng dù là kiếm tiền nhiều đi chăng thì cũng không liên quan gì đ ến việc bán đĩa nh ạc mà đó ch ỉ là thành quả họ thu hoạch được sau những lần đứng trên sân khấu, hát hết mình bằng cả đam mê, nỗ lực, bằng cả máu, mồ hôi và nước mắt.
Thông qua quá trình chế tạo đĩa nhạc, nhóm nhạc "Tháng Tư và Tháng Năm" đã hoàn toàn trở thành thành viên của nhóm Lee JongHwan. Thế nhưng nhóm "Tháng Tư và Tháng Năm" hoàn toàn không nhận được một chút trợ cấp nào về mặt tiền bạc từ Lee JongHwan. Vì kiếm được một khoản tiền lớn nhờ vào việc tiêu thụ đĩa nhạc thực chất không phải là ca sĩ, mà chính là người chế tác. Lee JongHwan không phải là quản lý của các ca sĩ nhạc dân gian nhưng lại đóng vai trò tư vấn quản lý. Trong cái sự phát triển có hệ thống của các doanh nghiệp âm nhạc trước đây, các ca sĩ dân ca là sinh viên có vị trí nằm ở lưng chừng giữa các ca sĩ nghiệp dư và ca sĩ chuyên nghiệp. Đối với các ca sĩ dân gian mở đầu cho các chương trình truyền hình lúc bấy giờ, Lee Jonghwan giống như một chiếc đòn bẩy quan trọng không thể thiếu trong việc nâng cao tên tuổi và độ nổi tiếng với tư cách là ca sĩ.
Không thể gánh vác được việc giải mã các thước đo tiêu chuẩn của các giá trị mang tính vật chất, mối quan hệ của Lee Jonghwan và các ca sĩ tuy rằng đã ở vị thế thân thiết thoải mái giống như những đôi giày, tuy nhiên đối với nhóm đến sau này bao gồm cả nhóm "Tháng Tư và Tháng Năm", họ đã nhận được cái bộ dạng mà mình không mong muốn. Không một xu dính túi và gần như đã kiệt sức, trông họ giống như là vui mừng đến tột đỉnh khi chiếc đĩa CD ra lò. Tuy nhiên, để lôi kéo sự chú ý của người dân cần có một số lượng CD tương xứng phù hợp ngay khi đĩa đư ợc lưu thông ngoài thị trường. "Tôi đến nước canh cũng không được nếm vậy thì cái số tiền lớn như vậy đã đi đâu chứ?" một tiếng thở dài vang lên để lại dư vị không mấy dễ chịu. Nhóm "Tháng Tư và Tháng Năm" đã bán đư ợc bao nhiêu đĩa, các kế hoạch giao cho hãng đĩa Apple và hãng đĩa Oasis đã thu v ề được bao nhiêu lợi nhuận, họ hoàn toàn không thể nắm rõ. Lee Jonghwan và nhóm "Tháng Tư và Tháng Năm" không phải là mối quan hệ chỉ kết nối bằng hợp đồng lạnh lùng. Hoàn toàn không có bất cứ căn cứ nào có nguồn gốc về việc tính toán hay không số lượng đĩa bán ra. Mọi người luôn tin rằng bằng cái sự nổi tiếng đang ở trên đỉnh cao của mình, nhóm "Tháng Tư và Tháng Năm" chắc chắn sẽ thu được một số tiền lớn. Tuy nhiên nếu kiếm được tiền, số tiền đó không liên quan đến việc bán được bao nhiêu đĩa, nó chỉ là thành quả nhỏ của máu và mồ hôi khi họ dùng hết sức mình mỗi lần trình diễn trên sân khấu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top