kỹnănghọcsinh

MỘT SỐ KỸ NĂNG CƠ BẢN của học sinh

I/ Một vài mẹo nhỏ để bạn có thể làm tổt hơn trong bài kiểm tra

Những gợi ý này sẽ giúp bạn tránh những sai lầm do tính chủ quan

Chuẩn bị

• Chú ý xem xét kết quả của những bài kiểm tra gần đây của bạn

Mỗi bài kiểm tra như vậy lại góp phần giúp bạn có thể dễ dàng đương đầu với bài kiểm tra sau hơn

Dùng chính những bài kiểm tra đã có của bạn để ôn tập cho bài kiêm tra cuối cùng

• Đến sớm hôm có giờ kiểm tra

Mang theo tất cả những đồ dùng bạn cần như là bút chì, bút bi, máy tính, từ điển và đồng hồ

Như vậy bạn sẽ có thể hoàn toàn tập trung vào bài kiểm tra

• Luôn tạo cho mình một tâm thế thoải mái nhưng phải cảnh giác

Chọn một chỗ ngồi thích hợp và đảm bảo rằng bạn có đủ chỗ để làm việc và có thể cảm thấy thoải mái, nhưng đừng chểnh mảng

• Giữ cho mình được thoải mái và tự tin

Nhắc nhở bản thân là bạn đã chuẩn bị rất kĩ càng và sẽ làm rất tốt. Nếu bạn thấy mình đang lo lắng, hãy hít thật sâu, thở thật mạnh để lấy lại thế cân bằng

Đừng nói chuyện với mọi người xung quanh về bài kiểm tra vì sự lo lắng là một trạng thái có thể bị lây nhiễm

Làm bài thi

• Đọc kĩ hướng dẫn của đề bài

Điều này có vẻ là đương nhiên, nhưng nó sẽ giúp bạn khắc phục được những sai lầm do không cẩn thận

Nếu có thời gian, hãy nhanh chóng lướt qua toàn bài kiểm tra để có một cái nhìn tổng quát

Nhận biết những phần quan trọng, vạch ra thật ngắn gọn những ý chính

• Trả lời các câu hỏi theo cách khoa học nhất

1. Trước tiên là những câu hỏi dễ

để tạo cảm giác tự tin, để ngay lập tức ghi được điểm, và định hướng cho bản thân về vốn từ, các khái niệm và những kiến thức bạn đã có (việc này có thể giúp bạn tìm ra mối liên quan với những câu hỏi khó hơn)

2. Sau đó là đến những câu hỏi khó

hoặc những câu được nhiều điểm nhất

Với dạng bài kiểm tra mang tính chất khách quan, trước tiên, loại trừ những đáp án mà bạn biết là sai, hoặc chắc chắn là sai, không phù hợp, hoặc là hai đáp án rất giống nhau và cả hai đều không thể đúng được

Với dạng câu hỏi mang tính chủ quan, vạch ra những ý chính, và sắp xếp những ý đó theo một trình tự phù hợp nhất

• Xem lại

Hãy kiềm chế ý muốn được rời khỏi phòng thi ngay khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi

Xem lại bài thi để đảm bảo rằng bạn đã trả lời hết tất cả các câu hỏi trong bài, không đánh dấu nhầm trong bài làm của bạn, hay làm sai một vài chỗ đơn giản

Đọc lại bài luận của bạn để có thể phát hiện ra các lỗi chính tả, ngữ pháp, dấu câu ..v.v...

Quyết định xem những cách thức nào phù hợp với bạn và bám lấy chúng

Chỉ ra những cách không hiệu quả và thay thế chúng

Những câu hỏi trắc nghiệm thường bao gồm một mệnh đề,

hay một phần của một mệnh đề cùng với ba đến năm phương án để bạn lựa chọn

Cách thức làm dạng bài này

• Đọc thật kĩ hướng dẫn

Để biết xem mỗi câu hỏi chỉ có một hay hai phương án trả lời đúng

Để biết xem bạn có bị trừ điểm nếu đoán hay không

Để biết xem bạn có bao lâu để hoàn thành(điều này sẽ ảnh hưởng tới cách thức làm bài của bạn)

• Đọc trước toàn bộ bài kiểm tra

Đọc thật nhanh qua toàn bộ và làm những câu dễ trước

Đánh dấu những câu mà bạn cho rằng theo một cách nào đó thì bạn có thể trả lời chính xác được câu hỏi đó

• Đọc lại toàn bộ bài kiểm tra lần thứ hai và trả lời những câu hỏi khó hơn

Bạn có thể thu thập được một số gợi ý từ lần đọc trước, hoặc cảm thấy thoải mái hơn trong phòng thi

• Nếu có thời gian, hãy đọc lại toàn bộ câu hỏi và câu trả lời

Rất có thể bạn đã hiểu sai ý của đề bài từ lần đọc trước

Các phương án trả lời

Tăng cường những lợi thế của bạn, suy nghĩ thật thấu đáo

Nắm chắc các phương án, đọc kĩ phần gốc của từ, và thử trả lời

Chọn phương án gần nhất với câu trả lời của bạn

Đọc từ gốc với từng phương án

Coi mỗi phương án chọn lựa là một câu hỏi đúng/sai và nhiệm vụ của bạn là phải chỉ ra đâu là câu đúng

Cách để trả lời những câu hỏi khó

• Loại trừ những phương án mà bạn biết là sai

Nếu được phép, bạn đánh dấu chỗ sai hay bổ sung những phần cần thiết vào phương án đó để chỉ rõ vì sao nó sai

• Hãy kiểm tra tính đúng/sai của mỗi phương án

Bằng cách này, bạn có thể giảm bớt các lựa chọn của bạn và tiến đến lựa chọn chính xác nhất

• Những phương án mà về mặt ngữ pháp không phù hợp với ngữ cảnh của câu gốc trong đề bài

• Những phương án mà bạn cảm thấy hoàn toàn mới lạ đói với bạn

• Những phương án bao gồm những từ phủ định hay mang tính tuyệt đối

Cố thay thế những tư với ý tuyệt đối đó bằng các từ có tính chất hạn chế, chẳng hạn như thỉnh thoảng thay thế cho luôn luôn, hay thử xem một vài người nhất định có thể thay thế cho mọi người hay không, và từ đó, bạn có thể loại bớt những đáp án đó.

• "Tất cả những ý trên"

Nếu bạn thấy có tời ba phương án có vẻ đúng thì tất cả những ý trên đều có khả năng là đáp án chính xác.

• Số các câu trả lời

Loại ra những câu ở trên và dưới để tập trung vào những câu ở giữa

• Những phương án trông "giông giống"

Có lẽ một trong số đó là đáp án chính xác; chọn đáp án tốt nhất nhưng loại ngay những đáp án mang nghĩa giống hệt

• Hai lần phủ định

Tạo ra một câu khẳng định có chung nghĩa với câu có hai lần phủ định rồi xem xét nó

• Những phương án ngược nhau

Nếu hai phương án mà hoàn toàn trái ngược nhau, có lẽ mọt trong hai phương án đó là đáp án chính xác

• Ưu tiên những phương án có những từ hạn định

Kết quả sẽ dài hơn, bao gồm nhiều yếu tố thích hợp hơn cho một câu trả lời

• Nếu như cả hai đáp án đều có vẻ đúng

So sánh xem chúng khác nhau ở điểm gì

Rồi dựa vào câu gốc ở đề bài để xem phương án nào phù hợp hơn

Đoán

• Luôn đoán nếu không bị trừ điểm

khi đoán hoặc loại trừ các khả năng

• Đừng đoán nếu bạn bị trừ điểm

và nếu bạn không có một cơ sở nào cho chọn lựa của bạn

• Thay đổi đáp án đầu tiên của bạn

chỉ khi bạn đã chắc chắn, hoặc có những gợi ý nào trong bài chỉ ra rằng việc bạn thay đổi là đúng đắn

Nhớ rằng bạn đang cần tìm đáp án thích hợp nhất,

chứ không chỉ là đáp án đúng, không phải là đáp án luôn đúng trong mọi trường hợp, mà không có ngoại lệ

II/ Bài kiểm tra viết

Biết cách bố cục và trình bày sạch đẹp sẽ rất có lợi

Trước khi đặt bút làm bài

Bố trí thời gian

để trả lời tất cả các câu hỏi và có thời gian quay lại kiểm tra và chỉnh sửa

• Nếu bạn phải trả lời sáu câu hỏi trong vòng sáu mươi phút, bạn chỉ được cho phép mình làm mỗi câu trong vòng bảy phút

• Nếu những câu hỏi phức tạp, hãy đánh dấu ưu tiên cho chúng trong lúc phân bố thời gian

• Khi hết thời gian cho một câu hỏi, hãy ngừng viết, để cách ra, và tiếp tục với câu hỏi sau. Câu trả lời dang dở sẽ được hoàn thành trong khoảg thời gian bạn dành để xem lại bài

• Sáu câu trả lời dang dở vẫn sẽ có lợi hơn là chỉ có ba câu hoàn tất

Đọc trước tất cả các câu hỏi để xem bạn có thể có những cách giải quyết nào

• Chú ý đến cách mà câu hỏi được đặt ra, hoăc tới những hướng dẫn, hoặc những từ như là "so sánh", "đối chiếu", "bình luận" ..v.v... Xem định nghĩa của những khái niệm này trong mục "Thuật ngữ trong bài luận"

• Có một vài câu hỏi mà câu trả lời sẽ đến với bạn ngay lập tức

Vạch ra những ý chính, trong khi chúng còn rất rõ trong đầu bạn. Nếu không, những ý này có thể bị cản lại (hoặc không sẵn sàng để sử dụng) khi bạn cần phải viết chúng ra. Như vậy bạn sẽ không phải ngồi cắn bút hay hoang mang (sự hồi hộp chính là cảm giác khi bạn lo sợ vì bị cắt ngang)

Trước khi trả lời một câu hỏi, hãy cố thử trình bày chúng theo ngôn ngữ của bạn

• Bây giờ hãy so sánh những gì bạn nghĩ với bản gốc

Chúng có cùng mang một ý nghĩa hay không? Nếu không thì có nghĩa là bạn đã hiểu sai câu hỏi. Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi mà chúng thường không trùng khớp với nhau.

Nghĩ kĩ trước khi bạn viết:

Vạch ra các ý chính cho mỗi câu trả lời

Đánh số các ý theo đúng thứ tự mà bạn sẽ trình bày

• Đi thẳng vào vấn đề

Nêu ý chính của bạn ngay từ câu đầu tiên

Sử dụng đoạn văn đầu tiên để đưa ra một cái nhìn tổng quát cho toàn bài luận của bạn

Sử dụng những đoạn còn lại để làm rõ hơn những ý chính mà bạn đã nêu ở trên

Củng cố những ý của bạn với các thông tin cụ thể, ví dụ, hoặc những trích dẫn từ sách vở của bạn

• Thầy cô thường bị thuyết phục bởi sự cô đọng, hoàn tất và rõ ràng của một bài làm được bố cục thích hợp

• Nếu bạn cứ viết với hi vọng những gì mình đang viết có thể đúng là một sự lãng phí thời gian và thường vô ích

• Việc biết chút ít và trình bày cái điều ít ỏi ấy một cách thành công, rốt cuộc lại còn tốt hơn là biết nhiều mà trình bày nghèo nàn - khi được thầy cô chấm

Viết và trả lời câu hỏi

Bắt đầu bằng một câu mang sức nặng để chỉ rõ ý chính của bài luận.

Tiếp tục đoạn văn mở đầu này bằng việc nêu ra những điểm mấu chốt

Phát triển những nhận định của bạn

• Bắt đầu mỗi đọan văn

với một ý chính đã nêu ở mở bài

• Phát triển mỗi ý

thành một đoạn văn hoàn chỉnh

• Sử dụng những từ nối

để liệt kê và nối các ý lại với nhau

• Chú ý đến thời gian

cách sắp xếp và bố trí

• Tránh sử dụng những sự khẳng định quá mạnh

khi cần; một sự khăng định quá chắc chắn và mạnh mẽ là biểu hiện của sự can đảm, là dấu hiệu của một người có học

• Hãy kiểm tra lại câu trả lời nếu bạn cảm thấy không chắc chắn

Sẽ tốt hơn nếu như bạn viết "vào cuối thế kỷ 19" chứ không phải "vao' nam1894" khi bạn không nhớ thật chính xác nếu đó là năm 1884 hay 1984. Trong nhiều trường hợp, một khoảng thời gian tương đối đã là quá đủ, bởi vì, đáng tiếc thay 1894 là chính xác, nhưng có thể bạn lại đang nhầm và như vậy thì chắc chắn bạn sẽ bị trừ điểm.

Tóm tắt lại trong khổ kết của bạn

Nhắc lại ý quan trọng nhất của cả bài và giải thích vì sao nó lại quan trọng đến vậy.

Xem lại

Hoàn thành nốt những câu trả lời còn đang dang dở,

nhưng phải bố trí đủ thời gian để xem lại tất cả các câu còn lại

Xem lại, chỉnh sửa

các lỗi chính tả, nhưng câu văn chưa đầy đủ, những từ còn để trống, những phần ngày tháng, thời gian, số liệu mà bạn nhầm.

Không đủ thời gian?

Vạch ra các ý chính và chép lại chúng vào bài kiểm tra.

III/ Cách ghi chép khi đọc sách

Đầu tiên hãy đọc một phần của chương cần đọc:

Đọc một lượng vừa đủ để có khái niệm về nội dung mình sẽ đọc. Đừng ghi chú mà hãy tập trung vào nội dung.

Khi đọc lần đầu, ta rất dễ bị thôi thúc bắt tay vào ghi chú ngay, nhưng đấy ko phải là phương pháp hiệu quả. Nếu ghi chú vào thời điểm này, ta chỉ đang chép lại máy móc tất cả thông tin mà chưa hiểu thấu đáo.

Tiếp theo, đọc lại lần nữa:

• Tìm ý chính, và ý phụ.

• Gấp sách lại

• Tường thuật lại nội dung quyển sách sẽ giúp bạn chủ động trong quá trình nắm bắt thông tin.

Tiếp đến, ghi chép các thông tin:

• Đừng sao chép thông tin trực tiếp từ sách

• Chỉ ghi một số chi tiết chính để hiểu

Xem Sơ đồ khái niệm về một hệ thống các cách ghi và sắp xếp ghi chép.

Xem lại, và đối chiếu những ghi chép của bạn với sách giáo khoa, xem xem bạn có thực sự đã hiểu bài chưa.

IV/ Bài tập về từ vựng

Những vật dụng kèm theo:

• Từ vựng (hộp nhỏ ở chính giữa)

(ví dụ: con bò)

• Định nghĩa/miêu tả ngắn gọn (hộp to ở phía trên)

(ví dụ: là một súc vật có vú, hoặc con cái trưởng thành của gia súc thuộc giống Bos)

• Những đặc điểm hay tính chất giúp bạn có thể nhận dạng được chúng (cột hàng dọc ở bên phải)

(Thường cao khoảng 4-5 feet tức là khoảng từ 1.2m đến 1.5m; có nhiều màu khác nhau-trắng, nâu, đỏ, đen; thường thấy trên các nông trường, trang trại; nuôi lấy thịt và sữa; có thể có sừng, ăn cỏ)

• Ví dụ về một loài thuộc nhóm đó(cột hàng dọc bên trái)

Bò Guernsey, màu nâu và trắng, nuôi tại một đảo thuộc Guernsey để lấy sữa;

Bò Angus, màu đen, không có sừng, được nuôi ở Scotland để cho thịt;

Bò Holstein, nuôi ở Đức/Hà Lan, cho sữa.

V/ Ghi chép

Bạn có thể tạo thói quen ghi chép theo các cách sau:

Nghe * Lược * Ghi nhớ * Suy nghĩ * Ôn tập

Mua một quyển vở gáy xoắn:

Bạn sẽ có thể cho thêm, gạch xóa, hoặc sắp xếp lại các trang và tài liệu.

Dành một trang trống trước mỗi bài học mới để sau này, bạn viết tóm tắt và chuẩn bị cho bài kiểm tra.

Một trang ghi chép mẫu:

Tiêu đề:

• Ngày tháng

• Tên hoặc số lớp học

(ví dụ: 3/34) Tiêu đề:

Tên người trình bày hoặc đóng góp của bạn cùng học

2. Lược 1. Nghe: Chép vào đây:

Xem đâu là ý chính

Lọc lấy ý cơ bản

Sử dụng dàn ý hoặc sơ đồ khái niệm

Dùng từ ngữ, hình ảnh, hình minh họa hoặc bất cứ cái gì diễn tả thông tin thật nhanh chóng. Đừng trích dẫn nếu như không thật sự cần thiết.

Xem lại các ghi chép

3. Ghi nhớ: Nghĩ trongđầu!

• Xem bạn đã biết gì về nội dung kiến thức này chưa

• Dùng từ quan trọng ghi bên lề trái, hoặc câu hỏi, minh họa định nghĩa....

• Tự nghĩ ra ví dụ.

4. Suy nghĩ: Suy nghĩ sâu!

• Nội dung kiến thức này liên quan như thế nào đến những gì bạn đã biết?

• Tìm và sử dụng các cụm từ: Áp dụng, So sánh, Vẽ đồ thị, Đánh giá...

5. Ôn tập: Xem lại các ghi chép

và tóm tắt ở cuối trang trước bài học tiếp theo và trước khi học bài mới và ôn tập cho bài kiểm tra.

________________________________________

Nếu có nhiều trang ghi chép cho một buổi học:

• Tóm tắt ở cuối mỗi trang,

• Tóm tắt bài giảng ở trang đầu hoặc trang cuối.

Lấy tài liệu của Walter Pauk (1989) và Hệ thống ghi chép Cornell (Dartmouth College, Hanover, NH)

VI/ Cách làm bài toán:

PGS.TS Nguyễn Vũ Lương - Chủ nhiệm Khối chuyên Toán - Tin, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi Toán vào đại học.

Thầy Lương cho biết, tôi không tin vào những bài viết các học sinh đạt thủ khoa nhờ tự học, nhờ tài năng cá nhân... mà đó là nhờ hướng dẫn chu đáo của các thầy cô.

Khi làm bài, trước hết ta đặt câu hỏi và đạt được các mục tiêu sau sau đây? Đúng: Có cách giải đúng. Nhanh: Hoàn thành từng bài toán trong thời gian ngắn nhất để dành thời gian nhiều nhất cho các bài toán khác. Hoàn thiện: Phải biết cách trình bày đầy đủ từ điều kiện xác định của bài toán để việc loại bỏ nghiệm lạ hay giải thích, chứng minh đầy đủ các bước giải của mình.

Bước thứ 1: Sưu tầm bài toán. Trước hết các bạn sưu tầm các bài toán cho từng nội dung ôn tập. Chú ý không nên quan tâm đến những bài toán quá khó và không có lời giải một cách cơ bản, mẫu mực để tránh lãng phí thời gian một cách vô ích.

Bước thứ 2: Ôn tập theo kỹ năng chính. Mỗi bài toán giải được nhờ một kỹ năng chính (then chốt). Việc phát hiện các kỹ năng này là những thách thức người giải tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn người học. Khi ôn tập các bạn chỉ cần ghi lại các kỹ năng chính cho từng bài tập. Vì các bài toán thi đại học không khó nên có nhiều kỹ năng chính dùng cho một hay nhiều dạng bài tập. Chính vì vậy trong 2 tiết học thày, trò của trường chúng tôi có thể giải từ 30-40 bài toán (được thầy giáo chuẩn bị trước). Học theo cách này các bạn sẽ tự tin hơn khi thi vì mọi bài toán các bạn đều rất nhanh chóng tìm ra hướng giải. Như vậy chúng ta đạt được hai mục tiêu: Đúng (giải được), Nhanh (thời gian ngắn nhất).

Bước thứ 3. Tự học và tập hoàn thiện các bài toán theo kỹ năng chính. Khi trình bày mỗi bài toán các bạn phát biểu và chứng minh các kỹ năng chính và sau đó sử dụng các kỹ năng này thu được lời giải của bài toán (cách trình bày này đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn người đọc). Chắc các bạn đều thích các trình bày này vì nó bắt chước trình tự các nhà khoa học viết các công trình khoa học.

Điều tôi mong muốn là những điều mà tôi trình bày sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi đại học tới, PGS.TS Nguyễn Vũ Lương nói.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tan