LCPT.VXKC

SỰ PHÁT TRIỂN NỘI CÔNG

VÀ CÁC ỨNG DỤNG THỰC TIỄN

TRONG KUNG FU VĨNH XUÂN

Tác giả: Dr Scott Baker

Anh Tuấn dịch

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 i

Chú ý dành cho người đọc:

Các nguyên tắc và kỹ thuật được trình bày trong quyển sách này chỉ với mục

đích thông tin tham khảo. Độc giả không nên thử các kỹ thuật và bài tập trong sách

mà không có người giám sát hay hướng dẫn có đủ trình độ.

Lời cảm ơn:

Tôi nhận thấy là tôi không thể hoàn thành cuốn sách này mà không có sự giúp

đỡ và hỗ trợ không mệt mỏi từ các người bạn và học trò của tôi. Tôi đặc biệt cảm ơn

sự nỗ lực đóng góp của Timothy Jeffcoat, người đã giúp tôi rất nhiều trong công việc

này. Cảm ơn sự hỗ trợ từ Erle Montaigue, người đã động viên tôi và đồng ý cho tôi sử

dụng các hình minh họa của anh. Sự rộng rãi và sự hiểu biết sâu sắc của anh về nội

công thật sự là vô giá. Hơn nữa, tôi xin cảm ơn các học trò và các đồng môn của tôi đã

cùng làm việc với tôi trong nhiều năm qua. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn người

thầy Vĩnh Xuân đầu tiên của tôi: Sư phụ Peter Yu và Sư phụ Tam Hung Fun, người đã

nỗ lực dạy dỗ và đưa tôi đến con đường dẫn đến kiến thức và sự hiểu biết được trình

bày trong quyển sách này. Và còn rất nhiều người thầy đã dạy dỗ tôi trong các năm

qua, mỗi người đã đóng góp vào sự hiểu biết và kỹ năng của tôi theo nhiều cách khác

nhau, nhưng có lẽ người có ý nghĩa nhất là Sư phụ David Nuuhiwa, người rất tinh

thông đến từng chi tiết và luôn sẵn sàng chia sẻ với tôi một cách không hề vị kỷ.

Lời tựa :

Tôi đã đọc rất nhiều cuốn sách viết về Vĩnh Xuân trong vòng 35 năm qua, đây quả là

một vinh dự được viết lời tựa cho cuốn sách của Scott Baker. Cuốn sách này là một nỗ

lực để mang Vĩnh Xuân vượt ra khỏi phạm vi vật lý đơn thuần để đến khu vực bên

trong bao gồm những thứ như là nội công (Chi Kung-Qigong) và điểm huyệt. Đây là

một cuốn sách hữu ích cần thiết nằm trong thư viện sách về Vĩnh Xuân của người tập

luyện.

Erle Montaigue (Master Degree, China)

23/01/2001

MỤC LỤC

Chú ý dành cho độc giả: .............................................................................................. i

Lời cảm ơn .................................................................................................................... i

Lời tựa .......................................................................................................................... ii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1

1. Kung fu là gì? ................................................................................................ 1

2. Làm sao để làm chủ được nội công ............................................................... 1

3. Vĩnh Xuân: có hay không có nội công? ........................................................ 2

4. Một hệ thống nguyên tắc trọng tâm .............................................................. 4

CHƯƠNG 2: SỰ HIỂU BIẾT VỀ KHÍ ..................................................................... 7

1. Người thầy như một người hướng dẫn: một lời đề nghị ............................... 7

2. Sự thả lỏng..................................................................................................... 9

3. Hai bí quyết: hiện diện và có chủ đích (Attending and Intending) ............. 10

4. Ngạnh công và nội công (Hard and Soft Chi-kung) ................................... 11

5. Luyện tập ngạnh công (nội công cứng) ....................................................... 11

6. Luyện tập nội công mềm ............................................................................. 12

7. Bốn mức độ của việc thả lỏng ..................................................................... 14

CHƯƠNG 3: VĨNH XUÂN MỘT HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG ........................ 15

1. Sự đảm nhận về kỹ năng sử dụng năng lượng ............................................ 16

2. Nội công Vĩnh Xuân: những bài tập luyện cao cấp .................................... 18

CHƯƠNG 4: BẮT ĐẦU VỚI BỘ RỄ ..................................................................... 19

1. Bốn bài tập về tấn pháp ............................................................................... 21

2. Bát đoạn cẩm ............................................................................................... 25

3. Thiền định đứng từ Tẩy Tủy Kinh Thiếu Lâm Tự ...................................... 26

4. Thở thuận và thở nghịch.............................................................................. 27

5. Bắt đầu với thiền định đứng ........................................................................ 28

6. Thiền định đứng nâng cao: Tẩy Tủy Kinh .................................................. 29

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 iv

7. Bài tập nội công nâng cao trong bài Tiểu Niệm Đầu .................................. 30

a. Bốn nguyên tắc: Thả lỏng, Bám rễ, Thở và Tập Trung ......................... 32

b. Tay tán thủ (The Tan Sau) ..................................................................... 33

c. Tay hộ thủ (The Wu Sau)....................................................................... 35

d. Tay phục thủ (The Fook Sau) ................................................................ 37

CHƯƠNG 5: HỌC CÁCH DI CHUYỂN VỚI KHÍ .............................................. 41

1. Bước di chuyển............................................................................................ 44

2. Sự đổi hướng ............................................................................................... 45

3. Đòn đá trong Vĩnh Xuân ............................................................................. 47

a. Hạt giống của cú đá................................................................................ 47

b. Nguyên tắc của đòn đá ........................................................................... 48

c. Sức mạnh của cú đá mềm/cú đá nó nội công ......................................... 49

d. Mục tiêu của cú đá ................................................................................. 50

e. Thực hiện cú đá như một bước di chuyển ............................................. 53

4. Những sự biểu lộ năng lượng khác nhau của ba bài quyền ........................ 53

CHƯƠNG 6: SỬ DỤNG KHÍ NHƯ MỘT THỨ VŨ KHÍ .................................... 56

1. Cú vỗ hay bàn tay chìm ............................................................................... 60

2. Bàn tay xuyên thấu ...................................................................................... 62

3. Phóng thích năng lượng từ các ngón tay và ngón chân (Tiêu Chỉ) ............. 65

4. Cú đấm từ một khoảng cách ngắn (đoản kiều) ........................................... 67

5. Sự biểu lộ âm dương của năng lượng ......................................................... 69

CHƯƠNG 7:MỤC ĐÍCH CỦA NIÊM THỦ VÀ THÁI ĐỘ CẦN CÓ ................ 72

1. Học một ngôn ngữ mới ............................................................................... 72

2. Vấn đề về khí trong bài tập niêm thủ .......................................................... 73

3. Bài tập quan trọng nhất: Niêm thủ đơn ....................................................... 75

4. Phát triển một sự kết nối sâu sắc thông qua niêm thủ ................................. 76

5. 12 giai đoạn tăng tiến của việc hiện diện sự tương tác ............................... 76

6. Niêm thủ kép: một cuộc trò chuyện ............................................................ 86

7. Giải phóng khỏi kỹ thuật thông qua các nguyên tắc ................................... 90

CHƯƠNG 8: BÀI TẬP LUYỆN TẬP NĂNG LƯỢNG CAO CẤP TRONG

VĨNH XUÂN VỚI BÀI: MỘC NHÂN PHÁP, LỤC ĐIỂM BÁN CÔN VÀ BÁT

TRẢM ĐAO ............................................................................................................... 92

1. Giải mã bí mật của mộc nhân ...................................................................... 93

2. Các giai đoạn tập luyện với mộc nhân ........................................................ 94

3. Năng lượng trong vũ khí của Vĩnh Xuân, Lục điểm bán côn ..................... 95

4. Bát trảm đao ................................................................................................ 96

LỜI KẾT .................................................................................................................. 100

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ ............................................................................................ 101

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1. Kung fu là gì?

Đây là 1 cuốn sách viết về kung fu, đặc biệt là hệ thống kung fu Vĩnh Xuân. Đặc biệt

hơn nữa nó viết về những điều thường được cho là huyền bí và bí mật của nội công

Vĩnh Xuân. Nó được viết ra dành riêng cho những người đang tập luyện Vĩnh Xuân

hoặc là có đầu tư nghiên cứu về Vĩnh Xuân kung fu. Kung fu là một thuật ngữ đồng

nghĩa với võ thuật ở cả phương Tây lẫn phương Đông. Bắt nguồn từ việc kung fu

được dùng để chỉ những kỹ năng hay năng lực có được bởi sự nỗ lực kiên trì, bền bỉ

theo thời gian. Sự hiểu biết này rất hữu ích cho những ai đã chọn việc học võ thuật

làm người bạn đồng hành trong hành trình cuộc sống của mình. Không phải mọi môn

võ đều khó học như nhau và cũng không phải môn võ nào cũng hiệu quả như nhau.

Và Vĩnh Xuân là một trong những môn võ đáng được chú ý và hiệu quả nhất trong

những môn võ được biết đến. Khi Vĩnh Xuân được luyện tập một cách đầy đủ với

những bí mật về kỹ năng sử dụng nguồn năng lượng sâu trong cơ thể, nó trở thành

một hệ thống kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực và chuyên cần lớn để có thể nắm bắt

được. Vì vậy Vĩnh Xuân là một hệ thống kung fu về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

2. Làm sao để làm chủ được nội công

Khi một người bắt đầu tập luyện một môn kung fu, anh ta thường không chú ý

đến những yêu cầu một người đệ tử cần phải có để đạt được điều mà anh ta mong

muốn. Điều này đặc biệt đúng ở phương Tây. Những người thầy thường được hỏi:

“Trong vòng bao lâu thì con mới đạt được...?” Đây không phải là một câu hỏi sai

nhưng nó là một câu hỏi không thể trả lời. Có một câu chuyện kể về sự nóng lòng của

người đệ tử muốn học được các kỹ năng trong võ thuật thật nhanh:

Người đệ tử hỏi sư phụ: “Trong vòng bao lâu thì con mới có thể học thành

tài?”. Sư phụ trả lời: “15 năm”. Người đệ tử bị sốc và hỏi tiếp: “ Nếu con tập luyện

chăm chỉ gấp đôi thì sao?”

Sư phụ: “30 năm”. Người đệ tử tiếp tục: “nhưng nếu con tập luyện chăm chỉ gấp 3

mọi đệ tử khác thì sao?” Sư phụ mỉm cười và nói: “45 năm”

Tinh thần của câu chuyện nói lên việc: để học một kỹ năng có giá trị anh ta

phải sẵn lòng tập luyện bất chấp là bao lâu để đạt được nó. Luyện tập chăm chỉ hơn và

thường xuyên hơn không phải lúc nào có nghĩa là bạn có thể đạt được nó nhanh hơn.

Nỗi ám ảnh về chuyện phải là người nhanh nhất, giỏi nhất thường lại làm đánh mất

khả năng đạt được những kỹ năng mà mình mong muốn. Điều này hầu như chắc chắn

đúng khi luyện tập nội công Vĩnh Xuân. Việc tập trung tập luyện các kỹ năng trong

một giới hạn thời gian nhất định thường giúp cho ta hiểu được bản chất của kỹ năng

mà mình đang tập luyện, nhưng với nội công chúng ta phải quên đi những giới hạn về

thời gian và phải yêu thích quá trình tập luyện. Anh ta phải yêu thích con đường tập

luyện của mình và tập trung tâm trí xem điều gì đang diễn ra tại giây phút hiện tại hơn

là mong muốn điều gì sẽ xảy ra ở tương lai. Tập luyện tốt bài tập của ngày hôm nay,

bài tập của ngày mai sẽ đến nhanh hơn và hiệu quả hơn là trông chờ vào điều đó.

Kung fu đòi hỏi người tập phải có một tố chất đặc biệt để trả giá cho việc làm

chủ được nó. Người tập luyện phải yêu thích việc tập luyện và phải từ bỏ xu thế của

thời hiện đại là: “cố gắng nhồi nhét nhiều thứ hơn trong một thời gian ít hơn”. Để làm

chủ được kung fu đòi hỏi một sự gắn kết cả đời để học hỏi và phát triển nó. Tổ sư của

Vĩnh Xuân quyền đã từng nói: phải mất từ 7-15 năm để học thành công môn võ này.

Nhưng để làm được điều đó các môn đồ phải sống với kung fu 24 giờ trong ngày và

điều này gần như là không thực tế. Thỉnh thoảng một số người tin rằng mình đã tinh

thông môn võ đó, nhưng với những ai thực sự hiểu được con đường mình đi và năng

lực của mình mới biết được mình chưa thực sự tinh thông môn võ này. Có thể một số

người đang thổi phồng cái tôi của mình lên với những danh hiệu gì đó nhưng chẳng

sớm thì muộn sự thật sẽ phơi bày khả năng tầm thường của họ.

Những mong muốn có được sự tinh thông thực sự, không phải chỉ là thành thạo

trong môn võ mình đã chọn mà còn một sự phát triển lớn lao về khả năng làm chủ bản

thân vượt qua được những thiếu sót, nhược điểm của con người. Bản tính của anh ta

sẽ được tinh luyện và phát triển bởi kết quả của nhiều năm tập luyện nghiêm túc và có

kỷ luật. Những người tập luyện các môn võ thuật yêu cầu các kỹ năng khó (như Vĩnh

Xuân) thường thấy rằng các môn đồ đến rồi đi rất nhiều. Chỉ có một số có tinh thần kỷ

luật cao mới đi được trên hành trình kung fu này và có thể đạt được sự giác ngộ cùng

với nó. Những ai tập luyện mà thiếu kỷ luật tất nhiên cũng sẽ đạt được một số kết quả

nào đó. Nhưng thiếu sự quyết tâm và tinh thần kỷ luật để giải mã những bí mật của

nó, họ sẽ không bao giờ biết được những bí ẩn mà mình có thể khám phá về bản thân,

về cuộc sống và về vũ trụ huyền diệu của chúng ta.

3. Vĩnh Xuân có hay không có nội công?

Nội công trong Vĩnh Xuân là một bí ẩn lớn nhất của môn kung fu này. Nhiều

võ đường không dạy và thậm chí không bàn về điều này, số khác thì chỉ bàn miệng và

đưa rất ít vào việc tập luyện. Không có gì đáng ngạc nhiên đối với võ sinh Vĩnh Xuân

phương Tây để nhận ra rằng dòng dõi kung fu của họ đều có nguồn gốc từ Trung

Quốc. Khi ở Trung Quốc, tôi nhanh chóng nhận ra mọi môn võ của Trung Quốc đều

có bao hàm yếu tố nội công. Với người Trung Quốc, luyện tập kung fu mà không

luyện nội công thì thật là ngớ ngẩn. Với họ việc tập võ luôn gắn liền với việc tập khí.

Hầu hết Vĩnh Xuân hiện đại đều bắt nguồn từ võ sư Diệp Vấn. Ông thường

không sẵn lòng dạy về khí công cho những võ sinh thiếu sự tận tụy hoặc thiếu ngộ

tính. Có rất nhiều câu chuyện kể về khả năng nội công của võ sư Diệp Vấn. Một trong

số đó là: ông ta thường bỏ ra cả tiếng đồng hồ để luyện bài Tiểu Niệm Đầu (Sil Num

Tao) và thỉnh thoảng ông bỏ một chiếc khăn hoặc tờ giấy ướt lên vai ông khi tập

luyện. Sau khi tập xong thì chiếc khăn/tờ giấy đã trở nên khô ráo do sức nóng phát ra

từ người ông trong khi tập luyện. Với những ai đã quen thuộc với việc tập nội công sẽ

nhận ra rằng đó là việc tập luyện khí tiêu biểu.

Vì một lý do nào đó, những người đã đạt được thành tựu nhất định trong việc

tập luyện nội công thường không sẵn lòng chỉ lại cho người khác. Có lẽ điều này liên

quan đến vấn đề văn hóa nơi mà các võ sư Trung Quốc thường không dạy về khí cho

các võ sinh không phải người Trung Quốc. Hoặc có lẽ là do sự kém hiểu biết về khí

của các võ sinh phương Tây khiến cho việc dạy trở nên rất khó khăn. Thậm chí ngày

nay, các võ sư cũng thường rất miễn cưỡng khi bàn luận về khí một cách công khai,

thẳng thắn với các môn sinh của họ. Ở phương Tây, ý tưởng về khí thường tồn tại

dưới dạng một truyền thuyết hơn là sự thực. Những người biết về nó thì vẫn theo

truyền thống “khép miệng” được truyền lại từ thế hệ trước.

Một lý do khác khiến các võ sinh Vĩnh Xuân không quen thuộc với khía cạnh

nội công vì bản thân người tập Vĩnh Xuân có thể học được một hệ thống chiến đấu

hiệu quả mà không cần tập về nội công. Aikido là một thứ tương tự. Nhiều nhân viên

thi hành pháp luật học Aikido để giúp họ có thể xử lý, khống chế được những người

cứng đầu. Những kỹ thuật này làm việc rất hiệu quả, nhưng chỉ là một phần nhỏ của

sức mạnh thực sự mà nó có thể thể hiện khi luyện tập nội công của Aikido. Chúng ta

sẽ hiểu điều này khi chứng kiến cảnh tổ sư môn võ Aikido, O’Sensai Uyshiba chứng

minh sự khác biệt trong kỹ thuật của Aikido khi không được sự dụng nội công (chi/ki

energy) và có sử dụng nội công. Điều này cũng tương tự đối với Vĩnh Xuân. Các kỹ

thuật của nó hiệu quả bởi nó được xây dựng dựa trên các nguyên tắc chuyển động rất

khoa học và bài bản. Thậm chí với một tay thực hiện chưa tốt các kỹ thuật Vĩnh Xuân

cũng có thể hơn các kỹ thuật của nhiều môn phái khác. Nhưng một khi các kỹ thuật

chuẩn của Vĩnh Xuân được thực hiện với nội công thì nó trở nên mạnh mẽ và hiệu quả

hơn gấp bội thậm chí là một điều kỳ diệu.

Cũng giống như Aikido, Vĩnh Xuân là một môn nghệ thuật của nội công. Tất

cả các nguyên tắc, tấn, kỹ thuật và triết lý của nó đều hướng tới điều này. Nhưng cũng

tương tự như Aikido, trong Vĩnh Xuân cũng có những môn sinh chỉ được học các kỹ

thuật và chỉ có một số mới được tập luyện với nội công. Vì vậy nên rất khó để có thể

kiếm được một người sư phụ có thể và sẽ dạy nội công Vĩnh Xuân cho đệ tử. Các môn

võ khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để dạy và học khi không có những điều bí ẩn về nội

công như thế. Và đó cũng là lý do khiến cho Vĩnh Xuân có hai phiên bản: một có nội

công và một chỉ là các kỹ thuật thuần túy. Và sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu chúng ta

chỉ học Vĩnh Xuân với các kỹ thuật thuần túy mà không có nội công.

Ngày nay võ thuật đã trở thành một hình thức thương mại. Người dạy võ cố

gắng thu hút càng nhiều đệ tử nhằm kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Võ sinh bị

đốc thúc qua một quá trình đào tạo thật nhanh, và vì thế khó có thể có được các kỹ

năng có chất lượng. Việc dạy nội công đòi hỏi ở người võ sinh một sự cần cù, kiên

nhẫn và một ông thầy khôn ngoan để có thể chỉ ra được một con đường đúng đắn. Và

không hề có con đường tắt nào cho việc tập luyện nội công cả. Những ai từng nỗ lực

để dạy nội công thường thấy rằng rất khó để dạy điều này. Sự thực là ta không thể dạy

được nội công. Mọi thứ mà một người thầy giỏi có thể làm là chỉ ra con đường. Ông

ta có thể mời học trò của mình cảm nhận được nội công của người thầy, nhưng có học

được nó hay không là phụ thuộc và người đệ tử. Việc học kỹ thuật hay bộ pháp thì

đơn giản hơn rất nhiều bởi: bạn có thể thấy được kỹ thuật, có thể chỉnh sửa, rèn luyện

và thực hành nó. Người võ sinh cũng có thể dễ dàng bắt chước nó. Nhưng với nội

công, chúng không được thể hiện qua bên ngoài, chúng chỉ có thể được cảm nhận và

trải nghiệm. Và đó là một số lý do mà ngày nay chúng ta thấy rất ít người thực sự tập

được nội công trong Vĩnh Xuân nói riêng và võ thuật nói chung.

4. Một môn võ lấy nguyên tắc làm trong tâm

Có lẽ nguyên nhân khiến cho Vĩnh Xuân vẫn hiệu quả khi được tập luyện mà

thiếu đi phần nội công bởi nó dựa trên một hệ thống nguyên tắc cơ bản. Câu chuyện

về anh bạn Mark của tôi là một ví dụ hoàn hảo cho chuyện này. Mark chưa từng được

tập luyện môn võ nào nhưng thường bị dính vào những tình huống cần phải tự vệ.

Anh ấy thường gặp những tình thế nguy hiểm khi làm công việc an ninh và phải lưu

tâm đến các vụ quậy phá điên cuồng bởi anh làm việc như một nhân viên cảnh sát.

Lần đầu tiên tôi giới thiệu Mark về kung fu, tôi quyết định chỉ cho anh ta những

nguyên tắc chiến đấu cơ bản dựa trên nền tảng Vĩnh Xuân. Tôi không dạy cho anh ta

kỹ thuật nào cả mà chỉ thể hiện và tập luyện cùng với các nguyên tắc này. Mark học

chúng rất nhanh và ứng dụng vào khả năng chiến đấu của mình. Một thời gian sau anh

ấy muốn học thêm và tôi đã dạy một vài kỹ thuật Vĩnh Xuân: bài quyền, một số bài

tập về bộ pháp và phối hợp tay. Mark luyện tập và trở nên thành thạo với các kỹ năng

này. Sau 3 tháng luyện tập anh đã có thể kiểm nghiệm chúng trong chiến đấu.

Trong khi đang làm công tác an ninh cho một tòa án ở Arizona, Mark chú ý đến

một gã ồn ào đang đánh ai đó ở bên ngoài một quán bar bên kia đường. Trong lúc gã

này đang la hét và chửi thề, Mark rọi đèn pin theo hướng nơi phát ra tiếng ồn và kêu

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 5

người đàn ông đó dừng lại. Gã đó liền băng qua đường và giáp mặt với Mark rồi nói

rằng hắn sẽ đá vào mông một tên cảnh sát như thế nào. Gã này rất cao to: khoảng 2m

và nặng khoảng 120 kg. Mark cao 1,7m và nặng 80 kg. Tên này thật đáng kinh hãi

nên ngay khi hắn chỉ tay vào ngực Mark thì hắn cũng đồng thời bay vào hành động.

Mark liền tung ra một chuỗi liên hoàn đấm vào mặt tên quái vật và làm cho hắn bị ngã

xuống đất. Mark tiếp tục theo tấn công khi hắn đã ngã xuống và nhận thấy rằng gã ta

không phản kháng gì nhiều, thực sự là hắn ta không hề phản kháng. Hắn đã bất tỉnh.

Vài phút sau cảnh sát chạy đến giúp đỡ vì được báo rằng có một tên khổng lồ đang đá

vào mông một nhân viên bảo vệ. Nhưng cái mà họ thấy là Mark hoàn toàn nguyên vẹn

còn tên Goliath thì đã bị gục ngã. Khi tên này tỉnh dậy hắn trở nên rất lịch sự và muốn

bắt tay Mark và nói: Mark là tên nhóc khó nhai nhất mà hắn đã từng gặp.

Làm sao Mark có thể thành thạo như thế chỉ sau 3 tháng tập luyện? Không phải

bởi vì anh ta biết được các bí quyết của nội công Vĩnh Xuân mà đơn giản vì anh đã

tập luyện với các nguyên tắc của Vĩnh Xuân và nó đã đi vào tiềm thức của anh ta.

Vĩnh Xuân hiệu quả bởi những nguyên tắc này và bởi vì các kỹ thuật của nó có cấu

trúc rất khoa học để có thể hỗ trợ cho các ứng dụng của các nguyên tắc này. Không

phải ai tập luyện cũng làm được như anh bạn của tôi, Mark có được một năng khiếu

đặc biệt để có thể học và ứng dụng các nguyên tắc này một cách tự nhiên. Thêm vào

đó anh ta đã chăm chỉ tập luyện trong vòng 3 tháng. Anh ta cũng có một tính cách như

một con bò mộng khi bị đe dọa và điều này cho anh tinh thần chiến đấu thực sự.

Các nguyên lý chiến đấu là tâm điểm cho sự thành công thực tiễn của Vĩnh

Xuân. Vậy nguyên lý là gì? Dạng đơn giản nhất của nó là một quy tắc thực nghiệm (a

rule of thumb). Ví dụ như trong tiếng Anh một nguyên tắc cho cấu trúc câu là: đặt

danh từ trước động từ: The dog(n) jumped(v) over the cat. Nguyên tắc này được ứng

dụng cho mọi sự kết hợp của từ. Trong chiến đấu cũng như thế, một nguyên tắc sẽ

được sử dụng cho mọi sự phối hợp của các kỹ thuật. Và sự thực là một kỹ thuật đúng

bởi được sự hướng dẫn của nguyên tắc. Ví dụ như một nguyên tắc trong Vĩnh Xuân:

tấn công và phòng thủ là phải đồng thời. Điều này có thể sử dụng với mọi sự kết hợp

của các kỹ thuật có thể.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 6

Và nhờ các nguyên tắc khoa học này khiến cho Vĩnh Xuân trở thành một trong

những phương pháp chiến đấu hiệu quả nhất ngay cả khi nó được thực hiện chưa

chính xác lắm. Một lý do khiến nhiều người không để ý hoặc không tin về nội công

trong Vĩnh Xuân bởi Vĩnh Xuân vốn dĩ đã là một phương pháp chiến đấu hữu hiệu và

mạnh mẽ ngay cả khi tập luyện nó mà không tập nội công. Vĩnh Xuân được thực hiện

với các hệ thộng kỹ thuật và nguyên lý, nhưng nó còn hơn thế nữa khi mà được dạy về

khí công, cái vốn dĩ là phần nền tảng của của môn phái này. Và cuốn sách này sẽ cùng

bạn khám phá về nguồn năng lượng bên trong (nội công) đó. Nếu độc giả có hứng thú

tìm hiểu về các nguyên lý cơ bản của Vĩnh Xuân hơn xin vui lòng tham khảo: “25

fighting principles- video and book” mà chúng tôi phát hành.

Sư phụ Scott Baker tại Vạn Lý Trường Thành

(tháng 5/2000)

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 7

CHƯƠNG 2: SỰ HIỂU BIẾT VỀ KHÍ

1. Người thầy như một người dẫn đường; một lời đề nghị.

Các võ sinh đến với

Vĩnh Xuân với nhiều thể tạng

khác nhau. Họ cũng đến với đủ

loại thái độ và mục đích khác

nhau. Trong đó thái độ của

người võ sinh là quan trọng

nhất và góp phần quyết định

vào thành công hay thất bại của

họ trong việc tập luyện nội

công này. Người võ sinh phải

sẵn sàng cần mẫn gắp bó với

quá trình tập luyện để có thể học được cách điều khiển được nguồn khí của anh ta.

Bạn không thể đặt được giới hạn thời gian cho việc tập luyện này và cũng không thể

dùng thước đo thời gian để đo quá trình tập luyện của bạn. Nội công đến với ta từng ít

một và rất khác nhau giữa mỗi người. Một người thầy giỏi sẽ tạo cơ hội cho học trò

của mình cảm nhận được khí (chi). Ông ấy sẽ hướng dẫn và giúp đỡ học trò trên con

đường tập luyện, nhưng chính bản thân người học trò phải đi trên con đường đó để

khám phá được những bí mật của nội công. Một người thầy dạy về khí khác rất nhiều

so với một người thầy dạy về kỹ thuật. Kỹ thuật thì dễ dàng được chứng minh và giải

thích hơn và người võ sinh có thể nhìn và bắt chước được. Nhưng với khí công bạn sẽ

không thể nhìn thấy cái gì đang diễn ra bên trong cả. Bạn có thể thấy được kết quả của

khí, nhưng bạn sẽ không thể thấy được cái gì tạo nên kết quả đó. Để dạy những kỹ

năng về nội công, người thầy có thể giúp học trò có một kinh nghiệm về khí.Và sau

đó có thể giúp cậu ta hiểu được kinh nghiệm đó và bắt đầu học cách điều khiển nó.

Nhưng cho tới khi anh ta thực sự bắt đầu có được trải nghiệm về khí, mọi thứ mà

người thầy có thể làm là khuyên anh ta cố gắp tiếp tục tập luyện rồi không sớm thì

muộn nó cũng sẽ xuất hiện. Đó là lý do vì sao thái độ của người võ sinh có một tác

động vô cùng lớn lên sự thành công của anh ta hơn là khả năng thiên bẩm hoặc là thể

chất của anh ta. Một người có thể xây dựng được khả năng và sức bền của mình, anh

ta cũng có thể dạy các kỹ thuật và cách di chuyển, nhưng anh ta chỉ có thể mời và

hướng dẫn học trò của mình để trải nghiệm nguồn năng lượng của chính người học trò

đó.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 8

Nhiều người đọc cuốn sách này có thể sẽ không hiểu gì về nguồn năng lượng

bên trong cơ thể. Hy vọng rằng đây sẽ là một sự giới thiệu khai sáng cho họ. Số khác

thì biết một ít và cũng có một số biết rất nhiều về điều này. Với những ai đã từng biết

về nội công xin xem qua câu chuyện ngụ ngôn sau đây:

Đây là một câu chuyện cổ kể về một người học trò tìm đến một nhà thông thái

để xin theo học. Nhà thông thái này bèn mời anh ta ngồi xuống uống trà với ông.

Trong lúc ngồi uống trà ông bắt đầu câu chuyện với chàng trai trẻ và háo hức này.

Nhưng bất cứ lúc nào ông bắt đầu giải thích một vấn đề nào đó chàng trai liền cắt lời

nhà thông thái và nói: “Oh, tôi biết điều đó, tôi đã từng làm điều này khi mà chuyện

kia xảy ra, hoặc là tôi không gặp phải vấn đề này bởi vì...” Nhà thông thái bèn dừng

cuộc nói chuyện và cầm ấm trà lên. Ông ấy bắt đầu rót trà vào cốc của chàng trai trẻ,

đến khi cốc trà đã đầy ông vẫn rót vào khiến nước trà bị tràn hết ra ngoài. Chàng trai

liền la lên: dừng lại, cốc trà của tôi đã đầy rồi. Lúc này nhà thông thái già mới cười và

nói: đúng rồi, cốc trà của anh đã đầy cho nên ta không thể dạy cho anh thêm điều gì

nữa cho đến khi anh đổ cạn chiếc cốc của mình đi.

Ý nghĩa của câu chuyện có lẽ đã khá rõ ràng. Chàng trai trẻ đã có một thái độ

không thể dạy được và không chịu tiếp thu (un-teachable attitude). Thay vì chú ý lắng

nghe những lời nhà thông thái muốn nói anh ta lại chỉ muốn chỉ ra anh ta đã biết nhiều

như thế nào. Chiếc cốc kiến thức của anh ta đã đầy. Anh ta phải làm rỗng nó đi trước

khi có thể học hỏi được một điều gì từ nhà thông thái. Làm rỗng chiếc cốc của mình

không có nghĩa là bạn phải từ bỏ mọi thứ mà mình đã biết, không có nghĩa là bạn phải

quên hết mọi thứ.Và điều này sẽ thật là ngớ ngẩn. Làm rỗng chiếc cốc của mình đơn

giản là có một thái độ có thể dạy được (teachable attitude/open minded). Đặt mọi thứ

mà bạn đã biết sang một bên và lắng nghe một cách giải thích mới, một cách hiểu

mới. Có rất nhiều cách để dạy về nội công. Đối với từng người, phương pháp này có

thể tốt hơn phương pháp kia. Và những điều tôi nói ra ở đây chỉ là một trong những

phương pháp đó. Đó là phương pháp mà tôi đã học được trong nội công Vĩnh Xuân,

nhưng trong Vĩnh Xuân cũng có nhiều phương pháp khác nhau. Phương pháp của tôi

chỉ là một trong số đó, phương pháp của bạn cũng rất đáng giá nếu nó có thể tạo ra

được một kết quả mong muốn.

Bởi vì bản chất của của nguồn năng lượng này, một người cuối cùng sẽ phải tự

dạy anh ta về điều này. Người thầy chỉ hành động như một người dẫn đường và có thể

giúp bạn tập luyện đúng cách để bạn có thể phát triển kỹ năng cùng với nguồn năng

lượng (nội lực) của mình. Nhưng việc học về khí thực sự chỉ bắt đầu khi bạn cảm

nhận được nó bởi chính bản thân mình. Đừng hiểu nhầm tôi, bởi một người thầy giỏi

là một người thầy hiểu được con đường phát triển của khí và có một quá trình trải

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 9

nghiệm tự thân. Có rất nhiều sai lầm mà người tập dễ dàng mắc phải khi tập luyện khí

công và sự thiếu khôn ngoan thường gây ra những tác hại nghiêm trọng cho chính bản

thân họ bởi vì họ thiếu một người thầy có thể hướng dẫn họ tránh khỏi các sai lầm đó.

Ví dụ như: Tôi đã từng biết một anh bạn cũng tập Vĩnh Xuân tuyên bố rằng anh ta đã

hiểu được nội công của môn võ này. Tôi từng xem anh ấy dạy cho học trò của mình

về bài tập tăng cường nội lực ẩn chứa trong bài Tiểu Niệm Đầu (Sil Num Tao boxing

form). Những người võ sinh được anh ấy dạy cho bài này hầu như không có hoặc có

rất ít kiến thức và kinh nghiệm trước đây về khí. Họ không hiểu gì về nó và thậm chí

cũng không nhận biết được sự tồn tại của nó. Anh ta hướng dẫn họ thở những hởi thở

rất mạnh và ép buộc, những võ sinh đổ mồ hôi như tắm và nhỏ xuống khắp phòng tập.

Đến khi anh ta biểu diễn bài tập này cho các võ sinh xem thì chính anh ta cũng có các

phản ứng này. Anh ấy nói với các học trò của mình là các biểu hiện này thể hiện một

sự tăng tiến trong tập luyện và việc chảy mồ hồi như tắm là một dấu hiệu tốt. Nhưng

thực sự những ai đã từng biết về khí công sẽ nhận ra rằng những biểu hiện này là một

tín hiệu đáng báo động! Có điều gì đó sai lầm trong việc dạy về khí của anh ta, và

điều này đang làm tổn thương chính những người học trò của anh. Họ đang xây dựng

nội lực cho bản thân nhưng lại không thể điều khiển được nó và nó đang làm tổn

thương đến chính cơ thể và sức khỏe của họ. Những bài tập ẩn chứa trong bài Tiều

Niệm Đầu này là những bài tập nâng cao về xây dựng và điều khiển nội lực. Những

người thiếu khinh nghiệm không nên tập cái này, chỉ những người có kỹ năng về khí

từ trung đến cao cấp mới được truyền dạy các bài tập này. Tập ở những trình độ thấp

hơn sẽ làm một thảm họa, như trường hợp của anh chàng mà tôi đã từng chứng kiến.

2. Sự thả lỏng

Sự bắt đầu trong việc tập luyện nhằm phát triển khả năng điều khiển nguồn năng

lượng trong người bạn là bài học về sự thả lỏng cả về đầu óc lẫn cơ thể. Sự thả lỏng là

rất quan trọng và để đạt được trạng thái này là cả một quá trình. Thông qua tập luyện

bạn sẽ học được cách để càng ngày mức độ thả lỏng của bạn càng trở nên sâu hơn.

Học cách làm dịu đi và tĩnh lặng những suy nghĩ trong đầu và học cách thở là những

phần không thể thiếu của việc thả lỏng. Luyện tập thiền định đúng cách sẽ giúp cho

người võ sinh điều khiển được hơi thở và làm tĩnh lặng bộ não. Ngày nay có rất nhiều

phương pháp khác nhau dạy về thiền định,và với người mới tập thì bất cứ phương

pháp hợp pháp nào cũng sẽ là một điểm khởi đầu cho anh ta trong việc tập luyện đầu

óc của mình. Cùng với sự tiến triển trong quá trình tập luyện của một người mới bắt

đầu tập luyện, anh ta có thể muốn những bài tập của mình phải tập trung trong hệ

thống kung fu Vịnh Xuân. Vịnh Xuân có nguồn gốc bắt nguồn từ Thiếu Lâm cho nên

nó chứa đựng rất nhiều phương pháp thiền định và tập luyện nội công xuất phát từ

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 10

Thiếu Lâm Tự. Đứng thiền là một phần được thể hiện của bài tập đầu tiên, và theo cái

nhìn của võ thuật thì đây là một bài tập rất hữu ích, đồng thời cũng là một bài tập

tuyệt vời để giúp làm tăng cường nguồn nội lực. Có nhiều phiên bản của phương pháp

đứng thiền mà ta sẽ bàn luận về chúng nhiều hơn ở phần sau của cuốn sách.

Bản thân thiền định rất là quan trọng bởi vì nó rèn luyện bộ não đạt đến một

mức độ tỉnh thức khác mà khi đó tâm trí bạn trở nên tĩnh lặng và có thể kết nối được

với nguồn năng lượng của khí. Nó đồng thời cũng tạo ra một sự liên kết sâu sắc giữa

tâm trí và cơ thể và có thể giúp cho người tập luyện đạt được một trạng thái thả lỏng

cần thiết cho việc bộc phát được nội công của mình cùng với các kỹ thuật của kung

fu. Sự thả lỏng cơ thể là rất cần thiết để có thể sử dụng nguồn năng lượng nội lực của

mình.

3. Hai bí quyết: hiện diện và có chủ đích (Attending and Intending)

Có hai năng lực chủ đạo sẽ phải được phát triển cùng với việc tập luyện nội

công của của võ sinh. Đó là khả năng “hiện diện” và “có chủ đích”. Hiện diện là tập

trung sự chú ý của bản thân vào một thứ gì đó. Với việc tập luyện khí công thì đó

thường là sự tập trung vào sự cảm nhận của cơ thể hoặc là một phần nào đó của cơ

thể. Kỹ năng này sẽ được phát triển theo thời gian thông qua các bài tập mà võ sinh sẽ

được tập luyện. Có chủ đích cũng tương tự. Khi bạn có chủ định bạn sẽ khiến cho

điều gì đó xảy ra. Bạn sẽ nắm được thứ mà bạn đang tập trung sự chú ý lên nó và điều

khiển nó để làm chuyện gì đó. Sự hiện diện là thụ động; nó đơn giản là chú ý và quan

sát những gì đang kết nối với khí. Sự có chủ đích là chủ động; nó làm thay đổi hoặc

định hướng cho vài thứ liên quan tới khí. Những năng lực này phải được rèn luyện thì

mới phát triển được. Dùng ý (mind/Yi) để định hướng nguồn năng lượng (chi). Hiện

diện và có chủ đích là cách mà bộ não định hướng và điều khiển khí. Những kỹ năng

này sẽ được tinh luyện thông qua quá trình tập luyện và cùng với nó người võ sinh sẽ

đạt được một trạng thái tỉnh thức của bộ não mà điều này là một sự bổ trợ tuyệt vời

cho kỹ năng sử dụng nội công của bạn. Một khía cạnh đáng chú ý của trạng thái tỉnh

thức này là sự tĩnh lặng của bộ não hay trạng thái “Mu-Shin” mà các môn nghệ thuật

của người Nhật thường nhắc tới. Trạng thái Mu-Shin này là một sự tĩnh lặng bên

trong, khi mà những suy nghĩ liên tục diễn ra trong đầu bạn dừng lại nhường chỗ cho

sự cảm nhận trực tiếp những gì đang diễn ra mà không bị can thiệp bởi những ý kiến,

những lời giải thích của bộ não. Trạng thái Mu-Shin đưa ta đến một mức độ sâu hơn

của tỉnh thức và đánh thức khả năng kết nối với nguồn khí của bản thân, của đối thủ,

và của cả vũ trụ.

Mọi bài tập được thiết kế riêng để phát triển kỹ năng về khí đều nhằm mục đích

rèn luyện hai khả năng này của bộ não. Đó là lý do vì sao nếu ta chỉ đứng quan sát ai

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 11

đó tập luyện nội công sẽ không thể nắm bắt được bí quyết thực sự của những bài tập

này. Ta sẽ không thể thấy được người tập luyện họ đang hiện diện như thế nào và

cũng không thể biết họ đang chủ đích điều khiển cái gì. Với những bài tập nội công

cao cấp, các kỹ năng về sự hiện diện và có chủ đích càng trở nên khó khăn hơn. Một

trong những bài tập cao cấp nhất được tìm thấy trong bài Tiều Niệm Đầu: người võ

sinh phải chú ý cảm nhận đến rất nhiều cảm giác ở các bộ phận khác nhau trong cơ

thể và cũng phải chủ đích điều khiển rất nhiều thứ trong cùng một thời điểm. Với

người mới tập thì điều này là không thể, nhưng với những người đã có kinh nghiệm

thì lại khác. Đó là lý do tại sao việc bắt đầu tập luyện với những bài tập nội công đơn

giản là rất cần thiết cho sự phát triển khả năng hiện diện và có chủ đích của mình một

cách hiệu quả.

4. Ngạnh công và nội công (Hard and Soft Chi-kung)

Với các hệ thống võ thuật khác nhau có hai phương pháp tiếp cận khác biệt để dạy về

kỹ thuật sử dụng khí. Ta tạm thời chia ra làm hai loại là “cứng” và “mềm”. Với những

ai đã đầu tư công sức và thời gian vào việc tập luyện võ thuật thường dễ dàng nhận ra

một phương pháp tập luyện là thuộc loại nào trong hai loại trên. Phương thức tiếp cận

cứng thường bao gồm việc gồng cứng cơ thể ở một mức độ nào đó, trong khi phương

thức tiếp cận mềm lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thả lỏng. Nhiều môn

phái trở nên nổi tiếng bởi việc biểu diễn khả năng công phá đều sử dụng phương thức

tiếp cận cứng (ngạnh công) để đạt được những kết quả đó. Phương thức tiếp cận mềm

(nội công) lại thường được biểu diễn lên người khác như trường hợp của Thái Cực

Quyền. Vịnh Xuân giống với Thái Cực Quyền về khía cạnh này.

5. Luyện tập ngạnh công (nội công cứng)

Công phá là hình ảnh quen thuộc nhất được biết đến với ngạnh công và đồng

thời cũng là một trong những thứ dễ tập nhất. Việc công phá gạch, ngói hay những

tảng nước đá lớn được thực hiện bởi một cú đánh từ người võ sinh đòi hỏi phải có một

sự tập luyện đặc biệt bên trong để phát triển kỹ năng sử dụng nội công cứng (ngạnh

công- hard chi-kung). Phương pháp để phát triển những kỹ năng này bao gồm hai

bước: 1) Đầu tiên người võ sinh học cách vận khí vào bàn tay (hay bất cứ bộ phận nào

khác của cơ thể mà anh ta định sử dụng để công phá) với mục đích để tăng cường sức

mạnh cho cú đánh. Để làm được điều này anh ta phải gồng cứng bàn tay, sau đó giữ

nguồn năng lượng ở trong tay lại bởi các mô cơ trong khi sử dụng ý chí để tập trung

khí vào tay. Sự gồng cứng sẽ không cho nguồn năng lượng chạy ra khỏi tay và làm

việc giống như một cái đập nước. Khí(chi) tuần hoàn trong vũ trụ và cơ thể con người

một cách tự nhiên và trạng thái cơ bản của nó là luôn vận động. Thực sự, mọi người

đều đã từng thực hiện việc điều khiển khí vào tay vào lúc nào đó trong cuộc sống,

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 12

nhưng hầu hết chúng ta làm việc này trong vô thức hoặc là không điều khiển được nó.

Việc tập luyện nội công cứng và mềm dạy cho người võ sinh cách sử dụng bộ não để

điều khiển khí đến một bộ phận nào đó với một áp lực lớn hơn là áp lực của dòng khí

bình thường. Sự gồng cứng giúp cho bàn tay sử dụng được nguồn năng lượng này và

tạo ra một sức mạnh lớn hơn cho bàn tay và một lực lớn hơn cho cú đánh. 2) Khía

cạnh thứ hai của việc công phá là sự tập trung ý chí. Người võ sinh được học cách làm

thế nào để tập trung ý chí của mình vào vật mà anh ta cần công phá. Nếu anh ta sợ bị

thương, nghi ngờ vào khả năng của bản thân hoặc mất sự tập trung vì một lý do gì đó

thì anh ta sẽ thất bại. Người võ sinh phải tin tưởng rằng bàn tay của anh ta sẽ xuyên

thủng đối tượng cần công phá. Và phương pháp thành công nhất để phát triển khả

năng tập trung này là thông qua tập luyện. Cùng với sự thành công trong việc công

phá một miếng ván tương đối dễ dàng anh ta sẽ luyện tập với hai rồi ba miếng, rồi từ

từ anh ta sẽ chuyển từ ván sang gạch và nước đá. Công phá là một phương thức phổ

biến nhất mà những người tập ngạnh công thường biểu diễn.

Công phá cũng là một trong những kỹ thuật dễ tập nhất trong ngạnh công. Một

kỹ thuật khó hơn là kỹ thuật mình đồng da sắt(iron shirt). Điều này hiếm khi được

thấy ở phương Tây bởi nó yêu cầu những bài tập rất nghiêm khắc và khó khăn để có

thể luyện được kỹ thuật mình đồng một cách hiệu quả. Bản chất của việc tập luyện kỹ

thuật mình đồng này cũng tương tự như kỹ thuật công phá mà tôi đã đề cập ở trên.

Người võ sinh sẽ học cách điều khiển khí đến vùng da của anh ta. Ban đầu khí sẽ

được điều đến một vùng nào đó của cơ thể, nhưng dần dần sẽ được điều ra khắp cơ

thể. Anh ta sẽ gồng cứng toàn bộ cơ thể để giữ nguồn năng lượng trong các mô và làm

cho cho thể anh ta cứng như thép. Lớp da và mô bên ngoài được điền đầy bởi khí

cùng với sự tập trung tinh thần của anh ta có thể đẩy lùi được tác động của một cú

đánh và cho phép người võ sinh chịu được những đòn tấn công khủng khiếp mà

không hề bị thương. Có thể anh ta cũng sẽ không bị bầm tím hay tổn thương bởi

những sự tấn công. Người thực sự luyện thành công kỹ thuật này có thể chịu được

những cú chém bởi lưỡi kiếm sắc bén mà da không hề bị đứt hay tổn thương. Sự tập

trung tinh thần và kỷ luật cần có để phát triển kỹ năng này đỏi hỏi một sự kiên trì và

khổ luyện qua nhiều năm. Nhưng nguyên tắc chính của việc tập luyện thì cũng giống

như việc học kỹ thuật công phá: 1) Điều khiển khí và giữ chúng ở các mô trong cơ

thể, và 2) Tập trung tinh thần.

6. Luyện tập nội công mềm

Nội công mềm là một thứ gì đó phảng phất và tinh tế hơn, vì thế quả là không

dễ để biểu diễn nó như là ngạnh công. Thường thì sự biểu diễn về nội công mềm bao

gồm một ông cụ trông nhỏ bé, yếu ớt bị bao quanh bởi nhiều anh chàng cao lớn đang

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 13

cố gắng xê dịch hoặc tấn công vị sự phụ lớn tuổi. Uyeshiba, tổ sự của môn phái

Aikido thường có những màn biểu diễn như thế này. Và rất nhiều vị sư phụ nổi tiếng

khác của môn võ Thái Cực Quyền cũng từng được thấy biểu diễn khả năng của họ

bằng cách này. Cũng có những pha biểu diễn công phá bằng cách sử dụng nội công

mềm nhưng điều này thì không phổ biến.

Cơ sở của việc tập luyện nội công mềm dựa trên ý tưởng rằng nguồn năng

lượng chảy một cách tự nhiên trong vũ trụ, và ý thức của chúng ta có thể điều khiển

được dòng chảy này. Ngạnh công cũng sử dụng phương pháp này nhưng có một số

khác biệt đáng chú ý. Luyện tập nội công mềm nhấn mạnh đến sự thả lỏng cơ thể hơn

là sự gồng cứng. Sự gồng cứng nhằm khống chế dòng khí và làm dừng hoặc suy giảm

dòng chảy tự nhiên này, trong khi sự thả lỏng cơ thể tạo điều kiện cho dòng khí di

chuyển vốn như bản chất của nó. Việc học để đạt được trạng thái thả lỏng thực sự của

cơ thể và tinh thần cần nhiều năm để rèn luyện và thực hành. Cũng giống như việc tập

luyện ngạnh công, sự tập trung tinh thần cũng là một yếu tố then chốn trong tập luyện

nội công mềm. Nhưng có vẻ như số lượng những kỹ năng tiềm tàng có thể học được

với nội công mềm nhiều hơn so với ngạnh công.

Việc lắng nghe và cảm nhận là những kỹ năng thiết yếu trong nội công mềm.

Việc gồng cứng như trong ngạnh công làm mất đi năng lực lắng nghe và cảm nhận

nguồn năng lượng khí này. Lý do đơn giản là sự gồng cứng chặn đứng dòng chảy của

năng lượng lại và bằng cách đó làm mất đi khả năng lắng nghe dòng chảy năng lượng

này. Cả Vịnh Xuân và Thái Cực Quyền có những bài tập được thiết kế để phát triển

kỹ năng lắng nghe này. Vd như: niêm thủ, thôi thủ. Một cú đánh mềm hay một cú

đánh bằng nội công và một cú đánh bằng ngạnh công có một sự khác biệt rất lớn. Khi

một người đánh ngạnh công những tổn thương mà đối thủ hứng chịu thường được

thấy rõ như: xương có thể bị gãy, da có thể bị bầm tím hoặc thậm chí bị rách. Một cú

đánh “cứng” sẽ làm hư hại nơi bị va chạm với cú đánh. Còn một cú đánh mềm thì có

một tác động rất khác: điểm hoặc bề mặt va chạm không phải là nơi bị tổn thương

nhiều nhất. Một cú đánh bằng nội công tạo ra một sóng chấn động “khí” xuyên qua bề

mặt cơ thể và gây ra tổn thương bên trong.

Bởi vì việc tập luyện nội công nhấn mạnh đến việc sử dụng dòng chảy năng

lượng nên một cú đánh bằng nội công tất yếu sẽ tạo ra một dòng năng lượng cực

mạnh tấn công vào mục tiêu. Việc tập luyện ngạnh công thì dùng cách tích tụ nguồn

năng lượng để làm gia tăng sức mạnh cho cú đánh bằng cách đó tạo cho cú đánh một

lực lớn hơn khi va chạm với mục tiêu. Ngạnh công đánh lên đối tượng trong khi nội

công mềm đánh vào trong đối tượng. Một cú đánh bằng nội công xuyên qua cơ thể và

gây ra tổn thương cho các bộ phận nội tạng bên trong. Một cú đánh cứng có mục đích

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 14

là phá vỡ các bộ phận phòng ngự của cơ thể như cơ bắp, xương cốt và vô hiệu hóa đối

thủ từ phía bên ngoài. Một cú đánh mềm gây tổn thương các bộ phận bên trong bằng

cách gây ra một sóng chấn động khí xuyên qua các bộ phận phòng ngự phía bên ngoài

tấn công vào các cơ quan chính yếu và làm vô hiệu hóa đối thủ từ phía bên trong.

Một điểm cần nhấn mạnh khác trong việc tập luyện nội công mềm là việc phát

triển khả năng làm chủ những suy nghĩ của bộ não bằng cách tập luyện khả năng tập

trung sự chú ý của bạn và luyện tập ý chí của bản thân. Sự chú ý và ý chí là hai đặc

tính tinh thần cốt yếu được tập luyện trong cả ngạnh công và nội công mềm. Tuy

nhiên, kết quả của hai phương pháp này lại rất khác biệt. Tập luyện nội công mềm với

mục đích cảm nhận và điều khiển được nguồn khí ở trong và xung quanh bạn, bao

gồm cả khí của đối thủ. Mục đích của việc tập luyện ngạnh công lại là tạo ra một thứ

vũ khí mạnh mẽ để phá vỡ hoặc gây tổn thương lên cơ thể của đối thủ hoặc bất cứ thứ

gì nằm trên đường đi của nó. Nó tập trung khí và sử dụng khí như một công cụ của

sức mạnh. Người tập nội công mềm lại làm tăng cường dòng chảy tự nhiên của khí và

hòa mình vào dòng chảy đó nên có thể cảm nhận và điều khiển được nó, khiến cho họ

có thể sử dụng nó bất cứ khi nào trong một phản ứng hài hòa với dòng chảy năng

lượng này. Cả hai hệ thống luyện tập đều phát triển khả năng chú ý và khả năng sử

dụng ý chí. Nhưng cái mà họ làm với những khả năng này thì lại rất khác nhau. Một

lần nữa tôi xin nhắc lại: Vĩnh Xuân là một môn võ với nội công mềm.

7. Bốn mức độ của việc thả lỏng

Sự lập luyện mềm chú trọng đến việc dạy thả lỏng với mức độ ngày càng sâu

hơn. Mức độ đầu tiên của việc thả lỏng là cảm nhận được cơ và gân của bạn đang thả

lỏng. Mức độ này cũng là mức độ cao nhất mà một người bình thường có thể làm

được. Mức độ thứ hai là cảm nhận được da và tóc của bạn thả lỏng. Mức độ thứ ba là

cảm nhận được các cơ quan nội tạng của bạn thả lỏng. Mức độ thứ tư là cảm nhận

được xương và tủy sống của bạn thả lỏng. Người ta nói rằng nếu bạn có thể cảm nhận

được đến tủy sống của mình bạn sẽ cảm thấy mình trở nên trong suốt.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 15

CHƯƠNG 3: VĨNH XUÂN MỘT HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG

Những bài quyền tiêu biểu được dạy trong môn võ Vĩnh Xuân là những ví dụ

tiêu biểu nói lên nội công trong Vĩnh Xuân là như thế nào. Bài quyền đầu tiên là bài

Tiểu Niệm Đầu. Trong khi học bài này một cách đúng đắn, trở ngại đầu tiên cho

những người mới tập là làm sao vừa thực hiện các động tác trong bài quyền lại vừa

thả lỏng được cơ thể. Thả lỏng trong khi chuyển động là một yếu tố chung trong việc

tập luyện xây dựng nội công ở các môn võ. Cõ lẽ điểm đáng chú ý nhất của bài của

bài Tiểu Niệm Đầu là được thực hiện trong một thế tấn không đổi. Không hề có một

bước di chuyển nào được thực hiện trong bài quyền và người võ sinh chỉ đứng trên

một thế tấn cho đến khi kết thúc bài quyền. Sự thả lỏng và tĩnh tại của bài quyền là

những thành tố thiết yếu trong nhiều bài tập truyền thống nhằm phát triển nội công.

Tư thế tĩnh tại và thả lỏng này cho phép người võ sinh học cách để lắng nguồn năng

lượng của mình xuống đất, thả lỏng và nhường chỗ nguồn năng lượng của anh ta cho

một lực mãi mãi hiện diện- trọng lực*. Bằng cách này người võ sinh bắt đầu xây dựng

một nền tảng cơ bản để từ đó một nguồn nội lực mạnh mẽ có thể được bộc phát. Bài

quyền này là một bài thiết yếu để xây dựng nội công và có thể tốn cả tiếng đồng hồ để

đánh bài này một cách chích xác.

Sau khi người võ sinh nắm vững bài Tiểu Niệm Đầu anh ta sẽ được học bài

Tầm Kiều (Chum Ku). Lúc bấy giờ người võ sinh sẽ học cách di chuyển từ nền tảng

này với bộ pháp và tư thế đúng đắn. Bài quyền thứ hai này dạy người võ sinh những

yếu tố thiết yếu của sự di chuyển hay cách đặt năng lượng vào tứ chi như một sự biểu

lộ linh động của nguồn năng lượng gốc rễ.

Bài quyền thứ ba là bài Tiêu Chỉ (Bui Tze). Một điều được xem như là bí mật

của bài Bui Tze là: đây là một bài quyền hoàn toàn về năng lượng. Mỗi đường quyền

đánh vào một điểm đã được xác định mà khi kết hợp lại thì sẽ tạo nên một hiệu ứng

phá hủy lên nguồn năng lượng của người bị tấn công. Mỗi động tác di chuyển được

thực hiện đều tập trung vào sự thả lỏng, và kết quả của một sự bộc lộ sâu sắc của khí

là người tập luyện phóng khí trong một sự hiện thị khủng khiếp của nội lực. Biu Tze

có nghĩa là sự đâm mạnh những ngón tay mà điều này có ý nghĩa là sự phóng thích

năng lượng qua những điểm đầu mút của cơ thể.

Sau đó theo truyền thống người võ sinh sẽ được dạy bài Mộc nhân pháp (Muk-Yan-Chong-Fa). Lúc này anh ta sẽ học cách phóng thích năng lượng của mình vào gã

người gỗ. Một người luyện tập có tốt hay không được nhận thấy thông qua sự di

chuyển và âm thanh mà mộc nhân sinh ra khi bị tấn công.

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 16

Khi mà đã thành thạo với việc tập luyện mộc nhân người võ sinh sẽ được học

đến vũ khí của Vĩnh Xuân. Đầu tiên anh ta sẽ học bài lục điểm bán côn (Luk-Dim-Boon-Kwun/ six and a half point pole). Bài này sẽ giúp anh ta làm tinh tế thêm khả

năng sử dụng nội công của mình bằng cách gắn liền và phóng thích nguồn năng lượng

của mình thông qua cây gậy tới bất cứ nơi nào mà anh đánh đến và sử dụng bảy

nguyên tắc chuyển động của bài tập gậy.

Cuối cùng anh ta sẽ học bài Bát trảm đao (Bart-Chum-Dao/ eight slash sword).

Ở đây anh ta được học cách bộc lộ nguồn năng lượng thông qua một lưỡi gươm ngắn

bằng kim loại trong một thứ tự tám cú chém riêng biệt. Một cái nhìn lướt qua về sáu

giai đoạn trong quá trình tập luyện Vịnh Xuân cho ta thấy mỗi giai đoạn có một mục

đích riêng cho việc luyện tập về năng lượng. Cũng giống như Thái Cực Quyền và các

môn võ tập về nội công khác, Vĩnh Xuân được thiết kế với mục đích tạo ra một sự

tiến bộ về kỹ năng sử dụng khí cho người tập luyện.

1. Sự đảm nhận về kỹ năng sử dụng năng lượng

Lịch sử của của môn võ Vĩnh Xuân chỉ rõ ràng ở một số điểm: Vĩnh Xuân được

phát triển từ hệ thống kung fu Thiếu Lâm. Do nó bắt nguồn từ hệ thống kung fu Thiếu

Lâm cho nên chứa đựng rất nhiều tinh hoa của Thiếu Lâm. Bài quyền đầu tiên của

Vĩnh Xuân (Tiểu Niệm Đầu) chứa đựng một bài tập về nội công cao cấp được lấy ra

từ những bài tập hay nhất của chùa Thiếu Lâm. Cho nên, để học được những bài tập

về nội công của Vĩnh Xuân bạn phải có một trình độ từ trung đến cao cấp về nội công.

Một người mới tập thường thấy các bài tập nội công của Vĩnh Xuân rất khó, họ cần

phải học thêm những bài tập về nội công cơ bản và làm chủ được nguồn năng lượng

của họ trước khi tập các bài tập khó hơn trong Vĩnh Xuân. Đó là lý do tại sao chúng

tôi nói rằng: có một sự đảm nhận về kỹ năng sử dụng năng lượng trong Vĩnh Xuân.

Có khá nhiều câu chuyện tồn tại xung quanh sự phát triển của Vịnh Xuân kung

fu. Trong đó câu chuyện tôi thích nhất là: Chính quyền phong kiến thời đó bị đe dọa

bởi khả năng chiến đấu của các nhà sư Thiếu Lâm, những người bất đồng chính kiến

với triều đình. Nhà cầm quyền bèn lên một kế hoạch tấn công vào chùa nhằm quét

sạch các nhà sư có tư tưởng chính trị đối lập. Các nhà sư biết được tin này và cảm

thấy họ cần phải phát triển một hệ thống kỹ thuật chiến đấu mới mà các nhà sư thiếu

kinh nghiệm chiến đấu có thể học hỏi thật nhanh và đạt được một trình độ đủ để có

thể bảo vệ chùa. Một phiên bản của đoạn sau câu chuyện nói rằng: 5 vị sư phụ của

chùa bao gồm cả Ngũ Mai- người được công nhận chính thức là sáng lập ra môn võ

Vĩnh Xuân- gặp nhau ở trong một căn phòng tên là phòng Vĩnh Xuân để bàn về việc

tạo dựng hệ thống kỹ thuật này. Kết thúc buổi gặp mặt 5 vị sư phụ quyết định tạo

dựng hệ thống kỹ thuật Vĩnh Xuân, nhưng trước khi họ có thể dạy lại môn võ này

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 17

trong chùa thì đã bị triều đình truy quét. Và Ngũ Mai là người may mắn sống sót nên

đã hoàn thiện môn võ này và truyền lại cho thế hệ sau. Một câu chuyện khác thì

không đồng ý và cho rằng mọi công lao đều thuộc về Ngũ Mai. Dù với giả định nào đi

nữa thì ta cũng có thể thấy rằng những kỹ thuật tốt nhất hoặc cao cấp nhất của Thiếu

Lâm đều nằm trong Vĩnh Xuân. Hiểu được điều này ta sẽ thấy tại sao các bài tập nội

công Vĩnh Xuân đều là các bài tập cao cấp.Bởi vì Vĩnh Xuân là một sự kết hợp của các kỹ thuật cao

cấp và hiệu quả nhất từ Thiếu Lâm cho nên có một sự ngầm hiểu rằng những người đang tập nội

công Vĩnh Xuân đã có một sự hiểu biết cơ bản về cách xây dựng và điều khiển nguồn năng lượng

khí. Một điểm quan trọng khác về sự bắt đầu của môn võ Vĩnh Xuân là mỗi câu chuyện đều đồng ý

rằng hầu hết sự phát triển của môn võ là do một người phụ nữ thiết kế ra để đánh bại những người

đàn ông khỏe mạnh và có võ nghệ. Đối với một người phụ nữ, để thành công trong chuyện này chắc

chắn cô ta cần phải học những kỹ năng về nội công.

Khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã có dịp được thử sức với 6 vị sư phụ của môn võ

Thái Cực Quyền và các môn phái khác. Tôi rất thích những sự trao đổi thân thiện như

thế này. Hai trong số sáu vị sư phụ này là phụ nữ. Và đặc biệt một người có kỹ năng

rất điêu luyện. Với những vị sư phụ khác (trừ hai vị sư phụ lớn tuổi) tôi thấy rằng

mình có thể làm mất thăng bằng họ và kiểm soát được ở một mức độ nào đó, tuy

nhiên với cô này thì lại là một ngoại lệ. Tôi to con và khỏe hơn cô ta rất nhiều. Nhưng

tôi cảm thấy cực kỳ khó để phá vỡ thế cân bằng của cô ấy để tôi có thể nhấc bổng cô

ta lên và quăng đi chỗ khác. Tôi đã tiếp cận được gần đến mục tiêu rất nhiều lần

nhưng lần nào cô ấy cũng đủ tài tình để thoát ra được vào phút chót. Cô ấy cũng

không thể đánh bật được tôi nhưng những kỹ năng cô ấy sử dụng để vô hiệu hóa mọi

nỗ lực của tôi thì thật là ấn tượng. Khi nói Vịnh Xuân tôi thường nói với các võ sinh

của mình khi được hỏi: “Liệu một động tác di chuyển vậy đã đúng chưa?” là: “Nếu

một người phụ nữ không sử dụng được chúng, thì đó không phải là Vĩnh Xuân.”

Sư phụ Baker trong tư thế truyền thống của

Vĩnh Xuân nẳm 29 tuổi

2. Nội công Vĩnh Xuân: những bài tập luyện cao cấp

Mọi thứ thuộc về Vĩnh Xuân đều là cao cấp. Thậm chí là cả (sun pucnh) cũng

là một cú đấm cao cấp. Bạn có thể học những động tác này trong một ngày. Nhưng để

có một sức mạnh thực sự với nó, bạn sẽ phải mất hàng tháng trời để tập luyện. Đó là

tính chất của một kỹ năng cao cấp. Một kỹ năng cơ bản là những thứ có thể dễ dàng

học và nhanh chóng được sử dụng. Một cú đấm cơ bản của Karate có thể được học

trong một ngày và nếu bạn sử dụng nó để đánh ai trong buổi tối hôm đó cũng có thể

gây ra được một số chấn thương đáng kể. Cứ cho là anh ta không có được sức mạnh

như những người tập luyện lâu năm, nhưng nó là một kỹ năng đơn giản và cơ bản mà

anh ta sẽ thấy không có gì có khăn để sử dụng đúng nó sau khi học. Với cú đấm trong

Vĩnh Xuân thì không dễ để đạt được điều này. Để đánh đúng và có lực người võ sinh

phải cần rất nhiều thời gian để tập luyện. Và điều này cũng đúng với tất cả các kỹ

năng khác trong môn võ này. Cho nên ta có thể kết luận rằng: Vĩnh Xuân là một hệ

thống chiến đấu cao cấp, và tất nhiên không có một kỹ thuật nào là cơ bản cả. Với nội

công cũng thế, các bài tập đều khá cao cấp, và không có một bài tập nào cho người

chưa biết gì môn võ này.

Theo suy nghĩ của tôi thì lý do là Vĩnh Xuân chứa đựng hầu hết các kỹ thuật

chiến đấu cao cấp của Thiếu Lâm. Và họ đã bỏ hết các kỹ thuật cơ bản bởi hai lý do:

một là các nhà sư đã được tập luyện các kỹ năng cơ bản, hai là vì mục đích muốn đẩy

nhanh quá trình tập luyện để các nhà sư có thể bảo vệ chùa.

Trong Vĩnh Xuân, đối với người chưa có kinh nghiệm thì việc tập các bài tập

cơ bản về năng lượng- khí - sẽ có lợi cho họ và chuẩn bị cho họ một nền tảng để có

thể thử sức với những bài tập kinh điển của nội công Vĩnh Xuân. Khi mới dạy một võ

sinh mới, tôi thường bắt đầu với họ bài: Bát Đoạn Cầm (the 8 pieces of Brocade). Đây

là một bài với những động tác đơn giản kết hợp với hơi thở mà tôi thấy rằng nó là một

sự giới thiệu tuyệt với về khí cho người mới tập. Bát Đoạn Cầm là một bài tập về nội

công phổ biến và được rất nhiều môn võ ở Trung Quốc sử dụng. Tôi cũng dạy họ

những thế tấn cơ bản để giúp họ bước đầu xây dựng nền tảng nội công và chú ý cảm

nhận những đặc tính của khí. Một khi họ đạt được những hiệu quả nhất định với các

bài tập cơ bản này, tôi mới dạy cho họ những bài tập cao cấp hơn về nội công của

Vĩnh Xuân.

CHƯƠNG 4: BẮT ĐẦU VỚI BỘ RỄ

Kỹ năng thiết yếu đầu tiên về nội công cần phải được phát triển là kỹ năng về bộ rễ

của năng lượng. Có rất nhiều thứ ảnh hưởng đến độ sâu của bộ rễ này: Tấn pháp, mức

độ thả lỏng của cơ thể và đầu óc, và khả năng chủ định lắng nguồn năng lượng của

mình sâu xuống đất. Bộ rễ năng lượng về cơ bản cũng giống như cấu trúc của một bộ

rễ cây. Bạn phát triển nó thông qua việc học cách lắng năng lượng của bạn xuống đất

cũng giống như việc cái cây bám chặt rễ của nó xuống đất. Khi làm tốt điều này người

võ sinh sẽ cảm thấy thật nặng và chắc chắn đối với ai đó nếu họ cố gắng làm anh ta di

chuyển.

Kỹ năng này có thể được kiểm tra thông qua một số bài tập đơn giản để xác

định được bộ rễ năng lượng của anh ta bám sâu đến đâu. Càng nắm chắc những kỹ

năng về nội công bộ rễ năng lượng của anh ta càng bám sâu. Một trong những bài tập

đầu tiên có thể sử dụng để kiểm tra và tập luyện kỹ năng này là: người võ sinh quỳ

trên mặt đất. Vị sư phụ đứng trước mặt và đặt hai tay lên vai của anh ta. Người võ

sinh sau đó đặt bàn tay của anh ta nhẹ nhàng dưới cùi chỏ của sư phụ. Trong tư thế

này, người võ sinh phải thả lỏng và bám rễ vào mặt đất. Sau đó vị sư phụ sẽ cố gắng

đẩy người võ sinh về phía sau. Nếu anh ta bám rễ đúng cách, người sư phụ sẽ không

thể đẩy anh ta được.

Một lần tôi được yêu cầu để thể hiện kỹ năng này bởi một người bạn trong một

buổi tiệc nhỏ ngoài trời. Anh ta bị những người bạn thách đẩy ngã được tôi khi tôi

đang quỳ gối trước mặt anh ta. Anh ta nặng ít nhất là gấp đôi tôi và một cách tự nhiên,

anh ta đã nhận lời. Rồi anh ta bắt đầu đẩy và đẩy... Anh ta cố gắng hết sức đến nỗi

chân hằn một khúc xuống mặt đất. Anh ta thử lại 3-4 lần nữa với mức độ quyết tâm

cao hơn. Cuối cùng anh ta đành bỏ cuộc và thất vọng vì sau nhiều phút cố gắng đẩy

ngã tôi không thành. Tôi bèn đứng dậy và đẩy anh ta văng ra xa. Một cách tự nhiên

anh ta trở nên ngượng ngùng, lúng túng và hỏi: làm thế nào tôi có thể làm được điều

đó, làm sao mà một người với kích thước như tôi lại có thể có được một sức mạnh

như vậy? Tôi đã cố gắng giải thích cho anh ta rằng đó không phải là sức mạnh cơ bắp

mà đó là nội công. Cuối cùng một người bạn của tôi nói rằng tôi tập luyện kung fu, và

có vẻ như điều giải thích này mới tạm làm hài lòng anh ta.

Nếu người quỳ gối không biết cách làm thế nào để sử dụng rễ năng lượng nhằm

chống lại lực đẩy, anh ta thường cố gắng chống lại cú đẩy bằng cách nghiêng người

về phía trước, và nếu làm như thế sẽ làm tổn hại đến phần lưng của anh ta. Khi một

người đã thành thạo với bài tập này thì ba hoặc nhiều người nữa có thể xếp hàng đứng

đằng sau người đẩy thứ nhất, người này đẩy vào lưng người kia, nhưng vẫn không thể

nào xô ngã được anh ta. Một bài kiểm tra được Sư phụ Tam sử dụng để đánh giá võ

sinh của ông là bài: kéo chân trong khi đứng tấn kìm dương. Và người võ sinh phải

chịu được lực kéo của bốn người đàn ông trong vòng khoảng một phút là một điều rất

khó.

Một bài kiểm tra khác là người võ sinh đứng tấn trước và đưa hai cánh tay lên

phía trước như trong hình.Một người khác sẽ đặt bàn tay của mình lên cổ tay của

người võ sinh và cố gẳng đẩy anh ta về phía sau.

Nếu người võ sinh có một bộ rễ năng lượng tốt thì anh ta sẽ cảm thấy vững chãi

như một thân cây. Cánh tay thường sẽ di chuyển nếu lực của người đẩy không ổn định

về hướng nhưng vị trí đứng tấn sẽ không bị di chuyển một tấc. Bài kiểm tra thứ ba

cũng là một bài khá khó: bài “thế tấn nặng ngàn cân”. Người võ sinh sẽ đứng tấn kỵ

mã (wide horse stance) và mở rộng hai cánh tay ra hai bên. Hai người khác đứng hai

bên người võ sinh, đặt tay của mình phía dưới cánh tay người võ sinh và cố gắng nâng

anh ta lên. Cùng với việc bị hai người cố gắng nâng mình lên, người võ sinh có thể

lắng bộ rễ năng lượng của mình bám sâu hơn, và nếu anh ta đủ tài tình anh ta sẽ khiến

cho hai người kia đánh mất sức mạnh của họ và buộc họ phải buông ra hoặc sẽ bị sụp

xuống.

1. Bốn bài tập về tấn pháp

Tư thế đứng tấn trong bài Tiểu Niệm Đầu là một trong những bài tập căn bản

để nâng cao sức bền và sức mạnh của đôi chân và bắt đầu quá trình phát triển bộ rễ

năng lượng của mình. Người võ sinh mới đầu có thể chỉ đứng được khoảng 10 phút,

nhưng từ từ anh ta có thể đứng đến một tiếng sau một thời gian tập luyện khoảng sáu tháng. Mục

tiêu của của thế tấn này là xây dựng một sức bền và sức mạnh đáng kể cho đôi chân, và khiến cho

khí tụ xuống chân khi người võ sinh học được cách thả lỏng trong khi đứng Nhị tự kìm dương mã,

và lắng nguồn khí của anh ta đi xuống đất thông qua đôi chân. Hơn thế nữa, thế tấn này còn tạo cho

người võ sinh một tư thế chuẩn cho việc phát triển bộ rễ năng lượng và với việc luyện tập thường

xuyên sẽ làm mạnh lên những bó cơ quan trọng. Nhờ vậy nó tạo cho người võ sinh một bệ phóng

vững chắc để từ đó những kỹ thuật khác của Vịnh Xuân có thể được khai triển với những

lực ghê gớm.

Không phải ngẫu nhiên mà bài quyền đầu tiên của Vịnh Xuân lại có một thế tấn

tĩnh tại như thế. Nếu nhìn từ phương diện phát triện nội lực thì điều này rất dễ hiểu.

Thế tấn kìm dương trong bài Tiểu Niệm Đầu là bài tập bí quyết để phát triển kỹ năng

về bộ rễ năng lượng. Nếu một thế tấn không thoải mái thì anh ta có thể tạo được một

kết quả đáng so sánh khác bằng cách đứng một cách tự nhiên với hai chân dang rộng

bằng vai, đầu gối hơi nghiêng, cổ và lưng thẳng, hai tay để hai bên và thả lỏng (như

hình trên) . Bí quyết là thả lỏng ở bất cứ thế tấn nào bạn đứng. Bí quyết tiếp theo là

đứng tĩnh lặng và vững chãi như một cây cổ thụ. Chỉ đứng và cảm nhận những cảm

giác mà mình đang có. Đừng cố gắng làm điều gì khác ngoại trừ thả lỏng và nhìn vào

những cảm giác hiện tại của bản thân. Sự “nhìn” hay chú ý này là bắt đầu cho việc tập

luyện kỹ năng hiện diện của bộ não. Với người mới tập, tốt nhất nên bắt đầu với bài

tập khoảng 10 phút và từ từ tăng dần khoảng thời gian đứng tấn lên một tiếng sau một

thời gian tập luyện chừng sáu tháng. Một số có thể tăng tiến nhanh hơn hoặc chậm

hơn tùy vào cơ địa, nỗ lực và sự kỷ luật trong tập luyện. Không nên để bị đau với bài

tập này. Thông thường việc bị đau là kết quả của một tư thế, thế tấn sai hoặc là một

chấn thương cũ tái phát khi tập luyện.

Cùng với việc phát triển trong bài tập tấn, sự chú ý của bạn sẽ hướng đến bàn

tay và bàn chân. Đây là những nơi mà năng lượng sẽ đổ vào khi bạn thả lỏng và trao

quyền kiểm soát cho trọng lực. Năng lượng sẽ lắng xuống một cách tự nhiên. Một khi

bạn có thể nhìn thấy được những cảm nhận này bạn có thể bắt đầu chủ tâm tạo ra một

cảm giác tượng tự: lắng năng lượng của bạn xuống đất thông qua bàn chân. Một hình

ảnh thường giúp ích cho sự chủ đích lắng đọng bộ rễ xuống là tưởng tượng bạn đang

Bài tập tấn pháp thứ 1

đứng trên hai cái cây gậy cao 20 feet~ 6 m. Bằng cách tưởng tượng như vậy, một cách

tự nhiên bạn sẽ chủ đích đưa cảm giác của bạn xuống phía dưới cây 20 feet- nơi bạn

tưởng tượng là mặt đất. Một hình ảnh khác cũng có thể hữu dụng là tưởng tượng cơ

thể bạn bị chôn xuống mặt đất tận eo. Hình ảnh thứ ba là tạo ra một vùng chân không

nằm phía dưới mặt đất nơi bạn đứng nhiều feet. Một cảm giác về chân không có thể

đạt được bằng cách chủ đích thả lỏng và cảm nhận vùng đất phía bên dưới đôi chân.

Trạng thái thả lỏng này sẽ mở ra một không gian năng lượng trống cần thiết để hút bộ

rễ năng lượng của bạn xuống đất. Điều này cũng hiệu quả khi bạn di chuyển trạng thái

thả lỏng, vùng không gian mở từ dưới đất lên trên bàn chân, cẳng chân và toàn bộ cơ

thể trong một lan tỏa của làn sóng thư giãn. Hình ảnh bạn tưởng tượng càng chi tiết thì

hiệu ứng mà nó tác động lên nguồn năng lượng và kỹ năng có chủ đích của bạn sẽ

càng lớn và hiệu quả. Bằng cách sử dụng trí tưởng tượng để tạo ra cảm giác bạn đã sử

dụng bán cầu não bên phải. Bán cầu não phải được sử dụng trong các công việc liên

quan đến các kỹ năng về nghệ thuật và vận động trong khi bán cầu não trái làm việc

với các công việc liên quan đến tư duy logic và ngôn ngữ.

Những tư thế khác cũng có thể được sử dụng trong quá trình luyện tấn pháp và bộ rễ năng lượng

của người võ sinh. Mỗi tư thế sau có mức độ thử thách về khả năng hiện diện và có chủ đích lớn

hơn tư thế trước.

Bài tập tấn pháp thứ 2

Tư thế thứ hai vẫn sử dụng tấn kìm dương, đưa hai tay ra phía trước, lòng bàn tay

quay vào trong như thể bạn đang ôm quả bóng rất bự trước bụng. Hình ảnh tưởng tượng được sử

dụng trong tư thế này bao gồm hình ảnh giúp bạn lắng bộ rễ năng lượng xuống và một hình ảnh

bạn đang ôm một quả bóng lớn không có trọng lượng. Thực sự quả bóng này có thể chủ định sử

dụng như một quả vùng không gian thả lỏng- như một vùng chân không- để hút năng lượng. Quả

bóng này được tựa lên bụng và nằm trong bàn tay và cánh tay của bạn. Với việc tưởng tượng tượng

này, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy quả bóng khiến cho cánh tay của bạn hướng ra bên ngoài, và đây là

một hình thức của sự chủ định. Nhưng bạn cũng phải chủ định lắng bộ rễ năng lượng của mình

sâu xuống đất. Vậy trong cùng một lúc bạn phải chú ý vào cảm giác trống không, thả

lỏng của bộ rễ và cảm giác thả lỏng của quả bóng năng lượng trong tay bạn. Đồng

thời bạn cũng phải chủ định làm cho bộ rễ năng lượng sâu hơn và chủ định với quả

bóng năng lượng đang tựa lên Đan Điền (dưới rốn khoảng 2cm) của bạn.

Tư thế thứ ba là nâng hai bàn tay lên trước ngực, lòng bàn tay vẫn hướng vào

trong. Ta vẫn sử dụng hình ảnh như trong tư thế trước để luyện khả năng có chủ đích.

Tư thế thứ tư là nâng hai bàn tay lên ngang trán, lòng bàn tay hướng ra ngoài tự

như bạn sắp hất một quả bóng đó đi. Đây là một tư thế đầy thách thức bởi cánh tay

của bạn có xu hướng bị mỏi rất nhanh. Và điều quan trọng trong khi đứng tấn là phải

thả lỏng ở một mức độ sâu và tập trung sự chú ý vào bộ rễ và quả bóng năng lượng

chứ không phải sự đau và mỏi của cánh tay và vai. Bằng cách chủ định đi xuống bộ rễ

và đi ra ngoài bàn tay và quả bóng cùng một lúc, bạn bắt đầu đồng thời phát triển

những năng lực quan trọng về hiện diện và có chủ đích của mình theo những hướng

và con đường khác nhau.

Bám rễ năng lượng là trình độ đầu tiên về nội công. Một khi đã luyện được kỹ

năng này với một mức độ thành thạo nhất định người võ sinh sẽ học cách di chuyển

với bộ rễ này. Bộ rễ tĩnh là một chuyện, nhưng bộ rễ động lại là chuyện khác. Bộ rễ

động bắt bầu từ việc tập luyện với bộ rễ tĩnh, sau đó tinh luyện kỹ năng này cho đến

khi anh ta lắng đọng một cách tự nhiên. Cùng với một bộ pháp tốt và việc tập luyện

Niêm thủ, người võ sinh sẽ học cách duy trì vùng năng lượng chìm này trong khi di

chuyển. Nếu thực hiện đúng bộ rễ động này có thể tạo ra một sự di chuyển cơ thể

nhanh đến mức kinh ngạc.

Một bộ rễ động là rất cần thiết trong chiến đấu. Nếu bạn không thể duy trì

nguồn năng lượng chìm của mình trong khi di chuyển, mọi thứ mà đối thủ của bạn cần

làm là thay đổi vị trí để chiến lấy lợi thế. Chiến đấu là di chuyển; cho nên một bộ rễ

động là cực kỳ cần thiết. Việc học cách đưa năng lượng vào đôi chân và bật ra từ thế

tấn trong khi duy trì sự hiện diện ở phía dưới/phía trước là bí quyết để có thể di

chuyển bộ rễ năng lượng. Việc hiện diện một vùng không gian trống rỗng- chân

không- hướng đến nơi mà bạn cần di chuyển tạo ra một vùng hút năng lượng và kéo

bạn về phía trước thật nhanh. Bài kiểm tra cho kỹ năng này là Niêm thủ.

Người thầy có thể cảm nhận được thời điểm mà bộ rễ bị nâng lên và kiểm tra

người võ sinh với một cú kéo hoặc một cú đẩy vào đúng thời điểm đó để làm mất

thăng bằng anh ta. Nếu bạn thấy mình thường bị mất thăng bằng trong khi tập luyện

Niêm thủ thì bộ rễ động của bạn cần phải tập luyện nhiều hơn. Một cách khác để kiểm

tra bộ rễ động này là rút ngắn khoảng cách giữa hai người tập. Thời điểm rút ngắn

khoảng cách này là điểm then chốt để giành được chiến thắng trong sự trao đổi này và

có một điểm lợi thế rất lớn có thể đạt được nếu bạn xâm nhập bằng cách đặt một

không gian hút năng lượng lên đối thủ như được miêu tả ở trên. Chúng ta sẽ bàn về bộ

rễ động này nhiều hơn ở chương: “Học cách di chuyển với khí”.

2. Bát Đoạn Cẩm

Bát đoạn cẩm là một chuỗi tám bài tập về các động tác và hơi thở. Các bài tập

này rất dễ để học và nhanh chóng tạo ra kết quả. Nhiều môn võ sử dụng bài tập này

làm một phần trong việc tập thở và thiền định của họ. Và có rất nhiều cách tập luyện

khác nhau của tám bài tập này nhưng nhìn chung những điểm trọng yếu thì đều giống

nhau. Khi tập luyện những bài tập này, người võ sinh nên tập trung vào việc thả lỏng,

các động tác tay phải được thực hiện gắn liền với hơi thở. Phần đầu của mỗi động tác

thường được thực hiện với sự hít vào chầm chậm bằng mũi, phần sau thì được thực

hiện với sự thở ra bằng miệng. Thời gian thực hiện mỗi động tác phải được bắt đầu và

kết thúc cùng với hơi thở.

Tư thế đầu tiên trong bài Bát Đoạn Cẩm

Hơi thở:

Có một sự liên kết rõ ràng giữa chất lượng một hơi thở và tình trạng của bộ

não. Khi bạn lo lắng, hồi hộp, hơi thở của bạn sẽ trở nên nhanh và ngắn. Khi hơi thở

của bạn chậm, nhẹ nhàng, từ tốn bộ não của bạn sẽ trở nên tĩnh lặng, thư giãn và tập

trung. Mất khoảng 20 phút để tập hết 8 động tác này, mỗi động tác lập lại 10 lần. Thả

lỏng cơ thể, cử động nhẹ nhàng và từ tốn, hít thở sâu bằng bụng với các hơi thở nhẹ

nhàng và thoải mái. Đừng bao giờ cố gắng làm đầy hoặc làm rỗng phổi mình một

cách hoàn toàn. Điều này luôn tạo nên tình trạng căng thẳng. Chỉ cần thở tự nhiên và

thoải mái là được. Tiếng động phát ra từ hơi thở đúng sẽ giống như tiếng một đứa trẻ

thở khi đang ngủ- một thứ âm thanh nhẹ nhàng và sâu lắng. Đó là một âm thanh mong

muốn khi tập bài luyện thở. Những đứa trẻ đều thở đúng, nhưng khi chúng lớn lên và

bắt đầu cảm thấy bị áp lực và stress bởi cuộc sống và tạo ra những căng thẳng trong

cơ thể và não bộ. Và thế nên chúng bắt đầu thở sai. Ta có thể đạt được trạng thái bình

an, nhẹ nhàng nếu thực hiện đúng bài tập này.

3. Thiền định đứng từ Tẩy Tủy Kinh Thiếu Lâm Tự

Câu chuyện về các bài tập phát triển nội công ở chùa Thiếu Lâm liên quan đến một vị

sư tên là Đạt Ma. Khi đến chùa Thiếu Lâm ông trông thấy các vị sư ở đây có một tình

trạng thể chất thật yếu đuối. Ông ta bèn đi đến một hang động và ở đó một mình trong

nhiều năm liền. Khi trở về ông ta truyền lại cho các vị sư hai bài luyện tập có liên

quan đến sức khỏe và nội công. Nghiên cứu cho thấy rằng Kung fu và nội công Trung

Hoa có một nguồn gốc phát triển lâu đời trước cả thời của Đạt Ma. Nhưng dù sao ông

ấy cũng thường được cho là tổ sư của những bài tập của Thiếu Lâm Tự. Bài tập đầu

tiên là bài Dịch Cân Kinh. Đây là một chuỗi các bài tập tập trung khí vào các mô của

cơ thể thông qua việc thay đổi vị trí các gân và tập trung tinh thần.

Những kỹ thuật trong ngạnh công biểu diễn thường được phát triển từ các bài tập này.

Bài tập thứ hai lại khác xa so với bài tập thứ nhất và được biết đến với cái tên Tẩy

Tủy Kinh. Nó thường được dạy cho những võ sinh ở trình độ cao cấp. Theo dòng lịch

sử, đã có rất nhiều phiên bản của bài tập Tẩy Tủy Kinh được phát triển. Một số phiên

bản sử dụng cách bắt giữ tinh hoa của khí (essential sexual jing) từ bộ phận sinh dục

và đòi hỏi những phương pháp tập luyện tương đối kỳ lạ và nguy hiểm. Một số khác

thì ít lạ hơn và là những bài tập cao cấp và có hiệu quả đáng chú ý. Trong Vĩnh Xuân

những bài tập này là một phần quan trọng góp phần làm tăng cường nội công cho

người võ sinh. Thường thì những bài tập Tẩy Tủy Kinh này được tập trong bài tập nổi

tiếng của Thiếu Lâm Tự: Thiền định đứng. Tương truyền rằng những nhà sư thường

đứng hàng giờ quay mặt vào bức tường để luyện tập hình thức thiền định này. Nó

cũng là bài tập đã được cất giữ trong các bài tập về nội công của Vĩnh Xuân. Một lẫn

nữa thế tấn tĩnh tại trong bài tiểu niệm đầu lại ám chỉ đến bài tập này. Để có thể tập luyện với những

bài tập khó hơn của thiền định đứng ta bắt đầu tập luyện với thế tấn đã dùng để phát triển bộ

rễ năng lượng. Sau đó cuốn nhẹ hai vai về phía trước, lưng thẳng, hai tay thả lỏng, lòng bàn tay

hướng về phía sau. Giữ cho đầu và cổ thẳng và cảm thấy thoải mái.

4. Thở thuận và thở nghịch

Tôi xin nhắc lại về ba nguyên tắc chính về hơi thở đã được đề cập khi tập luyện

bài Bát Đoạn Cầm: 1) Đừng bao giờ cố gắng làm đầy hoặc làm rỗng phổi mình một

cách hoàn toàn. Điều này luôn tạo nên tình trạng căng thẳng. Chỉ cần thở tự nhiên và

thoải mái là được. 2) Tiếng động phát ra từ hơi thở đúng sẽ giống như tiếng một đứa

trẻ thở khi đang ngủ- một thứ âm thanh nhẹ nhàng và sâu lắng. Đó là một âm thanh

mong muốn khi tập bài luyện thở. 3) Những đứa trẻ đều thở đúng, nhưng khi chúng

lớn lên và bắt đầu cảm thấy bị áp lực và stress bởi cuộc sống và tạo ra những căng

thẳng trong cơ thể và não bộ. Và thế nên chúng bắt đầu thở sai.

Đầu tiên người võ sinh sẽ tập thiền định đứng với hơi thở thuận, hít vào bằng

mũi và thở ra bằng miệng. Lưỡi đặt nhẹ lên vòm miệng và quai hàm thả lỏng. Hít vào

bụng phồng lên và thở ra thì bụng xẹp lại. Sau một vài tháng tập luyện thiền định

đứng, người võ sinh có thể được học kỹ thuật thở nghịch. Với thở nghịch thì ngược

lại: khi hít vào bằng mũi bạn sẽ nhẹ nhàng kéo Đan Điền vào (thay vì là phình bụng

ra) và dẫn hơi thở lên lưng để lưng được điền đầy và phình ra. Khi bạn thở ra: thả lỏng

phần bụng và để nó phình ra trong quá trình thở. Vậy phần bụng của bạn sẽ có những

cử động ngược lại với hơi thở tự nhiên.

Một điều cực kỳ quan trọng là không được gượng ép trong quá trình tập. Hởi

thở vẫn phải nhẹ nhàng và thả lỏng. Việc kéo Đan Điền vào phải nhẹ nhàng và từ tốn.

Thường thì việc dẫn hơi thở lên điền đầy lưng sẽ dễ hơn việc hóp bụng vào khi hít

vào. Một lần nữa hơi thở nghịch là một kỹ năng cao cấp được thêm vào bài tập thiền

định đứng khi người võ sinh đã trở nên thành thạo với bài tập thiền định này. Lý do

là nó làm tăng sức mạnh có chủ đích của bộ não và có tác động làm tăng thêm áp lực

lên dòng chảy tự nhiên của khí trên cơ thể. Bởi vì lý do đó người võ sinh cần phải có

khả năng hiện diện để điều khiển dòng khí trước khi thực hiện hơi thở nghịch hay việc

tăng thêm áp lực có thể gây tổn hại cho các cơ quan nội tạng và quá trình chuyển hóa

bên trong cơ thể. Việc tăng thêm áp lực không phải lúc nào cũng tốt, nên một lần nữa

tôi xin nhắc lại: đây là một bài tập nâng cao được thêm vào bài tập thiền định đứng.

5. Bắt đầu với thiền định đứng

Chúng ta đã nói về tư thế và hai phương pháp luyện thở, bây giờ chúng ta sẽ

bàn việc việc tập luyện thiền định này. Có rất nhiều mức độ/phần cho bài tập này.

Phần đầu tiên là giúp làm tăng khả năng tập trung sự chú ý và khả năng có chủ đích

thông qua sự phát triển năng lực thả lỏng sâu. Nó thường được gọi là việc mở cánh

cửa năng lượng (đả thông kinh mạch). Trên cơ thể, thường ở những khớp nối và một

số vị trí khác, tồn tại những cánh cổng hay những vị trí mà năng lượng có xu hướng

tập trung lại và bị ứ đọng theo thời gian. Bài thiền định này được thiết kế để giải

phóng những nguồn năng lượng ứ đọng này. Tôi sẽ không kể ra hết tất cả các cánh

cổng này trên cơ thể, nhưng tôi sẽ bắt đầu với những cánh cổng quan trọng nhất.

Trong khi đứng tấn như đã được trình bày ở trên người võ sinh nên nhắm mắt

lại để tập trung vào bên trong cơ thể. Đến khi hơi thở trở nên nhẹ nhàng và thả lỏng

anh ta sẽ tập trung sự chú ý vào phần chóp của đầu mình (crown charkra). Với sự tập

trung này, anh ta sẽ bắt đầu cảm thấy một khu vực có diện tích bằng khoảng một quả

trứng gà. Thực sự người võ sinh thường được khuyên nên tưởng tượng một khối nước

đá có kích thước bằng một quả trứng đang bị nung và đặt một nửa ở trong và một nửa

ở ngoài phần đỉnh đầu cơ thể.

Khi mà bạn thực sự có cảm giác này với sự hiện diện của mình bạn sẽ thực hiện

một quá trình thả lỏng nguồn năng lượng đó. Khi nguồn năng lượng này được phóng

thích bạn sẽ có cảm giác rằng nó chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Sự chủ định làm tan

nguồn năng lượng co cứng tại cánh cổng này là kết quả của việc thả lỏng nguồn năng

lượng đó. Và khi bạn thực hiện đúng bạn sẽ cảm thấy một sự thay đổi thực sự, cũng

với việc nó bị tan chảy thành nước bạn tiếp tục thả lỏng và làm tan nguồn năng lượng

này từ nước thành khí. Đây là thời điểm mà cánh cổng thực sự mở và nó làm rửa sạch

cơ thể bạn. Trong lần đầu có thể mất khoảng 20 phút đến nửa tiếng chỉ để làm điểm

này được thả lỏng. Cũng có thể có nhiều cánh cổng mà bạn không thể thả lỏng, trong

trường hợp này tốt nhất nên di chuyển qua điểm khác và thực hiện quá trình tương tự

như đã được trình bày ở trên. Có 10 cánh cổng ở trên đầu là:

1) Đỉnh đầu

2) Chính giữa trán hay con mắt thứ ba

3) Nhãn cầu

4) Vòm miệng và đầu lưỡi

5) Dưới lưỡi,

6) Hố trên cuống họng, ngay phía trên xương đòn,

7) Thái dương

8) Ống tai

9) Khớp nối quai hàm và xương quai hàm

10) Nền của hộp sọ nơi mà xương cổ nối với hộp sọ.

Sau đó bạn đi dọc theo cột sống, làm tan từng đốt sống cho đến tận xương cụt. Từ

đó bạn di chuyển đến các khớp nối chính trên cánh tay, vai, xương vai, củi chỏ, cổ tay

và từng đốt tay. Sau đó là thực quản bao gồm cả miệng, cổ họng và lưỡi, ngay chính

giữa bộ ngực đi xuống xương nhưng đi bên trong theo đường đi của thức ăn. Tiếp

theo là từng chiếc xương sườn, toàn bộ vùng bụng, khớp nối xương hông, đầu gối,

mắt cá nhân, bàn chân và cuối cùng là đi xuống bộ rễ.

Mỗi cánh cổng được thả lỏng một cách sâu sắc thông qua việc tập trung sự chú

ý và sự có chủ đích. Sự có chủ đích được dẫn hướng với việc tưởng tượng- việc sử

dụng hình ảnh một cục nước đá tan thành nước và sau đó thành khí.

Có thể phải mất nhiều lần để đi hết tất cả các điểm. Cùng với việc phát triển

khả năng hiện diện và có chủ đích bạn sẽ thấy rằng thời gian thả lỏng và giải phóng

năng lượng dành cho mỗi điểm sẽ giảm. Thông thường mất khoảng một năm hoặc

nhiều hơn để có thể đạt đến trình độ đi qua toàn bộ cơ thể trong vòng một tiếng. Ban

đầu việc mất thời gian bao lâu cho điểm đầu tiên là không quan trọng. Bạn vẫn tiếp

tục tập luyện khả năng hiện diện và có chủ đích của mình thậm chí bạn chỉ tập trung

từ một đến hai điểm trong toàn bộ thời gian. Việc thiền định này nên thực hiện trong

khoảng 30 phút đến một tiếng. Cùng với giải phóng năng lượng tại các điểm này bạn

sẽ thường cảm thấy những đợt rung nhẹ xảy ra với cơ thể. Đây là một dấu hiệu tốt,

nhưng nếu sự rung này chuyển thành run lẩy bẩy thì bạn đã có quá nhiều sự gồng

cứng trong cơ thể khiến cho năng lượng bị va chạm với sự gồng cứng. Hiệu ứng này

cũng giống như một dòng điện tương đối nhỏ làm shock cánh tay và khiến cho nó giựt

mạnh. Nguồn khí sẽ không làm điều này nếu bạn thả lỏng đủ mức. Nếu điều này xảy

ra thì bạn nên tập trung lại việc thả lỏng các bộ phận của cơ thể bị tác động bởi

chuyện này.

6. Thiền định đứng nâng cao: Tẩy Tủy Kinh

Sau một thời gian trở nên thành thạo với phần đầu của thiền định đứng, người

võ sinh có thể sẵn sàng để tập luyện một bài tập thiền định khó hơn: Tẩy Tủy Kinh.

Nó đòi hỏi một sự thành thạo đáng kể để có thể cảm nhận và có chủ định đi vào phần

tủy sống của bạn. Bạn phải thả lỏng một cách sâu sắc về cả mặt thể chất và tinh thần.

Bạn vẫn sử dụng cùng thế tấn, tư thế trước và cách thở ngược đã sử dụng trong phần

đầu của bài tập (đả thông kinh mạch). Nhưng với bài tập này, bạn sẽ phải tập trung

vào nhiều phần khác nhau của cơ thể.

Tốt nhất trong 10 phút đầu của bài tập bạn nên tập trung sự chú ý vào 5 bộ

phận nội tạng mang tính âm, mỗi bộ phận khoảng vài phút. Thứ tự để tập trung vào

các bộ phận này rất quan trọng bởi nó đi từ cái dễ đến cái khó cảm nhận nhất. Bạn nên

nỗ lực tập trung sự chú ý của mình một cách rõ ràng lên các cơ quan này: có một cảm

giác rõ ràng về kích thước, hình dạng, vị trí của nó trong cơ thể và nhớ chủ tâm thả

lỏng nó. Bắt đầu là phổi, bộ phận dễ cảm nhận nhất. Tiếp theo là tim, rồi đến gan, thứ

tư là thận và cuối cùng là lá lách.

Một khi bạn đã chú ý được các cơ quan nội tạng này và thả lỏng nó được

khoảng vài phút thì bạn có thể chuyển sự chú ý của mình qua bộ xương. Mục tiêu của

bài tập Tẩy Tủy Kinh là dẫn khí vào bàn tay và bàn chân đi ngược xương cánh tay và

cẳng chân đến xương vai và xương chậu, đi ngược cột sống, xuyên qua các xương

sườn. Tiếp theo nguồn năng lượng từ bàn tay và bàn chân sẽ gặp nhau ở đốt sống tại

vai. Sau đó khí được dẫn ngược lên cổ, đi vào hộp sọ và tẩy sạch bộ não cho đến mặt

và xương hàm. Để làm được điều này đòi hỏi phải có một sự tập luyện kiên nhẫn qua

nhiều tháng miệt mài. Nhưng nó có giá trị của nó. Không có lời nào có thể diễn tả cảm

giác đồng nhất và sức mạnh đến với bạn khi bạn thực hiện thành công việc tẩy rửa bộ

não và tủy sống của mình bằng khí.

Để bắt đầu bài tập, ta bắt đầu từ phần dễ nhất: bàn tay hoặc bàn chân. Dẫn khí

đi qua các ngón tay đi vào trung tâm của phần xương tay. Bạn làm điều này bằng cách

chủ định và sử dụng sự tưởng tượng như một công cụ hữu ích cho sự chủ định này.

Và chủ định tạo ra một vùng chân không thông qua việc thả lỏng sâu lắng bên trong

bộ xương là một điểm khởi đầu tốt. Sau đó bạn có thể tưởng tượng đang dẫn ánh sáng

đi vào và điền đầy các vùng chân không này nhằm thả lỏng nó hơn nữa. Bạn nên

tượng tượng việc dẫn ánh sáng khi hít vào và giữ chúng ở đó khi thở ra. Một điều

quan trọng khác nữa là không được tập trung sự chú ý lên phần xương mà phải là phía

bên trong phần xương- tủy sống. Nếu bạn chỉ chú ý lên phần xương, nguồn năng

lượng sẽ chỉ bao bọc xung quanh phần xương hơn là làm sạch nó từ bên trong. Giữ

trạng thái thả lỏng và thở một cách nhẹ nhàng và sâu lắng xuống phần bụng. Hơi thở

là điểm mấu chốt trong bài tập này. Bạn phải thành thạo trong việc thở ngược trước

khi tập bài tập này. Bạn cũng có thể tập bài tập này với hơi thở thuận nhưng việc tiến

triển sẽ rất chậm và rất khó để có thể dẫn năng lượng đi xuyên qua vùng vai và hông.

Việc thở nghịch là cần thiết để có thể dẫn khí đi vào phần trung tâm của cột sống và đi

ngược lên bộ não. Có một nguồn năng lượng quan trọng trú ngụ tại phần nền của cột

sống. Người xưa tin rằng họ có thể đạt được sự giác ngộ khi mà họ có thể dẫn khí

nguồn năng lượng đó vào trong cột sống và đi ngược đầu. Thực sự một số người nói

rằng khi bạn đạt được điều này bạn sẽ nghe thấy những âm thanh khác lạ như thể

tiếng kèn trumpet. Ở Ấn Độ, những người tập Yoga nói rằng điều này xảy ra trong lần

đầu tiên bạn thành công trong việc dẫn “Kundalini” hay con rắn năng lượng vào

trong đầu. Theo kinh nghiệm cá nhân tôi, tôi có thể xác nhận là nó có xảy ra. Nhưng

dù sao, với tôi thì nó nghe giống như là tiếng một đám đông đang cãi nhau hơn là

tiếng kèn trumpet. Đó là một ví dụ về những sự cảm nhận khác nhau của các bộ não

theo những phương thức khác nhau đối với những kinh nghiệm tương tự nhau. Bạn có

thể sẽ bỏ lỡ trải nghiệm này nếu cố gắng tìm kiếm một âm thanh đặc biệt nào đó hơn

là dang rộng vòng tay đón nhận bất cứ thứ gì xảy đến với bạn.

Bài tập dẫn con rắn năng lượng đi ngược lên này cũng là một dạng của Tẩy Tủy

Kinh, nơi mà bạn bắt đầu từ xương cụt và dẫn khí đi vào cột sống thông qua xương

cụt và tẩy sạch từ cột sống đến đầu. Một điều quan trọng là phải nhẹ nhàng nhíu cơ

hậu môn lại khi bạn thở ra và thả lỏng nó khi bạn hít vào trong bài tập. Điều này giúp

cho bạn giữ nguồn khí trong cột sống của bạn không bị thoát ra ngoài.

7. Bài tập nội công nâng cao trong bài Tiểu Niệm Đầu

Mặc dù Tiểu Niệm Đầu là bài quyền đầu tiên được dạy cho những võ sinh mới

nhập môn nhưng nó không phải là một bài quyền cơ bản. Thực sự thì nó là bài quyền

cao cấp nhất trong ba bài quyền nếu nhìn từ khía cạnh nội công. Những ai đã tập nội

công sẽ biết rằng những bài tập cao cấp nhất và đôi lúc là khó nhất trong các bài tập

nội công thường trông rất đơn giản và chẳng có gì khó khăn để bắt chước. Bởi vì bài

tập thực sự là những gì diễn ra bên trong cơ thể chứ không phải các động tác hay tư

thế mà ta thấy ở bên ngoài. Bài Tiểu Niệm Đầu là một ví dụ hoàn hảo cho chuyện này.

Ta quay trở lại với chuỗi bài tập đã được để cập ở trên: bài Bát Đoạn Cẩm có thể trở

thành một bài khá cao cấp cho việc luyện tập nội công nếu hiểu đúng. Cũng như thế

với việc đứng tấn và thiền định đứng. Tất cả có thể làm tăng nội công với những kỹ

thuật khó ở bên trong khi mà kỹ năng của người tập luyện đã phát triển đến một mức

độ nhất định.

Tôi thường quan sát thấy điều này khi tập luyện ở Trung Quốc, tôi thấy những

ông lão, bà lão vào những buổi sáng tập những bài về nội công rất cơ bản và đơn giản.

Nhiều người trong số này có một trình độ rất cao về nội công và đã tập luyện nội công

nhiều năm trời. Với thời gian tập luyện và mức độ thành thạo như vậy, những vị sư

phụ này vẫn tiếp tục tập luyện nội công với những bài tập trông có vẻ như rất cơ bản.

Sự thật là họ đang tập luyện những bài tập rất cao cấp bởi những bài tập này phát triển

cùng với kỹ năng của người tập luyện.

Một điểm duy nhất về bài tập nội công trong bài Tiểu Niệm Đầu là nó tương

đối phức tạp ngay cả đối với hình thức đơn giản nhất của nó. Nguồn năng lượng được

tạo ra rất mạnh, và nếu người võ sinh không có đủ khả năng để định hướng nó thì bài

tập này có thể gây hại đến chính họ và làm mất cân bằng nguồn khí trong cơ thể hoặc

làm quá tải các cơ quan chính yếu. Tuy nhiên, nếu bạn có đã học được khả năng hiện

diện hoặc nhận thấy được nguồn năng lượng của mình, và khả năng có chủ đích hay

định hướng nó để làm điều gì đó thì bạn đã ở trình độ tập được bài Tiểu Niệm Đầu mà

không hề có bất cứ nguy cơ gì gây tổn hại đến bản thân. Mặc dù toàn bộ bài tập đều

có một thành phần năng lượng đi kèm với nó, một phần bài tập đặc biệt nhằm phát

triển khí lực nằm trong bài quyền là chuỗi động tác mà bắt đầu từ động tác tán thủ (tan

sau) và ba lần thực hiện động tác phục thủ/hộ thủ (fook sau/wu sau). Đây là phần xây

dựng nội công của bài quyền, và cũng là phần được thực hiện với tốc độ rất chậm.

Nhiều người võ sinh Vĩnh Xuân thực hiện chuỗi động tác này với một tốc độ

đặc biệt chậm so với phần còn lại mà không hiểu tại sao. Sự thật là họ làm như thế vì

đó là điều họ được bảo để làm. Nhiều người không hiểu lý do sâu xa của việc này là

gì. Và không có lý do gì để thực hiện phần này chậm hơn các phần còn lại nếu bạn

không tập nội công với nó. Khi bạn tập luyện ở khía cạnh nội công, chuỗi động tác

này có thể kéo dài đến 20 phút hoặc cả tiếng để hoàn thành nó. Phần còn lại của bài

quyền luôn được thực hiện với một tốc độ bình thường. Và nó nên được thực hiện với

tốc độ đi quyền trong bài Tiêu Chỉ. Điều tôi muốn nói ở đây là người võ sinh nên sử

dụng kỹ năng giải phóng năng lượng đã được dạy ở bài Tiêu Chỉ để phóng thích

nguồn năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể.

Điều quan trọng khi thực hiện phần còn lại của bài quyền sau khi bạn hoàn

thành đoạn tập nội công là những động tác trong phần này sẽ lấy nguồn năng lượng

vừa được tạo dựng luân chuyển khắp hệ thống kinh mạch trên cơ thể, làm sạch và cân

bằng nó một lần nữa. Để đạt được hiệu quả cao nhất người võ sinh cần phải phóng

thích nguồn khí của anh ta trong phần còn lại của bài quyền.

a. Bốn nguyên tắc: Thả lỏng, Bám rễ, Thở và Tập Trung

Để luyện tập nội công với bài Tiểu Niệm Đầu, bạn bắt đầu bài quyền này như

bình thường. Điều thiết yếu là phải giữ cho cơ thể được thả lỏng và đầu óc được tĩnh

lặng suốt bài tập. Vĩnh Xuân là một môn nội công mềm chứ không phải là ngạnh

công. Việc thả lỏng là rất cần thiết để cho phép năng lượng chạy một cách tự nhiên

qua cơ thể. Cùng với việc bạn đứng tấn, việc thả lỏng cho phép bạn lắng sự chú ý của

mình xuống đất. Cùng lúc đó nâng nhẹ sự chú ý của mình qua khỏi đỉnh đầu. Cảm

giác giống như là đầu bạn được treo bởi một sợi dây nhỏ trong khi phần dưới của cơ

thể lại chôn ở dưới đất.

Khi mà bạn lắng nguồn khí của mình xuống với một dòng chảy tự nhiên đi

xuống bạn sẽ phát hiện ra rằng có một dòng chảy phản ứng ngược lại hướng lên trên.

Dòng năng lượng chảy lên này thường được gọi là dương khí đi lên (yang raising)

trong khi năng lượng bám rễ được gọi là âm khí lắng đọng (yin sinking). Nó là một sự

kết hợp của sự lắng xuống và nâng lên mà bạn muốn tham dự bằng cách thả lỏng sâu

sắc và nhẹ nhàng nâng đầu của mình từ đỉnh đầu (crown shakra/chakra) và lần lượt

làm thư giãn phần cổ và cột sống và mở chúng ra một cách nhẹ nhàng. Điều này tạo

điều kiện cho nguồn dương khí đi theo cột sống lên đỉnh đầu- như một sự cân bằng tự

nhiên với bộ rễ của bạn.

b. Tay Tán Thủ (The Tan Sau)

Ngay khi bạn mở bàn tay và đưa ra phía trước để bắt đầu thực hiện động tác tán

thủ, bạn bắt đầu tập trung xây dựng năng lượng một cách sâu sắc. Mọi thứ bây giờ

được thực hiện với một tốc độ cực kỳ chậm. Có thể nói rằng bạn thực hiện với tốc độ

của một bông hoa đang nở. Thực sự thì rất khó để có thể nhận thấy được một động tác

nào đang thực hiện. Tuy nhiên với những người chưa có kinh nghiệm bạn sẽ muốn

thực hiện nhanh hơn một chút. Tốc độ lý tưởng cho một người võ sinh cao cấp là tốc

độ nở của một bông hoa. Với tốc độ đó bài quyền sẽ cần cả tiếng đồng hồ để hoàn

thành. Khi bạn chưa thành thạo bạn nên thực hiện bài quyền trong vòng 20- 30 phút.

Tốc độ thực hiện các động tác sẽ xác định thời gian bạn thực hiện bài quyền này.

Khi bàn tay được mở ra từ nắm đấm một cách chậm chạp, ngón cái nên được

kéo vào một cách nhẹ nhàng, và ngón út được nâng lên để tạo một sự căng cơ nhẹ lên

bài tay nhằm giúp cho sự tập trung khí cho quả bóng. Sự chú ý bây giờ được hướng

đến hai nơi: Bạn lắng xuống bộ rễ của mình, hiện diện và có chủ đích cảm nhận nguồn

năng lượng sâu vào quả đất. Tập trung vào thả lỏng nguồn năng lượng phía dưới bạn, tạo nên một

vùng chân không hút bộ rễ năng lượng của bạn sâu xuống đất. Điều này làm tăng cường dòng chảy

năng lượng xuống đất (một dòng chảy liên tục tồn tại trong vũ trụ). Cùng lúc đó bạn cũng hướng sự

chú ý tới lòng bàn tay trái. Kéo ngón cái vào và nâng ngón út lên giúp cho sự tập trung khí vào lòng

bàn tay. Nhưng đừng làm căng cơ các ngón tay, chỉ cần nhẹ nhàng kéo chúng với một lực vô cùng

nhẹ. Cùng với việc nhẹ nhàng và chầm chậm mở bàn tay bạn nên chú ý tới cảm giác về khí trên tay

bạn bằng cách tạo một một cảm giác thả lỏng sâu sắc ở đó (a deep relaxed vacuum feeling). Sự

thực là việc bạn mở bàn tay một cách thật chậm sẽ rõ ràng hơn những cảm giác này. Khi việc này

xảy ra- bạn chú ý đến năng lượng trong tay bạn, bạn nên bắt đầu có chủ đích để tăng cường nguồn

năng lượng này. Với những sự có chủ đích một hình ảnh tưởng tượng luôn hữu ích. Bạn nên

tưởng tượng một quả bóng ánh sáng được tạo ra cùng với vùng chân không trong tay

bạn. Để bắt đầu bạn có thể sử dụng sự tưởng tượng tan chảy dùng trong thiền định

đứng để mở các cánh cổng năng lượng trong lòng bàn tay và tạo nên vùng trống rỗng.

Bước đầu bạn tạo một quả bóng nhỏ với ánh sáng mờ, được kéo ra từ bạn bởi vùng

Tay tán thủ chân không thả lỏng này. Cùng với quá trình mở bàn tay, bạn sẽ chủ định làm nó lớn

lên và sáng hơn. Sự chủ định này sẽ còn lại như một điểm tập trung khi bạn từ từ ấn

tay về phía trước cho đến khi hoàn thành đến vị trí tán thủ. Lúc bạn ở tư thế tán thủ

quả bóng nên điền đầy bàn tay và sáng như mặt trời.

Một người thầy giỏi sẽ có thể cảm nhận được quả bóng này và sẽ có nhận xét

về sức mạnh của khả năng chủ định của bạn bởi chất lượng quả bóng mà bạn xây

dựng. Cùng với việc bạn bắt đầu mở bàn tay bạn sẽ đặt đầu lưỡi lên vòm miệng và tập

trung vào việc thở. Việc thở nghịch sẽ tốt hơn nhưng nếu bạn chưa sử dụng thành thạo

kỹ năng này thì bạn nên sử dụng phương pháp thở thuận. Hơi thở sẽ bộc lộ rất nhiều

thứ. Nó là sự thể hiện vật lý của tình trạng não bộ của bạn. Hơi thở không nên gượng

ép, mạnh mà nên sâu lắng, nhẹ nhàng.

Khi bàn tay bạn đã mở ra hoàn toàn và quả bóng bắt đầu được xây dựng bạn

tập trung sự chú ý thêm vào một điểm nữa (hai điểm bạn đang chú ý đến là bộ rễ và

bàn tay). Bạn sẽ chú ý đến năng lượng ở cùi chỏ tay trái. Thả lỏng nó một cách sâu

sắc nhưng không để nó thay đổi vị trí. Một lần nữa, sử dụng bài tập hòa tan để mở

cánh cổng năng lượng ở cùi chỏ và tạo một vùng chân không ở đó. Một khi năng

lượng ở đó được thả lỏng, bạn chủ đích làm cho cùi chỏ trở nên nặng hơn, sử dụng

một hình ảnh một khối nước nặng đọng ở trong và xung quanh cùi chỏ của bạn. Đồng

thời với điều này, bạn vẫn tập trung vào bàn tay và bộ rễ, và bắt đầu đẩy cánh tay tiến

tới một cách chậm chạp. Bạn nên thực hiện điều này bằng cách tưởng tượng khối

nước được xây dựng trong cùi chỏ tạo ra một áp lực nhẹ nhàng đẩy cánh tay tiến về

phía trước. Một khi cánh tay bắt đầu di chuyển, hãy giữ cho nó chuyển động một cách

liên tục, nhẹ nhàng và thật chậm.

Bạn có thể kết nối hình ảnh quả bóng trong bàn tay với hình ảnh khối nước

đọng trong và xung quanh cùi chỏ bằng cách chủ đích cho nước chảy bên trong cánh

tay đến bàn tay và điền đầy quả bóng. Nên có một cảm giác nặng về quả bóng trong

bàn tay. Hình ảnh về vùng chân không trong bàn tay hút hoặc dẫn khí từ cùi chỏ lên

bàn tay là hữu ích. Cho phép năng lượng di chuyển trong cánh tay và cơ thể với

những làn sóng khác nhau của sự thư giãn và bình an. Nên đặt những làn sóng này

cùng với quá trình bạn hít vào. Cùng với việc bạn mang năng lượng từ cùi chỏ đi lên

bàn tay, dẫn sóng khí đi qua xương cánh tay trước và xâm nhập tại thời điểm bắt đầu

mở phía sau của cùi chỏ. Đây là thời điểm mà việc tập luyện Tẩy Tùy Kinh trở nên

hữu ích. Nguồn năng lượng nước tại cùi chỏ sẽ chảy qua xương cánh tay đến cổ tay,

bàn tay, ngón tay và điền đầy các khúc xương này sau đó chảy đến quả bóng qua phần

trung tâm của bàn tay. Để cho sự kết nối hai hình ảnh này diễn ra một cách từ từ. Chủ

định cho nước dần dần từ cùi chỏ đi vào xương cánh tay một cách liên tục. Bạn phải

chú ý một cách sâu sắc cảm giác mà những hình ảnh này tạo ra và chúng sẽ hỗ trợ và

làm mạnh thêm sự có chủ đích của bạn.

Làn sóng nước này nên điền đầy bàn tay và xâm nhập vào quả bóng trong bàn

tay trước khi bạn hoàn thành tư thế tán thủ. Bạn có thể sẽ thắc mắc là nguồn năng

lượng ở cùi chỏ đến từ đâu? Với người mới tập thì việc tưởng tượng nguồn gốc của nó

không quan trọng, việc cảm nhận năng lượng ở cùi chỏ là quá đủ cho khả năng hiện

diện và có chủ đích của người mới tập. Nhưng với người tập cao cấp hơn thì có thể

dẫn năng lượng trên cùi chỏ từ làn sóng năng lượng dương đi lên từ bộ rễ đến Đan

Điền. Điều này sẽ được giải thích ở phần sau của bài tập.

Bạn sẽ phải giữ bốn hình ảnh (lắng năng lượng âm xuông đất và bám rễ, sóng

năng lượng dương đi lên, cùi chỏ nặng, và quả bóng trong bàn tay), hiện diện và có

chủ đích với mỗi hình ảnh một cách đồng thời suốt quá trình thực hiện động tác này.

Cuối động tác tán thủ hơi thở của bạn nên nhẹ nhàng và sâu lắng. Nó phải được cảm

thấy như thả lỏng và đầy ắp, tương tự như hơi thở của một người đang trong một giấc

ngủ sâu. Cũng trong phần cuối của động tác tán thủ bạn sẽ chú ý đến một sự rung

động bắt đầu trong cơ thể. Thông thường nó bắt đầu từ cẳng chân (nhưng không phải

luôn là như thế). Sự rung động nên cộng hưởng ở một tần số cao và không nên gây sự

giật mạnh trong cơ thể hoặc làm thay đổi vị trí đứng tấn.

Nếu sự co giật, giật mạnh xảy ra, nó là sự biểu hiện của cả việc đứng sai tư thế

hay bị căng cơ hay thiếu khả năng điều khiển năng lượng của bạn. Khi bạn điều chỉnh

lại cho đúng những điều này sự co giật sẽ dừng lại và sự rung động sẽ trở nên không

thể nhận thấy đối với người xung quanh, trừ phi họ chạm vào bạn; nhận điều này là

một dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang xây dựng một nguồn khí tốt và mọi thứ đang diễn

ra tốt đẹp. Cùng với sự phát triển trong việc tập luyện, sự rung động sẽ tăng lên một

chút và lan tỏa khắp cơ thể. Nếu bạn chưa cảm nhận được sự rung động này, đừng lo

lắng, nó sẽ đến theo thời gian như một sự thể hiện vật lý của sự cân bằng giữa nguồn

khí dương đi lên và khí âm bám rễ xuống đất. Hãy tiếp tục với phần còn lại của bài

tập.

c. Tay hộ thủ (The Wu Sau)

Trong phần cuối của động tác tán thủ, bạn bắt đầu xoay bàn tay vào trong (the huen

sau maneuver) và kết thúc với tư thế hộ thủ (wu sau) kéo dài. Động tác này được thực

hiện chậm nhưng không chậm như động tác tán thủ. Việc quay nên thực hiện trong

khoảng một phút. Khi bạn quay bàn tay bạn nên từ từ nâng tấn của mình lên khoảng 1

inch. Bạn sẽ hạ thấp xuống lại khi bắt đầu thực hiện động tác phục thủ. Tiếp tục duy

trì sự chủ định với việc bám rễ; bạn chỉ cần nâng tấn lên một chút xíu. Với những võ

sinh cao cấp, việc nâng lên này là kết quả của luồng khí dương đi lên cân bằng với

việc bám rễ đi xuống. Nguồn năng lượng đi lên như một cơn sóng tương tự như sóng

nước trên bãi biển. Cơn sóng khí đi lên này có thể sử dụng như một dạng việc phóng

năng lượng (fa-jing/issuing of energy) trong bài Tầm Kiều và Tiêu Chỉ.

Tiếp tục duy trì hình ảnh quả bóng ánh sáng dính trên bàn tay bạn. Khi bạn

quay bàn tay, quả bóng vẫn dính vào lòng bàn tay và dòng năng lượng chảy từ cùi chỏ

vẫn tiếp tục. Khi bạn khóa cổ tay ở tư thế hộ thủ bạn thả lỏng cánh tay và để cho trọng

lượng của cánh tay đè lên cùi chỏ, tại thời điểm này bạn đảo ngược lại hướng đi của dòng năng

lượng chảy từ quả bóng xuống cùi chỏ. Để làm được điều này, một lần nữa bạn tạo ra một vùng

chân không thả lỏng tại cùi chỏ. Cùng với việc bạn kéo tay hộ thủ vào, cùi chỏ trở nên nặng hơn bởi

dòng năng lượng chảy từ bàn tay qua các xương và đến chỗ cùi chỏ. Điều này giúp tạo ra hình ảnh

sức nặng của cùi chỏ đang kéo toàn bộ cánh tay vào trong cơ thể một cách nhẹ nhàng, chầm chậm

với một áp lực không đổi.

Tốc độ thực hiện động tác hộ thủ cũng giống như tốc độ trong động tác tán thủ. Hơi thở cũng thế:

thả lỏng và sâu lắng. Nguồn năng lượng đang

được dẫn từ quả bóng dính trên bàn tay được tăng thêm bởi việc dẫn nguồn năng

lượng vào cơ thể thông qua các ngón tay hộ thủ. Hình ảnh dẫn ánh sáng vào thông qua

các ngón tay có thể được sử dụng để chủ đích cho điều này. Cảm giác về quả bóng

thường sẽ thay đổi thành cảm giác bàn tay được bao bọc bởi năng lượng. Điều này

xảy ra bởi vì sự chủ định của bạn bây giờ là dẫn khí từ đến vùng cùi chỏ chứ không

phải là xây dựng quả bóng năng lượng. Bạn có thể chú ý đến cảm giác về khí xung

quanh tay hộ thủ, cả lòng bàn tay và lưng bàn tay. Sự chú ý của bạn sẽ nằm trên bàn

tay, dòng chảy của khí chạy theo tủy sống trong cánh tay, và tích tụ lại thành một hồ

chứa khí ở cùi chỏ, trong khi đó bạn tiếp tục duy trì, bám sâu bộ rễ năng lượng.

Bạn nên bắt đầu nhận thấy sự rung động của cơ thể. Cùng với việc bạn lập lại

chu kỳ này ba lần bạn sẽ chủ đích làm cho sự rung động này đi lên cột sống và lên

đầu, cũng như là đi xuống bàn tay và cánh tay. Khi bạn đã trở nên thành thạo trong

việc tập luyện, việc dẫn khí qua cánh tay đến cùi chỏ sẽ được tiếp tục dẫn từ cùi chỏ

đến Đan Điền và sau đó là đi xuống bộ rễ. Điều này nối kết tay phục thủ với bộ rễ

năng lượng. Một lần nữa, những điều này được thực hiện bởi việc sử dụng hình ảnh

có chủ đích: tạo một vùng chân không/ thả lỏng hút năng lượng bắt đầu từ cùi chỏ sau

đó đến Đan Điền và cuối cùng là quả đất.

d. Tay phục thủ (The Fook Sau)

Khi bàn tay đã được đưa về vị trí kết thúc của động tác hộ thủ, bạn bắt đầu

chuyển nó qua vị trí phục thủ. Sự chuyển tiếp này cũng được thực hiện với tốc độ như

tốc độ trong động tác tán thủ và hộ thủ. Khi bạn hạ thấp bàn tay đồng thời bạn cũng

chầm chậm hạ tấn xuống khoảng 1 inch. Hơn nữa điều này sẽ ép bộ rễ năng lượng

xuống và kết quả là một dòng khí dương mạnh hơn sẽ đi lên trên. Vị trí phục thủ là

phần xây dựng khí mạnh nhất trong bài tập. (Lower your root intention) và đảo ngược

sự tập trung chú ý để bạn chú ý nhiều hơn đến luồng dương khí dẫn năng lượng đi lên

từ rễ. Bạn nên chủ định dẫn năng lượng từ dưới đất lên nhịp nhàng theo từng cơn sóng qua cẳng

chân đến Đan Điền và lên phần phía trước của cơ thể theo đường kinh mạch (conception vessel

path) đến chấn thủy (solar plexus). Nếu bạn cảm thấy không thể dẫn năng lượng qua một vùng nào

đó của cơ thể thì hãy sử dụng bài tập hòa tan để làm thông năng lượng ở điểm đó và

tạo ra một vùng trống rỗng để hút năng lượng đi qua vùng này.

Khi bàn tay phục thủ gập lại hướng về phía ngực của bạn và những ngón tay cùng với nhau gắp

năng lượng đang được xây dựng ở chấn thủy và dẫn về bàn tay của bạn. Bây giờ bạn có một dòng

khí chạy từ bộ rễ lên đôi chân, qua Đan Điền, lên và ra khỏi chấn thủy, vào những ngón tay và bàn

tay của tay phục thủ và qua tủy sống xương cánh tay trước đi đến cùi chỏ. Cùng với việc bạn chầm

chậm đưa tay phục thủ ra phía trước hình dung một dòng chảy của khí (nghĩ về nó giống như nước

hoặc ánh sáng) chảy từ ngực vào bàn tay, làm đẩy bàn tay về phía trước, trong khi đó

sự tích tụ năng lượng tại cùi chỏ kéo cùi chỏ vào vị trí trung tâm. Hình ảnh quả bóng

ánh sáng dính vào bàn tay trong tư thế tán thủ và hộ thủ bây giờ trở thành một một

dòng chảy ánh sáng chảy từ ngực vào lòng bàn tay.

Cùng với việc cánh tay từ từ đi lên phía trước, vùng năng lượng tụ ở cùi chỏ

được dẫn theo xương cánh tay đi lên vai và cổ. Bạn nên bắt đầu điều này bằng cách

làm thông cánh cổng năng lượng ở xương vai và cổ. Mặc dù bạn sẽ thường cảm thấy

năng lượng bao quanh cánh tay và bàn tay, việc tập trung sự chủ đích của bạn để dẫn

nó đi vào bên trong xương là rất quan trọng. Kỹ thuật Tẩy Tủy Kinh đòi hỏi phải có

một năng lực hiện diện và chủ đích sâu sắc.

Thêm vào việc dẫn năng lượng từ bộ rễ đến chấn thủy (solar plexus) và cánh

tay phục thủ, bạn cũng đồng thời dẫn một nguồn năng lượng tương tự từ rễ lên hông.

Thực sự bạn cho nó tụ ở Đan Điền và sau đó chia ra làm hai phần, một phần đi lên

theo đường (conception vessel- mạch nhâm) đến chấn thủy và một phần đi theo một

hướng (governing vessel- mạch đốc) đi vào trung tâm của cột sống thông qua xương

cụt. Từ nó bạn dẫn khí qua xương cụt đi lên vào cột sống và từ từ gặp năng lượng từ

cùi chỏ đi lên tại cổ. Sau đó nó được đưa lên não và làm sạch bộ não.

Để thực hiện điều này hiệu quả, bạn cần phải sự dụng bài tập hòa tan để làm

thông cánh cổng năng lượng tại xương cụt và cho phép năng lượng xâm nhập vào từ

đó. Bạn có thể đi xa hơn khi dẫn khí đi dọc cột sống bằng cách tăng dần sự thả lỏng

và tạo ra những vùng chân không ứng với mỗi đốt sống từ xương cụt lên đến hộp sọ.

Giữ cảm giác được nâng lên ở đỉnh đầu trong suốt bài tập là một điều cần thiết. Việc

dẫn năng lượng đi từ đất lên nên được thực hiện bằng cách dẫn nó vào bàn chân và đi

qua tủy sống của xương ống chân. Khi nó đi đến xương chậu bạn dẫn nó đi dọc theo

tuyến sinh dục vào Đan Điền. Điều này sẽ làm cho nguồn năng lượng sinh dục có thể

tiếp thêm vào năng lượng từ bộ rễ và điền đầy Đan Điền và sau đó chảy ngược lên

ngực và được dẫn đến tay phục thủ của bạn. Một khi Đan Điền đã được điền đầy, sự

nối kết được tạo ra giữa bộ rễ năng lượng và tay phục thủ có thể được chia ra làm hai,

một nửa đi đến tay phục thủ và phần còn lại đi đến xương cụt và đi ngược lên cột

sống. Một sự co cơ nhẹ ở cơ hậu môn sẽ rất có ích để định hướng khí đi vào xương

cụt.

Sự rung động của cơ thể sẽ trở nên mạnh hơn sau tư thế phục thủ, đừng cố gắng

loại bỏ nó và gây nên tình trạng cơ bị giật mạnh. Hãy tập trung vào nó với phần bụng

và cho phép nó điền đến vùng ngực, cánh tay và đầu. Sự thả lỏng và đứng đúng tư thế

là chìa khóa để giữ nó trong tầm kiểm soát, dẫu cho nếu bạn trở nên mệt lả và không

đủ khả năng để thả lỏng một cách thích đáng, hoặc tập trung sự chủ đích đủ mạnh để

phân luồng nguồn năng lượng mà bạn đang tạo ra. Đó là lý do vì sao bạn không nên

cố gắng thử tập bài tập này trước khi bạn đã phát triển được một kỹ năng có chủ

định cần thiết. Khi bạn mới tập bài này nên tập khoảng 20-30 phút cho những lần đầu

tiên. Sau khi bạn đã quen thuộc với bài tập này bạn có thể tập trung tinh thần lâu hơn

và có thể tăng thời gian tập bằng cách làm chậm lại các động tác trong bài tập. Tuyệt

đối không được tăng số lượng động tác; điều này sẽ làm thay đổi tính chất động của

bài quyền. Luôn thực hiện chuỗi động tác ba lần ở mỗi tay, không hơn, không kém.

Một khi bạn đã hoàn thành động tác quay từ tư thế phục thủ chuyển qua tán

thủ, đạt quả bóng trong bàn tay một lần nữa và sau đó quay bàn tay đến tư thế hộ thủ

như trước. Trong lần lập lại thứ hai và thứ ba bạn muốn duy trì sự chú ý vào việc dẫn

năng lượng từ rễ hơn là chỉ tập trung bám nó xuống đất, và duy trì dòng năng lượng từ

rễ đi lên cột sống và đi vào đầu. Điều này bắt đầu từ động tác phục thủ đầu tiên và nên

được duy trì trong suốt ba lần lập lại. Sau khi hoàn thành động tác hộ thủ cuối cùng,

bạn có giảm sự tập trung một lúc khi mà bạn chuyển sang tốc độ bình thường để thực

hiện các động tác còn lại của bài tập. (side palm and thrusting palm and chamber the

left hand.)

Thực hiện quá trình tương tự với tay phải. Tuy nhiên, với tay tán thủ bên phải

bạn nên duy trì tập trung sự chú ý lên việc dẫn khí từ bộ rễ. Điều này sẽ làm tăng thêm

dòng dương khí đi lên từ bộ rễ năng lượng đến bàn tay khi bạn tập trung xây dựng quả

bóng trong lòng bàn tay. Bạn nên duy trì làn sóng chảy ngược từ bộ rễ lên một khi bạn

đã tạo ra nó, tập trung vào nó tại cánh tay, bàn tay và dẫn nó đi ngược cột sống. Khi

sự rung động tăng lên bạn có thể bắt đầu tập trung vào nó sâu vào trong bộ xương

bằng cách dẫn nó đi vào bên trong xương. Điều này cũng giúp làm dịu đi sự rung

động nếu nó trở nên quá mạnh.

Vào lúc thực hiện xong bài quyền bạn sẽ cảm thấy một sự bình yên, điềm lặng

một cách sâu sắc. Bạn cũng sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng; bộ não lúc này không

căng thẳng và thư giãn, tĩnh lặng một cách đáng ngạc nhiên. Có thể sẽ có một ít mệt

mỏi sau bài tập kéo dài và đòi hỏi sự tập trung với cường độ cao, nhưng cơ thể bạn sẽ

cảm thấy như được tiếp thêm sinh lực. Việc đứng tấn có thể sẽ làm cho đôi chân trở

nên mệt mỏi ở những lần tập đầu tiên, nhưng cùng với việc tập luyện thường xuyên cơ

thể bạn sẽ sớm thích nghi và vì thế nó không phải là tình trạng vĩnh viễn. Lúc đầu một

số người có thể sẽ bị đau cơ ở vai do việc giữ nguyên một vị trí quá lâu. Tình trạng

này cũng sẽ kết thúc khi bạn thích nghi tốt hơn. Một điều quan trọng là phải thả lỏng,

và cố gắng duy trì vị trí bởi có một lý do quan trọng về năng lượng cho tư thế và kỹ

thuật này, nhưng đừng làm điều đó bằng cách gồng mình, căng thẳng. Bạn có thể bị

mệt một chút xíu nhưng vẫn thả lỏng thì sẽ tốt hơn là giữ vị trí mà căng thẳng.

Tóm tắt những điểm cần sự tập trung:

Những điểm cần sự tập trung sau đây là được tích lũy, mỗi điểm đều được cộng

thêm vào điểm phía trước.

Tạo thế tấn: tập trung vào bám rễ với nguồn năng lượng âm (yin root)

Tán thủ: tập trung lên quả bóng năng lượng trong bàn tay, tụ khí tại cùi chỏ, sóng năng lượng

dương đi lên, khí chảy từ củi chỏ đến bàn tay, khí chảy từ rễ lên cùi chỏ.

Hộ thủ: chú ý tập trung lên dòng khí dương đi lên, khí chảy từ tay thông qua xương đến cùi chỏ, từ

cùi chỏ chảy ngược lên cột sống.

Phục thủ: tập trung vào làn sóng dương khí đi lên qua các xương vào Đan Điền, chia làm hai một

phần đi lên cột sống qua xương cụt, và đồng thời một phần đi lên phía trước cơ thể đến chấn thủy,

ra khỏi cơ thể đến tay phục thủ, đi theo xương đến cùi chỏ, đi lên cột sống và kết hợp với khí đi lên

từ cột sống và làm sạch bộ não.

Như bạn thấy là sẽ có rất nhiều thứ xảy ra đồng thời mà bạn phải tập trung sự hiện diện/chú ý và

sự có chủ đích của mình vào nó. Đó là lý do tại sao nói Tiểu Niệm Đầu là một bài tập

rất cao cao cấp và người tập luyện phải sẵn có những kỹ năng quan trọng về năng

lượng. Đó cũng là lý do tại sao Tiểu Niệm Đầu được xem như là một bài tập cao cấp

hơn là bài tập cho người mới bắt đầu. Nếu bạn đã từng nghe câu chuyện của võ sư

Diệp Vấn tập bài này trong cả giờ đồng hồ, thì bây giờ bạn sẽ hiểu hơn một chú là tại

sao ông ta lại tập lâu như vậy. Bạn cũng có thể thấy là bài tập này chứa đựng những

mặt sâu sắc của tất cả các bài tập trước cộng lại. Khi bạn đã thực hiện xong động tác

hộ thủ cuối cùng bạn nên thực hiện bài quyền ở một tốc độ bình thường với kỹ năng

phóng thích năng lượng trong mỗi động tác đã được học trong bài Tiêu Chỉ. Điều này

rất quan trọng; toàn bài là một bài tập về nội công và phần đi chậm chỉ là một phần

của bài tập đó. Bằng cách phóng thích năng lượng thừa của bài quyền bạn sẽ làm cân

bằng lại nguồn khí trong cơ thể và làm cân bằng lại cả hệ thống. Cho nên phần còn lại

của bài quyền là cần thiết và nên được thực hiện với một kỹ năng phóng thích năng

lượng động.

CHƯƠNG 5: HỌC CÁCH DI CHUYỂN VỚI KHÍ

Cũng quan trọng như bộ rễ năng lượng, khí chỉ có tác dụng chút ít nếu bạn

không có khả năng di chuyển với nó. Một bộ rễ động là rất cần thiết bởi chiến đấu là

môn nghệ thuật của sự di chuyển. Bước đi kế tiếp từ bộ rễ tĩnh tại là làm cho nó di

động. Tôi đã từng thấy một vị sư phụ Thái Cực Quyền chứng minh sức mạnh được thể

hiện như thế nào nếu bạn di chuyển với nguồn năng lượng của bạn. Ông ấy đã ngoài

80 tuổi, và đã từng luyện tập với những di chuyển chầm chậm của Thái Cực Quyền

trong phần lớn cuộc đời của cụ. Nhưng tôi không thể thấy được năng lượng giúp ông

cụ di chuyển thân thể già, mảnh khảnh của ông như thế nào cho đến khi ông ấy

chuyển động một cách mau lẹ. Như một phần của bài biểu diễn, ông cụ đi những bài

quyền truyền thống của Thái Cực Quyền và sau đó giúp xua tan đi bí mật rằng Thái

Cực Quyền chỉ thực hiện với những động tác chậm: ông ấy thực hiện một chuỗi động

tác rất nhanh, trông giống như việc chuyển tấn trong bài Tầm Kiều. Ông cụ di chuyển

hết mặt này đến mặt khác một cách nhanh chóng mà vẫn bảm đảm được một sự cân

bằng hoàn hảo. Tôi nhận thấy rằng rõ ràng đối với những người trẻ cũng không thể di

chuyển được như thế, vậy mà tại đây một vị sư phụ trông có vẻ yếu đuối đang thực

hiện điều này, ông ta đã làm điều đó như thế nào? Ông ta không phải sử dụng cơ thể

để di chuyển năng lượng của ông ta; ông cụ sử dụng khí để di chuyển cơ thể! Sự thực

là trong lúc tập luyện ở công viên vào mỗi buổi sáng khi tôi ở Trung Quốc, tôi thường

quan sát thấy Thái Cực Quyền thường được tập luyện với một tốc độ trung bình cho

đến nhanh. Tất nhiên các bài Thái Cực Quyền đi chậm theo kiểu truyền thống cũng

thường được tập luyện, nhưng nó không phải là hiếm để thấy những bài tập được thực

hiện nhanh.

Tôi đã từng trao đổi với rất nhiều vị sư phụ Thái Cực Quyền và phát hiện ra

rằng giữa tôi với họ có rất nhiều điểm chung. Tôi trở nên thân cận với một vị sư phụ

già dễ mến tên là Zhang Shuji, ông cụ có thể nói tiếng Anh một chút ít và rất thích nói

chuyện với tôi. Có vẻ như ông cụ muốn chỉ cho tôi thấy một võ sư thực sự giỏi là như

thế nào bởi ông cụ thường nói rằng ông đã sắp xếp cho tôi gặp vị sư phụ nổi tiếng này,

vị thầy nổi tiếng kia...

Với tôi, ông ấy như một món qùa từ thượng đế mang đến, tôi luôn đi cùng

ông cụ và ông thường nói với các vị sư phụ kia thử sức với tôi. Tôi nghĩ rằng ông cụ

muốn những người này sẽ khiến tôi nhận ra điều gì đó nhưng càng ngày ông cụ lại

càng bị ấn tượng bởi khả năng kung fu của tôi. Trong buổi gặp mặt cuối cùng ông ấy

dẫn tôi đến công viên Yue Tan nơi có một vị sư phụ rất được kính nể bởi kiến thức và

kinh nghiệm của ông. Tên ông ấy là Yang Da Hou, tôi phát hiện ra là ông ấy thật là

hóm hỉnh và chân thành, giống như hầu hết các vị sư phụ mà tôi đã từng gặp. Chúng

tôi bắt đầu thử sức với nguyên tắc là không được gây thương tích lẫn nhau, và tôi thật

sự bị ấn tượng bởi kỹ năng của ông ấy. Ông ấy năm nay 81 tuổi, vóc người nhỏ bé,

nặng khoảng 45 kg (100 lbs), nhưng ông cụ di chuyển với một bộ rễ vững chắc cực kỳ

khéo léo trong việc đối mặt và chống lại những nỗ lực của tôi nhằm làm mất thăng

bằng ông ấy. Tuy nhiên tôi cũng có thể chống lại được những nỗ của ông ấy nhằm

làm tôi mất thăng bằng và quăng tôi ra xa. Điều này thực sự gây ấn tượng cho những

người đứng xem cũng như là vị sư phụ này, người mà sau này nhận xét rằng: kỹ năng

của tôi quả rất tốt.

Sư phụ Baker và sư phụ Yang đang thử sửc

Cũng giống như nhiều nơi dạy võ khác, vị sư phụ khôn ngoan này có một

người đệ tử có một đặc điểm là: nghĩ mình biết nhiều hơn thực sự những gì anh ta có.

Anh ta muốn cố gắng làm mất thăng bằng tôi, nhưng rốt cuộc anh ta đã thất bại và đã

bị tôi quăng ra xa nhiều lần. Sau đó anh ta tuyên bố rằng đó chỉ là vì tôi bự con và

mạnh hơn anh ta về mặt thể chất. Anh ta mời tôi ở lại và đợi một vị sư phụ khác tới,

người mà anh ta tin rằng có thể dễ dàng quăng tôi ra xa. Một cách tự nhiên tôi đồng ý,

họ nói rằng vị sư phụ này là một người đàn ông bự con, có những kỹ năng tuyệt vời

và đã từng đánh bại rất nhiều người đến thách thức. Anh ấy luyện Thái Cực Quyền và

một hệ phái của Thiếu Lâm. Tôi rất háo hức chờ xem những gì anh ấy có.

Sau khoảng một giờ đồng hồ anh ta đã đến, mọi người rất háo hức kéo tôi

lại chỗ anh ấy và giới thiệu chúng tôi với nhau. Tên anh ấy là Lu Jian Guo, một người

rất bự con, và còn bự hơn tôi một chút mà tôi thì không phải là nhỏ. Anh ta khoảng 40

tuổi, trông rất khỏe và có con mắt của một võ sĩ từng trải. Tôi hăm hở để cảm nhận kỹ

năng của anh ấy. Khi họ nói rằng tôi tập Vĩnh Xuân, sư phụ Lu nhận xét rằng Vịnh

Xuân làm bị thương người khác. Tôi nhanh chóng xác nhận lại rằng tôi ở đây không

phải để làm bị thương bất kỳ ai và thế là chúng tôi đồng ý thử sức với mục đích không

làm bị thương lẫn nhau mà đơn giản là làm mất thăng bằng đối phương.

Một đám đông tụ tập lại, khoảng 30-50 người, nhằm xem vị sư phụ này sẽ quăng tôi

như thế nào. Chúng tôi bắt đầu với các động tác thôi thủ và nhanh chóng chuyển trực

tiếp sang nỗ lực làm mất thăng bằng lẫn nhau bằng cách kéo đẩy tự do. Anh ta có bám

rễ thật vững chãi và tôi thấy rằng sự trao đổi này thật thú vị. Chúng tôi tiến lui trong

nhiều phút mà không ai chiếm được lợi thế nào, sau đó khi anh ta đẩy mạnh vào người

tôi, tôi đã để nó trượt qua và có cơ hội để giựt mạnh khiến anh ra phải rời khỏi vị trí

tấn của mình và văng ra khoảng 3 mét (12 feet). Điều này làm đám đông bị ấn tượng.

Sư phụ Lu đã rất lịch thiệp và xác nhận rằng tôi đã bắt được anh ta và sau đó quay trở

lại với một sự hăng hái và nỗ lực để làm lại. Chúng tôi tiếp tục thêm khoảng 3-4 phút

mà không ai thực sự giành được lợi thế nào.

Ngay khi kết thúc sự trao đổi, sư phụ Lu tuyên bố với đám đông rằng tôi là

một trong những người có năng lực dữ dội về năng lượng. Đó là một lời khen rất hay

và đám đông bắt đầu khâm phục kỹ năng của tôi chứ không phải kích thước của tôi,

mặc dù tôi không phải là người Trung Quốc.

Tôi đã thực sự bị ấn tượng với kỹ năng của anh ấy và chúng tôi đã trở thành bạn tốt.

Mặc dù anh ấy và sư phụ Yang, cũng như hai vị sư phụ khác mà tôi đã cùng thử sức

sáng hôm đó cùng có một nhận xét là: tôi sẽ trở nên gần như là không thể đánh bại

nếu được tập luyện Thái Cực Quyền để tinh luyện thêm kỹ năng nội công của mình.

Tôi xem như đó là một lời khen đầy ý nghĩa cũng như tôi cực kỳ coi trọng môn võ

Thái Cực Quyền. Đựơc sự khuyến khích của các vị sư phụ học môn võ mà họ ưa thích

để phát triển khả năng là một lời khen cao quý đối với tôi. Và tôi thực sự tin rằng nếu

tôi có cơ hội được học dưới sự chỉ bảo của một trong những vị sư phụ này tôi sẽ có

những sự tiến bộ đáng kể.

Sư phụ Lu và sư phụ Baker Sư phụ Yang và sư phụ Baker

Năng lực di chuyển trong khi vẫn bám rễ là thứ được dạy trong bài Tầm

Kiều. Nó là một thứ có khả năng bám rễ, và nó là một mức độ khác của kỹ năng duy

trì bộ rễ khi di chuyển, và nó thậm chí là một cấp độ sâu hơn để di chuyển cơ thể từ

bộ rễ năng lượng! Vậy làm thế nào mà một người phát triển qua các cấp độ của kỹ

năng này?

Một sự thật cơ bản về bản chất của khí là di động- lưu chất. Trong trạng thái

tự nhiên nó sống động và luôn di chuyển. Sự thật là nó luôn di chuyển một cách tự

nhiên chính là chìa khóa để di chuyển với nó. Tuy nhiên khí cũng muốn được dẫn

hướng, được chỉ định sẽ đi đến đâu. Nếu nó không được sự dẫn hướng bởi sự có chủ

đích của cá nhân thì đơn giản nó sẽ di chuyển theo chu kỳ một cách tự nhiên với sự

lắng xuống liên tục. Trình độ đầu tiên của việc bám rễ năng lượng được hoàn thành

bởi việc thả lỏng và tĩnh lặng bộ não và cơ thể đủ để giải phóng khí và cho phép nó

lắng xuống dưới tác động của lực trọng trường. (Năng lượng bị tác động bởi trọng lực,

thực sự thì trọng lực là một tác động gây ra bởi dòng chảy khí của trái đất, và vấn đề

này sẽ được đề cập ở một cuốn sách khác). Sau đó bạn bắt đầu hướng sự chú ý xuống

đất và dẫn khí đi xuống đất, việc định hướng đi cho khí là rất cần thiết để lắng nó

xuống sâu hơn. Điều này được thực hiện thông qua việc tập luyện khả năng hiện diện

và có chủ định của bạn, hai phương diện tinh thần này mang lại cho bạn khả năng điều

khiển khí. Nếu chỉ ước hoặc suy nghĩ về việc di chuyển năng lượng đến chỗ này hay

chỗ khác sẽ không bao giờ đủ, bạn phải thực sự đặt được cảm giác thông qua việc có

chủ đích.

1. Bước di chuyển

Những kỹ năng này sau đó sẽ được sử dụng để tạo ra bộ rễ động. Nhưng

việc bạn sẽ làm là hiện diện hay “gửi những cảm giác về năng lượng của bạn” đến nơi

mà bạn muốn đến. Để làm được điều này bạn phải áp dụng rất nhiều nguyên tắc chủ

chốt. Nguyên tắc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là Thả Lỏng và tạo ra một cảm

giác về một vùng chân không, bạn không thể nào di chuyển năng lượng mà không có

sự thả lỏng. Thứ cảm giác về năng lượng mà bạn sẽ đặt hay chủ định là những cảm

giác thả lỏng trống rỗng. Và tâm di chuyển của cơ thể xuất phát từ Đan Điền; bạn sẽ

di chuyển từ vị trí này. Nếu bạn tiến về phía trước bạn sẽ bước đi như thể có ai đó cột

dây vào hông bạn và kéo bạn về phía trước. Nguyên tắc thứ ba là sử dụng động lực từ

sự bắn năng lượng và bật năng lượng xuống đôi chân.

Khi bạn được thả lỏng có thể cảm thấy sức nặng của năng lượng, tựa như nó

có khối lượng vậy. Cùng với việc bạn đẩy chân trước bước tới, hãy thả cho cảm giác

sức nặng của năng lượng này qua cẳng chân xuống bàn chân, giống như cảm giác một

quả bóng thật nặng bằng kim loại đang lăn trong một cái ống bịt kín và đập xuống đáy

một cái ầm. Nguồn khí của bạn được bắn từ Đan Điền qua cẳng chân và đập vào bàn

chân và cũng phát ra một tiếng uỵch. Tiếng uỵch này sẽ kéo bạn về phía trước với một

mức độ nào đó. Tại thời điểm quả bóng chạm bàn chân trước bạn cũng bắn một nguồn

năng lượng tựa như lò xo xuống chân sau để bắn bạn tới phía trước. Tất cả những điều

này diễn ra trong tích tắc, và mọi chuyện chỉ là đặt cảm giác (presencing feelings), thả

lỏng, và sự chủ đích từ Đan Điền. Cẳng chân và bàn chân phải được thả lỏng.

Bạn sẽ không phải nhấc bộ rễ của mình lên để làm được việc này. Sự thực là

bạn vẫn hiện diện cùng bộ rễ bằng cách đặt trọng tâm di chuyển tại Đan Điền và đặt

sự có chủ đích lên đôi chân cùng với việc di chuyển với một cảm giác về một khoảng

trống thả lỏng (relaxed void feeling). Chuyển động được bắt đầu bởi việc đẩy Đan

Điền tiến về phía mục tiêu trong khi đồng thời vẫn giữ việc bám rễ ở đôi chân. Cùng

với việc bạn tạo một vùng chân không cùng với Đan Điền bạn đã dẫn năng lượng đi

lên từ bộ rễ và tạo ra một năng lượng bật (spring energy) đặt ở chân sau. Việc dẫn

năng lượng từ bộ rễ này tạo cho bạn khả năng bắn nó từ Đan Điền và di chuyển với bộ

rễ nguyên vẹn.

Chú ý là khi bạn di chuyển bạn không nên di chuyển hai chân cùng một lúc.

Tốt hơn là bạn di chuyển chân trước sau đó đẩy từ chân sau để di chuyển. Chân trước

kéo chân sau như thể có một miếng cao su lớn bao bọc hai cẳng chân quanh đầu gối.

Điều này chính là cái thường được gọi là (abduction stance hay abduction stepping).

Thời gian bạn hướng sự có chủ đích của mình xuống bàn chân nên nhằm thực hiện

điều này. Vào thời điểm quả bóng chạm vào bàn chân dẫn hướng bạn sẽ vọt tới bằng

cách phóng nguồn năng lượng lò xo vào chân phía sau. Sự kết hợp năng lượng này sẽ

tạo ra một kết quả là bạn sẽ bước vọt lên phía trước. Lúc đầu bạn sẽ di chuyển bằng cả

cơ thể và năng lượng. Nhưng khi bạn đã trở nên thông thạo với điều này bạn sẽ dần

dần di chuyển cơ thể bạn bằng khí, như lão sư phụ Thái Cực Quyền đã làm.

2. Sự đổi hướng

Một điều sai lầm lớn mà nhiều người luyện tập Vĩnh Xuân thường mắc phải

là họ dành quá nhiều thời gian để tập luyện kỹ thuật tay nhưng lại dành ít thời gian

cho đôi chân. Luyện tập bộ pháp thì rất mệt nhưng nó rất cần thiết. Bạn chỉ có thể

thành thạo với bộ pháp chỉ bằng cách rèn luyện và rèn luyện những di chuyển này.

Bài Tầm Kiều có rất nhiều động tác lập đi lập lại trong đó. Đó là một gợi ý cho ta thấy

rằng những động tác này cần được rèn luyện nhiều. Sự thực là bài Tầm Kiều là một

chuỗi các bài để rèn luyện. Bạn có thể lấy một phần nhỏ của bài quyền và tập đi tập

lại như một sự rèn luyện. Và sự đổi hướng là chìa khóa cho sự rèn luyện này. Một số

người xoay bằng mũi chân, một số xoay bằng gót, số khác lại xoay xung quanh tâm

bàn chân. Vậy cách nào là đúng? Nhìn từ khía cạnh bộ rễ động tôi thấy rằng xoay

xung quanh tâm bàn chân sẽ tốt hơn.

Khi bạn xoay trên gót hay mũi sẽ có một xu hướng nhấc bộ rễ của bạn lên khi bạn xoay tấn, và làm

mất sức mạnh từ bộ rễ. Điều này liên quan đến nhiều lý do; một trong số đó là có một điểm năng

lượng nằm tại ngay bàn chân, nó là điểm kết nối với thận trong bản đồ kinh mạch- huyệt đạo. Nó là

cánh cổng dưới lòng bàn chân liên kết khí xuống bộ rễ. Khi bạn xoay trên mũi hoặc gót bàn chân

bạn thường nâng nó lên. Xoay xung quanh tâm bàn chân sẽ giữ nó bám vào bộ rễ. Bạn cũng có xu

hướng đặt sự cân bằng của mình lên gót hoặc mũi chân khi xoay trên gót hoặc mũi. Điều này cùng

làm bộ rễ yếu đi một cách đáng kể. Để xoay tốt bạn cần phải thành thạo trong việc điều khiển sự

cân bằng của mình. Giữ trọng tâm vững chãi và không thay đổi. Thăng bằng thực sự là một kỹ năng

về năng lượng.

Sự thăng bằng có thể mất đi hoặc duy trì bằng cách điều khiển khí. Điều này trở nên

rõ ràng với tôi khi mà tôi cố gắng làm mất thăng bằng vị sư phụ Thái Cực Quyền ở

Trung Quốc. Sự thăng bằng liên quan rất ít đến vấn đề thể chất, mọi việc thực sự cần

làm là các kỹ năng và sự điều khiển bên trong.

Khi bạn xoay xung quanh tâm bàn chân bạn cũng nên xoay lần lượt từng

chân một. Điều này sẽ giữ cho bộ rễ của bạn bám sâu khi xoay tấn. Những người xoay

tấn bằng gót hay mũi thường có xu hướng xoay hai chân cùng một lúc và sẽ làm yếu

đi bộ rễ của họ. Khi bạn xoay tấn chuyển khối lượng xuống bộ rễ chân sau và đặt sự

có chủ đích (chứ không phải khối lượng cơ thể) lên chân trước. Một lần nữa, điều này

yêu cần phải có thời gian và thời gian để tập luyện.

Cùng với việc bạn phát triển khả năng bám rễ trong khi di chuyển bạn sẽ

phát hiện ra rằng sức mạnh của bộ rễ năng lượng bắt đầu được thể hiện thông qua toàn

cơ thể. Tư thế của bạn trở nên thoải mái và cơ thể trở thành một khối. Cùng với việc

bạn thực hiện kỹ thuật với cánh tay, nó sẽ được cả cơ thể thực hiện một cách hài hòa.

Cho nên bộ rễ sẽ được cảm thấy thông qua các kỹ thuật tay. Đây là một kỹ năng về

năng lượng quan trọng được dạy trong bài Tầm Kiều. Hợp nhất cơ thể thành một khối

để mỗi động tác đều xuất phát từ bộ rễ và biểu hiện sức mạnh của bộ rễ.

3. Đòn đá trong Vĩnh Xuân

Cũng như các môn võ khác, Vĩnh Xuân cũng sử dụng kỹ thuật đá như một

phần quan trọng trong kho vũ khí của mình. Tuy nhiên có những điểm khác biệt lớn

giữa phương pháp đá trong Vĩnh Xuân và nhiều môn võ khác. Những khác biệt này

đặt kỹ thuật đá Vĩnh Xuân nằm một góc riêng, và làm chúng trở thành những công cụ

riêng biệt của môn phái này.

a. Hạt giống của cú đá

Người ta nói rằng Vĩnh Xuân chỉ có một kỹ thuật đấm và ba kỹ thuật đá.

Mặc dù nó không chính xác hoàn toàn nhưng nó dễ khiến người ta hiểu nhầm. Vĩnh

Xuân chủ yếu dựa vào cú đấm (sun punch), nhưng nó cũng có những kỹ thuật đấm

khác như đấm móc, đấm vòng được thấy trong bài quyền thứ hai và thứ ba. Quan

niệm rằng Vĩnh Xuân chỉ có ba cú đá cũng không đúng. Nó xuất phát từ sự hiểu biết

có giới hạn về ba nền tảng hay “hạt giống” cho kỹ thuật đá của môn võ. Ba cú đá này

KHÔNG phải chỉ là những cú đá được sử dụng trong Vĩnh Xuân mà hơn thế nó là

những cú đá cơ bản mà dựa trên nó tất cả các đòn đá khác của Vĩnh Xuân được xây

dựng. Ba cú đá hạt giống này là: đá thẳng, đá cạnh, đá vòng. Mỗi kỹ thuật đá này đều là các

kỹ thuật cơ bản của bất cứ môn võ nào có sử dụng đòn đá. Theo một nghĩa nào đó thì nó

không phải là duy nhất. Tuy nhiên, Vĩnh Xuân sử dụng một sự sắp xếp cơ thể riêng biệt kết

hợp với những chuyển động của những cú đá này để tạo nên rất nhiều kỹ thuật đã tiềm tàng

khác.

Cú đá trước căn bản (basic front kick) đòi hỏi bạn phải đối mặt với đối thủ,

nâng cẳng chân lên ngang đầu gối và đẩy mạnh bàn chân về phía trước. Và không có

gì đặc biệt về điều này cả. Bây giờ chúng ta nói về cú đá vòng (round kick). Cú đá

vòng có thể tung ra từ bất cứ sự sắp xếp vị trí nào giữa bạn và đối thủ. Bạn có thể đối

mặt với anh ta, đứng ngang với anh ta hay thậm chí đứng quay lưng về phía anh ta

bạn vẫn có thể tung ra một cú đá vòng hiệu quả. Phụ thuộc vào phần nào của bàn chân

bạn dùng để tấn công với cú đá vòng mà trông có vẻ như mỗi lẫn bạn thực hiện một

kỹ thuật khác nhau.

Một cú đá xoay gót (spining heal) là một cú đá vòng, đường tấn công của nó

là một đường cong chứ không phải là một đường thẳng như cú đá trước. Một cú đá

lưỡi liềm (crescent kick) cũng là một cú đá vòng, sự thực thì một cú đá chỉ có thể hoặc

có đường tấn công thẳng hoặc có đường tấn công vòng. Trong Vĩnh Xuân mọi cú đá

có đường đi đến mục tiêu cong đều được xem như là cú đá vòng. Bây giờ nếu bạn kết

hợp nguyên tắc đường đi vòng cung của cú đá vòng với một cú đá trước đơn giản

chúng ta sẽ phát hiện ra một điều thú vị, và ở một mức độ nào đó thì đây là kỹ thuật

đá có một không hai.

Một ví dụ về điều này là cú đá (“facade” kick) thường được thấy trong phần

kết thúc của bài Tầm Kiều. Nó là một cú đá trước đi đường vòng cung ở bên ngoài

trong khi xoay người để đối mặt về phía mục tiêu. Bạn đá với cú đá cạnh trong bàn

chân bằng một chuyển động tống thẳng về trước, nhưng đường tấn công của cú đá thì

chính xác lại là một đường cong. Cũng như thế bằng cách kết hợp ba hạt giống cú đá

này Vĩnh Xuân có thể tạo ra nhiều kỹ thuật đá khác.

b. Nguyên tắc của đòn đá

Trong khi kết hợp ba hạt giống cú đá Vĩnh Xuân dựa trên những nguyên tắc về sự xắp

xếp cơ thể, về chuyển động và khu vực tấn công được sử dụng bởi ba hạt giống và tái

kết hợp chúng lại với nhau để tạo ra nhiều kĩ thuật đá đa dạng. Nên nhớ rằng Vĩnh

Xuân là một hệ thống võ thuật dựa trên các nguyên tắc/khẩu quyết, chứ không phải

một hệ thống kỹ thuật. Cho nên, chúng ta có thể có vô số kỹ thuật có thể sử dụng miễn

là ta tuân thủ những nguyên tắc đúng của cú đá. Những nguyên tắc này đại diện cho

ba hạt giống của cú đá và chúng bao gồm việc nâng, đẩy mạnh, giậm mạnh, sự bỏ

qua, xoay, giựt mạnh và sự ép. Nó cũng bao gồm nguyên tắc đường thẳng và đường

cong trong chuyển động. Nguyên tắc xắp xếp cơ thể đối mặt, ngang với đối thủ hay

xoay mặt hoặc lưng về phía đối thủ cũng được đề cập đến.

Bộ phận dùng để tấn công của cạnh bàn chân, gót và phần mu bàn chân thì

đã được minh họa rõ ràng. Nhưng những hạt giống cũng bao gồm các ngón chân, lòng

bàn chân, phía sau gót chân, ống quyển và đầu gối. Vùng nào trong những bộ phận

này được sủ dụng tùy thuộc vào sự sắp xếp của bạn với mục tiêu và nguyên tắc

chuyển động được sử dụng để đưa chân bạn đến mục tiêu. Những nguyên tắc/khẩu

quyết chung khác của Vĩnh Xuân cũng được ứng dụng vào cú đá. Nguyên tắc tiết

kiệm trong chuyển động hay vũ khí gần nhất đi đến mục tiêu gần nhất thường được sử

dụng để minh họa cho việc xài đòn đá. Nguyên tắc tấn công liên tục cũng thể hiện

Vĩnh Xuân có những đòn đá liên hoàn thay vì chỉ một hay hai cú.

c. Sức mạnh của cú đá mềm/cú đá nó nội công

Nguyên tắc bám dính và sử dụng chuyển động/niêm chân nhằm mục đích

giúp võ sinh Vĩnh Xuân xác định hạt giống nào sẽ đáp ứng tốt nhất với tình trạng hiện

tại. Để có thể sử dụng các đặc tính kỹ năng của niêm chân bạn phải học cách đá trong

trạng thái đôi chân phải được thả lỏng. Thả lỏng là nguyên tắc không thể tách rời

trong kỹ năng cảm nhận và đi theo khi niêm. Đây là điểm khác biệt giữa Vĩnh Xuân

và các môn võ khác- đa phần sử dụng sức mạnh và sự căng cơ để tạo ra một sức

mạnh. Trong Vĩnh Xuân, bạn phải giữ trạng thái mềm và thả lỏng trong khi tung cú đá

nhằm tạo cảm nhận và đi theo dòng chảy một cách hiệu quả. Cú đá Vĩnh Xuân phóng

thích một sức mạnh mềm thông qua đôi chân chứ không phải là đá với sức mạnh cơ

bắp.

Sức mạnh của cú đá trong Vĩnh Xuân đến từ việc phóng thích khí đúng cách thông qua tứ chi, cũng

giống như sức mạnh của một cú đánh bằng tay phóng thích năng lượng thông qua bàn tay và làm

cho đối thủ bị tổn thương ở bên trong. Và sẽ là không phù hợp nếu Vĩnh Xuân nhấn mạnh đến

việc chuyển động lỏng, mềm với cú đánh bằng đôi tay nhưng lại sử dụng việc gồng cứng với đôi

chân. Điều này thật là vô lý và cũng sẽ không hiệu quả. Như một môn nội công, toàn bộ các kỹ thuật

trong Vĩnh Xuân đều mềm mại và bao hàm yếu tố năng lượng. Và tất nhiên bao gồm

cả kỹ thuật đá.

Khi luyện tập đúng cú đá nhanh, mềm của Vĩnh Xuân sẽ có sức mạnh

khủng khiếp. Người võ sinh phải học cách thả lỏng và phóng thích năng lượng thông

qua đôi chân, như cách mà anh ta đã làm với đôi tay. Tuy nhiên với đôi chân thì đòi

hỏi  niêm chân phải đạt được trình độ thả lỏng cao hơn, vì vậy với một số người họ cảm thấy dễ

dàng hơn với cú đá theo phương pháp gồng cứng. Đó là một sai lầm nghiêm trọng và

kết quả là nó không chỉ làm tổn hại đến đôi chân người ra đòn mà còn làm cô lập anh

ta với một nguồn năng lượng quan trọng tạo nên sự bền vững và sức mạnh cho phần

còn lại của môn võ này. Một võ sinh Vĩnh Xuân thực hiện một cú đá gồng cứng thì

anh ta đã dừng việc thể hiện Vĩnh Xuân khi anh ta đá. Anh ta đã sử dụng hai hệ thống

tạo sức mạnh và tấn công hoàn toàn khác biệt, nên anh ta chỉ có thể sử dụng hiệu quả

một trong hai thứ này.

Để phóng thích năng lượng thông qua cú đá bạn sử dụng cảm giác có chủ

đích tương tự như khi bạn di chuyển. Quăng quả bóng năng lượng qua cẳng chân và

xuống bàn chân khi bạn đá. Tăng cường sự có chủ đích của bạn một cách mạnh mẽ

thông qua mục tiêu. Và đây là một minh chứng cho sức mạnh của cú đá trong Vĩnh

Xuân: một lần khi tôi đang dạy tại một võ đường về cú đá xoay gót (circular heal

kick) tấn công vào thận của đối thủ. Tim, một trong những người học trò xuất sắc của

tôi, đang tò mò để xem tôi cố thể tạo ra được một sức mạnh nào với một cú đá trông

có vẻ mong manh, yếu ớt như vậy. Tôi bảo Tim cầm một miếng đỡ tập đá dày ngang

qua quả thận bên trái của anh ta. Và tôi đứng đối mặt với anh để tôi không làm tổn hại

đến quả thận của anh ta. Tôi chuyển vị trí thực hiện cú đá tấn công từ vị trí bên hông

và sau đó xoay cẳng chân trái một vòng rồi đánh vào miếng đệm bằng phần dưới của

gót chân. Tôi thực sự không hề cố gắng đá mạnh vào anh ta, sự thật là tôi cũng không

mong chờ một tác động gì lớn bởi nó không phải là một cú đá có sức mạnh đặc biệt và anh ta có

một miếng đệm lớn quá. Ý định của tôi là chỉ gây nên một tiếng bốp lên miếng đệm, tuy nhiên năng

lượng sinh ra từ cú đá xuyên qua miếng đệm và khiến Tim gục xuống như một hòn đá. Anh ta bị

đau đớn trong nhiều phút tiếp theo và ôm vùng thận của anh ta. Tôi đã giúp anh ta phục hồi; tuy

nhiên, anh ấy không bao giờ yêu cầu tôi biểu diễn cú đá đó với anh ta một lần nào nữa.

d. Mục tiêu của cú đá

Vĩnh Xuân sử dụng nguyên tắc của chuyển động một cách tiết kiệm nhất.

Với cú đá, sự ứng dụng của những nguyên tắc này chỉ cho người võ sinh tấn công

những mục tiêu phía dưới bằng cú đá trong khi sử dụng đôi tay để tấn công những

mục tiêu cao hơn. Để sử dụng nó ta đơn giản sẽ tấn công những mục tiêu được mở ra

với vũ khí gần đó nhất. Và thật là hiếm khi mà đầu của đối thủ lại gần chân hơn tay

bạn, chỉ trừ khi anh ta đã gục xuống đất. Để nhấc bàn chân từ dưới đất lên khoảng

1,7m (6 feet) đến đầu đấu thủ thì thật là vô lý trong khi tay bạn thì chỉ cần di chuyển

2-3 feet để đến đó. Và thật không thể hiểu nổi khi nhiều môn võ phải cúi người xuống

đấm vào bàn chân đối thủ trong khi đơn giản chỉ cần dậm mạnh vào chân đối thủ bằng

gót. Cũng tương tự như thế khi đánh vào đầu anh ta bằng tay thay vì bằng chân. Vĩnh

Xuân hiếm khi đá vào những phần nằm trên khoang bụng. Hầu hết những môn võ

phát triển những cú đá cao đều dựa trên một hệ thống luật thi đấu là cấm đá vào các

bộ phận ở phía dưới thắt lưng. Luật này sẽ là cho cú đá cao trở nên an toàn hơn, cho

đến khi bạn vào một cuộc chiến thực sự- nơi mà không có bất cứ luật lệ nào!

Bộ phận dễ bị tổn thương nhất khi bạn tung cú đá cao là chân trụ. Nó được

mở rộng và không thể di chuyển trong khi chân kia đang tung cú đá, và đầu gối là một

khớp nối thường dễ dàng bị tổn thương trong cơ thể. Một cú đá ngắn bất ngờ vào bộ

phận này sẽ kết thúc trận đấu ngay lập tức. Điều này được minh họa bởi trong một

hoàn cảnh khác mà bạn tôi, Mark đã gặp. Chỉ sau 6 tháng tập luyện một mình, một

tình huống xảy ra giữa anh và một người hướng dẫn một môn võ chỉ sử dụng các kỹ

thuật đá. Với tính cách của mình anh ta bắt đầu làm mất lòng quý ông này bằng cách

nói rằng nên học một môn kungfu thực sự thay vì học một phần như môn võ mà quý

ông này đang dạy. Và không có điều gì xảy ra cho đến nhiều tuần sau, khi mà vị sư

phụ này gọi cho Mark và nói rằng ông ấy xem lời nói của Mart là một lời tuyên bố

không tôn trọng ông. Vị sư phụ này đứng đầu nhiều trung tâm võ thuật khắp

California, Arizona Washington và một số bang ở miền Tây khác. Ông ấy thông báo

cho Mark rằng ông sẽ đến chỗ Mark trong tuần sau và sẽ gặp và dạy cho anh ta một

bài học về sự lễ độ. Với trường hợp như thế này Mark chẳng bao giờ lùi bước và anh

đã đồng ý buổi gặp mặt.

Họ đã gặp nhau ở sân tập YMCA, Mark đến một mình, mặc một chiếc áo

thun và quần tập kung fu, vị võ sư này thì trong bộ đồ võ phục màu trắng, đeo đai đen

với những vạch đỏ. Người đàn ông này đã ngoài 40 và đã luyện tập võ thuật suốt quá

trình sống của ông. Mark thì gần 30 và đã luyện tập Vĩnh Xuân cơ bản được 6 tháng.

Ngoài ra vị võ sư này còn mang theo hai người đệ tử đai đen của mình để chứng kiến

ông ta sẽ dạy cho Mark một bài học như thế nào.

Không có nhiều sự đối thoại giữa họ. Mark bước vào trong khi vị võ sư

đang khởi động để chuẩn bị cho trận đấu. Ông ấy hỏi Mark đã sẵn sàng chưa và rồi họ

bắt đầu. Vị võ sư bắt đầu với một chuỗi các cú đá xoay và Mark đã né được. Sau đó

ông ta sửa soạn tung một cú đá vòng bằng chân sau vào đầu Mark. Mark chụp lấy

chân ông ta như một động tác (lao sau) trong Vĩnh Xuân được thực hiện trong bài

Tiểu Niệm Đầu và sau đó anh ta dậm mạnh vào đầu gối chân trụ của vị võ sư kia.

Cùng với việc đầu gối bị bẻ cong là một âm thanh kinh khủng và vị võ sư đã bị shock

khi mà cả hai cùng ngã trên mặt đất và Mark thì nằm trên. Mark té lên cùi chỏ của ông

ta và đã bị bầm tím xương sườn, đó là viết thương duy nhất của anh ta, và anh ta bắt

đầu một chuỗi cú đấm vào mặt vị võ sư cho đến khi ông ta bất tỉnh và hai đệ tử đai

đen của ông ấy phải kéo Mark ra và tuyên bố thế là quá đủ.

Mark đã chiến thắng một vị võ sư với trên 40 năm kinh nghiệm chỉ với 6

tháng luyện tập kỹ thuật và nguyên tắc Vĩnh Xuân! Trước khi bỏ đi Mark đã xé miếng

logo của vị võ sư và giữ nó như một vật kỷ niệm. Bây giờ anh ta có hẳn một khung

gắn một miếng vải bị dính máu với một câu tuyên bố khó hiểu về đối mặt với sự sợ

hãi.

Vĩnh Xuân thực hiện cả việc tấn công và phòng thủ cánh cổng phía dưới của

cơ thể với đôi chân. Chúng ta đứng trên chân sau và thả nổi chân trước để thực hiện

việc tấn công và phòng thủ phần dưới cơ thể dễ dàng như đôi tay tấn công và phòng

thủ đối với cánh cổng phía trên.

Bằng việc việc ứng dụng khéo léo nguyên tắc bám dính (niêm) được học

với sự tập luyện niêm chân, người võ sinh có thể nương theo và đánh bại việc tấn

công bằng đòn đá của đối thủ. Có rất nhiều mục tiêu hữu hiệu có thể đánh vào trên đôi

chân, và bởi vì nhiều người khi chiến đấu đặt trọng tâm của họ lên chân trước nên

không thể di chuyển để bảo vệ những mục tiêu đang mở này. Vĩnh Xuân sử dụng một

chân trụ cho nên chân trước được tự do để tấn công và phòng thủ với một tốc độ có

thể so sánh được với đôi tay.

Nhiều người có thể cảm thấy rằng việc sử dụng vũ khí gần nhất để tấn công

thì có vẻ tốt với việc tiết kiệm chuyển động nhưng sẽ phải hi sinh sức công phá lớn

mà cú đá có thể tạo ra. Lời nhận xét này thực sự đúng đối với cú đá sử dụng sự căng

cơ, khối lượng và sức mạnh cơ bắp để tạo ra sức mạnh cho cú đá. Nhưng như chúng ta

đã nói: Vĩnh Xuân không tạo ra sức mạnh bằng cách này. Sức mạnh được phát ra từ

một khoảng cách ngắn trong Vĩnh Xuân đã được thể hiện qua cú đấm một inch. Và

một sức mạnh sinh ra trong một khoảng cách ngắn với sức phá hủy tương tự cũng

được tạo ra với cú đá của Vĩnh Xuân. Chúng ta không hi sinh sức mạnh để đổi lấy tốc

độ và sự tiết kiệm.

Việc phòng thủ cánh cổng phía dưới cũng sử dụng những nguyên tắc của ba

hạt giống cú đá. Tư thế chuẩn bị ra đòn cho cú đá trước và cú đá bên hông là các tư

thế cơ bản cho kỹ thuật phòng thủ bằng chân. Các kỹ năng khóa, gạt với chân dẫn

hướng sẽ được học với việc tập luyện niêm chân. Bằng cách giữ đầu gối hoặc là bàn

chân nằng trên đường trung tâm của cơ thể, người võ sinh sẽ học cách điều khiển chân

tấn công của của đối thủ và có thể phá hủy nó với chuỗi kỹ thuật đá liên hoàn.

e. Thực hiện cú đá như một bước di chuyển

Một điểm đáng chú ý cuối cùng tạo sự khác biệt giữa cú đá của Vĩnh Xuân

và các môn phái khác là Vĩnh Xuân sử dụng đòn đá như một bước di chuyển. Điều

này được thể hiện rõ trong bài Tầm Kiều và bài Mộc Nhân Pháp. Trong Vĩnh Xuân

bạn không đá rồi co chân về mà bạn đá rồi bước xuống và tiến về phía trước. Cú đá là

một phần của bước di chuyển. Chúng ta hiếm khi mà chỉ đứng một chỗ và tung cú đá.

Người tập Vĩnh Xuân thường thích tiến sát vào đối thủ, và với cú đá điều này có nghĩa

là tiến tới với mỗi cú đá. Để làm điều này bàn chân sẽ được đặt xuống đất tại nơi mà

nó tấn công vào mục tiêu. Nó sẽ không co về và đặt lại nơi nó xuất phát. Trong kỹ

thuật đá cao cấp, một người có thể tiến tới với cú đá mà bàn chân tấn công không cần

đặt xuống mặt đất, cho nên anh ta có thể thực hiện chuỗi cú đá liên hoàn trong khi vẫn

tiến tới. Điều này trông có vẻ như bạn đang nhảy trên một chân trong khi chân còn lại

thì tấn công đối thủ, tuy nhiên bạn thực sự không phải đang nhảy nếu bạn duy trì được

bộ rễ năng lượng đủ mạnh. Kỹ năng này đòi hỏi phải có một sự hiện diện mạnh mẽ và

sử dụng năng lượng trong cả chân trụ và chân tấn công.

Kỹ năng đá trong Vĩnh Xuân thường không được đánh giá đúng mức và

được sử dụng không hết khả năng của nó. Hầu hết võ sinh dành nhiều thời gian và

công sức để phát triển khả năng linh giác với đôi tay nhưng đến khi họ đá thì những

khả năng này lại không sử dụng được. Sự thật là kỹ năng đá trong Vĩnh Xuân cũng

rắc rối và phức tạp không kém gì kỹ năng sử dụng đôi tay. Sư phụ Diệp Vấn từng nói

rằng nếu bạn phải chiến đấu với một người thành thạo Vĩnh Xuân, bạn phải sử dụng

đôi chân của mình để đánh anh ta. Nếu một người võ sinh bỏ thời gian và nỗ lực để

tập luyện đôi chân cũng giống như họ đã làm đối với đôi tay thì anh ta có thể sẽ được

biết đến với kỹ năng phá hủy bằng đôi chân của mình! Nhưng sự thật là đôi chân trở

nên mệt mỏi rất nhanh bởi sức nặng của nó và rất khó để làm việc với chúng, và ta

cũng chưa học được cách để cảm nhận nó như cách mà ta đã làm với đôi tay. Bởi vì

những lý do đó mà hầu hết võ sinh không dành đủ thời gian cần thiết để thực sự phát

triển kỹ năng đá của Vĩnh Xuân

4. Những sự biểu lộ năng lượng khác nhau của ba bài quyền

Mỗi bài quyền trong Vĩnh Xuân đều có một ý nghĩa quan trọng riêng về

năng lượng. Tiểu Niệm Đầu dạy ta một quá trình xây dựng khí cao cấp. Nó chứa đựng

bài tập nội công cao cấp cho việc xây dựng và tập trung nguồn năng lượng khí. Tầm

Kiều chứa đựng một chuỗi các động tác đã được xắp xếp để tạo nên một sự diễn đạt thống nhất.

Những chuỗi động tác này được rèn luyện nhằm mục đích tạo nên sự bộc lộ đồng thời các kỹ thuật.

Với sự kết hợp các chuyển động này năng lượng sẽ được bộc lộ thông qua việc đặt năng

lượng cùng tay hay chân thực hiện. Đặt năng lượng là hình thức bộc lộ nội công trong bài Tầm

Kiều.

Một người bình thường cũng có thể nhận ra rằng bài Tầm Kiều chứa khá nhiều động tác phức tạp

so với bài Tiểu Niệm Đầu. Bộ chân là một khía cạnh quan trọng của bài quyền thứ hai. Các động

tác xoay tấn, bước tới cần phải được thực hiện cùng với các kỹ thuật tay để tạo nên một chuyển

động tổng hợp và làm thành một sự bộc lộ duy nhất. Ngoài việc kết hợp chuyển động giữa các động

tác ta còn học cách đặt sự có chủ đích, và bằng cách đó là khí, với những kỹ thuật tại những

thời điểm cần thiết. Năng lượng sẽ không chảy từ bộ rễ vào cánh tay hay chân để bộc

lộ cùng với những kỹ thuật này nếu tồn tại sự căng cứng, gồng cơ.

Một đặc điểm nhận biết có thể qua sát được nếu đặt năng lượng đúng là một sự rung như cao su

xảy ra tại tay hoặc chân tại thời điểm mà năng lượng được đặt vào. Cánh tay hay cẳng chân cần

phải được thả lỏng để cho phép sự rung động này xảy ra. Sự có chủ đích về việc đặt năng lượng

này một lần nữa có thể được tập luyện bằng cách sử dụng hình ảnh và sự tưởng tượng. Ví dụ như

kỹ thuật bàng thủ (bong sau) là một đặc điểm nổi tiếng của bài Tầm Kiều. Để thể hiện nó đúng cách

nó phải được đặt chính xác vào vị trí đường trung tâm được dạy trong bài Tiểu Niệm Đầu. Đồng thời

nó cũng phải được thực hiện xong vào thời điểm việc xoay người hay bước tới kết thúc, vậy thời gian

thực hiện động tác bàng thủ phải xảy ra đồng thời với việc xoay người hay bước tới.

Đây là thời điểm mà bạn đặt năng lượng của mình cùng với cánh tay trước của kỹ

thuật bàng thủ. Hình ảnh được sử dụng là bạn có một cánh tay rỗng ở bên trong và khi

kỹ thuật bàng thủ được thực hiện thì một quả bóng nặng bằng năng lượng bắn từ vai

và hạ cánh đến chính giữa cánh tay trước một các bịch. Và sự va chạm này tạo nên

một sự rung động đàn hồi mà nó là sự biểu hiện của việc đặt năng lượng. Những hình

ảnh tương tự cũng có thể sử dụng trong mỗi kỹ thuật khác nhau của bài quyền.

Trong ba bài quyền của Vĩnh Xuân thì bài Tầm Kiều là bài dễ và đơn giản

nhất để có thể tập luyện tốt. Nhiều người cho rằng bài Tiểu Niệm Đầu rõ ràng còn đơn

giản hơn, về khía cạnh hình thức thì tôi đồng ý với họ. Nhưng bài Tiểu Niệm Đầu

thực sự rất khó để thực hiện và bộc lộ năng lượng với những kỹ năng cao cấp bởi đơn

giản vì cấu trúc của nó quá đơn giản. Nó đòi hỏi những người rất thành thạo trong

việc biểu hiện kỹ năng đặt năng lượng trong bài Tầm Kiều và kỹ năng phóng thích

năng lượng trong bài Tiêu Chỉ mới có thể thực hiện tốt bài Tiểu Niệm Đầu. Một lý do

là bạn phải học cách dẫn năng lượng từ bộ rễ để đặt và phóng thích năng lượng qua kỹ

thuật tay đang được thực hiện mà không hề có thêm chuyển động nào từ cơ thể. Đây

là một kỹ thuật cao cấp. Cho nên Tiểu Niệm Đầu trở thành một bài khó nhất để thực

hiện. Dù sao thì bài Tầm Kiều cũng tạo cho bạn rất nhiều công việc để thực hiện với

việc đặt năng lượng và một ít với việc phóng thích năng lượng.

Mặc dù việc phóng thích năng lượng là một sự bộc lộ nội công trong bài

Tiêu Chỉ, một khi bạn đã thành thạo kỹ thuật này bạn nên thực hiện nó trong cả ba bài

quyền. Tầm Kiều là bài dễ nhất để thực hiện. Nó còn dễ hơn bài Tiêu Chỉ bởi cấu trúc

của bải Tầm Kiều chỉ là sự kết hợp của các kỹ thuật đơn giản. Trong khi cấu trúc bài

Tiêu Chỉ thì lại là sự kết hợp của các kỹ thuật khó và phức tạp. Cho nên bài dễ nhất là

bài Tầm Kiều, kế đến là bài Tiêu Chỉ và khó nhất là bài Tiểu Niệm Đầu bởi thế tấn và

vị trí cơ thể tĩnh tại của nó.

CHƯƠNG 6: SỬ DỤNG KHÍ NHƯ MỘT THỨ VŨ KHÍ

Sư phụ Baker cầm cây côn trong một tư thế khó

Việc tập luyện nội công giúp cho cơ thể và bộ não trở thành một khối thống

nhất. Kỹ năng bám rễ là nền tảng cho tất cả các kỹ năng khác về nội công. Cùng với

việc phát triển kỹ năng bám rễ của người võ sinh, anh ta sẽ bắt đầu học cách phóng

thích năng lượng thông qua đôi tay của mình. Việc tập luyện với một cái túi treo trên

tường là một phần cần thiết để phát triển kỹ năng này. (xem hinh tr 52) Cái túi trên

tường nên được sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài nhằm làm sâu thêm

khả năng phóng thích năng lượng. Việc tập luyện cú đấm lên chiếc túi này phải được

thực hiện một cách đúng đắn, với một thế tấn chuẩn và không được gồng cứng. Nếu

người võ sinh cố gắng đánh thật mạnh vào cái túi anh ta sẽ đạt được rất ít lợi ích từ

việc tập này. Anh ta cần thả lỏng để cho phép năng lượng chảy từ nắm đấm của anh ta

đi vô tường.

Nên nhớ rằng Vĩnh Xuân ban đầu được phát triển và tập luyện bởi hai người

phụ nữ: Ngũ Mai và Nghiêm Vịnh Xuân. Bạn nghĩ họ có thể đánh bại những người

đàn ông to lớn, mạnh mẽ và cũng có những kỹ năng về kung fu bằng cách học đánh

với sức mạnh cơ bắp không? Ý tưởng này rõ ràng là rất vô lý, họ không thể nào so

sánh về sức mạnh cơ bắp với những người đàn ông được. Và họ đã không đánh với cơ

thể nhỏ bé của họ. Ngũ Mai và người học trò của bà đã học cách đánh với khí, với

năng lượng. Họ đã có thể đánh bại sức mạnh cơ bắp thông qua việc phát triển sâu sắc

kỹ năng sử dụng năng lượng. Đó là cách mà Vĩnh Xuân lúc ban đầu được dạy và tập

luyện. Khi đang tập luyện hãy luôn hỏi bản thân mình rằng: “Liệu một người phụ nữ

có thể sử dụng những kỹ năng hay kỹ thuật theo cách mà tôi đang sử dụng để đánh bại

một gã cao lớn không?” Nếu bạn trả lời không thì đó không chính xác là Vĩnh Xuân.

Việc rèn luyện cú đấm đúng cách qua nhiều tháng sẽ mang đến sức mạnh phá

hủy sinh ra từ một khoảng cách ngắn được tìm thấy trong cú đấm một inch. Tương tự

việc tập luyện cú đánh bằng lòng bàn tay và cú đá cũng tạo ra một sức mạnh rất lớn.

Việc phóng thích năng lượng từ cánh tay có thể được tăng cường rất nhiều bằng

cách học phóng thích năng lượng bằng cả cơ thể. Fa-Jing là một cụm từ chính xác để

nói đến việc bùng nổ năng lượng này. Một khi người võ sinh đã phát triển một bộ rễ

năng lượng đủ sâu và học cách phóng thích năng lượng thông qua tứ chi, sau đó anh ta

sẽ được học Fa-Jing. Fa-Jing được biểu lộ bởi một sự rung đặc trưng của cơ thể khi cú

đánh được thực hiện. Sự rung khác lạ này là một đặc tính của khí khi được phóng

thích thông qua cú đánh. Sự rung này tập trung ở vùng eo chứ không phải vùng hông.

Một dạng tự nhiên của Fa-Jing xảy ra khi chúng ta có một cú hắt xì hơi lớn! Thường

thì cả cơ thể rung lên khi chúng ta hắt xì. Trong một khoảnh khắc cả cơ thể hoàn toàn

bị mất khả năng kiểm soát. Đây là một đặc tính của một cú Fa-Jing tốt. Điều này có

thể được chứng minh bằng cách đánh bằng gan bàn tay (hand pad). Một cú đánh chỉ

sử dụng năng lượng của cánh tay cũng có thể rất ấn tượng, nhưng nếu được thêm vào

với Fa-Jing thì sức mạnh đó qua cả những giới hạn thông thường. (xem phần lắng

đọng gan bàn tay).

Một cú đánh sử dụng Fa-Jing có một sức mạnh đáng kinh ngạc. Nó là một cú ra

đòn mà một người không thể gượng dậy ngay được nếu bị đánh trúng. Nó phải mất

nhiều năm tập luyện để có thể làm chủ được khí một cách hiệu quả để có thể tinh

luyện những kỹ năng này. Nhưng một khi những kỹ năng này được bắt đầu, người võ

sinh sẽ nhận ra rằng khả năng Vĩnh Xuân của anh ta trở nên mạnh mẽ hơn nhiều so

với những gì anh ta đã từng mong đợi. Tuy nhiên, Fa-jing không phải đơn giản chỉ là

những rung động của cơ thể. Sự rung động chỉ là phẩn biểu hiện có thể quan sát được

của một cú nổ phóng thích năng lượng thông qua cơ thể. Việc rung động riêng nó

không thể tạo ra được điều này. Để đạt được khả năng phóng thích Fa-jing một người

cần phải phát triển một sự kết nối sâu sắc giữa cơ thể và bộ não. Điều này mang lại

một năng lực để điều khiển khí của bạn, để cảm nhận nó và điều khiển nó với cơ thể

và thậm chí dẫn nó lên từ quả đất thông qua bộ rễ. Một sự thả lỏng sâu trên cơ thể vật

lý là rất cần thiết để cho phép năng lượng chảy qua nó một cách tự do.

Tất cả các bài tập về nội công được miêu tả ở trước nhằm mục đích rèn luyện

năng lực về tinh thần, thể chất và yếu tố năng lượng cần thiết để tạo ra một sự phóng

thích năng lượng Fa-jing. Sự rung động đơn giản chỉ là phần có thể quan sát được thể

hiện bởi kỹ năng nội công này. Một phần thể hiện khác là sức mạnh không thể chối

cãi của cúa đánh này, nó được thể hiện bởi tác động dữ dội lên người bị dính đòn.

Nhiều kỹ năng về nội công khác không tạo ra sự bùng nổ về năng lượng. Sự

thực là một số kỹ năng khó khác là kỹ năng lắng nghe và đọc năng lượng và thường

được gọi là linh giác (listening Jing), những kỹ năng về sự cảm nhận này được luyện

tập rộng rãi trong Vĩnh Xuân với bài tập niêm thủ.

Một kỹ năng niêm thủ thực sự chỉ có thể đến khi năng lượng được dạy cùng với

những bài tập này. Kể cả khi cơ thể trở nên già cả và yếu đuối thì nhưng kỹ năng này

vẫn không hề thay đổi. Một vị lão sư có một sức mạnh lớn bởi vì ông ấy học các kỹ

năng về nội công trong quá trình tập luyện nhiều năm. Theo thời gian kỹ năng về nội

công trở thành vũ khí lợi hại nhất của ông ấy, nó là sự tích lũy của tất cả các kỹ năng

của ông ta.

Trong một số môn tập nội, khí thường được luyện tập để tăng cường sức khỏe.

Một vài niềm tin sai lầm cho rằng việc tập nội công chỉ nhằm tăng cường sức khỏe

cho bản thân. Trong Vĩnh Xuân lợi ích về sức khỏe chỉ xếp hàng thứ hai, hầu hết các

hiệu ứng lợi ích phụ của một môn võ thực sự đều do khí mang lại. Và gần như là

không thể để miêu tả sự khác nhau giữa một cú đánh bằng khí và một cú đánh bởi

một cơ thể cường tráng. Nó là thứ bạn phải thực sự trải nghiệm để có một đánh giá

xác đáng.

Khi tôi quyết định chấp nhận việc dạy võ và mở một võ đường, nhiều người đã

đến dự buổi lễ khai trương và để xem coi sự thể ra sao. Tôi đã cố gắng nỗ lực rất lớn

để giải thích với họ là Vĩnh Xuân lấy sức mạnh từ một nguồn khác chứ không phải từ

cơ bắp như thế nào. Rằng nó lấy sức mạnh từ khí hay năng lượng. Mọi người đã rất

lịch sự nhưng rất ít người đã quay lại. Tôi có thể thấy rằng họ không tin vào điều tôi

nói, nên tôi bắt đầu biểu diễn điều này với họ. Để biểu diễn về khí trong Vĩnh Xuân

bạn thực sự phải đánh người mà bạn đang muốn thuyết phục.

Việc đánh ai đó không thể nào thuyết phục được những người đứng xem. Anh ta phải tự thân trải

nghiệm về điều đó. Lúc đầu tôi cảm thấy thật miễn cưỡng để đánh ai đó, nhưng tôi sớm nhận ra

rằng sẽ không có ai tin rằng khí là có thật và có thể được sử dụng như một thứ vũ khí mạnh khủng

khiếp trừ khi họ được cảm nhận về nó. Cho nên tôi trình diễn cú đánh bằng bàn tay chìm (sinking

palm trike) lên ngực những người học trò tiềm năng. Tôi giải thích cho họ rằng năng lượng sẽ chìm

xuống bao tử họ và họ sẽ cảm thấy nó ở phía bên trong hơn là trên bề mặt, nơi mà tay tôi va chạm.

Sau đó tôi sẽ vỗ vào ngực họ; và họ luôn trở nên kinh ngạc bởi sức mạnh tạo ra bởi

một cú vỗ tưởng chừng như vô hại. Họ bị chết lặng bởi cảm giác năng lượng di

chuyển trong người họ và hoang mang rằng làm thế nào mà nó có thể tiếp tục làm đau

họ trong nhiều phút kế tiếp. Và sau khi việc tôi bắt đầu đánh người tôi đã có thêm

Sư phụ Tim Jeffcoat biểu diễn cú đánh xuyên thấu nhiều người học trò. Ở phương Tây, thậm chí cả

những người võ sư đầy kinh nghiệm cũng không tin vào khí và không hiểu làm sao nó có thể sử

dụng như một thứ vũ khí.

Tại thời điểm mà tôi hứng thú với việc cạnh tranh trong một khía cạnh đầy đủ

của võ thuật. Tôi đã gặp một tay quyền anh kỳ cựu, tay này sẵn sàng huấn luyện cho

tôi chiến đấu như thế nào. Trong lần đầu tiên gặp gỡ, chúng tôi đã thử sức một chút để

anh ta thấy khả năng của tôi có những gì. Anh ta có vẻ ấn tượng. Sau đó anh ta bắt

đầu hỏi tôi về Vĩnh Xuân. Tôi có thể nói rằng anh ta không hiểu gì về nội công và

không tin về khí. Nên tôi nói với anh ta là tôi sẽ chứng minh về nó với anh ta bằng

một cú vỗ nhẹ lên ngực anh ấy. Anh ta là một anh trông rất cứng rắn, một nhân viên

cảnh sát, có một đôi hàm vuông vức và một mái tóc cắt theo kiểu quân đội. Anh ta

thực sự trông rất khó có thể vượt qua. Nên tôi đã để anh ta nếm thử nó. Thay vì sử

dụng ¼ đến ½ sức mạnh với cú vỗ tôi đã sử dụng ¾ sức mạnh của mình với anh ta.

Tôi cảm thấy năng lượng được phóng thích và chìm sâu vào cơ thể anh ta, anh ấy ho

hai lần và sau đó vài giây liền nhìn tôi và nói “wow cú vỗ này đầy sức mạnh” rồi anh

ta nhanh chóng từ biệt và hẹn gặp lại vào một dịp khác. Khoảng ba tháng sau, chúng

tôi bắt đầu trở thành những người bạn tốt. Anh ta đã đề cập lại cú vỗ mà tôi đã thực

hiện với anh ta. Anh ấy nói rằng anh ta chưa từng bao giờ bị đánh mạnh như thế trong

đời và đó là tất cả những gì anh ta có thể làm để tránh bất tỉnh. Anh ta nói anh ta cảm

tưởng như bị đánh cho vai chạm xuống tận mông và ruột thì bị rơi cả xuống sàn. Anh

ta từ biệt tôi để có thể đi chỗ khác nằm nghỉ trong vài giờ. Tôi tưởng rằng tôi đã

không làm ấn tượng gì anh ta nhưng thực sự tôi đã làm được điều đó. Anh ta đã thật

cứng rắn và tự hào nên không thể cho tôi thấy anh ta đã bị đau như thế nào chỉ với

một cú vỗ. Anh ta liên tục hỏi tôi làm thế nào để đánh được như thế. Anh chàng này

đã tập luyện rất nhiều với môn quyền anh và biết rất rõ làm thế nào để tung một cú

đánh. Nhưng nó luôn thật ấn tượng với lần đầu tiên bạn bị đánh với khí. Nó thay đổi

mọi thứ. Khí là một thứ vũ khí rất lợi hại.

1. Cú vỗ hay bàn tay chìm

Có hai phương pháp phóng thích khí trong cú đánh bằng bàn tay của Vĩnh

Xuân. Bàn tay đẩy và bàn tay chìm - cái mà được biết đến như một bàn tay mềm hay

cú vỗ. Trong hai cú đánh này, cái dễ nhất để học và thực hiện là bàn tay chìm. Bí

quyết vật lý để thực hiện tốt một cú đánh bàn tay chìm là thả lỏng một cách hoàn toàn

bàn tay và cánh tay, để đánh vào mục tiêu bạn phải sử dụng toàn bộ phần bên trong

của bàn tay bao gồm gan bàn tay và các ngón tay, và phải bám dính vào mục tiêu khi

tiếp xúc mà không tạo ra bất cứ sự căng cơ nào. Ngoài những yếu tố vật lý này cú

đánh sẽ trở nên mạnh khủng khiếp khi mà người võ sinh có thể tập trung sự chú ý của

mình lên làn sóng năng lượng trong cánh tay và bàn tay và đồng thời đặt sự chủ đích

của mình lên mục tiêu. Thông thường cú đánh sẽ có hướng đi xuống nên năng lượng

sẽ chìm sâu vào mục tiêu. Và người bị dính đòn sẽ không bị văng ra xa bởi sức mạnh

đi trực tiếp xuống dưới và sẽ bị hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể người dính đòn.

Riêng dòng năng lượng chảy trong cánh tay cũng đủ để gây nên một  tổn thương nghiêm trọng lên

đối tượng nếu được phóng thích đúng cách. Một người võ sinh cao cấp có thể thêm vào

một lượng lớn năng lượng vào cú đánh bằng cách phóng thích năng lượng từ bộ rễ và toàn bộ cơ

thể vào cú đánh. Kỹ năng này là việc phóng thích Fa-Jing đã được đề cập ở trước đó và có

sức mạnh rất lớn. Với một đẳng cấp cao của kỹ năng phóng thích năng lượng: bàn tay có thể đánh

từ một khoảng cách rất ngắn tương tự như cú đấm 1 inch mà vẫn phóng thích ra một

lượng lớn năng lượng.

Một đặc điểm thú vị của bàn tay chìm là bạn đánh ai đó tại một điểm trên cơ

thể và điều khiển khí đến một phần khác trên cơ thể mà thông thường là phía dưới

điểm tiếp xúc. Và nó trở nên rõ ràng với người tiếp nhận cú đánh là họ sẽ cảm thấy

khó chịu nhất ở vùng phía bên trong hơn là tại điểm tiếp xúc. Một ví dụ là: chúng ta

thường biểu diễn bàn tay chìm lên ngực và năng lượng sẽ được lắng đến vùng bụng.

Nên cho dù bàn tay không hề tiếp xúc với vùng bụng nhưng đó lại là vùng cảm thấy

khó chịu nhất.

Cú vỗ thường để lại vết hằn lên bàn tay tại điểm tiếp xúc. Cũng với việc năng

lượng được truyền đi, nó tạo ra một cảm giác nóng, nên người tiếp nhận cú đánh này

sẽ bắt đầu thấy nhói tại điểm tiếp xúc. Tuy nhiên sau khoảng 1-2 giây anh ta sẽ cảm

thấy tác động xuyên thấu của năng lượng lên bao tử của anh ta. Đó là lý do tại sao cú

đành này được gọi là bàn tay chìm. Năng lượng lắng từ điểm tiếp xúc vào bộ phận nào

của cơ thể phục thuộc vào sự chủ đích của người đánh. Cú vỗ hay bàn tay chìm cũng

được sử dụng trong phất thủ (pak sau block) nơi mà một sức mạnh đáng kể được

phóng thích và thường đánh văng cánh tay hay cẳng chân của kẻ tấn công ra xa và

thậm chí phá vỡ một số mạch máu và gây nên những vết bầm tím ngay lập tức. Một

trong những mục tiêu hữu hiệu nhất cho cú vũ khí năng lượng này là ngay phía trước

hay bên dưới tai. Có một số lượng lớn huyệt đạo này ở các vị trí này và không khó

khăn gì để hạ gục đối thủ chỉ với một cú vỗ tưởng chừng như đơn giản.

Một lần, tôi đã bị đẩy vào cuộc chiến với một võ sư tự phong của một môn phái

kung fu, người mà đã tuyên bố những lời lẽ không chính xác chống lại tôi. Trong suốt

buổi thảo luận ông ta trở nên thù địch và bắt đầu thúc vào ngực tôi. Tôi đẩy anh ta ra

xa rất nhiều lần khi tôi đang ngồi trên tay của một cái ghế dài trong văn phòng nơi

chúng tôi gặp mặt. Anh ta trở nên nóng giận và rồi quay đi và sau đó liền quay lại

tung một cú đấm xoay người vào tôi. Tuy nhiên trước khi tôi biết được điều đó tôi đã

đứng dậy và sử dụng đòn tán thủ để khóa đòn tấn công của anh ta bằng tay trái của tôi

và sau đó tung một cú đánh mềm lên một bên mặt của anh ta với cùng một bàn tay.

Âm thanh phát ra từ cú vỗ thật là chói tai, (các học trò của tôi đã ghi lại đoạn này) và

anh ta trở nên hoàn toàn bất tỉnh. Tôi tiếp tục tiến lên tấn công anh ta nhằm đảm bảo

rằng anh ta đã học được bài học khi mà bò lê trên mặt đất. Rốt cuộc anh ta bị thủng

màng nhĩ, gãy mũi và gãy răng và phải khâu nhiều mũi. Anh ta cũng bị đau đầu trong

một tuần tiếp theo. Nhưng cú đánh bằng bàn tay không phải là thứ tác động hiệu quả

nhất làm thay đổi thái độ của anh ta.

Cách tốt nhất để tập luyện bàn tay chìm là sử dụng một cái bao nặng. Đơn giản

là thả lỏng cánh tay và bàn tay và vỗ vào nó cho đến khi bàn tay tạo nên một tiếng vỗ

như sấm nổ lên đối tượng. Tiếng nổ như sấm là một dấu hiệu cho thấy bạn đang

phóng thích năng lượng đúng cách vào cái bao. Chỉ với một nỗ lực nhỏ và một ít việc

tập luyện hầu hết mọi người đều có thể học được cách vỗ và phóng thích năng lượng.

Cùng với năng lực về nội công của bạn trở nên sâu hơn bạn sẽ thấy rằng năng lượng

phát ra từ cú đánh sẽ tăng lên rất lớn. Ở trình độ cao nhất của kỹ năng này bạn có thể

điều khiển năng lượng đi đến một bộ phận nào đó của có thể (như là một cơ quan nội

tạng nào đó) và bạn có thể phóng thích một nguồn năng lượng lớn chỉ với một khoảng

cách khoảng 12 inch~30 cm. Cú đánh từ khoảng cách gần với việc phóng thích Fa-Jing là một kỹ

năng cao cấp đòi hỏi phải có một kỹ năng nội công quan trọng để có

thể thực hiện tốt.

2. Bàn tay thọc sâu (Thrusting palm)

Dạng thứ hai của cú đánh bằng lòng bàn tay là bàn tay thọc sâu của Vĩnh Xuân.

Kỹ thuật này thì khó học và khó biểu diễn hơn là bàn tay chìm. Bàn tay thọc sâu

phóng thích ra một dòng năng lượng khí mạnh mẽ đi xuyên qua đối thủ và hạ gục anh

ta với sức mạnh của nó.

Khi biểu diễn cú đánh này, tốt hơn hết là cho người tiếp nhận cầm một miếng đệm dày hoặc một

quyển danh bạ điện thoại trước ngực của anh ta để bạn đánh vào. Nó sẽ bảo vệ người bị đánh bởi

vô số chấn thương gây ra bởi cú đánh. Nếu bạn biểu diễn cú đánh thọc sâu này mà không có cái gì

bảo vệ ngực của người bị dính đòn thì nó có thể gây ra chấn thương nghiêm trọng, trừ khi người

biểu diễn không có khả năng phóng thích năng lượng.

Trong lần đầu tôi biểu diễn sức mạnh của

cú đánh này tôi không dám chắc sức mạnh của nó sẽ là như thế nào. Tôi đã nói điều này với rất

nhiều võ sinh của tôi và yêu cầu Mark, anh bạn nhân viên cảnh sát của tôi, giữ một quyển sách dày

trên ngực anh ấy để tôi có thể biểu diễn cú đành này. Anh ấy sẵn sàng giữ quyển sách và mọi

người thì quan sát và chờ đợi. Và do tôi chưa bao giờ biểu diễn kỹ thuật này lên bất kỳ ai trước

đây và cũng không chắc rằng nó sẽ có tác động như thế nào và cần bao nhiêu năng lượng để

phóng thích nên tôi đã phóng thích tất cả. Cú đánh chạm vào cuốn sách và khiến Mark văng ra

xa 12 feet~3,6m anh ta đánh rơi cuốn sách và nhìn tôi với một sự khiếp sợ trong khi miệng thì thì

thầm chửi bới. Khi anh ta đã tương đối hồi phục anh ta nói rằng cảm tưởng như anh đang bị bắn

bởi một khẩu súng shotgun từ một khoảng cách gần. Và năng lượng tạo thành một cái lỗ xuyên qua

anh ta và gần như làm sụp đổ cả bộ ngực của anh ấy. Nó là một màn trình diễn thành

công! Bây giờ, khi biểu diễn cú đánh này tôi chỉ phóng thích khoảng một nửa sức

mạnh tôi có so với lần đầu tiên, và nó cũng đủ làm văng người bị đánh ra xa và lấy đi

hơi thở của anh ta trong một lúc.

Bàn tay thọc sâu được tập luyện tốt nhất bằng cách tập đánh bằng lòng bàn tay

vào chiếc bao treo tường truyền thống của Vĩnh Xuân. Và đó là lúc bạn học cách dẫn

năng lượng từ bộ rễ và thọc sâu sự có chủ đích của bạn xuyên qua chiếc bao và đi vào

bức tường phía sau nó. Sau hàng ngàn cú đánh lên chiếc bao, bạn sẽ học được cách

phóng thích năng lượng theo một chùm tập trung ra khỏi bàn tay. Nó tương tự như

chuyển động của cú đấm (sun punch). Nguyên tắc vật lý là: thả lỏng bàn tay và cánh

tay, đẩy mạnh từ phía sau cùi chỏ, đánh với cả bàn tay và ngón tay cùng một lúc.

Điều quan trọng là không được gồng cổ tay và bàn tay bởi những tác động khi

đánh. Điều này sẽ gây nên sự cản trở khí chảy ra từ bàn tay và đi vào mục tiêu. Bạn

phải giữ trạng thái thả lỏng và đánh với cả bàn tay và ngón tay.

Bí quyết năng lượng là phải bám rễ một cách vững chắc, và đánh với một cảm

giác dẫn năng lượng từ Đan Điền, tưởng tượng một quả bóng năng lượng bám vào

bàn tay và bạn đang đập nó vỡ ra từng mảnh vào mục tiêu và bắn nó xuyên qua tường.

Hình ảnh này giúp cho hiện diện sự có chủ đích của bản thân tập trung vào chùm tia

hội tụ xuyên qua mục tiêu. Điều quan trọng là không được nghiêng người hay đẩy với

sức nặng của cơ thể khi bạn đang đánh. Nên nhớ rằng bạn đang đánh với năng lượng

chứ không phải đánh bằng sức mạnh cơ bắp. Có thể nói rằng bàn tay thọc sâu là một

phiên bản của kỹ thuật thôi thủ nổi tiếng trong Thái Cực Quyền. Nó đều có những tác

động tương tự với những tổn thương nội tạng kèm theo. Khi ở Trung Quốc tôi thấy

rằng những vị Sư phụ Thái Cực Quyền sử dụng cú vỗ bàn tay rất giống với bàn tay

thọc sâu trong Vĩnh Xuân.

Một trong những khác biệt lớn nhất giữa cú đánh bằng năng lượng và cú đánh

sử dụng sức mạnh cơ bắp là sự tổn thương gây ra bởi các cú đánh. Khi làm việc với

Sư phụ Yang ở Trung Quốc, tôi đã rất nhiều lần yêu cầu ông sử dụng năng lượng của

mình để đẩy mạnh tôi ra xa như Thái Cực Quyền đã nổi tiếng với chuyện này. Ông ấy

đã từ chối và nói rằng ông không thể làm được chuyện đó mà không gây nên tổn

thương nội tạng lên tôi, và đó quả thật là một vị sư phụ đầy đạo đức bởi không muốn

làm tổn hại đến người khác bởi kỹ năng của mình. Tôi hiểu ý vị sư phụ này bởi những

kiến thức của mình về sức mạnh và sự tác động của Fa-jing lên cơ thể. Nếu bạn đánh

một cú đánh mạnh kiểu thể chất bình thường và không có khí bạn sẽ làm thâm tím

hoặc thậm chí làm gãy xương những điểm gần điểm tác động. Một cú đánh cứng sẽ

gây nên những tổn thương bên ngoài. Nó làm cho da, các mô cơ bị bầm tím và có thể

dễ dàng thấy được các tổn thương này. Chỉ trừ một trường hợp là khi bàn tay được

bao bọc bởi một găng tay boxing mềm, điều này sẽ làm ngăn chặn hầu hết các tổn

thương bên ngoài.

Với cú đánh bằng khí, những tổn thương là ở bên trong. Thường thì dấu vết để

lại trên da tại điểm tiếp xúc là không đáng kể. Năng lượng đi xuyên qua những bộ

phận đầy nước của cơ thể như những làn sóng. Nó đi qua bộ phận phòng ngự tự nhiên

của cơ thể (xương và cơ) và bùng nổ tại điểm nó được tập trung nhất. Khi cú shock

năng lượng này đánh vào những cơ quan nội tạng chính yếu nó khiến chúng bị đổ vỡ

hoặc rách nát. Chấn thương là ở bên trong. Những cơ quan này không có khả năng

chống lại những cú đánh tác động trực tiếp như thế, đó là lý do tại sao chúng được

giấu trong những tấm lá chắn phòng ngự là xương và cơ của cơ thể. Nhưng cú đánh

bằng năng lượng đi vòng qua tấm lá chắn này và gây nên những tổn thương đáng kể

vào các cơ quan nội tạng. Trong khi một cú đánh vật lý thiết yếu phải tấn công các

tấm lá chắn trước.

3. Phóng thích năng lượng từ các ngón tay và ngón chân (Tiêu Chỉ)

Bài quyền Tiêu Chỉ dạy về kỹ năng phóng thích năng lượng mà chúng ta đang

bàn. Điểm độc đáo của bài Tiêu Chỉ là sự phóng thích năng lượng thông qua các ngón

tay. Đó là lý do tại sao bài quyền mang tên là “phóng các ngón tay”. Một khi bạn đã

thành thạo sự phối hợp và kỹ năng đặt năng lượng của bài Tầm Kiều thì đây là một

bước tự nhiên để học kỹ năng phóng năng lượng được tìm thấy trong bài Tiêu Chỉ. Để

phóng năng lượng bạn phải có khả năng hiện diện (chú ý) với cảm giác của năng

lượng và khả năng chủ đích, hiện diện cùng những cảm giác này với chuyện động và

cả ngoài những ngón tay, vượt qua cả những biên giới vật lý cơ thể.

Sư phụ Baker thể hiện sự rung động đặc trung khi phóng thích năng lượng

Để phóng thích năng lượng tốt bạn phải có một bộ rễ vững chắc. Bộ rễ năng

lượng là nền tảng của tất cả các kỹ năng nội công khác mà môn võ này sử dụng. Nếu

bạn muốn học cách sử dụng khí như một vũ khí hữu hiệu, bạn phải phát triển bộ rễ

năng lượng của mình trước. Một công cụ đơn giản giúp bạn học cách phóng thích

năng lượng qua ngón tay là một tờ giấy tiêu chuẩn. Treo hai góc trên của tờ giấy

ngang mặt. Sử dụng chuyển động phóng ngón tay từ cú đánh đến bề mặt tờ giấy.

Cùng với việc tập luyện, bạn sẽ thỉnh thoảng chú ý thấy tiếng động phát ra từ cú đánh

như một tiếng phất roi. Ban đầu thì cần phải có thời gian để có thể nghe thấy âm thanh này, hãy

lắng nghe âm thanh và chú ý rằng mình đang làm gì khi âm thanh này phát ra. Sự thực thì

chuyển động trong động tác tiêu chỉ cũng tương tự như khi bạn phất roi. Ngay tại điểm tác động

bạn đẩy vai về phía sau một ít và bắn năng lượng vào cánh tay rồi đi ra khỏi ngón tay, tương tự

như cách bạn kéo tay cầm của một cái roi về để phất nó về phía trước. Cùng với việc tập luyện,

bạn sẽ có thể tạo ra âm thanh này ngày càng nhiều cho tới khi bạn có thể tạo ra nó bất cứ lúc

nào. Khi bạn có thể tăng cường sự tập trung và sức mạnh của cú phóng năng lượng bạn có thể

xé toang một cái hố trên tờ giấy. Cần phải chắc rằng là bạn không ăn gian bằng cách kéo lê ngón

tay xuống tờ giấy. Những ngón tay cần được bắn trực tiếp vào bề mặt của tờ giấy và năng lượng sẽ

tạo ra cái lỗ trên tờ giấy. Tùy thuộc vào chất lượng tờ giấy mà bạn có thể phải cố gắng rất

nhiều lần trước khi tạo được một lỗ. Cùng với việc bạn phát triển kỹ năng này, bạn có thể thực

hiện với hai tờ giấy. Đây là một việc khá khó và thể hiện được một kỹ năng đáng kể

về phóng thích năng lượng.

Có rất nhiều cách để biểu diễn sự phóng năng lượng lên một người nào đó và

cho phép họ cảm nhận sức mạnh của nó. Các thứ nhất là sử dụng tiêu chỉ lên bàn tay

của họ. Thường thì họ sẽ cảm thấy sức nóng của năng lượng và sẽ kéo tay họ ra xa.

Bàn tay thì rất khỏe và sẽ không bị tổn thương. Một màn biểu diễn khác là tiêu chỉ

(Bui) lên ngực họ. Nó thường để lại hai hay ba vết bầm sâu nơi mà ngón tay đánh vào.

Nó sẽ gây ra đau đớn nhiều hơn so với cú đánh vào bàn tay nhưng nó thể hiện một sức

mạnh xuyên thấu khi phóng thích năng lượng qua ngón tay. Trong chiến đấu, bạn nên

sử dụng kỹ thuật này lên các khu vực vực mô mềm của cơ thể. Mục tiêu dễ bị tổn

thương nhất với cú đánh tiêu chỉ là khu vực cổ. Đôi mắt cũng có thể bị xé toạc bởi

năng lượng xuyên thấu này, tuy nhiên đôi mắt được bao bọc bởi xương và nếu bạn

đánh hụt vào trán bạn có thể gây tổn thương cho các ngón tay của mình.

Một dạng mở rộng của việc phóng thích khí qua ngón tay là khả năng phóng

thích khí qua bàn chân và ngón chân khi bạn thực hiện cú đá. Điều này sẽ khó hơn bởi

bạn khó phối hợp đôi chân hơn là đôi tay. Chuyển động phóng năng lượng đòi hỏi

một số chuyển động nhỏ tinh tế cho nên cần phải có thời gian để tập luyện. Tuy nhiên

những cảm giác và chuyển động đã sử dụng với đôi tay cũng sẽ tương tự đối với đôi

chân. Để có thể phóng thích năng lượng qua ngón chân là rất quan trọng. Nó giúp cho

bộ rễ trở nên sâu hơn và linh động hơn. Và có những điểm phía trong bắp đùi mà khi

đá vào bằng ngón chân phóng năng lượng bạn có thể vô hiệu hóa đối thủ nhanh

chóng. Kỹ thuật đá trong Vĩnh Xuân cũng là cú đánh bằng năng lượng tương tự như

cú đánh bằng lòng bàn tay và ngón tay.

4. Cú đấm từ một khoảng cách ngắn (đoản kiều)

Một khả năng đáng chú ý khác của một võ sinh giỏi Vĩnh Xuân là cú đấm 1

inch, khi thực hiện đúng cú đấm này, bạn không chỉ đẩy một người ra xa nhiều mét

mà còn gây một sự bùng nổ khí bên trong họ và tạo nên những chấn thương bên trong

trừ khi ngực của người bị đánh được đệm kỹ càng. Cú đấm 1 inch là một sự biểu lộ

sâu sắc khả năng xây dựng, đặt và phóng thích năng lượng của một võ sĩ Vĩnh Xuân.

Nếu bạn thực hiện đúng cú đánh 1 inch, đừng bao giờ thực hiện đối với một bộ ngực

không được che chắn bởi vì điều này sẽ gây nên những chấn thương nghiêm trọng. Để

có thể thực hiện cú đánh 1 inch tốt trong Vĩnh Xuân đòi hỏi phải có một năng lực

đáng kể về năng lượng. Những ai thực hiện cú đấm này trên ai đó mà không mang

một cuốn sách dày hay một miếng đệm thì thật vô trách nhiệm, hoặc là không có năng

lực để biểu diễn kỹ thuật này. Nếu bạn có thể thực hiện tốt cú đấm này, đừng bao giờ

đánh lên một bộ ngực trần.

Một cuốn sách dày bìa mềm hay một miếng đệm chắc chắn là rất cần thiết để

đảm bảo an toàn. Những ai mà thực hiện kỹ thuật này lên một bộ ngực không được

bảo vệ mà không gây ra chấn thương thì người đó không biết cách phóng thích khí

đúng cách. Hầu hết thời gian họ đơn giản chỉ là đẩy. Đây thực sự là một kỹ thuật

tương đối khó để có thể đánh tốt. Lý Tiểu Long đã khiến nó trở nên nổi tiếng bằng

cách biểu diễn cú đánh này một cách đầy hứng thú tại giải vô địch Large Ed Parker

Karate ở California. Anh ta thực hiện cú đánh này rất hiệu quả, nhưng anh ta đã chỉnh

sửa nó theo một cách nào đó cho phù hợp với sự phát triển phong cách của anh ta.

Khi một võ sĩ Vĩnh Xuân biểu diễn cú đánh 1 inch anh ta sẽ đứng đối mặt với

mục tiêu trong tư thế tấn của bài Tiểu Niệm Đầu. Sau đó sẽ đặt quả đấm lên miếng

đệm để đảm bảo rằng được chính xác để cánh tay sẽ không duỗi ra sau khi chạm mục

tiêu. Sau đó, một công cụ phổ biến để đo khoảng cách 1 inch đến mục tiêu là co ngón

tay trỏ lại cho đốt ngón tay thứ nhất chạm mục tiêu. Vị trí này tạo nên một khoảng

cách 1 inch từ cú đấm đến mục tiêu. Lúc bấy giờ hãy lắng chìm sâu xuống bộ rễ và

khởi động năng lượng ở cùi chỏ. Đồng thời cũng tạo một cảm giác năng lượng đang

đè nặng trong bàn tay. Thả lỏng và tập trung sự chú ý lên năng lượng ở bộ rễ, cùi chỏ

và bàn tay. Loại bỏ mọi lo lắng, suy nghĩ đang có trong đầu.

Cú đấm 1 inch

Lúc này hãy dẫn một làn sóng năng lượng từ bộ rễ đi lên cẳng chân vào Đan

Điền. Khi nó tiến đến Đan Điền bạn cho nó đi tiếp đến mục tiêu từ Đan Điền. Làn

sóng tiếp tục chảy lên cánh tay, qua cùi chỏ, thu thập năng lượng ở đó và đắp lên bàn

tay. Làn sóng đập vào bàn tay cùng với cú đấm bắn thẳng vào mục tiêu. Sau đó bạn

tiếp tục tưởng tượng làn sóng đi xuyên qua bàn tay, xuyên qua mục tiêu và đến chiếc

ghế hay bức tường phía sau mục tiêu. Dòng chảy có chủ đích này là rất quan trọng.

Thường thì Lý Tiểu Long để một cái ghế phía sau người anh ta sẽ đấm khoảng

bốn đến năm feet. Nó cho anh ta một cái gì đó hữu hình để đặt sự chủ đích của mình

lên đó. Nó hỗ trợ sự chủ đích và tạo nên dòng chảy năng lượng cuốn người bị dính

đòn đi cùng nó. Sự tác động của cú đánh là một sự bùng nổ. Âm thanh phát nghe sẽ

như là một cú nổ chú không phải một cú đấm. Thường thì người dính đòn sẽ cảm thấy

quả đấm đi xuyên qua miếng đệm và cảm thấy quả bóng năng lượng trong ngực anh ta

trong nhiều phút hoặc thậm chí hàng giờ sau khi dính đòn. Bài tập tốt nhất để luyện cú

đấm này là rèn luyện cú đấm với túi treo tường.

5. Sự biểu lộ âm dương của năng lượng

Cả năng lượng âm và dương đểu được sử dụng trong Vĩnh Xuân. Chúng thực

sự không phải là những dạng năng lượng khác nhau và đúng hơn thì là những dạng

biểu hiện khác nhau của cùng một nguồn năng lượng. Với cơ thể một nửa đường kinh

mạch (kênh năng lượng) được xem như là đường âm và nửa còn lại là đường dương.

Phía trước cơ thể, phía trong cánh tay và cẳng chân là mang tính âm, trong khí phía

sau cơ thể và phía bên ngoài là mang tính dương. Thực tế thì vòng tuần hoàn năng

lượng thông qua các đường kinh mạch cũng tương tự như máu chảy trong động mạch

và tĩnh mạch. Năng lượng chỉ có những tính chất khác nhau khi nó ở trạng thái âm

hay dương.

Ví dụ như cú đánh thọc sâu mang tính dương nhiều hơn, nó mạnh mẽ, và đánh

xuyên qua mục tiêu. Trong khi bàn tay chìm lại mang tính âm nhiều hơn, nó chìm vào

trong mục tiêu và di chuyển mọi thứ trong đó. Cả hai cú đánh bằng bàn tay này để gây

ra tổn thương nhưng theo những cách khác nhau. Nhìn chung âm thường được xem là

mềm mại, nhẹ nhàng, nữ tính, và thụ động hơn trong sự bộc lộ năng lượng trong khi

dương thì thể hiện trực tiếp, công kích, mang tính đực, và thô ráp hơn.

Thực ra thì không thực sự cần thiết để chia ra làm hai loại; mọi sự biểu hiện âm

đều có những mặt dương trong nó và ngược lại. Cho nên trong biểu tượng âm/dương

thái cực, cho dù biểu tượng âm hay dương đều có một phần ngược lại nằm trong nó.

Và sự cân bằng là mạnh nhất, khi mà những mặt biểu hiện của năng lượng này kết

hợp tốt với nhau.

Vị trí hay hình dạng của bàn tay, cánh tay hay cẳng chân đều có ảnh hưởng đến

đặc tính âm hay dương của chuyển động cũng như là sự chủ đích, tình trạng cơ thể

(mức độ thả lỏng), và trình độ của người võ sinh. Tất cả các yếu tố này tạo nên một

tác động tổng thể lên sự biểu hiện âm hay dương của kỹ thuật đang thực hiện. Thường

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 70

thì động tác ấn, đẩy mang tính âm trong khi đấm mang tính dương nhiều hơn. Tất cả

các động tác, kỹ thuật trong các bài quyền của Vĩnh Xuân đều có cả các ứng dụng của

âm và dương. Phải mất nhiều năm trước khi một người võ sinh thành thạo mới có thể

hiểu được cả hai ứng dụng về âm và dương cho mỗi kỹ thuật và chuyển động trong

các bài quyền. Cần phải có một nỗ lực rất lớn để có thể hiểu được mỗi kỹ thuật trong

bài Tiểu Niệm Đầu với các ứng dụng âm dương của chúng. Điều này cũng có thể thực

hiện với bài Tầm Kiều, Tiêu Chỉ, Mộc nhân pháp, và các bài sử dụng vũ khí để có thể

có một sự hiểu biết sâu hơn về tính hai mặt tồn tại trong các ứng dụng của các nguyên

tắc và chuyển động trong Vĩnh Xuân. Ví dụ như với sự trao đổi niêm thủ đơn (single

chi sau exchange) chúng ta có một vị trí ở trên và một vị trí ở dưới, mỗi vị trí sử dụng

3 kỹ thuật khác nhau. Vị trí dưới sử dụng tay tán thủ, cú đánh bằng lòng bàn tay và tay

bàng thủ. Vị trí trên sử dụng tay phục thủ, (trầm thủ-sinking elbow) và cú đấm sun

punch. Mỗi kỹ thuật đều có thể thực hiện với cả sự bộc lộ năng lượng âm và dương.

Kỹ thuật trầm thủ là cái rõ ràng nhất. Trong niêm thủ đơn, trầm thủ được sử dụng để

đáp lại cú đánh bằng lòng bàn tay của bạn tập. Nếu bạn đỡ trầm thủ bằng cách chìm

tay về phía trước, hướng đến đối thủ, bạn sẽ cắt ngang cú đánh bằng lòng bàn tay và là

dừng lại việc thực hiện kỹ thuật này. Nhưng nếu bạn thực hiện trầm thủ bằng cách kéo

về phía bản thân mình, và cưỡi trên cú đánh đó rồi sau đó mới chìm xuống trên cánh

tay đối thủ tại điểm cuối của cú đánh bạn sẽ sử dụng chuyển động của anh ta và khiến

vai của anh ta bị di chuyển nhẹ về phía trước. Đó là biểu hiện âm của kỹ thuật trầm

thủ. Cả hai đều là những cách sử dụng đúng của trầm thủ dựa trên điều bạn muốn thực

hiện trong sự trao đổi này. Bởi vì cú đánh bằng lòng bàn tay này là một kỹ thuật mang

tính dương, nên thường thì bạn phản ứng bằng trầm thủ âm sẽ được ưa thích hơn trong

niêm thủ đơn. Bằng cách này người võ sinh sẽ học cách cân bằng âm dương trong sự

trao đổi, cách sử dụng sự mềm mại để đối chọi với sự cứng rắn, và cách sử dụng

chuyển động của đối thủ hơn là cố gắng dừng chuyển động đó. Một cú đỡ trầm thủ

dương trên một cú đánh dương tính bằng lòng bàn tay là một sự trao đổi xung đột và

không cân bằng. Nếu người bạn tập với bạn thông thạo hơn và thực hiện cú đánh lòng

bàn tay thì anh ta có thể cảm nhận và đọc được sự phản hồi dương này và sẽ đổi cú

đánh dương thành cú đánh âm để không xung đột với sự biểu hiện năng lượng của

bạn. Anh ta đơn là thay đổi thành chủ đích âm khi sử dụng cú đánh. Điều này được

thực hiện bằng cách sử dụng cú đánh bằng bàn tay với một nguồn năng lượng âm bị

động, nhún nhường hơn là một nguồn năng lượng dương cưỡng bức.

Trong luyện tập niêm thủ cần nhấn mạnh đến kỹ năng lắng nghe nội công, nó là

một sự thể hiện âm tính tiêu biểu của khí.Còn sức mạnh hay kỹ năng đánh là sự thể

hiện dương tính tiêu biểu của khí. Nên với niêm thủ, cả hai sự thể hiện đều được sử

dụng như nhau. Một sử dụng kỹ âm lắng nghe, kết nối và đi theo chuyển động của bạn

tập trong cuộc trò chuyện bằng kỹ thuật. Sau đó dựa vào khả năng nhìn thấy kẽ hở hay

một lời mời của đối phương mà có thể áp dụng một lối tấn công nào đó bằng cách sử

dụng kỹ năng dương biểu hiện sức mạnh trong cú đánh. Cú đánh ngắn của Vĩnh Xuân

tưởng chừng như không có hiệu quả lại thực sự có một sức phá hủy ghê gớm nếu

người võ sinh học được cách phóng thích năng lượng qua những kỹ thuật này.

Học cách sử dụng chuyển động của bạn tập cũng là sự thể hiện âm của kỹ năng

sử dụng năng lượng. Nó đòi hỏi sự mềm mại trong khi vẫn duy trì sự bám dính cần

thiết để di chuyển với chuyển động của anh ta mà không gây ra một chút cản trở nào,

từ đó biến chuyển động đó thành lợi thế của mình. Đó là những kỹ năng tinh tế tạo

cho một người nhỏ con một lợi thế lớn vượt qua được một người mạnh hơn và lớn

hơn mình. Sự biểu lộ âm của nội công này được phát triển qua nhiều năm tập luyện và

ngày càng trở nên tinh tế hơn. Để phát triển chúng một cách sâu sắc, một người võ

sinh phải “kế thừa” chúng từ sư phụ của họ bằng cách tập luyện với vị sư phụ này và

học cách cảm nhận năng lượng âm này.

Để phát triển kỹ năng về năng lượng đòi hỏi sự kiên nhẫn khi tập luyện. Tuy

nhiên, một võ sinh tận tâm có thể phát triển những năng lực này mà không cần nhiều

hướng dẫn. Tập luyện kiên trì với chiếc bao treo tường sẽ mang lại một kết quả tốt

trong sự biểu hiện năng lượng dương thông qua cú đấm 1 inch của Vĩnh Xuân và cú

đánh bàn tay thọc sâu. Kỹ thuật đã cũng được phát triển theo cách tương tự. Mọi sự

biểu hiện dương với kỹ thuật đánh trong Vĩnh Xuân để có thể được phát triển với việc

tập luyện một mình nếu những nguyên tắc về vị trí, thả lỏng và tập trung tinh thần

được duy trì trong khi tập. Tuy nhiên, sự phát triển của kỹ năng về sự biểu hiện âm thì

đòi hỏi phải có hàng giờ tập luyện với một người thầy giỏi. Kỹ năng dương có thể đạt

được thông qua việc tập luyện một mình, trong khi kỹ năng âm thì phải được truyền

từ người thầy đến võ sinh.

CHƯƠNG 7:MỤC ĐÍCH CỦA NIÊM THỦ VÀ THÁI ĐỘ CẦN CÓ

Không có gì phải nghi ngờ khi nói rằng niêm thủ là bài tập quan trọng nhất trong Vĩnh

Xuân, khi mà nó được hiểu đúng cách. Nhiều người dường như có những hiểu biết sai

lệch về mục đích bài tập này. Một số sử dụng nó như một công cụ để tập dợt cho trận

chiến hay thậm chí để đập nhau với võ sinh khác. Những suy nghĩ này tuyệt đối nên

tránh. Niêm thủ không bao giờ được thiết kế nhằm với mục đích đó. Nếu bạn muốn

chiến đấu tốt nhất nên dùng một số dụng cụ bảo vệ và vũ khí! Niêm thủ có một mục

đích lớn hơn nhiều so với chuyện so sánh xem kỹ năng của ai tốt hơn. Với bài tập

niêm thủ, người võ sinh sẽ được học những kỹ năng sâu sắc và thiết yếu của năng

lượng âm về việc kết nối với người khác. Việc tập luyện nhằm phát triển năng lực

lắng nghe chuyển động và phản ứng lại nó theo một cách sáng tạo của riêng bạn. Khi

tập luyện niêm thủ đúng cách bạn sẽ tham gia cùng người khác tại một mức độ tâm

linh sâu sắc và cùng trải nghiệm về sự thống nhất của một thế giới siêu hình.

Với một thái độ đúng trong việc tập luyện niêm thủ, người tập sẽ biểu hiện một

sự bình an. Biểu hiện này sẽ mở ra một lời mời với người bạn tập cùng tham gia tạo

nên một sự nối kết và điều này sẽ dạy cho cả hai sự tinh tế sâu sắc của việc hiện diện

trong giây phút hiện tại.Trong khi tập luyện niêm thủ bạn sẽ học cách vượt qua sự

huyên thuyên vô tận của đầu óc để đạt đến trạng thái Mu-Shin1 và đánh thức khả năng

kết nối với những gì đang xảy ra để sáng tạo nên những phản ứng hoàn hảo.

1. Học một ngôn ngữ mới.

Một hình thức ẩn dụ hay nhất nói về những điều mà niêm thủ sẽ dạy bạn là việc

học nói một ngôn ngữ mới. Và điều này không khác gì với việc bạn tập luyện niêm

thủ. Bạn đang học để nói chuyện bằng ngôn ngữ của chuyển động chứ không phải âm

thanh. Bạn phải hiểu được những di chuyển đó được thực hiện như thế nào và học

cách lắng nghe những di chuyển đó để hiểu được bản thân phải di chuyển như thế nào

nhằm phản ứng lại với những di chuyển đó. Nếu bạn học nói một ngôn ngữ khác bạn

cũng phải đi qua các giai đoạn phát triển để đạt được những kỹ năng cho ngôn ngữ

mới. Quá trình đó cũng tương tự như trong tập luyện niêm thủ. Để được tập niêm thủ

bạn phải thành thạo các kỹ thuật trước. Kỹ thuật như những từ đơn, việc đầu tiên khi

bạn học một ngôn ngữ mới là nhớ các từ như: cái ghế, cái nhà, con chó, con mèo,

chạy, nhảy… Những từ này là công cụ để bạn sử dụng nhằm thể hiện suy nghĩ của

bản thân với ngôn ngữ mới.

Các kỹ thuật của bạn cũng là những công cụ bạn sử dụng để thể hiện mình với

ngôn ngữ của chuyển động. Một khi bạn đã nhớ các từ một cách tương đối bạn sẽ học

các nguyên tắc tạo ra các sự kết hợp một cách đúng đắn giữa các từ này để tạo ra các

cụm từ mạch lạc và có thể hiểu được. Còn trong niêm thủ bạn học những nguyên tắc

đúng đắn của sự di chuyển để khi bạn di chuyển tạo nên một sự có nghĩa với hoàn

cảnh hiện tại. Đây là phần khó nhất của việc học ngoại ngữ. Ta có thể nhớ hàng đống

từ về các đồ vật, hành động, nhưng phải tốn rất nhiều nỗ lực để học cách sắp xếp

chúng nhằm có thể biểu đạt được ý tưởng của mình cho người khác hiểu.

Bạn thường bắt đầu với những nguyên tắc cơ bản và thiết yếu nhất, giống như

thứ tự sắp xếp của động từ và danh từ, cách sử dụng thì… Trong ngôn ngữ của chiến

đấu (chuyển động) đầu tiên bạn sẽ học sự quan trọng của việc di chuyển quanh đường

trung tâm, của việc tìm vị trí hợp lý với bạn tập, của tư thế đúng và chuyển từ vị trí

này sang vị trí khác. Bạn sẽ tìm thấy các nguyên tắc đó trong các bài quyền của Vĩnh

Xuân.

Khi bạn bắt đầu nắm bắt được ngôn ngữ bạn sẽ thực hiện được những cuộc nói

chuyện chậm rãi và đầy kiên nhẫn với người bản xứ. Miễn là họ sử dụng những từ và

cụm từ đơn giản bạn sẽ có thể hiểu được và trả lời lại. Cũng giống như trong bước đầu

tập luyện niêm thủ bạn nên tập một cách chậm rãi, hầu hết đều tập ở một tốc độ chậm,

nên nó sẽ là một bài tập dễ dàng, một sự trao đổi đơn giản được thực hiện một cách

kiên nhẫn và không có tính cạnh tranh ở đây. Bạn không thể tranh cãi với một người

bản xứ được giáo dục tốt khi mà bạn chỉ vừa mới học ngôn ngữ đó. Bạn sẽ không thể

nào bắt kịp và không thể trả lời những câu hỏi của họ bởi nó quá phức tạp và được nói

với một tốc độ mà bạn chưa thể bắt kịp được. Việc học ngôn ngữ của chuyển động

cũng thế, bạn sẽ không thể thành công trong việc trao đổi những kỹ thuật này một

cách đúng đắn với một tốc độ trung bình hoặc nhanh nếu như bạn vẫn đang học những

nguyên tắc cơ bản của ngôn ngữ chuyển động.

Không nên có tính cạnh tranh trong niêm thủ cho đến khi bạn đạt được một

trình độ từ trung đến cao cấp. Một khi những nguyên tắc cơ bản trở thành một phần

trong cách bạn di chuyển, sau đó bạn chuyển tới học những nguyên tắc sâu hơn của

chuyển động và chúng cho phép bạn đặt và trả lời với những câu hỏi phức tạp hơn

trong cuộc nói chuyện bằng niêm thủ. Khi bạn đạt được mức độ này bạn sẽ phát hiện

ra rằng những nguyên tắc sâu hơn này là những nguyên tắc về khí, và cách sử dụng nó

để kết nối, đọc và điều khiển chuyển động của người khác.

2. Vấn đề về khí trong bài tập niêm thủ

Bài tập niêm thủ trong Vĩnh Xuân là một quá trình tiến triển nơi mà hai người

tập luyện học cách di chuyển cùng với người khác như thể họ bị dính vào nhau. Tại

mức độ căn bản nhất nó trông như bài tập được thiết kể để dạy người võ sinh cách

dính cánh tay vào cánh tay của bạn tập, và di chuyển cùng với di chuyển của họ. Tuy

nhiên, mục đích thực sự của niêm thủ trở nên rõ ràng trong khi tập ở cấp độ cao cấp,

khi mà những người võ sinh học cách trình diễn bài tập trong mở rộng khí vào tứ chi

và lên bạn tập. Trong khi phát triển kỹ năng về khí một cách thành thạo trong bài tập

niêm thủ họ sẽ chú ý thấy rằng khí có một bản chất tự nhiên là bám dính.

Có lẽ do bề ngoài của bài tập, vàthuộc tính cố hữu của năng lượng là bám

dính, đã tạo nên một sự hiểu thông thường là niêm thủ là bài tập dính tay, một sự trao

đổi đơn giản là những người võ sinh tập luyện với sự bám dính cánh tay với nhau.

Mặc dù bề ngoài của bài tập có thể đúng với quan niệm này, kinh nghiệm của việc

tập luyện niêm thủ có những thứ mà bài tập nội công không đạt được.

Mặc dù từ ngữ được sử dụng để đặt tên cho bài tập được dịch chính xác là

“dính tay” nhưng bản thân bài tập có những ý nghĩa sâu hơn là những kỹ năng của

việc bám dính và đi theo chuyển động của cánh tay bạn tập. Cảm giác của tôi rằng tổ

sư của Vĩnh Xuân chọn một từ không phổ biến “Chi, cho bám dính” để gợi ý cho

những người võ sinh rằng nó một ý nghĩa sâu xa hơn chỉ đơn thuần là bài tập bám

dính. Nên hiểu biết của chúng ta về niêm thủ sẽ phù hợp hơn với mục đích thực sự

của bài tập nếu ta biết rằng nó bao gồm định nghĩa về “cánh tay năng lượng” hay “năng lượng trong

cánh tay” như một sự ám chỉ đằng sau từ ngữ dịch trực tiếp là “niêm thủ”.

Một kết quả đáng tiếc xuất phát từ sự hiểu sai về bài tập mấu chốn của Vĩnh

Xuân là rất nhiều võ sinh của môn võ này tập luyện niêm thủ mà chưa hề có sự trải

nghiệm bài tập với khí như một mục đích chính. Với những người võ sinh ở phương

Tây bài tập niêm thủ phần lớn trở thành một bài tập đơn thuần về sự chuyển động vật

lý hơn là nhằm một sự phát triển và bộc lộ của khí.

Xuyên suốt quá trình tập luyện Vĩnh Xuân ta thấy rằng cùng với tập niêm thủ

người võ sinh học cách điều khiển và bộc lộ năng lượng của mình từ các bài quyền và

sự rèn luyện, anh ta cũng sẽ học cách để nhận ra, đọc và điều khiển không những

nguồn khí của bản thân mà còn nguồn khí của bạn tập thông qua bài tập niêm thủ

3. Bài tập quan trọng nhất: Niêm thủ đơn

Bài tập mấu chốt cho sự phát triển và thể hiện một năng lực sâu sắc về khí

trong một mối quan hệ động khi chiến đấu là bài tập niêm thủ đơn. Thường thì bài tập

trông khá đơn giản và thừa thãi nhưng bài tập này là trung tâm mà mọi kỹ năng khác

về niêm thủ sẽ phát triển từ đó.

Sự đơn giản trong việc chuyển động đồng thời cho phép người võ sinh tập trung toàn bộ sự chú ý

vào sự tinh tế của bài tập. Trong suốt quá trình tập luyện niêm thủ đơn người võ sinh sẽ phát triển

kỹ năng điều hướng nguồn khí của mình bởi một sự điều khiển nhẹ nhàng thông qua sự hiện diện

và có chủ đích. Trong bài tập niêm thủ bộ não sự được dạy cách cảm nhận và định hướng nguồn

khí thông qua một sự điều chỉnh tinh tế của ý chí. Cũng trong bài tập này người võ sinh sẽ học cách

cảm nhận và đọc được chủ đích của bạn bạn tập. Có 12 giai đoạn tập luyện của kỹ năng kết nối

được học và tập luyện trong niêm thủ và trước hết là được tập trong bài niêm thủ đơn. Các giai

đoạn của sự kết nối cũng được gọi là các giai đoạn trong hiện diện sự tương tác (“being”

interaction). Cụm từ này được sử dụng với mục đích thể hiện các giai đoạn phát triển của sự tương

tác được học với bài tập niêm thủ đòi hỏi phải có một sự chuyển đổi căn bản trong

các bạn hiện diện, nhận thức và hiểu biết về thế giới. Nói một cách khác, nó đánh thức

khả năng hiện diện một cách hoàn toàn và đầy đủ trong giây phút hiện tại. Điều này

thực sự rất có ý nghĩa khi bạn nhận ra rằng chỉ có một số ít người thực sự sống trong

giây phút hiện tại.

Để có thể hiện diện một các đầy đủ với hiện tại đòi hỏi phải có sự dừng lại của

một giọng nói luôn vang lên trong đầu và không ngừng giải thích và đánh giá thế giới

xung quanh bạn. Sự huyên thuyên này đã luôn hiện diện trong chúng ta và tách chúng

ta ra khỏi những trải nghiệm hiện thời của bản thân. Các giai đoạn phát triển của sự

tương tác này dạy cho bạn cách dừng giọng nói này lại và cho đánh thức khả năng

tương tác và cảm nhận thế giới một cách trực tiếp, hoàn toàn và nguyên vẹn. Cho nên,

cột mốc quan trọng trong sự phát triển của kỹ năng tương tác là trạng thái Mu-Shin

hay một sự tĩnh lặng của tâm trí.

Mười hai giai đoạn này được sắp xếp vào bốn nhóm với 3 giai đoạn mỗi nhóm.

Mỗi giai đoạn trong một nhóm kết hợp với nhau và tạo nên một chất lượng và điều

kiện đặc biệt của sự hiện diện. Cho nên, chúng ta gọi nó là: các giai đoạn trong việc

hiện diện sự tương tác.

Nhóm 3 giai đoạn đầu tiên bao hàm những yếu tố vật lý và thể chất cần thiết để

tạo điều kiện cho người võ sinh đặt khí lên các bộ phận của cơ thể. Nhóm thứ hai dạy

về những chất lượng những yếu tố thể chất cần có để khí có thể được điều khiển và

bộc lộ một cách hiệu quả. Phần thứ ba sẽ làm bài tập trở nên phấn khích với khí. Phần

thứ tư dạy người võ sinh cách điều khiển khí của bản thân và của bạn tập thông qua sự

trao đổi.

Các giai đoạn này được liệt kê ra ở đây. Điều quan trọng cần phải chú ý là các

giai đoàn này mang tính tiên quyết. Nói một cách khác là chúng được xây dựng dựa

trên nền tảng của cái có trước. Cho nên người võ sinh sẽ không thể thành công trong

việc tập luyện ở giai đoạn 7 về “ku” hay “điều khiển cây cầu” nếu một trong 6 giai

đoạn trước chưa được hoàn thành đúng.

4. Phát triển một sự kết nối sâu sắc thông qua niêm thủ: 12 giai đoạn tăng tiến của

việc hiện diện sự tương tác

 Chọn vị trí: Để chiếm lấy một lợi thể chiến lược

Hiện diện sự tương tác cùng với Vĩnh Xuân kung fu đòi hỏi phải có một sự

hiểu biết và ứng dụng đúng về kỹ năng sử dụng vị trí. Đây là cấp độ cơ bản nhất của

việc hiện diện sự tương tác. Vị trí đạt được bởi sự ứng dụng đúng đắn và chính xác

các kỹ thuật và tư thế trong một mối tương quan với vị thế và kỹ thuật của đối thủ. Vị

trí bao gồm tất cả kỹ thuật tay, thế tấn, kỹ thuật chân, hướng của cơ thể và việc sử

dụng đúng đắn nguyên tắc đường trung tâm. Vị trí không chỉ đòi hỏi kỹ thuật phải

chuẩn xác mà còn những yếu tố tinh tế khác như mức độ thả lỏng, việc chuyển đổi từ

vị trí này sang vị trí khác một cách đúng đắn so với chuyển động của đối thủ. Vị trí là

một nền móng chính mà các kỹ năng về sự tương tác khác được xây dựng trên nó.

Nếu kỹ năng về vị trí bị sai thì việc tập luyện tất cả các kỹ năng khác sẽ không tránh

khỏi sự thất bại. Cho nên, nếu một người không thể kết nối được với người khác thì

nơi vấn đề đầu tiên cần xem xét là vị trí.

 Cân bằng: nhằm duy trì sự liên tục và toàn vẹn

Cân bằng là nguyên tắc nền tảng thứ hai của việc hiện diện sự tương tác. Một

khi kỹ năng về vị trí đã được thành thạo với một mức độ nhất định bạn có bắt đầu tập

trung vào việc cân bằng. Để cân bằng một cách đúng đắn bạn phải cân bằng A) với vị

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 77

trí của mình, B) giữa vị trí của của đối thủ và bản thân, và C) giữa các vị trí khác nhau

khi bạn chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, khi bạn giữ tay/chân này với một vị trí và

tay/chân kia với một vị trí khác. Cho nên cân bằng có tất cả ba khía cạnh cần được áp

dụng.

Để cân bằng với vị trí cần phải có một sự hiểu biết sâu sắc về vị trí hay kỹ thuật

thuật đang được sử dụng. Vai, cùi chỏ và bàn tay cần phải có một sự thả lỏng hợp lý

khi thực hiện các kỹ thuật này nếu không bạn sẽ bị mất cân bằng. Cảm giác nặng hay

áp lực đè lên đối thủ phải cân bằng được với áp lực mà anh ta sử dụng lên bạn. Đầu

tiên thì điều này được thực hiện bằng cách tạo ra một áp lực bằng với áp lực của đối

phương. Tuy nhiên, ở những cấp độ cao hơn anh ta sẽ học cách cân bằng áp lực bằng

ý của mình hơn là bằng sức mạnh vật lý. Cân bằng áp lực hay trọng lượng của đối thủ

chính là sự cân bằng giữa bạn và đối thủ (B). Sau đó, duy trì một sự cân bằng tương

tự ở bên trong giữa tứ chi với nhau và giữa bạn và người bạn tập trong khi thay đổi vị

trí và tư thế chính là khía cạnh thứ ba của sự cân bằng. Sự cân bằng cũng nên được

ứng dụng vào mức độ của sự quyết tâm, cường độ của sự khao khát, tốc độ của

chuyển động và lực hay sức mạnh của cú đánh. Về bản chất thì một người phải cân

bằng trong nội tại bản thân trước, và sau đó phản chiểu lại cảm giác của đối thủ một

cách chính xác. Để làm được điều này bạn phải học cách cảm nhận được khía cạnh

này của đối thủ và phản hồi chúng ngược lại. Nếu bạn nhận thấy đối thủ của mình đã

bị mất cân bằng theo một cách nào đó thì bạn có thể tìm được một điểm yếu và khai

thác điểm yếu này để đánh bại anh ta.

 Bám dính:

Bám dính là chìa khóa và nền tảng vững chắc thứ ba cho việc thực sự hiện diện

sự tương tác trong Vĩnh Xuân. Một khi kỹ năng về vị trí và cân bằng đã đạt được với

một mức độ thành thạo tương đối thì ta có thể làm cho sự kết nối với bạn tập trở nên

sâu hơn bằng cách ứng dụng nguyên tắc bám dính. Để có thể bám dính hiệu quả, sự

thả lỏng tại mỗi vị trí phải đạt được ở một mức độ cao. Tay của bạn nên “tan chảy”

vào tay của bạn tập. Sự chủ đích tan chảy này là nên có để cân bằng áp lực nhẹ nhàng

của bạn tập bằng một áp lực nhẹ nhàng tương đương hướng về phía đường trung tâm

của anh ta.

Với những điều này ta sẽ cảm thấy được sự chuyển động và di chuyển cùng với

bạn tập. Chuyển động của bạn cần thiết phải chính xác phản chiếu lại chuyển động

của anh ấy. Bạn di chuyển cùng hướng và tốc độ với chuyển động của anh ta để duy

trì sự kết nối và cân bằng. Bằng cách này các chi sẽ ở trạng thái bám dính với nhau.

Không nên có một sự trượt nào ở các chi. Nếu điều này xảy ra thì có nghĩa là một

người đang không di chuyển đúng tốc độ hoặc hướng hoặc anh ta bắt đầu chuyển

Copyright © Sifu Scott Baker 2000 78

động của mình trước hoặc sau chuyển động của bạn tập thay vì là cùng lúc. Một khi

việc bám dính được thực hiện đúng đắn, một người quan sát sẽ không thể biết ai là

người khởi tạo chuyển động. Bề ngoài nhìn như là cả hai đơn giản là bắt đầu chuyển

động cùng lúc và các động tác của họ hài hòa một cách hoàn hảo với nhau.

Việc ứng dụng đúng nhóm 3 nguyên tắc đầu sẽ tạo ra: MỘT SỰ KHÓA. Vị trí, Cân bằng và Bám dính

là những nguyên tắc nến tảng để tạo ra một sự kết nối với đối thủ. Khi nó được ứng dụng như

được miêu tả ở trên thì kết quả là tạo ra một sự khóa, chốt bạn vào đối thủ. Những nguyên

tắc nền tảng này tạo ra một cái

KHÓA.

 Đánh thức và làm sống động kết nối

Một khi ba nguyên tắc nền tảng đã được sử dụng thành thạo và tạo ra được một

cái khóa kết nối, bước tiếp theo là đánh thức và làm sống động sự kết nối. Việc ứng

dụng nguyên tắc của sự đàn hồi sẽ tạo ra kết quả này. Để đàn hồi bạn tạo ra một lực

nhẹ nhàng (khoảng 100gram) với các kỹ thuật của mình liên tục hướng về phía đường

trung tâm hay điểm cân bằng của đối thủ. Lúc đầu điều này sẽ rất khó để thực hiện

nhưng cùng với việc tập luyện nó sẽ trở thành một trạng thái tự nhiên. Với mọi kỹ

thuật, từ tấn pháp cho đến vị trí tay mà có kết nối với cánh tay của bạn tập , sẽ có một

áp lực lò xo 100 gram nhẹ nhàng đi cùng với nó. Áp lực lò xo này sẽ nhún nhường

trước một lực lớn hơn, nhưng nó luôn có chủ đích hướng về phía trước.

Ngay cả khi cánh tay bị đẩy về phía sau nó vẫn luôn tồn tại một áp lực 100gram

hướng về phía trước. Nếu cánh tay bị rời ra một cách đột ngột nó sẽ ngay lập tức bắn

về phía trước với không một chút chậm trễ. Chiếc lò xo trong thế tấn đến từ chân sau

và eo. Sự kết hợp của cả tất cả các lò xo trong cơ thể có thể tạo ra một sự phóng thích

lực vô cùng ấn tượng mà không cần nỗ lực khi chúng được phối hợp với nhau.

Mỗi chi phải được tập luyện để có khả năng đàn hồi một cách độc lập với các

chi còn lại. Mỗi vị trí sẽ có một điểm khác biệt nhỏ giữa chuyển động của lò xo bởi nó

phải được cân bằng giữa chính nó và các chi khác. Năng lực có các lò xo độc lập trên

mỗi chi đòi hỏi phải bỏ ra một nỗ lực lớn để đạt được, nhưng nó quả là rất đáng khi

bạn bỏ công sức ra để đạt được điều này. Nó không phải là không phổ biến đối với

một người võ sinh với những chiếc lò xo độc lập rằng anh ta sẽ ngạc nhiên khi anh ta

đánh trúng bạn cũng như bạn ngạc nhiên không hiểu sao mình bị đánh trúng. Với

những chiếc lò xo các chi bắt đầu biết “tự suy nghĩ” và tìm ra đường tấn công bởi

chính bản thân chúng.

 Chọn phương hướng: nhằm đóng tấm lá chắn của bản thân và mở tấm lá chắn

của đối thủ

Để tận dụng được những tác động có lợi và loại bỏ tác động có hại của những

chiếc lò xo bạn phải tập trung điều chỉnh chính xác hướng của chúng. Nếu đối thủ của

bạn có kỹ năng giữ một áp lực không đổi hướng đến đường trung tâm của bạn thì bạn

phải điều khiển áp lực từ những chiếc lò xo của bạn hướng đến anh ta. Điều này trở

thành một sự ứng dụng sâu sắc của việc cân bằng. Hướng tác dụng lực của những

chiếc lò xo cần phải được hiểu một cách cụ thể cho từng kỹ thuật riêng biệt. Mặc dù

nhìn chung mục đích là hướng đến đường trung tâm của đối thủ nhưng mỗi vị trí cần

có những sự tinh chỉnh riêng.

Nếu vị trí của bạn đúng, phù hợp và cân bằng với vị trí của đối thủ thì hướng

tác dụng lực của chiếc lò xo cũng sẽ phù hợp với lực của đối phương. Nếu không đạt

được điều này thì bạn sẽ bị hở và anh ta sẽ bắn lò xo vào bạn. Ví dụ như nếu anh ta

giữ vị trí tán thủ với một lực lò xo nhẹ nhàng hướng về phía trước là lên trên thì bạn

phải sử dụng tay phục thủ lên tay tán thủ của anh ta với một lực nhẹ nhàng hướng về

phía trước và xuống khu vực cùi chỏ của anh ta. Sự tinh chỉnh về hướng chính là bí

quyết của bức tường phòng thủ không thể xuyên thủng nổi tiếng trong kung fu Vĩnh

Xuân và cũng là bí quyết để mở cánh cổng phòng thủ của đối phương. Nếu đối thủ bị

đẩy ra xa khỏi đường trung tâm của bạn thì bạn hãy phóng thích áp lực từ anh ta bởi

lúc này anh ta không gây được một mối nguy hiểm nào cho bạn cả. Bạn luôn hướng

về đường trung tâm của anh ta nhằm chiếm lấy lợi bởi những kẽ hở được mở ra khi

bàn tay của đối phương rời khỏi đường trung tâm của anh ta.

 Tăng sức nặng: nhằm đặt năng lượng vào vũ khí của bản thân

Khi tăng sức nặng của cách chi một cách chính xác sẽ thêm khí vào sự kết nối.

Điều này không có nghĩa là bạn sẽ đẩy mạnh hơn và dùng sức nhiều hơn. Tăng sức

nặng cho cánh tay được thực hiện thông qua việc chủ đích thả lỏng. Việc tăng sức

nặng cũng phải được thực hiện mà không được phá vỡ nguyên tắc của sự cân bằng.

Mỗi vị trí có thể sẽ được tăng sức nặng một cách khác nhau tùy thuộc vào việc nó

được ứng dụng như thế nào và đối thủ của bạn đang làm gì. Ba điểm cần được tăng

sức nặng của cánh tay là vai, cùi chỏ và bàn tay. Hông, đầu gối và bàn chân là những

điểm tương tự trên cẳng chân. Nguyên tắc về cùi chỏ không được di chuyển của Vĩnh

Xuân là một ví dụ của sự tăng sức cùi chỏ trong kỹ thuật phục thủ.

Khi tăng sức nặng một bộ phận nào trên tay hoặc chân, đầu tiên bạn thả lỏng

toàn bộ chi đó một cách sâu sắc, sau đó ứng dụng nguyên tắc về phương hướng lên

vùng này và đặt sự chủ đích của bạn lên điểm cần được tăng trọng lượng. Với một kỹ

năng sâu hơn bạn có thể tăng trọng lượng cho nhiều điểm trên cơ thể cùng một lúc.

Tăng sức nặng của khí vào các chi là điểm mấu chốt để chuẩn bị sẵn sàng khí cho việc

phóng thích nó, được dạy trong bài Tiêu Chỉ.

Sự ấp dụng đúng nhóm 3 nguyên tắc thứ hai này sẽ tạo ra: DÒNG CHẢY.

Sự đàn hồi, Chọn phương hướng và Tăng sức nặng khi được kết hợp qua

các nguyên tắc nền tảng của CÁI KHÓA sẽ tạo ra một trạng thái lỏng linh động để khóa kết nối lại.

Trạng thái lỏng này tạo nên một sự trao đổi động giữa hai người võ sinh để chảy với một năng

lượng mềm mại và không cần nỗ lực.

 Ku: Nhằm điều khiển cây cầu

Một khi bạn có thể hướng sự chủ đích lên các chi để tăng sức nặng của chúng

thì bạn có thể bắt đầu thấy được một khía cạnh sâu hơn về sự kết nối với người bạn

tập. Sự chủ đích hướng có định hướng về phía trước có thể được thay đổi từ mặt này

sang mặt khác của sự kết nối mà không cần một chuyển động vật lý nào. Sự thay đổi

này được chủ đích xuất phát từ tâm trí. Và khi thực hiện điều này ta chú ý thấy rằng

chiếc cầu kết nồi (Ku) có rất nhiều cánh cổng. Những cánh cổng này đóng hay mở tùy

thuộc vào sự chủ đích được đặt ở đâu. Với mỗi chi ta có ba cánh cổng: vai, cùi chỏ và

bàn tay đối với đôi tay, hông, đầu gối và bàn chân đối với đôi chân.

Nó đòi hỏi phải có một kỹ năng và năng lực tuyệt với để có thể đóng tất cả

cánh cổng lại cùng một thời điểm. Nó thậm chí cũng rất khó khi bạn chỉ giữ ở một vị

trí cố định, và hầu như là không thể khi đang chuyển động. Ku là nghệ thuật của sự

lắng nghe cây cầu và chú ý xem cánh cổng nào đang mở và cánh cổng nào đang đóng.

Một khi bạn thấy được cánh cổng nào đang mở thì đó như một lời mời để tấn công.

Một cánh cổng mở như một lời mời đi vô, nếu bạn tấn công vô một cánh cổng đang

đóng bạn sẽ luôn bị khóa lại. Việc tấn công vô một cánh cổng đóng giống như là bạn

đi từ phòng này qua phòng khác bằng cách cố gắng đi xuyên qua bức tường thay vì là

đi qua của. Bằng cách đọc được sự thay đổi trong chủ đích của bạn tập trong khi cánh

tay đang được cung cấp năng lượng bởi khí, chúng ta học cách khám phá xem thời

điểm và vị trí nào để tán công. Đó là nghệ thuật của sự điều khiển cây cầu, hay Ku.

 Lắng nghe: Để biết điều gì đang diễn ra trong thực tại

Trong Vĩnh Xuân mục đích chính của việc lắng nghe là trải nghiệm được

những gì mà một số người đã trải nghiệm được với giây phút hiện tại. Nó không phải

là việc đoán xem anh ta sẽ làm gì tiếp theo, cũng không phải là hình dung hoặc đánh

giá xem cái gì sẽ diễn ra. Lắng nghe đơn giản là mở lòng để trải nghiệm mà không

thông qua một một bộ lọc nào được tạo ra bởi cái tôi cá nhân.

Đầu tiên là chúng ta cần lắng nghe chính cơ thể mình, năng lượng và trạng thái

của những lực vật lý xung quanh chúng ta. Bằng cách lắng nghe chúng, ta uốn mình

và xăp xếp theo các trạng thái này. Sau đó chúng ta hướng sự lắng nghe đến chuyện

động, sự chủ đích và năng lượng của bạn tập. Điều này đòi hỏi một sự hiện tĩnh lặng

của bộ nào. Đây là trạng thái không suy nghĩ và được biết tới như một trạng thái

không tư duy hay Mu-Shin.

Mọi nỗ lực nhằm hợp lý hóa, phân tích, tìm ý nghĩa hay cố gắng hiểu điều gì

đang diễn ra đều không phải là một sự lắng nghe đúng đắn. Mọi sự đánh giá của thời

điểm hiện tại phải được dời lại vào những thời điểm sau để không làm thay thế giây

phút lắng nghe hiện tại với sự lặng đọng sâu sắc. Sự lắng nghe này có thể so sánh với

việc bạn lắng nghe trong một cuộc hội thoại. Tuy nhiên, trong Kung fu nó được cảm

nhận bởi toàn bộ cơ thể khi mà cơ thể bạn tiếp nhận kinh nghiệm từ cơ thể người

khác. Điều này bao gồm tất cả các cảm giác, sự chủ đích, suy nghĩ, cảm xúc tạo nên

một bức tranh tổng thể trong từng khoảnh khắc. Trong khi lắng nghe tất cả những thứ

này được cảm nhận cùng một lúc như một sự trải nghiệm tổng thể về người khác. Có

có thể lắng nghe được như vậy, trước tiên bạn phải làm cho đầu óc trở nên tĩnh lặng

và sau đó tập trung sự tĩnh lặng của nó lên sự kết nối, hiện diện một cách hoàn toàn và

đầy đủ trong thời khắc hiện tại.

Khi việc lắng nghe được thực hiện ở một mức độ sâu sắc, cảm giác về một kết

nối cố hữu giữa bạn và những gì đang diễn ra được phát triển. Khi năng lực này phát

triển bạn sẽ học được cách phản ứng lại với năng lượng của người khác mà không cần

thông qua sự phân tích của bộ não về những gì bạn đang cảm nhận. Lắng nghe không

phải là một điều gì bí ẩn, huyền diệu mà nó được tìm thấy ở trong những con người,

người hoàn cảnh đang hiện diện rõ ràng trước bạn. Lắng nghe được thực hiện để biết

được cái gì đang tồn tại trong mối quan hệ giữa bạn và bạn tập của bạn.

 Mở rộng: để kết nối với những gì đang diễn ra

Có một sự kết nối giữa lắng nghe và gia nhập. Trong khi lắng nghe là một dạng

đầu tiên của việc mở rộng hay hướng ra bên ngoài được diễn ra. Thì sự mở rộng

hướng ra bên ngoài với cảm giác hiện diện của chúng ta nhằm kết nối với người khác.

Một khi bạn tạo được một cảm giác kết nối với từng bộ phận của cá thể khác thì bạn

đã đạt được cái gọi là sự mở rộng. Điều này được thực hiện trước tiên là với nhứng

tiếp xúc vật lý và sau đó được thực hiện mà không cần đến nhứng tiếp xúc này nữa.

Khi bạn có thể cảm nhận từng bộ phận của cơ thể người khác thông qua phần một

phần cơ thể mà bạn được tiếp xúc thì bạn đã mở rộng.

Bài tập Chi Kwun với cây trường côn tạo nên một bổ trợ rất hiệu quả cho sự

phát triển kỹ năng mở rộng với một phạm vi lớn. Năng lực để giữ lại cảm giác và kết

nối vật lý với toàn bộ cơ thể, chuyển động và sự chủ đích của bạn tập khi anh ta

chuyển đổi là thành tố nền tảng cho một kỹ năng niêm thủ hiệu quả. Mở rộng chính là

bí quyết của sự luyện tập Vĩnh Xuân. Bất cứ khi nào mà quy trình này trở nên quen

thuộc thì sự luyện tập vươn ra bên ngoài cùng với cảm giác hiện diện nên trở thành

phần chính của bài tập của bạn. Sự mở rộng được thực hiện để kết nối với thực tại những gì đang

diễn ra trong mối quan hệ giữa bạn và bạn tập.

Sự ứng dụng đúng nhóm nguyên tắc thứ ba này sẽ tạo ra SỰ THẤU HIỂU

(READING). 

Ku, Sự lắng nghe và Sự mở rộng khi được đặt với sự kết nối linh động được tạo ra trước đó sẽ cho

phép bạn đọc và trải nghiệm chuyển động và sự chủ đích của bạn tập từ khuôn khổ năng

lượng của anh ta trong ngay thời khắc mà chúng xuất hiện. Bây giờ thì sự kết nối linh động đã được

tạo ra và ta dùng chìa khóa SỰ THẤU HIỂU để đi vào bên trong đối thủ và đồng hành với những

điều anh ta đang thực hiện khimà nó xảy đến.

 Đi theo: để sống với những gì đang diễn ra

Đi theo là di chuyển cùng với bạn tập—bám lấy anh ta nếu anh ta đi ra xa và

nương theo anh ta nếu anh ta tiến tới gần. Sự đi theo có thể được thực hiện theo rất

nhiều cách, nhưng tất cả đều được thực hiện trong mối quan hệ với bạn tập của bạn và

được xác định bởi các chuyển động của anh ta. Tất cả mọi hành động phải được dựa

trên hành động và sự chủ định của người bạn tập. Để có thể đi theo một cách hoàn

toàn bạn không những phải đi theo những chuyển động thể chất của anh ta mà còn sự

chủ đích của bộ não và sự định hướng của năng lượng của anh ấy. Để thành công

trong việc này bạn phải học cách cảm nhận sự chủ đích và năng lượng và đi theo nó

khi nó thay đổi. Bạn đi theo trên nguyên tắc cân bằng của cuộc trao đổi. Nếu năng

lượng của anh ta trở nên mất cân bằng, và các kẽ hở trở nên rõ ràng thì bạn sẽ đi theo

kẽ hở và tìm điểm lợi thế. Lắng nghe để biết cái gì đang diễn ra, mở rộng để kết nối

với chúng và đi theo để tồn tại cùng với chúng.

 Kết hợp: để tương tác với những gì đang diễn ra

Kết hợp là kết quả được tạo ra bởi sự đi theo. Một khi việc lắng nghe, mở rộng và cần

bằng trở thành những trạng thái cố đị của bạn thì bạn sẽ đi theo và kết hợp với bất cứ

điều gì đang hiện diện trong cuộc trao đổi. Khi mà chúng ta bắt đầu nghĩ về việc tạo ra

một kết quả gì đó hay một hành động nào đó ta sẽ dễ dàng rơi vào một trong những

cái bẫy nguy hiểm nhất trong việc tập luyện niêm thủ. Bởi sự theo đuổi một ham

muốn để tạo ra một kết quả nào đó khiến chúng ta sẽ bỏ quên những nguyên tắc cho

việc hiện diện sự tương tác lại phía sau. Và bởi việc tập trung tìm cách thực hiện để

tạo ra kết quả mong muốn mà chúng ta chuyển qua một trạng thái mất kết nối trong

mối quan hệ và không còn sự kết nối và hiện diện trong thời điểm hiện tại của sự

tương tác. Trạng thái mất cân bằng này tạo nên sự thiếu hiệu quả, mặt khác lại tự tạo

kẽ hở và cơ hội cho đối phương xâm nhập, tấn công vào bạn.

Sư kết hợp thực sự đến từ một trạng thái tinh thần hoàn toàn khác với sự cạnh

tranh thắng thua được nuôi dưỡng bởi sự mong muốn tạo ra một kết quả thông qua sự

nỗ lực. Sự kết hợp chỉ có thể đến từ một trạng thái hợp tác- cân bằng và không cần nỗ

lực.

Một thành phần tiềm ẩn trong nguyên tắc của sự kết hợp là nguyên tắc của sự

trung hòa. Trung hòa là việc lắng nghe và cân bằng với sự thay đổi của các điều kiện

xung quanh khi chung xảy ra trong cuộc trao đổi. Trong sự kết hợp chúng ta ngầm

trung hòa sự chủ đích của đối phương nhằm duy trì trạng thái cân bằng đã tồn tại

trước đó. Trong việc trung hòa, ta đơn giản là duy trì một sự cân bằng hài hòa khi ta đi

theo và kết hợp với sự thay đổi của bạn tập. Không nhất thiết là bạn phải ở trạng thái

chủ động hay bị động, mà đơn giản chỉ là một sự phản hồi để tạo lại trạng thái cân

bằng từ sự mất cân bằng, lấy lại sự hài hòa từ sự mất hài hòa. Sự trung hòa được ngầm

xảy ra trong sự kết hợp và bao bọc lấy sự kết hợp, và nó như là một sản phẩn có thể

quan sát được của sự kết hợp.

Kết hợp làm cho các hoạt động quay trở lại trạng thái cân bằng của nó và hòa

trộn động cơ hành động của người khác với sự biểu lộ của bạn. Ví dụ như: nếu hành

động của người khác được thúc đẩy bởi một sự chủ đích muốn gây tổn thương, thì

một sự chủ đích tương tự sẽ được hòa trộn để phản ứng lại nó nhằm tạo nên sự cân

bằng trong cuộc trao đổi. Để đạt được mức độ này trong cuộc trao đổi mà vấn duy

được trạng thái cân bằng của việc hiện diện, chúng ta phải từ bỏ mọi mong muốn tạo

ra kết quả và phải duy trì, kéo dài và quay trở lại sự cân bằng và hài hòa trong toàn bộ

sự tương tác. Trong việc kết hợp chúng ta hợp nhất năng lượng và các mô trong cơ thể

với bạn tập và dẫn sự căng thẳng của bạn tập đi xuống bộ rễ của mình và tạo điều kiện

cho bản thân phát ra nguồn dương khi đi lên với một sức mạnh không cần cố gắng.

 Dẫn hướng: nhằm tạo ảnh hưởng lên những điều đang xảy ra

Dẫn hướng là kết quả của sự kết hợp. Một khi các mô và năng lượng của cả hai

được kết hợp lại trong chuyển động của họ, sự chủ đích và cảm giác sẽ trở nên thống

nhất với nhau. Từ điều kiện này, một trong hai người có thể bắt đầu dẫn hướng/điều

khiển mà không làm ảnh hưởng đến sự hài hòa và cân bằng trước đó. Bằng cách mở

rộng cảm giác có chủ đích của bộ não/năng lượng trong việc phàn ứng lại và trong sự

hài hòa với chuyển động và sự chủ đích của bạn tập, một sự hợp nhất sâu sắc xảy ra sẽ

cho phép sự chủ đích/năng lượng của một trong hai người dẫn hướng cho người khác.

Điều này nghe có vẻ trái với một nguyên tắc quan trọng là: không được có một

sự chủ đích nào nhằm tạo ra một kết quả gì đó- điều rất cần thiết cho sự kết hợp.

Nhưng thực sự nó không hề trái với điều này. Dẫn hướng không phải là sự ép buộc

đặt vô sự trao đổi mà là kết quả được tạo ra bởi chính sự trao đổi. Bạn không “quyết

định” để dẫn hướng khí của người khác mà chính xác hơn là dòng chảy khí đi lên từ

bộ rễ của bạn được tạo ra trong sự trao đổi lôi kéo khí của người khác chảy theo nó

bởi đó là đặc tính tự nhiên của khí. Nó sẽ luôn đi theo dòng năng lượng được điều

khiển bởi một ý chí cân bằng, rõ ràng và được kiểm soát ở một mức độ sâu sắc. Cho

nên, năng lượng và ý chí của bạn sẽ dẫn hướng mà không hề có một sự chủ đích tạo ra

kết quả nào với dòng chảy của sự trao đổi này.

Trạng thái Mu-Shin (trạng thái tĩnh lặng của bộ não) là cần phải có để có thể

ứng dụng thành công kỹ năng này mà không bị rơi vào các bẫy “cố gắng tạo ra một

kết quả”. Sự dẫn hướng có thể xảy ra vào lúc ban đầu ở mức độ thể chất khi mà các

mô kết hợp và cân bằng với nhau. Mọi hành động và chuyển động đều nằm trong mói

quan hệ và sự kết nối với chuyển động và sự chủ định của đối phương. Trong sự trao

đổi cân bằng này, sự dẫn hướng đến bởi sự lắng nghe, chấp nhận, và kết hợp với

những sự khởi xướng nhẹ nhàng hay những sự mất cân bằng được tạo ra bởi nhưng sự

thay đổi động trong việc kết hợp.

Trong khi lắng nghe sự trao đổi và cảm nhận những sự mất cân bằng, ta có thể

chủ định di vào các vùng mất cân bằng này và dẫn hướng sự chuyển động, chủ đích

và năng lượng của bạn tập theo hướng mà cuối cùng sẽ thể hiện những kẽ hở này trên

phương diện thể chất

Sự áp dụng đúng nhóm nguyên tắc thứ 4 này sẽ tạo ra SỰ ĐIỀU KHIỂN.

Sự đi theo, Kết hợp và Dẫn hướng kết hợp với nguyên tắc của SỰ THẤU HIỂU sẽ giúp cho người

tập có khả năng ĐIỀU KHIỂN đối thủ một cách hoàn toàn. Bởi điều khiển là mục tiêu cuối cùng

trong nghệ thuật chiến đấu và cho phép người võ sư có thể đối diện được mọi tình huống mà

không hề sợ hãi và có thể xử lý được mọi đòn tấn công chỉ với một ít nỗ lực.

Để thành công với việc bộ lộ khí trong việc tập luyện niêm thủ, người võ sinh

phải săn sàng tập luyện một cách kiên nhẫn trong nhiều giờ đồng hồ trong cả tập

luyện niêm thủ và phát triển sự tỉnh thức một cách đúng đắn thông qua việc thiền định

và luyện thở đã được đề cập trước đó. Sự chuyển đổi từ trạng thái thông thường hàng

ngày của bộ não hàng ngày, mà thường được nhắc đến với sự huyên thuyên vô tận của

bộ não, đến một trạng thái huyền diệu của sự tỉnh thức- cho phép bạn thấy được sự

thống nhất của vạn vật và thường được biết đến như một trạng thái tĩnh lặng của bộ

não (Mu-Shin trong tiếng Nhật), là cả một quá trình tiến triển đổi hỏi một sự siêng

năng, cần cù và một sự hướng dẫn có chất lượng. Trạng thái Mu-Shin của sự tỉnh thức

này là rất cần thiết cho kỹ năng bộ lộ về khí và là nền tảng cho sự trao đổi về khí có

thể xảy ra giữa hai người thành thạo tham gia trao đổi trong niêm thủ.

Khi người võ sinh đã thành công trong việc duy trì được các nguyên tắc với

từng nhóm trong suốt quá trình tập luyện niêm thủ đơn thì anh ta có thể bắt đầu tập

luyện những kỹ năng kết nối này trong niêm thủ kép. Nên mỗi nhóm kỹ năng đầu tiên

sẽ được học trong niêm thủ đơn trước và sau đó sẽ được chuyển qua những bài tập

phức tạp hơn và khó đoán hơn của niêm thủ kép.

Trong khi người võ sinh học cách đáp ứng và thể hiện các nguyên tắc trong

nhóm thứ nhất với bài tập niêm thủ kép, anh ta cũng nên tập luyện các nguyên tắc của

nhóm thứ hai với bài tập niêm thủ đơn. Bằng cách này bài tập niêm thủ đơn sẽ dần

đường cho sự phát triển những kỹ năng của sự kết nối cao cấp.

5. Niêm thủ kép: một cuộc trò chuyện

Mặc dù niêm thủ đơn là bài tập quan trọng nhất cho việc học và luyện tập kỹ

năng về sự kết nối, niêm thủ kép mới là bài tập cốt yếu cho sự ứng dụng những kỹ

năng này vào cuộc trò chuyện. Sự ẩn dụ là một cuộc trò chuyền là một sự thể hiện

hoàn hảo cho điều gì nên xảy ra trong một cuộc trao đổi niêm thủ kép. Khi hai người

đều biết về một ngôn ngữ thì họ có thể nói chuyện một cách tự do, thoải mái thể hiện

các ý tưởng, suy nghĩ của họ thông qua hệ thống ngôn ngữ đó. Họ không phải nói theo

những mẫu câu định sẵn và cũng không cần phải chuẩn bị cho cuộc trò chuyện bằng

cách đoán xem câu hỏi nào sẽ được hỏi và họ sẽ trả lời như thế nào. Những lo lắng

như thế chỉ dành cho những người chưa đủ rành để có thể thể hiện bản thân một

cách tự do trong ngôn ngữ đó. Như ta nói trước đó: niêm thủ là một cuộc trò

chuyện sử dụng ngôn ngữ của chuyện động. Các kỹ thuật và vị trí ta sử dụng là

các từ đơn, các nguyên tắc sự kết nối và sắp xếp là cấu trúc của ngôn ngữ. Sự

trao đổi là sự thể hiện tự do của cuộc nói chuyện.

Nếu bạn bạn tập luyện niêm thủ như một tập hợp các mẫu bài tập có sẵn thì bạn

không thực sự đang học ngôn ngữ đó. Tất cả bạn đang làm là chỉ vờ như biết nó, nó

chỉ làm việc hiệu quả cho đến khi cố gắng trao đổi với một người biết nói ngôn ngữ

đó. Việc trao đổi bằng cách thực hiện nhưng khuôn mẫu cho trước chỉ có lợi ích khi

bạn bắt đầu học để lấy cảm giác ứng dụng đúng những nguyên tắc của chuyển động.

Tuy nhiên, chúng chỉ là những ví dụ của một trong những sự trao đổi đúng và nên

được để lại phía sau một khi chúng đã thực hiện xong nhiệm vụ là minh họa sự ứng

dụng đúng các nguyên tắc. Một khi người võ sinh đã hiểu được cảm giác về các

nguyên tắc thì anh ta nên trừu tượng hóa nó và ứng dụng nó trong mọi kỹ thuật một

cách tự do. Các nguyên tắc không phải bị khóa cứng trong một hoặc hai mẫu chuyển

động. Thực tế thì các nguyên tắc giúp cho người võ sinh có thể tự sáng tạo và thể hiện

bản thân với vô số sự kết hợp các kỹ thuật có thể.

Làm thế nào mà ta có thể học cách trao đổi và thể hiện một cách tự do trong

niêm thủ? Bí quyết là luyện tập với một tốc độ thật chậm trong nhiều tháng, thậm chí

nhiều năm đầu trước khi nỗ lực với tốc độ thực sự. Tại sao? Bởi vì bạn đang học môn

ngôn ngữ mới, và cách tốt nhất để học nói chuyện trong một ngôn ngữ mới là nói với

ai đó đã biết về ngôn ngữ đó trong một cuộc trò chuyện với tốc độ thật chậm. Do đó

bạn sẽ có thời gian để hiểu được anh ta đang nói gì và định hình những phản ứng sử

dụng các từ và cấu trúc đúng của ngôn ngữ. Khi bạn nói sai một điều gì đó bạn có thể

dễ dàng kiểm tra và hiểu tại sao nó không đúng nên bạn sẽ học được cách để không

lập lại nhưng sai lầm tương tự trong những câu khác.

Niêm thủ cũng như thế. Niêm thủ kép cũng nên được tập luyện một cách thật

chậm. Điều này sẽ giúp loại bỏ được tính đối kháng nổi lên một cách tự nhiên giữa hai

người và cho những kỹ năng nói chuyện thực sự được tập luyện và mài dũa. Một khi

bạn trở nên tự nhiên và thoải mái để việc trao đổi chuyển động và có thể nói chuyện

được trong nhiều phút mà không bị khựng hay mắc một lỗi gì thì bạn có thể tăng tốc

độ lên một cách dần dần. Chỉ với những giai đoạn cao cấp nhất của kỹ năng niêm thủ

mới nên tập luyện ở với tốc độ cao.

Việc tập luyện không giống như việc biểu diễn. Khi bạn biểu diễn niêm thủ, nó

thường được thực hiện rất nhanh. Bạn không học được những kỹ năng sâu hơn trong

việc biểu diễn, bạn chỉ đang khoe khoang về những kỹ năng mà mình đã có. Để học

được những kỹ năng một cách sâu sắc hơn bạn phải bắt đầu từ việc tập luyện thật

chậm. Một cuộc chiến đấu cũng giống như việc biểu diễn. Bạn không phát triển các

kỹ năng mới trong một cuộc chiến thực sự, bạn chỉ đang biểu diến những kỹ năng

mình đang có để vượt qua đối thủ. Một điều quan trong là cần phải tách rời việc tập

luyện tự do ra khỏi việc tập luyện niêm thủ. Điều này đặc biệt đúng với những võ sinh

ở trình độ sơ cấp và trung cấp. Chúng thực sự là hai bài tập hoàn toàn khác biệt và

không nên lẫn lộn hoặc trộn lẫn chúng vô nhau.

Bài tập niêm thủ kép truyền thống được bắt đầu với bài tập poon sau hay bài

tập lăn tay. Poon sau là một phần quan trọng cho bài tập trao đổi đầy đủ trong niêm

thủ. Trong poon sau có các vị trí sẵn sàng động tọa cho cả hai đều có những điểm lợi

thế so với đối thủ. Một vị trí sẵn sàng tĩnh sẽ không tạo cơ nhiều cơ hội để bắt đầu

cuộc trao đổi. Và đây không phải là một kỹ năng khó để đặt bản thân vào một vị trí

tay chạm tay mà không thực sự tạo ra một kẽ hở nào trừ khi bạn di chuyển trước và tự

tạo ra các kẽ hở cho đối thủ. Bởi vì bạn đang học một ngôn ngữ của chuyển động

trong niêm thủ, chúng ta sẽ bắt đầu di chuyển từ vị trí trung hòa. Và đó chí là chuyển

động của poon sau.

Bài tập poon sau

Sự trao đổi năng lượng xảy ra trong bài tập lăn tay này là rất quan trọng khi ở

các trình độ cao cấp hơn của kỹ năng này. Vị trí tay phục thủ sẽ dẫn hay tập hợp năng

lượng hiện có ở tay tán thủ ở bạn tập. Bằng việc học cách đọc và cảm nhận với sự

mềm mại, sâu sắc của khí bạn sẽ có thể tìm thấy trong bài tập lăn tay những kẽ hở mà

đối phương sẽ mắc phải. Những kẽ hở này là lời mời để bạn phá vỡ sự lăn tay và thực

hiện một đòn tấn công. Sau đó, cùng với việc anh ta phản ứng lại với đòn tấn cồn của

bạn thì bạn cũng phả ứng lại với sự phản ứng của anh ta như trong một cuộc nói

chuyện. Sự trao đổi chảy và tiến triển một cách tự nhiên và không thể dự đoán trước

được.

Trạng thái Mu-Shin của sự tỉnh thức nên được gợi lện như một phần của bài tập

niêm thủ. Sự nhịp nhàng, mềm mại của bài tập lăn tay sẽ giúp ích cho sự chuyện đổi

trạng thái này. Trong trạng thái này bộ não sẽ được tự do để cảm nhận được những

điều đang xảy ra trong hiện tại. Sẽ không có một sự phiên dịch hay giải thích bởi con

khỉ nhiều chuyện trong đầu bạn được thực hiện. Với trạng thái tỉnh thức này một sự

kết nối mạnh mẽ và hiểu biết của bộ não tiềm thức sẽ được tự do thể hiện, phản ứng

và sáng tạo với những sự yêu cầu của giây phút hiện tại. Cùng với việc hai người kết

hợp trong một dòng chảy của sự trao đổi, họ hòa vào thành một thể của sự thống nhất

của sự sống.

Nhiều võ sinh Vĩnh Xuân chỉ phát triển một số mưu mẹo mà họ sử dụng lên

bạn tập như những pha ghi điểm. Và thường thì những mưu mẹo này sẽ không hiệu

quả đối với những ai thực sự biết về ngôn ngữ của chuyển động này. Nhưng mưu mẹo

này có thể sẽ hiệu quả trong một hoặc hai lần đầu nhưng sau đó người nói chuyện

thành thạo sẽ phát hiện ra nó và đánh bại nó. Việc dựa vào một vài mánh khóe như tốc

độ hay những chuyển động trượt nào đó đã được tập dợt nhiều lần trước đó chỉ là một

sự thay thế khập khiễng cho một sự kết nối và kỹ năng trao đổi thực sự mà niêm thủ

có thể tạo ra.

Kỹ năng kết nối mà bạn học được trong niêm thủ đơn sẽ chi phối toàn bộ cuộc

trò chuyện trong niêm thủ kép. Nhưng năng lực kết nối này sẽ làm cho người võ sinh

có thể đọc và sử dụng được cách chuyển động, sự chủ đích và năng lượng của bạn tập

làm lợi thế cho bạn thân trong cuộc trao đổi. Bằng cách sử dụng một số mưu mẹo có

thể làm cho người võ sinh cảm thấy mình giỏi hơn vào những lúc đầu, nhưng với

những ai phát triển sự kết nối thực sự với bài tập niêm thủ sẽ sớm vượt qua nhưng

người võ sinh chỉ sử dụng những mưu mẹo theo vì là kỹ năng thực sự.

Tôi đã có rất nhiều kinh nghiệm với những võ sinh Vĩnh Xuân, những người

mà thoạt đầu trông rất giỏi nhưng thông qua niêm thủ tôi phát hiện ra rằng tất cả kỹ

năng của họ hầu hết chỉ là những mưu mẹo rẻ tiền. Trong một lần tôi đã gặp một

người đàn ông rất tử tế tên là Robert. Robert đã tập luyện nhiều năm với một võ sư

nổi tiếng- vị này có rất nhiều võ đường và võ sinh ở Mỹ. Tôi mong chờ rằng ít nhất kỹ

năng của anh ta phải bằng kỹ năng của tôi. Khi chúng tôi bắt đầu trao đổi một cách

thân thiện tôi có thể cảm thấy anh ta có một cảm giác mềm mại trong sự lăn tay của

mình, điều này làm tôi bị ấn tượng và ám chỉ rằng anh ta có hiểu biết về khí ở một

mức nào đó. Tuy nhiên, cùng với việc tăng cường sự trao đổi tôi phát hiện ra ràng anh

ta chỉ có hai hay ba mưu mẹo để thâm nhập vô đối phương. Trong lần đầu anh ta sử

dụng mưu mẹo chính của mình để thâm nhập anh ta đã thực hiện được nó. Nhanh

chóng sau đó, anh ta cố gắng lập lại lần nữa nhưng đều không thành công bởi tôi đã

cảm nhận được chuyển động này và dễ dàng đối phó với nó.

Cuộc trao đổi của chúng tôi kéo dài khoảng 20-30 phút. Anh ta còn cố gắp thực

hiện lại mưu mẹo của mình thêm 30-40 lần nữa nhưng không bao giờ thành công

được thêm một lần nào nữa. Mặt khác thì tôi có thể đi vào anh ta mà không cần nỗ lực

gì cả. Robert trông có vẻ rất ấn tượng với kỹ năng của tôi; tuy nhiên, tất cả nhưng gì

tôi thực hiện là trò chuyện với ngôn ngữ của chuyển động, còn anh ta thì chỉ có một số

cụm từ học vẹt và lập đi lập lại nó mà không thành công. Tôi cảm thấy thật buồn khi

gặp những người tập Vĩnh Xuân như Robert, anh ấy đã tập luyện rất vất vả và chưa

bao giờ được dạy để nói chuyện với niêm thủ; làm thế nào để nói chuyện với ngôn

ngữ của chuyển động. Bạn sẽ không thể nào nói được là liệu ai đó có thể nó chuyện

với ngôn ngữ của chuyển động hay không trừ khi bạn chạm vào họ và bắt đầu cuộc trò

chuyện. Một khi đã chạm, trong vòng 30 giây đầu tiên của cuộc trao đổi sẽ thể hiện

được là liệu họ có biết ngôn ngữ của chuyển động hay chỉ đơn giản là nhớ vẹt những

cụm từ trong một ngôn ngữ phong phú và sâu sắc.

6. Giải phóng khỏi kỹ thuật thông qua các nguyên tắc

Các nguyên tắc của chuyển động là chìa khóa để tạo nên một cuộc nói chuyện

hiệu quả trong niêm thủ. Việc luyện tập kỹ thuật như một công cụ để chống lại kỹ

thuật khác thì rất hạn chế và kém hiệu quả. Và nó quả là vô lỹ nếu bạn tin rằng chỉ có

duy nhất một sự phản ứng đúng cho một hoàn cảnh nhất định. Nếu điều này đúng thì

mọi người sẽ thực hiện Vĩnh Xuân với một cách như nhau. Họ sẽ giống như những

bản sao của Vĩnh Xuân. Nhưng chúng ta không. Vĩnh Xuân là một hệ thống cho phép

những cá nhân được bộ lộ bản thân trong khuôn khổ của nó. Đó là lý do vì sao mà có

rất nhiều cách phản ứng khác nhau với cùng một trường hợp bị tấn công, và tất cả đều

đúng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi cánh phản ứng đều đúng. Cũng có

rất nhiều cách phản ứng sai. Vậy: điều gì làm cho một phản ứng là sai hay đúng? Câu

trả lời chính là các nguyên tắc.

Các nguyên tắc của sự di chuyển, sắp xếp, sự kết nối và sức mạnh ẩn chứa

trong Vĩnh Xuân sẽ xác định sự phản ứng nào là đúng đắn. Các sự phản ứng không

phù hợp sẽ phá vỡ các nguyên tắc nền tảng và thiết yếu của một sự di chuyển tốt.

Bằng cách này họ sẽ làm cho bản thân dễ bị tổn thương hoặc có thể còn tệ hơn.

Nhưng trong khuôn khổ của các nguyên tắc thì có rất nhiều sự lựu chọn, và tất cả đều

đúng. Bạn sẽ lựa chọn phương án nào là phụ thuộc và việc bạn chủ đích sẽ làm gì, kỹ

năng của bạn đến đâu, bạn hiểu các nguyên tắc này như thế nào và khả năng đáp ứng

của các kỹ thuật của bạn với nguyên tắc đó, sự ưa thích cá nhân, cơ địa và tính cách

của bản thân.

Nếu bạn được dạy rằng: chỉ có duy nhất một phản ứng đúng với một hoàn cảnh

cụ thể thì tức là bạn đang được dạy về kỹ thuật chứ không phải nguyên tắc. Và đó là

một Vĩnh Xuân tồi. Nền tảng giúp cho Vĩnh Xuân trở nên mạnh mẽ và hiệu quả là

chính là những nguyên tắc xuyên suốt môn võ. Khi mà những nguyên tắc này được

hiểu đúng, chúng giải phóng người tập nhằm phản ứng với rất nhiều lựa chọn hơn là

giam hãm họ trong một hoặc hai cách di chuyển. Dòng chảy trao đổi trong niêm thủ là

nơi bạn học cách làm cho những kỹ thuật của mình trở nên vừa vặn với các nguyên

tắc. Niêm thủ cho phép bạn trải nghiệm cách mà các nguyên tắc hoạt động với nhau

và cho phép các chuyển động của bạn đáp ứng một cách hoàn hảo với các chuyển

động của bạn tập.

Và điều này thường xảy ra ở mức độ tiềm thức. Bạn học các cảm giác của một

sự trao đổi đúng hơn là dùng lý trí để phân tích nó. Sự hiểu biết bằng lý trí về các

nguyên tắc này sẽ đến vào một thời điểm khác rất lâu sau này. Nó cũng tương tự như

với một ngôn ngữ nào đó. Ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn bị chi phối bởi những nguyên tắc

và chúng sẽ bảo cho bạn biết cụm từ nào diễn đạt đúng hay sai. Tuy nhiên, bạn không

ý thức được nhưng nguyên tắc này khi bạn nó, bạn đơn giản chỉ là bộc lộ bản thân

thông qua ngôn ngữ đó và thường thì bạn thực hiện đúng. Những nguyên tắc sẽ được

thực hiện thông qua tiềm thức cho đến khi ai đó thể hiện sai và bạn ngay lập tức ý

thức được điều này được thể hiện không chính xác. Trong niêm thủ cũng tương tự.

Các nguyên tắc về chuyển động được dạy vào bộ não tiềm thức thông qua các sự trao

đổi niêm thủ một cách chậm chạp. Hầu hết thời gian là bạn không ý thức được chúng.

Một khi có điều gì đó sai được thể hiện thông qua một chuyển động không đúng,theo

bản năng bạn sẽ biết đến nó. Cùng với việc bạn kiểm tra tại sao nó lại sai, bạn sẽ sớm

trở nên ý thức được nguyên tắc đó đã bị phá vỡ thông qua những sai lầm riêng biệt.

Cũng tương tự như khi nói, trong niêm thủ bạn không phải ý thức về những nguyên

tắc để làm cho dong chảy của cuộc hỏi thoại được diễn ra.

CHƯƠNG 8: BÀI TẬP LUYỆN TẬP NĂNG LƯỢNG CAO CẤP TRONG

VĨNH XUÂN VỚI BÀI: MỘC NHÂN PHÁP, LỤC ĐIỂM BÁN CÔN VÀ BÁT

TRẢM ĐAO

Trong quá trình phát triển về kỹ năng nội công Vĩnh Xuân mỗi giai đoạn sẽ có những mục đích và sự

kết nối rất riêng biệt, và việc luyện tập cao cấp nhất được sử dụng với bài tập Mộc nhân pháp, lục

điểm bán côn và bát trảm đao. Với những ai chưa thực sự bước vào con đường nội công rộng lớn

xuyên suốt môn võ Vĩnh Xuân thì ý tưởng cho rằng việc tập mộc nhân và vũ khí có liên đến việc học

về khí là thật ngớ ngẩn. Tuy nhiên, những võ sinh sáng suốt sẽ nhận ra rằng những bài tập cao cấp

được truyền dạy thông qua mộc nhân và vũ khí về cơ bản đòi hỏi phải đạt được những kỹ năng về

nội công và khả năng ứng dụng nó một cách sâu sắc.

Một cách truyền thống thì bài tập với mộc nhân, gậy và đao tạo nên những bước đi cuối cùng của

người võ sinh trên con đường Vĩnh Xuân. Chúng được dạy cuối cùng bởi nhiều lý do. Rõ ràng

là một người cần phải đạt được những kỹ năng vững chắc trong những khía cạnh nền

tảng của môn võ thì mới có thể đạt được lợi ích trong việc đầu tư tập luyện những bài

tập cao cấp này. Nhưng đây không phải là lý do quan trọng nhất. Một khi bạn hiểu

được tầm quan trọng của nội công trong các kỹ năng của Vĩnh Xuân bạn sẽ thấy rằng

những bài tập cao cấp với mộc nhân và vũ khí đòi hỏi một năng lực vững chắc với tất

cả các kỹ năng về nội công đã được tập trước đó. Thiếu những năng lực này thì việc

tập luyện với mộc nhân và vũ khí chỉ mang tính bề mặt và sẽ không đóng góp nhiều

vào năng lực của người võ sinh.

Một điều thực sự cần thiết là người võ sinh phải đã phát triển được một kỹ năng

đáng kể trong việc bám rễ, đặt và phóng thích năng lượng thông qua cơ thể. Bộ tấn

của anh ta phải vững chắc và có một nguồn năng lượng sâu lắng. Anh ta cũng phải có

biết cách dẫn khí đi lên từ bộ rễ thông qua việc tập luyện đúng bài Tiểu Niệm Đầu.

Anh ta phải trở nên mềm dẻo mà phối hợp nhịp nhàng trong chuyển động của bản

thân. Những chuyển động phức tạp phải được gắn kết với nhau một cách hoàn hảo

theo thời gian và không gian, sự tập trung tinh thần của anh ta phải có khả năng đặt

năng lượng vào những bộ phận mong muốn tại những thời điểm chính xác.

Đầu tiên, những kỹ năng này có thể đạt được thông qua việc tập luyện bài Tầm

Kiều và sau đó được phát triển thông qua việc tập luyện đúng bài Tiêu Chỉ. Toàn bộ

việc tập luyện niêm thủ cũng làm cho khả năng này trở nên sâu sắc hơn. Thêm vào đó

người võ sinh nên có khả năng sử dụng khí với cú đánh của anh ta. Anh ta nên có khả

năng thể hiện một sự bộc lộ mạnh mẽ của khí thông qua cú đấm 1 inch, cú đánh bàn

tay chìm và bàn tay xuyên thấu.

Những võ sinh ở cấp độ cao hơn còn có thể phóng thích năng lượng của mình

thông qua các kỹ thuật đá. Những kỹ năng này đạt được thông qua việc tập luyện và

hiểu đúng bài quyền Tiêu Chỉ, và sự tập luyện niêm thủ cao cấp, và những việc tập

luyện nội công sâu sắc đã được đề cập trong những phần trước của cuốn sách. Nếu

người võ sinh đã có những khả năng thỏa đáng về nội công thì việc tập luyện với mộc

nhân và vũ khí sẽ mang lại những sự tiến bộ quan trọng trong kỹ năng võ thuật của

họ.

1. Giải mã bí mật của mộc nhân

Bài tập Mộc nhân pháp trong Vĩnh Xuân có quan hệ mật thiết với việc hiểu và phát triển kỹ năng

về nội công. Tinh hoa của bài mộc nhân pháp chỉ có thể được tìm thấy nếu bạn hiểu về nó từ góc

nhìn của khí. Có rất nhiều người hiểu nhầm ý nghĩa của cộng cụ tập luyện này. Tập mộc nhân

không phải nhằm mục đích làm cho cơ thể trở nên cứng rắn hơn. Nó không phải là một cái bao cát,

và cũng không phải được thiết kể để đánh mạnh vào nó. Mộc nhân là để phát triển độ nhạy của bản

thân. Nó giúp bạn học cách đánh với năng lượng hay với khí hơn là chỉ đánh bằng cơ thể. Mộc nhân

dạy cho người võ sinh cách thực hiện một cú Fa-Jing sao cho đúng. Nó dạy vể vấn đề tinh luyện và

kết hợp tất cả các kỹ năng về nội công đã được phát triển và làm sao để sử dụng chúng một cách

tổng lực. Và ở mức độ bí mật nhất là mộc nhân dạy về việc tập luyện và ứng dụng của điểm huyệt.

2. Các giai đoạn tập luyện với mộc nhân

Cùng với những kỹ năng mới mà bạn đạt được sự thông thạo với mộc nhân đều

phải trải qua 5 gian đoạn.

a) Thuộc trình tự của bài tập: Đầu tiên bạn phải học thứ tự của các chuyển động trong

bài mộc nhân pháp. Một khi bạn có thể thực hiện bài tập này mà không bị gián

đoạn thì bạn có thể chuyển qua giai đoạn thứ hai.

b) Hoàn thiện kỹ thuật: Giai đoạn này tập trung vào việc tinh luyện và chỉnh sửa cho

đúng từng kỹ thuật. Ở đây anh ta sẽ bắt đầu chỉnh sửa việc xác định thời gian của

các chuyển động cho phù hợp với tốc độ di chuyển của mộc nhân cũng như sự

chính xác của từng vị trí. Trong giai đoạn thứ hai này anh ta cũng sẽ có thêm được

những hiểu biết về việc ứng dụng các kỹ thuật trong bài mộc nhân pháp.

c) Sức mạnh Fa-Jing: Một khi giai đoạn thứ hai đã được thành thạo, anh ta có thể

chuyển qua giai đoạn thứ ba của việc tập trung dụng những chuyển động của mộc

nhân. Trong giai đoạn này anh ta phải hoc cách đánh vào mộc nhân với một năng

lượng đúng, với một sự phóng thích Fa-Jing hơn là chỉ đơn thuần là đánh bằng cơ

thể. Anh ta phải học cách xác định được thời điểm chính xác để đánh vào mộc

nhân trong từng động tác. Điều này đòi hỏi anh ta phải “lắng nghe” mộc nhân bằng

cả cảm giác để bắt được nhịp chuyển động, và bằng tai để nghe được những âm

thanh giòn dã vang lên khi thực hiện đúng.

d) Mộc nhân sống: Một khi đã thành thạo các kỹ năng trên thì anh ta có thể chuyển

qua giai đoạn thứ tư, lúc này anh ta có thể thực hiện bài mộc nhân pháp mà trông

có vẻ như không cần nỗ lực gì cả, trong khi chuyển động và âm thanh của mộc

nhân thì lại thể hiện rằng: một nguồn năng lượng lớn đang được phóng ra. Cũng

trong giai đoạn này người võ sinh học cách đặt năng lượng lên mộc nhân và dẫn

năng lượng ra khỏi mộc nhân vào những thời điểm trong bài tập. Bằng cách này,

mộc nhân trở thành một người bạn tập sống động mà người võ sinh cao cấp ôm

vào người cũng với khí của anh ta. Ở mức độ cùng với sự hiểu biết này người võ

sinh như đang thực hiện một bài tập niêm thủ cao cấp với một con mộc nhân sống.

Sau đó, khi mà người thầy cảm thấy anh ta có thể bắt đầu chuyển qua giai đoạn thứ

năm thì anh ta sẽ được chuyển qua giai đoạn cuối cùng của bài tập mộc nhân.

e) Điểm huyệt: Giai đoạn này sẽ giả mã những ứng dụng trừu tượng của bài tập khi

chúng được gắn liền với các điểm trong hệ thống kinh mách và có liên quan đến

vấn đề điểm huyệt. Mộc nhân là một công cụ tuyệt vời để dạy về điểm huyệt. Và

bài tập mộc nhân pháp chứa đầy những lý thuyết và kỹ thuật của điểm huyệt. Sự

thật này sẽ không bao giờ được thực sự coi trọng và hiểu thấu đáo cho đến khi

những kiến thức về điểm huyệt chứa đựng trong nó được hé mở. Mỗi sự phối hợp

đều thể hiện một cú đánh cụ thể tấn công vào hệ thống năng lượng của đối phương

nhằm hạ gục anh ta.

Khi người võ sinh học cách đánh mộc nhân bằng năng lượng, anh ta cũng học cách

đánh vào những điểm huyệt đạo một cách chuẩn xác. Đây là phần đỉnh cao của kỹ

năng sự hiểu biết được tập luyện với mộc nhân.

3. Năng lượng trong vũ khí của Vĩnh Xuân, Lục điểm bán côn

Trong quá trình tiến triển, sau khi tập xong bài mộc nhân pháp người võ sinh sẽ

tập qua bài lục điểm bán côn. Một số võ đường không nhấn mạnh đến bài này và thậm

chí không dạy bài này. Có lẽ bởi vì họ cảm thấy đây là một thứ vũ khí đã lỗi thời, quá

dài và quá vướng víu cho những người hiện đại. Hoặc cũng có lẽ bởi vĩ trong lịch sử

Vĩnh Xuân họ thấy rằng trường côn được thêm bởi các thế hệ sau chứ không phải bởi

lão sư Ngũ Mai. Một số lại cho rằng trường côn là dựa trên một hệ thống kung fu khác

chứ không phải Vĩnh Xuân. Các quan niệm này đều sai lầm.

Trường côn có nguồn gốc từ Thiếu Lâm nhưng sau đó cũng là Vĩnh Xuân.

Trong khi tôi ở Trung Quốc, tôi đã nói chuyện rất nhiều lần với một lão sư phụ tập

luyện Vĩnh Xuân ở công viên, và không với một ngoại lệ nào Vĩnh Xuân được xem

như là một nhánh của kung fu Thiếu Lâm. Thậm chí ngày nay, Vĩnh Xuân vẫn có

những liên hệ mật thiết với Thiếu Lâm Trung Hoa.

Trường côn sẽ thêm vào những giá trị quan trọng cho kỹ năng Vĩnh Xuân của

người võ sinh, đặc biệt khi bạn hiểu trường côn là một vũ khí năng lượng tuyệt diệu.

Nó vừa thách thức vừa phát triển năng lực nội công cao cấp sẵn có của bạn. Cây côn

dạy bạn cách thực sự mở rộng năng lượng của bản thân dọc theo và vượt ra khỏi chiều dài

của nó. Cộng thêm vào đó, sức nặng của cây côn cũng góp phần lớn vào sự phát triển sức mạnh

của cổ tay và cánh tay trước. Và cuối cùng, bài tập lục điểm bán côn dạy bạn về cách sử dụng đòn

bẩy, bám rễ và phóng thích khí vào đỉnh của cây côn.

Chi Kwun hay bài tập bám dính với cây côn thách thức và phát triển một cách

mạnh mẽ độ nhạy và kỹ năng lắng nghe nội lực của người võ sinh. Thêm vào đó, bài

tập chỉ ra các huyệt đạo trên cơ thể cơ thể khi bị vỗ vào với năng lượng tại một đầu

của cây côn sẽ cho đối thủ bất tỉnh. Một số nguyên tắc quan trọng khi học cách sử

dụng khí với vũ khí là: đầu tiên là thực hiện bài tập một cách chính xác, điều này sẽ

làm cho năng lượng tập hợp trên cánh tay. Thứ hai là học cách tạo ra những rung động

đặc trưng dọc theo chiều dài cây côn. Thứ ba là sử dụng sự rung động và trau chuốt nó

với mỗi điểm trong sáu cú đánh của bài tập. Nó cũng bao gồm việc học kỹ thuật tiêu

chỉ với cây gậy, như vậy ta có thể nghe thấy khi bắn dọc theo chiều dài cây gậy và

được phóng thích ra khỏi đầu bên kia của cây gậy. Thứ tư là học cách đặt chủ đích lắng nghe hay

khí lên vũ khí của bản thân nhằm cảm nhận được vũ khí của người khác đang trượt hay di chuyển

dọc theo cây gậy và cũng để cảm nhận khi mà một đầu của cây gậy tạo nên một tiếp xúc gì đó. Kỹ

năng này thỉnh thoảng được những võ sinh cao cấp thực hiện

bằng cách bịt mắt khi tập bài tập dính gậy. Quá trính tăng tiến của kỹ năng nội công

này sẽ phát triển cùng với việc kỹ năng sử dụng cây gậy một cách vật lý được cải tiến.

Điều quan trọng là cây gậy phải được làm từ gỗ cứng để có thể giữ và mang năng lượng đi

qua nó. Một số cây gậy được làm từ loại gỗ nhẹ và mềm thì rất khó để giúp ích trong việc phát triển

các kỹ năng cao cấp này. Chiều dài và trọng lượng của cây gậy cũng rất đặc biệt: 8-9 feet (2.4-2.7m)

là chiều dài thông thường, mặc dù một số người có thể sử dụng được cây gậy dài tới 12 feet

(3.6m). Trọng lượng của cây gậy thì phụ thuộc vào loại và chất lượng gỗ được sử dụng. Cả sức

nặng và chiều dài của cây gậy sẽ góp phần vào sự phát triển kỹ năng sử dụng khí của người võ

sinh khi anh ta học cách đặt năng lượng của mình vào vũ khĩ và cảm nhận nó như là một phần của

cơ thể.

4. Bát trảm đao

Sau khi đã luyện tập thành thạo với bài mộc nhân pháp và lục điểm bán côn,

giai đoạn cuối cùng của kỹ năng nội công cao cấp trong Vĩnh Xuân được giới thiệu

thông qua bài bát trảm đao. Vũ khí này không phải chỉ duy nhất Vĩnh Xuân mới có.

Tuy nhiên Vĩnh Xuân có một cách sử dụng độc đáo đối với loại vũ khí này. Bài tập

này rõ ràng là một sự mở rộng của toàn bộ hệ thống võ thuật Vĩnh Xuân. Những

chuyển động trong bài tập này đều mang tính đặc trưng của Vĩnh Xuân. Những

nguyên tắc và chiến lược chiến đấu được dạy trong bài đao này cũng mang tính đặc

trưng của Vĩnh Xuân và phù hợp một cách hoàn hảo với những gì đã được học trong

những bài tập trước đó.

Vĩnh Xuân là một môn võ thực dụng, nó không nhằm mục đích biểu diển hay

hào nhoáng bên ngoài. Và điều này cũng đúng với vũ khí của môn võ. Bài lục điểm

bán côn không phải là một bài để trình diễn, mà là một bài tập rất thực dụng. Bài bát

trảm đao cũng thế.

Thậm chí trong các nhánh của Vĩnh Xuân cũng có

những sự khác biệt trong bài này, và đã phát triển thành hai

thiết kế khác nhau của cây đao với những khác biệt nhỏ. Sự

khác biệt này nằm ở bề rộng của lưỡi dao tại điểm uốn nằm

trước mũi dao. Một thiết kế có bề rộng song song từ tay

cầm đến điểm mũi, và một thiết kế thì có bề rộng lớn nhất

tại điểm uốn ngay trước khi uốn xuống điểm mũi. Đây chỉ

là một khác biệt nhỏ, nhưng lại có những tính chất rất quan

trọng khi bạn học cách bộc lộ khí thông qua thanh đao. Với

thanh đao có lưỡi rộng hơn thì dễ biểu hiện khí ra bên ngoài

hơn. Do nó có trọng lượng lớn hơn ở phẩn đầu và năng

lượng sẽ tạo nên một âm thanh cộng hưởng với phần lưỡi đao và có thể nghe được

một cách rõ ràng. Cho nên, có người nói rằng với một người võ sinh thành thạo thì

anh ta có thể làm cho thanh đao của mình cất tiếng hát.

Với lưỡi đão hẹp hơn thì âm thanh này khó được nhận thấy hơn. Sự thật thì

thường những rung động vẫn được tạo ra nhưng tần số của chúng vượt ra khỏi ngưỡng

nghe của con người. Thanh đao với lưỡi rộng hơn tạo ra những sự dao động với tần số

thấp hơn cho nên ta có thể nghe được. Và cũng do phần trọng lượng thêm vào của nó

tại phần đầu mà làm cho nó phần nào trở nên dễ dàng hơn trong việc tạo những rung

động. Ngoài sự khác biệt này thì năng lượng đều có thể được biểu lộ thông qua cả hai

loại đao, nhưng với loại đao lưỡi hẹp hơn thì việc biểu lộ khó được nhận thấy hơn.

Kỹ năng này đòi hỏi bạn phải có thể đặt khí vô lưỡi đao của mình. Việc cảm

nhận khí đi vào lưỡi đao ngắn làm bằng kim loại thực sự khó hơn nhiều so với việc

dẫn khí đi vào một cây trường côn. Nó đòi hỏi phải có một kỹ năng phóng thích khí

sâu sắc để có thể tạo ra sự rung động năng lượng này. Về cơ bản thì bạn đã học được

cách phóng thích khí từ bàn tay và ngón tay trong bài Tiêu Chỉ. Và kỹ năng đó đã

được trui rèn thông và phát triển thông qua bài mộc nhân pháp và bài lục điểm bán

côn. Thách thức cuối cùng chính là việc đặt khí vô một lưỡi đao ngắn và làm tăng

thêm phần tinh tế của sự rung động khí khi được phóng thích ra ngoài.

Nhiều người phải luyện tập nhiều năm trước khi họ có thể thực hiện thành công

kỹ năng này với lưỡi đao. Lợi ích của kỹ năng này khi nó được thực hiện một cách

chính xác là một sức mạnh khủng khiếp được tạo ra trong những chuyển động cắt của

lưỡi đao. Với sự rung động năng lượng trong lưỡi đao vết chép từ lưỡi đao sẽ mang

một sức mạnh phá hủy to lớn. Một người luyện tập thành thạo có thể tạo một vết chép

sâu vô mục tiêu chỉ với một chuyển động ngắn tưởng chừng như vô hại. Cũng giống

như việc dễ dàng nhầm lẫn với cú đám 1 inch. Một cử động với lưỡi dao trông có vẻ

tầm thường nhưng lại mang một sức mạnh vô cùng ấn tượng. Và một người tập luyện

thành thạo có thể dễ dàng cắt lìa các chi và tách rời thịt và xương bằng cách sử dụng

các kỹ năng về năng lượng cùng với thanh đao.

Hơn nữa, bài tập này sẽ dạy người võ sinh cách sử dụng những kỹ năng nội

công quan trọng cùng với những bộ pháp cao cấp trong bài đao này. Anh ta sẽ phải

học Bui Ma hay kỹ năng bắn bộ tấn. Điều này đòi hỏi anh ta phải có thể bắn khí của

mình ra từ bàn chân khi di chuyển với một sự nhanh nhẹn và một gia tốc lớn. Tất cả

những kỹ năng này sẽ góp phần đáng kể vào toàn bộ kỹ năng của người võ sinh. Sự

mài dũa khả năng đặt năng lượng vào mộc nhân và vũ khí sẽ làm nâng cao khả năng

mở rộng khí của bản thân và tằng cường sức ảnh hưởng của khí lên người khác từ một

khoảng cách đáng kể.

LỜI KẾT:

Với những người đã đầu thời gian và công sức đọc hết cuốn sách này chắc chắn

sẽ có rất nhiều nghi vấn. Nghi vấn chính là sự bắt đầu của khôn ngoan và hiểu biết.

Tôi xin trân trọng mời bạn đặt những câu hỏi nhưng nghi ngờ thì phải đi kèm với sự

tìm kiếm, thẩm tra để đạt được một sự hiểu biết giàu có hơn và hoàn thiện hơn. Nếu

có nhưng điều gì được giới thiệu trong cuốn sách mà lạ lẫm, mới mẻ hay làm bạn bối

rối thì tôi thỉnh cầu bạn hãy giữ cho đầu óc mình được mở rộng với những khả năng

có thể của việc sử dụng năng lượng. Với những ai trước đó đã bắt đầu đi vào thế giới

của nội công, tôi khuyến khích bạn hay tiếp tục phát triển những kỹ năng của mình.

Hi vọng rằng cuốn sách này sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn và giúp bạn đi xa hơn

trong quá trình trải nghiệm cũng như phát triển của mình.

Vĩnh Xuân là một môn kung fu cao cấp. Các chuyển động vật lý của nó rất hiệu

quả và thực dụng. Và bây giờ, hy vọng bạn cũng thấy được nội công Vĩnh Xuân cũng

rất hiệu quả và thực dụng . Để có thể bắt đầu trải nghiệm những kỹ năng sâu sắc và

phong phú này, tất cả những gì bạn cần làm là bắt đầu những bước đi đầu tiên trên

một con đường dài. Khí được học thông qua việc trải nghiệm, một người hướng dẫn

đường thông thạo sẽ giúp ích cho bạn, và ở những cấp độ cao thì việc hướng dẫn này

trở nên rất cần thiết, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu bằng cách tự bước đi những

bước đi đầu tiên vào thế giới của nội công. Và cũng có những kẻ lừa bịp đang tự xưng

là có những kỹ năng lạ thường và khó có thể thẩm tra được. Theo kinh nghiệm của tôi

thì những người này chẳng bao giờ thực hiện được những kỹ năng đó. Những gì tôi

đưa ra trong cuốn sách đều là sự thật, chúng là những kỹ năng nội công có thể chứng

minh được và là những thành phần quan trọng của toàn bộ môn võ Vĩnh Xuân. Mong

muốn của tôi là đưa những người tập Vĩnh Xuân xích lại nhau hơn trong một sự hài

hòa, nhằm chia sẻ những hiểu biết chung về môn võ tuyệt vời này. Cuốn sách này

được viết nhằm một nỗ lực để chia sẻ, và hy vọng nó sẽ là một nguồn cảm hứng để

những người khác cùng chia sẻ những gì họ biết.

ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ:

Sinh ra ở New Zealand, Scott Baker bắt đầu việc tập luyện Vĩnh Xuân của

mình vào năm 12 tuổi. Anh theo học sư phụ Tam Hung Fun ở Hồng Công và dưới sự

hướng dẫn trực tiếp của sư phụ Peter Yu. Scott tập luyện một cách chuyên cần trong

nhiều năm và sau khi đi nhiều nơi anh cảm thấy cẩn phải kiểm tra khả năng kung fu

của mình. Anh đã ghé thăm và đề nghị thử sức với rất nhiều vị võ sư của các môn

phái khác, và họ đã đồng ý đọ sức với anh. Scott chưa bao giờ thất vọng và đã viết thư

kể về những trận chiến này cho sư phụ của mình. Sư phụ Peter Yu cũng đã đọc một số

lá thư này cho các sư huynh đệ của anh tại võ đường. Ở tuổi 22, Scott bắt đầu mạo

hiểm đi ra thế giới và anh đã đến Mỹ. Một lần nữa anh lại thử sức với các vị sư phụ ở

đây và đã bị thu hút bởi những cuộc canh tranh toàn diện. Anh bắt đầu tập luyện như

những võ sĩ quyền anh tự do (kickboxer) và chiến đấu một cách thành công xuyên

suốt miền Tây nước Mỹ. Cùng lúc đó Scott đang theo học tại trường đại học Brigham

Young tại Utah để lấy bằng Ph.D trong lĩnh vực triết học, và đã hoàn thành vào nằm

1995.

Chẳng bao lâu sau khi đến Mỹ, Scott được đề nghị dạy Vĩnh Xuân cho những

người bạn thân của mình. Cộng với việc dạy võ riêng ở nhà và dạy công cộng anh

cũng được mời về dạy các nhân viên công lực và quân đội trong việc sử dụng các kỹ

thuật không mang tính tiêu diệt và cả các kỹ thuật mang tính tiêu diệt. Trong năm

1998 Scott di chuyển đến Chicago và tiếp tục dạy Vĩnh Xuân và thường đi thực hiện

các buổi seminar về kỹ năng nội công trong Vĩnh Xuân. Như một phần công việc của

mình, là một người chuyên tư vấn về kỹ năng lãnh đạo và quản trị quốc tế Scott đã

đến Trung Quốc và được thử sức với rất nhiều vị sư phụ của nhiều môn kung fu khác

nhau ở đây. Một trong những vị sư phụ tài giỏi nhất mà anh đã được gặp là sư phụ

Yang, một vị lão sư Thái Cực Quyền và ông ấy đã liên tục khen ngợi sư phụ Baker

một cách riêng tư cũng như công khai rằng: “… Scott là một võ sư người nước ngoài

tập kung fu Trung Hoa giỏi nhất mà tôi đã từng gặp…” Đây thực sự là một lời khen

tuyệt vời.

Hiện sư phụ Baker đang là chủ tịch hiệp hội Vĩnh Xuân (Authentic Wing Chun

Kung Fu) ở các bang Maine, Texas, Utah và ở Đức.

Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ sư phụ Scott Baker tại website:

www.wingchungkungfu.com

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: