Lập dàn ý cho bài văn nghị luận - Tranlamhp2

Tiết 80: Làm văn: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

 

 

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.     Giáo dục

     - Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc lập dàn ý bài văn nghị luận.

2.     Kĩ năng

     - Lập được dàn ý cho bài văn nghị luận

3.     Thái độ

     - Có ý thức và dần hình thành thói quen lập dàn ý khi viết bài văn nghị luận.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1  Sách giáo khoa

2. Sách tham khảo

III. CÁCH THỨC THỰC HIỆN

     Kết hợp các phương pháp, giải thích, minh họa giúp học sinh hiểu bài và tạo điều kiện cho học sinh luyện tập, nắm chắc từng thao tác.

IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

1.     Kiểm tra bài cũ

     Câu hỏi:

              Em hãy cho biết thế nào là một bài văn nghị luận?

     Gợi ý trả lời:

              Văn nghị luận là văn được  viết ra nhằm trình bày một tư tưởng, một quan điểm nào đó của người viết.

              Trong cuộc sống, chúng ta gặp rất nhiều văn bản nghị luận như: giải thích, chứng minh, bình luận..

              Ví dụ: Các bài xã luận trên báo Nhân dân, văn bản Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh…là văn bản nghị luận.

2.      Dạy bài mới

     Vào bài:

     Trong cuộc sống, con người gặp nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng các phương thức khác nhau. Để kể lại một câu chuyện, người ta dùng phương thức tự sự, để giới thiệu về một sự vật nào đó người ta dùng phương thức miêu tả, để biểu hiện tình cảm, người ta dùng phương thức biểu cảm… Và khi cần thể hiện một quan điểm, một tư tưởng nào đó, người ta dùng phương thức nghị luận.

     Tuy nhiên, viết một văn bản nghị luận là điều không dễ dàng, không chỉ các em học sinh phổ thông, ngay cả một số sinh viên đại học cũng cảm thấy khó khăn. Để viết một văn bản nghị luận tốt, ngoài việc có một ngôn ngữ lí luận phong phú, kiến thức xã hội đa dạng, khả năng lập luận, tư duy logic…thì người viết cần phải sắp xếp dàn ý cho phù hợp.

     Bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác dụng của việc lập dàn ý.

Câu hỏi: Theo em, thế nào là lập dàn ý?

Câu hỏi: Việc lập dàn ý có tác dụng như thế nào?

Hoạt động 2. Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

Câu hỏi: Em hãy nhìn vào sách giáo khoa và cho biết để lập dàn ý cho bài văn nghị luận, chúng ta cần phải qua mấy phần?

Dẫn: Văn bản nghị luận bao giờ cũng hướng đến giải quyết một vấn đề cụ thể mà thực tế cuộc sống đặt ra, đồng thời xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, một tư tưởng nào đó về một tư tưởng đạo lí hay về một hiện tượng đời sống. Chính vì thế, mỗi văn bản nghị luận bao giờ cũng phải có luận điểm, luận cứ và lập luận.

Tìm ý cho bài văn là tìm luận điểm và luận cứ. Quá trình này trải qua các bước:

Câu hỏi? Em hiểu thế nào là luận điểm?

* Chú ý: Cho học sinh xác định luận điểm của một ví dụ cụ thể.

Câu hỏi: Em hãy xác định luận điểm của đề bài: Suy nghĩ của em về sự đồng cảm, sẻ chia?

Câu hỏi: Theo em, vài văn nghị luận có bố cục mấy phần?

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập

Hoạt động 4: Cho bài tập về nhà và dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới.

I. Tác dụng của việc lập dàn ý

Gợi ý: Lập dàn ý là công việc lựa chọn và sắp xếp các nội dung cần trình bày cho văn bản.

Ví dụ: Khi lập dàn ý cho đề bài “ Em hiểu thế nào là hạnh phúc gia đình”, một em học sinh lựa chọn và sắp xếp các nội dung phần thân bài như sau:

-         Gia đình là gì?

-         Thế nào là hạnh phúc gia đình?

-         Hạnh phúc gia đình phải thể hiện ở cả vật chất và tinh thần.

-         Làm thế nào để có hạnh phúc gia đình?

Gợi ý:

Giúp người viết:

-         Bao quát toàn bộ nội dung bài viết, phạm vi nghị luận.

-         Tránh lan man, sót ý, lặp ý…

-         Phân phối thời gian làm bài hợp lí.

 

II. Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận

Gợi ý: Để lập dàn ý cho một bài văn nghị luận, chúng ta đi qua hai công đoạn là: Tìm dàn ý cho bài văn và lập dàn ý cho bài văn.

1. Tìm ý cho bài văn

Bước 1: Xác định luận đề.

Đây là bước hết sức quan trọng, định hướng bài làm, giúp xác định phạm vi nghị luận. Xác định luận đề sai, bài làm sẽ sai theo.

Xác định luận đề cần trả lời hai câu hỏi:

-         Bài văn cần làm sáng tỏ điều gì?

     -    Quan điểm của người viết về vấn đề đó?

Đúng/ sai? Hay/ dở? Tiến bộ/ Lạc hậu?...

Bước 2: Xác định luận điểm?

- Luận điểm là ý thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài nghị luận.

- Về cấu tạo: Luận điểm thường là một câu văn ở dạng khẳng định (có thể phủ định). Có cấu trúc chặt chẽ, ngắn gọn, dễ hiểu.

- Về hình thức: Luận điểm là linh hồn của đoạn văn, bài văn nghị luận.

 - Vị trí, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.

Ví dụ:

+ Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu... (Đặng Thai Mai)

+ Phải biết hỏi trong khi học thì mới tích cực và sâu sắc. Hỏi để biết, hỏi để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung đang học...

Gợi ý:

- Xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Xuất phát từ cuộc sống hiện nay.

- Đồng cảm, sẻ chia là như thế nào?

- Vai trò của đồng cảm, sẻ chia?

- Cần phải làm gì để mỗi người đều có thái độ đồng cảm, sẻ chia...

Bước 3. Tìm luận cứ cho các luận điểm

- Luận điểm 1: Thể hiện qua các câu tục ngữ, ca dao: “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái”, “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”...

- Luận điểm 2:

+ Cuộc sống thời đại kĩ trị, con người sống gấp gáp, lạnh lùng nhau hơn...

+ Dân ta còn nghèo, lại hay gặp thiên tai, bão lũ...nên rất cần có tấm lòng sẻ chia, đùm bọc, đồng cảm.

- Luận điểm 3:

+ Là cảm thông với những số phận éo le, cảnh đời kém may mắn...

+ Rung động trước những nỗi đau, mất mát của người khác...

+ Sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng tình cảm chân thành...

- Luận điểm 4: Vai trò quan trọng, “người với người sống để yeu thương”...Ánh lửa sẻ chia...nụ cười cho đi là nụ cười nhận lại.

2. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

Gợi ý: Bố cục 3 phần

a)     Mở bài

b)    Thân bài

c)     Kết bài

- Mở bài gồm các công việc:

  + Dẫn dắt vấn đề (Lời dẫn về xuất xứ của vấn đề…)

  + Nêu vấn đề (phần trọng tâm mở bài…)

  + Giới hạn vấn đề (phương hướng, phạm vi, mức độ…)

* Có hai kiểu mở bài: trực tiếp hoặc gián tiếp.

* Có nhiều cách để dẫn dắt vấn đề: khẳng định, nêu câu hỏi, phân tích…

- Thân bài : Triển khai các ý lớn nhỏ để làm sáng tỏ luận điểm.

Cấu tạo thường gặp:

Luận điểm 1 → luận cứ 1…

Luận điểm 2 → luận cứ 2…

Cách sắp xếp luận điểm, luận cứ tùy thuộc vào vấn đề nghị luận, thói quen người viết… Có thể trình bày theo nhiều cách.

Ví dụ: Trình bày theo trình tự thời gian, theo chỉnh thể bộ phận, theo quan hệ nhân quả…

- Kết bài:

 Nhiệm vụ kết lại vấn đề, mở rộng ý để người đọc suy nghĩ.

 

III. Luyện tập

1. a) Bổ sung ý còn thiếu

- Tài và đức là hai yếu tố quan hệ khăng khít trong mỗi con người.

- Mỗi người cần phấn đấu, nỗ lực rèn giũa bản thân để có cả đức cả tài.

    b) Lập dàn ý

2.

a) Mở bài

- Lời dẫn: Những khó khăn, thiếu thốn thường làm hạn chế khả năng của con người…

- Nêu vấn đề: Tục ngữ Việt Nam có câu “cái khó bó cái khôn” …

- Ta cần hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? Nó có giá trị gì trong cuộc sống?...

b) Thân bài:

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ?

- Nhận xét:

 + Đúng/sai

 + Hay/dở

 + Tiến bộ/lạc hậu

- Bài học

c) Kết bài.

- Hoàn cảnh khó khăn ta càng phải cố gắng, rèn giũa bản thân.

- Khó khăn là môi trường giúp ta rèn luyện, phấn đấu…

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn                 

Nguyễn Thị Hường

Giáo sinh thực tập

 

 

 

 

Cao Thị Minh Vui

            Tiết 80: Làm văn: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

 

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :

-Nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

-Nắm vững và biết cách lập được dàn ý bài văn nghị luận.

-Hình thành ý thức và thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn nghị luận trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống.

B. phương tiện thực hiện:

-Sách giáo khoa,sách giáo viên, thiết kế bài học,các tài liệu khác có liên quan,bảng phụ...

C. Cách thức tiến hành:

-Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm,  thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành.

-Kết hợp việc cho học sinh xem bảng phụ và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa.

 

D. Tiến trình dạy học.

1.Kiểm tra sĩ số.

-Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp theo báo cáo của cán bộ lớp.

2.Kiểm tra bài soạn.

-Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3.ND dạy học.

      *Phần mở đầu : Thao tác lập dàn ý cho bài văn nghị luận là thao tác quan trọng,cần thiết đối với mỗi chúng ta.Nó giúp chúng ta có sự định hướng về nội dung và cách thức giải quyết khi đứng trước một vấn đề văn học.Vậy việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận có tác dụng gì? Và cách thức tiến hành ra sao? Thầy và các em sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm nay : "Lập dàn ý bài văn nghị luận".

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

*Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng của việc lập dàn ý.

-Câu hỏi : Thế nào là lập dàn ý?Tác dụng của việc lập dàn ý?

-Học sinh dựa và sách giáo khoa để trả lời.

 

 

 

*Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

-Giáo viên cho học sinh đọc bài tập,cho thời gian suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

-Câu hỏi : Để xác định được luận điểm,ta cần phải làm nhu thế nào?

-Học sinh trả lời.

-Câu hỏi : Luận cứ cho các luận điểm trên là gì?

-Học sinh tìm các luận cứ để trả lời câu hỏi.

-Giáo viên đưa bảng phụ cho học sinh quan sát hệ thống luận điểm,luận cứ.

-Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý.

-Giáo viên cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong sách giáo khoa.

-Giáo viên cho học sinh đọc bài tập,đưa yêu cầu.

-Học sinh suy nghĩ,trả lời,bổ sung cho nhau.

-Giáo viên chốt lại kiến thức.

-Giáo viên gợi ý bài tập,yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành.

I.Tác dụng của việc lập dàn ý.

*Khái niệm : Lập dàn ý là thao tác lựa chọn,sắp xếp,triển khai những nội dung cơ bản(Luận điểm,luận cứ) theo bố cục ba phần của văn bản.

*Tác dụng :

-Giúp người đọc bao quát được những nội dung chủ yếu,những luận điểm,luận cứ cần triển khai,phạm vi và mức độ nghị luận.

-Giúp viết đúng trọng tâm,mạch lạc,tránh xa đề,lạc đề.

-Giúp chủ động được thời gian,tránh được việc triển khai thiếu ý,lạc ý.

II.Cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

*Đề bài : Sách giáo khoa.

1.Tìm ý cho bài văn.

-Tìm ý là tìm hệ thống luận điểm,luận cứ cho bài văn.Muốn tìm ý,cần phải căn cứ vào yêu cầu,vào thao tác,có hai thao tác chủ yếu là giải thích và bình luận.

a,Xác định luận đề.

-Vấn đề cần làm sáng tỏ của bài văn : Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người,giúp con người trưởng thành về mọi mặt.

-Quan điểm của chúng ta về vấn đề này : Đây là một vấn đề đúng đắn.

b,Xác định các luận điểm.

*Học sinh huy động những hiểu biết của mình,trả lời câu hỏi :

-Khái niệm sách : Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người,bởi nó ghi lại những hiểu biết về thế giới tự nhiên và xã hội đã được tích lũy hàng ngàn năm.

-Tác dụng của sách : Mở rộng những chân trời mới.

+Mở mang sự hiểu biết của con người.

+Mách bảo con người những kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên,xã hội.

-Thái độ đối với sách và với việc đọc sách : Cần có thái độ đúng đắn,biết trân trọng giữ gìn sách,bảo quản,đọc sách nghiêm túc,có suy nghĩ.

c,Tìm luận cứ cho các luận điểm.

-Luận điểm 1 : Sách là sản phẩm kì diệu của con người.

+Sách là sản phẩm tinh thần của con người.

+Sách là kho tàng tri thức,phản ánh những thành tựu khoa học,kinh nghiệm sống của nhân loại.

+Sách là phương tiện giúp ta vượt thời gian,không gian.

-Luận điểm 2 : Sách mở rộng cho tôi những chân trời mới.

+Sách giúp ta hiểu biết thêm về mọi lĩnh vực.

+Sách là người bạn tâm tình gần gũi,giúp con người hoàn thiện về nhân cách.

-Luận điểm 3 : Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách.

+Tạo thói quen lựa chọn sách,hứng thú đọc và học theo những sách có nội dung tốt.

+Học điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế.

2.Lập dàn ý.

a,Mở bài.

-Theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp.Phải dẫn dắt được câu nói của Macxim Gorki.

-Nêu luận đề.

-Định hướng triển khai vấn đề.

b,Thân bài.

*Lần lượt trình bày các luận điểm,luận cứ đã tìm được ở phần trên.Theo cách thức như sau:

-Luận điểm 1 :

+Luận cứ 1

+luận cứ 2

-Luận điểm 2 :

+Luận cứ 1

+Luận cứ 2

-Luận điểm 3 :

+Luận cứ 1

+Luận cứ 2

c,Kết bài.

-Khẳng định vai trò,tác dụng của sách đối với con người.

-Mở rộng hướng mới để tìm hiểu về sách.

*Ghi nhớ : Sách giáo khoa.

III.Luyện tập.

Bài tập 1 :

*Đây là một đề bài nghị luận xã hội. Nội dung vấn đề cần nghị luận là "đức""tài”. Thao tác lập luận chính là giải thích nên cần vận dụng các luận điểm, luận cứ sao cho phù hợp và đầy đủ để người đọc (người nghe) hiểu vấn đề một cách cặn kẽ, thấu đáo. Ngoài ra, đề bài còn đề cập đến việc vận dụng lời dạy của Bác như thế nào đối với bản thân.

a,Cần bổ sung một số ý còn thiếu :

-Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi con người.

Cần thường xuyên rèn luyện,phấn đấu để có cả tài và đức.

b,Lập dàn ý :

*Mở bài :

-Giới thiệu câu nói của Hồ Chí Minh.

-Định hướng tư tưởng của bài viết.

*Thân bài :

-Giải thích câu nói của Hồ Chí Minh.

-Lời dạy của bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện,tu dưỡng của từng cá nhân.

*Kết bài :

-Cần phải thường xuyên rèn luyện,phấn đấu để có cả tài lẫn đức.

-Ý kiến của bản thân.

Bài tập 2 :

*Vấn đề nghị luận trong đề bài này là một câu tục ngữ vừa có mặt đúng vừa có mặt chưa đúng. Người viết cần xác định các ý đúng và các ý chưa đúng trước khi lập dàn ý, đồng thời xác định cách vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn học tập của bản thân sao cho phù hợp.

*Mở bài :

-Lời mở đầu : Dẫn ý,dẫn câu tục ngữ.

-Giá trị của câu tục ngữ.

*Thân bài :

-Giải thích câu tục ngữ :Cái khó,bó,cái khôn.

-Rút ra bài học : Trong cuộc sống,khó khăn hạn chế năng lực sáng tạo của con người.

-Câu tục ngữ trên có mặt đúng,mặt sai :

+Mặt đúng : Nói đến sự phát triển chủ quan,chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan.

+Mặt sai : Còn phiến diện,chưa đánh giá đúng vai trò,nỗ lực của hoàn cảnh khách quan.

-Bài học rút ra cho bản thân : Khi tính toán công việc gì,phải có kế hoạch,trong hoàn cảnh nào cũng phải vượt lên khó khăn bằng tất cả nỗ lực của bản thân.

*Kết bài : Khó khăn chính là môi trường để ta rèn luyện,giúp ta thành công trong cuộc sống.

E.Củng cố,dặn dò.

-Qua bài học,các em cần nắm vững tác dụng của việc lập dàn ý,các bước lập dàn ý cho bài văn nghị luận.

-Rèn luyện,hình thành thói quen lập dàn ý trước khi giải quyết một vấn đề văn học.

-Về nhà hoàn thành tiếp các bài tập còn lại.

-Chuẩn bị bài tiếp theo : "Truyện Kiều"

 

 

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn                                     Giáo sinh thực tập

 

 

 

 

             Nguyễn Thị Hường                                                 Cao Thị Minh Vui

 Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

 

A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh :

-  Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.

- Vận dụng được vào sử dụng tiếng Việt, phân tích được sự đúng sai của tiếng Việt khi dùng nó.

- Có thái độ cầu tiến,rèn luyện thói quen,năng lực và ý thức dùng tiếng Việt để giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

 

B. phương tiện thực hiện :

-Sách giáo khoa,sách giáo viên, thiết kế bài học,các tài liệu khác có liên quan,phiếu học tập,bảng phụ...

 

C. Cách thức tiến hành :

-Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo hình thức nêu vấn đề, gợi tìm,  thảo luận, trả lời câu hỏi, thực hành.

-Kết hợp việc cho học sinh sử dụng phiếu học tập,xem bảng phụ và trả lời các bài tập trong sách giáo khoa.

 

D. Tiến trình dạy học.

1.Kiểm tra sĩ số.

-Giáo viên kiểm tra sĩ số lớp theo báo cáo của cán bộ lớp.

2.Kiểm tra bài soạn.

-Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

3.ND dạy học.

*Phần mở đầu : Tiếng Việt là ngôn ngữ chung và phổ biến nhất ở nước ta.Tiếng Việt có những vẻ đẹp,sự độc đáo và có những yêu cầu sử dụng riêng.Ở tiết học ngày hôm nay,thầy và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu những yêu cầu của việc sử dụng tiếng việt và làm thế nào để sử dụng tiếng Việt hay,hiệu quả.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt

 

Giáo viên cho học sinh đọc và chữa bài tập trong sách giáo khoa theo hình thức :

-Chia nhóm để làm bài,mỗi bàn là một nhóm.

-Phát phiếu học tập cho học sinh,phiếu học tập là bài tập của 4 phần đề mục.

-Cho thời gian là 5 phút để học sinh làm bài,giáo viên gọi đại diện từng nhóm lên chữa bài.

-Các nhóm khác bổ sung.

-Giáo viên nhận xét và đưa ra kiến thức cần đạt.

Câu hỏi : Vậy khi nói và viết cần tuân theo yêu cầu gì cho đúng theo chuẩn mực tiếng Việt?

Giáo viên cho học sinh đọc và chữa bài tập trong sách giáo khoa.

Câu hỏi : Vậy khi dùng từ ngữ cần tuân theo những yêu cầu nào?

GV cho hs thảo luận theo nhóm và làm bài tập trong sgk, sau đó trình bày kết quả thảo luận.

Câu hỏi : Vậy khi đặt câu cần tuân theo những yêu cầu nào để đặt câu đúng ngữ pháp?

Giáo viên cho học sinh đọc và chữa bài tập trong sách giáo khoa.

Câu hỏi : Vậy khi sử dụng phong cách ngôn ngữ thì phải đạt yêu cầu gì?.

Học sinh đọc và trả lời sau khi thảo luận xong.

Câu hỏi : Muốn sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao thì ta phải làm như thế nào?

Giáo viên cho học sinh thảo  luận và làm bài tập.

Giờ sau: Đoạn trích  “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng Việt

1. Về ngữ âm, chữ viết

a. Ví dụ:

VD 1:Các lỗi sai và cách sửa như sau :

- Câu 1: dùng sai cặp phụ âm cuối "c"và "t" trong tiếng “giặc”, sửa lại là “giặt”.

- Câu 2: dùng sai cặp phụ âm đầ "d"và "r" trong tiếng “dáo”, sửa là “ráo”…

- Câu 3: cặp thanh điệu "hỏi" và "ngã" trong các tiếng “lẽ; đỗi”,sửa lại là “lẻ; đổi”.

Ví dụ 2:

- Từ ngữ địa phương: dưng mờ, bẩu, mờ.

- Từ ngữ toàn dân tương ứng:

dưng mờ = nhưng mà, bẩu = bảo, mờ = mà.

 

b. Yêu cầu:

*Khi sử dụng tiếng việt,ta cần tuân thủ những yêu cầu sau về ngữ âm và chữ viết:

- Về ngữ âm: Cần phát âm theo âm chuẩn của tiếng Việt.

- Về chữ viết: cần viết đúng theo quy tắc hiện hành về chính tả và về chữ viết nói chung.

2. Về từ ngữ

a. Ví dụ :

VD 1 :Các lỗi và cách sửa như sau :

- Dùng từ chưa chính xác.

- Gây hiểu lầm về ý nghĩa của từ.

- Có thể sửa:

+ Câu 1: chót lọt -> Khi ra pháp truờng,anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót;

+ Câu 2: truyền tụng ->Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền đạt(truyền thụ).

+ Câu 3: Số người mắc các bệnh truyền nhiễm và chết vì các bệnh này đã giảm dần…,

+ Câu 4: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do khoa dược pha chế…

Ví dụ 2:Các lỗi sai và sửa lại là :

-Các câu thứ hai,thứ ba,thứ tư đúng.

- Dùng từ sai mục đích;

- Dùng từ chưa chuẩn ở câu 1 và 5:

- Câu 1: sửa là: yếu điểm -> điểm yếu

- Câu 5: sửa linh động -> Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh,cho nên có thể nói đó là thứ tiếng Việt sinh động, phong phú (dùng linh động chưa chính xác).

b. Yêu cầu:

- Cần sử dụng từ ngữ đúng với hình thức và cấu tạo, ý nghĩa, và đặc điểm ngữ pháp của chúng trong tiếng Việt.

- Cần dùng từ chính xác về nghĩa.

3. Về ngữ pháp

a. Ví dụ:

Ví dụ 1: phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp :

Câu 1:

- Sai: thiếu chủ ngữ

-Nguyên nhân: Không phân định rõ thành phần chủ ngữ,thành ngữ.

- Sửa: Có thể bỏ từ “qua” hoặc viết: Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, ta(Tác giả) thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ.

Câu 2:

- Sai: Thiếu vị ngữ.

- Nguyên nhân : Không phân biệt rõ thành phần chủ ngữ,vị ngữ.

- Sửa: Có thể viết lại “Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình đã được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Hoặc "Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình".

Ví dụ 2: Chọn câu văn đúng :

- Câu 1: Chưa chính xác, gây mơ hồ, có thể sửa: Có được ngôi nhà người ta đã làm cho, bà sống hạnh phúc hơn. Hoặc Có được ngôi nhà, bà sống hạnh phúc hơn.

- Câu 2, 3, 4: đúng

 Ví dụ 3:  sửa: sắp sếp lại các câu, vế câu, thay đổi một số từ ngữ.Cụ thể như sau : "Thúy Kiều và Thúy Vân là hai người con của gia đình họ Vương.Họ sống êm đềm,hạnh phúc cùng cha mẹ.Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn.Vẻ đẹp của nàng khiến cho hoa ghen,liễu hờn.Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang,thùy mị.Về tài,Thúy Kiều hơn hẳn Thúy Vân.Nhưng cuộc đời nàng lại nhiều cay đắng". 

b. Yêu cầu:

- Cấu tạo câu theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt, diễn đạt đúng các quan hệ ý nghĩa và sử dụng dấu câu thích hợp

- Các câu trong đoạn văn và văn bản cần được liên kết chặt chẽ, tạo nên một văn bản mạch lạc, thống nhất.

 

4. Về phong cách ngôn ngữ.

a. Ví dụ

- VD1: sai : từ “hoàng hôn” -> buổi chiều.Hoặc bỏ từ "Hoàng hôn" : "Ngày 25-10,lúc 17h30,tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông".

- VD 2; Sai: hết sức là -> rất, hoặc vô cùng : ""Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo rất cao đẹp".

- VD 3:  Nhận xét:

- Vận dụng thành ngữ

- Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ

- Không thể dùng các từ ngữ trên trong một lá đơn đề nghị được.

 

b. yêu cầu:

- Cần nói và viết phù hợp với các đặc trưng và chuẩn mực trong từng phong cách chức năng.

 

II. Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao.

1. Ví dụ :

- Câu tục ngữ: các từ “đứng, quỳ” được dùng theo nghĩa chuyển (ẩn dụ), có tác dụng tạo hình, biểu cảm.Đây không phải là tư thế,động tác của con người ."Chết đứng" là chết hiên ngang,thể hiện khí phách cao đẹp.Còn "Sống quỳ" là quỳ lụy,hèn nhát.Nếu nói "Sống vinh còn hơn chết nhục" thì câu tục ngữ mất tính hình tượng.

- Câu văn: cả hai cụm từ "Chiếc nôi xanh" và "Máy điều hòa" đều là cách gọi của cây cối, nhưng mang giá trị tạo hình, biểu cảm hơn, tính cụ thể, tạo cảm xúc thẩm mĩ.Đây là cách nói ẩn dụ,hai vật thể này đều mang tính lợi ích cho con người.Tác giả đã hình tượng hóa sự biểu đạt để khẳng định môi trường cây cối đã mang lại lợi ích cho con người,góp phần bảo vệ sự sống.

- Đoạn văn của HCM: dùng phép đối "Có/Không có", điệp "Ai có,súng,gươm,dùng", tất cả các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng tạo ra hiệu quả,vừa nhấn mạnh đánh địch bằng mọi vũ khí có trong tay của cuộc chiến tranh nhân dân,đồng thời tạo nhịp điệu dứt khoát, khoẻ khoắn tạo âm hưởng hùng hồn, vang dội, tác động đến người nghe.

 

2. Yêu cầu :

 Khi nói hoặc viết, chẳng những cần sử dụng tiếng Việt đúng theo các chuẩn mực, mà cần sử dụng một cách sáng tạo, có sự chuyển đổi  linh hoạt theo các phương thức và quy tắc chung, theo các phép tu từ để cho lời nói, câu văn có tính nghệ thuật và đạt hiệu quả giao tiếp cao.

III.Luyện tập.

 Bài 1:

- Từ ngữ đúng: bàng hoàng, chất phác, bàng quan, lãng mạn, hưu trí, uống rượu, trau chuốt, nồng nàn, đẹp đẽ, chặt chẽ.

Bài 2 :

*Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ :

-Từ "Lớp" : Phân biệt người theo tuổi tác,thế hệ,không có nét nghĩa xấu,cho nên nó phù hợp với câu văn.Còn từ "Hạng" mang nét nghĩa xấu,phân biệt người theo phẩm chất tốt,xấu,không phù hợp với câu văn này.

-Từ "Phải" mang nét nghĩa bắt buộc,cưỡng bức,nặng nề,không phù hợp với sắc thái ý nghĩa nhẹ nhàng,vinh hạnh của việc "Đi gặp các vị cách mạng đàn anh".Còn từ "sẽ" có nét nghĩa nhẹ nhàng,phù hợp hơn.Vì vậy,ở câu văn này cần dùng từ "sẽ".

Bài 3:

 -Đây là đoạn văn nghị luận bàn về một nét trong nội dung của ca dao.

-Các câu đều nói về tình cảm con người nhưng ý câu đầu nói về tình yêu nam nữ, các câu sau lại nói về tình cảm khác.

- Quan hệ thay thế đại từ “họ” ở câu 2,3 không rõ.

- Một số từ diễn đạt chưa rõ.

-Sửa lại : "Trong ca dao Việt Nam những bài nói về tình yêu nam nữ chiếm một số lượng khá lớn.Song còn nhiều bài thể hiện tình cảm  khác.Đó là tình cảm gia đình,đầm ấm gắn bó cùng nhau trong tổ ấm.Đó là tình làng,nghĩa xóm.Tình yêu đó nồng nhiệt,đằm thắm và sâu sắc.

 E.Củng cố,dặn dò.

-Học sinh cần nắm vững các yêu cầu về ngữ âm,chữ viết,về ngữ phápvà về phong cách ngôn ngữ trong việc sử dụng tiếng Việt.

-Cần kết hợp và sử dụng tiếng Việt sao cho hay,đạt hiệu quả cao.

-Về làm các bài tập còn lại trong sách giáo khoa.

-Chuẩn bị bài tiếp theo "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #123