Kỹ thuật trồng hoa Ly

Kỹ thuật trồng hoa Ly

    Hoa ly vốn có nguồn gốc từ nước ngoài mới được du nhập vào Việt Nam trong những thập niên gần đây và rất được ưa chuộng vì vẻ đẹp và hương thơm quyến rũ của nó. Hoa ly còn có yếu tố lâu tàn, giữ được lâu độ tươi và màu sắc trong điều kiện khí hậu nhiệt nóng ẩm. Hiện nay hoa ly đã được trồng và phát triển tương đối mạnh ở một số tỉnh như Đà Lạt (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La), Ba Bể (Bắc Kạn). Qua một thời gian khá dài, cây hoa ly đã chứng tỏ được thế mạnh của mình trong việc đem lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng.

    Hoa ly hiện nay trồng ở Việt Nam chủ yếu bằng phương pháp nhân giống,  bằng cách tách lấy củ con được sinh ra từ củ mẹ. Người ta có thể chỉ trồng những cây hoa ly chuyên để nhân giống, cũng có thể kết hợp với sản xuất hoa vụ Hè sau đó để nhân giống. Phương pháp làm như sau:

1- Chuẩn bị củ giống mẹ:

Chọn củ không sâu bệnh, đường kính từ 8-10cm ngâm vào dung dịch foocmalin 40% pha theo tỉ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.

2- Chuẩn bị vườn ươm:

 Hoa ly là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nên đất trồng hoa ly phải chọn những vùng đất cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới nước. Theo kinh nghiệm thì nên chọn đất ở những vùng núi cao, ven sông, ven hồ hoặc bán đảo là tốt nhất. Đất làm vườn ươm phải là đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, luống rộng 100-120cm, độ dài tùy ý. Đối với nước ta thời tiết thất thường cho nên cần phải có mái lưới để che mưa đá, nắng gió cũng như tránh một số loài côn trùng đến phá hoại.

3- Trồng và chăm sóc

Trồng với khoảng cách 12x15cm/ cây . Mỗi luống rạch 5-6 hàng, sâu 5-7cm; rạch xong tưới đủ nước, đợi nước ngấm đi rồi đặt củ vào hàng, cách nhau 15cm, sau đó lấp đất dày 5-8cm.

  4- Chăm sóc cây con:

  Sau khi cây mọc đều thì bón một lượng đạm u-rê nhỏ (1/1000), có thể sử dụng NH4SO4 để điều chỉnh độ chua. Mỗi ha bón 37kg đạm u-rê hoặc 74kg đạm sunfat amon. Hoặc pha trộn phân đạm với nước để tưới, sau 20 ngày bón phân một lần nữa giống như trên. Đến khi cây chuẩn bị có nụ, mỗi ha bón 75kg diamon phốtphát (DAP) + 22,5 kg monokaly phốt phát (KH2PO4) để cho củ lớn nhanh. Khi cây có nụ thì phun dung dịch sun phat kali và axit boric với lượng 25kg - 30kg cho mỗi héc- ta. Cứ 7 ngày phun 1 lần cho đến khi cây ra hoa. Nếu hòa với nước thì nồng độ phân là 0,3%, nếu phun lên lá thì nồng độ là 0,2%.

- Làm cỏ tỉa xới: Trong quá trình trồng cần tỉa xới nhẹ, xới nông để tránh tổn thương rễ .

- Nhổ bỏ cây bệnh: khi cây bệnh, có sự tiêu hoá dinh dưỡng nhiều, không có lợi cho sinh trưởng của cây, do vậy phải nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời cây bị bệnh.

5-  Đào củ giống

Ở vùng núi cao thường đầu tháng 12, hoa ly lá bắt đầu khô héo, vùng đồng bằng đầu và giữa tháng 1 đến tháng 3 lá héo, cần đào củ ngay để bảo quản. Khi đào củ, không tách ngay củ mẹ với củ con mà nên để 1-2 ngày, sau khi loại bỏ đất bùn và rễ rồi mới tách. Cần chú ý là củ được đào về phải để nơi khô mát, tránh không được phơi ra ánh nắng bị khô vảy. Khi thu hoạch nếu thân cây chưa khô hẳn thì hãy đặt cây vào nơi râm mát khoảng 2-3 ngày, để cho dinh dưỡng trong thân dồn hết về củ rồi mới cắt thân.

 6- Phân loại củ

Mỗi củ mẹ đều có thể tách từ 3-5 củ con tương đối lớn (chu vi 5cm trở lên) và 4-8 củ nhỏ (chu vi 1-3). củ mẹ được phân loại theo độ lớn để dùng, những củ con có chu vi 5 cm trở lên trồng sau 1 vụ có thể thành củ nhỡ để sản xuất hoa (10cm trở lên). Củ có chu vi 1-3cm thì phải trồng 2 vụ mới thành củ sản xuất hoa được.

7- Thu hoạch và bán:

Hoa ly có thể cắt bán từng cành như hoa hồng, nhưng muốn để được lâu khi thu hoạch người ta đem trồng vào chậu nhỏ, mỗi chậu có thể là một vài cây. Hoa ly có thể vận chuyển đi xa và bán tương đối dài ngày bởi sự tươi bền của nó

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: