Chữa mãi mà mụn cứ tái phát vì bạn chưa biết đến lớp bảo vệ thần thánh này
Một buổi sáng đẹp trời, bạn bỗng thấy mặt mình có một vùng ửng đỏ và hơi đau. Mụn ngự ở đó 1 ngày rồi bắt đầu sưng đỏ, có cồi mụn màu trắng. Chà! Ngứa tay quá, thế là ta cậy 1 cái. Bang! Đúng là mụn có đi thật, nhưng đi thì đi hẳn chứ sao lại rủ thêm cả mụn đầu đen, mụn cám, mụn bọc định cư trên mặt tôi?
Bạn có thấy kịch bản này quen quen không?
Mụn – Ám ảnh kinh hoàng của tuổi teen (Ảnh: Hellodotor)
Đúng là quen thật! Nhưng quen vậy rồi mà chưa chắc chúng ta đã biết vì sao mụn cứ quay trở lại dù chúng mình đã cố gắng chữa trị đủ thứ đâu nhé!
Mụn tuổi dậy thì gắn liền với tình trạng mất cân bằng trong cơ thể
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, hormone thay đổi khiến cơ thể tụi mình mất cân bằng cả về thể chất lẫn tâm lý, thói quen sinh hoạt... đây cũng chính là nguyên nhân làm mụn phát sinh. Trong đó, yếu tố đầu tiên là do hormone mất đi sự cân bằng khiến chất nhờn của tuyến bã sản sinh nhiều hơn, kết hợp với các tế bào chết ở các nang lông làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Phần chất nhờn cứ bị "dí" ở đó, không thoát ra ngoài, thành ra bị ứ đọng, kích thích các loại vi khuẩn có trong nang lông tăng lên, gây viêm và tạo thành mụn.
Sự mất cân bằng hormone là nguyên nhân hàng đầu gây mụn ở lứa tuổi dậy thì (Ảnh: Internet).
Ngoài nguyên nhân từ sự mất cân bằng hormone, chúng mình cũng dễ bị mụn vì hay thức khuya, ăn uống không điều độ, vi khuẩn xấu lấn át vi khuẩn tốt có trong da hoặc lựa chọn sản phẩm chăm sóc không phù hợp với độ pH tự nhiên của da, khiến da mất cân bằng và kích ứng mụn.
Mụn kéo đến bất chợt làm tụi mình xấu hổ và tự ti về ngoại hình. Thế là thay vì tìm hiểu nguyên nhân, tụi mình lại hì hục nặn mụn, tìm đủ mọi loại thuốc bôi, thuốc uống. Chính vì trị mụn không có gốc như vậy, nên mụn cứ "đi thật xa để trở về", kiên định ở mũi, vùng chữ T, ở cằm, trán, chán chán lại rủ nhau ra má cho nổi bật. Chưa kể còn để lại vết thâm, sẹo lâu ơi là lâu, cặm cụi chữa cả năm chưa hết lại bị mụn mới kéo đến.
Mụn cũ chưa qua, mụn mới đã tới, làm sao đây?
Đau đầu thật đấy, nhưng chắc chắn phải có cách cho bạn tiễn mụn đi lâu dài:
1. Cân bằng vi khuẩn có lợi và có hại trên hàng rào bảo vệ tự nhiên của da
Cơ thể tụi mình có đến 100.000 tỷ vi khuẩn, và không phải tất cả chúng đều có hại. Vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gậy hại khi duy trì ở trạng thái cân bằng sẽ hình thành hàng rào bảo vệ tự nhiên của da, làm tăng khả năng miễn dịch và kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây hại.
Vi khuẩn luôn tồn tại trong cơ thể người
Tuy nhiên, do những tác động từ môi trường, thay đổi bên trong khiến vi khuẩn có hại "bành trướng" không kiểm soát, kích hoạt viêm và phát sinh thành mụn. Hàng rào bảo vệ tự nhiên của da bị phá vỡ mà không được "hàn gắn" là câu trả lời cho việc tụi mình dùng toàn đồ đắt tiền, chữa bằng đủ cách nhưng mụn vẫn quay trở lại.
Minh họa hàng rào bảo vệ tự nhiên của da khi bị phá vỡ.
Lúc này, việc chúng ta cần làm là đưa hàng rào bảo vệ tự nhiên của da trở về trạng thái cân bằng vốn có. Thay vì làm sạch da chỉ trên bề mặt, bạn hãy lựa chọn sản phẩm chuyên dụng có khả năng tái tạo, cân bằng vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu trong hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Từ đó, da sẽ dần khôi phục khả năng miễn dịch, ngăn ngừa mụn và kháng viêm nhiễm.
Tinh chất thymol – dẫn xuất của cỏ xạ hương và terpineol trong nhựa thông có trong Pond's Acne Clear giúp ngăn chặn vi khuẩn xấu phát triển từ sâu trong nang lông, khôi phục khả năng bảo vệ tự nhiên của da.
2. Cân bằng độ pH trong da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ
Lớp biểu bì ngoài cùng chỉ có độ dày khoảng 0.1mm, được bao phủ bởi chất nhũ tương gồm nước và chất béo. Lớp màng này chịu trách nhiệm tiết mồ hôi và bã nhờn, giúp làn da mềm mại hơn, nó được coi là hàng rào bảo vệ tự nhiên của da chống lại vi khuẩn và nấm. Khi da khô và thiếu nước, hàng rào bảo vệ tự nhiên của da sẽ bị phá vỡ, tạo thành các lỗ hổng khiến vi khuẩn gây mụn sinh sôi.
Làm sạch da chính là bước đầu tiên để tăng cường sức mạnh hàng rào bảo vệ tự nhiên của da. Tụi mình nên chọn đúng loại sữa rửa mặt có độ pH tương đương với độ pH tự nhiên của da tuổi dậy thì là > 5.5 – loại có tính kiềm để không phá vỡ sự cân bằng pH vốn có.
Chọn đúng loại sữa rửa mặt là bước đầu tiên để cân bằng độ pH tự nhiên của da (Ảnh: Allure).
Các ấy cũng nhớ là không nên dùng nước quá nóng hay quá lạnh để rửa mặt. Khi da bị tổn thương, lớp bảo vệ tự nhiên không còn liên kết chặt chẽ, tạo ra các lỗ hổng khiến vi khuẩn, bụi bặm và tác nhân có hại xâm nhập vào da. Mọi sản phẩm đều nên chọn loại có độ tẩy rửa, pH nhẹ nhàng để độ ẩm trong da được cân bằng.
3. Cân bằng thời gian sinh hoạt để da được điều tiết, thải độc
Ai cũng biết ngủ đủ giấc quan trọng với cơ thể nhưng khi bị mụn, điều này còn cần thiết hơn. Giấc ngủ đủ và sâu giúp cân bằng nội tiết tố và cung cấp dưỡng chất cho da. Ban ngày, da làm nhiệm vụ đào thải chất bẩn làm tắc lỗ chân lông, chỉ đến đêm khi ta ngủ say giấc, da mới bắt đầu điều tiết để bảo vệ chính mình.
Chính vì vậy, teen nên dành 30 phút để ngủ trưa và 7-8 tiếng để ngủ tối, cân đối thời gian để ăn uống, chơi thể thao và nghỉ ngơi hợp lý. Chỉ khi cơ thể được cân bằng cả bên trong lẫn bên ngoài, làn da mới khỏe mạnh từ gốc được.
4. Cân bằng trạng thái tinh thần, giảm thiểu stress do mụn
Ai bị mụn cũng trải qua cảm giác xấu hổ, lo lắng, thậm chí là chán ghét diện mạo của mình. Tuy là thế, nhưng tụi mình cũng nên hiểu rằng sự thay đổi hormone, tâm sinh lý là điều cần thiết để lớn lên. Thay vì lo lắng mất ăn mất ngủ làm tinh thần, thể chất mất cân bằng, các ấy hãy chịu khó chơi thể thao, tập tành 1 thói quen mới, đọc sách, nghe nhạc hoặc các hoạt động cần sự tập trung để hướng tâm trí ra khỏi những lo âu về mụn.
Dậy thì là bước đệm chông chênh để ta bước sang lứa tuổi trưởng thành hơn. Thế nên mụn cũng là 1 "điểm nhấn" ghi nhận sự cân bằng bên trong mỗi người thôi mà. Chỉ cần nghĩ như vậy, mụn hay không cũng không còn là vấn đề quá lớn nữa rồi, nhỉ?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top