Chương 1: Quy khứ

        _Đoản Nhất Thiên (Tiểu Du)
Tản mạn ký sự nhân vật "tôi".
Thể loại: hồi ký.
Tác giả: Đoản Nhất Thiên.
Nhân vật: không xác định.

Chương 1: Quy Khứ (quy: quay lại, khứ: quá khứ)
[Tiền tư hậu tưởng]
[Cắn môi, mặt dày viết]: thực ra đoạn nhật ký này nhân vật chính không phải là tôi. Cơ mà ai bảo tôi là người viết nên là sẽ lan man về tôi rất nhiều.
Trước đây tôi chưa từng viết nhật ký nên là nếu quý vị thấy sai sót xin vui lòng lượng thứ, gia đình xin cảm ơn và hậu tạ.
...........
Cn, 14/4/2017
18 năm trước, tại một nơi nào đó, tôi cất tiếng khóc đầu đời dưới sự mong đợi của người xung quanh và ánh sáng giả tạo từ những ngọn đèn.
"Người đàn ông" cùng "người phụ nữ" tạo ra tôi tặng cho tôi một cái tên, hi vọng bảo hộ tôi trên con đường mà tôi sẽ phải tự mình bước đi. Một con đường không có bất cứ một chỉ dẫn nào, chỉ có một tấm biển đề 5 chữ chói mắt: "công trình đang thi công".
15 năm ngồi trên ghế nhà trường, tẻ nhạt đến mức tôi cũng không khác một cái máy được lập trình sẵn mấy. Chương trình cũng đơn điệu đến độ chỉ là đến trường, về nhà, ăn, học rồi ngủ. Năm lớp 12 cũng không có gì cải biến, chẳng qua bớt thời gian về nhà một chút, tăng thời gian ở bên ngoài một chút.
...
Hôm nay, như lịch trình cũ, lúc 19 giờ tôi có ca học.
Nhưng, tôi trốn học.
Khoác ba lô như bình thường, trước khi rời nhà vẫn ngoan ngoãn chào hỏi, xin phép bố mẹ một câu.
Chẳng qua, trong ba lô không có một quyển sách.
Không phải tôi chống đối, chỉ là, tôi bỗng chán ghét.
Tôi không biết bản thân đã đi những đâu cũng không nhớ bản thân đã làm gì, chỉ cảm thấy dường như đã đi rất lâu, cũng đi qua rất nhiều nơi...
Đáng tiếc, đến cuối cùng vẫn phải quay lại.
Một cách nào đó, chỉ là đi một vòng thật lớn mà thôi.
Lúc về, ngang qua cánh đồng gần nhà, tôi hơi giật mình khi phát hiện dưới ánh đèn đường màu trắng, nơi hàng gạch bằng đất sét lung đỏ có một thân hình đang cúi gằm người, từ góc độ của tôi nhìn cảm tưởng như mắt anh ta dán vào trang giấy vậy.
Hình như anh ta đang ghi chép gì đó bằng cây bút chì 2b màu xanh vào quyển sổ bên dưới....
Tôi nhớ lúc mình rời nhà là khoảng 18 giờ, lúc đó tôi chưa thấy anh ta mà bây giờ đã là 22 giờ. Cứ cho là anh ta đến sớm thì cũng phải là lúc tôi rời đi, đến bây giờ cũng được 4 tiếng rồi. Tôi tự hỏi, anh ta không thấy lạnh sao?
Mà, cũng chẳng liên quan đến tôi.
.....
T2, 15/4/2017
Hôm nay tôi dậy khá sớm, khoảng 3 giờ sáng. Cũng tại thời tiết lạnh quá khiến tôi tỉnh giấc.
Tôi rất sợ lạnh, dù chỉ hơi se lạnh cũng khiến tôi sợ đến run người.
Thực ra, tôi cũng không rõ bản thân có sợ lạnh thật không hay vì cái gì khác mà sợ.
Tôi cho rằng bản thân sợ lạnh, trên sách báo hay TV, họ không phải bảo những người sợ lạnh thường làm ra một vài hành động kỳ quặc như là quấn chăn khắp người hay gói mình thành cái bánh trưng trong đống quần áo mùa đông sao? Tôi thì luôn không thích mặc quá nhiều áo, cho dù thời tiết lạnh tới đâu.
.....
Tôi tự pha cho bản thân một ly cà phê đen.
Tôi thích nhìn từng giọt cà phê nhỏ xuống lớp sữa đặc bên dưới. Nói đúng hơn là tôi thích nhìn lớp phân cách được hình thành khi cà phê nhỏ vào sữa đặc.
Tôi mang ly cà phê của mình ra ngoài ban công. Không khí lạnh giá khiến tôi thở  một hơi đầy khói.
Không hiểu sao tôi lại nghĩ tới một chuyện khá buồn cười khi còn nhỏ. Hồi đó tôi thường hay nghe người ta nói một câu như thế này: " Không có lửa làm sao có khói".
Khi đó tôi đã nghĩ vào mùa đông người ta thích đặt mồi lửa vào trong miệng để sưởi ấm hoặc là duy trì phong tục thời xưa, cất lửa để dùng cho lần kế.
. ... Ài, tôi lại lan man rồi.
Khi tôi đang suy nghĩ viển vông, dư quang từ ánh mắt liếc qua phía bờ tường. Tôi khẽ giật mình phát hiện người hôm qua vẫn ngồi ở đó. Anh ta thực sự không lạnh sao?
Tôi lục tìm trên bàn học hai chiếc cốc bằng nhựa và một bình giữ nhiệt, tôi pha thêm coffee rồi đổ vào trong bình. Cầm nó và hai cốc nhựa, cẩn thận rời khỏi nhà. Đến bờ tường giáp với đồng ruộng, tôi đặt bình giữ nhiệt và hai chiếc cốc lên bờ tường. Hai chân nhún xuống lấy đà bật nhảy, tay chống mép tường đỡ cả cơ thể đẩy lên bờ tường.
Tôi ngồi xổm trên bờ tường nhìn qua phía ngoài cánh đồng, nhìn ở khoảng cách gần tôi mới nhận ra anh ta đã mặc thêm một chiếc áo khoác khá dày.
Nói thì nói vậy nhưng trông anh ta có vẻ sắp chết cóng tới nơi rồi, bút chì 2b trên tay anh ta di chuyển với tốc độ còn chậm hơn cả rùa hay ốc sên bò.
Tôi nhảy qua tường, cẩn thận đến gần anh ta, lên tiếng hỏi:
- Anh không thấy lạnh hả? Tại sao lại ngồi ở đây?
Anh có vẻ khẽ giật mình, sau đó hơi ngẩng mặt lên nhìn tôi, trên thực tế tôi cũng không xác định có phải anh nhìn tôi không vì ánh mắt của anh ta chếch sang hướng khác.
- Tôi làm phiền đến cậu hả? Vậy tôi sẽ rời đi ngay. - Anh vừa trả lời vừa soạn lại đồ đạc của mình.
Thật là một người kì lạ, anh ta đang khó chịu sao?
Tôi vội vàng nói:
- Không phải, không phiền gì đâu. Em chỉ thấy hơi lạ khi anh ngồi ở đây suốt mà thôi. Anh k thấy mệt sao khi ngồi đây cả đêm? Không lạnh hả?
Anh ta dường như bị tràng liên thanh của tôi doạ sợ, mất một lúc lâu mới lấy lại tinh thần kinh ngạc lên tiếng:
- Tôi vừa mới đến đây được một lúc!
Tôi hơi bối, ra là bản thân nghĩ nhiều rồi. Tôi đánh mắt qua quyển sổ trên tay anh ta, tôi nhớ lúc đưa cafe cho anh ta thấy trên đó phác thảo những hình vẽ, tôi tò mò lên tiếng, tiện thể chuyển chủ đề:
- Anh đang vẽ gì vậy?
Anh ta thoáng giật mình, đưa quyển sổ trên tay về phía tôi, nói:
- Cậu có nhận ra những thứ tôi vẽ không?
Tôi lấy làm lạ, anh ta hỏi tôi có nhận ra không là ý gì? Tôi vừa thắc mắc vừa đưa tay nhận lấy quyển sách, mở ra xem. Trang đầu tiên có ghi mấy dòng chữ nhỏ như thế này:
" Thanh Khoa, 14/4/2017."
Thanh Khoa có lẽ là tên anh ta, tôi nghĩ thế, còn 14/4/2017 thì là hôm qua rồi.
Tôi mở trang thứ hai, chỉ thấy đó là một bản phác thảo cánh đồng sơ xác, ruộng đồng nứt nẻ, trên ruộng chỉ có vài cây cỏ khô úa. Đằng xa còn vẽ một vài căn nhà mái tranh.
Mở trang thứ ba, vẫn là cánh đồng đó nhưng trên đồng đã bạt ngàn lúa, những bông lúa đang phất phơ trong gió, có những giải đất chia cắt từng ô ruộng và 1 con mương nhỏ chảy quanh. Trên cánh đồng còn có vẻ mặt tươi vui của người làm đồng áng, người giúp giải vôi, kẻ nhổ cỏ lúa. Đầu ruộng có con đường đất gồ ghề.
Mở trang tiếp theo, vẫn là cánh đồng ấy nhưng có thêm những căn nhà xi măng cấp bốn với kết cấu đơn giản, trên đồng có thêm những dặng cây xanh, người làm ruộng vẫn nhiều như thế nhưng đã không còn giúp nhau nữa, ai làm việc đó. Đường đất cũng được đổ thêm những hòn sỏi.
Trang kế tiếp, vẫn là cánh đồng đó, nhưng đã mất phần, một phần đó có căn nhà hai tầng được xây lên. Trên cánh đồng có người đang vác bình thuốc sâu, mặc quần áo kín mít, sắc mặt hơi khó chịu đang vất vả phun thuốc cho lúa. Con đường kia không thay đổi.
Trang tiếp nữa, vẫn là cánh đồng kia nhưng đa phần đã bị bỏ trống rồi, diện tích cũng chỉ còn lại một phần hai, phần còn lại là những căn nhà mọc san sát, hai tầng rồi lác đác ba tầng. Người trên đồng cũng không còn nhiều nữa. Đường đất đá cũng chuyển thành đường nhựa.
Trang kế tiếp, vẫn là cánh đồng, trên cánh đồng có xe tải đang đổ cát. Trên đường nhựa có người mặc áo công nhân đang đi xe máy.
Trang cuối cùng, cánh đồng ấy đã không còn, một hàng gạch trải dài trên đường. Bức phác thảo này hơi mờ, không rõ là cố ý hay người vẽ đã mỏi tay.
Các bức tranh kia tôi không nhận ra. Nhưng bức cuối cùng, tôi biết chúng, chính là ở ngay trước mặt tôi đây.
Tôi khẽ thở dài, giọng hơi hoài niệm hỏi anh ta:
- Anh đã vẽ nơi này? Anh cũng là người ở đây? Em không nhận ra anh.
Anh chỉ hơi gật đầu coi như thừa nhận. Mất một lúc anh mới lên tiếng:
- Anh đã rất lâu không trở lại nơi này, 15 năm rồi, nơi này thay đổi nhiều lắm.
Tôi hơi ngạc nhiên hỏi lại:
- Tại sao anh lại quay lại?
Anh không trả lời tôi luôn mà chỉ vào mắt mình rồi nói:
- Anh hối tiếc!
Tôi không hiểu, chỉ cảm giác anh ấy đang buồn, có lẽ cần chỗ giải toả, lên cất tiếng hỏi:
- Em có thể nghe chuyện của anh không?
Cảm giác bản thân thiếu tế nhị, tôi vội vàng xua tay:
- A, nếu bất tiện anh cũng không cần kể đâu, là em quá đáng rồi.
Anh nhìn tôi, hơi cười rồi lên tiếng:
- 15 năm trước, anh cãi nhau với bố mẹ, bỏ nhà ra đi. Anh lên thành phố, học đủ mọi nghề. Anh lúc đó đã hối hận rồi, nhưng lòng tự trọng quá cao, anh lại xấu hổ không dám về nhà. Cách đây mấy ngày, khi cảm thấy công việc đã  ổn định, cũng đã kiếm được khá nhiều, anh mới dám trở lại nhà, khi về đến đây anh mới sợ hãi thật sự!
Anh phát hiện bố mẹ anh đều già cả rồi, già hơn trước rất nhiều, đến mức anh suýt không nhận ra, thế mà bố mẹ vẫn nhận ra anh, lạ thật! Anh tự nhận bản thân đã thay đổi quá nhiều, cũng không còn bốc đồng như trước, mặt anh cũng thay đổi. Thế mà bố mẹ vẫn nhận ra anh, rồi ôm lấy anh, khóc oà lên như đứa trẻ, rồi lại nói rất nhiều những cái chuyện bốc đồng nọ của anh.
Anh cũng phát hiện nơi này anh chẳng quen ai nữa, bạn bè đều lớn rồi, lại không gặp nhau từ lâu, cảm giác thật xa cách!
Anh đón bố mẹ lên thành phố ở cùng anh, nhưng cũng chẳng được bao lâu, mấy hôm trước cả hai đều qua đời rồi. Anh... Không cẩn thận, để một bên mắt mù rồi, bác sĩ nói bên mắt còn lại cũng sớm k thấy gì thôi, lúc đó anh bình tĩnh 1 cách kỳ lạ, anh nộp đơn xin thôi việc, rồi trở lại nơi này, anh không hiểu sao lại có ý định trước khi không nhìn được nữa phải nhìn ngắm nơi này.
Vậy nên, anh chọn nơi này để vẽ....
Khi anh nói hết câu chuyện, tôi vẫn còn đang trầm mặc. A, con người này, tôi không rõ vì sao lại bỏ đi, nhưng tôi nghĩ tôi hiện giờ cũng giống anh ấy. Một phần nào đó, tôi cũng muốn bỏ đi thật xa. Tôi tự hỏi, liệu bản thân có giống như anh ấy, hối tiếc về quyết định đó hay không?
Con người hay thay đổi, thay đổi nhanh hơn sự vật rất nhiều, nếu người không để ý đến người xung quanh, người sẽ hối hận khi một lúc nào đó người ngoảnh lại thì phát hiện đã quá trễ để làm gì cho người ta rồi.
Thấy tôi không lên tiếng, anh nói với giọng có lỗi:
- Anh xin lỗi nếu câu chuyện của anh làm em không vui.
Tôi lắc đầu gạt đi những suy nghĩ hỗn loạn linh tinh, trân thành nói với anh:
- Em biết ơn về câu chuyện của anh.
Đúng vậy, tôi biết ơn! Vì nếu tôi không nghe được câu chuyện này, biết đâu tôi chẳng không chịu nổi sự thay đổi của cuộc sống hiện tại, của sức ép từ việc học và cái tương lai xa xôi mà từ bỏ tất cả.
Ôi chao, con người ta chỉ hay trốn tránh thôi. Nhưng ở xã hội này, làm gì có nơi để người ta chạy trốn? Sớm muộn gì người cũng bị xã hội này đẩy lên con đường của gã, bắt đi đến cuối thôi, mà đến lúc ngươi nhận ra bản thân đã bỏ quên quá nhiều, ngươi sẽ chẳng còn thứ gì nữa cả, chẳng còn một người ở bên cạnh, cũng chẳng còn quá khứ để lưu luyến, chỉ còn lại hối tiếc về những quyết định của mình mà thôi.
Ài, mất đi mới hối tiếc!
Tôi bất giác cảm thấy rùng mình, tôi đã bỏ quên quá nhiều thứ, dù chưa bỏ đi thật xa nhưng cũng có khác gì đâu?
Bố mẹ đang già rồi, bạn bè cũng đang dần trưởng thành. Từng có quãng thời gian gia đình tôi hạnh phúc biết bao, từng có lúc chúng tôi - những người bạn của nhau- quậy phá tưng bừng, chơi đùa không toan tính.....
Bây giờ thật tẻ nhạt!
.....
(Phun huyết, không biết viết gì nữa.
Kết thúc ở đây thôi, bắt đầu viết lộn xộn rồi.
Vốn dĩ muốn viết theo nối khác, ví dụ như Anh Khoa vốn dĩ mồ côi, rời quê khi còn nhỏ, sau này lớn lên vô tình bị mù một mắt, bất giác muốn trở về quê cũ, ngắm nhìn lại mọi thứ trước khi bị mù, sau đó để nhân vật "tôi" phát hiện quyển phác thảo Anh Khoa để quên trên hàng gạch, mở ra xem, ABCXYZ gần giống đoạn trên, cuối sách viết: "Mất đi rồi mới hối tiếc!", sau đó nhân vật "tôi" cảm khái một hồi rồi end)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top