kỹ thuật trồngvdầu rái

Nhân giống:  

Hạt giống lấy từ cây mẹ có thân thẳng, tròn đều, chiều cao 15-20m, đường kính thân 30-

40cm, có sức sống khỏe, không sâu bệnh.Thu nhặt quả chín vừa rụng xuống đất; quả và cánh

quả có màu cánh dán. Mỗi kg có khoảng 210-230 quả. Hạt thường mất sức nảy mầm trong

khoảng 10-15 ngày, nên quả thu về nên gieo ngay hoặc cần phải giữ trong cát ẩm.

Trước khi gieo cần ngâm quả vào nước lã trong 6 giờ, cắt cánh và ủ rơm rạ. Gieo trên các

luống đất đã chuẩn bị sẵn và tưới đủ ẩm cho đến khi hạt nứt nanh. Với hạt đã nẩy mầm cần

đem gieo hoặc cấy vào bầu đất ngay (chú ý không để lâu quá 5 ngày sau khi nẩy mầm). Bầu

đất có vỏ bầu bằng nhựa thủng đáy và có đục lỗ quanh thành bầu. Kích thước bầu 8-10x15-

20cm. Ruột bầu là đất tầng mặt dưới rừng có dầu rái phân bố cộng với 10-15% phân chuồng

hoai và 1-2% supe lân, nếu ít phân chuồng có thể bổ sung thêm 0,1-0,5% đạm u rê.

Đặt hạt nằm ngang hoặc nghiêng 450

, lấp đất dày 2cm, dùng trấu hoặc vỏ cà phê đốt để

nguội, rắc kín mặt bầu để chống đóng váng và cỏ dại, tưới đủ ẩm cho cây.

Làm dàn che bằng tre, nứa cao 1,7m để tiện đi lại chăm sóc; tỷ lệ che bóng của dàn là

50%, cây con ở giai đoạn đạt 3-4 tháng tuổi có thể đưa ra trồng trên diện tích sản xuất. Tiêu

chuẩn cây con đem trồng: cao 25-30cm, đường kính cổ rễ trên 0,4cm (cây con 3-4 tháng tuổi)

và cao 50-60cm, đường kính cổ rễ 0,6cm (với cây con 14 tháng tuổi). Thời vụ gieo từ 15 tháng

4 đến 15 tháng 5, ngay sau khi quả chín.

 Trồng và chăm sóc:  

Trồng rừng. Chọn các vùng có đất đỏ nâu trên đá ba zan, đất xám, đất granit và phù sa cổ

dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt để trồng rừng là thích hợp. Tùy thuộc vào độ tuổi của cây con (3

tháng tuổi hoặc 14 tháng tuổi) mà áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác nhau:

- Trồng cây con 3 tháng tuổi phải áp dụng phương thức nông lâm kết hợp, phát dọn hoặc

đốt toàn diện thực bì trước tháng 4. Cày hoặc cuốc toàn diện. Hố đào kích thước 30x30x30cm,

cự ly 3x4m; mật độ 800-850 cây/ha; giữa 2 hàng dầu rái trồng xen lúa, đỗ, lạc hoặc sắn. Cách

gốc dầu rái 0,5m cần gieo 2 hàng  đậu thiều hoặc cốt khí  để làm cây phù trợ và tăng thêm

nguồn đạm cho đất.

- Với cây giống 14 tháng tuổi phải trồng theo rạch. Chặt bỏ tầng cây phía trên, tận dụng củi

và dọn thực bì theo băng, giữ lại lớp thảm tươi cao không quá 4-5m. Mở rạch có chiều rộng

bằng chiều cao của lớp thảm tươi. Kích thước hố 40x40x40cm. Mật độ trồng 500-800 cây/ha.

Thời vụ trồng sớm nhất vào 15 tháng 7 và kết thúc chậm nhất là 30 tháng 7 (đối với cây

con 3 tháng tuổi). Nếu trồng cây con 14 tháng tuổi thì thích hợp nhất vào tháng 5 và tháng 6.

Sau khi trồng phải chăm sóc ít nhất 3 năm đầu. Năm thứ nhất: hai lần: lần 1 sau khi trồng 2

tháng, lần 2 vào mùa khô; cần làm cỏ và vun gốc. Năm thứ hai 3 lần: đầu, giữa và cuối mùa

mưa. Năm thứ ba: 2 lần vào giữa và cuối mùa mưa. Sau khi trồng 8-10 năm tiến hành tỉa thưa

lần đầu.

Khai thác, chế biến và bảo quản

Dầu con rái hay “dầu trong” ở Việt Nam được khai thác chủ yếu từ loài dầu rái. Đồng bào ở

các địa phương phía Nam nước ta  đã có tập quán khai thác dầu rái từ rất lâu đời. Khi khai

thác, người ta dùng rìu bổ chéo vào thân cây, sâu độ 15-20cm, chiều cao cũng khoảng đó rồi

dùng rìu chặt ngang để tách mảng gỗ ra. Sau khi nhựa chảy ra sẽ làm bít ống dầu. Để cho dầu

tiếp tục chảy phải định kỳ đẽo sâu xuống hoặc đốt lửa để kích thích nhựa chảy ra. Phương

pháp chích nhựa này rất lạc hậu và ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng của cây. Cần cải tiến  

phương pháp và kỹ thuật chích nhựa để vừa lấy được nhiều nhựa, vừa có thể duy trì việc chích

nhựa lâu năm trên cây.  

Một cây dàu rái trưởng thành đường kính 30-40cm, trung bình cho 6-7kg nhựa/mùa khai

thác. Mùa chích nhựa là mùa khô.

Ở Thái Lan, kỹ thuật khai thác dầu rái như sau:

Thời gian thu hái: Có thể thu hái quanh năm, nhưng trừ mùa mưa và thời kỳ cây rụng lá

(tháng 3-4)

Khu vực khai thác: Do cây dầu rái thường mọc rải rác nên người thu hái phải chọn khu vực

khai thác và đánh dấu các mà cây họ đang và sẽ khai thác. Số cây một người có thể nhận khai

thác từ 50-500 cây.

Chất lượng nhựa: Chất lượng nhựa khai thác được phụ thuộc vào lượng mưa trong khi

khai thác, thời gian khai thác và vào các hố khai thác. Mỗi lần khai thác, có thể thu  được

khoảng 10 lít nhựa một cây. Trong mùa mưa chỉ thu 6-9 lít.Trung bình mỗi người có thể khai

thác đến 432 lít nhựa trong một năm.

Kỹ thuật dùng lửa kích thích: Người khai thác dùng rìu  đục một hố sâu trên thân cây

khoảng 13cm (vào phần gỗ); vết đục không được sâu đến ruột thân. Nếu cây gỗ có đường kính

dưới 2m, chỉ được đục 1 lỗ. Nếu cây dầu rái có đường kính lớn hơn 2m, có thể đục 2 lỗ. Với

cây đục 2 lỗ, thì hố ở trên có thể thu dầu trước 2-5 ngày và không cần đốt lửa.

Giá bán của dân làng cho người buôn khoảng 0,8USD/lít nhựa và người buôn bán lại với

giá  gấp 3 lần giá mua.

Kỹ thuật thu hái dầu rái của người dân gồm 5 bước:

- Chọn cây: Chọn các cây thẳng, có đường kính trên 1,5m; tán đều, còn nguyên các cành trên

ngọn cây

- Chọn vị trí để thu hoạch nhựa và mở hố: Chọn các địa điểm ít gió, tốt nhất là ở chân các đồi

cao hay gần con suối. Hố đục nên ở bên có nhiều cành và có các cành to ở phía thấp. Thường

không chọn cây mọc trên đỉnh đồi, có nhiều gió vì sợ cành dễ bị gẫy. Người khai thác cũng tin

rằng cây có cành gãy là cây cho nhựa kém chất lượng. Nếu cây nghiêng về một phía, sẽ đục

hố về phía cây bị nghiêng; nếu cây thẳng, chọn phía ít gió để tạo hố chích nhựa.

-  Đốt lửa: Chất các lá khô váo đầy hố và đốt trong vài phút. Sau 3-5 ngày sẽ thu được nhựa

tốt. Sau khi thu nhựa, người khai thác lại đốt lại để các mạch nhựa khỏi bị tắc. Nhựa khai thác

được lần này có chất lượng không cao và chúng chỉ dùng để trộn lẫn với mùn cưa để dùng

trong xây dựng và trát thuyền. Có thể đốt lửa 4 lần trong một tháng và chỉ dừng lại khi không

còn nhựa chảy ra nữa.

- Thu hoạch nhựa: Nhựa thu lần đầu sau khi chích 3 ngày có chất lượng chưa tốt, có thể

dùng như hồ dán.Sau khi đốt 3-5 ngày, có thể thu được nhựa chất lượng cao trong vòng 1

tuần.

 - Cất trữ nhựa: Nhựa thu được cần lọc bỏ tạp chất và chứa trong các can nhựa để dễ vận

chuyển ra khỏi rừng.

Đầu thế kỷ XX, hàng năm các tỉnh phía Nam nước ta đã khai thác khoảng 1.000 tấn nhựa

dầu rái. Sau giải phóng năm 1975, nghề khai thác nhựa dầu rái vẫn tiếp tục. Nhưng một số

năm gần đây, số lượng nhựa giảm rất nhanh; nhiều địa phương không còn cây để khai thác.

Năm 1998 giá thu mua tại rừng khoảng 0,28 USD/lít dầu; nhưng các công ty sau khi loại bỏ

bớt tạp chất đã bán lại giá 1-1,4 USD/lít.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: