lap da 16-20

16:kniệm,vtrò,pp ptích độ nhạy DA   17:kniệm,pp xđịnh và vtrò của các ctiêu đágiá hquả tchính 1 DA.Vì sao phải sd 1 hệ thống chỉ tiêu 18: ss  ptích tchính và ptích KTXH 19: hthống ctiêu p.ánh hquả KTXH 20:sự cần thiết phải đtư theo DA

Câu 16: Trình bày khái niệm, vai trò, phương pháp phân tích độ nhạy của dự án.

*Khái niệm: Là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi.

*Vai trò: Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan, hay nhằm kiểm tra xem trong các hoàn cảnh khác nhau (sự biến động của thị trường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp) sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của dự án và khả năng đứng vững của nó.

*Phương pháp phân tích độ nhạy.

-Phương pháp 1:Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét.

-Phương pháp 2: Phân tish ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét để đánh giá độ an toàn của dự án.

-Phương pháp 3:Cho các yếu tố có liên quan chỉ tiêu hiệu quả thay đổi, mỗi sự thay đổi ta có 1 dự án. Căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của nhà đầu tư hoặc quản lý để chọn phương án tốt nhất.

-Phương pháp 4:Sử dụng độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên để phân tích độ nhạy.

Câu 17: trình bày khái niệm, phương pháp xác định và vai trò của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đàu tư. Vì sao trong phân tích tài chính phải sử dụng 1 hệ thống chỉ tiêu mà không sử dụng 1 chỉ tiêu cho đơn giản.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư:

NPV:

 khái niệm: là hiệu số giữa giá trị hiện tại giữa các khoản thu nhập trong chi phí trong tương lai.

Phương pháp xác định: ( phần này là công thức tính toán, t k viết vào đây nhé)

Vai trò:

-Cho chủ đầu tư biết quy mô lãi của dự án

-Là căn cứ để đánh giá tính khả thi của dự án

-Là căn cứ để so sánh và lựa chọn các phương án đầu tư có tính loại trừ nhau

IRR

Khái niệm: là tỷ lệ thu lãi mà tại đó tổng thu của dự án bằn tổng chi cho dự án. Giá trị hiện tại của chi phí bằng giá trị hiện tại của doanh thu. (NPV=0)

Phương pháp xác đinh:

Vai trò:

-Cho chủ đầu tư biết mức sinh lời tối đa của dự án

-Cho chủ đầu tư biết lãi suát đi vay tối đa mà dự án có thể chấp nhận được

-Là cơ sở để đánh giá tính khả thi của dự án

-Là cơ sở so sánh và lựa chọn các phương án đầu tư có tính loại trù nhau.

T ( chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn)

Khái niệm: là số năm cần thiết để có thể thu hồi được toàn bộ số vốn đầu tư đã bỏ ra.

Phương pháp xác định:

t *

B/C: ( chỉ tiêu lợi ích/ chi phí) 

Phương pháp xác định

+ B/C ≥ 1: Tổng các khoản lợi ích của dự án đủ để bù đáp chi phí phải bỏ ra của dự án và dụ án có khả năng sinh lợi àDự án được chấp nhận

+ B/C < 1: Dự án bị bác bỏ

Điểm hòa vốn:

Số sản phẩm hòa vốn 1 năm của dự án

Xh 1 năm= f/(P-Vđ)

 Doanh thu hòa vốn 1 năm

Dh 1 năm=f/ (1-Vđ/P)

X là số sản phẩm sản xuất ra đồng thời cũng là số sản phẩm bán được

P là giá bán 1 sản phẩm

f  là chi phí cố định của 1 dự án

Vđ là biến phí chi phí biến đổi tính cho 1 đơn vị sản phẩm

RR( hệ số hoàn vốn)

Phương pháp xác định

Khi phân tích tài chính phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu vì

Nếu chỉ sử dụng một chi tiêu thì chỉ phản ánh được một khía cạnh của hiệu quả đầu tư, như vậy thì còn thiếu và chưa đủ cơ sở để xem xét dự án có khả thi về mặt tài chính hay không. Với mỗi chỉ tiêu thì có mỗi ưu và nhược điểm khác nhau, vì vậy nếu sử dụng hệ thống chỉ tiêu sẽ phát huy được nhiều ưu điểm của dự án, mang lại kết quả đánh giá chính xác hơn.

Tính cho từng năm:

RRt=  

Câu 18: So sánh sự giống và khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư.

v     Giống nhau: đều là sự so sánh giữa kết quả thu được với số vốn phải bỏ ra.

v     Khác nhau:

Ø      Trên giác độ xem xét và mục tiêu phân tích

-         Phân tích tài chính chỉ đứng trên góc độ của nhà đầu tư. Đứng trên góc độ của người đầu tư, mục đích cụ thể có nhiều nhưng quy tụ lại là lợi nhuận. Do vậy khả năng sinh lợi là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp thuận một việc làm của nhà đầu tư à dự án có khả năng sinh lợi càng cao thì càng hâp dẫn các nhà đầu tư. Nói chung, phân tích tài chính mới chỉ xem xét hiệu quả dự án trên khía cạnh vi mô, và xem xét hiệu quả dưới góc độ sử dụng vốn bằng tiền

-         Phân tích kinh tế - xã hội: đứng trên góc độ của toàn bộ nến kinh tế và toàn bộ xã hội. Do vậy, sự đóng góp của dự án đối với nến kinh tế thông qua gia tăng phúc lợi của toàn xã hội sẽ được quan tâm. Lợi ích của dự án trên góc độ nền kinh tế là lợi ích có tính cộng đồng và đôi khi có thể mâu thuẫn với lợi ích của chủ đầu tư. Nói chung phân tích kinh tế - xã hội xem xét hiệu quả dự án trên khí cạnh vĩ mô và xem xét hiệu quả dưới góc độ sử dụng tài nguyên của đất nước.

Ø      Trên giác độ tính toán:

            Do khác nhau về góc độ và mục tiêu phân tích nên trong tính toán cũng có nhiều điểm khác biệt. Đối với phương pháp phân tích chi phí – lợi ích về cơ bản việc phân tích kinh tế - xã hội dự án đầu tư không tách rời với phân tích tài chính. Về nguyên tắc, phân tích tài chính phải tiến hành trước và làm cơ sở cho phân tích kinh tế xã hội. Tuy nhiên cần phải có những chú ý trong tính toán. Đây cũng là điểm khác biệt trong tính toàn giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế - xã hội.

-         Thuế:

            + Đối với các nhà đầu tư: thuế phải nộp là một khoản chi phí à tính thu nhập ròng trong phân tích tài chính thì phải trừ đi thuế.

            + Đối với nền kinh tế xã hội: thuế là một khoản thu nhập của ngân sách quốc gia và cũng là khoản thu củ nền kinh tế à khi tính phải cộng khoản này để xác định giá trị gia tăng cho xã hội mà dự án đem lại.

            + Đối với các khoản trợ cấp, bù giá: là khoản ưu đãi, lợi ích cho các nhà đầu tư, nhưng lại là chi phí mà xã hội phải gánh chịu.

-         Đối với tiền lương và tiền công trả cho người lao động:

            + Trong phân tích tài chính: tiền lương và tiền công được coi là chi phí

            + Trong phân tích kinh tế - xã hội: các khoản này được coi là thu nhập.

-         Đối với các khoản vay nợ:

            + Trong phân tích kinh tế - xã hội: Do khi trả nợ (cả gốc và lãi) không được tính là một chi phí xã hội hay lợi ích xã hội, nó chỉ được coi là một khoản chuyển giao quyền sử dụng vốn từ người này sang người khác

            + Trong phân tích tài chính, chúng ta đã trừ đi khoản trả nợ này như là một khoản chi phí.

-         Đối với giá cả các đầu ra và đầu vào

            + Trong phân tích tài chính: giá được lấy theo giá thị trường

            + Trong phân tích kinh tế - xã hội thì phải loại bỏ những méo mó, sai lệch của giá cả do các tác động của các chính sách bảo hộ mậu dịch, sự độc quyền… à sử dụng giá tham chiếu được gọi là  “giá mờ”

-         Tỷ suất chiết khấu sử dụng trong phân tích tài chính

            + Trong phân tích tài chính: Được lấy trực tiếp theo mức chi phí sử dụng vốn huy động trên thị trường

            + Trong phân tích kinh tế - xã hội: tỷ suất chiết khấu là chi phí xã hội thực tế của vốn và có thể phải được điều chỉnh căn cứ vào mức lãi suất trên thị trường vốn quốc tế.

-         Ngoài ra, còn khác nhau về hệ thống chỉ tiêu.

         + Phân tích tài chính sử dụng các chỉ tiêu như: Lợi nhuận thuần (W);  Thu nhập thuần; Hệ số hoàn vốn (RR - Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư); Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR); Thời hạn thu hồi vốn đầu tư

         + Phân tích kinh tế - xã hội thì sử dụng các chỉ tiêu sau: Giá trị gia tăng thuần (NVA); Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPV(E)); Tỷ số lợi ích – chi phí kinh tế (B/C(E)); Tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ; Tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế.

Câu 19: trình bày tóm tắt hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. Theo anh chị, chỉ tiêu nào được xem là cơ bản nhất  trong hệ thống các chỉ tiêu đó.

hệ thống các chỉ tiêu:

Giá trị gia tăng thuần (NVA) là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.

Công thức tính:

Giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPV(E)) là chỉ tiêu phản ánh tổng lợi ích thuần của cả đời dự án trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế quy về mặt bằng thời gian hiện tại

            Công thức tính:

Tỷ số lợi ích – chi phí kinh tế (B/C(E)) là tỷ lệ giữa tổng giá trị của các lợi ích kinh tế và tổng giá trị chi phí kinh tế của dự án đầu tư quy về cùng một mặt bằng thời gian theo tỷ suất chiết khấu xã hội.

Công thức tính

Số lao động có việc làm do thực hiện dự án: bằng số lao động cần thiết cho dự án ( xem xét ở năm lao động bình quân) + số lao động có việc làm ở các dự án liên đới – số lao động bị mất việc làm.

ảnh hưởng đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội: so sánh tỷ lệ giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư thu được trên tổng giá trị gia tăng ở mỗi năm hoạt động đó của dự án, đêt thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa các nhóm dân cư, từ đó thấy sự công bằng xã hội.

Tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ:

Tiết kiệm ngoại tệ và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý à là chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi phân tích một dự án đầu tư.

Tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế.

Những tác động khác của dự án:

-Tác động đến môi trường sinh thái

-ảnh hưởng đến kết cấu hạ tang

-tác động dây chuyền tới nền kinh tế

-ảnh hưởng đến sự phát triển KTXH của địa phương nơi có dự án

-tác động cảu dự án đến chính trị, ngoại giao

 Chỉ tiêu NVA( giá trị gia tăng thuần túy) được xem là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả KTXH của dự án. Chỉ tiêu này chỉ rõ đóng ghóp của dự án đôi với toàn bộ nền kinh tế.

Câu 20: trình bày sự cần thiết phải đầu tư theo dự án.( trang 18 - gt)

Đầu tư phát triển có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia. Với các đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển  như đòi hỏi một số vốn lớn, vốn này nằm khe đọng trong suốt quá trình đầu tư, là hoạt động mang tính chất lâu dài, mọi kết quả và hiệu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian, các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài; các điều kiện về địa lý, địa hình, địa chất tại đó sẽ ảnh hưởng không chỉ đến quá trình thực hiện đầu tư mà cả quá trình vận hành các kết quả đầu tư sau này.Vì vậy, để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì phải làm tốt công tác chuẩn bị .Phải dự toán được các yếu tố bất định( sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thúc hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư. Mọi sự xem xét, tính toán và chuẩn bị này được thực hiện trong việc soạn thảo  các dự án đầu tư ( lập dự án đầu tư). Có thể nói, dự án đầu tư (được soạn thảo tốt) là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả kinh tế xã hội mong muốn.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lapda