So sánh độ màu mỡ của các loại đất
Khi hốt một nắm đất trong tay và quan sát, ta có cảm giác đáng chú ý là nắm đất mà ta cầm trong tay là một hổn hợp phức tạp bao gồm các hợp chất vô cơ, các mảnh vụn hữu cơ đã và đang bị phân rã, nước, không khí và vô số các vi sinh vật đang sinh sống ở trong đó. Lớp đất mà các sinh vật đang sinh sống trên đó hoặc trong đó thường mỏng và sắp xếp thành tầng dày từ 1 - 2 mét, đó là nơi cung cấp nguồn chất dinh dưỡng cho cây, cho các sinh vật trong đất; trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp nguồn thực phẩm, gỗ, sợi và nhiều loại nguyên vật liệu khác... đảm bảo cho sự tồn tại của con người.
Ðất có vai trò quan trọng như vậy và nguồn tài nguyên nầy càng ngày càng bị con người lạm dụng, thực tế đã cho thấy đất càng ngày càng trở nên cạn kiệt và suy thoái. Vì vậy để bảo đảm cho sự tồn tại của con người và của các sinh vật khác thì không chỉ có những người nông dân mà mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nầy.
a. Các yếu tố hình thành đất
Ðất là vật thể tự nhiên được hình thành lâu đời từ khi có sự sống xuất hiện trên quả đất, là kết quả của một quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố gồm: mẫu thạch, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian; đây là một định nghĩa đầu tiên và khá hoàn chỉnh về đất. Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cần bổ sung thêm vào một yếu tố khác nữa đó là con người; chính con người khi tác động vào đất làm thay đổi khá nhiều tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất tự nhiên và từ đó đã hình thành nên những loại đất mới không thể tìm thấy được trong tự nhiên.
· Mẫu thạch. Ðây là yếu tố quyết định thành phần cấu tạo và tính chất của từng loại đất. Chẳng hạn như Sa thạch chứa nhiều silic thì tạo nên đất chứa nhiều cát; đá vôi khi tạo thành đất thì đất chứa nhiều ion Ca++, đá chứa nhiều kali thì đất được tạo ra cũng chứa nhiều ion K+....
· Sinh vật. Ðây là yếu tố chủ đạo trong sự thành lập đất. Các vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ biến chúng thành những chất khoáng dinh dưỡng cho rể cây hấp thụ. Trong quá trình phân giải, vi sinh vật một mặt lấy thức ăn để tổng hợp nên chất hữu cơ cho cơ thể mình, mặt khác tổng hợp nên một loại chất hữu cơ đặc biệt trong đất được gọi là mùn, rồi mùn lại tiếp tục bị khoáng hóa tạo nên chất dinh dưỡng cho cây. Chất dinh dưỡng được thực vật hấp thu để sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình sống, nhờ khả năng quang hợp mà thực vật xanh tạo ra một khối lượng lớn chất hữu cơ và khi thực vật chết đi thì chất hữu cơ được trả lại cho đất. Các vi sinh vật đất phân hủy các chất hữu cơ; các nguyên sinh động vật, côn trùng, giun đất... chúng ăn các chất hữu cơ và qua quá trình tiêu hóa, những chất hữu cơ không tiêu hóa được thải ra ngoài theo phân và rồi lại được các vi sinh vật tiếp tục phân giải và cuối cùng hình thành các hợp chất dinh dưỡng cung cấp lại cho thực vật. (theo Russell, trong một ha đất tốt có bón phân thì số lượng giun đất có thể đạt đến 2, 5 triệu con. Còn theo Darwin, khối lượng đất đi qua cơ thể giun đất trong một năm đạt đến 34 tấn/ha và phân của chúng được đưa lên mặt đất, làm cho đất tơi xốp và mầu mỡ hơn, người ta có thể coi chúng là lưỡi cày sinh học).
· Khí hậu. Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến đất thông qua chế độ nước và nhiệt độ của nó, ảnh hưởng gián tiếp đến đất thông qua các loài sinh vật sống trên đó. Sinh vật và khí hậu gắn với nhau một cách chặt chẻ đến mức người ta gọi chúng là điều kiện sinh khí hậu của đất. Nước và nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình phong hóa của mẫu thạch, đến sự hòa tan, rửa trôi, trầm tích, tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong đất... Ở mỗi vùng có điều kiện khí hậu khác nhau và có lớp mẫu thạch khác nhau thì hình thành nên những loại đất khác nhau.
· Ðịa hình. Ðịa hình có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phân bố nguồn năng lượng mặt trời làm cho nhiệt độ và độ ẩm của khí hậu ở các vùng khác nhau và dẫn đến sự phân bố của các quần xã sinh vật khác nhau. Ðiạ hình ảnh hưởng đến tuổi tương đối của đất.
· Yếu tố thời gian. Mẫu thạch muốn hình thành đất phải trãi qua một thời gian lâu dài, thời gian từ khi bắt đầu hình thành đất cho đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Người ta dựa trên chu kỳ bán rã của Carbon phóng xạ (C14) để định tuổi của đất. Chu kỳ bán rã của C14 là 5.700 năm. Khi thực vật còn sống thì tỉ lệ C12 : C14 trong cơ thể không đổi, nhưng khi thực vật chết đi thì cơ thể ngưng hấp thụ C12, còn C14 thì lại bắt đầu phân rã. Phân tích tỉ lệ C12 : C14 trong đất và dựa trên chu kỳ bán rã của C14 để suy ra tuổi của đất. Năm 1958, Devries đã dùng phương pháp này và xác định tuổi của đất hoàng thổ ở Úc Châu có tuổi từ 32 - 42 ngàn năm.
· Con người. Khi chưa nắm được các quy luật của tự nhiên, hoạt động sản xuất của con người hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên; các hoạt động vô ý thức này nhiều khi đã đem lại những tai họa không nhỏ. Ngược lại, khi nắm được các quy luật của tự nhiên, con người đã chủ động trong việc sử dụng đất đai, khống chế được những mặt xấu, phát huy những mặt tốt, bắt thiên nhiên phải phục vụ cho những mục đích của mình. Thí dụ như con người đã biết làm ruộng bậc thang để chống xói mòn do nước, biết tưới nước cho đất khô, biết tháo nước khi đất úng, biết rửa mặn cho đất mặn và biết bón phân và bón vôi cho đất bạc màu... Con người đã làm cho đất thay đổi về thành phần và tính chất của đất, dần dần khác xa đất tự nhiên, hình thành nên những loại đất mới mà tự nhiên không có. Chẳng hạn như đất trồng lúa nước hiện nay có thành phần và tính chất khác hẳn với đất tự nhiên lúc ban đầu.
b. Sự phong hóa và quá trình hình thành đất
* Sự phong hóa
Dưới tác động của các nhân tố vật lý, hoá học và sinh học trong môi trường làm cho trạng thái vật lý và hóa học của đá và khoáng chất trên bề mặt của quả đất bị biến đổi dần và trở thành vụn nát. Quá trình biến đổi đó được gọi là quá trình phong hóa.
· Phong hóa lý học. Tác dụng của phong hóa lý học diễn ra chủ yếu nhất là do sự thay đổi nhiệt độ. Khi nhiệt độ của môi trường tăng lên cao thì các khoáng trong đá bị đun nóng lên và trương nở ra. Ngược laị, khi nhiệt độ của môi trường hạ xuống thì các khoáng trong đá bị co rút lại. Thí dụ như ở Sa mạc ban ngày nhiệt độ có thể lên đến 50oC- 60oC còn ban đêm nhiệt độ có thể hạ đến dưới 0oC, chính sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ là nguyên nhân gây nên sự vở vụn mẫu thạch. Mặt khác, mỗi loại khoáng có hệ số co giản khác nhau (thạch anh: 0, 00031; calcit: 0, 0002 ; mica: 0, 00035 ), sự co giản nội bộ của các khoáng bên trong mẫu thạch xảy ra không đều càng làm tăng thêm sự rạn nứt mẫu thạch. Ngoài ra, khi nước xâm nhập vào các khe nứt và len lỏi tới những khe nứt nhỏ sẽ sinh ra áp suất mao dẫn làm chỗ nứt càng rộng hơn hoặc khi nước trong các khe nứt bị đóng băng thì thể tích tăng lên, tác động lên thành của khe nứt làm khe nứt rộng ra và đá càng mau bị phá hủy hơn. Tốc độ phong hóa vật lý phụ thuộc vào tính chất của đá: đá có cấu tạo bởi nhiều loại khoáng bị phong hóa nhanh hơn đá có một loại khoáng; đá có ít lổ hổng bị phong hóa chậm hơn có nhiều lỗ hổng. Ngoài yếu tố nhiệt độ, sự phong hóa lý học còn được sinh ra bởi sự di chuyển của gió, nước, băng hà và các hoạt động của sinh vật kể cả con người.
· Phong hóa hóa học. Tác dụng phong hóa hóa học thực hiện bởi nước, 02 và C02 được thể hiện dưới 4 dạng: oxid hóa, hydrat - hóa, hòa tan và hóa sét... làm thay đổi thành phần của các khoáng trong đá:
- Oxid hóa. Trong nhiều loại khoáng hình thành đá có nhiều loại ion hóa trị thấp như Fe và Mn, những ion này bị oxid hóa thành dạng hóa trị cao hơn làm khoáng ban đầu bị phá hủy và biến đổi. Thí dụ: khoáng pyrit (FeS2 )
2 Fe S2 + 7 O2 + 2 H2O ---------> 2 Fe SO4 + 2 H2 SO4
12 Fe SO4 + 3 O2 + 6 H2O ---------> 4 Fe2 (SO4) + 4 Fe (OH)3
2 Fe2 (SO3) + 9 H2O ---------> 2 Fe2 O3. 3 H2O + 6 H2 SO4
- Hydrat hóa. Nước là một phân tử phân cực nên khi những khoáng có các cation hoặc ion còn có hóa trị tự do hay những cation liên kết trên bề mặt, chúng sẽ liên kết lại làm cho khoáng ngậm nước. Thí dụ: Hematit bị hydrat hóa thành limonit.
2 Fe2O3 + 3 H2O ------> 2Fe2O3. 3H2O
- Hòa tan. Nước là dung môi hòa tan hầu hết các khoáng. Tác dụng hòa tan tăng khi trong nước chứa khí CO2. Thí dụ: Các Carbonat biến thành bicarbonat hòa tan trong nước:
CaCO3 + CO2 + H2O --------> Ca (HCO3)2
- Hóa sét. Quá trình này hay xảy ra đối với các silicat và aluminosilicat trong đá Magma. Dưới tác dụng của CO2 và H2O, các kim loại kiềm và kiềm thổ bị tách ra dưới dạng Carbonat còn lại là sét và các chất khác. Thí dụ:
K2OAl2O3.6 SiO2 + CO2 + nH2O ------> Al2O3.2SiO2.2H2O + K2O + 4 SiO2.nH2O
sét Kaolinit
· Phong hóa sinh học. Quá trình phong hóa sinh học gắn liền với phong hóa lý học và phong hóa hóa học. Rễ cây khi chui vào các khe nứt của đá và càng ngày càng lớn lên làm cho các khe nứt càng rộng ra. Mặt khác, trong quá trình sống rể cây tiết ra acid carbonic và một số acid hữu cơ khác làm hòa tan được các khoáng trong đá. Sau khi chết, xác của chúng bị vi sinh vật phân hủy tạo nhiều acid mùn, loại acid hữu cơ nầy cũng có tác dụng hòa tan các khoáng trong đá làm tăng sự phân hủy đá. Rêu, địa y khi bám trên đá chúng hòa tan các khoáng để hấp thụ góp phần làm cho đá bị phân hủy nhanh hơn.
* Quá trình hình thành đất
Những sản phẩm do sự phong hóa đá tạo ra chưa được gọi là đất vì chúng thiếu thành phần quan trọng là các hợp chất hữu cơ. Ngoài vai trò là nguồn thức ăn quan trọng cho thực vật, chất hữu cơ còn có tác dụng giữ các chất dinh dưỡng, tác động qua lại với các thành phần khoáng của đất, làm cho đất có một thuộc tính khác hẳn với đá đó là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng để sản xuất ra sản phẩm của cây trồng.
Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất là do sinh vật mà chủ yếu là do thực vật tạo ra. Thực vật đã hấp thu chất dinh dưỡng trong đất để sinh trưởng và phát triển, khi chết xác của chúng làm giàu thêm chất hữu cơ cho đất, chất hữu cơ nầy được các vi sinh vật phân giải thành chất dinh dưỡng trả lại cho đất.
Như vậy, chất dinh dưỡng trong đất luôn luôn được luân chuyển trong một vòng tuần hoàn đất - cây - đất; đặc tính của vòng tuần hoàn này là không khép kín mà phát triển theo kiểu xoắn trôn ốc nghĩa là sau một chu kỳ cây sẽ trả lại cho đất một khối lượng chất dinh dưỡng nhiều hơn khối lượng mà cây đã hấp thu được trong quá trình sống của nó. Như vậy tác dụng của sinh vật làm cho đất ngày càng dồi dào chất dinh dưỡng hơn.
Theo quan điểm lịch sử thì quá trình hình thành đất chỉ xuất hiện từ khi có sự sống trên trái đất và quá trình này đã tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo sự tiến hóa của sinh vật trên trái đất.
Ðất có chứa không khí, nước và chất rắn. Chất rắn là phần chủ yếu của đất, nó chiếm gần 100% trọng lượng khô của đất và được chia làm hai loại: chất vô cơ và chất hữu cơ.
a. Chất vô cơ
Chất vô cơ là phần chủ yếu của đất, nó chiếm từ 97 - 98% trọng lượng khô của đất. Các chất vô cơ tạo thành hai dạng hợp chất: hợp chất khó tan và hợp chất dễ tan. Các hợp chất dễ tan bao gồm các muối dễ tan trong nước như carbonat, sulfat, clorua tạo thành các dịch chất dinh dưỡng nuôi sống cây như các muối chứa N, P, K... Ngoài ra, cũng có những muối độc cho cây trồng khi ở nồng độ cao như NaCl, Na2CO3... làm cho đất trở nên mặn.
b. Chất hữu cơ
Chất hữu cơ tuy chúng chỉ chiếm 2%- 3% nhưng lại rất quan trọng. Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất là do các xác bả của thực vật, động vật và vi sinh vật tạo nên. Các chất hữu cơ này sẽ bị biến đổi dưới tác động của không khí, nước, nhiệt độ, vi khuẩn, vi sinh vật ... theo hai quá trình khoáng hóa và mùn hóa:
- Quá trình khoáng hóa. Là quá trình phá hủy các chất hữu cơ để biến chúng thành những chất vô cơ đơn giản như các loại muối khoáng, nước, các chất khí CO2, NH3, H2S...
- Quá trình mùn hóa. Là quá trình tổng hợp các hợp chất vô cơ lẫn hữu cơ tạo thành hợp chất cao phân tử màu đen gọi là mùn. Vi sinh vật đất đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành mùn, rồi mùn lại bị khoáng hóa hình thành các loại muối dinh dưỡng cung cấp cho thực vật. Mùn có chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là N rất cần thiết cho cây trồng, mùn còn có vai trò làm cho đất tơi xốp, giử ẩm, giử chất dinh dưỡng và còn có tác dụng kích thích cây trồng.
Bảng 1. Hàm lượng trung bình của các nguyên tố hóa học
trong đá và trong đất (Vinogradov, 1950 )
Nguyên tố
Trong đá (%)
Trong đất (%)
O
Si
Al
Fe
Ca
Na
K
Mg
Ti
H
C
S
P
N
47,20
27,60
8,80
5,10
3,60
2,64
2,60
2,10
0,60
0,15
0,10
0,09
0,08
0,01
49, 00
33, 00
7, 13
3, 80
1, 37
0, 63
1, 36
0, 60
0, 46
0, 38
2, 00
0, 08
0, 09
0, 10
a. Tính hấp phụ của đất
Trong đất có những hạt nhỏ đường kính < 0, 001 mm gọi là hạt keo đất, lớp ion mang điện tích quanh hạt keo có khả năng kết hợp với các ion trái dấu là cơ sở để tạo thành tính hấp phụ của đất.
Quan hệ giữa tính hấp phụ của đất với nồng độ các ion ngoài dung dịch đất là quan hệ trao đổi: khi nồng độ các ion trong dung dịch tăng cao (lúc bón phân) thì hạt keo đất sẽ hấp phụ các ion và khi nồng độ ion trong dung dịch giảm đến một giới hạn nhất định thì các ion từ hạt keo đất được giải phóng ra ngoài. Vậy tính hấp phụ của đất có chức năng giữ và điều hòa chất dinh dưỡng trong đất rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ðất có nhiều mùn, nhiều sét thì khả năng hấp phụ cao.
b. Ðộ xốp của đất
Ðộ xốp của đất khác nhau là do sự kết cấu của các loại hạt như sét, mùn, cát, sỏi trong đất, tạo nên những khoảng trống giữa các hạt gọi là tế khổng. Ðộ xốp của đất phụ thuộc vào số lượng và độ lớn của các tế khổng, nó là yếu tố kiểm soát lượng không khí và lượng nước trong đất.
Tùy theo thành phần và tỉ lệ % của các cấp hạt trong đất mà chia thành 3 loại đất: đất cát, đất thịt và đất sét:
- Ðất cát. Là đất chứa nhiều cát, ít mùn và sét. Ðất này bời rời do độ xốp cao nên rất thoáng khí, dễ cày bừa nhưng giữ nước và phân bón kém, dể bị khô hạn và nghèo chất dinh dưỡng. Ðất cát thích hợp trồng cây hoa màu đặc biệt là đậu phọng và các loại cây cho củ như khoai, sắn....
- Ðất sét. Ðất sét chứa nhiều sét, ít mùn và cát. Ðất sét có độ kết dính rất chặt giữa các hạt sét nên kém thoáng khí, khó thoát nước và khó cày bừa, khi khô hạn thì nứt nẻ lớn. Ðất sét chỉ thích hợp trồng cây hoa màu đặc biệt là hành, kiệu, cần tây
- Ðất thịt. Ðất chứa nhiều mùn, ít cát và sét. Ðất thịt xốp và thoáng khí, vì thế có khả năng giữ nước, không khí. Do có nhiều vi sinh vật đất có ích nên quá trình biến đổi các xác bả hữu cơ thành các chất dinh dưỡng được tiến hành nhanh làm đất thịt dồi dào chất dinh dưỡng, thích hợp cho nhiều loại cây trồngì..
c. Ðộ acid và độ kiềm
Ðộ acid và độ kiềm của đất cũng là một yếu tố quan trọng để xác định loại đất nào có khả năng canh tác được. Ðộ acid và độ kiềm liên quan đến nồng độ ion H+ và OH-trong dung dịch đất. Các giá trị cuả pH đất khác nhau giữa các loại đất là do thành phần cấu tạo và tính chất của chúng khác nhau.
Ðất được sử dụng để canh tác có độ pH thay đổi khá rộng. Nhiều cây thực phẩm như lúa mạch, đậu, bắp và cà chua có khả năng tăng trưởng tốt ở đất hơi acid; khoai tây tăng trưởng tốt ở đất rất acid, măng tây thì lại thích hợp ở đất trung hòa
Mặt khác, ở những đất canh tác tốt, thường cho năng suất cao ở năm đầu nhưng càng về sau càng giảm dần vì chất dinh dưỡng trong đất càng cạn kiệt, nên việc bón phân và đặc biệt với phân hữu cơ, là phương pháp hữu hiệu nhất để bồi bổ thêm chất dinh dưỡng cho đất và đồng thời ổn định pH của đất.
Trắc diện đất là bề mặt lát cắt theo chiều thẳng đứng của đất, trong trắc diện đất thường có những tầng đất khác nhau về độ dày, màu sắc, thành phần cơ giới và cấu trúc là do các quá trình lý học, hóa học và sinh học diển ra khác nhau. Dưới ảnh hưởng của các yếu tố hình thành đất trong tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người mỗi loại đất có một trắc diện nhất định.
Một trắc diện đất thường được chia ra các tầng chính sau:
- Tầng O: gọi là tầng thảm mục hay tầng rể cỏ. Tầng này gồm những xác cành, lá cây rơi rụng hàng năm phủ trên bề mặt đất, các xác bả này có thể bị phân hủy ít, nhiều.
- Tầng A : gọi là tầng mùn, ở đây chất hữu cơ bị phân hủy thành hợp chất mùn
cùng với các khoáng dinh dưỡng kết hợp lại tạo nên. Tầng này có màu sẫm hơn các tầng khác. Ở những tầng đất có tầng mùn dày, người ta có thể chia thành nhiều tầng nhỏ hơn A1, A2, A3 phân biệt nhau về màu sắc, kết cấu, độ chặt ... Rễ của các thực vật phát triển nhiều trong hai lớp này. Ở hai lớp này, lượng chất hữu cơ chiếm tỉ lệ từ 1% đến 7% và có rất nhiều vi khuẩn, vi sinh vật, nấm, mốc, giun đất, các côn trùng nhỏ và một số loài động vật mượn chổ để sống như chuột chủi, chuột vàng ..., chúng có ảnh hưởng qua lại với nhau trong một lưới thức ăn phức tạp.
Các vi khuẩn và vi sinh vật đất có mật số rất lớn, ước lượng có khoảng hàng tỉ con trong một nhúm đất và chúng là một bộ phận rất quan trọng trong sự phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất hữu cơ đơn giản.
Nước trong đất hòa tan các chất dinh dưỡng được rể cây hấp thụ rồi được chuyển lên thân đến lá, những chất hữu cơ khác được phân giải chậm hơn làm thành một hỗn hợp đậm màu gọi là mùn. Những cánh đồng phì nhiêu cho sản lượng cao thường có hai lớp này dày, độ phì nhiêu của đất có thể nhận biết được nhờ vào màu sắc của hai lớp này: có màu nâu đen thì độ phì nhiêu cao, nếu có màu xám hay vàng nhạt thì chứa ít chất hữu cơ nên cần phải bón thêm phân và điều chỉnh độ acid để làm tăng độ
Hình 1. Một trắc diện đất tiêu biểu (Miller, 1988)
phì nhiêu của đất. Khoảng trống giữa các phân tử vô cơ và hữu cơ trong hai lớp này chứa không khí và nước, oxy trong không khí tích chứa trong các khoảng trống được tế bào rể cây sử dụng cho quá trình hô hấp, còn nước mưa trực di từ lớp đất mặt xuống đã hòa tan các chất dinh dưỡng trong lớp đất mặt mang xuống lớp dưới sâu hơn để được các tế bào rể hấp thụ.
- Tầng E. Ðược gọi là tầng rửa trôi. Trong quá trình hình thành đất hàng loạt chất từ tầng này bị rửa trôi xuống các tầng dưới. Tầng này được đặc trưng nhất ở đất rừng tùng bách (spodosol).
- Tầng B. Ðược gọi là tầng tích tụ. Tầng này thường tích tụ các chất bị rửa trôi từ tầng trên xuống, những chất tích tụ ở tầng này là những chất hòa tan hoặc những phần tử cơ học nhỏ như đất sét. Tầng B cũng có thể chia thành nhiều tầng nhỏ hơn B1, B2, B3 tùy thuộc vào màu sắc, độ kết cấu và độ xốp.
- Tầng C. Ðược gọi là tầng mẫu thạch, đó là tầng đá chưa chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình hình thành đất. Ðá ở đây tuy bị biến đổi ít nhiều song vẫn giữ được hình dạng và cấu tạo của chúng.
- Tầng R. Ðược gọi là tầng đá gốc. Tầng này trong thực tế ít khi được đề cập, người ta chỉ đề cập đến nó khi các tầng đất đuợc hình thành trên cùng một loại đá, dưới lớp đá này có đá mang những tính chất khác nhau.
Trên thế giới, đất của các hệ sinh thái có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần cơ giới, độ xốp, độ pH và chiều dày. Từ các khác biệt đó người ta chia thành nhiều loại nhóm đất khác nhau tương ứng với các đại hệ sinh thái đất liền khác nhau. Sau đây là 5 loại đất chính tiêu biểu là:
- Ðất rừng tùng bách. Gặp ở vùng có khí hậu lạnh. Thực vật đặc trưng như Thông, Tùng, Bách, Sồi, Giẻ. Hầu hết là cây có lá kim và xanh quanh năm
- Ðất rừng ôn đới thay lá. Gặp ở vùng khí hậu ẩm ôn đới. Phần lớn là cây có lá rộng và thay lá theo mùa trong năm xen lẫn cây có lá kim.
- Ðất đồng cỏ. Gặp ở vùng ôn đới có mùa khô kéo dài, hầu hết là những cây thân thảo nhất niên.
- Ðất sa mạc. Gặp ở vùng khí hậu nóng khô như sa mạc và các bán sa mạc. Thực vật ở đây nghèo nàn bao gồm các loài thân thảo nhỏ, cây bụi, cây gổ nhỏ mà phần lớn lá của chúng biến thành gai... tạo nên thảm thực vật kiểu Savane.
- Ðất rừng mưa nhiệt đới. Gặp ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Thực vậ rất đa dạng và phong phú, có lá rộng và xanh quanh năm. Một số ít loài còn thể hiện sự rụng lá theo mùa thường không rõ như Bàng biển, Xoan...
Quả đất có bán kính trung bình 6371 km, chu vi theo đường xích đạo 40.075 km và diện tích bề mặt của quả đất ước tính khoảng 510 triệu km2 (tương đương với 51 tỉ hecta) trong đó biển và đại dương chiếm khoảng 36 tỉ hecta, còn lại là đất liền và các hải đảo chiếm 15 tỉ hecta.
Bảng 2. Diện tích của các lục địa
Ðại lục
Diện tích
Châu Á
Châu Phi
Bắc Mỹ
Nam Mỹ
Châu Âu
Châu Uïc
Châu Nam Cực
43.998.920 km2
29.800.540 km2
24.320.100 km2
17.599.050 km2
9.699.550 km2
7.687.120 km2
14.245.000 km2
Theo P. Buringh, toàn bộ đất có khả năng canh tác nông nghiệp của thế giới 3,3 tỉ hecta (chiếm 22% tổng số đất liền) còn 11, 7 tỉ hecta (chiếm 78% tổng số đất liền) không dùng cho sản xuất nông nghiệp được. Diện tích các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp theo bảng sau:
Bảng 3. Các loại đất không sử dụng được cho nông nghiệp
Loại đất
Diện tích (ha)
Ðất quá dốc
Ðất quá khô
Ðất quá lạnh
Ðất đóng băng
Ðất quá nóng
Ðất quá nghèo
Ðất quá lầy
2, 682 tỉ (18%)
2, 533 tỉ (17%)
2, 235 tỉ (15%)
1, 490 tỉ(10%)
1, 341 tỉ (9%)
0, 745 tỉ (5%)
0, 596 tỉ (4%)
Ðất trồng trọt trên thế giới chỉ có 1, 5 tỉ hecta (chiếm 10,8% tổng số đất đai, bằng 46% đất có khả năng nông nghiệp) còn 1, 8 tỉ hecta (54%) đất có khả năng nông nghiệp chưa được khai thác.
Về mặt chất lượng đất nông nghiệp thì: đất có năng suất cao chỉ chiếm 14%, đất có năng suất trung bình chiếm 28%và đất có năng suất thấp chiếm tới 58%. Ðiều nầy cho thấy đất có khả năng canh tác nông nghiệp trên toàn thế giới có hạn, diện tích đất có năng suất cao lại quá ít. Mặt khác mỗi năm trên thế giới lại bị mất 12 triệu hecta đất trồng trọt cho năng suất cao bị chuyển thành đất phi nông nghiệp và 100 triệu hecta đất trồng trọt bị nhiễm độc do việc sử dụng phân bón và các loại thuốc sát trùng.
Ðất nông nghiệp phân bố không đều trên thế giới, tỉ lệ giữa đất nông nghiệp so với đất tự nhiên trên các lục địa theo bảng sau :
Bảng 4: Tỉ lệ % đất tự nhiên và đất nông nghiệp trên toàn thế giới
Các Châu lục
Ðất tự nhiên
Ðất nông nghiệp
Châu A
Châu Mỹ
Châu Phi
Châu Âu
Châu Ðại Dương
29,5%
28,2%
20,0%
6,5%
15,8%
35%
26%
20%
13%
6%
Như vậy, trên toàn thế giới diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp càng ngày càng giảm dần trong khi đó dân số càng ngày càng tăng. Vì vậy, để có đủ lương thực và thực phẩm cung cấp cho nhân loại trong tương lai thì việc khai thác số đất có khả năng nông nghiệp còn lại để sử dụng là vấn đề cần được đặt ra. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực trồng trọt cho rằng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật như hiện nay thì có thể dự kiến cho đến năm 2075 thì con người mới có thể khai phá hết diện tích đất có khả năng nông nghiệp còn lại đó.
Ðất tự nhiên ở Việt Nam có diện tích 33 triệu hecta trong đó đất có khả năng nông nghiệp chỉ có 6,9 triệu hecta (chiếm 21 % diện tích đất tự nhiên) và phân bố không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau.
Bảng 5. Diện tích các loại đất ở Việt Nam
(Viện thiết kế quy hoạch nông nghiệp, 1980)
Lọai đất
Diện tích (ha)
Cồn cát và cát biển
Ðất mặn
Ðất phèn
Ðất phù sa
Ðất lầy và than bùn
Ðất xám bạc màu
Ðất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn
Ðất đen
Ðất đỏ vàng
Ðất mùn vàng đỏ trên núi
Ðất mùn trên núi cao
Ðất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
Ðất xói mòn trơ sỏi đá
Các loại đất khác và đất chưa điều tra
502.045
991.202
2.140.306
2.936.413
71.796
2.481.987
34.234
237.602
15.815.790
2.976.313
280.714
330.814
505.298
3.651.586
Do vị trí và địa hình đặc biệt của nước ta làm cho thổ nhưỡng Việt Nam mà có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam và từ Ðông sang Tây. Cả nước có 14 nhóm đất (bảng 5).
Tiềm năng đất có khả năng canh tác nông nghiệp của cả nước khỏang từ 10-11 triệu ha trong đó mới chỉ sử dụngú được 6, 9 triệu ha đất nông nghiệp gồm 5, 6 triệu ha là đất trồng cây hàng năm (lúa: 4, 144 triệu ha; màu, cây công nghiệp ngắn ngày: 1, 245 triệu ha) và 1, 3 triệu ha là đất trồng cây ăn quả và cây lâu năm khác (cà phê, cao su, dâu tằm, hồ tiêu, cam, chanh, quít...).
Theo chương trình điều tra tổng hợp vùng Ðồng bằng sông Cửu Long trong thập niên 80 thì vùng đồng bằng sông Cửu Long có 7 nhóm đất chính(Bảng 6).
Bảng 6. Diện tích và tỉ lệ các nhóm đất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
( Theo chương trình 60 B )
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỉ lệ (%)
Ðất phù sa
Ðất phèn
Ðất mặn
Ðất phèn mặn
Ðất phù sa cổ
Ðất than bùn
Ðất núi
1.094.248
1.054.342
809.034
631.443
108.989
34.052
34.678
28, 91
28, 02
21, 38
16, 98
2, 84
0, 92
0, 95
a. Các yếu tố xói mòn đất đai
Trong tự nhiên, đất không được giữ lại ở một nơi xác định mà luôn được mang đi từ một nơi này đến một nơi khác, nhất là lớp đất ở tầng mặt, đó là sự xói mòn đất. Hai tác nhân chính gây nên sự xói mòn đất là nước và gió.
Sự xói mòn đất còn do một nguyên nhân khác là con người. Chúng ta đều biết rằng tàng lá và rể cây có vai trò bảo vệ đất chống lại sự xói mòn, trong sản xuất nông nghiệp thì con người tiến hành khai phá rừng để lấy gỗ và lấy đất canh tác hoặc sử dụng vào các mục đích khác, đã phá hủy tầng cây bao phủ mặt đất, tạo điều kiện làm tăng sự xói mòn đất.
Sự xói mòn đất quá lớn không chỉ ảnh hưởng đến sự làm giảm độ phì nhiêu của đất mà còn ảnh hưởng đến sự tưới tiêu, sự lưu thông đường thủy, các hồ chứa nước để làm thủy điện, cung cấp nước uống cho vùng đô thị ... Nếu tỉ lệ trung bình của sự xói mòn tầng đất mặt vượt quá tỉ lệ thành lập tầng đất mặt, như vậy tầng mặt của đất không được làm mới thì đất càng ngày càng nghèo chất dinh dưỡng
b. Tình hình xói mòn đất đai trên thế giới và ở Việt Nam
* Tình hình xói mòn đất đai trên thế giới
Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, sự thành lập tầng đất mặt mới ước lượng khoảng 2,5 cm trong 500 năm, trong khi đó sự xói mòn trên đất canh tác có tỉ lệ gấp 18-100 lần sự thành lập tầng đất mặt mới trong tự nhiên. Sự xói mòn của đất cũng xảy ra ở đất rừng nhưng ít nghiêm trọng hơn như ở đất canh tác nông nghiệp, mặc dù vậy nhưng việc quản lý, bảo vệ để chống lại sự xói mòn đất rừng cũng là điều hết sức được quan tâm vì tỉ lệ tái tạo lại đất rừng thấp hơn 2-3 lần đất canh tác.
Hiện trạng thế giới ngày nay, sự xói mòn đất mặt của đất canh tác có tốc độ lớn hơn sự đổi mới thành lập tầng đất mặt, phần lớn tầng đất mặt bị rửa trôi được đưa vào sông hồ, đại dương; người ta ước tính trên thế giới có khoảng 7% lớp đất mặt của đất canh tác bị rửa trôi trong một chu kỳ là 10 năm.
Trước tình trạng này, để đủ lương thực nuôi sống nhân loại ngày càng tăng, con người đã phải sử dụng lượng phân bón tăng gấp 9 lần, thủy lợi tăng gấp 3 lần trong các thập niên từ 1950 - 1987, điều nầy tạm thời đã che dấu được sự suy thoái đất. Tuy nhiên, trên thực tế phân bón không đủ chất để làm phục hồi lại độ phì nhiêu của đất như đất tự nhiên được vì có những chất không thể tổng hợp được bằng phương pháp hóa học, điều nầy chứng tỏ nguồn tài nguyên này càng cạn kiệt hơn.
Tỉ lệ xói mòn đất thay đổi tùy theo địa hình, sự kết cấu của đất, tác động của mưa, sức gió, dòng chảy và đối tượng canh tác. Sự xói mòn đất do hoạt động của con người xảy ra rất nhanh ở các quốc gia như Ấn Ðộ, Trung Quốc, Liên Xô và Hoa Kỳ, tính chung các quốc gia này sản xuất hơn 50% số lương thực trên thế giới và dân số cũng chiếm 50% dân số thế giới. Ở Trung Quốc, theo báo cáo hàng năm mặt đất bị bào mòn trung bình 40 tấn cho mỗi ha, trong cả nước có 34% diện tích đất bị bào mòn khốc liệt và làm cho các con sông chứa đầy phù sa. Ở Ấn Ðộ, sự xói mòn đất làm sông bị lấp đầy bùn là một vấn đề nghiêm trọng xảy ra ở đây, trong cả nước có khoảng 25% diện tích đất bị bào mòn mạnh. Ở Liên Xô, theo ước tính của The Worldwatch Institute là có diện tích đất canh tác lớn nhất và có tầng đất mặt bị xói mòn nhiều nhất thế giới (Miller, 1988).
Ở Hoa Kỳ, theo điều tra của SCS (Soil Conservation Service) ước tính có khoảng 1/3 tầng đất mặt canh tác bị rửa trôi vào sông, hồ, biển, tỉ lệ xói mòn trung bình là 18 tấn/ha; còn ở Iowa và Missouri hơn 35 tấn/ha. Các chuyên gia cho rằng sự xói mòn tầng đất mặt diễn ra hàng năm ở Hoa Kỳ đủ để phủ đầy một đầm dài 5.600 km(3.500 dặm) làm mất đi gần 1/4 lớp đất canh tác trong cả nước, tính ra sự hao phí chất dinh dưỡng cho cây do sự xói mòn gây ra hàng năm trị giá 18 tỉ USD (Miller, 1988). Các nhà nghiên cứu ước tính rằng nếu không có những biện pháp bảo vệ đất chống lại sự xói mòn thì khoảng chừng 50 năm tới thì diện tích đất canh tác bị xói mòn tương đương với diện tích của các bang NewYork, New Jersey, Maine, New Hampshire, Massachusetts và Connecticut (Miller, 1988).
Dân nghèo ngày càng tăng thì sự canh tác cũng gia tăng theo, đó cũng là nguyên nhân làm tăng sự xói mòn của đất. Sự xói mòn đất không chỉ là vấn đề do hoạt động canh tác mà còn do sự quản lý và sử dụng không hợp lý đất rừng, đất đồng cỏ, mà còn do các hoạt động xây dựng của con người theo sự gia tăng dân số ( hoạt động xây dựng làm xói mòn đất chiếm khoảng 40% đất bị xói mòn ). Mặt khác, hậu quả của sự xói mòn còn làm trở ngại sự vận chuyển đường thủy, làm giảm sức chứa của các đập thủy điện, xáo trộn cuộc sống hoang dã của các loài sinh vật ... từ đó ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên.
Theo một số phân tích, nếu tỉ lệ xói mòn trung bình 18 tấn/ha thì trong vòng 50 năm nữa thì sự thiếu hụt trung bình ngân sách quốc gia khoảng từ 2% - 3% hàng năm. Người ta tin rằng các điều trên có thể được khắc phục và bù đắp bằng các phương pháp kỹ thuật canh tác mới và việc sử dụng phân bón trong canh tác.
Tuy nhiên, hiện nay người ta chưa đưa ra một phương pháp nào để bảo vệ đất chống sự xói mòn một cách có hiệu quả, nên đây là một vấn đề cần được sự quan tâm.
* Tình hình xói mòn đất đai ở Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm và có lượng mưa tương đối lớn (từ 1.800 mm - 2.000 mm) nhưng lại phân bố không đều và tập trung chủ yếu trong các tháng của mùa mưa từ tháng 4 - 5 đến tháng 10; riêng vùng duyên hải miền Trung thì lượng mưa bắt đầu và kết thúc muộn hơn từ 2 đến 3 tháng. Lượng mưa lớn và lại tập trung tạo ra dòng chảy có cường độ rất lớn, đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng xói mòn đất đai ở Việt Nam. Hằng năm, nước của các con sông mang phù sa đổ vào biển Ðông khoảng 200 triệu tấn, người ta ước tính trung bình 1m3 nước chứa từ 50g - 400g phù sa, riêng đồng bằng sông Hồng 1.000g/m3 và có khi đạt đến 2.000g/m3.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự xói mòn là do sự khai phá rừng để lấy gỗ và lấy đất canh tác. Từ năm 1983 đến 1994 trên cả nước ta có khoảng 1,3 triệu hecta rừng đã bị khai phá để lấy gỗ và lấy đất trồng trọt, gây nên sự xói mòn và rửa trôi lớp đất mặt làm cho đất ở các nơi này càng ngày càng trở nên bạc màu. Chỉ tính riêng cho các vùng phía Bắc sông Hồng và dọc theo dãy Trường Sơn thì đã có khoảng 700.000 ha đất bị bạc màu.
Sự xói mòn do gió mặc dù xảy ra ít nghiêm trọng hơn nhưng cũng là vấn đề đáng quan tâm ở các vùng duyên hải, vùng trung du và vùng núi. Ðể làm giảm bớt sự xói mòn, nhiều biện pháp đã được thực hiện như trồng cây chắn gió, khôi phục lại rừng ở đầu nguồn và trồng cây gây rừng phủ các đồi trọc ...
a. Tầm quan trọng của việc bảo tồn đất đai
Vấn đề chính của việc bảo tồn đất đai là làm giảm sự xói mòn, ngăn ngừa sự cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất và giảm sự lạm dụng quá mức đất canh tác. Thường thì sự bảo vệ đất không nhận được kết quả rõ rệt vì tốc độ xói mòn diễn ra rất chậm và kéo dài nên khó thấy được sự tác động hữu hiệu của nó. Thí dụ như sự xói mòn do gió và nước mưa xảy ra mỗi năm là 1mm thì ta không thấy được tầm quan trọng của nó, nhưng nếu sau 25 năm hoặc hơn nữa, 500 năm chẳng hạn thì đó là một vấn đề rất lớn, nó làm cho diện mạo của đất trở nên khác hẳn.
b. Bảo tồn đất trồng trọt
*Bảo tồn đất trồng trọt vùng đồng bằng: Một trong những nguyên nhân làm tăng sự xói mòn trên đất trồng trọt là sự cày vỡ lớp đất mặt. Theo thói quen, khi trồng hoa màu người ta thường cày xới đất trước khi trồng; đất cày vỡ ra được phơi trần qua một thời gian dài bị vụn nát ra điều này làm tăng sự xói mòn. Ðể hạn chế sự xói mòn, người ta thường thực hiện nhiều biện pháp khác nhau:
- Cày hạn chế (minimum- tillage method): Khi cày đất người ta chỉ cày ở tầng mặt có cả phần hoa màu còn lại sau khi thu hoạch, không làm xáo trộn lớp mùn ở bên dưới. Phương pháp này chẳng những hạn chế được phần nào sự xói mòn mà còn tiết kiệm được nguồn phân hữu cơ từ phần hoa màu còn lại, giảm chi phí mua phân bón.
- Không cày (no- till farming): Khi trồng cây người ta không cày xới đất mà chỉ đào đất thành từng lỗ nhỏ để đặt cây trồng vào, sau đó bón phân và thuốc trừ cỏ quanh gốc cây
- Trồng theo líp: Ðào đất thành từng líp và đấp bờ bao để hạn chế dòng chảy, đồng thời giữ lại được nguồn chất dinh dưỡng bị rửa trôi do nước tưới. Cây được trồng thành hàng và khoảng trống giữa các hàng được trồng thêm hoa màu phụ nhất là cây họ đậu, một mặt để phủ cho kín đất mặt khác để tăng thêm nguồn đạm cho đất.
- Ở những nơi có gió, người ta thường trồng cây tạo nên một vành đai chắn gió. Vành đai này còn là nơi cư trú cho các loài chim và một số loài động vật khác, chúng có thể ăn các dịch hại và còn giúp cho sự thụ phấn của cây trồng.
*Bảo tồn đất trồng trọt trên các vùng có độ dốc: Trên các đồi trọc, sườn đồi được sử dụng để canh tác, do có độ dốc nên sự xói mòn xảy ra mãnh liệt hơn ở vùng bình nguyên.
Nguyên nhân gây nên sự xói mòn trên đất dốc:
- Lượng mưa và cường độ mưa: đây là một yếu tố quan trọng nhất gây xói mòn mạnh. Ở các nước thuộc vùng nhiệt đới mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, ở các vùng núi lượng mưa có thể đạt 3.000mm, lượng mưa càng lớn và đặc biệt là cường độ mưa (lượng mưa trong một đơn vị thời gian) càng lớn thì tốc độ xói mòn càng mạnh
- Ðộ dốc và chiều dài của sườn dốc: cường độ xói mòn đất tỉ lệ thuận với độ dốc, theo một số nhà nghiên cứu thì nếu độ dốc tăng 4 lần, tốc độ dòng chảy tăng 2 lần thì lượng đất bị xói mòn tăng gấp 64 lần. Ðiều này đã cho thấy nếu độ dốc càng lớn thì tốc độ dòng chảy càng lớn và sự tố độ xói mòn càng mạnh.
- Ðộ che phủ của cây: Nếu trên mặt đất có cây che phủ thì những hạt mưa không rơi trực tiếp xuống đất mà bị phân tán ngay trên các tàng lá. Mặt khác, dòng chảy bị ngăn trở bởi rể và lớp thảm mục trên mặt đất ... điều đó làm giảm sự xói mòn lớp đất mặt.
- Tính chất của đất: Nếu đất tơi xốp, có kết cấu thấm nước tốt thì lượng nước mưa sẽ ngấm xuống đất nhiều hơn nên lượng nước tạo nên dòng chảy trên lớp đất mặt ít đi cũng làm giảm sự xói mòn. Các biện pháp chống xói mòn khi trồng trọt trên đất dốc như sau:
- Làm giảm độ dốc và chiều dài của sườn dốc: bằng cách như san ruộng thành bậc thang, đào mương, đấp bờ, trồng cây thành hàng để ngăn chiều dài của dốc thành những đoạn ngắn hơn.
- Dùng các biện pháp nông lâm nghiệp để che phủ kín mặt đất: cụ thể là gieo trồng theo hướng ngang của sườn dốc, làm luống trồng ngang với sườn dốc; nếu là trồng cây hàng thưa thì ở giữa các hàng trồng thêm cây phân xanh hoặc cây màu xen vào cho kín đất nhằm mục đích vừa làm tăng độ phì vừa bảo vệ lớp đất mặt và nên trồng xen kẻ những giống cây trồng khác nhau đề phòng được các dịch bệnh gây hại. Ðiều cần thiết nhất là phải giữ lại rừng ở đầu nguồn hoặc đầu của các chỏm đồi.
c. Duy trì và phục hồi độ phì nhiêu của đất
Ðể nâng cao năng suất thu hoạch và tăng vụ trong trồng trọt, người ta thường sử dụng các loại phân hữu cơ và phân vô cơ để bón vào đất canh tác nhằm mục đích phục hồi lại chất dinh dưỡng trong đất đã bị mất đi do cây hấp thụ trong vụ trước, do sự xói mòn và do sự trực di chất dinh dưỡng xuống các lớp đất nằm sâu bên dưới.
· Phân hữu cơ: Phân hữu cơ thường được chia thành 2 loại là phân chuồng và phân xanh:
* Phân chuồng: bao gồm phân và nước tiểu của gia súc, phân của các gia cầm, phân chim và phân dơi. Việc sử dụng phân chuồng làm thay đổi kết cấu của đất, gia tăng hàm lượng đạm hữu cơ trong đất và đồng thời làm gia tăng mật số của vi khuẩn, vi sinh vật, nấm và một số loài động vật nhỏ trong đất như giun dất và một số loài côn trùng. Ðất được bón phân nầy càng ngày càng dồi dào chất dinh dưỡng, tơi xốp và thoáng khí rất hữu dụng để canh tác. Tuy nhiên việc sử dụng chất thải của động vật làm phân bón ít được chuộng vì các lý do sau:
- Thông thường các trại chăn nuôi lớn thường nằm ở vùng ven các đô thị trong khi đó đất canh tác thì ở xa các trại chăn nuôi, nên việc thu nhặt và chuyên chở tốn nhiều công sức làm cho chi phí tăng cao.
- Khi khoa học kỹ thuật tiến bộ, máy kéo và các nông cơ dần dần thay thế chổ cho các động vật phục vụ cho nông nghiệp như ngựa, trâu, bò ... mà chúng là nguồn cung cấp chất thải một cách tự nhiên cho đất.
* Phân xanh: là những xác bả thực vật được ủ hoặc cày vào đất nhằm mục đích làm gia tăng lượng chất hữu cơ và mùn cho đất. Chúng có thể là cỏ dại hoặc các phần còn lại của hoa màu sau khi thu hoạch như rau, cải, đậu, cỏ linh lăng ...là nguồn cung cấp đạm tại chỗ cho đất.
Thực tế cho thấy hỗn hợp của phân xanh trộn với đất có hiệu quả như phân chuồng và sự pha trộn giữa phân xanh, phân chuồng và đất tạo nên một hỗn hợp giàu chất dinh dưỡng, độ thoáng khí của đất, tăng cường mật số của vi khuẩn; vi sinh vật đất và nấm, giúp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và sự phân hủy các xác bã động vật và thực vật nhanh chóng hơn.
· Phân vô cơ thương mại
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển đều có xu hướng chung là sử dụng phân bón vô cơ để phục hồi đất. Trong các loại phân bón vô cơ đều có chứa chất dinh dưỡng chính cần cho cây như N, P và K. Thường thì tỉ lệ của các chất dinh dưỡng này thay đổi theo từng loại phân phù hợp cho từng loại đất và đối tượng canh tác. Thí dụ: Phân NPK 16 -16 - 8 có nghĩa là trong phân có chứa 16% N, 16% P và 8% K và một số chất khác cũng có thể có hiện diện. Vì vậy để có thể sử dụng phân bón có hiệu quả, sau mỗi mùa vụ nhà nông phải phân tích đất để có thể biết được một cách chính xác những chất dinh dưỡng trong đất cần được bổ sung, từ đó chọn loại phân bón có thành phần chất dinh dưỡng thích hợp để tránh được sự lảng phí không cần có.
Việc sử dụng phân bón vô cơ ngày càng tăng trên thế giới, trong khoảng từ 1950 đến 1978 lượng phân bón vô cơ được sử dụng tăng gấp 9 lần. Phân vô cơ hiện nay được sử dụng rộng rãi vì đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cô đọng, dể chuyên chở, dể tồn trư, bảo quản và dể sử dụng. Tuy nhiên phân bón vô cơ cũng có những bất lợi như chúng không bổ sung thêm vào đất những hợp hữu cơ, vì vậy khi sử dụng phân vô cơ mà không bổ sung thêm phân hữu cơ thì đất càng ngày càng bị nén chặt và không còn thích hợp cho hoa màu và làm giảm khả năng tạo N2 tự nhiên dạng hữu ích. Phân bón vô cơ cũng làm giảm lượng O2 trong đất vì đất bị nén chặt nên các tế khổng bị thu hẹp và giảm số lượng. Mặt khác, phân bón vô cơ cũng không bồi bổ lại cho đất những yếu tố vi lượng, những yếu tố nầy chỉ được tổng hợp bằng con đường sinh học, rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật dù với liều lượng rất nhỏ.
Phân bón vô cơ là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm đến nguồn nước hiện nay. Dư lượng của phân bón bị rửa trôi hoặc trực di theo các mạch nước ngầm ra các sông rạch, đây là nguyên nhân gây nên sự bộc phát các loài rong; sự bộc phát này làm cạn kiệt nguồn O2 trong nước và hậu quả làm chết cá và các loại sinh vật thủy sinh tại nơi đó. Lượng NO3 có trong phân vô cơ thấm vào đất và trực di theo nước mưa xuống tầng nước ngầm đến các ao, hồ, giếng ; nếu lượng NO3 tồn tại cao trong nước làm nước uống bị ngộ độc đặc biệt là đối với trẻ con.
· Luân xen canh hoa màu
Các loại cây hoa màu như Bắp, Thuốc lá, Bông vải... lấy đi phần lớn chất dinh dưỡng đặc biệt là N2 từ đất, làm cạn kiệt lớp đất trồng trọt. Nếu chỉ trồng một loại cây thì qua vài mùa vụ đất sẽ mất hết một số chất dinh dưỡng và dẫn đến năng suất thu hoạch càng ngày càng giảm.
Trái lại các loại cây thuộc họ đậu và một số loài cây khác có khả năng tự tổng hợp được đạm tự do trong không khí thành đạm hữu cơ để sử dụng và khi chết lượng đạm nầy bổ sung thêm cho đất. Vì vậy phương pháp luân xen canh giữa các loại hoa màu khác nhau nhằm duy trì và bổ sung độ phì của đất. Mặt khác, phương pháp luân xen canh còn tránh được sự và lan truyền các dịch bệnh cho từng loại cây trồng và còn làm giảm đi sự xói mòn đất.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top