Kỹ thuật trồng hoa mai

Kỹ thuật trồng hoa mai 

Cây mai vàng rất thích ánh sáng, ưa nắng, nhiệt độ thích hợp từ 23- 30độ C, ẩm độ 80%. Tuy nhiên cây mai không chịu úng nhưng cần lượng nước tưới nhiều ở mùa nắng nóng và hanh khô.

I/ GIỐNG :

Hiện nay nhà vườn chỉ siêu tầm và  trồng chủ yếu các giống như:

- Mai vàng 5 cánh : Đặc  điểm ít nụ, ít hoa, đôi khi trên hoa có 6 - 7 cánh hoa như mai vàng cánh tròn, mai vàng cánh dún.

- Mai vàng nhiều cánh : Đặc điểm hoa chùm nhiều nụ, nhiều hoa, hoa lớn có màu vàng chanh tươi rực rỡ, mỗi hoa có từ 8 - 12 cánh họac nhiều hơn, các lớp cánh xếp chồng lên nhau như : Mai giảo, Mai huỳnh thủy.

II/ THỜI VỤ :

Cây mai có thể gieo trồng hầu hết các tháng trong nãm, nhưng thích hợp nhất là gieo hạt cuối tháng 1 - tháng 2 âm lịch. Thời điểm trồng tốt nhất là cuối mùa thu 7 - 8 âm lịch.

III/ CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG :

Đa số các loại đất đều trồng được mai, thích hợp nhất là đất thịt nhẹ, đất cát pha,nhưng yêu cầu đất phải tơi xốp, nhiều dinh dưỡngvà ngược lại mai không trồng được trên đất chua phèn họac thường xuyên ngập úng.

- Trồng luống : cày bừa kỹ, phơi ải, lên luống cao 20 - 30cm, rộng 1 -  1,2m kết hợp đào hố đánh rãnh rộng 40 - 50 cm

- Trồng chậu : dựa vào tuổi, kích cỡ cây mà làm chậu có kích cỡ khác nhau. nếu mai 1 - 3 tuổi có thể trồng chậu có đường kính 38 - 40 cm, cao 20 cm. Khi mai được 3 nãm tuổi trở đi cần trồng chậu lớn hơn có đường kính từ 50 - 60 cm, cao 25 -30 cm, đồng thời hỗn hợp đất + phân hữu cơ hoai mục + tro trấu tỷ lệ 1/3 trộn đều để trồng.

IV/ MẬT ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH TRỒNG :

- Trồng luống : Từ khi trồng cây con đến khi nhà vườn bán được mai khoảng 3 năm. khoảng cách trồng 80 cm - 1m / hố. Mỗi hố trồng 1cây.

- Trồng chậu : Từ khi trồng cây con đến năm thứ 2 khoảng cách 60 cm - 80 cm / chậu. Mai năm thứ 3 khoảng cách 80 cm - 1 m / chậu. Mỗi chậu trồng 1 cây.

Nếu sau trồng 3 năm nhà vườn chưa bán mai được, phải sang chậu có kích cỡ lớn hơn. khoảng cách từ 1m - 1,2 m / chậu / cây.

V/ CÁCH TRỒNG :

Sau khi cây con được 10 - 12 lá đem trồng. Trước khi trồng cho hỗn hợp sẵn vào hố hoặc chậu một lớp vừa phải, rồi đặt bầu xuống, tiếp tục đổ hỗn hợp vào vừa lấp gốc, dùng tay nén chặt gốc, tưới nước.

- Trồng xong nếu gặp nắng nóng phải làm vòm che.

- Trồng những ngày râm mát hoặc chiều mát.

- Chọn những cây khỏe mạnh, xanh tốt không sâu bệnh để trồng.

VI/ LƯỢNG PHÂN BÓN, CÁCH BÓN PHÂN :

*Lượng phân bón : ( kg / sào ).

- phân chuồng hoai mục : 1000 kg

- Tro + trấu                      : 100 - 200 kg

- Lân                                    : 10 - 15 kg

- DAP  18 - 46                  : 8 - 10 kg

- NPK  16 - 16 - 8             : 8 - 10 kg

* Cách bón :

- Bón lót trước khi trồng : toàn bộ lượng phân chuồng + Lân + tro, trấu.

- Bón thúc :

 Lần 1 : Từ tháng 1 - 2 AL DAP : 4 - 5 kg

 Lần 2 : từ tháng 3 - 4 AL DAP : 2 - 3 kg

 Lần 3 : Từ tháng 5 - 6 AL DAP : 1 - 2 kg

  Lần 4 : Từ tháng 8 - 9 AL NPK 16 - 16 - 8 : 5 - 6 kg

VII/ TƯỚI NƯỚC :

Thời tiết nắng nóng hanh khô tưới 2 - 3 lần/ ngày. Mùa mưa có những ngày nắng nhẹ tưới 1 - 2 lần/ ngày.

Chú ý : Nếu Mai lớn đủ năm tuổi,nhà vườn vặt lá để có hoa bán tết, khi thấy mùa mưa giảm dần khoảng cuối tháng 10 và tháng 11 AL phải tưới nhiều nước, sang đầu tháng 12 AL giảm lượng nước tưới ít hơn. Nhưng đảm bảo đủ nước không để cây thiếu nước.

VIII/ CẮT TỈA - TẠO DÁNG - UỐN CÀNH :

Cắt tỉa kết hợp với tạo dáng, uốn cành là việt làm thường xuyên của nhà vườn.

-  Cắt tỉa những cành cùng nằm 1 vị trí trên thân, chỉ để 1 cành nằm phía lồi của thân và cắt bỏ cành phía lõm.

- Uốn cành cây mai có những khoảng trống, thiếu cành lá, phải uốn cành từ vị trí khác sang để tạo sự hài hòa. 

- Tào dáng cây mai đẹp có thể áp dụng một trong ba cách sau :

* Tạo dáng mai cảnh : Cắt tỉa theo hình chóp đều, chóp lệch hoặc hình cầu.

* Tạo dáng mai thế hay mai kiểng cổ : Cây mai đồi hỏi phải phân cành đúng vị trí, cành bên lồi phải đủ, cành bên lõm thừa cắt bỏ hoặc các cành phân đều tứ diện theo hình chóp đều.

Chú ý : Sau khi cắt tỉa uốn cành xong phải kết hợp bón phân bổ sung : DAP : 1 - 2 muỗng cà phê / gốc.

IX/ CHĂM SÓC ĐỂ MAI CÓ HOA TRÚNG TẾT :

- Cây mai thường khỏang 15 / 8 AL cây có bộ lá xanh tốt khỏe mạnh, có nhiều nụ non ở sát nách lá thì đến tết sẽ cho nhiều hoa. Nếu khoảng 10 - 20 tháng 8 AL cây mai chưa có nụ non hoặc ít nụ nhà vườn cần bón bổ sung thêm NPK 15 - 30 - 15 mỗi gốc 1 - 2 muỗng cà phê.

- Tháng 11 - 12 âm lịch phải tưới đủ nước cho cây không tưới thừa, thiếu.

- Nếu cuối tháng 10 - 11 AL cây mai có bộ lá già nụ lớn, lá già hơi chuyển sang vàng có khả năng nỡ hoa sớm. Phải tăng cường tưới nước kết hợp phân Urê pha loãng 1/2-1 muỗng cà phê / gốc.

- Vặt lá : thường vặt đầu tháng 12 đến 15 - 12 AL. Nhưng còn tùy thuộc vào :

+ Cây Mai khẻo mạnh, bộ lá xanh tốt, nụ lớn. Vặt lá khoảng ngày 8 -> 15 / 12 AL.

+ Cây Mai không được khỏe mạnh, bộ lá không được xanh tốt, nụ nhỏ. Vặt lá khỏang ngày 5 -> 8 / 12 AL.

+ Nếu thời tiết lạnh thì vặt lá sớm hơn 5 - 7 ngày, trời nắng ấm vặt lá muộn hơn 1 -3 ngày.

X/ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI :

1/ Sâu hại :

* Rầy phấn gai đen : thường xuyên gây hại, nhất là tháng 3 - 8 AL.Trên những cây mai có bộ lá dày, xanh tốt sắp xếp chồng lên nhau. Rầy gây hại ở mặt dưới của lá, sống tập trung tạo thành những đám nhỏ rất ít hoạt động, chích hút nhựa làm lá chuyển vàng, rụng.

+ Phòng trừ : Không trồng mật độ quá dày, không bón nhiều đạm.

- Cắt tỉa những cành nhỏ , không đúng vị trí.

- Dùng thuốc  : MASHAL 200SC ;  SUP RACID  40ND.

 *Rệp sáp : Thường xuất hiện và gây hại, nặng từ tháng 2 - 8 AL. gây hại hầu hết các bộ phận của cây nhất là rễ, thân, cuốn lá. hút nhựa cây, làm cây còi cọc suy yếu chậm phát triển. Gây hại nặng làm cây chết.

+ Phòng trừ : - Khi có rệp là có kiến vì rệp và kiến sống cộng sinh. Để trừ rệp và kiến dùng thuốc : CONFIDOR 40ND ; SUPRACID 40ND ; CONFIDO 100SL.

*Sâu tơ : Thường xuất hiện và gây hại, nhưng phá hại nặng nhất khoảng cuối tháng 12 - 1 AL, khi cây mai có đọt lá non, nụ, hoa. Sâu hoạt động mạnh vào sáng sớm hoạt chiều mát. Tác hại trên lá làm khuyết lủng, trên đọt cắn đứt đọt, trên nụ đục và cắn đứt nụ làm cây mai trơ trụi.

+ Phòng trừ : Sâu non ở mật độ thấp dùng tay bắt tiêu diệt, sâu non ở mật độ cao dùng thuốc FACTAS  5EC : PADAN  95SP.

2/ Bệnh hại :

* Bệnh đốm lá : nguyên nhân do nấm,thường xuất hiện và gây hại trên lá,bệnh phát triển mạnh trong điều kiện vườn mai luôn ẩm ước, trên lấ xuất hiện nhiều vết bệnh, ban đầu có một chấm nhỏ màu nâu nhạt, vết bệnh lớn dần có màu nâu đen, xung quanh vết bệnh có màu vàng liên kết lại với nhau làm lá chuyển vàng hoàn toàn khô rụng lá rất nhanh làm cây trơ trụi, chậm phát triển. 

+ Phòng trừ : không trồng mật độ quá dày, bón phân cân đối đúng thời điểm, không bón nhiều đạm, tưới nước đủ không tưới quá nhiều, hạn chế tưới nước vào chiều tối.

- Khi thấy bệnh xuất hiện dùng thuốc để phun như : SUMI-EIGHT ; TOPAN  70WP ; ROVAL 1/800.

*Bệnh cháy bìa lá : Nguyên nhân do nấm, bệnh xuất hiện cuối mùa mưa thường gây hại nặng suốt mùa khô. Chủ yếu gây hại trên lá nhất là những cây mai phát triển chậm. Tác hại làm lá cháy khô từ chóp lá lan dần dọc theo hai mép lá vào bên trong phiến lá làm lá mất màu  khô hoàn toàn và rụng.

+ Phòng trừ : Cần tăng cường bón phân, tưới nước. PhunDITHAE 1/1000 ; CARBAN  50SC ; TOPAN 70WP.

* Bệnh sinh lý : Do nhiều nguyên nhân như cây trồng lâu ngày trong chậu rễ phát triển nhiều nhưng lượng đất ít hoặc tưới nước nhiều lần làm đất bí không thông thoáng, bộ rễ không hút được nước và dinh dưỡng, cây còi cọc phát triển chậm luôn tạo cho các loại bệnh xâm nhập vá gây hại. trên cây thường có những triệu chứng như không nứt đọt non hoặc đọt non yếu có bộ lá nhỏ, lá mỏng thường mất màu, trên lá già bị vàng cháy khô rụng nhanh. Trên cành làm khô cành. Trên đọt làm khô đọt, đôi khi làm chết toàn thân cây.

+ Biện pháp xử lý : Trước khi trồng mai vào chậu cần hỗn hợp đủ các thành phần như  đất + phân chuồng hoai mục + tro, trấu tỷ lệ 1 - 1 - 1. Nếu mai trồng lâu năm phải thay chậu lớn và đất đồng thời cắt xén những rễ phụ không cần thiết, thường xuyên tưới nước đủ cho cây, bón NPK cân đối, bón đúng thời điểm. /.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: