Phần 1 (#1.Năm 1952, Busan)


"Tôi nghĩ những người điều hành các đài truyền hình khác là những người vô cùng tài năng, vì thế thật không dễ dàng gì khi phải cạnh tranh với họ. Nếu có cơ hội tôi muốn thử kết hợp những mối quan tâm của giới trẻ hiện nay với việc muốn thử trải nghiệm trong chương trình radio hàng ngày của tôi. Ví dụ như để thúc đẩy sự tham của các thính giả thì các bạn nghĩ sao nếu một tuần sẽ có khoảng một hai lần phát sóng công khai để truyền tải đến các thính giả cảm giác sống động ngay tại trường quay. Vì thính giả chủ yếu của đài là các bạn học sinh nên những mẩu chuyện thú vị liên quan đến cuộc sống học đường hoặc quan hệ bạn bè là vô cùng tận. Nếu biết tận dụng tốt những điều này thì chắc chắn sẽ tạo ra được một chương trình bổ ích và thú vị."

-----Trích-----

#1

1/5/2011 tại quảng trường phía trước kim tự tháp thủy tinh, kiến trúc kỉ niệm 200 năm cách mạng Pháp được xây dựng ngay cổng bảo tàng Louvre, Paris, Pháp, có khoảng 300 bạn trẻ người Pháp đã tập hợp lại. Lý do các bạn trẻ người Pháp này tập hợp tại đây chính là để yêu cầu tăng thêm một ngày trong lịch trình biểu diễn của 'SM Town Live World Tour tại Paris' đư ợc SM Entertainment dự định tổ chức tại Paris vào ngày 10/6/2011. Năm ngày trước, vào ngày 26/4, vé công diễn đư ợc bán trên internet đã bán h ết chỉ trong vòng 15 phút, các fan K-POP mà thậm chí không thể mua được vé vào cổng đã kêu gào biểu tình đòi SM1 kéo dài lịch trình biểu diễn.

Việc tham gia vào hành động tập thể để xem vũ đạo và các bài hát của ca sĩ Hàn Quốc mà đã nhận thức được rằng cho dù chỉ là một quốc gia xuất khẩu những sản phẩm công nghiệp như xe hơi hoặc thiết bị điện tử, người Pháp đã ng ẩng cao đ ầu tự hào vì lòng yêu nước trong văn hóa nghệ thuật bậc nhất Thế Giới. Trong số những người đến tham gia cuộc biểu tình chưa từng xảy ra trong lịch sử này cũng có những người đến và cầm theo những tấm băng rôn ghi dòng chữ "Làm ơn hãy biểu diễn thêm một buổi nữa thôi.". Nối tiếp mối quan tâm về văn hóa đại chúng Hàn Quốc làm trỗi dậy K-POP chính là luyện tập chữ Hàn. Một số việc như là cùng vẫy cờ Thái Cực của Hàn Quốc và cờ ba màu của Pháp. Mặc dù rất ồn ào nhưng cuộc biểu tình diễn ra trong hòa bình và vui vẻ và lên đến đỉnh điểm khi toàn bộ những người tham gia biểu tình nhảy theo những bài hát của các ca sĩ SM. Những cảm xúc hào hứng giống nhau của tất cả những người tham gia vào buổi tập hợp này đã làm thay đổi không khí tại buổi biểu tình và trong giây lát biến nó trở thành một buổi concert tại chỗ. Những người tham gia vô cùng tha thiết muốn xem buổi lưu diễn của SM nên đã c ố gắng nói với những ký giả Hàn Quốc đến lấy thông tin ở hiện trường cuộc biểu tình. Chỉ khác màu mắt, màu da và màu tóc, ngày hôm đó, các fan K-POP của Pháp đã tạo ra một bầu không khí lễ hội đầy hào hứng, chẳng khác gì so với hình ảnh tràn đầy nhiệt huyết của các fan Hàn lưu (Hallyu) mà chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều lần ở khắp nơi trên toàn châu Á như Seoul, Bắc Kinh và Tokyo. Làn sóng Hàn lưu đã đánh m ạnh vào Châu Á, từ nơi khởi nguồn đó, nó đã lan rộng sang cả thủ đô Paris của nước Pháp, cách đó hơn 10000 km về phía Tây, cuối cùng đó là sự khởi đầu cho một thời kỳ sống động.

Năm 1952 là năm Rồng. Tuy nhiên dù là ai thì cũng khó để mơ một giấc mơ lạ thường tràn đầy sức mạnh để bay lên trời cao giống như loài rồng. Từ mùa hè hai năm trước, chiến tranh được tạo ra từ mảnh đất của sự than khóc và cái chết trên toàn quốc đang thay đổi sang cục diện mới do sự can thiệp của Cộng sản Trung Quốc.

15/9/1952, Tổng tư lệnh quân đội Liên hiệp quốc Douglas MacArthur đã chỉ huy thành công kế hoạch đổ bộ vào Incheon, khiến cho quân đội nhân dân Bắc Hàn không thể cầm cự và phải tháo chạy về phía sông Áp Lục, để chi viện cho quân đội Bắc Hàn, cuối tháng 10 cùng năm, quân đội của đại lục Trung Quốc khổng lồ đã can thiệp vào chiến tranh và đụng độ với hỏa lực áp đảo của quân đội Liên hiệp quốc do Mỹ chỉ huy với chiến lược lấy đông địch yếu mang tính chủ nghĩa siêu thực được thực hiện giống như cái tráp đựng nước của góa phụ. Quân đội quốc gia đã tiến về phía nam và một lần nữa chiếm giữ Seoul bằng cuộc tiến công mùa đông của quân lực lượng quân đội Trung Quốc,

1 Là tên gọi tắt của SM Entertainment được Lee Soo Man thành lập năm 1995.

đội quân liên hiệp này đã xây dựng một tuyến phòng thủ để tiếp tục tiến vào Cheonan, Jecheon, Danyang, HongCheon, PyeongChang, Gangneung,...và đương nhiên chiến trường của tiền tuyến huy động lực lượng không quân và thậm chí cả khu vực hậu phương chủ yếu Bắc Hàn đã oanh tạc một ngoan cường có vẻ như đó là cống hiến mang tính quyết định trong chiến thắng chiến tranh Thế Giới thứ 2 và nội chiến Tây Ban Nha. Không biết chừng đó là ranh giới cho việc bán đảo Hàn sẽ quay trở lại thời kỳ đồ đá.

Quân đội cộng sản Trung Quốc đã chiếm giữ bầu trời và quân đội nhân dân Bắc Hàn đang mai phục giống như những thợ săn thời kỳ đồ đá nhắm tới con mồi vào ban ngày, và đang đối phó bằng chiến thuật thực hiện các cuộc tấn công và thoát khỏi chiến hào giống như loài chuột chũi lợi dụng bóng đêm đ ể làm suy yếu sự công kích của quân đội Hàn Quốc và quân đội Liên hiệp quốc. Khác với thời kỳ đồ đá, chúng ta không thể nào nói được có tất cả bao nhiêu con số trong văn minh công nghiệp hiện đại. Quân đội cộng sản Trung Quốc và quân đội nhân dân Bắc Hàn dựa vào ưu thế về số lượng đã phải từ từ rút về phía bắc vì bị đẩy lùi trong thế công kích của quân đội Liên hiệp quốc và quân đội Hàn Quốc đã căn bản chuẩn bị lực lượng chiến đấu nắm giữ quyền làm chủ trên không, kết quả là khoảng 3/1952, quân đội Hàn Quốc đã lần thứ hai giành lại được Seoul.

Quân đội nhân dân Bắc Hàn lần đầu tiên tiến công về phía Nam là ở vùng phụ cận tuyến đường 38, trước đây là tại phòng tuyến sông Nakdong quân đội hai bên đã liên tục công và thủ một cách quyết liệt, dù là ở bên nào thì cũng phải chấp nhận sự thật là không còn cách nào khác mà có thể áp chế hoàn toàn đối phương bằng vũ lực nên đã bất đắc dĩ phải bắt đầu cuộc đối thoại để dừng cuộc chiến. Viễn cảnh của cuộc đàm phán càng trở nên tươi sáng thì cuộc chiến tranh tiêu hao để chiếm thêm một tấc đất càng trở nên quyết liệt. So với cuộc chiến giữa quân đội nhân dân và quân đội Liên hiệp quốc hoặc cuộc chiến giữa quân đội cộng sản Trung Quốc và quân đội quốc gia thì đại đa số trường hợp cuộc chiến giữa quân đội quốc gia Nam Hàn và quân đội quốc gia Bắc Hàn mang một diện mạo khốc liệt hơn hoàn toàn, các mảnh vỡ của sự căm thù và đổ máu đã diễn ra ở đây quả nhiên đang ngày càng sâu sắc hơn và đã trở nên rõ ràng trong trí nhớ của những người tham gia cuộc chiến này.

Cuộc chiến 25-6 đã chào đón mùa hè th ứ 3 kể từ năm 1952, năm rồng độc nhất của thế kỷ 20, vẫn không thay đổi được sự tốt xấu của việc thành bại một cách rõ ràng. Phòng tuyến mà lấy điểm xuất phát là cửa khẩu sông Hàn của biển Tây đã vư ợt qua sông Imjin tiến đ ến Ganghwa, Gimpo, Gaeseong, Paju, Jangdan, Yeoncheon của tỉnh Gyeongki và theo địa hình cao về phía đông và thấp về phía tây, độ cao so với mực nước biển đang dần cao hơn về phía đông, đã lan đến Gimhwa, Cheolwon, Inje của tỉnh Gangwon và cuối cùng là vô tình đến Goseong, im lặng che dấu vết tích trong lòng biển Đông xanh ngắt. Chiến tranh đã uống ừng ực dòng máu rất nhiều người trẻ tuổi mà đang ngồi xung quanh cái eo của bán đảo Hàn và nếu ban ngày tấn công chiếm lĩnh 100m về bên này thì ban đêm lại tiếp tục giành lại về phía kia. Trong khói thuốc súng dày đặc và tiếng súng nổ ầm ĩ, những thực vật xanh tươi đã không thể sinh trưởng một cách bình thường và cỏ cây đã dần biến mất, thay vào đó là các binh lính với quân phục màu xanh. Mỗi khi giọng nói to lớn cất lên thì tất cả các sinh mệnh đang vận động đều phải cúi thấp đầu và khom mình lại. Dù là con người hay thú vật đều không che dấu bản năng sinh tồn vì sự sống còn của mình. Mọi ngóc ngách của thành phố cảng biển phía Nam Busan mỗi ngày đều náo loạn với các tin tức chiến tranh. Tuy nhiên ở đây, so với cuộc tổng tấn công của quân đội thì cuộc đấu khẩu và trận đánh của các chính trị gia đã lôi kéo và nắm bắt sự chú ý của mọi người. Ngôn luận thời nay và các sử gia hậu thế đã ghi lại và đặt tên cho cuộc đấu khẩu và trận đánh của các chính trị gia xảy ra trong căn phòng cuối cùng với trọng tâm là tổng thống đầu tiên khi đó Lee Seung Man là 'biến động chính trị Busan'.

Khi nghe tình hình chiến sự trên radio và biết đư ợc quân đ ội Hàn Quốc đã chi ếm đư ợc vùng thượng du mọi người đã vui m ừng khuyến khích lẫn nhau. Tuy nhiên lịch sử phương đông và phương tây trước nay luôn như thế, những tin tức về quân ta chiến bại hay phải trải qua một cuộc hồi sinh lớn thì luôn đến rất chậm chạp và ít ỏi. Trong chính phủ mặc dù là nói ra đến miệng việc Bắc tiến thống nhất và nói giống như là sẽ tấn công và đuổi đánh kẻ thù đến tận sông Áp Lục nhưng sau khi tham gia vào chiến tranh trong một khoảng thời gian dài thì lời tuyên truyền của các cơ quan liên quan hầu như là rất khó tin. Trong chặng đường dài đó có quá nhiều những đứa trẻ mồ côi bị chiến tranh cướp mất ba mẹ và những binh sĩ quay trở lại chiến trường và rồi bị chặt đứt tay chân mỗi khi xuất hiện tại những thành phố và những xóm làng với những bông băng quấn chặt trên vết thương, người dân chỉ biết cầu nguyện bằng những tiếng hò hét không ra âm thanh mong cuộc chiến tẻ nhạt này mau chóng kết thúc.

Theo cuộc khẩu chiến của hai bên trong đàm phán thì sau khi lâm vào tình trạng chiến tranh hỗn loạn, trái lại, thành phố cảng Busan nơi tập trung và mang vũ khí đi l ại tràn đ ầy sức sống. Chiến tranh bấy giờ đã trở thành cuộc chiến đảm bảo xem ai là người sản xuất vũ khí quân sự nhiều hơn, tình trạng này không thể cứ mãi tiếp diễn như thế được. Trong cuộc chiến phân biệt thắng bại bằng số lượng hàng hóa thật sự là mọi mặt đều có lợi khi Nam Hàn xem Mỹ là nhà tài trợ, khi đó Mỹ đang thực hiện cùng lúc vai trò nước đứng đầu của chủ nghĩa tư bản và vai trò nhà máy của thế giới. Tuy nhiên không lâu trước đây khi đánh đu ổi được Đức, Ý và Nhật Bản, với tư cách là những người Mỹ phát động chiến tranh mang tính thiên văn học, không lý nào họ lại vui mừng với việc anh em và con trai họ đã đổ máu trong chiến tranh của của bán đảo Hàn mà đang lan tràn ở khi vực châu Á xa xôi. Ở đất nước mà thay đổi chính quyền trong cuộc tuyển cử chu kỳ 4 năm thì những ứng cử viên nào không hứa sẽ kết thúc chiến tranh sẽ không có khả năng nhận được phiếu bầu của những người đi bầu. Dwight D.Eisenhower, ứng cử viên tổng thống của Đảng cộng hòa đã từng tổng tư lệnh quân liên hiệp trong chến tranh thế giới thứ 2, ông chính là nhân vật thích hợp nhất trong việc triển khai chiến dịch tranh cử và đưa ra công ước kết thúc chiến tranh Hàn Quốc. Bên cạnh đó, những hỗn loạn và mất trật tự trong thể chế chính trị mà Harry S.Truman cho thấy trong quá trình thay thế MacArthur đã tạo ra nhân vật nắm giữ năng lực trói buộc quân đội một cách ép buộc bằng đại đa số người Mỹ. Tướng lĩnh 5 tỉnh, lãnh đạo lục quân Eisenhower trong thời gian của cuộc bầu cử đã phát biểu một câu nói nổi tiếng "Tôi sẽ đi Hàn Quốc." đã đàm b ảo nhận được sự ủng hộ trên toàn quốc. Chiến tranh đã nhuộm máu khắp bán đảo Hàn là khởi đầu cho việc nhìn thấy điểm cuối của đường hầm mờ mịt.

Sau khi bước vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh không có kẻ thắng lẫn kẻ bại, trái lại càng nhiều vũ khí được chất lên thuyền và nhập cảng Busan. 6/1952 những người lao động trong những bộ đồ quân phục tràn ngập khắp Busan, mặc cho những giọt mồ hôi đang lấm tấm trên những khuôn mặt đen đúa, họ đang chất hàng lên tàu bè để chuyển hàng những nơi như Mỹ và Nhật Bản,... Khi những công nhân vác hàng hóa trên vai hay trên những chiếc gùi đi ngang qua, mùi chua của mồ hôi và mùi tanh của nước biển trộn lẫn vào nhau và lan tràn khắp mọi nơi. Những người lao động cần mẫn leo lên leo xuống các con tàu hệt như những con kiến thợ. Họ vác hàng hóa lên tàu và chất nó ở khoang ngoài, bước chân không bao giờ ngừng nghỉ và thỉnh thoảng lại lấy chiếc khăn vắt ở cổ để lau mồ hôi. Những cỗ máy để vận chuyển không phù hợp với việc vận chuyển các bộ quân phục của quân đội Mỹ nên cần có đôi tay, đôi chân của rất nhiều người lao động. Bắt đầu từ khu vực Bắc Hàn, ở Busan thủ đô tạm thời nơi có những người dân chạy loạn đổ dồn từ khắp nơi trên toàn quốc đang chiếm tỷ lệ áp đảo, những người lao động tràn lan khắp thành phố sẽ phải làm việc dù nhưng họ chỉ nhận được mức lương vô cùng thấp. Những người lao động cảng Busan mang hàng hóa của những con tàu cỡ lớn, giống như những con kiến từ từ mang miếng mồi to của nó về tổ. Trên những con tàu mà sắp rời đi những con mòng biển đập cánh như chào hỏi và thỉnh thoảng còn cất tiếng khóc. Khi mặt trời mọc, những con người kiếm sống từ những con thuyền cập bến đã tập trung tại cảng, và khi hoàng hôn xuống, sau khi đã lấy hết từ những con tàu rỗng tuếch đó, họ phân tán riêng lẻ khắp nơi trong lòng cái mê cung của thủ đô tạm thời.

Sự khó khăn và đau đớn của chiến tranh đương nhiên là việc những đứa trẻ bị mất đi bố mẹ, nó đột ngột xảy ra một cách rất đáng sợ. Kể từ trước chiến tranh, mặc cho quy mô và công suất của những cô nhi viện ở Busan so với trước đây ngày càng lớn thì vẫn không thể lấy lại tinh thần trong cơn sóng đang vỗ ào ào của những đứa trẻ mồ côi do chiến tranh. Tình hình xây mới các cô nhi viện không có thay đổi đặc biệt gì. Những đứa trẻ bị chia cách với gia đình do chiến tranh thường được đưa lên xe tải quân dụng và rồi được thả xuống ở sân cô nhi viện. Bị đưa vào thùng xe tải và thả xuống ở một nơi xa lạ mà không hề biết nguyên do, những đứa trẻ trong những bộ quần áo dơ bẩn rách rưới nhìn khắp nơi với ánh mắt mong chờ pha lẫn sự bất an trong lòng do chúng chẳng hề quen biết một ai.

Sae Deul Won2 nằm ở dưới chân núi cách biển không xa, đã nhận rất nhiều những đứa trẻ mồ côi và hoạt động như một trung tâm của trại trẻ mồ côi thành phố cảng Busan. Mỗi ngày đều có những đứa trẻ mồ côi mới bước vào cánh cổng của Sae Deul Won. Những đứa trẻ đến đầu tiên thường chạy ra vây xung quanh những đứa trẻ vừa mới đến và ùn ùn kéo ra xem ai là người mới vào. Những đứa trẻ mới vào còn có hoàn cảnh khó khăn hơn cả những đứa trẻ đến đầu tiên. Quần xắn lên đến mắt cá chân, đầu gối gầy còm dễ vỡ, đầu tóc bù xù. Vì tình trạng dinh dưỡng thiếu thốn, nên khuôn mặt bị biến dạng khiến xương hàm bị đưa ra nhưng ánh mắt vẫn sáng lấp lánh với mong muốn nhất định sẽ còn sống. Những đứa trẻ mất tích hoặc phải chia cách với gia đình bị ném ra giữa đường đang phải lớn lên với sức sống như những con thú hoang chứ không phải là một tâm hồn trẻ nhỏ ngây thơ trong sáng.

Những đứa trẻ của Sae Deul Won vì không đư ợc biết những tin tức liên quan đ ến bố mẹ của chúng nên mỗi khi có người lớn xuất hiện ở ngoài tòa nhà chúng đang ở, chúng đều nhìn họ với ánh mắt xen lẫn vui buồn cùng với niềm hy vọng nhỏ nhoi. Tuy nhiên khi biết được họ là những người hoàn toàn xa lạ thì cảm giác chờ mong lại trở thành nỗi thất vọng và những đứa trẻ lại trở lại dáng vẻ thiếu sức sống. Những đứa trẻ bốn năm tuổi trên một cái giường xa lạ đã nức nở thật đau khổ trong bóng đêm. Mỗi khi như thế, những đứa trẻ lớn tuổi hơn ban đầu sẽ la hét thật ồn ào và những đứa giật mình dậy giữa đêm vì không có mẹ ở cạnh bên thậm chí đã từng phải nín thở trong bầu không khí đáng sợ đang bao trùm đó cho đến tận khuya, vô thức từ từ chìm vào giấc ngủ khi nước mắt vẫn

2 Nhà hoạt động xã hội Ahn Eum Jeon (1905-1985) xuất thân từ Masan, 1/11/1945, bà đã từ bỏ hết tài sản của mình và mở cửa Sae Deul Won tại số 797, khu 4 phường Dae Jeong, Jung gu, Busan. Sae Deul Won là cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đầu tiên ở Busan lúc bấy giờ. Tên Sae Deul có nghĩa là 'miền đất mới'.

đang rơi. Vết sẹo của cuộc chiến dường như không có hồi kết đó mỗi đêm đều xuất hiện trong giấc mơ của chúng hoặc không bao giờ rời khỏi chúng. Dù vậy trẻ con thì vẫn mãi là trẻ con. Trong khi dõi theo những người giống với bố mẹ của chúng, những đứa trẻ đã trở thành bạn thân cùng ăn, cùng ngủ và cùng chơi với nhau. Đó là sự thay đổi một người của một gia đình đàng hoàng trong số những đứa trẻ được nhận sự chăm sóc.

Vì đó là cách mà bất cứ ai cũng không thể sống sót nếu không có cái gì đó cho vào miệng để ăn. Tất cả những người có ý đ ịnh lẩn trốn như là có thể tránh được chiến tranh đã nắm chặt dây cương cuộc sống của họ tại Busan này. Busan là ốc đảo của những người dân đi lánh nạn. Cuộc sống mệt mỏi của những người dân đi lánh nạn ở một nơi hỗn loạn sau cuộc suy thoái 1.4 đã lan đến tận những dòng tộc ở phương Bắc, chính vì thế Busan trở thành lò luyện kim của tám tỉnh Joseon.

Trong sự hỗn loạn của vòng xoáy chiến tranh giống như những người khác, có một cặp vợ chồng khoảng ba mươi tuổi đã bị đưa đẩy trung tâm triển lãm tiếng địa phương của tám tỉnh. Người chồng tên là Lee Hee Jae, người vợ tên là Kim Kyeong Hyeon. Quê hương của Lee Hee Jae là ở Jeongseon, thuộc tỉnh Gangwon nổi tiếng với bài hát Arirang. Jeongseon là khu vực tập trung nhiều ngọn núi cao và dốc của dãy núi Taebaek. Lee Hee Jae là con trai của một gia đình có truyền thống dạy chữ Hán. Tuy nhiên thực chất nơi này chỉ là một ngôi làng xa xôi hẻo lánh ở trên núi, cách Seoul rất xa. Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng, Lee Hee Jae đã h ọc những kiến thức mới tại trường Baejae, sau đó, ông theo học khoa vật lý toán trường chuyên Yeon Hee tiền thân của trường đại học Yeonse. Sau khi tốt nghiệp ông đã từng đi dạy học tại Seoul, trước khi chiến tranh Hàn Quốc bùng nổ, vì lý do sức khỏe, ông đã quyết định quay về vùng rừng núi hẻo lánh ở Jeongseon để tĩnh dưỡng và dạy học.

Người vợ Kim Kyeong Hyeon đã t ừng là một cô gái có tài năng, theo học khoa thanh nhạc trường Ewha, tiền thân của trường đại học nữ Ewha, nhưng vì vấn đề sức khỏe, cô đã phải chuyển sang học khoa piano. Bà chính là phụ nữ tân thời. Bà đã bước vào xã hội bằng việc phục vụ giảng dạy âm nhạc tại trường trung học nữ JungAng Seoul. Thời đó có nhiều người thậm chí còn không thể vượt qua ngưỡng cửa trường tiểu học, nếu trừ những người đi du h ọc Nhật Bản ra, thì cặp vợ chồng này nằm trong tầng lớp tri thức có học vấn cao nhất.

Họ đang sinh sống ở Jeongseon và ngay sau khi chiến tranh bùng phát, họ đã đi đến Busan để lánh nạn. Nếu không phải chỉ vì sức khỏe của người chồng thì ngay từ đầu họ đã không ở lại Jeongseon. Cặp vợ chồng thuộc tầng lớp tri thức trở nên quen với cuộc sống nơi đây không thể làm gì khác ngoài việc dạy học cho trẻ em tại một trường học nằm ở giữa núi rừng với số học sinh chẳng có bao nhiêu vì công việc thích hợp ở vùng rừng núi hẻo lánh này chính là làm việc trên những ruộng bậc thang.

Cặp vợ chồng hối hả dọn đồ lánh nạn đến Busan, khó khăn lắm mới nhận được sự giới thiệu từ một người bạn của người vợ, họ đã tìm được một căn phòng chật chội để sống cùng với hai người con trai nhỏ nhờ sự giúp đỡ cố gắng của viện trưởng cô nhi viện Sae Deul Won. Cặp vợ chồng này đã lo cho cuộc sống thiếu thốn của những đứa trẻ mồ côi bất hạnh và xem chúng như con ruột của mình, hàng ngày họ đang tha thiết mong muốn cuộc chiến tranh tẻ nhạt này mau chóng kết thúc giống như vô số những người dân tị nạn khác có hoàn cảnh giống họ.

Vì chiến tranh bất ngờ nổ ra nên cuộc sống của một gia đình có 4 người phải sống trong một căn phòng đơn đương nhiên là rất mệt mỏi và bất tiện. Tuy nhiên trong cuộc sống thiếu thốn eo hẹp đó một sinh mệnh mới sắp ra đời. Gần ngày sinh đứa con thứ ba thì Kim Kyeong Hyeon càng di chuyển khó khăn. Chiến tranh bùng nổ đã nhẫn tâm cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người, đã phá hủy toàn bộ cuộc sống của hàng trăm ngàn người, nếu tính thêm một tuần nữa kể từ lúc đó thì chính xác đã được 2 năm rồi

Khi cảm nhận được cơn đau, bà đã nh ờ sự giúp đỡ từ những người phụ nữ gần đó, sau khi chịu đựng cơn đau ngấm vào tận xương tủy, bà đã sinh được một cậu bé nhỏ xíu với làn da hơi đen sạm. Cậu bé cứ như thế đã bước ra ngoài thế giới từ trong cô nhi viện. Người chồng sau khi nghe được tiếng khóc của đứa bé sơ sinh đã hoàn toàn nhẹ nhõm và chạy vào phòng để nằm kế bên vợ và con mình. Ngay khi người hộ sinh vui mừng thông báo đứa bé là con trai thì cảm giác tiếc nuối sượt qua trên khuôn mặt ông. Tuy nhiên người chồng hướng về phía vợ rồi trao cho đứa con vừa mới sinh một ánh nhìn ấm áp. Đứa bé vẫn còn chưa dây rốn giơ bàn tay nhỏ xíu xinh xắn thỏa sức nắm chặt tìm kiếm nguồn sữa mẹ và cất tiếng khóc thật to.

Người vợ lần lượt nhìn vào chồng và con mình rồi dùng hết sức thì thào nói "Anh ơi, em xin lỗi.". Tuy nhiên cô chân thành nhìn con mình giống như không thể bỏ sót bất cứ cử động nào của đứa bé bằng ánh mắt tràn đầy yêu thương. Những người hàng xóm giúp người vợ sinh em bé mang canh rong biển đã đun sôi vào. Ngư ời mẹ uống hết bát canh đó rồi một lúc sau cho đứa bé nhỏ xíu đang ở trong lòng mình bú sữa. Mặc dù thân hình nhỏ xíu nhưng đứa bé ra sức mút núm vú của mẹ. Cậu con trai út của cặp vợ chồng tuổi ba mươi phải sống tị nạn tại một cô nhi viện trong suốt chiến tranh, kể từ lúc đó cho đ ến nửa thế kỷ sau, sẽ trở thành ông trùm của ngành công nghiệp giải trí, người truyền bá văn hóa Hàn lưu nổi bật nhất, cậu bé đó chính là Lee Soo Man.

Vì trước khi sinh Lee Soo Man, cha mẹ của ông đã có hai người con trai nên họ đã từng nói thật tốt nếu đứa trẻ này là con gái. Cha mẹ ông từ xưa đã trung thành với tín ngưỡng của đạo Cơ Đốc. Vì họ đã cầu nguyện và tin rằng Chúa đã nghe thấy lời họ, nên họ tin chắc rằng họ sẽ sinh được một đứa bé gái. Họ đã nuôi dưỡng hai cậu con trai nên họ biết rõ tính cách tích cực và thô lỗ của các cậu bé, vì thế họ vô cùng ganh tỵ với những gia đình có con gái hiền lành và đáng yêu. Tuy nhiên họ lại sinh thêm một cậu con trai, người chồng vừa xót cho cơn đau của vợ, mặt khác cũng không thể che giấu được một chút thất vọng.

Sau này, bà mẹ Kim Kyeong Hyeon thường quen miệng nói với Lee Soo Man.

"Ba của con đã từng ước gì con là con gái nhưng mà lỡ con thật sự là con gái thì sao nhỉ? Nếu con mà là con gái thì với cái ngoại hình này thì chúng ta sẽ thấy rất có lỗi với cuộc đời của con mất. Mẹ nghĩ thật là may khi con là con trai."

Mặc dù nghe hoài suy nghi thẳng thắn và hài hước của mẹ nhưng Lee Soo Man không do dự đứng trước mọi người, trở thành người kể chuyện tuyệt vời nhất, tạo ra bầu không khí vui vẻ và thoải mái, cuối cùng trở thành người đại diện cho văn hóa đại chúng của đất nước, khiến đất nước tự hào về sức cạnh tranh bậc nhất trên thế giới.

Không biết là Lee Soo Man có mặc cảm về ngoại hình của mình hay không nhưng bố của ông Lee Hee Jae đã c ổ vũ để ông vượt qua được mặc cảm đó "Soo Man à, mặc dù mắt của con nhỏ nhưng con phải nhìn thế giới này một cách thật rộng lớn.". Vì thế Lee Soo Man im lặng biểu hiện rằng mình sẽ luôn giữ những lời khuyên dạy của ông ở sâu trong lòng mình.

Khi Lee Soo Man đi học, ông thường bị bạn bè đặt biệt danh khó nghe cho cặp mắt nhỏ của mình như là 'mắt tôm', 'dao cạo râu' hoặc là 'con nhím', mỗi lúc đó ông cũng tự gọi mình bằng một biệt danh khác là 'vua mắt'. Vì ngoại hình đó, ông có thể có một tính cách sai trái và tiêu cực nhưng ông đã nỗ lực không ngừng để thay đổi một cách tích cực và đúng đắn. Phương pháp đó là làm cho mọi người vui vẻ bằng tài hùng biện và khả năng nói chuyện đầy tài năng và tinh ý của mình.

27/7/1953, cuộc chiến dường như sẽ không kết thúc mãi mãi đã hạ màn một cách nhạt nhẽo và không rõ ràng trong sự bất an về việc đình chiến chứ không phải là kết thúc chiến tranh. Trong khi thủ đô Seoul khôi phục sau thảm họa chiến tranh, sau khi hàng ngàn người được chuẩn hóa để quay về quê hương thì bố mẹ của Lee Soo Man cũng vội vã thu thập hành lý, nói lời tạm biệt với cô nhi viện Sae Deul Won, nơi có những vui buồn và sự lo lắng trong giai đoạn khó khắn nhất của gia đình họ, cùng với ba người con trai, cả gia đình hướng đến ga Busan. Sân ga Busan tạo thành biển người với những người dân tị nạn đang chen chúc lên những chuyến tàu từ Seoul tới Busan, sẽ giải thoát họ khỏi nỗi đau do chiến tranh từ tận đáy sâu cuộc đời. Những người phụ nữ đặt hành lý to lớn ở trên đầu và nắm chặt tay của những đứa trẻ, những người đàn ông thì mang trên lưng trên eo toàn bộ những vật dụng nặng nề, tất cả đều cảm nhận được tình đồng chí và tình cảm sâu sắc trong thực tế là họ đã vượt qua được khó khăn của chiến tranh mà họ không bao giờ muốn trải qua một lần nữa.

Thậm chí không có lời giải thích đặc biệt, những chuyến tàu liên tục dời lịch xuất phát đã lăn bánh vang rền đến Seoul, nơi những tiếng còi vang lên dài đằng đẵng. Rời khỏi Busan, mùi biển tanh nồng nhạt dần, những cánh đồng, ngọn núi của quê hương đã không được nhìn thấy trong một quãng thời gian dài nay đã bắt đầu liên tục đi vào tầm mắt của mọi người. Những ngôi nhà tranh dưới chân núi hòa nhịp theo sự chuyển động của những đoàn tàu đang chậm chạp ì ạch lăn bánh, từ từ lướt qua như những tĩnh vật trong bức tranh phong cảnh. Quang cảnh thân thiết và ấm áp như đang hỏi chiến tranh bắt đầu từ lúc nào vậy. Niềm hy vọng không thể nào biết được đang ngập tràn trong lòng của những con người đang ở trên chuyến tàu hướng đến Seoul.

Chia tay với những con người ở cô nhi viện Sae Deul Won yêu mến và cực khổ, gia đình Lee Soo Man vĩnh viễn cảm thấy tiếc nuối và đau buồn nhưng một cuộc sống mới trải ra trước mắt khiến họ cảm thấy vui mừng và hạnh phúc hơn bao giờ hết. Đứa bé Lee Soo Man vừa thôi nôi cách đó không lâu đang nằm ngủ một cách an tĩnh và bình yên trên chuyến tàu đầy vui vẻ và háo hức với những câu chuyện của những người dân tị nạn ồn ào. Dáng vẻ đơn thuần của đứa trẻ khiến mọi người hoàn toàn không thể tin được sau này lớn lên sẽ trở thành một nhà chế tác âm nhạc tài ba và là một vĩ nhân của giới âm nhạc hoạt động trong và ngoài nước, thu hút sự chú ý của mọi người.


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top