Kỹ thuật trồng và chăm sóc cay cao su
TÀI LIỆU TẬP HUẤN CAO SU
PHẦN I. KỸ THUẬT TRỒNG MỚI VÀ CHĂM SÓC CAO SU
I. CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ XÂY DỰNG VƯỜN CÂY
1. Tiêu chuẩn đất trồng cao su:
Để đảm bảo mức tăng trưởng tốt đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30%, cao độ dưới 700m, không bị ngập úng, không có tầng sỏi, đá trong phạm vi độ sâu 80cm cách mặt đất.
Chuẩn bị đất trồng phải hoàn tất trước thời vụ trồng mới ba tháng, đất có cỏ tranh phải sử dụng hoá chất diệt hết cỏ trước khi làm đất.
2 Thiết kê lô cao su:
Đất dốc dưới 8%: trồng thẳng hàng theo hướng Bắc Nam
Đất dốc trên 8%: thiết kế hàng theo đường đồng mực chủ đạo.
Mật độ và khoảng cách trồng:
Mật độ 476 cây/ha (7m x 3m) áp dụng cho vùng đất thuộc hạng Ia hoặc giống cao su không thích hợp trồng dày như RRIM600...mật độ 512 cây/ha (6,5 x 3m); 555 cây/ha (6 x 3m) và 571 cây.ha (7x2,5m) áp dụng cho vùng đất thuộc hàng Ib, II và III ở vùng đất dốc hơn 8% khoảng cách hàng cây thay đổi theo đường đồng mức, bố trí cây trên hàng thay đổi từ 2 - 3m để đảm bảo mật độ thiết kế 512 - 571 cây/ha.
3 Chống xói mòn và chống úng:
Vùng có độ dốc trên 8% phải có hệ thống bờ chắc chắn để chống xói mòn.
Vùng đất dốc đã thiết kế hàng theo đường đồng mức có thể tạo mặt bằng cho từng hố trồng với kích thước 1 x 1m. Các năm sau trong quá trình làm cỏ hàng tạo dần đường đi nối các điểm trồng trên cùng hàng.
Thiết lập sớm thảm phủ họ đậu giữa hàng. Nếu không phải giữ thảm thực vật tự nhiên có chiều cao 15 - 20cm để chống xói mòn và bảo vệ đất.
II . TRỒNG CAO SU
1. Đào hố, bón lót:
Hố có kích thước dài 70cm, rộng 50cm, sâu 60cm, đáy hố rộng 50 x 50cm, khi đào phải để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy. Trồng trên đất dốc thì để riêng lớp đất đáy về phía dưới dốc. Đào hố trước khi bón phân và lấp hố khoàng 15 ngày. Có thể sử dụng cơ giới để đào hố với kích thước hố bằng hoặc lớn hơn.
Bón lót: Mỗi hố 300g phân lân nung chảy, 10kg phân chuồng ủ hoai. Công việc lấp hố được thực hiện trước khi trồng ít nhất 5 ngày. Lấy lớp đất mặt lấp khoảng nữa hố, sau đó trộn đều phân hữu cơ, phân lân với lớp đất mặt xung quanh để lấp đầy hố, cắm cọc ở giữa tâm hố để đánh dấu điểm trồng.
2 Tiêu chuẩn cây giống:
Tiêu chuẩn tum trần 10 tháng tuổi: Đường kính của tum đo cách mặt đất 10cm từ 16mm trở lên. Mắt ghép tốt, sống ổn định.Tum không bị tróc vỏ, không bị dập, rễ cọc tum phải thẳng, sau khi xử lý dài ít nhất 40cm tính từ cổ rễ.
Tiêu chuẩn bầu cắt ngọn: Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt ít nhất 14mm. mắt ghép tốt, sống ổn định. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc.
Tiêu chuẩn bầu có tầng lá: Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10cm đạt tối thiếu 12mm, chồi ghép có ít nhất một tầng lá ổn định, khoẻ, bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc.
Tiêu chuẩn tum bầu có tầng lá: Chồi ghéo có ít nhất hai tầng lá ổn định, khoẻ.
Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc.
3 Trồng cây:
Trồng tum:Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây... xung quanh hố sau đó dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu bằng chiều sài của rễ cây tum. Đặt tum thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. lấp hố lại bằng phần đất vừa lấy lên, lấp từng lớp đất một và dặm kỹ để đấtbám chặt vào tum. Sau cùng,dùng đất tơi xốp phủ kín cổ rễ, ngang mí dưới mắt ghép.
Trồng bầu: Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây.. xung quanh hố, sau đó dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu tương ứng chiều cao bầu.
Dùng dao bén cắt sát dây bầu và phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu. trường hợp rễ cọc bị xoắn ở trong bầu thì phải cắt hết phần rễ xoắn. Đặt bầu vào hố cho thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất
Rạch bầu PE theo đường thẳng đứng rồi kéo nhẹ túi bầu lên. kéo túi bầu tới đâu thì lấp đất để nén chặt bầu tới đó. Chú ý không làm bề bầu.
III. KỸ THUẬT CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ CÂY CAO SU
A. Chăm sóc cao su kiến thiết cơ bản (KTCB).
1. Diệt cỏ: Trên vườn cao su kiến thiết cơ bản cỏ dại là một đối tượng dịch hại vô cùng nguy hiểm bởi vì:
- Cỏ dại tranh chấp nước và chất dinh dưỡng với cây cao su non làm cho cây sinh trưởng chậm lại.
- Là ký chủ phụ hoặc là nơi lưu trú của một số nấm bệnh hại cao su.
- Cỏ dại làm cho công tác chăm sóc cao su nhất là bón phân gặp nhiều trở ngại.
- Đến mùa khô cỏ dại héo tàn sẽ là tác nhân gây cháy vườn cây.
Do vậy việc diệt cỏ dại trong vườn KTCB là vô cùng cần thiết.
1.1 Diệt cỏ trên hàng.
Trong suốt thời gian KTCB trên hàng cao su phải luôn sạch cỏ. Cỏ trên hàng có thể diệt bằng hoá chất hoặc bằng các biện pháp khác, cỏ phải cách gốc tối thiểu 1m, lưu ý nếu trồng cao su trên các triền đất dọc sườn đồi nên dọn cỏ thành vòng tròn cách gốc cao su 1m nhằm hạn chế rữa trôi. Có thể sử dụng thuốc Glyphosate 2 lần trong một năm để trừ cỏ, tránh phun thuốc vào thân cây.
1.2 Diệt cỏ giữa hàng
Giữa hàng cao su phải thường xuyên được dọn sạch cỏ dại nhằm đảm bảo cho cỏ dại không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây và không là nơi bảo tồn nguồn bệnh. Trong điều kiện của tiểu điền, phát cỏ thấp còn 20-30cm để để tránh cạnh tranh với cây và nhằm chống xói mòn đất.
1.3 Diệt cỏ tranh
Cỏ tranh là một loại cỏ hết sức nguy hiểm cho cây cao su. Theo kết quả nghiên cứu nhiều năm cho thấy nếu có nhiều cỏ tranh trong vườn cao su có thể kéo dài thời gian KTCB từ 1 đến 2 năm, thậm chí có diện tích cao su KTCB phải thanh lý.
Các phương pháp diệt cỏ tranh:
- Diệt cỏ tranh bằng phương pháp thủ công và cơ giới. Ở những nơi có thừa lao động có thể diệt cỏ tranh bằng biện pháp thủ công. Biện pháp này tỏ ra đặc biệt hiệu quả hơn vì tiêu diệt được phần thân ngầm của cỏ ở dưới mặt đất. Ngoài ra có thể dùng biện pháp cơ giơi để diệt cỏ tranh trên những diện tích chưa trồng cao su bằng cách cày lật cỏ tranh theo một định kỳ nhất định (20-25 ngày).
- Diệt cỏ tranh bằng hoá chất.
Dùng hoá chất diệt cỏ tranh là một biện pháp hữu hiệu đang được sử dụng trong vườn cao su. Hiện nay các loại thuốc đặc trị dùng để diệt cỏ tranh là: Dalapon, Roud-up, Vifosat, Wallop 180. Đặc biệt nếu cỏ mới mọc cao từ 20-30cm sử dụng 5 lít Glyphosate/ha (1800g hoạt chất) đối với mật độ 6x3 (555 cây.ha).
Để phun thuốc người ta thường sử dụng các bình phun cá nhân đeo vai có dung tích khác nhau, ngoài ra người ta còn sử dụng máy kéo để phun thuốc trên diện rộng nhưng hạn chế của phương pháp này là phải sử dụng một lượng nước thuốc tương đối lớn trên một đơn vị diện tích (800-1000lit/ha)
1.4 Gở cắt dây leo.
Khi cây phủ đất phát triển, có thể bám quấn thân cao su. Cần tháo gở dây leo theo định kỳ.
2. Bảo vệ tược ghép, xới váng, tủ gốc:
2.1.Bảo vệ tược ghép.
Ngay sau khi phát triển tược ghép rất mong manh dễ gãy, do đó chúng ta cần phải cắm máng bảo vệ. Máng bảo vệ thường được làm bằng các loại tre, lồ ô....dài 30-35cm, rộng 3-4m, cắm sâu ngay phía trước tược ghép và cách gốc ghép 5cm. Dùng máng tre có một số tác dụng sau:
- Giúp tược ghép mọc thẳng và tránh va chạm khi làm cỏ.
- Tránh nắng chiếu trực tiếp vào mắt ghép làm khô và chết tược non.
- Tránh gió lay làm hư tược ghép nhất là ở các vùng có nhiều gió như tây nguyên. Tuy nhiên máng tre có thể là nơi trễ ẩn của mối gây hư hại cho cây cao su do vậy cũng cần cân nhắc khi sử dụng máng tre để đạt hiệu quả cao.
2.2 Xới váng, tủ gốc.
Xới váng tủ gốc có tác dụng giữ ẩm đất rất tốt sẽ giúp cây có đủ độ ẩm để vượt qua các tháng nắng gay gắt đồng thời làm tăng thêm chất hữu cơ cho cây cao su.
Trong 1-2 năm đầu tiên sau khi trồng, vào đầu mùa nắng dùng cuốc băm nhẹ đất chung quanh gốc cao su nhằm cắt đứt mao quản làm giảm sự bốc hơi nước trong mùa khô, sau đó dùng rơm rạ tủ quanh gốc cao su đường kính 0.7-1m, tuy nhiên phải cách gốc 10cm tránh rơm rạ chạm vào gốc cây.
3. Cắt tỉa chồi dại, chồi ngang, tạo tán:
3.1. Cắt chồi dại, chồi ngang.
Trên cây cao su khi các tược ghép bắt đầu phát triển thì các chồi trên cây gốc ghếp cũng phát triển theo và phát triển với một tốc độ nhanh hơn vì vậy chúng ta phải thương xuyên quan sát, phát hiện và cắt bỏ kịp thời nhằm hạn chế việc tranh dành thức ăn của các chồi này với tược ghép. Ngoài ra khi tược ghép phát triển thành thân cao 2-2.5m thì các chồi trên thân ở những tầng lá dưới phát triển theo chiều ngang vì vậy chúng ta cũng phải cắt bỏ các cành ngang ở chiều cao từ 2.2 đến 2.4m trở xuống. Việc tỉa chồi ngang sẽ giúp cho cây được trơn láng dễ dàng cho việc cạo mủ sau này.
3.2. Tạo tán.
Nhìn chung cây cao su thường bị gãy đổ do những trận gió to như bão, gió lốc, gió xoáy...Vì vậy việc tạo cho cây có một bộ tán thích hợp là vô cùng cần thiết. Thông thường bộ tán cây cao su là do đặc tính của giống quy định, chỉ khi cây cao quá 4m mà vẫn chưa phân cành thì có thể tạo tán cho cây bằng các bấm ngọn, cột chùm lá ngọn hoặc cắt vòng vỏ thân cây gần ngọn. không nên cắt ngọn ở chiều cao dưới 3m vì như thế sẽ làm mất đi một khoảng vỏ kinh tế nhất là khoảng vỏ dùng để cạo ngược. Tóm lại chỉ nên tạo tán cho cây cao su trong những trường hợp cần thiết là những vùng có bão hoặc có gió lốc....
4. Trồng xen, trồng cây thảm phủ:
Ở vườn cao su kiến thiết cơ bản trong những năm đầu khi cây chưa khép tán chúng ta có thể tận dụng khoảng trống giữa các hàng để trồng xen một số cây ngắn ngày nhằm tăng thêm thu nhập và hạn chế cỏ dại đồng thời tăng thêm độ phì cho đất khi trồng các cây họ đậu. Tuy nhiên khi trồng xen phải cách gốc tổi thiểu 1-1.5m, và phải bón đủ chất dinh dưỡng để không làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Ngoài ra chúng ta còn có thể trồng 1 số loại cây phân xanh để trồng phủ đất nhằm chống xói mòn, chống sự bốc hơi của các chất dinh dưỡng đồng thời có tác dụng cải tạo đất và hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
5. Phòng chống cháy:
Trong mùa nắng việc phòng chống cháy cho các lô cao su có diện tích trên lớn là vô cùng cần thiết, không được để cháy vườn cây, muốn vậy ngay từ đầu mùa khô phải thực hiện đầu đủ các công tác sau:
- Dọn sạch cỏ trên lô cao su, nhất là những lô ở sát cạnh rừng và cạnh làng dân, đối với những vườn trên 4 tuổi thì phải quét sạch lá khô gom vào chôn giữa hàng.
- Trong lô cao su cứ cách nhau 50 - 100m lại tạo một đường ngăn lửa để chống cháy lan.
- Tuyệt đối cấm mang lửa vào vườn cao su. Hạn chế những người không phận sự vào lô cao su.
6. Phân bón:
Phân bón là một yếu tố cần thiết cho cây cao su, lượng phân bón phụ thuộc vào các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cao su.
* Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Cây chỉ có yêu cầu tăng trưởng nhanh, các chất dinh dưỡng cây hút được dùng để tạo nên các sinh khối thực vật như rễ thân, cành, lá... Khi có đầy đủ các chất dinh dưỡng cây phát triển nhanh, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản.
* Giai đoạn kinh doanh:Cây vừa tăng trưởng vừa sản xuất mủ, trái, hạt lại phải thay lá hàng năm. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cây sẽ có bộ tán tốt, nâng cao quá trình quang hợp giúp cây tăng trưởng nhanh, kháng được các loại bệnh và cho sản lượng cao.
* Nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây cao su:
- Nguồn cung cấp từ đất: Đất là kho dự trữ các chất dinh dưỡng cho cây và là môi trường trung gian để đưa các chất dinh dưỡng từ phân bón vào cây. Khối lượng các chất dinh dưỡng mà cây cao su nhận được nhiều hay ít, đủ hay thiếu là tuỳ thuộc chủ yếu vào đặc tính của đất. Chất dinh dưỡng ở trong đất thường rất lớn nhưng chủ yếu nằm ở dạng khó tiêu, cây chỉ sử dụng được dạng dễ tiêu. Chất dinh dưỡng thường ở hai dạng: hữu cơ và vô cơ. Dạng hữu cơ chủ yếu là mùn, dạng vô cơ được liên tục tạo nên do sự kháng hoá các chất hữu cơ hoặc do sự thoái hoá các chất khoáng trong đất.
- Do sự cố định đạm trong khí quyển: đạm trong khí quyển được các vi sinh vật trong đất cụng như các sinh vật cố định đạm ở các cây họ đậu chuyển hoá để cung cấp cho cây.
- Cây thảm phủ khi trồng giữa hàng cao su thường phát triển nhanh, bao phủ toàn bộ mặt đất, để tạo nên một sinh khối thực vật lớn, sau khi chết chúng để lại cho đất một lượng dinh dưỡng lớn.
- Do phân bón cung cấp: đây là lượng dinh dưỡng lớn nhất và có thể thay đổi nhiều nhất do con người cung cấp cho đất thông qua việc sử dụng phân bón.
* Lượng phân bón cho cây cao su qua các năm:
- Trồng mới: Mỗi hố bón lót 10Kg phân hữu cơ hoai mục và 1kg phân lân nung chảy. Nếu không có phân hữu cơ thì bón từ 3 - 5kg phân vi sinh thành phần chỉ có than bùn được hoạt hoá lên men và lân (tuyệt đối không dùng phân vi sinh có đạm và kali để bón) và 1kg lân nung chảy trên hố.
- Chăm sóc: Phân được bón 2 lần trong năm vào đầu và cuối mùa mưa, phát cỏ trước khi bón phân, sau khi bón xới nhẹ để lấp phân.
- Trong 2 năm đầu, phân được bón theo hình vòng tròn cách gốc 0,2 - 0,4m. Năm thứ 3 và 4 bón dọc theo hàng với băng rộng 1,2 - 1,5m, từ năm thứ 5 bón rãi giữa hàng với băng rộng 5m.
- Lượng phân bón hàng năm (kg/ha và g/cây) cho loại đất trung bình:
Năm sau trồngUrê (46%N)Lân nung chảy (15%P2O5)KCl (61%K2O)
Kg/hag/câyKg/hag/câyKg/hag/cây
Năm 1 1001752003504070
Năm 2 12021020035057100
Năm 3 15016320035070120
Năm 4 18031625043770120
Năm 5 20035025043770120
Năm 6 20035025043770120
Năm 7 20035025043770120
Tổng cộng 11902.0842.2163.918470805
Chú ý: Bón lót trước khi trồng : 555kg lân/ha. Bón thúc 66kg lân/ha. Nếu không có phân đạm, lân, kali rời thì bón chăm sóc cây bằng phân hữu cơ vi sinh (NPK) tỷ lệ 10:10:5 liều lượng 1,2 - 1,5kg.cây.
B. Chăm sóc cao su kinh doanh:
1. Diệt cỏ:
Khi vườn cây đã đưa vào khai thác thì tán cây đã che phủ toàn bộ diện tích, do đó cỏ dại trong các vườn cao su kinh doanh thường ít phát triển, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một số vườn còn tồn tại cỏ dại. Khi có cỏ dại phải thường xuyên phát thấp cỏ giữa hàng tạo thành một thảm cỏ thấp từ 5 - 10cm để chống xói mòn đất. Không nên dùng biện pháp cày để diệt cỏ trong vườn kinh doanh vì dễ làm đứt hệ thống rễ hấp thu, cắt đứt đường vận chuyển chất dinh dưỡng của cây cao su.
2. Chăm sóc cây cạo:
- Chăm sóc mặt cạo: Theo một định kỳ nhất định (1 hay 2 tháng một lần) dùng nạo nạo nhẹ lớp vỏ bên ngoài mặt cao ngay dưới miệng cao cho tróc hết lớp mủ dây, nạo lớp vỏ xù xì tránh hiện tượng mủ chảy tràn ra ngoài miệng cạo nhất là vào mùa mưa.
- Chăm sóc lớp vỏ tái sinh: Bôi Vaseline lên các vết cạo phạm, vết thương do va chạm bên ngoài giúp vỏ tái sinh được liền lại.
- Thu gom mủ đất: Nhằm tận thu mủ và tránh cháy vườn ta nên tận thu mủ đất 3 - 6 tháng một lần.
- Thường xuyên kiểm tra cây bệnh trong vườn để phát hiện và chữa trị kịp thời: cần nắm triệu chứng của các loại bệnh nhằm có khả năng phát hiện sớm bệnh trong giai đoạn đầu để đề ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất.
- Tỉa cành: trường hợp vườn cây quá rậm rạp thì nên tỉa bớt một số cành. Lưu ý chỉ tỉa trong một số trường hợp thật cần thiết.
3. Chống xói mòn, chống úng:
Hàng năm phải củng cố hoặc thiết kế thêm các đê mương chống xói mòn ở nơi bị xói nhiều. Trường hợp cao su bị ngập úng tạm thời và đột xuất cần triển khai xẻ mương thoát nước.
4. Phân bón:
Liều lượng phân bón cho cao su khai thác
Năm cạoHạng đấtĐạmLânKali
N2 (kg/ha)Urê (kg/ha)P2O5 (kg/ha)Lân * (kg/ha)K2O(kg/ha)KCl (kg/ha)
1 - 10Ia và Ib
IIa và IIb
III70
80
90152
174
19660
68
75600
450
50070
80
90117
133
150
11 - 20Chung10021775500100167
Chú ý:* phân lân nung chảy
Bón phân hữu cơ:
Đối với cao su khai thác nhóm I, phân lân nung chảy và phân lân hữu cơ vi sinh được dùng luân phiên cách nhau một năm với khối lượng như nhau: phân lân hữu cơ vi sinh phải có đủ hàm lượng theo quy định của cả 3 chủng loại vi sinh (vi sinh vật phân giải xenlulô, vi sinh vật phân giải lân và vi sinh vật cố định đạm), với hàm lượng P2O5 dễ tiêu > 3%.
Đối với cao su khai thác nhóm II, phân lân hữu cơ vi sinh được sử dụng để bón hàng năm.
Yêu cầu về phân bón, thời vụ và cách bón phân.
a) Yêu cầu:
Bón phân dựa trên kết quả chẩn đoán dinh dưỡng.
Lượng phân trên bảng 9 là lượng phân bình quân tạm thời để áp dụng khi chưa có kết quả chẩn đoán dinh dưỡng cụ thể cho từng vùng.
b) Thời kỳ bón:
Chia lượng phân ra bón làm 2 lần/năm, lần đầu bón hai phần ba số lượng phân N, K và toàn bộ phân lân vào tháng 4, 5 (đầu mùa mưa) khi đủ ẩm, lần hai bón số lượng phân còn lại vào tháng 10.
Vị trí bón phân cho cao su khai thác.
c) Cách bón: Trộn kỹ, chia, rãi đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1 - 1,5m giữa luống cao su. Đối với đất có độ dốc trên 15% khi bón vào hệ thống hố giữa.
5. Sử dụng chất kích thích:
Loại hoá chất kích thích mủ được sử dụng có hoạt chất là ethephon (acid 2 - chiloroethyl phosphonic)
Nồng độ hoạt chất sử dụng là 2,5% a.i cho cây nhóm I và II; 5% a.i cho các vườn cây nhóm III và vườn cây cạo tận thu trước khi thanh lý.
Bôi chất kích thích vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10.
Bôi chất kích thích trước nhát cạo kế tiếp 24 giờ - 48 giờ.
Không bôi khi cây còn ướt hoặc lúc trời sắp mưa.
Tuyệt đối không đựoc bôi trong mùa khô, mùa lá rụng.
Phương pháp bôi lên vỏ tái sinh (Pa: panel application)
Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ nhỏ bôi một băng rộng 1cm, mỏng đều lên vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo.
Phương pháp bôi trên miệng cạo không bóc lớp mủ dây (La: Lace application)
Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ nhỏ bôi một lớp mỏng đều ngay trên miệng cạo. Phương pháp này áp dụng cho miệng cạo úp.
Liều lượng sử dụng, nhịp độ bôi chất kích thích.
Cây có tuổi cạo từ 1 - 5, bôi từ 0,5- 1gam/cây/lần theo phương pháp Pa.
Cây có tuổi cạo từ 6-10, bôi từ 0,75-1,5 gam/cây/lần theo phương pháp Pa.
Cây có tuổi cạo trên 10, bôi từ 1- 2 gam/cây/lần theo phương pháp Pa; Từ 0,75-2 gam/cây/lần theo phương pháp La.
Khoảng cách giữa 2 lần bôi ít nhất là 3 tuần.
Tiêu chuẩn cây được sử dụng chất kích thích
- Bôi chất kích thích cho những cây sinh trưởng bình thường, kỹ thuật cạo tốt.
Không bôi chất kích thích cho những cây bị bệnh nấm hồng gây cụt đọt, cây bị bệnh loét sọc miệng cạo nặng, cây đã rụng hết lá do bệnh rụng lá mùa mưa, cây có dấu hiệu khô miệng cạo hoặc những cây quá nhỏ.
Tiêu chuẩn vườn cây sử dụng chất kích thích mủ
Nếu hàm lượng cao su khô (DRC) của vườn cây dưới 25% thì không sử dụng chất kích thích.Nếu tỷ lệ cây khô miệng cạo toàn phần cao hơn lần kiểm kê trước đó theo mức quy định sau thì không nên bôi chất kích thích.Năm cạo 1- 10:>3%.
Năm cạo 10-20:>10%.
PHẦN II. BỆNH VÀ CÔN TRÙNG HẠI CÂY CAO SU
Cũng như các loại thực vật khác, cây cao su là mục tiêu tấn công của nhiều loại sâu bệnh hại. Theo ước tính của các cơ quanthống kê quốc tế, sâu bệnh và cỏ dại đã làm mất 25% sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới, trong đó các loại bệnh làm mất 15%, sâu làm mất 5% và cỏ dại làm mất 5% sản lượng.
A/ Bệnh hại cây cao su:
Các loại bệnh cao su hầu hết đều đã được phát hiện, định danh rất sớm như bệnh rụng lá Nam Mỹ (SALB) được phát hiện từ năm 1900; bệnh rễ trắng từ năm 1904-1905; bệnh loét sọc mặt cạo từ năm 1914.
Mức độ tác hại của mỗi loại bệnh thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, đất đai, phương pháp chăm sóc... cho nên có loại bệnh gây tác hại trầm trọng ở một vùng nhưng mức độ bệnh rất nhẹ hay hầu như không được ghi nhận ở vùng khác, như bệnh rụng lá Nam Mỹ quá nặng ở các nước Nam Mỹ làm hạn chế diện tích vườn cao su ở các nước này nhưng ở một số nước, cho đến hiện nay, bệnh SALB hoặc không có hoặc có thì mức độ tác hại cũng không đáng kể. Trái lại bệnh thân cành nhất là bệnh Nấm Hồng (Corticium sasaki) ít tác hại trên cao su các nước khác nhưng lại là bệnh nghiêm trọng nhất ở vùng Đông Nam bộ Việt Nam.Theo Dyakova G.A (1969) đã tổng hợp tình hình bệnh hại cao su trên thế giới thì cây cao su bị tất cả 27 loại bệnh trong đó có 14 loại phá hại lá, 8 loại phá hại thân cành và 5 loại phá hại rễ. Tuỳ theo vị trí tác hại của bệnh trên cây cao su, ta có thể phân bệnh cao su thành các nhóm bệnh sau:
- Bệnh hại rễ cao su gồm :bệnh rễ trắng, rễ đỏ, rễ nâu....
- Bệnh hại thân cành : bệnh nấm hồng, bệnh loét sọc mặt cạo, bệnh khô mủ.
- Bệnh hại lá : bệnh phấn trắng, bệnh héo đen dầu lá, bệnh rụng lá mùa mưa.
Sau đây là mô tả một số bệnh chính như sau :
I. Bệnh hại rễ :
ở Mã Lai và các vùng lân cận, bệnh rễ gây nên các tác haị nghiêm trọng trên các vườn cao su. đó là các bệnh rễ trắng, rễ đỏ và rễ nâu. ở vùng Châu Phi, cao su bị bệnh rễ Amillaria nặng, lọai bệnh rễ này chưa xuất hiện tại Châu á. Bệnh rễ chưa được ghi nhận phổ biến tại Việt Nam và Campuchia. Bệnh rễ rất khó tiêu diệt vì nó là ký chủ trên rất nhiều loại cây trồng và nấm bệnh tồn tại lâu trong đất, trên các phần cây bệnh đã chết để khi gặp điều kiện thuận lợi (mưa nhiều) bệnh sẽ bộc phát để phá hại cao su.
Do cách lây lan, các cây ký chủ của bệnh và các biện pháp phòng trị tương tự nhau giữa các loại bệnh rễ nên các phần này sẽ được ghi chung ở bệnh rễ trắng, riêng việc mô tả các triệu chứng bệnh sẽ được ghi riêng cho từng loại bệnh.
1. Bệnh rễ trắng :
Bệnh rễ trắng hại cao su được phát hiện tại Singapore vào năm 1904. Hiện nay bệnh phá hại nặng tại các nước Châu á, châu phi và tại Brazinl.
Bệnh rễ trắng là bệnh gây tác hại nghiêm trọng nhất cho cây cao su trong số các loại bệnh rễ. Bệnh tác hại chủ yếu trên các cây cao su non 90% trường hợp bị bệnh được ghi nhận trên cao su từ 1 đến 5 tuổi. ở Mã Lai,bệnh này rất nặng có thể nói tác hại kinh tế của riêng bệnh rễ trắng trên cây cao su bằng tác hại của tất cả các loại bệnh khác.
Phòng và bhất là trị kịp thời có thể giảm thiểu mức độ thiệt hại xuống còn 10-15%; nếu không trị bệnh kịp thời sẽ gây chết lụi cả vườn cây.
* Nấm bệnh :
Đã được định danh rất nhiều tên, như lúc đầu là nấm Fomes semitostus Berk sau đó là Leptoporus Lignosus, Rigidoporus microporus. Nhưng tên nấm cuối cùng hiện nay đã được công nhận là Rigidoporus Lignosus thuộc Basiodiomycete họ Polyporaceae.
* Triệu chứng :
Như các loại bệnh rễ khác, triệu chứng bệnh dể nhìn thấy nhất là sự đổi màu của tán lá: lá non của một hoặc nhiều cành trên cây mất màu xanh bình thường, vàng úa và rụng, từng cành bị chết khô tiếp theo đó là toàn bộ tán lá bị hư hại và dãn đến cây bịchết. Thông thường khi triệu chứng bệnh trên lá cây bị phát hiện là bộ phận rễ cây đã bị hư hại nặng.
Tai nấm xuất hiện trên các cây bị nhiểm bệnh còn sống hoặc chết, ở phần thân cây gần gốc hoặc trên các rễ cây bị lộ trên đất, có hình viên phấn (Bracket) kích thước khi trưởng thành có đường kính khoảng 20cm, cứng dày, mặt trên có màu vàng cam, mặt dưới tai nấm có màu vàng nhạt chứa nhiều bào tử nấm bệnh. Bào tử không màu, hình cầu, có kích thước 2,8-5,0 µm.
Rễ cây bị bao phủ bởi các nấm màu trắng. Sợi nấm phân nhánh rất nhiều, bám chặt vào rễ, khi già, rợi nấm đổi thành màu vàng nhạt hơi xanh. Sợi nấm phát triển nhanh và xa mỗi tháng phát triển bình quân 30cm, sợi nấm có khi dài đến 250cm.
Gỗ của rễ cây bệnh lúc đầu có màu nâu, cứng, sau có màu vàng kem và trở nên xốp.
Cây ký chủ :
Các loại bệnh rễ thường tấn công rất nhiều loại cây.
- Các loại cây rừng : nhiều nhất là cây Adenanthera paronina, Casuarina Equisetipolia, pterocarpus indicus, Enterobolium cyclocarbun.
- Các loại cây phủ thảm như: Indigofera sp, Tephrosia sp, Crtalaria Sp và các loại cây họ đậu phủ đất.
- Các loại cây trồng: cây ca cao, chè, cà phê, tiêu, khoai mỳ (sắn), dừa, tre...
Cách lây lan:
- Lây lan qua cách tiếp xúc giữa cây bệnh và rễ cây khỏe mạnh. cách lây lan này rất nhanh ở bệnh rễ trắng, các bệnh rễ khác lây lan chậm hơn.
- Lây lan bằng bào tử nấm bệnh các bào tử nấm bệnh bay theo gió nên có thể di chuyên di chuyễn xa, gặp điều kiện thuận lợi về môi trường như ẩm ướt hay có các vết thương trên rễ gốc cây cao su nấm bệnh sẽ xâm nhập và phát triển.
Phòng và trị bệnh:
* Phòng bệnh:
Công tác chuẩn bị đất trồng phải được triển khai cẩn thận, bảo đảm loại bỏ tất cả các mầmbệnh có trong đất. ở các đất đã bị nhiểm bệnh rễ dù là cây cao su hay cây rừng trước khi đốn hạ cần xữ lý cây bằng cách bôi thuốc 2,4-D Lên cây chờ cho cây khô héo, các mầm bệnh bị diệt, mới hạ cây, đốt cây.
Đối với các vườn cây đã trồng phải diệt cỏ dại, khơi mương chống úng ở những vùng bị ngập.
ở những vùng đã xuất hiện bệnh, quan sát tán cây thường xuyên để phát hiện sớm các trường hợp cây bị nhiểm bệnh.
* Trị bệnh :
Khi phát hiện có bệnh phải khảo sát bằng cách bới rễ từng cây để xác định vùng bệnh, đối với các cây bị nhiễm bệnh nặng, đã chết cả cây phải đào bỏ toàn bộ rễ cây, sau đó đốt cây tại chỗ hay mang ra khỏi vườn đốt, phải đảm bảo không để mầm bệnh rơi vãi. Đào hố cách ly cây bị bệnh với vùng lân cận. Hố đào sâu 80-100 cm, rộng 25-30 cm, đất đào phải hất vào bên trong vùng bệnh, thu nhặt tất cả các phần thực vật bị bệnh bỏ vào bên trong hố đào. Rải vôi hoặc phun các loại thuốc diệt khuẩn trên hố.
Bới đất chung quanh rễ cọc thành một hố nhỏ hình phểu sâu 10 cm của cây bị bệnh và các cây lân cận. ở mỗi gốc, đổ 2 lít nước chứa các loại thuốc diệt nấm. Sau đó lấp đất lại. Nên lập lại việc đổ thuốc vào gốc cây một vài lần để tránh trường hợp mưa nhiều làm trôi thuốc.
2. Bệnh rễ đỏ :
Bệnh rễ đỏ đã được phát hiện lần đầu tiên tại Mã Lai vào năm 1915. Hiện nay bệnh đang phổ biến tại các nước trồng cao su vùng Châu Á (trừ Srilanka), Châu Phi và Châu Mỹ (xác nhận năm 0980 của Chee và Wastie).
Bệnh rễ đỏ ít phổ biến và tác hại nhẹ hơn bệnh rễ trắng. Bệnh có thể xâm nhập vào cây non lúc ba tuổi nhưng do sự tiến triển của nấm bệnh chậm nên thường bệnh chỉ tác hại trên cây cao su từ 10-12 tuổi và bệnh rất nặng trên vườn cây trưởng thành khiến cho việc trị liệu rất tốn kém, bệnh có tác hại nghiêm trọng đến sản lượng vườn cây.
Vùng bệnh thay đổi tuỳ theo nước trồng : như ở Indonesia, bệnh nặng ở vùng đất sét nặng với mực thuỷ cấp cao và đất cạn. Trong khi đó, tại Mã Lai, bệnh xuất hiện trên mọi lọai đất cả vùng đất đồi núi và dất đồng bằng. Vùng đất nào có mùa khô hạn kéo dài thường bệnh không xuất hiện hoặc ít xuất hiện.
* Nấm bệnh :
Vào năm 1918, nấm bệnh có tên là Fomes pseudoferreus wake field, sau đó, có thời gian có tên là Ganoderma philipii Bress. Nhưng đến nay tên phổ được công nhận là Ganoderma pseudoferreum thuộc Basidiomycete họ Polyporaceae.
* Triệu chứng :
Triệu chứng trên lá như bệnh rễ trắng : lá vàng, rụng, chết cành, chết cây. Tuy nhiên triệu chứng này tiến triển chậm hơn bệnh rễ trắng.
Tai nấm mọc riêng lẽ hay thành từng đám trên phần thân gần gốc các cây bị bệnh. Tai nấm cứng, hình viên phấn, lúc trưởng thành có đường kính khoảng 30 cm, mặt trên có màu nâu đỏ sậm, phiến tai nấm nhăn nheo, mặt dưới có màu tro trắng với viền ngoài màu vàng kem. Mặt dưới tai nấm mang nhiều bào tử nấm. Bào tử màu sậm, có kích thước 6-7.5 x 4.5-5 u hình trứng vát một đầu, có gai nhỏ (Corner, 1931).
Rễ nhiễm bệnh bị bao phủ bởi một mạng sợi nấm màu nâu đỏ. Lúc đầu, lớp gỗ của phần bị nhiễm bệnh có màu nâu xám và khi rễ bị hư hại có màu nâu lợt, xốp, nước ngấm rất dễ và các vòng gỗ phát sinh hằng năm có thể tách rời nhau dễ dàng.
3. Bệnh rễ nâu :
Bệnh rễ nâu được phát hiện lần đầu tiên tại Srilanka vào năm 1905. Hiện nay, bệnh tác hại trên cao su ở hầu hết các nước ở Châu á. Bệnh phát triển mạnh ở Châu Phi và đã được xác nhận ở Brazil.
Mức độ tác hại của bệnh rễ nâu được xem là thấp hơn bệnh rễ trắng và rễ đỏ mặc dù tại vùng Nam ấn Độ, bệnh rễ nâu là quan trọng nhất. Bệnh thường xuấy hiện lẻ tẻ trong vườn, ít khi tấn công cả vườn.
* Nấm bệnh :
Đầu tiên (1917) nấm bệnh được định danh là Fomes lamasensis Murr, sau đó, đến năm 1932, được đổi tên là Fomes noxius Corner. Từ năm 1965 đến nay nấm bệnh có tên là Phellinus noxius thuộc Basidiomycete họ Polyporaceae.
* Triệu chứng :
Triệu chứng bệnh trên lá và thân như bệnh rễ trắng, khi thân lá có triệu chứng bệnh thì thường cây đã chết. Tai nấm rất cứng, hình viên phân, có kích thước khi trưởng thành là 13 x 25 cm, dầy từ 2-4 cm. Tai nấm có màu nâu dậm ở mặt trên và có màu xámđậm ở mặt dưới. Bào tử nấm bệnh màu trắng, hình trứng rộng, có kích thước : 3,5-4,5 x 3.,0-3,5 u trên có một điểm màu rộng 1-2,5 µm.
Rễ bệnh được bao phủ bởi bằng các sợi nấm màu nâu đỏ sau cùng biến thành màu đen, do sợi nấm tiết ra chất nhầy nên đất cát bám nhiều vào rễ thành một lớp dày 3-4 mm khiến rễ bệnh trở nên nhám.
Rễ bệnh có màu nâu nhạt, sau đó có các sọc hình Zic-zac màu nâu xuất hiện trên lớp gỗ, đến khi bị hư hại, rễ trở nên dễ vỡ, nhẹ và khô.
4. Bệnh rễ Ustulina :
Bệnh rễ Ustulina rất phổ biến. Nấm bệnh sống hoại sinh trên các mẫu gỗ chết mục. Nấm thường tấn công các cây già trên 20 tuổi và xâm nhập qua các vết thương. Thường nấm chỉ có tác hại trên một số nhỏ cây trong vườn. Chỉ riêng ở Camerun (Châu Phi) tác hại của bệnh rất nặng. Tiến trình tấn công của nấm rất chậm nên cây trưởng thành chết khi bệnh đã xâm nhập vào cây 2-3 năm.
* Nấm bệnh : Ustulina deusta
* Triệu chứng :
Tai nấm xuất hiện ở cổ rễ và các rễ hấp thu cuả cây trưởng thành đã bị bệnh. Tia nấm mỏng (dày 1-3,5 mm), có màu xám nhạt, láng mượt sau trở thành màu xám đậm hoặc màu đen.
Bào tử nấm có hai dạng : đính bào tử và nang bào tử. Sợi nấm không xuất hiện ở bên ngoài mà ẩn trú giữa lớp vỏ và lớp gỗ nơi bị bệnh. Sợi nấm màu trắng xám sẽ biến thành màu đen khi vết bệnh bị phơi ra ánh sáng.
Rễ bệnh Ustulina có gỗ màu nâu nhạt bao phủ bằng một mạng lưới các sọc đôi màu đen. Các sọc này thường không ăn sâu vào bên trong. Bệnh phát triển rất chậm. ở cổ rễ nơi nấm bệnh tấn công, sẽ hình thành một vết lõm nơi đó gỗ sẽ bị hoai mục và phân huỷ.
5. Bệnh rễ Armillaria :
Ở Châu Á, Bệnh rễ Armillaria chỉ xuất hiện ở các vùng đất có cao trình cao, bệnh không xuất hiện trên cao su Châu Mỹ. Bệnh tác hại nhiều ở cao su Châu Phi, nhất là Cameroun và Liberia.
Bệnh có tác hại nặng trên cây cao su ở vùng ẩm ướt (mưa nhiều và đất thoát nước kém). Bệnh ít xuất hiện ở vùng đất cát, thoát nước tốt.
Bệnh tác hại trên cây non, cả cây 18 tháng tuổi trong vườn ươm.
* Nấm bệnh : Armillaria mellea,Basidiomycete tricholomataceae
* Triệu chứng : Cây bị bệnh phần cành lá có triệu chứng vàng, úa và chết cả cây như các loại bệnh rễ khác.
Tai nấm bệnh mọc thành đám ở phần thân gần gốc của cây bệnh. Tai nấm có đường kính từ 5-10 cm, màu vàng mật ong đến vàng nâu có các khe sâu màu trắng hoặc hông chứa các đám bào tử màu vàng kem. Tai nấm có cuống dài 5-6 cm, màu vàng tối hay nâu. Tai nấm chỉ xuất hiện vào mùa mưa và mau tan.
Bào tử nấm bệnh không thể tấn công các tế bào sống nhưng nó tự tồn tại rất lâu và khi điều kiện thuận tiện, nó xâm nhập vào các cây đã chết và biến đó thành trung tâm phát triển bệnh.
Tóm lại : Bệnh rễ cao su là loại bệnh đang gây tác hại nghiêm trọng cho các diện tích cao su trên thế giới và là một bệnh khó chữa trị vì thường khi được phát hiện thì bệnh đã gây hại cho một vùng rộng lớn. Tại các vùng trồng cao su Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Việt Nam cho đến nay chưa phát hiện được trường hợp bệnh rễ nào vì do điều kiện khí hậu không thuận lợi đã ngăn cản sự phát sinh và phá hại của các loại bệnh rễ. Tuy vậy, cũng không thể khẳng định là bệnh rễ sẽ không xuất hiện ở Việt Nam nhất là khi địa bàn trồng cao su phát triển dần ra phía Bắc với điều kiện khí hậu khác hẳn vơí vùng trồng hiện nay và thuận tiện cho việc phát triển của các loại bệnh rễ cho nên các hiểu biết cơ bản về bệnh rễ cao su là một điều rất cần thiết.
II. Bệnh hại thân cành :
1. Bệnh nấm hồng :
Bệnh được ghi nhận trên cây cao su lần đầu tiên vào năm 1906 tại Indonesia. Bệnh xuất hiện ở các vùng khí hậu ẩm ướt, không xuất hiện tại các vùng cao su duyên hải, gây hại nặng các vườn cao su tại Châu á, Châu Phi và Châu Mỹ. Bệnh ngày càng phát triển mạnh do việc trồng mới cao su với những giống mới ít kháng bệnh.
Bệnh thông thường táchại ở cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản từ 3-7 tuổi, tuy vậy nó vẫn tác hại ở cây non 18 tháng tuổi cũng như các cây trưởng thành đang cạo mủ. ở Việt Nam các vườn cao su đại điền cũng như tiểu điền bị nhiễm benẹg nấm hồng với tỉ lệ và chỉ số bệnh tương đối cao.
* Nấm bệnh : Corticium salmonicolor, Basidiomycete Corticiacese.
* Triệu chứng : Bệnh thường tấn công phần thân ở nơi phần cành chính và một số cành cấp 1. Triệu chứng dễ nhận dạng nhất là việc nứt vỏ, chảy mủ dọc theo thân, mủ đông đặc thâm đen, các sợi nấm bệnh phát triển như một mạng tơ nhện lúc đầu có màu trắng, sau đó ngả sang màu hồng, đó là lúc các sợi nấm đã tấn công sâu vào lớp vỏ bên trong cây.
Bệnh thường phát triển lên phía trên có thể đến 1 mét cách nơi bệnh xâm nhập và qua nơi phân cành để tấn công các cành khác phía trên cao. Khi sợi nấm chuyển màu hồng, thì thường cây bị bệnh nặng, phía trên vết bệnh bị chết lá khô rụng và bên dưới cành bị chết các chồi non mọc và phát triển. Đôi khi có xuất hiện các vãy cứng giống như vết khảm màu hồng ở phần dưới nơi bị bệnh, và các mụn nhỏ xếp thành hàng màu cam đỏ thường xuất hiện ở trên vết bệnh.
Trường hợp nơi phân cành chính bị bệnh đến mức độ nặng, toàn bộ tán lá bị khô và hư hại.
* Mùa bệnh, vùng bệnh :
Bệnh phát phát triển và gây tác hại nặng trên cây cao su vào lúc thời tiết ẩm ướt. tại Việt Nam bệnh nấm hồng phát triển mạnh vào các tháng mưa dầm. Đến mùa nắng bệnh ngưng phát triển nhưng vẫn còn tồn tại trên cây nếu không chữa trị đúng mức.
ở Việt Nam, cây cao su bị bệnh nấm hồng nặng ở vùng đất đỏ hơn vùng đất xám. Bệnh nặng ở vùng đất thoát nước kém, có mưa tập trung và kéo dài. đất ven biển ít bệnh dù vào mùa ẩm ướt. Bệnh nấm hồng gây tác hại trầm trọng, làm kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản 1- 2 năm và bệnh trên cây khai thác làm mất sản lượng từ 25-50% tuỳ theo mức độ bệnh.
* Ký chủ :
Nấm bệnh nấm hồng tấn công trên 100 loại cây khác nhau thuộc nhóm cây 2 lá mầm trong đó gồm nhiều loại cây rừng, và nhất là cây trồng như họ cam quýt, cây ca cao, cà phê, chè, xoài, mít, canh ki na, các cây họ đậu che bóng và họ đậu phủ đất.
* Lây lan :
Bệnh lây lan do các bào tử nấm bệnh tồn tại trong không khí. Có hai loại bào tử : các đảm bào tử sản sinh từ các vết khảm màu hồng bay theo gío và một loại bào tử khác sản sinh từ các mụn nhỏ màu đỏ cam, bào tử này có đường kính khoảng 3 mm được sản sinh rất nhiều và lây lan do nước mưa làm bắn tung đi.
* Tác hại của bệnh :
Bệnh nấm hồng phát triển nhanh và gây tác hại nặng trên cây cao su Việt Nam, đặc biệt nghiêm trọng tại một số vùng có tiểu khí hậu ẩm ướt. Khi ở mức độ nặng, bệnh tấn công và làm hư hại nơi phân cành chính khiến tán lá phía trên nơi bị bệnh chết nên cây bị cụt ngọn. Tuỳ theo mức độ bệnh, bệnh có thể làm cây chậm tăng trưởng từ 1-1 năm, làm mất sản lượng vườn cây từ vài phần trăm đến 60-70%.
Bảng 69 : ảnh hưởng của bệnh nấm hồng trên tăng trưởng cây cao su :
Tình trạng bệnhRRIM 600(Bình Long)RRIM 600(Phú Riềng)
Vanh (Cm)%Vanh (Cm)%
Cây không bệnh59,010052,0100
Cây bị bệnh50,685,744,986,3
Cây cụt đọt68,365,734,766,7
Nguồn : RRIV 1995
Ghi chú : (....) : % so với đối chứng : cây không bệnh.
ảnh hưởng của bệnh nấm hồng trên sản lượng (%) :
Tình trạng bệnhRRIM 600GT1PB 235VM 515Trung bình
Cây không bệnh0,00,00,00,00,0
Cây bệnh nhẹ23,126,09,28,514,5
Cây cụt ngọn53,289,054,178,567,5
Nguồn : RRIV 1995
Ghi chú : = % sản lượng bị mất so với cây không bệnh
Đất đỏ Bazan Phú Riềng.
Như vậy, thiệt hại nặng nhất đựoc ghi nhận trên giống GT1 kế đến là VM515 trong khi đó tại các nước khác giống RRIM 600 được công nhậnlà giống mẫn cảm nhất đối với bệnh nấm hồng, nhưng tại Việt Nam mức độ giảm sản lượng khi bị bệnh nấm hồng nặng của giống RRIM 600 lại thấp hơn các giống khác.
* Phòng trị bệnh :
- Phòng bệnh :
+ Chọn các giống kháng bệnh.... Tránh trồng các dòng vô tính mẫn cảm với bệnh ở các vùng ổ bệnh như giống RRIM 600, RRIM 603, PB28/59., RRIM 701....
+ Trên các vườn cây đã trồng vào mùa mưa cần làm thông thoáng vườn cây bằng cách tỉa bớt chồi ngang, diệt cỏ dại và cây lùm bụi trong vườn. Khi cần phải khơi mương chống úng.
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện sớm các trường hợp cây bị bệnh. Khi chữa trị sớm bệnh có thể khỏi 100% nếu bệnh nặng tỷ lệ chữa khỏi bệnh chỉ thành công 40-50%.
- Trị bệnh :
Khi đã phát hiện có trường hợp cây bị bệnh phải tổ chức ngay việc trị bệnh cây. Phun các loại thuốc đặc trị như dung dịch Bordeaux, Validacin, Vida..... lênvết bệnh. Dùng các bình phun có vòi dài, phun thuốc bao trùm lên vết bệnh 30-50 cm bên trên và dưới vết bệnh, phun nhiều lần cho đến khi cây khỏi bệnh. Đến mùa khô, cắt bỏ các cành cây bệnh đã hư hại, loại bỏ từ 10-20 cm cách nơi bị bệnh. Mang cành chết ra khỏi vườnđối để diệt mầm bệnh.
Hiện nay các loại thuốc đặc trị có hoạt chất làValidamycine có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả và không gây hại cho người sử dụng.
2. Bệnh loét sọc mặt cạo:
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1909 tại Srilanka. Thân cây cao su nhất là mặt cạo bị ung thối, lở loét, là tác hại chung của loài nấm bệnhPhytophthora. Bệnh phổ biến ở các nước trồng cao su trên thế giới nhất là Đông Nam Á. Nếu không được điều trị, bệnh có thể làm chết cây nhất là khi bệnh tấn công ở vùng vỏ gần gốc cây.
Ở Việt Nam, do điều kiện khí hậu thuận lợi cho nấm bệnh, mùa mưa kéo dài 6 tháng nên cây cao su bị loét sọc mặt cạo nặng.
* Nấm Bệnh:
Có nhiều loại Phytophthora tấn công cây cao su được phát hiện như:
- Phytophthora palmivora và Meadii tại ấn Độ, Srilanka, việt Nam.
- Phytophthora citrophthora Tại Trung quốc (Vân Nam)
- Phytophthora botryosa Tại Malai, Thái Lan, Việt Nam.
Riêng tại Việt Nam, qua nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho thấyPhytophthora palmivora hiện diện nhiều ở mặt cạo và Phytophthora Botryosa hiện diện nhiều ở trái và lá cao su.
Đến nay thế giới công nhận tác nhân của bệnh loét sọc mặt cạo là nấm bệnh Phytophthora palmivora.
Sợi nấm nhỏ trong suốt, không vách ngăn. Nang bào tử hình quả lê gặp điều kiện khí hậu thuận lợi: ẩm ướt và nhiệt độ thấp các nang bào tử phóng thích các di động bào tử có hai chiên mao bơi lội trong nước phát triển thành các sợi nấm tấn công vào các vết thương trên cây.
Vỏ trái cây là môi trường thích hợp nhấtcho nấm bệnh phát triển trên các cây nhiểm bệnh được ghi nhận là trên 0,5cm2 diện tích vỏ trái có chứa từ 500-59.000 bào tử nang của nấm bệnh.
Nguồn bệnh thường tìm thấy :
- Ở vỏ trái thối, trái bị nhiểm bệnh.
- Các lớp vỏ cạo đã bị nhiểm bệnh.
- Các bào tử bệnh bám trên các cây vỏ thấp trong vườn được nước mưa làm bắn vào cây.
- Khi nấm bệnh bám ở vị trí cao trên thân cây, nước mưa sẽ làm trôi các bào tử xuống phần vỏ bên dưới bắn tung các bào tử sang các cây lân cận.
* Triệu chứng bệnh: Lúc mới nhiểm bệnh, miệng cạo hơi đen, lõm vào, bên dưới lớp vỏ có các rọc màu đen xám, thẳng đứng. Các sọc này phát triển rộng và sâu đến 5mm bên trong lớp gỗ. Nếu không điều trị kịp thời, các rsọc đen phát triển mạnh liên kết nhau khiến vết bệnh phát triển trên chiều rộng chiếm một phần chiều dài hoặc cả miệng cạo. Sau đó vỏ phòng dộp bên ngoài, sẻ gặp ngay một đệm cao su màu đen xám hoặc đem thẩm, lớp gỗ bên dưới đã bị thâm đen có mùi hôi. Khi bệnh đã đến giai đoạn này, lớp vỏ bị bệnh đã hư hại, không còn chữa trị được nữa và vết thương đã làm hư hại một khoảng vỏ lớn. Vết bệnh phát triển cả phần trên và dưới miệng cạo. Ở những giống mẫn cảm với bệnh và điều trị không kịp thời đôi khi bệnh làm hư hại cả mặt cạo từ gốc đến nơi phân cành chính làm chết cây.
* Thiệt hại:
Bệnh loét sọc mặt cao rất nguy hại vì nó làm hại lớp vỏ cạo, khiến lớp vỏ tái sinh về sau không cạo được nữa và còn làm tắt đường dẫn mủ khiến lớp vỏ cạo bên dưới vết bệnh cho sản lượng thấp. Bệnh phát triển nhanh và mạnh trong điều kiện ẩm ướt, gặp lúc khô hạn, mặc dù không được đều trị đúng mức, bệnh cũng tạm ngưng phát triển. Các bào tử bệnh sống tiềm sinh trên các vết bệnh cũ, gặp điều kiện thuận lợi như vết thương trên vỏ cạo, mùa mưa, bệnh sẽ phát triển mạnh và tiếp tục hại trên cây.
Sản lượng cây bị bệnh từ nhẹ đến trung bình mất từ 115-30% so với sản lượng bình thường. Trong trường hợp cây bị nặng và quá nặng, sản lượng mất trên 50% và đôi khi làm hư hại cả lớp vỏ phải huỷ bỏ vườn cây trước niên hạn kinh tế.
Nên chú ý, mức độ nhiểm bệnh loét sọc cạo còn tuỳ theo đặc tính của dòng vô tính như:
- Giống cây ít mẫn cảm: PB5/51,RRIM501,628,701, RRIC 105,110,112.
- Giống cây mẫn cảm trung bình RRIC 101, 102, 103, 104, 115, 117, 123.
- Giống cây mẫn cảm nặng: PB5 301, RRIM 600, PB 86, PR 107 RRIM623.
* Cây ký chủ:
Bệnh nấm Phytophthora palmivora tấn công rất nhiều loại cây gỗ thân thảo như cây tiêu cây họ chanh cam, cây cao su, cây bông vải, cây xoài, thơm và cây thuốc lá....
* Sự lây lan :
Bào tử bệnh thường sống rất lâu trên các vết bệnh, trên cây cỏ trong vườn và khi gặp điều kiện thuận lợi thì lây lan theo nước mưa, theo gió và nhất là qua dao cạo đã truyền mầm bệnh liên tục từ cây bệnh sang các cây lân cận.
* Phòng trị bệnh :
+ Phòng bệnh:
- Thường xuyên kiểm tra để phát hiện cây bệnh. Việc kiểm tra tốt nhất là thông qua công nhân cạo mủ đã có những hiểu biết về bệnh.
- Thông thoáng vườn cây, loại bỏ tất cả cây bụi, cỏ dại trong vườn. Trường hợp vườn cây rậm rạp, có thể tỉa bớt một số cành ngang tuy nhiên phải cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến sản lượng cây. Khơi mương thoát nước ở những nơi bị úng cục bộ để làm giảm độ ẩm của vườn cây.
- Khi vườn cây đã bị bệnh, để hạn chế sự lây lan vào mùa bệnh nặng, nên nhúng dao cạo vào một dung dịch thuốc trị đặc trị bệnh trước khi cạo cây kế tiếp.
+ Trị bệnh :
- Trên các cây đã bị bệnh, nếu ở giai đoạn sọc đen, quét các loại thuốc đặc trị như Ridomil MZ72, Mexyl MZ 72, Agrifos 400 lên mặt cạo 3-10 ngày/ lần tuỳ theo mức độ bệnh.
- Trên các cây bị bệnh nặng, nơi vỏ bị phồng dộp, xì mủ, phải nạo bỏ lớp vỏ bị phồng, lấy mủ đệm bên dưới, nạo nhẹ lớp gỗ bị thâm đen và bôi thuốc Ridomil hay Actidione lên vết nạo và lớp vỏ bên trong. Lưu ý khi nạo vết bệnh, bờ vết nạo phải thoai thoải nghiêng ra phía ngoài để lớp vỏ tái sinh vết sau ít gây u bướu.
3. Bệnh thối mốc mặt cạo :
Bệnh thối mốc mặt cạo được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1916 tại miền Tây Mã Lai, sau đó bệnh được ghi nhận tại hầu hết các nước trồng cao su Châu Á (Indonesia, Srilanka.....), Châu Phi (Cameroun, Nigeria) và Châu Mỹ (Bsasil, Costarica, Guatemala, Mehico...) Bệnh có tác hại trầm trọng tại một số vùng, làm hư hại lớp vỏ tái sinh. Giống ít nhiễm bệnh tại Ma Lai có thể kể là : RRIM 513 và 623, PB 5/51 và 5/63, TG1...
* Nấm bệnh : Ceratocystis fimbriata Bộ Ascomycete họOphiostomtaceae
* Bệnh triệu chứng :
Bệnh phát triển mạnh lúc thời tiết ẩm ướt : nhất là vào mùa mưa. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sự xuất hiện các vết vỏ hơi lõm vào với kích thước 0,5-2,5 cm ngay trên miệng cạo. Vết lõm này hơi rộng tạo nên một băng vỏ hơi lõm vào trên lớp vỏ tái sinh và song song với miệng cạo. Lớp vỏ bị bệnh trở nên đen và được bao phủ bằng một lớp mốc dầy màu xám nhạt hay trắng xám rất dễ nhận thấy. Nếu sau khi nấm xâm nhập 3-4 tuần, không được chữa trị, lớp vỏ bị bệnh sẽ bị thối và hình thành các vết thương tương tự vết cạo phạm, lớp gỗ bên dưới bị phơi bày ra, và có màu xám đen. Vết bệnh thường cạn, chỉ sâu tối đa là 0,5 cm. Thường nấm bệnh không lây lan xuống dưới miệng cạo.
* Sự lây lan :
Bệnh lây lan do các bào tử nấm bệnh di chuyển theo gió, các loại côn trùng hoặc lây nhiễm qua dao cạo mủ.
* Phòng và trị bệnh :
+ Phòng :
- Thông thoáng vườn cây, tránh cạo phạm cây, trong mùa mưa nên cạo hơi xa tượng tầng 1,3-1,5 mm.
- Nhúng dao cạo vào dung dịch thuốc sát khuẩn như dung dịch I2A15% trước khi cạo cây kế tiếp.
+ Trị :
- Về phương diện kinh tế, nên dùng các loại thuốc đặc trị như các loại thuốc dùng cho bệnh loét sọc mặt cạo và không cần phải ngưng cạo cây.
- Vào mùa bệnh, phun thuốc 1 tuần /lần và thưòng chỉ bôi thuốc 4 lần là đã diệt được nấm bệnh.
Bệnh do các nguyên nhân khác :
1. Bệnh khô mủ : (TPD)
Khô mủ là tình trạng của một phần hay từng phần miệng cạo, khi cạo mủ không còn tiết ra mủ nữa. Trong nhiều trường hợp, miệng cạo bị khô mủ toàn phần đi đôi với việc lớp vỏ bên dưới miệng cạo biến thành màu nâu, nứt nẻ, khô xốp và sau cùng xuất hiện các bướu vỏ nên thường gọi là bệnh vỏ nâu. Bệnh khô mủ được phát hiện từ đầu thế kỷ 20 và sau đã là một vấn đề nghiêm trọng cho vườn cây cao su cả đại điền lẫn tiểu điền cuả khắp các nước trên thế giới.
* Nguyên nhân bệnh :
Cho đến nay tác nhân gây bệnh chưa xác định cụ thể. Có nhiều giả thiết cho rằng bệnh do một loại nấm hay vi khuẩn (hoặc Virus) gây nên vì có hiện tượng bệnh lây lan theo hàng cây nhưng giả thiết này cũng chưa xác định. Giả thiết khác được nhiều nhà khoa học ủng hộ đó là do tình trạng sinh lý của cây : cây bị kiệt sức do cạo quá độ làm hàm lượng đường Saccarose trong mủ bị giảm và tương quan thuận với sự xuất hiện bệnh khô mủ. Thực tế cho thấy tỷ lệ cây khô mủ tăng lên khi gia tăng cường độ cạo.
Về phương diện giống ghi nhận là có những giống mẫn cảm với bệnh khô mủ như PB 235, PB 260.... trái lại có các giống đối kháng bệnh như PB 217, PR PR 107....
* Triệu chứng bệnh :
Trên thực tế có 2 lọai bệnh khô mủ khác nhau là :
+ Bệnh khô mủ có thể phục hồi (TPD reverrsible gọi là bệnh khô mủ tạm thời. Hiện tượng khởi đầu là cây đang cạo mủ có phần miệng cạo bị rướm mủ mà không tiết được mủ. Các lớp vỏ nơi bị bệnh vẫn có màu sắc bình thường. Nếu theo dõi mủ thì trước khi có hiện tượng khô mủ từng phần hàm lượng DRC, hàm lượng đường saccharose và Pi trong mủ bị giảm. Bệnh này thường không lây lan. Các phần miệng cạo bị khô sẽ tự phục hồi, có khả năng sản xuất mủ lại sau một thời gian khi cây được chăm sóc đầy đủ hoặc gặp các điều kiện thời tiết thuận lợi.
Nguyên nhân của hiện tượng khô mủ tạm thời là do cây bị mệt mỏi, kết quả của việc khai thác cây quá độ như :
- Cạo vượt cường độ : Miệng cạo dài (S) và nhất là các chu kỳ cạo mạnh (d1,d2) sẽ làm gia tăng tỷ lệ khô mủ hơn các miệng cạo ngắn và chu kỳ cạo yếu.
- Bôi thuốc kích thích mủ quá độ : Nếu khi sử dụng thuốc kích thích mủ không tuân theo các khuyến cáo về nồng độ, liều lượng thuốc, số lần bôi thì làm tăng khả năng nhiễm bệnh của cây.
- Vị trí miệng cạo : Miệng cạo cao và miệng cạo ngược ít bị khô mủ hơn các miệng cạo thấp và cạo xuống.
Trong trường hợp cây bị khô mủ tạm thời nên cho nghỉ cạo cây một thời gian, chăm sóc cây đặc biệt nhất là tăng cường lượng phân bón. Khi cạo lại phải cạo mủ với cường độ cạo thấp và rất thận trọng trong việc sử dụng thuốc kích thích mủ.
* Bệnh khô mủ không phục hồi (TPD irreversible) tạm gọi là khô mủ vĩnh viễn. Bệnh này hoàn toàn khác hẳn với bệnh khô mủ tạm thời về các phương diện: hiện tượng bệnh, mô học, tế bào học, sinh hoá và sự phát triển của bệnh.
Triệu chứng bệnh được ghi nhận ngay từ đầu là ở vị trí khô mủ trên miệng cạo các lớp tế bào vỏ bị hoá thành màu nâu đó là do các tế bào ống mủ và các tế bào lân cận bị tổn thương. Hiện tượng vỏ nâu này lan rộng tận mạch libe hoặc ảnh hưởng đếntượng tầng và lớp gỗ bên trong. Sau đó phần vỏ gần gốc bị khô, nứt nẻ bị hoá nâu và bong ra, cuối cùng là các bướu vỏ xuất hiện.... Các bướu vỏ phát triển nhiều khiến vỏ cây bị biến dạng đó là hiện tượng BrownBast. Bệnh tiếp tục tiến triển, các bướu vỏ lan đến các mặt cạo khác cả mặt cạo bên trên và bên dưới miệng cạo. Các cây khô mủ vĩnh viễn thì không thể phục hồi được nữa.
* Phòng trị bệnh :
+ Phòng bệnh :
Kiểm tra theo định kỳ (6 tháng, 1 năm) tỷ lệ cây bị khô mủ. Khi thấy tỷ lệ này tăng lên hơn 5% phải có chế độ xử lý thích hợp : giảm cường độ cạo, tạm ngưng sử dụng thuốc kích thích mủ, tăng cường phân bón cho vườn cây.
+ Trị bệnh :
- Khi cây đã bị khô toàn miệng cạo, ngưng cạo cây. Dùng biện pháp cách ly để hạn chế vùng bệnh : đót thử mủ theo một đường thẳng đứng cách nhau 5-10 cm tính từ miệng cạo trở xuống, đến khi gặp vùng vỏ chảy mủ bình thường dùng dao cạo rạch một miệng cạo mới song song với miệng cạo củ. Đường rạch mới có độ sâu chạm tới tượng tầng.
- Theo một định kỳ 3 tháng, 6 tháng thử lại cây nếu phục hồi có thể tiếp tục cạo nhưng với chế độ cạo có cường độ cạo nhệ hơn lúc trước. Sau một thời gain tương đối dài nghỉ cạo nếu vỏ chưa phục hồi có thể khai thác lớp vỏ trên cao bằng cách cạo ngược.
- Tăng cường chăm sóc vườn cây nhất là phân bón.
2.Cháy nắng:
- Các thân cây non (1-3 tuổi) bị cháy nắng khi phần thân ở vị trí vài cm cách đất bị tác hại. Lúc đầu tiên trên lớp vỏ xuất hiện vết lõm màu nâu, vỏ bị nứt chảy mủ sau đó vết bênh lan rộng có hình lưỡi mác. Điểm đặc biệt của bệnh này là các vết bệnh trên thân cây ở cùng một hướng là hướng Tây Nam. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng đất mới khai phá ít hoặc không có thực bì che phủ và đất có nhiều đá sỏi.
* Phòng, trị bệnh :
+ Phòng : Trước khi đưa cây non từ vườn ương ra trồng trên đại trà nên loại dần bóng che cho cây quen với tập quán chịu nắng. ở nơi đất mới khai phá nhất là đất có đá sỏi, nên tủ gốc cây non đến 3 tuổi và bôi vôi phần thân cây đến chiều cao 0,5-1,0m cách đất.
+ Chỉ phòng trị được các loại nấm hoại sinh bằng cách sát trùng các vết bệnh đã bị hư hại xong bôi một lớp Vasilane có pha thuốc trị nấm bệnh.
II.2.3. Chết ngọn - chết cành - sét đánh :
Chết ngọn, chết cành :
Là hiện tượng thường gặp trên cây cao su nhất là các cây non trong vườn ương, vườn nhân và cây kiến thiết cơ bản từ 1-3 tuổi.
* Nguyên nhân :
Hiện tượng chết ngọn, chết cành là hậu quả của rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có thể kể :
- Các phần mô cây bị tổn thương do các nguyên nhân cơ học như : va chạm thân vỏ cây trong khi chăm sóc hoặc do gia súc gây nên, gió mạnh, gói lóc làm xây xát, lửa táp, cháy nắng... Sau đó các nấm bệnh xâm nhập qua các vết thương để phá hại cây như nấm Collectotrichum, Botridiplodia....
- Do các yếu tố bất lợi như môi trường như thiếu nước, thiếu phân bón cỏ dại trong đó cây dại còn phát triển trong lô cao su do công tác khai hoang không đạt yêu cầu là tác nhân gây nên hiện tượng chết ngọn nặng nhất cho vườn cao su.
* Triệu chứng :
Bệnh thường bắt đầu từ chồi ngọn với các đốm màu nâu đen xuất hiện trên lớp vỏ xanh, vết bệnh lan xuống bên dưới làm cành, chồi, ngọn bị chết khô, lá quăn queo, co nhỏ và giữ lại trên cành một thời gian sau đó rụng đi. Nếu không xử lý kịp thời có thể chết cả cây. Trên các cành đã hoá gỗ, giữa nơi bị bệnh và nơi chưa bị bệnh có một giới hạn rất dễ nhận thấy. Các cây giống ghép như tum ghép thường bị hiện tượng khô ngọn cành ghép khiến cho lô cây có một tỷ lệ cây chết phải trồng dặm.
* Phòng trị :
Tìm đúng nguyên nhân gây hại đẻ có biện pháp phòng trị hữu hiệu như : bón phân đầy đủ, tưới nước đầy đủ cho cây non trong vườn ương, diệt cỏ dại hạn chế các va chạm gây thương tích cho cây. Nếu đã có hiện tượng nấm bệnh xâm nhập, phun các loại thuốc đặc trị cho từng loại nấm bệnh.
Đối với cây đã bị bệnh, cưa bỏ phần ngọn cây bị bệnh cho đến bên dưới vết bệnh từ 10-20cm để bảo vệ phần thực vật bên dưới.
Sét đánh :
Cây chết thành từng đám với cây chết hay bị thiệt hại nặng tại trung tâm vùng bệnh và nhẹ dần ra bên ngoài hoặc đôi khi cây bị thiệt hại thành từng vệt dài. Hiện tượng cây bị sét đánh thường bị xảy ra vào đầu mùa mưa khi có các cơn mưa giông kèm theo sấm sét. Cây có khi chết cả cây hoặc từng phần mà không tìm thấy nguyên nhân nấm bệnh gì cả. Cần phát hiện sớm, cưabỏ các phần bị bệnh để tránh các loại nấm hoại sinh tiếp tục tấn công làm hư hại thêm cho cây.
III. Bệnh hại lá :
Bệnh lá tác hại đến lá và tán cây, thường gây rụng lá một phần hay toàn bộ cây và nặng nhất có thể làm chết cả cây. Ngoài ra đối với các cây trưởng thành và ngay các cây kiến thiết cơ bản trồng đại trà, việc chữa trị thường rất tốn kém, ít hiệu quả kinh tế và đòi hỏi phương tiện phân hiện đại (bình phun mù, phun cao, đôi khi phải cần đến máy bay). Trên vườn ương các bênh rụng lá làm trở ngại công tác ghép khiến tỷ lệ cây hữu hiện của vườn thấp và đôi khi làm lỡ kế hoạch sản xuất cây con để nhân trồng.
1. Bệnh rụng lá Nam Mỹ (SALB) :
Bệnh rụng lá Nam Mỹ, như tên gọi, cho đến nay hầu như chỉ phát triển và phá hại cao su vùng trung và Nam Mỹ.
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vao năm 1900 tại Brazil, ở vùng hạ lưu sông Amazone và orinoco hiện nay bệnh đang tác hại từ Mehico đến vùng Saopaulo của Brazil. Bệnh salp tác hại vùng tây bán cầu. Các cây Hévea như Hévea brasiliensis, H. benthmiaan, H.guianensis và, H spruceana đều bị bệnh tấn công.
Bệnh tấn công cây cao su ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây tác hại rất lớn, làm hạn chế hoàn toàn khả năng phát triển diện tích cao su tại Châu Mỹ, mặc dù đây là cội nguồn của cao su.
* Nấm bệnh :
Trước năm 1970 gọi là Dothidella ulei, nay được gọi là microcyclus uléi.
* Triệu chứng bệnh:
Khi bị bệnh tấn công nếu lá còn non sẻ xuất hiện ở mặt dưới là các đốm có góc cạnh phủ đầy bột màu xám đến đen, bị méo mó và rụng đi... ở lá già (trên 16 ngày tuổi) cũng có đốm cây tương tự có đường kính khoảng 2mm, nhưng lá khô bị rụng.
ở mặt dưới lá, các đốm màu xanh olive do nấm bệnh sản sinh ra rất nhiều bào tử nấm. Mặt trên lá có cácđốm có màu hơi vàng. khio lá trưởng thành dần thì lớp bột bao phủ các đốm bệnh bị biến mất, đốm bệnh trở nên màu nâu, phần giữa đốm bị rụng mất, biến đốm bệnh có hình như lổ đạn. Về sau, mật trên đốm xuất hiện nhiều chấm nhỏ màu đen xếp thành đám hay thành hàng trên bìa đốm bệnh đã rỗng phần bên trong. 10 ngày sau khi xâm nhập đốm bệnh phát triển hoàn toàn. Phát hoa, trái non, cuống lá và cành non đều có thể bị bệnh tấn công. Cành non và cuống lá bị vặn vẹo, méo mó. Hoa và trái non bị hư hại. Trái già vẫn còn tồn tại nhưng bị biến dạng.
* Sự lây lan :
Bệnh lây lan do các bào tử bệnh. Có 3 dạng bào tử, trong đó đính bào tử và nang bào tử là tác nhân chủ yêú. Đính bào tử dễ phân tán trong không khí do ảnh hưởng của gió, tuy nhiên đính bào tử chỉ sinh sản trong môi trường ẩm ướt và có đời sống ngắn. Các nang bào tử có thể tồn tại qua mùa khô, đợi đến khi thời tiết thuận lợi các nang bào tử phát triển và tấn công cây.
Bệnh chỉ phát triển trong điều kiện ẩm ướt (độ ẩm hơn 95%), ở các vùng có vủ lượng cao phân bổ đều kéo dài, nhất là không có tháng khô hạn. ở những vùng có mùa nắng kéo dài trên 4 tháng là điều kiện cản trở sự phát triển của bệnh.
* Phòng trị bệnh :
+ Phòng bệnh :
- Hiện nay chưa có dòng vô tính nào kháng được bệnh SALB nhất là ở các vùng ổ bệnh cho nên mọi biện pháp kiểm dịch thực vật phải được thực hiện nghêm túc nhất là khi chuyển giống liệu từ vùng này sang vùng khác như công tác trao đổi giống quốc tế. Thận trọng nhất là đối với các giống có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
- Người tahy vọng có thể dùng phương pháp ghép tán các cây có bộ tán tương đối tương đối kháng bệnh cho các cây cao su đang trồng trong vùng ổ bệnh.
+ Trị bệnh :
Một số thuốc diệt khuẩn tỏ ra hữu hiệu để diệt bệnh SALB trong đó có kết nhất phải kể là : Mancozeb, Benobil, Thyophanate- methyl, Triadimefon và Chlorothalonil. Phương tiện phun thường dùng các máy phun bột, phun thuốc lên cao như các máy phun mù.
Có thể sử dụng phương pháp làm rụng lá nhân tạo với các hoá chất như 2,4,5-D, Tryclopyr phun bằng máy bay để làm lá cao su già rụng sớm và nhanh, lá cao su non sớm ổn định để làm giảm bớt sự thiệt hại do bệnh SALB.
2 Bệnh phấn trắng :
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1918 tại Java. Đến nay bệnh phấn trắng xuất hiện trên hầu hết các nước trồng cao su tại Châu á, Châu Phi và Châu Mỹ.
Từ nhiều năm nay, bệnh phấn trắng đặc biệt nghiêm trọng tại Srilaka., Indonesia, Mã Lai và Zaire. Bệnh này là nguyên nhân chủ yếu của việc rụng lá lần 2 của cao su sau lần rụng lá qua đông.
Sự thiệt hại của bệnh khó ghi nhận. Tuy nhiên, theo số liệu tại Nam ấn Độ, năng suất cây tăng 100 % khi kiểm tra được bệnh.
* Nấm bệnh :
Nấm bệnh có tên là Oidium Hevea Hypomycetes bào tử nấm có kích thước 25-42x12-17u, có dạng hình trống, màu trắng, có nhiều boà tử dính thành chùm.
* Triệu chứng bệnh :
Bệnh thường chỉ tấn công các lá non dưới 2 tuần tuổi và các chồi non mọc lại sau khi qua đông. Nấm tấn công lá, hình thành các đốm phấn trắng bên ngoài lá, nhất là ở mặt dưới lá. Lá bị thiệt hại nhiều nhất là các lá non còn màu nâu nhạt hoặc vàng nhạt khiến lá bị xoắn lại, khô héo, trở màu đen và rụng, cuống lá còn dính trên cành một thời gian. Nếu lá đã trưởng thành lá trở màu xanh nhạt lớp Cutin dày lên, các đốm bệnh phát triển và rụng lá. Nếu lá không rụng lá bị biến dạng và đốm bệnh có màu vàng nhạt.
Khi một phần lá bị nhiễm bệnh và rụng, việc mọc lá non kéo dài thêm 2-4 tuần lễ : nếu chồi non còn sống được cây ít bị thiệt hại, nhưng thông thường bệnh tấn công mạnh gây nhiều đợt rụng lá có thể đưa đến chết cành. Phát hoa cùng dễ bị nhiễm bệnh khiến thất thu hạt cao su.
* Sự lây lan :
Bệnh phấn trắng lây lan do các bào tử nấm bệnh bay theo gió. Các bào tử nấm bệnh tồn tại suốt năm trên các cây con trong vườn ương, các chồi non mọc dưới tán cây già và khi gặp điều kiện thuận lợi nó sẽ sinh sản ra các bào tử để phát triển và gây bệnh. Nấm Oidium chịu ảnh hưởng nặng môi trường. Nếu thời tiết vào cuối mùa rụng lá qua đông gặp lúc nhiệt độ thấp, đêm lạnh đặc biệt có sường mù gây độ ẩm cao và kéo dài là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh.
* Phòng trị bệnh :
- ở vườn ươm phun bột lưu huỳnh (S) 6 đến 9 kg/ha. ở vùng bệnh quá nặng có thể dùng phương pháp rụng lá nhân tạo tuy nhiên rất tốn kém.
- Chọn các giống ít nhiểm bệnh theo vùng trồng như AV 2037, RRIC 100, 102, PB 86.
Bón thêm phân cho cây để giúp cây thêm khả năng chống chịu bệnh.
3. Bệnh rụng lá mùa mưa :
Bệnh rụng lá mùa mưa được phát hiện tại Burma, Nam ấn Độ, Srilanka, Châu Phi và Châu Mỹ (Brazil, Costarica và Peru). Nấm bệnh chỉ tác hại trong các điều kiện đặc biệt thích hợp như : nhiệt độ thấp kéo dài, ẩm ướt, ít có ánh nắng mặt trời ở Nam ấn Độ bệnh này được nghiêm trọng nhất cây cao su làm mất từ 30-35% sản lượng trong trường hợp bệnh nặng. ở Nam Thái Lan và phía bắc của miền tây Mã Lai., bệnh gây rụng lá làm mất sản lượng nghiêm trọng. ở Brazil, bệnh này gây tác hại chẳng kém gì bệnh SALB.
* Nấm bệnh:
Do 5 nòi nấm bệnh Phytophthora họ Pithiaceae bộ Peronosporales gây nên, mỗi nòi nấm bệnh tác hại ở mỗi vùng trồng cao su trong đó nòi P.palmivora là phổ biến nhất. Người ta gặp nòi P.meadii tại Miến Điện, ấn Độ và Srilanka; nòi P.botrysa tại Tây Mã Lai và Thái Lan; nòi.citrophthora tại Vân Nam trung quốc và P. capsici tại Brazil. Bào tử nang hình quả lê có chứa từ 4-6 động bào tử hình cầu có 2 tiêm mao nên có thể di chuyễn nhanh trong nước. Sợi nấm không có vách ngăn.
* Triệu chứng :
Triệu chứng lần đầu tiên được ghi nhận là lá xanh rụng thành đám trên mặt đất. Lá rụng vẫn còn xanh nhưng cuống lá và các gân lá có các đốm nâu đậm hay đen và giữa đốm bệnh có xuất hiện một vài giọt mủ, sau đó bệnh có thể tấn công các cành cây non gây chết cành.
Các trái non còn vỏ màu xanh dể bị bệnh, đầu tiên trên trái có các đốm đen ứa mủ như trên lá, trái trở nên màu đen, méo mó và lột lép.
Bệnh tấn công cây gây rụng lá, mất mủ, nếu bệnh nặng phải nghỉ cạo một thời gian và gây mất mùa hạt cao su.
* Sự lây lan: Bệnh lây lan do các bào tử nấm bệnh có thành dầy vẫn còn còn tồn tại được qua mùa khô trên các phần thực vật đã nhiểm bệnh, trên cây cỏ trong vườn và trên mặt đất. Đến mùa mưa, nước mưa bắn tung các bào tử nấm bệnh sang các cây lân cận đẻ phát triển bệnh.
* Phòng trị bệnh:
+ Cần làm thông thoáng vườn cây và tránh trồng các giống mẫn cảm bệnh như RRIM 600, PR107...
+ Trị bệnh bằng cách dùng các loại thuốc đặch trị như Actidione, Oxyclorua Đồng để phun trên lá. Tuy nhiên việc trị liệu trên cây cạo mủ thường rất tốn kém và đòi hỏi cá phương tiện phun đặc biệt như máy bay nên thường khó thực hiện.
4. Bệnh héo đen đầu lá:
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1905 tại Châu á, năm 1920 tại Châu Phi (Uganda) vào năm 1926 tại Châu Mỹ (Brazin). Bệnh hiện nay tác hại trên cao su ở tất cả các nước trồng cao su trên thế giới.
Bệnh tấn công cây cao su ở mọi lứa tuổi, từ cây non trong vừơn ương đến cây cạo mủ và bênh chỉ trầm trọng khi gặp môi trường ẩm ướt. Như vậy, bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào có điều kiện thuận lợi và có thể lập lại nhiều lần trong năm.
* Nấm bệnh :
Trước năm 1960 nấm bệnh có tên là Gloeosporium Alborubrum Petch. Nay được công nhận là Collectotrichum Gloeosporioides Benz. Họ Ascomycete bộ Polystigmagales.
* Triệu chứng bệnh :
Lá non nhỏ hơn hai tuần tuổi rất dễ nhiễm bệnh. Các lá bị bệnh tấn công sẽ trở màu đen, héo và rụng đi cuống lá vẫn còn lại trên cành một thời gian và sau đó cũng rụng. Nếu bệnh tấn công lúc lá đã trưởng thành thì tác hại của bệnh sẻ kém phần trầm trọng, bị bệnh méo mó nhưng vẫn còn tồn tại trên cành.
Các đốm bệnh, thường xuất hiện ở đầu lá, hình tròn có kích thước nhỏ khoảng hơn 2mm đường kính, bên trong có màu vàng khô và có thể rơi rụng và tạo nên một vết như lổ đạn. Nếu gặp thời tiết thuận lợi, nấm bệnh sẻ tấn công cành non gây chết cành. Bệnh thường gây thiệt hại nặng cho vườn ương cây non.
* Cách lây lan:
Nấm bệnh sản sinh ra nang bào tử có chất nhầy và khó bay trong gió. Các nàng bào tử sẻ được nước mưa bắn tung lên để gây bệnh. Nang bào tử tồn tại lâu trong môi trường ẩm ướt để phát triển bệnh.
* Phòng trị bệnh:
+ Tránh trồng các giống mẫn cảm với bệnh trên các vùng ổ bệnh như giống PB 86, RRIM 527, RRIM 728, RRIM 712. Trái lại nên chọn các giống tương đối kháng bệnh như PB 217, PR255...
+ Phun phòng bệnh với các laọi thốc như Zineb(0,3-0,5%) dung dịch Bordeau(0,5-1%), oxyclorua đồng (0,5-1%).Phun lập lại nhiều lần cách nhau 10-15 ngày. Lưu ý đặc biệt : phòng trị cho các cây non trong vườn ương.
5. Bệnh Corynespora:
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1949 tại vùng cao su châu phi. Hiện nay, ngoài tác hại của bệnh trên các cây non trong vườn ương, vườn nhân gỗ ghép, bệnh còn gây tác hại nghiêm trọng trên một số dòng vô tính mẫn cảm như RRIM 725, RRIC103... ở tuổi cây đang cạo mủ.
Hiện bệnh đang xuất hiện và phá hại cao su tại ấn Độ và Đông Châu Phi.
* Nấm bệnh :
Corynespora cassiicola Weir:
Sợi nấm có màu xám hoặc màu nâu. Bào tử nấm có màu nâu nhạt, hình bầu dục, nhiều vách ngăn, chiều dài rất biến thiên.
* Triệu chứng bệnh:
Bệnh tấn công lá non và cả lá trưởng thành, đặc biệt là tấn công vào gân lá. Đầu tiên xuất hiện các đốm nâu hơi vàng và sau đó vết bệnh lan rộng thành đốm một tròn hoặc có hình dáng thất thường màu nâu nhạt có đường kính từ 1-8mm. Lá non bị bệnh tấn công sẻ nhăn nhúm và rụng. ở lá già, các phần gân bị bệnh biến thành màu nâu đen, vết bệnh phân nhánh theo hình xương cá trên gân lá, sau đó lá bị biến màu và rụng đi.
* Cách lây lan:
Nấm bệnh sinh sản ra các nang bào tử hình trụ dài ở cả hai mặt lá. Nước mưa làm bắn tung các nang bào tử là con đường lây lan của bệnh này.
* Ký chủ:
Nấm Corynespora tấn công nhiều loại cây như cây đu đủ, cây gai, và các loại rau cải như rau diếp, dưa gang, cà chua....
* Phòng trị bệnh:
Bệnh thường phát sinh từ các cây thiếu dinh dưởng nhất là thiếu đồng (Cu)vì vậy nên bón đầy đủ phân cho cây.
+ Trị bệnh bằng cách phun các loại thuốc góc đồng hoặc các loại thuốc diệt nấm bệnh có góc Carbamate.
6. Bệnh đốm mắt chim:
Bệnh đốm mắt chim thường gặp trong vườn ương cao su. Bệnh thường tấn công cây gốc ghép trong khi cành ghép ít bị bệnh hơn. Bệnh thường không gây chết cây nhưng làm rụng lá khiến cây chậm tăng trưởng. Bệnh thường tác hại trên các loại đất nhẹ, nghèo dinh dưỡng thoát nước nhanh. Bệnh chỉ tấn công lá non, lá già thường ít hoặc không bị bệnh.
* Nấm bệnh:
Drechslera heveae petch:
* Triệu chứng bệnh:
Triệu chứng bệnh thay đổi tùy theo tuổi lá bị bệnh tấn công. Dấu hiệu tiểu biểu của bệnh là 2-3 tuần lễ sau khi lá non bị tấn công, trên mặt lá có những đốmtròn đường kính 1-3mm, bệnh trong đốm trong suốt như giấy bóng, bên ngoài bao bọc bằng một bìa màu nâu nhạt. Sau đó phần phiến lá bên trong đốm bị rơi rụng.Trên các lá non có màu nâu tím, vết bệnh phát triển có màu vàng trong đó như ngấm nước, lá trở nên màu đen, một phần phiến lá bị cong queo vàrụng.
Nấm bệnh có thể tấn công nhiều lần gây rụng lá liên tục và đọt non của cây có hình dáng như đầu điếu xì gà (Cigar top). Cuống lá và nầm non cũng có thể bị bệnh tấn công.
* Cách lây lan:
Bào tử nấm bệnh được sản sinh ở mặt dưới lá ở các đốm bệnh màu trong suốt thành từng đám sáng lấp lánh. Bào tử bay được trong gió, bệnh lây lan rất nhanh.
* Phòng trị bệnh:
+ Phòng :ở vườn ương do nấm bệnh ít tấn công các cây khoẻ bệnh nên cần chăm sóc đầy đủ cho cây non. cây lớn che bóng nhau sẻ làm giảm mức độ bệnh. Cần lưu ý các vườn ương thiết lập trên đất hoặc đất Laterit vì cây dể bị khô hạn nên dể nhiểm bệnh.
+ Trị bệnh : Trị bằng cách phun các loại các loại thuốc diệt nấm bệnh, phun lập lại nhiều lần với định kỳ phun mỗi tháng một lần khi thấy có triệu chứng bệnh.
B/ Sâu hại cây cao su :
So với các bệnh do nấm gây nên thì thiệt hại trên cây cao su do côn trung được đánh giá mức ở độ thấp. Côn trùng thường tấn công cây cao su ở một vài vị trí đất đặc biệt và gây tác hại trên số cây ở rải rác trong vườn. Do mức thiệt hại không lớn nên rất ít nghiên cứu cũng như ít tài liệu phổ biến vết côn trùng gây hại trên cây cao su. Theo nghiên cứu của Wyniger R(1962), cây cao su bị tất cả 24 loài côn trùng phá hại, trong đó ở rễ có 3 loài, thân có 5 loài, lá có 8 loài và mầm non có 7 loài.
I/ Côn trùng hại rễ:
1. Mối :
Mối là loại côn trùng phá hại cao su từ nhiều năm qua và vào năm 1936 Sharpes ở Mã Lai đã ghi nhận mối là loại côn trùng duy nhất phá hại cao su. Mối tác hại đặc biệt tại Mã Lai và Inđônesia, ít nghiêm trọng hơn tại ấn Độ, Campuchia và Việt Nam cũng như tại Châu Phi và Brazin.
Các mối phá hoại cao su thường gặp là : Coptotermes Curvignatus Holmgr. ở Mã Lai và Inđônesia; Cestaceuus ở Brazin; Neotermes Greeri và N.militaris ở Srilanka Odontotermes Obesus ở ấn Độ.
Tác hại của mối nghiêm trọng trên các diện tích cao su trồng trên các loại đất rừng mà công tác chuẩn bị đất không được thực hiện chu đáo. Cây tum, dù là cây đang khoẻ mạnh thường bị mối tấn công nhiều hơn các dạng cây con khác. Cây bị mối phá hại các triệu chứng trên lá thường xuất hiện muộn nên khi đã phát hiện thì thường cây đã chết.
Trên cây bị mối tấn công, triệu chứng thường thấy là có sự xuất hiện các đường hầm bùn, đất phủ ở phần thấp của thân cây và lúc đó mối đã tấn công vào bên trong thân cây và có hiện tượng mủ ứa ra bên ngoài. ổ mối thường được xâyngầm dưới đất. Từ tổ chính các đường hầm mới sẽ được xây dựng rất xa hướng đến các nơi mà mối có thể tấn công như phần rể cây cao su. Các cây trưởng thành nếu các bộ phận rễ bị hư hại cũng dễ bị mối tấn công.
Ở đất rừng mới khẩn hoang, thường có rất nhiều loại mối cư trễ và khó có thể diệt toàn bộ nên sau khi trồng phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và kịp thời bằng các loại thuốc diệt mối được sử dụng dưới dạng chất lỏng đổ chung quanh gốc cây như thuốc các dạng Chloride Hiđro - Carbon : Chlordane, Heptachlore... Hoặc rắc thuốc dạng bột và hạt vào đất trong hố trong khi trồng.
2. Tuyến trùng:
Tên tuyến trùng: Meloidogyne Sp. Nematoda tuyến trùng tấn công chủ yếu rễ các cây non trong vườn ương và đôi khi cả rễ các cây trưởng thành. Cây cao su bị tuyến trùng xâm nhập có nhiều u rễ, rễ cong queo, các rễ bàng phát triển nhiều, không bình thường. Lá mủm, héo rũ, sinh trưởng cây bị chậm lại, quả lép và chín non.
Tuyến trùng cái hình quả lê hoặc hình quả chanh, ký sinh bên trong rễ cao su làm thành các u rễ hình tròn hoặc hình bầu dục dài có kích thước khác nhau. Con cái, ấu trùng và trứng đều nằm trong u rễ. Con đực và ấu trùng non vẫn ở dạng giun. Các u rể bị thối hoặc bị khô sẽ giải phóng tuyến trùng và trứng vào đất là tác nhân lây lan của tuyến trùng.
Trị bằng các lọai thuốc đặc trị tuyến trùng như Furadan, Vifuran, Mocap.
3. Bọ rầy (Cockchafers) :
Bọ rầy phá hoại cao su được phát hiện vào năm 1968 tại Mã Lai.
Bọ rầy tác hại nhiều ở vườn ương có thể gây hại lớn vì một con bọ rầy có thể phá hại nhiều cây mà trên 1ha có khi tìm được hơn 500.000 con. Thường bọ rầy tấn công các cây họ đậu phủ đất trước sau đó mới đến rễ cao su con. Thiệt hại do bọ rầy gây ra cho cao su trưởng thành thường không đáng kể.
Bọ rầy thường gây hại cho các diện tích cao su trồng gần rừng nhất là trên các loại đất nhẹ vìđất này không rây trở ngại cho việc di chuyển của ấu trùng.
Tác nhân gây hại: Nhiều loại bọ rầy thuộc nòi Coleoptera họ Melolonthidae được ghi nhận. Các nòi chính ở Mã Lai là : Psilopholis Vestita Sharp; Lachnostermi bidentata ở Srilanka; H.Serrata; H.Rufoflava ở ấn Độ.
Côn trùng trưởng thành là bọ cánh cứng to, nặng có thể bay được, thường bay vào buổi chiều, đẻ trứng trên lá các loại cây rừng. Ban ngày con bọ rầy nằm vùi trong đất. Ấu trùng mập, màu trắng hoặc hơi vàng, sống trong đất, thường gọi là con sùng. Chính các con sùng này ăn rễ cao su và làm hư hại cây.
Trị bọ rầy bằng cách đào, nhặt hết sùng và dùng các loại hóa chất diệt côn trùng, đổ thuốc chung quanh rễ cây. để diệt các con trường thành nên dùng các loại thuốc dạng hạt đổ trên mặt đất. Thuốc được sử dụng thường là Furadan, Basudin, Trêbon ... Có thể dùng bẫy đèn để bắt bọ rầy.
II. Côn trùng phá hoại thân lá:
1. Rệp vàng :
Rệp vàng gây tác hại nhiều tại Mã Lai cả trên cây trong vườn ương và cây trưởng thành. Rệp chỉ gây tác hại vào lúc cây rụng lá qua đông, có thể gây rụng lá đợt hai.
Rệp vàng có tên khoa học là Henitarsonemus latus Banks. Rệp có màu vàng hơi xanh, kích thước rất nhỏ con đực dài khoảng 0,15mm, con cái dài 0,2mm. Rệp thường tập trung ở mặt lá như một đám bụi phấn màu trắng hơi vàng. Trứng rệp có kích thước 0,1mm dài, màu trắng dễ nhận thấy. Trứng phát triển nhanh 3-4 ngày đã trưởng thành. Rệp phát triển mạnh vào mùa nắng và khi gặp điều kiện ẩm ướt số lượng rệp bị giảm đi.
Lá bị rệp phá hoại có màu nhạt, không phát triển được nên rất bé, bìa lá gợn sóng, lá méo mó và rụng, cuống lá vẫn còn dính vào thân một thời gian. Khi Rệp phá hại nặng cây con ở vườn ương bị hư chồi ngọn, chậm tăng trưởng.
Có thể trị Rệp vàng bằng cách phun các lọai thuốc diệt côn trùng như : Supracide, Bassa, Endosulfan.
2. Sâu ăn lá :
Xuất hiện nhiều ở Brazin và Guyana gây thiệt hại cho cao su Châu Mỹ.
Sâu là giai đoạn côn trùng phá hại cây nhiều nhất. Sâu con chỉ ăn lá non, nhưng sâu trưởng thành ăn lá già và cả vỏ của những cành non. Sâu thường phá hại vào mùa cây rụng lá qua đông và kéo dài cho đến khi cây ra lá non hoàn chỉnh. Khi sâu tấn công nặng gây trở ngại cho việc ra lá non và gây mất sản lượng ở cây cạo mủ.
Sâu có tên khoa học là Erynnys Bộ Lepidoptera Họ Sphingidae. Trứng sâu ở mặt dưới lá, sâu trưởng thành dài 8-9cm có màu xanh hoặc xanh xám. Bướm có cánh dài 4-8cm, con cái có cánh màu xám, con đực có cánh màu xám đậm hoặc nâu. sử dụng nhiều loại thuốc sát trùng như Trebon, Ofatox, Carbaryl, Trichlorphorm dạng bột Lindan để phun.
3. Rệp phấn :
Rệp phấn tên Panococcus citri Bộ Homoptera Họ Pseođococciae.
Lá cao su bị rệp phấn bị xoắn cong xuống dưới có vết mốc mồ hóng, có long tơ trắng bằng vải trên các gân chính của lá ngọn và cổ rễ.
Con cái rệp phấn màu vàng nâu hơi đỏ da cam dài 3mm có bao phủ 1 lớp màu trắng như bột vãi. Con đực dài khoảng 1-1,5mm, cánh màu trong xanh óng ánh dài hơn thân, đuôi rất dài.
Rệp thường phá hại ngọn cây và lá non khiến cây cằn lại, không tăng trưởng được. Một năm có nhiều lứa rệp. Loài rệp này phá hoại cao su trên khắp các nước.
4. Rệp vảy :
Tên khoa học : Ferrisia virgataBộ Homoptera Họ Pseođococciae.
Rệp vãy phá hại các cây cao su non làm cho cây sinh trưởng chậm lại, gốc thân non bị cong queo có phủ lớp trắng.
Rệp vảy hình trứng dài 4mm, lưng có phủ vãy, di chuyển chậm. Thời gian phát triển của một lứa rệp vãy chỉ cần có 4-6 tuần cho nên trong một năm có nhiều lứa Rệp này xuất hiện.Rệp gây hại phổ biến ở tất cả các vùng trồng cao su và hại nhiều nhất trên các vườn ương cây giống.
5. Rầy :
Tên rầy : Osmilla flovolineata Deg Orthoptera Acridiidae.
Rầy Osmilla làm cây non rụi lá. Rầy màu nâu vàng, cách có đốm màu sậm, mỗi chân có 8 gai, loại rầy này phá hại chủ yêú ở Nam Mỹ.
6. Nhện đỏ :
Tên nhện đỏ Tetranyclus urticae Koch Acarina Trombidiformes.
Nhện đỏ làm lá cao su non bị bạc màu, có đốm xám vàng, ngọn lá bị cong lại. Nhện chỉ có kích thước nhỏ chỉ dài 0,3-0,4mm, hình trứng, màu xanh lục hoặc vàng nhạt, trên thân có các đốm sậm. Nhện cái đẻ trứng ở mặt dưới lá, 5-6 ngày sau ấu trùng nở ra hút nhựa lá cây và trưởng thành sau 2-3 tuần lễ. Dưới mặt lá bị bệnh phủ kính mạng nhện.
Mỗi năm có nhiều lứa nhện. Nhện đỏ xuất hiện ở khắp các vùng trồng cao su trên thế giới.
C. Động vật phá hại :
1. Ốc sên :
Ốc sên gây tác hại đáng kể trên cây cao su. ốc sên bò lên câyăn đọt non của chồi chính khiến các chồi nách phát triển lại bị ốc sên phá hại tiếp gây trở ngại cho việc tăng trưởng của cây cao su.
Ốc sên gây hại trên cao su có tên là Mariaella dussumieri Gray và Parmarion martensi Simroth. Trị ốc sên bằng phương pháp sinh học hoăch hoá học bằng chất Methalđehye.
2. Chuột :
Chuột gây thiệt hại nghiêm trọng trong vườn ươm và các diện tích cao su trồng trên các vùng đất mới gần rừng. Chuột ăn hạt và cây con, chồi mầm của cây lớn và lớp vỏ cây gần gốc thường ở chiều cao 1 mét cách đất.
Dùng bả để diệt chuột.
3. Sóc, nhím, cúi :
Phá hại hạt, rễ, thân cây con và vỏ cây lớn. Đặc biệt vết phá của Sóc dễ nhận thấy là vết gặm mòn vỏ hình xoắn ốc dường như để hút mủ cao su.
Diệt bằng cách đánh bẩy, dùng bả độc.
4. Các loại thú khác :
Ở các đất đặc biệt gần bìa rừng có các loại thú rừng phá hoại như : Thỏ, khỉ, nai, mển, heo rừng, voi... Diệt bằng phương pháp đánh bẩy và xua đuổi đối với các con thú rừng lớn.
Ở các vùng có các đàn gia súc chăn thả như ở Tây Nguyên, tác hại của trâu, bò rất trầm trọng, nhiều diện tích cao su kiến thiết cơ bản nhất là cao su 1-3 tuổi bị thiệt hại nghiêm trọng đôi khi phải thanh lý để trồng lại. Trâu bò ăn đọt non, lá non, dẫm đạp lên cây cao su non, húc và cạp vỏ các cây lớn và cây đang cạo mủ. Biện pháp ngăn chặn rất tốn kém như phải rào dậu, đào hao sâu 1,5-2 m, rộng trên 1 m xung quanh diện tích trồng.
D/ Nhận xét tình hình sâu bệnh hại cây cao su:
1. Bệnh trên cây cao su Việt Nam :
Do điều kiện sinh thái của các vùng trồng cao su tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên và tuỳ theo mức độ xuất hiện và tác hại, có thể chia làm 2 nhóm bệnh như sau:
1.1. Các loại bệnh chưa được ghi nhận trên cây cao su Việt Nam.
- Các loại bệnh rễ.
- Bệnh rụng lá Nam Mỹ.
Đây là các loại bệnh đang gây tác hại nặng ở một số vùng trồng cao su trên thế giới. Các loại bệnh trên mặc dù cho đến nay được ghi nhận là chưa xuất hiện tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên Việt Nam nhưng với quy mô sẽ phát triển cao su ra các vùng duyên hải Miền Trung và các tỉnh phía Bắc đồng thời với việc giao lưu và di chuyển của người và thực vật không được kiểm dịch
thích hợp thì việc xâm nhập và phát triển của các loại bệnh trên vẫn có nguy cơ xuất hiện tại Việt Nam. Các hiểu biết về nguyên nhân triệu chứng và cách phòng trị bệnh là rất cần thiết.
Các loại bệnh trên xuất hiện với mức độ nặng nhẹ tuỳ theo điều kiện sinh thái của vùng trồng cùng như mức độ chăm sóc, phòng trị bệnh và kahi thác cây. Kinh nghiệm cho thấy trong cùng 1 vùng sinh thaí dễ nhiễm bệnh, mức độ bệnh được ghi nhận là nhẹ trên các diện tích có phòng trừ bệnh kịp thời so với mức độ bệnh nặng ở các diện tích không được phòng trị đúng mức.
2. Biện pháp phòng trừ bệnh hữu hiệu :
Để việc phòng trị bệnh có hiệu quả cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp sau :
- Phải có một đội ngũ cán bộ bảo vệ thực vật (BVTV) tương xứng với quy mô diện tích và tình trạng bệnh hại. Các cán bộ BVTV phải được tập huấn và nâng cao tay nghề cũng như trình độ hiểu biết về các loại bệnh nhất là các loại bệnh mới xuất hiện trên thế giới.
Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là các thời điểm bộc phát của mỗi loại bệnh.
- Tập huấn công nhân về triệu chứng bệnh cũng như phương pháp phòng và trị bệnh. Công nhân là người thường xuyên theo sát vườn cây nên có thể giúp phát hiện sớm các loại bệnh.
- Phải định danh đúng loại bệnh và xác định đúng mức độ bệnh.
- Ngay sau khi phát hiện bệnh, phải triển khai ngay việc phòng trị dù mức độ bệnh còn rất nhẹ. Việc trị sớm giúp giảm bớt tác hại của bệnh, đồng thời nâng cao hiệu quả và giảm bớt chi phí của việc chữa trị.
- Sử dụng đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đúng phương pháp để dập tắt ngay sự lây lan của bệnh.
- Sau mỗi đợt trị bệnh, phải kiểm kê đánh giá lại mức độ bệnh để có kế hoạch hữu hiệu cho đợt trị bệnh kế tiếp.
Phải áp dụng các phương pháp an toàn cho người lao động trong khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
-----o0o-----
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top