lắp dựng cốt thép
Yêu cầu kỹ thuật chung
+ Cốt thép phải đảm bảo vệ sinh, phải được đánh gỉ, vệ sinh sạch sẽ bùn, đất...
+ Các bộ phận cốt thép lắp dựng trước không gây ảnh hưởng đến các bộ phận cốt thép lắp dựng sau.
+ Phải có biện pháp ổn định vị trí cốt thép trong khuôn không để biến dạng trong suốt quá trình đổ bêtông.
+ Cốt thép phải đúng chủng loại theo thiết kế. Nếu trên thị trường hay trên công
trường không có thì tuỳ theo mức độ và được sự cho phép của Đơn vị chức năng, có thể qui đổi cốt thép theo công thức:
diện tích và cường độ của cốt thép theo thiết kế; Fa’, Ra’: diện tích và cường độ của cốt thép thay thế.
+ Cốt thép đặt vào khuôn phải đúng hình dáng, kích thước, số thanh, vị trí.
+ Phải bảo đảm bề dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Để tạo lớp bê tông bảo vệ, con kê phải được chế tạo bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép và phá huỷ bê tông, thông thường được chế tạo bằng vữa xi măng hay bằng nhựa.
Việc liên kết các thanh thép khi lắp dựng cần phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Số lượng mối nối buộc hay hàn dính không nhỏ hơn 50% số điểm giao nhau theo thứ tự xen kẽ.
+ Trong mọi trường hợp, các góc của đai thép với thép chịu lực phải buộc hoặc
han
đính 100%.
+ Đối với các lưới thép thì tất cả các giao điểm theo chu vi đều phải buộc (hay
hàn), các giao điểm bên trong thì buộc (hàn) cách một.
Phương pháp đặt cốt thép
Đặt từng thanh
+ Cốt thép được đưa vào khuôn từng thanh sau đó tiến hành buộc hay hàn để tạo thành khung hay lưới theo thiết kế.
+ Phương pháp này không cần phương tiện vận chuyển nhưng số lao động tham gia buộc, hàn thép ngay tại hiện trường lớn sẽ rất nguy hiểm khi thi công trên cao.
+ Áp dụng phương pháp đặt từng thanh để lắp dựng cốt thép móng, cốt thép sàn, cốt thép dầm, cột...
Đặt từng phần
+ Cốt thép được buộc thành từng bộ phận sau đó được đưa vào khuôn và liên kết các bộ phận lại.
+ Phương pháp này được giảm số lao động làm việc tại hiện trường nhưng khó khăn cho việc cẩu đặt các bộ phận cốt thép.
+ Áp dụng để lắp đặt cốt thép móng (cốt thép được gia công thành các lưới thép rồi đặt vào khuôn và tiếp tục lắp đặt cốt thép cột, cốt thép lớp trên...), cốt thép sàn...
Đặt toàn bộ
+ Cốt thép được gia công thanh khung, lưới...theo từng bộ phận kết cấu sau đó được cẩu lắp đặt vào khuôn.
+ Lắp đặt nhanh, giảm được tối đa số nhân công ngoài hiện trường nhưng phải có phương tiện cẩu lắp, yêu cầu đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề, yêu cầu thi công lắp đặt ván khuôn cũng như lắp đặt cốt thép phải hết sức chính xác. Áp dụng để lắp đặt cốt thép cột, dầm...
Nối Cốt thép
Phải nối cốt thép vì để đảm bảo chiều dài thanh thép khi thiết kế, hay để tận dụng thép thừa, Nối cốt thép nhằm tiết kiệm thép. Có hai cách nối cốt thép: nối buộc (nối mối ướt) và nối hàn (nối mối khô).
Nối buộc
Áp dụng
Nối buộc chỉ áp dụng cho những trường hợp sau:
+ Đường kính các thanh thép cần nối Ö ≤ 16mm.
+ Những thanh thép đã được gia cường nguội.
Phương pháp
+ Hai thanh thép nối được đặt chồng lên nhau theo đúng chiều dài nối yêu cầu.
+ Dùng thanh mềm có Ö = 1mm buộc lại.
+ Mối nối chỉ chịu lực khi bê tông đã đat
Yêu cầu kỹ thuật
được cường độ thiết kế.
+ Không nối cốt thép tại các vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.
+ Trong một mặt cắt ngang của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực đối với thép trơn, không quá 50% đối với cốt thép gờ.
+ Trong các mối nối cần buộc ít nhất tại 3 vị trí (đầu, cuối và giữa).
+ Khi nối buộc cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối thép tròn trơn.
+ Cần uốn thép để 2 thanh thép nối làm việc đồng trục.
+ Chiều dài đoạn nối buộc (lnối) của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép không được nhỏ hơn 250mm đối với cốt thép chịu kéo; không nhỏ hơn 200mm đối với cốt thép chịu nén và không được nhỏ hơn giá trị sau: (trong bảng d: là đường kính thanh thép).
Đặc điểm-áp dụng
+ Cốt thép nối bằng phương pháp hàn có khả năng chịu lực được ngay sau khi nối.
+ Được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Việc nối hàn được áp dụng đối với cốt thép có F > 16mm.
Một số phương pháp xử lý gỉ thép
TT
Các phương pháp xử lý gỉ thép
Cơ học
Điện hóa
Hóa học
Mô tả
Sử dụng các công cụ, thiết bị làm sạch gỉ bằng các tác động cơ học nh chà sát, va đập
Làm sạch gỉ bằng dòng điện dựa trên các phản ứng điện phân
Sử dụng các hóa chất có tham gia phản ứng hóa học với gỉ thép
Ưu điểm
-Làm sạch gỉ tốt
- Dụng cụ và thiết bị sử dụng đơn giản
-Lao động phổ thông, không cần kỹ thuật cao.
-Làm sạch gỉ tốt
- Có khả năng làm sạch gỉ ở các vị trí phức tạp
- Có khả năng làm sạch gỉ ở các vị trí phức tạp.
- Dễ áp dụng cả trong xưởng lẫn ngoài công trường
- Tạo màng bảo vệ lâu dài
Nhược điểm
- Thép nhanh bị tái gỉ trở lại
- Gây ô nhiễm môi trường
- Gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động
- Chỉ làm sạch được các kết cấu có kích thước nhỏ
- Khó áp dụng ngoài công trường.
- Thiết bị và máy móc phức tạp
- Chất lượng làm sạch gỉ phụ thuộc nhiều vào hóa chất
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top