lam phat thuc te
Goldman Sachs tin tưởng rằng Việt Nam mang trong mình tiềm năng phát triển và những điều kiện để trở thành con hổ châu Á về trung và dài hạn, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những nguy cơ ngắn hạn mà Việt Nam phải đối mặt.
Lạm phát tăng trên 20% - mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992 đã là hồi chuông báo động cho nền kinh tế Việt Nam.
Giờ đây, người ta lo ngại rằng Việt Nam cần phải tiến hành những biện pháp cần thiết tương tự như những gì Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Thái Lan và Indonesia đã làm để cứu vãn cuộc khủng hoảng tài chính những năm 1997-1998.
Những biện pháp như vậy bao gồm siết chặt chính sách tiền tệ và tài chính, cắt giảm triệt để chi phí công của chính phủ, giảm nhập siêu để người tiêu dùng hướng tới hàng hóa nội địa, rút ngắn khoảng cách cân bằng âm giữa nhập - xuất hiện nay.
Chính sách tiền tệ là công cụ chống lạm phát lúc này
Trong nỗ lực đẩy lùi lạm phát, chính phủ Việt Nam đã thi hành kế hoạch 7 điều vào cuối tháng 3 vừa rồi bao gồm: 1) thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa; 2) cắt giảm chi tiêu của chính phủ cũng như các dự án đầu tư công; 3) đặt sản xuất nông nghiệp làm trọng tâm chính; 4) thúc đẩy xuất khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại; 5) khuyến khích việc giảm thiểu tiêu dùng; 6) điều khiển các hoạt động của thị trường để tránh nạn đầu cơ tích trữ; và 7) ban hành các trợ cấp xã hội và lương thưởng để trợ giúp người nghèo.
Thêm vào đó, chính phủ cũng đã quyết định kiểm soát việc xuất khẩu gạo và giữ giá nhiên liệu ổn định cho đến tháng 6.
Tuy nhiên, chỉ có một số những biện pháp kể trên sẽ là hữu dụng trong việc cách ly sức ép lạm phát, các biện pháp khác thì không. Trong môi trường lạm phát cao như hiện nay, một chính sách thu chi ngân sách vừa phải có lẽ sẽ thích hợp với Việt Nam hơn.
Mặt khác, quản lý hành chính giá cả và xuất khẩu có nguy cơ gây thêm bất ổn trong hệ thống, và tác động cũng không lâu bền. Goldman Sachs tin rằng Việt Nam nên đặt chính sách tiền tệ lên hàng đầu trong việc quản lý lạm phát, với gốc rễ của vấn đề lạm phát hiện nay mang tính chất tiền tệ (lượng cung tiền tăng mạnh).
Ngân hàng trung ương đã thi hành một số biện pháp để thắt chặt chính sách tiền tệ từ tháng 6 năm ngoái, bao gồm tăng tỷ lệ bắt buộc, sử dụng nghiệp vụ repo, phát hành tín phiếu, tăng lãi suất, nới lỏng biên độ tỷ giá để VNĐ tăng giá so với USD...
Tuy nhiên, theo nhận định của bản báo cáo, từ nay trở đi, Ngân hàng Nhà nước sẽ có ít đi sự lựa chọn chính sách để áp dụng. Và trong số những giải pháp còn lại, hai công cụ có nhiều linh động nhất là tăng lãi suất và kiểm soát tín dụng Không còn nhiều sự lựa chọn
Lãi suất: Động thái dỡ bỏ trần lãi suất huy động, ấn định lãi suất tối đa 18%/năm của Ngân hàng Nhà nước ngày 17/5 được các chuyên gia của Goldman Sachs đánh giá là một bước tiến tích cực trong việc chống lạm phát.
Rút thanh khoản: Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước phát hành 20.000 tỷ tín phiếu bắt buộc trong tháng 3, tình trạng thắt chặt thanh khoản này đã tạo ra nhân tố rủi ro trong hệ thống.
Do đó, bản báo cáo cho rằng, đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước nên tính đến chuyện cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng, thay vì tiếp tục tìm cách hút bớt thanh khoản ngắn hạn.
Kiểm soát tín dụng: Tăng trưởng của tín dụng có khả năng bị kìm lại. Sau khi chứng kiến lượng tín dụng tăng tới 14.7% từ cuối năm 2007 tới 4 tháng đầu năm 2008 (so với 9.8% cùng kỳ năm ngoái), giám đốc ngân hàng trung ương mới đây yêu cầu cần có sự kiểm tra chính xác chất lượng tín dụng và những biện pháp kiềm chế việc vay tiền giành cho buôn bán cổ phần, đầu tư bất động sản và tài chính người tiêu dùng.
Tỷ giá hối đoái: Goldman Sachs dự báo, VND sẽ tiếp tục mất giá so với USD trong thời gian tới.
Dự đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Goldman Sachs tin tưởng rằng Việt Nam mang trong mình tiềm năng phát triển và những điều kiện để trở thành con hổ châu Á về trung và dài hạn, và cũng thẳng thắn chỉ ra những nguy cơ ngắn hạn mà Việt Nam phải đối mặt. Cụ thể, Goldman Sachs nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý tiền tệ để giảm áp lực lạm phát trong thời gian tới.
Với tỷ lệ lạm phát CPI lên tới hàng chục trong vòng 6 tháng trở lại đây, ngày càng nhiều nhà đầu tư lo lắng về sự ổn định vĩ mô của Việt Nam. Lạm phát không những ảnh hưởng tới doanh thu của các doanh nghiệp, mà còn gây tác động tiêu cực tới khả năng tiêu dùng của các hộ gia đình. Nếu các biện pháp cần thiết không được tiến hành, sức ép quá nóng không được kìm hãm và lạm phát tiếp tục leo thang, khủng hoảng cân bằng thanh toán sẽ bị châm ngòi, đặt ổn định xã hội vào tình trạng bất ổn.
Vì thế, các biện pháp tình thế cũng như trong vòng vài tháng tới là rất quan trọng đối với viễn cảnh vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam. Trong 3 tháng trở lại đây, rõ ràng hệ thống chính sách nghiêng nhiều sang thúc đẩy tăng trưởng hơn là kiểm soát lạm phát. Ông Nguyễn Thành Đô - vụ trưởng vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài Chính Việt Nam cũng trao đổi với Bloomberg News rằng đấu tranh chống lạm phát giờ là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam, cho dù điều đó đồng nghĩa với việc chấp nhận mức tăng trưởng thấp hơn.
Với mục tiêu đúng đắn và chặt chẽ của chính phủ, khả năng hồi phục ổn định vĩ mô của Việt Nam sẽ là khá cao. Cho dù những bất lợi của việc lên giá các mặt hàng thế giới sẽ gây tác động tiêu cực cho việc phục hồi của kinh tế Việt Nam, Goldman Sachs cho rằng nền kinh tế này có thể xoay xở được mà không cần tới việc mở rộng tiền tệ nội địa. Và khi đã đạt được ổn định vĩ mô, tăng trưởng của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào sự gia tăng của nhu cầu nội địa hơn là nhu cầu nhập khẩu của các khách hàng Mỹ.
Tuy thế, dự kiến tăng trưởng của Việt Nam vẫn sẽ ở dưới mức tiềm năng trong vòng 2 năm tới, để cho lạm phát dần đi xuống từ nay cho tới năm 2009. Goldman Sachs dự tính tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam năm 2008 sẽ là khoảng 7.3%, so với 8.5% năm 2007. Lạm phát vẫn sẽ tiếp tục ở ngưỡng cao cho tới cuối quý III năm nay, sau đó sẽ giảm dần, trung bình ở mức 19%. Còn với năm 2009, dự đoán tăng trưởng GDP là 7.8%, trong khi lạm phát giảm còn 10%.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Với nhiều hình thức huy động vốn tương đối đa dạng, NHTM VN đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng (năm 2005 tăng gấp 30 lần so với năm 1990-trên 600.000 tỷ đồng, tại TP.HCM các NHTM huy động đến cuối năm 2005 là 184.600 tỷ đồng gấp 2,8 lần so với năm 2001) từ các nguồn vốn trong xã hội, tăng dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế (dư nợ năm 2005 tăng 40 lần so với năm 1990, tại TP.HCM dư nợ cho vay cuối năm 2005 của các NHTM 170.200 tỷ đồng gấp 3 lần so với năm 2001), tăng đầu tư vào những chương trình trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao (GDP tăng bình quân 7.5% trong 5 năm 2001-2005), góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội (trong 5 năm 2001-2005 cả nước tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động), góp phần xóa đói giảm nghèo (tỷ lệ hộ nghèo còn 7%) và làm giàu hợp pháp. Nhiều dịch vụ tiện ích (chi lương, thu chi hộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ...) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư và sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế...
Hiệu quả kinh doanh của các NHTM VN nhìn chung có những chuyển biến tích cực, lợi nhuận tăng trưởng khá cao, có những NHTM tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn tự có (ROE) đạt trên 20%, riêng tại TP.HCM kết thúc năm 2005 các NHTM đã có những kết quả kinh doanh (thu nhập-chi phí) tăng khá cao so với năm 2004 (NHTMNN tăng 73,9%, NHTMCP tăng 41,3%), dư nợ tồn đọng giảm dần.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực hệ thống NHTM VN vẫn còn quá nhiều điểm yếu kém và tồn tại. Trong bài phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ngành ngân hàng VN (1951-2006) nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu "Hệ thống chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để, toàn diện ngành ngân hàng và hội nhập kinh tế quốc tế... sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng VN còn yếu...". Vì vậy, để NHTM VN có thể đứng vững trong xu thế hội nhập, thực hiện các cam kết trong thỏa thuận khung về dịch vụ trong khối ASEAN, các cam kết trong Hiệp định thương mại song phương VN-Hoa Kỳ (BTA), và những nghĩa vụ khi VN gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO (có khả năng vào cuối năm 2006). Hoạt động tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực được cam kết mở cửa mạnh mẽ nhất trong thời gian tới. Vì vậy vào khoảng 2-3 năm sau khi VN gia nhập WTO các ngân hàng nước ngoài sẽ có nhiều hoạt động phong phú đa dạng tại VN và đuợc đối xử ngang bằng theo đúng nguyên tắc tối huệ quốc của WTO. Khi đó, NHTMNN và NHTMCP sẽ gặp phải những đối thủ nặng ký (thương hiệu, vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm...) ngay trên thị trường VN. Vậy ngay từ bây giờ (mặc dù đã hơi muộn) các NHTM VN phải làm gì? Chính phủ cần có những chiến lược và giải pháp cụ thể nào? Để có những ý kiến riêng của mình, chúng tôi đã thực hiện việc khảo sát ý kiến khách quan của hơn 100 cán bộ công chức ngành tài chính ngân hàng theo mô hình SWOT, chúng tôi đã ghi nhận được những đánh giá về điểm mạnh (Strengths) điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) của hệ thống NHTM VN như sau:
*phan loại ngân hang thương mại ở việt nam
một số nước, người ta còn phân chia những ngân hàng thương mại thành các loại theo hình thức sở hữu. Chẳng hạn ở Trung Quốc và Việt Nam, chính phủ phân những ngân hàng thương mại thành các loại: ngân hàng thương mại nhà nước (do chính phủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ), ngân hàng thương mại cổ phần (vốn điều lệ được chia thành các cổ phần, song các tập đoàn kinh tế nhà nước hay các tổng công ty nhà nước có thể chia nhau sở hữu toàn bộ số vốn điều lệ đó), ngân hàng thương mại liên doanh (tổ chức tín dụng nước ngoài và tổ chức tín dụng trong nước cùng sở hữu), ngân hàng thương mại nước ngoài (đúng ra là chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
* hoạt động kinh doanh ngân hang thương mạiACB
đầu tháng 09/2008, Ngân hàng Á Châu (ACB) bắt đầu triển khai kế hoạch cho vay 5.000 tỷ đồng dành cho đối tượng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân nhằm phục vụ cho những nhu cầu như: vay phục vụ tăng trưởng xuất khẩu đối với tất cả các ngành nghề, vay hỗ trợ nhập khẩu đối với các mặt hàng là nguyên liệu cơ bản phục vụ sản xuất, vay trung hạn phục vụ mở rộng sản xuất - kinh doanh, vay vốn lưu động đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh, vay trung hạn mua nhà để ở phục vụ các tầng lớp dân cư có nhu cầu thực sự về nhà ở...với thủ tục vay đơn giản, thuận tiện và nhanh chóng.
Theo đó, ACB sẽ dành 3.000 tỷ đồng cho đối tượng là các doanh nghiệp, cụ thể:
• ACB sẽ tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu theo các hình thức: tài trợ trước khi giao hàng, chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ và cho vay đảm bảo bằng khoản phải thu từ bộ chứng từ hàng xuất khẩu. Với các doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực xuất nhập khẩu có thể được tài trợ tín chấp nếu thỏa mãn các tiêu chí của ACB với mức tài trợ đến 90% giá trị hợp đồng ngoại thương và mức chiết khấu lên đến 98% trị giá bộ chứng từ. Doanh nghiệp có thể vay bằng USD hoặc VND với lãi suất USD.
• Tài trợ cho các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn lưu động để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất hoặc thương mại. Đặc biệt các doanh nghiệp có thể thế chấp bằng chính lô hàng nhập (sắt thép, hạt nhựa, ô tô...) với mức cho vay lên đến 80% giá trị lô hàng.
• Cho vay với mục đích bổ sung vốn lưu động, đầu tư tài sản cố định và sản xuất kinh doanh trả góp đến 3 năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào dịp cuối năm.
Đối với đối tượng là khách hàng cá nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân (DNTN), hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân, ACB sẽ dành 2.000 tỷ đồng cho các nhu cầu về vay mở rộng sản xuất kinh doanh, vay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, vay mua nhà, sửa chữa nhà để ở. Cụ thể, khách hàng vay vốn tại ACB để mua sắm trang thiết bị, hàng hóa phục vụ kinh doanh vào dịp cuối năm sẽ được vay với thời hạn lên đến 36 tháng (3 năm), hạn mức vay tùy thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng.
Đặc biệt, khách hàng có thể lựa chọn các phương thức trả nợ linh hoạt như: trả vốn và lãi đều hàng tháng hoặc định kỳ 3 tháng hoặc 6 tháng..., thời hạn vay có thể được kéo dài lên tới 3 năm. Đây là những yếu tố sẽ tạo thuận lợi cho khách hàng chủ động trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, duy trì tiến độ trả nợ vay và giảm được áp lực trả nợ vay vào thời điểm đáo hạn hợp đồng.
Từ những tín hiệu tích cực của nền kinh tế trong những tháng gần đây, các biện pháp kiềm chế lạm pháp của chính phủ đã có những hiệu quả nhất định, lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng đang có xu hướng giảm, tỷ giá ngoại tệ ổn định, nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng...là những yếu tố tích cực để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng xuất khẩu và nhu cầu tăng cao của thị trường vào thời điểm cuối năm.
Với vị thế là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, ACB là ngân hàng luôn tiên phong trong việc đưa ra những sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại từng thời điểm cụ thể. Thông qua kế hoạch đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng trong những tháng cuối năm, ACB mong muốn được đồng hành cùng Quý khách hàng trong việc sớm hoán giải bài toán khó về nguồn vốn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng chung cho kinh tế.
*vai trò của ngân hang trung ương việt nam
Cũng như FED, NHNN Việt nam được trang bị chức năng LOLR với lãi suất tái cấp vốn như một cứu cánh cho các NHTM khi gặp khó khăn thanh khoản. NHNN cũng có chức năng giám sát cẩn trọng (prudential supervision) đối với các NHTM và cũng nắm quyền điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản. Việt nam cũng đã thành lập cơ quan bảo hiểm tiền gửi độc lập cách đây vài năm với hình thức hoạt động giống hệt như FDIC. Nhìn chung, khung khổ pháp lý và cơ chế vận hành của NHNN và hệ thống tiền tệ của Việt nam đã được học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của nhiều ngân hàng trung ương tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên điều mà NHNN Việt nam còn thiếu là sự tin tưởng của người dân và các NHTM vào khả năng cũng như sự nhất quán của mình.
Đầu tháng 2/2008, sau khi số liệu về lạm phát năm 2007 và tháng 1/2008 được công bố gây sửng sốt trong dân chúng và cả nhiều nhà hoạch định chính sách, NHNN đã đột ngột thắt chặt chính sách tiền tệ làm tình hình thanh khoản trong hệ thống ngân hàng xấu đi nhanh chóng. Với tình hình lạm phát cao, nhiều khả năng bắt nguồn từ nguyên nhân nới lỏng tiền tệ trong những năm trước đó như nhiều nhà kinh tế đã chỉ ra, thắt chặt tiền tệ vào lúc này là một chính sách đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên cách thức thực thi chính sách này của NHNN đã tạo ra một cú sốc lớn trong hệ thông ngân hàng vì nó quá bất ngờ và quá quyết liệt.Trong lịch sử của FED, một chu kỳ thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ có thể làm lãi suất thay đổi hơn 10% (gần đây là 4-5%) nhưng chưa bao giờ, ngay cả trong các cuộc khủng hoảng, FED đã từng cắt hay tăng lãi suất quá 1% trong một lần thay đổi Fed funds rate. Thường một chu kỳ cắt hay tăng lãi suất được rải đều trong khoảng 5-15 lần thay đổi, mỗi lần từ 0.25% đến 0.5%. Việc giãn các thay đổi lãi suất như vậy giúp các NHTM có thời gian thích ứng với môi trường tiền tệ mới mà FED mong muốn và giúp cho sự phân bổ lại thanh khoản trong nền kinh tế với tình hình lãi suất mới không xảy ra quá đột ngột. Bên cạnh việc giãn các hoạt động cắt hoặc tăng lãi suất, FED còn tìm cách "gợi ý" cho các NHTM biết trước xu hướng điều hành tiền tệ của mình bằng các thôngbáo về quan điểm tiền tệ (policy stand) trong các biên bản họp được công bố ra công chúng và những phát biểu có tính toán của các quan chức FED. Ví dụ, vào thời điểm hiện tại (tháng 5/2008) giới tài chính ngân hàng Mỹ đã nhận được tín hiệu về việc chấm dứt chu kỳ cắt giảm lãi suất thông qua một số phát biểu của các quan chức FED như Donald Kohn hay Frederic Mishkin và qua biên bản cuộc họp cắt lãi suất cuối cùng của FOMC.
Rất tiếc trong đợt thắt chặt tiền tệ vừa rồi NHNN chưa học được cách xử lý khéo léo như FED và cuộc khủng hoảng thanh khoản hiện thời là hậu quả tất yếu của sự vụng về của NHNN Việt nam. Mặc dù đã có một số tín hiệu phát đi từ phía NHNN về lượng tiền đang được lưu thông quá nhiều song các động thái vẫn quá gấp gáp. Điều này không chỉ gây khó khăn cho các NHTM và các doanh nghiệp có các hoạt động tín dụng vào thời điểm này, nó còn làm sói mòn uy tín của NHNN trong mắt các NHTM và cả trong dân chúng. Kể từ đây, các NHTM sẽ phải luôn dè chừng những thay đổi chính sách đột ngột như vậy của NHNN và sẽ phải để thêm một khoản dự phòng cho những cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai. Các NHTM thì dường như chưa quen với việc này nên việc bắt tín hiệu cũng không đáng kể và rất khó khăn khi phải thực hiện yêu cầu một cách nghiêm ngặt. Vì cuộc khủng hoảng thanh khoản đã làm tăng mức độ rủi ro của hầu hết các NHTM, cũng kể từ đây các khoản cho vay sẽ phải mang thêm một khoản phí rủi ro (risk premium) không đáng có, làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng khi phải vay tiền từ ngân hàng.
Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra cuộc khủng hoảng thanh khoản, NHNN sau đó đã rất lúng túng khi xử lý nó và cuối cùng đã quay lại với cách thức điều hành bằng mệnh lệnh hành chính của thời kỳ bao cấp. Việc áp đặt lãi suất trần huy động 12%/năm dường như là một biện pháp đối phó vội vàng của NHNN nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua lãi suất huy động của các NHTM. Biện pháp này vừa làm cuộc khủng hoảng thanh khoản thêm xấu đi vừa đi ngược lại những cố gắng thắt chặt tièn tệ mà NHNN mới thực hiện trước đó. Đáng lý ra, cuộc khủng hoảng này có thể được giải tỏa nhanh chóng nếu NHNN thực hiện đúng chức năng LOLR của mình cho tất cả các NHTM có nhu cầu tăng thanh khoản. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, mà rất có thể là sức ép từ phía chính phủ không muốn tăng lãi suất lên nữa để đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, đã ngăn cản NHNN thực hiện chức năng LOLR của mình
Đến thời điểm này, NHNN đã tăng lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy NHNN sẽ mở cửa cho tất cả các NHTM vay với lãi suất này một cách tự do và bình đẳng. Ngay cả việc tái chiết khấu trái phiếu chính phủ, các NHTM nhỏ cũng bị thiệt thòi rất nhiều khi NHNN đưa ra hình thức đấu thầu theo khối lượng. Dường như NHNN đang cố gắng áp đặt cả lãi suất lẫn lượng thanh khoản lưu thông trong hệ thống quá xa khỏi điểm cân bằng (equilibrium), điều mà chỉ có thể thực hiện được nếu NHNN tiếp tục can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Tất nhiên, sau một thời gian, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế sẽ tự điều chỉnh để thỏa mãn các yêu cầu của NHNN nhưng cái giá phải trả sẽ là sự méo mó (distortion) trong phân bổ nguồn lực (mà ở đây là nguồn vốn) cho nền kinh tế. Đây cũng là một bước lùi trong công cuộc cải tổViệt nam theo hướng thị trường và làm suy giảm lòng tin của dân chúng và doanh nghiệp vào NHNN.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top