26

Tôi cố ý sắm một chiếc túi xách cũ, giống của Nhàn. Cô ta dùng hàng hiệu, một cái túi thôi đã mấy chục triệu, bằng mấy tháng tôi tích góp nhờ vào mở quán. Chẳng biết dùng xong có bán được đi không nữa.

Chuẩn bị xong, tôi đến trường Nhàn, tìm đến phòng Hội đồng, rất nhiều giáo viên đang tụ tập ở đó. Nhiều người biết tôi là ai. Nhàn từ trên lớp học, chạy phăm phăm xuống, nhìn với vẻ thăm dò:

- Cô đến đây làm gì? Tôi không tranh chồng với cô, mà cô cứ cố ý làm khó tôi. Cô buông tha cho tôi đi có được không?

Ngay từ ấn tượng đầu tiên, Nhàn đã đánh phủ đầu, để đồng nghiệp của chị ta nhìn tôi như một thứ gì đó khó chịu, bám dai như đỉa.

Tôi chẳng để ý mấy trò vặt của chị ta, chỉ nhìn chằm chằm vào cái túi xách của Nhàn. Chị ta thấy vậy, nói nhỏ để châm chọc tôi:

- Cô cũng học dùng đồ hiệu rồi hả? Chồng cô đang ngồi tù mà cô cũng có tâm trạng mua sắm sao. Tiếc quá, dù cô có dát vàng lên người cũng không át được cái mùi bẩn thỉu của cô đâu.

Tôi đặt túi xách lên bàn, gần với cái túi của Nhàn.

- Nhìn tụi nó giống nhau chưa kìa. - Tôi mỉm cười. - Nhưng tôi không giống trị, không mất não đến nỗi chỉ biết lấy sang nghèo, học thức ra để công kích người khác. Tôi nghèo thật, tôi vẫn biết cách bảo vệ ra đình của riêng tôi.

- Cô...

- Tôi đến đây để báo cáo với hiệu trưởng trường chị. Đơn đưa xong rồi. Chị là giáo viên, con chồng tôi sau khi để cho chị nuôi thì bị đánh đập hành hạ. Tôi không yên lòng để một người mẹ như chị dạy dỗ các cháu nhỏ ở đây. Thế cho nên vừa tìm đến thầy để nói một lần cho phải chăng.

- Mày muốn chết hả?

Tôi còn chưa nói hết lời Nhàn đã xông đến túm cổ áo tôi. Các thầy cô giáo xung quanh thấy cô ấy hung hãn như vậy không thể ngồi yên. Người ta bắt đầu gàn, tôi khiêu khích nhìn Nhàn, thấy chị ta ngượng chín mặt.

- Sao một người âm mưu thủ đoạn non nớt như chị mà cũng đòi đi hãm hại người khác nhỉ. Hy vọng đây là lần cuối cùng. Cả đời này tôi không muốn nhìn thấy chị nữa. Chị muốn mẹ mình ra tù thì ngồi vào trong đó thay mẹ đi, cho đúng với cái tội của chị. Tôi nói thế chắc chị hiểu.

Tôi nói rồi cầm túi xách theo. Ra đến cổng, mới thở phào, đưa túi cho Nghĩa rồi giục tài xế đi mau. Nhàn sẽ phát hiện nhầm lẫn sớm thôi.

Bên trong điện thoại có cả túi xách lẫn điện thoại của Nhàn. Nghĩa chỉ làm mấy động tác đơn giản đã mở được máy mà không còn mật khẩu.

- Thầy giáo dạy Tin học mà phải biết làm mấy cái này sao?

- Không, làm gì có ai dạy, em học trộm. Sau này có thiếu tiền còn mở quán.

Nghĩa lướt điện thoại lẫn máy tính của Nhàn một lượt, quay video thật nhanh. Vừa làm, em ấy vừa chậc lưỡi:

- Chị ta xong đời rồi. Đúng là chị ta đã đăng nhập email của anh Định bằng máy này đó. Chị ta xóa hết rồi nhưng vẫn còn lưu lại lịch sử đăng nhập đây. Giờ mình nộp bằng chứng này cho cơ quan chức năng đi. Chị đưa trả túi cho chị ta.

- Xong rồi thật không?

- Xong rồi. Chị mang trả lại đi, em gửi đây.

Tôi chẳng tường tận lắm, chỉ biết làm theo lời em trai, kiếm cớ mang trả túi xách cho Nhàn. Hai bên còn gây nhau một trận, trước khi công an đến. Lúc mấy đồng chí công an yêu cầu tịch thu tang chứng, Nhàn còn hoang mang không hiểu chuyện gì xảy ra.

Giây sau, cô ta hét lên:

- Mày lừa tao!

- Quả báo cô phải trả thôi.

Tôi nhìn theo Nhàn đang bị đưa lên xe, tâm trạng nặng nề mấy hôm nay cuối cùng cũng buồn xuống. Từ nay chẳng còn ai quấy rầy cuộc sống của chúng tôi nữa.

Thực ra, người như Nhàn rất khó hiểu, hành xử khó hiểu, tham lam khó hiểu. Chị ta từng sẵn sàng đồng cam cộng khổ với Định từ tuổi hai mươi. Sau đó chì chiết người chồng mình khăng khăng đòi cưới. Bỏ nhau, chị ta lại tiếc nuối, lại ghen tị, ganh ghét và ảo tưởng Định chỉ thuộc về riêng mình. Kết quả rơi vào con đường này, Nhàn rốt cuộc đang nghĩ thế nào?

Tôi không sao lý giải được một con người mâu thuẫn đến điên rồ như vậy.

Sau khi xác minh các chứng cứ gửi đến, Định được tại ngoại. Anh trở về trong vòng tay của tôi, cứ ôm chặt tôi mãi, cọ vào hõm cổ tôi thật lâu. Anh nghẹn ngào bảo:

- Sao em lại ngốc như thế hả? Anh không xứng đáng để em phải bỏ ra nhiều thế cơ mà...

Tôi mỉm cười, nói cực kỳ bá đạo:

- Làm gì có gì mà xứng với không xứng. Chúng mình là vợ chồng mà. Lỡ lấy anh rồi, em phải chịu trách nhiệm với anh chứ.

- Em cứ nói như em mới là chồng ý.

- Hì hì, chồng hay vợ quan trọng gì. Thôi anh ra với mẹ đi.

Mẹ chồng tôi đang chờ ở bên ngoài phòng tạm giam, với cả hai đứa nhỏ. Nhóc Minh biết mẹ ngồi tù, nó vẫn thương mẹ lắm, cứ khóc cả ngày.

Song lần này tôi không mềm lòng.

Nó đã đến tuổi phải học được, người làm việc ác phải gánh trái ác. Đấy là quy luật vận hành của cuộc sống, không thể lấy nước mắt hay lòng thương hại ra để thay đổi. Giống như cách mà Nhàn đã dạy nó làm.

Công ty của Định đã hủy bỏ đơn kiện Định, tuy vậy, tiền bồi thường vẫn phải bỏ ra. Vì chính Định đã không cẩn thận trong việc tạo mật khẩu, làm tiết lộ bị mật của công ty. Ông giám đốc tốt bụng, giảm con số xuống còn một hai tỉ. Định tính chuộc hai sào ruộng về cho tôi. Tôi bàn với anh, chỉ trả tiền mặt lại cho Nghĩa phần ruộng của em ấy, còn 1 sào của tôi, cứ do Định giữ làm dấn vốn làm ăn.

Đền bù xong, Định nghỉ công ty, mở một xưởng cơ khí nhỏ. Chúng tôi cũng bán ngôi nhà ven ô, mua một miếng ở ngoại thành, cơi nới cho rộng rãi hơn lấy chỗ cho 3 đứa bé. Nơi này còn tiện đường đi lại so với xưởng của Định và nhà mẹ đẻ tôi. Thi thoảng hai nhà vẫn tụ tập liên hoan.

Tôi học thêm một khóa nấu đồ Tây và bánh ngọt, mở một quán ăn Á - Âu rất nhỏ. Tiệm ăn nằm gần cổng trường cấp 3, do bán cả đồ ăn vặt lẫn cơm trưa bình dân nên lúc nào cũng đông khách. Chỉ có điều, nó vẫn cứ nhỏ như vậy trong mấy chục năm. Tôi không có tham vọng mở rộng hơn hay làm một bà chủ lớn gì đó. Đơn giản, tôi chỉ muốn có một góc nhỏ bình yên để làm việc, sinh sống, nuôi những đứa trẻ thành tài. Đó là chuyện của rất lâu về sau.

Cuối năm ấy, tôi sinh con đầu lòng, một đứa con gái. Minh, Miên, An Bình... An Bình có một cái tên rất lạ, còn để kiểu tóc như con trai, nên hồi nhỏ được mấy bé gái trong xóm yêu thích. Đến nỗi con bé cứ phải đi đường tắt về nhà sau giờ đi học. Nó bảo:

- Sợ quá mẹ ơi. Mấy đứa nó đòi lấy con làm chồng kia kìa.

- Con bảo sao?

- Con bảo con là con gái, không làm chồng được. Tụi nó đòi lấy con làm vợ. Hu hu. Sao mẹ không đặt tên con là Mai, Liên, Cúc, Trúc đi. Ai đời lại đặt tên con gái là Bình.

An Bình đi theo cậu nó học chữ từ nhỏ, còn học được món nghề ba hoa bép xép rồi đấy. Hơn nữa con bé chẳng giống tôi tẹo nào, ghét phải vào nhà bếp. Trái lại, nó có niềm đam mê bất tận với môn võ cơ khí. Cứ tan học xong, về cất cặp ra xưởng với Định, chăm chú xem anh làm việc. Mấy chú công nhân ở đó đều cười khà khà khen nó sáng ý, sau này sẽ là một bà chủ nhỏ.

Ai ngờ sau này An Bình làm bà chủ nhỏ thật, một tay phát triển cái xưởng cơ khí của bố thành xưởng lớn, rồi công ty lớn từ khi còn rất trẻ. Cái Miên lúc ấy đã hơn ba mươi, đang giảng dạy dương cầm ở Học viện Thanh Nhạc. Bản thân con bé càng không giống ai. Nó có một gia đình riêng, vợ chồng cùng nghề, sinh hai trai một gái, cuộc sống thuận lợi hạnh phúc.

Riêng nhóc Minh của tôi năm xưa đã trở thành một chàng trai chững chạc. Minh học Y, ba mươi tuổi hơn mới lập gia đình. Thi thoảng, anh chàng vẫn gặp Nhàn vừa mới ra tù xong. Tôi không cấm cản, cứ để hai mẹ con họ gặp nhau. Máu mủ ruột già mà, dù người làm mẹ có sai, con cái cũng không dám dứt.

Ba đứa nhỏ đều rất hiếu thuận.

Tôi với Định, đã qua cái tuổi yêu đương từ lâu lắm rồi. Nhưng tình cảm giữa chúng tôi vẫn nồng ấm như xưa. Anh bắt đầu học lãng mạn, trồng hoa, tặng hoa, học làm bánh. Rồi chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật ở tuổi năm mươi, trốn khỏi lũ nhỏ phá phách. Khi trở về nếp nhà, mới thấy măm tháng trôi đi tĩnh lặng, cây cam trước cửa quả nặng trĩu cành.

_Hết_

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #doithuong