Làm ít hơn kiếm tiền nhiều hơn FULL
Lời cảm ơn
− 1 −
Làm ÍT hơn,
kiếm NHIỀU tiền hơn LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 2 −
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả
để sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và bản dịch: [email protected]
Liên hệ về dịch vụ bản quyền: [email protected]
DO LESS WORK, MAKE MORE MONEY
Copyright © 2012, Leon Jay
All rights reserved.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
Bản quyền tiếng Việt © 2012 Phạm Thị Phương Mai
Thiết kế bìa: Nguyễn Vũ Thiên Thanh
Biên tập viên Alpha Books: Bùi Thu Hà
Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép
hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào
mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của Công ty Sách Alpha.
Lời cảm ơn
− 3 −
PHẠM THỊ PHƯƠNG MAI − LEON JAY
Làm ÍT hơn,
kiếm NHIỀU tiền hơn
NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘI LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 4 −
Xin dành tặng cuốn sách này cho bất kỳ ai quyết định tham gia đến cùng
trò chơi mang tên "Cuộc sống". Cuộc sống có lẽ là cuộc chơi lý thú nhất,
nhưng đa số mọi người lại e sợ nó. Bất kể bạn chọn luật chơi nào đi chăng
nữa, hãy chơi với mục đích và đam mê...
⎯ Leon Jay
Lời cảm ơn
− 5 −
Mục lục
Lời cảm ơn.........................................................................................................................................7
Đồng Tác Giả..................................................................................................................................10
Cảm nhận........................................................................................................................................13
Chương 1. Tại Sao Bạn Nên Đọc Cuốn Sách Này?...................................................17
Chương 2. Thất Bại Là Bước Đầu Dẫn Đến Thành Công.....................................35
Chương 3. Tầm Nhìn Xa Giúp Bạn Kiếm Tiền Nhiều Hơn................................42
Chương 4. Yếu Tố Cốt Lõi Của Kinh Doanh Trực Tuyến.....................................56
Chương 5. Đam Mê Hay Lợi Nhuận?..............................................................................66
Chương 6. Thành Công Tài Chính Phụ Thuộc Vào Đội Nhóm.........................76
Chương 7. Tiếp Thị Đến Trước Khi Sản Phẩm Được Tạo Ra
(Không Phải Sau)...............................................................................................99
Chương 8. Tạo Ra Sản Phẩm.............................................................................................112
Chương 9. Máy Chủ, Bảo Mật và Cổng Thanh Toán:
Những Yếu Tố Cơ Bản Cần Thiết Nhất...............................................153
Chương 10. Nghệ Thuật Tâm Lý Của Quy Trình Bán Hàng............................166
Chương 11. Nghệ Thuật Email Marketing..................................................................195
Chương 12. Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo – Vượt Trên Cả Ngôn Từ............220
Chương 13. Thiết Kế Các Yếu Tố Gia Tăng
Tỷ Lệ Thu Hút Khách Hàng.....................................................................238 LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 6 −
Chương 14. Chiến Lược Marketing Tốt Giúp Loại Bỏ
Yêu Cầu Bán Hàng (24 Bí Mật Nâng Cao
Giúp Gia Tăng Tỷ Lệ Thu Hút Khách Hàng)....................................247
Chương 15. Lưu Lượng Truy Cập: Nhân Tố Quyết Định
Sự Thành Bại Của Kinh Doanh Trực Tuyến..................................264
Chương 16. Tuyển dụng và Quản lý Cộng Tác Viên.............................................313
Chương 17. Hỗ Trợ Khách Hàng......................................................................................333
Chương 18. Thử Nghiệm Và Theo Dõi.........................................................................345
Chương 19. Sự Thật Đáng Ngạc Nhiên Về Thành Công
Và Tạo Nên Một Công Việc Kinh Doanh Bền Vững..................352
Chương Đặc Biệt......................................................................................................................369
1 tháng sử dụng miễn phí tài khoản FusionHQ......................................................371
Lời nhận xét................................................................................................................................372
Các Tài Nguyên Thành Công............................................................................................375
Lời cảm ơn
− 7 −
Lời cảm ơn
Tôi muốn mở đầu bằng lời cảm ơn chân thành đến tất cả những
người đã giúp đỡ tôi trong suốt cuộc hành trình, đặc biệt là nhóm
FusionHQ.
Pin là người đi đầu trong việc phát triển phần mềm, Paul và Chor đã
trải qua nhiều đêm thức trắng chỉnh sửa mã code để chúng tôi có thể
sẵn sàng đúng theo kế hoạch. Và Panisa, người luôn kiên nhẫn với
những phản hồi không ngớt của tôi liên quan đến phần đồ họa.
Ben Brandes – người quản lý cộng tác viên xứng đáng nhận huy
chương đặc biệt cho những nỗ lực thử nghiệm vượt xa tầm phạm vi
trách nhiệm của mình. Kristina, cô bạn gái đáng yêu của anh ấy,
không chỉ kiên nhẫn với những lúc chúng tôi làm việc điên cuồng,
mà còn giúp đỡ chúng tôi rất nhiều.
Còn nhiều người nữa ở FusionHQ, tất cả đều rất quan trọng.
Tôi muốn dành lời cảm ơn đặc biệt đến Mark Joyner. Anh ấy không
chỉ dạy tôi những điều nên làm, mà có lẽ quan trọng hơn là những
việc không nên làm. Cám ơn Mark vì đã nhìn ra những tiềm năng
trong tôi.
Một lời cảm ơn sâu sắc khác xin được gửi đến Gideon Shalwick vì
những hỗ trợ, giúp đỡ không ngừng và những phản hồi chân thành.
Gideon là một trong số ít "chiến binh Internet" mà tôi đã gặp vẫn giữ
được tính chính trực trước mọi cám dỗ tiền tài. Quả thật không có LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 8 −
nhiều người có khả năng dung hòa được giữa kinh doanh và đạo đức
như thế.
Cảm ơn Mara Dower vì tình bạn, vì đã chịu đựng sự cầu toàn của tôi,
và đặc biệt vì đã biên tập cuốn sách này. (Tôi biết rằng độc giả sẽ
trân trọng những nỗ lực của cô, nhưng có thể không hiểu trọn vẹn
được cô ấy đã vất vả đến thế nào).
Đây là cuốn sách đầu tiên nên tôi muốn đề cập đến cha mẹ mình.
Xin cảm ơn vì đã dạy con dám nghĩ khác đi – một kỹ năng cần thiết
giúp con vượt qua những thăng trầm của cuộc sống.
Và cuối cùng là vợ tôi – Catherine và con gái – Aleshya. Thật sự tôi
không thể đòi hỏi nhiều hơn sự thấu hiểu hay ủng hộ mà họ đã dành
cho mình. Những ngày làm việc miệt mài với FusionHQ và cả cuốn
sách này đã buộc tôi phải hy sinh khá nhiều thời gian cho gia đình.
Nhưng cả hai không chỉ thông cảm, động viên mà còn làm mọi việc
để giúp mong ước của tôi thành hiện thực.
Tôi muốn nhắc đến nhiều người nữa trong trang sách này. Hãy tin
rằng dù tên bạn có xuất hiện ở đây hay không, tôi cũng muốn gửi
đến bạn lời cảm ơn chân thành nhất...
LEON JAY
Đồng tác giả
− 9 −
Về tác giả: Leon Jay
Leon Jay đến với Internet Marketing
một cách tình cờ, nhưng mặt khác
cũng do sự cần thiết.
Đã từng trải qua rất nhiều ngành
nghề khác nhau (như trị liệu cho
những người có vấn đề về tâm lý, bốc
dỡ hàng hóa ở nhà kho và thậm chí đã
từng là một người đi đào mộ thuê) nhưng Leo Jay được chú ý nhất bởi những
đóng góp của anh trong lĩnh vực trị liệu tự nhiên.
Tuy nhiên, không ngành nghề nào kể trên có thể thỏa mãn niềm đam mê du
lịch của anh ấy. Internet đã mang đến cơ hội cho phép kết hợp những kĩ năng
và sở thích giúp anh đạt được cuộc sống như ý muốn mà anh đã tìm kiếm
trong một thời gian dài.
Leon Jay cũng đã từng đảm nhận vai trò Giám Đốc Marketing của Mark
Joyner Inc. (Được mệnh danh là "Ông trùm" của Internet Marketing), hỗ trợ
cho việc tung sản phẩm WP Mage (với lợi nhuận đạt được trên 1.5 triệu đô la
Mĩ trong vòng chưa đến 2 tuần), đồng thời tạo ra và đỡ đầu cho nhiều sản
phẩm online khác.
Leon Jay được mời phát biểu tại các sự kiện marketing trên khắp thế giới và
giúp đỡ rất nhiều người kinh doanh thành công trên internet.
Leon là người sáng lập nên www.FusionHQ.com, một nền tảng marketing
mang tính cách mạng được xây dựng nhằm mục đích xóa bỏ những vấn đề hóc
búa liên quan đến kĩ thuật. Mục tiêu lớn nhất của anh ấy là làm thế nào để việc
kinh doanh trên internet trở nên dễ dàng và dễ tiếp cận nhất đến mức có thể.
FusionHQ đã thực hiện điều đó thành công và tiếp tục giúp cho việc
kinh doanh trực tuyến ngày càng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao
giờ hết. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 10 −
Đồng Tác Giả
Tôi là Phạm Thị Phương Mai, đến từ
thành phố biển xinh đẹp Vũng Tàu. Hiện
nay tôi đang là Giám đốc đại diện của
FusionHQ tại Việt Nam.
Tôi đến với Internet Marketing và quyết
định chuyển từ Kinh Doanh Truyền Thống
sang Kinh Doanh Online một cách tình cờ.
Cũng như bao người khác, sau khi tốt nghiệp khoa Kế toán - Kiểm toán tại
trường Đại học Kinh tế TP.HCM, tôi làm Trợ lý kiểm toán cho KPMG Ltd.
2 năm, Kiểm soát nội bộ cho METRO Cash & Carry 1 năm, Chuyên viên Kế
hoạch - Hợp đồng cho Ban quản lý Dự Án Đóng Mới Giàn Khoan (trực
thuộc Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam) 1,5 năm.
Tuy nhiên, với niềm đam mê du lịch, yêu thích tự do và khám phá, tôi hiểu
rằng chỉ có sở hữu cho mình một công việc kinh doanh mới mang lại cho tôi
những điều đó.
Thật khó khăn để tìm ra ý tưởng cho việc khởi đầu kinh doanh. Tôi tự nhủ
không một ai thành công mà chưa từng nếm trải thất bại. Tôi quyết định đi
tìm các bài học cho chính mình bằng cách thử sức ở cả 3 lĩnh vực: Sản xuất,
Thương mại và Dịch vụ.
Tôi chập chững bước vào thương trường với việc kinh doanh sản phẩm Khăn
Sáng Tạo. Tuy nhiên việc kinh doanh này chỉ kéo dài 3 tháng. Thật may mắn là
tôi kiếm được một ít lợi nhuận từ công việc kinh doanh đầu đời (sự thật là tôi
luôn sẵn sàng cho thất bại).
Tiếp theo tôi mở một cửa hàng kinh doanh các sản phẩm quà tặng độc đáo,
sáng tạo. Việc kinh doanh thành công ngoài sức tưởng tượng. 6 tháng sau, tôi
đã có thêm cửa hàng thứ 2. Đồng tác giả
− 11 −
3 tháng kế tiếp, tôi quyết định mở thêm 2 chi nhánh ở 2 tỉnh khác, lúc này tôi
đăng ký tham dự một lớp học về Internet Marketing để mở rộng việc kinh
doanh của mình trên Internet.
Tại lớp học này, tôi đã khám phá ra nhiều điều tuyệt vời từ Internet
Marketing cũng như nhận ra những điểm bất lợi của Kinh Doanh Truyền
Thống so với Kinh Doanh Online mà chính bản thân tôi cũng đang gặp phải.
Và điều quan trọng hơn hết là, tôi hiểu rằng để kinh doanh thành công lâu
dài, bạn nhất định phải có ĐAM MÊ...
Tôi không có được điều này cho 2 công việc kinh doanh đầu đời của mình,
tất cả chỉ nhằm mục đích đi tìm các bài học khởi nghiệp. Tôi quyết định đóng
cửa 2 shop lưu niệm và chuyển hướng hoàn toàn sang Kinh Doanh Online.
Tôi tiếp tục đầu tư cho vốn kiến thức của mình về Internet Marketing và
Kinh Doanh Online. Càng đi sâu tìm hiểu, tôi càng ĐAM MÊ lĩnh vực này.
Tôi đã tham gia khóa học "Giám đốc hệ thống Internet Marketing", "Giám
đốc Chiến lược Internet Marketing", "Doanh nhân thời đại Kinh tế trí thức"
của anh Nguyễn Thái Duy - CEO trường Học Làm Chủ tại Việt Nam.
Tôi tiếp tục tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài: "Millionaire Mind
Intensive" do tỷ phú T. Harv Eker - tác giả cuốn sách nổi tiếng "Bí Mật Tư
Duy Triệu Phú" trực tiếp giảng dạy tại Singapore, khóa học trực tuyến của
trường Inbound Marketing University tại Mỹ, khóa học "Best Internet
Coaching Program" của David Cavanagh tại Thailand - tại đây tôi đã gặp
Leon Jay.
Leon Jay là người sáng lập ra FusionHQ - một nền tảng marketing mang tính
cách mạng và là tác giả của cuốn sách "Do Less Work Make More Money"
hướng dẫn các cách Kiếm Tiền và chiến lược Kinh Doanh Online, nhận được
nhiều lời khen ngợi từ các chuyên gia trong ngành.
Nhận thấy FusionHQ là một nền tảng tuyệt vời dành cho những người
mong muốn Kiếm tiền & Kinh doanh Online nhưng không có chút kiến
thức nào về IT (như tôi) nên tôi đã ký hợp đồng làm đại diện của LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 12 −
FusionHQ tại sViệt Nam, thương lượng được các gói sản phẩm dành riêng
cho người Việt, đồng thời chuyển thể cuốn sách "Do Less Work Make
More Money" sang tiếng Việt.
Do cuốn sách được viết cho những người đã có nền tảng cơ bản về In-
ternet Marketing ở các nước phát triển nên trong quá trình biên soạn, tôi
đã giúp giải thích khá nhiều khái niệm chuyên ngành cũng như lấy các ví
dụ mình họa, góp phần chỉnh sửa lại cuốn sách sao cho phù hợp với thị
trường Việt Nam.
Ngoài ra, tôi cũng thiết kế chương trình đào tạo trực tuyến "Khởi nghiệp
Kinh Doanh cùng Internet Marketing" trị giá 197 đô-la như một món quà
hoàn toàn MIỄN PHÍ dành cho những ai sở hữu cuốn sách này.
Với mong muốn mang lại giá trị cho thật nhiều người, đặc biệt là các chị em
phụ nữ Việt Nam - những người ít nhiều bị hạn chế khả năng kiếm tiền và
khẳng định mình trong lĩnh vực kinh doanh vì vai trò của họ trong gia đình và
quan điểm xã hội, tôi mong muốn được chia sẻ những kiến thức, kinh
nghiệm, thành công và bài học mà tôi có được trong kinh doanh cũng như
công việc chuyên môn trước đây với những người có chung niềm đam mê, sở
thích hay kém may mắn hơn tôi vì không có điều kiện tham dự những khóa
học đắt tiền ở trong và ngoài nước.
Hy vọng bạn sẽ tìm được nhiều điều bổ ích từ cuốn sách này cũng như khóa
đào tạo trực tuyến của tôi.
Chúc Bạn luôn thành công và hạnh phúc!
PHẠM THỊ PHƯƠNG MAI
http://PhuongMai.vn
Cảm nhận
− 13 −
Cảm nhận
Tôi bắt đầu "trực tuyến", giống như Leon đã làm, mà không có ý
tưởng mình sẽ làm cái gì.
Tôi chỉ biết rằng mình muốn kiếm tiền, và cần Internet, nhưng thực
sự không chắc mình phải bắt đầu từ đâu. Hoàn cảnh này khá giống
với miền Tây hoang dã ngày trước. Có rất nhiều vàng dành cho
những ai biết nơi tìm kiếm và cách khai thác; nhưng hầu hết chỉ toàn
là những gã cao bồi và những người kinh doanh dầu rắn.
Dù vậy, tôi vẫn nghĩ rằng mình có thể đổi đời chỉ sau một đêm. Vô
số lời hứa hẹn nghe có vẻ rất thuyết phục.
Tôi đã mất vài tháng trước khi kiếm được tờ đô-la đầu tiên, và mất
vài năm mới có thể tự cho mình là người thành công trên Internet.
Tại sao ư?
À, thật ra thì tôi không ngốc nghếch, cũng chẳng lười biếng. Vài năm
dốc sức cho Internet Marketing chứng tỏ tôi là người kiên trì, bền bỉ.
Vậy lý do gì khiến tôi phải loay hoay quá lâu trên mảnh đất hứa này?
Tôi thật sự chưa bao giờ nghĩ đến điều này cho đến khi đọc cuốn
sách "Làm ít hơn, Kiếm nhiều tiền hơn" của Leon. Từ đó, tôi bắt đầu
liên tục nhận được những khoảnh khắc "xuất thần" thú vị.
Mặc dù tôi đã đầu tư rất nhiều tiền cho các khóa học, các buổi hội
thảo và mua một vài phần mềm, nhưng không cái nào mang lại cho
tôi một kế hoạch hành động rõ ràng. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 14 −
Hầu hết chúng đều tập trung vào việc bán sản phẩm cho tôi trước,
sau đó mới tới việc truyền đạt những thông tin chất lượng.
Nhiều "bậc thầy" trên Internet dạy tôi một đường, nhưng lại làm
một nẻo (chỉ sau khi đạt tới thành công, tôi mới nhận ra được điều
này). Tôi bị dẫn dắt theo hướng này, rồi lại hướng khác, và thực sự
không biết nên tin ai. Mọi người đều có vẻ như "biết câu trả lời".
Thật là sảng khoái khi cuối cùng tôi cũng tìm được cuốn sách (dù
tiếc rằng tôi biết đến nó khá trễ) truyền tải mọi thứ mà không hề
cường điệu hóa chúng. Một cuốn sách mà mọi người đều có thể làm
theo và xây dựng việc kinh doanh thành công bất kể không có chút
kỹ năng hay kinh nghiệm nào.
Nếu bạn đang bắt đầu cuộc hành trình vào thế giới Internet
Marketing, kinh doanh và kiếm tiền qua mạng, thì cuốn sách này
chính là điểm xuất phát tuyệt vời nhất dành cho bạn.
Nếu bạn đang hoang mang lạc lối và mong mỏi tìm thấy chút ánh
sáng le lói cuối đường hầm, thì hãy thở phào nhẹ nhõm. Bạn sẽ tìm
thấy tia sáng ấy ở cuốn sách này.
Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp truyền thống và muốn tận
dụng Internet để mở rộng việc kinh doanh của mình, chắc chắn bạn
sẽ không thất vọng. Bất kỳ ai cũng đều có thể áp dụng được những ý
tưởng trong cuốn sách này. Đồng thời, những thông tin cụ thể sẽ
giúp bạn tìm ra phương hướng tốt nhất để đạt được kết quả nhanh
chóng!
Leon sẽ hướng dẫn bạn cách áp dụng các nguyên tắc đồng thời làm
theo các bước hành động cụ thể, rõ ràng để giúp bạn tạo ra những
sản phẩm cực kỳ độc đáo. Đây thật sự là một quyển sách "độc nhất
vô nhị". Cảm nhận
− 15 −
Tôi quen biết Leon cũng được một thời gian, và rất vui khi cuối cùng
anh ấy đã quyết định chia sẻ những hiểu biết sâu sắc, kinh nghiệm
cũng như sự thông thái của mình nhằm mang đến lợi ích cho mọi
người.
Hãy chuẩn bị đón nhận sự thật. Chuẩn bị hành động. Chuẩn bị
thành công!
GIDEON SHALWICK
www.GideonShalwick.com
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 16 −
Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
− 17 −
Chương 1
Tại Sao Bạn Nên Đọc
Cuốn Sách Này?
"Đừng cố gắng trở thành người thành công, mà hãy cố gắng trở thành
người có giá trị."
⎯ Albert Einstein LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 18 −
Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
Sự thật sẽ được sáng tỏ! Những chuyện hoang đường, dối trá và khoa
học thật sự của việc kiếm tiền từ internet ở bất cứ nơi đâu.
Đầu tiên tôi muốn nói với bạn rằng, lý do tôi viết cuốn sách này là vì
tôi rất bực mình.
Bực mình với những chuyện vớ vẩn ngoài kia. Dưới góc nhìn của
một người trong cuộc, tôi có thể nói thẳng rằng phần lớn những gì
bạn đọc được từ thế giới Internet Marketing là một dạng của những
câu chuyện viễn tưởng.
Và điều thật sự khiến tôi chán nản nhất là: những điều trên hoàn
toàn không cần thiết.
Marketing trực tuyến có tiềm năng to lớn để trở thành một công cụ
tuyệt vời phục vụ kinh doanh, và tạo ra một tài sản khổng lồ từ
internet.
Thật không may, nhiều cá nhân thiếu đạo đức đã khiến những người
làm marketing trực tuyến mang tiếng là những kẻ bịp bợm, chứ
không phải là những chuyên gia đáng tôn trọng.
Nói xong điều này tôi cảm thấy dễ chịu hơn rồi, tôi xin được phép
tiếp tục nhé.
Cuốn sách này dành cho:
1. Những người chủ doanh nghiệp đang tìm cách tận dụng
internet để phát huy tối đa tiềm lực kinh doanh, bao gồm việc
tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng doanh số và tạo thêm thu
nhập trực tuyến.
2. Những người đang tìm cách thoát khỏi lối sống 9-5 (làm việc
từ 9h sáng đến 5h chiều) hoặc những ai muốn kiếm tiền tại nhà
và bất kỳ nơi đâu với một máy tính kết nối internet. Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
− 19 −
3. Bất kỳ ai muốn tăng thêm thu nhập ngoài nguồn thu nhập
chính.
Cuốn sách này không chỉ hướng dẫn bạn cách kiếm tiền trên
internet, mà còn giúp bạn gây dựng một công việc kinh doanh thật
sự, bền vững, lâu dài.
Có rất nhiều cách khác nhau để kiếm tiền trực tuyến. Nhưng xin hãy
chú ý rằng phần lớn là những kỹ thuật gây phiền nhiễu cho người
khác (spam) nhằm kiếm tiền trong ngắn hạn.
Họ đang nhắm đến chiến lược lừa bịp mới nhất nhờ tận dụng những
sơ hở. Ví dụ như cách qua mặt Google, hoặc cách dụ khách truy cập
website nhấp chuột vào các liên kết được tài trợ (sponsored links).
Giả sử bạn có một website/blog/diễn đàn với lượng lớn khách truy
cập hàng ngày. Bạn đăng ký với Google để Google đặt các banner
quảng cáo trên website của bạn.
Những quảng cáo này đến từ khách hàng của Google. Họ sẽ trả tiền
cho Google khi có người tìm kiếm và bấm vào quảng cáo đó.
Khi độc giả ghé thăm website/blog/diễn đàn của bạn và bấm vào các
banner quảng cáo thì Google sẽ trả tiền cho bạn.
Công việc xác định xem có bao nhiêu người nhấp chuột vào liên kết
được tài trợ đều được làm bằng phần mềm nên có nhiều kẽ hở và
mọi người thường lợi dụng sơ hở này để kiếm tiền bất chính.
Vấn đề của những mô hình "làm giàu nhanh chóng" này là trái với
đạo đức, không ổn định, hoặc cả hai. Với cách đó, rất có thể toàn bộ
tài sản của bạn sẽ bốc hơi chỉ trong một đêm.
Có lẽ bởi vì bạn chưa biết những điều khoản sử dụng dịch vụ mới
nhất của Google, hoặc ai đó đã khắc phục những sơ hở trên (điều LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 20 −
này chắc chắn xảy ra khi có rất nhiều người cũng đang lợi dụng
những sơ hở đó như bạn).
Việc một người nào đó thức dậy và phát hiện rằng tài khoản đã bị
khóa xảy ra thường xuyên hơn bạn tưởng. Nhiều người bạn của tôi
đã bị mất không chỉ $30,000 hay $50,000, mà ngay cả nguồn thu
nhập định kỳ của họ cũng không còn.
Cuốn sách này hướng đến những mô hình kinh doanh bền vững
hơn, dài hạn hơn. Một công việc kinh doanh không ngừng phát
triển và thậm chí bạn có thể hy vọng nó tồn tại lâu hơn cả tuổi thọ
của mình.
Bạn có thể trao việc kinh doanh cho thế hệ sau tiếp quản, hoặc cũng
có thể bán đi, tùy cách bạn chọn.
Tôi khuyến khích việc kinh doanh của bạn có thể tạo ra giá trị cho
mọi người xung quanh và không hoạt động dựa trên bất cứ sự lừa
gạt, dối trá hay thủ đoạn nào.
Việc dùng internet để kiếm tiền nhanh trước mắt không phải là điều
mà cuốn sách này hướng đến. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện đúng
những chỉ dẫn trong cuốn sách, liệu bạn có thể kiếm được tiền
nhanh hơn bạn nghĩ hay không?
Đối với những ai tập trung vào việc kiếm tiền trực tuyến, tôi khuyên
bạn nên tham khảo ý tưởng từ các nhà kinh doanh truyền thống và
nghĩ cách áp dụng những ý tưởng đó lên thế giới internet.
Ngay cả khi bạn chỉ muốn tập trung vào marketing trực tuyến, thì
khả năng bạn tìm được cơ hội hợp tác liên doanh với các nhà kinh
doanh truyền thống trong thị trường của mình là rất lớn.
Đối với những ai đã và đang hoạt động kinh doanh truyền thống, tôi
cũng khuyến khích bạn đọc quyển sách này với một tâm thế cởi mở.
Nếu bạn quá bận rộn không thể áp dụng những chiến lược này, hoặc Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
− 21 −
đơn giản đó không phải là niềm đam mê của bạn, hãy thử xem xét
hợp tác với người có khả năng. Chắc chắn việc này sẽ không khiến
bạn hối tiếc.
Bất kể là bạn đang ở xuất phát điểm nào đi chăng nữa, hãy xem qua 3
lý do chính của việc tận dụng lợi thế từ internet sau đây.
3 lợi thế của việc kinh doanh trực tuyến
Kinh doanh trực tuyến mang lại cho bạn rất nhiều lợi thế.
1. Đòn bẩy kinh tế
Bạn có thể tạo đòn bẩy cho việc kinh doanh của mình bằng cách
thuê mướn nhân công hoặc nhà thầu từ các nước đang phát triển
để làm những việc mà bạn không kham nổi chi phí nếu thuê
mướn ở những nước phát triển.
(Tác dụng này cũng có hiệu quả với qui mô trong nước: bạn có
thể thuê mướn nhân công ở những vùng ít đắt đỏ hơn, những
nhân công muốn làm việc tại nhà hoặc làm ngoài giờ để kiếm
thêm thu nhập.)
Bạn có thể thuê những cá nhân có tay nghề cao với một mức giá
thấp hơn nhiều. Bạn không bóc lột sức lao động của ai cả vì bạn
trả họ một mức giá cao hơn trung bình. Đây là chiến lược win -
win (hai bên cùng có lợi) trong kinh doanh.
2. Chi phí thành lập tối thiểu
Chỉ cần một chiếc máy tính kết nối internet là bạn hoàn toàn có
thể bắt đầu việc kinh doanh. Ngay cả khi bạn không có một chiếc
máy của riêng mình cũng không sao, bạn luôn có cách để kết nối
internet: tại thư viện địa phương, quán cafe internet, hoặc nhà
một người bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 22 −
Ngoài ra, bạn còn cần một tên miền (ví dụ:
www.FusionHQ.com) và dịch vụ lưu trữ nội dung trên internet
(hosting). Khoản này chỉ tốn của bạn không quá 80 đô-la một
năm.
(Có thể hình dung như sau: nếu xem website là ngôi nhà/trụ sở
doanh nghiệp/cửa hàng trên Internet, thì Hosting chính là mảnh
đất/mặt bằng để xây dựng trụ sở doanh nghiệp trên Internet, và
tên miền là biển hiệu, địa chỉ để mọi người nhớ đến và tìm kiếm.)
So sánh với việc kinh doanh truyền thống có tổng chi phí cố định
khổng lồ, cơ sở vật chất và các hóa đơn điện, nước, điện
thoại...hàng tháng, thì internet quả thật là một thiên đường để
kinh doanh.
Nếu bạn đã có một công ty truyền thống thì khả năng mở rộng
doanh nghiệp bằng internet là cực kỳ lớn, và dễ dàng hơn rất
nhiều so với việc mở rộng bằng các phương pháp thông thường
3. Không chỉ dành riêng cho những chuyên gia máy tính,
Internet hay công nghệ
Không như những gì bạn nghĩ, bạn không cần phải là một lập
trình viên máy tính mới có thể kinh doanh trực tuyến thành công.
Internet chỉ đơn thuần là một phương tiện để bạn tiếp thị việc
kinh doanh của mình đến với mọi người.
Thực tế, rất nhiều chuyên gia internet marketing hàng đầu tôi
quen đều không biết chút gì về HTML, máy chủ hay thiết kế đồ
họa. (Tốt hơn là bạn không nên biết vì có thể bạn sẽ dính vào
những việc rất tốn thời gian).
Internet tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tất cả mọi người bất kể
giới tính, sắc tộc, tuổi tác, tầng lớp xã hội hay trình độ giáo dục. Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
− 23 −
Tôi biết rất nhiều chuyên gia marketing thành công khi vẫn còn
trong độ tuổi thanh thiếu niên, một số đến từ các nước thuộc thế
giới thứ ba, cả nam và nữ, da màu và da trắng, có bằng đại học và
cả những người chưa bao giờ tốt nghiệp.
Có nhiều các nền tảng đa năng (như sản phẩm của chính tôi,
FusionHQ) được thiết kế đặc biệt nhằm giúp các chủ doanh
nghiệp trực tuyến có thể dễ dàng xây dựng toàn bộ việc kinh
doanh trực tuyến mà không cần phải biết về kỹ thuật.
Vâng, bạn có thể tạo ra nhiều nguồn thu nhập thụ động khác
nhau và quản lý chúng từ một nơi trung tâm (mà không cần phải
biết một đoạn mã nào cả).
Một giao diện "kéo và thả" đơn giản giúp dẹp bỏ nhiều trở ngại.
Bạn không cần lo lắng rằng phải am hiểu về máy tính hay phải
thuê một đội ngũ lập trình viên đắt tiền.
FusionHQ được chạy thông qua một trình duyệt web. Bất kỳ một
chiếc máy tính nào ngày nay được cài một bộ trình duyệt web và
có kết nối internet đều có thể sử dụng FusionHQ (hoặc nền tảng
tương tự khác).
Điều mấu chốt là - chẳng có lý do gì để không lên mạng cả.
Đã đến lúc dẹp bỏ tất cả những lý do bạn tự vẽ ra để biện minh
cho việc ngồi yên, không hành động trước đây. Mười hay mười
lăm năm trước, việc lên mạng có thể rất đắt đỏ, tốn thời gian và
chẳng ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn là bao. Nhưng
ngày nay, mọi việc đã khác.
Tại sao bạn cần nhiều tiền hơn?
Tôi hi vọng lý do bạn đọc cuốn sách này là vì bạn muốn thay đổi
hoàn toàn vấn đề tài chính, và kế đến là toàn bộ các mặt khác trong
cuộc sống. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 24 −
Đây là một thay đổi có chủ đích nhằm giúp bạn đạt được một cuộc
sống theo ý mình. Bỏ ngoài tai lời khuyên từ những người không bao
giờ đạt được điều đó, mục tiêu này rất đáng để bạn vươn tới.
Nếu bạn muốn được lựa chọn dựa trên ước muốn thật sự (mà không
phải đắn đo với bảng giá), cuốn sách này sẽ là kim chỉ nam cho bạn.
(Khi bạn đi nhà hàng, bạn có chọn món ăn mình thích hay không?
Hay là bạn dựa vào bảng giá trên thực đơn rồi mới ra quyết định?)
Bạn có cảm thấy không hài lòng khi bạn không thể đem đến cho gia
đình điều tốt đẹp nhất như bạn muốn?
Bạn có cảm thấy mệt mỏi khi phải làm việc hàng giờ liền để làm giàu
thêm cho ông chủ?
Việc kinh doanh truyền thống của bạn có đang phải chống chọi
quyết liệt, hay giậm chân một chỗ không thể nào bứt phá?
Bạn có lo sợ bị mất việc trong thời buổi kinh tế bất ổn?
Bạn thật sự muốn thay đổi tình hình tài chính cá nhân, nhưng không
biết cách?
Nếu bạn cảm thấy hoang mang, tức giận, hay chán chường với số
tiền ít ỏi (thậm chí thiếu tiền) trong tài khoản ngân hàng, hãy tin
rằng bạn không hề đơn độc.
Một vài điều cân nhắc nhỏ.
Tiền không đủ làm bạn hạnh phúc
Tuy nhiên, tiền có thể khiến cuộc sống dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhớ lại lần đầu tôi đi du lịch vòng quanh miền Trung nước Úc ở
tuổi đôi mươi, không biết làm cách nào tôi có thể vượt qua được.
Những thứ cơ bản như phương tiện đi lại, thức ăn và chỗ ở đối với
tôi đều rất khó khăn. Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
− 25 −
Mỗi ngày, tôi đều tìm cách đi nhờ xe. Tôi thường xuyên phát hiện
mình không còn đồng nào trong túi, và phải nhờ vào lòng tốt của
người lạ khi họ cho tôi ăn và ở nhờ.
Mười một năm sau đó, tôi cũng đi du lịch giống lộ trình trên đến
miền Trung nước Úc (với vợ và con gái đi cùng). Lần này tôi đi bằng
máy bay trực thăng, thuê một chiếc xe hơi sang trọng, ăn bất kỳ món
gì và ngủ ở bất kỳ nơi đâu chúng tôi muốn.
Và tôi thích được đi du lịch trên lộ trình cũ này mà không hề bận
tâm về giá cả của mọi thứ.
Tiền làm cho cuộc sống dễ dàng và thoải mái hơn rất nhiều. Chúng
ta có thêm nhiều sự lựa chọn đơn giản vì không phải thắt lưng buộc
bụng với ngân sách eo hẹp.
Thiếu tiền có thể nhấn chìm cuộc sống
Sự thật là như vậy. Không đủ tiền có thể làm hôn nhân tan vỡ, mọi
thứ đều không suôn sẻ, căng thẳng tâm lý, và thậm chí tự tử.
Nhiều bác sĩ y học hàng đầu thế giới cho rằng 80% bệnh tật bắt
nguồn từ stress. Stress thường do thiếu tiền, stress khi cố gắng kiếm
tiền, hoặc vấn đề của những mối quan hệ xung quanh tiền.
Sẽ có bao nhiêu cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn nếu tiền bạc có thể
giúp họ sống theo cách họ muốn? Phải chăng chính bạn cũng đang
tự hỏi như vậy?
Nếu bạn không có nhiều tiền như bạn muốn, đừng đầu hàng số
phận. Hãy làm gì đó để cải thiện tình hình.
Mức độ bạn muốn tăng thu nhập tùy thuộc vào bạn. Việc đổ lỗi cho
hoàn cảnh chẳng bao giờ giúp được ai.
Bất luận bạn muốn tạo ra một Google thứ hai, thay đổi mức lương hiện
tại hay mua cho con một đôi giày mới - ước mơ là của chính bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 26 −
Bằng cách làm theo trình tự một cách đúng đắn và hợp lý, bằng việc
cam kết đạt được mục tiêu của mình, bạn chắc chắn sẽ thành công.
Việc gì cũng có kết quả của nó. Nếu bạn muốn một kết quả khác, hãy
làm khác đi.
Nếu bạn sớm bắt tay vào cải thiện tình hình tài chính, bạn càng sớm
hưởng thụ sự giàu có.
Hãy cùng khám phá cách nghiên cứu, sáng tạo, và giới thiệu sản
phẩm của chính bạn. Cuối cuốn sách này, bạn sẽ biết toàn bộ thông
tin từ A đến Z hướng dẫn bạn cách bắt đầu, duy trì và tăng cường
việc kinh doanh trực tuyến của mình.
Chỉ có 3 cách kiếm tiền trực tuyến
Đúng vậy. Bạn chỉ có thể kiếm tiền trên mạng với 3 cách: cộng tác
viên, người tạo ra sản phẩm, hoặc nhà cung cấp dịch vụ. Mọi hình
thức khác đều biến tấu từ 3 cách trên.
1. Cộng tác viên (Affiliate)
Cộng tác viên là hình thức mà nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ sẽ
trả hoa hồng cho người tham gia chương trình hợp tác của họ.
Sau khi đăng ký một tài khoản miễn phí, bạn sẽ được cung cấp
một đường dẫn mà khi khách hàng của bạn bấm vào đường dẫn
đó để đến website của nhà cung cấp, nhà cung cấp sẽ biết được đó
là khách hàng của bạn.
Ngoài ra bạn còn được hỗ trợ các công cụ để marketing như
banner quảng cáo, phiếu khuyến mãi/giảm giá, email giới thiệu
sản phẩm, quà tặng...
Việc duy nhất bạn phải làm là đưa lượng truy cập đến website của
nhà cung cấp thông qua đường dẫn của bạn, các công việc còn lại Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
− 27 −
từ việc từ thanh toán, giao nhận hàng hóa, đến chăm sóc khách
hàng đều do nhà cung cấp đảm nhiệm.
Có 3 hình thức mà nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ trả tiền
cho bạn:
Dựa trên lưu lượng truy cập (per click): là số người bấm vào
đường dẫn của bạn để đến website của nhà cung cấp.
Dựa trên khách hàng tiềm năng (per lead): là số người đến từ
đường dẫn của bạn và để lại thông tin (tên & địa chỉ email)
trên website của nhà cung cấp.
Dựa trên doanh thu (per sales): là số sản phẩm bán được cho
khách hàng đến từ đường dẫn của bạn.
Do mức chiết khấu hấp dẫn nên Cộng tác viên đã nhanh chóng
trở thành một trong những hình thức phổ biến để kiếm tiền trên
Internet.
Bạn có thể tìm thấy các chương trình cộng tác viên trên các
website như Ebay, Amazone, ClickBank, Google Adsense...
Công thức tạo ra lợi nhuận của bạn càng ít biến số, thì việc kinh
doanh của bạn càng bền vững, ít biến động và ít nguy cơ thất bại.
Làm cộng tác viên cho sản phẩm của công ty nào đó là cách
tuyệt vời để bắt đầu việc kinh doanh với chi phí thành lập tối
thiểu. Tuy nhiên, lúc đó bạn đang phải phó mặc số phận mình
cho người khác.
Như tôi đã đề cập, tôi biết không ít người bị mất trắng chỉ sau một
đêm vì phụ thuộc vào mô hình này. Đó quả là một cú sốc khủng
khiếp đối với họ.
Tiền hoa hồng của họ tiêu tan chỉ trong một đêm, mà họ chẳng
thể làm gì hơn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 28 −
Đó là lý do cho dù bạn có làm cộng tác viên hay không, tốt nhất
bạn nên kiếm tiền trong điều kiện bạn có nhiều quyền kiểm soát
trong tay.
Tôi biết nhiều chuyên gia dạy rằng tốt nhất nên bắt đầu bằng việc
làm Cộng tác viên, có lẽ điều này đúng trong một vài trường hợp
nhất định. Dù vậy, tôi cho rằng phần lớn họ đã sai.
Trước tiên hãy trở thành người tạo ra sản phẩm, sau đó mới đến
Cộng tác viên (xem điều 3 để hiểu tại sao).
2. Nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp dịch vụ có thể làm mọi việc từ cung cấp hosting,
viết quảng cáo, cho đến dịch vụ SEO (Search Engine
Optimization – Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm).
Thị trường này rất giàu tiềm năng, nhưng bạn nên nhớ rằng, công
việc này đòi hỏi sự đầu tư lâu dài cả về mặt thời gian lẫn tài chính.
Lĩnh vực dịch vụ khó có thể đạt đến đỉnh cao, nhưng không có
nghĩa là không thể. Ví dụ, nếu bạn là một người viết quảng cáo,
cách duy nhất giúp bạn kiếm thêm nhiều hợp đồng là thuê thêm
người làm việc cho bạn.
Một nhà cung cấp dịch vụ có thể mang lại giá trị lớn cho khách
hàng và tạo được một số nguồn thu nhập béo bở. Tuy nhiên, việc
này đòi hỏi công sức chăm chút lâu dài.
Mô hình này rất khó để thiết lập và cũng không phải là mô hình
tốt nhất cho những ai mới bắt đầu. Nhưng nếu bạn làm được,
chắc chắn công sức của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Đối với những doanh nghiệp truyền thống đã cung cấp dịch vụ,
việc này chẳng có gì khó khăn cả. Bí quyết ở chỗ bạn phải biết
cách tạo đòn bẩy cho những gì bạn đã có, và tìm cách tận dụng Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
− 29 −
internet để thúc đẩy tăng trưởng hoặc gia tăng thu nhập từ những
khách hàng cũ của mình.
3. Người sở hữu sản phẩm
Bạn có thêm một lựa chọn nữa đó là làm chủ và tiếp thị sản phẩm
của chính mình. Việc sở hữu sản phẩm đúng thật là cách tốt nhất
để tạo ra nguồn thu nhập ổn định và lâu dài.
Điều này là do việc bạn có thể điều khiển các biến số trong mô
hình kinh doanh tốt hơn và thường không phải phụ thuộc vào bên
thứ ba.
Bạn có thể quản lý sản phẩm, quy trình bán hàng, việc thanh toán,
vận chuyển và các điều khoản dịch vụ.
Thậm chí nếu bạn chỉ mới bắt đầu làm quen với Internet
Marketing thì bạn vẫn tạo ra được sản phẩm của riêng mình.
Có thể bạn đang cảm thấy choáng ngợp bởi ý tưởng này, nhưng
thực tế thì việc này dễ dàng hơn, thú vị hơn, và tạo ra nhiều lợi
nhuận hơn bạn nghĩ.
Một lợi thế nữa từ việc sở hữu sản phẩm riêng của mình là bạn có
thể tận dụng sức mạnh đòn bẩy từ các cộng tác viên. Cộng tác
viên là cách vô cùng hiệu quả để tăng lượng truy cập mà không
tốn bất kỳ chi phí trả trước nào.
Và bây giờ là lý do để bạn nên trở thành người sở hữu sản phẩm
trước khi làm một cộng tác viên...
Là một người sở hữu sản phẩm, bạn có thể xây dựng cho riêng
mình một danh sách khách hàng, tạo uy tín và niềm tin. Ngoài ra,
bạn cũng sở hữu phễu bán hàng (sẽ được giải thích cụ thể trong
chương 10), hệ thống gửi thư tự động và danh sách email. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 30 −
Tất cả những điều đó có thể được tận dụng nhằm giúp cho chiến
dịch quảng cáo của bạn thành công hơn gấp nhiều lần so với việc
chỉ làm một cộng tác viên thông thường mà không có những công
cụ trên hỗ trợ.
Nếu bạn không tin tôi, hãy kiểm tra bất kỳ cuộc thi cộng tác viên
nào đang diễn ra sẽ thấy.
Hầu hết các cộng tác viên nằm trong top 10 ở bất kỳ cuộc thi nào
đều là những người sở hữu sản phẩm (hoàn toàn không phải là sự
trùng hợp ngẫu nhiên).
5 lợi ích của việc tạo ra sản phẩm kỹ thuật số
Tại sao lại nên sở hữu sản phẩm của chính mình và tại sao nên làm
một sản phẩm kỹ thuật số? Hãy nhìn vào năm lợi ích chính sau:
1. Tác dụng đòn bẩy
Khi bạn sở hữu sản phẩm kỹ thuật số của riêng mình, bạn đang có
một thứ tài sản có thể tận dụng hết lần này qua lần khác.
Ở bước đầu tiên, bạn đã rất vất vả để tạo ra được sản phẩm của
mình. Còn việc biến đổi sản phẩm kỹ thuật số bạn đang có thành
một hình thức khác để tạo ra một sản phẩm mới thì lại rất dễ dàng.
Một khi sản phẩm của bạn đã có lượng truy cập ổn định, cùng với
việc nó sẽ tự vận hành phục vụ cho bạn suốt 24 giờ một ngày, 7
ngày một tuần, trong khi bạn có thời gian để tiếp tục sáng tạo sản
phẩm tiếp theo của mình.
2. Tạo danh tiếng nhanh chóng
Giống như một tác giả nhanh chóng có được sự tin cậy khi viết
một quyển sách, bạn cũng sẽ nhanh chóng được tín nhiệm khi sở
hữu sản phẩm gắn liền với tên của chính mình. Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
− 31 −
Bạn sẽ được nhìn nhận như một chuyên gia trong lĩnh vực chuyên
ngành, và được đánh giá là một nguồn đáng tin cậy.
Chú ý rằng danh tiếng và uy tín không giống nhau, nhưng
chúng thường đi chung với nhau. Danh tiếng với uy tín sẽ đem
lại cho bạn tiềm năng lớn nhất trong kinh doanh. Đây là điều
mà các doanh nghiệp hoạt động theo cách truyền thống không
tận dụng được.
Hãy suy nghĩ về điều đó...
Ví dụ, một chuyên gia trị liệu sẽ tận dụng bằng cấp của mình để
làm cho khách hàng tin cậy. Tuy nhiên, một chuyên gia trị liệu với
một sản phẩm riêng (như xuất bản một quyển sách hoặc một
chương trình rèn luyện qua DVD) lại tạo thêm được danh tiếng.
Nếu bắt buộc phải chọn giữa một trong hai đối tượng trên, đối với
những khách hàng tiềm năng, câu trả lời sẽ khá đơn giản. 9/10
người sẽ chọn chuyên tra trị liệu có danh tiếng, và thường thì
chuyên gia đó cũng có thể đòi hỏi chi phí cao hơn. Chúng ta luôn
sẵn lòng trả thêm tiền cho dịch vụ từ những nơi có danh tiếng.
3. Hiệu suất lợi nhuận trên đầu tư (ROI) cao
Việc sản xuất các sản phẩm kỹ thuật số không tốn kém quá nhiều.
Thực tế, chi phí sản xuất là tối thiểu.
Ngược lại, số tiền bạn có thể kiếm được với một sản phẩm vật
chất (physical product) so với những gì bạn đầu tư có thể rất lớn.
Tất cả những gì bạn cần là một chiếc máy tính xách tay và một vài
phần mềm tốt.
Ngày nay, ngay cả những sản phẩm vật chất có thể được sản xuất
với chi phí rất rẻ. Có nhiều dịch vụ như www.dlwmmm.com/cafe
và www.dlwmmm.com/fhqpublishing giúp việc sản xuất và vận
chuyển trở nên đơn giản hơn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 32 −
Có thể lợi thế lớn nhất của những sản phẩm thông tin vật chất là
làm cho uy tín tăng lên. Rõ ràng tác giả của một cuốn sách giấy sẽ
được coi trọng hơn tác giả của một cuốn e-book.
Tôi khuyên bạn nên tận dụng cả hai.
4. Không phải đau đầu về việc đóng gói và bưu phí
Với những sản phẩm vật chất, bạn phải trả tiền và sắp xếp sản
phẩm để đóng gói, rồi vận chuyển tới từng khách hàng. Ngay cả
khi bạn có riêng một công ty quản lý việc này giúp bạn, thì nó vẫn
rất tốn kém.
Với sản phẩm kỹ thuật số, bạn không cần phải đóng gói thứ gì cả.
Việc duy nhất bạn cần làm là gửi một đường link tải về tới địa chỉ
e-mail của khách hàng. (Bạn có thể thiết lập chế độ gửi email tự
động sau khi khách mua hàng)
5. Sở hữu danh sách khách hàng
Với tư cách là một cộng tác viên, việc xây dựng một danh sách
khách hàng có thể rất khó khăn (mặc dù không phải là không thể
được). Tuy nhiên, không phải tất cả các danh sách đều có giá trị
ngang nhau.
Khi bạn là chủ sản phẩm, bạn xây dựng được một danh sách
khách hàng giá trị và có khả năng mua hàng cao nhất – không
những cho sản phẩm của chính bạn trong tương lai mà còn cả các
sản phẩm bạn sẽ cộng tác sau này.
Với những sản phẩm kỹ thuật số, việc xây dựng những danh sách
này khá dễ dàng. Còn với những sản phẩm vật chất, điều này phụ
thuộc vào kênh bán hàng của bạn. Nếu bạn bán hàng trực tiếp thì
vấn đề này nhẹ nhàng hơn nhiều.
Giả sử bạn bán hàng thông qua dịch vụ trực tuyến như Amazon,
họ sẽ nhận đơn hàng, thanh toán và vận chuyển sản phẩm đến Tại sao bạn nên đọc cuốn sách này?
− 33 −
khách hàng của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể không biết thông tin
chi tiết của khách hàng để thêm họ vào danh sách.
Điều bạn cần làm là kiểm tra xem bên trung gian có gửi thông tin
chi tiết của khách hàng cho bạn hay không – nhiều chỗ có, hoặc
sẽ làm nếu được yêu cầu, nhưng một số thì sẽ không làm việc đó. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 34 −
Các bước hành động
Quyết định xem bạn muốn nhận được điều gì từ cuốn sách
này. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng kết quả học tập được
nâng cao khi sinh viên biết mình muốn có câu trả lời cho câu
hỏi nào trước khi bắt đầu.
Bạn hy vọng học được điều gì khi đọc cuốn sách này?
Mục tiêu của bạn sau khi hoàn thành xong cuốn sách này là gì?
Bạn có muốn kiếm thêm thu nhập ngoài nguồn thu chính?
Bạn có muốn nghỉ công việc hiện tại và làm việc hoàn toàn
trên mạng?
Bạn đang cố gắng mở rộng việc kinh doanh truyền thống của
mình?
Bạn muốn xây dựng một công ty internet trị giá hàng tỷ đô-la?
Không có câu trả lời đúng hay sai, miễn là bạn tin tưởng vào
bản thân và công việc mà bạn khao khát thành công.
Hãy viết câu trả lời của bạn ra giấy và bạn sẽ thấy thời gian
đọc cuốn sách này có giá trị hơn. Hãy nhớ rằng những gì bạn
nhận được sẽ tương xứng với công sức bạn bỏ ra.
Không như nhiều cuốn sách khác, cuốn sách này không cung
cấp thông tin một chiều, mà hướng tới việc tương tác hai
chiều. Tôi có thể cho bạn thông tin, nhưng muốn thành
công, bạn phải hành động.
Cuối mỗi chương sách đều có một loạt hướng dẫn các bước
hành động. Xin hãy viết ra giấy câu trả lời cho mọi câu hỏi, sắp
xếp các bước hành động và hoàn thành hết tất cả các bước
trước khi đọc tiếp chương sau. Thất bại là bước đầu dẫn đến thành công
− 35 −
Chương 2
Thất Bại Là Bước Đầu
Dẫn Đến Thành Công
"Không gì có thể ngăn cản một người có thái độ đúng đắn đạt được mục tiêu của
mình; và không gì trên Trái đất này có thể giúp một người có thái độ sai lầm."
⎯ Thomas Jefferson LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 36 −
Thất bại là bước đầu dẫn đến thành công
Mỗi một người thành công mà bạn gặp, nghe nói hoặc đọc được
đều đã trải qua thất bại mà không có ngoại lệ (và thậm chí không
chỉ một lần).
Thông thường, những bài học tốt nhất đến từ những trải nghiệm đầu
tiên của bạn. Bạn không thể bắt chước hoàn toàn cách làm của người
khác để đi đến thành công; mỗi chúng ta đều phải có những biến đổi
khác nhau cho bản thân.
"Vạn sự khởi đầu nan." Đừng sợ khi trải nghiệm những bước đi đầu
tiên. Thật không may, rất nhiều người khi vấp ngã lại luôn miệng
phàn nàn và đổ lỗi cho sự không may mắn của họ. Tệ hơn nữa là họ
giậm chân tại chỗ và không muốn đứng lên. Thử tưởng tượng chúng
ta làm điều này như những đứa trẻ tập đi, tập nói - bây giờ chúng ta
sẽ như thế nào?
Đôi khi vấp ngã sẽ làm bạn đau đớn. Như tôi đã từng mất hàng chục
nghìn đô-la trên hành trình làm giàu của mình. Và tôi cũng đã trải
qua rất nhiều cuộc thử nghiệm với các ý tưởng mới, dự án mới.
Nhưng điều đó không làm tôi chùn bước.
Tất cả những người thành công đều đã từng thất bại, nhưng họ đứng
dậy và tiếp tục bước đi.
Khi bạn gặp thất bại, hãy cố gắng nhấc mình lên, học hỏi từ những
sai lầm và tiếp tục phấn đấu.
3 bí mật của tư duy thành công
1. Ý chí kiên cường
Hiện tại cuộc sống của bạn có bế tắc không?
Thất bại là bước đầu dẫn đến thành công
− 37 −
Nếu đúng như vậy thì đây có thể là cơ hội tốt và cần thiết để bạn
tiến lên phía trước. Đừng than phiền hay viện cớ mà hãy xem đó
là động lực cho mình.
Nếu bạn có thể làm gì đó để thay đổi tình hình tài chính ngay bây
giờ, đây là động lực tốt để bạn gạt bỏ cái tôi của mình qua một
bên và làm nên sự khác biệt.
Bạn muốn từ bỏ công việc của mình? Bạn muốn được đi du lịch
nhiều hơn? Bạn cảm thấy không vui vì đang phải trải qua một
cuộc sống không như ý muốn?
Hãy nghĩ về những điều bạn không thích trong cuộc sống. Sau đó
xem chúng như những chướng ngại vật mà bạn cần phải vượt qua
để đạt được kết quả tốt hơn. Bạn xứng đáng được như vậy!
2. Chịu trách nhiệm với kết quả của chính mình (cho dù tốt
hay xấu)
Khi gặt hái thành công, hãy mỉm cười; khi nếm trải thất bại, hãy
tiếp tục bước đi.
Một bí mật khác để có lối tư duy thành công là không đổ lỗi cho
người khác. Hãy tự chịu trách nhiệm cho những thành công và
thất bại của mình.
Khi gặp rắc rối trong công việc kinh doanh, đừng đổ lỗi cho phần
mềm, nhân viên hoặc hệ thống thanh toán. Đó hoàn toàn là lối tư
duy thất bại.
Trong thời gian làm chuyên gia phát triển năng lực cá nhân, tôi đã
dạy học sinh của mình rằng "Blame" (đổ lỗi) được hiểu là "B-
lame" (bị liệt). Điều đó có nghĩa là bạn hành xử như một người bị
liệt không có khả năng thay đổi hoàn cảnh của mình.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 38 −
Khi nhận trách nhiệm, bạn sẽ có được khả năng phản ứng. Đó là
khả năng ứng phó với từng trường hợp để bạn có được những kết
quả tuyệt vời mà bạn đang mong đợi.
Hãy nhìn vào bức tranh tổng quát và bỏ qua những điều lặt vặt
không có ý nghĩa trên đường dài. Còn nhiều người khác nghèo
hơn bạn và ở trong tình trạng tệ hơn những gì bạn đã trải qua trên
con đường đi tới thành công. Bạn cũng có thể chứng minh rằng
bạn đủ khả năng giải quyết tình huống bất kể tình trạng hiện tại
của bạn là như thế nào.
3. Hãy độc lập
Thắng không kiêu, bại không nản!
Bạn vừa phải làm chủ những kết quả của mình đồng thời duy trì
thái độ độc lập trước kết quả. Cho dù bạn thành công hay thất
bại, điều quan trọng là bạn luôn ngẩng cao đầu.
Điều này sẽ mang đến cho bạn những điều tốt đẹp và sự chắc chắn.
Hãy biết rằng bạn sẽ không (và không thể) chiến thắng trong mọi
cuộc chơi. Nhưng khi bạn đạt được một thành công lớn lao thì
những nỗ lực của bạn là xứng đáng.
Giả sử bạn bỏ một lượng thời gian, tiền bạc và tâm huyết như
nhau cho 10 dự án, sẽ có 6 dự án thất bại thảm hại, 3 dự án hòa
vốn và chỉ có một dự án là thành công vang dội.
Thật khó để biết dự án nào sẽ chìm xuồng và dự án nào sẽ bay xa.
Vấn đề là bạn vẫn tiếp tục bước đi sau những mục tiêu của mình.
Đừng băn khoăn hay tự vấn liệu những dự án này có thành công
hay không. Hãy cứ đi. Nếu bạn cho một dự án nào đó là tiềm
năng thì hãy theo đuổi nó. Theo đuổi cho đến khi không còn sót
lại điều gì có thể làm được nữa. Thất bại là bước đầu dẫn đến thành công
− 39 −
Rất nhiều người đã bỏ cuộc trước khi đạt được thành tựu cuối
cùng. Bạn có thể chạy một đường đua 5.000 mét nhưng nếu
không thể vượt qua mét cuối cùng thì bạn cũng không gặt hái
được kết quả.
Nếu bạn chắc chắn rằng dự án đó hoàn toàn không có tiềm năng
thì hãy bỏ qua và tiếp tục với dự án khác. Biết dừng đúng lúc cũng
là một điều hay.
Hãy nhớ rằng, thành công đầu tiên là điều khó đạt được nhất.
Khi bạn kiên trì với một dự án, bạn sẽ có được phần thưởng tài
chính xứng đáng. Và một khi bạn làm được, bạn sẽ dễ dàng thành
công ở những lần tiếp theo.
Hãy tận hưởng
Làm cho việc kinh doanh trở nên vui vẻ! Đối với tôi, cuộc sống là để
tận hưởng. Bất kể bạn chọn gì, hãy làm vì bạn yêu thích nó.
Vâng, nếu bạn chạy theo tiền bạc, bạn có thể thành công về mặt tài
chính nhưng lại không hạnh phúc. Hãy chọn cả hai.
Kinh doanh là một phần của cuộc sống - một phần nhưng có thể
chiếm phần lớn thời gian của bạn. Đó là vì những doanh nghiệp tốt
nhất được dựng nên bởi những người thực sự tâm huyết.
Xem kinh doanh như một trò chơi có thể giúp bạn vượt qua những
thử thách và làm công việc trở nên thú vị hơn.
Để thành công trong thể thao bạn phải rèn luyện gian khổ, đôi khi
phải chịu đựng những vết thương và đương đầu với nhiều đối thủ.
Nhưng cuối cùng, tình yêu dành cho trò chơi sẽ giữ bạn ở lại với nó.
Chiến thắng nên là mục tiêu, chứ không phải là điểm đến duy nhất.
Có những niềm vui khi làm việc không chỉ khiến bạn hạnh phúc hơn
mà còn có thể giúp bạn trụ lại với trò chơi và gặt hái thành công. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 40 −
Vì vậy nếu khả năng của bạn liên quan đến golf thì có lẽ việc kinh
doanh tốt nhất mà bạn có thể làm cũng là một việc gì đó liên quan
đến golf.
Tiếp thị trực tuyến là một công cụ. Nó không phải là điểm kết thúc!
Vấn đề là đừng trở thành một chuyên gia tiếp thị trực tuyến chỉ để
bán sản phẩm về "Internet Marketing" (trừ khi đây là lĩnh vực mà
bạn đam mê).
Hãy sử dụng tiếp thị trực tuyến như một công cụ để tạo nên doanh
nghiệp hoặc làm đòn bẩy cho việc kinh doanh của bạn.
Một bí mật khác... (Bí mật dẫn đến thành công)
Xây dựng đội nhóm!
Đối với tôi đây là điểm mấu chốt nhất (mà tôi đã không nhận ra sau
một thời gian dài).
Tôi sẽ nói thêm về vấn đề này sau nhưng đó là điều cần phải nhắc đi
nhắc lại vì nó rất quan trọng.
Giống như rất nhiều người (có thể bạn cũng vậy?), tôi nghĩ rằng
mình sẽ thành lập một đội nhóm một khi đã thành công và có tiền.
Nhưng sự thật là tôi chỉ có thể thành công một khi tôi xây dựng đội
nhóm trước. Nói chuyện với những chuyên gia tiếp thị trực tuyến
khác, họ cũng thừa nhận như vậy.
Một khi tôi làm ra tiền, tôi có thể mở rộng đội nhóm của mình
nhưng tôi vẫn cần một đội để bắt đầu.
Tôi sẽ nói thêm về điều này ở các chương sau.
Thất bại là bước đầu dẫn đến thành công
− 41 −
Các bước hành động
Hãy cam kết với bản thân rằng thành công hay thất bại không
phải là một vấn đề quá lớn. Hãy nhớ nếu không thất bại, bạn
sẽ chẳng bao giờ được trải nghiệm những điều mới và có thể
không thành công khi chinh phục một mục tiêu mới.
Truy cập vào trang www.dlwmmm.com/mdt để tải về phần
mềm miễn phí "My Desktop Therapist" (chỉ dùng cho máy
tính cá nhân). Phần mềm này sẽ giúp bạn hệ thống lại tư duy
thành công.
Chương trình sẽ chạy trên màn hình nền của máy tính khi bạn
đang làm việc, vì vậy bạn sẽ không tốn chút công sức nào (Lợi
nhuận của tôi đã tăng lên gấp 10 lần trong vòng một năm sử
dụng chương trình này). LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 42 −
Chương 3
Tầm Nhìn Xa Giúp Bạn
Kiếm Tiền Nhiều Hơn
"Một người chỉ có được sự chuẩn bị tốt nhất khi anh ấy có tầm nhìn xa."
⎯ Jim Butcher Tầm nhìn xa giúp bạn kiếm tiền nhiều hơn
− 43 −
Tầm Nhìn Xa Giúp Bạn Kiếm Tiền Nhiều Hơn
Trước khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh trực tuyến của mình,
việc ngồi lại và cân nhắc bạn thật sự mong muốn đạt được điều gì là
rất cần thiết, và tại sao bạn lại muốn như vậy.
Một tầm nhìn xa có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, công
sức và tiền bạc về sau này.
Điều sáng suốt nữa là đừng nên vội vàng hành động mà không có sự
chuẩn bị. Thay vào đó, hãy định hướng và lên kế hoạch cho công
việc kinh doanh của bạn ngay từ khi mới bắt đầu.
Phần lớn mọi người không làm được điều này; và phần lớn họ thất bại.
Hãy thành thật với chính bản thân và mục tiêu của mình.
Bạn thật sự muốn đạt được điều gì? Bạn muốn công việc kinh doanh
của mình có kết quả như thế nào? Không có áp lực nào buộc bạn
phải tạo nên một Google thứ hai.
Bạn muốn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ? Hay bạn vẫn muốn giữ
công việc hàng ngày của mình, và kiếm thêm thu nhập từ việc làm
thêm? Nếu vậy thì lợi nhuận cần kiếm được là bao nhiêu?
Có lẽ bạn muốn nhanh chóng kiếm được một khoản tiền kha khá và
sau đó chuyển sang một công việc kinh doanh khác?
Khi bạn dành thời gian để chuẩn bị cho sự thành công và những
khoản lợi nhuận lâu dài, thì bạn có thể lên kế hoạch cho những việc
phải làm để bảo đảm sự thành công ấy.
Vị trí lý tưởng chính là nơi mà sản phẩm của bạn nắm giữ quyền lực
trên toàn thị trường ngách (xem khái niệm ở trang tiếp theo) - nơi
mà bạn thống trị cả một lĩnh vực, không ai có thể đe dọa hoặc đụng
đến bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 44 −
Cùng lúc chuẩn bị gặt hái kết quả thì bạn cũng phải nhận thức được
điểm yếu của mình. Thử thách chính ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời và hành trình của bạn là gì?
Đối với nhiều chuyên gia Internet Marketing, nỗi sợ hãi chính là khi
website của bạn đột nhiên biến mất trong bộ máy tìm kiếm của
Google. Vậy Google có phải là trở ngại lớn nhất trên con đường
thành công của bạn hay không?
Nếu đúng là như vậy, làm thế nào để giảm thiểu rủi ro, và bạn sẽ
làm gì để ngăn chặn việc dự án của mình bị phá sản nếu nỗi sợ hãi
ấy trở thành sự thật? Một số thứ có thể vượt quá khả năng kiểm
soát của bạn, nhưng việc lên kế hoạch cho những phương án dự
phòng thì không.
Thị trường ngách
Bất kể là bạn kinh doanh truyền thống hay kinh doanh trực tuyến,
điều đầu tiên bạn phải xác định được đó là thị trường ngách (niche
market).
Thị trường ngách là một tập hợp con của thị trường mà ở đó tập
trung vào một sản phẩm cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường cụ
thể cũng như giá cả, chất lượng sản phẩm và nhân khẩu học. Nó
cũng được xem là một phân khúc thị trường nhỏ.
Ví dụ: thời trang là một thị trường. Vậy thị trường ngách của thời
trang có thể là quần áo thể thao cho nam, đầm công sở nữ, váy cho
bà bầu, thời trang cho người béo...
Hoặc ví dụ khác như thể thao. Thị trường ngách của thể thao có thể là
dụng cụ đánh golf, dụng cụ tập thể hình, quần áo tennis, giày bóng đá...
Đa số doanh nghiệp cho rằng thị trường ngách sẽ làm giảm doanh
thu và lợi nhuận biên nên họ rất lo ngại về nó. Nhưng hiện thực cho Tầm nhìn xa giúp bạn kiếm tiền nhiều hơn
− 45 −
thấy thị trường ngách có thể được xem là một nhân tố mang lại
thành công cho việc kinh doanh.
Thị trường ngách cho phép chúng ta xác định đối tượng
marketing mục tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới. Khi biết đối tượng
mục tiêu là ai, bạn sẽ biết được các nỗ lực marketing nên nhắm vào
đâu và tiêu tốn ngân sách bao nhiêu là vừa đủ.
Nhận diện thị trường ngách trước khi tiến hành chương trình
marketing trực tuyến thật sự quan trọng với 5 lý do sau đây:
Tối đa hóa ngân sách marketing. Bạn sẽ biết chính xác nơi nào cần
làm marketing, nên dùng website nào để tiếp cận thị trường. Đây là
bước khởi đầu.
Giúp website đạt được hiệu quả với các công cụ tìm kiếm, vì đối
tượng mục tiêu của bạn sẽ đến với bạn dễ dàng hơn.
Đưa website đến đối tượng mục tiêu. Phát triển website để hướng
dẫn người đọc và giúp họ tìm ra giải pháp, sản phẩm phù hợp mà ta
cung ứng để giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải.
Tạo thuận lợi trong việc phát triển ý tưởng cho sản phẩm, dịch vụ
mới nhằm phục vụ các nhu cầu đặc thù.
Xây dựng vị thế dẫn đầu thị trường
Vậy bạn đã thấy được tầm quan trọng của thị trường ngách chưa?
Bạn có xác định được đối tượng mục tiêu của mình là ai không?
Nếu câu trả lời là chưa thì hãy dành thời gian tự vấn với những câu
hỏi sau đây:
Khách hàng hiện tại của tôi thường có đặc điểm gì?
Làm cách nào tôi tạo được sự khác biệt so với đối thủ?
Sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ của tôi là gì? LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 46 −
Những giá trị nào tôi có thể đem vào thị trường?
Cách tốt nhất để trả lời những câu hỏi trên là đừng nên lún sâu vào
việc phân tích chúng. Chỉ cần ghi ra những điều bạn nghĩ. Một khi
bạn hoàn tất việc liệt kê thì hãy phân tích câu trả lời, nó sẽ giúp bạn
dễ dàng hơn trong việc nhận diện thị trường ngách.
Thị trường có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn không?
Nhu cầu là thứ thiết yếu cho sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp
nào. Nếu thị trường không có nhu cầu về sản phẩm của bạn, việc
kinh doanh sẽ không bao giờ thành công. Tất nhiên trừ khi bạn có
thể tạo ra nhu cầu, nhưng điều này không dành cho những ai nhát
gan cũng như những người mới bắt đầu.
Ví dụ, nếu bạn bán thức ăn, mọi người ai cũng cần phải ăn. Thế
nhưng, có rất nhiều loại thức ăn ngon và không phải là nhu cầu thiết
yếu cho lắm lại trở thành một "mong muốn". Và thường thì thức ăn
mà mọi người "muốn" sẽ bán chạy hơn thức ăn mà họ "cần".
Theo suy luận của Mark Joyner... nếu bạn tìm thấy một đám đông
đang khát nước, bạn lập tức sẽ có khách hàng nếu bạn bán nước. Và
nếu là người bán duy nhất, bạn sẽ không phải tạo ra một lá thư chào
hàng. Mọi người sẽ mua hàng ngay khi biết bạn bán thứ họ muốn.
Điều này sẽ làm việc kinh doanh của bạn dễ dàng hơn!
Làm thế nào để biết khách hàng cần hay muốn sản phẩm của bạn?
Sử dụng công cụ tìm kiếm từ khoá của Google:
www.dlwmmm.com/keyword
Gõ trực tiếp thị trường ngách vào công cụ từ khoá để tìm hiểu xem
có nhu cầu nào cho sản phẩm của bạn không. Nhìn xem có bao Tầm nhìn xa giúp bạn kiếm tiền nhiều hơn
− 47 −
nhiêu người đang tìm kiếm cụm từ khóa này. Giả sử tôi lấy cụm từ
"thời trang cho người mập" (hoặc cụm từ tương tự).
Bạn cũng có thể biết được mức độ cạnh tranh cho thị trường ngách
của mình, điều này được thể hiện thông qua số người quảng cáo cụm
từ này trên trang tìm kiếm của Google (hay còn gọi là Google
AdWords).
Thị trường ngách của bạn được xem là lý tưởng khi có số lượng lớn
người tìm kiếm và mức cạnh tranh thấp. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì
có thể đơn giản là do cụm từ hoặc thị trường ngách đó không mang
lại nhiều lợi nhuận. Và cạnh tranh không phải lúc nào cũng xấu.
Nhìn vào kết quả trên ta thấy cụm từ "thời trang cho người mập" có
4.400 lượt tìm kiếm hàng tháng ở Việt Nam (số lần tìm kiếm cục bộ
hàng thàng). Nếu bạn nhìn xuống phía dưới, Google sẽ cho bạn biết
những cụm từ khác liên quan như "thời trang cho người béo" với
5.400 lượt tìm kiếm, hoặc "thời trang bầu" với 33.100 lượt tìm kiếm.
Mức độ cạnh tranh của tất cả các cụm từ này đều là "thấp", tức là số
người dùng cụm từ này để quảng cáo trên Google không nhiều. Thật
tuyệt vời! Từ kết quả này, tôi có thể biết rằng thị trường ngách "thời
trang cho người béo" vô cùng tiềm năng.
Mặc dù công cụ này không chính xác hoàn toàn, nhưng nó cung cấp
cho bạn những thông tin bổ ích về tiềm năng cho thị trường ngách
của bạn. Bạn cũng có thể tìm được kết quả trong phạm vi toàn cầu.
Những thông tin này là vô giá (và miễn phí nữa).
Thường thì có rất nhiều tiềm năng cho thị trường địa phương, đây có
lẽ là thông tin tuyệt nhất dành cho những doanh nghiệp truyền
thống. Trái ngược với những doanh nghiệp truyền thống đang chật
vật ở những thị trường có mật độ dân số thấp, hay những doanh
nghiệp có thị trường nội địa đang bị bão hòa, thì khả năng mở rộng
ra toàn cầu là rất lớn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 48 −
Tầm nhìn xa giúp bạn kiếm tiền nhiều hơn
− 49 −
Khả năng tăng trưởng
Hãy xem xét quy mô của chính thị trường ấy, và sản phẩm hay dịch
vụ mà bạn có thể bán thêm cho khách hàng cũ của mình. Phần lớn
số tiền bạn kiếm được chính là từ nguồn khách hàng đó.
Nếu tiếp tục bán hàng cho cùng một khách hàng, bạn có thể kiếm
được tiền mà không phải tốn nhiều công sức. Rất nhiều doanh
nghiệp chi cùng một khoản tiền (hoặc nhiều hơn) để thu hút khách
hàng mới bởi họ chỉ kiếm được lợi nhuận từ lần bán đầu tiên.
Đối với sản phẩm thời trang dành cho người béo, bạn có thể bán
những thứ kèm theo có thể tiêu dùng được như thực phẩm giảm cân
hoặc vitamin dinh dưỡng dành cho phụ nữ. Thứ gì đó cần phải thay
thế, làm đầy hoặc lặp lại mà khách hàng phải mua hàng đều đặn.
Phần lớn khách hàng sẽ vui vẻ khi mua hàng từ bạn thêm lần nữa
(với điều kiện là họ hài lòng với sản phẩm) vì họ đã sử dụng qua và
bạn đã có được lòng tin của họ.
Thử nghĩ về bánh xà phòng mà bạn đang sử dụng. Khi sử dụng hết,
bạn sẽ có xu hướng mua lại cùng một loại mà bạn đã dùng lúc trước.
Thông thường chúng ta hay có thói quen sử dụng đi sử dụng lại
cùng một sản phẩm (trừ khi có một sự cố lớn buộc chúng ta phải
thay đổi).
Hãy nhìn vào tương lai và suy ngẫm sản phẩm của bạn sẽ thành công
ra sao? Nó tác động như thế nào đến thị trường ngách? Và nếu thị
trường của bạn mất đi, bạn có thể ứng phó được và tiếp tục tạo lợi
nhuận không?
Những công ty thành công đã tận dụng những cơ hội mới trong thị
trường ngách của họ và nhanh chóng thay đổi. Họ có sẵn những
khách hàng quen thuộc và thu hút thêm nhiều khách hàng mới khác
trên chặng đường của mình. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 50 −
3 cách để hiểu được vị thế cạnh tranh của bạn
Bạn cần xem xét những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc kinh
doanh của mình. Bạn có thể cạnh tranh ở mức độ nào? Nếu không
thể cạnh tranh ở mức độ đó, thì liệu bạn có thể cạnh tranh ở một
mức độ nào khác không? (Và nếu không, bạn nên cân nhắc đến việc
sử dụng một mô hình kinh doanh hoặc thị trường khác).
Dưới đây là 3 yếu tố chính giúp bạn quyết định xem có thể cạnh
tranh hay không.
1. Giá cả
Có lẽ cách cạnh tranh thông thường nhất của các doanh nghiệp là
cạnh tranh về giá.
Bán hạ giá có hiệu quả, nhưng không phải là kế sách tốt nhất. Mặc
dù điều này nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng đôi khi tăng giá cũng có
thể làm tăng doanh số bán hàng.
Không chỉ nhìn xem sản phẩm của bạn tốn bao nhiêu tiền, mà hãy
xem sản phẩm của bạn mang lại giá trị gì cho khách hàng.
Nếu như sản phẩm của bạn có thể giúp khách hàng tiết kiệm được
rất nhiều thời gian và công sức để làm một điều gì đó, thì bạn nghĩ
bạn sẽ định giá nó bao nhiêu?
Bạn phải giải thích cho khách hàng biết tại sao sản phẩm của bạn
lại xứng đáng với cái giá ấy. Hãy phân tích cụ thể và nói chính xác
lợi ích của nó là gì.
Bán với giá rẻ nhất có thể chỉ đem lại cho bạn lợi nhuận thấp và
những khách hàng "kém chất lượng". Bằng cách định giá cao hơn
một chút, bạn có thể đem đến cho khách hàng một sản phẩm hoặc
dịch vụ có chất lượng tốt hơn cũng như tạo ra sản phẩm tốt hơn.
Với lợi nhuận cao hơn, bạn sẽ có khả năng chi nhiều tiền hơn cho
marketing và quảng cáo, từ đó có thể dễ dàng thống trị thị trường. Tầm nhìn xa giúp bạn kiếm tiền nhiều hơn
− 51 −
Bạn cũng sẽ thu hút được nhiều khách hàng có chất lượng hơn và
họ cảm thấy hài lòng hơn sau khi mua hàng của bạn.
Hãy nhớ rằng, một cách đơn giản để tăng giá bán là tạo nên uy tín
cho bạn và công ty.
Hoặc có thể bạn sẽ tìm được cách để hạ giá so với đối thủ cạnh
tranh nhưng vẫn cung cấp những dịch vụ và sản phẩm có chất
lượng. Rất nhiều doanh nghiệp thành công vì làm được việc này.
Nếu vậy, hãy chắc chắn rằng bạn có thể giải thích tại sao để mọi
người hiểu được làm thế nào bạn có thể đánh bại đối thủ mà
không ăn gian chất lượng sản phẩm (nếu không, họ sẽ nghi ngờ).
2. Chất lượng
Việc một công ty khác bước vào thị trường và sao chép chính xác
mô hình kinh doanh của bạn là rất dễ dàng. Bạn phải nghĩ đến vấn
đề này ngay từ đầu, và hãy đặt giả thiết rằng những công ty khác
sẽ sao chép từ bạn.
Vậy bằng cách nào bạn có thể làm mình khác biệt và nổi bật so với
những bản sao (trong tương lai) ấy?
Thương hiệu của bạn đóng vai trò rất lớn trong việc này. Nếu
khách hàng tin tưởng vào bạn và những giá trị mà sản phẩm của
bạn mang lại, họ vẫn sẽ tiếp tục sử dụng dù có những nhà cung
cấp khác xuất hiện.
Hãy nghĩ xem làm thế nào bạn có thể thống trị thị trường của
mình.
Ngoài ra, hãy cảnh giác những công ty mới bước vào cuộc chơi với
các sản phẩm thay thế. Vâng, giá cả tất nhiên là yếu tố quan trọng
đối với một bộ phận khách hàng, nhưng không phải với tất cả.
Đặc tính và chất lượng đối với họ quan trọng hơn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 52 −
(Và một sản phẩm chất lượng sẽ tồn tại lâu hơn so với một sản
phẩm trông vui mắt và rẻ tiền).
Bạn muốn nắm giữ vị trí như thế nào trong thị trường? Sản
phẩm của bạn có lợi ích mang tính chiến lược gì? Và sản phẩm
của những công ty khác có lợi ích nào mà sản phẩm của bạn
không có?
3. Tiếp thị
Trong kinh doanh, bạn cần khách hàng.
Khả năng thu hút khách hàng phần lớn phụ thuộc vào khả năng
tiếp thị của bạn. Một chiến lược tiếp thị tốt không chỉ mang lại
những khách hàng tiềm năng mới mà còn giúp bạn bán hàng
trước khi sản phẩm được tung ra thị trường.
Một điều thú vị là việc bán hàng trước khi tung ra thị trường lại có
hiệu quả nhất thông qua việc chia sẻ, chứ không phải bán hàng.
Thông qua tiếp thị, hãy chia sẻ với những khách hàng tiềm năng
tại sao sản phẩm hay dịch vụ của bạn là tốt nhất. Với những
doanh nghiệp truyền thống thì internet có thể mang lại tiềm năng
rất lớn. Đồng thời, những sản phẩm thông tin mang lại rất nhiều
cơ hội bán được nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ hơn.
Một sự thật đáng buồn là có rất nhiều sản phẩm tuyệt vời ngoài
kia nhưng lại không bán được một đồng nào cả.
Chúng có một cái giá rất tốt, những tính năng tuyệt vời và thậm
chí có rất nhiều người đang cần sản phẩm ấy. Thế nhưng do kế
hoạch tiếp thị nghèo nàn mà sản phẩm ấy thất bại.
Trái lại, có rất nhiều sản phẩm với chất lượng trung bình (hay tệ
hại) lại bán chạy do bộ phận tiếp thị xuất sắc (Đừng biến sản
phẩm của bạn thành một trong những thứ này). Tầm nhìn xa giúp bạn kiếm tiền nhiều hơn
− 53 −
Hãy suy nghĩ về sức mạnh của từng yếu tố trên. Làm thế nào bạn
có thể xây dựng và cải thiện việc kinh doanh của mình để tối ưu
hóa tiềm năng của những yếu tố này?
Thương hiệu cá nhân và thương hiệu công ty
Một số người xây dựng thương hiệu cá nhân của họ như một "công
ty", trong khi những người khác chọn xây dựng thương hiệu cho
công ty với nét đặc trưng riêng của nó.
Hãy cẩn thận nếu bạn quyết định xây dựng thương hiệu cho chính
mình, vì tuổi thọ của công ty bạn có thể sẽ bị giới hạn. Nếu bạn gặp
một tai nạn nghiêm trọng hay qua đời, thì công ty của bạn cũng sẽ bị
như vậy.
Và cũng sẽ rất khó để chuyển nhượng hay bán nó đi khi tên bạn đã
gắn liền với tên công ty.
Nhưng nếu điều đó không làm bạn bận tâm thì chẳng có gì phải lo
lắng cả.
Rất nhiều chuyên gia dạy rằng, người mua hàng từ người, nên cách
tốt nhất là xây dựng thương hiệu cá nhân, tôi cũng đã từng tin vào
điều đó.
Sau đó tôi nhận ra người ta mua hàng ở những nơi mà họ tin tưởng.
Nếu họ tin vào một nhãn hiệu thì họ sẽ vui vẻ mua hàng từ công
ty đó cũng như là những cá nhân riêng biệt. Bạn sẽ mất nhiều
công sức hơn một chút để xây dựng niềm tin vào một công ty hơn
là một cá nhân.
Với thương hiệu công ty, một người nào đó có thể dễ dàng đảm
nhận lại công ty mà không làm buồn lòng những khách hàng hiện
tại. Bởi giá trị của công ty không phụ thuộc vào một cá nhân chủ
chốt nào cả. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 54 −
Đôi khi một công ty quá bị phụ thuộc vào một nhân vật.
Ví dụ như Apple, một thương hiệu công ty lớn, thế nhưng hình ảnh
của Steve Job lại có sức ảnh hưởng rất lớn đến mức nếu chuyện gì
xảy đến với ông, thì trong tương lai công ty có thể sẽ trượt dốc không
phanh (và điều này đã từng xảy ra trong quá khứ khi ông rời bỏ công
ty trong một khoảng thời gian).
Chuyện tương tự cũng xảy ra với Chrysler khi Lee Iacocca đến và
ra đi.
Mặt khác, Richard Branson và Bill Gates là những nhân vật xuất
chúng đại diện cho công ty. Thế nhưng Virgin và Microsoft lại
không bị phụ thuộc vào hình ảnh của họ để tồn tại.
Vâng, Richard và Bill nhận được sự chú ý đặc biệt từ công chúng,
tuy nhiên vai trò của họ trong công ty hoàn toàn tách biệt với cá
nhân họ.
Xây dựng niềm tin là điều phải được thực hiện cho dù bạn chọn
xây dựng thương hiệu cá nhân hay công ty. Tôi sẽ nói thêm về
điều này sau. Tầm nhìn xa giúp bạn kiếm tiền nhiều hơn
− 55 −
Các bước hành động
Hãy động não - ngay cả khi bạn biết được sản phẩm và dịch vụ
của mình sẽ là gì.
Viết ra tất cả các ý tưởng bạn có thể nghĩ đến và những thứ liên
quan đến chúng. Thả lỏng mình ra và cho phép bản thân được
nghĩ đến những điều lớn lao. Đừng lo lắng về việc đó là ý tưởng
điên rồ, không giống ai hay không liên quan đi chăng nữa.
Bạn có thời gian để chỉnh sửa những điều này sau.
Cơ cấu lại các ý tưởng của bạn theo thứ tự mà bạn cho rằng sẽ
có khả năng thành công, thú vị nhất và có tiềm năng tăng
trưởng. Bạn chưa cam kết vào bất kỳ điều gì cả, chỉ mới bắt
đầu khảo sát mà thôi.
Vào công cụ từ khóa của Google tại
www.dlwmmm.com/keyword và kiểm tra xem có nhu cầu nào
từ thị trường cho ý tưởng của bạn hay không.
Quyết định xem bạn sẽ cạnh tranh theo cách nào với những ý
tưởng khác biệt của mình. Đặc tính nào là độc đáo nhất và làm
thế nào bạn tạo được sự khác biệt về giá cả?
Suy nghĩ về việc bạn muốn xây dựng thương hiệu cho chính
mình hay thương hiệu công ty. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 56 −
Chương 4
Yếu Tố Cốt Lõi Của Kinh Doanh Trực Tuyến
"Đừng lặp lại những cách đã giúp bạn chiến thắng, mà hãy tùy cơ ứng biến
trong những tình huống khác nhau."
⎯ Sun Tzu Yếu tố cốt lõi của kinh doanh trực tuyến
− 57 −
Yếu tố cốt lõi của kinh doanh trực tuyến
Tôi rất khó chịu khi đọc những lời nói dối, những mánh lới và
những quan điểm sai lầm về việc tạo lập và điều hành doanh
nghiệp trực tuyến.
Việc tiếp thị sản phẩm kỹ thuật số trực tuyến thực tế dễ hơn bạn
nghĩ.
Bạn cần phải làm 3 việc: 1. Xây dựng sản phẩm. 2. Xây dựng danh
sách khách hàng tiềm năng trong thị trường ngách của bạn. 3. Phát
triển mối quan hệ với khách hàng tiềm năng.
Tất cả chỉ có thế!
Càng có nhiều người thích và tin tưởng, bạn càng dễ bán sản phẩm của
mình. Sau đó, họ sẽ sẵn lòng mua những sản phẩm tiếp theo của bạn.
Sản phẩm của bạn sẽ như thế nào?
Trước khi bắt tay xây dựng doanh nghiệp trực tuyến đầu tiên, tốt
hơn hết là bạn nên ngồi xuống và quyết định xem sản phẩm thực sự
của mình sẽ như thế nào.
Với một tầm nhìn xa, bạn có thể lên kế hoạch trong tương lai cho sản
phẩm của mình, đồng thời tối ưu hóa quy trình bán hàng.
Nếu bạn đang điều hành một doanh nghiệp truyền thống, hãy nghĩ
xem làm cách nào để áp dụng những kiến thức chuyên ngành vào
việc tạo ra một sản phẩm kỹ thuật số.
Tôi sẽ lấy ví dụ cụ thể cho từng loại sản phẩm. Bí quyết nằm ở chỗ
bạn nên suy nghĩ theo nhiều phương diện, đừng tập trung quá nhiều
vào chi tiết, mà hãy hướng đến các nguyên lý tổng quát.
Hãy xem qua năm loại sản phẩm sau. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 58 −
1. Sản phẩm chữ viết
Sản phẩm chữ viết có thể được tạo ra một cách đơn giản,
nhanh và rẻ nhất. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra ít lợi nhuận
trực tiếp nhất.
E-book là một ví dụ của loại sản phẩm này. Bạn không cần bất kỳ
vốn đầu tư gì - chỉ cần bỏ thời gian nghiên cứu chủ đề rồi viết ra
(hoặc thuê người viết hộ).
Bạn cũng có thể tạo ra một khóa đào tạo trực tuyến (e-course).
Bạn chỉ cần thiết lập một mẫu đăng ký đơn giản để khách hàng
đăng ký khóa học. Sau đó, bạn đưa nội dung khóa học vào hàng
loạt email được thiết lập sẵn và tự động gửi đến khách hàng một
cách tự động.
Sản phẩm chữ viết giúp bạn xây dựng sự tin cậy và uy tín cũng như
thu hút khách hàng tiềm năng.
Khi bạn phân phát đi những sản phẩm miễn phí nhằm mục đích
thu hút khách hàng tiềm năng, bạn sẽ chiếm được lòng tin của họ.
Hoặc cũng có thể là các sản phẩm giá rẻ, để hướng khách hàng
tiềm năng đến các sản phẩm giá cao hơn.
Nếu bạn là chủ một cửa hàng hoa tươi, hãy thử cân nhắc một
quyển sách về nghệ thuật cắm hoa và cách lựa chọn hoa phù hợp
trong các sự kiện đặc biệt khác nhau. Nội dung này cũng giúp bạn
tạo nên một khóa học trực tuyến thú vị.
Bạn cũng có thể viết một bài miễn phí về cách giữ hoa tươi lâu
hơn sau khi cắt, hoặc mười sai lầm người bán hoa thường gặp nhất
khi làm một bó hoa.
Nếu bạn là một thợ sửa ống nước, hãy thử nghĩ về việc viết một
bài miễn phí về 10 biện pháp phổ biến giúp người thợ làm việc
nhanh và chất lượng hơn. Yếu tố cốt lõi của kinh doanh trực tuyến
− 59 −
Khi làm việc này, bạn sẽ xây dựng được lòng tin trên giả thuyết
(mọi người sẽ nghĩ vậy vì khi bạn chỉ ra những sai lầm thông
thường này, chắc bạn sẽ không phạm phải chúng. Hy vọng đây là
một giả thuyết đúng đắn).
Bạn có thể sử dụng những bài viết này để xây dựng danh sách các
khách hàng tiềm năng. Điều này có thể hữu ích khi bạn muốn đưa
ra một đợt khuyến mãi trong thời gian ngắn. Đặc biệt, nó cũng
cho phép bạn thực hiện quảng cáo với chi phí bằng không mà lại
thu được kết quả nhanh chóng nhất.
2. Sản phẩm âm thanh (Audio)
Sản phẩm âm thanh đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn một chút so
với sản phẩm chữ viết, nhưng cũng thuộc vào loại dễ. Bởi vì âm
thanh mang giá trị nhận thức cao hơn nên bạn có thể đưa ra một
mức giá cao hơn so với sản phẩm bằng chữ.
Hãy lấy quyển e-book bạn viết và thu âm lại. Nếu bạn không thích
giọng của mình, bạn có thể nhờ người khác đọc hộ.
Thật dễ dàng để tiến hành một buổi chuyên đề trực tuyến qua
điện thoại. Hãy mời một chuyên gia nghe cuộc gọi của bạn và
phỏng vấn họ. Mời các thính giả khác đặt câu hỏi trong lúc bạn
dẫn dắt cuộc trò chuyện nhằm đem đến nhiều thông tin bổ ích
cho họ.
Bạn có thể thực hiện các cuộc phỏng vấn qua Skype. Trong khi
ghi âm cuộc gọi, hãy đặt ra những câu hỏi kích thích suy nghĩ cho
người bạn đang phỏng vấn. Sau đó bạn có thể biên tập nếu cần,
hoặc ghi chép lại làm tư liệu phục vụ cho sản phẩm bằng chữ.
Mặc dù tôi đã nghe gợi ý này nhiều lần, nhiều người vẫn phớt
lờ và nghĩ rằng nó không dễ thực hiện chút nào. Không phải
như vậy. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 60 −
Tôi biết nhiều sản phẩm được tạo ra theo cách này chỉ trong vòng
một hay hai ngày. Một khi bạn đã có hệ thống sẵn sàng, có thể nói
việc tạo ra các sản phẩm âm thanh trở nên nhanh chóng và dễ
dàng hơn bao giờ hết.
Nếu bạn đang tổ chức một chương trình huấn luyện hay đào
tạo nào đó, thì việc tạo ra một bản ghi âm cho khóa học là điều
cần thiết.
Nếu bạn đang điều hành một bệnh xá chăm sóc sức khỏe bằng
liệu pháp thiên nhiên, thì việc ghi âm chương trình phỏng vấn với
những chuyên gia hàng đầu có thể sẽ làm đòn bẩy cho bạn theo
rất nhiều cách khác nhau.
Bạn có thể bán nó qua mạng cho những khách hàng ở quá xa
không thể gặp bạn trực tiếp. Bạn cũng có thể bán cho những
khách hàng hiện tại, hoặc dùng làm quà tặng cho khách hàng ghé
thăm lần đầu.
Bạn có thể sử dụng nó như một cách để xây dựng sự tin cậy thông
qua các mối liên hệ hợp tác (một chiến lược đơn giản nhưng hiệu
quả để xây dựng uy tín).
Khi người khác thấy tên và hình ảnh của bạn bên cạnh các nhân
vật nổi tiếng hoặc người đứng đầu trong một thị trường ngách cụ
thể nào đó, bạn cũng sẽ được hưởng lây một chút uy tín từ họ.
Điều này hoàn toàn diễn ra trong tiềm thức, và nhờ vậy mà nó trở
thành một phương pháp có tác động vô cùng mạnh mẽ.
3. Sản phẩm video
Với những công cụ dễ sử dụng ngày nay, video có thể là một cách
nhanh chóng và dễ dàng để tạo ra sản phẩm kỹ thuật số và đem
đến cho bạn rất nhiều tiền. Video có giá trị nhận thức cao hơn so Yếu tố cốt lõi của kinh doanh trực tuyến
− 61 −
với sản phẩm bằng chữ hay âm thanh nên bạn có thể đưa ra mức
giá cao hơn.
Nếu bạn không quen với việc tạo ra sản phẩm video, thì bạn phải
tốn nhiều thời gian hơn (trừ khi bạn thuê nhân lực bên ngoài để
làm việc này). Nhưng có lẽ rào cản tâm lý là lý do lớn nhất khiến
nhiều người ngại làm sản phẩm video.
Hãy ghé trang www.dlwmmm.com/screener, bạn có thể dùng
màn hình để quay video, từ đó có thể xây dựng nội dung. Bạn
không cần bất kỳ phần mềm hay máy quay nào để khiến nó trở
nên dễ dàng hơn.
Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về những kỹ thuật và các chi tiết để
làm nên những loại sản phẩm này sau. Còn bây giờ hãy tập trung
chú ý vào các cơ hội và tiềm năng của từng loại sản phẩm.
Khi bạn tạo ra những đoạn video ngắn, bạn có thể dùng nó để thu
hút lưu lượng truy cập website. Một đoạn clip hay có thể giúp
danh sách khách hàng tiềm năng của bạn tăng lên nhanh chóng
nhờ việc dẫn đầu trên YouTube hoặc các trang mạng video khác.
Thực hiện phỏng vấn qua video cũng rất dễ tiến hành. Giống như
những cuộc phỏng vấn bằng âm thanh, bạn có thể mời một
chuyên gia trong lĩnh vực của bạn tham gia với tư cách là khách
mời. Chỉ cần ghi âm cuộc gọi video qua Skype của bạn, hoặc cuộc
phỏng vấn trực tiếp với những thiết bị ít tốn kém.
Hội nghị chuyên đề trực tuyến (webinar) là một cách khác để xây
dựng nội dung video (giống như quay phim một sự kiện đang
diễn ra). Chỉ cần thuyết trình phần nội dung và thu hình lại, chỉnh
sửa lại đôi chút sau khi hoàn thành, và thế là sản phẩm của bạn đã
sẵn sàng ra mắt. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 62 −
Điểu tuyệt vời nhất của sản phẩm video là: nó có thể là một cách
hữu hiệu để xây dựng lòng tin. Mọi người dần cảm thấy quen
thuộc với hình ảnh của bạn trong video, do đó việc xây dựng mối
quan hệ trở nên dễ dàng hơn.
Nếu bạn là thợ sửa xe hơi, hãy cân nhắc việc làm một vài video
trên YouTube về những mẹo vặt sửa chữa cơ bản tại nhà. Đối với
những người cần đến nó, họ sẽ nhớ đến bạn khi gặp các vấn đề
phức tạp hơn.
Người bán xe hơi đã qua sử dụng cũng có thể làm một số video về
những điều cần quan tâm khi mua xe hơi cũ. Bạn có thể cung cấp
thông tin này miễn phí thông qua các quảng cáo trên báo hoặc
website của bạn.
Nếu bạn làm tốt, mọi người sẽ chia sẻ các video này và bạn sẽ thu
hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng.
Các giáo viên võ thuật cũng như âm nhạc có thể dễ dàng tạo ra
các khóa học qua video để bán cho học sinh nghiên cứu thêm ở
nhà, hoặc những học sinh ở xa không thể đến lớp học trực tiếp.
Hãy nhớ rằng, việc này không chỉ giúp bạn kiếm thêm nguồn thu
nhập thụ động, mà còn giúp bạn xây dựng uy tín, từ đó có thể
tăng mức học phí của khóa học.
4. Trang thành viên
Các trang thành viên có thể mang đến cho bạn nguồn thu nhập
định kỳ mặc dù nó không thường kéo dài như đa số mọi người
mong muốn.
Một thực tế của các trang thành viên là mọi người thường ngừng
tham gia chỉ sau khoảng 3 - 4 tháng. Tôi đề nghị bạn hãy sử dụng
mô hình "nhỏ giọt" để thay thế. Đây là loại chương trình có thời
gian cố định, ví dụ là 6 tháng. Yếu tố cốt lõi của kinh doanh trực tuyến
− 63 −
Bằng cách này, bạn gia tăng thời gian trung bình một người sử
dụng chương trình của bạn và bạn chỉ cần xây dựng một số lượng
nội dung cố định. (Vấn đề chính với các trang thành viên không
thời hạn là phải tạo ra nội dung mới vào mỗi tháng).
Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ tư vấn tài chính, bạn có thể dễ
dàng thiết lập một trang thành viên giúp khách hàng cập nhật các
thông tin mới nhất về tiền tệ và chứng khoán.
Quay lại ví dụ về giáo viên võ thuật hay âm nhạc, một khóa học
qua video có thể được chia thành nhiều phần nhỏ và cung cấp dần
cho học viên.
Các trang thành viên giá trị nhất sẽ bao gồm tổng hợp video, chữ
viết, âm thanh kèm theo các nguồn dẫn và bản tin cập nhật mới
nhất về thị trường trong lĩnh vực của bạn.
5. Sản phẩm phần mềm
Việc tạo ra một sản phẩm phần mềm còn khó hơn nhiều so với
việc sản xuất các sản phẩm video, âm thanh hay chữ viết.
Xây dựng phần mềm có thể kèm theo nhiều rủi ro cao. Nhưng
một khi nó được hoàn thành, bạn có thể kiếm được một khoản lợi
nhuận rất lớn và thậm chí kéo dài suốt cuộc đời bạn.
Nếu bạn muốn đi con đường này, tốt nhất là bạn nên có một số
kinh nghiệm nhất định trong việc phát triển một vài loại sản
phẩm khác trước. Có rất nhiều người đã mất trắng toàn bộ gia tài
chỉ vì khởi nghiệp với việc phát triển phần mềm.
Phần mềm trả phí hàng tháng là một mô hình tuyệt vời nếu bạn
biết cách sử dụng nó hiệu quả. Những dịch vụ cung cấp hệ thống
trả lời thư tự động là một ví dụ tiêu biểu cho phần mềm trả phí
hàng tháng. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 64 −
Mỗi tháng bạn phải trả tiền để sử dụng dịch vụ của họ. Nhiều
người tin tưởng vào hệ thống trả lời thư tự động sẵn sàng trả tiền
để sử dụng dịch vụ cho đến khi hoạt động kinh doanh của họ
không tồn tại nữa.
Phần mềm quảng cáo cũng là một mô hình kiếm ra tiền. Mô hình
này sẽ hoạt động tốt nếu bạn có một lượng khán giả hùng hậu, và
có thể được phát tán thông qua mạng lưới phần mềm miễn phí.
Nếu bạn có một ý tưởng hay cho sản phẩm phần mềm, nhưng
không có kinh nghiệm, hãy suy nghĩ đến việc hợp tác với người có
khả năng. Việc này giúp bạn tiết kiệm rất nhiều công sức, thời
gian nghiên cứu và tiền bạc. Ngoài ra, dự án của bạn có nhiều khả
năng thành công hơn và thực sự hái ra tiền.
Có một gợi ý dành cho các doanh nghiệp nhỏ là nhờ ai đó viết
giúp bạn một phần mềm nhỏ gọn, đơn giản mà hiệu quả. Bạn có
thể dùng nó làm quà tặng để thu hút khách hàng tiềm năng, hoặc
cảm ơn những khách hàng hiện tại.
Ví dụ: một chuyên gia về giảm cân có thể nhờ một lập trình viên
thiết kế một phần mềm giúp khách hàng theo dõi quá trình giảm
cân, tính toán chỉ số BMI và ước tính lượng calo trong các bữa ăn
khác nhau.
Hãy chắc chắn rằng bạn có đăng logo công ty lên sản phẩm và
đính kèm một đường dẫn tới website của bạn để làm tăng thêm sự
tin cậy cũng như khả năng quảng bá rộng rãi khi mọi người chia sẻ
phần mềm với bạn bè và người thân của họ.
Yếu tố cốt lõi của kinh doanh trực tuyến
− 65 −
Các bước hành động
Bạn có thể áp dụng các loại sản phẩm khác nhau vào công việc
kinh doanh hoặc thị trường ngách của mình bằng cách nào?
Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp truyền thống, hãy cân
nhắc việc làm thế nào ứng dụng các sản phẩm kỹ thuật số để
gia tăng uy tín, thu hút khách hàng tiềm năng và tạo thêm
nguồn thu nhập thụ động cho công ty mình.
Hãy nghĩ cách làm thế nào bạn có thể liên kết với các sản
phẩm khác để tăng doanh thu hoặc hưởng hoa hồng đại lý từ
các ý tưởng cho các sản phẩm khác nhau của bạn.
Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này chi tiết hơn ở những chương
sau, còn bây giờ hãy xem bạn có thể đưa ra những ý tưởng nào. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 66 −
Chương 5
Đam Mê Hay Lợi Nhuận?
"Đam mê là nguồn gốc tạo nên bậc kỳ tài."
⎯ Anthony Robbins Đam mê hay lợi nhuận
− 67 −
Đam mê hay lợi nhuận?
Bạn theo đuổi một công việc kinh doanh vì tiền hay thực sự đam
mê nó?
Nếu bạn không tận tâm hoặc không hiểu biết nhiều về thị trường
ngách mà mình đã chọn, bạn có thể gặp phải rất nhiều khó khăn
sau này.
Ví dụ, dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ khiến bạn cực kỳ vất vả (và
nhàm chán) khi phải trả lời những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực mà
bạn chỉ biết chút ít (tất nhiên, về lâu dài bạn sẽ muốn thuê nhân sự
để làm việc này. Thế nhưng ban đầu tốt nhất bạn nên tự trải nghiệm
và khám phá, từ đó bạn có thể hiểu rõ hơn những vấn đề hoặc mối
bận tâm của khách hàng).
5 lý do để theo đuổi đam mê
1. Niềm vui
Nếu thị trường ngách của bạn là dạy cách nấu món ăn Ý mà bạn
không hề hứng thú với nó, chắc chắn việc kinh doanh sẽ không
mang lại niềm vui cho bạn. Sẽ thật nhàm chán khi bạn phải
nghiên cứu, bán hàng và hỗ trợ khách hàng về một chủ đề mà bạn
không thích.
2. Thư chào hàng thuyết phục hơn
Khi bạn đã có kinh nghiệm cũng như hiểu biết rõ về sản phẩm của
mình, bạn sẽ có khả năng truyền đạt tốt hơn.
Kiến thức và lòng nhiệt huyết tạo thành một sự kết hợp vô cùng
mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp bạn viết một bức thư chào hàng một
cách tự nhiên và hiệu quả hơn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 68 −
Một trong những phần khó nhất của việc viết một bức thư chào
hàng hiệu quả là phải hiểu rõ về sản phẩm và tâm lý khách hàng.
Chỉ cần có niềm đam mê, bạn sẽ thực hiện được điều đó.
3. Kiếm được nhiều tiền hơn
Một khi bạn hiểu rõ thị trường ngách của mình, bạn sẽ biết được
những sản phẩm nào khác (ngoài sản phẩm chính của mình) có
thể mang lại lợi ích cho khách hàng.
Do đó, bạn sẽ có cơ hội giới thiệu với những khách hàng mà bạn
đã xây dựng được mối quan hệ và lòng tin về những mặt hàng liên
quan này.
4. Gia tăng lòng trung thành
Nếu bạn chia sẻ chung một niềm đam mê với khách hàng, họ sẽ
xem bạn như chính bản thân họ. Một khi họ thích bạn, họ sẽ càng
tin tưởng bạn hơn.
Niềm tin – sẽ hướng khách hàng đến sự thỏa mãn, sự cam kết và
cuối cùng là tăng doanh số.
5. Phát triển mạng lưới quan hệ
Nhiều khả năng bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ từ các mối quan hệ
sẵn có của mình. Những người bạn có chung niềm đam mê có
thể muốn giúp bạn xây dựng nội dung, kênh phân phối và các
lĩnh vực khác.
Một trong những việc tốn thời gian nhất của bất kỳ doanh nghiệp
nào là xây dựng danh sách các mối liên hệ. Bất cứ người nào bạn
biết đều có thể tạo nên sự khác biệt. Hãy tiết kiệm thời gian bằng
cách tận dụng tối đa những gì bạn đang có.
Đam mê hay lợi nhuận
− 69 −
Thị trường rộng hay thị trường hẹp?
Thị trường là một khu vực, đối tượng hay chủ đề mà bạn xây dựng
sản phẩm xung quanh nó. Bạn có thể chọn thị trường rộng hoặc
thị trường hẹp.
1. Thị trường rộng
Một ví dụ của thị trường rộng là "giảm cân".
Mặc dù thị trường rộng nhắm đến một số lượng lớn người tiêu
dùng, nhưng có thể sẽ rất khó để thu hút được sự chú ý giữa
đám đông.
Hoặc bạn có khả năng thu hút được nhiều người, nhưng đồng
thời cũng phải đối mặt với rất nhiều sự cạnh tranh. Thêm nữa, tỷ
lệ mua hàng cũng thấp hơn do thiếu sự tập trung, hoặc khách
hàng có quá nhiều sự lựa chọn.
2. Thị trường hẹp
Một ví dụ của thị trường hẹp là "giảm cân cho các bạn nữ từ 13-19
tuổi". Một thị trường hẹp rõ ràng hơn là "giảm cân cho các bạn nữ
châu Á từ 13-19 tuổi bị mắc bệnh tiểu đường".
Mặc dù thị trường hẹp có ít khách hàng hơn, nhưng sẽ dễ nhắm
tới hơn bởi họ đang tìm kiếm một điều gì đó cụ thể.
Một khách hàng lên Google tìm kiếm "giải pháp giảm cân" có thể
sẽ truy cập vào trang "giảm cân cho các bạn nữ từ 13-19 tuổi".
Điều này có thể có phù với họ - hoặc không.
Tuy nhiên, nếu ai đó lên Google và tìm kiếm "giảm cân cho nữ
giới từ 13-19 tuổi" và đi đến trang "giảm cân cho các bạn nữ từ 13-
19 tuổi", thì đây là một sự kết hợp tuyệt vời, bởi vì bạn đang giải
quyết vấn đề cụ thể cho họ. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 70 −
Mặc dù nội dung có thể tương tự nhau, nhưng người ta sẽ cảm
thấy nội dung của bạn phù hợp hơn khi bạn thu hẹp phạm vi đối
tượng của mình lại và nói chuyện trực tiếp với họ.
Bằng cách tập trung vào các thị trường hẹp, bạn đang gia tăng cơ
hội được tìm thấy (vì giảm sự cạnh tranh) và bán được hàng (vì
người ta thích mua những gì phù hợp với họ nhất).
Bạn có thể thường xuyên sao chép và sắp xếp lại thông tin cho
phù hợp với nhiều đối tượng nhân khẩu học khác nhau nếu nội
dung cho phép. Cách này giúp bạn tiếp cận được với nhiều người
hơn và tối đa hóa tỷ lệ mua hàng.
Ví dụ, đối với một doanh nghiệp truyền thống, một người thợ
điện có thể cung cấp dịch vụ dành riêng cho những người già
hoặc các cửa hàng bán lẻ.
Trong khi chuyên môn cho phép họ làm cả hai việc trên, nhưng
bằng cách nhắm đến một thị trường cụ thể, họ sẽ có thêm nhiều
cơ hội nổi bật hơn với đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Bí quyết làm bạn nổi bật trong đám đông cực kỳ đơn giản – nói
chuyện trực tiếp với những người bạn muốn hướng đến.
Cũng giống như khi bạn nghe gọi tên mình giữa một rừng người
đang nói chuyện, thì việc tiếp thị của bạn cũng sẽ nổi bật như thế
trong thế giới quảng cáo xô bồ ngày nay.
3 câu hỏi phải trả lời nhằm đảm bảo thị trường ngách của bạn có
khả năng sinh lời
Việc xây dựng một sản phẩm phù hợp với niềm đam mê của bạn rất
đáng hoan nghênh, nhưng nó còn phải có khả năng sinh lời nữa. Cá
nhân tôi trong lúc tập trung vào thị trường ngách mà tôi yêu thích, tôi
vẫn có thể kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào tiềm năng. Tại sao ư? Đam mê hay lợi nhuận
− 71 −
Bởi vì đam mê của tôi là kinh doanh và tiếp thị. Chỉ đơn giản thế thôi!
Tôi yêu các quy trình và do đó, niềm đam mê chính này là động lực
thúc đẩy tôi làm việc nhiều hơn là bản thân các thị trường ngách.
Cuộc sống không có gì là chắc chắn cả, ba câu hỏi này sẽ giúp bạn
đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất của thị trường ngách mà bạn
đã chọn.
1. Xác định xem khách hàng đang tìm kiếm điều gì?
Một cách tốt nhất để biết khách hàng đang tìm kiếm điều gì là vào
trang www.dlwmmm.com/seo - một blog (nhật ký điện tử) hàng
đầu về SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu hóa bộ máy
tìm kiếm). Sau khi đăng ký một tài khoản miễn phí, hãy gõ từ
khóa thị trường ngách của bạn vào thanh tìm kiếm.
Bây giờ bạn sẽ biết được chính xác bao nhiêu người đang tìm kiếm
từ khóa đó. Nó cũng chia nhỏ từ khóa bạn đang tìm kiếm ra và
cung cấp thêm nhiều kết quả của các từ khóa liên quan khác.
Thông thường những từ khóa này sẽ hướng bạn đến các thị
trường phụ mới mà có lẽ bạn chưa bao giờ nghĩ đến. Tôi khuyến
khích các doanh nghiệp nhỏ làm điều này, vì đã có rất nhiều
người phát hiện ra thị trường hay cách ứng dụng những sản phẩm
và dịch vụ của chính họ mà họ chưa từng nghĩ đến.
Ngoài ra, công cụ này cũng rất tuyệt vời nếu bạn muốn được xếp
hạng trên các bộ máy tìm kiếm (như Google, Yahoo, Bing...) và
cung cấp thông tin giá trị cho những ai đang tham gia vào cuộc
chơi SEO.
Nếu bạn muốn thực hiện các cuộc tìm kiếm đa chức năng thì
www.dlwmmm.com/trends là một công cụ tuyệt vời khác của
Google. Bạn có thể tìm kiếm những từ khóa phổ biến nhất - theo
mùa và theo quốc gia. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 72 −
Bạn cũng có thể so sánh số lượng tìm kiếm giữa hai hay nhiều từ
khóa khác nhau. Google Trends sẽ kết hợp tin tức với các sự kiện
để giải thích lý do tại sao lượng tìm kiếm có thể lên xuống dao
động bất thường trong một thời gian nhất định.
Hơn nữa, bạn có thể tìm hiểu một thị trường ngách nào đó có hấp
dẫn hay không bằng cách nhìn vào "Google Hot Trends" (Các xu
hướng nóng hổi). Ứng dụng này sẽ đưa ra 100 kết quả tìm kiếm
cao nhất trong một giờ vừa qua. Nó cũng sẽ giới thiệu cho bạn các
blog cũng như các câu chuyện, tin tức mới.
www.dlwmmm.com/keyword cũng gợi ý cho bạn về giá của mỗi
lần nhấp chuột. Điều này hữu ích khi bạn muốn biết chi phí
quảng cáo trên Google tốn kém bao nhiêu. Nếu mức độ cạnh
tranh cao thì chắc chắn rằng nhiều người cũng đang tìm kiếm
trong thị trường ngách này.
2. Thị trường ngách của bạn có khả năng sinh lời không?
Truy cập www.dlwmmm.com/cb. Clickbank là một chợ điện tử
với hơn 9.000 sản phẩm và cung cấp số liệu thống kê cho tất cả
các sản phẩm của họ.
Gõ từ khóa thị trường ngách của bạn vào và chờ xem điều gì xảy ra.
Để biết được mức độ sinh lời của thị trường này, "gravity" (sức hút)
là một chỉ số tham khảo có giá trị. Bạn có thể biết bao nhiêu sản
phẩm được làm ra, bao nhiêu phần trăm hoa hồng được chi trả, và
phần trăm doanh số có được nhờ sự giới thiệu của các cộng tác viên.
Chỉ số gravity bằng 0 có nghĩa là sản phẩm không bán được. Nếu
một sản phẩm có chỉ số gravity bằng hoặc lớn hơn 30, có nghĩa là
sản phẩm ấy đang bán ổn. Nếu chỉ số gravity lên đến hàng trăm,
sản phẩm đó đang bán rất chạy. (Chỉ số Gravity có thể lên tới
1.000, nhưng rất hiếm) Đam mê hay lợi nhuận
− 73 −
Truy cập vào trang www.dlwmmm.com/google. Gõ từ khóa thị
trường ngách của bạn vào khung tìm kiếm và hãy xem có bao
nhiêu quảng cáo xuất hiện bên tay phải.
Số lượng quảng cáo nhiều có nghĩa là mọi người đang chi tiền
nhằm thu hút thêm lượng truy cập vào website của họ. Và nếu họ
đang chi tiền, thì cũng đồng nghĩa là họ có khả năng kiếm tiền từ
lĩnh vực này.
Nếu không hoặc có rất ít quảng cáo xuất hiện, việc tránh xa thị
trường ngách đó có thể sẽ là điều tốt. Tuy nhiên, chính bạn sẽ là
người phải quyết định xem thị trường ngách của mình là một mỏ
vàng chưa phát hiện đang chờ khai phá, hay chỉ là một thị trường
không có khả năng sinh lời.
Việc xem xét các tham số khác trong chương này cũng một số suy
luận thông thường sẽ giúp bạn ra quyết định. Nếu bạn vẫn chưa
chắc chắn, có một số bài kiểm tra thị trường mà bạn có thể thực
hiện nhưng tôi sẽ đề cập sau.
Cần lưu ý đến vị trí hoặc quốc gia mà bạn tiến hành tìm kiếm
thông tin. Nếu bạn gõ từ khóa ở Australia, bạn sẽ nhận được kết
quả khác so với ở Mỹ.
Bạn có thể tự chỉnh sửa lại vị trí cho chính xác, điều này đặc biệt
giá trị khi khách hàng mục tiêu của bạn đang ở một khu vực khác.
Hãy truy cập trang www.dlwmmm.com/flip. Flipper là một địa
chỉ nổi tiếng chuyên mua bán các website cũ hoặc mới. Flipper có
thể giúp bạn quyết định xem thị trường ngách của mình có khả
năng sinh lời hay không, bởi vì bạn có thể thấy những website
khác trong cùng thị trường đang hoạt động như thế nào.
Những người chủ website phải công khai số tiền họ kiếm được,
đó là một trong các thông tin phải được liệt kê trên Flipper. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 74 −
Chú ý rằng không phải lúc nào bạn cũng tìm được kết quả. Nếu
thị trường ngách của bạn được xác định một cách cụ thể và chi
tiết, có thể bạn sẽ không tìm thấy website nào tương ứng. Và một
lưu ý khác là không phải số liệu công khai nào cũng đúng.
3. Bạn có thể tạo ra lượng truy cập miễn phí không?
Khi bạn bắt đầu khởi nghiệp với một ngân sách hạn hẹp, việc thực
hiện chiến lược quảng cáo website với chi phí bằng 0 thật sự rất
quan trọng.
Có ba cách dễ dàng để tạo ra lượng truy cập website miễn phí
(chúng ta sẽ đi vào chi tiết sau):
1. Cộng tác viên (Affiliate) (không hoàn toàn miễn phí, nhưng
bạn không tốn chi phí trả trước).
2. SEO (lượng truy cập đến từ các công cụ tìm kiếm một cách tự
nhiên mà bạn không phải trả tiền).
3. Các nhóm hoặc diễn đàn (riêng biệt hoặc liên quan đến thị
trường ngách của bạn).
Hãy đảm bảo rằng thị trường ngách của bạn có thể áp dụng ít
nhất là một, lý tưởng là hai hoặc thậm chí ba phương pháp tạo ra
lượng truy cập website kể trên.
Đam mê hay lợi nhuận
− 75 −
Các bước hành động
Xem xét qua một lượt danh sách các ý tưởng của bạn. Cân nhắc
xem có cơ hội nào để nhắm sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn
vào các thị trường hẹp không.
Sử dụng công cụ tìm kiếm trong chương này để đảm bảo rằng
có đủ số lượng khách hàng tiềm năng cho mỗi ý tưởng.
Đánh giá các ý tưởng của bạn dựa trên sự đam mê và khả năng
sinh lời của dự án. Một điều rất quan trọng là bạn phải thật sự
yêu thích nó - đảm bảo rằng việc biến ý tưởng thành hiện thực
là một công việc thú vị đối với bạn.
Gạt bỏ bất cứ thứ gì mà bạn biết chắc rằng sẽ không mang lại
kết quả do thiếu khách hàng hoặc thiếu đam mê. Hãy bắt đầu
thu hẹp các ý tưởng của mình lại. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 76 −
Chương 6
Thành Công Tài Chính
Phụ Thuộc Vào Đội Nhóm
"Làm việc theo nhóm là khả năng làm việc cùng nhau để hướng tới một sứ
mệnh chung, khả năng biến đổi thành quả cá nhân thành mục tiêu của tổ
chức. Nó chính là nguồn nhiên liệu cho phép người bình thường đạt được
những kết quả phi thường."
⎯ Andrew Carnegie Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 77 −
Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
Cho dù bạn đang theo đuổi mô hình kinh doanh nào, nếu không có
đội nhóm, bạn sẽ gặp rắc rối. Có thể không phải ngay lập tức, nhưng
sẽ sớm hơn bạn nghĩ.
Không có đội nhóm vững chắc hỗ trợ phía sau, công việc kinh doanh
của bạn hoặc sẽ không bao giờ khởi sắc, hoặc sẽ nhanh chóng sụp đổ.
Có rất nhiều nhà tiếp thị trực tuyến làm việc quá sức và vướng phải
những khó khăn do chính họ tạo ra. Mỗi người thành công mà tôi
biết được đều có sự giúp đỡ từ đội nhóm.
Điều này không có ngoại lệ (tôi đã gặp một vài người có ý kiến trái
ngược nhưng khi hỏi họ chi tiết hơn thì sự thật sớm chứng minh điều
ngược lại).
Bạn không có tiền để thuê nhân viên? (Đây không phải là một lý do
hợp lý). Hay bạn muốn làm mọi thứ theo cách của mình? (Đây là
một trong những điều khó khắc phục nhất đối với rất nhiều người,
trong đó có cả tôi.)
Nếu bạn vẫn chưa có một đội nhóm, hãy thành lập ngay bây giờ.
Bất kỳ ai thành công rực rỡ đều sẽ nói với bạn cùng một điều rằng
- họ không thể đạt được sự thành công hay giàu có mà không có
sự giúp đỡ của người khác. Điều này hoàn toàn đúng với những
nhà soạn nhạc, ngôi sao điện ảnh, vận động viên thể thao và các
doanh nhân.
Làm thế nào để những người bình thường có thể kiếm được những
khoản tiền khác thường?
Làm việc theo nhóm là khả năng làm việc cùng nhau để hướng tới
một sứ mệnh chung. Nó chính là nguồn nhiên liệu cho phép người
bình thường đạt được những kết quả phi thường. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 78 −
Càng nhiều người chung một đội, cơ hội tạo ra các khoản tiền khổng
lồ càng trở nên thực tế mà không chỉ là một giấc mơ xa vời.
Những gương mặt nổi bật như Richard Branson không làm tất cả
mọi thứ một mình. Họ không phải là người đặc biệt hay giỏi hơn
người khác. Chính đội nhóm xung quanh đã giúp họ trở nên thành
công - những người cùng nhau thực hiện sứ mệnh chung.
5 lý do bạn cần đội nhóm
1. Hoàn thành nhiều việc hơn (và nhanh hơn)
Một khi bạn xây dựng hợp lý cơ cấu doanh nghiệp của mình –
càng nhiều người song hành cùng bạn, mọi việc càng được tiến
hành nhanh chóng, nhưng trên giả thuyết là họ đã được phân bổ
một cách đúng đắn. Nếu bạn không cẩn thận, trường hợp ngược
lại có thể xảy ra.
Nếu bạn giống tôi (và tôi tin rằng hầu hết các chủ doanh nghiệp
đều như vậy), bạn muốn tất cả mọi thứ đều phải được hoàn thành
sớm nhất có thể.
Cứ mỗi người tham gia vào đội nhóm của bạn đảm nhận lĩnh vực
mà họ thành thạo sẽ giảm bớt gánh nặng cho những người khác.
Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn và giúp công ty của bạn phát triển
một cách nhanh chóng.
2. Chất lượng chuyên gia
Khi mới bước chân vào lĩnh vực Internet Marketing, tôi tự mình
xoay sở mọi việc: từ thiết kế đồ họa, tạo ra sản phẩm, viết thư
chào hàng, học ngôn ngữ lập trình, thu hút khách hàng tiềm năng
và tối ưu hóa kết quả tìm kiếm. Bất cứ việc gì cần làm, tôi đều thử
và tự mình làm tất cả. Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 79 −
Bây giờ tôi đã có những chuyên gia đảm nhận các lĩnh vực chuyên
môn của họ. Kết quả là việc kinh doanh của tôi càng ngày càng
lớn mạnh.
Những chuyên gia này hoàn thành các công việc tốt và nhanh hơn
tôi nhiều, giúp tôi tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và tránh
những cơn đau đầu không cần thiết.
Một lợi ích khác khi bạn có các chuyên gia làm việc cho mình đó
là bài thuyết trình quảng cáo cũng như chất lượng sản phẩm sẽ
được cải thiện. Điều này sẽ giúp tăng doanh thu và sự hài lòng của
khách hàng đối với công ty.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn - một người đảm nhận tất cả các vai trò -
có thể đánh bại những công ty với một đội ngũ chuyên gia hùng
mạnh, thì có thể bạn đang ảo tưởng hoặc tự lừa bản thân rằng
mình có thể làm tất cả những việc đó một mình.
Vâng, bạn vẫn có thể kiếm được tiền – nhưng không nhiều như
bạn có thể; và những sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn sẽ thua
kém họ.
Dĩ nhiên có những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, nhưng nếu bạn
thích những điều hy hữu như vậy thì bạn cũng có thể chơi xổ số
mà không cần phải quá mạo hiểm với công việc kinh doanh của
mình như vậy.
3. Được hỗ trợ nhiều hơn (và vui hơn)
Không nghi ngờ rằng bạn có thể sẽ trải qua những ngày tồi tệ như
đang ở địa ngục. Bất kỳ người nào thành công cũng đều phải đối
mặt với rất nhiều thử thách trên suốt chặng đường của mình. Khi
cảm thấy nản lòng, kiệt sức và muốn buông xuôi tất cả, bạn sẽ
thấy khá hơn khi có đồng đội bên cạnh. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 80 −
Đội nhóm nên là những người tin tưởng bạn, tin vào tầm nhìn của
bạn và sản phẩm mà bạn tạo ra. Nếu bạn tìm được những người
như vậy, họ sẽ giúp bạn vượt qua những khoảng thời gian khó
khăn đó.
Ngoài ra, đội nhóm còn làm cho công việc trở nên vui hơn, vì vậy
hãy chắc chắn bạn có những đồng đội có thể cười cùng mình.
Điều này sẽ giúp cho công việc bớt căng thẳng và thú vị hơn.
Hãy nhớ rằng kinh doanh giống như một trò chơi, bạn sẽ muốn
có một đội chơi tốt bên cạnh mình. Cùng chơi với những người
có đam mê, tài năng và chân thành sẽ khiến trò chơi thú vị hơn
rất nhiều.
Tôi từ chối làm việc với những người không đáp ứng đủ ba tiêu
chí trên. Để tìm được người thích hợp thì việc chờ đợi rất xứng
đáng. Sự vội vàng có thể giúp bạn giải quyết những việc trước mắt
nhưng sẽ gây ra cho bạn nhiều vấn đề về sau hơn.
4. Mở rộng mạng lưới sẵn có
Mọi người đều có mạng lưới của riêng họ. Bạn sẽ không bao giờ
biết được lúc nào mình cần đến những nhân tài, có kỹ năng hoặc
những thông tin liên hệ nằm ẩn trong các mạng lưới mà những
người trong đội nhóm của bạn đang nắm giữ.
Ví dụ, tôi có hai trong số những lập trình viên giỏi nhất của mình
thông qua lời giới thiệu của thành viên trong nhóm. Không cần
tốn thời gian tìm kiếm, phỏng vấn và kiểm tra, chỉ để thấy rằng họ
không phù hợp.
Không có doanh nghiệp nào là một hòn đảo cô lập. Bạn cần có
các mối liên hệ.
Biết cách tận dụng mạng lưới của các thành viên trong nhóm sẽ
làm tăng tốc độ phát triển công việc kinh doanh của bạn. Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 81 −
5. Kiếm được nhiều tiền hơn
Bạn đã bao giờ nghe ai đó nói rằng họ không muốn chia sẻ khối
lượng công việc vì không muốn chia sẻ lợi nhuận?
Sự thật là, khi bạn tự đảm nhận công việc của các thành viên trong
nhóm (những người có chung tầm nhìn, kỹ năng phù hợp và thái
độ đúng mực), lợi nhuận mà bạn có thể tạo ra sẽ thấp hơn rất
nhiều so với khi làm việc cùng họ.
Hãy nhớ rằng chữ viết tắt của từ TEAM (đội nhóm) là:
Together Everybody Achieves More (Cùng nhau mọi người
đạt được nhiều hơn).
Đội nhóm sẽ giúp bạn có nhiều thời gian hơn để tập trung vào
những gì bạn thích nhất, tạo ra sản phẩm tốt hơn, nhiều niềm vui
và kiếm tiền nhiều hơn.
Vậy thì bạn còn chờ gì nữa?
4 cách để cơ cấu đội nhóm của bạn
Có rất nhiều cách xây dựng và cơ cấu đội nhóm của bạn:
1. Nhân viên
Trong một doanh nghiệp điển hình, nhân viên là mô hình thông
thường để xây dựng đội nhóm.
Tiêu biểu là các nhân viên làm việc gần nhau trong cùng một môi
trường văn phòng. Lợi thế của nhân viên là họ (nên) có những
cam kết lâu dài và trung thành với công ty.
Nhược điểm là chi phí thuê nhân viên rất tốn kém vì có rất nhiều
trách nhiệm liên quan đến pháp lý như chăm sóc sức khỏe, chế độ
nghỉ hưu và nghỉ ốm. Nếu bạn nhận ra rằng mình đã tuyển dụng
sai người thì việc sa thải nhân viên cũng là một điều khó khăn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 82 −
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trong một ngày tám giờ làm việc
điển hình, chỉ có một tiếng rưỡi đến hai tiếng là nhân viên làm
việc thực sự năng suất. Đó không phải là một chi phí hiệu quả!
Ví dụ như bạn trả nhân viên 20 đô-la/một giờ làm việc, thì thực tế
bạn đang trả cho họ 160 đô-la/một ngày cho hai giờ làm việc có
năng suất thật sự.
2. Nhân lực bên ngoài (Outsourcing)
Tất cả chúng ta đều quen với việc thuê nhân lực bên ngoài trong
lĩnh vực Internet Marketing. Đó là cách phổ biến để mở rộng đội
nhóm cũng như nhiều chuyên gia dạy rằng bạn có thể đạt được
công việc chất lượng cao với một chi phí rất thấp.
Bạn cũng có thể tận dụng lợi thế của việc các thành viên trong
nhóm ở các múi giờ khác nhau (trường hợp bạn thuê nhân lực từ
các nước khác).
Điều này có nghĩa là bạn có thể đi ngủ vào ban đêm và yên tâm
rằng việc gì đó sẽ được hoàn thành vào sáng hôm sau. Tối ưu hóa
thời gian làm việc sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn luôn phát
triển với tốc độ cao.
Một lợi thế khác của việc thuê nhân lực bên ngoài là bạn chỉ cần
trả cho họ theo khối lượng công việc, không có mức tối đa hay tối
thiểu cho số lượng giờ làm việc.
Tuy nhiên, hãy xem qua những bất lợi của việc thuê nhân lực bên
ngoài:
• Bạn phải mất một thời gian dài để tìm ra một người có năng lực
phù hợp.
Cá nhân tôi đã phải mất hàng nghìn đô-la và hàng giờ đồng hồ
chán nản để tìm kiếm người phù hợp. Giao tiếp cũng là một vấn
đề nếu như tiếng Anh không phải là ngôn ngữ bản xứ của họ. Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 83 −
• Không kiên định là một vấn đề lớn hơn. Tôi đã từng làm việc
với nhiều người mang lại kết quả đáng kinh ngạc khi họ mới
bắt đầu làm việc, nhưng chỉ một tuần sau đó điều này dường
như hoàn toàn biến mất.
Nguyên nhân thường là do nguồn nhân lực bên ngoài làm việc vì
tiền. Họ không biết khi nào sẽ có công việc tiếp theo. Họ đồng ý
làm việc cho dự án của bạn, có lẽ bởi vì lúc đó họ không còn việc
gì khác để làm cả.
Sau đó đột nhiên họ nhận thêm công việc từ những người khác và
tập trung vào ba, bốn hay năm công việc cùng một lúc (và thường
là sẽ không hoàn thành bất cứ việc nào đúng thời hạn).
• Đôi khi thuê nhân lực bên ngoài cuối cùng lại trở nên rất tốn
kém.
Chất lượng công việc không phải lúc nào cũng được đảm bảo. Và
cũng không có gì bất thường khi bạn phát hiện ra rằng công việc
mà bạn phải bỏ tiền ra chi trả giờ đây lại bị bán cho một đối thủ
cạnh tranh khác với mức giá thấp hơn.
Và bất lợi cuối cùng là gì?
Không có mối quan hệ lâu dài, không có động lực nào khiến họ
phải bỏ thời gian, công sức và nỗ lực cho việc kinh doanh của bạn.
Và việc gì họ phải như vậy khi họ không trông mong lợi ích gì từ
bạn ngoài việc được nhận lương vào cuối tháng?
3. Nhà thầu
Thông thường, các nhà thầu là những chuyên gia trong một lĩnh
vực cụ thể. Danh tiếng của họ dựa trên những dịch vụ chất lượng
mà họ cung cấp cho bạn. Tôi đang đề cập đến những nhà thầu
dưới góc độ là chủ một công ty (tư nhân hay nhiều người) cung
cấp dịch vụ mà bạn đang tìm kiếm. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 84 −
Giao dịch kinh doanh giữa những công ty với nhau thông thường
là mối quan hệ dài hạn. Bạn đang mong đợi ký hợp đồng với họ
dựa trên cơ sở tiếp diễn và lâu dài.
Những hợp đồng ngắn hạn đều có những điểm bất lợi tương tự
với thuê nhân lực bên ngoài và thậm chí có thể tốn kém hơn.
Công ty mà bạn đang ký hợp đồng ngắn hạn thường sẽ có những
khách hàng khác, do đó bạn có thể không được ưu tiên. Mặc dù
vậy, họ vẫn sẽ cố gắng làm hài lòng bạn vì bạn là một trong những
khách hàng của họ.
Cá nhân tôi thích tìm kiếm những người làm việc tự do và sau đó
ký hợp đồng làm việc toàn thời gian. Điều này có thể vướng phải
sự phức tạp về pháp lý ở rất nhiều nước, vì vậy hãy cẩn thận với
phương pháp này.
4. Hợp tác liên doanh
Khi hợp tác với một ai đó, bạn sẽ không phải tốn chi phí trả trước.
Số tiền thanh toán sẽ dựa trên kết quả thu được.
Về cơ bản nếu bạn không thành công, họ cũng không thành công
và ngược lại. Đó là cơ hội tuyệt vời của tình huống "đôi bên cùng
có lợi".
Tuy nhiên, nó có thể khiến bạn tốn kém hơn về lâu dài. Nếu bạn
thỏa thuận với một ai đó rằng sẽ chia 50% lợi nhuận với họ, về sau
bạn sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc ký hợp đồng với nhà thầu
hoặc thuê nhân lực ngoài.
Nhưng xét trên một khía cạnh khác, nếu 50% bạn thu được lớn
hơn rất nhiều so với 100% lợi nhuận nếu phải cố gắng làm một
mình, điều này sẽ hợp lý hơn. Chỉ cần làm một bài phân tích
nhanh chóng vì mỗi tình huống sẽ khác nhau. Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 85 −
Không tồn tại những nguyên tắc cứng nhắc
Không lợi ích gì khi phải đi tìm những nguyên tắc tuyệt đối bởi vì
chúng không tồn tại.
Bạn cần phải linh động mô hình kinh doanh của mình dựa vào từng
tình huống cụ thể, sản phẩm cũng như mục tiêu mà bạn đặt ra.
Thông thường cơ cấu đội nhóm của bạn có thể được quyết định rất
rõ ràng dựa trên loại hình kinh doanh mà bạn muốn thực hiện.
Có thể bạn muốn kiếm thêm nguồn thu nhập mỗi tuần (vài trăm đô-
la chẳng hạn), hoặc tạo ra một việc kinh doanh lâu dài và ổn định để
giúp gia đình bạn có một cuộc sống sung túc hơn?
Hoặc có thể bạn muốn tạo ra một Google thứ hai?
Tùy thuộc vào những gì bạn muốn đạt được sẽ chỉ ra loại cơ cấu đội
nhóm mà bạn cần. Tình hình tài chính hiện tại cũng ảnh hưởng đến
quyết định của bạn.
Nếu bạn không có hoặc chỉ có ít tiền, hợp tác với ai đó có lẽ là lựa
chọn duy nhất. Lần khác bạn có thể chọn phương pháp này đơn
giản chỉ vì những lợi ích khác mà họ mang lại (mạng lưới quan hệ
chẳng hạn).
Kết hợp đội nhóm
Hãy thử kết hợp đội nhóm của bạn. Hiện tại bạn đang ở vị trí nào?
Tất cả mọi người đều khác nhau.
Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, tất cả những gì bạn có thể cần là thuê một
vài nhân lực bên ngoài để tạo ra khoản doanh thu ban đầu.
Hoặc bạn phải cố gắng tìm ra người hợp tác có thể giúp bạn tạo bước
đệm để khởi nghiệp hay những mối quan hệ hợp tác giúp bạn đạt
được những những kết quả tương tự mà không phải trả trước bất kỳ
khoản chi phí nào. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 86 −
Khi có thêm nguồn lực và tài chính, bạn có thể phát triển đội nhóm
cũng như mở rộng kinh doanh, lúc đó hãy nghĩ đến việc bổ sung
thêm những nhà thầu hoặc nhân viên vào đội nhóm của mình.
Còn tôi thì kết hợp tất cả.
Tôi có những người hợp tác cùng làm chung một vài dự án và chia sẻ
lợi nhuận, những đội nhóm mà tôi ký hợp đồng làm việc với họ
(hiệu quả gần giống như nhân viên) nhưng thực ra họ là những nhà
thầu độc lập.
Và tôi vẫn thuê nhân lực bên ngoài cho một số dự án không thường
xuyên vì tôi chỉ cần họ làm việc một thời gian ngắn. Trong những
tình huống này thì việc thuê nhân lực bên ngoài mang lại hiệu quả.
Còn có một bí quyết khác...
Trước khi tìm một người làm việc cho bạn, hãy xét xem bạn có thể tự
động hóa quá trình đó không.
Ví dụ, một trong những công việc đầu tiên của tôi là xây dựng
website. Tôi có thể trả cho một người 10 đô-la để cài đặt một tập
lệnh (script) website cho ai đó, sau đó tính tiền họ với giá khoảng vài
trăm đô-la.
Thay vì vậy tôi thuê một lập trình viên để tạo ra một tập lệnh mà có
thể tự động cài đặt các tập lệnh tương tự. Như vậy lần sau tôi chỉ mất
30 giây để xây dựng một website mà vẫn có thể tính phí khách hàng
với giá tương tự.
Làm thế nào để tuyển dụng đội nhóm: 7 điều cần phải kiểm tra
Làm thế nào để bạn tuyển được người giỏi nhất vào đội của mình?
Đầu tiên hãy kiểm tra xem người bạn đang cân nhắc có thích hợp với
yêu cầu công việc hay không. Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 87 −
Theo kinh nghiệm của tôi, có 2 loại người sau:
• Những người có tố chất kinh doanh và đang theo đuổi những
kết quả lâu dài. Họ sẵn sàng bỏ hàng giờ, hàng tuần hoặc thậm
chí hàng năm để đạt được kết quả. Họ có tầm nhìn dài hạn, sự
kiên nhẫn và đức hy sinh. Những người này có thể là đối tác
tuyệt vời của bạn.
Đừng hợp tác với bất kỳ ai không đáp ứng được những tiêu chí này
nếu bạn không muốn mọi việc kết thúc trong nước mắt.
• Còn lại là những người theo đuổi kết quả ngắn hạn, thường rơi
vào nhóm nhà thầu và nhân viên. Những người này không
thích mạo hiểm đánh cược rằng sau này họ có được trả công
xứng đáng hay không. Họ hài lòng với mức lương theo giờ.
1. Sự tận tụy
Thiết lập một bài kiểm tra nhỏ về sự tận tụy ngay từ ban đầu:
phỏng vấn ở một nơi không quen thuộc, hoặc vào những khoảng
thời gian bất thường.
Kiểm tra những ứng dụng thực tế – bất cứ thứ gì buộc họ không
thể làm được theo cách thông thường. Nếu họ sớm làm bạn thất
vọng thì có thể sau này cũng thế.
2. Thái độ và kỹ năng
Kỹ năng có thể đào tạo được, nhưng thái độ thì rất khó thay đổi.
Tôi luôn ưu tiên thái độ hơn kỹ năng (điều này không có nghĩa là
bạn thuê một người bất tài).
Kiểm tra kỹ năng – và đây không có nghĩa là bằng cấp. Nói một
cách khái quát, những ai học đại học thường tuân theo các lề lối
khuôn phép và cơ cấu cứng nhắc. Những người tự học có thể LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 88 −
linh hoạt hơn và thể hiện được rằng họ sẵn sàng và có khả năng
học hỏi.
Luôn yêu cầu họ thử việc, nói chuyện trước với những khách hàng
cũ hoặc nhân viên, sau đó giao một vài dự án kiểm tra nhỏ trước
để chắc chắn trước khi ký hợp đồng lâu dài với họ.
3. Sự cam kết
Nếu bạn đang thuê ai đó làm việc bán thời gian, hãy xét xem họ
còn làm việc cho người nào khác không? Những gì bạn mong đợi
có phù hợp với thời gian rảnh của họ không? Có khả năng giao
thêm việc cho họ sau này không?
Bạn muốn đảm bảo rằng lượng công việc bạn kỳ vọng ở họ sẽ
được thực hiện, và nếu sau này bạn có kế hoạch mở rộng và cần
đến họ nhiều hơn trong tương lai thì điều này hoàn toàn có thể.
4. Đồng đội
Kiểm tra xem họ có khả năng làm việc theo nhóm không. Một số
người không làm được như vậy. Nếu bạn phát hiện ra điều này,
hãy tìm người khác.
5. Cùng chung tầm nhìn
Mọi người trong đội nhóm của bạn phải hiểu rõ các bạn đang làm
việc cùng nhau để hướng tới mục tiêu nào. Mọi người phải biết
được kết quả sau cùng sẽ là gì.
Nếu mọi người đi theo những hướng khác nhau thì công việc kinh
doanh của bạn sẽ bị rời rạc hay tạo ra kết quả kém chất lượng.
6. Đam mê
Đam mê hay bị đánh giá thấp. Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 89 −
Kỹ năng có thể học được nhưng đam mê thì không. Bạn không
thể ép buộc ai đó đam mê một thứ mà họ không thích.
Tìm hiểu xem họ có đang làm công việc mơ ước không. Họ có
yêu thích đến mức sẵn sàng làm việc không công không?
Nếu được như vậy, bạn sẽ không chỉ có một đội nhóm vui vẻ,
mà họ có thể giữ vững tinh thần học hỏi những cập nhật mới
nhất trong lĩnh vực của mình. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho
công ty bạn.
7. Tốc độ và kỹ năng giao tiếp
Một trong những điều quan trọng khác là kiểm tra xem tốc độ họ
phản hồi bạn như thế nào. Nếu ai đó mất đến bốn ngày mới trả lời
email của bạn, họ quá chậm chạp!
Bạn cũng muốn đảm bảo rằng bất kỳ cuộc giao tiếp nào cũng phải
rõ ràng. Không gì làm một dự án chậm lại tồi tệ hơn bằng việc
giao tiếp kém hiệu quả. Hãy nhìn xem chúng ta có thể khắc phục
điều này bằng cách nào.
6 Phương Tiện Giao Tiếp Thiết Yếu
Thông thường chúng ta hay giả định rằng người khác hiểu những gì
mình nói, nhưng thực tế thì không phải vậy. Tuy bạn không thể
khiến nó luôn luôn hoàn hảo, nhưng có rất nhiều thứ giúp bạn giảm
thiểu vấn đề này.
Hãy xem qua ưu và nhược điểm của những phương tiện giao tiếp sau.
1. Email (Thư điện tử)
Email sẽ rất nhanh nếu người ta kiểm tra hộp thư thường xuyên.
Nếu bạn sử dụng email nhiều, hãy cố gắng giảm thiểu tối đa số
lượng email nhận được để tránh việc những email bạn thực sự cần
bị lờ đi. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 90 −
Mở bộ lọc thư rác lên để tránh bom thư. Bộ lọc thư rác tốt nhất
mà tôi đã từng thử là Gmail.
Tạm thời ngưng nhận thông tin từ mọi danh sách trong tài khoản
email chính. Một khi email đã xử lý xong thì hãy lưu trữ nó. Đừng
để những email cũ làm ngập hộp thư của bạn.
Một mẹo hay khác là dùng chế độ tự động lọc những email bạn
cần, nhưng không nhất thiết phải quan tâm (như hóa đơn PayPal
chẳng hạn). Chuyển chúng ngay đến một thư mục khác hoặc lưu
trữ lại để tham khảo khi cần, và bạn không cần phải tự xử lý.
2. Điện thoại
Nhiều người đang tính đến chuyện tắt điện thoại đi. Ngắt kết nối
điện thoại bởi vì bạn đang ở trong khoảng thời gian hoạt động
năng suất nhất và dĩ nhiên không muốn bị làm phiền.
Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bị ngắt quãng trong khi đang làm
việc, bạn sẽ mất ít nhất 15 phút để quay trở lại tốc độ trước đó.
Đó là một sự hao hụt năng suất lớn.
Hiếm có chuyện nào đủ khẩn cấp để phải nghe điện thoại.
Tuy nhiên, cũng có lúc cần tới điện thoại. Nếu bạn đang chờ đợi
thông tin cấp thiết từ một công ty khác, hãy gọi điện cho họ để có
được phản hồi nhanh chóng.
Ngược lại, nếu công ty bạn có dịch vụ hỗ trợ qua điện thoại, hãy
chắc chắn rằng điện thoại sẽ được trả lời trong vòng ba hồi
chuông. Khách hàng sẽ rất hài lòng về điều này.
3. Skype
Skype thực sự hữu ích cho các cuộc nói chuyện nhanh chóng qua
đường dài, và đặc biệt trong môi trường văn phòng. Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 91 −
Khi nhiều người làm việc cùng nhau, họ sẽ dễ dàng khiến người
khác bị ảnh hưởng. Hãy nhớ rằng, khi ai đó đang tập trung mà bạn
cắt ngang họ, bạn đã lấy đi của họ 15 phút.
Tốt hơn hết là bạn chỉ nên gửi một tin nhắn qua Skype, họ có thể
lờ nó đi để hoàn tất công việc. Và khi sẵn sàng, họ sẽ trả lời bạn.
Nếu bạn thực hiện được điều này, tốc độ giao tiếp sẽ tăng lên rất
nhiều (trong khi vẫn duy trì được năng suất tối đa).
4. Webinar (Hội nghị trực tuyến), chia sẻ hoặc chụp màn
hình máy tính
Webinar (hội nghị trực tuyến) là từ rút ngắn của Web-based
Seminar – một bài thuyết trình, bài giảng, hướng dẫn thực hành,
hội nghị chuyên đề được truyền lên web.
Hội nghị trực tuyến và chia sẻ màn hình là phương pháp hay để
truyền đạt ý tưởng của bạn tới những người thuê bên ngoài.
Bởi vì lời giải thích của người khác về điều bạn muốn có thể hoàn
toàn khác với giải thích của bạn.
Nếu bạn học được cách giao tiếp hiệu quả ngay từ ngày đầu bằng
cách chia sẻ màn hình, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy kết quả
chính xác đến thế nào.
Dù ở xa, bạn vẫn có thể giải thích bằng lời với một người nào đó
đồng thời chỉ cho họ thấy đúng điều bạn muốn trên màn hình.
Gần đến mức như bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ.
Cá nhân tôi sử dụng Camtasia (www.dlwmmm.com/camtasia),
ngoài ra còn có rất nhiều giải pháp khác.
5. Phần mềm quản lý dự án
Sử dụng phần mềm quản lý dự án cho phép lưu trữ một bản ghi
chép của tất cả các công việc và lỗi sai sót mới. Những điều này
thường bị lờ đi, hoặc bị "thất lạc" qua email. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 92 −
Với phần mềm quản lý dự án, mọi người đều có thể nhìn thấy việc
gì cần hoàn thành và ai được phân công. Sẽ không có lý do gì để
viện cớ cả.
Cá nhân tôi đề nghị bạn sử dụng Streber
(www.dlwmmm.com/streber). Streber miễn phí, sử dụng đơn
giản và hiệu quả. (Tôi thích www.dlwmmm.com/base hơn và
nhiều giải pháp phổ biến khác, tuy nhiên không phải dành cho tất
cả mọi người.)
6. Làm thế nào để đưa ra những hướng dẫn chi tiết?
Nếu bạn không nêu rõ ràng và cụ thể những việc bạn muốn đội
nhóm của mình làm là gì, mọi người sẽ đi chệch hướng ngay.
Liệt kê các gạch đầu dòng rõ ràng từng bước về các việc cần làm
một cách chính xác và ai sẽ đảm nhiệm. Việc lên danh sách sẽ làm
mọi thứ rõ ràng hơn.
Đưa ra những phác thảo chung bao gồm nội dung, nguyên nhân
và đối tượng nhắm tới. Khái niệm tổng quát sẽ giúp các thành
viên trong nhóm nhìn thấy được bức tranh toàn diện hơn.
Ngoài ra, tạo một bản liệt kê đơn giản bao gồm "cái gì", "khi nào" và
"tại sao" (đừng bao giờ đánh giá thấp tầm quan trọng của "tại sao").
Dùng hình ảnh và sơ đồ để minh họa cho lời nói của bạn.
Nếu bạn đang phát triển phần mềm hoặc một website, nơi tốt
nhất để bắt đầu là GUI (Graphical User Interface – Giao diện đồ
họa), cơ bản bạn muốn sản phẩm sau khi hoàn thành trông như
thế nào (thanh menu, các nút nhấn, mẫu đăng ký, hộp thông
tin...).
Tôi thích dùng những thứ như MS Viso
(www.dlwmmm.com/msviso) để vẽ sơ đồ tổng quát và tạo ra các Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 93 −
giao diện cơ bản (rất cần thiết trong việc phát triển phần mềm).
Đối với sản phẩm thông tin, có thể phác thảo ý tưởng cho bìa
ngoài (bìa sách, bìa DVD) và sơ đồ cho nội dung.
Dù đi sâu về kỹ thuật có thể hữu ích, nhưng chúng không nên là
trọng tâm. Đó là suy nghĩ lạc hậu, hãy xây dựng một giao diện
người dùng trước.
Một khi đã có giao diện người dùng, bạn có thể tiết kiệm được rất
nhiều thời gian. Bạn cũng có thể xác định những trở ngại tiềm ẩn
mà trước đây chưa bao giờ nghĩ tới.
Hơn nữa, nhóm kỹ thuật của bạn có thể nhìn qua một giao diện
đồ họa và biết được bạn muốn điều gì. Họ giỏi hơn bạn ở khoản
này và bạn không cần chỉ họ phải làm cách nào.
3 bước đơn giản để dõi theo đội nhóm của bạn
Trong công việc, đội nhóm sẽ trở thành một gia đình mới của bạn
(tuy nhiên, đừng để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến những quyết
định kinh doanh đúng đắn của mình).
Quá nhiều người cố gắng làm lãnh đạo bằng cách luôn đi phía trước
đội nhóm. Một người lãnh đạo tốt cần phải có tầm nhìn và mục tiêu
rõ ràng. Tuy nhiên người lãnh đạo tài ba cũng cần phải đi phía sau
toàn đội và hỗ trợ họ từng bước một.
Nếu bạn là người tạo ra đội nhóm, thì đó là trách nhiệm của bạn.
Bất cứ đội nhóm cần gì, hãy mang nó đến cho họ. Khi mỗi thành
viên trong nhóm cảm thấy mình được hỗ trợ, họ sẽ hoàn thành công
việc xuất sắc nhất.
Cung cấp các chương trình huấn luyện và đào tạo. Nếu ai đó muốn
học thứ gì, hãy cho họ học cái đó. Điều này không chỉ mang lại
những lợi ích dài hạn cho cả đội và công ty của bạn, mà còn nâng cao LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 94 −
lòng trung thành và mức độ hài lòng của họ với công việc.
Sau đây là 3 bước đơn giản:
8. Giao trách nhiệm
Giao trách nhiệm cho đội nhóm của bạn. Hãy dẹp bỏ thói giám
sát gắt gao và cho phép các thành viên tự mình xoay sở. Điều quan
trọng là công việc được hoàn thành, chứ không phải cách bạn
điều khiển nó.
Đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm đều hiểu bạn sẽ không
cảnh cáo hay sa thải nếu họ thất bại. Để mọi người tự chịu trách
nhiệm với chính sai lầm của mình.
Bạn sẽ không muốn tạo nên một môi trường làm việc mà ở đó
mọi người cảm thấy sợ hãi nếu thỉnh thoảng làm sai. Khi một
người mắc lỗi, họ sẽ học từ điều đó và tiến bộ hơn.
Mỗi thành viên tiến bộ thì sẽ làm cho toàn đội tiến bộ, và tất
nhiên công ty của bạn cũng sẽ phát triển hơn.
9. Trả công xứng đáng
Nếu như ai đó nói bạn hãy tìm kiếm một đội nhóm rẻ nhất có thể
và trả họ mức thù lao tối thiểu, hãy suy nghĩ lại.
Trả lương hậu hĩnh cho bất kỳ ai xứng đáng ngay từ ban đầu. Điều
này không có nghĩa bạn phải chi mức lương Mỹ cho người đang
sống ở Philippines. Chỉ cần trả cao hơn mức lương thông thường
ở địa phương đó.
Nếu bạn có một nhân tài với kỹ năng cao và tận tâm, họ xứng
đáng được hưởng thù lao hậu hĩnh – vì nếu bạn không làm như
vậy, người khác sẽ thực hiện điều đó.
Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 95 −
Sau này dự án của bạn sẽ lãnh chịu hậu quả. Để tìm được một
người mới vừa nhiệt huyết và có tài khó khăn (và tốn kém) hơn
nhiều. Nhân tài thường rất khó tìm, đừng bỏ lỡ họ.
Nhưng phải thừa nhận rằng khi mới khởi nghiệp, tôi cũng không
thể luôn trả mức lương cao nhất. Với ngân sách hạn hẹp, tôi bắt
đầu với những gì mình có thể đáp ứng được, sau đó tăng dần lên
khi công ty làm ăn khấm khá hơn.
10. Đề cao vai trò của họ
Hãy đảm bảo rằng mọi người trong nhóm đều hiểu được họ và
công việc của họ quan trọng với bạn như thế nào.
Thường thì đồng tiền không phải là động cơ chính thúc đẩy một
người đảm nhận công việc (đó là một nhân tố quan trọng nhưng
không phải là lý do thực sự khiến họ ở lại với công ty).
Các cuộc nghiên cứu về tâm lý cho thấy rằng người ta thường xem
trọng giá trị của mình hơn là tiền bạc. Phần lớn mọi người sẽ bỏ
công việc được trả lương cao hơn để làm một công việc họ cảm
thấy được tôn trọng hơn.
Hãy chắc rằng từng thành viên trong nhóm của bạn biết mình được
đánh giá cao, tôn trọng và hữu ích. Ai cũng sẽ làm việc hiệu quả khi
cảm thấy thỏa mãn và hãnh diện trong công việc của mình.
Đây là điều bạn có thể thực hiện ngay từ ngày đầu tiên, cho dù
không thể trả được mức lương cao như bạn mong muốn đi
chăng nữa.
Tôi đã làm những việc như mua một cái bàn bida cho mọi người,
dẫn cả nhóm đi chơi vào những dịp khác nhau (gần đây chúng tôi
đã leo núi bằng xe đạp vào một ngày làm việc trong tuần chỉ để
giải trí) hoặc ăn tối tại một nhà hàng sang trọng. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 96 −
Hoặc bạn cũng có thể thưởng thêm tiền cho họ vào những sự kiện
đặc biệt (kỷ niệm thành lập công ty chẳng hạn).
Thậm chí nếu bạn không làm những điều trên, thì một việc đơn
giản như nói lời cảm ơn, sử dụng biểu tượng cảm xúc trên Skype,
và tốt hơn hết là hãy công nhận những thành tích của họ trước
toàn thể mọi người (hoặc thông qua email chung của nhóm) – sẽ
giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng niềm tự hào cho mỗi cá
nhân cũng như cả nhóm của bạn.
Bất cứ ai từng sở hữu một công việc kinh doanh cũng sẽ nói với
bạn rằng: khó nhất là tìm được người thích hợp. Có rất nhiều
người có thể "làm việc" – nhưng không phải ai cũng làm tốt, hoặc
với một thái độ đúng đắn.
Rất nhiều sách kinh doanh viết về cách tìm được người phù hợp
cho công việc của bạn, nhưng chỉ một số ít viết về cách giữ họ ở lại
với bạn.
Chi phí bỏ ra để thuê một người thích hợp cho một vị trí phù hợp
(nếu bạn tìm được) là khoản đầu tư khôn ngoan nhất của bạn.
Ngược lại, cái giá phải trả cho một người không thích hợp có thể
gây tổn hại cho bạn nếu không cẩn thận.
Thành công tài chính phụ thuộc vào đội nhóm
− 97 −
Các bước hành động
Liệt kê tất cả các kỹ năng mà bạn muốn đội nhóm mình phải
có. Có thể bao gồm người viết bài, biên tập video, lập trình
viên, thiết kế đồ họa, người viết quảng cáo, thủ thư, quản lý
cộng tác viên, quản lý kinh doanh và marketing.
Viết ra tất cả những gì bạn có thể nghĩ đến, bất kể nhiệm vụ
hay kỹ năng đó nhỏ hay lớn. Tất cả những thứ đó đều cần phải
làm. Quan trọng là bạn biết được mình cần gì, từ đó quyết định
phân bổ thời gian như thế nào và nhân lực cần tìm kiếm ra sao.
Xem lại danh sách này một lượt và chia thành 3 phần chính.
Đầu tiên là công việc ngắn hạn chỉ cần làm một lần, có thể
bao gồm thiết lập cơ cấu công ty hoặc thiết kế logo. Tiếp theo
là những công việc bán thời gian diễn ra thường xuyên và liên
tục (như viết bài hoặc lập trình). Phần cuối cùng là những kỹ
năng bạn cần hàng ngày (như quản lý cộng tác viên hoặc
marketing).
Lập danh sách tất cả những người mà bạn biết, người quen của
họ mà bạn biết, và bất kỳ ai bạn có thể nghĩ đến, ngay cả khi
bạn không biết rằng họ có giúp ích gì được hay không.
Mạng lưới của bạn sẽ mở rộng hơn so với những người mà
bạn liên lạc hàng ngày. Đó cũng là một trong những tài sản
giá trị nhất của bạn (hầu hết mọi người đều không hiểu được
điều này).
Với mỗi người trong danh sách, hãy viết ra những kỹ năng, sở
thích hoặc kinh nghiệm của họ mà bạn biết. Trong khi viết,
hãy nghĩ xem bằng cách nào bạn có thể chuyển biến những kỹ
năng này thực hiện được nhiệm vụ mà bạn cần, hoặc mạng
lưới nào phù hợp với sở thích và kinh nghiệm của họ. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 98 −
Những người này có thể trở thành một thành viên trong nhóm
của bạn, hoặc mang lại những khách hàng tiềm năng khi bạn
quảng bá sản phẩm sau này.
Quyết định xem ai trong danh sách sẽ là người bạn muốn
làm việc cùng. Không phải ai cũng là một lựa chọn đúng
đắn. Đừng bao giờ chọn một người chỉ vì bạn thích họ. Họ
cần phải có kỹ năng, cá tính và động lực phù hợp với công
việc kinh doanh nữa.
Rút gọn lại danh sách những người có khả năng là ứng cử viên
sáng giá và tài sản giá trị cho đội nhóm của bạn.
Luôn cập nhật danh sách này mỗi khi bạn nảy ra ý tưởng mới.
Không cần phải làm gì với nó ngay bây giờ, cứ để nó như một
việc "đang trong tiến độ hoàn thành".
Tiếp thị đến trước khi sản phẩm được tạo ra
− 99 −
Chương 7
Tiếp Thị Đến Trước Khi Sản Phẩm Được
Tạo Ra (Không Phải Sau)
"Những người sáng tạo bắt đầu từ điểm kết thúc. Đầu tiên họ có một ý tưởng,
ý tưởng này đôi khi khái quát, đôi khi cụ thể. Trước khi có thể tạo ra điều
mình muốn, bạn phải biết sau này bạn muốn trở thành ai cũng như muốn
biến điều gì thành hiện thực."
⎯ Robert Fritz LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 100 −
Tiếp Thị Đến Trước Khi Tạo Ra Sản Phẩm (Không
Phải Sau)
Marketing đến trước, trong và sau khi bạn tạo ra sản phẩm
Một sai lầm phổ biến thường gặp là mọi người thường tạo ra sản
phẩm trước rồi mới nghĩ làm cách nào để bán nó. Nếu bạn cũng như
vậy, bạn đang tự giới hạn mình một cách không cần thiết.
Khi nghĩ về cách tiếp thị trong lúc xây dựng sản phẩm, bạn sẽ làm ra
một sản phẩm tuyệt vời mà chính nó có thể tự tiếp thị cho mình.
Thật bất lợi khi bạn hoàn thiện sản phẩm và sau đó nhận ra rằng
nếu bạn thêm một số đặc điểm khác vào thì nó sẽ bán chạy hơn
rất nhiều.
Chiến lược marketing tốt sẽ giúp bạn không cần thiết phải bán hàng.
Đó là lý do tại sao marketing cần phải tham gia ngay từ ngày đầu tiên.
Sau đó bạn sẽ biết được liệu có cần thiết kế lại ý tưởng sản phẩm để
có thể dễ dàng tiêu thụ ngoài thị trường hay không.
Thị trường ngách muốn gì từ bạn?
Nếu không tìm được câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này, bạn sẽ
không kiếm được nhiều tiền.
Khách hàng có muốn sản phẩm của bạn không? Hay họ thực sự
đang tìm kiếm vẻ bề ngoài mà sản phẩm của bạn mang lại? Họ có
muốn thuộc về một nhóm đặc biệt không? Họ có muốn được yêu
thích và ngưỡng mộ không? Việc sở hữu sản phẩm của bạn có phải
đơn giản chỉ là một tấm vé để thuộc về "giới thượng lưu" không?
Khách hàng thực sự muốn loại kem dưỡng da kỳ diệu của bạn hay họ
đang tìm kiếm sự ngưỡng mộ và ao ước từ những người khác phái? Tiếp thị đến trước khi sản phẩm được tạo ra
− 101 −
Liệu họ có thể âm thầm cạnh tranh với những bạn gái khác để trở
nên xinh đẹp hơn khi sử dụng kem dưỡng da của bạn không?
Họ có ghen tỵ với những cô gái mới lớn và muốn lấy lại tuổi trẻ của
mình? Họ đang soi gương và nhìn thấy một làn da bị lão hóa? Liệu
kem dưỡng da của bạn có giúp họ cảm thấy tự tin giấu đi cảm xúc về
tuổi tác của mình không?
Sản phẩm của bạn thực sự mang đến điều gì cho khách hàng? Làm
thế nào bạn mang lại giá trị cho cuộc sống của họ? Hãy nhìn vào
điều này từ các góc độ khác nhau. Đừng quên những lợi ích về mặt
cảm xúc và tinh thần, bởi vì chúng rất có giá trị.
Bạn đang tiết kiệm điều gì cho khách hàng? Thời gian? Tiền bạc?
Công sức?
4 cách nhanh chóng để phân khúc khách hàng
Khi thật sự hiểu và quen thuộc với khách hàng, bạn có thể khám phá
ra những khu vực giá trị nhất trong thị trường ngách của mình và tập
trung vào đó.
1. Nhân khẩu học
Hãy chia nhỏ danh sách khách hàng của bạn thành những số
liệu thống kê cơ bản. Họ thuộc giới tính nào? Bao nhiêu tuổi?
Đang sống ở đất nước và thành phố nào? Mức thu nhập của họ
là bao nhiêu?
2. Lối sống
Sau khi biết những thông tin cơ bản, hãy tìm hiểu lối sống của
khách hàng. Họ thuộc tầng lớp xã hội nào? Trình độ giáo dục ra
sao? Họ thích làm điều gì trong cuộc sống của mình? LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 102 −
Ví dụ như, họ vừa tốt nghiệp đại học, có đứa con thứ hai hay sắp
nghỉ hưu? Họ nghĩ, cần và mong muốn điều gì bên ngoài cuộc
sống thường ngày?
Bây giờ họ đang ở vị trí nào trong xã hội, và trong tương lai họ
muốn được ở vị trí nào?
3. Tính cách
Bản thân khách hàng của bạn thích điều gì? Họ là người hướng
ngoại hay hướng nội? Họ sẽ phản ứng ra sao với những viễn cảnh
nào đó trong cuộc sống của mình? Họ thích gì về mặt xã hội? Họ
hòa nhập với người khác như thế nào? Họ là những khách hàng
tiềm năng hay kém chất lượng? Hãy tìm hiểu mọi thứ bạn có thể.
4. Hành vi
Khách hàng của bạn ứng xử như thế nào? Họ thật sự quan tâm và
đam mê điều gì? Họ khao khát được trở thành ai, làm gì và đạt
được những gì? Họ sẽ sử dụng sản phẩm của bạn ra sao?
Nhân vật đại diện của công ty bạn
Nhân vật đại diện là một gương mặt xuất hiện tại tất cả các sự kiện và
tiếp thị cho sản phẩm hoặc công ty của bạn. Điều này giúp bạn tiếp
cận thị trường như một cá nhân và làm cho mỗi khách hàng cảm
thấy như thể bạn đang nói chuyện trực tiếp với họ.
Sở hữu gương mặt đại diện buộc bạn phải nghĩ đến việc một người
sẽ tiếp cận với người khác như thế nào. Làm cách nào gương mặt đại
diện của sản phẩm hay công ty bạn có thể giao tiếp "một đối một"
với khách hàng tiềm năng?
Bạn cần phải quyết định công ty (hay sản phẩm) của bạn có những
giá trị gì. Tầm nhìn toàn cầu, mục tiêu, tham vọng là gì? Để tạo ra Tiếp thị đến trước khi sản phẩm được tạo ra
− 103 −
một sản phẩm hoàn hảo, đầu tiên hãy xác định khách hàng hoàn hảo
của bạn trước.
Xây dựng một nhân vật và nghĩ về anh/cô ấy như một người thật.
Tên của anh/cô ấy là gì? Họ thuộc độ tuổi nào? Đang sống ở quốc
gia nào? Vùng nào trong quốc gia đó? Họ đang làm công việc gì?
Trình độ giáo dục của họ ở mức nào? Họ theo tôn giáo nào và/hoặc
quan điểm chính trị của họ là gì? Nỗi sợ hãi, hy vọng hay ước mơ của
họ ra sao?
Càng cụ thể và chi tiết càng tốt. Chúng ta sẽ cần đến hồ sơ của nhân
vật này khi đi đến nội dung viết thư quảng cáo.
Giả sử tôi đặt tên nhân vật này là "Bob". Bạn phải liên tục tự hỏi rằng
liệu "Bob" có quan tâm đến vẻ bên ngoài của sản phẩm hay không?
Điều mà bạn hay người tạo ra sản phẩm nghĩ gì không quan trọng.
"Bob" có hiểu làm thế nào để sử dụng phần mềm mà bạn tạo ra?
"Bob" có cần một video hướng dẫn chuyên sâu? "Bob" có đánh giá
cao tính năng này không? Liệu nó có góp phần nâng cao kinh
nghiệm, làm tăng niềm vui trong cuộc sống hay sẽ khiến "Bob" cảm
thấy chán nản?
Hãy luôn nghĩ về những vấn đề ảnh hưởng đến "Bob" nhiều nhất.
Nghĩ và trò chuyện với "Bob" như thể anh ta tồn tại. Hãy tìm hiểu
những khách hàng của bạn muốn gì và điều họ hoàn toàn không
muốn là gì.
Nếu công ty là chính bạn – tức là, bạn đang xây dựng một thương
hiệu cá nhân – thì tất nhiên việc này dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn chỉ
cần cẩn thận trong việc phác họa chân dung của mình để đảm bảo
nó sẽ phù hợp với những mong đợi của khách hàng. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 104 −
Thông Điệp Của Sản Phẩm
Nếu một người lạ đến gặp và hỏi về công ty của bạn, bạn phải có khả
năng trả lời chỉ trong một câu duy nhất.
Bạn có thể giới thiệu sản phẩm của mình là gì và tại sao nó đặc biệt.
Khía cạnh đặc biệt ở đây chính là điểm làm cho sản phẩm hay dịch
vụ của bạn trở nên khác biệt so với các sản phẩm hay dịch vụ khác.
Chất lượng tốt nhất vẫn chưa đủ - mọi người sẽ nói với bạn điều này.
Bạn cần phải có khả năng tóm tắt sản phẩm hay dịch vụ của mình
ảnh hưởng đến người khác như thế nào về mặt cảm xúc. Nó tác
động, thay đổi hay cải thiện đời sống của khách hàng ra sao?
Nó có giảm thiểu stress bằng cách giúp họ tiết kiệm tiền không?
Mang đến nhiều sự lựa chọn hơn bằng cách giúp họ tăng thêm thu
nhập? Họ có nhiều thời gian để tận hưởng niềm vui với bạn bè và gia
đình hơn? Giảm thiểu lo lắng về sức khỏe? Tăng sự tự tin bằng cách
cải thiện vẻ bề ngoài?
Có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng không khác biệt so với các đối
thủ khác về tính năng mà họ làm mình khác biệt về những cảm xúc
mang đến cho khách hàng.
Ví dụ: Nike, Reebok và adidas đều là những hãng sản xuất giày thể
thao. Không có bất kỳ tính năng nào đặc biệt giữa chúng về đế hay
dây giày. Nike, Reebok và adidas khác biệt với nhau về cảm xúc.
Khẩu hiệu của Nike là "Just do it" (Cứ làm đi!). Những người mang
giày thể thao Nike sẽ được nhìn nhận như một người hoàn thành
công việc một cách nhanh chóng, ưa phiêu lưu và trẻ trung.
Các tính năng của sản phẩm rất quan trọng để một bộ óc logic phán
đoán nên mua hàng hay không, nhưng việc quyết định mua sản
phẩm lại do cảm xúc quyết định. Tiếp thị đến trước khi sản phẩm được tạo ra
− 105 −
Bí Quyết Hàng Đầu: Cân Nhắc Thư Chào Hàng Của Bạn Trước
Khi bạn phác thảo thư chào hàng trước khi tạo ra sản phẩm, bạn
sẽ phát hiện ra điều cần bổ sung trong mẫu thiết kế sản phẩm
của mình.
Khi nghĩ ra được gạch đầu dòng nào đó trong thư chào hàng có tác
động mạnh mẽ khiến sản phẩm bán chạy hơn, bạn sẽ biết được sản
phẩm của mình nên có những gì.
Đó có thể là những tính năng đặc biệt, lợi ích hoặc thông tin. Nó
cũng có thể là những phần quà hữu ích hay phụ kiện mà bạn sẽ cần
phải trước khi sản phẩm sẵn sàng tung ra thị trường.
Mỗi khi viết một lá thư chào hàng, tôi luôn nghĩ ra một vài ý tưởng
nào đó không có trong sản phẩm gốc và cố gắng biến nó thành một
lá thư chào hàng hoàn hảo. Sau đó tôi sẽ xây dựng sản phẩm phù hợp
với nó.
Sử dụng cách tiếp cận từ sau ra trước này thật sự giúp bạn có được
một lá thư chào hàng thuyết phục hơn (bạn không bị bắt buộc phải
cố gắng làm một thứ gì đó nghe có vẻ tốt), và làm ra một sản phẩm
tốt hơn (bởi vì sản phẩm của bạn phải được xây dựng để phù hợp với
những mong đợi cao mà bạn đã tạo ra trong thư chào hàng).
Tôi biết rằng điều này khác biệt, nhưng nó mang lại hiệu quả.
Ngoài ra, kỹ thuật này còn mang lại cho bạn một lợi ích khác. Bạn có
thể kiểm tra thực tế xem liệu ý tưởng của mình có bán được hay
không, trước khi đầu tư thời gian và công sức vào việc phát triển nó.
Đăng tải lá thư chào hàng lên website và thu hút một vài lượng truy
cập (cách thức chi tiết sẽ được đề cập sau) để xem liệu có ai bấm vào
nút "Mua ngay" hay không. Hãy nhớ theo dõi kết quả của cuộc thử
nghiệm này! LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 106 −
Trong khi bạn không được phép bán cho bất kỳ ai một cách hợp
pháp trước khi xây dựng sản phẩm, bạn có thể đặt nút "Mua ngay"
hướng đến một danh sách chờ qua một mẫu đăng ký thông tin. Bằng
cách này bạn có thể thu thập tên và địa chỉ email của khách hàng
tiềm năng. Sau khi sản phẩm được hoàn thiện, bạn sẽ có ngay một
danh sách để quảng cáo.
Tiện lợi, đơn giản và hữu dụng
Tính tiện lợi thường bị bỏ qua.
Những lập trình viên thường có xu hướng thêm thắt nhiều đặc điểm
và chức năng trong khi chúng chỉ được sử dụng bởi một phần nhỏ từ
những khách hàng của bạn.
Sẽ tốt hơn nếu bạn tung ra thị trường sản phẩm chỉ với một nửa
những tính năng đó nhưng với giao diện đơn giản và dễ sử dụng.
Bằng cách này bạn có thể ra mắt sản phẩm của mình nhanh hơn, thu
được những phản hồi giá trị và bắt đầu thu lợi nhuận sớm hơn.
Hãy có cái nhìn thực tế, đơn giản hóa mọi thứ nhất có thể và loại bỏ
bất cứ thứ gì không liên quan – cho dù đây là một vài trang trong cuốn
ebook hay những chức năng xa xỉ trong một sản phẩm phần mềm.
Thử nghĩ về Apple. Họ có một chính sách loại bỏ bất cứ thứ gì
không cần thiết có khả năng gây ảnh hưởng đến sự chú ý về thị giác
của khách hàng ngay tại thời điểm đó.
Ngoài ra, hãy dán nhãn mọi thứ cần thiết một cách rõ ràng để làm
cho sản phẩm của bạn càng dễ sử dụng đối với khách hàng càng tốt.
Việc cải tiến sản phẩm là một phần quan trọng trong quá trình
marketing. Sản phẩm nhìn có vẻ dễ sử dụng sẽ càng dễ bán.
Thậm chí một cuốn sách cũng nên được trình bày đơn giản để dễ
đọc: chương ngắn, đoạn văn ngắn, thậm chí cả câu và chữ cũng ngắn. Tiếp thị đến trước khi sản phẩm được tạo ra
− 107 −
Nếu bạn đang viết một cuốn sách điện tử (ebook), hãy sử dụng font
chữ không chân (sans serif font) như Arial hay Verdana.
Đối với một cuốn sách giấy thì dùng Times Roman là tốt nhất. Một
cuốn sách dễ đọc sẽ làm cho nhiều người muốn đọc hơn.
Hãy để bộ phận marketing của bạn tham gia vào từng bước trong
quá trình thiết kế sản phẩm, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công
sức và tiền bạc sau này.
Thiết kế, thiết kế, thiết kế!
Nguyên tắc thứ nhất: không để cho trình lập viên làm bất kỳ công
việc gì liên quan đến thiết kế, hãy sử dụng một nhà thiết kế
(designer).
Nguyên tắc thứ hai: không để cho nhà thiết kế làm những công việc
thiết kế liên quan đến các tài liệu marketing mà không có sự hướng
dẫn từ bạn (hoặc bất kỳ ai chịu trách nhiệm về marketing).
Trong khi điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng bạn sẽ ngạc
nhiên khi thấy phần lớn các dự án không tuân theo hai nguyên tắc
vàng này.
Thiết kế là một yếu tố vô cùng quan trọng trong marketing và sẽ
xuyên suốt qua từng yếu tố của dự án như bìa sách, sơ đồ, giao diện
phần mềm, website, tài liệu marketing...
Sản phẩm của bạn khi có được mẫu thiết kế phù hợp sẽ dễ dàng bán
hơn. Đồng thời nó cũng có thể làm tăng giá trị nhận thức và bạn có
thể định giá cao hơn.
Bạn phải nhớ rằng những nhà thiết kế hiếm khi được đào tạo về
marketing. Kỹ năng của họ thường là làm cho mọi thứ trông tốt hoặc
đẹp hơn. Tuy nhiên điều này chưa đủ, các mẫu thiết kế cần phải tuân
theo những nguyên lý và mục tiêu của marketing nữa. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 108 −
Tương tự với các lập trình viên nếu bạn đang xây dựng phần mềm.
Tất cả họ đều có thể tạo nên một giao diện nhưng hầu như không ai
có thể làm cho nó dễ sử dụng hoặc ưa nhìn.
Có nhiều nguyên tắc thiết kế được trình bày xuyên suốt cuốn sách
này liên quan đến marketing và bạn cần đảm bảo rằng những nguyên
tắc này được truyền đạt đúng đối tượng trước. Đừng bao giờ cho
rằng mọi người đều đã biết hết rồi (thực sự không phải vậy).
Điều này thậm chí đúng đối với những nhà quảng cáo "chuyên
nghiệp".
Ví dụ, nếu bạn quyết định tiếp thị sản phẩm của mình trên Yellow
Pages (Những Trang Vàng) hoặc báo chí thì họ sẽ cung cấp một nhà
thiết kế để tạo ra quảng cáo của bạn. Đừng bao giờ sử dụng những
người này. Hầu hết họ đều sử dụng các mẫu quảng cáo "cổ điển" và
trông chúng có vẻ "chuyên nghiệp", nhưng chỉ một ít thôi.
Nếu bạn muốn phát huy hiệu quả tối đa cho bất kỳ quảng cáo nào
mình làm, hãy chắc chắn rằng đội ngũ marketing (hoặc chính là
bạn) phải chủ động tham gia trong từng bước một.
Trở lại với vấn đề chính...
Hãy chi tiền nếu bạn thấy cần thiết. Và đừng bằng lòng với những
mẫu đồ họa hay thiết kế hạng hai, nó sẽ chỉ làm bạn tốn nhiều chi
phí hơn về lâu dài mà thôi.
Tiếp thị đến trước khi sản phẩm được tạo ra
− 109 −
Các bước hành động
Hãy nhìn vào danh sách các ý tưởng dự án của bạn, suy nghĩ
thấu đáo và quyết định xem bạn có thể làm cách nào để tiếp
thị mỗi ý tưởng đó. Một khi đã có thêm kinh nghiệm và đọc hết
cuốn sách này, bạn sẽ nảy ra nhiều ý tưởng hơn. Mặc dù vậy,
từ bây giờ bạn đã có thể bắt đầu với các ý tưởng ban đầu của
mình. (Bạn sẽ luôn tiến bộ hơn, nhưng phải bắt đầu tại một vị
trí nào đó đã).
Đồng thời hãy suy nghĩ làm cách nào để giúp những sản phẩm
này (hoặc những sản phẩm khác trong danh mục hiện tại hoặc
tương lai của bạn) có thể tự tiếp thị.
Bây giờ là thời điểm để đưa ra quyết định và cam kết với một
trong những ý tưởng của bạn (nếu bạn vẫn chưa quyết định).
Hãy sử dụng hết tất cả những thông tin mà bạn đã thu thập
được để ra quyết định - Tiềm năng của sản phẩm, nguồn tài
nguyên sẵn có, bạn có thể làm gì khác nữa dựa trên nền tảng
thông tin của khách hàng tương lai, niềm đam mê, mối quan
tâm và những kỹ năng của bạn...
Sự tập trung chính là chìa khóa để thành công. Bạn có thể xây
dựng những ý tưởng khác trong tương lai, nhưng từ bây giờ hãy
gắn với một thứ mà thôi. Nếu bạn tập trung thời gian, tiền bạc
và các tài nguyên khác vào một dự án, nó sẽ có nhiều cơ hội
thành công hơn.
Ngay từ bây giờ, những bước hành động này sẽ chỉ áp dụng
cho một ý tưởng dự án. Cứ tự nhiên cải thiện và thay đổi
nếu bạn thấy cần, nhưng đừng mất tập trung vào mục tiêu
cuối cùng. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 110 −
• Hãy bắt đầu tìm hiểu về khách hàng tiềm năng. Chúng ta sẽ đi
chi tiết sau, nhưng bây giờ hãy xác định khách hàng mục tiêu
của bạn. Những vấn đề chính của họ là gì? Họ đang tìm kiếm
điều gì? Và họ ở đâu?
• Hãy mô tả chi tiết về gương mặt đại diện của công ty bạn. Nếu
bạn chính là thương hiệu thì hãy dành thời gian đi vào chi tiết
bạn muốn mình được nhìn nhận như thế nào. Đạo đức, mục
tiêu và niềm tin của công ty bạn là gì? Hình ảnh nào bạn mong
muốn có được? Những cảm xúc mà bạn muốn khách hàng có
khi tiếp xúc với mình là gì?
• Hãy tạo ra một thông điệp cho sản phẩm.
Nếu có ai đó hỏi về công ty, sản phẩm hay dịch vụ của công
ty, bạn sẽ trả lời như thế nào trong vòng 30 giây?
Hãy chắc chắn rằng câu trả lời tóm tắt được những lợi ích, yếu
tố cảm xúc và nói chuyện trực tiếp đến đối tượng khách hàng
mục tiêu. Ngoài ra, câu trả lời cũng cần khái quát được các yếu
tố cơ bản tại sao bạn là duy nhất.
Ví dụ, thông điệp của FusionHQ là:
"Đối với những ai muốn tạo ra sự tự do về tài chính trực tuyến,
chúng tôi cung cấp một giải pháp sử dụng đơn giản, và chương
trình huấn luyện dễ thực hành. Đồng thời, chúng tôi cũng giúp
các doanh nghiệp truyền thống mở rộng dễ dàng bằng cách tận
dụng lợi thế của internet để có thêm nhiều khách hàng cũng
như tăng doanh số trên mỗi khách hàng." Tiếp thị đến trước khi sản phẩm được tạo ra
− 111 −
• Hãy phác thảo những nét cơ bản về thư chào hàng của bạn.
Chúng ta sẽ thảo luận cách cải thiện việc này và viết những lá
thư chào hàng xuất sắc sau. Còn bây giờ điều quan trọng là bạn
phải có một ý tưởng về việc mình sẽ bán các sản phẩm hay
dịch vụ như thế nào.
Viết nháp ra một tờ giấy, máy tính hoặc bất cứ thứ gì bạn thích,
bao gồm tiêu đề, một số gạch đầu dòng làm nổi bật những tính
năng, lợi ích cốt lõi của sản phẩm và chi phí.
Xem lại lá thư chào hàng này và tìm ra những tính năng, lợi ích
mà bạn có thể thêm vào sản phẩm của mình giúp cho nó bán
chạy hơn. Điều này sẽ giúp bạn trong việc thiết kế sản phẩm,
tiết kiệm thời gian hoặc kiếm được rất nhiều tiền sau này.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 112 −
Chương 8
Tạo Ra Sản Phẩm
"Sai lầm ngớ ngẩn nhất là nhìn nhận thiết kế như việc cuối cùng trong quá
trình tạo ra sản phẩm nhằm dọn dẹp mớ hỗn độn mà không hiểu rằng đó là
vấn đề cấp thiết ngay từ ban đầu và là một phần của mọi thứ."
⎯ Tom Peters Tạo ra sản phẩm
− 113 −
Tạo Ra Sản Phẩm
Các yếu tố cần thiết để tạo ra sản phẩm (chữ viết, âm thanh, video &
phần mềm)
Trước khi bắt tay vào việc tạo ra sản phẩm đầu tiên, tốt nhất là bạn
hãy ngồi xuống suy nghĩ thấu đáo về mục đích kinh doanh cũng như
chiến lược marketing.
Với một chút tầm nhìn xa, bạn có thể lên kế hoạch tương lai cho sản
phẩm của mình.
Nếu bạn đang sở hữu một công việc kinh doanh truyền thống, kế
hoạch của bạn có thể đơn giản chỉ là gia tăng mức độ ảnh hưởng của
công ty.
Tương tự đối với những người mới khởi đầu công việc kinh doanh
trực tuyến. Mục tiêu của bạn có thể là tạo ra nguồn thu nhập tự động
định kỳ, hoặc kiếm được nhiều tiền, hay đơn giản chỉ là xây dựng
danh sách khách hàng, hoặc cũng có thể là sự tổng hợp của các yếu
tố này.
Tại các giai đoạn khác nhau của việc kinh doanh, bạn sẽ muốn tập
trung vào những mục tiêu khác nhau.
Thông thường thì sản phẩm chữ viết và âm thanh là những thứ tốt
nhất để bắt đầu vì chúng dễ tạo ra nhất. Tuy nhiên, lợi nhuận đem lại
cũng ít nhất.
Sản phẩm video ban đầu có thể khiến bạn tốn nhiều công sức hơn
nhưng số tiền kiếm được thì cao hơn hẳn.
Nếu xét trên một mức thang lợi nhuận, sản phẩm phần mềm hay
dịch vụ là những thứ dẫn đầu trong việc khó tạo ra nhất nhưng cũng
đem lại nhiều lợi nhuận nhất. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 114 −
Chúng ta đã xem qua các dạng khác nhau của sản phẩm kỹ thuật số ở
chương 4. Bây giờ hãy đi vào chi tiết để xem những gì cần làm để tạo
ra 4 loại sản phẩm kỹ thuật số chính này: chữ viết, âm thanh, video
và phần mềm.
Chữ viết
Các bản báo cáo, ebook (sách điện tử) hay khóa học trực tuyến (e-
course) là những ví dụ của loại sản phẩm chữ viết.
Chúng dễ dàng được tạo ra, nhưng xem chừng bạn khó có thể "về
hưu" chỉ với doanh thu từ một cuốn ebook. Có vài ngoại lệ như cuốn
sách "Sự Thật Về Abs" của Mike Geary đã đem lại cho anh một
nguồn thu nhập đáng kể.
Quyết định xem bạn có muốn tạo ra một cuốn ebook hay một sản
phẩm chuyên ngành để bán hoặc cho đi như một cách để thu hút và
xây dựng khách hàng tiềm năng không.
Làm thế nào để có được nội dung cho sản phẩm chữ viết?
Trước hết bạn phải nghiên cứu và chọn ra thị trường ngách của mình
(đồng thời đảm bảo rằng nó vừa có thể bán được vừa tạo ra lợi
nhuận).
Ebook là một sản phẩm tốt để bắt đầu vì thời gian biên soạn nhanh
chóng, do đó bạn có thể sớm thu lợi nhuận từ nó.
Vậy làm thế nào để bạn tìm ra nội dung cho cuốn ebook của mình?
Nếu bạn muốn tự viết, tốt nhất hãy bắt đầu với những thứ bạn đam
mê. Hoặc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ về thị trường ngách của
mình.
Thông thường những cuốn sách có thể bán được là những cuốn giải
thích làm cách nào (How-To) để làm một việc gì đó. Tạo ra sản phẩm
− 115 −
Để tạo ra được nội dung như vậy, đơn giản bạn chỉ cần nêu lên một
giải pháp để giải quyết vấn đề cụ thể. Mọi người đang khát những
thông tin chi tiết, thực tiễn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn
của mình.
Đồng thời khách hàng muốn nghe những kinh nghiệm từ chính bạn,
câu chuyên của bạn và làm thế nào bạn tìm ra được giải pháp cho
những vấn đề tương tự mà họ đang mắc phải.
9 bước nhanh chóng để tự viết một cuốn ebook.
1. Đầu tiên hãy động não. Phác họa những ý chính bạn muốn đưa
vào sách. Viết nhanh mà không cần sàng lọc lại bất cứ ý tưởng nào
(điều này sẽ giúp sự sáng tạo của bạn không bị giới hạn).
2. Bây giờ thì hãy bỏ đi bất kỳ ý nào không phù hợp. Quyết định các
khái niệm cho cuốn sách mà bạn sẽ sử dụng sau này.
3. Tiếp đến, chọn những khái niệm cốt lõi và sắp xếp chúng thành một
thứ tự logic hợp lí. Mỗi ý tưởng nên được xây dựng dựa vào ý trước
đó. Bây giờ bạn đã có mục lục (hay dàn ý các chương) của mình.
4. Quay lại từng khái niệm và viết tiêu đề chương với những ý tưởng
khác nảy ra từ quá trình động não của bạn. Gạch đầu dòng từng
khái niệm hay ý tưởng liên quan đến ý chính đó. Sau đó quay lại
lần nữa và xâu chuỗi những gạch đầu dòng này theo một trình tự
logic.
5. Tiếp theo, xem lại và mở rộng từng ý một. Đừng lo về vấn đề biên
tập, cứ viết thoải mái. Mỗi ý sẽ trở thành một hay nhiều đoạn văn.
Bạn có thể thêm vào các đoạn liên kết để đảm bảo các ý tưởng
trôi chảy và liền mạch từ điểm này đến điểm khác.
6. Sau đó biên tập lại bản nháp của bạn. Bạn có thể phải thay đổi vài
ý vào những chương liên quan hơn, hay sắp xếp vị trí các chương LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 116 −
theo thứ tự hợp lý hơn. Nhớ kiểm tra lỗi chính tả và nhờ một vài
người bạn thân đọc qua để phát hiện bạn đã bỏ lỡ điều gì.
7. Định dạng cuốn ebook của bạn ở cỡ chữ Arial 14 hay Verdana 12-13.
8. Thiết kế bìa sách. Hãy thử www.dlwmmm.com/99 để có chi phí
thấp nhưng thiết kế chuyên nghiệp. Đồng thời yêu cầu làm một
phiên bản bìa sách ebook để sử dụng trên trang bán hàng (sales
page) của bạn. (đây là bản sao của mẫu thiết kế được làm tương tự
cho một cuốn sách giấy – thường là bìa 3D).
9. Chuyển bản Word qua PDF. Hãy tận dụng các phần mềm miễn
phí để làm điều này (phiên bản mới nhất của Microsoft Office
cũng giúp bạn chuyển tài liệu sang PDF).
Tùy thuộc vào số lượng ý chính mà bạn bổ sung, bạn có thể dể
dàng có được một cuốn ebook dài 30, 50 hay 200 trang sau khi
hoàn thành.
Bạn ghét viết lách?
5 cách để có một cuốn ebook được viết sẵn
Không phải ai cũng viết được.
Bạn không có khả năng viết, không kiên nhẫn để làm những việc nhỏ
nhặt, hoặc đơn giản là không có thời gian?
Bất cứ lý do bạn không tự mình viết được là gì, hãy tìm giải pháp ở
một trong năm lựa chọn sau đây:
1. Thuê người viết
Đây là cách bạn trả tiền cho ai đó để viết cuốn ebook. Đảm bảo
họ nhận thức được rằng bạn sẽ bán nó, đặt tên bạn trên đó như
tác giả và bạn sở hữu toàn quyền đối với cuốn sách. Tạo ra sản phẩm
− 117 −
Quyết định phương thức thanh toán. Bạn có thể trả một khoản phí
cố định, hay chia cho họ một phần trăm nào đó của doanh thu.
Nói cho họ biết bạn muốn viết bao nhiêu trang, khi nào sẽ hoàn
thành và trả họ bao nhiêu tiền. Bạn có thể đưa dàn ý hoặc để họ tự
nghiên cứu.
Nếu bạn đã có một định hướng sẵn cho cuốn sách, bạn cần đưa
cho người viết càng nhiều hướng dẫn chi tiết càng tốt.
Cho phép người viết phỏng vấn bạn cũng là cách tuyệt vời giúp
họ hiểu được những gì bạn tìm kiếm. Hoặc có thể đưa họ dàn ý
các chương mà bạn đã làm từ quá trình "tự viết ebook" đề cập ở
phần trước.
Không phải người viết nào cũng sẽ viết tốt. Thành thật mà nói,
tìm được một người viết tốt là rất khó, đặc biệt khi ngân sách bị
giới hạn.
Hãy chắc rằng bạn kiểm tra qua một vài tác phẩm trước đó của họ
(hoặc càng nhiều càng tốt).
Một cuốn sách tốt có thể làm bạn tốn từ 500 đô-la đến 50.000 đô-
la, phụ thuộc vào độ dài cũng như kinh nghiệm người viết. Tuy
nhiên, đối với một cuốn ebook, bạn không cần chi tối đa quá
5.000 đô-lacho một cuốn sách đủ dài và chất lượng tốt.
Nếu bạn phân vân về tính đạo đức trong việc này, bạn có thể sẽ
yên tâm hơn khi biết rằng theo ước tính có khoảng 70% tất cả
những cuốn sách giấy đều được thuê viết (vâng, và bao gồm hầu
hết những tác giả nổi tiếng nữa).
2. Tự ghi âm lời nói của mình
Để ghi âm những gì bạn nói, đơn giản chỉ cần dùng một micro
hoặc có thể nhờ ai đó phỏng vấn và chắc rằng tất cả nội dung đã LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 118 −
được thu lại. Sau đó hãy ghi ra những gì bạn nói. Để cải thiện
thành phẩm, bạn có thể thuê ai đó sắp xếp lại nội dung theo một
trình tự logic, biên tập và định dạng (hoặc bạn có thể tự làm lấy).
3. Private Label Rights (Quyền sử dụng nhãn hiệu riêng)
Private Label Rights là một thuật ngữ trong tiếp thị trực tuyến
nhằm chỉ một chứng nhận mà bạn sở hữu hầu hết hoặc toàn phần
quyền sở hữu trí tuệ của một sản phẩm kỹ thuật số nào đó. Chứng
nhận này do chủ sở hữu của sản phẩm đó quy định, pháp luật
không quy định về những quyền này.
Bạn có thể dùng Private Label Rights để biến cuốn sách của người
khác thành của mình.
Ví dụ thị trường ngách của bạn là nấu món Ý, bạn có thể gõ "nấu
món ăn Ý PLR" trong Google. Sau đó mua một cuốn ebook
khoảng từ 9-17 đô-la rồi bán lại với tên tác giả là bạn.
Nhớ kiểm tra xem bạn có quyền biên tập lại cuốn sách hay không.
Nhiều sản phẩm PLR giá rẻ có một chất lượng thấp tương đương
và bạn có thể phải cần chỉnh sửa trước khi bán. Tuy nhiên, chúng
có thể là một cơ sở tuyệt vời để bắt đầu và giúp bạn tiết kiệm rất
nhiều thời gian.
Bằng cách này, bạn có thể sở hữu một cuốn ebook gốc mà bản
quyền thuộc về mình.
Nếu bạn sẵn sàng chi nhiều tiền hơn, có một số sản phẩm PLR
chất lượng tốt trên thị trường nhưng bạn sẽ mất thời gian tìm
kiếm vì chúng không nhiều.
4. Public Domain (Tài sản cộng đồng)
Public domain là thuật ngữ dùng để chỉ các tác phẩm mà quyền sở
hữu trí tuệ đã hết hạn, bị mất hoặc không thể áp dụng được. Ví dụ Tạo ra sản phẩm
− 119 −
bao gồm cả những tác phẩm của Shakespeare và Beethoven, hầu
hết các bộ phim câm trong giai đoạn đầu, công thức của nhà vật lý
học Isaac Newton...
Bạn có thể bán hay biên tập lại các tác phẩm thuộc tài sản cộng
đồng thành của mình, vì không ai sở hữu quyền đối với nó nữa.
(Không có vấn đề gì với việc đạo văn).
Hầu hết những tác phẩm viết trước 1923 và nhiều tác phẩm khác
trước 1977 là tài sản cộng đồng. Hãy chắc chắn trước khi bạn sử
dụng bất kỳ thứ gì, nó thực sự thuộc về tài sản cộng đồng.
www.dlwmmm.com/gutenburg là nơi tuyệt vời để tìm ra những
cuốn sách thuộc tài sản cộng đồng đã được định dạng sẵn ở kỹ
thuật số.
Tôi sẽ không đề nghị bạn bán những cuốn sách từ bước này. Hãy
sử dụng chúng như một nền tảng và cập nhật lại (rất nhiều tác
phẩm sử dụng tiếng Anh cổ xưa).
Một lựa chọn khác là sử dụng chúng làm nền tảng cho các sản
phẩm âm thanh hay video.
5. Hợp tác với một (hoặc nhiều) chuyên gia
Nếu bạn nghiên cứu và phát hiện ra một thị trường ngách nào đó
có thể đem lại lợi nhuận nhưng không biết gì về lĩnh vực này (mà
nó thực sự đòi hỏi sự thành thạo, tinh thông), bạn có thể nghĩ đến
việc hợp tác với một ai đó có uy tín.
Bạn có thể tận dụng kiến thức của họ và cùng tạo ra một cuốn
ebook. Thương lượng một thỏa thuận rằng họ sẽ viết nội dung và
bạn phụ trách phần bán hàng, lợi nhuận chia đều 50/50.
Bạn có cách tiếp thị cũng như hệ thống để bán sách (khi đọc hết
cuốn sách này), bạn chỉ cần nội dung. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 120 −
Một lựa chọn khác là hợp tác với nhiều chuyên gia, mỗi người
đóng góp một chương cho cuốn sách. Bằng cách này, bạn thậm
chí không cần phải chia sẻ lợi nhuận. Nhiều chuyên gia thường
vui lòng tặng bạn một chương để lấy lại sự "nổi tiếng" (khi cuốn
sách được phát hành).
Hãy lên kế hoạch đúng đắn, sau này bạn còn có thể tận dụng các
mối liên hệ của họ khi ra mắt tác phẩm.
BÍ QUYẾT HÀNG ĐẦU: hãy tìm một cuốn sách không còn xuất
bản nữa và liên hệ với tác giả.
Có nhiều cuốn sách rất hay ở hầu hết mọi chủ đề nhưng không
được tiếp thị tốt trên thị trường. Chúng bị các nhà xuất bản bỏ rơi
và dần chìm vào quên lãng.
Những quyển sách này dường như không có cơ hội tỏa sáng lần
nữa, vì thế nếu bạn đề nghị được bán chúng, tác giả gần như ko
còn gì để mất và sẽ đồng ý cho bạn thử sức.
Sau khi hoàn tất việc thương lượng, bạn chỉ cần scan lại bản đã in
và chuyển nó qua dữ liệu chữ (phần mềm đơn giản sẽ giúp bạn có
một phiên bản dữ liệu chữ của tài liệu để tái bản lại như một tập
tin PDF).
Một lợi ích khác từ giải pháp này là nhà xuất bản thường chỉ phải
chia cho nhà văn 10%. Điều này có nghĩa là sự mong đợi của họ về
việc chia lợi nhuận sẽ thấp hơn nhiều so với suy nghĩ của bạn.
7 bí quyết làm cho cuốn ebook của bạn thực sự xuất sắc
Khi bạn ứng dụng 7 bí quyết này, cuốn ebook của bạn sẽ là một sản
phẩm khiến bạn có thể thực sự tự hào (và bán chạy hơn)... Tạo ra sản phẩm
− 121 −
1. Lời phê bình
Hãy tìm một người nào đó thuộc nhóm độc giả mà bạn đang
hướng tới (nhưng không phải là thành viên gia đình) và nhờ họ
xem qua cuốn sách. Bạn sẽ thích thú với những đề xuất chân
thành và những phản hồi có tính xây dựng của họ.
Hãy hỏi họ rằng họ đã học được những gì? Họ có ứng dụng được
những giải pháp trình bày trong cuốn sách không? Họ thích cuốn
sách được bố cục như thế nào? Họ muốn bạn viết thêm nội dung
gì nữa trong cuốn sách? Và, theo quan điểm của họ thì bạn nên
làm gì để cải thiện cuốn sách đó?
Nhận càng nhiều lời phê bình càng tốt, từ những người mới bắt
đầu cho đến những chuyên gia trong thị trường ngách của bạn.
Sau đó bạn có thể xem liệu bạn đã đạt được những mục tiêu ban
đầu chưa, hay phải làm việc với nó thêm nữa.
Nếu bạn nhận được những lời nhận xét tích cực từ các chuyên gia
trong lĩnh vực mà bạn đang viết thì hãy xem bạn có thể dùng
chúng như một "lời chứng thực" hay ko. Việc này sẽ làm tăng
niềm tin cho cuốn sách của bạn và tăng doanh thu.
2. Đọc to nó lên
Việc đọc to cuốn sách lên sẽ giúp bạn phát hiện ra những câu văn
phức tạp và khó đọc. Bạn cũng có thể phát hiện ra những lỗi ngữ
pháp mà có thể bạn đã bỏ quên.
Hãy nhớ, đơn giản thôi.
3. KISS (Keep It Simple Stupid): đơn giản hóa mọi thứ
Khi bạn nắm rõ về một vấn đề nào đó, bạn thường có xu hướng
giả định rằng người khác cũng giống như vậy. Những kiến thức
bạn cho là cơ bản, phổ biến nhưng với khách hàng của bạn có thể
là không. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 122 −
Bạn cần phải giải thích mọi thứ dựa trên trình độ độc giả của
mình. Vì bạn không biết khách hàng của mình có thể hiểu hay
không hiểu gì nên tốt nhất là hãy coi như họ chưa có kiến thức gì
trước đó.
Cung cấp cho họ những lời giải thích rõ ràng và chi tiết để họ có
thể nắm bắt một ý tưởng mới. Ngoài ra, đặt các đường dẫn tham
khảo tới những nguồn khác cho những người cần thêm thông tin.
4. Đầu tiên và cuối cùng
Mọi người có xu hướng thường nhớ những thông tin đầu tiên và
cuối cùng họ nghe thấy. Những thông tin ở phần giữa có thể dễ
dàng bị lãng quên.
Hãy tận dụng điều này bằng cách nhấn mạnh những điểm quan
trọng nhất ở phần đầu và cuối mỗi chương.
5. Tương tác
Hãy thu hút sự chú ý của độc giả bằng cách tương tác với họ.
Dừng lại và hỏi một câu hỏi. Tạo ra một khoảng dừng với đoạn
văn mới để họ có thể suy nghĩ về câu hỏi và đưa ra câu trả lời.
Minh họa điểm nào đó bằng chính các câu chuyện từ kinh
nghiệm của bạn với những vấn đề tương tự mà độc giả cũng có
thể gặp phải. Họ sẽ đồng cảm và kết nối với bạn một cách dễ dàng
hơn là bạn không chia sẻ bất cứ điều gì của bản thân mình.
Nếu cuốn sách của bạn viết về các giải pháp để làm một việc gì đó
thì hãy đưa ra những bài tập cần làm đơn giản ở mỗi cấp độ. Một
khái niệm mới sẽ dễ nắm bắt hơn khi bạn được hướng dẫn phải
làm gì với các bước đã được vạch sẵn.
Tạo ra sản phẩm
− 123 −
6. Dễ dàng động não
Không ai trong chúng ta có thể dễ dàng xử lý một khối lượng
thông tin khổng lồ. Khi có quá nhiều chữ gộp lại trong một đoạn
văn, bạn sẽ khiến độc giả cảm thấy bị ngộp.
Nếu bạn chia nhỏ thông tin ra thì chúng sẽ được đón nhận một
cách dễ dàng hơn. Viết những câu ngắn, đoạn văn ngắn và không
quá 3 đến 5 gạch đầu dòng trong một ý.
Cũng như khi bạn đang dạy học, nếu bạn cho học viên biết những
gì bạn sắp giảng, sau đó dạy và tóm tắt lại sẽ giúp mọi người học
và thực hành tốt hơn.
7. Hãy là chính mình
Đừng e ngại việc bộc lộ cá tính của bạn xuyên suốt những bài viết
hoặc video. Bạn ko cần phải căng thẳng và trịnh trọng. Cứ giữ cho
nó tự nhiên và vui vẻ. Khi điều gì được dạy theo cách hài hước,
người ta sẽ dễ dàng tiếp thu hơn.
Mọi người đều thích biết rõ căn nguyên, nguồn gốc. Hãy chia sẻ
những sai lầm của bạn như là một ví dụ của những điều không
nên làm. Độc giả sẽ đánh giá bạn là một con người chân thật.
Âm thanh (Audio)
Hãy xác định mục đích cho sản phẩm âm thanh của bạn.
Điều quan trọng là bạn phải biết mình sẽ sử dụng những sản phẩm
âm thanh như thế nào, từ đó quyết định cách tốt nhất để sản xuất và
định dạng chúng.
Sản phẩm âm thanh có giá trị nhận thức cao hơn so với một cuốn
ebook, do đó bạn có thể định giá cao hơn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 124 −
Tùy thuộc vào việc bạn muốn bán sản phẩm âm thanh của mình ở
giai đoạn đầu hoặc cuối của quy trình bán hàng, bạn có thể dễ dàng
đưa ra mức giá từ 27 đến 147 đô la, tùy theo chất lượng và vị trí của
chúng mà bạn xác định.
Bạn cũng có thể chọn cách đơn giản là kết hợp chúng lại với nhau như
phần quà tặng kèm cho cuốn ebook để tăng thêm giá trị. Một số người
chẳng bao giờ đọc một cuốn ebook nhưng lại thích nghe audio.
Hoặc bạn có thể tặng miễn phí các sản phẩm âm thanh của mình để
thu hút và xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng. Bạn có thể thu
thập tên và địa chỉ email của họ, đổi lại họ sẽ có được những thông
tin giá trị.
Bạn cũng có thể đưa những đoạn audio lên blog hoặc website. Việc
này sẽ làm tăng giá trị một cách nhanh chóng và có thể được sử dụng
như một chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng.
Nếu bạn có một cuốn ebook hoặc một cuốn sách giấy, tôi đề nghị
bạn nên sản xuất thêm một phiên bản audio đi kèm, ngay cả khi nó
chỉ dài một tiếng đồng hồ. Nguyên nhân là nó có thể được chia sẻ (ở
bất cứ hình thức nào) và bạn sẽ muốn độc giả của mình có lý do để
truy cập vào website và cung cấp thông tin cho bạn.
Thiết kế sản phẩm âm thanh
Việc nghiên cứu kỹ lưỡng để nhận biết khía cạnh nào trong thị
trường ngách của bạn mà mọi người đang tìm kiếm thông tin là rất
quan trọng.
Hãy tìm hiểu trên Google đề tài của bạn để xem những thông tin nào
đã tồn tại và những thông tin nào bị thiếu sót. Bạn cũng có thể xem
qua các diễn đàn nói về chủ đề của bạn để tìm hiểu xem mọi người
đang muốn biết thêm về điều gì. Tạo ra sản phẩm
− 125 −
Về cơ bản sử dụng trình tự giống như như viết 1 cuốn ebook. Sự
khác biệt duy nhất là cách bạn trình bày thông tin mà thôi.
Bạn có thể tra cứu các công bố về tài sản cộng động để tìm thêm
thông tin cho sản phẩm âm thanh của mình hoặc sử dụng sản phẩm
PLR làm nền tảng.
5 cách độc đáo để trình bày sản phẩm âm thanh của bạn
Trong khi đơn giản đọc to thành tiếng để những nội dung trong
cuốn sách đến được với nhiều khách hàng hơn, có nhiều cách khác
để tạo ra nội dung audio. Dưới đây là 5 cách khác nhau mà bạn có
thể trình bày sản phẩm âm thanh của mình để làm nó hấp dẫn và
cộng thêm nhiều giá trị hơn.
1. Tạo ra 1 tiến trình (course)
Nếu chủ đề của bạn bao gồm rất nhiều thông tin, tại sao không
biến nó thành 1 tiến trình? Bạn có thể phân phát audio của mình
thành nhiều phần vì vậy khách hàng của bạn nhận nó tại những
khoảng thời gian cố định.
Bạn có thể trình bày thông tin cơ bản lúc bắt đầu và sau đó dựa
trên đó xây dựng những thông tin nâng cao hơn. Cung cấp các tài
liệu (worksheets) thực hành hoặc nguồn tham khảo thêm sẽ hữu
dụng để bao gồm như 1 tài liệu tặng thêm miễn phí.
2. Mời một chuyên gia
Nếu bạn không am tường lắm về chủ đề mình đã chọn hoặc
muốn tăng thêm giá trị cho toàn bộ sản phẩm thì bạn có thể mời
một chuyên gia từ bên ngoài.
Họ sẽ có thể cung cấp những thông tin chất lượng cao và đưa ra
những quan điểm khác biệt cho chủ đề của bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 126 −
Nếu đó là một chuyên gia nổi tiếng trong ngành thì tên tuổi của
họ có thể làm tăng uy tín và giúp sản phẩm âm thanh của bạn bán
chạy hơn. Thậm chí họ có thể sẽ nhiệt tình giúp quảng cáo sản
phẩm của bạn một khi nó được hoàn thành.
Và tất nhiên bạn không nhất thiết phải giới hạn mình với chỉ
một chuyên gia. Có rất nhiều cách để play (biến hóa) với chỉ 1
ý tưởng này.
3. Dành thời gian cho những câu hỏi đáp
Thông thường khán giả mục tiêu của bạn sẽ có những câu hỏi
mấu chốt trong đầu cần được trả lời. Khi bạn xác định được
những câu hỏi này và sau đó cung cấp câu trả lời, bạn đã đưa cho
độc giả của mình chính xác điều mà họ muốn biết.
Việc này có thể được thực hiện thông qua một công ty về hội nghị
chuyên đề qua điện thoại (teleseminar) miễn phí như là
www.dlwmmm.com/conference.
Thông tin này có thể được thu âm, biên tập nếu cần, sau đó cung
cấp cho những người khác như một replay (việc nghe lại).
4. Được phỏng vấn
Nhờ ai đó phỏng vấn bạn về chủ đề của mình. Điều này sẽ làm
bạn trông giống như 1 chuyên gia. Chuẩn bị sẵn sàng câu hỏi từ
trước và tập làm quen với những câu trả lời.
Biết rõ câu trả lời để khi bạn trả lời câu hỏi nghe tự nhiên và am
hiểu. Tránh việc đọc câu trả lời từng chữ một vì điều này nghe rất
giả tạo và thiếu chuyên nghiệp.
Tất cả những gì bạn cần là một người bạn và một chiếc micro tốt.
Một chiếc micro tốt sẽ giúp cho cuộc phỏng vấn có vẻ chuyên Tạo ra sản phẩm
− 127 −
nghiệp hơn. Hình thức này thực sự rất cần sự chuyên nghiệp (trừ
khi nó được thực hiện dưới dạng webinar or teleseminar)
Tốt hơn hết là bạn nên nhờ một người nổi tiếng thực hiện cuộc
phỏng vấn.
5. Tạo ra một buổi diễn thuyết
Bạn có thể trình bày những thông tin của mình trong 1 chuỗi
audio.
Nghĩ về điều này như một chương trình audio. Bạn trình bày những
thông tin nối tiếp nhau tại một thời gian đã được định sẵn vào mỗi
tuần. Bạn hành động giống như một phóng viên và có thể phân phát
tin tức, cập nhật, thông tin, bí quyết và nghiên cứu của ngành...
Bạn có thể tận dụng các danh mục podcast như iTunes để giúp
truyền bá thông tin và quảng cáo thêm cho audio của bạn.
Cách làm này không phải dành cho mọi người hay bất cứ thị
trường ngách nào. Tuy nhiên, ở một vài thị trường nó hoạt động
rất tốt.
3 điều kiện sản phẩm âm thanh của bạn phải đáp ứng
1. Phong cách nói tốt
Một cuộn băng ghi âm mang nhiều dấu ấn cá nhân hơn là một
cuốn sách điện tử. Người nghe có thể cảm nhận được bạn từ
giọng đọc và kết quả là họ cảm thấy được kết nối với bạn nhiều
hơn. Hãy nhờ một người bạn đưa ra những lời nhận xét chân
thành về giọng đọc của bạn.
Hãy thu âm giọng của chính mình và nghe thử. Bạn phát âm như
thế nào? Âm điệu của bạn có thân thiện ko? Bạn có nói quá to hay
quá nhỏ không? LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 128 −
Bạn có thể sử dụng giọng nói bình thường của bạn hàng ngày khi
bạn trò chuyện với bạn bè của mình. Không nhất thiết phải quá
trịnh trọng. Bạn sẽ nhận ra rằng bạn nói hơi nhanh một chút khi
bạn say mê về điều gì đó, và điều này hoàn toàn chấp nhận được.
Tuy nhiên, với một số người thì bạn cần chú ý hơn vào giọng nói
mỗi khi thu âm. Với một chút luyện tập, bạn sẽ tìm ra một phong
cách phù hợp với mình nhất.
2. Trình tự mạch lạc
Nếu bạn cứ nói lòng vòng thì có thể sẽ làm cho người nghe thấy
rối. Đó là lý do tại sao bạn cần phải trình bày những thông tin của
mình theo một trình tự logic.
Hãy gom tất cả những thông tin có liên quan với nhau thành một
chủ đề chính. Việc này sẽ giúp người nghe theo dõi được những gì
bạn đang nói.
Tôi chưa bao giờ đọc hay sử dụng đến kịch bản vì nghe nó rất
giả tạo. Tuy nhiên việc đi theo các gạch đầu dòng sẽ giúp ích
rất nhiều.
Hãy làm theo 3 hoặc 4 bước đầu tiên trong phần "viết cuốn ebook
của mình" và sử dụng điều này như chỉ dẫn cho việc thu âm của bạn.
3. Đưa ra những thông tin có giá trị
Nếu bạn không mang lại cho khách hàng của mình những thông
tin chất lượng thì họ sẽ yêu cầu bạn phải bồi hoàn. Vì thế chớ hà
tiện những thông tin mà bạn có thể chia sẻ.
Hãy phóng khoáng với lượng thông tin bạn cung cấp và luôn cung
cấp thật nhiều. Khi bạn đáp ứng vượt hơn mong đợi của khách
hàng, họ sẽ thực sự vui lòng (và thường sẽ muốn quay lại để có
thêm thông tin). Tạo ra sản phẩm
− 129 −
Thiết bị và dịch vụ âm thanh
Chất lượng của bản ghi âm sẽ phản ánh chất lượng sản phẩm của
bạn. Ngay cả khi những thông tin của bạn là hàng đầu thì sản phầm
của bạn sẽ bị nhìn nhận low grade nếu bản thu âm low grade.
Để bảo đảm chất lượng thu âm tốt nhất, hãy chắc rằng bạn đang ở
trong một căn phòng yên tĩnh. Bất cứ tiếng ồn nào xung quanh sẽ
nghe tệ hơn rất nhiều trong bản thu âm tại thời điểm đó.
Bạn cũng nên giảm bất kỳ thiết bị điện tử nào tạo nên hồi âm ở trong
phòng (điều này làm cho bản thu âm trở nên rẻ tiền và có âm thanh
loảng xoảng, đặc biệt là trên một chiếc micro tốt). Đề làm điều này
đơn giản lót phòng của bạn những tấm chăn và nệm đằng sau micro,
và trên sàn nhà nếu như bạn không có thảm.
Hãy điểm qua một số thiết bị và dịch vụ âm thanh mà bạn có thể
sử dụng.
1. Microphone
Nếu bạn muốn tự mình thu âm thì một chiếc micro headset kết
nối bằng USB tốt sẽ rất hữu ích. Đảm bảo rằng nó là một USB
headset chứ không phải loại cắm vào lỗ micro và lỗ tai nghe trên
máy tính của bạn.
Một sự lựa chọn tốt hơn là các dòng micro USB được sản xuất bởi
hãng Blue. Đây là những chiếc micro desktop mang đến chất
lượng thu âm xuất sắc.
Để bảo đảm cho chất lượng âm thanh được tốt nhất, bạn phải xác
định một khoảng cách phù hợp từ chiếc micro. Một khi biết được
điều này bạn phải duy trì khoảng cách này. Hãy thử nghiệm cho
đến khi bạn có được chất lượng âm thanh tốt nhất. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 130 −
2. Chương trình Audacity
Audacity là một chương trình biên tập âm thanh miễn phí và dễ
sử dụng. Bạn có thể tải nó xuống từ trang
www.dlwmmm.com/audacity.
Bạn có thể thu âm, thay đổi chất lượng thu âm và trộn những âm
thanh cùng nhau (tiện dụng cho phần giới thiệu và phần âm nhạc
lúc kết thúc).
3. Thu âm cho tất cả (Record for All)
Nếu bạn đang sử dụng những sản phẩm âm thanh để tăng thêm
giá trị cho blog hay trang web của bạn,
www.dlwmmm.com/record cung cấp cho bạn một gói tiện dụng.
Bạn có thể cài đặt phần mềm này vào máy tính để thu âm và sau
đó chuyển chúng thành chế độ live feeds.
Bạn có thể mua Podcasting Bundle của họ (đi kèm với phần mềm
Record for All và Feed for All rất phổ biến của họ).
Có một phiên bản miễn phí bạn có thể tải về và dùng thử. Nếu
bạn thích thì bạn có thể trả tiền một lần.
4. Dịch vụ hội nghị qua điện thoại
Có nhiều dịch vụ hội nghị điện thoại ngoài kia, ví dụ như
www.dlwmmm.com/conferencing . Nó miễn phí và sử dụng
đơn giản.
Bạn gọi vào, thực hiện audio của mình (nếu bạn đang phỏng vấn
một chuyên gia thì nhờ họ gọi vào luôn) và nó sẽ thu âm lại.
(Thậm chí bạn có thể tải xuống tập tin MP3 và sau đó chép ra
một đĩa CD và đăng tải lên trang web của mình.)
Tạo ra sản phẩm
− 131 −
5. Tạo ra một bản dịch
Để tăng thêm giá trị cho sản phẩm âm thanh, bạn có thể gồm một
bản dịch của nó. Một số người thích có một bản sao = chữ để làm
tài liệu tham khảo để đọc.
www.dlwmmm.com/dictate là một dịch vụ giá cả vừa phải và
nhanh chóng có thể dịch/chép lại những tập tin MP3 của bạn
(thường trong vòng 24 tiếng).
Video
Bạn có thể giao tiếp rõ ràng và giới thiệu bản thân mình theo một
cách dễ tiếp cận đối với hầu hết mọi người không? Bạn có những
kiến thức giá trị, tinh thông có thể nâng cao đời sống của người khác
không? Thông tin của bạn có được trình bày tốt nhất không?
Nếu có, thì video có thể là một phương tiện truyền thông mang lại
lợi nhuận cho bạn.
Nếu bạn chưa bao giờ làm một video trước đó, thì ý tưởng này có thể
làm bạn nản chí. Nhưng một khi bạn trở nên quen với nó, thì video
là một cách powerful để làm nhiều việc.
Nếu bạn muốn tạo một sản phẩm video, giá trị nhận thức càng cao
đồng nghĩa với việc bạn có thể bán với giá cao hơn so với một sản
phẩm bằng chữ viết hay âm thanh.
Bạn có thể muốn sử dụng video postcasting và v-logging để thu hút
khách hàng tiềm năng.
Ngoài ra, để đổi lấy địa chỉ email, bạn có thể phân phát thông tin
miễn phí qua video. Điều này sẽ khuyến khích những khách hàng
tương lai vào phễu bán hàng của bạn.
Video có thể tạo ra rất nhiều lượng truy cập cho bạn (đặc biệt nếu
nó được lan truyền). Bạn có thể đăng tải những video của mình trên LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 132 −
các trang chia sẻ video với một "hướng dẫn hành động" nhằm hướng
nhiều khách hàng tiềm năng trở lại trang web của bạn.
Video là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ lâu dài với
những khách hàng hiện tại và tương lai. Thật dễ để họ có thể "cảm
nhận" bạn là ai và bạn đại diện cho cái gì.
Làm thật tốt, video sẽ xây dựng lòng tin. Ngược lại nó sẽ làm giảm uy
tín của bạn.
5 cách để đảm bảo thông điệp của bạn được đón nhận
1. Ghi nhớ đối tượng khách hàng mục tiêu
Xem xét bạn muốn nhắm đến ai trong video của mình và chỉ nói
chuyện với họ. Lúc nào bạn cũng phải có khách hàng mục tiêu
trong đầu. Điều này sẽ làm cho video của bạn gần gũi và họ có thể
cảm thấy kết nối với bạn nhiều hơn.
Người xem càng giao tiếp nhiều với bạn, họ sẽ càng thích và tin
tưởng bạn. Điều này sẽ làm họ sẽ sẵn sàng đi theo những hành
động mà bạn đề nghị (ví dụ, ghé thăm trang web của bạn, đăng ký
thông tin, hoặc mua sản phẩm của bạn).
2. Viết kịch bản của bạn
Động não trước, nhưng đừng quá lâu. Ngồi xuống viết kịch bản
cho video của bạn càng sớm càng tốt. Hãy đưa ra một thời hạn và
tuân thủ chặt chẽ (mặc dù bạn có thể nảy ra vài ý tưởng trong
suốt quá trình động não ban đầu, nhưng hầu hết các ý tưởng sẽ
đến khi bạn bắt đầu viết.)
Chỉ cần viết hết tất cả ra. Đừng lo lắng về ngữ pháp, trôi chảy hay
trình tự logic.
Tạo ra sản phẩm
− 133 −
Bước tiếp theo là biên tập. Hãy tìm những cách để thu ngắn các
khái niệm, hoặc các cách để trình bày ý kiến, sản phẩm hay dịch
vụ. Bỏ các phần thừa thãi, chọn lọc từ ngữ và chỉnh sửa kịch bản.
Mọi người có một khoảng thời gian chú ý ngắn nên làm cho nó
càng ngắn gọn càng tốt.
Một trong những điểm khác biệt lớn với việc viết một kịch bản
video là bạn cần suy nghĩ về việc khan giả sẽ xem cũng như nghe
điều gì. Chia nhỏ trang thành các phân cảnh, mỗi phân cảnh với
một khung thời gian nhất định.
Mỗi phân cảnh sẽ có ba phần. Lời được nói, hình ảnh gì sẽ được
chiếu lên màn hình, và những hiệu ứng âm nhạc hay âm thanh
nào được chèn vào.
Trong nhiều trường hợp thì việc này sẽ rất đơn giản, ví dụ chỉ một
video bạn đang nói, hoặc một chuỗi các ảnh chụp màn hình. Mặc
dù nếu đang làm những thước phim quảng cáo, bạn hãy chắc chắn
sử dụng âm nhạc và hiệu ứng âm thanh bởi vì chúng làm tăng
them rất nhiều tác động.
Bạn càng có kịch bản sớm, bạn càng có thể quay video sớm.
3. Hãy thể hiện (Đừng nói)
Người xem sẽ lĩnh hội nhiều hơn khi họ thấy một điều gì đó được
biểu thị bằng hành động, hơn là chỉ xem bạn nói về điều đó.
Hãy thể hiện điều bạn đang làm với một người khác, vì thế khán
giả có thể hiểu bạn đang dạy điều gì. Bạn cũng có thể nhờ một
người khác đưa ra câu hỏi mà khán giả có thể hỏi.
Bằng cách này bạn có thể làm sang tỏ bất cứ trở ngại nào khi bạn
đi xuyên suốt video. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 134 −
Với các video đào tạo và hướng dẫn làm thế nào, bạn sẽ tận dụng
được lời thuyết minh. Đây là cách để bạn ko phải xuất hiện trước
camera bởi vì khán giả xem sự biểu diễn của bạn.
4. Độ dài
Tôi đã đề cập đến điều này rồi, nhưng tôi sẽ nói lại. Mọi người có
những khoảng thời gian chú ý ngắn ngủi (và các cuộc nghiên cứu
cho thấy rằng khoảng thời gian đó càng ngày càng ngắn).
Nếu bạn đang giải thích làm thế nào để thực hiện một việc gì đó,
hãy tận dụng tất cả thời gian bạn cần để giải thích thật kỹ, nhưng
ngắn gọn. Ba đến bảy phút là một độ dài lý tưởng. Nếu điều bạn
phải nói tốn thời gian dài đáng kể, hãy xem xét việc chia nội dung
thành chuỗi các video.
5. Họ có thể hiểu thông điệp của bạn không?
Trước khi đăng tải video, bạn phải giành được những phản hồi có
giá trị. Hãy hỏi ai đó trong đối tượng khách hàng bạn hướng đến
đưa ra phê bình về video của bạn.
Họ có thể hiểu không? Họ có nhận được mục đích hay thông
điệp trong video của bạn không? (Nếu không, phần nào cần được
làm lại?)
Hãy hỏi họ xem về mặt tổng thể video của bạn có hợp lý không?
Video có chạy liền mạch không? Bạn không muốn video của
mình được tạo ra bởi một mớ thông tin hỗn độn đan xen vào
nhau.
Tạo ra sản phẩm
− 135 −
7 bí quyết để cải thiện video của bạn nhanh chóng
1. Sử dụng tripod (giá đỡ ba chân)
Nếu bạn không di chuyển máy quay thì một cái tripod giá rẻ sẽ
giúp bạn. Nếu bạn di chuyển máy quay thì bạn sẽ cần chi thêm
một khoản đáng kể.
Mong đợi đầu tư khoảng 150 đô-la hoặc hơn cho một tripod chất
lượng để cố định máy quay xách tay. Bởi vì ngay cả khi máy quay
của bạn có bộ phận chống rung bên trong, thì nó chỉ có thể phát
huy tác dụng cho một sự di chuyển nhỏ.
Đảm bảo rằng tripod mà bạn dùng có một cái đầu đặc biệt dành
cho với video, hơn là chỉ một cái máy quay tĩnh.
2. Di chuyển và phóng to thu nhỏ
Không cần thiết phải quét liên tục sau và trước từ chủ thể này
sang chủ thể khác, hay phóng to hoặc thu nhỏ liên tục. Điều đó
giúp cho người xem giữ được hứng thú.
Di chuyển và phóng to thu nhỏ nhằm nhấn mạnh đến chủ thể của
bạn, và không bao giờ làm điều này mà không có lý do. Di chuyển
và phóng to thu nhỏ một cách có chủ ý, chậm rãi, cử động khoan
thai nhẹ nhàng. Sự uyển chuyển này sẽ làm cho những video của
bạn chuyên nghiệp hơn (và dễ xem hơn).
3. Bố cục (quy tắc một phần ba)
Tất cả nghệ sỹ đều sử dụng tam giác vàng hoặc quy tắc một
phần ba. Đó là cách nhanh nhất để đạt được một bố cục chuyên
nghiệp và cân bằng.
Chia nhỏ một hình ảnh thành 3 phần, cả chiều ngang và chiều
dọc. Bây giờ bạn có 9 phần, với bốn điểm giao nhau. (Mắt của LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 136 −
chúng ta vốn đi theo một trong bốn điểm giao nhau này mà
không phải là chính giữa tấm ảnh.)
Vì thế khi bạn đặt mắt của chủ thể vào một trong những điểm
giao nhau này, mọi người xem video của bạn sẽ nhận thấy nó tự
động hài hòa và cân đối.
4. Đầu tư cho Lavaliere Microphone (Mic ko dây tí hon đeo ở
cổ hoặc ve áo)
Để có âm thanh tuyện vời cho bài diễn thuyết; hãy đầu tư một lav
micro. Chúng nhỏ, kín đáo và kẹp vào y phục của chuyên gia bạn
đang phỏng vấn gần miệng của họ.
Bạn cần một lav micro, bởi vì thậm chí loại micro của máy quay
tốt nhất cũng sẽ thu tiếng giữa bạn và người bạn đang phỏng vấn,
và cũng thu cả âm thanh đằng sau và hai bên máy quay.
5. Ánh sáng hai phần ba
Ánh sáng ba điểm với hai phần ba trên mặt bạn sẽ cho bạn một
kết quả tuyệt vời.
Ánh sáng hai phần ba là nơi bạn có một đèn sáng, và một đèn ít
sáng hơn được gọi là đèn hắt sáng. Điều này có nghĩa một bên của
bạn sẽ sáng hơn bên còn lại, cho bạn độ rõ nét và tương phản
nhiều hơn.
Đèn hắt sáng nên cao hơn bạn, chiếu sáng lên vai để làm toát lên
hình dáng của bạn.
Không sử dụng đèn halogen gay gắt vì sẽ tạo ra quá nhiều bóng.
Trở nên "quá rõ" sẽ ko đẹp. Nếu bạn nhận ra mình đang có hiệu
ứng này, bạn nên phản xạ lại ánh sáng bằng cách dùng những tờ
giấy, vải hay dù. Tạo ra sản phẩm
− 137 −
Tìm trên YouTube những video hướng dẫn tuyệt hay về làm thế
nào để thiết lập ánh sáng ba điểm. Và cho dù bạn làm bất cứ cái gì,
đừng bỏ qua bước này – thậm chí nó có thể cải thiện kết quả của
webcam.
6. Bố trí đối tượng phỏng vấn của bạn
Mục đích của bạn là thực hiện một cuộc đối thoại "thông thường"
với người bạn đang phỏng vấn để họ trông vừa tự nhiên và chuyên
nghiệp.
Bố trí chuyên gia của bạn ngồi về một bên (không trực tiếp ngay
giữa khung hình của bạn). Ghi hình cả đầu và phần ngực trên của
họ. Chắc rằng bạn để dư nhiều khoảng trống xung quanh vị chuyên
gia để họ có thể cử động tự nhiên mà không ra khỏi màn hình.
Bạn không cần phải được nhìn thấy khi đang phỏng vấn đối tượng
của mình. Hãy để mặt họ nhìn vào bạn khi đang nói chuyện (chứ
không nhìn vào máy quay).
7. Phần mềm Camtasia
Nếu bạn không có máy quay, Camtasia là một phần mềm nhỏ
cho phép bạn thu hình màn hình thực tế trên máy tính của bạn.
(Có 30 ngày dùng thử miễn phí, chỉ cần truy cập vào trang
www.dlwmmm.com/camtasia)
Bạn có thể phóng to hay thu nhỏ vào những khu vực quan tâm, và
làm nổi bật vị trí con chuột nếu bạn muốn chỉ vào cái gì đó cụ thể.
Mọi người xem video của bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bạn đang
nhấp chuột vào đâu.
Nếu bạn không rành về kỹ thuật, Camtasia có một chế độ lọc âm
thanh chỉ với một cú nhấp chuột. Nó hoạt động giống như một
dụng cụ lọc để làm rõ âm thanh. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 138 −
Camtasia hoàn hảo cho một bài thuyết trình bằng PowerPoint
chèn âm thanh.
Có những lựa chọn miễn phí khác, như Screen Flow nếu bạn sử
dụng máy tính Mac của Apple; tuy nhiên, theo ý kiến của tôi
Camtasia đến giờ vẫn là tốt nhất và đáng đầu tư nhất.
Hãy theo đuổi sự hoàn hảo tích cực
Thật không tốt khi theo đuổi sự hoàn hảo quá nhiều và quá tỉ mỉ với
video của bạn.
Dành nhiều thời gian làm cho nó hoàn hảo có thể sẽ không giúp bạn
kiếm nhiều tiền hơn về lâu dài. Đây không phải là một cách tiếp cận
đúng đắn đối với video.
Làm cho video của bạn tốt, rõ và có thể xem được là mục tiêu chính
của bạn.
Để có thêm nhiều ý tưởng hơn về video, hãy lấy một bản copy hướng
dẫn miễn phí của Gideon Shalwich tại trang
www.dlwmmm.com/rapid. Một điều phải đọc đối với bất kỳ ai
muốn sử dụng video, đặc biệt là để thu hút khách hàng tiềm năng.
Phần mềm
Phát triển và launch thành công phần mềm của chính bạn có thể là
một trong những phần khó nhất, nhưng là thứ xứng đáng mà bạn có
thể làm.
Nó cũng có thể là một tấm vé đến với thành công tài chính to lớn.
Nếu bạn có một ý tưởng cho một sản phẩm phần mềm, và muốn biết
thêm về chi tiết liên quan thì đây là chương dành cho bạn! Tạo ra sản phẩm
− 139 −
Bạn muốn phát hành (release) phần mềm của mình nhanh như thế nào?
Bạn cần hiểu rõ bản thân muốn phần mềm của mình có mặt ngoài
thị trường nhanh như thế nào.
Hãy đi qua năm câu hỏi này để tìm ra liệu ý tưởng phầm mềm của
bạn có đáng phát triển.
1. Phần mềm của bạn có độc nhất hay không?
Ngay bây giờ, có bất cứ chương trình nào giống phần mềm của
bạn trên thị trường không?
Nếu không, thì việc phát hành ra phần mềm đầu tiên cho bạn lợi
thế quảng cáo và cạnh tranh khi là phần mềm đầu tiên.
Nếu phần mềm đã tồn tại, bạn sẽ muốn chắc chắn rằng mình có
một góc nhìn độc đáo, hay ít nhất là một chiến lược tốt hơn cho
marketing.
Để cạnh tranh, việc giáo dục cho mọi người hiểu tại sao phần
mềm của bạn tốt hơn những sản phẩm đã có mặt trước đó ngoài
kia là rất cần thiết.
2. Ít hay nhiều tính năng hơn?
Nếu ý tưởng sản phẩm phần mềm của bạn là độc nhất, bạn có lẽ
phải bố trí ít tính năng hơn dự kiến, chỉ cần đưa phần mềm của
bạn ra ngoài đó.
Nếu bạn đợi quá lâu để làm phần mềm "hoàn hảo", ai đó có thể sẽ
đánh bại bạn để lên vị trí số một và đưa ra cùng ý tưởng trước bạn.
Một điều bạn có thể chắc chắn là sẽ có một ai đó, ở nơi nào đó có
thể có cùng ý tưởng giống bạn.
Phần mền ít tính năng hơn có thể bán chạy hơn các phần mềm có
nhiều chức năng. Điều này nghe thật khác thường; tuy nhiên tính LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 140 −
tiện lợi là vấn đề then chốt. Thường chỉ có 20% các tính năng
được sử dụng bởi 80% người tiêu dùng.
3. Bạn có khả năng chờ đợi không?
Bạn ra mắt phần mềm càng nhanh bạn càng nhanh chóng kiếm
được tiền.
Càng tốn thời gian để làm cho mọi thứ hoàn hảo, thời gian bạn
gánh nặng tài chính càng dài.
Phần mềm có thể khá tốn kém để phát triển, phụ thuộc vào sự
phức tạp của nó.
Chắc chắn bạn có đủ khả năng chi trả ít nhất là gấp đôi chi phí dự
kiến cho việc phát triển, và có thể chờ được gấp hai hay ba lần thời
gian phát triển dự kiến. Ngay cả khi điều này nghe có vẻ bảo thủ.
Tôi đã chứng kiến quá nhiều dự án thất bại vì không làm được
điều này.
4. Những khách hàng của bạn nghĩ gì?
Cách đơn giản nhất để tìm ra những gì khách hàng nghĩ là đưa
cho một vài người một bản copy. Hãy bắt đầu từ nhỏ và tăng lên.
Bạn ra mắt phần mềm càng nhanh bạn càng có nhiều phản hồi có
giá trị nhanh hơn.
Mặc dù lượng khách phàn nàn có thể sẽ cao nhưng họ có thể
mang lại những phản hồi tuyệt vời cũng như ý tưởng làm thế nào
để phát triển phần mềm của bạn tốt hơn.
Rất nhiều lời phê bình cũng tốt. Nó cho thấy mọi người đủ quan
tâm để thực sự thử và sử dụng nó.
Nếu bạn dành nhiều thời gian để phát triển phần mềm của mình,
thì bạn sẽ đỡ mệt hơn với việc hỗ trợ khách hàng sau này. Tuy Tạo ra sản phẩm
− 141 −
nhiên, nếu đợi quá lâu bạn có thể nhận thấy rằng không ai còn
muốn dùng sản phẩm phần mềm của bạn nữa.
5. Bạn sẽ tiếp thị nó như thế nào?
Hãy nhớ nguyên tắc vàng của marketing - hãy rõ ràng trong việc
bạn dự định bán phần mềm của mình như thế nào. Làm thế nào
để nó phù hợp với bức tranh lớn hơn?
Nếu biết trước điều này, bạn có thể thiết kế phần mềm phù hợp
với nó. Bạn cũng sẽ có một ý tưởng rõ ràng hơn về việc liệu rốt
cuộc nó có xứng đáng phát triển hay không.
Bí quyết sau đó là phát triển phiên bản đầu tiên càng nhanh càng
tốt. Bảo đảm rằng tất cả các sai sót chính đã được giải quyết trước
khi ra mắt.
Đừng bao giờ tin tưởng những lập trình viên trong việc thử
nghiệm phần mềm. Sự thật là cho dù họ có thử nghiệm, họ cũng
không thể kiểm tra mọi sai sót có thể xảy ra. Đây là lý do tại sao
bạn cần một sự giới thiệu nhỏ trước khi tung ra thị trường lớn.
Người dùng của bạn sẽ tìm ra lỗi (nhiều nữa là đằng khác).
Trong khi không ngừng cải thiện phần mềm và loại bỏ những sai
sót bạn vẫn có thể tiếp tục tăng thành phần người dùng. Một khi
bạn tự tin rằng bạn đã sẵn sàng, thì lúc đó có thể tung ra toàn bộ.
7 bí quyết để xác định mục đích của phần mềm
Vẫn chưa đủ tốt khi có một ý tưởng mơ hồ về việc phần mềm của
bạn sẽ làm cái gì.
Bạn sẽ tạo ra sản phẩm tốt hơn khi bạn tự hỏi chính mình bạn muốn
sản phẩm của mình làm gì. Về cơ bản bạn muốn có một sản phẩm
phần mềm làm hài lòng khách hàng. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 142 −
1. Ai sẽ sử dụng phần mềm của bạn?
2. Tại sao họ sẽ sử dụng nó?
3. Phần mềm của bạn có chức năng gì mà những phần mềm khác
không có?
4. Khi nào họ sẽ sử dụng nó?
5. Họ sẽ sử dụng nó thường xuyên không?
6. Họ sẽ sử dụng nó ở đâu? (Online hay offline? Ở nhà, tại văn
phòng hay đang đi du lịch?)
7. Làm cách nào họ có được phần mềm của bạn (Họ sẽ phải đăng
nhập hay nó là một ứng dụng có giấy phép?)
Một khi những câu hỏi trên được trả lời, bạn sẽ có ý tưởng sử dụng
hệ thống nào (và những hệ thống nào cần được hợp nhất).
Sau đó bạn có thể đưa những hướng dẫn này cho người thiết kế và
giải thích bạn muốn điều gì. Điều này sẽ giúp quá trình phát triển dễ
dàng hơn cho họ vì họ biết rõ ý tưởng của bạn.
Phần mềm dành cho trình duyệt hay desktop?
Làm thế nào để quyết định sẽ phát triển phần mềm cho trình duyệt
web hay cho desktop? Bởi mỗi bên đều có ưu và khuyết điểm của nó.
Với một phần mềm chạy trên desktop, khách hàng có thể sử dụng
ngay cả khi đang online hay offline.
Còn bất lợi chính là việc hỗ trợ có thể rất tốn thời gian (Hỗ trợ từ xa
thì lại đắt tiền) và nó có thể khó triển khai. Ngoài ra, còn có những
vấn đề lớn về tính tương thích với những trình duyệt khác nhau.
Mặt khác, những phần mềm chạy trên trình duyệt web giúp cho nền
tảng trở nên độc lập, tiếp cận được với nhiều người hơn (vì ai cũng Tạo ra sản phẩm
− 143 −
có một trình duyệt) và gặp ít vấn đề về việc hỗ trợ hơn. Nhưng nó lại
tốn kém cho những máy chủ và có thể tạo ra những vấn đề bảo mật
trong việc quản lý dữ liệu.
Bạn có thể quyết định giải pháp nào sẽ hoạt động tốt nhất cho phần
mềm của mình.
Xây dựng đội ngũ lập trình
Vấn đề chính là nếu đây là dự án dài hạn thì đừng muốn thuê nhân
lực bên ngoài trong một thời gian nhất định (tôi sẽ giải thích lý do
ngay sau đây).
Điều này có nghĩa là hãy xem qua những lựa chọn khác nhau liên
quan cụ thể về việc phát triển phần mềm.
Thuê nhân lực bên ngoài
Với việc thuê ngoài, bạn trả tiền để công việc được thực hiện và chỉ
có thế. Bạn không phải trả cho bất kỳ chi phí nào khác như thuê văn
phòng hay cung cấp máy tính làm việc cho các nhà phát triển.
Điều không may là nếu dự án của bạn lớn, thì việc thuê ngoài có thể
khó quản lý. Bạn sẽ muốn chắc chắn rằng mình luôn có những dữ
liệu dự phòng thường xuyên, truy cập vào mã nguồn và kiểm tra cập
nhật thường xuyên.
Một vấn đề lớn khác nữa với các mã là việc hầu như không thể tìm
được ai có thể đến và làm việc với nó. Mã càng dài và càng phức tạp
bao nhiêu thì khả năng các nhà lập trình khác muốn đụng đến nó
thấp hơn bấy nhiêu.
Điều này có nghĩa là bạn có thể chi hàng trăm hay hàng nghìn đô-la
cho dự án của mình, sau đó những nhân lực thuê ngoài biến mất và
để lại những thứ mà bạn không có cách nào phát triển tiếp được nữa. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 144 −
Nếu như bạn quyết định sẽ đi theo con đường thuê ngoài, thì bạn có
hai lựa chọn. Tìm một đội lập trình đã được xây dựng sẵn, hoặc là
những nhà thầu tư nhân.
Một đội ngũ đã được xây dựng sẵn hoàn tất mọi thứ nhanh hơn vì họ
biết làm thế nào. Bạn sẽ thương lượng với một người đại điện cho
toàn đội, có nghĩa là bạn không phải quản lý nhiều. Nhưng họ cũng
tốn kém hơn.
Tìm những nhà thầu tư nhân có thể tốn nhiều thời gian hơn. Bạn
cần phải quyết định xem liệu họ có những kỹ năng phù hợp không.
Nhưng nếu bạn am hiểu, thì đây là giải pháp hiệu quả về mặt chi
phí hơn.
Thuê lập trình viên
Vì đội của bạn sẽ song hành cùng bạn, khả năng họ sử dụng cùng
một mã nguồn cho những dự án khác là rất ít.
Ngoài ra tinh thần cũng cao hơn khi các bạn làm việc cùng nhau. Và
bạn có thể thu được nhiều năng suất từ một người hơn khi họ cùng
đồng hành với bạn.
Việc này cũng tốn kém hơn. Vì bạn có thể phải mua thiết bị và cung
cấp nơi làm việc cho họ (mặc dù không phải lúc nào cũng vậy).
Nếu bạn đề nghị chia sẻ phần trăm lợi nhuận từ sản phẩm, thì họ sẽ
có nhiều hứng thú để hoàn thành mọi thứ nhanh chóng hơn. Và họ
cũng sẽ ở tham gia dự án dài hạn và khó có thể biến mất trước bạn.
Tìm đội của bạn ở đâu: 3 nơi đáng chú ý
Cá nhân tôi sử dụng những nơi như Elance
(www.dlwmmm.com/elance), Rent-a-coder và Get A Lancer
(www.dlwmmm.com/lancer) như là những giải pháp cuối cùng. Tôi Tạo ra sản phẩm
− 145 −
biết mọi người đề xuất chúng, và ở đó cũng có một vài tài năng. Tuy
nhiên, tôi nghĩ rằng những nơi sau đây tốt hơn:
1. Bạn sẽ phải ngạc nhiên với những tài năng bạn kiếm được ở
www.dlwmmm.com/meetup. Hãy làm một cuộc tìm kiếm cụ
thể cho những kĩ năng mà bạn cần ở đội mình.
2. Hãy xem qua tại những trường cao đẳng hay đại học về kỹ
thuật tại địa phương của bạn. Rất nhiều người trẻ sáng giá đang
tìm kiếm công việc xây dựng bản sơ yếu lý lịch của họ. Thường
thì họ đang tìm kiếm cơ hội để nâng cao tay nghề hoặc muốn
gia nhập một công ty nào đó.
3. Diễn đàn về mã. Đây là nơi yêu thích của tôi. Những chuyên
viên máy tính thường thích lang thang ở những nơi này. Nếu
họ ở đó thì chỉ bởi vì họ yêu thích những mật mã. Đó luôn là
một dấu hiệu tốt cho một lập trình viên.
Xác định rõ vai trò của bạn: có 3 cách
Công việc của bạn không phải là phát triển sản phẩm – mà là tạo
điều kiện và truyền cảm hứng cho sự phát triển dự án phần mềm
của bạn.
Dưới đây là 3 bí quyết thiết thực để giúp bạn làm điều đó...
1. Thiết kế trước (xây dựng sau)
Tôi từng nói điều này lúc trước, nhưng tôi sẽ nói lại một lần nữa
(vì nó rất quan trọng và ít người chịu lắng nghe)...
Tạo nên những mô hình trên màn hình máy tính dựa trên 7 câu
hỏi mà bạn đã tự hỏi mình trước đó.
Mỗi ứng dụng đều có một giao diện. Bạn cần phải mô tả cho
người thiết kế biết bạn muốn gì. Ví dụ, bạn muốn một nút nhấn ở LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 146 −
một chỗ nào đó, hoặc khi ai bấm vào nút nhấn thì bạn muốn họ đi
đến đâu, hay điều gì sẽ xảy ra khi họ đăng nhập?
Người thiết kế của bạn có thể chắc chắn những điều cụ thể này
xảy ra.
Mang đến cho người thiết kế của bạn cái nhìn khái quát loại
thông tin nào bạn sẽ thu thập. Sau đó họ có thể nghiên cứu để
nắm được những chi tiết liên quan đến kỹ thuật.
Những thông tin như bạn muốn có một nút đăng nhập hay
không? Bạn muốn chỉ sử dụng email của khách hàng hay sử dụng
luôn tên của họ?
Bạn sẽ chọn phần mềm dựa trên trình duyệt hay trên màn hình nền?
2. Làm thế nào để theo dõi các công việc: có 2 cách nhanh
nhất.
Mỗi sản phẩm phần mềm được xây dựng đều có những công việc
cần được hoàn thành hoặc một số công việc liên quan đến nhau.
Bạn cần theo dõi tất cả các công việc của dự án – nghĩa là, việc
nào đã được hoàn thành, việc nào cần được làm xong trước khi
việc khác có thể bắt đầu.
Tôi sẽ không khuyến khích cách làm này, nhưng ít nhất bạn cần
có những bảng theo dõi. Hãy yêu cầu người thiết kế của bạn xác
định tất cả những việc cần làm và chúng liên quan với nhau như
thế nào. Bây giờ bạn có thể quản lý quy trình đó và xét xem liệu
bạn có đúng thời hạn hay không.
Để quản lý tốt hơn quá trình phát triển phần mềm của bạn, hãy sử
dụng www.dlwmmm.com/base (có một phiên bản miễn phí) hay
lựa chọn yêu thích của tôi, Streber (www.dlwmmm.com/streber)
(phần mềm quản lý dự án miễn phí mà tôi đã đề nghị trước đó) Tạo ra sản phẩm
− 147 −
Ngoài phần mềm, thứ tốt nhất bạn có thể đầu tư sẽ là một chiếc
bảng trắng lớn (huge white board). Chỉ cần một chút kiểm soát
phương pháp đơn giản này bằng việc xem xét những gì cần được
làm chỉ với một cái liếc nhìn.
3. Quyết định khung thời gian
Khi bắt đầu dự án, hãy cho nhà thiết kế của bạn hai tuần và để họ
tự sắp xếp công việc của mình miễn sao họ hoàn thành trong thời
hạn. Khi hai tuần trôi qua, hãy kiểm tra xem họ đã làm những gì.
Hai tuần một lần, cho phép nhà thiết kế làm việc mà không quấy
rầy họ.
Trong giai đoạn cuối của quá trình phát triển phần mềm, bạn có
thể thu ngắn khoảng thời gian này lại, như một tuần hay thậm chí
hàng ngày.
Có thể bạn sẽ phải điều chỉnh lại thời hạn cuối cùng của mình. Nó
có thể làm bạn tốn nhiều thời gian hơn dự đoán. Thậm chí những
nhà thiết kế của bạn có thể đánh giá quá cao khả năng của họ.
Nếu như dự án của bạn ko được đúng hạn, bạn có thể sẽ phải tăng
thêm người vào đội mình. Nhưng thật không may, càng nhiều
người trong đội thì càng tốn nhiều thời gian để hoàn thành phần
mềm. Lý do là bạn mất thời gian để truyền đạt.
Những người duy nhất có thể đẩy nhanh tiến độ dự án của bạn
chính là các thành viên đã tồn tại trong nhóm. Để có thể hoàn
thành kịp thời hạn, bạn sẽ phải loại bỏ một số tính năng.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 148 −
Làm thế nào để tận dụng phản hồi của khách hàng
Khi bạn làm cho nó dễ dàng và khuyến khích khách hàng cho bạn
biết họ muốn những tính năng gì, bạn có thể nhận được những ý
tưởng tuyệt vời.
Bạn có thể sử dụng những ý tưởng đó để phát triển xa hơn phần
mềm của mình. Bạn sẽ cố tuổi thọ lâu hơn trong thị trường ngách
của mình nếu ứng dụng những gì mà khách hàng yêu cầu.
Hãy đảm bảo rằng khách hàng có thể dễ dàng gửi những ý tưởng về
tính năng của họ cho bạn. Những thứ họ cung cấp đáng giá rất nhiều
tiền. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, đừng thử và ứng dụng mọi thứ. Trước
tiên cần bảo đảm là có nhu cầu thực sự cho ý tưởng ấy hay không.
Làm thế nào để quản lý sự thành công của bạn?
Khi bạn biết được làm thế nào để kiểm soát sự phát triển, bạn đang ở
ví trí tốt hơn để đạt được thành công về mặt tài chính trong cả ngắn
và dài hạn.
Sản phẩm phần mềm của bạn càng phức tạp, thì bạn càng phải kiểm
soát sự phát triển của mình.
Nếu phát triển quá nhanh, bạn có thể không có khả năng tiếp tục hỗ
trợ cho phần mềm. Bạn có thể phải chuẩn bị cho sự đăng ký của
100.000 người. Bạn có thể đương đầu với con số đó không?
Mặt khác nếu phần mềm của bạn đơn giản, bạn có thể quản lý được
sự phát triển nhanh chóng của mình.
Khi phát triển nhanh, bạn cần phải thận trọng trong việc bảo vệ
danh tiếng. Điều này phụ thuộc vào việc bạn tiếp thị phần mềm như
thế nào. Tạo ra sản phẩm
− 149 −
Điều này có thể dễ dàng được trợ giúp bằng cách sử dụng cộng tác
viên như phương pháp chính cho việc quảng cáo. Những cộng tác
viên sẽ nói những điều tốt về sản phẩm của bạn, và vì vậy ảnh hưởng
đến sự nhận thức của thị trường.
Bạn sẽ muốn cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng ở mức độ nào cho
khách hàng của mình? Bạn sẽ có hỗ trợ qua email hay điện thoại?
Một tổ phụ trách hỗ trợ tốt (như www.dlwmmm.com/zend có thể
đáng giá như vàng. Khi bạn phát triển, bạn sẽ muốn bảo đảm rằng
việc hỗ trợ khách hàng sẽ được người khác quản lý).
Nếu công việc hỗ trợ khách hàng là quản lý những yêu cầu hoàn tiền
và những đường dẫn bị mất, thỉ bạn có thể dễ dàng thuê nhân lực
bên ngoài. Nếu như cần nhiều hỗ trợ về kỹ thuật hơn, thì tốt hơn là
bạn nên thuê nhân viên, hoặc sử dụng dịch vụ của một công ty bên
ngoài chuyên về hỗ trợ khách hàng.
Nếu sản phẩm của bạn có thể hữu ích trong những thị trường ngách
khác, bạn có thể đề nghị với ai đó bán dưới một thương hiệu khác.
Để tránh việc họ cung cấp những hỗ trợ cho phần mềm, bạn có thể
sử dụng www.dlwmmm.com/cerbeus để quản lý việc hỗ trợ cho tất
cả các white label của mình.
Phần mềm white lable là phần mềm đã được viết, và bạn có thể mua
để bán lại như là của chính mình. Tuy nhiên, nó cũng có thể sẽ được
bán bởi một người khác.
Cerberus Web (www.dlwmmm.com/cerberus) có thể thực hiện
"email routing" làm công việc gửi thư tín điện tử theo chu kỳ. Bạn có
thể thiết lập nhiều tên miền. Và tất cả đều báo cáo về một hệ thống
trung tâm. Bằng việc cung cấp hỗ trợ như một phần của white label,
bạn đã cung cấp nhiều giá trị hơn. Điều này cũng cho phép bạn tính
tiền cho mỗi giấp phép white label. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 150 −
Bạn cần bao nhiêu người để xử lý những yêu cầu về hỗ trợ? Nếu bạn
cần phải cài đặt vài thứ cho những khách hàng của bạn, thậm chí một
số lượng nhỏ khách hàng có thể cộng lại thành rất nhiều hỗ trợ.
Ban đầu thì có thể tốt, thậm chí cần thiết để những nhà thiết kế giúp
đỡ công việc hỗ trợ. Họ có thể sửa chữa sai sót nhanh hơn, hiểu rõ
vấn đề của khách hàng tốt hơn và đảm bảo xây dựng được một bảng
câu hỏi và trả lời về kỹ thuật tốt .
Tuy nhiên về dài hạn, đừng yêu cầu những người thiết kế của bạn
phải xử lý những yêu cầu hỗ trợ (trừ khi nó liên quan đến mã). Vì đó
không công bằng cho họ khi phải xử lý những vấn đề thông thường.
Bạn cần một đội ngũ chuyên dụng để đảm trách việc này. Tạo ra sản phẩm
− 151 −
Các bước hành động
Phác họa một hay nhiều sản phẩm của bạn (bạn có thể liên kết
nhiều sản phẩm với nhau để xây dựng một dự án).
Xác định xem bạn sẽ cần một cuốn ebook, âm thanh, video
hay trang thành viên... Mỗi sản phẩm sẽ được bán hay phát
tặng như thế nào? Giá trị của từng loại mang đến cho khách
hàng là gì? Mỗi thứ sẽ được bán với giá bao nhiêu? Sản phẩm
sẽ đem lại lợi ích cho công ty như thế nào (thu hút khách hàng
tiềm năng, xây dựng danh tiếng, tạo thêm nhiều doanh thu...)
Xác định xem nó sẽ là một sản phẩm thông tin hay không - và
nội dung sẽ là gì?
Tạo ra bản miêu tả sản phẩm chi tiết cho mỗi loại dựa trên bản
phác họa, bao gồm những thiết kế mô phỏng, bản miêu tả chi
tiết về cách thức hoạt động hoặc sử dụng sản phẩm... Tìm hiểu
từ các đối thủ và tham khảo xem bạn thích gì hay không thích
gì ở chúng... Nếu sản phẩm của bạn là một cuốn sách thì sẽ có
bao nhiêu trang? Nếu là sản phẩm âm thanh hay video thì kéo
dài bao nhiêu giờ? Nếu là một trang thành viên thì bao nhiêu
tuần (hay tháng) và loại nội dung gì?
Bây giờ hãy xem qua từng loại một và xác định ai sẽ là người
tạo ra nội dung hay sản phẩm, ai sẽ cung cấp dịch vụ mà bạn
đã phác họa? Liệu bạn có những kỹ năng, đam mê và thời gian
để tự mình thực hiện hay phải cần thêm người trợ giúp?
Liệt kê tất cả các hình thức và những việc mà bạn cần giúp đỡ.
Tạo ra một khung thời gian cho từng mục trong danh sách của
bạn. Việc gì có thể làm cùng một lúc? Ví dụ, bạn đang viết một
cuốn ebook, và bạn quyết định tự mình viết nội dung, nhưng
thuê người làm phần đồ họa. Trong trường hợp này bạn có thể
quyết định viết 2.000 từ/một ngày, và dự định khoảng 30.000
ổ ề ấ ểLÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 152 −
từ tổng cộng. Điều này có nghĩa là bạn sẽ mất 15 ngày để hoàn
thành nội dung của mình.
Trong khoảng thởi gian này bạn có thể nhờ người thiết kế tạo đồ
họa cho bạn, để cuốn ebook của bạn sẵn sàng ra mắt ngay khi
bạn viết xong. Đây chính là kế hoạch cơ bản cho một dự án.
Tôi khuyên bạn đừng bỏ qua bước này. Tôi từng thấy quá nhiều
dự án thất bại, đơn giản bởi vì nó kéo dài quá lâu và ngân sách
hay lòng nhiệt huyết đều không còn. Khả năng là, mọi thứ sẽ
kéo dài hơn bạn mong đợi, nhưng ít nhất với một kế hoạch
đúng đắn thì bạn có thể giảm thiểu được việc này.
Xây dựng sản phẩm.
Thực hiện những gì bạn cần phải làm - tìm người làm những
việc bạn không thể, không muốn, hoặc đơn giản là không có
thời gian để làm. (Bạn cần phải rõ ràng ở điểm cuối cùng. Có
rất nhiều thứ tôi để người khác làm, vì tôi biết mình sẽ không
bao giờ làm chúng, ngay cả khi tôi nghĩ tôi sẽ làm tốt hơn - ít
nhất là họ có thể hoàn thành chúng).
Nếu bạn cần người khác giúp đỡ, thì bạn nên xác định trước số
tiền sẽ trả, hoặc chọn cách hợp tác và phân chia lợi nhuận?
Nếu bạn đã biết ai sẽ là người tham gia thì thật tuyệt. Hãy
chuyển giao công việc, thiết lập khung thời gian và tiến hành.
Nếu không, bạn cần thuê ai đó để làm việc. Đây là lúc bản
phác thảo chi tiết của bạn trở nên cần thiết. Khả năng là bạn
sẽ cần thuê nhân lực bên ngoài tại thời điểm này. Nếu vậy, hãy
thực hiện theo các bước trong chương này, và trong chương 6
để tìm ra người mà bạn cần.
Bây giờ, hãy biến điều này thành hiện thực! Vâng, tôi biết là
nghe có vẻ quá đơn giản, nhưng thật sự là tại thời điểm này,
bạn hãy hành động giống như câu khẩu hiệu của Nike: "Just Do
It!" (Hãy Làm Đi!) Máy chủ, bảo mật và cổng thanh toán
− 153 −
Chương 9
Máy Chủ, Bảo Mật và Cổng Thanh Toán:
Những Yếu Tố Cơ Bản Cần Thiết Nhất
"Phần cốt lõi trung tâm là những hệ thống đáng tin cậy và thực hiện những
gì bạn mong đợi dựa trên một nền tảng cực kỳ chắc chắn."
⎯ Bill Gates
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 154 −
Máy Chủ, Bảo Mật và Cổng Thanh Toán: Những yếu tố
cơ bản cần thiết nhất.
Chương này thực sự rất quan trọng! (Và đừng lo, nó không phải về
kỹ thuật.)
Nếu sử dụng hệ thống không phù hợp, bạn đang gây nên những cơn
đau đầu không cần thiết cho việc kinh doanh trực tuyến của mình.
Thành quả lao động cực nhọc của bạn sẽ đổ sông đổ biển nếu bạn
không thiết lập nó đúng cách.
Máy chủ: 4 sự lựa chọn
Tùy vào việc bạn muốn ra mắt sản phẩm của mình như thế nào sẽ
quyết định loại máy chủ bạn nên sử dụng.
Hãy xem qua 4 sự lựa chọn sau đây...
4. Shared Hosting (Lưu trữ chung)
Shared Hosting là hệ thống lưu trữ được chia sẻ trên một máy
chủ. Đây là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn chỉ mới bắt đầu kinh
doanh và không mong đợi quá nhiều lượng truy cập, hoặc khi bạn
đang thực hiện một cuộc kiểm tra nhỏ.
Bạn có thể lưu trữ tên miền không giới hạn. Shared Hosting dễ
dàng cài đặt và khá rẻ (từ 4 đến 25 đô-la một tháng).
Nhưng nếu bạn đang phát triển một phần mềm trên nền tảng
máy chủ (server-based software), hoặc xác định sẽ trở nên thành
công to lớn, thỉ bạn không thể xây dựng việc kinh doanh của mình
trên Shared Hosting được.
Điều này bởi vì bạn đang chia sẻ hệ thống lưu trữ với một công ty,
mà nếu họ làm gì sai với một phần mã nào đó sẽ khiến cho bộ nhớ Máy chủ, bảo mật và cổng thanh toán
− 155 −
trong máy chủ bị xóa và kết quả là website của bạn sẽ biến mất
khỏi internet.
5. Virtual Private Server - VPS (Máy chủ ảo)
Đây là một môi trường ảo mà bạn dường như sở hữu toàn bộ máy
chủ của mình.
Mặc dù các tài nguyên (resources) đều được chia sẻ, nhưng mỗi
tài nguyên lại được dành riêng cho một người nhất định. Vì bạn là
độc nhất, nên bạn không phải lo lắng đến việc ai đó sử dụng hết
tài nguyên của mình.
Nếu muốn có toàn quyền truy cập đến máy chủ thì bạn cần phải
hiểu biết về kỹ thuật để biết được mình đang làm gì. VPS đắt tiền
hơn Shared Hosting, nhưng phần lớn mọi người vẫn có khả năng
chi trả.
6. Dedicated Server (Máy chủ riêng)
Đây là một máy chủ thực sự của riêng bạn và được lưu trữ tại
trung tâm dữ liệu. Mặc dù phải bảo trì nó, nhưng bạn có toàn
quyền điều khiển máy chủ cuả mình và cài đặt bất cứ thứ gì bạn
chọn.
Với máy chủ riêng, mỗi tháng bạn sẽ phải chi trả nhiều hơn so với
Shared Hosting và VPS. Nhưng nếu việc kinh doanh của bạn
đang phát triển nhanh chóng, thì có lẽ bạn sẽ cần phải sử dụng hệ
thống máy chủ dạng này.
7. Cloud Hosting (Lưu trữ đám mây)
Cloud Hosting dựa trên công nghệ tiên tiến nhất cho phép số
lượng máy chủ không giới hạn hoạt động như một hệ thống và có
khả năng mở rộng rất cao. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 156 −
Với 3 lựa chọn trước, lưu lượng truy cập và các tài nguyên sẵn có
để bạn sử dụng đều có giới hạn tối đa.
Với khả năng mở rộng cao của Cloud Hosting, website của bạn sẽ
được lưu trữ ở một nơi mà người ta gọi là "đám mây". Nếu bạn
cần nhiều hay ít tài nguyên hơn, "đám mây" này đều có khả năng
cung cấp cho bạn.
Nếu một máy chủ bị lỗi, website của bạn sẽ không bị sập bởi nó
có những dung lượng dự phòng và những máy chủ khác sẽ tiếp
quản cho bạn.
Cloud Hosting đắt hơn Shared Hosting, nhưng lại rẻ hơn máy
chủ riêng, và thường cũng rẻ hơn VPS.
www.dlwmmm.com/fusionhq cung cấp một dịch vụ máy chủ
"đám mây" với giả cả phù hợp và dễ quản lý. Giải pháp này có lẽ là
cách rẻ nhất và ổn định nhất để mở rộng phần lớn các doanh
nghiệp trực tuyến, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng nội dung truyền
thông đa phương tiện.
2 bí quyết bảo mật
Trong công việc kinh doanh trực tuyến, bạn sẽ thu thập thông tin
cá nhân từ khách hàng để có thể nhận biết họ. Bạn phải cẩn thận
với tên, địa chỉ email và các dữ liệu cá nhân khác như thông tin thẻ
tín dụng.
Nếu bạn đang sử dụng PayPal hoặc những dịch vụ tương tự mà
không thu thập dữ liệu trên website của mình thì 2 điều dưới đây
không áp dụng với bạn:
1. Bảo mật kết nối (Secure Connection)
Nếu bạn đang sử dụng PayPal hoặc những thứ tương tự mà bạn
không thu thập dữ liệu trên website của mình. Nhưng nếu mẫu Máy chủ, bảo mật và cổng thanh toán
− 157 −
đăng ký thông tin mà bạn dùng để thu thập dữ liệu cư trú ở trên
đường dẫn URL của mình, bạn cần phải có chứng chỉ số SSL
được cài đặt trong hệ thống lưu trữ. (Tham khảo chi tiết tại nơi
bạn mua tên miền).
Chứng chỉ số SSL (Secure Sockets Layer) là một tiêu chuân an
ninh công nghệ toàn câu tạo ra một liên kêt được mã hóa giữa
máy chủ web và trình duyệt. Liên kêt này đảm bảo tât cả các dữ
liệu trao đôi giữa máy chủ web và trình duyệt luôn được bảo mật
và an toàn.
Chứng chỉ SSL cài trên website của doanh nghiệp cho phép
khách hàng khi truy cập có thê xác minh được tính xác thực, độ
tin cậy của website, đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đôi giữa
website và khách hàng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp.
2. Tuân thủ tiêu chuẩn PCI (PCI Compliance)
Khi tìm một shoping cart (giỏ hàng – là một liên kết đưa khách
hàng đến một máy chủ mà ở đó khách hàng có thể chọn sản
phẩm muốn mua), hãy đảm bảo nó tuân theo tiêu chuẩn PCI.
PCI giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thông tin thẻ tín
dụng được lưu trữ và sử dụng như thế nào.
(PCI là chữ viết tắt của Payment Card Industry – tiêu chuẩn PCI
là những yêu cầu bắt buộc các tổ chức hoặc doanh nghiệp phải
đảm bảo thông tin thẻ tín dụng, thông tin khách hàng và những
thông tin giao dịch trực tuyến được an toàn, tránh sự xâm nhập hệ
thống bất hợp pháp.)
Với cách này thì bạn sẽ không chịu trách nhiệm cho bất kỳ vấn
đề gì. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 158 −
Đặc quyền truy cập tối thiểu
Đảm bảo rằng bạn sử dụng nguyên tắc đặc quyền truy cập tối thiểu
cho công việc kinh doanh của mình. Điều này có nghĩa là các thành
viên trong nhóm chỉ có thể tiếp cận với những thông tin cần thiết
cho công việc của họ.
Ví dụ, chỉ cho phép nhân viên kế toán truy cập thông tin thẻ tín dụng
của khách hàng, nhân viên marketing được quyền thay bạn gửi
email, tra cứu tên và địa chỉ email của khách hàng.
Nên nhớ rằng bạn phải bảo vệ mình trước hết. Yêu cầu nhân viên
ký thỏa thuận bảo đảm rằng họ sẽ chịu trách nhiệm nếu sử dụng
bất kỳ thông tin sai mục đích nào. (Bạn sẽ không muốn ai đó rời
khỏi công ty cùng với danh sách email liên hệ khách hàng và gửi
thư rác cho họ.)
Truyền thông đa phương tiện
Đừng sử dụng hết tài nguyên bằng cách đăng tải video hoặc âm
thanh lên cùng một nơi đang lưu trữ website của bạn, trừ khi nó là
một máy chủ "đám mây" với một CDN được tích hợp để dành riêng
cho việc này.
(CDN là từ viết tắt của Content Delivery Network – Mạng lưới
phân phát nội dung. Đây là hệ thống các máy tính được kết nối với
nhau qua Internet để truyền tải nội dung tới người sử dụng.)
Cho dù bạn để video trên trang đăng ký thông tin hay âm thanh
trong trang thành viên của mình, hãy sử dụng CDN.
Công việc của CDN là phân tán những thứ này đến khắp mọi nơi
trên thế giới. Khi bạn yêu cầu dữ liệu, CDN sẽ tìm những giải pháp
truyền tin nhanh nhất cho bạn và dữ liệu sẽ đến từ đó. Máy chủ, bảo mật và cổng thanh toán
− 159 −
Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí vì CDN rẻ hơn và giúp cho khách hàng
truy cập vào các video cũng như clip âm thanh của bạn nhanh hơn.
Hãy thử www.dlwmmm.com/simple hay
www.dlwmmm.com/fusionhq (những website này có điểm thuận
lợi là bạn có thể sử dụng nó như hệ thống lưu trữ của mình).
5 lựa chọn cho việc thanh toán
Dịch vụ mà bạn chọn để nhận thanh toán từ khách hàng là phần cốt
yếu trong công việc kinh doanh trực tuyến.
Việc khôn ngoan nhất lúc này có lẽ là nên tìm hiểu về những giải
pháp trước và không nên dừng lại ở lựa chọn đầu tiên mà bạn nghe
được. Biết được điểm yếu và điểm mạnh của từng giải pháp sẽ giúp
bạn đưa ra quyết định tốt nhất cho việc kinh doanh của mình.
Dưới đây là 5 lựa chọn cho việc thanh toán.
1. ClickBank
Mặc dù sản phẩm của bạn phải được phê duyệt trước khi bán trên
ClickBank, nhưng một khi bạn đã thiết lập xong thì ClickBank sẽ
mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn.
Những khoản hoàn tiền, đền bù và phần lớn công việc hỗ trợ
khách hàng đều được ClickBank đảm nhận. Bạn có thể sử dụng
hệ thống cộng tác viên của họ và ClickBank cũng quản lý việc
thanh toán cho các cộng tác viên giúp bạn, một điều tuyệt vời.
Ngoài ra, họ cũng quen thuộc với những nhà tiếp thị trực tuyến và
hiểu được việc doanh số bán hàng có thể tăng mạnh mẽ chỉ trong
một đêm.
Tuy nhiên, ClickBank giữ lại 7,5% từ mỗi khoản doanh số bạn
kiếm được – một con số khá lớn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 160 −
2. PayPal
PayPal (www.dlwmmm.com/paypal) dễ cài đặt, sử dụng và có
thể tích hợp những tính năng cao cấp hơn (nếu bạn muốn).
Tuy nhiên, Paypal để lại một ấn tượng xấu với những nhà tiếp thị
trực tuyến. Chuyện tài khoản và số tiền khổng lồ của bạn bị đóng
băng sau khi thực hiện một chiến dịch ra mắt sản phẩm hoành
tráng không phải hiếm, bởi khi đó họ đang cố gắng điều tra xem
bạn đang kinh doanh thứ gì.
Thực ra tôi nghĩ điều tiếng này khá bất công một chút với PayPal.
Phần lớn những tài khoản thương nghiệp khác cũng sẽ thực hiện
như thế. Điều đó đơn giản chỉ là biện pháp bảo vệ bạn khỏi sự
gian lận.
Để tránh xảy ra bất kỳ vấn đề gì, đơn giản bạn chỉ cần giải thích
với họ về công việc kinh doanh và mô hình cộng tác viên của
mình – trước khi ra mắt sản phẩm.
Nói cho họ biết cách bạn sử dụng để thu hút lượng truy cập, khi
nào bạn sẽ giới thiệu sản phẩm và số lượng doanh thu bạn mong
muốn đạt được là bao nhiêu. Cho họ biết về chính sách hoàn tiền
và làm thế nào bạn có thể hỗ trợ cho khách hàng.
Gọi điện cho PayPal và thông báo về chiến dịch ra mắt sản phẩm
sắp tới của bạn. Hãy chắc chắn là bạn sẽ viết lại tên của người mà
bạn vừa nói chuyện để có thể xác minh sau này.
Khi bạn liên tục thông báo cho PayPal về các hoạt động của mình,
họ sẽ giảm thiểu sự nghi ngờ đối với việc kinh doanh của bạn.
Một trong những lợi thế lớn nhất của PayPal là họ không tính phí
cho những khoản hoàn trả hay đền bù. Ngoài ra, bạn cũng không
mất phí cài đặt hay sử dụng hàng tháng, đồng thời mức phí cho
mỗi lần giao dịch cũng rất hợp lý. Máy chủ, bảo mật và cổng thanh toán
− 161 −
3. Tài khoản thương nghiệp (Merchant Account)
Merchant Account là tài khoản thanh toán của các doanh
nghiệp/cá nhân khi tham gia thương mại điện tử mà nó cho phép
chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp/cá nhân hay hoàn trả
lại tiền thu được cho khách hàng, nếu giao dịch bị hủy bỏ vì
không đáp ứng được những yêu cầu thỏa thuận nào đó giữa người
bán và người mua (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm) thông
qua bán hàng hóa hoặc dịch vụ trên mạng Internet.
Merchant Account phải được đăng ký tại các ngân hàng/ tổ chức
tín dụng cho phép doanh nghiệp nhận được các khoản thanh toán
bằng thẻ tín dụng.
Một cổng thanh toán như Authorize
(www.dlwmmm.com/authorize) sẽ cho bạn biết việc thanh toán
của khách hàng diễn ra như thế nào. Tài khoản thương nghiệp trả
tiền cho bạn và làm việc chung với cổng thanh toán của bạn.
PowerPay (www.dlwmmm.com/powerpay) hiểu được lĩnh vực
Internet Marketing và bản chất của những chiến dịch ra mắt sản
phẩm lớn – một lợi thế giúp bạn dễ dàng làm việc cùng họ, và
mức phí cũng tương đương PayPal.
Nhưng điều không may là PowerPay giữ lại 10% doanh thu của
bạn trong 6 tháng như là một khoản dự phòng. Tuy nhiên
ClickBank và PayPal cũng làm như vậy khi bạn bắt đầu kiếm được
một khoản tiền lớn.
Nếu bạn có mối quan hệ tốt với ngân hàng, hãy dành thời gian
tìm hiểu xem họ có thể cho bạn một thỏa thuận tốt hơn
PowerPay không. Có thể họ sẽ đồng ý cung cấp cho bạn một mức
phí xử lý thẻ tín dụng tốt, nhưng bạn phải trả một khoản phí nhất
định mỗi tháng (và bạn cũng nên cẩn thận với độ dài của hợp
đồng nữa). LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 162 −
Vấn đề chính của những dịch vụ này là bạn phải là công dân
Canada hoặc Mỹ. Những nước khác cũng đang dần bắt kịp,
nhưng phần lớn họ vẫn không có sẵn những lựa chọn tốt.
4. Amazon Checkout
Amazon khá quen thuộc với nhiều người, do đó nếu bạn quyết
định sử dụng Amazon, những người này sẽ tin tưởng bạn hơn và
giúp tăng tỷ lệ mua hàng.
Amazon có Pay Phrase, nơi khách hàng có thể thanh toán bằng
cách đánh "ký tự" (ví dụ: gõ mật khẩu khi đăng nhập, khách hàng
sẽ không phải gõ lại những chi tiết về thẻ tín dụng mỗi khi mua
hàng). Điều này sẽ dẫn họ trực tiếp đến tài khoản Amazon, trả
tiền và việc mua bán trở nên dễ dàng hơn.
5. Google Checkout
Giống như Amazon, hầu hết mọi người đã quen thuộc với
Google. Một lợi ích khác của Google Checkout là nếu bạn thêm
nút trả tiền của Google bên dưới phần quảng cáo AdWord cuả
mình, nó có thể làm tăng tỷ lệ nhấp chuột từ khách hàng.
Vấn đề chính cho cả Amazon và Google (tính đến thời điểm cuốn
sách được viết) là cả hai đều yêu cầu bạn mở tài khoản trước khi
mua bất cứ thứ gì. Việc thêm một bước nữa trong quy trình này
chỉ làm giảm tỷ lệ mua hàng vì nhiều khách hàng không muốn tạo
tài khoản, họ chỉ muốn sử dụng thẻ tín dụng để nhanh chóng
thanh toán mà thôi.
3 bí quyết để ngăn tài khoản thương nghiệp của bạn bị đóng
Sẽ rất khó để được đồng ý mở một tài khoản thương nghiệp khác
nếu tài khoản trước đó của bạn bị đóng. Máy chủ, bảo mật và cổng thanh toán
− 163 −
Ngoài việc kiểm tra các điều khoản và điều kiện trong khi hoạt động,
còn có một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể dùng để tránh việc
tài khoản của mình bị đóng.
1. Liên lạc trước khi ra mắt sản phẩm
Trước khi thực hiện chiến dịch ra mắt sản phẩm của mình, bạn
phải nói chuyện với nơi đăng ký tài khoản thương nghiệp về
những gì sắp diễn ra. Giao tiếp chính là chìa khóa! Hãy cho họ
biết số lượng doanh thu mà bạn mong đợi, thời gian ra mắt cũng
như bạn kinh doanh sản phẩm gì. Trả lời bất kỳ câu hỏi nào của
họ một cách kiên nhẫn và kỹ lưỡng.
2. Biết hạn mức của mình
Phải nắm rõ hạn mức của bạn là bao nhiêu. Nếu vượt quá hạn
mức này, tài khoản của bạn có khả năng bị đóng ngay lập tức.
Đừng để mình rơi vào tình thế khó khăn là không thể tiếp tục
nhận những khoản thanh toán của khách hàng và thậm chí còn có
thể kết thúc việc kinh doanh của bạn. Sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu
tránh được những rủi ro này ngay từ ban đầu.
3. Charge-backs (Đền bù)
Charge-back là các khoản tiền khách hàng yêu cầu ngân hàng
phát hành – nơi khách hàng đăng ký tài khoản thanh toán (tài
khoản cá nhân, thẻ tín dụng...) phải trả lại cho họ sau khi ngân
hàng trừ tiền để mua sản phẩm của bạn.
Có một số lý do dẫn đến charge-back như tài khoản khách hàng
bị đánh cắp và họ không thực sự mua hàng của bạn, hay đôi khi
họ thậm chí không nhớ là mình đã mua sản phẩm, hoặc khi có
tranh chấp về chất lượng hàng hóa giữa người mua và người bán LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 164 −
mà không giải quyết được (trường hợp này sẽ cần đến sự xác
minh của ngân hàng).
Nếu việc charge-back của khách hàng thành công, bạn sẽ tốn một
khoản phí (khoảng 25 đô-la) cho mỗi lần nhận được yêu cầu đền
bù này (cho dù bạn là nạn nhân của hacker đi chăng nữa), do đó
tốt nhất là không có phòng ngừa.
Bạn hoàn toàn có thể tránh được điều này bằng cách cung cấp
những sản phẩm và dịch vụ tốt. Hoặc nếu ai đó muốn hoàn tiền
(refund), hãy giải quyết ngay lập tức.
Một số khách hàng có thể không nhận ra tên công ty của bạn trên
giấy báo tín dụng và hốt hoảng yêu cầu ngân hàng hoàn tiền. Hãy
cố gắng hết sức để giảm thiểu sự nhầm lẫn bằng cách đảm bảo
rằng tên sản phẩm của bạn có thể nhận biết được.
Trên trang download (tải về) của bạn, nói rõ tên sản phẩm mà
khách hàng sẽ nhìn thấy trên giấy báo tín dụng của họ.
Máy chủ, bảo mật và cổng thanh toán
− 165 −
Các bước hành động
Xác định nhu cầu về hệ thống lưu trữ mà bạn cần và tạo một tài
khoản (nếu chưa có).
Bạn có thể thử hệ thống máy chủ "đám mây" miễn phí trong
một tháng được cung cấp bởi FusionHQ nếu bạn vẫn chưa
chắc chắn. Truy cập vào www.dlmwww.com/hosting để đăng
ký tài khoản. Nếu bạn thích một giải pháp Shared Hosting phổ
biến hay Dedicated Server, thì bạn có thể xem xét
www.dlwmmm.com/host.
Quyết định phương thức thanh toán. Nếu bạn không có kinh
nghiệm, tôi đề nghị bạn nên bắt đầu với PayPal. Truy cập
www.dlwmmm.com/pp để tạo một tài khoản miễn phí.
Tiếp theo bạn quyết định nền tảng để xây dựng website của
mình. Có thể sử dụng một lập trình viên để tạo lập một CMS
hay WordPress, hoặc sử dụng một nền tảng được tích hợp
nhiều chức năng hơn và thân thiện với người dùng như
FusionHQ.
Nếu bạn cần một lập trình viên, thì người này cần là một thành
viên trong nhóm của bạn. Một lần nữa hãy quyết định xem bạn dự
định sẽ thuê ngoài, ký hợp đồng hay hợp tác với ai đó có những kỹ
năng kỹ thuật (trong trường hợp bạn không có).
Nếu bạn muốn thử một nền tảng được tích hợp (mà không cần biết
về kỹ thuật), thì hãy dùng FusionHQ, cũng được miễn phí trong một
tháng. FusionHQ bao gồm hệ thống lưu trữ và gửi mail, nên bạn có
thể bỏ qua bước 1 và 2 nếu dùng lựa chọn này. Cài đặt phiên bản
dùng thử tại www.dlwmmm.com/fusionhq.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 166 −
Chương 10
Nghệ Thuật Tâm Lý
Của Quy Trình Bán Hàng
"Ðể khiến một ngýời làm việc, chỉ có một cách... Đó là khiến họ muốn làm
việc đó."
⎯ Dale Carnegie Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 167 −
Nghệ Thuật Tâm Lý Của Quy Trình Bán Hàng
Đây là điều cần thiết cho sự thành công của một doanh nghiệp trực
tuyến, và cũng là nền tảng cho sự thành công của các sản phẩm
thông tin.
Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp trực tuyến thất bại khi khai thác
điều này.
Thậm chí rất nhiều chủ kinh doanh trực tuyến không hiểu rõ về bản
chất của quy trình bán hàng, hoặc tâm lý người mua.
Khi không hiểu được suy nghĩ của khách hàng, lý do đằng sau những
quyết định của họ, bạn sẽ dễ dàng mất đi 80% số khách hàng tiềm
năng, hoặc hơn thế nữa.
Thời điểm đầu tiên khi khách
hàng của bạn bước vào phễu bán
hàng – thường do bị thu hút bởi
những ưu đãi miễn phí – bạn đang
thực hiện một quy trình đánh giá.
Tại điểm này, bất kể là khách hàng
đến từ nguồn nào, bạn biết rằng
họ đang quan tâm đến sản phẩm
của mình.
Ðây là một thông tin cực kỳ giá trị.
Khi người ta muốn mua thứ gì đó, họ thường tìm kiếm càng nhiều
thông tin liên quan đến nó càng tốt. Ví dụ, khi tôi mua một cuốn tạp
chí về xe đạp leo núi, tức là tôi đang tìm kiếm thông tin về xe đạp leo
núi hoặc các sản phẩm liên quan.
Ðiều đó cũng có nghĩa rằng bạn đang có được sự quan tâm cao độ
của một khách hàng tiềm năng. Mỗi ngày trôi qua sẽ dần dần làm họ LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 168 −
mất đi sự hứng thú đó. Và tất nhiên bạn muốn chớp lấy cơ hội ngay
khi có thể.
Ðây là lý do tại sao quy trình bán hàng (hay còn gọi là phễu bán
hàng) đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết đối với doanh
nghiệp của bạn.
Tầm quan trọng của phễu bán hàng
Khởi đầu của một phễu bán hàng là việc đánh giá những khách hàng
tiềm năng. Trong ẩn dụ này sử dụng hình ảnh tiêu biểu của cái phễu
với miệng rộng và phần đáy hẹp.
Bạn bắt đầu với một số lượng lớn khách hàng tiềm năng đi vào
miệng phễu, và kết thúc với một con số nhỏ hơn những khách hàng
sộp, người sẽ mua tất cả sản phẩm từ bạn.
Ở giai đoạn miệng phễu, bạn nên tặng cho họ một thứ gì đó miễn
phí. Thứ đó phải có giá trị thông tin cao, nhằm thiết lập sự tin cậy và
uy tín cho bạn.
Chỉ khi nào bạn tạo dựng được uy tín, cũng như xây dựng được quan
hệ với những khách hàng tiềm năng, bạn mới nên bắt đầu chào hàng
(có thể là sản phẩm của bạn, hoặc của người khác).
Không phải bất kỳ ai đi vào miệng phễu cũng sẽ trở thành khách
hàng của bạn. Và cũng không phải khách hàng nào cũng sẽ mua tất
cả mọi thứ từ bạn.
Tuy nhiên, có một tham số cực kỳ quan trọng mà bạn phải chú ý,
dựa trên số khách mua hàng và số lợi nhuận trung bình mà bạn thu
được từ mỗi khách. Sau một thời gian kinh doanh, bạn sẽ rút ra được
giá trị trọn đời (life-time value) của từng khách hàng đối với mình. Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 169 −
Khi biết được con số này, bạn sẽ biết được mình nên đầu tý lại
bao nhiêu vào việc thu hút khách hàng mới vào phễu bán hàng
của mình.
Tham số này, giá trị trọn đời của một khách hàng, có lẽ là một trong
những con số quan trọng nhất mà bạn cần phải biết. Và bất kỳ ai
hiểu rõ được con số này sẽ chiếm được ưu thế trong bất kỳ lĩnh vực
nào mà họ tham gia.
3 lợi ích của một phễu bán hàng hiệu quả
4. Gia tăng doanh số
Chỉ với một ít công sức, bạn có thể dễ dàng tối đa hóa lợi nhuận
của mình. Ðây là một sự đầu tư về thời gian hoàn toàn có lợi.
Với doanh thu càng cao, bạn càng có thể đầu tư nhiều tiền hơn
vào việc tuyển dụng nhân sự và thuê mướn nhân lực bên ngoài,
nhằm nâng cao hiệu suất công việc. Và quy trình tạo lợi nhuận
trên lại tiếp tục.
5. Gia tăng giá trị
Hãy nhớ rằng, khi khách hàng mua hàng của bạn, có khả năng họ
đang tìm kiếm thêm những sản phẩm liên quan trong cùng một
lĩnh vực.
Khi bạn cung cấp những sản phẩm khác liên quan trực tiếp đến
sản phẩm chính, bạn đang giúp họ tiết kiệm thời gian tìm kiếm
chúng và họ sẽ vui vẻ mua hàng từ bạn.
Trở lại ví dụ về thời trang dành cho người béo, bạn có thể bán
thêm cho họ thực phẩm ãn kiêng hoặc vitamin dinh dưỡng dành
cho phụ nữ. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 170 −
6. Thu hút thêm cộng tác viên
Khi quy trình của bạn giúp cho các cộng tác viên kiếm được nhiều
tiền hơn, EPC (Earnings Per Click – Thu nhập trên mỗi cú nhấp
chuột) của họ sẽ tăng lên. Thu nhập càng cao, càng có nhiều
người muốn cộng tác với bạn.
Miệng phễu bán hàng (front end)
Có 2 thành tố cơ bản của một quy trình phễu bán hàng: miệng phễu
(front end) và đáy phễu (back end). Chúng ta sẽ thảo luận về miệng
phễu trước, bởi nếu không có nó, đáy phễu sẽ trở nên vô dụng.
Miệng phễu có thể là sản phẩm miễn phí của bạn, hoặc sản phẩm
đầu tiên bạn bán cho khách với giá thấp nhất.
Nó bao gồm trang thu thập thông tin (squeeze page), hệ thống gửi
thư tự động (autoresponder), trang bán hàng chính, và những cửa sổ
quảng cáo (pop-up) khi mở hoặc đóng trang.
1 quy trình bán hàng được xây dựng bởi FusionHQNghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 171 −
Chúng ta hãy cùng xem xét từng khái niệm cụ thể.
Trang thu thập thông tin (squeeze page)
Thông thường trang thu thập thông tin là điểm tiếp xúc đầu tiên
giữa khách hàng và bạn, cũng là điểm đầu tiên trong phễu bán hàng.
Do đó, bạn cần phải thể hiện sự chuyên nghiệp, giá trị và khiến
khách hàng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nó.
Mục đích của trang thu thập thông tin là để ghi nhận tên và địa chỉ
email của những người có hứng thú với sản phẩm của bạn. Hãy nhớ,
đây là một sự trao đổi: Bạn có được địa chỉ email và quyền liên lạc
với họ, đổi lại, bạn phải cho họ một thứ giá trị.
Bạn phải xem trang này như một trang bán hàng. Bạn phải thuyết
phục được họ rằng cuộc trao đổi này là xứng đáng.
Những người lưu lại thông tin cho thấy rằng họ quan tâm đến những
thứ bạn cung cấp. Đây là một yếu tố đánh giá khách hàng tiềm năng.
Nếu họ không sẵn sàng trao đổi tên và địa chỉ email để lấy thông tin
miễn phí, hiếm có khả năng họ mua hàng từ bạn trong tương lai.
Trang thu thập thông tin là một công cụ thiết yếu để xây dựng danh
sách khách hàng tiềm năng cho bạn.
Bạn có thể tham khảo một mẫu trang thu thập thông tin tại đây:
http://phuongmai.vn/dlwmmm
5 thứ bạn có thể cho đi miễn phí
Hãy suy nghĩ kỹ về những thứ bạn sẽ cho đi. Bạn càng đem lại nhiều
lợi ích và giá trị, tỷ lệ khách hàng để lại thông tin cho bạn càng cao.
Sai lầm tệ hại nhất thường thấy ở các nhà tiếp thị hoặc chủ doanh
nghiệp là cố thuyết phục người khác đăng ký nhận những bản tin cập LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 172 −
nhật từ họ. Trừ khi công ty của bạn đã có sẵn tiếng tăm trên thị
trường, bạn sẽ phải cung cấp nhiều giá trị hơn là những bản tin cập
nhật sản phẩm.
Bạn có thể tham khảo 5 ý tưởng dưới đây:
1. Sản phẩm mẫu
Ðây có thể là ba chương đầu của quyển sách bạn viết. Ðiều này
đóng vai trò như một bước trước khi hoạt động bán hàng chính
thức diễn ra (pre-sell). Nếu họ thích những gì họ đọc, khả năng là
họ sẽ mua sản phẩm của bạn.
Nếu bạn bán quyền thành viên của một chương trình nào đó
(membership program), bạn có thể cho họ 2 tháng thành viên
miễn phí. Hoặc bạn có thể cho họ dùng thử phần mềm của bạn
trong vòng 30 ngày.
Ðiều quan trọng là đừng quá sa lầy vào những gì cụ thể ở đây. Hãy
thử và áp dụng những nguyên lý tổng quát cho doanh nghiệp của
bạn. Ví dụ: một nhà trị liệu có thể tư vấn miễn phí 15 phút hoặc
một kỹ sư điện có thể cung cấp miễn phí dịch vụ kiểm tra an toàn.
Nếu bạn kinh doanh bán lẻ có thể cân nhắc việc phát những
mẫu thử. Một người bạn của tôi đã cho thử mẫu muối ăn miễn
phí. Chiến dịch thành công đến mức họ đã phải ngưng việc
phát mẫu thử chỉ sau một vài ngày để có thể hoàn thành đơn
đặt hàng kịp thời.
2. Audio
Nếu bạn đã phỏng vấn một chuyên gia trong lĩnh vực của mình,
bạn có thể phát tặng đoạn ghi âm này. Ðể nâng cao giá trị cho nó,
bạn có thể đính kèm một bản thuật lại. Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 173 −
Nếu hoạt động trong lĩnh vực phát triển cá nhân, bạn có thể cung
cấp miễn phí một đoạn hướng dẫn tĩnh tâm, thôi miên hoặc một
thứ gì tương tự.
3. Hội nghị chuyên đề trực tuyến (webinar)
Bạn có thể tổ chức một hội nghị chuyên đề trực tuyến, những
người trong danh sách của bạn có thể giao lưu cùng bạn và một số
khách mời khác. Điều này cho họ cơ hội tiếp cận với những ý kiến
chuyên môn, cũng như giải đáp những thắc mắc cấp thiết của họ.
Ví dụ: một chuyên gia phát triển năng lực cá nhân tổ chức các
buổi hướng dẫn tập thiền miễn phí qua hội nghị chuyên đề trực
tuyến hàng tháng để phát triển công việc kinh doanh.
4. Video
Hãy thể hiện kiến thức bản thân thông qua những video đào tạo
kỹ năng miễn phí. Chẳng hạn như kỹ năng sử dụng phần mềm,
hoặc phong cách thuyết trình trong hội thảo. Hãy sáng tạo và làm
cho những video ấy trở nên thú vị.
Nếu là chủ một cửa hàng hoa tươi, bạn có thể tạo ra một khóa học
ngắn hạn dạy về các bí quyết cắm hoa, lựa chọn các loại hoa ý
nghĩa cho những dịp đặc biệt và làm thế nào để hoa tươi lâu hơn.
Một giáo viên có thể dạy bài học đầu tiên miễn phí, hoặc một tác
giả có thể cân nhắc đến việc dành ra 30 phút giới thiệu các nguyên
lý trong cuốn sách của họ.
5. Khóa đào tạo trực tuyến ngắn hạn (e-course)
Ðây là thứ tôi thích nhất. Bằng cách cung cấp một khóa học trực
tuyến bao gồm 7 phần, bạn có thể thường xuyên gửi email cho
những khách hàng tiềm năng. Bạn cũng tạo được cho họ thói
quen nhận và đọc những email đến từ bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 174 −
Những khóa học trực tuyến có thể chỉ đơn thuần là nội dung chữ
trong email, hoặc bạn có thể gia tăng giá trị cho chúng bằng cách
đính kèm video hay liên kết đến những trang ẩn (hidden page).
Ðây cũng là một cách tuyệt vời để giới thiệu các ưu đãi đặc biệt
cho các sản phẩm khác nhau, hoặc đề nghị cộng tác vào những
thời điểm phù hợp trong khóa học.
Một khóa học trực tuyến đa phương tiện rất dễ xây dựng, và đồng
thời mang lại giá trị cao nhất.
7 bí quyết thiết kế trang thu thập thông tin
Bạn cần phải thiết kế trang thu thập thông tin của bạn theo cách
mà bất kỳ ai ghé thăm chỉ có 2 lựa chọn mà thôi: để lại tên và địa
chỉ email, hoặc rời khỏi trang.
1. Các yếu tố cần thiết
Bạn không nên để bất kỳ thứ gì gây mất tập trung cho khách ghé
thăm trang thu thập thông tin của bạn.
Ðừng đưa vào những thứ không cần thiết như quảng cáo
AdSense, liên kết cộng tác, hay những đồ họa cầu kỳ. Bạn cần
phải thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo dựng lòng tin nơi người
xem.
Bạn có thể đặt liên kết tới những phần khác của website, để đảm
bảo trang thu thập thông tin của bạn xuất hiện trong các bộ máy
tìm kiếm và không bị đánh dấu spam (mang nội dung quảng cáo
tràn lan).
Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những liên kết này hài hòa với bố
cục trang và không quá nổi trội (Bạn có thể đặt chúng ở cuối Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 175 −
trang, cỡ chữ nhỏ, cạnh những đề mục như Quy tắc Bảo mật).
Những trang thu thập thông tin hiệu quả nhất thường có nền
trắng. Bạn không nhất thiết phải có những tiêu đề, hình nền hay
chân trang bắt mắt. Chỉ một nền trắng mà thôi.
2. Tiêu đề
Tiêu đề của bạn phải thu hút được mối quan tâm của người đọc
ngay từ cái nhìn đầu tiên, và tạo kết nối về mặt cảm xúc. Hứa hẹn
một lợi ích tức thời là cách tốt để khiến họ muốn cung cấp thông
tin cho bạn ngay lập tức.
Hoặc ít nhất, tiêu đề của bạn phải đủ thu hút để họ tiếp tục đọc
những gạch đầu dòng tiếp theo, hay xem đoạn phim của bạn.
3. Gạch đầu dòng
Liệt kê những lợi ích bạn đem lại bằng cách sử dụng những gạch
đầu dòng thật dễ đọc. Tạo 3, 5 hoặc tối đa là 7 gạch đầu dòng.
Mỗi ý phải mạnh và thực sự khơi dậy sự thích thú đối với những
ưu đãi của bạn.
Bạn không cần tới những lời bình (testimonials) nếu những lợi
ích của bạn đủ hấp dẫn. Tuy nhiên, lời bình nếu được dùng đúng
cách sẽ làm tăng lượng khách hàng của bạn.
4. Mẫu thu thập thông tin
Mẫu này cần phải nổi bật và rõ ràng. Trên nút nhấn màu xanh
lá, hãy để một cụm từ mang tính hành động. Ðừng dùng những
từ như "nhận tin", "đăng ký" hay "gửi" bởi chúng thường gây
khó chịu.
Thay vào đó, hãy viết là "đăng nhập miễn phí ngay", hoặc "gửi
ngay thông tin cho tôi", hoặc "xem đoạn phim này ngay lập tức". LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 176 −
Việc đề cập tới lợi
ích ngay trên đoạn
chữ của nút nhấn sẽ
làm tăng khả năng
thuyết phục khách.
Hãy đảm bảo mẫu
của bạn có thể đọc
được dễ dàng mà
không cần phải kéo
chuột để xem toàn bộ.
Các nghiên cứu cho thấy phần đông mọi người không bao giờ kéo
chuột để đọc toàn bộ website. Hãy tạo điều kiện tốt nhất cho
người xem thực hiện điều bạn muốn họ làm.
5. Bảo mật
Sự bảo mật rất quan trọng đối với nhiều người. Hãy đảm bảo với
họ rằng bạn sẽ không bán hoặc chuyển thông tin cá nhân của họ
cho bất kỳ ai khác. Không ai muốn hộp email của mình đầy thư
rác cả.
6. Sử dụng đồ họa hiệu quả
Dùng hình ảnh sản phẩm có giá trị minh họa cao. Ngay cả khi sản
phẩm của bạn là vô hình (như ebook chẳng hạn), bạn vẫn nên xây
dựng một hình ảnh gây ấn tượng mạnh cho nó. Mọi người vẫn
luôn đánh giá quyển sách qua bề ngoài của nó.
7. Hướng dẫn rõ ràng
Người ta cảm thấy an tâm khi họ biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Nếu bạn cần khách hàng xác nhận địa chỉ email sau khi đăng ký,
bạn nên hướng dẫn cụ thể rằng họ cần bấm vào một đường dẫn Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 177 −
trong email sắp được gửi tới hộp thư của họ.
Hãy đưa ra những chỉ dẫn thật rõ rằng, ngay cả đối với những
việc bạn nghĩ là hiển nhiên. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ đăng ký
từ khách hàng.
Hệ thống trả lời thư tự động (Autoresponder)
Ngay khi một người nhập tên và địa chỉ vào trang thu thập thông tin
của bạn, họ sẽ được chuyển thẳng vào hệ thống trả lời thư tự động.
Một hệ thống trả lời thư tự động cho phép bạn thu thập tên và địa
chỉ email (hoặc những thông tin khác tùy theo bạn thiết lập) để xây
dựng danh sách khách hàng/khách hàng tiềm năng.
Sau đó bạn có thể sử dụng dịch vụ này để gửi những email tự động
theo một chuỗi thời gian được định trước cho bất kỳ ai trong danh
sách của bạn. Những email này có thể là một phần của khóa đào tạo
trực tuyến, chăm sóc khách hàng hoặc những điều tương tự.
Hệ thống trả lời thư tự động cũng được dùng để gửi email cho tất cả
khách hàng trong các danh sách khác nhau của bạn - có thể là hàng
nghìn, hàng chục nghìn, thậm chí hàng trãm nghìn người cùng lúc.
Những email "phát thanh" (broadcast) này có thể dùng để gửi tin
tức, cập nhật tính năng, thông báo về sản phẩm mới hoặc các chương
trình khuyến mãi.
Nếu bạn thiết lập chế độ đăng ký kép (double optin – tôi khuyến
khích bạn dùng chế độ này), email đầu tiên họ nhận được sẽ nhằm
mục đích xác nhận. Khách hàng sẽ phải xác minh rằng họ muốn
nhận thông tin từ bạn bằng cách bấm vào một liên kết chứng thực.
Việc yêu cầu khách hàng chứng thực thông tin sẽ làm giảm số người
trong danh sách của bạn. Nhưng bù lại, nó sẽ đảm bảo những địa chỉ LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 178 −
email đó là xác thực, hạn chế thư rác, và gia tăng khả năng những
email gửi đi đến được nơi chúng cần đến.
Một khi khách hàng đã chứng thực địa chỉ email, bạn có thể gửi cho
họ liên kết để tải xuống sản phẩm mà bạn hứa cho đi miễn phí. Hãy
cảm ơn họ đã quan tâm, và cho họ biết trong tương lai, bạn sẽ gửi
thêm nhiều email nữa với những thông tin bổ ích.
Những email được thiết lập sẵn trong hệ thống trả lời thư tự động sẽ
giúp bạn gửi những thông tin giá trị ấy, cũng như xây dựng mối quan
hệ với những người trong danh sách của bạn. Điều này sẽ nâng cao
sự tin tưởng, và dần dần nhiều người sẽ mua hàng từ bạn.
Bạn chỉ có thể chào hàng (sản phẩm của bạn hoặc của người khác)
khi đã thiết lập được mối quan hệ với khách hàng.
Trang bán hàng (sales page)
Trang bán hàng là một lựa chọn khác của miệng phễu. Bạn có thể
hướng khách truy cập, hoặc cộng tác viên hướng những người trong
danh sách của họ đến ngay trang này, nhằm thuyết phục họ mua hàng.
Do tầm quan trọng của trang bán hàng, chúng tôi dành nguyên
chương 12 để thảo luận về nó. Trong chương 13, bạn cũng có thể
tìm thấy những nhân tố quan trọng mà bạn có thể áp dụng trực tiếp
vào trang bán hàng.
Hình thức trang bán hàng của bạn phải đồng bộ với những trang
khác, cũng như toàn bộ website, nhưng có một vài yếu tố cần phải
chỉnh sửa.
Bạn có thể bỏ đi thanh menu phía trên, nhằm giúp tiêu đề chính nổi
bật hơn. Hãy để liên kết đến trang Liên lạc, Bảo mật, và Điều khoản
dịch vụ ở cuối bức thư chào hàng của bạn. Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 179 −
Bạn cần phải tập trung sự chú ý của khách vào lời chào mời của
mình. Đừng để họ bị phân tâm bởi những liên kết khác trong trang.
Họ cần phải tập trung 100% vào việc mua hàng.
Bạn có thể tham khảo một mẫu trang bán hàng tại:
http://www.3waysin3days.com/live/
Trang điều khoản (policy pages)
Trang điều khoản cung cấp thêm thông tin về các điều kiện mua
hàng của bạn. Nó bao gồm các "Ðiều khoản dịch vụ", "Chính sách
bảo mật" và "Liên hệ".
Có 3 lý do bạn nên đưa những điều khoản này vào: thứ nhất, chúng
có thể bảo vệ bạn trước những vấn đề về pháp luật. Thứ hai, chúng
làm tăng thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm và nâng cao
điểm đánh giá về chất lượng website. Và cuối cùng là tăng tỷ lệ khách
hàng tiềm năng hoặc khách mua hàng.
Nếu một ai đó chịu bỏ công đọc mục Ðiều khoản dịch vụ, Liên lạc
và Bảo mật, có vẻ như họ có chút hứng thú với sản phẩm của bạn,
nhưng cần thêm thông tin để có thể an tâm hơn.
Ðể gia tăng khả năng mua hàng nơi khách, hãy tạo mọi điều kiện cần
thiết cho họ. Ngay trên những trang thông tin, bạn cũng có thể đưa
vào một nút Mua Ngay hoặc Thêm Vào Giỏ Hàng.
Với cách này, khách hàng không phải trở ngýợc lại trang bán hàng của
bạn để đặt hàng – họ có thể thực hiện thao tác đó ngay trên trang
thông tin, một khi họ hài lòng với những thông tin được cung cấp.
Nếu bạn không muốn giới thiệu sản phẩm của mình trên những
trang này, bạn có thể đặt một mẫu thu thập thông tin, để họ có thể
đăng ký nhận tin từ bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 180 −
Khi sử dụng các trang Ðiều khoản dịch vụ, Liên lạc và Bảo mật theo
cách này, bạn đã làm tăng khả năng thu hút khách hàng vào phễu
bán hàng của mình.
Trang thông tin
Tạo ra một trang thông tin để thu hút khách hàng tiềm năng vào
miệng phễu cũng là một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn
trang này với trang bán hàng. Những trang thông tin này thực ra là
một trang "tiền bán hàng" (pre-sell).
Nó chứa đựng rất nhiều nội dung và thông tin giá trị liên quan đến
thị trường ngách của bạn. Mục đích là để thu hút lưu lượng truy cập
từ các công cụ tìm kiếm (mà các trang bán hàng đơn lẻ không thể
làm được), mặt khác giúp bạn thiết lập sự tin tưởng.
Bạn có thể dùng trang thông tin để chia sẻ với khách hàng về những lợi
ích, giá trị của sản phẩm và thậm chí làm cho họ nghĩ rằng bạn là một cá
nhân độc lập mà không liên quan đến công ty. Thông thường những đề
nghị của một bên thứ 3 từ một trang uy tín có thể giúp bạn chốt hàng.
Ngay cả khi những trang thông tin chỉ đơn thuần chứa đựng nội dung
(mà không bao gồm bất kỳ mục đích chào hàng nào), bạn cũng nên
có nó trong chiến lược marketing của mình. Tuy nhiên, nội dung cần
phải bổ ích và đủ sức hấp dẫn khiến cho người ta muốn đọc nó.
Ví dụ: bạn có thể khai thác Blog như một trang thông tin cho doanh
nghiệp của mình.
Cửa sổ quảng cáo (Pop-Up & Exit Pop-Up)
Mặc dù rất nhiều người không thích các cửa sổ quảng cáo, nhưng
chúng vẫn có hiệu quả ở một chừng mực nào đó. Có 2 loại cửa sổ
quảng cáo: Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 181 −
Cửa sổ quảng cáo thông thường (pop-up) là một lời chào mời
xuất hiện khi khách hàng ghé thăm một website.
Một loại khác là cửa sổ mang một thông điệp nhỏ xuất hiện khi
khách hàng đóng một website (exit pop-up). Nếu họ đồng ý
tiếp tục ở lại website, bạn sẽ chuyển hướng họ đến trang mà
bạn đã thiết kế sẵn một ưu đãi đặc biệt cho họ.
Bạn có thể dùng một trong hai loại cửa sổ quảng cáo để chào hàng,
hoặc giữ chân một khách hàng tiềm năng.
Thông điệp trong cửa sổ quảng cáo tùy thuộc vào website mà khách
hàng sắp rời khỏi. Nếu họ sắp rời khỏi trang bán hàng của bạn, bạn có
thể đưa ra một sản phẩm với mức giá thấp hơn trong cửa sổ quảng cáo.
Nếu họ sắp rời khỏi những trang khác, bạn có thể đề nghị cung cấp
cho họ những thông tin miễn phí, với điều kiện họ phải đăng ký tên
và địa chỉ email để nhận tin từ bạn. Với cách này, bạn có thể vừa xây
dựng danh sách khách hàng, vừa nâng cao doanh thu. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 182 −
Đáy phễu bán hàng (back end)
Một thành tố khác của phễu bán hàng là đáy phễu (back end). Đáy
phễu bao gồm tất cả những hoạt động diễn ra sau khi khách đã mua
hàng từ bạn. Nếu bạn không có đáy phễu, đây có thể là lý do khiến
doanh thu của bạn không cao.
Thông thường giai đoạn miệng phễu của bạn có khả năng bị lỗ hoặc
hòa vốn. Ðiều này không có gì đáng lo, nếu đáy phễu của bạn đủ
mạnh. Với số tiền thu được từ đáy phễu, bạn có thể đầu tư lại vào
việc gia tăng lưu lượng truy cập cho miệng phễu.
Ðây chính là cách làm cho công việc kinh doanh của bạn tăng
trưởng.
Số tiền kiếm được từ đáy phễu có thể lớn hơn rất nhiều so với miệng
phễu. Đó là bởi khách vừa mua hàng từ bạn và đang có tâm trạng vui.
Nếu hiểu được tâm lý khách hàng ở các giai đoạn khác nhau, bạn có
thể dễ dàng tối đa hóa sự phản hồi của họ. Một khi khách đã mua
hàng của bạn, họ có khả năng mua thêm vào những lần sau.
Bây giờ hãy cùng xem xét các yếu tố sau của đáy phễu, theo thứ tự:
Ưu đãi một lần (One time offer)
Up-sell: đây là thuật ngữ dùng trong trường hợp đề nghị khách
hàng mua một sản phẩm đắt tiền hơn so với sản phẩm ban đầu,
hoặc bán thêm các sản phẩm đi kèm với sản phẩm chính, nhằm
làm tăng mức lợi nhuận tổng thể.
Ví dụ: Bạn mua một phần gà rán trong cửa hàng KFC và người
bán luôn hỏi bạn có muốn mua thêm khoai tây chiên không?
Đó là up-sell. Bạn mua một ly Coca 300ml với giá 15.000 đô-la,
và người bán đề nghị bạn chỉ cần thêm 3.000 đô-la để có một ly
500ml? Đó cũng chính là up-sell. Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 183 −
Down-sell: trường hợp khách hàng đắn đo không mua hàng,
bạn có thể giới thiệu một sản phẩm khác với giá rẻ hơn, dễ
dàng chấp nhận hơn. Mục tiêu là không để mất khách hàng,
cho dù sản phẩm đó không mang lại cho bạn nhiều lợi nhuận
đi chãng nữa.
Ví dụ: nhân viên kinh doanh xe hõi rất giỏi trong kỹ thuật
down-sell. Khi bạn muốn mua một chiếc BMW nhưng lại e dè
với mức giá quá cao của nó, họ sẽ đề xuất cho bạn những lựa
chọn khác với chi phí thấp hơn rất nhiều.
Trang Cảm ơn
Ưu đãi một lần (oto - one time offer)
Ưu đãi một lần có thể xem là một dạng của up-sell, những điểm khác
biệt của nó nằm ở áp lực thời gian.
Bạn đưa ra một lời chào mời hấp dẫn với khách hàng, thông thường
là một mức giá giảm đáng kể, nhưng họ phải hành động thật nhanh
để nắm lấy cơ hội đó, bởi họ sẽ không nhận được ưu đãi này nữa một
khi đã đóng website lại.
Khách hàng buộc phải chọn lựa, hoặc mua hàng với giá ưu đãi, hoặc
mất cơ hội.
Họ vẫn có thể mua món hàng đó từ bạn vào lúc khác, nhưng nó sẽ
trở về giá bình thường. Áp lực thời gian, cộng với mức giá hấp dẫn, là
những yếu tố khiến khả năng thuyết phục khách mua hàng của trang
ưu đãi một lần là rất cao.
Bây giờ bạn đã biết cách gia tăng số lợi nhuận từ mỗi khách hàng.
Khi áp dụng trang ưu đãi một lần, chỉ với chút ít công sức, doanh số
của bạn sẽ gia tăng đáng kể. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 184 −
Các doanh nghiệp truyền thống có thể tối ưu hóa chiến lược này để
thu hút khách hàng mới. Ví dụ một cửa hàng Spa có thể đưa ra gói
dịch vụ nếu khách hàng mua ngay phiếu chăm sóc da cho 8 lần thì
họ sẽ được chiết khấu ngay 30%.
Một nhà hàng có thể đưa ra chương trình miễn phí bữa tối cho một
người nếu khách hàng đặt chỗ trước cho 2 người trở lên.
Nếu bạn đang bán một sản phẩm vật chất hay sản phẩm kỹ thuật số
qua internet, điều này càng dễ hơn nữa. Riêng tôi thì thích tặng thêm
giá trị cho khách hàng hơn là chiết khấu, nhưng tôi thường kết hợp
cả 2 điều này.
Thời điểm vàng để áp dụng ưu đãi một lần
Thời điểm vàng để áp dụng ưu đãi một lần là khi khách vừa mua
một món hàng hoặc đăng ký nhận sản phẩm miễn phí từ bạn, vì 2
lý do sau:
Thứ nhất, họ sẽ ít có tâm trạng đề phòng, vì họ đang hứng thú với
việc mua sắm. Khách hàng của bạn đã vượt qua rào cản ban đầu khi
quyết định mua hàng từ bạn.
Thứ hai, họ đã thể hiện sự tin tưởng nơi bạn. Hơn nữa, họ vừa mua
một món hàng, do đó thẻ tín dụng đã nằm sẵn trong tay họ.
Hãy đảm bảo tính thuyết phục mạnh mẽ của trang ưu đãi một lần
phải ngang bằng với trang bán hàng hoặc trang thu thập thông tin
của bạn. Đừng xây dựng một cách sơ sài chỉ vì nó là trang ưu đãi
một lần.
Bạn cần nhớ rằng khách hàng vừa mới mua hàng từ bạn, do đó
tiêu đề của bạn phải liên hệ với điều này. Sau đó, dẫn dắt họ vào
nội dung trang. Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 185 −
(Bạn có thể tham khảo chương 12 về cách viết nội dung chào
hàng, chương 13 và 14 về các yếu tố đồ họa cũng như những bí
quyết làm tăng tỷ lệ mua hàng mà bạn có thể áp dụng vào trang ưu
đãi một lần).
5 tiêu chí dành cho trang ưu đãi một lần
Đừng đưa ra những ưu đãi một lần chỉ để cho có, hãy chắc chắn rằng
nó có đủ 5 yếu tố sau đây:
1. Tính độc đáo
Bạn hẳn nhiên không muốn đề nghị những thứ mà bất cứ nhà tiếp
thị nào cũng làm được. Bạn có thể chào hàng một phiên bản nâng
cấp hoặc sang trọng hơn kèm theo những tính năng đặc biệt
không có ở sản phẩm gốc.
2. Tính liên quan
Ưu đãi một lần của bạn phải bổ trợ và liên quan tới sản phẩm gốc,
thứ sẽ biến món hời họ vừa mua thành một trải nghiệm mua sắm
hoàn hảo.
Ưu đãi một lần của bạn phải liên quan, chính đáng và hợp lý.
Nếu bạn chào mời một thứ gì không liên quan đến món khách
hàng vừa mua, họ sẽ nghĩ rằng bạn đang cố chắt bóp hầu bao của
họ - điều này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn.
Nhưng nếu bạn đưa ra một thứ giúp nâng cao giá trị của món
hàng gốc (thứ mà có thể khách hàng chýa nghĩ đến), bạn sẽ được
xem là tận tâm.
Hãy đề cập đến nó một cách khéo léo mà không phủ định món
hàng trước. Nếu bạn khiến khách hàng nghĩ rằng giao dịch vừa rồi
của họ là vô ích, bạn sẽ mất khách rất nhanh. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 186 −
Rất nhiều nhà tiếp thị mắc phải lỗi này. Họ bán sản phẩm đầu tiên
của mình như một dịch vụ trọn gói, là "tất cả những gì khách hàng
cần". Thế rồi ngay trang tiếp theo, họ lại bảo rằng khách hàng cần
nhiều hơn thế nữa.
Đừng đi vào vết xe đổ này. Hãy lên kế hoạch thật kỹ cho những
lời chào hàng của bạn.
3. Đưa ra nhiều ưu đãi một lần?
Nếu chúng thực sự hợp lý, đừng ngại đưa ra nhiều ưu đãi một lần.
Không có con số nào là đúng hoặc sai cả. Nhưng hãy đảm bảo là với
mọi thứ bạn đưa ra, chúng làm gia tăng giá trị cho sản phẩm gốc.
4. Giá cả
Thông thường, dù không phải là luôn luôn, ưu đãi một lần của
bạn sẽ có mức giá bằng hoặc cao hơn mức giá của sản phẩm khách
hàng vừa mua.
Theo kinh nghiệm, nó không nên mắc hoặc rẻ hơn gấp đôi mức
giá trước. Tuy nhiên, bạn không phải tuân theo quy tắc này nếu
bạn biết mình đang làm gì, hoặc lời đề nghị của bạn là hợp lý.
5. Giữ đúng thỏa thuận
Nói gì phải làm nấy. Bạn chỉ có thể cho mỗi khách hàng một cơ hội
duy nhất để nhận ưu đãi một lần từ bạn. Nếu khách hàng của bạn
thấy một lời chào mời tương tự nào từ bạn về sau, họ sẽ không tin lời
bạn nữa. Đừng đánh mất uy tín và tiếng tăm của mình vì sự hai lời.
Up-Sell
Up-sell là lời chào mời thêm một sản phẩm nữa cho người khách vừa
mua hàng từ bạn. Một sản phẩm up-sell làm tăng thêm giá trị cho sản
phẩm vừa mua. Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 187 −
Nguyên lý đằng sau up-sell là, việc bán hàng cho một người đã xiêu
lòng với lời chào mời đầu tiên của bạn sẽ thuận lợi hơn là bán cho
một người mới hoàn toàn.
Khách hàng đã vượt qua trở ngại đầu tiên giữa đôi bên và chấp nhận
mua hàng từ bạn. Từ đó, việc thuyết phục họ mua thêm sẽ dễ dàng
hơn, nhất là khi họ đang có hứng mua hàng.
Ngoài ra, up-sell thường mang lại lợi nhuận nhiều hơn, đặc biệt là
khi giai đoạn miệng phễu đã bù đủ chi phí cho việc thu hút khách
hàng.
Hãy gợi ý một sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng chýa nghĩ tới,
nhưng sẽ đem lại lợi ích cho họ. Rất nhiều người sẽ đồng ý với lời đề
nghị của bạn, nhất là khi bạn cho họ biết họ sẽ nhận được giá trị gì
với lần giao dịch thêm này.
Nên có bao nhiêu up-sell?
Quá nhiều up-sell (chẳng hạn như 10) sẽ khiến khách hàng khó chịu.
Tuy nhiên, quy tắc chung bạn cần tuân thủ là luôn phải đảm bảo tính
liên quan và giá trị bổ trợ. Đừng chào mời bất kỳ thứ gì không liên
quan đến sản phẩm ban đầu, hoặc không làm tăng thêm giá trị cho nó.
3 ý tưởng về up-sell
1. Dựa vào lý lẽ thông thường
Hãy đưa ra một lời chào mời có khả năng tối đa hóa giá trị của sản
phẩm họ mua lúc đầu.
Chẳng hạn, nếu họ mua laptop, bạn có thể chào hàng phần mềm,
bộ nhớ nhiều hơn, ổ cứng nhiều dung lượng hơn, hoặc gia hạn
thời gian bảo hành. Điều này là hoàn toàn hợp lý, khách hàng sẽ
không nghi ngờ gì về sự chào thêm hàng của bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 188 −
2. Dựa vào các vấn đề của khách hàng
Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng và nghĩ về những vấn đề
hoặc giới hạn họ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng sản
phẩm vừa mua từ bạn. Từ đó hãy tạo ra một up-sell để giải quyết
các vấn đề đó.
3. Đơn giản hóa cuộc sống của khách hàng
Thông thường những đề nghị giúp làm đơn giản hóa cuộc sống
của khách hàng dễ được chấp nhận. Nếu bạn bán phần mềm, có
lẽ bạn nên đề nghị chương trình đào tạo 3 tháng "khởi động và
vận hành", hỗ trợ qua điện thoại 24/7, để giúp họ làm quen với
sản phẩm.
Cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng có thể trở thành một up-
sell tốt. Chẳng hạn, nếu bạn đang bán một sản phẩm liên quan
đến nghệ thuật tiếp thị qua bài viết (article marketing), bạn có thể
đưa ra dịch vụ viết bài thuê.
Thậm chí nếu bạn không muốn tự mình làm điều này, có thể xem
xét việc hợp tác với những người có khả năng.
Down-sell
Nếu khách hàng từ chối lời đề nghị up-sell, bạn nên để chế độ tự
động chuyển họ đến trang down-sell.
Có thể họ không mua up-sell là vì nó quá đắt đối với họ. Bạn biết
rằng lời đề nghị vẫn được quan tâm, bởi mức độ hứng thú của khách
hàng đã được chứng minh ở những giai đoạn trước.
Bằng cách đưa ra một đề nghị tương tự, nhưng với mức giá thấp hơn,
bạn có thể làm tăng doanh số của mình. Để làm điều này, bạn có thể
bỏ bớt một vài tính năng hoặc quà tặng, cung cấp một phiên bản kỹ
thuật số hoặc đề ra kế hoạch bán hàng trả góp. Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 189 −
Một down-sell luôn phải rẻ hơn những lời chào mời trước, thường
chỉ khoảng nửa mức giá của món hàng ban đầu.
Trang cảm ơn
Nói theo cách đơn giản, trang cảm ơn là nơi bạn xác nhận đơn hàng
và cung cấp các liên kết tải xuống các sản phẩm kỹ thuật số của mình.
Bạn cũng nên giải thích rõ cho khách hàng về những email họ sẽ
nhận được, hoặc các hướng dẫn tải và cài đặt, thông tin đăng nhập
thành viên...
Nếu bạn bán một sản phẩm vật chất, hãy đảm bảo với khách rằng
sản phẩm sẽ được vận chuyển ngay, cùng thời gian cụ thể. Hãy liệt
kê lại những thao tác vừa được thực hiện, cũng như những thao tác
tiếp theo – điều này sẽ giúp họ an tâm hơn.
Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội cuối cùng này để kiếm thêm lợi
nhuận. Đây là nơi lý tưởng để cung cấp liên kết đến những website
liên quan hoặc sản phẩm khác của bạn, hoặc những đề nghị liên
quan tới việc cộng tác.
Để đề phòng việc tốn thêm chi phí nảy sinh qua giao dịch bằng thẻ
tín dụng, hãy cho họ biết số tiền sẽ phải thanh toán trong hóa đơn
tín dụng của họ.
5 yếu tố nhất thiết phải có trên trang cảm ơn
Hãy đảm bảo rằng trang cảm ơn của bạn có đủ 5 yếu tố sau.
1. Lời cảm ơn khách hàng
Mặc dù đây được gọi là trang cảm ơn, rất nhiều doanh nghiệp trực
tuyến quên mất cử chỉ đẹp này. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 190 −
Hãy nhớ rằng khách hàng vừa quyết định mua sản phẩm từ bạn,
do đó hãy cảm ơn họ và xưng hô với họ bằng tên (một đoạn mã
đơn giản hoàn toàn có thể làm được việc này).
2. Bố cục rõ ràng
Bạn cần phải cấu trúc trang cảm ơn của bạn theo cách mà người
đọc có thể lướt qua và dễ dàng tìm thấy thông tin họ cần. Cấu
trúc của trang cần rõ ràng, phần nội dung càng ngắn càng tốt.
3. Sự nhất quán trong thương hiệu
Thương hiệu website của bạn (bao gồm logo và các đồ họa) phải
nhất quán từ đầu đến cuối. Điều này giúp khách hàng biết được
rằng họ vẫn ở trên trang của bạn.
Tránh sử dụng những mẫu trang cảm ơn làm sẵn.
Khách hàng sẽ rất bối rối khi họ bị chuyển đến một website trông
khác hoàn toàn với website của bạn, hay thậm chí không mang
tên miền của bạn.
4. Mục hỏi đáp (FAQs)
Hãy dự đoán những câu hỏi và bức xúc mà khách hàng thường có,
và liệt kê chúng trong mục hỏi đáp. Một số khách hàng có thể cần
thêm sự trợ giúp. Hãy cung cấp cho họ một liên kết đến bộ phận
hỗ trợ của bạn, hoặc chuyển tiếp họ đến chức năng trò chuyện
trực tuyến (nếu có).
5. Sự xác nhận
Như đã giải thích, hãy chắc chắn rằng bạn xác nhận đơn hàng của
khách và cung cấp mọi thông tin họ cần hoặc muốn. Điều này
nghe có vẻ tất yếu nhưng rất nhiều người lại quên mất nó. Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 191 −
5 cách tối đa hóa lợi nhuận thông qua trang cảm ơn
Rất nhiều chủ doanh nghiệp đã lãng quên và phớt lờ trang cảm ơn.
Chỉ cần một chút nỗ lực để hoàn thiện trang này sẽ dễ dàng đem lại
cho bạn thêm một phần doanh thu.
Khách hàng vừa mới mua sản phẩm từ bạn – họ sẽ cởi mở hơn với
những lời đề nghị của bạn.
Dưới đây là 5 cách để tối đa hóa lợi nhuận thông qua trang cảm ơn.
1. Chào bán các sản phẩm liên quan
Hãy học theo cách của Amazon. Sau khi mua bất cứ thứ gì từ
trang này, bạn sẽ nhận được lời chào hàng của ít nhất 20 sản
phẩm tương tự. Mấu chốt của vấn đề nằm ở tính liên quan giữa
các sản phẩm.
Nếu bạn có một thị trường ngách cụ thể, bạn có thể đưa ra nhiều
sản phẩm, tuy không liên quan trực tiếp đến sản phẩm chính,
nhưng vẫn có khả năng được khách hàng quan tâm. Đây là thời
điểm hoàn hảo để cho khách hàng biết những sản phẩm khác mà
bạn có.
Nếu bạn không thể tự cung cấp, bạn có thể cộng tác với Amazon và
chèn một plugin hiển thị các sản phẩm liên quan từ trang của họ.
2. Giới thiệu cho bạn bè
Khách hàng vừa mới mua sản phẩm từ bạn. Và có thể họ muốn
chia sẻ thông tin về món hàng này với những người bạn của mình.
Hãy tạo điều kiện cho họ bằng cách bổ sung một mẫu chia sẻ
(tell-a-friend box). Sự truyền miệng chính là một công cụ tiếp thị
tuyệt vời, đặc biệt khi nó đến từ nguồn đáng tin cậy.
Tuy nhiên, đừng hy vọng ai đó tiếp thị không công cho bạn. Hãy
tặng họ một món quà để cảm ơn sự nỗ lực của họ. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 192 −
3. Hộp thư góp ý
Biết được khách hàng thực sự nghĩ gì là một lợi thế của bạn. Hãy
đưa vào một hộp thư góp ý, nơi họ có thể nói lên những điều họ
thích cũng như không thích về trải nghiệm mua hàng từ bạn.
Bạn có thể triển khai các đề xuất của họ, nâng cao trải nghiệm
mua sắm cho những khách hàng khác trong tương lai.
4. Giới thiệu những nguồn khác
Đây là nơi bạn có thể giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của những
người khác (mà bạn đang cộng tác cùng họ).
Để làm bớt đi giọng điệu chào hàng, bạn có thể đơn thuần liệt kê
những nguồn mà bạn đề xuất. Và thay vì sử dụng nút Mua Ngay
một cách sỗ sàng, hãy thế bằng một liên kết với nội dung "Bấm
vào để biết thêm thông tin."
5. Danh sách "khách hàng thân thiết"
Hãy mời khách hàng của bạn đăng ký vào danh sách "khách hàng
thân thiết", và cho họ biết rằng họ sẽ là những người đầu tiên
nhận được thông tin về sản phẩm mới của bạn.
Để tăng sức hút cho lời đề nghị này, bạn có thể hứa giảm giá 20%
cho lần mua tiếp theo của họ.
Danh sách này rất hiệu quả để bạn áp dụng việc kiểm tra chào
hàng những sản phẩm mới. Nếu bạn không thể thuyết phục được
những khách hàng này, các nguồn khách hàng khác cũng sẽ có kết
quả tương tự.
Xây dựng danh sách thành viên
Hãy lập nên một danh sách với thông tin chi tiết của những khách
hàng mua sản phẩm từ bạn. Một số lý do để thực hiện thao tác này: Nghệ thuật tâm lý của quy trình bán hàng
− 193 −
Trước hết, bạn có thể email cho họ trong tương lai, và mức độ phản
hồi của họ sẽ rất cao. Thứ hai, bạn có thể giải quyết những yêu cầu
gửi lại các đýờng dẫn để tải xuống sản phẩm của bạn (vài người có
thể không nhận được đường dẫn, hoặc làm mất nó).
Ngoài ra, nếu có danh sách khách hàng, bạn có thể gửi họ những
thông báo về việc cập nhật, yêu cầu phản hồi về chất lượng sản phẩm,
hay những ưu đãi cho việc giới thiệu thêm những khách hàng mới.
Bạn cần phải cập nhật danh sách này liên tục, chẳng hạn thêm vào
những người vừa mua hàng, hoặc loại ra những người yêu cầu
hoàn tiền.
Một số hệ thống có thể dễ dàng làm việc này (hầu hết đều tích hợp
nhiều giải pháp, như FusionHQ), tuy rằng phần lớn việc lọc tên
những người trả hàng bạn sẽ phải tự làm.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 194 −
Các bước hành động
Thiết kế quy trình bán hàng của bạn.
Hãy bắt đầu trên giấy và phác họa ít nhất 5-10 quy trình
khác nhau. Nghĩ về bất kỳ up-sells hay down-sells nào bạn
muốn đưa vào, cửa sổ quảng cáo hay sản phẩm ở giai đoạn
đáy phễu. Bạn có thể thử với nhiều chọn lựa để khiến não
thực sự hoạt động.
Nhìn lại những gì bạn có và quyết định sẽ sử dụng quy trình nào.
Theo đó điều chỉnh lại kế hoạch phát triển sản phẩm. Bạn có
thể phải thêm vài sản phẩm để khớp với bản phác họa, hay đa
dạng hóa ý tưởng sản phẩm gốc để dùng cho down-sell.
Nếu bạn đang thuê một lập trình viên, hãy vạch ra quy trình rõ
ràng cùng với các mức giá mong muốn cho mỗi trang, mẫu đơn
đăng ký và hệ thống trả lời thư tự động để kết nối với khách
hàng, cũng như bất kỳ thông tin nào liên quan đến mẫu thiết
kế cho từng bước của quy trình.
Tôi đề nghị bạn dùng những thứ tương tự như
www.dlwmmm.com/msviso để tạo một bản PDF rõ ràng giúp lập
trình viên của bạn có thể hiểu được (khả năng mắc lỗi có thể xảy ra
nhiều hơn bạn nghĩ, cho nên hãy rõ ràng hết sức có thể).
Nếu bạn đang sử dụng FusionHQ, rất đơn giản hãy tạo chu trình
bán hàng bằng chương trình thiết kế phễu bán hàng "kéo và thả".
Các đoạn mã đã được viết sẵn nên bạn sẽ không lo tốn thời gian
hay không hiểu cách làm. Nghệ thuật email marketing
− 195 −
Chương 11
Nghệ Thuật Email Marketing
"Doanh số không phải là một thứ bạn phải theo đuổi, nó sẽ đến một cách tự
nhiên khi bạn say mê phục vụ khách hàng của mình."
⎯ Vô danh LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 196 −
Có thể bạn đã nghe rất nhiều lần rằng danh sách khách
hàng là thứ hái ra tiền.
Điều này hoàn toàn đúng. Nếu danh sách của bạn đúng đối tượng
mục tiêu và bạn có một mối quan hệ tốt với khách hàng, danh sách
của bạn có thể là một cỗ máy in tiền.
Sở hữu một danh sách khách hàng mang lại rất nhiều lợi ích. Dưới
đây là 4 lý do.
4 lý do vì sao bạn cần email marketing
1. Xây dựng danh tiếng
Khách hàng sẽ khó nhớ về bạn khi bạn không có một danh sách
những thông tin của họ.
Với một danh sách, bạn có thể gửi tin tức, cập nhật và những
thông tin miễn phí thường xuyên cho họ. Điều này không chỉ giúp
họ nhớ về sự tồn tại của bạn, mà còn giúp bạn xây dựng uy tín.
Một lợi ích khác là mọi người sẽ chia sẻ thông tin này với bạn bè
của họ (với điều kiện là nó hữu ích). Điều này sẽ giúp bạn xây
dựng tiếng tăm xa hơn nữa, và là một trong những phương thức
quảng cáo miễn phí tốt nhất.
2. Một công cụ mạnh mẽ để giới thiệu sản phẩm mới ngay
lập tức
Một email gửi đi sẽ dễ dàng giúp bạn dẫn dắt lượng truy cập.
Bạn có thể chọn thời gian và địa điểm mà bạn muốn mọi người
ghé đến.
Bên cạnh những sản phẩm của mình, bạn cũng có thể giới thiệu
cho khách hàng sản phẩm của những người khác. Nghệ thuật email marketing
− 197 −
Khi bạn là cộng tác viên của một ai đó, tất cả những gì bạn phải
làm là chèn đường dẫn cộng tác viên của mình vào và gửi email
cho danh sách khách hàng nói lên cảm nhận của bạn về sản phẩm
đó. Cách này sẽ đem lại lợi nhuận nhanh chóng cho bạn.
Bạn phải cẩn trọng với những sản phẩm mình giới thiệu. Nếu bạn
giới thiệu những sản phẩm kém chất lượng, dù bạn có thể mau
chóng kiếm được một món tiền nhỏ, nhưng nó sẽ gây bất lợi cho
bạn về lâu dài. Khách hàng sẽ đánh mất niềm tin vào bạn, và danh
tiếng của bạn sẽ bị hủy hoại chỉ trong chớp mắt.
3. Những người khác sẽ quảng cáo cho bạn
Nếu bạn không có một danh sách email, những người sở hữu sản
phẩm khác trong thị trường ngách liên quan sẽ khó lòng quảng bá
cho bạn.
Đó là bởi vì, khi họ quảng bá cho bạn, họ cũng mong đợi ở bạn
điều tương tự.
Nhưng hãy cẩn thận, đừng để mắc bẫy. Như tôi đã đề cập ở phần
trước, bạn không nên quảng bá cho những sản phẩm kém chất
lượng.
Tôi từng thấy nhiều người đánh mất quan hệ với khách hàng của
họ bởi kiểu trao đổi này. Khi vừa khởi nghiệp, bạn sẽ rất dễ bị hấp
dẫn bởi những lời đề nghị quảng bá từ những người khác.
4. Kiểm tra
Nếu bạn không có những dữ liệu đã được kiểm tra thì việc tìm
một đối tác kinh doanh để quảng bá sản phẩm sẽ gặp khó khăn.
Bạn có thể vượt qua điều này bằng cách thực hiện các cuộc thử
nghiệm với danh sách email sẵn có của mình. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 198 −
Chỉ cần gửi cho họ một email dẫn đến một website đẵ được cài
đặt sẵn bài kiểm tra phân tách (split test) để tiến hành thu thập
dữ liệu.
Khi danh sách của bạn đủ lớn, bạn có thể chia nhỏ ra thành nhiều
phần để thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau.
Làm thế nào để xây dựng một danh sách email
Đầu tiên bạn cần đăng ký một dịch vụ gửi email tự động
(autoresponder). Tôi đề nghị một trong những địa chỉ sau:
www.dlwmmm.com/aweber, GetResponse, iContact và FusionHQ.
Chúng sẽ cho phép bạn thu thập các địa chỉ email và sau đó chăm
sóc họ với một hệ thống gửi email tự động đã được cài đặt từ trước,
hoặc bạn có thể tự gửi nếu muốn.
Sau đó, bạn cần xây dựng một trang thu thập thông tin (squeeze
page). Trang này chỉ có một mục đích duy nhất: Thuyết phục người
dùng cung cấp địa chỉ email cho bạn. Chỉ vậy thôi.
Để làm được việc này, bạn phải dùng cách nào đó để lôi cuốn họ.
Bạn phải tặng họ một thứ gì đó đủ giá trị để họ vui lòng đổi lại địa
chỉ email của mình.
Đó có thể là một đoạn phim, ebook hoặc báo cáo miễn phí. "Quà hối
lộ" của bạn không cần phải quá màu mè. Thông thường thứ đơn giản
nhất lại có sức thuyết phục nhất.
Cách dễ nhất để thuyết phục người dùng đăng ký thông tin
(opt-in) là khơi gợi sự tò mò của họ. Hãy nói rằng bạn có những
thông tin bổ ích muốn chia sẻ cùng họ. Tạo sự lôi cuốn khi đề cập
đến những thông tin này khiến họ phải thắc mắc về nó.
Có rất nhiều tranh cãi xung quanh việc thu thập hoặc không thu
thập thông tin về tên khách hàng, bên cạnh địa chỉ email của họ. Nghệ thuật email marketing
− 199 −
Theo những gì tôi quan sát, khi chỉ yêu cầu địa chỉ email, bạn sẽ có
một danh sách lớn hơn.
Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm cho thấy khi bạn xưng hô với khách
hàng bằng tên trong email, khả năng họ bị thuyết phục sẽ cao hơn.
Bạn sẽ không làm được việc này nếu bạn không biết thông tin về tên
của họ.
Ngoài ra, cũng có giả thuyết rằng nếu một ai đó không sẵn sàng cung
cấp tên của họ, sẽ không dễ gì khiến họ nhập thông tin thẻ tín dụng khi
bạn chào hàng. Do đó, cá nhân tôi luôn thu thập tên của khách hàng.
Tại sao xây dựng mối quan hệ với danh sách khách hàng giúp bạn kiếm
nhiều tiền hơn?
Lượng truy cập đồng nghĩa với tiền. (Hay nói cách khác, không có
lượng truy cập, bạn sẽ không có tiền.)
Mối quan hệ với những người trong danh sách khách hàng của
bạn càng tốt chừng nào, khả năng họ đọc email bạn gửi càng lớn
chừng ấy.
Và khi càng nhiều người đọc email của bạn, website của bạn sẽ có
càng nhiều khách ghé thăm (và mua hàng).
Khi bạn giới thiệu sản phẩm của một ai khác, nhiều người cũng sẽ
sẵn lòng nghe theo đề nghị này nếu họ thích và tin tưởng bạn.
Ngay cả nếu bạn cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ truyền thống,
bạn vẫn có thể tận dụng điều này. Một nhà hàng có thể gửi email cho
thực khách của họ thông báo về chương trình giảm giá 25% tối hôm
đó, cũng như miễn phí bữa tối cho khách hàng ghé đến đầu tiên.
Loại hình khuyến mãi này có thể được tùy nghi sử dụng để gia tăng
lượng người ghé thăm trong một buổi tối vắng khách. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 200 −
3 bí quyết tăng cường mối quan hệ của bạn với khách hàng
Email đầu tiên bạn gửi đến khách hàng tiềm năng sẽ thiết lập nền
tảng cho mối quan hệ về sau.
Một khi ai đó đã đăng ký thông tin, bạn phải đảm bảo hệ thống trả
lời thu tự động (autoresponder) sẽ gửi ngay cho họ một email
chào mừng.
Email này cần ngắn gọn và thể hiện sự ân cần. Không ai muốn đọc
một bức thư dài và nhàm chán cả.
Mục đích của email đầu tiên là khiến khách hàng nhớ về bạn. Bạn có
thể thực hiện được điều này bằng cách tạo sự thân mật với từng
người. Một bí quyết cho bạn: hãy gửi cho họ đường liên kết đến một
đoạn phim do bạn quay, kể chuyện về chính bản thân bạn.
Bạn cũng nên gửi kèm miễn phí một thứ gì đó có giá trị. Việc này sẽ
gây cảm xúc mạnh hơn, cũng như tạo một động lực tốt hơn để họ
xem đoạn phim.
Cá nhân bạn càng kết nối với danh sách khách hàng mạnh bao nhiêu
thì tỷ lệ hồi đáp của họ trong tương lai càng cao bấy nhiêu.
Điều quan trọng là bạn phải đến với họ như một con người bằng
xương bằng thịt, chứ không phải một nhân viên tiếp thị khôn khéo.
Dưới đây là 3 bí quyết để thu phục lòng yêu mến của khách hàng.
1. Tạo sự khác biệt
Khi bạn khác biệt, bạn sẽ được nhớ đến. Điều này không có nghĩa
là bạn phải cố tạo ra một tính cách lập dị.
Bạn chỉ cần đơn giản là chính mình. Hãy đến bằng sự chân thành.
Nếu bạn hòa lẫn với nhiều người khác vì không tạo được sự khác
biệt, bạn sẽ bị quên lãng. Nghệ thuật email marketing
− 201 −
Những email bạn gửi phải mang tính cá nhân, và phải đến từ bạn.
Đừng bao giờ gửi đi những nội dung viết sẵn (ví dụ, nội dung
quảng cáo của những nhân viên tiếp thị khác gửi cho bạn). Bạn có
thể mượn ý tưởng, nhưng cách diễn giải trong email phải là của
chính bạn.
Đừng lo lắng nếu bạn không phải là một siêu sao viết quảng cáo.
Hãy viết như thể bạn đang viết cho một người bạn. Nói những
điều bạn muốn nói. Sự chân thật sẽ khiến bạn được tôn trọng.
2. Đừng chào bán bất cứ thứ gì trong những email đầu tiên
Sau khi ai đó đăng ký thông tin để nhận món quà miễn phí mà
bạn đã hứa, họ sẽ trở thành một khách hàng tiềm năng mới.
Đừng chào hàng họ ngay lập tức. Hoặc nếu có, hãy tỏ ra tế nhị,
tiếp cận theo kiểu "giới thiệu cho bạn những thứ khác tôi có."
Những email đầu tiên bạn gửi sẽ quyết định các giao dịch trong
tương lai giữa đôi bên. Nếu bạn đối đãi tốt với họ ngay từ đầu, họ
sẽ trở thành những khách hàng thân thiết về sau.
Không có một con số xác định những email bạn nên gửi trước khi
bắt đầu chào hàng. Nhưng bạn càng gửi nhiều thông tin miễn phí
và giá trị thì lòng tin nơi khách hàng càng cao.
Ngay cả khi bạn đang chào bán một sản phẩm, hãy cố gắng thể
hiện như một dạng chia sẻ thông tin (giống như informercials -
hình thức quảng cáo theo kiểu tự giới thiệu trên tivi).
Như một tiêu chuẩn, hãy đợi cho đến email thứ 3 hoặc thậm chí
thứ 5 để bắt đầu giới thiệu sản phẩm của bạn. Với những email
sau, bạn cũng nên cung cấp 2/3 nội dung là những thông tin giá
trị mà không bán bất cứ thứ gì cả. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 202 −
Bạn luôn có thể lên kế hoạch trước. Hãy dùng những thông tin
trong các email bạn gửi để dẫn dắt họ đến sản phẩm hoặc chương
trình ưu đãi tiếp theo của bạn.
Nên nhớ rằng, với một chiến lược marketing tốt, bạn sẽ không
nhất thiết phải chào hàng.
3. Phân biệt danh sách khách hàng của bạn
Xếp những người mua hàng từ bạn vào một danh sách riêng biệt,
và dành thời gian để xây dựng mối quan hệ mật thiết với họ. Hãy
làm cho họ cảm thấy đặc biệt. Quả thật là họ rất đặc biệt, và họ
cần biết điều đó.
Phần lớn doanh thu bán hàng của bạn đến từ một số lượng nhỏ
những người như thế này. Và việc bán cho một ai đó đã mua hàng
từ bạn thì dễ dàng hơn nhiều so với những người chưa từng mua.
Vì thế, hãy chăm sóc và đối xử với những khách hàng của bạn
bằng sự tôn trọng. Hãy thật sự lắng nghe xem họ cần gì.
Họ là những khách hàng giá trị nhất của bạn, và bạn chỉ nên liên
lạc với họ khi thật cần thiết. Nếu bạn phải soạn những email hợp
tác với một ai đó (bạn quảng cáo sản phẩm cho họ và ngược lại),
đừng gửi cho nhóm khách hàng này. Chỉ khi những ưu đãi của
bạn thực sự xuất sắc và có giá trị lớn thì mới nên email cho họ.
2 cách nhanh chóng để gia tăng lượng truy cập cho trang thu thập
thông tin của bạn
Bạn càng thu hút nhiều lượng truy cập vào trang thu thập thông tin
của mình, bạn càng kéo được nhiều người vào phễu bán hàng; do đó,
bạn cũng kiếm được nhiều tiền hơn.
Đây là hai cách nhanh chóng để gia tăng lượt truy cập vào trang thu
thập thông tin của bạn. Nghệ thuật email marketing
− 203 −
1. Cộng tác viên
Nếu bạn chỉ có một trang thu thập thông tin và ngoài ra không
còn gì khác nữa, những cộng tác viên bình thường cũng sẽ không
nhiệt tình gửi lượng truy cập đến trang của bạn bởi vì họ không
được hưởng lợi gì cả.
Nhưng khi bạn có một OTO (ưu đãi một lần - là thứ giá trị và liên
quan đến việc up-sell cho một trong những sản phẩm hoặc dịch
vụ của bạn) và có thể chi hoa hồng cho những cộng tác viên gửi
khách hàng đến trang thu thập thông tin của bạn, họ sẽ vui lòng
quảng cáo cho bạn.
Từ trang OTO và chỉ cần quảng cáo qua hình thức cộng tác viên,
bạn rất có tiềm năng xây dựng một danh sách khách hàng chất
lượng cao (và bán được hàng sau đó).
2. Email và Ad Swaps (Trao đổi quảng cáo )
Ad Swaps là hình thức trao đổi quảng cáo giữa 2 người với nhau.
Người này sẽ gửi email cho danh sách của mình để giới thiệu và
chèn đường dẫn đến trang thu thập thông tin của người kia và
ngược lại.
Hãy gõ thị trường ngách của bạn vào Google và tìm kiếm những
website để xem những chủ website nào cũng đang cố gắng xây
dựng một danh sách email khách hàng. Bạn sẽ thấy hộp thu thập
thông tin tương tự ở website của họ.
Hãy liên hệ với chủ website và giải thích rằng, bạn cũng có một cơ
sở dữ liệu khách hàng tiềm năng giống như vậy (vì sản phẩm của
bạn liên quan) và hỏi họ có quan tâm đến việc gửi danh sách
khách hàng đến trang thu thập thông tin của bạn hay không. Bạn
cũng sẽ giúp họ ngược lại như vậy. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 204 −
Khi bạn có một danh sách khách hàng nhỏ, bạn có thể tăng số
lượng lên một cách nhanh chóng bằng việc thực hiện trao đổi
quảng cáo. Bạn đồng ý gửi danh sách khách hàng của mình đến
trang thu thập thông tin của một ai đó, và họ sẽ làm tương tự
như vậy.
Bạn có thể đánh mất một số người đăng ký trong quá trình này,
bởi vì bạn đang yêu cầu họ đăng ký thông tin vào danh sách của
một người khác. Nhưng nếu bạn làm đúng, bạn sẽ gửi cho họ nội
dung miễn phí, vì thế phần lớn trong danh sách của bạn sẽ được
lợi và không cảm thấy phiền lòng vì điều này.
Đây là một cách hay và ít tốn kém để bắt đầu. Nhưng bạn đừng kỳ
vọng những người có danh sách khách hàng lớn sẽ làm việc này,
và chắc chắn sẽ không ai hợp tác nếu bạn không có trong tay danh
sách khách hàng nào cả.
Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ và xây dựng lên.
Chúng tôi sẽ dành một chương của cuốn sách này (chương 15)
để hướng dẫn bạn cách thu hút lượng truy cập. Mặc dù việc
hướng khách hàng đến website là một trong những thứ quan
trọng nhất bạn có thể làm, đây cũng chính là giai đoạn mà hầu hết
mọi người từ bỏ.
Ví dụ trang thu thập thông tin (đạt tỷ lệ thu hút khách hàng 55%)
Tỷ lệ thu hút khách hàng đáng kể đối với một trang thu thập thông tin
là từ 15-20%. Nhưng www.dlwmmm.com/TheRealTrafficSecret.com
là một ví dụ của trang thu thập thông tin đạt tỷ lệ thu hút khách hàng
với mức 55% (George Brown sở hữu website này).
Sở dĩ trang thu thập thông tin này mang lại kết quả cao như thế vì
chín lý do chủ yếu sau, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn. Nghệ thuật email marketing
− 205 −
1. Mang đến cho người xem lợi ích cao
Trang thu thập thông tin của George hướng đến những người làm
tiếp thị trực tuyến muốn gia tăng lượng truy cập ghé thăm website
của họ.
Lợi ích của một video miễn phí được trình bày rất rõ ràng và có
giá trị cao đối với thị trường này.
2. Tự nhiên
Mọi thứ về trang thu thập thông tin của George đều thoải mái –
từ quần áo anh mặc, cho đến tiêu đề cũng chỉ được thiết kế bằng
Microsoft Word.
George có thể dễ dàng thiết kế đồ họa chuyên nghiệp và cải thiện
ngoại hình của mình, nhưng anh cố tình không làm vậy.
Điều này tạo nên một không khí tự nhiên và chân thật. Đối với
những ai xem video sau khi đăng ký thông tin, họ sẽ hợp tác với
George vì họ cảm nhận được sự kết nối với một "người thật sự".
Khi họ giảm bớt sự đề phòng thì niềm tin sẽ tăng lên.
Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với cách tiếp cận này. Quá tự nhiên
có thể dẫn đến không chuyên nghiệp và thiếu chỉn chu. Điều này
có thể giảm niềm tin và giảm tỷ lệ thu hút khách hàng.
Một điểm khác nữa cần cân nhắc là mức giá sản phẩm mà bạn dự
định sẽ bán. Đa số những sản phẩm của George dao động ở mức
77 đô-la. Nếu mức giá khởi điểm của anh ấy từ 1.000 đô-la trở lên,
khả năng là anh ấy sẽ cần phải gia tăng chất lượng bài thuyết trình
của mình.
3. Tính tò mò và logic
Bản chất tự nhiên của con người là tò mò và say mê tìm hiểu một
điều gì đó mà họ quan tâm. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 206 −
George tò mò khi anh hứa tiết lộ một kỹ thuật giúp tăng lượng
truy cập mạnh mẽ mà hầu như mọi người đều không biết tới.
Mọi người băn khoăn không biết đó là kỹ thuật gì và cách duy
nhất để có câu trả lời chính là đăng ký thông tin để truy cập.
Bạn cũng phải có thứ gì đó hấp dẫn trong trang thu thập thông tin
của mình khiến cho mọi người tò mò đến nỗi họ không thể đợi để
tìm ra câu trả lời.
George cũng đánh vào những lý luận logic của mọi người khi nói
rằng họ có thể hưởng lợi ích như thế nào qua việc sử dụng thông
tin sắp được tiết lộ.
Trên trang thu thập thông tin của mình, bạn cũng phải cho mọi
người biết những thông tin mà bạn sắp chia sẻ có thể mang lại lợi
ích ngay lập tức cho họ như thế nào.
4. Lợi ích dễ tiếp cận
Trên trang thu thập thông tin của George, điều mà tất cả mọi
người phải làm là điền tên và địa chỉ email, sau đó họ có thể xem
video của anh ấy.
Họ không phải xác nhận thông tin sau khi đăng ký hoặc đọc một
bản tin dài dòng.
Điều mà tất cả mọi người phải làm là chỉ cần xem một video. Việc
này dễ dàng đối với nhiều người. Nó vừa không tốn thời gian, vừa
không khó khăn.
Hãy chắc chắn rằng lợi ích của bạn phải thật hấp dẫn, và dễ dàng
hết sức có thể để làm cho mọi người hứng thú đăng ký thông tin
và được nhận lợi ích từ bạn.
Nghệ thuật email marketing
− 207 −
5. Bằng chứng/Sự tin cậy
Trong video trên trang thu thập thông tin của mình, George
đưa ra bằng chứng. George chỉ ra các kết quả thật sự được
mang lại do kỹ thuật tạo lưu lượng truy cập mà anh sắp tiết lộ
trong video tiếp theo.
Nếu bạn không có bất kỳ bằng chứng nào để đưa lên trên trang
thu thập thông tin của mình, điều đó không sao cả. Nhưng nếu
bạn có, hãy đưa chúng ra.
Nếu không, hãy cân nhắc việc sử dụng lời cảm nhận từ những
khách hàng hiện tại hoặc các chuyên gia trong thị trường ngách
của bạn.
6. Tiêu đề
Mục đích của một tiêu đề là gây sự chú ý của khách hàng tiềm
năng và hứa mang lại cho họ một lợi ích.
George sử dụng sự tò mò trong tiêu đề của ông ấy để thu hút
khách hàng.
Anh ấy cũng ngay tức khắc làm tăng thêm tính tò mò khi bỏ đi
những quan điểm thông thường về các phương pháp thu hút
lượng truy cập, bằng cách nói "Nó không liên quan gì đến SEO
(Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm), Pay Per Click (Trả tiền cho mỗi
lần nhấp chuột) hay Cộng tác viên nào cả".
7. Hướng dẫn qua thị giác
Mục đích của trang thu thập thông tin là khuyến khích mọi người
để lại tên và địa chỉ email của họ.
Vì thế cách trình bày trong trang thu thập thông tin của bạn phải
hướng mọi người thực hiện chính xác điều đó. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 208 −
Trang thu thập thông tin của George là một ví dụ tuyệt vời về việc
không có bất kỳ yếu tố nào gây ra sự xao lãng. Anh ấy sử dụng một
cách trình bày rõ ràng với một mũi tên lớn hướng dẫn mọi người
đến nơi mà anh ấy muốn.
Marketing kết hợp cả hai kỹ thuật tiềm thức, giác quan và mũi tên
là một ví dụ điển hình của điều này.
Nếu bạn để khách hàng ghé thăm website và sau đó họ không biết
mình sẽ làm gì tiếp theo, bạn sẽ để mất họ. Hãy bắt đầu bằng tiêu
đề, sau đó dẫn đến video và cuối cùng là hộp đăng ký thông tin.
Điều này sẽ hiệu quả hơn nữa nếu bạn sử dụng phông nền
trắng hoàn toàn. Các kết quả thử nghiệm và kiểm tra cho thấy
nó thể hiện tốt hơn các phông nền khác (kể cả những thiết kế
đẹp mắt nhất).
8. Lời kêu gọi hành động rõ ràng
Bạn không thể đặt giả thiết rằng mọi người sẽ biết phải làm gì.
Bạn phải hướng dẫn rõ ràng điều mọi người cần làm và họ có thể
mong đợi điều gì một khi đã hoàn thành hành động mà bạn muốn
họ làm.
Trên trang thu thập thông tin của mình, anh ấy nhắc nhở mọi
người rằng cách duy nhất để xem video (mà sẽ tiết lộ bí mật thu
hút lượng truy cập), là đăng ký tên và địa chỉ email của họ.
Bạn phải thử nghiệm cụm từ hướng dẫn hành động nào hoạt
động tốt nhất trên trang thu thập thông tin của bạn. (Cụm từ
hướng dẫn hành động là những chữ trên nút mà mọi người bấm
vào sau khi đã điền tên và địa chỉ email của họ.)
George sử dụng "Xem Video Tiếp Theo". "Truy Cập Miễn Phí
Ngay Lập Tức" cũng đã chứng minh là hoạt động tốt. Nhưng có Nghệ thuật email marketing
− 209 −
thể có một cụm từ hướng dẫn hành động khác thu hút khách
hàng tốt hơn cho bạn. Câu trả lời chính là sự thử nghiệm.
9. Cam kết về sự bảo mật
Trên trang thu thập thông tin của George, anh đã làm một việc
rất tốt là cam kết bảo mật tất cả những thông tin mà khách hàng
cung cấp.
Không ai muốn bị spam bởi việc bạn chia sẻ thông tin của họ với
bất kỳ ai khác. Vì thế bạn phải đảm bảo với mọi người rằng bạn sẽ
không làm điều này.
Nghệ thuật viết email
Tiếp thị qua email bao gồm việc gửi những chuỗi email thường
xuyên (bằng cách sử dụng một hệ thống gửi thư tự động -
autoresponder) để khuyến khích khách hàng của bạn đầu tư vào sản
phẩm của bạn hay sản phẩm của ai đó.
Tuy nhiên thật không may nếu email của bạn gửi tới đúng địa chỉ
nhưng không ai đọc nó cả. Tỷ lệ mở email ngày nay đang ngày càng
thấp dần.
Khách hàng thường bị tấn công bởi những "bom" thư.
Bạn phải nhận thức được rằng khách hàng không chỉ nằm trong
danh sách của bạn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn hoạt động trong
lĩnh vực Internet Marketing, họ có thể cũng có mặt trong danh sách
của 20 nhà tiếp thị trực tuyến khác. Đó là lý do tại sao bạn cần đảm
bảo nội dung bạn gửi cho họ là duy nhất.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 210 −
Sử dụng hình ảnh cá nhân hay hình ảnh đại diện của công ty
Bạn hoặc công ty đều cần có một hình ảnh đại diện. Khách hàng của
bạn về cơ bản đang cố gắng mua một "phần của bạn" hoặc công ty,
mà không chỉ là sản phẩm của bạn.
Ví dụ: Coca Cola có một hình ảnh về tuổi trẻ, sự vui tươi và bạn
bè. Khi mọi người mua một lon Coca, về mặt tiềm thức, họ đang
mua hình ảnh của công ty (và hy vọng sau khi uống, họ sẽ tươi trẻ,
vui vẻ và được yêu mến hơn). Họ có thể chọn rất nhiều những
thức uống khác.
Về mặt này Apple cũng đã quảng bá hình ảnh rất tốt. Những sản
phẩm của Apple được nhìn nhận là chất lượng, phong cách và hợp
thời. Họ đã làm cho nó trở thành sự lựa chọn của một "nhà thiết kế".
Sự thật là, có nhiều điện thoại/máy vi tính/máy nghe nhạc MP3 tốt
hơn hẳn Apple, nhưng quyết định mua hàng của mọi người bị ảnh
hưởng nhiều bởi hình tượng mà họ muốn hướng tới.
(Tôi đang thực hiện bài viết bài viết này trên một MacBook. Tôi đã
cho con gái chiếc iPhone của mình vì tôi cần một thứ làm việc tốt
hơn là vẻ bề ngoài của nó – một phát biểu mà tôi biết nó sẽ gây ra
nhiều tranh cãi.)
Trước khi khách hàng mua sản phẩm hay dịch vụ, họ cần được bán
cho hình ảnh của bạn hay công ty bạn trước tiên.
Trong thế giới trực tuyến, mỗi nhà tiếp thị đều được nhìn nhận như
một "nhân vật" (trong nhiều trường hợp họ là những "ngôi sao").
Những "hình ảnh" này chính là lý do then chốt tại sao khách hàng
chọn mua.
Ví dụ, Frank Kern thong thả đóng vai một gã trai lướt ván bình
thường sống một lối sống miền biển. Đối tượng khán giả mà Frank Nghệ thuật email marketing
− 211 −
Kern thu hút thường mơ rằng họ sẽ không còn phải lo lắng về tiền
bạc nữa.
Và bạn (hay công ty của bạn), phải tạo ra một hình ảnh phù hợp
nhất với đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng tới.
Làm thế nào để nổi bật trong thị trường ngách của bạn (đây không phải
là USP)
USP - Unique Selling Point (Lợi thế Bán hàng Độc nhất) đã trở nên
lạc hậu.
Tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh bằng cách có một tính
năng hoặc lợi ích độc nhất đã không còn hiệu quả như trước. Điều
này không có ý nói rằng bạn không nên có một điểm khác biệt – mà
bạn nên có.
Tuy nhiên, nếu bạn không có một sản phẩm hoặc dịch vụ mang tính
cách mạng, thật khó để cạnh tranh chỉ dựa trên tính năng độc nhất
trong thị trường ngày nay.
Nhưng bạn vẫn có thể cạnh tranh nếu bạn thêm vào một yếu tố cảm
xúc cho sản phẩm của mình. Ngày nay bạn phải làm cho sản phẩm
hay dịch vụ của mình khác biệt trên khía cạnh cảm xúc.
Nếu bạn có thể sở hữu một cảm xúc riêng trong trải nghiệm của
khách hàng đối với bạn thì đó sẽ là cảm xúc gì?
Nó có phải là sự quyến rũ? Có phải là hòa bình? Đó có phải là cảm
giác mạo hiểm? Sự an toàn hay là uy tín?
Một khi bạn sở hữu một cảm xúc và khách hàng liên tưởng đến
bạn thông qua cảm xúc đó, những email của bạn sẽ có tác động
mạnh hơn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 212 −
Sự phi lý
Chúng ta thường bị thu hút bởi những điều khác thường. Những thứ
nổi bật thu hút sự chú ý của chúng ta – những điều phi lý đối với thói
thường hàng ngày.
Chúng ta biết môi trường của mình và mọi người thường được giả
định là sẽ hành động như thế nào. Vì thế khi một điều gì đó cực đoan
xảy ra, chúng ta tự động điều chỉnh cho phù hợp.
Nếu email của bạn giống với những người khác và đơn giản chỉ là
một trong 30 email từ "một nhà tiếp thị khác", khách hàng của bạn
sẽ lờ nó đi.
Tính phi lý có hiệu quả rất tốt đối với PPC, AdWords, Twitter và cả
tiếp thị truyền thống. Khi bạn có thể gây chú ý, tỷ lệ nhấp chuột sẽ
tăng lên một cách đáng kinh ngạc.
Ví dụ, một tiêu đề như "Lười biếng có lẽ là tiêu chuẩn quan trọng
nhất khi tìm một thợ sửa ống nước..." sẽ làm cho mọi người dừng
lại. Nó đối lập với trực giác. Sau đó bạn có thể tiếp tục giải thích rằng
lười biếng là lý do bạn đảm bảo công việc được làm thật tốt ngay
trong lần đầu tiên. Bạn quá lười không muốn quay lại và khắc phục
những thứ đáng lẽ phải được làm đúng cách ngay từ lần đầu tiên.
Rõ ràng trong ví dụ này nó sẽ là một tiêu đề mang giọng điệu đùa
vui. Tuy nhiên, bạn đang sử dụng tính phi lý để thu hút sự chú ý.
Làm thế nào để minh bạch với danh sách khách hàng
Những câu chuyện cá nhân, những lời cảm nhận từ người khác và sự
am hiểu mà bạn chia sẻ với khách hàng trong email phải tiết lộ con
người thật của bạn.
Nghệ thuật email marketing
− 213 −
Hãy viết một câu chuyện về chính bạn – những khó khăn, thử thách
và thành tựu của bạn.
Bạn càng tiết lộ chân thật và "minh bạch" về mình bao nhiêu, doanh
số bán hàng của bạn càng tăng bấy nhiêu.
Đối với khách hàng, bạn hãy tháo bỏ lớp ngụy trang và đừng ngại
phơi bày điểm yếu của mình.
Email có thể là một phương tiện truyền đạt rất nhạt nhẽo, nhưng khi
bạn bộc lộ bản thân với khách hàng, bạn có thể làm tăng sự thân
tình. Và một khi làm như thế, bạn có thể hướng khách hàng đến bất
kỳ nơi nào bạn muốn.
Hãy viết email như thể bạn đang viết cho một người bạn thân. Đừng
giữ lại điều gì và hãy viết từ trái tim của mình.
Khi bạn chia sẻ những câu chuyện về chính bạn, nó có thể khơi dậy
cảm xúc mạnh mẽ từ khách hàng. Nó có thể rất có ý nghĩa vì bạn đã
đồng cảm với họ.
Đây là thành công của Oprah và mọi chương trình trò chuyện hay
tạp chí lá cải. Mọi người quan tâm đến đời sống của người khác, và
họ muốn được nghe tất cả các chi tiết. Đối với trường hợp của
Oprah, tất cả sự chân thật và cởi mở của cô về những thăng trầm và
các khía cạnh u tối trong cuộc sống thật đã tạo nên hình ảnh cô ấy
như ngày nay.
Bạn sẽ nhận thấy bạn càng bộc lộ bản thân mình bao nhiêu thì sẽ
càng có nhiều khách hàng muốn theo bạn bấy nhiêu.
(Nếu khách hàng của bạn có ít thời gian chú ý, hoặc bạn không thích
viết những email dài dòng, bạn có thể đưa câu chuyện của mình vào
một video. Chỉ cần gửi họ một email ngắn gọn để dẫn họ đến đó.) LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 214 −
Bí mật đằng sau một chuỗi thư trả lời tự động
Bạn muốn thuyết phục khách hàng với một chuỗi thư trả lời tự động.
Để làm được điều này, bạn cần một chủ đề toàn diện – một cái gì đó
thật sự hấp dẫn.
Gửi một email chưa đủ. Nhưng khi bạn viết một chuỗi email bạn có
thêm nhiều thời gian để xây dựng lòng tin. Và khi lòng tin càng được
xây dựng, bạn càng có thêm nhiều doanh thu.
Vì vậy bạn có thể không ngừng gửi email cho khách hàng một
cách hợp pháp, thiết lập chuỗi thư trả lời tự động dưới hình thức
một khóa học trực tuyến ngắn hạn. Bạn có thể biến nó thành một
khóa gồm 5 phần, 7 phần hay 9 phần để bổ sung cho sản phẩm
bạn đang bán.
Trong mỗi email, hãy làm nổi bật ít nhất một lợi ích có giá trị; và
trong mỗi email, chào hàng sản phẩm bạn đang quảng cáo (vâng,
bạn được phép làm như vậy). Hãy cung cấp đường dẫn đến nơi mà
họ có thể đặt hàng sản phẩm.
Khi bạn gửi đi một loạt email, bạn có thêm thời gian (và lý do) để
xây dựng lòng tin. Bây giờ bạn đã có 5, 7 hoặc 9 cơ hội để bán sản
phẩm của mình.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khách hàng hứng thú nhất ở email thứ ba hay
thứ tư. Do đó hãy cung cấp những đường dẫn đến sản phẩm của bạn
xuyên suốt khóa học (mà không chỉ ở email cuối cùng).
Hãy nhớ rằng phải giữ cho email của bạn cũng mang tính đào tạo
nữa. Thậm chí nếu khách hàng không dự định mua sản phẩm, thì họ
vẫn tìm thấy giá trị trong email của bạn. Điều này sẽ giúp họ tiếp tục
đọc, xây dựng lòng tin và cuối cùng có thể dẫn tới việc mua hàng. Nghệ thuật email marketing
− 215 −
Thật khó để biết rằng "cái bẫy" hay phần thông tin nào bạn cho đi sẽ
thuyết phục được khách hàng. Đó là lý do tại sao khi bạn cung cấp 5,
7 hoặc 9 lợi ích, bạn có thể hấp dẫn và thu hút thêm được nhiều
khách hàng.
Bạn thường chèn URL ở đâu và bao nhiêu lần?
Bạn nên đặt đường dẫn URL ở đâu để đạt tỷ lệ thu hút khách hàng
tối đa? Và bạn nên chèn vào bao nhiêu lần?
Những nghiên cứu chỉ ra rằng nơi tốt nhất để chèn URL là ở ba vị
trí sau:
Một hay hai dòng đầu tiên trong email của bạn.
Trong phần nội dung của email.
Dòng tái bút
Chú ý: Việc chèn URL hơn 3 lần sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ thu
hút khách hàng nhưng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng gửi email
của bạn. Những công cụ lọc thư rác sẽ xóa email của bạn nếu có quá
nhiều đường dẫn trong một email.
Chữ ký của bạn
Hầu hết các nhà tiếp thị đều không khác biệt lắm trong chữ ký của
mình. Đừng chạy theo đám đông và ký tên bằng những cụm từ
thông thường như "Vì thành công của bạn" hay "Chúc bạn mọi điều
tốt đẹp nhất".
Những thứ này thật nhàm chán.
Hãy sử dụng tính phi lý làm lợi thế của mình và ký tên một cách độc
đáo.
Ví dụ như, chuyên gia viết quảng cáo Kenneth Yu sử dụng: LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 216 −
To Pulling Heartstrings and Pursestrings
Kenneth Yu
Trong khi chuyên gia Tellman Knudson để lại chữ ký:
SHABAMBO!
Tellman
Tuy nhiên, điều trước tiên là bạn cần phải chắc chắn rằng email của
mình được đọc...
7 bí quyết viết tiêu đề để gia tăng tỷ lệ đọc email của bạn.
1. Xì-căng-đan (Scandal)
Thật không may con người thường bị thu hút bởi những xì-căng-
đan, sự giết chóc và tính tiêu cực.
Hãy tận dụng bất kỳ vấn đề nào hiện tại và gắn vào những câu
chuyện "tin tức xấu" mới nhất với dòng chủ đề email của bạn.
2. (Sử dụng dấu ngoặc đơn)
Nhiều nhà tiếp thị không sử dụng dấu ngoặc đơn. Đặt dòng tiêu
đề trong dấu ngoặc đơn có vẻ như "trêu ngươi" và làm chúng ta
muốn đọc cái gì trong đó.
Nhiều tiêu đề trên trang www.dlwmmm.com/digg sử dụng dấu
ngoặc đơn. Hãy ghé thăm địa chỉ này để tham khảo các ý tưởng .
3. Trở nên khác thường
Khi bạn gửi những email thông thường theo một phong cách đặc
biệt, khách hàng của bạn sẽ trở nên quen thuộc với cách này.
Vì thế khi bạn làm điều gì đó khác biệt so với thường ngày, khách
hàng cùa bạn sẽ ngồi bật dậy và chú ý. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng Nghệ thuật email marketing
− 217 −
bạn đưa ra một lý do cho sự thay đổi phong cách đột ngột này,
hoặc nó sẽ chỉ phản tác dụng và phá vỡ mối quan hệ.
4. Hãy ngắn gọn
Nhiều nhà tiếp thị viết những dòng chủ đề trên email thường đi
theo công thức viết tiêu đề trong lá thư chào hàng. Khi mọi người
đều làm điều này, khách hàng của bạn sẽ đánh đồng mọi thứ như
nhau, hoặc chỉ khác biệt chút ít.
Tuy nhiên, khi bạn sử dụng những dòng chủ đề với một hoặc hai
từ ngắn gọn, điều này đưa khách hàng ra khỏi điều mà họ thường
được thấy. Hãy đánh thức khách hàng của bạn với những cụm từ
sắc bén, mạnh mẽ.
5. "Sự thật về ...."
Khi bạn sử dụng những dòng chủ đề "Sự thật về...", những dòng
này sẽ thu hút khách hàng rất tốt bởi nó gợi nên sự tò mò của
khách hàng. Họ muốn được biết và tìm hiểu câu chuyện bên
trong của một chủ đề cụ thể.
Ví dụ, bạn có thể đặt là "Sự thật về SEO ...", hoặc "Sự thật về
Liệu pháp Massage ...", hoặc "3 sự thật về việc cắt tỉa hoa
hồng..." Hãy thật cụ thể về thị trường ngách của bạn.
6. 2 đường tắt thú vị
Cám ơn Kenneth Yu vì đã tiết lộ nhiều bí quyết về việc viết những
dòng tiêu đề trong email, nhưng cụ thể đối với ý tưởng đơn giản
nhất này mà tôi từng thấy...
Hãy truy cập trang www.dlwmmm.com/crack. Website này có
những dòng chủ đề rất nổi bật. Hầu hết các bài viết của những
người này đều được đăng trên trang nhất của Digg. Những tiêu đề
của họ có tác động mạnh mẽ và khá điên rồ! LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 218 −
Hãy gõ từ khóa thị trường ngách của bạn trong thanh tìm kiếm để
có được những gợi ý tức thì. Khi sử dụng chúng trong email của
mình, bạn sẽ thấy một sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ mở email
của bạn.
Ghé thăm trang www.dlwmmm.com/digg bởi vì những tiêu đề
được viết ở đây có lẽ là có tác động mạnh nhất trên thế giới.
Gõ từ khóa thị trường ngách của bạn vào Digg. Một loạt những
tiêu đề thành công xung quanh lĩnh vực của bạn sẽ hiện ra. Hãy
nhớ rằng những bài viết thành công nhất sẽ có hơn 100 Digg.
(Những tiêu đề này có sức thu hút cộng đồng rất lớn và hiệu quả
bởi vì cộng đồng đã bỏ phiếu bầu chọn cho chúng.)
7. Hồi âm (Re)
Khi bạn đặt chữ "re" vào trước dòng tiêu đề, nó đánh lừa khách
hàng rằng bạn đang trả lời email mà họ đã viết cho bạn.
Mặc dù tỷ lệ mở email đối với những email kiểu này này cao,
nhưng đừng lúc nào cũng sử dụng chữ "re" này. Khách hàng có
thể sẽ rất bực mình khi biết bạn đánh lừa họ và từ chối mở những
email sau này của bạn.
Nghệ thuật email marketing
− 219 −
Các bước hành động
Bạn sẽ cần một hệ thống trả lời thư tự động để thiết lập những
email của mình (để biết thêm thông tin về hệ thống này, hãy
xem chương 10). www.dlwmmm/icontact,
www.dlwmmm.com/aweber hoặc
www.dlwmmm.com/gresponse là những lựa chọn tốt. Hãy vào
trang www.dlwmmm.com/mailer để dùng thử một tháng miễn
phí hệ thống gửi email của FusionHQ.
Tạo ra một chuỗi thư trả lời tự động để theo dõi từng triển vọng
trong quy trình bán hàng của bạn.
Nếu bạn chỉ có một mẫu đăng ký thông tin đơn giản như là một
chiến lược xây dựng danh sách khách hàng, hãy xem bạn
muốn gửi đến họ những email nào. Thông tin giá trị nào bạn có
thể chia sẻ, những bước thực hành nào bạn có thể đưa ra, hoặc
nguồn tham khảo nào hữu ích?
Thiết kế những email theo dõi để tập trung vào việc xây dựng
mối quan hệ trước tiên (giáo dục và giá trị) và sau đó mới bán
hàng (của chính bạn hoặc sản phẩm mà bạn hợp tác).
Ngay bây giờ hãy làm những thứ tốt nhất bạn có thể và sau đó
cải tiến.
Thiết lập thư trả lời tự động và sao chép một loạt nội dung bạn
vừa viết. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 220 −
Chương 12
Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo –
Vượt Trên Cả
Ngôn Từ
"Một người viết quảng cáo phải am hiểu con người, nhìn thấu, và đồng cảm
với họ."
⎯ George Gribbin Nghệ thuật viết quảng cáo – vượt trên cả ngôn từ
− 221 −
Nghệ Thuật Viết Quảng Cáo - Vượt Trên Cả Ngôn Từ
Viết quảng cáo là một nghệ thuật chào hàng dưới dạng chữ viết, và
nó phức tạp hơn nhiều người vẫn nghĩ (để viết được một bài chào
hàng tốt).
Những ai cho rằng viết quảng cáo là cấp tốc viết ra vài ba chữ nhằm
mô tả sản phẩm và mong chờ khách hàng bị thuyết phục – họ cần
phải xem lại.
Để tạo nên một bài chào hàng hiệu quả, bạn cần ít nhất 4 tuần làm
việc liên tục. Chỉ viết một bản nháp tốt thôi thì chưa đủ, bạn phải
chỉnh sửa nó nhiều lần.
Viết quảng cáo là cả một nghệ thuật. Bạn cần phải kiên trì nghiên
cứu, hoặc thuê hẳn một chuyên gia. Nếu bạn muốn tự mình viết, bạn
nên học theo Joe Sugarman, Ted Nicholas và rất nhiều các huyền
thoại marketing khác. Những gì họ làm đã trải qua thử nghiệm và
thực sự thành công.
Ngay cả trong trường hợp bạn muốn thuê một người viết quảng cáo,
bạn cần phải biết những quy tắc cơ bản. Việc bạn trả 5.000 đô-la,
10.000 đô-la hay thậm chí 20.000 đô-la cho một bức thư chào hàng
cũng không thể đảm bảo được chất lượng cho nó. Chính bạn phải là
người quyết định.
Hãy suy ngẫm về vai trò của viết quảng cáo trong chiến dịch
marketing của bạn. Tùy thuộc vào số lượng khách hàng tiềm năng, chỉ
cần thêm 1% số người bị thuyết phục mua hàng là bạn có thể thu lại
50.000-100.000 đô-la hoặc thậm chí hơn thế. Để có một bài quảng
cáo tốt thì rất đáng để bạn đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc.
Bây giờ hãy cùng xem xét những nhân tố bạn cần lưu ý đến...
Khách hàng của bạn đến từ đâu? LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 222 −
Trước khi viết một bức thư chào hàng (hoặc thuê một người chuyên
nghiệp viết thay), bạn phải biết lý do nào khiến khách hàng đến với
trang bán hàng của bạn.
Bạn phải phân tích trang bán hàng của mình trong mối quan hệ với
quy trình bán hàng, chiến lược thu hút lượng truy cập, và toàn bộ kế
hoạch marketing tổng thể. Đừng phân tích một cách phiến diện.
Khách hàng của bạn vừa đến từ đâu? Họ ở đâu trước khi họ đến với
bạn? Điều gì thúc đẩy họ ghé thăm website của bạn?
Một bức thư chào hàng viết cho một trang với lượng khách truy cập
do AdSense mang đến, sẽ khác với một trang với khách từ liên
doanh. (Thậm chí sẽ tốt hơn nếu bạn có thể điều phối những khách
đến từ liên doanh để phù hợp với từng cộng tác viên. Điều này sẽ
giúp nâng cao khả năng thuyết phục khách hàng của bạn).
Khách hàng của bạn thuộc nhóm tư duy nào?
Mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau, do đo bạn cần biết rõ
họ thuộc nhóm tư duy nào. Tại sao họ lại đến website của bạn? Họ
đang tìm kiếm điều gì?
Tôi biết gần đây có rất nhiều tranh cãi xoay quanh quảng cáo trên
Facebook so với quảng cáo trên Google. Theo ý tôi, hầu hết các lập
luận đều quên mất một điều cơ bản. Người dùng Facebook không
tìm kiếm một sản phẩm nào cả. Họ chỉ lên Facebook để tán chuyện
với bạn bè mà thôi. Trong khi đó, người dùng Google luôn tìm kiếm
một thứ gì đó. Ý tôi không phải là bạn không thể lôi kéo khách hàng
từ Facebook, cũng như kiếm tiền từ những quảng cáo trên trang này
– dĩ nhiên bạn có thể chứ. Nhưng bạn cần chắc rằng mỗi khi viết
một bài quảng cáo, bạn đều lưu tâm đến suy nghĩ của khách khi họ
đọc nó. Nghệ thuật viết quảng cáo – vượt trên cả ngôn từ
− 223 −
Điểm đến tiếp theo của khách hàng là đâu?
Cũng như việc bạn cần hiểu được khách hàng của mình vừa đến từ
đâu, bạn cũng cần biết họ sẽ tiếp tục đến nơi nào. Họ đang định làm
gì và bạn muốn họ nghĩ gì? Bạn muốn họ làm gì? Và bạn muốn họ
mua gì?
Hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của bạn
Đừng dừng lại tại hình thức bề nổi của sản phẩm. Chỉ thấy được
công dụng và lợi ích của sản phẩm bạn thôi thì chưa đủ. Bạn phải
thẩm định sâu hơn.
Việc thực sự nắm rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang quảng cáo
sẽ có tác động tốt đến tâm lý của khách hàng.
Làm sao để thấu hiểu khách hàng của bạn?
Hãy thử định hình những khách hàng tiềm năng của bạn. Họ tên gì,
bao nhiêu tuổi, và làm nghề gì? Họ có mộ đạo không? Họ có bao
nhiêu con? Tính cách của họ như thế nào?
Chúng ta đã từng đặt ra những câu hỏi tương tự trong quá trình xây
dựng một cá tính cho công ty chúng ta. Đây là lúc những mô tả về
khách hàng trở nên cực kỳ quan trọng. Hãy tự nghiên cứu nó, hoặc
cung cấp nó cho copywriter của bạn. Khi bạn giao tiếp đúng người
và đúng cách, sẽ có sự phản hồi nơi khách hàng, bởi bạn đã kết nối
với họ một cách thân tình.
Đừng cố gắng làm cho mẩu quảng cáo của bạn gây ấn tượng với tất
cả mọi người. Đó là điều không thể. Khi bạn nhận thức rõ về sản
phẩm của mình, bạn sẽ thấy nó không phải là dành cho tất cả mọi
người. Do đó, bạn nên tập trung vào nhóm khách hàng phù hợp.
Làm được điều này, tỷ lệ thành công của bạn sẽ tăng lên đáng kể. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 224 −
4 câu hỏi thiết yếu dành cho bạn
Mark Joyner có một quyển sách rất hay tựa là Lời Chào Hàng Không
Thể Cưỡng Lại (The Irresistible Offer). Nếu bạn chưa từng đọc nó thì
bạn nên đọc ngay. (Tải xuống miễn phí với định dạng PDF tại
www.dlwmmm.com/tio).
Nội dung cốt lõi của quyển sách nói về 4 câu hỏi mà bất kỳ khách
hàng nào đều tự đặt ra trong tiềm thức của họ, và bạn phải đưa ra
được câu trả lời cho chúng.
1. Thứ anh đang bán là gì?
Đây là yếu tố căn bản, là những chức năng và đặc tính mà sản
phẩm của bạn mang đến.
2. Nó có ích lợi gì cho tôi?
Đây là lợi ích mà sản phẩm của bạn mang đến. Ví dụ, cuộc sống
của khách hàng sẽ được cải thiện thế nào? Điều gì đang sắp sửa
thay đổi cuộc sống của họ?
3. Tôi sẽ phải tốn bao nhiêu?
Ở đây không chỉ đề cập đến tiền bạc, mà còn thời gian, công sức
và cảm xúc. Chúng ta thường chỉ nghĩ đến khía cạnh tiền bạc,
nhưng rất nhiều người sẵn sàng chi thêm nếu điều đó giúp họ tiết
kiệm công sực, thời gian và giảm thiểu sự căng thẳng đầu óc.
Hãy nghĩ xem, nếu khách hàng không mua sản phẩm hoặc dịch vụ
của bạn, họ sẽ phải tốn những gì. Nghiên cứu cho thấy người ta
thường sẵn sàng hành động khi họ nghĩ rằng hành động ấy sẽ tiết
kiệm cho họ được vài thứ, hơn là đem lại cho họ một thứ gì đó.
(Dù sao đi nữa, bạn vẫn nên ứng dụng cả 2 góc độ để có được
hiệu quả tốt nhất.) Nghệ thuật viết quảng cáo – vượt trên cả ngôn từ
− 225 −
4. Tại sao tôi phải tin anh?
Bạn phải cho khách hàng một lý do thực sự để tin được bạn. Bạn
cần sự tín nhiệm của họ, bởi người ta thường thích mua hàng từ
những người hoặc công ty mà họ quen thuộc và tin tưởng.
Nếu bạn trả lời tốt 4 câu hỏi này cho những vị khách tiềm năng,
bạn chắc chắn sẽ bán được hàng.
Làm cách nào để thu hút sự chú ý?
Trừ phi bạn thu hút được sự chú ý từ những khách hàng tiềm năng,
còn nếu không tự họ sẽ không bao giờ có ý định xem qua sản phẩm
hoặc dịch vụ của bạn.
Con người thường có 2 động lực: Sự hứng thú và nỗi sợ hãi (Trong
marketing, chúng ta sẽ ứng dụng cả hai).
6 lưu ý để tạo sự nổi bật cho tiêu đề quảng cáo của bạn
Tiêu đề quảng cáo là công cụ chính để thu hút sự chú ý của khách
hàng. Vì thế nó phải thực sự rất, rất tốt.
1. Trò chuyện trực tiếp với những ngừơi nghe đã xác định trước
Nếu bạn có thể xác định được khách hàng tiềm năng và truyền
đạt trực tiếp tới họ thông qua tiêu đề, họ sẽ bị thu hút. Chẳng hạn,
sản phẩm của bạn là dành cho những bà mẹ đơn thân, vậy thì hãy
nói "Gửi những bà mẹ đơn thân." Những người này sẽ ngay lập
tức chú ý và dành nhiều sự quan tâm hơn.
2. Đặt những câu hỏi mở
Tránh hỏi những câu chỉ có thể trả lời "đúng" hay "sai". Nếu
khách hàng nghĩ rằng họ biết được câu trả lời, bạn sẽ không thu
hút được họ và bạn mất đi những khách hàng này. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 226 −
Nếu bạn đưa ra một câu hỏi mở (ngay cả khi họ nghĩ rằng họ biết
câu trả lời), khả năng là họ vẫn sẽ đọc bài quảng cáo của bạn để
xem mình đúng hay chưa.
3. Hứa hẹn lợi ích cho khách hàng
Hầu hết mọi người đều quan tâm đến bản thân họ. Một khi khách
hàng thấy được họ sẽ nhận được lợi ích từ việc đọc bài quảng cáo,
họ rất có thể sẽ bỏ thời gian ra đọc nó.
4. Cung cấp thông tin
Một trong những hình thức bán hàng tốt nhất là cung cấp thông
tin cho khách hàng. Hãy truyền tải về sản phẩm hoặc dịch vụ của
bạn (đừng chào mời). Nên nhớ là, ai cũng thích mua, nhưng
không ai thích bị chào mời cả.
Một khi bạn tạo được nơi khách hàng niềm ham thích đối với thứ
bạn cung cấp thông qua những thông tin về lợi ích của nó, bạn sẽ
tiến rất xa về doanh số.
5. Những tiêu đề mang tính ví dụ
Mặc dù những dòng mở đầu tiêu đề này đã được sử dụng quá
nhiều lần, chúng vẫn rất khả dụng, và thực sự mang tính thuyết
phục cao.
Nếu bạn không tìm ra ý tưởng, hãy dùng một trong những mẫu
sau: "Làm cách nào để...", "Cùng khám phá 7 cách để...", "Bí
mật để...", "Cho tôi 3 phút của bạn và tôi sẽ...", "3 bí quyết
nhanh chóng để...", "Bạn có phạm 3 lỗi cơ bản này không?"
6. Viết và viết
Mở đầu, hãy viết thoải mái, rồi dần dần trau chuốt lại sau. Thể
hiện chính xác những điều bạn muốn nói và khách hàng cần nghe, Nghệ thuật viết quảng cáo – vượt trên cả ngôn từ
− 227 −
đừng quan tâm đến số lượng từ. Dành thời gian để trả lời 4 câu
hỏi ở phần trước.
Khi đã xong, hãy cố gắng cô đọng lại. Đúc kết, đúc kết và đúc kết
hơn nữa. Làm cho phong phú, thêm vào và loại ra những từ ngữ
cho đến khi bạn có được một tiêu đề đủ sức lay động.
4 cách đơn giản để giữ được sự hứng thú của khách
Một khi đã thu hút được sự chú ý của những khách hàng tiềm năng,
nhiệm vụ của bạn là giữ cho họ tiếp tục đọc.
1. Đừng ra vẻ bề trên
Không ai muốn bị lên lớp cả. Khi bạn giao tiếp thành công với
khách hàng (nói và nghe chứ không phải nói cho nghe), giữa đôi
bên sẽ có được một mối giao hòa.
2. Kể một câu chuyện
Tất cả chúng ta đều yêu thích những câu chuyện hay với một kết
cục có hậu. Hãy đặt mục tiêu kể một câu chuyện để gắn kết và để
truyền tải một thông điệp đến khách hàng.
Tại sao bạn tạo ra sản phẩm đó? Tại sao bạn khuyến khích sử
dụng sản phẩm đó? Giống như khách hàng, bạn đã khởi nghiệp
như thế nào, và đạt được những thành công gì – những thành
công mà chính họ cũng mong muốn?
Khi bạn lồng ghép câu chuyện của bạn (hoặc của một người
khác) vào bài quảng cáo, sự nghi ngại của người đọc sẽ giảm
xuống. Khách hàng sẽ mặc định mẩu chuyện đó là thật – và điều
này rất có lợi cho bạn.
Hãy sử dụng nhiều ngôn ngữ miêu tả trong câu chuyện của bạn.
Các nhà văn thu hút được người đọc là bởi họ liên tục dựng nên
những hình ảnh rất cụ thể. Bạn cũng nên học theo cách này. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 228 −
Hãy kích hoạt trí tưởng tượng của người đọc,, và bạn sẽ kích hoạt
được xúc cảm của họ.
3. Hóa thân cùng khách hàng
Con người thường quan tâm đến bản thân họ - đặc biệt là những
nỗi sợ và ham muốn của riêng họ. Nếu bạn có thể xác định những
nỗi sợ và ham muốn này, và bắt đầu từ chúng, bạn sẽ thu hút được
sự quan tâm của họ và giữ cho họ luôn hứng thú.
4. Hãy ngắn gọn
Hầu hết chúng ta đều phàn nàn vì không có đủ thời gian. Vì thế
hãy tôn trọng thời gian của khách hàng và đi thẳng vào vấn đề.
Từng có một câu châm ngôn quảng cáo là: "Độ dài của bài quảng
cáo nên ngang bằng với một chiếc váy phụ nữ. Đủ dài để bao
trùm những thứ thiết yếu, và đủ ngắn để tạo sự hứng thú." Dù câu
châm ngôn này có thể hơi sỗ sàng đối với một số người, nhưng
cũng giống như một bài quảng cáo tốt – nó truyền đạt đúng thông
điệp, minh họa đúng ý và gợi nhớ lâu.
Những gạch đầu dòng
Những gạch đầu dòng là một phần cực kỳ quan trọng của một trang
bán hàng hoặc một bài quảng cáo. Chúng quan trọng vì 3 lý do...
1. Lôi cuốn được sự chú ý của những người đọc lướt
Phần lớn những người đọc bài của bạn sẽ chẳng bao giờ đọc toàn
bộ bài. Do đó, bạn cần đảm bảo những yếu tố chính được truyền
đạt một cách ngắn gọn, súc tích và nổi bật.
2. Phân chia bố cục trang
Dưới góc độ thị giác, những gạch đầu dòng giúp chia nhỏ bố
cục trang. Bài quảng cáo của bạn trông phải dễ đọc, và những Nghệ thuật viết quảng cáo – vượt trên cả ngôn từ
− 229 −
gạch đầu dòng là một cách hiệu quả để phân tách những đoạn
chữ dài ngoằng.
3. Nhấn mạnh tầm quan trọng
Những gạch đầu dòng làm tăng mức độ nhận thức về tầm quan
trọng của nội dung trong nó. Nếu ai đó nhìn thấy một gạch đầu
dòng, họ sẽ mặc định rằng bất kỳ điều gì bạn sắp sửa nó đều rất
quan trọng. Vì thế, chúng giúp nhấn mạnh nội dung bạn cần
truyền đạt.
Hãy dùng gạch đầu dòng để tóm tắt những tính năng và lợi ích.
Thông thường, các ý gạch đầu dòng chỉ là các đặc tính sản phẩm.
(Những copywriter giỏi sẽ lồng ghép lợi ích vào trong các đặc
tính sản phẩm.)
Bạn chỉ nên dùng 3, 5 hoặc nhiều nhất là 7 gạch đầu dòng mà
thôi. Những con số này đã được chứng minh là đem lại hiệu quả
tốt nhất.
Hãy dành thời gian cho các ý chính trong gạch đầu dòng nhiều
như dành cho tiêu đề. Viết đi viết lại các ý này nhiều lần. Các ý
này càng mạnh bao nhiều, tỷ lệ khách hàng bị thuyết phục càng
nhiều bấy nhiêu.
Hãy nhân rộng sự ham thích nơi khách hàng bằng cách tận dụng
những cảm xúc mạnh. Những cảm xúc này bao gồm lòng tham, sự
sợ hãi, nỗi bất an và hy vọng. Khách hàng thường mua dựa trên
cảm xúc chứ không phải lý trí. Nhiều người thường thích cách
nghĩ ngược lại hơn, nhưng điều đó không hề đúng. Chúng ta hàng
động dựa trên cảm tính (và chỉ sau khi mua hàng thì đưa ra những
lập luận nhằm bào chữa cho quyết định đó). Đây là lý do vì sao
bạn cũng nên đưa ra những lý giải hợp lý cho việc mua sản phẩm, LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 230 −
nhằm tăng tính thuyết phục cũng như ngăn ngừa tỷ lệ khách gửi
trả lại hàng.
Dùng các công thức tiêu đề cho gạch đầu dòng, chẳng hạn như,
"Làm cách nào để...", "5 bí quyết để...", hay "3 bí mật..."
5 thủ thuật tâm lý khiến khách "mua ngay"
1. Xây dựng hy vọng
Xác định những vấn đề của khách hàng và nói rõ bạn có giải pháp
cho vấn đề đó. Bạn sẽ làm cho khách hy vọng rằng bạn chính là
câu trả lời mà họ đang mong đợi.
Người ta thường nói, thứ duy nhất con người mua là hy vọng. Hy
vọng rằng một thứ gì đó sẽ khiến họ hấp dẫn hơn, giải tỏa lo âu
về tài chính, hoặc cải thiện sức khỏe cho họ. Bạn cũng cần đảm
bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình thực sự đúng với những lời
cam kết.
2. Tạo lập niềm tin
Bạn cần chỉ rõ lý do vì sao khách hàng nên tin tưởng bạn. Nếu
bạn có thể đưa ra bằng chứng về hiệu quả của giải pháp của
bạn, niềm tin của họ dành cho bạn sẽ gia tăng (cũng như niềm
hy vọng của họ).
Niềm tin có thể được tạo lập bằng nhiều cách. Công cụ hiệu quả
nhất là bằng chứng, đặc biệt là trường hợp khách hàng có thể tự
mình kiểm chứng. Biểu đồ, hình ảnh và đoạn phim đều là những
bằng chứng có thể tai nghe mắt thấy và có sức tác động mạnh.
Lời nhận xét từ những khách hàng trước đây và cả những chuyên
gia trong ngành có thể gia tăng mức độ đáng tin, và thúc đẩy niềm
hy vọng rằng sản phẩm của bạn chính là thứ mà họ cần tìm. Nghệ thuật viết quảng cáo – vượt trên cả ngôn từ
− 231 −
Nhiều chi tiết cụ thể hơn sẽ được thảo luận sau...
3. Tạo cảm giác khan hiếm
Bạn cần phải tạo ra một cảm giác khan hiếm cho sản phẩm và sự
khẩn cấp nơi khách hàng, bằng không rất nhiều người trong số họ
sẽ không ra quyết định mua. Họ sẽ hoãn lại và tự nhủ rằng sẽ mua
vào ngày mai hoặc một ngày nào đó trong tuần.
Hãy tạo động lực cho khách hàng hành động nhanh chóng. Rất
nhiều người ngại hành động, vì sợ quyết định mình đưa ra là sai.
Điều này dẫn chúng ta đến ý tiếp theo...
4. Loại trừ tất cả rủi ro
Đến giai đoạn này, khách hàng của bạn có thể vẫn cảm thấy do
dự. Đây là lúc bạn loại đi mọi rủi ro cho họ.
Hãy trấn an họ rằng việc do dự là hoàn toàn bình thường. Nói với
họ rằng đừng lo lắng về tiền bạc, bởi họ hoàn toàn có thể được
hoàn tiền nếu không hài lòng 100% với sản phẩm. Hãy cho họ 30
ngày (hoặc hơn) để dùng thử sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Một cách khác để loại bỏ rủi ro là cho phép khách hàng thử
nghiệm miễn phí. Với cách này, họ có thể kiểm định bất cứ thứ gì
bạn đang bán, mà không phải chịu bất kỳ rủi ro nào. Thậm chí họ
cũng không cần quan tâm đến việc bạn có hoàn tiền lại cho họ
hay không.
5. Yêu cầu đặt hàng
Đây không phải là lúc tỏ ra thiếu quyết đoán. Hãy cho khách hàng
biết bước tiếp theo là gì. Một chỉ dẫn đơn giản như "Nhấn vào
đây" lại luôn đem lại kết quả tốt. Sự thật là,
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 232 −
Đây là lúc mọi thứ dễ dàng hoàn toàn. Hãy nói cho khách hàng
biết cần làm gì. Kỳ lạ là một thao tác đơn giản như "Click vào đây"
có thể gia tăng tầm ảnh hưởng của sản phẩm.
Sự thật là, khi bạn nói với ai rằng họ cần làm gì, có rất nhiều khả
năng là họ sẽ thực hiện điều đó. Hãy đưa ra những chỉ dẫn thật rõ
ràng, cụ thể và chính xác.
3 cách nhanh chóng tạo để lập niềm tin
1. Quy trình thanh toán
Hãy cẩn trọng với quy trình thanh toán bạn chọn sử dụng. PayPal
là một tên tuổi quen thuộc đối với những người trong ngành
Internet Marketing, và mỗi khi có vấn đề phát sinh họ biết là họ
có thể phản ánh. ClickBank cũng tương tự.
Những người không phải trong nghề, mặt khác, có thể sẽ không
quen thuộc với PayPal. Nếu bạn hoạt động ở Mỹ, tốt hơn là bạn
nên dùng tài khoản thương mại của Ngân Hàng Mỹ (Bank of
America). Đó là vì khách hàng biết rõ ngân hàng này, và họ ngay
lập tức phát sinh niềm tin. Điều này nối kết lại với quan điểm thấu
hiểu tư duy của khách hàng.
2. Những lời phẩm bình
Những lời phẩm bình là một công cụ hữu hiệu để xây dựng niềm
tin. Lý tưởng nhất là sau khi một khách hàng đọc bài quảng cáo
của bạn, họ sẽ ngay lập tức mong muốn có được kết quả như
người đưa ra lời phẩm bình.
Có hai dạng lời phẩm bình: một là lời chứng thực của nhà khoa
học hoặc những tên tuổi trong ngành. Lời nói từ những người có
thẩm quyền có sức mạnh rất lớn. Dạng kia là lời nhận xét từ Nghệ thuật viết quảng cáo – vượt trên cả ngôn từ
− 233 −
những khách hàng đã từng dùng qua sản phẩm hoặc dịch vụ của
bạn và hài lòng về chúng. Những người bình thường lại đưa ra
bằng chứng xã hội rất có giá trị. Nếu bạn kết hợp được cả hai, kết
quả thu được sẽ càng tốt hơn nữa.
Hãy sử dụng video kèm theo lời nhận xét nếu có thể. Đa số mọi
người đều hoài nghi về những lời nhận xét được viết ra. Chúng
vẫn có thể thuyết phục họ, nhưng nếu được nghe từ chính miệng
một ai đó thì vẫn đáng tin hơn. Nếu bạn sử dụng những lời nhận
xét ở dạng viết, bạn cần phải viện tới chút thủ thuật. Hãy lồng
ghép chúng vào bài quảng cáo (nhìn dưới góc độ tâm lý học, đây
là một phương pháp cực kỳ tinh tế).
Nếu ai đó nhìn thấy một hộp thoại mang nội dung bình phẩm, họ
sẽ nhận ra ngay. Việc bạn sử dụng hộp thoại đã thu hút sự chú ý
của họ. Điều này không phải lúc nào cũng xấu. Nhưng nếu bạn
không làm nổi bật phần bình phẩm mà lồng ghép chúng vào bài
quảng cáo, sự cảnh giác của người đọc sẽ suy giảm và họ dễ chấp
nhận hơn.
Đừng tốn công trích dẫn một lời phẩm bình yếu, chẳng hạn như câu
"Sản phẩm của anh thật tuyệt. Cảm ơn nhé." Kèm theo những tấm
hình chụp xấu xí. Một lời phẩm bình yếu thì thà không có còn hơn.
Nếu bạn bị lệ thuộc vào các quy định của FTC, bạn cần cẩn trọng
khi đưa ra các tuyên bố về khả năng của sản phẩm hoặc dịch vụ
mình cung cấp. Hãy tham khảo luật pháp địa phương bạn nếu bạn
không chắc chắn. (Đây là một trong những lý do bạn nên lồng
ghép những lời phẩm bình vào trong bài viết của mình)
3. Trang web ưa nhìn
Nếu trang web của bạn có những biểu đồ trông rẻ tiền và xấu
xí, một bài quảng cáo qua loa và căn bản trông rất thiếu sự đầu LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 234 −
tư, bạn sẽ mất khách. Với một trang web kém chất lượng, người
đọc sẽ cho rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cũng sẽ kém
chất lượng.
Bạn có thể thiết kế đơn giản, không cần thiết phải có những đồ
họa cầu kỳ và tốn tiền. Trang web chỉ cần trông gọn gàng và
chuyên nghiệp là được.
Gói giá trị kèm theo (Bonus)
Đừng nghĩ rằng bạn không cần phải đề cập đến những gói giá trị
kèm theo sản phẩm, chỉ vì chúng được cho đi miễn phí. Bạn hãy
cung cấp những gói giá trị tặng kèm với tầm mức lớn, và nhiều khách
hàng sẽ muốn mua sản phẩm của bạn chỉ vì gói giá trị đó thôi.
Sẽ là một sai sót nếu không chăm chút cho những gói giá trị này. Hãy
cho mỗi gói một hình mình họa và chào mời nó theo cách của những
sản phẩm hoặc dịch vụ khác. Dành riêng cho mỗi gói một tiêu đề
nhỏ, một hình ảnh chuyên nghiệp, một giá trị cụ thể, và ít nhất là 3
gạch đầu dòng. Khách hàng thường mua một sản phẩm vì những gói
giá trị hậu hĩnh, vậy nên bạn cần làm cho khoản này thực sự thu hút.
Bảo hành
Bạn sẽ không bán được hàng nếu bạn không có chế độ bảo hành và
hoàn tiền cho khách. Khách hàng cần phải tự kiểm chứng những tính
năng của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đã mô tả trong thư chào
hàng (Do quá nhiều những nhà tiếp thị nói quá sự thật về chất
lượng). Chế độ bảo hành của bạn sẽ loại bỏ hết các rủi ro.
Nếu bạn chưa có tiếng tăm trong ngành, và bạn đang bán một sản
phẩm vô danh với giá cao, tốt nhất bạn nên có một chế độ bảo hành
thật tốt. Điều này thể hiện niềm tin của chính bản thân bạn vào sản
phẩm hay dịch vụ của mình. Nghệ thuật viết quảng cáo – vượt trên cả ngôn từ
− 235 −
Tái bút
Một vài người (kể cả tôi) sẽ kéo chuột đến cuối trang chỉ để đọc
dòng tái bút. Vì thế bạn cần tóm gọn 4 câu hỏi chúng ta đã đặt ra
phía trên trong phần này. Khi bạn làm được điều ấy, khả năng tác
động của bạn sẽ cao hơn nhiều.
Bạn cần tóm tắt về đề xuất, giá cả, khả năng rủi ro thấp (chế độ bảo
hành), bất cứ sự khan hiếm nào (hoặc lý do cần nên mua ngay), và
vận động mua hàng. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 236 −
Các bước hành động
Viết ra bản mô tả hoàn hảo các khách hàng tiềm năng. Tạo
nên một bản mô tả chi tiết một người giống như họ có thật, bao
gồm giới tính, độ tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, tôn giáo, tình
trạng gia đình...Và thậm chí đặt tên cho họ.
Viết ra một danh sách các nỗi sợ hãi, lo lắng và thất vọng của
các khách hàng có thể quan sát được. Đừng giới hạn bản thân
chỉ với những thứ liên quan trực tiếp đến thị trường ngách của
bạn. Hãy cho phép bản thân nghĩ ra toàn cầu. Thường sẽ có
những ích lợi thứ hai đến từ sản phẩm hoặc dịch vụ của mình
mà bạn chưa bao giờ nghĩ tới.
Viết ra tất cả các niềm hy vọng, mơ ước và nguyện vọng của
người này. Một lần nữa nhắc lại là bạn đừng giới hạn bản thân
vào bất cứ lĩnh vực cụ thể nào. Bao gồm cá nhân, gia đình, các
mối quan hệ, sự nghiệp, và mục tiêu tài chính cũng như mục
tiêu về sở thích và các thú vui khác.
Bạn cần tất cả các thông tin này trước khi tiếp tục viết các thư
chào hàng. Nếu bạn muốn thuê một người viết quảng cáo, họ
cần phải biết được họ đang nói chuyện với ai. Bạn cũng cần
nắm rõ thông tin về khách hàng của mình để phục vụ cho toàn
bộ quy trình bán hàng.
Viết một bản mô tả rõ ràng sản phẩm của bạn là gì, và cả
những ích lợi trực tiếp, gián tiếp khách hàng sẽ nhận được. Nói
với họ như thể bạn đang trò chuyện trực tiếp với họ - một đối
một với người thật sự.
Gạch đầu dòng các khía cạnh then chốt và mở rộng thêm lợi
ích cho khách hàng.
Tại sao khách hàng nên tin bạn? Hãy dựng lên một tình huống
như thể bạn đang ở trong một phiên tòa. Đưa ra bằng chứng,
ả ủNghệ thuật viết quảng cáo – vượt trên cả ngôn từ
− 237 −
vật chứng khoa học, lời cảm nhận và những nhận xét của
chuyên gia.
Đưa ra một chế độ bảo hành mạnh mẽ để chứng tỏ rằng bạn
có niềm tin vào sản phẩm của mình, và vui lòng thực hiện việc
bồi thường (nếu có) sau này.
Viết ra một danh sách những lý do phản đối cho người mua
hàng. Viết ra mọi nguyên nhân từ chối mua sản phẩm mà bạn
có thể nghĩ ra, bất kể nó lớn, nhỏ hay những câu trả lời rõ ràng
có thể xảy đến.
Kế đến, quay lại và trả lời từng sự phản đối một để chúng ít trở
ngại hơn. Một lần nữa nhắc lại, chỉ cần tưởng tượng người đó
đứng trước mặt bạn và nói chuyện trực tiếp với họ.
Hãy chắc rằng bạn đã bào chữa cho mức giá mình đưa ra, đặc
biệt nếu nó là một món hàng đắt tiền, hoặc thấp bất thường đối
với một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào đó.
Xem qua từng trang trong chuỗi hàng bán và từng thông điệp trong
hộp tin tự động trả lời. Cải thiện bài quảng cáo dựa trên các câu trả
lời của các câu hỏi trên, và những đề xuất trong chương này.
Điều này sẽ mất thời gian và cần được xem lại một vài lần nếu
muốn tác động tốt nhất đến khách hàng. Bạn có thể chọn ai đó
viết bài quảng cáo cho mình - và trông đợi trả giá tốt cho bài
quảng cáo. (Sẽ có nhiều người muốn lấy giá thấp hơn một bài
quảng cáo cần được trả, nhưng đừng mong bài đó sẽ tác động
được khách hàng.)
Nếu bạn đang nhận viết bài quảng cáo cho một chiến lược thì
hãy bắt đầu ngay bây giờ. Đảm bảo rằng xem lại bài quảng cáo
gửi đi và đối chiếu cho phù hợp lại một lần nữa những tiêu chí
trong chương này. Dù nội dung chương không bao hàm tất cả
đề xuất có thể, nhưng nó đã có ít nhất 70-80% các tiêu chí cho
một bài quảng cáo tốt. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 238 −
Chương 13
Thiết Kế Các Yếu Tố Gia Tăng
Tỷ Lệ Thu Hút Khách Hàng
"Một mẫu thiết kế tốt rất giống với một ý tưởng tốt được hiện thực hóa."
⎯ Edward Tufte
Thiết kế các yếu tố gia tăng tỷ lệ thu hút khách hàng
− 239 −
Thiết Kế Các Yếu Tố Gia Tăng Tỷ Lệ Thu Hút Khách Hàng
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của cách trình bày một lá thư chào
hàng nhằm tối đa hóa tỷ lệ thu hút khách hàng.
Nó bao gồm rất nhiều yếu tố nhỏ lẻ kết hợp lại. Dưới đây là 7 bí
quyết giúp gia tăng tỷ lệ thu hút khách hàng của bạn...
1. Tạo những khoảng trống cho trang web
Không còn gì tệ hơn là ghé thăm một trang bán hàng mà mọi thứ
hiển thị dính chùm lại với nhau. Một mớ hỗn loạn rối rắm sẽ
khiến cho não bộ của người đọc bị quá tải. Mắt họ sẽ không biết
bắt đầu từ đâu, và rốt cuộc họ sẽ đóng trang web.
Hãy tạo ra một bố cục thật rõ ràng. Cố gắng sắp xếp thẳng hàng
các gạch đầu dòng.
Hãy chắc rằng bạn đã tạo ra các khoảng trắng (khe trống) dưới
dòng tiêu đề, bên lề bài quảng cáo và xung quanh các hình ảnh
hoặc video. Không nên để thứ này nằm chồng lên thứ khác.
2. Tiêu đề rõ ràng
Điểm nhấn đầu tiên khi ai đó nhìn vào trang bán hàng của bạn là
dòng tiêu đề. Hãy chắc chắn rằng bạn phải làm cho nó nổi bật.
Thử dùng màu đỏ gạch thay cho màu đỏ tươi. Trông chúng
không rẻ tiền mà vẫn thu hút được sự chú ý – điều này được
chứng minh là gia tăng tỷ lệ thu hút khách hàng.
Chữ đen trên nền trắng cho khả năng đọc dễ dàng nhất, và vẫn là
một trong những tiêu chuẩn mạnh mẽ của ngành.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 240 −
3. Hộp đăng ký thông tin theo kiểu truyền thống (không
màu mè)
Hãy sử dụng hộp thoại đăng ký thông tin bất cứ khi nào có thể.
Hộp thoại này nên được đặt ở bên phải. Đừng sử dụng trang đăng
ký thông tin với giao diện flash.
Hãy nhớ quy tắc KISS (keep it stupid simple - đơn giản hóa mọi
thứ), và ưu tiên công dụng hơn là kiểu mẫu.
4. Tập trung vào một thứ duy nhất
Một trong những lý do các trang Internet Marketing lại hoạt động
hiệu quả như thế là vì chúng rất đơn giản. Khi bạn giữ cho khách
hàng tập trung vào một thứ duy nhất bạn muốn họ làm, khả năng
họ thực hiện điều đó sẽ cao hơn.
Tránh việc có quá nhiều lựa chọn khác nhau. Đừng đưa ra quá
nhiều liên kết, hiển thị quá nhiều mục quảng cáo (ads) trên trang
bán hàng hoặc đưa ra quá nhiều sự lựa chọn cho những sản phẩm
– hãy giữ cho nó đơn giản, đơn giản và thật đơn giản.
Nếu bạn sử dụng đầu đề, bạn nên giới hạn phạm vi của chúng ở
trên cùng. Đầu đề thường chỉ nhằm mục đích làm vừa lòng người
thiết kế và chủ sở hữu sản phẩm, chứ ít khi được quan tâm bởi
khách hàng. Vấn đề chính của đầu đề là chúng chiếm một vị trí
đáng giá trên đường gấp.
5. Áp dụng tối đa quy tắc "Trên Đường Gấp" (Above The Fold)
Hãy nhớ kỹ quy tắc "Trên đường gấp" (là những phần hiển thị
của trang khi người xem chưa cuộn trang xuống).
Bạn cần đảm bảo hầu hết những nội dung quan trọng đều nằm ở
phần này, bao gồm tiêu đề, hộp thoại đăng ký thông tin, video Thiết kế các yếu tố gia tăng tỷ lệ thu hút khách hàng
− 241 −
và/hoặc các gạch đầu dòng tác động mạnh mẽ đủ để thu hút sự
chú ý.
Nếu bạn muốn khách hàng cuộn trang xuống để xem phần còn
lại, bạn phải có lý do để họ làm thế. Tôi thường thấy nhiều trang
thoạt trông có vẻ như không còn gì để xem thêm cả, và do đó
khách không có lý do gì mà cuộn trang xuống.
Nếu bạn đặt một đồ họa cầu kỳ với kích cỡ lớn (cao 250 hoặc 300
pixels) ở đầu trang, bạn đang lãng phí khoảng trống của mình.
Khoảng "Trên đường gấp" cần được sử dụng một cách khôn
ngoan. Một đầu đề nhỏ nằm trên cùng cũng đủ tốt để xây dựng
thương hiệu cho tổ chức (và tạo lập niềm tin) rồi.
6. Các đoạn văn ngắn
Hãy giữ cho các đoạn văn thật ngắn. Đoạn ngắn nhất có thể là
một từ. Đoạn dài nhất không nên vượt quá 3 hoặc 4 dòng.
Bạn chỉ nên viết 1 hoặc 2 câu trong một đoạn, nhiều nhất là 3 câu
ngắn. Điều này giúp người xem dễ dàng đọc được – một trong
những bí quyết quan trọng của một bức thư chào hàng tốt.
7. Đồ họa
Xuyên suốt lá thư chào hàng, bạn sẽ cần phải chèn thêm vài hình
ảnh và các nút "mua ngay". Những mẩu đồ họa này giúp làm dịu
mắt người đọc, tăng tính chuyên nghiệp cho trang bán hàng, và
làm nổi bật những ý trong nội dung.
Một số người cho rằng bạn không nên chèn những hình mẫu có
sẵn, vì chúng khiến trang của bạn trông rẻ tiền. Điều này không
đúng. Miễn là những bức hình đó có liên quan, bạn không cần
phải thiết kế riêng một hình ảnh nào cả. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 242 −
Hãy thêm vào những bóng đứng đơn giản. Nó sẽ làm các hình
ảnh nổi bật và trông gọn gàng, chuyên nghiệp hơn.
Nếu được, bạn cũng nên thiết kế một mẩu đồ họa riêng cho từng
tiêu đề chính và phụ. Dù tốn thêm một chút thời gian, nhưng
trang web trông sẽ đẹp hơn và các tiêu đề nổi bật hơn.
Các nút "Có" và "Không"
Thay vì sử dụng nút căn bản "Không, Cám ơn", bạn hãy thử áp dụng
một vài chiến thuật tâm lý. Chẳng hạn, nếu bạn viết "Cảm ơn, tôi sẵn
sàng bỏ lỡ cơ hội này", bạn đang kéo chân những ai không muốn mất
mát bất cứ thứ gì (mà đa số chúng ta đều như thế).
Vâng, điều này có thể khiến một vài người khó chịu (nếu họ
nhận thức được bạn đang áp dụng các chiêu thức tâm lý). Nhưng
nói chung họ cũng không phải những người có ý định mua hàng
của bạn.
Đối với nút "Có", thay vì viết "Mua ngay", hãy viết "Truy cập miễn
phí ngay lập tức" hoặc "Tôi muốn đặt hàng ngay" – những nút này sẽ
thu hút hơn.
Hãy dùng màu sắc để minh họa các nút. Để chúng ở kích cỡ lớn và
đậm nét để mọi người dễ thấy. Đối với nút "Không, cám ơn", dùng
màu đỏ hoặc xám. Màu đỏ tượng trưng cho sự hiểm nguy và nên
dừng lại.
Đối với nút "Mua ngay" hoặc "Đăng ký", hãy dùng màu xanh hoặc
vàng. Màu xanh tượng trưng cho trạng thái cứ tiếp tục và an toàn.
Nếu đó là một trang up-sell, down-sell hoặc OTO (ưu đãi một lần),
hãy thiết lập để người xem có thể thoát ra dễ dàng. Thiết kế các yếu tố gia tăng tỷ lệ thu hút khách hàng
− 243 −
Nếu họ không muốn mua những thứ bạn đang bán, đừng ép
buộc họ. Ngay cả nếu liên kết thoát ra được để ở kích cỡ nhỏ và
giấu ở cuối trang, một khi khách hàng đã không muốn mua, họ
sẽ không mua.
Hãy để liên kết thoát ra ấy ở một vị trí rõ ràng. Nếu khách không tìm
thấy nó, họ sẽ tức giận và rời khỏi website của bạn. Khi đó, bạn sẽ
mất họ mãi mãi.
Tốt hơn hết bạn nên đưa khách hàng đến bước kế tiếp trong quy
trình. Bạn vẫn có thể bán được hàng cho dù họ đã từ chối lời chào
hàng chính bằng cách dẫn họ đến một kế hoạch thanh toán, một
trang down-sell hoặc chương trình dùng thử sản phẩm 30 ngày trước
khi trả phí.
Nếu muốn, bạn cũng có thể chào bán một phiên bản giá rẻ, mà
không có các phụ kiện kèm theo.
Kiểm tra phân tách (Split Test)
Luôn luôn thực hiện các bài kiểm tra phân tách mỗi khi bạn có cơ
hội. Những tiêu chuẩn được đề ra hôm nay có thể sẽ phải thay đổi
vào ngày mai. Hãy để người xem cho bạn biết những khía cạnh nào
phù hợp với thị hiếu của họ nhất.
Hãy thay đổi mỗi lúc một yếu tố để biết chắc nguyên nhân nào dẫn
đến những kết quả khác nhau. Ví dụ, thử đổi một từ trong tiêu đề và
so sánh với tiêu đề trước đó.
Khi bạn liên tục khảo sát từng yếu tố trên trang bán hàng của mình,
bạn sẽ đạt được kết quả tối ưu. Đồng thời bạn sẽ có được tỷ lệ thu
hút khách hàng cao hơn, mang về nhiều lợi nhuận hơn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 244 −
Thư chào hàng bằng văn bản hay video?
Không có cái nào hay hơn cái nào. Tuy nhiên, chúng có thể bổ sung
cho nhau rất tốt.
Cả thư bán hàng dạng văn bản hay video đều có thế mạnh riêng, vì
thế hãy thử sử dụng cả hai. Nên nhớ, một số người thích xem video
và một số khác lại thích đọc bài viết.
1. Những nhược điểm của quảng cáo bằng video
Nếu khách hàng sử dụng đường truyền yếu, và bạn chỉ chào hàng
bằng video, bạn xem như đã mất họ. Ngoài ra, với video, khách
hàng sẽ không thể lướt qua những ý chính được.
Nếu khách hàng của bạn giống tôi, cơ hội bán được hàng của bạn
thực sự là rất thấp. Lý do đơn giản là tôi không bao giờ xem
chúng. Chúng làm tôi khó chịu.
Đừng thiết lập tính năng tự chạy cho video. Hầu hết mọi người đều
kiểm tra email tại nơi làm việc. Ngay khi âm thanh của video phát
lên, họ sẽ giật mình tắt ngay trang web vì sợ cấp trên nghe thấy.
Tôi từng kiểm chứng điều này, và khá bất ngờ khi nhận được
nhiều kết quả khác nhau. Bây giờ tôi không cần đến những giả
định nữa, mà biết chắc chắn phương pháp nào là tốt nhất.
Tôi đã nói chuyện với Gideon Shalwick - một trong những
chuyên gia hàng đầu thế giới về Video Blogging và nhận được một
ý kiến trái ngược. Điều này làm tôi ngạc nhiên vô cùng. Tuy
nhiên, tôi nghĩ là mình biết lý do tại sao...
Trang bán hàng của Gideon chỉ sử dụng video (dù biết rằng
mình sẽ mất một vài khách hàng, nhưng anh ta chọn cách này v
ghét phải viết bài), trong khi đó, tôi đã thử nghiệm cả video lẫn
văn bản. Thiết kế các yếu tố gia tăng tỷ lệ thu hút khách hàng
− 245 −
Nếu bạn chỉ sử dụng video, có vẻ như thiết lập chế độ tự phát là
lựa chọn duy nhất. Nếu khách đang ở tại sở làm, có đường truyền
yếu, hoặc ghét video (như tôi), thiết lập chế độ này hay không,
kết quả cũng như nhau cả thôi.
2. Những nhược điểm của quảng cáo văn bản
Không phải ai cũng thích đọc quảng cáo dạng văn bản. Họ thấy
không hợp hoặc không hứng thú khi đối mặt với một mớ chữ viết.
Ngoài ra, một bài quảng cáo tốt mất rất nhiều thời gian để viết ra,
và cũng rất đắt nếu không phải do bạn tự viết. Thậm chí lên dàn ý
thôi cũng đã mất thời gian lắm rồi.
Thi thoảng, quyết định nên quảng cáo bằng văn bản hay bằng
video còn dựa vào tốc độ sản xuất. Nếu bạn không có thời gian,
không gì nhanh hơn là làm video quảng cáo.
Bạn chỉ việc ngồi trước màn hình máy quay và bắt đầu chào hàng.
Nếu bạn thực sự tâm huyết với sản phẩm của mình, và có khả
năng thuyết trình trước ống kính, đây là một lựa chọn tuyệt vời
cho bạn.
Nếu bạn có một video thật sự tốt, cộng với bài viết hay và các
gạch đầu dòng phía dưới nhấn mạnh các điểm chính yếu trong
video bạn có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ.
Với những người xem lướt qua video, có khả năng là họ quan tâm,
nhưng chưa hoàn toàn bị thuyết phục. Nhiệm vụ của nội dung
chữ viết bên dưới là nhấn mạnh những ý chính mà khách hàng có
thể đã bỏ lỡ. Nó sẽ giúp bạn bán được hàng.
Bằng cách sử dụng cả video và chữ viết, bạn có thể gia tăng tỷ lệ
thu hút khách hàng của mình. Nếu tình huống không bắt buộc,
đừng chọn cái này bỏ cái kia. Nhưng hãy đảm bảo chất lượng cho LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 246 −
cả hai. Nếu bạn có một đoạn viết tốt nhưng video dở tệ, bạn sẽ
đánh mất một số khách hàng vốn đã bị thu hút bởi bài viết của
bạn, và ngược lại.
Các bước hành động
Xem qua bất kỳ trang web nào bạn có, bao gồm các trang bán
hàng, trang thu thập thông tin hay trang nội dung.
Chúng có rõ ràng và gọn gàng không? Có sử dụng, đọc, hiểu
đơn giản được không? Nhìn có chuyên nghiệp không? Có tốn
nhiều không gian không? Có làm cho những người ghé thăm
chú tâm vào một thứ gì đó ngay được không?
Bạn cần thật sự trung thực với bản thân. Thu nhận những phản
hồi từ người khác - những ai vẫn chưa xem qua web của bạn
trước đó sẽ cho bạn một ý kiến trung thực (chứ không chỉ là câu
trả lời làm bạn vui lòng).
Viết ra một danh sách tất cả những thứ mà bạn thấy cần được
cải thiện. Nếu danh sánh này không có gì thì nên xem lại. (tôi
vẫn tìm ra được những phương thức cải thiện hầu hết các trang
web tôi tạo ra hoặc nhìn thấy).
Hãy tự hỏi bản thân "Tôi nên cắt bớt những gì" hơn là "Tôi nên
thêm vào điều gì nữa".
Thay đổi, hoặc phân công ai đó thay đổi giúp mình. Đừng phớt
lờ bước này, vì khả năng là nếu bạn không làm ngay bây giờ,
bạn sẽ chẳng bao giờ làm cả. Chiến lược marketing tốt...
− 247 −
Chương 14
Chiến Lược Marketing Tốt Giúp Loại Bỏ Yêu
Cầu Bán Hàng (24 Bí Mật Nâng Cao Giúp
Gia Tăng Tỷ Lệ Thu Hút Khách Hàng)
"Mục tiêu của Marketing là biết rõ và thấu hiểu khách hàng nhằm đưa ra
những sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với họ. Khi đó, tự nó sẽ thực hiện
nhiệm vụ bán hàng."
⎯ Peter F.Drucker LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 248 −
Chiến Lược Marketing Tốt Giúp Loại Bỏ Yêu Cầu Bán Hàng (24
Bí Mật Nâng Cao Giúp Gia Tăng Tỷ Lệ Thu Hút Khách Hàng)
Chỉ 5% chủ doanh nghiệp trực tuyến thực sự lên kế hoạch marketing
trước khi tạo ra sản phẩm của họ. Tôi khuyến khích bạn nên gia
nhập con số nhỏ nhoi này.
Khi bạn thấu hiểu và áp dụng được những lý thuyết tâm lý vào
marketing, bạn sẽ không phải gắng sức bán sản phẩm của mình.
Trên thực tế, bạn không phải bán gì cả. Đây là sự thật. Chiến lược
marketing tốt giúp bạn không phải nỗ lực chào hàng. Ngay khi
mọi người bước chân vào quy trình bán hàng của bạn, họ đã muốn
mua rồi.
24 bí mật thu hút khách hàng nâng cao
Nếu bạn có thể kết hợp và đan xen 24 bí quyết sau đây vào chiến
dịch marketing cùa mình, bạn sẽ vượt lên những đối thủ khác.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về chúng...
1. Marketing Dựa Trên Danh Tiếng
Đây là khi người mua tìm đến những chuyên gia để xin các lời
khuyên, gợi ý và đề xuất.
Mỗi khi chúng ta muốn mua một thứ gì đó, chúng ta đều tìm đến
sự hướng dẫn từ những người chúng ta xem trọng và tin cậy.
Trong chiến lược marketing của bạn, bạn có thể đặt mình vào
một vị trí đầy quyền lực nếu bạn được yêu mến, tin tưởng và ý
kiến của bạn có giá trị. Tổng số khách hàng tiềm năng mà bạn thu
hút được, và tỷ lệ mua hàng nhờ đó mà gia tăng đáng kể.
Vị trí này có thể dễ dàng đạt được thông qua việc thường xuyên
viết blog, viết báo, phát hành sách, tổ chức các hội thảo trực Chiến lược marketing tốt giúp loại bỏ yêu cầu bán hàng
− 249 −
tuyến, xuất hiện trên tivi và radio hoặc thường xuyên phát hành
các chương trình phát thanh trực tuyến (podcast) hoặc video.
Bạn cũng có thể dựa vào tiếng tăm của các cộng tác viên, cũng
như những nhân vật tên tuổi trong ngành.
2. Xây dựng các mối quan hệ
Nếu ngay từ đầu bạn đã giữ khoảng cách với mọi người, khách
hàng của bạn sẽ có ý nghi ngại và luôn ở trong thế phòng thủ. Bạn
không thể nào tác động đến người khác nếu họ đã không quý mến
bạn, hoặc họ cảm thấy không thể thu hẹp khoảng cách với bạn.
Mặt khác, khi bạn có những điểm chung với khách hàng, và tạo
nên sự hòa hợp, họ sẽ nghe theo bạn. Một khi có được niềm tin
của khách hàng, họ sẽ sẵn sàng thay đổi quan điểm về thứ bạn
đang bán hay đang quảng bá.
3. Chia sẻ
Lúc đầu, bạn không cần bán bất cứ món hàng nào cả. Khi bạn
chia sẻ với mọi người, bạn đang mang đến giá trị cho họ. Và
những thông tin này sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin.
Khi bạn chia sẻ với khách hàng của mình những yếu tố cần có
trong một sản phẩm nào đó, và sản phẩm của bạn bao gồm những
yếu tố tương tự như thế nào, họ sẽ bắt đầu nghi ngờ đối thủ cạnh
tranh của bạn.
Và bởi vì bạn là người chia sẻ thông tin cho họ, ngay lập tức bạn sẽ
được nhìn nhận như một chuyên gia.
Một chiến thuật rất hiệu quả khác là cảnh báo mọi người về
những nguy hiểm hay nhược điểm cần xem xét khi quyết định
mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó trong thị trường ngách
của bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 250 −
Khi bạn cảnh báo họ về những vấn đề tiềm ẩn như vậy (bạn
không cần nêu rõ tên), họ sẽ cho rằng bạn biết rõ mình đang nói
điều gì, và sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ không tồn tại những vấn
đề đó.
Trên thực tế, ý cuối cùng này mới là một trong những thủ thuật
hiệu quả nhất bạn có thể thực thi. Người ta rất sợ mua hàng lầm.
Khi họ nảy sinh sự nghi ngờ đối với các đối thủ của bạn, khả năng
bạn bán được hàng cho họ sẽ cao hơn.
4. Tạo ra một trào lưu
Con người chúng ta luôn có nhu cầu được thuộc về một nhóm
nào đó, và có một dấu ấn riêng đối với những nhóm khác. Chúng
ta thích sự kết nối giữa các thành viên trong nhóm.
Nếu bạn có thể phát động được một trào lưu nơi những khách
hàng của mình, bạn sẽ gầy dựng được một vị thế đáng nể. Khi một
người đã gia nhập một nhóm nào đó (chẳng hạn hội những người
sử dụng Mac), họ sẽ trung thành và luôn luôn bênh vực cho
nhóm đó, dù cho nó có một số khiếm khuyết đi chăng nữa.
Những fan hâm mộ này sẽ hoạt động vì bạn và quảng bá thương
hiệu cho bạn. Ví dụ như, những người dùng Mac sẽ nói tốt về Mac
mọi lúc mọi nơi, với bất kỳ ai chịu nghe họ nói.
5. Tập trung vào một thứ
Thành công của Google là ở chỗ họ tạo được nét riêng so với
Yahoo!. Mặc dù Yahoo! cũng là một cỗ máy tìm kiếm, họ còn
cung cấp nhiều thứ khác như bản tin, hộp thư và dự báo thời tiết.
Với Google, họ tập trung sự chú ý vào một tiêu điểm duy nhất.
Chỉ có một hộp thoại trên trang web, và bạn chỉ có thể làm một
thứ đối với nó: Tìm kiếm thông tin. Tiêu điểm này rõ ràng đến Chiến lược marketing tốt giúp loại bỏ yêu cầu bán hàng
− 251 −
mức "google" trở thành một động từ với nghĩa tìm kiếm thông
tin trực tuyến.
Hãy ghi nhớ điều này khi bạn phát triển trang bán hàng, website
hay chiến lược marketing của mình. Hãy đảm bảo thao tác bạn
muốn khách hàng thực hiện được hiển thị rõ ràng và cụ thể. Cũng
như làm cho mọi tiến trình dễ dàng để thực hiện theo.
Khi bạn xây dựng một trang web, hãy viết ra một hành động bạn
muốn khách hàng thực hiện. Có phải mục đích của bạn là muốn
khách hàng đăng ký thông tin, bấm vào quảng cáo của bạn hay
mua một thứ gì đó? Dù cho mục đích là gì đi chăng nữa, hãy thiết
kế trang web của mình với một hành động đặt ra trong đầu.
Khi thiết kế bất kỳ mẫu quảng cáo nào, dù trực tuyến hay truyền
thống, hãy chắc chắn bạn hiểu rõ mục tiêu của nó, cũng như thao
tác bạn muốn người xem thực hiện.
6. Sự độc quyền
Mọi người luôn ham thích những tin nóng nội bộ. Báo chí phần
lớn dựa vào các bản tin, các cuộc phỏng vấn và những câu chuyện
độc quyền để bán chạy.
Hãy áp dụng chiêu độc quyền để tạo ưu thế bằng cách giới hạn số
lượng, số thành viên hoặc số video được bán hoặc tặng miễn phí.
Những con số bị giới hạn sẽ làm gia tăng mức giá bạn có thể đưa
ra, cũng như gia tăng giá trị món hàng đối với số ít người mua
được nó.
Ngay cả trong marketing, bạn có thể dùng thủ thuật giống như
các tờ báo. Hãy phát tán một vài thông tin độc quyền để thu hút
những người tò mò muốn tìm hiểu về nó. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 252 −
7. Sự cụ thể
Khi bạn có thể tạo nên những điểm đặc trưng và cụ thể - nhất là
trong những tài liệu cung cấp thông tin, bài quảng cáo và tiêu đề,
bạn sẽ có được thế mạnh của mình.
Bạn càng cụ thể bao nhiêu, tự trong tiềm thức người xem sẽ càng
tin tưởng bấy nhiêu. Và bạn càng được tin tưởng bao nhiêu,
doanh thu sẽ càng tăng bấy nhiêu.
Hãy nghĩ xem. Câu nói nào mang lại sự tin cậy cao hơn: Sản phẩm
mang lại cho anh ta "trên 10.000 đô-la trong 2 tháng", hay mang
lại "đúng 12.323,79 đô-la trong 64 ngày"?
8. Sự nhất quán
Rất nhiều người không duy trì được sự nhất quán xuyên suốt
những thông điệp và hình thức marketing của mình - điều này
khiến họ có vẻ kém chuyên nghiệp.
Những đồ họa, bố cục, thông điệp của trang web và sản phẩm của
bạn phải thể hiện được sự nhất quán, cũng như đầu vào của từng
khách hàng và các yếu tố xuyên suốt quy trình bán hàng.
Một khía cạnh khác của sự đồng bộ liên quan đến nhận dạng
thương hiệu. Nếu bạn có thể tạo nên một cá tính đồng nhất
(identity) cho thương hiệu và sản phẩm của mình, bạn sẽ tạo
được sự trung thành nơi khách hàng.
Một khi khách hàng đã đứng về phía bạn, họ sẽ luôn gắn bó với
bạn. Người ta sợ phải thay đổi tư tưởng và ý kiến, bởi họ đã đặt sự
kiên định và lòng trung thành vào sản phẩm của bạn rồi.
9. Gây tranh cãi (buộc khách hàng của bạn đứng về một bên)
Bạn không thể chiều lòng tất cả mọi người, vì thế, không việc gì
phải làm như vậy. Nếu bạn cố ý tạo ra một làn sóng tranh cãi đối Chiến lược marketing tốt giúp loại bỏ yêu cầu bán hàng
− 253 −
với sản phẩm, bạn có thể phân khúc được khách hàng của mình
(cũng như thu hút rất nhiều sự chú ý).
Bạn càng được đưa ra tranh luận bao nhiêu, thì quan hệ cộng
đồng (PR) và khả năng xuất hiện miễn phí trước công chúng càng
nhiều bấy nhiêu.
Vì vậy, khi bạn nói, làm hoặc trình bày thứ gì đó gây tranh cãi, bạn
đã buộc mọi người phải chia phe. Những ai tìm được sự chia sẻ
nơi những điều bạn nói sẽ đứng về phía bạn, và rất có thể sẽ mua
hàng từ bạn.
Những người cảm thấy khó chịu và tức giận với bạn sẽ không
mua, và như vậy bạn đã loại bỏ được những người không nằm
trong thị trường mục tiêu của mình ngay từ bước đầu tiên.
10. Phản hồi các ý kiến chống đối
Một người bán hàng có lợi thế lớn hơn nhiều so với một người
viết quảng cáo hay chuyên viên marketing. Anh ta có thể phản hồi
lại các ý kiến chống đối nếu nó xảy ra.
Nếu bạn có thể lường trước những phản đối tiềm ẩncủa khách
hàng, và giải quyết chúng ngay từ trước, bạn sẽ bán được nhiều
hàng hơn.
Rất nhiều ý kiến xoay quanh sự nghi ngại hay lo lắng về chất lượng
sản phẩm hay dịch vụ của bạn, số khác là về giá cả hay thời gian
giao hàng.
Hãy cố gắng dự đoán càng nhiều càng tốt những nguyên nhân
người ta không chọn mua sản phẩm, sau đó giải quyết từng mối
nghi ngại một.
Sản phẩm của bạn không hoàn hảo. Hãy thành thật về điều đó.
Thay vì phớt lờ một khuyết điểm, hãy làm điều ngược lại và đề
cập nó với khách hàng (miễn rằng đó không phải là lỗi quá nặng). LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 254 −
Ngay từ đầu, hãy chỉ ra điểm không hoàn hảo, và sau đó lái nó
theo hướng có lợi, hoặc ít ra phủ nhận tầm quan trọng của nó.
Bằng cách này, những điểm "không hoàn hảo" sẽ không còn làm
khách hàng bận tâm nữa.
Bạn sẽ tự tin hơn khi tán dương những đặc tính khác của sản
phẩm, bởi phần lỗi của nó đã được chỉ ra. Khách hàng sẽ cảm kích
sự trung thực của bạn. Họ sẽ thích cách bạn chỉ ra lỗi sản phẩm và
phân tích nó dưới một góc độ tích cực hơn.
Cách làm này cũng sẽ phòng ngừa bất kỳ thiệt hại nào gây ra khi
các đối thủ cạnh tranh vạch rõ những khuyết điểm nơi sản phẩm
của bạn. Bằng cách thú nhận trước, bạn đã dẹp bỏ bất cứ khả năng
tiềm ẩn nào có thể bị sử dụng để chống lại bạn.
11. Chứng minh giá trị
Bạn cần phải chứng minh cho khách hàng thấy rằng sản phẩm
bạn đang bán xứng đáng với mức giá đưa ra.
Để làm được điều này, bạn cần cung cấp những bằng chứng để
chứng tỏ sản phẩm của bạn hoạt động đúng như những gì bạn
quảng cáo.
Không nên thổi phồng sự xuất sắc của sản phẩm. Khách hàng của
bạn đủ thông minh và sẽ nhìn thấu những phát ngôn sai sự thật
của bạn.
Nếu một sản phẩm hay dịch vụ tốn nhiều chi phí để xây dựng, cài
đặt hoặc bảo trì, cứ nói như vậy. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ đó
giúp khách hàng tiết kiệm thời gian hay tiền bạc, hãy chỉ ra là bao
nhiêu. Nếu đối thủ cạnh tranh đang bán giá cao hơn cho cùng một
sản phẩm tương tự, hãy cho khách hàng biết điều đó. Nếu bạn
đang bán giá cao hơn đối thủ cạnh tranh, hãy giải thích tại sao. Chiến lược marketing tốt giúp loại bỏ yêu cầu bán hàng
− 255 −
Khi bạn tỏ ra trung thực khi nói về sản phẩm của mình, và cung
cấp những giá trị đích thực, khách hàng sẽ vui vẻ mua sản phẩm
của bạn.
12. Thủ thuật tâm lý mạnh mẽ nhất
Đừng bao giờ nói dối – không đáng phải làm như thế!
Nhưng bạn có thể ẩn dụ một điều gì đó. Thường thì ẩn dụ sẽ đem
lại hiệu quả nhiều hơn là nói thẳng.
Khi bạn dùng cách ẩn dụ, bạn đang để khách hàng tự mình đưa ra
các giả định.
Và những kết luận mà họ đưa ra hiếm khi gặp phải sự nghi ngại.
Điều này bởi vì họ đưa ra những kết luận dựa trên niềm tin cá
nhân của mình.
Đừng nên đánh giá thấp sức mạnh của kỹ thuật này. Hãy áp dụng
nó một cách cẩn trọng và trung thực.
13. Chỉ đưa ra 2 lựa chọn tại cùng một thời điểm
Điều này lạ nhưng đúng sự thật. Khi đối mặt với nhiều hơn 2 lựa
chọn tại cùng một thời điểm, người ta thường cảm thấy khó khăn.
Sự phân vân sẽ khiến tâm trí họ bị xao động, và họ sẽ không đưa
ra quyết định nào cả.
Do đó, bạn chỉ nên đưa ra 2 lựa chọn cho khách hàng tại cùng
một thời điểm. Khi bạn cắt giảm số lựa chọn, ngay lập tức bạn sẽ
gia tăng được số hàng bán ra.
Và những lựa chọn bạn đưa ra phải luôn đem lại lợi thế cho bạn.
Hãy hỏi khách hàng là họ muốn thanh toán toàn bộ chi phí ngay
lập tức, hay lên kế hoạch trả góp lâu dài (dù cách nào thì họ cũng
vẫn phải mua). LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 256 −
Điều này được minh chứng trong ví dụ của Joe Sugarman, khi lần
đầu tiên Swatch tiếp cận và nhờ ông đem đồng hồ của họ vào thị
trường Mỹ.
Joe chỉ chọn bán kiểu đồng hồ đen dành cho nam, trong khi
Swatch lại muốn bán nhiều màu sắc khác, dành cho cả nam lẫn
nữ. Thế nên Joe đã thực hiện một cuộc thử nghiệm.
Khi ông chỉ chào hàng loại đồng hồ đen, doanh thu đem lại cao
gấp 6 lần so với chào hàng cùng lúc nhiều loại đồng hồ khác nhau.
Điều này hoàn toàn trái ngược với những suy nghĩ thông thường,
rằng người ta thích được chọn lựa nhiều thứ.
14. Thói quen
Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn, hãy để ý xem liệu
bạn có đang phải đối mặt với thói quen tiêu dùng của khách hàng
hay không.
Ví dụ, người ta thường gắn kết với một vài sản phẩm nhất định,
chẳng hạn như một loại thuốc lá, nước ngọt, hay Mac.
Coca-Cola đã bỏ ra hàng tỷ đô-la để phủ khắp các bảng quảng cáo
trên thế giới với hình ảnh những con người vui vẻ, hạnh phúc.
Điều này tác động lên tiềm thức của chúng ta, khiến ta liên
tưởng giữa việc uống Coca-Cola với việc có một khoảng thời
gian sảng khoái.
Hãy tự hỏi xem sản phẩm của bạn có gặp quá nhiều khó khăn khi
cạnh tranh với những sản phẩm đã tồn tại rồi không? Hay nó sẽ
dễ dàng vượt qua những sản phẩm kia?
Sức mạnh của những yếu tố cảm xúc đằng sau thói quen của mọi
người sẽ quyết định mức độ khó dễ của việc thay đổi thói quen ấy.
Nếu sản phẩm của bạn có thể mang lại một kết nối cảm xúc mạnh Chiến lược marketing tốt giúp loại bỏ yêu cầu bán hàng
− 257 −
hơn, bạn sẽ thay đổi được thói quen của khách hàng mà đối thủ
cạnh tranh tạo nên.
15. Tính nghiện sưu tập
Bạn có bao giờ mua một DVD chỉ vì được tặng kèm một hộp đựng
cho cả bộ sưu tập chưa? Và có bao giờ bạn mua thêm 5 DVD nữa
chỉ để đựng cho đầy hộp không? (Hoặc những thứ tương tự như
tập sách dán hình hay bộ sưu tập thẻ, một series sách...)
Rất nhiều người ghét cảm giác không hoàn chỉnh. Nếu có thứ gì
đó bị thiếu, nó phải được bổ sung để tạo nên sự cân bằng.
Thông thường, giá của cả bộ DVD mắc hơn giá của DVD đầu
tiên. Và người bán đĩa biết rằng những ai tiếp tục mua đầy đủ bộ
sưu tập sẽ muốn có chiếc hộp đựng hơn những ai chỉ muốn mua
một đĩa DVD.
Nếu bạn có thể tạo ra vài hình thức không hoàn chỉnh, bạn có thể
kiếm được nhiều tiền hơn. Những chương trình "micro-
continuity" (tính liên tục nhỏ giọt) là một ví dụ tuyệt vời của điều
này. Đây là một chương trình thành viên kéo dài trong một
khoảng thời gian nhất định.
Do rất nhiều người sẽ rút khỏi chương trình sau một vài tháng
đầu, bạn chỉ nên tạo một khóa 4, 5 hay 6 tháng. Nếu dài hơn, họ
sẽ không có thời gian để hoàn thành khóa học.
16. Những chữ viết trên nút "Mua ngay"
Tôi đã đề cập đến vấn đề này rồi, nhưng tôi sẽ lặp lại một lần nữa
vì nhiều người vẫn còn đánh giá thấp khả năng của thủ thuật này.
Đừng dùng từ "Mua ngay" trên nút "Mua ngay". Không ai muốn
bị chào bán cả. Và cũng không ai muốn cảm thấy như bạn đang cố
gắng lấy tiền của họ. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 258 −
Khi bán sản phẩm, tốt hơn nên dùng từ "Bảo đảm món hàng cho
tôi" hoặc "Bảo đảm đơn đặt hàng của tôi", hoặc "Bấm vào đây để
truy cập ngay". Hãy dùng những từ tạo được mối giao cảm với
khách hàng, mang lại cho họ cảm giác an toàn hoặc cảm giác họ sẽ
có được một thứ gì đó nhanh chóng.
Đối với mẫu đăng ký thông tin, kiểm nghiệm cho thấy cụm từ
"Truy cập miễn phí ngay" sẽ tác động tốt hơn từ "Gửi".
Nhìn chung màu xanh là màu tác động cao nhất khi dùng cho nút
"Mua ngay". Nhưng không phải trường hợp nào cũng vậy. Hãy thực
hiện các thử nghiệm để xem màu nào hoạt động tốt nhất cho bạn.
Đối với nút "Không", hãy áp dụng đòn tâm lý ngược. Hãy đánh
vào tâm lý của khách hàng và nói với họ trên nút "Không" là họ sẽ
mất một cơ hội nào đó.
Ví dụ như, "Cảm ơn, tôi không muốn kiếm nhiều tiền hơn", hoặc
"Không, cảm ơn, tôi muốn bỏ lỡ cơ hội này". Hãy tạo cảm giác
không thoải mái khi khách hàng nhấp vào nút này.
Đừng giấu nút "Không" đi. Điều này chỉ làm khách hàng bực
mình. Hãy để nó rõ ràng và nổi bật. Màu đỏ có lẽ tốt hơn màu
xám. Hãy tự mình thử nghiệm.
17. Font chữ
Những font chữ có nét viền nhỏ ở chân như Times New Roman
sẽ đem lại hiệu quả tốt trong các mẫu quảng cáo được in ra.
Những ký tự này có "viền chân" nhỏ, tạo nên một đường vô hình
dưới câu văn giúp người đọc dễ lướt mắt và đọc nhanh hơn.
Những font chữ hữu hiệu trong các phương tiện truyền thông
được in ra không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tương tự trên
mạng. Đừng bị lôi cuốn bởi những font chữ lạ mắt và độc đáo. Chiến lược marketing tốt giúp loại bỏ yêu cầu bán hàng
− 259 −
Kiểm nghiệm cho thấy những font chữ không có viền chân (như
Arial và Verdana) dùng cho hoạt động online hiệu quả nhất. Điều
này bởi vì cả Arial và Verdana đều là những font chữ dễ đọc và
được sử dụng rộng rãi, vì vậy mọi người quen thuộc với nó.
Khi bạn sử dụng một trong hai font chữ này, bạn sẽ tự động giành
được sự tin tưởng.
18. Màu sắc
Tránh sử dụng chữ trắng trên nền đen vì nó hạn chế khả năng
đọc. Và tránh sử dụng màu đỏ chói, sặc sỡ trên tiêu đề. Khi bạn
dùng màu đỏ gạch dễ chịu hơn, tỷ lệ thu hút khách hàng của
bạn có thể tăng lên 50% (chỉ bằng cách thay đổi màu đỏ mà
bạn sử dụng).
Với toàn bộ bài quảng cáo, hãy sử dụng chữ đen trên nền trắng.
Điều này bởi vì mọi người cần sự tương phản tối đa khi đọc.
Phông nền và màu chữ càng tương phản thì những từ ngữ càng
dễ đọc.
Khi lựa chọn màu sắc cho trang web của mình, bạn phải làm cho
những khách hàng mục tiêu cảm thấy thật thoải mái, và màu sắc
phải tạo nên độ tin cậy cho website của bạn.
19. Thận trọng với những người thiết kế web
Công việc của người thiết kế web là xây dựng trang web của bạn
tốt nhất có thể.
Còn nhiệm vụ của bạn là hướng dẫn và cho họ biết những yếu tố
nào làm cho một trang web trở nên dễ đọc. Trang web càng dễ
đọc bao nhiêu, tỷ lệ thu hút khách hàng càng cao bấy nhiêu.
Hãy nhớ rằng, tính tiện lợi đóng vai trò rất quan trọng. Các thiết
kế phải hỗ trợ cho điều này, chứ không được hạ thấp nó. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 260 −
20. Kích cỡ trang được Google đề xuất
Người thiết kế web của bạn sẽ muốn tối đa hóa không gian trên
màn hình. Nhưng thật không tiện chút nào nếu phải đọc một bài
viết quá rộng. Một màn hình kích cỡ 1080 pixel là đã quá lớn cho
việc đọc rồi.
Google đã kiểm nghiệm nhiều lần và đề xuất độ rộng tối ưu là 770
pixel. Độ rộng này cũng vừa với các màn hình kiểu cũ.
Ngày nay, nhiều người sử dụng các đoạn phim trên trang bán
hàng của mình. Và độ rộng 770 pixel không phải lúc nào cũng
hữu dụng nếu bạn có hộp đăng ký thông tin bên lề. Tuy nhiên,
hãy đảm bảo rằng bất kỳ câu văn đơn lẻ nào trong trang của bạn
cũng không vượt quá độ rộng này.
(Đây cũng là một lý do tại sao báo chí thường dùng các cột văn
bản hẹp. Điều này giúp cho việc đọc trở nên dễ dàng hơn).
21. Bố cục của trang (Page flow)
Bất kể nội dung bài viết trên website của bạn hay đến mức nào, sẽ
không có tác dụng gì nếu không ai đọc nó cả. Do đó, trang của
bạn phải dễ tiếp cận và thu hút.
Việc đọc một trang dày đặc chữ sẽ mang đến cảm giác bị quá tải.
Và không ai muốn đọc nó nếu điều đó giống như một việc nặng
nhọc. Họ thậm chí còn không buồn ngó tới và sẽ nhanh chóng
đóng trang web của bạn lại.
Hãy sử dụng tiêu đề, phụ đề, gạch đầu dòng, hình ảnh, mũi tên và
những lời trích dẫn từ khách hàng để chia nhỏ trang ra cho dễ
nhìn. Những yếu tố này sẽ nên nhẹ nhàng dẫn dắt người xem từ
nơi này đến nơi khác. Chiến lược marketing tốt giúp loại bỏ yêu cầu bán hàng
− 261 −
22. Hoàn hảo từng pixel
Sự hoàn hảo trong từng pixel là một khái niệm khó giải thích,
nhưng tôi sẽ cố gắng...
Khi bạn nhìn vào một trang web, mọi nhân tố phải đuợc sắp
xếp hài hòa và cân đối. Đây là một yếu tố tác động đến tiềm
thức, và nếu bạn áp dụng đúng, chắc chắn bạn sẽ kiếm được
nhiều tiền hơn.
Đôi khi người xem có thể cảm thấy không phù hợp, dù không biết
tại sao mình cảm thấy như vậy. Có thể là do hộp đăng ký thông
tin của bạn cao hơn tiêu đề cạnh đó 2 pixels.
Gideon Shalwick đã tận dụng tối ưu sự "hoàn hảo từng pixel" trên
trang web của anh ấy www.dlwmmm.com/gideon. Tất cả các sản
phẩm của Gideo (kể cả những bản tin miễn phí) đều duy trì sự
chính xác đến từng pixel. Mọi thứ rất rõ ràng, gọn gàng và ngay
hàng thẳng lối.
Ngay lập tức bạn có được sự hoàn hảo, và nhận được sự tin tưởng.
Trang web của Gideon nổi bật cũng vì sự hoàn hảo này. Hãy ghé
trang của anh ấy và học hỏi những gì Gideon đã làm. Sau đó cố
gắng làm tương tự.
Bạn là người sở hữu doanh nghiệp, và cho dù bạn thuê ai đó thiết
kế web, nhiệm vụ của bạn là phải hướng dẫn họ bạn muốn trang
web của mình trông như thế nào.
Những gì có vẻ hoàn hảo khi xem bằng trình duyệt này có thể sẽ
rất khác ở trình duyệt kia. Việc này đôi khi không thể tránh khỏi,
nhưng hãy đảm bảo sự khác biệt này không quá lớn. Những người
giỏi về mã (web) có thể giải quyết được vấn đề này. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 262 −
Nếu bạn cố gắng hết sức để "hoàn hảo từng pixel", bạn sẽ nhận
được phần thưởng là sự gia tăng của tỷ lệ thu hút khách hàng.
23. Làm nổi bật với màu vàng (Yellow Highlight)
Rất nhiều chuyên viên Internet Marketing sử dụng màu vàng sáng
để làm nổi bật các đoạn viết. (Giống như ai đó dùng một cây viết
highlight màu vàng trong một tài liệu văn bản).
Khi sử dụng ở mức độ vừa phải, highlight màu vàng đem lại một
hiệu quả nhất định. Điểm mấu chốt là sự điều tiết, vì dùng nhiều
quá sẽ giống như bạn đang cường điệu vậy.
24. Kiểm nghiệm
Hãy sử dụng kiểm tra phân tách để nhận biết những yếu tố nào có
hiệu quả, và sau đó cải tiến chúng.
Lập một tài khoản email riêng và đăng ký nhận tin từ tất cả các
chuyên viên Internet Marketing mà bạn biết. Hãy nghiên cứu
chúng. Người ta đang viết về thứ gì? Họ sử dụng những kỹ thuật
gì? Hãy thử xem bạn có thể phát hiện được những bí quyết của họ
không?
Việc bỏ thời gian để phân tích, thử nghiệm mọi bí quyết
marketing và áp dụng nó vào tình huống của bạn là hoàn toàn
xứng đáng.
Việc kiểm tra phân tách sẽ giúp công việc kinh doanh của bạn từ
mức độ bình thường trở nên nổi trội (hoặc thậm chí ngăn chặn sự
phá sản).
Đừng lười biếng đối với việc này.
Có rất nhiều hệ thống kiểm tra phân tách ngoài kia. Hãy sử dụng
chúng. Chiến lược marketing tốt giúp loại bỏ yêu cầu bán hàng
− 263 −
Các bước hành động
Dành thời gian xem lại bài quảng cáo của bạn lần nữa.
Kiểm tra qua các tài liệu marketing của bạn và phối hợp các
chiến thuật trong chương này.
Mỗi lần bạn thực hiện việc này, bạn sẽ từng bước thu về kết
quả tốt hơn. Sự hoàn hảo đến từ quá trình tôi luyện, chứ hiếm
khi đạt được ngay từ ban đầu.
Xem xét kế hoạch marketing tổng thể và chiến lược marketing
của bạn. Nếu không có, hãy tạo lập ngay bây giờ.
Áp dụng những ý tưởng trong chương này và cả chiến lược
marketing online và truyền thống. Suy nghĩ về bất kì mẫu
quảng cáo nào được thể hiện ra sao, và phối hợp chúng với
nhau như thế nào.
Viết ra lịch trình những thứ sẽ xảy đến và khi nào đối với
những nỗ lực marketing của bạn. Ví dụ như bao gồm những
chương trình quảng cáo nào, trang web, khuyến mãi, viết thư
cho các cộng tác viên, và sản phẩm sẽ được phát hành.
Tôi đề xuất bạn nên dùng lịch (calendar) của Google, vì bạn có
thể dễ dàng chia sẻ với những thành viên khác trong nhóm.
www.dlwmmm.com/calendar
Chương trình này cũng chưa được hoàn hảo lắm...Nhưng điều
quan trọng là bạn nên bắt đầu từ nơi nào đó, và bạn có thể cải
thiện mỗi khi có ý tưởng mới.
Mọi thứ nên hoạt động cùng nhau như một tổng thể. Bất kỳ
điều gì tách biệt cũng không thể hoạt động hiệu quả như khi là
một phần của kế hoạch tổng thể lớn hơn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 264 −
Chương 15
Lưu Lượng Truy Cập: Nhân Tố Quyết Định
Sự Thành Bại Của Kinh Doanh Trực Tuyến
"Khách hàng là vị khách quan trọng nhất ghé thăm cơ ngơi của chúng ta. Họ
không phụ thuộc vào chúng ta mà chúng ta phụ thuộc vào họ. Họ không phải là
người ngoài mà là một phần trong công việc kinh doanh. Chúng ta không ban
ơn khi phục vụ họ, mà họ đang ban ơn khi cho chúng ta cơ hội để làm điều đó".
⎯ Mahatma Gandhi Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 265 −
Lưu Lượng Truy Cập: Nhân Tố Quyết Định Sự Thành Bại
Của Kinh Doanh Trực Tuyến
Đúng như vậy!
Mọi doanh nghiệp đều cần lưu lượng truy cập để tồn tại.
Lượng truy cập đơn giản chỉ là những con người, nếu không có họ
ghé thăm trang web, sẽ không có ai mua sản phẩm của bạn.
Ngay lúc này, rất nhiều người đang tìm kiếm trên mạng chính xác
sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Một khi bạn xuất hiện trước những
người này, họ sẽ có cơ hội mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Ngay cả khi trang web của bạn được tối ưu hóa nhiều nhất có thể, và
sản phẩm của bạn thuộc loại tốt nhất thế giới, bạn vẫn cần lưu lượng
truy cập.
Nếu bạn giống như nhiều chủ doanh nghiệp khác, có khả năng bạn
cũng có tính kiên nhẫn. Sự thực là, nhiều nguồn khách hàng cần phải
có thời gian để xây dựng. Và bạn phải gắn bó với một chiến lược lâu
dài mới gặt hái được kết quả.
Nhưng đáng tiếc là nhiều người dễ nản chí. Họ nghĩ chiến lược thu
hút lượng truy cập đang dùng không mang lại hiệu quả, và đổi sang
thử cái khác.
Kiên nhẫn và bền bỉ là chìa khóa mang lại phần thưởng dài hạn là
nguồn lưu lượng truy cập bền vững. Không có cách nào nhanh cả,
nên bạn đừng tốn công tìm kiếm.
Có một số chiến lược dễ áp dụng và có thể thu hút lượng truy cập
một cách nhanh chóng, nhưng chúng hiếm khi kéo dài (chẳng hạn
chiến dịch quảng cáo thông qua cộng tác viên). LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 266 −
Quả thật, có hàng trăm cách để thu hút lưu lượng truy cập vào trang
web của bạn. Chúng ta sẽ khảo sát những chiến lược đã được chứng
minh là hiệu quả sau đây, nhiệm vụ của bạn là hãy áp dụng chúng.
Lượng truy cập không đi đôi với doanh thu
Một số người nghĩ rằng càng có nhiều lượng truy cập, họ càng kiếm
được nhiều tiền. Đây là một suy nghĩ sai lầm.
Vấn đề không phải là bạn có bao nhiêu lượng truy cập mà là lượng
truy cập của bạn tốt như thế nào. Khi lượng truy cập của bạn đã được
sàng lọc trước, điều này có nghĩa là họ đã thích thú với sản phẩm của
bạn rồi.
Chất lượng của lượng truy cập là nhân tố quan trọng nhất – dù
bạn quyết định sử dụng phương pháp tính phí hay miễn phí đi
chăng nữa.
Lưu lượng truy cập miễn phí hay tính phí? nguồn nào tốt nhất?
Khi bạn sử dụng dịch vụ của cả hai dạng cung cấp lưu lượng truy cập
miễn phí và tính phí, bạn sẽ tận dụng được thế mạnh của cả hai.
Thường thì khi mới bắt đầu (với nguồn lực hạn chế), chiến lược tạo
lưu lượng miễn phí là lựa chọn tốt nhất. Một khi trang web tạo ra
tiền, bạn có thể đầu tư lại vào phương pháp tính phí.
Hiển nhiên là lưu lượng miễn phí luôn tuyệt vời vì nó không làm bạn
tốn đồng nào cả. (Bạn luôn có thể trả tiền để tạo ra lưu lượng miễn
phí như dịch vụ SEO, các bài báo hoặc dịch vụ đánh dấu trang).
Không may là, lưu lượng miễn phí khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn
lưu lượng trả tiền, và khó nhắm vào đối tượng mục tiêu hơn. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 267 −
Lưu lượng trả tiền có thể cho bạn kết quả nhanh hơn (nếu không
muốn nói là ngay lập tức) so với lưu lượng miễn phí. Nếu sử dụng
đúng cách, bạn có thể tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng tiềm
năng đang hướng đến.
Điều quan trọng nhất là bạn phải đảm bảo rằng chỉ số ROI > 0 (ROI
= return on investment: lợi nhuận trên đầu tư). Điều này luôn luôn
đúng cho dù đó là sự đầu tư về thời gian hay tiền bạc.
Nên đội chiếc mũ nào? đen, xám hay trắng?
Nếu bạn muốn việc kinh doanh của mình luôn đạt được lợi nhuận
lâu dài, tôi không khuyến khích bạn chọn loại thu nhập nhanh
nhưng thất thường.
Tốt nhất hãy xây dựng doanh nghiệp của bạn để thu hút được những
khoản lợi nhuận chắc chắn và có khả năng tăng trưởng.
1. Mũ đen (Black Hat)
Thực hiện kỹ thuật "mũ đen" để tạo ra lưu lượng truy cập bao
gồm những việc trái với nguyên tắc, và thường vi phạm những
điều khoản dịch vụ của Google hoặc các nhà cung cấp lưu
lượng khác.
Khi bạn cố ý "gian lận" bộ máy tìm kiếm, bạn có thể sẽ bị phát
hiện. Nếu bị bắt quả tang, có khả năng toàn bộ trang web của bạn
sẽ bị loại ra khỏi chỉ mục (và không thể tìm thấy trên Google).
2. Mũ xám (Grey Hat)
Các hoạt động "mũ xám" rơi vào giữa các thông lệ "mũ đen" và
"mũ trắng".
Thỉnh thoảng khó mà xác định một kỹ thuật là mũ đen hay mũ
trắng. Nếu bạn không tự hào khi nói với ai về một chiến lược cụ LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 268 −
thể, nhưng nó không trái luật hoặc chống lại các điều khoản dịch
vụ, thì nó là một hành vi mũ xám.
Thủ thuật mũ xám làm ô nhiễm môi trường internet. Ví dụ, đăng
tải 5 video giống hệt nhau (chỉ đổi tựa đề) đến mỗi danh mục
chia sẻ video, là một ví dụ về hành vi mũ xám.
Bạn không thực sự mang đến giá trị cho những trải nghiệm của
khách hàng. Nói một cách tổng quát, tốt nhất nên tránh loại thủ
thuật này, có nhiều cách tốt hơn để bạn đầu tư công sức vào.
3. Mũ trắng (White Hat)
Thủ thuật tốt nhất mà bạn nên thực hiện là 'mũ trắng'. Nó được
các cỗ máy tìm kiếm chấp nhận và dành nhiều thiện cảm. Đồng
thời, bạn sẽ an tâm hơn.
Không có lý do gì để bạn phải spam cả.
Khi bạn cung cấp những nội dung hay và dùng cách chính trực để
tạo ra lưu lượng, bạn sẽ được tưởng thưởng. Hãy chỉ áp dụng
những gì đã được chứng minh là hiệu quả, và bạn sẽ thu được các
khoản lợi nhuận lâu dài.
5 kỹ thuật tạo lưu lượng nên tránh
Có quá nhiều kẻ lừa bịp trên Internet quả quyết sẽ mang đến cho
bạn lưu lượng truy cập ngay lập tức. Hãy cẩn thận! Sau đây là 5 thủ
thuật phổ biến thường gặp:
1. Đảm bảo một số lượng người xem nhất định
Điều này hoàn toàn là lừa phỉnh. Cụ thể, các dịch vụ này sẽ đặt
trang web của bạn như một cửa sổ quảng cáo với kích thước 0x0
trên một trang web khiêu dâm. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 269 −
Thứ được gọi là "chiến lược tạo ra lưu lượng truy cập" này hoàn toàn
vô dụng vì thật ra không có ai nhìn thấy trang web của bạn cả.
2. Danh sách "hợp tác đăng ký" (Co-Reg List)
Danh sách "hợp tác đăng ký" là khi bạn đăng ký thông tin trên
một trang web nào đó, thì tự động thông tin của bạn sẽ được đăng
ký vào một danh sách khác.
Hầu hết mọi người không biết rằng thông tin của mình đã bị như
vậy. Do đó khi họ nhận email từ danh sách kia, họ sẽ cho là thư
rác. Thật không công bằng khi spam mọi người, vì vậy đừng nên
tốn tiền tham gia vào những danh sách "hợp tác đăng ký" này.
Ai sẽ quan tâm bạn có bao nhiêu người trong danh sách khi hầu
hết họ đều bực mình và xóa đi những email bạn gửi? Điều quan
trọng là chất lượng danh sách của bạn.
3. Đặt các đường dẫn qua lại
Đã một thời việc có nhiều đường dẫn đến trang web sẽ giúp bạn
xếp hạng cao trong các bộ máy tìm kiếm. Nhưng điều này không
còn đúng nữa.
Google nhận biết chất lượng của các đường dẫn đó (chúng đến từ
đâu) và chỉ xem trọng những đường dẫn một chiều tới trang web
của bạn hơn.
Trao đổi đường dẫn với những trang web khác có thể mang đến hại
nhiều hơn lợi, đặc biệt nếu bạn đặt đường dẫn tới một trang web bị
cấm. Uy tín của bạn đối với Google sẽ có nguy cơ bị giảm xuống.
4. Mua các danh sách email
Thậm chí đừng nghĩ đến việc đó. Bạn sẽ chỉ phí tiền nếu quyết
định mua một danh sách email. Nếu bạn mua và gửi email tới LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 270 −
những địa chỉ trong danh sách đó, bạn đang tham gia một hành vi
phạm pháp và có khả năng bị kiện.
Những địa chỉ email trong danh sách mà bạn có thể mua thường
đã cũ, giả hoặc sẽ không phản hồi lại.
Chúng được tạo ra bởi các phần mềm tự động tìm kiếm và thu
thập các địa chỉ email mà chủ nhân không hề biết địa chỉ email
của mình đã bị bán cho những kẻ spam.
Cho dù họ đã từng tự nguyện cung cấp địa chỉ email của mình ở
một nơi nào khác, thì họ cũng sẽ không hợp tác với bạn.Vì vậy,
mặc dù là hợp lý, họ vẫn xem bạn như một kẻ spam và những
người trong danh sách này hiếm khi mua hàng.
5. Tránh 95% các dịch vụ SEO (Search Engine Optimization
- Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm)
Có rất nhiều dịch vụ SEO ngoài kia đang cố gắng liên lạc với bạn.
Hầu hết toàn là nhảm nhí. Đừng sử dụng một dịch vụ SEO nào
trừ khi họ có uy tín cao, và bạn phải sẵn sàng chi tiền cho họ.
Những gì hiệu quả không bao giờ rẻ. Còn những công ty khác sẽ
chỉ làm bạn phí tiền mà thôi.
Cách tạo ra một chương trình cộng tác viên hiệu quả
Đến bây giờ bạn đã biết cách tạo ra sản phẩm của riêng mình. Hầu
như mỗi sản phẩm đều có thể đạt được lợi ích từ những chương trình
cộng tác viên riêng của nó.
Phần lớn các doanh nghiệp thành công là nhờ những người khác
quảng bá sản phẩm cho họ.
Các cộng tác viên tạo ra lượng truy cập để hưởng hoa hồng. Do đó
bạn đang tận dụng sự làm việc chăm chỉ của họ. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 271 −
Hãy xem cộng tác viên là đội ngũ bán hàng lấy hoa hồng làm việc
cho bạn 24/7.
3 ích lợi của chương trình cộng tác viên
Có rất nhiều lợi thế khi bạn sở hữu một chương trình cộng tác viên
riêng. Đây là 3 trong số những điểm quan trọng nhất:
1. Tăng lưu lượng truy cập trong thời gian ngắn
Mỗi cộng tác viên đều có danh sách riêng của họ. Chỉ cần gửi một
email, họ có thể hướng hàng ngàn khách ghé thăm trang web của
bạn gần như ngay lập tức.
2. Tận dụng uy tín của cộng tác viên
Mỗi cộng tác viên quảng cáo cho bạn, đều đã làm việc lâu dài và
vất vả để thiết lập mối quan hệ với danh sách của họ. Vì vậy khi
sản phẩm của bạn được đề cập, nhiều người sẽ vui vẻ nghe theo sự
giới thiệu này.
3. Nhắm đến những khách hàng mục tiêu
Các cộng tác viên thường có chung thị trường ngách với bạn.
Điều này có nghĩa là nguồn lưu lượng truy cập họ gửi đến cũng sẽ
cùng trong thị trường ngách.
Lượng truy cập mục tiêu này dễ bị thuyết phục, và do đến từ một
cộng tác viên, bạn chỉ phải trả tiền nếu ai đó mua hàng, vì vậy hạn
chế rủi ro cho cả hai bên.
3 loại hệ thống cộng tác viên
Bạn có một vài lựa chọn về hệ thống để tạo và lưu trữ chương trình
cộng tác viên của mình. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 272 −
1. Tự Lưu Trữ (Self-Hosted)
Đây là một chương trình cộng tác viên mà bạn lưu trữ trên máy
chủ riêng của mình. Post Affiliate Pro
(www.dlwmmm.com/postaffiliatepro) có một mã lệnh (script)
tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu không có kiến thức lập trình, bạn khó có
thể cài đặt và tích hợp với trang web của mình.
Đồng thời, nó cũng đòi hỏi nhiều thử nghiệm vì có nhiều vấn đề
tiềm ẩn về cài đặt và tích hợp.
Một vấn đề khác với dịch vụ tự lưu trữ là, các khoản hoàn tiền
thường cần phải kiểm tra thủ công vì chúng không thể được xử lý
tự động, hoặc xử lý không chính xác.
Ngoài ra, bạn có thể cần phải cập nhật các mã lệnh. Những tính
năng mới và khắc phục lỗi sai là một phần tất yếu của việc phát
triển phần mềm. Nếu bạn đang lưu trữ mã lệnh trên máy chủ của
mình, bạn cần đảm bảo là nó luôn được cập nhật.
2. Hệ thống marketplace
Marketplace là nơi tập hợp tất cả các chương trình cộng tác viên
được đăng bởi những người sở hữu sản phẩm hoặc bất kỳ ai có
nhu cầu.
Đây là một loại hình phổ biến của hệ thống cộng tác viên. Bạn có
thể dùng những trang web này để tạo ra chương trình cộng tác
viên riêng và sau đó gửi nó đến marketplace của họ.
BấmBank, CJ.com và FusionHQ là ví dụ của những loại hình này.
Rất nhiều cộng tác viên tích cực tìm đến những nơi này để tìm sản
phẩm quảng bá.
Bạn không cần phải lưu trữ hay cập nhật gì cả, tất cả mọi thứ về kỹ
thuật đã được làm cho bạn. Loại hình này thường ổn định và đáng
tin cậy hơn là giải pháp tự lưu trữ. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 273 −
3. Phần mềm của bên thứ ba
ShoppingCart và FusionHQ là những ví dụ của những hệ thống
cộng tác viên được lưu trữ trong một hệ thống của bên thứ 3.
Cách dễ dàng và nhanh nhất để tạo ra một trang web và chương trình
cộng tác viên là thông qua FusionHQ. Bạn không cần bất kỳ kiến thức
HTML hay mã nào cả. Chỉ cần xây dựng quy trình bán hàng và kích
hoạt chương trình cộng tác viên cho sản phẩm của mình.
Không cần phải tích hợp hay cài đặt mã, ngoài ra FusionHQ còn
có một lợi thế nữa là có marketplace.
Một tầng hay hai tầng?
Mặc dù có rất nhiều chương trình cộng tác viên có nhiều hơn hai
tầng, nhưng tôi không khuyến khích bạn sử dụng chúng.
Nếu có hơn 2 tầng, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề về mặt pháp lý, do luật
về Pyramid Scheme (hệ thống kim tự tháp) và MLM (kinh doanh đa
cấp) phức tạp.
1. Chương trình cộng tác viên một tầng
Đây là loại hình phổ biến nhất của chương trình cộng tác viên -
cộng tác viên của bạn phải tạo ra doanh thu để nhận hoa hồng.
2. Chương trình cộng tác viên hai tầng
Đây là loại hình mà cộng tác viên của bạn hưởng hoa hồng trên
mỗi doanh số họ tạo ra.
Đồng thời, họ cũng có thể khuyến khích những cộng tác viên
khác đăng ký phía dưới mình và hưởng một phần nhỏ hoa hồng từ
doanh số của những người này.
Hãy xác định xem cộng tác viên của bạn có muốn tìm thêm cộng
tác viên khác cho bạn hay không. Trong một số thị trường ngách LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 274 −
thì họ sẽ làm như vậy, do đó hệ thống 2 tầng có thể hợp lý. Với
một số phần mềm, bạn có thể cài đặt chương trình này và chỉ
dành cho những cộng tác viên "đặc biệt", từ đó cho phép bạn tạo
ra một chương trình hỗn hợp.
4 bí quyết để phát triển nhanh chóng chương trình cộng tác viên
Khi đã thiết lập xong chương trình cộng tác viên, bạn cần phải đảm
bảo độ hấp dẫn cho nó. Chỉ cần nhìn xa hơn một chút, chương trình
cộng tác viên của bạn có thể được tối ưu hóa cho sự thành công.
1. Đưa ra mức hoa hồng rộng rãi
Đây không phải là lúc để keo kiệt. Mức hoa hồng bạn đưa ra càng
cao thì họ càng sẵn lòng quảng cáo cho bạn.
Nếu bạn chi trả bao gồm cả hoa hồng định kì, hãy chắc chắn là
các cộng tác viên biết được điều này.
Trong thế giới Internet marketing, 50% thường là tiêu chuẩn
được chấp nhận. Chưa kể đến sản phẩm thường được trả lên tới
60-75% cho sản phẩm đầu vào.
2. Thể hiện tỷ lệ thu hút khách hàng cao
Cho dù bạn có trả mức hoa hồng cao ngất ngưởng đi chăng nữa,
nếu tỷ lệ thu hút khách hàng của bạn thấp, sẽ không có cộng tác
viên nào muốn quảng bá cho bạn cả.
Hãy đảm bảo sản phẩm của bạn có một tỷ lệ thu hút khách hàng
cao, nhờ đó các cộng tác viên có thể yên tâm rằng việc quảng bá
cho bạn không phải là vô ích. (Tỷ lệ này có thể biết được qua các
cuộc thử nghiệm.)
Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 275 −
3. Cung cấp những công cụ tuyệt vời
Hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cộng tác viên quảng bá
sản phẩm cho bạn. Việc cung cấp những công cụ hiệu quả sẽ
khuyến khích họ làm việc.
Hãy chấp nhận sự thật rằng: nhiều cộng tác viên lười biếng chỉ
muốn sao chép y nguyên những công cụ bạn đưa cho họ.
Bạn cần phải đảm bảo công cụ của mình làm được 2 điều: dễ sử
dụng và hấp dẫn các khách hàng tiềm năng (để dẫn dòng lượng
truy cập).
Những cộng tác viên khác nhau có thể dùng những phương pháp
khác nhau để tạo ra lượng truy cập. Một số sử dụng email, số khác
dùng banner, một số viết blog về sản phẩm của bạn, trong khi một
số khác có thể sử dụng mạng truyền thông xã hội.
Bạn càng cung cấp nhiều loại công cụ tuyệt vời bao nhiêu, sẽ càng
có nhiều cộng tác viên muốn quảng cáo cho bạn bấy nhiêu, và họ
sẽ có nhiều cách để tạo lượng truy cập cho bạn.
4. Sở hữu một trang JV (Join venture – hợp tác)
Một trang JV thực chất là một trang bán hàng cho các cộng tác viên
để khuyến khích họ tham gia chương trình cộng tác viên của bạn.
Hãy chú ý đến nội dung quảng cáo. Tôi đề nghị bạn học theo
trang JV này, bởi nó cung cấp tất cả những thông tin cần thiết
nhất: www.dlwmmm.com/fusionhqaffiliates.
Blog Uy Tín
Xây dựng Danh Tiếng Của Bạn
Có một blog uy tín – trong thị trường ngách của bạn là một chiến
lược tạo lưu lượng truy cập dài hạn tuyệt vời (nếu thực hiện đúng
cách). Nhưng bạn cần phải nỗ lực (hoặc đầu tư tài chính). LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 276 −
Để thu hoạch kết quả tốt, bạn phải đăng bài lên blog đều đặn, qua
thời gian, bạn có thể đạt được sự tín nhiệm và được xem như chuyên
gia trong thị trường ngách của mình. (Google cũng sẽ xem trọng
bạn).
Nếu bạn muốn có một blog uy tín, nhưng không thích hoặc không
thể viết thường xuyên, bạn có thể thuê người viết hộ. Việc tìm được
một người viết chất lượng tốt là một thử thách, nhưng hoàn toàn có
thể và đáng làm (nếu bạn giống tôi và ghét viết thường xuyên).
3 bí quyết đơn giản cho một blog uy tín
1. Tạo dựng và duy trì các mối quan hệ
Người ta thích mua hàng từ những người họ quen biết, yêu thích
và tin tưởng.
Bạn có thể đạt được điều này bằng cách tìm xem người đọc đang
hứng thú với vấn đề gì và sau đó viết bài nhắm vào quan điểm và
sở thích của họ.
2. Cung cấp nội dung giá trị
Tiến hành một số nghiên cứu để khám phá những vấn đề phổ
biến mà độc giả thường gặp. Nếu bạn có thể mang đến cho họ bí
quyết nào đó giúp loại bỏ sự nản chí, bạn đã tăng thêm giá trị vào
cuộc sống của họ.
3. Dùng từ khóa trong các bài đăng của bạn
Khi biết người ta đang tìm từ khóa nào trong thị trường ngách của
mình, bạn có thể thu hút nhiều độc giả hơn. Hãy ghé thăm công
cụ từ khóa của Google: www.dlwmmm.com/keyword để tìm từ
khóa trong thị trường ngách của bạn. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 277 −
Tạo ra các bài đăng xung quanh từ khóa dài và có ít cạnh tranh
(những từ khóa có từ 500-3.000 lượt tìm kiếm mỗi tháng sẽ dễ
dàng để xếp hạng).
Một khi bạn đã xác định được từ khóa tốt, hãy sử dụng chúng thật
tự nhiên xuyên suốt bài đăng của bạn. Nếu bạn đề cập đến từ
khóa một cách dày đặc, bạn dễ bị xem là giả tạo.
Blog phê bình:
Làm sao để hưởng lượng truy cập nhanh và kiếm tiền dễ dàng từ Google
Lượng truy cập bạn có được từ các blog phê bình không bền vững,
nhưng có thể là một chiến dịch ngắn hạn tuyệt vời. Bạn có thể nhắm
vào những từ khóa dài và tận hưởng lượng truy cập tăng lên từ các bộ
máy tìm kiếm.
Những blog phê bình thường cài đặt nhanh chóng, đặc biệt nếu bạn
đang dùng WordPress. Chúng có thể là những cách tuyệt vời để
kiếm tiền như một cộng tác viên.
Tôi đề nghị bạn nên dành riêng từng blog cho mỗi sản phẩm, hoặc
nhóm các sản phẩm có liên quan lại với nhau.
Ví dụ, sản phẩm X đang ở trên thị trường, hãy cài đặt một trang
WordPress và gọi nó là www.dlwmmm.com/productx. Ở đây, bạn sẽ
đăng các ý kiến, bình luận và các đề xuất (xem thêm thông tin bên
dưới) và sau đó đặt đường dẫn cộng tác viên với sản phẩm X.
Bất kỳ ai đọc bài phê bình của bạn sau đó có thể lựa chọn bấm vào
đường dẫn cộng tác viên hay không. Nếu có, chủ sản phẩm X kiếm
được tiền và bạn cũng vậy.
Nếu bạn đang hoạt động trên những mạng xã hội như Facebook và
Twitter, bạn có thể liên kết tới các bài phê bình mới nhất bằng cách LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 278 −
cập nhật trạng thái của bạn. Bằng cách này, bạn có thể dẫn dắt
những ai thích sản phẩm tới bài đăng đó của bạn.
4 bí quyết nhanh chóng cho blog phê bình
1. Ý kiến của bạn có chất lượng không?
Để viết được một bài phê bình sâu đối với một sản phẩm, bạn
phải hiểu hiểu rõ thị trường ngách. Nền tảng kiến thức của bạn sẽ
cho bạn thẩm quyền để phê bình sản phẩm. Bạn sẽ bị xem là gian
lận nếu không biết gì về sản phẩm hoặc thị trường ngách bạn
đang nói tới.
2. Viết một bài phê bình chi tiết
Mục đích của bài phê bình là giúp độc giả quyết định có nên mua
sản phẩm bạn đang phê bình hay không. Hãy nói về điểm khác
nhau giữa sản phẩm đó và những sản phẩm tương tự. Sử dụng
hình ảnh, các ví dụ và video để khiến sản phẩm gần gũi với người
đọc hơn.
Bạn nên thể hiện sự chi tiết và thông thạo. Độc giả sẽ rất thất
vọng nếu họ chỉ tìm thấy những thông tin ít ỏi và không thực sự
giá trị. Khi đó, họ sẽ đọc những bài phê bình khác, và bạn sẽ mất
tiền hoa hồng về tay người khác.
3. Trung thực
Bài đăng của bạn phải trung thực và trình bày đủ mọi khía cạnh.
Nói về cái hay, cái dở và cái xấu. Sẽ không công bằng cho độc giả
khi bạn bỏ đi những thông tin quan trọng. Hãy trình bày trung
thực mà không thô lỗ hay thành kiến thái quá.
Độc giả của bạn muốn biết sản phẩm phù hợp với ai nhất. Và việc
của bạn là cho họ biết. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 279 −
4. Mua ở đâu
Nếu sau khi đọc bài phê bình của bạn, độc giả quyết định sản
phẩm là dành cho họ, họ sẽ muốn biết nơi để mua nó. Hãy đặt
đường dẫn cộng tác viên rõ ràng trên trang web phê bình của bạn
để những ai muốn mua nó ngay lập tức có thể mua được.
Viết blog khách mời: Vì sao phải bỏ công viết blog cho người khác?
Khi bạn chia sẻ cùng thị trường ngách với những blogger có tầm ảnh
hưởng khác, và viết trên blog của họ với tư cách một vị khách, bạn có
thể tiếp cận độc giả của họ. Đây là một chiến lược tạo lượng truy cập
tuyệt vời, mà bạn không phải tốn đồng nào cả.
Khi thực hiện đúng cách, bạn có thể định vị mình như một chuyên
gia và dẫn dắt lượng truy cập về trang web của bạn. Tất nhiên, những
blog có ảnh hưởng đó càng có nhiều độc giả thì bạn càng tiếp cận
được nhiều người.
Một khi đã xây dựng được mối quan hệ với những blogger khác, bạn
và họ có nhiều cơ hội để quảng cáo sản phẩm của nhau sau này.
Nếu bạn không được xem như một chuyên gia trong thị trường
ngách của mình, bạn sẽ phải bắt đầu ở quy mô nhỏ. Niềm tin là thứ
phải tìm kiếm, chứ không thể đòi hỏi. Hãy bắt đầu với những blog
nhỏ trong thị trường ngách của bạn, rồi sau đó tới cái lớn hơn.
Mỗi tuần bạn nên đặt mục tiêu viết ít nhất một bài đăng khách mời
chất lượng.
3 nơi tìm kiếm blog khách mời để viết
Nếu bạn không có sẵn mối quan hệ với những blogger khác trong
thị trường ngách của mình, hãy sử dụng những bí quyết sau để bắt
đầu... LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 280 −
1. Google
Vào Google và gõ thị trường ngách của bạn vào thanh tìm kiếm
với từ "blog" phía sau. Giả sử thị trường ngách của bạn là nấu món
ăn Ý thì bạn sẽ gõ "nấu món ăn Ý blog" vào Google.
Bạn cũng có thể ghé thăm công cụ tìm kiếm blog của Google tại
www.dlwmmm.com/bsearch và gõ thị trường ngách vào. Tại đây
bạn sẽ tìm thấy rất nhiều blog.
2. Delicious
Để nhanh chóng giúp bạn tìm blog trong thị trường ngách của
mình, hãy làm theo công thức đơn giản sau. Nếu thị trường ngách
của bạn là golf thì bạn sẽ gõ: http://delicious.com/tag/blog+golf.
Lúc đó những trang blog về golf được đánh dấu và tag sẽ hiện ra.
(và nếu thị trường ngách của bạn là nấu món ăn Ý thì bạn sẽ gõ
vào: http://delicious.com/tag/blog+italiancooking).
3. Technorati
www.dlwmmm.com/tec là một trong những bộ máy tìm kiếm
blog tốt nhất, nơi bạn có thể tìm những "thẻ" (tag) mà mọi người
đã dùng để mô tả những blog khác nhau.
3 bí quyết trước khi bạn liên lạc với một blogger
Sẽ không hay ho gì khi xuất hiện đột ngột và trông đợi các blogger
đồng ý ngay lập tức cho bạn viết với tư cách khách mời.
Đây là những điều bạn cần làm trước tiên...
1. Thiết lập uy tín của bạn
Hãy tỏ ra bạn có thể tin tưởng được. Nếu bạn từng viết trên các
blog khác với tư cách khách mời rồi, hãy đề cập đến các bài đăng
đó và đưa ra đường dẫn để họ tham khảo. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 281 −
Nếu bạn chưa từng viết cho các blog khác trước đó, bạn phải
chứng minh giá trị của mình. Đưa họ đường dẫn tới các bài đăng
của chính bạn để họ có thể nhìn thấy phong cách viết và hiểu
thêm về kiến thức của bạn.
2. Chứng minh bạn là một người hâm mộ họ
Hãy tìm hiểu thật kỹ về blogger mà bạn muốn viết cho: đăng ký
nhận tin từ blog của họ để biết họ viết gì và những đam mê cá
nhân của họ là gì. Bình luận những bài đăng của họ như một độc
giả trước. Cho họ thấy là bạn có một góc nhìn thông minh muốn
chia sẻ.
Sau đó, khi bạn liên lạc với họ, họ sẽ cảm kích việc bạn biết một
chút về họ. Họ có thể đã nhận ra bạn từ những bình luận của bạn.
3. Chứng tỏ giá trị của bạn
Hãy bắt tay vào viết một bài đăng mẫu cho họ. Thể hiện cho họ
thấy nội dung bạn cung cấp có giá trị và mang lại lợi ích cho độc
giả của họ.
Khi bạn chủ động, họ sẽ tôn trọng hành động của bạn. Không
phải tất cả blogger đều chấp nhận nội dung của bạn, nhưng nếu
bạn nghiên cứu và không lặp lại những gì họ đã viết trên blog
trước đây, bạn sẽ có cơ hội tốt.
Làm thế nào để viết bài blog khách mời: 5 bí quyết hữu ích
Sau khi bài đăng khách mời của bạn được chấp nhận, bạn cần đảm bảo
không để vuột mất cơ hội này bằng cách làm theo 5 bí quyết sau...
1. Đưa ra các thông tin giá trị
Đừng ngại đưa ra những bí quyết thật sự tuyệt vời. Biết đâu nhờ
vậy, người bạn đang viết blog cho sẽ đặt một đường dẫn đến trang LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 282 −
web của bạn. Hãy cung cấp những thông tin sâu sắc, độc đáo và
giá trị mà mọi người có thể thực hành ngay lập tức.
2. Tiêu đề hấp dẫn
Tiêu đề của bạn phải thu hút được sự chú ý, mạnh mẽ và lôi cuốn
về mặt cảm xúc. Sẽ không ai đọc bài đăng của bạn nếu tiêu đề
buồn tẻ. Bạn phải cho độc giả lý do để đọc. Hứa hẹn về lợi ích
thường là một cách mạnh mẽ để lôi cuốn họ về mặt cảm xúc.
3. Cách trình bày và phong cách nhất quán
Khi cách trình bày bài đăng khách mời của bạn phù hợp với cách
trình bày của blogger khác thì bạn sẽ giữ được sự nhất quán. Sử
dụng những kiểu chữ, kích thước và những đồ họa gây loãng khác
sẽ chỉ làm cho độc giả bị rối.
4. Không quảng bá
Mục đích của một bài đăng khách mời không phải để khoe
khoang về bản thân bạn. Đừng quảng cáo blog của bạn hay khen
ngợi sản phẩm của bạn hoặc ai đó. Tuyệt đối không được để
đường dẫn cộng tác viên trong bài đăng của bạn.
5. Viết bằng định dạng HTML
Hãy tạo điều kiện để người mà bạn đang viết giúp sử dụng bài viết
của bạn. Gửi bài của bạn bằng một file text HTML. Để làm đều
này bạn có thể tạo và định dạng bài post trong blog của mình
trước (nhưng không post nó). Sau đó copy và paste bản HTML
vào một text file.
Hãy đảm bảo HTML thân thiện với blog; nghĩa là, tương thích
với WordPress. (HTML được tạo bởi MS Word và DreamWeaver
thường không tương thích.) Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 283 −
Tiếp thị qua bài viết:
Bài viết: Tiền đề để tạo ra lưu lượng truy cập
Tiếp thị qua bài viết là một cách tuyệt vời để tạo ra lượng truy cập
thường xuyên cho trang web.
Mục đích chính của những bài viết là để cung cấp các thông tin hữu
ích. Đừng rao bán gì ở đây. Ở cuối bài viết, trong phần tham khảo,
bạn có thể gợi ý là nếu người đọc thích những gì bạn nói, họ có thể
vào trang web của bạn để có thêm thông tin.
Xuất bản những bài viết cũng giúp bạn được xem như một chuyên
gia trong thị trường ngách của mình. Khi các bài viết của bạn nằm
trong danh mục bài viết, những người khác có thể trích bài viết ấy
trên web của họ (miễn là những chi tiết trong phần tham khảo còn
nguyên vẹn).
Điều này nghĩa là bạn có thể kiếm được nhiều đường dẫn chất lượng
về trang web của mình, giúp nâng cao thứ hạng SEO cũng
như có được lượng truy cập miễn phí, đủ tiêu chuẩn.
Tự viết hay thuê người viết?
Bạn có hai lựa chọn khi viết bài:
1. Nếu bạn tập trung và hiểu rõ chủ đề của mình, việc tự viết bài rất
dễ dàng.
2. Nếu bạn ghét viết hoặc không có thời gian, bạn nên thuê ngoài. Bạn
cần đảm bảo người bạn nhờ viết có khả năng viết tốt. Bạn có thể
tham khảo cuốn Hướng dẫn biên tập bài viết của Ezine. Hãy
ghé: www.dlwmmm.com/ezineguidelines
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 284 −
5 điểm then chốt cần xem xét khi phác thảo bài viết
1. Nghiên cứu nội dung trên các trang web hàng đầu
Nếu bạn không quen thuộc với chủ đề của mình, hãy đọc 5 bài báo
về nó, sau đó viết ra các thông tin theo cách của bạn để thu thập ý
chính từ những gì đã học được. Sử dụng các bài báo "tiền đề"
này như một nguồn tham khảo và biến thông tin của họ
thành của riêng bạn là một cách nhanh chóng để tạo ra một bài báo.
Hãy truy cập www.dlwmmm.com/digg và gõ thị trường ngách
của bạn vào hộp tìm kiếm. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều bài
báo phổ biến liên quan đến từ khóa của bạn. Dựa vào 5 bài viết
với 'diggs' nhiều nhất để viết bài viết của riêng bạn, để
đảm bảo sức lôi cuốn tối đa.
2. Sự độc đáo
Nếu bài viết của bạn không có tính độc đáo, chúng sẽ
không được chấp nhận bởi thư mục bài viết bạn gửi đến. Bạn
cũng không thể dùng chính xác những cụm từ do người khác nghĩ
ra (đây là đạo văn).
Đặc biệt, nếu bạn thuê ngoài người viết bài, bạn cần kiểm tra rằng
những bài viết ấy có thực sự là độc đáo hay không. Đơn giản chỉ cần
sao chép bài viết và dán vào hộp tìm kiếm của
Copyscape (www.dlwmmm.com/copyscape). Thà mất 5 cent cho
mỗi lần tìm kiếm, còn hơn là để tài khoản của bạn bị cấm.
3. Từ khóa
Từ khóa của bạn là những thuật ngữ mà bạn muốn xếp
hạng trong Google. Mặc dù một từ khóa theo đúng nghĩa đen là
một từ, nhưng để xếp hạng cho một từ khóa dài 2-4 từ sẽ dễ
hơn, bởi vì chúng ít cạnh tranh hơn. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 285 −
Hãy gõ thị trường ngách của bạn vàocông cụ tìm kiếm từ khóa
của Google. Bằng cách này, bạn sẽ tìm thấy các cụm từ chính xác
mọi người sử dụng khi họ tìm kiếm.
Với mỗi bài viết, bạn chỉ nên tập trung vào một cụm từ khóa.
Nhưng đừng cố tình sử dụng nó quá nhiều, chỉ cần viết về nó một
cách tự nhiên.
Hãy đảm bảo bạn cũng bao gồm nó trong tiêu đề của mình.
4. Tạo một tiêu đề thu hút lượng truy cập
Tiêu đề của bạn rất quan trọng. Nếu nó quá dở, sẽ không ai muốn
đọc bài viết của bạn. Nhưng nếu nó hấp dẫn, mọi người sẽ muốn
đọc nó (và nó cũng có khả năng được đăng tải trên trang web của
người khác). Sử dụng nét đặc trưng, hứa hẹn một lợi ích và khơi
dậy sự tò mò là các yếu tố tuyệt vời để áp dụng trong tiêu đề của bạn.
Hãy lưu lại tất cả các tiêu đề mà bạn đã đọc và nghiên cứu chúng.
Tự hỏi bản thân những yếu tố nào khiến cho chúng hấp dẫn? Sau
đó hãy sử dụng chúng như nguồn tham khảo đểtạo nên tiêu đề
của riêng bạn.
5. Độ dài bài viết
Nhắm đến ít nhất là 450 từ và ít hơn 750 từ cho mỗi bài viết. Bạn
cần cung cấp thông tin chất lượng một cách ngắn gọn súc tích hết
sức có thể.
Năm loại bài viết
Trước khi viết bài, bạn cần cân nhắc xem bạn định viết dạng bài nào.
Những dạng bài viết khác nhau phù hợp hơn với những chủ đề và
tình huống khác nhau.
Đây là 5 dạng bài viết phổ biến... LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 286 −
1. Bài viết liệt kê
Một bài viết liệt kê là khi bạn đối chiếu những thông tin khác
nhau cùng liên quan tới một chủ đề. Bài viết này là dạng viết
nhanh và dễ nhất.
'7 cách giảm cân tự nhiên', '5 bí quyết nhanh để kiếm nhiều tiền
hơn' và '3 phương pháp đơn giản để thu hút khách hàng mới' là
những ví dụ của những bài viết liệt kê.
Hãy viết mỗi ý của bạn thành một đoạn văn.
2. Bài viết cổ động
Những bài viết cổ động có một chức năng tạo cảm hứng và
khuyến khích độc giả thay đổi hay làm việc gì tốt hơn. Thông
thường những bài viết này bao trùm một vấn đề điển hình mà
nhiều người có, và sau đó đi vào chi tiết về cách một người hoặc
nhiều người vượt qua cùng một vấn đề đó.
Thường thì những người được dùng làm ví dụ là những người
'bình thường'. Mục đích là để người đọc có thể kết nối và cảm
thấy rằng họ cũng có thể đạt được kết quả tương tự.
3. Bài viết "Làm Thế Nào..."
Bài viết "làm thế nào" là một sườn bài phổ biến dễ sử dụng.
Những bài viết này chia nhỏ một nhiệm vụ khó khăn (hoặc một
nhiệm vụ thường được làm không đúng cách) thành từng bước
hành động dễ dàng.
Chúng cho người đọc một hướng dẫn rõ ràng về cách thức để đạt
được thứ gì đó. Khi bạn đã đưa được những thông tin hướng dẫn
chi tiết, bạn có thể thêm vào một vài yếu tố tiếp thị khôn khéo.
Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 287 −
Hãy nói với người đọc rằng bạn thậm chí có một phương pháp dễ
hơn, và thông tin miễn phí ấy nằm ở đường dẫn trong phần tham
khảo (resource box).
4. Bài viết kiểu "Như đã trao đổi với..."
Thông thường những bài bạn viết sẽ ở vai trò là người thứ ba.
Nhưng trong bài viết kiểu "chấp bút", chúng được viết ở người thứ
nhất, giúp người đọc thấy gần gũi hơn với bài viết.
Nhiều người có những thông tin hữu ích nhưng lại không viết tốt.
Họ có thể nói với bạn (người viết) những điều này và bạn có thể
giúp truyền đạt thông điệp của họ một cách hiệu quả. Điều tuyệt
vời là, bạn có thể sử dụng những ngôn từ trực tiếp của họ trong
nhiều chỗ khác nhau để nhấn mạnh một điểm.
Về cơ bản, bạn giống như một phóng viên đang kể lại câu chuyện
của người khác và tạo sự kết nối về cảm xúc.
5. Bài viết tổng hợp
Đây là dạng bài viết bạn đưa ra các ý chính từ nhiều nguồn khác
nhau. Ví dụ, bạn có thể phỏng vấn nhiều chuyên gia khác nhau để
có được suy nghĩ của họ về một chủ đề cụ thể.
Công việc của bạn là trình bày ý kiến, quan điểm và lý do của mỗi
người. Một lần nữa, bạn ở vai trò của một phóng viên, nhưng có
lợi thế là cho phép nhiều cuộc tranh luận hơn.
Bạn không cần phải nói là ai đúng hay sai. Hãy để người đọc tự
kết luận.
Hướng dẫn resource box (nguồn tài nguyên)
Resource box là nơi bạn khuyến khích người đọc bấm vào đường
dẫn để tìm thêm thông tin. Tốt nhất là dẫn tới những nội dung có LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 288 −
liên quan, như là một bài đăng trong blog của bạn hoặc một trang
web cụ thể hơn là dẫn trực tiếp tới một đường dẫn cộng tác viên.
Thủ thuật makerting tốt là dẫn dắt người đọc đi đến trang thu
thập thông tin và đăng ký vào hệ thống thư trả lời tự động của
bạn. Sau đó bạn có thể giữ liên lạc và xây dựng mối quan hệ với
họ. Khi bạn cho mọi người những thông tin giá trị thì uy tín của
bạn sẽ được xây dựng.
Và mọi người mua hàng từ những người họ quen biết, yêu thích và
tin tưởng.
Dành thời gian tạo một resource box riêng biệt cho mỗi bài viết là
hoàn toàn xứng đáng. Khi bạn thay đổi thông tin một chút để phù
hợp với thông tin trong bài viết, resource box của bạn sẽ có liên quan
nhiều hơn.
Hãy đảm bảo resource box của bạn cho khách hàng một lý do để
bấm vào đường dẫn. Cũng cho mục đích SEO, hãy tạo đường dẫn
bao gồm những từ khóa mà bạn muốn được xếp hạng.
Resource Box Mẫu
Hãy giữ nó ngắn gọn nhất có thể, trong khi bao hàm những thông tin
cần thiết, bao gồm tên bạn, lý do vì sao bạn khác biệt và "kêu gọi
hành động" lôi cuốn. Lời "kêu gọi hành động" của bạn là yếu tố làm
cho mọi người muốn bấm vào đường dẫn.
Đây là hai ví dụ:
1. Để nhận sách công thức nấu ăn ẩm thực Ý miễn phí dày 56 trang,
hãy vào http://www.YourSite.com/ItalianCookingRecipeBook.
[Tên bạn] là tác giả của www.YourSite.com, người đã trải qua 5
năm khám phá khắp các nhà hàng nước Ý. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 289 −
2. Để tìm ra 7 Bí Quyết Dễ Dàng Để Giảm Cân tự nhiên, hãy vào
trang http://www.YourSite.com/HowToLoseWeight. [Tên
bạn] là tác giả của http://www.YourSite.com, chuyên gia
hướng dẫn cách giảm cân tự nhiên, lâu dài.
Gửi bài viết thủ công hay tự động?
Dù bạn có tự nộp bài hay mướn ai đó nộp bài giúp, tốt nhất nên làm
thủ công.
Khi sử dụng các phần mềm tự động, bộ máy tìm kiếm thấy hàng
trăm bài viết được nộp trong một thời gian ngắn. Tự nhiên họ sẽ
nghi ngờ và trang web của bạn có nguy cơ bị cấm.
3 địa chỉ hàng đầu để gửi bài
Có nhiều thư mục bài viết mà bạn có thể gửi bài. Bạn nên tập trung
vào 3 thư mục bài viết này bởi chúng có nhiều lượt truy cập và điểm
xếp hạng trang cao. (Cả 3 trang dưới đây đều có điểm xếp hạng trang
là 6.0.)
1. Ezine Articles
Vào trang www.dlwmmm.com/ezine để tạo tài khoản miễn phí.
Đọc những gì cần thiết để có vị trí Bạch Kim trước khi gửi bài, và
bạn sẽ đạt tới vị trí này nhanh hơn.
2. Articles Base
Vào www.dlwmmm.com/base để đăng ký tài khoản. Trang này
có thời gian xét duyệt nhanh.
3. Go articles
Tạo tài khoản miễn phí tại www.dlwmmm.com/goarticles ngay
hôm nay. Trang này dễ post bài và mau chóng cung cấp một số
đường dẫn đến trang web cho bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 290 −
Diễn đàn thị trường ngách:
Cách nhanh nhất để xuất hiện trước khách hàng của bạn
Khắp nơi trên internet, có những cộng đồng hội tụ tất cả những
người có cùng đam mê về những chủ đề khác nhau.
Việc đóng góp cho một diễn đàn thể hủy hoại danh tiếng của bạn
nếu thực hiện không đúng cách. Nhưng khi thực hiện đúng, diễn đàn
thị trường ngách là một cách tuyệt vời để xây dựng niềm tin, thiết lập
uy tín và dĩ nhiên dẫn lượng truy cập về trang web của bạn.
3 bí quyết tiết kiệm thời gian để tìm diễn đàn thị trường ngách
Đi lang thang khắp các diễn đàn trên internet có thể là một trải
nghiệm tốn thời gian. Quan trọng là bạn đừng chỉ đóng góp cho bất
cứ diễn đàn nào trong thị trường ngách của mình. Bạn cần tìm một
hoặc hai diễn đàn hiệu quả nhất, nhằm giúp bạn tạo ra nhiều lượng
truy cập nhất.
Đây là 3 bí quyết nhanh chóng để giúp bạn bắt đầu...
1. Ý định rõ ràng
Nếu bạn không biết mình đang tìm cái gì, làm sao bạn biết được
khi gặp phải nó?
Hãy lập danh sách những thị trường ngách phù hợp nhất cho sản
phẩm của bạn. Suy nghĩ xem thị trường ngách nào có thể hưởng
lợi từ sản phẩm của bạn; đừng giới hạn phạm vi tìm kiếm.
2. Tìm kiếm trên Google
Gõ lần lượt từng thị trường ngách mà bạn nghĩ ra vào Google. Ví
dụ, nếu thị trường ngách bạn chọn là đồ chơi cho mèo, bạn sẽ gõ
'diễn đàn đồ chơi cho mèo' vào Google. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 291 −
Diễn đàn hoạt động tích cực nhất với lượng thành viên cao nhất
sẽ hiện ra ở trang 1. Hãy khảo sát những diễn đàn này trước.
3. Đóng góp trước khi quảng cáo
Một khi đã tìm thấy và đăng ký vào một hay nhiều diễn đàn bạn
chọn, hãy nghiên cứu một chút trước. Đọc qua những thảo luận
trong quá khứ và hiện tại để có một cảm nhận về cách người ta
tương tác với nhau và mức độ hiểu biết của họ.
Giới thiệu bản thân, đặt câu hỏi và đăng bình luận cho bài viết
của người khác. Quan trọng là bạn chiếm được lòng tin của mọi
người.
Một khi bạn đã chứng tỏ mình là một thành viên diễn đàn có giá
trị và đáng tin cậy, bạn có thể đề cập đến sản phẩm của mình. Tùy
vào từng diễn đàn, bạn sẽ quyết định thời gian chờ đợi là bao lâu,
nhưng ít nhất cũng phải vài tuần.
4 phép xã giao trong diễn đàn
Hãy nhớ rằng bạn là người ngoài. Nhiều diễn đàn giống như một
gia đình gần gũi, và bạn phải chứng tỏ bản thân trước khi được
chấp nhận.
Ghi nhớ 4 bí quyết sau...
1. Tuân theo người lãnh đạo
Hãy xem bạn có thể xác định ai là người chủ chốt trong diễn đàn
hay không. Hầu hết diễn đàn sẽ có một vài người có sức ảnh
hưởng lớn. Quan trọng là bạn có được lòng tin của những người
này, vì họ có sự tác động tích cực với những người còn lại trong
diễn đàn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 292 −
2. Duy trì sự nhất quán
Sẽ không tốt nếu đăng 2 bình luận một ngày trong hai tuần rồi
sau đó không đóng góp gì trong 6 tuần. Hãy đảm bảo bạn đăng
bài đều đặn và nhất quán.
3. Tăng thêm giá trị
Mục đích của bạn là tạo thêm giá trị, không phải gây khó chịu và
spam mọi người với những bình luận về sản phẩm của bạn.
Hãy đưa ra những lời khuyên sâu sắc, hữu ích và chi tiết. Đây là
cách bạn trở nên đáng tin và đạt được thẩm quyền nhanh hơn.
4. Trở thành chuyên gia
Bạn sẽ được nhìn nhận như một chuyên gia trong thị trường
ngách của mình một khi bạn giúp đỡ mọi người và chứng tỏ kiến
thức của mình.
Những người khác sẽ tìm đến bạn một cách tự nhiên. Giờ thì hãy
đề cập đến sản phẩm của bạn, nhưng chỉ trong ngữ cảnh là nó có
thể giúp họ như thế nào. Hãy cẩn thận với phương pháp này.
Hầu hết lượng truy cập sẽ đến từ chữ ký của bạn...
Chữ ký của bạn
Những diễn đàn khác nhau có quy định riêng về những gì bạn được phép
và không được phép có trong phần chữ ký. Vì vậy hãy kiểm tra trước.
Bạn có thể được cho phép dùng HTML, hoặc không được dùng chữ
in đậm.
Nếu bạn đều đặn đăng những bình luận giá trị và đưa ra lời khuyên
đến diễn đàn thị trường ngách, bạn sẽ giành được lòng tin của mọi
người. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 293 −
Bạn càng được tôn trọng và nhìn nhận như một chuyên gia bao
nhiêu, càng có nhiều người bấm vào đường dẫn trong chữ ký của bạn
bấy nhiêu. Bạn sẽ có thêm lượng truy cập chất lượng hướng về trang
web của bạn.
Hãy thử sử dụng một dòng thẻ (tagline) đến URL tóm tắt lợi ích của
việc vào trang web, như "Thông tin, tài nguyên và e-book miễn phí
trên...".
Đánh dấu xã hội (Social Bookmarking)
Tiềm năng của sự 'Lan truyền'
Đánh dấu xã hội là nơi người khác tag (đính) trang của bạn và lưu lại
để xem sau. Nhưng thay vì lưu nó vào trình duyệt, nó sẽ được lưu vào
web. Đây là cách nhanh chóng để phân loại và chia sẻ thông tin. Nếu
ai đó có uy tín đánh dấu trang của bạn, thì những người hâm mộ họ
cũng sẽ quyết định ghé thăm.
Nếu sản phẩm của bạn lan truyền (có nghĩa là những ai được chỉ dẫn
đến trang web của bạn cũng sẽ giới thiệu người khác), trang của bạn
sẽ có một số lượng truy cập khổng lồ – trong trường hợp này thì
đánh dấu xã hội có thể là một chiến lược tạo ra lượng truy cập ngắn
hạn tuyệt vời.
Google cũng chú ý khi ai đó đánh dấu trang của bạn. Và khi có đủ
người đánh dấu nó, bạn sẽ có được thứ hạng cao hơn trên Google.
5 xu hướng cho 'Lan truyền'
Các trang social bookmarking có lượng khán giả riêng. Nhiều trang
cùng tập trung vào một thể loại. Việc của bạn là quyết định trang nào
phù hợp với nội dung của mình. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 294 −
Tuy nhiên, lan truyền mang tính ngoại lệ hơn là quy tắc. Thật khó
mà dự đoán cái gì sẽ 'lan truyền' trên những trang social
bookmarking. Để tăng khả năng điều này xảy ra, hãy ghi nhớ 5 xu
hướng phổ biến sau đây...
1. Danh sách top 10
Danh sách top 10 rất hấp dẫn. Chúng thường dễ đọc và khơi dậy
sự tò mò.
Người ta thích tìm hiểu xem có thêm bí quyết nào họ có thể áp
dụng không.
2. Giải pháp khác thường
Tôi không nói tới những nội dung thông thường được lặp đi lặp
lại. Tôi nói về những bài hướng dẫn chất lượng hé lộ một góc nhìn
khác về thị trường của bạn. Hãy thử cung cấp một video với
những bước chi tiết dễ làm theo.
3. Gây xôn xao dư luận
Những vấn đề gây tranh cãi luôn thu hút sự chú ý. Hãy thử tạo ra
mối liên hệ giữa sản phẩm của bạn với những vấn đề hiện tại mà
mọi người đang bàn tán. Việc tranh cãi sẽ khuyến khích mọi
người chia phe, và khuấy động cảm xúc của những người ít nói.
4. Hài hước
Thường thì những điều hài hước giúp chúng ta giải trí. Sản phẩm
của bạn có góc độ nào như vậy để có thể thu hút sự chú ý mà vẫn
không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không?
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với Blend Tec – người đã đăng
tải một loạt video lên Youtube mỗi ngày để xem những thứ khác
nhau có bị nghiền nát trong máy xay của họ không. Những video Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 295 −
đó rất thú vị và cũng giúp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của
họ. Rất thông minh!
5. Lập dị và "điên khùng"
Mặc dù những nội dung khác thường sẽ thu hút sự chú ý, nhưng
quan trọng là bạn phải giữ cho nó thực tế. Nếu sản phẩm của bạn
không thể kết nối với một thứ gì đó "điên điên", hãy để cho ai đó
thực hiện.
Làm sao để tự động đánh dấu xã hội
Đánh dấu nội dung của bạn có thể tốn thời gian, vậy nên đừng sử
dụng tất cả những trang đánh dấu mạng xã hội. Đây là 5 trang nằm
trong top hiệu quả nhất: Delicious, StumbleUpon, Digg, The Buzz
và Propeller.
Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ miễn phí thì hãy dùng SocialMarket.
Trang này sẽ đánh dấu nội dung của bạn lên 48 trang đánh dấu
mạng xã hội phổ biến nhất.
Để đánh dấu trên nhiều trang hơn, hãy dùng
www.dlwmmm.com/bookmarkingdemon (đây là dịch vụ trả tiền).
Những trang hướng dẫn (Tutorial Sites):
Làm thế nào để tạo lượng truy cập thông qua các trang hướng dẫn
Một trang hướng dẫn bao gồm chuỗi video, âm thanh hoặc chữ viết
giải thích làm thế nào để làm một việc gì đó.
Đối với nhiều thị trường ngách, học qua video và quan sát thực tế dễ
hơn nhiều so với việc cố gắng làm theo những hướng dẫn.
Âm thanh không phổ biến bằng video và lôi cuốn ít người hơn,
nhưng vẫn có tiềm năng trong rất nhiều thị trường ngách. Một số LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 296 −
người thích học qua chữ viết và thích làm theo kế hoạch từng
bước một.
Lượng truy cập được tạo ra khi bạn dẫn họ vào trang web của mình
với một lời kêu gọi hành động hấp dẫn; ví dụ như, cung cấp cho họ
những thông tin giá trị hoặc miễn phí.
Gửi trang hướng dẫn của bạn ở đâu? 3 lựa chọn
Tùy vào sản phẩm của bạn là gì, việc tạo ra trang hướng dẫn của
riêng mình cũng có lý của nó.
Hoặc có lẽ sản phẩm của bạn thích hợp để gửi video và bài viết đến
các trang chia sẻ hướng dẫn (tutorial submission site) hơn.
Để giúp bạn quyết định, đây là nội dung liên quan (mặc dù có thể
bạn sẽ muốn làm cả hai):
1. Trang hướng dẫn chuyên dụng (Dedicated Tutorial Sites)
Tùy vào thị trường ngách của bạn, bạn có thể tìm những trang
hướng dẫn chuyên dụng nhắm tới nó. Để tìm kiếm, hãy gõ "thị
trường ngách của bạn – trang gửi hướng dẫn" vào thanh tìm kiếm
của Google.
Lượng truy cập tạo ra từ các trang thị trường ngách cụ thể sẽ
mang tính chọn lọc cao vì những người này đã quan tâm tới thị
trường ngách của bạn rồi.
2. Những trang hướng dẫn tổng hợp
Nếu bạn không thể tìm trang hướng dẫn chuyên dụng cho thị
trường ngách của mình, hãy gửi bài đến những trang hướng dẫn
tổng hợp hơn như eHow, Good-Tutorials, Tutorialized,
TutorialOutpost, Tutorial-center, TutorialsGarden và
TutorialKit. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 297 −
Những trang này có thể không chuyên biệt, nhưng chúng cũng
có nhiều lượng truy cập và thường xếp hạng cao trong bộ máy
tìm kiếm.
3. Trang hướng dẫn của riêng bạn
Một lựa chọn khác là bạn có thể tạo ra một trang hướng dẫn riêng
của mình xung quanh thị trường ngách. Đây là chiến lược tạo ra
lưu lượng truy cập dài hạn.
(Thêm nữa, trong trường hợp bạn gửi các hướng dẫn lên YouTube
và gắn chúng vào trang của mình, bạn có thể tạo ra lượng truy cập
nhanh chóng nếu bạn trả lời các câu hỏi của mọi người.)
Hãy làm một vài nghiên cứu từ khóa để xác định xem người ta
đang tìm kiếm điều gì cụ thể trên sản phẩm của bạn, hay trên thị
trường ngách. Sau đó việc mua www.YourProductTutorials.com
hay www.YourNicheTutorials.com sẽ phụ thuộc vào kết quả của
việc nghiên cứu từ khóa.
Khi không ngừng thêm các hướng dẫn vào trang web, bạn sẽ xây
dựng được một trang uy tín và xếp hạng cao trên Google. Đó là vì
tên miền của bạn nhắm vào từ khóa, và bạn có nội dung thường
xuyên, độc đáo và liên quan tới thị trường ngách đó (hãy nhớ đặt
một số đường dẫn đến trang web của bạn nữa).
Quảng cáo rao vặt (Classified Ads):
Một cách hiệu quả để dẫn lượng truy cập về trang web của bạn
Loại lượng truy cập bạn tạo ra tùy thuộc vào nơi bạn đặt quảng cáo.
Nếu bạn đặt quảng cáo ở một nơi có mục tiêu, liên quan, bạn sẽ thu
hút được lượng truy cập mục tiêu. Nhưng nếu bạn đặt quảng cáo ở
một nơi chung chung, bạn sẽ nhận được lượng truy cập không đủ
tiêu chuẩn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 298 −
Hãy nhớ rằng chất lượng của lượng truy cập mới có ý nghĩa (chứ
không phải số lượng).
3 yếu tố cần thiết của Quảng Cáo Rao Vặt
1. Bán các cú nhấp chuột
Đừng phí chỗ trong quảng cáo để lan man về sản phẩm của bạn.
Đó không phải là mục đích của một quảng cáo rao vặt.
Việc của bạn là "bán các cú nhấp chuột" – lôi cuốn độc giả với
một kêu gọi hành động và bấm vào đường dẫn của bạn. Ngay sau
đó, họ sẽ rơi vào phễu bán hàng của bạn.
2. Trả tiền hay không?
Một số trang cho phép đặt quảng cáo miễn phí và những trang
khác bạn phải trả tiền.
Thường thì quảng cáo trả tiền sẽ mang lại cho bạn lượng truy cập
chất lượng hơn, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Kiểm tra
là điều then chốt ở đây.
3. Quảng cáo VIP
Quảng cáo VIP là nơi quảng cáo của bạn có được vị trí quảng cáo
hàng đầu trên trang web của họ. Họ sẽ tạo sự nổi bật cho quảng
cáo của bạn bằng cách đặt một đường viền xung quanh nó hoặc
sử dụng màu.
Bạn hãy tự kiểm tra xem liệu việc trả thêm tiền có mang lại thêm
lượng truy cập mục tiêu hay không.
4 bí quyết để tạo ra quảng cáo của bạn
Thực hiện quảng cáo ngắn gọn và ngọt ngào nhất có thể, mà vẫn
truyền tải được tất cả thông tin cần thiết. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 299 −
Khi tiến hành quảng cáo rao vặt bạn cần thực hiện 4 điều sau: 1. Thu
hút sự chú ý; 2. Tỏa sáng; 3. Tạo ra nhu cầu và 4. Thúc đẩy hành động.
1. Thu hút sự chú ý
Vì quảng cáo của bạn sẽ được đặt cạnh nhiều quảng cáo khác, nên
bạn phải nổi bật. Nếu bạn có thể dùng đồ họa, điều này sẽ giúp
ích rất nhiều.
Nếu bạn chỉ có thể dùng chữ, cách duy nhất để đảm bào nổi bật là
sử dụng từ ngữ (tránh dùng dấu chấm than, tất cả đều viết hoa và
những ký hiệu này – @#$%&* – vì chúng tượng trưng cho SPAM
hoặc mưu đồ bất lương).
2. Tạo nên sự hấp dẫn
Một tiêu đề hấp dẫn gợi nên sự tò mò sẽ khiến mọi người muốn
đọc phần còn lại của quảng cáo hơn.
Quy tắc tương tự như khi viết một tiêu đề cho thư quảng cáo bán
hàng cũng được áp dụng ở đây, chỉ là tiêu đề của bạn phải ngắn
hơn nhiều – có thể chỉ một hoặc hai từ.
3. Tạo ra nhu cầu
Cũng như khơi dậy sự tò mò, bạn cũng phải tạo sự thèm muốn.
Hãy kết nối cảm xúc với độc giả và làm nổi bật những ích lợi ngầm
mà khách hàng của bạn mong muốn. Đây có thể là lòng tin, quyền
lực hoặc sự bảo đảm.
Người ta không muốn sản phẩm của bạn, họ cần những lợi ích vô
hình mà sản phẩm của bạn hứa hẹn.
4. Kêu gọi hành động
Ngay lúc này độc giả đã sẵn sàng để hành động theo quảng cáo
của bạn. Đây là lúc bạn đưa ra cho họ những hướng dẫn đơn giản
và giải thích họ cần phải làm điều gì. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 300 −
Đừng cho họ thời gian để suy nghĩ về bất cứ thứ gì. Hãy hướng
dẫn họ hành động, nhưng đừng tỏ thái độ uy quyền. Hãy cho họ
một phần thưởng khi làm theo lời kêu gọi hành động của bạn.
Tóm lại, giải thích họ cần làm gì và lý do tại sao.
Đăng quảng cáo của bạn ở đâu?
Thị trường ngách của bạn sẽ quyết định việc bạn đăng quảng cáo ở
trang nào. Hãy tìm trên Google về "thị trường ngách của bạn –
quảng cáo rao vặt online" hoặc "thị trường ngách của bạn – trang
quảng cáo rao vặt".
Bạn cũng nên thử www.dlwmmm.com/craigs. Nó là trang web có
lượt xem đông thứ 8 trên Internet. Bạn có thể nhắm vào các khu vực
địa lý cụ thể, dễ dàng tái lập quảng cáo và quan trọng nhất là nó miễn
phí (phần lớn).
Tiếp thị qua video
Tiếp thị qua video là bạn sử dụng video để nâng cao nhận thức của
mọi người về bạn hoặc sản phẩm của bạn. Bạn có thể dùng nó để tạo
thương hiệu cho mình như một chuyên gia, hoặc để chứng tỏ một
điều gì đó.
Bằng cách đăng tải một hay nhiều video lên các trang chia sẻ video
như YouTube, bạn có thể tạo ra rất nhiều lượng truy cập và thậm chí
đạt được địa vị như một người nổi tiếng thực sự.
Điều tuyệt vời của tiếp thị qua video là nó cho phép bạn lợi dụng sự
xếp hạng SEO của một trang lớn hơn. Để xếp hạng một video trên
Google thì dễ hơn nhiều so với một trang web.
Có 2 loại video chính mà bạn có thể tạo ra: Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 301 −
1. Quay màn hình: bạn ghi lại màn hình máy tính để làm một
video. Bạn có thể dùng CamStudio.com, là phần mềm chụp
màn hình miễn phí, hoặc Camtasia là phần mềm trả tiền với
nhiều tính năng hơn.
2. Video trực tiếp: bạn nói chuyện trước một máy quay phim hay
webcam, có thể là ở nhà, hoặc quay một sự kiện trực tiếp mà
bạn đã thực hiện.
3 loại nội dung của Video
1. Video "Làm Thế Nào..."
Video "làm thế nào" minh họa cách thức thực hiện một thứ gì đó.
Những loại video này phổ biến với những người muốn học cách
làm một việc cụ thể. Nếu như những gì bạn đang giải thích là
phức tạp, hãy chia nhỏ nó thành những chuỗi video.
Để dẫn lượng truy cập về trang web của bạn, hãy đưa ra một lời
kêu gọi hành động mạnh mẽ (hứa hẹn cung cấp thêm thông tin
miễn phí). Bạn nên đặt địa chỉ trang web của mình trong phần
mô tả video.
2. Video quảng cáo
Mặc dù loại video này là nơi bạn quảng bá sản phẩm, nhưng bạn
cũng không nên đề cập đến nó quá cuồng nhiệt. Hãy phác thảo rõ
ràng những lợi ích vô hình và hữu hình của sản phẩm để những
khách hàng tiềm năng có thể hiểu điều gì ở trong đó dành cho họ.
Minh họa cách sử dụng sản phẩm của bạn cũng là một cách tuyệt
vời để làm điều này, đặc biệt là, nếu như bạn có thể nghĩ đến một
đều gì đó khác thường để thu hút sự chú ý của mọi người (chẳng
hạn như BlendTech), hoặc cung cấp nhiều thông tin (như
infomercials). LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 302 −
3. Video ra mắt sản phẩm
Đôi khi việc tạo ra một chuỗi các video khi bạn đang ra mắt sản
phẩm mới trên thị trường lại rất có ích.
Bằng cách truyền đạt việc sản phẩm của bạn có thể giúp khách
hàng như thế nào, bạn có thể tạo ra một cảm giác mong đợi. Việc
này có thể làm tăng doanh số bán hàng, bởi khách hàng đã được
chuẩn bị tinh thần rồi.
Những video này thường không có nhiều minh họa về việc 'làm
thế nào' hoặc sản phẩm của bạn được sử dụng thế nào, mà tập
trung nhiều vào kết quả nó mang lại. Hãy đảm bảo bạn cũng đưa
được vào đó những thông tin hữu ích, và lý giải với mọi người tại
sao họ cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Gửi video
Một khi đã hoàn tất những đoạn video của mình, bạn hãy gửi chúng
đến một trang chia sẻ video để mọi người có thể tìm thấy chúng.
www.dlwmmm.com/youtube có một sự độc quyền rõ ràng trong tất
cả các trang chia sẻ video. Vì lý do này việc chúng ta có thể khai thác
một lượng truy cập khổng lồ sẵn có của họ là hợp lý.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thêm một trang mạng của một thị
trường ngách cụ thể để đăng lên. Bằng cách này bạn sẽ tìm được
lượng truy cập khổng lồ và những khách hàng mục tiêu trong thị
trường ngách của bạn.
Gõ cụm từ "thị trường ngách của bạn – trang video" vào thanh tìm
kiếm của Google. Việc bạn có tìm được gì đó hay không phụ thuộc
vào chủ đề mà bạn muốn tìm. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 303 −
3 bí quyết hàng đầu khi đăng video
3 bí quyết này sẽ đảm bảo tối đa hóa số lượng xem và truy cập video
của bạn.
1. Từ khóa nằm trong tiêu đề
Nếu có thể, bạn không nên chỉ xếp từ khóa trong tiêu đề, mà nên
xếp chúng ở đầu tiêu đề. Hãy nhớ làm cho tựa đề giống các tiêu
đề nếu bạn muốn mọi người xem.
2. Đường dẫn trang web
Bao gồm liên kết đến trang web của bạn ở đầu phần mô tả video.
Để đảm bảo rằng trang web của bạn được siêu liên kết (ít nhất là
trong YouTube), hãy sử dụng cụm Error! Hyperlink reference
not valid ở phần đầu của URL.
Bạn cũng nên đảm bảo rằng mình đưa ra lý do đủ thuyết phục để
họ bấm vào liên kết đó.
3. Một kỹ thuật bí mật...
Tìm một đoạn video phổ biến và có nhiều lượt xem, có nội dung
liên quan đến nội dung video của bạn. Sao chép thẻ của những
video này và sử dụng chúng cho đoạn video của bạn.
Bạn sẽ đạt được nhiều lượt xem và lượng truy cập đến trang web
hơn vì bạn đang tận dụng lượt xem của những người khác. Khi
một người nào đó xem đoạn video nổi tiếng này, đoạn video của
bạn sẽ xuất hiện trong phần những video có nội dung liên quan.
Làm tăng thêm giá trị hay phá hoại?
Khi bạn đăng cùng một đoạn video lên những trang web chia sẻ
video khác nhau, về cơ bản bạn đang làm xáo trộn internet với cùng LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 304 −
một nội dung. Ngay cả khi bạn đổi tên hay thẻ, nó chỉ lừa người ta
nghĩ rằng bạn đăng nội dung mới, trong khi không phải vậy.
Bạn không thực sự làm tăng thêm giá trị. Vì lý do này, tôi khuyên bạn
nên tìm xem khán giả của bạn đang ở đâu và tập trung năng lượng
upload video lên 1 hay 2 trang web chính thôi.
Những trang video khác nhau có đối tượng khán giả khác nhau, vì
vậy hãy chọn mục tiêu một cách cẩn thận (dù vậy tôi sẽ luôn bao
gồm YouTube, đơn giản bởi vì khả năng những video này được tìm
thấy trên Google, và lượng truy cập khổng lồ).
Nếu bạn muốn có một phương pháp "súng gieo hạt" cho marketing
video và upload video lên mọi trang video có thể, bạn có thể dùng
dịch vụ up video tự động: www.dlwmmm.com/tubemogul miễn phí,
hoặc bạn có thể trả tiền để dùng www.dlwmmm.com/trafficgeyser.
Podcasts
Podcast là hình thức phát tin tức sử dụng âm thanh trên internet.
Podcast trở nên phổ biến khi nhiều người sử dụng iPod bắt đầu
download chương trình phát thanh (broadcasts) vào iPod của họ.
(Đây là xuất xứ của thuật ngữ, kết hợp giữa 'iPod' và 'broadcasting'.)
Tạo podcast là một cách tuyệt vời để thâm nhập vào cuộc sống của
những người bận rộn thích nghe và xem thông tin trên đường, bởi
không phải ai cũng thích đọc và xem thông tin trên màn hình máy tính.
Khi ai đó đăng ký nhận theo dõi những podcast của bạn, podcast sẽ
được tự động download. Điều này làm tăng số lượng người nghe.
Để tạo ra lượng truy cập, hãy đưa ra một lời kêu gọi hành động mạnh
mẽ hướng những người nghe đến trang web của bạn để có thêm
thông tin. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 305 −
Chủ đề Podcast
Podcast của bạn có thể nói về bất cứ thứ gì liên quan tới thị trường
ngách. Bạn có thể làm podcast dựa trên những câu hỏi thường gặp,
những chuyện hoang đường phổ biến hay 'tường thuật tin tức'
thường xuyên trong ngành của bạn.
Hãy đảm bảo bạn cho đi những tài liệu giá trị, và cung cấp nhiều tin
tức trong podcast của bạn. Nếu nó chán ngắt, người ta sẽ tắt đi và
không nghe lời kêu gọi hành động của bạn ở cuối podcast. (Điều này
có nghĩa là không có lượng truy cập đến trang web của bạn).
Một cách nhanh để tạo ra tư liệu cho một podcast là phỏng vấn
những chuyên gia trong thị trường ngách của bạn. Khi bạn đưa ra
những câu hỏi người nghe muốn biết, bạn sẽ có được nhiều thông
tin tuyệt hay và xây dựng danh tiếng thông qua sự hợp tác.
Thu podcast
Có 2 cách chính bạn có thể ghi âm podcast:
1. Trong 1 môi trường studio (ngay cả khi đây là văn phòng tại
nhà của bạn). Để làm được điều này, hãy mua một chiếc micro
tốt như USB micro của hãng Blue. Bạn cũng sẽ cần một phần
mềm âm thanh. Audacity là phần mềm miễn phí và cho phép
bạn dễ dàng ghi âm podcast.
2. Ghi âm trực tiếp trên điện thoại, như phỏng vấn hay
webinar. Bạn có thể ghi âm phỏng vấn điện thoại qua Skype
(www.dlwmmm.com/skype) sử dụng
(www.dlwmmm.com/pamela).
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 306 −
Xuất bản podcast
Xuất bảnpodcast cho phép người khác dễ dàng tìm nội dung của
bạn. Đây có thể là một cách tuyệt vời để dẫn lượng truy cập đến
trang web của bạn, vì nhiều người tìm kiếm podcast hằng ngày.
Đây là 3 cách dễ dàng để xuất bản podcast...
1. Xuất bản qua iTunes
Sau khi đăng ký một tài khoản với chương trình iTunes, bấm vào
'Podcasts' trên bảng chọn bên trái. Tiếp theo, bấm 'Gửi Podcast'
và nhập địa chỉ URL feed của podcast. Cuối cùng, làm theo
những hướng dẫn trên trang đó.
2. Blog WordPress
Nếu có blog được xây dựng bằng WordPress, bạn cũng có thể
dùng plug-in 'PodPress'. Nó cho phép bạn upload những podcast
MP3 và dễ dàng nhúng vào blog.
(PodPress cũng sẽ tự động gửi podcast của bạn đến iTunes và
một vài thư mục podcast khác.)
3. Thư mục podcast
Để tăng mức độ quảng cáo, bạn có thể gửi podcast lên nhiều thư
mục podcast khác nhau.
Giống như gửi video, tùy bạn quyết định nhắm đến những trang
web có những thính giả của mình, hoặc thử & đoán bằng cách gửi
podcast đến tất cả.
Đây là 5 thư mục podcast phổ biến... www.dlwmmm.com/all,
www.dlwmmm.com/odeo, www.dlwmmm.com/blink,
www.dlwmmm.com/blogex và www.dlwmmm.com/digitalpod. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 307 −
Mạng xã hội
Mạng xã hội là một xu hướng phổ biến trong suốt những năm qua.
Những trang như Facebook, Myspace, và Twitter đang tiếp tục trở
nên thịnh hành, thậm chí chúng còn thay đổi cách chúng ta dùng
Internet.
Những mạng xã hội này có những nhóm chuyên biệt nơi mà những
người có cùng tư tưởng có thể tập hợp lại cùng chia sẻ sự yêu thích
đối với một chủ đề nào đó.
Khi bạn thâm nhập những nhóm được tạo thành xung quanh thị
trường ngách, bạn có thể thâm nhập nhóm những người đã sẵn quan
tâm và kéo họ về trang web của bạn.
3 bí quyết tạo lưu lượng thành công trên mạng xã hội
Đối với những trang mạng xã hội, chắc chắn là có những quy ước
ngầm mà bạn phải làm theo. Hãy cùng xem qua 3 điểm quan
trọng nhất...
1. Không quảng cáo bán hàng!
Những người 'bình thường' tham gia một nhóm trên mạng xã hội
không muốn bị tiếp thị. Quan trọng là bạn không nên vào một
nhóm rồi sau đó chỉ nói lan man về sản phẩm của bạn.
2. Xây dựng một mối quan hệ
Bạn cần tham gia và cung cấp cho các thành viên trong nhóm
những giá trị đích thực. Thông tin của bạn càng có giá trị, càng
nhiều người sẽ xem bạn như một nhân vật có uy tín.
Một khi bạn xây dựng được một mối quan hệ mạnh mẽ và
giành được sự tôn trọng của nhóm, bạn có thể đề cập đến sản
phẩm của mình. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 308 −
3. Hãy chân thực
Không ai thích người bán hàng, hay những người 'biết tuốt'. Hãy
bộc lộ tính cách và cho thấy bạn là một người thực. Nếu bạn nói
về sản phẩm, hãy gắn nó vào đời sống hàng ngày để tạo tính chân
thực. Khi để cho nó thân thiện và tự nhiên, người ta sẽ có khả
năng liên lạc với bạn để mua sản phẩm, hơn là khi bạn tỏ ra quá
chuyên nghiệp. Việc này rất giống với những phương thức đăng
bài trong diễn đàn hay comment trên blog.
3 cách nhanh chóng cải thiện hồ sơ cá nhân
Tất cả các trang mạng xã hội đều cung cấp cho bạn một hồ sơ. Đây là
cơ hội để bạn bộc lộ mình.
Sau đây là 3 mẹo dễ dàng để cải thiện cách mà bạn thể hiện trong
hồ sơ...
1. Ngôn ngữ
Hãy xem bạn dùng ngôn ngữ gì. Có thân thiện, ấm áp và tử tế
không? Cách nói chuyện của bạn sẽ ảnh hưởng đến thiện cảm của
người khác dành cho bạn.
2. Ảnh đại diện
Một bức ảnh hơn ngàn lời nói. Hãy chắc rằng bức ảnh của bạn
mới chụp gần đây và khắc họa bạn chính xác nhất. Qua bức ảnh,
người ta đoán được bạn là người thế nào.
3. Thái độ
Bạn có thái độ tiêu cực hay tích cực khi đăng bài hay bình luận?
Đừng nên để bị biết đến như một "kẻ ưa thản vãn" hay "kẻ ác ý".
Bằng cách cho đi thông tin hào phóng, miễn phí và chia sẻ bản
thân, bạn sẽ xây dựng được một mối quan hệ vững chắc với những
thành viên khác trong nhóm mạng xã hội của bạn. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 309 −
Google AdWords
Google AdWord là mạng lưới PPC (pay per bấm) lớn nhất, và có lẽ
là một trong những cách nhanh nhất để tạo ra lượng truy cập mục
tiêu đến trang web của bạn.
Pay Per Bấm (PPC) đơn giản là trả tiền cho mỗi khách ghé thăm.
Cost Per Bấm (CPC) là số tiền bạn phải trả. Với thể thức PPC,
quảng cáo được chạy miễn phí, nhưng bạn phải trả tiền cho mỗi lần
một khách hàng tiềm năng bấm vào quảng cáo và vào trang của bạn.
Là chủ trang web, bạn có thể chọn hiển thị mẩu quảng cáo trong kết
quả tìm kiếm của Google, hoặc trên một trang web có hộp thoại
quảng cáo của Google.
Sau khi tạo một tài khoản Google AdWords và viết quảng cáo của
mình, lượng truy cập có thể đến với trang web của bạn rất nhanh.
Chú ý: nếu không biết mình đang làm gì, bạn có thể sẽ mất rất nhiều tiền.
Đặt quảng cáo ở đâu?
Google sẽ quyết định quảng cáo của bạn được đặt ở đâu, và điều này
dựa trên 2 nhân tố chính:
1. CPC bid và số tiền bạn sẵn sàng trả nếu có người bấm vào
trang web của bạn.
2. Điểm xếp hạng chất lượng dựa trên tiêu chuẩn của Google (mà
họ không công bố đầy đủ). Quan trọng nhất là quảng cáo,
trang landing và trang web của bạn có liên quan như thế nào.
Thiết lập một chiến dịch trong AdWords
Hãy quyết định xem bạn sẽ quảng cáo sản phẩm của riêng mình hay
cộng tác viên, và khảo sát về nhu cầu cho sản phẩm đó. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 310 −
www.dlwmmm.com/keyword sẽ cho bạn biết những từ khóa nào
(và những thứ liên quan) người ta đang tìm kiếm, cũng như mật
độ tìm kiếm chúng. Cần 5 đô-la để kích hoạt một tài khoản tại
trang này.
Định mức ngân sách mỗi ngày của bạn để phòng ngừa việc chi quá
tay, sau đó thiết lập chiến dịch quảng cáo...
Tạo chiến dịch quảng cáo
Để bắt đầu, bạn chỉ nên tạo 3 chiến dịch quảng cáo. Bạn có thể giám
sát chiến dịch, thay đổi giá thầu và cải thiện tỷ lệ bấm bằng cách thử
nghiệm những mẩu quảng cáo khác nhau. Dùng 3 từ khóa chính và
xây nên một chiến lược quảng cáo riêng biệt cho từng từ. Điều này sẽ
mang đến cho bạn điểm chất lượng cao hơn và giúp giữ quảng cáo có
hiệu quả.
Trước khi viết quảng cáo, hãy gõ từng từ khoá vào Google. Xem tất
cả những quảng cáo trả tiền và nhìn xem họ đang trả cái gì. Hãy chú
ý kỹ đến quảng cáo trên cùng.
6 bí quyết viết quảng cáo
Khi tự viết quảng cáo, bạn phải đảm bảo nó tuân theo giới hạn của
Google AdWords (xem những điều khoản và điều kiện của họ).Tiêu
đề của bạn không được có trên 25 ký tự. Hai hàng mô tả mỗi hàng
không được quá 35 ký tự, và URL hiển thị không được quá 35 ký tự.
Đây là 7 bí quyết cần nhớ khi viết quảng cáo:
1. Tiêu đề
Tiêu đề phải thu hút sự chú ý của người đọc, lôi cuốn và mạnh
mẽ, khiến họ muốn đọc thêm. Lưu lượng truy cập: Nhân tố quyết định sự thành bại...
− 311 −
2. Từ khóa
Để duy trì sự liên quan, hãy đảm bảo từ khóa chính hoặc cụm từ
khóa chính phải ở trong tên quảng cáo. Nếu từ khóa được bao
gồm trong tiêu đề và trong thư quảng cáo thì bạn sẽ giảm được
phí phải trả cho mỗi cú bấm.
3. Quảng cáo hấp dẫn
Sau khi tiêu đềcủa bạn thu hút được sự chú ý của người đọc; giờ
bạn phải nỗ lực duy trì sự thích thú này. Hãy viết đi viết lại nội
dung cho tới khi nó đủ sức quyến rũ và mời gọi.
4. Tạo ham muốn
Mục đích quảng cáo của bạn là tạo ra ham muốn, muốn những gì
bạn cung cấp và muốn ngay lập tức. Ham muốn là một cảm xúc
mạnh mẽ làm tăng doanh thu bán hàng.
Hãy nhớ rằng bạn không đang bán sản phẩm, bạn đang bán
những cú bấm. Có nghĩa là, hãy thận trọng...
Nếu bạn cung cấp những bài báo cáo miễn phí, bạn có thể nhận
được nhiều cú bấm, nhưng có thể không bán được nhiều. Vì sao
ư? Đơn giản là vì bạn thu hút rất nhiều người tìm kiếm quà tặng
chứ không phải người mua hàng.
5. Hành động
Một khi đã tạo ra sự ham muốn, hãy nói cho độc giả biết cách để
có được cái mà bạn gợi ý. Hãy đề nghị họ bấm vào đường link –
đây là hành động bạn muốn họ thực hiện.
6. Ngân sách hàng ngày
Định mức ngân sách hàng ngày để xem bạn thực hiện như thế
nào. Kiểm tra là chìa khóa thành công trong AdWords. Hãy chắc
chắn quảng cáo của bạn sinh lãi trước khi bạn chi ra rất nhiều tiền. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 312 −
Những công ty Pay Per Bấm khác
Có những công ty PPC khác ít mạo hiểm và rẻ hơn Google
AdWords.
www.dlwmmm.com/ms và www.dlwmmm.com/yahoo là 2 công ty
PPC có ít cạnh tranh và lượng bấm thấp hơn Google AdWords.
Chúng ít cạnh tranh hơn; vì thế cũng sản sinh ra lượng truy cập cũng
ít hơn. (Không có gì ngăn cản bạn chạy chiến dịch trên nhiều nhà
cung cấp và tận dụng những thứ tốt nhất từ tất cả.)
Các bước hành động
Quyết định xem bạn nên sử dụng chiến lược thu hút lượng truy
cập nào trong chương này. Tạm thời bạn chỉ nên chọn 3
(không bao gồm chương trình cộng tác viên).
Viết vài đoạn văn về cách áp dụng mỗi thứ cho việc kinh
doanh của bạn. Thêm các bước hành động cho kế hoạch tiếp
thị của bạn từ chương trước.
Nếu bạn cần ai đó giúp làm việc này, hãy phân công nhiệm vụ
cho họ.
Hãy rõ ràng trong việc bạn muốn đạt được cái gì, làm thế nào,
vì sao và khi nào. Một trong những câu hỏi quan trọng này rất
thường bị bỏ qua và sự thông đạt thất bại.
Nếu bạn chịu trách nhiệm tạo ra lượng truy cập, hãy lập1 hệ
thống nhắc nhở để bạn làm theo. Cố gắng dành ra ít nhất
30phút mỗi ngày để xây dựng lượng truy cập. Nếu bạn có thể
làm nhiều hơn thì sẽ tốt hơn. Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 313 −
Chương 16
Tuyển dụng và Quản lý Cộng Tác Viên
"Quy tắc vàng trong hoạt động bán hàng là: tất cả mọi thứ đều ngang nhau,
người ta sẽ hợp tác và giới thiệu việc kinh doanh cho những ai họ biết, yêu
thích và tin tưởng".
⎯ Bob Burg LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 314 −
Tuyển Dụng Và Quản Lý Cộng Tác Viên
Chúng ta đã biết qua chương trình cộng tác viên ở các chương trước,
nhưng bây giờ hãy xem xét chúng một cách chi tiết hơn. Nếu bạn vẫn
chưa có chương trình cộng tác viên nào, tôi khuyên bạn nên nghĩ về
điều này.
Đối với các doanh nghiệp truyền thống, họ có thể ứng dụng mô hình
này nhiều hơn.
Ví dụ, một chủ cửa hàng hoa tươi có thể hợp tác với các nhà tang lễ,
những người lên kế hoạch tổ chức đám cưới, nhiếp ảnh gia và sau đó
chi hoa hồng cho việc giới thiệu.
Những người thợ điện có thể hợp tác với chủ thầu xây dựng, các thợ
hàn chì, các đại lý môi giới bất động sản hoặc những cửa hàng đèn
điện và làm tương tự như vậy.
Tại sao phải có một chương trình cộng tác viên? 3 lý do khác...
Chương trình cộng tác viên là một hệ thống cho phép những người
khác bán sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn để hưởng hoa hồng.
Sau đây là ba lợi ích mà chương trình cộng tác viên mang đến
cho bạn:
1. Lưu lượng truy cập mục tiêu nhiều hơn
Khi có rất nhiều người quảng bá thay cho bạn, bạn có thể khai
thác nguồn lưu lượng mới và tiếp cận được với nhiều người hơn.
Khi hợp tác với những người khác, có thể bạn không biết các mối
liên hệ của họ là ai và khả năng sẽ tiếp cận được với những người
mà bạn không thể.
Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 315 −
2. Tiết kiệm thời gian
Một số người có những danh sách khách hàng khổng lồ, những
người khác có danh sách nhỏ hơn. Dù thế nào đi chăng nữa, họ đã
trải qua hàng năm trời để phát triển danh sách của mình.
Khi ai đó đồng ý quảng cáo cho bạn, bạn cần phải tận dụng tối đa
các mối liên hệ này vì bạn đang được hưởng lây uy tín đã được
thiết lập của họ.
3. Nhiều tiền hơn
Lưu lượng và uy tín tăng lên đồng nghĩa với việc bạn sẽ tạo ra
được nhiều doanh thu hơn trong thời gian ngắn hơn. Kết quả cuối
cùng là tăng thêm nhiều lợi nhuận hơn.
Xây dựng chương trình cộng tác viên: 4 bí quyết
1. Độ dài Cookie
Cookie là một mã theo dõi để nhận diện từng cộng tác viên. Nó
được sử dụng để giám sát số lượng doanh thu mà mỗi cộng tác
viên mang về cho bạn.
Nếu một cộng tác viên gửi một khách hàng thông qua đường dẫn
của họ, đoạn mã hoặc cookie đó sẽ được lưu trữ trên máy tính của
họ. Điều này giúp hệ thống nhận biết được cộng tác viên nào đã
gửi khách hàng đến trang web và mua hàng, để bạn biết mình cần
phải trả hoa hồng cho ai và trả bao nhiêu.
Những cookie "trọn đời" nghĩa là không có ngày hết hạn. Chúng
kéo dài mãi mãi và điều này rõ ràng mang đến lợi ích cho những
cộng tác viên của bạn. Nếu bạn có một cookie dài 7 hoặc 90 ngày,
chúng sẽ hết hạn sau khoảng thời gian xác định đó. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 316 −
Nếu một khách hàng mua hàng sau ngày hết hạn (giả sử 8 hoặc
91 ngày) thì cộng tác viên sẽ không nhận được bất kỳ hoa hồng
nào. (Amazon không có độ dài của cookie - họ sẽ chỉ trả tiền nếu
khách hàng mà bạn gửi đến quyết định mua ngay trong lần đầu
ghé thăm sau khi bấm vào đường dẫn cộng tác viên của bạn).
2. Ngưỡng thanh toán: Bao nhiêu?
Bạn cần quyết định mức tối thiểu mà cộng tác viên phải kiếm
được trước khi chi trả hoa hồng cho họ.
Nhưng nếu bạn chi trả ở tỷ lệ thấp hơn (ví dụ 25 đô-la) thì đó sẽ
là động lực cho các cộng tác viên của bạn vì họ nhận được tiền
nhanh hơn.
3. Cộng tác viên đầu tiên hay cuối cùng sẽ thắng?
Tùy thuộc bạn thích cái nào hơn. Nhưng tiêu chuẩn của ngành
Internet Marketing là cộng tác viên cuối cùng sẽ thắng, có nghĩa
là cộng tác viên cuối cùng gửi khách hàng qua đường dẫn của
mình sẽ nhận được tiền hoa hồng.
Còn cộng tác viên đầu tiên thắng khi họ là người đầu tiên gửi
khách hàng qua đường dẫn của mình và nhận được hoa hồng.
Không có hệ thống nào tốt hơn, chỉ là phụ thuộc vào chiến lược
của bạn. Nhưng chắc chắn bạn phải cho các cộng tác viên biết bạn
đang sử dụng hệ thống nào.
4. Phần trăm chi trả là bao nhiêu?
Nhiều cộng tác viên sẽ chỉ quảng cáo khi mức hoa hồng bạn đưa
ra ít nhất là 50% (đặc biệt trong lĩnh vực Internet Marketing).
Hãy chi nhiều hơn nếu bạn có thể. Nên nhớ rằng, thà cho đi 50%
hoặc 75% hoa hồng của hàng ngàn doanh thu, còn hơn là nắm giữ
100% của một vài doanh thu. Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 317 −
Nếu chi phí của bạn khá lớn, ví dụ cung cấp sản phẩm vật chất,
triển khai dịch vụ hoặc có một chương trình nào đó diễn ra hàng
tháng với chi phí cao, thì bạn có thể chi mức hoa hồng ít hơn. Tuy
nhiên, hãy đảm bảo là bạn sẽ giải thích lý do với các cộng tác viên
tiềm năng.
Tuyển dụng cộng tác viên? 3 điều cần thiết trước khi bắt đầu
1. Kiểm tra sản phẩm có hoạt động hay không
Điều này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng đôi khi những điều cơ bản
lại bị bỏ qua.
Thử nghiệm xem sản phẩm của bạn hoạt động và thực hiện
những gì mà bạn muốn hay không (việc này cũng sẽ giúp bạn
giảm thiểu tỷ lệ hoàn tiền từ khách hàng).
Ngoài ra, kiểm tra kỹ lưỡng phần mềm quản lý cộng tác viên mà
bạn đang sử dụng. Hãy cẩn thận với những tập lệnh rẻ tiền, chúng
thường có rất nhiều lỗi.
2. Sản phẩm có thu hút khách hàng không?
Đảm bảo trang web của bạn thử nghiệm với ít nhất 1.000 lượng
truy cập để đánh giá tỷ lệ thu hút khách hàng của mình. Nếu sản
phẩm hoặc dịch vụ của bạn không thu hút thì cộng tác viên sẽ
không muốn quảng bá cho bạn.
Nếu bạn chưa kiểm tra mức độ thu hút, trong khi cộng tác viên
giới thiệu sản phẩm của bạn đến danh sách khách hàng của họ và
sản phẩm không bán được, bạn sẽ bị "đá" ra khỏi cuộc chơi ngay.
Không có cơ hội thứ 2 ở đây.
3. Điều khiển trang cộng tác viên
Đây là một trang bán hàng thuyết phục các cộng tác viên tiềm
năng tại sao họ cần tham gia chương trình của bạn. Hãy cho họ LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 318 −
biết tất cả những thông tin cần thiết: kết quả kiểm tra mức độ thu
hút khách hàng của sản phẩm, bao nhiêu tiền họ có thể kiếm được
và bạn đã chuẩn bị những chương trình đào tạo nào để họ có thể
dễ dàng quảng bá cho sản phẩm của bạn.
Bài quảng cáo của bạn trên trang này phải mạnh mẽ, hấp dẫn và
đầy sức thuyết phục.
Sự khác biệt giữa việc sản phẩm của bạn bán cực kỳ chạy hay chỉ
bán tàm tạm, phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh của các cộng tác
viên. Hãy dành thời gian cho trang cộng tác viên của mình để có
được kết quả như mong đợi, bạn sẽ thấy công sức bỏ ra là hoàn
toàn xứng đáng.
Bạn có cần một người quản lý cộng tác viên không?
Người quản lý cộng tác viên là vô giá. Có họ bên cạnh, bạn sẽ tạo
được nhiều thứ hơn là chỉ làm việc một mình.
Bên cạnh việc tuyển dụng và chi trả cho cộng tác viên, những người
quản lý của bạn sẽ hỗ trợ cho các cộng tác viên khác bằng bất cứ
cách nào có thể.
Họ làm việc trên các thương vụ mới và luôn nỗ lực để đưa sản phẩm
của bạn ra thị trường. Họ cũng tạo ra các tài liệu quảng bá và đào tạo,
vai trò của họ dường như không có điểm dừng.
Họ cũng phải canh chừng những hoạt động đáng ngờ và động thái
"mũ đen" (xem định nghĩa ở chương 15). Nếu một cộng tác viên nào
đó phá vỡ thỏa thuận, bạn sẽ không phải trả tiền cho họ.
(Nếu người quản lý của bạn phát hiện ra một cộng tác viên đang vi
phạm các điều khoản và điều kiện của hợp đồng, họ có thể giữ lại
hoặc hủy bỏ tiền hoa hồng của cộng tác viên đó). Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 319 −
3 kỹ năng cần thiết mà người quản lý cộng tác viên phải có
1. Mạng lưới quan hệ
Mạng lưới quan hệ là then chốt.
Những người quản lý cộng tác viên luôn cần phải giám sát các
cộng tác viên mới và những đối tác mới mà họ làm việc cùng.
Ngoài ra, họ còn phải chăm sóc những cộng tác viên hiện tại và
giữ liên lạc thường xuyên.
2. Vua hoặc nữ hoàng viết quảng cáo
Bởi vì người quản lý cộng tác viên của bạn sẽ thường xuyên viết
những tài liệu quảng cáo, bạn muốn họ phải thành thạo trong việc
viết một lá thư quảng cáo hay. Để có thể làm được điều này, họ
phải thấu hiểu sản phẩm của bạn.
Họ cũng cần phải hiểu được tâm lý đằng sau quyết định mua hàng
của mọi người.
Ngoài ra, email, các trang cộng tác viên và các tài liệu được viết
riêng cho các cộng tác viên cao cấp (super-affiliate) cũng cần phải
được xây dựng.
3. Động cơ tự nhiên
Bạn muốn một người quản lý cộng tác viên có thái độ tuyệt vời.
Việc tìm kiếm một người năng động và có sức mạnh nội lực là
điều vô cùng quan trọng.
Làm thế nào để thu hút một người quản lý cộng tác viên?
Hãy trả công cho người quản lý cộng tác viên dựa trên năng suất
làm việc.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 320 −
Mức hoa hồng trả cho họ nên dựa trên sự thỏa thuận về số phần
trăm của tổng doanh thu bán hàng mà họ có thể mang lại. Với cách
này, họ sẽ nỗ lực hết mình (và đồng thời cũng được trả công một
cách xứng đáng) để giúp cho chương trình cộng tác viên của bạn
thành công.
Việc trả bao nhiêu phụ thuộc vào số tiền mà bạn sẵn sàng chi ra. 3
đến 5% là mức chuẩn thông thường, tuy nhiên có khi con số này
cũng lên đến 10%.
7 cách để tuyển dụng cộng tác viên
Nếu bạn đang bối rối không biết làm thế nào để có thể tuyển dụng
cộng tác viên thì hãy xem qua 7 bí quyết sau:
1. Những khách hàng hiện tại
Những khách hàng hiện tại là ứng viên tốt để trở thành cộng tác
viên, bởi vì họ đã quen thuộc và hài lòng với sản phẩm của bạn.
Họ đã chi tiền ra thì sẽ có nhiều khả năng muốn kiếm lại tiền (và
nhiều hơn).
2. Danh mục cộng tác viên (Affiliate Directories)
Hãy tự tay gửi hoặc trả tiền cho một dịch vụ nào đó để đăng
chương trình cộng tác viên của bạn ở những nơi mà cộng tác viên
đang tìm kiếm (www.dlwmmm.com/notify).
Bạn cũng có thể quảng cáo bằng cách gửi chương trình cộng tác
viên của mình đến những marketplace như
www.dlwmmm.com/fusion, www.dlwmmm.com/cb,
www.dlwmmm.com/pay và www.dlwmmm.com/cj (marketplace
là một trung tâm kết nối giữa người bán sản phẩm muốn tuyển Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 321 −
dụng cộng tác viên, và những người muốn tìm kiếm cơ hội trở
thành cộng tác viên).
3. Thông báo trên các diễn đàn
Diễn đàn vốn là nơi có nhiều người truy cập thường xuyên. Bạn
có thể nghiên cứu các diễn đàn trong thị trường ngách của mình,
sau đó tìm kiếm các mục phù hợp cho phép đăng tải thông tin về
chương trình cộng tác viên của bạn.
Hãy chi tiết một cách chính xác về sản phẩm của bạn là gì, mức
độ thu hút của bạn là bao nhiêu và họ có thể kiếm được bao
nhiêu tiền.
4. Các bản tin cộng tác viên
Cộng tác viên thường sẽ đăng ký nhận các bản tin thông báo cho
họ biết về các chương trình tuyển dụng đang diễn ra hoặc trong
tương lai cần quảng bá.
Bạn nên đăng quảng cáo ở những nơi có nhiều người theo dõi
nhận tin nhất. (Bạn có thể tìm kiếm con số này thông qua
www.dlwmmm.com/feedburner, đặc biệt với các blog).
5. Google Adverts
Google adverts sẽ không đem đến cho bạn nhiều cộng tác viên,
nhưng những người mà bạn có được sẽ rất đúng đối tượng.
Giả sử thị trường ngách của bạn liên quan đến thời trang công sở.
Trong chiến dịch của mình bạn sẽ tập trung vào từ khóa "chương
trình cộng tác viên thời trang công sở".
Chỉ những người đang tìm kiếm một chương trình cộng tác viên
liên quan đến thời trang công sở mới hồi đáp bạn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 322 −
6. Bloggers
Một số người chơi blog thường có uy tín rất lớn bởi các mối quan
hệ mà họ đã xây dựng với những người theo dõi tin (subscribers).
Những blogger tốt nhất đã phải mất hàng năm mới có thể làm
được điều đó và họ nhận được sự tin tưởng.
Khi những blogger này đưa ra đề xuất gì thì mọi người đều nghe
và làm theo. (Thậm chí, có nhiều người hâm mộ còn không buồn
đọc những lá thư bán hàng!)
Hãy truy cập www.dlwmmm.com/blogger để tìm kiếm những
blogger hàng đầu.
7. Google
Đúng vậy, hãy tìm kiếm những trang web có nhiều người truy cập
trong thị trường ngách của bạn và liên lạc với họ.
3 kỹ thuật từ người quản lý cộng tác viên của fusionhq
1. Tham dự các sự kiện trong ngành
Sự kiện là một trong những cách có sức mạnh lớn để tuyển dụng
các cộng tác viên mới. Mục tiêu của bạn là tìm ra những người
xuất sắc trong hội trường đó. (Họ thường ra ngoài với nhau trong
khi sự kiện đang diễn ra – đặc biệt trong lĩnh vực Internet
Marketing).
Mối quan hệ thực sự thường được hình thành ở quán bar. Chiêu
đãi họ thức ăn, nước uống và trò chuyện.
Tin tôi đi, xưa nay nó đã như vậy rồi.
Sau khi đã thiết lập được mối quan hệ, hãy xin họ thông tin Skype,
số điện thoại, địa chỉ email để tiện cho việc liên lạc sau này và
theo sát họ. Khi đến thời điểm phù hợp, hãy xem bạn và họ có thể Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 323 −
cộng tác với nhau như thế nào. Bạn cần làm cho cả đôi bên cùng
có lợi.
2. Tận dụng mạng lưới quan hệ của mình
Khi mạng lưới của bạn được mở rộng, bạn sẽ thấy rằng mình có
thể tận dụng những mối quan hệ hiện tại bằng cách nhờ họ giới
thiệu với những nhân vật nổi tiếng hơn mà họ quen biết ở trong
ngành. Cách này sẽ có tác dụng mạnh hơn nhiều so với việc tự tạo
dựng một mối quan hệ bắt đầu từ con số 0.
Điều này vô cùng quý giá bởi lẽ đó là sự giới thiệu đến từ một
người mà họ biết, yêu quý và tin tưởng. Đồng thời, vị thế của bạn
trong những trường hợp ấy cũng được nâng cao lên rất nhiều (so
với việc bạn liên hệ với họ một cách ngẫu nhiên).
Tôi luôn cố gắng để có được những sự giới thiệu như thế vì tôi có
thể xây dựng các mối quan hệ theo cách đó nhanh hơn. Bản thân
tôi cũng thường làm việc đó và họ cũng đối xử tương tự với tôi
như vậy.
Điểm mấu chốt trong mạng lưới quan hệ là tăng thêm nhiều giá
trị đến mức có thể và bạn sẽ đạt được điều mà mình mong muốn.
3. Gửi cho các cộng tác viên cao cấp một món quà qua
đường bưu điện
Đây là một thủ thuật "ngầm" mà tôi từng sử dụng và nó đem lại
hiệu quả rất tốt.
Đối với FusionHQ, tôi thường xuyên gửi cho các cộng tác viên
cao cấp một bản sao miễn phí của cuốn sách này. Nếu trước đây
tôi chưa từng nói chuyện với họ, tôi sẽ tìm thông tin liên lạc chi
tiết, sau đó dành tặng những lời khen ngợi và cho họ biết rằng, tôi
muốn gửi tặng họ một món quà qua đường bưu điện. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 324 −
Thật ngạc nhiên là rất nhiều người hồi đáp lại. Phía trong cuốn
sách, tôi có đính kèm một lá thư để họ biết thêm về FusionHQ và
cách thức liên lạc với tôi.
Vậy bạn phải làm gì khi không có sách để gửi? Không nhất thiết
đó phải là cuốn sách của riêng bạn. Nếu bạn thật sự thích một
cuốn sách nào đó, và cho rằng họ cũng hứng thú với nó thì bạn
có thể gửi tặng một bản miễn phí. Sau đó bên trong bạn đính
kèm một lá thư với nội dung tặng họ một bản miễn phí sản
phẩm của bạn.
Bạn có thể gửi bất cứ thứ gì nhưng hãy đảm bảo rằng nó mang lại
giá trị cho họ. Bạn có thể gửi một bản sao miễn phí sản phẩm của
mình, một chiếc DVD – và thể hiện sự sáng tạo trong đó.
Ba kỹ thuật được trình bày trên đây sẽ thực sự mang lại kết quả
cho việc tuyển dụng cộng tác viên của bạn, chúng mang lại hiệu
quả cho tôi và tôi tin chắc rằng, chúng cũng sẽ mang lại hiệu quả
cho bạn.
Hãy hành động ngay từ bây giờ!
Ben Brandes
Quản lý cộng tác viên của FusionHQ
www.fusionhq.com/partners
Làm thế nào để liên hệ với những cộng tác viên tiềm năng?
Lập một bảng Excel bao gồm tất cả các chủ sở hữu sản phẩm và các
cộng tác viên tiềm năng mà bạn muốn làm việc cùng.
Hãy điền toàn bộ các thông tin liên lạc cơ bản, danh sách của họ lớn
thế nào và họ đang bán loại sản phẩm gì. Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 325 −
Bạn phải nhận thức được rằng các cộng tác viên cao cấp sẽ liên tục
nhận được những lá thư đề nghị họ quảng bá mọi thứ sớm nhất có thể.
Đừng gửi những email khuôn mẫu giống nhau. Hãy cá nhân hóa nếu
có thể (vì khả năng họ đọc nó cao hơn). Sau đó nhanh chóng đề cập
đến điểm chính và đưa họ tất cả những thông tin mà họ cần.
Cho họ biết tỷ lệ thu hút khách hàng của sản phẩm, những ai đang
quảng bá cho bạn, và người cộng tác viên giỏi nhất đang kiếm được
bao nhiêu tiền vào thời điểm hiện tại.
Đảm bảo rằng bạn luôn theo dõi cho tới khi nhận được thư trả lời
(và cũng đừng ngạc nhiên nếu điều này không xảy ra trong lần đầu,
lần 2 hoặc thậm chí lần thứ 3 bạn viết thư cho họ). Sự kiên trì, ngắn
gọn và lịch sự sẽ giúp bạn đạt được điều mong muốn.
Làm thế nào để thúc đẩy các cộng tác viên?
Một sự thật đáng buồn là rất nhiều cộng tác viên sẽ không làm gì cả.
Họ không quảng bá, hoặc quảng bá một cách miễn cưỡng.
Bạn cần có những chiến lược thích hợp để thúc đẩy các cộng tác viên
hành động. Việc giữ liên lạc với họ là điều vô cùng quan trọng.
1. Huấn luyện
Bạn càng huấn luyện họ nhiều bao nhiêu thì kết quả bạn nhận
được sẽ cải thiện tốt bấy nhiêu. Hãy kết hợp chúng với nhau. Một
bản tin cộng tác viên, một blog cung cấp chương trình huấn luyện
mới, và email cập nhật những công cụ mới mà bạn vừa tạo ra hoặc
những mẹo thu hút khách hàng, tất cả đều là những ví dụ tốt.
2. Tổ chức cuộc thi
Có lẽ bạn nên tổ chức một cuộc thi giữa các cộng tác viên với
nhau (2 tuần là khung thời gian tốt nhất). LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 326 −
Giải thưởng sẽ được trao cho bất cứ ai đạt doanh số cao nhất,
đồng thời cộng tác viên ngẫu nhiên nào tạo ra ít nhất một doanh
thu cũng được nhận giải thưởng tương tự.
Điều này sẽ mang lại hy vọng cho các cộng tác viên mới của bạn
khi họ biết rằng mình cũng có thể giành được giải thưởng tương
tự như một cộng tác viên cao cấp. Đây có thể là một động lực
mạnh mẽ và làm cho họ sẵn lòng tham gia hơn.
Cuối cùng bạn là người thắng cuộc, vì hầu hết các cộng tác viên sẽ
nỗ lực hết sức để quảng bá cho bạn. Tổng hợp lại thì tất cả những
cộng tác viên nhỏ này sẽ tạo thêm lượng doanh thu đáng kể.
Chiến lược này đặc biệt hiệu quả trong chiến dịch ra mắt sản
phẩm mới của bạn.
3. Gọi điện thoại
Gọi điện cho những cộng tác viên triển vọng và cao cấp, nó là
cách nhanh nhất (và thân thiết hơn) trong việc xây dựng mối
quan hệ kinh doanh của bạn.
Đụng độ "ngôi sao"? Làm thế nào để quản lý các cộng tác viên cao cấp
Sự thật là hầu hết các cộng tác viên sẽ không mang lại chút doanh
thu nào cả. Có lẽ chỉ khoảng 5% trong số đó đem đến cho bạn phần
lớn lượng truy cập và doanh thu.
Sẽ có lý hơn khi bạn tập trung vào những nhóm nhỏ (nhưng rất năng
suất) này. Vấn đề không chỉ là danh sách của họ lớn như thế nào, mà
quan trọng là họ nhiệt tình ra sao. Hãy tập trung năng lượng vào việc
chăm sóc những cộng tác viên cao cấp này.
Tạo điều kiện cho họ bằng cách nhờ người quản lý cộng tác viên tạo ra
các tài liệu quảng bá riêng cho từng người. Những "ông lớn" sẽ không Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 327 −
muốn gửi ra ngoài những tài liệu giống với các cộng tác viên khác. Nếu
họ chứng minh kết quả mang lại, điều này hoàn toàn xứng đáng.
Trả tiền nhiều hơn cho các cộng tác viên cao cấp. Điều này hoàn
toàn hợp lý khi họ là những người đem lại phần lớn doanh thu. Bạn
cũng có thể xem xét việc mở tầng hoa hồng thứ 2 nếu họ có thể giới
thiệu nhiều cộng tác viên hơn.
6 bí quyết để thiết lập chương trình cộng tác viên đúng cách
Tất cả chương trình cộng tác viên không được tạo ra như nhau.
Bí quyết là phải xác định được điều gì mang lại hiệu quả và sau đó
bắt chước những khía cạnh tương tự. Điều này sẽ đảm bảo cho bạn
có được một chương trình cộng tác viên lớn mạnh ngay từ đầu.
Sau đây là 6 bí quyết nhanh chóng để đảm bảo bạn thiết lập chương
trình cộng tác viên đúng cách.
1. Hệ thống ổn định
Một số ví dụ của những hệ thống cộng tác viên ổn định là
www.dlwmmm.com/cb, www.dlwmmm.com/fusion,
www.dlwmmm.com/cj và www.dlwmmm.com/pay.
Bạn muốn đảm bảo hệ thống theo dõi và quản lý cộng tác viên
của mình đã được thử nghiệm và kiểm tra. Tuy nhiên, điểm bất
lợi của ClickBank là rất khó để quản lý cộng tác viên, và bạn cũng
không thể cung cấp cho họ những công cụ riêng mà không sử
dụng dịch vụ hoặc tập lệnh (script) của bên thứ 3.
2. Thời gian chờ
Tôi đề nghị bạn thiết lập một khoảng thời gian chờ mà ở đó cộng
tác viên không thể sử dụng hoa hồng họ kiếm được cho đến khi
hết thời gian này. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 328 −
Điều này là để giúp bạn có thời gian cho các khoản hoàn tiền, và
nếu sản phẩm bị trả lại, bạn sẽ không phải trả hoa hồng cho cộng
tác viên đó.
3. Đường dẫn (url) của cộng tác viên
Với một số hệ thống cộng tác viên, bạn phải copy (sao chép) thủ
công đường dẫn cộng tác viên (và cả tên) của họ, rồi chèn vào
trong email.
Trong khi đó, một số chương trình cộng tác viên cho phép bạn
gửi email với đường dẫn cộng tác viên được gắn tự động vào
email. Điều này giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức, do đó gia
tăng cơ hội họ sẽ quảng bá cho bạn.
Nếu bạn chọn cách sử dụng nhiều dịch vụ khác nhau và kết nối
chúng với nhau thì việc này có thể gây khó khăn (hoặc trong
trường hợp của ClickBank, bạn hoàn toàn không thể liên hệ với
các cộng tác viên một cách trực tiếp).
Hệ thống được tích hợp như FusionHQ khiến cho việc này dễ
dàng và các cộng tác viên sẽ cảm kích bạn vì đã làm cho mọi thứ
trở nên đơn giản với họ.
4. Cung cấp Email
Đảm bảo rằng các email bạn cung cấp để họ quảng bá có sự đa
dạng về các dòng tiêu đề và nội dung thư. Việc này sẽ giúp các
cộng tác viên được tự do chọn lựa cái nào sẽ lôi cuốn nhất đối với
danh sách khách hàng của họ.
Mỗi người đều có một phong cách viết riêng. Mặc dù, bạn sẽ
không bao giờ lôi cuốn được tất cả mọi người nhưng hãy nhắm
đến số đông. Tối thiểu bạn cũng có thể mang đến cho họ một
điểm khởi đầu để viết email riêng của mình (nếu họ thích). Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 329 −
Đồng thời nếu hệ thống của bạn cho phép (như đã đề cập trên
đây), hãy đảm bảo bạn sẽ bao gồm đường dẫn của cộng tác viên
được chèn sẵn vào trong email.
5. Banner Quảng Cáo
Dù cho việc in ấn có tệ đi chăng nữa thì banner quảng cáo vẫn
phát huy tác dụng. Ngay cả khi người ta không thích hoặc nghĩ
rằng chúng thật xấu xí thì chúng vẫn có khả năng thu hút nếu
được sử dụng đúng cách.
Cảnh báo! Rất nhiều nhà tiếp thị trực tuyến nhồi nhét hàng loạt
chữ vào tấm banner của họ để cố gắng bán sản phẩm trên đó.
Một số người khác lại chỉ sử dụng một hình ảnh để xây dựng
thương hiệu.
Cả hai phương pháp trên đều không mang lại hiệu quả cho hầu
hết các chiến dịch quảng cáo.
Mục đích của tấm banner là "dụ dỗ" khách hàng bấm vào đó và
ghé thăm trang web của bạn. Hãy nhớ rằng tấm banner chỉ đang
thực hiện công việc bán các cú nhấp chuột mà thôi, vì thế hãy làm
cho nó đơn giản. Trách nhiệm bán sản phẩm thuộc về trang web
của bạn.
Đảm bảo rằng tấm banner của bạn được thiết kế với một trong ba
kích thước sau: 160x600 pixels, 300x250 pixels hoặc 90 x728 pixels.
Sử dụng một hình ảnh để thu hút sự chú ý, kế đó là chữ viết nhằm
khơi dậy sự thèm muốn và một lời kêu gọi hành động.
6. Các công cụ riêng
Có rất nhiều loại công cụ riêng khác nhau mà bạn có thể tạo ra. Ví
dụ, FusionHQ có công cụ HTML cho phép bạn – với tư cách là LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 330 −
người chủ sản phẩm, tạo ra một trang HTML lớn, hoặc tạo ra
những công cụ quảng bá dựa trên HTML.
Bạn có thể cân nhắc việc quay một video để giải thích những chức
năng tuyệt vời của sản phẩm. Bên dưới video, bạn có thể viết một
số gạch đầu dòng. Nếu sản phẩm của bạn là phần mềm, bạn có
thể đặt một nút "Tải Xuống Ngay ".
Khi đã cài đặt tất cả những thứ trên, bạn có thể chuyển tất cả mã
HTML đó thành một dòng mã JavaScript đơn lẻ.
Sau đó, hãy để các cộng tác viên sao chép dòng mã JavaScript đơn
lẻ này và đặt nó lên trang web của họ. Video, gạch đầu dòng, nút
"Tải Xuống Ngay" (hay bất cứ thứ gì mà bạn đã mã hóa bằng
JavaScript) sẽ xuất hiện trên trang web và được theo dõi bằng
đường dẫn cộng tác viên của họ.
Một công cụ tôi đã từng tạo ra là một mẫu "Chia sẻ với bạn bè"
(tell-a-friend) mà qua đó những ai giới thiệu với bạn bè và gửi
lượng truy cập đến trang web của cộng tác viên sẽ được nhận một
món quà nhỏ. Công cụ này tốt cho tôi và tuyệt vời cho các cộng
tác viên của tôi.
Nếu muốn cập nhật trang web mà mình đã tạo, bạn chỉ cần đơn
giản đăng nhập rồi sau đó thay đổi lại.
Bởi vì các cộng tác viên đang sử dụng dòng mã JavaScript đơn lẻ
đó nên nó sẽ tự động cập nhật tất cả những thay đổi lên các trang
web khác – nơi mà họ cũng đang sử dụng chung mã code này.
Những công cụ riêng khác mà bạn có thể xem xét để sử dụng bao
gồm: quảng cáo bằng chữ, bài đăng trên blog và cả những bài phê
bình – khả năng ở đây là vô tận. Ghi chú lại những điểm đặc biệt
mà các chương trình cộng tác viên khác đang làm và hãy thử
nghiệm những thứ mà bạn cảm thấy thích. Tuyển dụng và quản lý cộng tác viên
− 331 −
Các bước hành động
Quyết định xem bạn muốn có một người quản lý cộng tác viên
hay không (tôi đề nghị là nên).
Nếu có, hãy tìm một người và đề nghị họ hoàn thành những
điều sau. Nếu không, bạn cần phải tự mình thực hiện.
Thiết lập chương trình cộng tác viên.
Quyết định xem bạn muốn sử dụng phần mềm cộng tác viên
nào và đăng ký một tài khoản ở đó, hoặc bạn có thể mua và cài
đặt phần mềm. Nếu bạn đã có phiên bản miễn phí của
FusionHQ thì hệ thống này đã được cài đặt sẵn. Còn nếu chưa,
bạn có thể vào đường dẫn này để thử
www.dlwmmm.com/fusionhq.
Ngay cả khi bạn đang sử dụng ClickBank như một hệ thống
cộng tác viên, bạn vẫn có thể chọn FusionHQ như một cách để
quản lý các công cụ và huấn luyện cộng tác viên của bạn.
Thiết lập mức hoa hồng cho các sản phẩm khác nhau, sau đó
viết phần miêu tả cụ thể cho từng loại.
Soạn thảo các thỏa thuận cộng tác viên, hoặc điều chỉnh mẫu
có sẵn nếu hệ thống của bạn cung cấp.
Tạo ra một số công cụ giúp các cộng tác viên của bạn sử dụng
để quảng bá. Hãy bắt đầu với một đường dẫn tiêu chuẩn, sau
đó là một số email, banner quảng cáo và từ đây mở rộng thêm
nếu bạn thấy thích hợp. Thêm những công cụ này vào hệ thống
cộng tác viên của bạn.
Tạo ra một trang tuyển dụng cộng tác viên. Hãy nhớ là thiết kế
nó giống như một trang bán hàng - bán những lợi ích của
chương trình cộng tác viên. Trong đó bao gồm lý do vì sao họ
sẽ muốn quảng bá sản phẩm cho bạn, lợi ích họ sẽ nhận được,
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 332 −
những mức hoa hồng họ có thể kiếm được, những công cụ nào
được cung cấp, và họ sẽ nhận được những hỗ trợ nào.
Nghiên cứu và tuyển dụng. Hãy tìm kiếm cộng tác viên và
thuyết phục họ đăng kí.
Cho họ biết họ cần phải quảng bá cái gì, bằng cách nào và ở
đâu. Việc này nên là một phần trong kế hoạch marketing của
bạn - nếu chưa, hãy thêm nó vào ngay bây giờ. Hỗ trợ khách hàng
− 333 −
Chương 17
Hỗ Trợ Khách Hàng
"Bán hàng mà không có dịch vụ hỗ trợ khách hàng cũng giống như nhồi nhét
tiền vào trong một cái túi với đầy lỗ thủng"
⎯ David Tooman LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 334 −
Hỗ trợ khách hàng
Khách hàng: trọng tâm công việc kinh doanh của bạn
Dịch vụ chăm sóc khách hàng thông thường là một nỗi ám ảnh lớn.
Nếu bạn có thể cung cấp một dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc,
bạn sẽ khiến mình nổi bật và khách hàng sẽ yêu quý bạn vì điều này.
Những trải nghiệm trong quá khứ khiến chúng ta tự hỏi liệu những
dịch vụ tử tế có còn tồn tại nữa hay không.
Một số người trong chúng ta từng có những kinh nghiệm đau
thương và thậm chí chẳng còn muốn được hỗ trợ nữa, bởi dường
như nó chẳng đem lại lợi ích gì cả.
Chính vì điều này, việc quan trọng là bạn làm cho công ty của mình
nổi bật và tỏa sáng. Dịch vụ khách hàng tuyệt vời hiếm đến mức nó
còn làm cho mọi người nổi giận hơn khi đón nhận.
Khi bạn đặt khách hàng lên hàng đầu, việc kinh doanh sẽ tự động tạo
thêm nhiều lợi nhuận.
Khách hàng là trọng tâm của doanh nghiệp. Nếu không có họ, bạn
sẽ không thể kinh doanh được. Vì thế bạn cần phải chăm sóc họ, và
chăm sóc thật tốt.
Nếu niềm tin của khách hàng bị phá vỡ, họ sẽ không chần chừ
quay lưng lại với bạn. Hãy nhớ rằng bạn cần khách hàng hơn là họ
cần bạn.
Chỉ cần một số ít khách hàng không hài lòng hoặc có những trải
nghiệm xấu với việc mua hàng thì cũng sẽ làm tổn hại đến danh tiếng
của bạn.
Bạn đang trong quá trình xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến, và
trên internet, lời nói có sức lan truyền rất nhanh. Chỉ cần một bài Hỗ trợ khách hàng
− 335 −
đăng với lời lẽ chỉ trích trên diễn đàn uy tín cũng có thể khiến bạn
mất đi nhiều doanh thu tiềm năng.
Nếu một khách hàng bỏ thời gian và công sức để tìm đến bạn, thể
hiện sự thích thú và mua sản phẩm của bạn – thì bạn phải trân trọng
lòng tin của họ bằng cách mang đến cho họ dịch vụ chăm sóc khách
hàng tốt nhất.
Thế nào được xem là dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc?
Nếu bạn không thể cạnh tranh bằng chất lượng và giá cả thì bạn có
thể làm mình khác biệt dựa trên dịch vụ mà bạn mang đến cho
khách hàng.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt không dễ bị sao chép bởi các đối
thủ cạnh tranh.
Nếu bạn là một công ty nhỏ thì bạn không chỉ "đấu lại" mà còn vượt
trội hơn các công ty lớn bằng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc khách
hàng xuất sắc.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng được xem là xuất sắc khi những trải
nghiệm khách hàng có được với công ty và sản phẩm của bạn không
chỉ đáp ứng mà còn vượt quá sự mong đợi của họ.
Mục tiêu của bạn là làm cho khách hàng cảm thấy hài lòng. Vì vậy,
điều cần thiết là họ có được những trải nghiệm tốt với công ty của
bạn cho dù họ có mua sản phẩm hay không.
Tất cả mọi người đều mong muốn đồng tiền mình bỏ ra phải thật
xứng đáng.
Và khi công ty của bạn cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất
sắc, bạn đang làm tăng thêm giá trị cho những trải nghiệm mua hàng
của họ. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 336 −
Hãy tự hỏi bản thân làm cách nào để phục vụ khách hàng ở mức cao
hơn họ mong đợi? Làm sao để bạn cố gắng hơn và giúp đỡ họ? Và
cách thức để bạn chăm sóc tốt nhất cho khách hàng của mình là gì?
Nếu bạn có thể giúp khách hàng của mình giải quyết vấn đề, tỷ lệ
yêu cầu hoàn tiền từ phía khách hàng cũng sẽ giảm xuống đáng kể
(thậm chí là không còn nữa).
Ngay lập tức khắc phục vấn đề của họ một cách thân thiện sẽ khiến
khách hàng đánh giá bạn cao hơn, và nghĩ rằng họ sẽ chẳng bao giờ
gặp lại vấn đề này nữa.
4 lợi ích vô hình của việc đem đến dịch vụ chăm sóc cho khách hàng
xuất sắc
Khi bạn đưa ra dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc, điều này chắc
chắn sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn...
1. Những người hâm mộ cuồng nhiệt
Bạn sẽ tạo ra được những khách hàng trung thành. Họ sẽ không
ngớt ca ngợi về dịch vụ tuyệt vời và giúp chúng lan truyền thay
bạn.
Kể cả khi bạn phải hoàn tiền cho khách hàng, bạn vẫn có thể tạo
ra những người hâm mộ cuồng nhiệt.
Họ sẽ nói với những người khác rằng mặc dù sản phẩm của bạn
chưa phù hợp với họ, nhưng họ lại nhận được một dịch vụ khách
hàng xuất sắc. Hoặc họ có thể giới thiệu sản phẩm của bạn cho
người khác mà họ nghĩ rằng nó phù hợp với những người ấy hơn.
2. Những phản hồi có giá trị
Bằng cách lắng nghe khách hàng, bạn sẽ biết được mình đang yếu
ở khâu nào. Hỗ trợ khách hàng
− 337 −
Đặc biệt nếu những lời bình luận giống nhau được lặp lại, bạn có
thể ứng dụng những góp ý của khách hàng và cung cấp cho họ
những sản phẩm tốt hơn.
Luôn nhớ rằng bạn phải cảm ơn họ, bởi những phản hồi của họ có
giá trị đối với doanh nghiệp của bạn.
3. Những khách hàng trọn đời
Không có gì phải nghi ngờ rằng nếu bạn đối xử với khách hàng
bằng sự trân trọng mà họ xứng đáng nhận được, thì họ sẽ muốn
mua hàng của bạn lần nữa.
Việc tiếp tục mua bán với những khách hàng cũ là cách dễ nhất để
tạo thêm nhiều lợi nhuận. Hãy thân thiện, vui vẻ và bạn sẽ được
tưởng thưởng về mặt tài chính.
4. Cơ hội up-sell
Khi bạn lắng nghe khách hàng và tìm ra điều họ thực sự cần,
bạn có thể giới thiệu cho họ sản phẩm hoặc dịch vụ khác của
công ty bạn.
Việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và chia sẻ với họ về những
lựa chọn sẽ mang lại cơ hội lớn để up-sell hoặc giới thiệu chương
trình cộng tác viên của bạn.
Hãy trải nghiệm dịch vụ hỗ trợ khách hàng trước tiên
Khi bạn kinh doanh trực tuyến, khách hàng dường như vô hình với
bạn. Mặc dù bạn không thể nhìn thấy họ, nhưng điều đó không có
nghĩa là họ kém quan trọng hơn.
Không những thế, bạn còn phải nỗ lực hơn trong việc tạo ra những
kết nối cá nhân, con người và con người – với họ. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 338 −
Hỗ trợ khách hàng là một phần quan trọng của doanh nghiệp mà
bạn phải tự mình trải nghiệm. Bạn sẽ có được một viễn cảnh mới về
việc khách hàng sử dụng, tương tác và đánh giá sản phẩm của bạn
như thế nào.
Điều này có nghĩa là tự bạn sẽ thực hiện việc chăm sóc khách hàng
khi lần đầu tiên tung ra một sản phẩm mới.
Sau này bạn có thể thuê nhân viên hoặc thuê ngoài một (hay một
nhóm) người nào đó để giải quyết những yêu cầu hỗ trợ khách hàng.
Nhưng trước hết, cá nhân bạn phải hiểu thấu đáo công việc này ngay
từ khi mới bắt đầu.
Một phần quan trọng của việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng
xuất sắc là bạn phải thấu hiểu sản phẩm của mình. Bạn cần biết được
những lý do đằng sau những câu hỏi thường gặp ấy.
Cùng với việc hiểu thấu đáo về sản phẩm, bạn phải tìm cách xử lý
những yêu cầu hỗ trợ của khách hàng nhanh nhất có thể.
Nếu bạn có một hệ thống phù hợp để làm việc này hiệu quả thì càng
tốt. Ví dụ, bạn có thể tạo ra các video hướng dẫn giúp mọi người tìm
đáp án cho những câu hỏi thông thường. Sau đó, bạn chỉ cần gửi
đường dẫn cho khách hàng đến các video này.
Khắc phục những vấn đề bên trong
Vấn đề bên ngoài là để thỏa mãn khách hàng và đem đến cho họ
những biện pháp tức thời nhằm đáp ứng được sự mong đợi của họ.
Nhưng sẽ không tốt nếu bạn chỉ dừng lại ở đây.
Bạn phải xem xét mỗi lời phàn nàn và thất vọng từ phía khách hàng
nghiêm túc, sau đó tìm biện pháp ngăn chặn để các khách hàng khác
không gặp phải những vấn đề tương tự. Hỗ trợ khách hàng
− 339 −
Khi tìm kiếm giải pháp bên trong và khắc phục nó, bạn sẽ giúp nâng
cao sản phẩm của mình.
Mỗi trường hợp đều khác nhau. Bạn có thể phải thay đổi chương
trình cài đặt, cung cấp một bài viết với những câu hỏi và trả lời thông
thường hoặc cải thiện nội dung của một thông báo lỗi sai để làm cho
nó bớt mơ hồ hơn.
Ngay từ ban đầu bạn phải tìm hiểu xem khi nào và nguyên nhân gì
đã làm cho vấn đề nảy sinh, sau đó hãy làm bất cứ thứ gì để ngăn
chặn nó không xảy ra lần nữa.
Việc hỗ trợ về mặt kỹ thuật phải làm việc với các lập trình viên để
nhanh chóng giải quyết từng vấn đề. Nếu bạn thuê nhân viên hỗ trợ
khách hàng từ một nước đang phát triển, điều này sẽ khó hơn.
Hãy chuẩn bị để trả công cho một nhân viên hỗ trợ có kỹ năng cao,
ngay cả khi bạn chỉ có một sản phẩm thông tin. Bạn có thể chắc chắn
rằng bạn sẽ nhận được nhiều loại câu hỏi từ phía khách hàng hơn chỉ
là việc yêu cầu hoàn tiền. Nếu bộ phận hỗ trợ có thể giúp bạn trả lời
các câu hỏi này thì khách hàng sẽ yêu quý bạn nhiều hơn. Và bạn sẽ
không hối tiếc về quyết định của mình.
Nếu có một sản phẩm phần mềm, bạn phải xác định và trao đổi với
người lập trình để khắc phục một vấn đề nào đó càng sớm càng tốt.
Không ai muốn chờ đợi cả - đó là sự thật hiển nhiên.
Khi khắc phục vấn đề cụ thể một cách nhanh chóng, bạn sẽ tránh
được việc hàng trăm khách hàng khác cùng than phiền về một vấn đề
tương tự.
Nếu bạn chỉ trả cho nhân viên hỗ trợ với 1/5 mức giá xứng đáng, về
ngắn hạn bạn sẽ tiết kiệm được tiền. Tuy nhiên, về lâu dài, bạn phải
chi nhiều hơn cho các khoản hoàn tiền từ phía khách hàng và phải
mất thời gian để giải quyết nhiều lần cho một vấn đề giống nhau. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 340 −
Bộ phận tư vấn của công ty sẽ hiếm khi có khả năng khắc phục được
tận gốc rễ các vấn đề về sản phẩm của bạn.
Để có được dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc, không đơn thuần
chỉ là dạy nhân viên 10 lời than phiền thường gặp và đưa các câu trả
lời mẫu để họ sao chép. Chẳng có gì khiến khách hàng chán nản hơn
là một câu trả lời khuôn mẫu chỉ có một nửa liên quan đến câu hỏi
của họ.
7 cách đơn giản để giảm bớt cơn nóng giận của khách hàng
Gần như phần lớn khách hàng đều mua sản phẩm của bạn bằng thẻ
tín dụng.
Nếu bạn không hoàn tiền cho họ, họ sẽ đi đến ngân hàng và yêu cầu
hoàn tiền từ đó.
Khi ngân hàng chấp nhận trả tiền lại cho khách hàng, bạn sẽ phải trả
một khoản phí cho việc này (còn gọi là charge back – đền tiền). Nếu
tình trạng này diễn ra thường xuyên, chi phí xử lý của ngân hàng sẽ
tăng lên, hoặc tệ hơn là tài khoản của bạn sẽ bị cấm. Vì thế, tốt nhất
là tránh việc đền tiền từ những khách hàng nóng giận xảy ra ngay từ
ban đầu.
Sau đây là 7 cách nhanh chóng để bạn có thể giải tỏa nỗi bức xúc của
khách hàng.
1. Sẵn sàng hoàn lại tiền
Hãy sẵn sàng với các yêu cầu hoàn tiền. Nếu nhận được đề nghị
này từ phía khách hàng, hãy làm cho họ hài lòng.
Không đáng phải tranh cãi với khách hàng khi sản phẩm của bạn
không đáp ứng được nhu cầu của họ bởi bất cứ lý do gì. Hỗ trợ khách hàng
− 341 −
Khi bạn sẵn lòng và nhanh chóng hoàn lại tiền thì khách hàng sẽ
ra đi với một trải nghiệm tích cực về công ty của bạn.
Đưa ra một khoảng thời gian hoàn tiền rộng rãi (có thể là 60
ngày) để khách hàng có đủ thời gian trải nghiệm sản phẩm của
bạn. Kể cả khi khách hàng yêu cầu bạn hoàn tiền ngoài khung thời
gian quy định thì cứ đưa cho họ.
2. Trả lời nhanh chóng
Hãy trả lời khách hàng của bạn nhanh nhất có thể. Không có thời
gian để lãng phí với một khách hàng đang thất vọng về sản phẩm
của bạn.
Sẽ hiệu quả hơn nếu bạn dành thời gian tập trung vào việc tạo
thêm nhiều doanh thu hơn là tranh cãi tới lui với một khách hàng
không hài lòng.
Nếu bạn có thể thiết lập hệ thống để tạo ra sự phản hồi chỉ trong
vòng một giờ thì hãy thực hiện điều đó. Hầu hết mọi người không
thể đợi quá 24 giờ.
3. Hãy vui vẻ
Mỗi người đều có những vấn đề riêng, và bạn không biết được
điều gì đang xảy ra trong cuộc sống cá nhân của khách hàng.
Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề hoặc trở nên phòng thủ. Chẳng
có ích lợi gì cả.
4. Thông cảm với họ
Ai cũng muốn mình được lắng nghe.
Hãy để khách hàng của bạn biết rằng họ đã đúng theo cách mà họ
cảm nhận, và bạn cũng đang cảm thấy thế. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 342 −
5. Thấu hiểu những băn khoăn của họ
Xác định vấn đề của khách hàng. Bạn sẽ không thể giúp đỡ họ khi
mà bạn chẳng biết mối bận tâm chính của họ là gì.
Nếu bạn không chắc chắn 100%, hãy hỏi lại cho rõ ràng. Điều
quan trọng là bạn biết rõ họ muốn gì ở bạn.
6. Giải quyết tình huống
Chấp nhận toàn bộ trách nhiệm cho dù gặp phải vấn đề gì đi
chăng nữa. Thừa nhận điều gì đó là lỗi của bạn ngay lập tức (dù
cho sự thật không phải vậy) sẽ làm giảm không khí căng thẳng
trong hầu hết mọi trường hợp.
Hãy xin lỗi, đồng thời đảm bảo với khách hàng rằng điều đó sẽ
không bao giờ xảy ra lần nữa và cảm ơn họ vì đã cho bạn biết. Cố
gắng nhân nhượng và tặng cho họ một trong những sản phẩm của
bạn để làm quà.
7. Làm cho khách hàng có cảm giác thoải mái
Dù khách hàng có mua gì hay không thì điều quan trọng là khách
hàng có một trải nghiệm tuyệt vời với bạn.
Hãy đối xử với mỗi khách hàng như một ông vua hoặc bà hoàng.
Đồng thời làm cho họ có cảm giác được lắng nghe. Việc đem đến
cảm giác thoải mái cho khách hàng chỉ mang lại cho bạn nhiều lợi
ích hơn về tài chính trong tương lai.
Đội ngũ nhân viên chất lượng cao
Sau khi đã tự mình thành thạo công việc hỗ trợ khách hàng, đây là
thời điểm để bạn thuê nhân viên có trình độ cao đảm nhận vị trí đó
thay bạn. Hỗ trợ khách hàng
− 343 −
Ngay cả khi bạn có khả năng, bạn cũng cần phải có ai đó đảm nhận
vị trí chăm sóc khách hàng. Việc này sẽ giúp bạn giải phóng thời gian
để làm việc "bên trên" doanh nghiệp của mình (chứ không phải "bên
trong" nó).
Hãy nhớ rằng người hoặc nhóm người mà bạn thuê làm nhân viên
(hay thuê ngoài) đang đại diện cho công ty bạn.
Đội ngũ nhân viên cần phải được đào tạo kỹ lưỡng và hiểu rõ vai trò
của họ. Việc bạn chỉ cung cấp cho nhân viên của mình những câu trả
lời khuôn mẫu thì chưa đủ.
Bạn chỉ có thể đem đến cho khách hàng dịch vụ hỗ trợ xuất sắc khi
bạn nắm trong tay đội ngũ nhân viên xuất sắc.
Làm thế nào để hỗ trợ nhân viên của bạn
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng có thể là một công việc căng
thẳng. Phải chịu áp lực từ những khách hàng đang nóng giận hết
ngày này qua ngày khác là điều chẳng dễ dàng gì.
Nhân viên của bạn đang hoạt động trên danh nghĩa của công ty, họ
không được để cảm xúc cá nhân của mình vào công việc hoặc lăng
mạ khách hàng (kể cả khi bạn cảm thấy khách hàng xứng đáng bị
như thế).
Hãy để cho nhân viên biết rằng bạn hiểu công việc của họ là gì, và
bạn trân trọng họ.
Tìm ra những khía cạnh trong công việc khiến họ căng thẳng, mệt
mỏi nhất và làm tất cả những gì bạn có thể để giảm thiểu những yếu
tố đó.
Chăm sóc đội ngũ nhân viên chính là bạn đang chăm sóc công việc
kinh doanh của mình. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 344 −
Các bước hành động
Thiết lập bộ phận chăm sóc khách hàng. Đảm bảo rằng những
đường dẫn liên hệ phải được đánh dấu rõ ràng trên trang cảm
ơn hay từ một (hoặc nhiều) trang web của bạn.
Tôi đề nghị bạn sử dụng những công cụ như Zendesk - đối với
hầu hết mọi người, chỉ cần công cụ này là đủ. Bạn có thể tham
khảo tại địa chỉ www.dlwmmm.com/zend
Kiểm tra hàng ngày hoặc thuê nhân lực bên ngoài (khuyến
khích nên theo cách này), hoặc chỉ định ai đó trong công ty
đảm nhận vị trí này. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết một dịch vụ
chăm sóc khách hàng nhanh chóng sẽ tiết kiệm thời gian của
bạn như thế nào.
Thử nghiệm và theo dõi
− 345 −
Chương 18
Thử Nghiệm Và Theo Dõi
"Thử nghiệm là một kỹ năng. Điều này có thể gây ngạc nhiên cho nhiều
người nhưng thực tế nó là một sự thật đơn giản."
⎯ Graham Fewster LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 346 −
Thử nghiệm và Theo dõi
Việc thử nghiệm và theo dõi khi bạn giới thiệu một sản phẩm mới là
rất quan trọng.
Bạn phải biết được điều gì đang xảy ra trong công việc kinh doanh
của mình, nếu không bạn sẽ không nắm rõ được phần nào cần được
cải thiện.
Một khi bạn xác định được những yếu tố đang làm giảm doanh thu,
lúc đó bạn có thể làm việc để khắc phục chúng.
Nếu bạn bỏ qua và không theo dõi việc thử nghiệm càng lâu thì sau
này bạn càng khó cải thiện nó.
Khách hàng của bạn đang bị tắc ở đâu? Chính xác thì những điểm
yếu trong khâu bán hàng nằm chỗ nào?
Đừng đánh giá thấp sức mạnh của một cuộc kiểm tra phân tách riêng lẻ.
Ứng dụng một thay đổi đơn giản mà bạn đã phát hiện ra từ một kiểm
tra phân tách có thể làm tăng tỷ lệ mua hàng lên đến 2 hoặc 300%.
Ngay cả khi bạn nhìn vào lượng tăng nhẹ từ 1-2% trong doanh số
bán hàng thì điều này có thể là sự khác biệt giữa việc hòa vốn và tận
hưởng một nguồn lợi nhuận dồi dào.
Điều quan trọng là bạn phải thực hiện việc thử nghiệm của riêng
mình.
Trong khi có một số nguyên tắc chung mà phần đông trong chúng ta
có thể áp dụng được, nhưng đừng luôn tin tưởng vào kết quả kiểm
tra của người khác cho sản phẩm của bạn. Mỗi sản phẩm và đối
tượng khách hàng đều khác nhau. Hãy sử dụng dữ liệu của người
khác như một hướng dẫn ban đầu, chứ không phải là cẩm nang. Thử nghiệm và theo dõi
− 347 −
Vậy những yếu tố nào cần được kiểm tra?
Mọi thứ! Hãy kiểm tra mọi nhân tố bạn có thể...
Màu sắc của trang web, tiêu đề và lá thư chào hàng; kiểm tra giá bán,
hình ảnh và nút "mua ngay" của bạn.
Kiểm tra gạch đầu dòng, các đoạn văn mở đầu và kết thúc. Kiểm tra
mục tái bút, tái tái bút, và tái tái tái bút.
Kiểm tra phân tách cả quá trình bán hàng để tìm ra từng yếu tố làm
chuyển đổi tỷ lệ mua hàng tốt nhất cho sản phẩm của bạn.
Nên nhớ mỗi lần chỉ kiểm tra một yếu tố mà thôi.
Nếu bạn có 2 trang với 18 thứ khác nhau, thì bạn sẽ tìm ra trang nào
hoạt động tốt nhất. Bạn sẽ không biết nhân tố đơn lẻ nào ảnh hưởng
mạnh mẽ đến các kết quả của bạn.
Lấy trang A làm chuẩn và thay đổi một yếu tố mà bạn đang kiểm tra
ở trang B. Nếu trang B mang lại tỷ lệ mua hàng tốt hơn trang A, thì
trang B chính là trang chuẩn mới của bạn.
Bây giờ bạn đã có trang mới B và kiểm tra yếu tố khác. Bằng cách đi
theo quá trình này một cách có phương pháp, bạn sẽ dần dần cải
thiện được tỷ lệ mua hàng của mình.
Khi không ngừng cải tiến từng yếu tố, bạn có thể áp dụng kiến thức
này cho các phần khác trong công việc kinh doanh của mình. Kiến
thức mới này có thể được sử dụng để tìm kiếm khách hàng mới và
cho những buổi ra mắt sản phẩm trong tương lai của bạn.
Tại sao thử nghiệm miệng phễu trước?
Tập trung kiểm tra miệng phễu trước vì bạn muốn càng nhiều người
vào phễu bán hàng của bạn càng tốt. Chẳng có giá trị gì khi kiểm tra
đáy phễu nếu miệng phễu của bạn không hoạt động hiệu quả. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 348 −
Kiểm tra, kiểm tra và sau đó kiểm tra nhiều hơn nữa!
Một khi bạn cảm thấy hài lòng với tỷ lệ thu hút khách hàng ở miệng
phễu thì lúc đó bạn có thể tập trung vào đáy phễu.
Sử dụng hệ thống kiểm tra nào?
Một số hệ thống kiểm tra phân tách đòi hỏi sự khéo léo.
Đảm bảo rằng với bất cứ hệ thống kiểm tra phân tách nào mà bạn
sử dụng, hãy đưa những khách hàng giống nhau đến các trang
giống nhau.
Giả sử bạn đang kiểm tra 2 trang. Bạn phải đảm bảo khách hàng thứ
nhất nhìn thấy trang A bất cứ khi nào nhìn vào trang của bạn. Sẽ
không tốt nếu sau đó khách hàng quay lại và nhìn thấy trang B.
Điều này có thể làm họ nhầm lẫn, cản trở việc khách hàng mua sản
phẩm, hoặc đơn giản là bạn không biết được trang nào thuyết phục
họ mua hàng.
Điều then chốt là mỗi khách hàng phải được phục vụ bằng trang A
hoặc B – mà không phải là sự trộn lẫn của cả hai.
Đồng thời, bạn cũng muốn đảm bảo hệ thống kiểm tra phân tách
được sử dụng có thể thực hiện một sự phân tách ngẫu nhiên đối với
lượng truy cập vào trang.
Ví dụ, sẽ là vô nghĩa nếu bạn kiểm tra lưu lượng từ SEO với lưu lượng
từ cộng tác viên.
Nguồn truy cập phải được duy trì giống nhau khi bạn thực hiện một
cuộc kiểm tra phân tách.
Hãy trung thực và công bằng nhất có thể, và bạn sẽ thu được những
kết quả chính xác. Thử nghiệm và theo dõi
− 349 −
Theo dõi khách ghé thăm
Việc theo dõi khách ghé thăm đến từ đâu có thể đem đến cho bạn
những dữ liệu giá trị. Bạn có thể nhìn thấy nguồn truy cập nào đang
chuyển đổi sang khách mua hàng và nên tập trung sức lực vào đâu.
Có nhiều hệ thống kiểm tra ngoài kia, nhưng Google Analytics
(www.dlwmmm.com/analytics) miễn phí và là sự lựa chọn tuyệt vời.
Nó có thể cho bạn cái nhìn tổng quát tốt về việc trang web của bạn
hoạt động như thế nào và những thông tin rất chi tiết về lưu lượng
truy cập của bạn đến từ đâu.
Xác định giá trị trọn đời của khách hàng
Thông qua việc theo dõi, bạn sẽ có thể xác định được phần lớn
khách hàng của mình đến từ đâu.
Phần lớn lợi nhuận mà bạn đạt được đến từ lần giao dịch mua hàng
đầu tiên? Hay lần mua hàng thứ 3? Hay phương thức thanh toán 6
tháng một lần?
Ngược lại, bạn có thể xác định được khâu nào trong quy trình bán
hàng làm bạn để mất khách hàng. Họ thường rời bỏ bạn từ đâu – sau
khi xem trang bán hàng, trang up-sell, hay sau khi bạn giới thiệu cơ
hội mua hàng đầu tiên?
Có rất nhiều giai đoạn trong suốt quá trình khiến bạn có thể đánh
mất khách hàng của mình.
Khi bạn không ngừng siết chặt khâu yếu kém và củng cố, tăng cường
khâu mạnh thì bạn sẽ tiết kiệm và kiếm được nhiều tiền hơn.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 350 −
Giá trị trọn đời của mỗi khách hàng
Khi bạn biết giá trị trọn đời của khách hàng (đặc biệt nếu sản phẩm
của bạn có thể tiêu dùng được), bạn sẽ biết mình có thể chi bao
nhiêu tiền để kiếm được những khách hàng mới.
Nhận biết một khách hàng đáng giá bao nhiêu trong dài hạn là một
thước đo mà mỗi công ty đều nên biết.
Ngay cả khi số tiền bạn phải chi ra để có được một khách hàng cao
hơn khoản tiền họ mà trả bạn trong lần mua hàng đầu tiên, nhưng
nếu bạn biết bạn có thể lấy lại nó (và nhiều hơn) sau này thì đây có
thể là điều hợp lý.
Việc kinh doanh tuần hoàn của bạn sẽ mang lại nhiều giá trị hơn so
với khoản đầu tư ban đầu.
Điều này cũng mang lại cho bạn khả năng cạnh tranh xa hơn bất kỳ
ai không biết đến thước đo này cho doanh nghiệp của họ. Thử nghiệm và theo dõi
− 351 −
Các bước hành động
Thêm mã phân tích của Google vào một hay nhiều trang web
của bạn. Công cụ này hoàn toàn miễn phí, cài đặt đơn giản và
nó sẽ cung cấp cho bạn tất cả các loại dữ liệu tuyệt vời được
theo dõi. Tạo tài khoản của bạn ngay bây giờ
www.dlwmmm.com/analytics.
Thiết lập các cuộc kiểm tra phân tách trên những trang thu
thập thông tin và trang bán hàng. Đây không phải là một lựa
chọn (mà bạn phải làm).
Có rất nhiều tập lệnh (script) ngoài kia có thể giúp bạn thực
hiện điều này, mặc dù vậy tôi sẽ chỉ đề nghị 2 lựa chọn sau:
Đầu tiên là www.dlwmmm.com/optimizer, một hệ thống kiểm
tra phân tách miễn phí tương thích với hầu hết hệ thống trang
web khá dễ dàng.
Sau đó là www.dlwmmm.com/fusion, hệ thống kiểm tra phân
tách dễ sử dụng nhất mà tôi từng thấy. Chỉ một cú bấm chuột
là bạn đã có ngay một bài kiểm tra phân tách. Ngoài ra, việc
dễ dàng xem các số liệu thống kê cung cấp cho bạn các thông
tin mới được cập nhật sẽ cho bạn biết cái gì đang hoạt động và
cái gì thì không. Vấn đề duy nhất là nó chỉ hoạt động với
những trang được xây dựng trong FusionHQ (mặc dù vậy nó là
1 điểm cộng tuyệt vời, bởi việc không cần mã cũng như việc
cài đặt).
Hãy lên kế hoạch để liên tục kiểm tra và cải thiện ngay khi có
kết quả. Nếu có điều gì đó cho phép bạn làm đòn bẩy để việc
kinh doanh đạt đến tiềm năng tối đa thì đó chính là kiểm tra
phân tách. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 352 −
Chương 19
Sự Thật Đáng Ngạc Nhiên Về Thành Công
Và Tạo Nên Một Công Việc Kinh Doanh
Bền Vững
"Người lãnh đạo chân chính có sự tự tin để đứng một mình, có lòng can đảm để
đưa ra những quyết định khó khăn và có lòng trắc ẩn để lắng nghe nhu cầu của
người khác. Anh ta không được sinh ra để làm lãnh đạo, mà trở thành lãnh
đạo bởi những hành động ưu tú và mục đích chính trực của mình."
⎯ Vô danh Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công...
− 353 −
Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công và tạo nên một
công việc kinh doanh bền vững.
Điều quan trọng là bạn không theo đuổi một lý tưởng không có
thực, kiểu như mơ ước chuyện hoang đường "tuần làm việc 4 giờ".
Nếu bạn nói chuyện với bất cứ ai thành công, bạn sẽ thấy họ đều làm
việc trên 4 tiếng một tuần.
Bạn hoàn toàn có thể thiết lập một doanh nghiệp và chỉ làm việc 4
giờ một tuần trong khi bạn đang hưởng thụ một kỳ nghỉ mát dài,
hoặc thậm chí sở hữu nó như một tài sản và nhờ những người khác
quản lý điều hành công ty thay cho bạn.
Tuy nhiên, những người thành công thật sự làm việc hơn 4 giờ mỗi
tuần, không phải vì bắt buộc, mà vì họ muốn như vậy. Đó cũng
thường là lý do khiến họ trở nên thành công ngay từ ban đầu.
Nếu bạn liên tục làm việc 4 giờ một tuần kể từ thời điểm đạt được
một mức độ thành công nhất định về mặt tài chính, bạn sẽ sớm phát
hiện rằng việc tăng trưởng thu nhập và nhân rộng thành công của
mình gần như là không thể. Khả năng là nếu bạn buông lỏng công ty
ở cấp độ này, doanh nghiệp của bạn sẽ bị nuốt chửng bởi các đối thủ
cạnh tranh khác chỉ trong sớm chiều.
Vâng, bạn có thể tận hưởng nguồn thu nhập định kỳ - nhưng hãy
nhớ rằng không có gì kéo dài mãi mãi. Bất cứ ai nói với bạn điều
ngược lại – hoặc là không thành công thực sự, hoặc là nói dối.
5 bí mật khác thường của một doanh nghiệp bền vững
1. Không săn đuổi kết quả cuối cùng
Việc bạn nhận thức được mình đang nhắm đến mục tiêu gì là điều
nên làm, cũng như bạn phải biết thời hạn cuối cùng để thực hiện
và các giai đoạn quan trọng để đạt được mục tiêu của mình. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 354 −
Nhưng bạn cũng phải biết được những công việc thường ngày mà
bạn phải làm là gì để đạt được kết quả cuối cùng đó. Hãy nghĩ về
những hoạt động mà bạn phải thực hiện để hoàn thành các dự án
của mình.
Nếu bạn không thấy hứng thú làm những công việc thường ngày
đó thì chưa chắc bạn sẽ đạt được kết quả cuối cùng của mình.
Làm những việc không thích chỉ làm chúng ta tốn thời gian thêm
mà thôi.
Nhiều sản phẩm trong lĩnh vực Internet Marketing bán cho
chúng ta giấc mơ về kết quả cuối cùng. Và lý do khiến nhiều người
thất bại với những loại sản phẩm này chính là những việc cần làm
để đi đến kết quả đó thật chán ngắt và buồn tẻ.
Doanh nghiệp trực tuyến của bạn sẽ không mang lại kết quả như
mong đợi nếu bạn không hứng thú với việc thực hiện những công
việc nhỏ để tạo nên cuộc hành trình đó.
2. Lòng đam mê
Về cơ bản, lòng đam mê phải tồn tại để bạn có thể tận hưởng cả
quá trình. Khi bạn không có đam mê về việc mình đang làm, bạn
sẽ phải đối mặt với một trận chiến cam go.
Có nhiều con đường để xây dựng nên một công việc kinh doanh
trực tuyến bền vững và giàu có. Vì thế, bạn hãy chọn cho mình
một con đường mà bạn cảm thấy có thể tìm được niềm vui ở đó.
Một trong những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công đó là sự
kiên nhẫn. Khi làm điều gì vui vẻ, bạn sẽ không chú ý đến quãng
thời gian dài phải bỏ ra và cả những hy sinh mà bạn phải chịu
đựng. Niềm yêu thích sẽ luôn ở bên cạnh để giúp bạn vượt qua
bất kỳ sự xao lãng nào. Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công...
− 355 −
Bạn càng thành thật về những gì mình thực sự yêu thích bao
nhiêu bạn càng có cơ hội tiến đến gần hơn với mục đích chân
chính của mình bấy nhiêu.
Và khi bạn sống với mục đích chân chính của mình mỗi ngày, bạn
sẽ thành công nhanh hơn nhiều.
3. Tinh thông lĩnh vực của bạn
Ông bà ta có câu "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề". Việc
trở thành thợ của tất cả các nghề mà không thành thạo bất kỳ lĩnh
vực nào thực sự không mang lại giá trị gì.
Là chủ doanh nghiệp, bạn cần phải hiểu rõ mọi chức năng và bộ
phận của công ty. Tuy nhiên, bạn cần biết trọng tâm của doanh
nghiệp cũng như vai trò của mình trong phạm vi doanh nghiệp.
Làm "mọi thứ" không phải là cách để bạn có được một doanh
nghiệp trực tuyến thành công.
Ngay bây giờ, nếu bạn không biết kỹ năng mình cần thành thạo
hoặc mục tiêu nòng cốt của doanh nghiệp là gì, bạn sẽ dễ dàng
bị rối.
Bạn cần tìm hiểu mình sẽ phải thành thạo những gì và sau đó gắn
chặt với nó. Một khi bạn tường tận điều này, bạn sẽ thực hiện
công việc hàng ngày với sự rõ ràng và có mục đích hơn.
Khi cơ hội tìm đến, bạn sẽ có thể nhanh chóng quyết định xem
liệu nó có phù hợp với bạn và mục tiêu của công ty hay không.
Việc đưa ra quyết định một cách dứt khoát tuyệt đối 'có' hoặc
'không' là rất quan trọng. Chỉ khi bạn tìm ra một khía cạnh của
doanh nghiệp mà bạn có thể thành thạo, bạn mới trả lời được câu
hỏi "trọng tâm của mình là gì?". LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 356 −
4. Quy luật tốc độ
Bạn phải hành động mỗi ngày. Kể cả khi bạn chưa biết mình sẽ đi
về hướng nào thì bạn cũng không được đứng yên một chỗ.
Không có hành động nào là hoàn toàn sai lầm. Bất cứ hành động
nào bạn thực hiện sẽ đều cho ra một kết quả. Đôi khi nó mang
đến kết quả như mong muốn, nhưng đôi khi không và đó sẽ là
một bài học kinh nghiệm.
Nếu bạn thích kết quả đó, hãy tiếp tục di chuyển theo hướng mà
bạn đang hành động. Nếu bạn không thích thì đơn giản là hãy thử
một hướng đi mới. Khi tích cực làm điều gì đó, bạn sẽ nhanh
chóng tìm ra con đường của chính mình.
Biết ứng dụng những gì có hiệu quả nhanh bao nhiêu, bạn sẽ có
thể gây dựng nên một doanh nghiệp trực tuyến bền vững nhanh
bấy nhiêu.
5. Không ôm đồm nhiều việc
Việc xây dựng một doanh nghiệp trực tuyến có thể sẽ bị gây
xao lãng.
Hãy loại bỏ bớt những việc yêu cầu sự chú ý ngay lập tức và làm
gián đoạn công việc mà bạn đang làm. Đóng tất cả các ứng dụng
không cần thiết trên máy tính mà bạn đã mở để dễ dàng tập trung
vào công việc của mình.
Có nhiều dự án cùng một lúc là việc rất bình thường. Bao nhiêu
người trong chúng ta đang làm việc nhiều hơn 2 dự án? Có lẽ hầu
như ai cũng vậy.
Nhưng chúng ta không nên làm thế.
Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công...
− 357 −
Hãy chỉ thực hiện một dự án ở một thời điểm. Điều này sẽ cần sự
rèn luyện, nhưng bạn phải hoàn thành nó trước khi chuyển sang
dự án tiếp theo.
Cái được gọi là "đa năng" chỉ làm phân tán sự tập trung mà thôi.
Một khi xác định được thế mạnh then chốt của mình, bạn sẽ dễ
dàng nhận biết một dự án mới có phù hợp với mình hay không.
Nếu một dự án mới xuất hiện phù hợp với thế mạnh của bạn
trong khi bạn đang bận rộn với dự án hiện tại, thì đơn giản chỉ
cần hỏi xem liệu đối tác có thể chờ cho đến khi bạn hoàn thành
hay không.
Thường thì họ sẽ có thể.
Việc tập trung cho phép bạn hoàn thành những gì bạn bắt đầu.
Nó cũng giúp bạn kiếm tiền nhiều và nhanh hơn.
Thiếu sự kiên trì?
Nếu bạn vẫn duy trì công việc hàng ngày của mình, có khả năng bạn
sẽ điều hành việc kinh doanh trực tuyến trễ vào buổi tối. Nếu đã
nghỉ việc, bạn chắc chắn đang làm việc miệt mài hàng giờ liền (ít
nhất 60-80 giờ mỗi tuần) để cố gắng làm cho việc kinh doanh trực
tuyến của mình mang lại hiệu quả.
Sự kiên trì là chìa khóa của mọi vấn đề. Sau đây là 3 bí quyết:
1. Ý chí vững vàng
Đã bao giờ xung quanh bạn toàn là những người chỉ luôn khiến
bạn nhụt chí? Khi bạn giao lưu với bất kỳ ai như thế, bạn sẽ bị kéo
lùi lại với họ.
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 358 −
Nếu muốn thành công với những gì đang làm, bạn phải giao lưu
với những người đang ở nơi mà bạn muốn đến – đang tận hưởng
những gì mà bạn muốn làm và đã có những gì mà bạn muốn có.
Khi bạn tự bao vây chính mình với những người đang ở vị trí
tương tự mà bạn muốn đạt được, bạn sẽ tiến đến vị trí của họ
nhanh hơn.
Không có điều gì tiếp thêm sức mạnh cho bạn hơn việc ở trong
công ty của những người có cùng chí hướng – nơi mà bạn có thể
mở rộng và phát triển những ý tưởng mới cùng họ. Bạn cũng sẽ
sớm là một phần của nhóm người thành công ấy. Điều này là do
họ ở vị trí cao hơn và đi trước bạn nên họ có thể giúp bạn tiến đến
vị trí đó.
Một khi bạn đã vượt qua và trải nghiệm sự thành công của chính
mình, bạn sẽ phát triển vượt ra khỏi nhóm cũ và muốn tìm kiếm
điều gì khác – một nhóm người thành công hơn và lại tiếp tục
hành trình ở cấp độ mới cao hơn nữa.
2. Biết rõ lý do của bạn
Khi bạn hiểu rõ nguyên nhân đằng sau việc mình làm thì bạn sẽ
không xao lãng chúng.
Hãy tự hỏi tại sao bạn lại thiết lập một doanh nghiệp trực tuyến?
Tại sao bạn phải nỗ lực từng giờ? Bạn đang làm tất cả những điều
này cho ai?
Viết ra bất cứ lý do nào (cả lớn và nhỏ) mà bạn có thể nghĩ đến để
làm cho việc kinh doanh trực tuyến của mình thành công.
Nếu bạn từng cảm thấy chán nản hoặc nhụt chí, hãy nhắc nhở bản
thân bằng cách nhìn vào danh sách những lý do khiến bạn theo Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công...
− 359 −
đuổi công việc kinh doanh trực tuyến. Việc đọc danh sách ấy sẽ
thúc đẩy bạn tiến lên.
Bạn có thể vượt qua mọi trở ngại khi những lý do của bạn đủ lớn
và mạnh mẽ.
3. Bắt chước những người khác
Bắt chước những người thành công khác, chính xác hơn là bắt
chước người mà bạn muốn trở thành.
(Bạn không cần phải chọn một người, hãy chọn vài người và
khám phá ra những điểm chung của họ.)
Nhiều người thành công thích giúp đỡ người khác. Tìm hiểu xem
họ đã sử dụng những tài tiệu nào và nghiên cứu chúng.
Trong khi bạn không thể trông chờ vào việc sẽ ứng dụng chính
xác những bước mà họ đã làm, bạn có thể lấy ý tổng quát và hạn
chế những lỗi lầm mà họ mắc phải.
Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc.
6 cách để tăng lợi nhuận ròng của bạn
Có một số vấn đề kinh doanh cơ bản đóng vai trò then chốt đối với
bất kỳ doanh nghiệp thành công nào (truyền thống hay trực tuyến).
Hãy nhìn qua những điều sau đây và xét xem bạn có đang yếu kém ở
khía cạnh nào không, hoặc bạn có thể làm gì để cải thiện chúng. Bí
quyết là tiết kiệm thời gian và/hoặc tiền bạc ở bất cứ khâu nào bạn
có thể, nhưng tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến chất lượng hoặc
dịch vụ.
1. Tái đầu tư kinh doanh
Khi bắt bắt đầu kiếm ra lợi nhuận, hãy đầu tư chúng trở lại việc
kinh doanh. Tôi nhớ những ngày đầu mới khởi nghiệp, khi kiếm LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 360 −
được một số tiền ít ỏi, tôi đã háo hức đến mức nỗ lực để không
tiêu xài hay "thổi bay" nó.
Khi bạn đầu tư lợi nhuận trở lại việc kinh doanh, doanh nghiệp
của bạn sẽ phát triển nhanh và sớm tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
2. Gia tăng khách hàng tiềm năng
Bạn càng có nhiều khách hàng tiềm năng thì càng có cơ hội kiếm
được nhiều tiền hơn, tuy rằng không phải các khách hàng tiềm
năng đều như nhau (như đã thảo luận trước đây).
Đây có thể là phạm vi tập trung cuối cùng vì những phần còn lại
của quy trình bán hàng cần được tối ưu hóa trước để tận dụng tối
đa những khách hàng tiềm năng thêm này.
Một khi quy trình được hoàn thành và vận hành với kế hoạch phù
hợp để mở rộng chiến lược thu hút khách hàng tiềm năng, hoặc
tạo ra và thử nghiệm những cái mới (xem phần lưu lượng truy cập
của cuốn sách này để có thêm ý tưởng).
Đồng thời xem xét các chiến lược để khách hàng hiện tại giới
thiệu thêm khách hàng mới. Sự giới thiệu từ những khách hàng
đã hài lòng không mất đồng nào cả và thường sẽ mang lại hiệu
quả nhất.
3. Tối ưu hóa tỷ lệ thu hút khách hàng
Việc sử dụng kiểm tra phân tách tốt sẽ giúp tối ưu hóa tỷ lệ thu
hút khách hàng. Đây là cách đơn giản nhất để gia tăng lợi nhuận
ròng mà không cần đầu tư (nếu sử dụng một hệ thống kiểm tra
phân tách tốt) và tốn ít thời gian.
Hãy thử những tiêu đề, mẫu, bài quảng cáo, video, hình ảnh, quy
trình bán hàng khác nhau...Mỗi yếu tố sẽ có khả năng tác động
đến tỷ lệ tỷ lệ thu hút khách hàng dù ít hay nhiều. Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công...
− 361 −
Với cách nào đi nữa, một khi bạn đã có kết quả và biết điều gì
hoạt động tốt nhất, hãy giữ nó lại và tiếp tục kiểm tra các yếu
tố khác.
Trong cuốn sách này có rất nhiều ý tưởng thu hút khách hàng mà
bạn có thể thử nghiệm. Tạo ra một hệ thống hoặc chu trình để
đảm bảo rằng bạn luôn thử nghiệm.
4. Tạo ra công việc kinh doanh tuần hoàn
Việc bán cho một khách hàng hài lòng là cách dễ dàng nhất.
Phần lớn các doanh nghiệp dành rất nhiều thời gian, công sức và
tiền bạc để tìm kiếm khách hàng mới. Trong nhiều trường hợp,
tổng chi phí cho việc có được một khách hàng lớn hơn lợi nhuận
kiếm được từ lần giao dịch đầu tiên.
Nếu bạn không có gì để bán cho khách hàng đó nữa, bạn đang bỏ
lỡ phần lớn lợi nhuận tiềm năng. Hãy tìm cách để tăng thêm giá
trị cho lần mua hàng đầu tiên này.
Tất nhiên, việc luôn khiến cho họ hài lòng với một sản phẩm chất
lượng tốt và dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc sẽ làm cho lần
bán tiếp theo dễ dàng hơn nhiều.
Nếu không thực hiện được những điều này, bạn sẽ khó lòng có
được bất kỳ công việc kinh doanh tuần hoàn nào.
5. Giảm chi phí tìm kiếm khách hàng
Một công thức đơn giản, nếu bạn giảm chi phí cho viêc tìm kiếm
một khách hàng, lợi nhuận sẽ tăng lên.Tuy nhiên điều này không
có nghĩa là bạn chi rất ít cho việc tìm kiếm khách hàng mới.
Bỏ chi phí để có được một khách hàng mới thường là một phần
không thể thiếu của việc kinh doanh. Ý tưởng ở đây là bạn hãy
biết cân đối ngân sách của mình sao cho hiệu quả nhất. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 362 −
Ví dụ nếu bạn đang sử dụng PPC, có rất nhiều bí quyết để chi ít
tiền hơn cho những khách hàng ghé thăm trang web. Bạn có thể
phải cần học thêm những chiến lược cao cấp hơn trong PPC, mua
một vài phần mềm hỗ trợ hoặc thuê người quản lý các chiến dịch
cho bạn.
6. Giảm chi phí chung
Chi phí chung là những chi phí tổng hợp để vận hành việc kinh
doanh của bạn. Nó bao gồm chi phí điện nước, thuê văn phòng,
hóa đơn điện thoại, hệ thống máy chủ, dịch vụ trả lời thư tự động
và nhân viên...
Hầu hết đối với những người mới kinh doanh, họ sẽ không có
nhiều tiền để lãng phí cho những khoản này. Nhưng đây là khoản
tiền quan trọng.
Những chi phí này sẽ tác động đến lợi nhuận của bạn.
Tôi đề nghị bạn nên để ý đến tổng chi phí chung vài tháng một
lần và xét xem có những dịch vụ, hội phí nào mà bạn không cần
nữa, và có cái nào bạn có thể tận dụng tốt hơn hay không.
Lưu ý: Không bao giờ được giảm chi phí chung liên quan đến chất
lượng sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng. Trong ngắn hạn có vẻ
như đó là cách tiết kiệm, nhưng về lâu dài, nó sẽ chỉ làm bạn tốn
kém hơn mà thôi.
3 cách dễ dàng để tăng năng suất của bạn
1. Bỏ đi những việc vụn vặt
Có rất nhiều công việc lặt vặt phục vụ cho những mục đích nhỏ.
Nhiều người sử dụng chúng như một cái cớ để trì hoãn những
công việc quan trọng. Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công...
− 363 −
Ví dụ, hộp thư điện tử của bạn. Tôi còn nhớ mình nhận được
hàng trăm thư điện tử mỗi ngày. Một công cụ lọc thư rác tốt đã hỗ
trợ tôi rất nhiều, nhưng vẫn có khoảng 40 trong số đó khiến tôi
phải lưu tâm.
Tôi sử dụng Gmail để phân loại tự động và lưu trữ email, vì vậy tôi
thậm chí không cần phải nhìn đến chúng. Việc lưu giữ những hồ
sơ như các hóa đơn thanh toán PayPal là việc quan trọng, nhưng
tôi không cần phải xem chúng.
Đây là một quy trình nhỏ nhưng đã giúp tôi tiết kiệm được khá
nhiều thời gian mỗi ngày. Và tôi cũng không cần phải thuê thư ký
riêng khi mà việc cài đặt một quy trình tự động đơn giản không
tốn một chi phí nào.
2. Cải tiến quy trình của bạn
Hãy nhìn vào những quy trình hoặc hệ thống hiện tại của bạn. Đó
có thể là việc xây dựng sản phẩm, giải quyết khoản hoàn trả hoặc
tạo ra một trang web mới.
Nếu bạn không có một quy trình, bạn có thể sẽ tiêu tốn tiền bạc,
thời gian và năng lượng một cách không hiệu quả.
Hãy tìm cách tăng tốc độ giao tiếp, tự động hóa những việc nhỏ
mang tính chất lặp đi lặp lại, hoặc loại bỏ những khâu không
cần thiết.
3. Ủy quyền, ủy quyền và ủy quyền!
Bạn có thể không nghĩ rằng mình có khả năng làm điều này.
Nhưng thực sự thì bạn không thể có khả năng làm những việc mà
bạn không đủ năng lực.
Vâng, nó có thể giúp bạn tiết kiệm tiền, nhưng sẽ khiến bạn tốn
nhiều thời gian hơn mà chất lượng thu về lại kém hơn. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 364 −
Việc thuê một người có tay nghề sẽ đảm bảo thời gian của bạn
được dành cho những việc đúng chuyên môn. Hãy nhớ rằng mục
tiêu dài hạn là giúp bạn làm việc "trên" doanh nghiệp chứ không
phải "trong" doanh nghiệp của mình.
Nếu không có khả năng thuê ai đó, hãy tìm kiếm người có thể
cùng hợp tác và chia chi phí, hoặc một nhà đầu tư cho doanh
nghiệp của bạn. Hãy nhớ rằng, 1% của 100 người vẫn tốt hơn
nhiều so với 100% của một người.
Giải phóng bản thân khỏi công việc kinh doanh
Khi bạn gia tăng năng suất công việc kinh doanh nhiều nhất có thể,
lúc đó bạn có thể bước lùi lại so với doanh nghiệp của mình.
Thật nguy hiểm nếu chính bản thân bạn là công việc kinh doanh.
Tôi xin nhắc lại...thật nguy hiểm nếu việc kinh doanh quá phụ thuộc
vào bạn.
Và mỉa mai thay, rất nhiều chủ kinh doanh rời bỏ công việc làm thuê
để tìm kiếm tự do bằng cách làm thuê cho chính mình, để rồi sau đó
nhận ra rằng họ thậm chí có ít thời gian hơn trước đó.
Khi mới bắt đầu, việc bạn dốc hết tâm lực cho công việc là điều cần
thiết và dễ hiểu. Nhưng xét về lâu về dài, nếu bạn vẫn tiếp tục như
thế thì thật là dại dột.
Chẳng có lý do gì để làm như vậy cả.
Bạn có thể vẫn muốn tham gia điều hành việc kinh doanh, hay thậm
chí dành nhiều thời gian cho nó, nhưng đây chỉ nên là sự lựa chọn.
Cách duy nhất để bước lùi lại khỏi việc kinh doanh mà không khiến
nó suy yếu là thiết lập các quy trình mà tôi đã đề cập ở các phần
trước; và thuê người phù hợp để đảm nhận từng vị trí đó. Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công...
− 365 −
Mục tiêu cuối cùng nên đặt ra là bạn có thể nghỉ ngơi một vài tháng
và tránh xa khỏi công việc bất cứ lúc nào. Và khi trở lại, việc kinh
doanh vẫn có thể tạo ra lợi nhuận như thường hoặc thậm chí nhiều
hơn so với trước khi bạn rời khỏi nó.
Công ty nên được thiết lập để tiếp tục tạo ra lợi nhuận, dù bạn có
mặt hay không.
Với cách này, nếu trong tương lai có xảy ra điều gì tồi tệ, bạn cũng
không cần phải lo lắng cho bản thân hoặc gia đình mình.
Thậm chí nếu bạn không còn thấy hứng thú với việc kinh doanh nữa
và cần tiền để làm việc khác, lúc này bạn đã có nền tảng vững chắc để
bán đi doanh nghiệp của mình.
Mất bao lâu mới có thể kiếm được tiền?
Có rất nhiều biến số ảnh hưởng đến thời điểm bạn có thể kiếm ra
tiền và đạt được khoản thu nhập mong muốn.
Đừng nên chạy theo những giấc mơ "làm giàu nhanh chóng".
Thường thì người ta rất dễ nghe theo những lời hứa hẹn là có thể
kiếm được tiền trong một khoảng thời gian ngắn.
Điều này vẫn có thể xảy ra với một số ít người – nhưng có lẽ chỉ
trong khoảng từ 4 đến 6 tháng. Đối với số đông còn lại, quá trình này
phải mất từ 4 đến 6 năm, hoặc thậm chí còn lâu hơn nữa chỉ để đạt
được điểm hòa vốn.
Việc không tạo ra lợi nhuận trong khoảng 2-3 năm đầu khởi nghiệp
là điều bình thường (thậm chí trong khoảng thời gian này bạn có thể
bị lỗ).
Có một lý do khiến phần lớn những người mới kinh doanh thất bại.
Đó là họ từ bỏ quá dễ dàng. LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 366 −
Có lẽ bởi vì việc từ bỏ dễ hơn việc tiếp tục bước tới. Hãy tiến lên phía
trước và chỉ lắng nghe những người động viên, khích lệ bạn. Thậm
chí kể cả khi chỉ có một mình bạn.
Hãy nhìn vào những gì mà bạn đã đạt được khi không ngừng nỗ lực
để thành thạo việc kinh doanh trực tuyến của mình.
Những mối quan hệ và bài học kinh nghiệm có thể sẽ không lập tức
biến thành tiền. Nhưng, dần dần theo thời gian, những người mà bạn
gặp gỡ, những thử thách mà bạn đã vượt qua sẽ tạo ra lợi nhuận.
Điểm cần lưu ý
Khi bạn đang ở trong giai đoạn "chuyển đổi", mọi thứ sẽ diễn ra
chậm rãi. Dù bạn có bỏ việc hay tiếp tục gắn bó với nó, bạn sẽ phải
thích nghi với cách suy nghĩ mới để đạt được thành công trong việc
kinh doanh trực tuyến của mình.
Bạn sẽ phải nỗ lực nhiều hơn vì bộ não của bạn đang đấu tranh để
chấp nhận và sau đó thực hành những ý niệm mới này.
Ở giai đoạn đầu, bạn sẽ phải đấu tranh để vượt qua hết trở ngại này
đến trở ngại khác. Khoảng thời gian này là sự kiểm tra và thử
nghiệm. Và cũng chính lúc này hầu hết mọi người bỏ cuộc.
Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm bạn phải nỗ lực không ngừng để
tiến lên phía trước.
Nếu bạn duy trì được điều này, mọi thứ sẽ đi vào quỹ đạo và mang
lại kết quả ban đầu. Khi mọi việc trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể thư
giãn một chút.
Nhưng có thể sẽ phải mất một khoảng thời gian nữa trước khi bạn
đạt được bước đột phá lớn trong sự nghiệp kinh doanh của mình.
Bước đột phá này chỉ xảy ra khi việc kinh doanh của bạn được gầy
dựng trên những nền tảng vững chắc. Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công...
− 367 −
Các bước hành động
Giảm chi phí. Hãy xét lại công việc kinh doanh để xem bạn có
đang làm thất thoát tiền bạc không. Hãy dừng ngay bất kỳ hoạt
động quảng cáo nào không đem lại hiệu quả, loại bỏ những đối
tác hoặc dịch vụ không còn phù hợp và kiểm tra để đảm bảo
rằng các khoản chi phí định kỳ hàng tháng là hợp lý.
Gia tăng số lượng khách hàng. Kiểm tra lại chiến lược thu hút
lượng truy cập và kế hoạch marketing. Bạn có thể làm gì để cải
thiện những yếu tố này và khiến chúng hiệu quả hơn? Bạn có
thể ứng dụng những chương trình nào để khách hàng hiện tại
giúp bạn giới thiệu khách hàng mới? Luôn luôn có việc gì đó
bạn có thể thực hiện, vì thế hãy đảm bảo rằng bạn xác định ít
nhất là 10, sau đó chọn lại 3 việc có tác động mạnh mẽ nhất
với lượng thời gian ngắn và số tiền đầu tư ít nhất. Cuối cùng
hãy thực hiện nó.
Gia tăng mức lợi nhuận trên mỗi giao dịch bán hàng. Có cách
nào giúp bạn nâng mức giá trong khi vẫn duy trì những giá trị
tuyệt vời cho khách hàng không? Có thể bạn cần nghĩ đến
phương án tăng thêm giá trị cho sản phẩm với chi phí thấp
hoặc không tốn chi phí. Bạn cũng có thể cân nhắc phương án
kết hợp nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ với nhau để làm tăng giá
trị trung bình trên mỗi giao dịch.
Tạo thêm nhiều việc kinh doanh có khả năng tuần hoàn. Bạn
có thể cung cấp thêm gì nữa không? Làm sao có thể tăng sự
thỏa mãn ở khách hàng để họ muốn quay trở lại? Sản phẩm,
dịch vụ nào bạn có thể giới thiệu để hưởng tiền hoa hồng?
Xem xét lại việc kinh doanh của bạn. Khâu nào bạn có thể tự
động, hệ thống hóa và ủy quyền được? Thời gian là tài sản quý
giá nhất. Càng có nhiều thời gian tự do, bạn càng có thể đầu tư
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 368 −
Các bước hành động
nó vào việc mở rộng quy mô kinh doanh, sum họp với gia đình,
theo đuổi những sở thích cá nhân hoặc các niềm vui khác.
Ít nhất hãy tìm ra ba cách để giảm lượng thời gian mà bạn tham
gia vào việc kinh doanh và thực hiện nó ngay lập tức.
Làm rõ mọi vấn đề và thực hiện lại
Bây giờ bạn đã hoàn thành xong cuốn sách này, hãy quay trở
lại ban đầu và bắt đầu lại, lần này bạn có thể thấy rằng mục
tiêu của mình đã thay đổi.
Sự thật đáng ngạc nhiên về thành công...
− 369 −
Chương Đặc Biệt...
"Thành công là điều quan trọng nhất với rất nhiều người. Nhưng với tôi, đó
chỉ là một phần thưởng."
⎯ Lucas Grabeel
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 370 −
Hai chương đặc biệt
Để cuốn sách ra mắt độc giả sớm nhất có thể, chúng tôi đã không có
đủ thời gian để hoàn thành 2 chương cuối cùng. Chương thứ nhất có
lẽ là quan trọng nhất, bởi xét trên nhiều phương diện, nó giúp cho
việc kinh doanh của bạn khởi sắc ngay từ bước đầu tiên.
Giới thiệu sản phẩm
Một kế hoạch giới thiệu sản phẩm cẩn thận, tỉ mỉ sẽ mang lại cho
công ty bạn một khoản lợi nhuận tương đối. Nhưng quan trọng hơn
là nó sẽ giúp cho sản phẩm của bạn được nhận biết, xây dựng hình
ảnh đại diện của cá nhân hoặc công ty, xây dựng cơ sở dữ liệu về
khách hàng tiềm năng để phục vụ cho các chương trình quảng cáo
khác trong tương lai.
Thường thì các chiến dịch ra mắt sản phẩm thành công hiếm khi xảy
ra ngẫu nhiên. Thật tuyệt vời là có những lý luận khoa học phía sau
nó mà bạn có thể học theo một cách dễ dàng.
Chương thứ 2 là một phương pháp khá thú vị giúp bạn có thể kiếm
được nguồn thu nhập định kỳ bằng cách trở thành nhà cho thuê "bất
động sản ảo". Đây là một mô hình kinh doanh có khả năng tăng
trưởng mạnh và đem lại cho bạn các khoản lợi nhuận bất ngờ –
nhưng nhớ đừng nói cho ai biết nhé.
Để đọc 2 chương đặc biệt này, mời bạn truy cập vào địa chỉ:
www.KiemTienQuaMang.vn/thanhvien
Chúc bạn đạt được những điều tốt đẹp nhất với sự nỗ lực của mình
và thành công trong sự nghiệp kinh doanh online.
Thân mến,
Leon Jay Chương đặc biệt
− 371 −
1 tháng sử dụng miễn phí tài khoản
FusionHQ
Tận dụng cơ hội sử dụng FusionHQ trong vòng 1 tháng mà không bị
tính phí cũng như không chịu bất kỳ trách nhiệm nào.
Công cụ xây dựng Phễu Bán Hàng "kéo và thả": cho phép bạn tối đa hóa lợi
nhuận bằng cách tạo ra các quy trình Up-sell và Down-sell mà không cần
bất cứ kiến thức nào về mã hay phải trả phí cho lập trình viên.
Công cụ xây dựng trang web: cho phép bạn tạo lập trang web cho riêng
mình hoặc các trang thành viên với các nội dung được thiết lập sẵn thời
gian và quản lý thành viên tự động.
Kiểm tra phân tách chỉ với một cú nhấp chuột: cho phép bạn kiểm tra và đo
lường những yếu tố đang thực sự hoạt động mà không cần phải nỗ lực nhiều.
Hệ thống cộng tác viên: cho phép bạn xây dựng một đội ngũ cộng tác
viên để hướng lưu lượng truy cập mục tiêu vào trang web của bạn mà
không phải chịu bất kỳ khoản phí trả trước nào.
Hệ thống trả lời thư tự động: cho phép bạn xây dựng danh sách khách hàng
với số lượng không hạn chế, dễ dàng phân loại các danh sách mà không cần
đến dòng mã nào cả.
Hệ thống lưu trữ "đám mây" miễn phí: đem đến cho bạn sự lựa chọn vững
chắc nhất khi xây dựng công việc kinh doanh online của mình. Với đầy đủ
khả năng mở rộng và cho phép lưu trữ tên miền không giới hạn, đây chính
là sự lựa chọn của những người kinh doanh chuyên nghiệp.
Không cần đến những nhà thiết kế, lập trình viên, FTP, HTML, CSS
hay các vấn đề hóc búa về kỹ thuật. Giúp bạn tiết kiệm chi phí thuê
ngoài, phí dịch vụ và cả những sai lầm tốn kém.
Bạn sẽ tự mình khám phá tại sao FusionHQ ngày nay đang trở thành sự lựa
chọn tốt nhất cho hoạt động kinh doanh online trên toàn thế giới.
Để truy cập miễn phí trong vòng một tháng và bắt đầu kiếm tiền ngay hôm
nay, hãy truy cập: www.dlwmmm.com/fusionhq
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 372 −
Lời nhận xét
au 2 tháng sử dụng FusionHQ, tất cả những gì tôi thể nói là
WOW! Phần mềm Internet Marketing này thực sự tuyệt vời! Cứ
mỗi lần dùng nó tôi lại phát hiện ra các phương thức mới để kiếm
tiền online. Bây giờ tôi có thể quản lý và thanh toán tiền cho các
cộng tác viên, kiểm soát sản phẩm, danh sách email, tạo ra những
trang thành viên hoàn chỉnh, trang bán hàng đơn lẻ hoặc những
phễu bán hàng phức tạp với các bài kiểm tra phân tách, thiết kế các
trang web đơn giản hoặc hoàn chỉnh và còn nhiều, nhiều hơn nữa.
Tôi có thể làm tất cả mà không cần viết một đoạn mã code nào!
FusionHQ đã thay đổi cách tôi điều hành công việc kinh doanh
online của mình.''
⎯ Philippe Boivin
www.PhilB.com
ây quả là một trong những thứ tuyệt vời nhất mà tôi từng biết
đến kể từ khi bắt đầu kinh doanh online! FusionHQ đã giải quyết
vấn đề lớn nhất - nguyên nhân khiến những người muốn kiếm tiền
online phải nản chí...đó là vấn đề kỹ thuật. Phần mềm này hoàn hảo
đối với bất kỳ ai muốn quản lý và xây dựng trang web của họ dễ dàng
từ một nền tảng trung tâm. Tôi thực sự thích FusionHQ và đề xuất
nó cho những ai muốn thiết lập một công việc kinh doanh trực tuyến
bền vững . ''
⎯ Ran Aroussi
www.Aroussi.com
usionHQ là một trong những nền tảng mạnh mẽ nhất mà tôi
từng thấy. Nó rất đáng tin cậy, tôi có thể linh hoạt xử lý mọi vấn đề
và những trang web được lưu trữ trên máy chủ của tôi là một ưu thế
''S
''Đ
"F Lời nhận xét
− 373 −
lớn (điều này có nghĩa là tôi toàn quyền kiểm soát mà không sợ
trang web của mình bị biến mất).
Dù bạn là người mới bắt đầu hay là một chuyên gia marketing cấp
cao, hãy thử sử dụng nền tảng này. Mọi vấn đề về kỹ thuật đều được
tự động hóa và giúp tôi tiết kiệm được rất nhiều thời gian".
⎯ JP Schoeffel
www.CreativeNicheManager.Com
hực ra mà nói...trước khi sử dụng FusionHQ, tôi đã thuê một
lập trình viên để tích hợp 5 hệ thống khác nhau mà chúng vẫn không
hoạt động tốt.
Chương trình này không có "trục trặc", "mánh khóe" hay "kẽ hở"
gì cả.
FusionHQ là sự lựa chọn cuối cùng của tôi trong bộ công cụ ứng
dụng dành cho các chuyên gia Internet Marketing."
⎯ Greg Jacobs
www.WPMage.com
iảm bớt 72 giờ bị tra tấn về kỹ thuật...
Việc thiết lập các trang marketing cao cấp quả thật một vấn đề hết
sức đau đầu. Bạn biết không...những loại hình thương mại điện tử
sinh lời là những nơi bạn có thể cài đặt tất cả các hình thức upsell
(bán hàng khác giá cao hơn), downsell (bán hàng khác giá thấp
hơn), và cross-sell (bán kèm sản phẩm).
Tất nhiên, có một vài chuyên viên marketing cho các doanh nghiệp
lớn cố gắng đáp ứng được yêu cầu này, nhưng không may, sản phẩm
không thể sử dụng được và cuối cùng đành phải quay lại thực hiện
một cách thủ công.
"T
"G LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 374 −
Không biết tôi và nhóm kỹ thuật của mình đã trải qua bao nhiêu
đêm để cố gắng cài đặt một trang upsell vào quy trình bán hàng. Sự
thật là tôi đã mất 2 đêm không ngủ chỉ để thiết lập một trang thu
thập thông tin tệ hại!
Vì thế bạn có thể tưởng tượng được sự vui mừng của tôi khi tình cờ
biết đến FusionHQ. Là một chuyên gia Marketing dày dặn kinh
nghiệm đã từng thấy quá nhiều lời quảng cáo cường điệu...ban đầu
tôi rất nghi ngờ.
Tuy nhiên, nền tảng này khiến tôi phải kinh ngạc khi nó hoạt động
như một giấc mơ. Cài đặt và sử dụng, tạo các trang upsell chỉ với một
cú nhấp chuột, thời gian đăng tải nhanh chóng và sự thật là bạn
không cần thêm một lập trình viên đắt đỏ nào để thực hiện những
chức năng tương tự như FusionHQ nữa.
Nếu bạn là một nhà tiếp thị cao cấp đang thực sự kiếm tiền online,
bạn sẽ dễ dàng thấy được những giá trị to lớn mà FusionHQ có thể
mang lại cho quy trình bán hàng cũng như phễu thu hút khách hàng
của bạn.
Bạn sẽ mất trung bình khoảng 72 giờ để thiết lập những tính năng
tương tự trên một nền tảng khác. Nhưng FusionHQ giúp bạn tiết
kiệm được 72 giờ quý báu này.
Vì thế, hãy sở hữu nó ngay bây giờ trước khi đối thủ của bạn tìm ra
và ứng dụng nền tảng tuyệt vời này trước bạn!"
⎯ Kenneth Yu
www.SalvationSystem.com Các tài nguyên thành công
− 375 −
Các Tài Nguyên Thành Công
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 376 −
Các Tài Nguyên Thành Công Được Đề Xuất
Công cụ
Nghiên Cứu Thị Trường Ngách:
Công cụ từ khóa của Google - www.dlwmmm.com/keyword
Hệ thống theo dõi:
Công cụ phân tích của Google - www.dlwmmm.com/analytics
Mạng lưới các bài viết (Articles Network):
Unique Article Wizard - www.dlwmmm.com/uaw (Sự lựa chọn số 1)
My Article Network - www.dlwmmm.com/man
Tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm (SEO):
SEO Book - www.dlwmmm.com/seo
Traffic Travis – www.dlwmmm.com/travis
Nền Tảng Kinh Doanh Online:
FusionHQ - www.dlwmmm.com/fusionhq
Phần Mềm:
Audacity (biên tập audio miễn phí) -
www.dlwmmm.com/audacity
Sound Forge (biên tập audio chuyên nghiệp) -
www.dlwmmm.com/soundforge
Camtasia (quay màn hình/biên tập video) -
www.dlwmmm.com/camtasia Các tài nguyên thành công
− 377 −
Sony Vegas (biên tập video) - www.dlwmmm.com/vegas
MDT (ứng dụng phát triển tư duy miễn phí) -
www.dlwmmm.com/mdt
Dịch vụ
Hệ thống lưu trữ:
Hostgator - www.dlwmmm.com/host
Cool Host - www.dlwmmm.com/cool
FusionHQ - www.dlwmmm.com/fusionhq
Hệ thống trả lời thư tự động:
iContact - www.dlwmmm.com/icontact
aWeber - www.dlwmmm.com/aweber
FusionHQ - www.dlwmmm.com/fusionhq
Tài khoản thương nghiệp:
PayPal - www.dlwmmm.com/pp
ClickBank - www.dlwmmm.com/cb
Authorize.net - www.dlwmmm.com/authorize
Đồ họa
Kho hình ảnh sử dụng cho thư chào hàng/trang web:
iStockPhoto - www.dlwmmm.com/istock
123RF - www.dlwmmm.com/123
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 378 −
Các dịch vụ thiết kế đồ họa
99 Designs - www.dlwmmm.com/99
Thiết kế bìa điện tử với Photoshop (bìa ebook...)
Photoshop Action Scripts - www.dlwmmm.com/actionscripts
Đào Tạo
Marketing Trực Tuyến:
Rapid Video Blogging (tài liệu miễn phí) -
www.dlwmmm.com/rapid
Cashvertising (nghệ thuật viết quảng cáo) -
www.dlwmmm.com/copybook
FusionDojo Marketing Blog - www.dlwmmm.com/dojo
Thiết Bị
Sản xuất Video/Audio:
Yeti USB Microphone - www.dlwmmm.com/yeti
Wireless Microphone - www.dlwmmm.com/wirelessmic
Máy ảnh Canon 60D DSLR - www.dlwmmm.com/60d
HD Webcam - www.dlwmmm.com/webcam
Hệ thống ánh sáng - www.dlwmmm.com/lights
Đèn bàn - www.dlwmmm.com/desklights
Các tài nguyên thành công
− 379 −
Khóa Học Trực Tuyến (trị giá $197)
Để giúp bạn tốt hơn tôi đã thiết kế chương trình đào tạo trực tuyến 7
ngày "Khởi Nghiệp Kinh Doanh cùng Internet Marketing" minh họa
từng bước cách xây dựng một công việc kinh doanh trực tuyến.
Chương trình bao gồm:
3M bí mật dẫn đến thành công mà bạn phải xác định trước khi bắt đầu
kinh doanh trên Internet.
Nghiên cứu thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh. Làm thế nào để
sản phẩm của bạn trở nên khác biệt?
Thiết kế trang web trong vòng 15 phút mà không cần chút kiến thức nào
về IT...
Xây dựng hệ thống Internet Marketing nhằm gia tăng lượng khách hàng
lên mỗi giây.
Thiết lập hệ thống chăm sóc khách hàng tự động.
Tặng thêm các phần mềm, tài nguyên miễn phí - tất cả những gì bạn cần
để có thể bắt đầu kiếm tiền ngay hôm nay!
Đơn giản chỉ cần truy cập www.KiemTienQuaMang.vn/KhoiNghiep
để có thể đăng ký miễn phí ngay bây giờ... LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
− 380 −
LÀM ÍT HƠN, KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN
Nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Ngõ Hoà Bình 4, Minh Khai,
Hai Bà Trưng, Hà Nội
ĐT: 04.3246920 Fax: 04.6246915
Chịu trách nhiệm xuất bản: Nguyễn Hoàng Cầm
Chịu trách nhiệm nội dung: Vũ Anh Tuấn
Biên tập: Đinh Thanh Hoà
Sửa bản in: Bùi Thu Hà
Bìa: Nguyễn Vũ Thiên Thanh
Trình bày: Nguyễn Thị Hà
In 2.000 cuốn, khổ 16 x 24 cm tại Công ty TNHH In TM&DV Nguyễn Lâm.
Giấy chấp nhận đăng kí kế hoạch xuất bản số: 83-2012/CXB/114-318/LĐXH.
Quyết định xuất bản số: 229/QĐ-NXBLĐXH.
In xong và nộp lưu chiểu quý III-2012.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top