Phần 1 (#2: Thức tỉnh trong âm nhạc)
Tuổi thơ của Lee Soo Man, nhà ông ở phường Buam, núi Inwang. Khi học cấp 1 và cấp 2, ông thường xem núi Inwang như sân chơi và hăng hái chạy nhảy khắp nơi. Núi Inwang cao 338m, rộng khoảng 300000 pyeong, là ngọn núi tương đối rộng lớn và nguy hiểm. Núi Inwang rất gần với Gyeongbokgung. Trong Gyeongbokgung vào thời cậu bé Lee Soo Man đang đi h ọc, tòa nhà Cheongsa của phủ thống đốc Joseon là trụ sở chính của tổ chức thống trị thực dân thời Nhật Bản chiếm đóng, đã chiếm chỗ và đổi tên thành Jungangcheong. Núi Inwang là ngọn núi nổi tiếng đến mức mà có một câu nói là "Có con hổ nào mà không biết núi Inwang nhỉ?". Từ xưa đã có rất nhiều danh sĩ đến đây ngâm thơ, viết văn và vẽ tranh.
Núi Inwang khi đó cây cối um tùm, đóng vai trò là sân chơi của cậu bé Lee Soo Man. Nếu là mùa hè thì có thể nếm thử thỏa thích các loại quả dại như nho rừng, quả lý gai,... Cứ đến sinh nhật của Lee Soo Man vào tháng 6, mẹ cậu sẽ đến vườn đảo ở thung lũng Se Geom Jeong và mua về một rổ đào. Khi đó làm ăn rất khó nên gần như đó là món quà sinh nhật duy nhất mà mẹ tặng cho cậu. Nếu cắn một miếng đào Se Geom Jeong thì trong miệng sẽ tràn đầy nước trái cây đỏ sậm. Vừa chua vừa ngọt. Lee Soo Man sẽ thể nào quên được hương vị của những trái đào Se Geum Jeong được mẹ rửa sạch sẽ và bỏ vào trong giỏ tre.
3/1959, năm Lee Soo Man lên 8 tuổi, cậu nhập học trường quốc dân Cheong Un (hiện nay là trường tiểu học Cheong Un). Vào buổi sáng hôm lễ nhập học, Lee Soo Man được mẹ tắm rửa sạch sẽ và mặc áo mới thật chỉnh tề. Ở trên túi ngực trái có gắn một cái khuy gài một cái khăn tay màu trắng. Cậu đứng nắm tay mẹ và bà, vẻ mặt nửa lo lắng nửa tò mò của một đứa bé lần đầu tiên trong cuộc đời được đến trường. Những đứa trẻ phải bắt đầu học từ việc "Xếp thẳng hàng!". Các bà mẹ khi đưa ra những lý do như là giáo viên ở trường tiểu học Cheong Un như thế nào, con của họ thói quen như thế nào, đầu óc nhanh nhạy ra sao,... là nói không ngừng nghỉ. Lee Soo Man cho thấy sự chững chạc và tĩnh lặng không hợp với số tuổi của mình là phải chăm chú nghe những câu chuyện và tò mò xem người lớn nói những gì. Thời tiểu học, Lee Soo Man có tính cách hiền lành và hướng nội. Và là đứa trẻ rất giỏi lắng nghe lời của giáo viên và bạn bè. Vì thành tích luôn ưu tú nên hầu như không bao giờ rớt khỏi hạng nhất. Mặc dù ít nói và trầm tính nhưng cậu luôn lắng nghe câu chuyện của các bạn và vì cậu học rất giỏi nên được thầy cô và bạn bè và rất nhiều người yêu mến.
Hôm đó là một ngày hè. Cơn mưa dầm kéo dài trong suốt một tuần đã ngừng và mặt trời chiếu ánh nắng chói chang khiến cho thời tiết vô cùng nóng nực. Các bạn học sống ở gần nhà Lee Soo Man đã đến nhà cậu và rủ cậu cùng đi chơi. Được mẹ cho phép, cậu cùng với các bạn mạnh mẽ chạy đến thung lũng núi Inwang. Lee Soo Man rất vui khi gặp các bạn của mình. Các bạn cũng rất thích thú khi nghe những câu chuyện của Lee Soo Man. Mặc dù Lee Soo Man không phải là người nói nhiều nhưng thỉnh thoảng cậu cũng thể hiện sự lanh lợi của mình câu nói bất chợt thốt ra. Cậu giả vờ trợn mắt thật to và tự gọi mình là 'vua mắt'.
"Này, vua mắt này sẽ tìm tôm càng bằng cặp mắt to này, tất cả các cậu hãy chờ đó mà xem.
Khi nghe được lời tự tin của Lee Soo Man, các bạn của cậu ôm bụng cười nắc nẻ.
Lượng nước đổ xuống thung lũng đó rất nhiều nên không khí ở đây vô cùng trong lành. Khi đ ến thung lũng sẽ luôn thấy thoải mái hơn so với khi ở nhà. Tiếng nước róc rách cộng với cơn gió núi mát mẻ làm cho con người cảm thấy sảng khoái tận sâu trong tâm hồn. Nhóm của Lee Soo Man ngay sau khi phát hiện ra những vũng nước của thung lũng, không cần biết ai là người đến trước, tất cả đều cởi giày ra và chạy nhảy bì bõm dưới con suối đó. Ti ếng hét vui vẻ của những đ ứa trẻ vang vọng khắp thung lũng. Tiếng lội nước của những đứa trẻ ngây thơ ồn ã khắp thung lũng.
Cặp mắt nhỏ của Lee Soo Man tỏa sáng lấp lánh khi chơi những trò chơi dưới nước. Lee Soo Man đứng trong làn nước nước sâu, khi nhấc một hòn đá lên thì cậu tìm thấy được một con tôm càng rồi cậu ném nó lên trên bờ. Tâm trạng vui vẻ, cậu nói một cách hiếu kỳ.
"Tớ là gì nhỉ? Ông vua mắt này đã tìm được con tôm càng đó nha. Lại đây xem đi nè. Ta da!"
Lee Soo Man tự hào cho các bạn xem con tôm to bằng nửa lòng bàn tay trong tay cậu. Tất cả đều có biểu cảm "cậu khá ghê nha." rồi sau đó, bắt đầu lật những hòn đá lên. Khi đó t ất cả đều chìm đắm vào việc bắt tôm. Một giọng nói trong nhóm vang lên.
"Lại đằng này xem nè!"
Những đứa trẻ ngạc nhiên đứng đó nhìn m ột con chồn nhỏ hơn con mèo lông xám một chút đang uống nước. Sau khi để Lee Soo Man và các bạn chiêm ngưỡng mình xong, con chồn vụt chạy trốn vào sâu trong rừng. Thời gian liên tục trôi qua cùng với những việc thần kỳ và vui vẻ cùng với các bạn của mình. Khi chơi đùa cùng với các bạn, thời gian trôi nhanh như tên bắn, thoáng chốc trời đã tối rồi.
Việc học hành của Lee Soo Man từ trường tiểu học đến trường trung học kéo dài từ năm 1959 đến năm 1970. Khi đó đường hầm Ja Ha Mun đi thẳng đến Se Geom Jeong vẫn chưa thông xong, những đứa trẻ phải băng qua đường núi để đến trường. Nhà của Lee Soo Man ở vị trí mà có thể leo lên và băng qua ngọn đồi Ja Ha Mun để đến trường. Mùa đông, gió thổi đến núi Inwang lạnh như dao cắt. Cậu đã từng rơi những giọt nước mắt vui mừng khi nhìn thấy ngôi nhà xa xăm, cậu phải leo lên dốc núi trong khi đang lau nước mắt trên gò má bằng những ngón tay đẹp đẽ của mình. Bên cạnh dốc núi có một vài căn nhà. Vào những ngày tuyết tan, họ đập vỡ than tro trên những con đường dốc để tránh bị trơn. Giống như những đứa trẻ khác, Lee Soo Man cũng dẫm lên những than tro đó để nó văng tung tóe trên tuyết và bước chân thoăn thoắt vượt qua ngọn đồi để tới trường. Thời cấp hai, các học sinh trong những bộ đồng phục màu đen đi thành nhóm vượt qua ngọn đồi phủ đầy tuyết, Lee Soo Man cũng nằm trong số đó, tất cả đi đi về về có quy tắc như những con lắc đồng hồ, trở thành lòng đen trong lòng trắng của dãy núi Inwang.
Từ nhỏ Lee Soo Man đã nổi bật trong chuyện học tập. Cậu tốt nghiệp tiểu học với thành tích ưu tú nằm trong top 5 của trường. Khi tốt nghiệp tiểu học có thể tự chọn trường cấp hai mà mình muốn và nhập học trường đó. Những trường học giống như Gyeonggi, Gyeongbok, Seoul nổi tiếng với trường Myeon Mun là nơi mà mọi đứa trẻ đều mong ước được học ở nội thành Seoul. Không phải chỉ có trường trung học mà học sinh cũng phải thi để vào trường cấp hai. Cậu đang để ý đến trường cấp hai Gyeongbok ở gần đó. Trong số đó cũng có trường nổi tiếng gần nhà.
Lee Soo Man khiến các vị phụ huynh học sinh vô cùng chú ý khi xếp thứ hai trong cuộc thi vào trường cấp hai năm 1964. Nếu học trường nổi tiếng thì sẽ dễ dàng vào cấp ba của trường trung học chi nhánh vì chỉ có học sinh của trường cấp hai nổi tiếng mới được lên thẳng trường đại học nổi tiếng. Bằng một câu nói thậm chí kết quả của tuyển sinh đại học trong tuyển sinh vào cấp hai thời kỳ đầu trên thực tế là bầu không khí đư ợc quyết đ ịnh thêm. Đ ể đậu 3 trường nổi tiếng ở Seoul là trường Gyeonggi, trường Gyeongbok, trường Seoul, những đứa trẻ nhà giàu luôn phải mời giáo viên về nhà để dạy thêm. Lee Soo Man rất ganh tỵ với những đứa trẻ được học thêm như thế. Vì đây là nơi nắm giữ vận mệnh tương lai nên những đứa trẻ thi trượt đã phải học lại rất vất vả.
7/12/1964, kỳ thi vào cấp hai do viện giáo dục Seoul tổ chức được tiến hành trên toàn khu vực nội thành Seoul. Lee Soo Man cũng là thí sinh của cuộc thi này. Sự quan tâm của các phụ huynh học sinh đều tập trung vào việc liệu con mình có đậu được vào trường cấp hai nổi tiếng hay không. Vì đã chuẩn bị tốt nên Lee Soo Man bước vào phòng thi với tâm trạng nhẹ nhõm. Và do thi tốt nên ông đã dễ dàng đậu vào trường cấp hai Gyeongbok.
Kỳ thi lên cấp hai mà Lee Soo Man tham gia năm đó, sau này trở thành sự kiện được mọi người nhắc đi nhắc lại nhiều lần với cái tên 'biến động củ cải'. Trong số những vấn đề được đặt ra có một câu hỏi liên quan đến nguyên liệu để làm kẹo mạch nha. Câu hỏi là cái gì có thể thay thế cho dầu mạch nha khi làm kẹo mạch nha. Có hai đáp áp là Diastase và củ cải, đáp án ban đ ầu của người ra đề chính là diastase. Ngay lập tức phụ huynh của những đứa trẻ ghi đáp án là củ cải đã răm rắp nghe theo và quả quyết là có thể làm được kẹo mạch nha từ cái đó. Họ cầm cái nồi có chứa kẹo mạch nha làm bằng củ cải và mang đến viện giáo dục để phản đối, họ tổ chức la hét suốt đêm. Vì vấn đề này mà con cái của họ bị trượt một cách oan uổng nên năm 1965, họ đã đâm đơn kiện phản đối một lần nữa, tòa án tối cao Seoul tuyên án củ cải cũng là đáp án đúng, nên tất cả những học sinh bị trượt vì vấn đề đó sẽ được xử lý. Thông qua sự việc lần này Lee Soo Man đã có thể trải nghiệm một mặt mâu thuẫn về cơ cấu của xã hội Hàn Quốc được thể hiện một cách mạnh mẽ.
Vì hoàn cảnh gia đình nên Lee Soo Man thậm chí không dám nghĩ đến việc học thêm. Cậu đã đường hoàng đậu vào trường cấp hai nổi tiếng bằng chính sức lực của mình. Việc đậu vào trường cấp hai Gyeongbok là ví dụ thực tế thành công đầu tiên trong việc khai thác khả năng của bản thân bằng chính đôi tay của mình. Lòng hiếu thảo tuyệt vời nhất là có thể tặng cho bố mẹ niềm vui to lớn cũng như hương vị đầu tiên của cuộc sống.
Khi vào cấp hai cậu đã tham gia vào câu lạc bộ nhiếp ảnh. Do ảnh hưởng của người anh lớn Lee Soo Wan nên cậu đã lựa chọn nhiếp ảnh. Học giỏi giống như Lee Soo Man, người anh Soo Wan cũng học tại trường Gyeongbok, và anh là người sáng lập ra câu lạc bộ nhiếp ảnh ở trong trường. Lúc bình thường ông cũng đã t ừng luôn đeo máy ảnh bên mình, sau đó, ông đ ảm nhận vai trò giáo sư khoa vật lý học trường đại học Hong Ik và điều hành một studio chụp ảnh kế bên Hongdae như nghề tay trái và hoạt động như một nhiếp ảnh gia. Sau này Soo Wan đảm nhận việc chụp ảnh áo khoác trong phòng thu LP của Lee Soo Man. Khi Soo Man đậu vào trường Gyeongbok, Soo Wan đã không ngần ngại rủ rê em trai mình gia nhập vào câu lạc bộ nhiếp ảnh.
Mặc dù gia nhập câu lạc bộ hoàn toàn là nghe theo ý kiến của anh trai nhưng quá trình chụp ảnh và rửa ảnh có ma lực kỳ diệu khiến Lee Soo Man cảm thấy hứng thú. Những bức ảnh đó là ngôn ngữ của ánh sáng mà không cần nói lời nào cũng có thể hiểu được thế giới bên ngoài. Lee Soo Man bắt đầu từ từ tích cực tham gia chụp ảnh hơn. Mỗi khi mang theo máy ảnh bên mình, thấy vật thể gì cậu cũng đều chụp lại. Máy ảnh mà cậu thích sử dụng là máy ảnh <Leica> của Đức. Là số 1 trong danh mục tài sản của anh trai. Mặc dù bây giờ máy ảnh kỹ thuật số sản xuất trong nước và của Nhật Bản đang thao túng thị trường máy ảnh nhưng cậu hoàn toàn không có khái niệm gì về máy ảnh kỹ thuật số. Chỉ có duy nhất máy ảnh analog tồn tại và máy ảnh Leica là hàng hiệu khiến cho tất cả những người cùng sở thích chụp ảnh không phân biệt là chuyên nghiệp hay nghiệp dư đều vô cùng ganh tỵ.
Năm hai trung học, Lee Soo Man cùng với bạn bè trong câu lạc bộ đi dã ngoại để chụp ảnh. Cậu mang theo chiếc máy chụp hình của anh trai và leo lên núi, lùng sục hết chỗ này đến chỗ kia và chìm đắm vào trong thú vui chụp hình. Cậu đi lâu quá rồi, không biết có chuyện gì xảy ra không? Lee Soo Man ngủ thẳng một giấc trên chiếc xe buýt đang vượt qua con đèo để về nhà. Cậu đã ngủ bao lâu? Bạn bè phải để gọi cậu dậy. "Á!", cậu đã để quên chiếc máy ảnh của mình trên xe buýt mất rồi. Xe buýt có lẽ đã đi được một lúc lâu rồi. Ngoài việc lê những bước đi nặng trĩu, cậu chẳng còn biết phải làm gì. Trong thời đại mà ngay cả điện thoại bàn hay điện thoại di dộng đều rất hiếm có thì không lý nào chiếc máy ảnh quý giá đó lại quay trở lại với cậu được. Cậu không biết làm gì ngoài việc tự trách mình sao không thể bảo quản được món đồ đắt như vậy. Cậu đã không thể cất bước nổi về nhà.
Chế độ cấm đi lại vào ban đêm đã có từ trước khi cậu sinh ra và vẫn còn kéo dài đến lúc này. Vì thế bố mẹ của Soo Man đã quy định nghiêm khắc giờ về nhà là 8 giờ tối. Lee Soo Man đã rất ghét và tự oán trách bản thân mình vì đã phạm phải một lỗi tuyệt đối không thể xảy ra được. Khi về nhà cậu đáng phải bị la mắng. Tuy nhiên không thể tìm lại được món đồ quý giá đó cũng sẽ bị la mắng thôi. Bước chân nặng nề hướng về nhà giống như trâu bị lôi đến lò mổ. Trong đầu cậu liên tục hiện lên khuôn mặt của anh trai. Và dù không để ý nhưng bụng cậu cũng kêu lên những tiếng rột rột vì đói. Cơn đói càng tr ở nên mãnh liệt hơn khi cậu ngửi thấy mùi cơm bay ra từ những gia đình khác. Lee Soo Man lúc đó chỉ biết đứng đó, từ từ mân mê cửa chính rồi lại không thể đi vào nhà và chỉ biết quay sang nhà khác hoặc đi loanh quanh trước cửa. Sự thật là kể từ lúc sinh ra tới giờ, đây là lần đầu tiên cậu thấy được ngồi thật thoải mái dưới ánh lửa bập bùng trong nhà, thân thiết và đáng quý như thế nào.
Khi đó trong nhà lại xảy ra chuyện lớn. Vì đến bây giờ chưa từng có chuyện cậu con trai út đi ra ngoài đến tận khuya vẫn chưa về mà không nói lời nào. Nỗi lo của từng thành viên trong gia đình đang chồng chất như núi. Khoảng 10 đêm, Soo Wan phát hiện thấy có gì đó di chuyển ở trước cửa, vì thế anh chạy ra mở toang cửa. Nỗi lo của mọi người đã giảm bớt ngay khi bóng dáng của cậu em trai lọt vào trong mắt. Anh nắm cổ tay cậu và kéo cậu vào nhà. Lee Soo Wan đã được nghe từ đầu đến cuối về 'sự kiện đánh mất danh mục tài sản số 1' của anh từ Lee Soo Man, phẫn nộ ào đến như cơn sóng thần. Đêm hôm đó là cảnh tượng Lee Soo Man khóc sưng húp mắt đến tận khuya vì bị anh trai la mắng. Dù là mắt to hay mắt nhỏ thì bây giờ càng trở nên nhỏ hơn đến độ mà hoàn toàn chẳng thể nhìn thấy gì. Người anh lớn Soo Wan vì lớn hơn Soo Man tận 10 tuổi nên còn khó khăn hơn cả người bố. Không biết nói gì về sự kiện làm mất chiếc máy ảnh đó, Lee Soo Wan càng suy nghĩ tìm cách khó hơn để ép buộc Lee Soo Man. Tuy nhiên sau này khi Lee Soo Man trở thành ca sĩ, sau khi lo lắng về việc vay mượn phí chế tác album, Lee Soo Wan đã phát huy tài năng mười phút của mình và vui vẻ giúp em trai thiết kế album. Sau cơn mưa trời lại sáng.
Thời cấp hai, gia cảnh của Lee Soo Man cũng không thuộc loại khá giả. Ông bố Lee Hee Jae sau khi tốt nghiệp trường huyện Yeonhee, trước khi rời khỏi, ông đã từng dạy học tại trường học ở núi Wonsan. Nghề giáo viên không phải là một nghề có thu nhập đầy đủ, vì thế ông đã đi lang thang tìm ki ếm một công việc có thu nhập tốt hơn. Ông rời đi và chú ý đ ến một đại lý máy may. Vì thời đó vải vóc rất quý giá nên ông đã biết được sự thiết yếu của máy may nhưng sự nghiệp đó đã hoàn toàn th ất bại vì không có Soo Wan. Dù có bất tài nhất và không đ ạt đư ợc thành quả gì trong sự nghiệp nhưng ông luôn là người bố ôn hòa và chu đáo đ ối với Lee Soo Man. Cậu con trai út sinh sau đẻ muộn Lee Soo Man rất nghe lời bố mẹ nên bố rất yêu thương và quý mến cậu. Lee Soo Man sinh ra là con trai nhưng ở trong nhà cậu nhận được sự yêu mến giống như một đứa con gái.
Lee Soo Man học rất giỏi nên bố của Lee Soo Man mong muốn cậu sẽ tiếp nối truyền thống trở hành học giả của gia đình. Jeongseon tỉnh Kangwon là khu vực điển hình với những thầy giáo làng dạy Hán ngữ, ông của Lee Soo Man là một nho sinh ở đó, vì vậy ước nguyện của bố khi bảo cậu cân nhắc về nguồn gốc của gia đình là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên trên thực tế nhân vật chính kế thừa sự nghiệp giáo dục của bố không phải là cậu con trai út đáng mong chờ mà là người anh cả Soo Wan. Đối với Lee Soo Man, cậu đang chờ đợi một con đường khác khác xa so với ý nghĩa và nguyện vọng của bố.
Từ khi còn rất nhỏ cậu đã là một đứa trẻ hiền lành luôn nghe lời bố mẹ, cuộc sống của Lee Soo Man trông có vẻ rất thuận lợi, cậu đậu vào trường trung học theo đúng nguyện vọng của bố mẹ, nhưng cậu lại dấn thân vào một con đường mà không ai có thể dự đoán được. Đó là việc Lee Soo Man cùng với các bạn thành lập một nhóm nhạc. Lee Soo Man đã nhập học vào trường trung học Gyeongbok, sau khi tốt nghiệp trường cấp hai Gyeongbok, Lim Seong Hun và Choi Byeong Geol đang học năm 3 cùng trường và họ được mệnh danh là '2 nhân vật nổi tiếng trong trường'. Khi lớn lên, Lim Seong Hun đã thôi bay cả một thời đại bằng sự nổi tiếng của mình, và Choi Byeong Geol là một ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Choi Jeong Seong. Cả hai đã khoe khoang khả năng ca hát và tài ăn nói của bản thân trong lễ hội văn hóa Gyeongbok. Lee Soo Man đã xem màn biểu diễn của họ và vô cùng cảm thán, cuối cùng cậu đã đưa đã ra một quyết định mang tính quyết đoán đó chính là quay lưng lại với mong muốn của cha mẹ và trở thành ca sĩ.
Lee Soo Man đột nhiên quyết định cả cuộc đời mình trong âm nhạc, sự kiện này có liên quan sâu sắc với bối cảnh trưởng thành của cậu. Giống như đã từng nói trước đây, Kim Kyeong Hyeon, mẹ của Lee Soo Man đã từng chọn ngành âm nhạc ở trường nữ Ewha. Bà đã dạy cho những đứa trẻ âm nhạc cổ điển mà mình đã từng học ở trường, vì rất tích cực nên Lee Soo Man đã lớn lên trong hoàn cảnh gia đình tràn ngập những tình cảm âm nhạc một cách tự do không hề có rào cản giống như cá gặp nước. Khi bốn tuổi ông được học piano từ một người bạn của mẹ là bà Kim Ja Gyeong3. Biểu diễn piano và cảm nhận âm nhạc cổ điển là những việc ông làm hằng ngày một cách đương nhiên giống như chuyện ăn cơm và hít thở vậy.
Khi đó Lee Soo Man được hơn mười tuổi. Trong khi đi mua máy hát, một sự biến đổi mang tính đột phá trong cuộc đời của cậu đã xảy ra. Một buổi chiều nọ không lâu sau khi mua máy hát. Anh của Lee Soo Man là Lee Soo Yeong nói "Soo Man này, em nghe thử bài này đi." và anh đặt một cái đĩa hát của nhóm nhạc The Beatles mà ông đã mua ở đâu đó vào máy hát. Trong khi nhe nhạc của The Beatles bằng chiếc máy hát đó Lee Soo Yeong đã biến thành người nghiện nhạc của The Beatles. Bài hát nổi tiếng chân chính đương nhiên là bài hát mà bất cứ ai cũng thích nghe. Lee Soo Man cũng trở nên quan tâm và hứng thú với The Beatles. Anh em Soo Yeong - Soo Man đã từ từ chuyển hướng sang hàng rào âm nhạc cổ điển mà mẹ các ông đã xây dựng ông dưới quyền lực của âm nhạc đại chúng phương tây mới đang điều khiển thời bấy giờ, nổi bật như The Beatles, Led Zeppelin,...
Đường chân trời âm nhạc của Lee Soo Man đã trở nên quen mới âm nhạc cổ điển được truyền đạt lại từ mẹ đã tiếp nhận cùng sự cẩn thận của Soo Yeong và liên tục gây ra những bất ngờ mà mới mẻ khác cho thế giới. Tiếng trống và tiếng guitar mạnh mẽ không đư ợc sử dụng trong những bản giao hưởng hoặc dòng nhạc opera cổ điển được nghe cho đến nay đã tạo ra sự rung động trong tim của Lee Soo Man. So với những người khác Lee Soo Man đã sớm có tính cảm thụ phóng khoáng và lỗ tai lớn có thể tự do tự tại vượt qua khoảng cách của âm nhạc hiện đại và âm nhạc quá khứ.
3 Kim Ja Kyeong (1919-1999) là một nhà thanh nhạc nữ. Xuất thân từ Gaeseong, Gyeonggi. Năm 1935, bà tốt nghiệp trường trung học nữ Wonsan Nussi (tên khác là trường nữ Wonsan) và năm 1940 bà tốt nghiệp khoa âm nhạc viện nữ Ewha, rồi sau đó dạy học tại trường trung học nữ Ewha. Năm 1941, bà đã chủ trì đại hội độc diễn lần thứ nhất tại bảo tàng tỉnh Seoul, màn trình diễn opera đầu tiên tại Hàn Quốc [La Travia]. Bà nghiên cứu tại trường âm nhạc Juilliard của Trung và Mỹ mà có giáo sư khoa âm nhạc nhạc viện nữ Ewha, và năm 1950, bà đã t ổ chức một đại hội độc diễn tại Kennedy Hall, New York. Về nước, bà lại trở thành giảng viên khoa âm nhạc trường đại học nữ Ewha và nhiều lần tổ chức đại hội độc diễn. Bà là phó hội trưởng kiêm thanh tra hội liên hiệp Hàn - Ý, trưởng khoa thanh nhạc trường đại học nữ Ewha, đảm nhiệm vai trò thanh tra của hiệp hội âm nhạc, thành lập và trở thành trưởng đoàn đoàn opera Kim Ja Kyeong là đoàn opera phi chính phủ đầu tiên ở Hàn Quốc. (Wikipedia)
Năm 1968, Lee Soo Man đậu vào trường trung học Gyeongbok. Lễ hội được tổ chức trong trường trung học Gyeongbok năm đó đã tr ở thành bước chuyển biến quan trọng mang tính quyết định đối với hướng đi cuộc đời của Lee Soo Man. Khả năng ca hát nổi bật và tài ăn nói khôn khéo cũng như dáng vẻ của Lim Seong Hun và Choi Byeong Geol trên sân khấu lễ hội đã lôi cuốn tâm hồn Lee Soo Man, khiến cậu quyết tâm rằng bản thân mình cũng sẽ trở thành giống như họ. Lễ hội kết thúc không bao lâu, Lee Soo Man đã tìm được sự đồng cảm với những người bạn và thành lập một ban nhạc. Ông đã đặt tên cho ban nhạc là 'Hurogeu', tên tiếng anh là anh là 'Frog', những chú ếch sống nhiều trong núi Inwang ở gần trường. Tên ban nhạc do Lee Soo Man đặt đã bị mọi người xung quanh gọi lệch đi bằng tiếng Nhật là Hurokku (nghĩa là kém cỏi không có thực lực). Lee Soo Man trở thành trưởng nhóm với tư cách là người đã thành lập nhóm. Việc chủ đạo tạo thành Hurogeu là sự kiện mang ý nghĩa sâu sắc, trở thành điểm xuất phát mà Lee Soo Man quyết định vị trí trưởng nhóm lần này đến lần khác trong các dự án và nhiều công việc mà họ phải tiếp xúc trong cuộc đời. Trong lĩnh vực âm nhạc đại chúng đặc biệt này, tư thế đảm nhận một cách chắc chắn năng lực của bản thân và không dễ dàng nghỉ ngơi để không trao vị trí chỉ đạo đó cho người khác một cách tùy tiện trở thành nguyên tắc không thể thay đổi trong cuộc đời của họ. Lee Soo Man được thừa hưởng từ mẹ, nền tảng âm nhạc vững chắc được truyền lại từ anh trai thứ hai chính là hậu phương vững chắc của cậu.
Thà chỉ là nhóm nhạc quy mô nhỏ trong trường chứ không thể kéo bạn bè về nhà tập luyện được. Vì ba Lee Soo Man hoàn toàn không quan tâm đến khoa âm nhạc mà cậu mong đợi. Ba Lee Soo Man đã hy vọng cậu học hành chăm chỉ để đậu vào một trường tốt rồi sau đó trở thành một học giả để nối nghiệp gia đình. Vốn dĩ ngay từ đầu Lee Soo Man đã có tố chất trong việc học. Ngay từ khi rất nhỏ cậu đã lắng nghe hy vọng của bố và rồi cậu đã nỗ lực để đáp ứng sự chờ mong của bố mẹ bằng việc đậu vào trường trung học Gyeongbok. Cậu đã c ật lực phản đ ối và từ chối một cách dứt khoát ư ớc muốn của bố mẹ nhưng vẫn chưa đến mức tạo thành tích cách nổi loạn. Dù không để ý nhưng khát vọng về âm nhạc đại chúng vẫn đang dần nảy mầm và lớn lên trong tâm hồn cậu.
Sau khi các tiết học trên trường kết thúc, Lee Soo Man dẫn những người bạn trong ban nhạc đến phòng nhạc hoặc ngọn núi sau trường để luyện tập hết lần này đến lần khác. Từ khi còn bé vì cậu đánh piano rất hay nên cậu đã tự động trờ thành người hòa âm. Thỉnh thoảng cậu đến nhà bạn để luyện tập. Ngày hôm đó, một thành viên trong ban nhạc biết được anh trai của Lee Soo Man là Lee Soo Yeong có kiến thức rất sâu rộng về âm nhạc nên đã đ ề nghị thử đến nhà của Lee Soo Man một lần. Với đề nghị đột ngột đó, Lee Soo Man đã rất ngạc nhiên và giả vờ dùng tay làm động tác cắt cổ, để có thể giải quyết chuyện này, cậu đã tinh ý hỏi ngược lại các bạn của mình liệu họ có thể an ủi bản thân như thế nào nếu lỡ như bị đuổi ra khỏi nhà. Tuy nhiên bằng đầu óc của mình cậu đã không thể thoát khỏi vận mệnh là một người xuất sắc dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Xã hội những năm 1960, âm nhạc đại chúng là bầu không khí mà được ghi nhớ lại bằng việc nghe 'Ttanttara'. Âm nhạc đại chúng và vào học trường cao cấp là mối quan hệ mặt ngoài giống như nước với dầu. Nếu Lee Soo Man nhiệt tình hơn với nhạc pop thì không biết rằng con đường cuộc đời của cậu có đi đ ến hoạt động nhóm mà thường tập trung vào quân đội thứ 8 của Hàn Quốc hay không. Vì hoàn toàn không thể phản bội lại mong đợi và hy vọng của bố mẹ đã rất vất vả, Lee Soo Man đã phải tiếp tục con đường học vấn của mình. Sân khấu quân đội thứ 8 của Mỹ là hòa giải viên có vai trò quan trọng lôi kéo những nhạc sĩ của đất nước Hàn Quốc, để họ tiếp xúc với âm nhạc đại chúng phương Tây. Vì các học sinh trung học tham gia và ngừng học hiện nay nên nơi đó là một thế giới khác rất xa xôi và mới lạ. Vì thế, Lee Soo Man đã gi ữ khoảng cách từ lúc đó. Vì c ậu không phải là người có tư chất chống đối giống như con ngựa hoang thử sức với giá trị phổ biến và chuẩn mực thống trị trong cùng một thời đại đến tận khi phá vỡ bức tường đó. Vì âm nhạc ông không muốn đối lập với gia đình. Tấm lòng của gia đình ghét việc rời khỏi cuộc đời của cậu, dù như thế thì vẫn phát huy bản năng quay về giống như Mo Cheon phải hồi quốc.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top