LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

BÀI   17. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

I. Kiến thức trọng tâm:

1. Nguồn lao động

- Dân số hoạt động kinh tế ở nước ta chiếm 51,2% tổng số dân (42,53 triệu người), mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động.

ðLà lực lượng quyết định phát triển kinh tế đất nước.

- Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sx.

- Chất lượng lao động ngày được nâng cao, nguồn lao động đã qua đào tạo chiếm 25,0%.

ðVẫn chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhất là lao động có trình độ cao.

- Chất lượng lao động các vùng không đồng đều.

- Có sự chênh lệch khá lớn về chất lượng lao động giữa thành thị và nông thôn.

2. Cơ cấu lao động

a/ Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế

Lao động có xu hướng giảm ở k/v 1 (57,3%), tăng ở k/v 2 (18,2%) và 3 (24,5%). Tuy nhiên lao động trong k/v 1 vẫn còn cao àsự thay đổi trên nhờ vào cuộc CMKHKT và quá trình Đổi mới.

b/ Cơ cấu lao động theo thành phần  kinh tế

Giai đoạn 2000-2005, lao động ngoài Nhà nước chiếm 88,9%, Nhà nước chiếm 9,5% và có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng, chiếm 1,6%.

c/ Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn

 Lao động thành thị ngày càng tăng chiếm 25,0%, ở nông thôn giảm chiếm 75,0% (2005).

à Lao động nhìn chung năng suất còn thấp, quỹ thời gian lao động vẫn còn chưa được sử dụng triệt để.

3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết

- Mặc dù mỗi năm nước ta đã tạo ra khoảng 1 triệu chỗ làm mới nhưng tình trạng việc làm vẫn còn gay gắt.

- Năm 2005, tỷ lệ thất nghiệp của cả nước là 2,1%, còn thiếu việc làm là 8,1%. Thất nghiệp ở thành thị cao: 5,3%, thiếu việc làm ở thành thị là 4,5%. Ở nông thôn, thất nghiệp là 1,1%, thiếu việc làm là 9,3%.

* Hướng giải quyết

- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động .

- Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.

- Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất.

- Tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng XK.

- Đa dạng các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

II. Trả lời câu hỏi và bài tập:

1/ Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?

a/ Thế mạnh:

-Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người (51,2% tổng số dân).

-Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.

-Lao động cần cù, sáng tạo có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ.

-Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu phát triển trong văn hóa, giáo dục và y tế.

b/ Hạn chế:

-Thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao.

-Lao động trình độ cao còn ít, đội ngũ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu.

-Phân bố không đồng đều. Đại bộ phận lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp, vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật.

2/ Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.

- Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất.

- Xu hướng: giảm tỷ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp (còn 57,3% - 2005); tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng (lên 18,2%) và tỷ trọng dịch vụ cũng tăng  nhưng còn chậm (24,5%).

3/ Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lý lao động ở nước ta nói chung và địa phương em nói riêng.

Phương hướng giải quyết việc làm:

-    Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

-    Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khỏe sinh sản.

-    Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, chú ý đến hoạt động các ngành dịch vụ.

-    Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

-    Đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

-    Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: