tức giận

🍋Thần dược
Người Hong Kong dùng cả bùa để diệt Trung Cộng. Xem ra phương thuốc diệu dược để chống Virus Trung Cộng( viêm phổi Vũ hán) chính là chống Trung Cộng. Tiếp nhận Trung Cộng chính là tiếp nhận virus Trung Cộng!
Trước đó, cả thế giới chứng kiến sự dũng cảm kiên cường, dùng máu và sinh mạng của những người Hong Kong trẻ tuổi để chống lại Trung Cộng.
Người dân Hong Kong đầy chính khí, không khuất phục trước sự khủng bố của Trung Cộng, họ dũng cảm chống trả nên virus viêm phổi không thể làm gì được họ. Đó chẳng phải là họ đang chống trọi lại dịch bệnh đó sao? Đó chính là Thần dược. Nếu người dân các nước trên thế giới này đều có thể làm được như vậy thì liệu nơi đó còn bệnh dịch nữa không? Hãy nhìn Đài Loan cũng như vậy. Chống trả Trung Cộng cũng là tương đương chống lại dịch bệnh của nó. "Nhất cử lưỡng lợi". Thần dược do mỗi người tự tạo ra, tự cứu lấy mình.
Khi con người không có chính khí, không dám lên tiếng với nhiều họ phải lên tiếng, im lặng trước tội ác thì rõ ràng là họ không có chính khí, không có chính nghĩa. Phổi có vấn đề.
Hãy nhìn những quốc gia im lặng, bắt tay làm ăn với Trung Cộng.
Với những tội ác kinh thiên động địa mà Trung Cộng gây ra trong nhiều thập kỷ qua. Dù là bất cứ ai trên thế giới này đều phải biểu đạt thái độ. Họ chọn phản đối hay ủng hộ.
Ví như nhiều người nghĩ rằng: Trung Cộng giết người như vậy là để ổn định xã hội, việc đó là cần thiết vì nó đông dân,...họ phân tích thế này thế khác. Hoặc khi nói đến nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc thì nhiều người cho rằng không có bằng chứng,...Hoặc đơn giản là họ không biểu đạt thái độ gì, xem như không liên quan. Im lặng cũng là thừa nhận, là thái độ im lặng trước tội ác, vô cảm, thờ ơ trước tội ác. Vậy cũng là ủng hộ nó rồi.
Hoàng đế Naponeon đã nói:" thế giới chịu tổn thất lớn không phải do sự tàn ác của những người xấu mà là vì sự im lặng của những người tốt". Sự tổn thất đó bây giờ, đó là cái chết của vô vàn người khắp nơi trên thế giới. Im lặng trước tội ác, để nó lan tràn và tới một ngày họ trở thành nạn nhân!
Còn sống là còn cơ hội. Thần dược không đâu xa, chính là thái độ, là lương tâm trong mỗi con người. Thời gian không phải là thuốc, y học không phải hy vọng.
Nếu không biết bản chất tâm linh của dịch bệnh thì không thể nào chữa khỏi.
"Có bệnh vái tứ phương"
🍋

WHO NỢ THẾ GIỚI MỘT LỜI GIẢI THÍCH: "WHO đã thực sự làm hỏng chuyện. Vì vài lý do nào đó, tổ chức này được tài trợ phần lớn từ Mỹ nhưng lại ngả về Trung Quốc.
"Thật may mắn là tôi đã bác bỏ lời khuyên của họ về việc giữ biên giới mở với Trung Quốc trước đó. Tại sao họ lại đưa ra khuyến cáo sai lầm như vậy?" - ông Trump viết trên Twitter.
- "ĂN" CỦA MỸ 500 TRIỆU USD TRONG NĂM NGOÁI.
Mỹ hiện là nước đóng góp lớn nhất cho WHO với tổng cộng hơn 500 triệu USD trong năm ngoái. Theo trang Fox News, tổng thống Mỹ sẽ cân nhắc việc cắt ngân sách cho tổ chức này.
Các lời khuyên của WHO trong giai đoạn đầu năm 2020 gây nhiều thắc mắc, bao gồm việc dẫn thông tin từ Trung Quốc đánh giá dịch bệnh do virus corona chủng mới không nghiêm trọng.
Ngày 31-1, tổ chức này khuyên các nước không nên đóng cửa biên giới dù dịch bệnh đang bùng phát. Cùng ngày, chính quyền ông Trump áp dụng biện pháp hạn chế du lịch đối với Trung Quốc.
- Thời gian qua, các quan chức Mỹ cũng liên tục chỉ trích WHO lẫn Trung Quốc.
"WHO báo cáo vào ngày 14-1-2020 rằng không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người của virus mới. WHO nợ thế giới một lời giải thích. Quá nhiều đau khổ đã xảy ra bởi việc xử lý sai lệch thông tin và sự thiếu trách nhiệm của người Trung Quốc" - cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley viết trên Twitter.
Trước đó, rất nhiều lần Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bày tỏ quan điểm bảo vệ Trung Quốc sau khi giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ chỉ trích Bắc Kinh thiếu minh bạch về dịch bệnh COVID-19.
Tuổi trẻ
🍋
TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI ĐÃ BỊ TRUNG QUỐC THAO TÚNG NHƯ THẾ NÀO?
----------------

(NCQT) Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ "thiên về Trung Quốc" như Tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba. Tổ chức này còn bị phá hỏng và thao túng. WHO đã thất bại với phản ứng thiếu quyết đoán của mình trước dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014, vốn cướp đi hơn 11.000 sinh mạng. Giờ đây phản ứng của WHO đối với đại dịch coronavirus cho thấy họ sẵn sàng đưa chính trị lên trước sức khỏe cộng đồng. Cách mà WHO luôn hành động để tâng bốc các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy họ cần có những cải cách cơ bản.

Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO - hơn 400 triệu đô la vào năm 2019, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp 44 triệu đô la, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trump gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể sẽ treo khoản đóng góp của mình trong thời gian chính quyền của ông "kiểm tra kỹ" liệu Mỹ nhận được gì từ khoản đóng góp đó. Ông và Quốc hội nên đi xa hơn thế.

Trong khi Washington là người trả tiền (chính), Bắc Kinh hoạt động đằng sau hậu trường để gây ảnh hưởng lên các nhà lãnh đạo của WHO. Tổng giám đốc hiện tại, Tedros Adhanom Ghebreyesus, được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn mạnh mẽ trong chiến dịch tranh cử. Tedros là một lựa chọn gây tranh cãi, bị cáo buộc đã che đậy sự bùng phát dịch tả ở quê hương Ethiopia của ông, nơi ông từng giữ chức bộ trưởng y tế (2005-12) và bộ trưởng ngoại giao (2012-16). Trong những năm đó, Trung Quốc đã đầu tư vào Ethiopia và cho nước này vay hàng tỷ đô la. Ngay sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại WHO, Tedros đã tới Bắc Kinh và ca ngợi hệ thống y tế của nước này: "Chúng ta có thể học được nhiều điều từ Trung Quốc".

Dưới sự lãnh đạo của Tedros, WHO đã chấp nhận những lừa dối của Trung Quốc về coronavirus và giúp che chắn cho chúng thông qua các đánh giá sức khỏe cộng đồng trông có vẻ đáng tin.

Vào ngày 14 tháng 1, trước khi phái đoàn chính thức của WHO thậm chí còn chưa đến Trung Quốc, tổ chức này đã lặp lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng "không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy virus lây từ người sang người". Hai tuần sau, sau khi Trung Quốc báo cáo hơn 4.500 trường hợp nhiễm virus và hơn 70 người ở các quốc gia khác cũng bị nhiễm bệnh, Tedros đã đến thăm Trung Quốc và dành nhiều lời khen ngợi cho các nhà lãnh đạo nước này về "sự minh bạch" của họ.

Hãy nhớ lại rằng Trung Quốc đã đợi sáu tuần sau khi bệnh nhân lần đầu tiên có các triệu chứng ở Vũ Hán mới tiến hành phong tỏa thành phố đó. Trong thời gian này, chính quyền Trung Quốc đã kiểm duyệt và trừng phạt các bác sĩ cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo, liên tục phủ nhận việc virus có thể lây truyền từ người sang người, và tổ chức một bữa tiệc cộng đồng ở Vũ Hán cho hàng chục ngàn gia đình. Trong khi đó, hơn năm triệu người đã rời đi hoặc bỏ chạy khỏi Vũ Hán, theo thị trưởng thành phố này. Trong số này có cả bệnh nhân là trường hợp nhiễm virus đầu tiên được xác nhận ở Mỹ.

WHO cuối cùng cũng đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp vào ngày 30 tháng 1, sau khi gần 10.000 trường hợp nhiễm virus đã được xác nhận. Con số báo cáo của Trung Quốc đã tăng vào đầu tháng 2 lên hơn 17.000 ca nhiễm và 361 trường hợp tử vong, nhưng Tedros đã phê phán ông Trump vì hạn chế đi lại từ Trung Quốc và kêu gọi các nước khác không làm theo. Ông ta gọi tình hình virus lây lan bên ngoài Trung Quốc là "rất ít và chậm". Phải đến ngày 11 tháng 3 WHO mới tuyên bố đại dịch. Vào thời điểm đó, số trường hợp được ghi nhận chính thức trên toàn thế giới đã là 118.000 ca tại 114 quốc gia.

Ảnh hưởng của Trung Quốc cũng rõ ràng trong việc WHO loại trừ Đài Loan. WHO thậm chí còn không thèm trả lời các câu hỏi của Đài Loan vào tháng 12 về việc liệu coronavirus, trái với tuyên bố của Bắc Kinh, có thể lây từ người sang người hay không.

Tháng trước, một phóng viên của truyền hình Hồng Kông đã hỏi Bruce Aylward, người lãnh đạo Phái đoàn chung của WHO và Trung Quốc về coronavirus, liệu tổ chức này có xem xét lại việc họ từ chối cho phép Đài Loan gia nhập hay không. Tiến sĩ Aylward, đang trên một buổi phỏng vấn từ xa qua video, ngồi bất động và im lặng trong gần 10 giây trước khi phóng viên nhắc anh ta một lần nữa.

"Tôi xin lỗi", cuối cùng anh ta cũng trả lời, "tôi không nghe rõ câu hỏi của chị, Yvonne".

"Cho phép tôi nhắc lại câu hỏi", phóng viên nói.

"Không, không cần. Hãy chuyển sang một câu hỏi khác vậy".

Khi phóng viên xoáy vào câu hỏi Đài Loan, anh ta ngắt kết nối. Phóng viên gọi lại và thử một chiến thuật khác: "Tôi chỉ muốn hỏi xem liệu ông có thể bình luận một chút về cách Đài Loan đã làm cho đến nay để ngăn chặn virus hay không".

Câu trả lời của anh ta là: "À, chúng ta đã nói về Trung Quốc, và, chị biết đấy, nếu chúng ta nhìn qua tất cả các khu vực khác nhau của Trung Quốc, họ đều thực sự đã làm rất tốt".

Cuộc trao đổi cho thấy WHO đã ưu tiên chính trị như thế nào so với sức khỏe cộng đồng. Họ đã tiếp thu quan điểm của Bắc Kinh về Đài Loan và tìm cách ca ngợi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bất cứ lúc nào. Và trong suốt cuộc khủng hoảng, WHO chưa bao giờ điều tra một cách cụ thể các tuyên bố của chế độ Trung Quốc về virus. WHO cũng không minh bạch về suy nghĩ của họ đằng sau các quyết định của mình.

Là người đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO, Hoa Kỳ có đòn bẩy để thúc đẩy các cải cách triệt để tại WHO. Quốc hội nên đưa ra điều kiện cho tất cả các khoản đóng góp trong tương lai là WHO phải giải thích chi tiết về cách thức đạt được các quyết định về y tế cộng đồng, đồng thời điều tra chặt chẽ và độc lập về mức độ bùng phát dịch bệnh.

Hoa Kỳ nên làm việc tích cực để thay đổi văn hóa và ban lãnh đạo của WHO. Chính quyền Trump đã có một bước đi tốt đầu tiên vào tháng 1 bằng cách tạo một vị trí đặc phái viên tại Bộ Ngoại giao chuyên chống lại các nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát các tổ chức quốc tế. Tổng giám đốc tiếp theo của WHO không thể là một con rối của Bắc Kinh.

Nếu những nỗ lực để biến đổi WHO không hiệu quả, Hoa Kỳ có thể không có lựa chọn nào khác ngoài việc rút khỏi tổ chức này và bắt đầu lại từ đầu. Điều đó có thể có nghĩa là tạo ra một tổ chức thay thế mở cửa cho bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng tuân thủ các tiêu chuẩn cao hơn về minh bạch, quản trị tốt và chia sẻ các thông lệ tốt nhất. Thế giới cần một tổ chức đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề sức khỏe cộng đồng vượt ra khỏi biên giới các quốc gia. Nếu WHO không làm được việc đó, thì chúng ta cần một tổ chức khác.

-----------------

Nguồn: Lanhee J. Chen, "Lost in Beijing: The Story of the WHO", Wall Street Journal, 08/04/2020.
Biên dịch: Phan Nguyên
Nguồn bài: https://bit.ly/2wsiZxq

-----------------
Lanhee J. Chen là thành viên Viện Hoover và là giám đốc nghiên cứu chính sách trong nước tại chương trình chính sách công của Đại học Stanford.
🍋
KHỐI THỊNH VƯỢNG CHUNG BẮT ĐẦU "THÁNH CHIẾN"

Như tôi đã nói cách đây hơn một tháng về việc khởi kiện Trung Quốc thì nay thế giới đã bắt đầu lan toả và khởi động việc đó. Dĩ nhiên nó sẽ theo quy trình là các cá nhân lên tiếng, các tổ chức NGO vào cuộc và sau cùng là sẽ là các chính phủ.

Công cuộc "thánh chiến" chống đảng CSTQ (và Tập đại đế) dĩ nhiên sẽ bùng nổ toàn cầu khi mà Mỹ là nước phát động tiên phong và Hoàng gia Anh, một đại diện lâu đời của các thế hệ quý tộc ở Châu Âu, đã lên tiếng khi cuộc chiến sinh học Viêm phổi cấp Vũ Hán lan ra toàn thế giới.

Nhiều người bây giờ chỉ nhìn Anh trong khuôn khổ một nước từng là đế quốc đang trên đường già cỗi và suy yếu mà quên là Anh từng là một quốc gia bá chủ. Ảnh hưởng của Anh khác hẳn với các nước đại cường mới nổi sau này mà sâu sắc hơn nhiều. Ít nhất là ở Khối Thịnh Vượng Chung mà nước này đang chủ trì.

Đức mặc dù bây giờ tỏ ra hơn Anh về bề nổi nhưng nội lực tích luỹ thì không bằng. Trong 100 năm nay, Đức không có một lãnh đạo mang tầm lãnh tụ như Winston Churchill, nên chiến lược quốc gia của Đức không ổn định bằng chiến lược quốc gia của Anh.

Nhiều người tỏ ra hoang mang khi tin về thủ tướng Anh bị bệnh loang ra. Nhưng với tôi thì việc thủ tướng Johnson của họ bị bệnh lúc này có lợi cho Anh hơn là có hại. Nhất là khi các bạn biết rằng tin thủ tướng bị bệnh được đưa ra ngay sau khi Nữ hoàng Anh họp với Cơ quan tình báo Quốc gia MI-6.

Nhắc đến giới tình báo quốc tế thì người ta hay nhớ đến CIA vì độ phủ sóng của nó. Nhưng nói đến hiệu quả thì giới nghiên cứu vẫn đánh giá là BND của Đức hay MI-6 của Anh còn hiệu quả hơn CIA. Từ lâu nay CIA đã quá yếu mềm và bị lấn lướt bởi Hoa Nam của đảng CSTQ. Mọi việc chỉ thay đổi khoảng 3 năm nay khi Mỹ đưa Pompeo về giữ chức giám đốc CIA rồi bổ nhiệm ông làm bộ trưởng ngoại giao.

Nên tôi e là MI-6 mới là nơi quyết định việc thủ tướng Anh phải bị bệnh lúc này hơn là con virus kia. Với văn hoá quý tộc ngạo nghễ, nền dân chủ lâu đời.. thì người Anh sẽ thông cảm, lắng nghe và chịu hợp tác với chính phủ của họ để chống dịch hơn khi tin về việc thủ tướng nhiễm bệnh được loan ra. Bên cạnh lợi ích đó còn là lợi ích đốt lên đống lửa căm phẫn với "kẻ gieo rắc dịch bệnh cho đại diện tinh hoa của chúng ta là đảng CSTQ".

Nữ hoàng Anh là người sống qua hai thế kỷ và chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh thế giới. Do đó e rằng giới quý tộc châu Âu sẽ lắng nghe bà một khi nguy cơ thế chiến đã cận kề. Khối Thịnh Vượng Chung gồm 53 quốc gia/vùng lãnh thổ mặc nhiên coi bà là nữ hoàng tối cao của họ. Chính phủ các nước trong Khối Thịnh Vượng Chung coi chính phủ Anh là nơi để họ hợp tác làm việc, coi nữ hoàng Anh là chỗ dựa chính trị tối cao.

Nếu các bạn nhớ rằng thủ tướng David Cameron của Anh từng phải bị ép từ chức thì các bạn sẽ hiểu ai mới là bên quyết định cao nhất trong chính trị Anh quốc. Hoàng gia Anh làm sao chấp nhận nước này có một ông thủ tướng dễ dãi để cho ảnh hưởng của đảng CSTQ lan tràn như một con virus đỏ vào giới quý tộc tinh hoa của xứ này. Sau khi Cameron rời khỏi số 10 phố Downing là hàng loạt các quan chức cấp cao thân Trung Quốc bị đưa ra khỏi chính phủ.

Nhiều người dân tuý nghĩ rằng Trump là kẻ thất bại trong chính sách với châu Âu, nhưng dĩ nhiên Trump không quan trọng điều đó. Trong cuộc chiến chống Trung và đánh Tập, Trump biết rằng nữ hoàng Anh ủng hộ ông, ủng hộ Mỹ. Với Trump thế là quá đủ. Với Châu Âu thì thái độ của Hoàng gia Anh mới là quan trọng nhất với Trump.

Quỹ Thịnh Vượng Chung do các quý tộc lâu đời của Anh chủ trì chính là đầu mối của các NGO trên khắp thế giới sẽ bắt đầu làn sóng khởi kiện Trung Quốc sắp tới đây. Việc này cần được nhìn một cách có hệ thống xuất phát từ một đầu mối đứng ra tổ chức mà nữ hoàng Anh là người nổ ra phát súng lệnh. Các bộ óc quý tộc tham gia công cuộc này có thừa nhân lực, kiến thức và tiền bạc cùng với quyết tâm chính trị để đeo đuổi việc này.

Nữ Hoàng Anh chỉ lên tivi có 6 lần trong suốt cuộc đời cầm quyền của bà. Mỗi lần như vậy là báo hiệu một việc tối quan trọng. Bằng bài phát biểu mới nhất về bệnh dịch vừa qua, bà đã phát động tín hiệu xuất phát cho các cá nhân, tổ chức và quốc gia từng đứng lên bằng sự trợ giúp của đồng bảng Anh. Nếu Trump làm Tập vất vả bằng cách mưu mẹo kiểu cộng sản với nhau thì nữ hoàng Anh sẽ làm Tập khốn khổ bằng sự đối đầu của các đầu óc mang tư duy sâu sắc.

Một cuộc thánh chiến chống phát xít đỏ do "Hội hiệp sĩ bàn tròn châu Âu" đã bắt đầu và không thể dừng lại cho đến khi bàn cờ Trung Quốc được chia lại hợp lý hơn.

H.M.

🍋TT Trump tiếp tục chỉ trích cách WHO ứng phó với virus Vũ Hán
***
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Tư 8/4 (giờ Mỹ) tiếp tục chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi tổng giám đốc cơ quan này đã yêu cầu ông chủ Tòa Bạch Ốc không nên "chính trị hóa virus [corona]".

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong một cuộc họp báo hôm 8/4 đã lên tiếng phản ứng với việc ông Trump trước đó một ngày đã lên án cách WHO xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

"Xin vui lòng đừng chính trị hóa con virus này... Nếu bạn không muốn nhiều người thêm nữa phải chết, thì bạn đừng chính trị hóa nó. Thông điệp ngắn gọn của tôi là: Xin hãy cách ly chính trị hóa COVID", ông Tedros nói.

Tổng thống Trump trong buổi họp báo tối thứ 8/4 tuyên bố chính ông Tedros mới là người đang chính trị hóa virus corona và cho biết ông tin WHO ưu ái Trung Quốc.

"Tôi không tin ông ta nói về chính trị khi bạn nhìn nhận vào mối quan hệ của họ với Trung Quốc. Trung Quốc chỉ chi 42 triệu USD, chúng tôi chi 450 triệu USD [cho WHO], nhưng mọi thứ trong tổ chức này dường như lại được vận hành theo cách của Trung Quốc. Điều đó là không đúng, điều đó là không công bằng với chúng tôi và thành thực mà nói điều đó là không công bằng với thế giới", ông Trump nói.
🍋 who bị che mắt
Dưới sự lãnh đạo của Tedros, WHO đã chấp nhận những lừa dối của Trung Quốc về coronavirus và giúp che chắn cho chúng thông qua các đánh giá sức khỏe cộng đồng trông có vẻ đáng tin.

Vào ngày 14 tháng 1, trước khi phái đoàn chính thức của WHO thậm chí còn chưa đến Trung Quốc, tổ chức này đã lặp lại tuyên bố của Bắc Kinh rằng "không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy virus lây từ người sang người". Hai tuần sau, sau khi Trung Quốc báo cáo hơn 4.500 trường hợp nhiễm virus và hơn 70 người ở các quốc gia khác cũng bị nhiễm bệnh, Tedros đã đến thăm Trung Quốc và dành nhiều lời khen ngợi cho các nhà lãnh đạo nước này về "sự minh bạch" của họ.
Cơ quan tình báo Anh cho rằng sau khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán được xử lý ổn thỏa, cần xem lại mối quan hệ giữa Anh với Trung Quốc.

🍋(16-4) Nghị sĩ Tom Tugendhat thuộc phe bảo (anh) thủ chỉ ra rằng, giống như tất cả các chế độ độc tài, Chính phủ Trung Quốc rất xảo trá, họ bất chấp tất cả để duy trì quyền lực và kiểm soát người dân, vì vậy họ phải che đậy sự thật về virus [vì có thể gây ảnh hưởng đến uy quyền của họ].

Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện do ông Tugendhat phụ trách luôn chú ý đến vấn đề mở rộng ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc. Ông tuyên bố rằng Trung Quốc đang quyết tâm xây dựng một trật tự toàn cầu mới do họ lãnh đạo.

Dịch bệnh khiến các nhà lập pháp cứng rắn chống lại Trung Quốc cáo buộc chính quyền Thủ tướng Johnson quá thân Bắc Kinh. Cuối tuần trước, 15 nghị sĩ bảo thủ ở Anh, bao gồm các cựu bộ trưởng Iain Duncan Smith và David Davis, đã viết thư cho ông Johnson yêu cầu sau khi tình hình dịch bệnh bình ổn phải xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc ở mức độ bao quát hơn.

Chính phủ Anh đang chịu áp lực phải xem xét lại quyết định trước đó có lợi cho các công ty Trung Quốc, bao gồm cả việc cho phép Huawei xây dựng mạng 5G tại Anh.

Nguồn: trithucvn
🍋SỰ THẬT NẰM SAU SỰ THẬT

Như bức màn bị xé toang, một Trung Quốc nghèo đói cách đây hơn 20 năm, đã từng được nước Mỹ cứu vớt qua những chính sách không thuế từ thời cựu TT Bill Clinton, nay đã trỗi dậy và hung hãn bất chấp lương tri.

Thay vì mang ơn Mỹ và Châu Âu đã mang công ăn việc làm đến nuôi dân đói nghèo của mình thì TQ ngày nay đã làm người ta khiếp sợ vì tham vọng làm chủ bá quyền thế giới qua Virut Trung Quốc.

Triệt hạ đối thủ Mỹ và các nước giàu mạnh Châu Âu là mục tiêu lớn của TQ. Vừa là đạo diễn kịch bản, vừa là diễn viên, TQ nghĩ ra mưu kế tạo ra coronavirus - vũ khí sinh học giết nhân loại. Đây là một giả thuyết mà hiện nay rất nhiều người đưa ra nhưng xem chừng rất phù hợp với tính cách của một nước Cộng hòa nhân dân trung hoa đang lớn mạnh. Chủ nghĩa Bá quyền muốn "giải phóng" cả thế giới. Chủ nghĩa Đại hán muốn bành trướng nuốt gọn nước khác. Hai thứ cộng lại thì chiếm nước Mỹ và mua rẻ Châu Âu là điều không có gì ngạc nhiên.

Như trong một bài phát biểu bí mật dành cho các cán bộ Đảng Lãnh Đạo Trung Quốc cấp cao gần hai thập kỷ trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Trì Hạo Điền (Chi Haotian) đã nói : "Chỉ bằng cách sử dụng vũ khí không phá hủy mà có thể giết chết nhiều người, thì chúng ta mới có thể giành nước Mỹ cho chính mình."
Vũ khí không phá hủy nói đây là vũ khí sinh học, là covid 19!

Nay các cơ quan tình báo một số quốc gia đã thu thập bằng chứng để đưa TQ ra tòa án quốc tế trong tương lai, dựa trên tội làm cho thế giới khủng hoãng vì đại dịch.

Trong thảm họa nhân tai, Trung Quốc đương nhiên cũng là nguồn cung cấp thiết bị y tế của một số quốc gia. Và, Trung quốc bán, chứ không phải viện trợ, với giá cắt cổ.

Nước Mỹ mênh mông kho hàng, vậy mà mới chớm dịch, các chợ WalMart, các tiệm CVS, Walgreens... ở khắp nước Mỹ đã không còn khẩu trang; trong khi tới nay, người Mỹ vẫn chưa quen đeo khẩu trang, vậy ai là người đã đi gom lượng hàng không bao giờ thiếu này của Mỹ?

Có ai nghĩ rằng đó là một kế hoạch không?

Từ Mỹ, nhìn những lô hàng Made in China phải gọi là buồn tái tê! Lòng tin không đủ tin tưởng về phẩm chất, cảm thấy lo sợ cho những lô hàng sẽ gây ảnh hưởng sức khỏe người Mỹ trong thời điểm này.

Toàn cầu, mỗi ngày con số thiệt mạng khủng khiếp tăng vùn vụt vì con virus Vũ Hán. Tính đến ngày 3/4 ( giờ Hoa Kỳ) theo thống kê, Mỹ có 364.000 ca nhiễm, 10.000 người thiệt mạng. Sự tê liệt hoạt động, khủng hoảng kinh tế kéo theo trên 10,6 triệu người nộp đơn thất nghiệp, đó là con số kỷ lục cao nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Virút Trung Quốc làm biết bao gia đình rơi nước mắt trước những số phận mất mát chồng vợ, anh em, con cái... Những trẻ thơ mất cha mất mẹ trong cuộc chiến Covid làm cho thế giới rúng động.

Trung Quốc với tham vọng bá quyền dường như vô cảm trước những đôi mắt tuyệt vọng nhìn lên trời xin Chúa , Phật... cứu giúp. Tiếng vọng công lý bên trong sâu thẳm từ những người lãnh đạo Trung Cộng hoàn toàn không có, và họ cũng không biết mình đã trở thành thứ tồi tệ nhất trên quả đất này.

Một nước Mỹ giàu có sắm 1 triệu máy thở không có gì khó, nhưng thật phi lý khi sắm chất đầy kho mà không biết chừng nào xảy ra đại dịch. Và chính người chỉ trích tổng thống, chỉ trích nước Mỹ để thiếu dụng cụ y tế trầm trọng, thì bạn đã bao giờ luôn có sẵn 10 bao gạo 50 lbs chất trong nhà chờ đại dịch hay là cũng quýnh quáng giành giựt mua như vừa rồi?

Không một quốc gia nào nghĩ rằng mình phải dự trữ nguồn y tế quốc gia trong kho cả nên khi cơn sóng thần viêm phổi Vũ Hán chết tiệt ấy ào tới Mỹ, Pháp, Italy, Canada, Úc, Nhật, Tây Ban Nha... gần như toàn thế giới bị tê liệt. Các lãnh đạo tài ba trên thế giới rồi cũng phải chịu giá đơn đặt hàng cao ngất từ Trung Quốc bởi không còn sự lựa chọn nào khác! Trước mắt phải cứu sống dân mình, các nhà lãnh đạo phải mua hàng Made in China dù mắc hay rẻ.

Không ai tưởng nổi Trung Quốc ra giá mỗi máy trợ hô hấp 25.000 USD và New York phải mua 17.000 cái vì sự thiếu hụt trầm trọng. Hãy nhân lên số tiền ấy lên sẽ cảm thấy sốc, sốc cho sự bất nhân của Trung Cộng khi làm giàu trên cả mạng sống, trên xác người.

Chưa kể hàng tấn kiện hàng thiết bị y tế, thuốc, khẩu trang pha trộn kém phẩm chất, có gài virus gây bệnh đổ vào một số quốc gia đã bị phát hiện qua sự lên tiếng của giới truyền thông. Cả thế giới phụ thuộc vào Trung quốc trong tình trạng khủng hoảng, một bài học đắt giá, nhìn ra thì đã muộn màng!

TQ dùng chiến lược kinh tế, "một vành đai một con đường" làm nhiều nước dính bẫy nợ, không thể trả nổi. Cuối cùng phải bán đất đai, tài sản quốc gia (là giải pháp cuối cùng ) mà một số nước phải chịu.

Nay TQ dùng coronavirus thực hiện âm mưu thôn tính thế giới cũng không lấy làm lạ. Chỉ có người u mê mới không nhận ra sự thâm độc ấy qua thuyết Chủ nghĩa xã hội mà TC đang thành công gài vào nước Mỹ, tẩy não giới trẻ từ lâu trong giáo dục học đường. Họ đã cấy gián điệp trong nhiều lĩnh vực quan trọng đều có mục đích.

Nhưng, TQ dù ra tay thế nào thì Mỹ cùng các nước khác sau trận Covid sẽ có những sản phẩm chuỗi cung ứng từ chính quốc gia mình, đặc biệt là Made in USA. Những đơn hàng sẽ từ các nước khác như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan... tạo công việc, giúp kinh tế phát triển nước ấy. Các quốc gia sẽ có biện pháp mạnh mẽ chấm dứt sự lệ thuộc kinh tế Tàu.

Trung quốc có thế nào thì Mỹ quốc vẫn không thể bị đắm chìm như chiếc tàu trong phim Titanic; hình ảnh nhạc công vẫn bình tĩnh khúc đàn violon thiết tha cuộc sống vẫn còn đó. Đánh gục tinh thần Mỹ trong một nước Mỹ tự do nhân bản không phải dễ dàng.

Trong thảm họa mới biết gian thương là ai. Đó cũng là câu trả lời vì sao Tổng Thống Donald Trump phải chịu đựng kẻ thù trong và ngoài nước vây quanh muốn đánh gục.
Ông không sai khi đã lên tiếng chuyển các nhà máy sản xuất về Mỹ, không phụ thuộc Tàu. TT Trump cũng đã cảnh báo về sự nguy hiểm và đánh TC thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Vì tương lai nước Mỹ, TT Trump chịu đựng cay đắng trên mọi bước đường mình đi. Nhìn gương mặt buồn xuống sắc kiệt sức của TT Hoa Kỳ đương nhiệm hôm nay mới thấy rằng: hóa ra làm người yêu nước phải trả giá, cái giá quá đắt. Có lẽ hàng triệu người trên thế giới lại rơi nước mắt vì ông.

Nguồn: Fb Thạch Thảo
🍋So sánh 2 nền kinh tế lớn và cách họ ứng xử nhân đạo với thế giới. Số liệu 2019.
🔵 Góp cho WHO:
- Mỹ hơn 400 triệu USD
- Trung quốc 44 triệu USD
🔵 Góp cho Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc:
- Mỹ hơn 700 triệu USD
- Trung quốc 16 triệu USD
🔵 Góp cho Chương trình Lương thực Thế giới WFP:
- Mỹ 8 tỷ USD
- Trung quốc 30 triệu USD
🔵 Góp cho Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn:
- Mỹ gần 1,7 tỷ USD
- Trung quốc 1,9 triệu USD
🔵 Đối phó đại dịch COVID-19:
- Mỹ đã chi 274 triệu USD hỗ trợ nhân đạo cho các nước. Trong đó 18,3 triệu USD hỗ trợ khẩn cấp cho các quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam nhận 3 triệu USD.
- Trung quốc nhận sự giúp đỡ nhân đạo từ các nước khác [trong đó dân đóng thuế Việt Nam giúp nửa triệu USD, Hội Chữ thập đỏ VN giúp 200.000 USD], từ 20/01 đến hết tháng 2 TQ mua gom 2,2 tỷ chiếc khẩu trang, vơ vét găng tay, ủng, quần áo bảo hộ, máy thở, vật tư y tế của thế giới, đến khi các nước khác bị nguy khốn, TQ bán lại với giá gấp nhiều lần, hoặc viện trợ có điều kiện.

FB Huỳnh Đình Lượng
Ảnh của https://baoquocte.vn/

Nhìn lại lịch sử, không có cú bắt tay với Hoa Kỳ thì Trung cộng không có kinh tế như hôm nay.
🍋
✒️ Bức thư rất thẳng thắn, chát chúa của tổng biên tập báo Bild ( CHLB Đức) gửi Tập Cận Bình và lời dịch xuất sắc của thầy giáo Tuyen Nguyen ở Berlin.👍👍👍
===================

THƯ CỦA TỔNG BIÊN TẬP BÁO BILD (CHLB ĐỨC) JULIAN REICHELT GỬI TẬP CẬN BÌNH. ĐĂNG NGÀY 16.04.2020, LÚC 22 GIỜ 49 PHÚT

KÍNH GỬI ÔNG CHỦ TỊCH TẬP CẬN BÌNH

Đại sứ quán của ông ở Berlin đã có ý kiến với tôi trong một bức thư ngỏ, vì chúng tôi đã đặt câu hỏi, liệu TQ có phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại khủng khiếp cho kinh tế vì Virus Corona gây ra cho toàn thế giới hay không.

Đại sứ quán của ông gọi điều này là „nham hiểm đê tiện" và công kích tôi khi cho rằng, tôi đã „khơi mào cho chủ nghĩa dân tộc" sống dậy.
Ông hãy cho phép tôi được nói vài lời.

1. Ông điều tiết đất nước bằng sự kiểm soát mọi hoạt động của người dân. Nếu không có sự kiểm soát này, chắc ông không thể ngồi vào ghế chủ tịch nước. Ông có thể kiểm duyệt tất cả, kiểm soát mọi người dân của đất nước ông, nhưng ông lại làm ngơ không kiểm soát những chợ buôn bán thú hoang ở nước ông, vì nguy cơ nó tạo ra dịch bệnh rất lớn. Ông đánh sập mọi tờ báo hay trang mạng nào chỉ trích chính sách, nhưng không dẹp những nơi bán súp dơi. Ông không chỉ kiểm duyệt dân của ông, mà qua đó ông còn gây nguy hiểm cho toàn thế giới.
2. Kiểm duyệt sẽ dẫn đến mất tự do. Ai không được sống trong tự do thì cũng mất luôn khả năng sáng tạo. Ai không có tư tưởng canh tân thì cũng chả phát minh được điều gì. Ngược lại, ông đã biến nước ông thành nhà vô địch thế giới về ăn cắp sở hữu trí tuệ. Trung Quốc giàu lên nhờ những phát minh của người khác, thay vì mình tự nghiên cứu ra. Nguyên nhân của nó là chính ông không để thế hệ trẻ của đất nước được tự do suy nghĩ. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của TQ là Virus Corona, mặc dù không ai muốn nhưng nó đã lan ra khắp thế giới.
3. Khi ông, chính phủ và các nhà khoa học của ông đã biết từ lâu là Corona có thể truyền từ người sang người, nhưng ông vẫn để cả thế giới phải mò mẫm trong bóng tối. Các chuyên gia hàng đầu của ông không nhấc máy điện thoại, không trả lời thư điện tử khi những nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết điều gì đã xảy ra ở Vũ Hán. Ông đã từng là một người tự hào vì theo chủ nghĩa dân tộc thì cũng phải nói ra sự thật dù ông cảm thấy đó là nỗi nhục quốc thể.
4. Tờ „Washington Post" đã cho biết, các phòng thí nghiệm ở Vũ Hán nghiên cứu về Virus Corona ở loài dơi, nhưng không tuân thủ những tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Tại sao ông không giữ an toàn cho những phòng thí nghiệm cực độc như thế giống như ông canh chừng các nhà giam tù nhân chính trị? Ông có muốn giải thích điều đó với những người mất vợ mất chồng, những đứa con mất cha mẹ, những bố mẹ mất con trên toàn thế giới đang quằn quại trong buồn tủi hay không?
5. Ở nước ông người ta đang thì thào về ông đấy. Quyền lực của ông đang bị tróc bể từng mảng. Ông đã tạo ra một Trung Quốc mù mịt không minh bạch, một nhà nước kiểm duyệt con người đến mức vô nhân đạo và bây giờ nó đang làm lây lan một đại dịch chết người. Đó chính là di sản chính trị của ông.
Sứ quán của ông còn viết cho tôi, tôi không xứng đáng với „tình hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc". Tôi cho rằng, ông đánh giá tình „hữu nghị" vĩ đại, khi ông tỏ ra hào phóng gửi khẩu trang tặng mọi nơi trên thế giới. Tôi không cho đó là tình hữu nghị, mà là một thứ Chủ nghĩa đế quốc đáng nhạo báng. Ông muốn Trung Quốc mạnh lên bằng cách dùng đại dịch xuất phát từ chính Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng chính ông không còn có thể cứu được vị trí của ông. Tôi nghĩ là sớm muộn gì thì Corona cũng kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.

Xin gửi ông lời chào hữu nghị
Julian Reichelt

https://www.bild.de/politik/ausland/politik-ausland/corona-krise-bild-chef-schreibt-an-chinas-staatschef-70087876.bild.html

🍋RẤT NHIỀU QUỐC GIA NGHI NGỜ: Ngoại trưởng Úc Marise Payne nhấn mạnh nước này có cùng sự quan ngại với Mỹ về độ minh bạch của Trung Quốc và yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc và sự lây lan của virus corona ra toàn thế giới.

Ngoại trưởng Payne nhấn mạnh Úc chia sẻ các lo ngại tương tự với Mỹ, bao gồm những cáo buộc của tổng thống Trump về việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã che đậy sự nghiêm trọng của dịch bệnh tại Trung Quốc và xử lý sai dẫn tới hậu quả lớn.
-------------------------

🛑 "Các vấn đề xung quanh virus corona cần phải được xem xét một cách độc lập và chúng ta cần phải tiến hành điều này", Ngoại trưởng Úc Marise Payne đặt vấn đề ngày 19-4 và cho biết bà quan ngại về độ minh bạch, cởi mở thông tin của Trung Quốc.

Bà Payne nhấn mạnh Úc muốn một cuộc đánh giá độc lập, trong đó sẽ điều tra một phần các phản ứng ban đầu của Trung Quốc khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát tại Vũ Hán.

Lời kêu gọi của bà Payne được đưa ra trong bối cảnh quan hệ giữa Úc và Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất nước này, đang gặp nhiều vấn đề. Sự xuất hiện của nó như hòa nhịp với các chỉ trích Trung Quốc do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào và sau đó là Anh, Pháp.

Ngoại trưởng Payne nhấn mạnh Úc chia sẻ các lo ngại tương tự với Mỹ, bao gồm những cáo buộc của tổng thống Trump về việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã che đậy sự nghiêm trọng của dịch bệnh tại Trung Quốc và xử lý sai dẫn tới hậu quả lớn.

Ông Trump ngày 19-4 cũng cảnh báo nếu Trung Quốc cố tình để dịch bệnh bùng phát thành đại dịch toàn cầu, Bắc Kinh sẽ phải chịu hậu quả cho hành động của mình.

Bà Payne thừa nhận những vấn đề xung quanh COVID-19 lần này chắc chắn sẽ tác động tới quan hệ giữa Úc và Trung Quốc theo "một số cách nào đó". Chia sẻ này có phần giống với những chia sẻ của Ngoại trưởng Anh Dominic Raab rằng quan hệ giữa Anh và Trung Quốc sẽ không thể như trước khi đại dịch qua đi.

Bộ trưởng Y tế Úc Greg Hunt cũng ủng hộ một cuộc điều tra độc lập và nhấn mạnh rằng Úc đã đạt được thành công trong việc hạn chế sự lây lan của virus một phần nhờ vào việc đi ngược lại lời khuyên của WHO.

Trung Quốc đã liên tục phủ nhận việc virus corona chủng mới có nguồn gốc từ nước này và phản pháo lại các chỉ trích của phương Tây.

🛑Viện virus học Vũ Hán hiện đang trở thành tâm điểm chú ý, trong đó phòng thí nghiệm sinh học cấp độ P4 của nó bị nghi là nơi đã tạo ra virus corona chủng mới.

Hôm 18-4, Viên Chí Minh (Yuan Zhiming) - người đứng đầu phòng thí nghiệm nói trên - đã lên tiếng bác bỏ các thuyết âm mưu và nhấn mạnh không có bằng chứng nào cho thấy đây là nơi đã tạo ra loại virus đã lây nhiễm hơn 2,2 triệu người trên toàn thế giới.

Ông này nhấn mạnh với truyền thông Trung Quốc rằng không có nhân viên nào làm việc tại phòng thí nghiệm bị nhiễm bệnh. "Là những người thực hiện nghiên cứu về virus, chúng tôi biết rõ loại nghiên cứu nào đang diễn ra tại viện và cách viện quản lý virus và mẫu vật", ông Viên lập luận.

Tổng hợp
Tuổi trẻ
🍋tức giận
RẤT NHIỀU NƠI BẮT ĐẦU LÊN TIẾNG: Bang Missouri kiện chính phủ Trung Quốc về những sơ suất trong công tác xử lý khi dịch Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán.

🛑Hãng Reuters ngày 22.4 đưa tin Missouri trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ kiện chính phủ Trung Quốc khi cho rằng việc xử lý dịch Covid-19 xuất phát tại thành phố Vũ Hán dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng tại tiểu bang.

Đơn kiện dân sự được nộp lên tòa án liên bang bởi tổng chưởng lý Missouri Eric Schmitt cáo buộc Trung Quốc sơ suất trong xử lý dịch, bên cạnh các cáo buộc khác.

Theo đó, hậu quả khiến Missouri và người dân phải chịu thiệt hại kinh tế có thể lên đến hàng chục tỉ USD và Trung Quốc phải bồi thường.

🛑 "Chính phủ Trung Quốc lừa dối thế giới về sự nguy hiểm và tính chất lây lan của Covid-19, khiến những người lên tiếng phải im lặng và thiếu hành động ngăn chặn bệnh lây lan. Họ phải chịu trách nhiệm cho những hành động của họ", theo ông Schmitt.

Đơn kiện còn cáo buộc chính phủ Trung Quốc khiến dịch bệnh tồi tệ hơn bằng cách đầu cơ khẩu trang và các trang bị bảo hộ khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia luật quốc tế cho rằng khó có thể buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về dịch Covid-19. Theo giáo sư Tom Ginsburg tại Đại học Chicago (Mỹ) các chính phủ nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ quốc gia khỏi bị kiện tại các tòa án ở Mỹ.

Giáo sư luật Chimène Keitner tại Đại học California (Mỹ) cho rằng nếu Mỹ có thể đưa vụ kiện Trung Quốc ra các diễn đàn quốc tế nếu muốn. Trung Quốc chưa đưa ra bình luận về vụ kiện.

🛑 Trước đó cũng đã có một vụ kiện tập thể ở bang Florida nhằm đòi chính phủ Trung Quốc bồi thường thiệt hại vì Covid-19. Đề cập đến thông tin này, hôm 20.4 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Mỹ đã không bồi thường cho bất kỳ ai vì đại dịch cúm H1N1 năm 2009, dù dịch bệnh lần đầu được phát hiện ở Mỹ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ ước tính có đến 575.400 người trên toàn cầu chết vì H1N1 trong năm đầu tiên dịch cúm hoành hành.

Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc Mỹ chỉ dẫn Úc trong việc chỉ trích Bắc Kinh liên quan đến công tác xử lý dịch Covid-19 vào thời điểm ban đầu. Nhiều nghị sĩ Mỹ gần đây kêu gọi điều tra nguồn gốc virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây Covid-19, đồng thời chất vấn sự minh bạch của Trung Quốc.

Theo REUTERS 21-4
🍋KHÔNG THỂ IM LẶNG HƠN NỮA: Thủ tướng Úc Scott Morrison đã dành cả tối 21-4 để gọi cho các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp và Đức sau khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc chỉ trích Canberra là cái loa của Washington trong những chuyện liên quan đến COVID-19.

📌ĐỈNH CAO CỦA BỊA ĐẶT TRẮNG TRỢN: Trong thông cáo được phát đi tối muộn 21-4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã chỉ trích Úc là "cơ quan ngôn luận" của Mỹ, rằng các nhà lập pháp Úc "đang lặp lại như vẹt những gì người Mỹ nói và hùa theo Mỹ trong các cuộc công kích có ý đồ chính trị nhắm vào Trung Quốc".
----------------------------
🛑Hãng tin Reuters dẫn thông báo của chính phủ Úc sáng 22-4 cho biết các cuộc gọi đều tập trung vào việc thúc đẩy một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus corona chủng mới.

Viết trên Twitter cá nhân sau đó, Thủ tướng Úc Morrison cho biết ông đã có "một cuộc thảo luận rất xây dựng" với Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách thức đối phó với dịch bệnh và sự cần thiết phải mở cửa, vực dậy nền kinh tế.

Ông Morrison cũng nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron qua điện thoại về vai trò của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), văn phòng thủ tướng Úc thông tin thêm.

🛑Việc Úc trở thành quốc gia hăng hái nhất kêu gọi điều tra độc lập nguồn gốc virus corona cũng như phản ứng của WHO đã vấp phải sự chỉ trích từ Trung Quốc. Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra.

Trong thông cáo được phát đi tối muộn 21-4, Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã chỉ trích Úc là "cơ quan ngôn luận" của Mỹ, rằng các nhà lập pháp Úc "đang lặp lại như vẹt những gì người Mỹ nói và hùa theo Mỹ trong các cuộc công kích có ý đồ chính trị nhắm vào Trung Quốc".

🛑 Mỹ trước đó đã chỉ trích dữ dội Trung Quốc, WHO đồng thời cắt viện trợ cho tổ chức này bất chấp các ý kiến phản đối của Bắc Kinh và dàn lãnh đạo WHO.

Hiện Úc đang xem xét vai trò của WHO trong việc để đại dịch bùng phát ra toàn cầu. Xét về bản chất, WHO là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Hồi tháng 2 vừa rồi, một nhóm các nhà khoa học quốc tế do WHO dẫn dắt đã đến Trung Quốc đánh giá công tác kiểm soát dịch bệnh của nước này. Cùng đi khi đó có các nhà khoa học Trung Quốc.

Theo Reuters, Úc đang đặt vấn đề tại sao WHO lại được trao quyền hạn như một thanh sát viên vũ khí quốc tế và tự ý vào điều tra, kết luận về ổ dịch khi chưa có sự đồng ý của của Liên Hiệp Quốc hay cụ thể hơn là các nước lớn.

🛑 Úc đã ghi nhận chỉ hơn 6.600 trường hợp nhiễm virus trên toàn quốc, với 4 trường hợp mới vào ngày 22-4. Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng khi Canberra cáo buộc Bắc Kinh tìm cách gây ảnh hưởng, can thiệp quá nhiều vào chính trường nước này.

Chuyên gia Richard McGregor thuộc Viện nghiên cứu Lowy nhận xét Thủ tướng Úc Morrison đã cố gắng hạn chế đưa ra bình luận về Trung Quốc trong bối cảnh hiện tại. Song điều này không thể cứu vãn được mối quan hệ song phương đang ngày càng tệ và định kiến ở Bắc Kinh rằng "Úc là tay sai của Mỹ".

Theo Reuters
Tuổi trẻ
🍋Trong một bài báo có tựa đề "Những gì Trung Quốc nợ chúng ta" phát hành vào tuần trước, tờ Bild cho rằng Bắc Kinh phải bồi thường thiệt hại gần 150 tỉ euro cho những tổn thất mà Đức phải gánh chịu do ảnh hưởng của Covid-19.

"Hóa đơn" này bao gồm các khoản thiệt hại: 24 tỉ euro thất thu của ngành du lịch trong tháng 3 và tháng 4, 1 triệu euro mỗi giờ cho hãng vận tải Lufthansa và 50 ti euro lợi nhuận bị mất của các doanh nghiệp nhỏ tại Đức.

Ý tưởng đòi tiền bồi thường nêu trên của Bild không được chính phủ Đức tán thành.
Bài báo đã gây ra phản ứng dữ dội từ Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức. Trong một bức thư ngỏ gửi tới ông Julian Reichelt - tổng biên tập Bild, đại diện Trung Quốc phủ nhận việc chính quyền Bắc Kinh đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo luật pháp quốc tế, cáo buộc bài báo "khuấy động chủ nghĩa dân tộc" và định kiến đối với Trung Quốc.

Sau đó, ông Julian Reichelt đáp trả bằng lá thư, cáo buộc Bắc Kinh "gây nguy hiểm cho thế giới" bằng cách không đóng cửa các chợ mua bán động vật hoang dã, vốn là nơi được cho là bắt nguồn của dịch Covid-19. Trong lá thư có đoạn cáo buộc: "Các chuyên gia hàng đầu Trung Quốc không trả lời khi các nhà nghiên cứu phương Tây muốn biết chuyện gì đang xảy ra ở Vũ Hán".

Bài báo của tờ Bild cũng khiến các nhà ngoại giao Trung Quốc nổi giận, họ cáo buộc tờ báo bỏ qua những sự kiện quan trọng và thời gian chính xác cũng như thiếu tính công bằng báo chí. "Các nhà khoa học quốc tế nổi tiếng đã thừa nhận rằng những hành động nhanh chóng và quyết đoán của Trung Quốc đã góp phần quan trọng trong việc ngăn chặn đại dịch" - nữ phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Đào Lệ Lệ nói.

https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/covid-19-trung-quoc-tuc-gian-khi-bao-duc-doi-den-bu-gan-150-ti-euro-20200423080543938.htm
🍋New York Post: "Một nhát cắt không thể dẫn đến tử vong. Nhưng với nhiều nhát cắt cùng lúc, chúng sẽ làm khô máu nền kinh tế Trung Quốc. Hy vọng rằng chúng có thể làm lung lay nền tảng thâm căn cố đế của ĐCSTQ - một thể chế cực kỳ tham nhũng và bất tài."


***GIẤC MỘNG TRUNG HOA ĐANG HẤP HỐI, TỜ NEW YORK POST KÊU GỌI 'TẮT MÁY THỞ'

Từ lâu, Trung Quốc đã có ước mơ thống trị hành tinh, nhưng chỉ tới khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố 'Giấc mơ Trung Hoa', thì thế giới mới bừng tỉnh bởi trong giấc mộng đó cả thế giới đều trở thành người bị hại gồm cả phần đa người dân Trung Quốc. Đại dịch đảo ngược tất cả, tờ New York Post cho rằng nền kinh tế này đang hấp hối và kêu gọi thế giới hãy "tắt máy thở".

Với giấc mơ trở thành cường quốc thống trị hành tinh, cho đến gần đây, Trung Quốc dường như cũng đang trên đường thành công, với con tem "Made in China" đang xuất hiện trên gần một phần ba hàng hóa được sản xuất của thế giới.

Đại dịch đã đảo ngược tình thế. Hôm thứ Sáu (17/4), các quan chức Trung Quốc cho biết nền kinh tế của nước này đã giảm 6,8% từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2020, so với một năm trước đó.

Tờ New York Post khẳng định mạnh mẽ: "Giấc mộng Trung Hoa của nhà độc tài Tập Cận Bình hiện đang hấp hối, có nguy cơ bị khuất phục trước con virus corona Vũ Hán mà ông và những người đồng chí cộng sản của mình đã tung ra trên thế giới." Và đặc biệt kêu gọi "đã đến lúc chúng ta cần tắt máy thở."

Đã đến lúc chúng ta cần tắt máy thở cho Trung Quốc
Sự phẫn nộ trước thái độ thiếu trách nhiệm của Trung Quốc trước đại dịch, tranh thủ đại dịch kiếm lời trên sinh mệnh của người dân toàn cầu đã thức tỉnh các chính phủ, người dân toàn thế giới về sự thật đằng sau "giấc mộng Trung Hoa". Đây là cách làm giàu bất chính của một nền kinh tế kền kền vốn không chỉ là tội đồ của hàng giả, hàng nhái, ô nhiễm môi trường mà còn kiếm tiền trên sinh mạng của người dân Trung Quốc và thế giới trong nhiều thập kỷ.

Sự phẫn nộ này dường như thậm chí còn lan truyền nhanh hơn cả căn bệnh. Một cuộc thăm dò của Harris được công bố vào ngày 6/4 cho thấy 77% dân số Mỹ tin rằng Trung Quốc đáng bị lên án vì đại dịch. Trước khi dịch bệnh phát triển và kết thúc một cách tự nhiên, hầu hết 7 tỷ người trên thế giới có lẽ cũng sẽ đồng ý với quan điểm này.

Chỉ ba năm trước, ông Tập đã thực hiện một cuộc khải hoàn tiến vào Davos, được tôn vinh là nhà vô địch mới về thương mại tự do bởi những người châu Âu muốn tránh xa các chính sách America First (nước Mỹ trước tiên) của Tổng thống Trump.

Ngày nay, thật khó để tưởng tượng nhà độc tài Trung Quốc sẽ nhận được lời mời đến Davos - hay bất cứ đâu, khi mà chiến dịch giữ im lặng và đe dọa những người 'thổi còi y tế" (cảnh báo nguy cơ y tế) của chính quyền Bắc Kinh đã cho phép con virus phát triển mạnh mẽ và cuối cùng lan rộng ra khắp thế giới.

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, được cho là rất tức giận với Trung Quốc khi ông hồi phục từ virus corona, gần như đã giết chết ông hồi đầu tháng này. Ông không chỉ có thể sẽ ngăn chặn công ty điện tử do nhà nước Trung Quốc kiểm soát, Huawei, khỏi mạng 5G của Anh mãi mãi, ông còn hứa rằng sẽ có những hậu quả khác đối với sự thất bại của Trung Quốc trong việc chia sẻ dữ liệu chính xác và kịp thời về con virus chết người này.

New York Post đặt ra câu hỏi: "Bạn nghĩ các nhà lãnh đạo của Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Úc và Cộng hòa Séc sẽ đối xử với Trung Quốc như thế nào?" Tất cả các quốc gia này đều nhận được những bộ dụng cụ thử nghiệm và PPE (thiết bị bảo hộ cá nhân) cùng các vật tư y tế bị lỗi của Trung Quốc - khiến cho việc ngăn chặn virus thất bại. Một số dụng cụ thử nghiệm thậm chí đã nhiễm virus corona - dù vô tình hay cố ý - việc này làm trầm trọng thêm sự bùng phát của dịch bệnh toàn cầu.

Ngay cả một quan chức ở Iran, đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc ở Trung Đông, cũng đã phàn nàn một cách cay đắng về những lời dối trá của Trung Quốc khiến cho Iran đã phải trả giá bằng mạng sống của hàng ngàn đồng bào của mình.

Dịch bệnh cũng đã tiết lộ sự phụ thuộc nguy hiểm của Mỹ và phương Tây vào Trung Quốc đối với nhiều loại thuốc và vật tư y tế phổ biến nhất. Chúng ta không thể tưởng tượng rằng có quốc gia nào đó có thể đe dọa sẽ giữ lại các loại thuốc cứu mạng giữa đại dịch toàn cầu. Thế nhưng, ngạc nhiên chưa, Trung Quốc đã làm vậy. Lúc này Mỹ và phương Tây không có lựa chọn nào khác ngoài việc thêm những thứ như penicillin và PPE vào danh sách các sản phẩm, như thép và chip silicon, mà họ cần phải sản xuất trong nước.

Các doanh nghiệp của Mỹ có sẵn sàng rời khỏi Trung Quốc vì lợi ích quốc gia?
Câu hỏi lớn là liệu các công ty lớn của Mỹ, ví dụ như Apple, có ý định sẽ bắt đầu chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc sau đại dịch này hay không. Điều đó có nghĩa là họ sẽ cần phải hy sinh lợi nhuận của mình cho những thứ vô hình như an ninh quốc gia và độc lập kinh tế của Hoa Kỳ.

Cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, đưa ra gợi ý rằng chính quyền có thể lôi kéo các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc và quay trở lại Mỹ bằng cách chi trả toàn bộ chi phí vốn liên quan đến việc di dời. Các chính phủ cần can thiệp để đảm bảo các công ty của họ hành động vì lợi ích quốc gia. Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu trả tiền cho các công ty của mình để di dời khỏi Trung Quốc. Các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, chắc chắn cũng sẽ theo sau. Sau đó, thuế quan của Trump sẽ quay trở lại nếu Trung Quốc không giữ lời hứa mua 250 tỷ đô la các sản phẩm do Mỹ sản xuất trước thời điểm cuối năm 2021.

Trong năm tới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ phải chịu đựng hàng loạt nhát cắt: chiến tranh thương mại với Trump, chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bị phá vỡ và chuyển dịch đến các nước khác, các nhà máy chuyển sang các quốc gia tự do hơn, người tiêu dùng trên khắp thế giới từ chối hàng hóa Trung Quốc.

Trang New York Post nhận định mạnh mẽ: "Một nhát cắt không thể dẫn đến tử vong. Nhưng với nhiều nhát cắt cùng lúc, chúng sẽ làm khô máu nền kinh tế Trung Quốc. Hy vọng rằng chúng có thể làm lung lay nền tảng thâm căn cố đế của ĐCSTQ - một thể chế cực kỳ tham nhũng và bất tài."

Vì lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia, Mỹ từ lâu đã cần thoát Trung. New York Post cũng kêu gọi, việc chấm dứt sự phụ thuộc lẫn nhau này đòi hỏi sự hy sinh kinh tế đáng kể từ phía doanh nghiệp và người dân Mỹ, nhưng có nhiều thứ cần cân nhắc hơn so với "hàng giá rẻ Trung Quốc". Nhân tố gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đô la cho nền kinh tế toàn cầu chính là đại dịch "Made in China", và cái giá phải trả là quá lớn.

Thanh Hương - NTD 22-4
🥑 24-4
'THÁO CHẠY' KHỎI TRUNG QUỐC - CHƯA KHI NÀO DƯ LUẬN THẾ GIỚI ỦNG HỘ NHIỀU ĐẾN VẬY: Trong hai tuần qua, các chính khách từ ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thảo luận hoặc công bố kế hoạch rút doanh nghiệp của họ rời khỏi Trung Quốc.

Mỹ đang có sự chuyển dịch lớn về nguồn cung, sang Mexico và các nước châu Á khác, nhất là Việt Nam, nước đã khỏa lấp chỗ trống trong bối cảnh nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ giảm.

🛑 Ngày 21/4, Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu Phil Hogan nói khối này sẽ tìm cách "giảm sự lệ thuộc thương mại" sau đại dịch, Politico đưa tin.

Tuần trước, Nhật Bản dành hơn 240 tỷ yên (khoảng 2,2 tỷ USD) để hỗ trợ các công ty Nhật chuyển nhà máy về trong nước hoặc đa dạng hóa cơ sở sản xuất bằng việc chuyển đến Đông Nam Á.

Động thái này diễn ra sau khi Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Mỹ Larry Kudlow nói Washington nên trả chi phí để các công ty Mỹ đưa sản xuất rời khỏi Trung Quốc về Mỹ.

"Tôi muốn trợ cấp ngay cho các ngành như xí nghiệp, thiết bị, tài sản trí tuệ, đổi mới sáng tạo, hạ tầng", ông Kudlow nói với Fox News.

🛑 PHỤ THUỘC THÁI QUÁ VÀO TRUNG QUỐC

Các công ty Mỹ, Nhật và châu Âu vốn đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc vì giá lao động tăng và ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhưng sức ép từ đại dịch giờ đây sẽ đẩy nhanh quá trình này khi cho thấy sự phụ thuộc thái quá của thế giới vào Trung Quốc, nhất là thiết bị y tế, theo South China Morning Post.

Chẳng hạn, công ty y tế Premier xác định 22 loại thiết bị bảo hộ và 30 loại thuốc "thiết yếu cần phải sản xuất ở Mỹ". Liên minh Nhà sản xuất Mỹ cho biết ý tưởng "tách rời" và đưa sản xuất về nước đang "ngày càng trở nên phổ biến".

Đối với Trung Quốc, quan hệ với Mỹ vốn không tốt, nhưng quan hệ với Nhật thì đang tan băng. Vì vậy, gói 2,2 tỷ USD để rút doanh nghiệp của Tokyo "gây tranh luận lớn trong chính giới Trung Quốc".

Li Xunlei, kinh tế gia trưởng tại công ty chứng khoán Zhongtai Securities và cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, cho biết các giọng điệu trên từ các nước không phải mối đe dọa trực tiếp, nhưng sẽ là thách thức lâu dài cho Trung Quốc.

"Sự gián đoạn do virus buộc các công ty nước ngoài tìm nhà cung cấp trong nước, và sự thiếu hụt đồ bảo hộ khiến người dân các nước phát triển nuối tiếc vì đã chuyển hết sản xuất ra nước ngoài", ông Li nói với South China Morning Post.

70% khẩu trang bảo hộ đang dùng ở Mỹ là sản xuất ở Trung Quốc. Trung Quốc có dịch Covid-19 đầu tiên, nhưng cũng là nước đầu tiên kiềm chế được dịch, cho phép nước này bán hàng tỷ khẩu trang cho các nước đang thiếu hụt. Nhưng thường xuyên có những vụ Trung Quốc bị phàn nàn, tranh cãi về chất lượng.

Mong muốn giảm phụ thuộc về thiết bị y tế vào Trung Quốc cũng sẽ làm gia tăng lo ngại rộng hơn về sức mạnh của Bắc Kinh về quân sự, kinh tế, ngoại giao. Hàng loạt dự luật đang được đề xuất ở Mỹ để kiềm chế ảnh hưởng này.

Một dự luật do Thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio, đảng Cộng hòa, đề xuất sẽ yêu cầu Mỹ giảm phụ thuộc chuỗi cung ứng vào Trung Quốc. Dự luật này đã có sự ủng hộ của ba thượng nghị sĩ Dân chủ. Ngày nay, cứng rắn hơn với Trung Quốc là chủ đề hiếm hoi mà hai đảng của Mỹ bắt tay được.

"Thật không may là phải cần đến một đại dịch mới để thấy rõ hậu quả của việc chuyển các cơ sở công nghiệp của chúng ta sang các nước như Trung Quốc", ông Rubio cho biết trong một thông cáo.

Một dự luật khác từ tháng trước của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton, bang Arkansas, sẽ cấm hỗ trợ liên bang cho các loại thuốc hay thành phần thuốc của Trung Quốc, và đặt ra quy định chặt chẽ về ghi nhãn mác nước xuất xứ.

🛑 RỜI KHỎI TRUNG QUỐC - DƯ LUẬN ỦNG HỘ

Việc Tổng thống Trump sử dụng Luật Sản xuất Quốc phòng, buộc các công ty Mỹ sản xuất hàng hóa hỗ trợ chống dịch, cũng sẽ dẫn đến việc sản xuất trong nước vĩnh viễn đối với một số mặt hàng, theo các nhà phân tích.

Chỉ số Reshoring 2019, do công ty tư vấn Kearney công bố tháng này, phản ánh xu hướng chuyển sản xuất về lại Mỹ, cho thấy đại dịch đang buộc các công ty tiếp tục tư duy lại chuỗi cung ứng.

Nhưng như vậy chưa chắc các công ty sẽ trở lại Mỹ một cách đáng kể. Thay vào đó, Mỹ đang có sự chuyển dịch lớn về nguồn cung, sang Mexico và các nước châu Á khác, nhất là Việt Nam, nước đã khỏa lấp chỗ trống trong bối cảnh nhập khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ giảm.

Đối với thiết bị y tế, chắc chắn chính phủ Mỹ sẽ có chương trình đưa sản xuất về nước, một chính sách được ủng hộ rộng rãi.

Nhưng các mặt hàng khác có thể chưa chắc. 70% thành viên của Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Thượng Hải cho biết không tính chuyện chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc vì virus. Nhiều công ty muốn ở lại để tiếp tục bán hàng cho thị trường khổng lồ tại đất nước 1,4 tỷ dân. Nhiều bên có thể sẽ mở xí nghiệp các nơi khác, nhưng vẫn giữ cơ sở ở Trung Quốc.

"Chuyển công ty khỏi Trung Quốc về Mỹ sẽ không đơn giản như xách vali lên và đi", Ker Gibbs, Chủ tịch AmCham Thượng Hải, nói.

Ông nhận định rằng dù Mỹ có trợ cấp khuyến khích, nhưng chưa có lý do về mặt thị trường để họ làm vậy.

Theo Politico
Fox News
🍋KHÔNG CHỈ MỸ, CÁC NƯỚC LỚN BẮT ĐẦU ĐỒNG LÒNG LÊN TIẾNG: Trung Quốc tố Mỹ 'nói dối trắng trợn' về Covid-19

Một tờ báo Đức gần đây đăng bài xã luận kêu gọi Trung Quốc bồi thường 165 tỷ USD vì thiệt hại kinh tế do nCoV gây ra. Khi được hỏi liệu Mỹ có cân nhắc làm điều tương tự không, Trump nói Mỹ "có thể làm điều gì đó dễ dàng hơn nhiều".
-----------------------------

🛑Trung Quốc cáo buộc các chính trị gia Mỹ nói dối và né tránh sự thật sau khi Trump dọa đòi Bắc Kinh bồi thường thiệt hại do Covid-19.

"Các chính trị gia Mỹ đã nhiều lần phớt lờ sự thật và nói dối trắng trợn", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói trong họp báo ở Bắc Kinh hôm nay. "Họ chỉ có một mục tiêu: trốn tránh trách nhiệm trong các biện pháp phòng chống dịch bệnh yếu kém của chính họ và chuyển hướng sự chú ý của công chúng".

Ông Cảnh nói thêm rằng các chính trị gia Mỹ nên "nhìn nhận các vấn đề của chính mình và tìm cách kiềm chế dịch bệnh càng nhanh càng tốt", nhưng không nhắc tới tên Trump.

🛑Tuyên bố được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong họp báo tại Nhà Trắng ngày 27/4 rằng Trung Quốc lẽ ra có thể ngăn chặn được Covid-19 ngay từ đầu và Mỹ đang điều tra nghiêm túc để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm.

🛑Một tờ báo Đức gần đây đăng bài xã luận kêu gọi Trung Quốc bồi thường 165 tỷ USD vì thiệt hại kinh tế do nCoV gây ra. Khi được hỏi liệu Mỹ có cân nhắc làm điều tương tự không, Trump nói Mỹ "có thể làm điều gì đó dễ dàng hơn nhiều".

"Đức đang xem xét mọi thứ, chúng tôi cũng vậy", Tổng thống Mỹ nói. "Chúng tôi chưa quyết định số tiền cuối cùng".

🛑Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn một triệu ca nhiễm, trong đó gần 57.000 người đã chết. Trong khi đó, Trung Quốc dường như đã kiểm soát được Covid-19, khi liên tiếp 13 ngày không ghi nhận thêm ca tử vong nào, dù một số quốc gia nghi ngờ số liệu nước này công bố.

Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo tháng trước khiến Bắc Kinh nổi giận khi liên tục gọi nCoV là "virus Trung Quốc". Tổng thống Mỹ sau đó cũng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch và phản ứng chậm chạp khi dịch bệnh bùng phát.

Trung Quốc nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này, khẳng định đã minh bạch và sớm thông báo dịch bệnh cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như các quốc gia khác.

Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3 triệu ca nhiễm, hơn 210.000 người tử vong và hơn 934.000 người đã hồi phục.
🍋NHIỀU QUỐC GIA ĐANG PHẢN ỨNG GAY GẮT VỚI TRUNG QUỐC KHI KHÔNG DẬP DỊCH TỪ NHỮNG NGÀY ĐẦU, CHE GIẤU THÔNG TIN, ĐỂ DỊCH BỆNH LAN RỘNG, THÀNH ĐẠI DỊCH TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.

🛑 Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông đang "không hài lòng với Trung Quốc" và cho biết nhiều cuộc điều tra nghiêm túc đang được tiến hành để tìm hiểu rốt cuộc điều gì đã xảy ra ở nước này giai đoạn đầu dịch COVID-19.

"Có rất nhiều cách để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm", ông Trump nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 28-4 (giờ Việt Nam) tại Nhà Trắng.

Nhà lãnh đạo Mỹ lập luận dịch bệnh vốn đã có thể được dập tắt ngay tại nguồn "một cách nhanh chóng" và sẽ không lan rộng ra toàn cầu, trở thành đại dịch như hiện nay, theo Hãng tin Reuters.

"Chúng tôi đang tiến hành nhiều cuộc điều tra nghiêm túc. Mỹ cảm thấy không hài lòng với Trung Quốc", ông Trump khẳng định trong họp báo.

Đây là lần đầu tiên ông Trump xác nhận đang tiến hành điều tra cách xử lý dịch ban đầu của Trung Quốc. Tổng thống Mỹ đã có lần cảnh báo Bắc Kinh sẽ lãnh hậu quả nếu cố ý để COVID-19 lan ra ngoài Trung Quốc.

Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi trước thông tin của ông Trump.

📌Hồi tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington "tin tưởng mạnh mẽ" rằng Bắc Kinh đã không báo cáo sự bùng phát của dịch bệnh kịp thời cho Tổ chức Y tế Thế giới và che đậy mức độ nguy hiểm của virus corona chủng mới.

Trung Quốc đang bị nhiều nước chỉ trích và cáo buộc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý dịch ban đầu khiến nó trở thành đại dịch gây hậu quả nghiêm trọng. Theo báo South China Morning Post của Hong Kong, ít nhất 7 đại sứ Trung Quốc đã bị chính quyền sở tại triệu tập để phàn nàn về vấn đề này.

📌Mới đây nhất, Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro đã cáo buộc Bắc Kinh bán cho Washington các bộ xét nghiệm kém chất lượng, thậm chí là giả để trục lợi từ đại dịch.

Vị cố vấn có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc lập luận việc xét nghiệm trên diện rộng là rất quan trọng để mở cửa lại nền kinh tế Mỹ. Nhưng tiến trình đó đã bị gián đoạn bởi những bộ xét nghiệm "giả, nhái" của Trung Quốc.

Theo ông Navarro, Bắc Kinh lẽ ra đã có thể dập dịch ngay tại Vũ Hán nhưng đã không làm và để hàng trăm ngàn người từ đây mang mầm bệnh đi khắp thế giới. Ông này tiếp tục buộc tội Trung Quốc đã giữ lại các thiết bị bảo hộ y tế cá nhân và chờ tung ra, trục lợi vào lúc này.

Cách đây một tuần, cố vấn của ông Trump còn nêu thuyết âm mưu Trung Quốc đã ém nhẹm và không cung cấp sớm thông tin về virus corona vì muốn giành chiến thắng trong cuộc đua phát triển vắcxin.
--------------------

🛑 Trung Quốc muốn Đức nói tốt về cuộc chiến chống dịch, Berlin từ chối.

Bộ Nội vụ Đức nói rằng Trung Quốc muốn Đức nhận xét tích cực về cuộc chiến chống dịch của Bắc Kinh, nhưng Berlin từ chối. Trung Quốc trước đó bác bỏ việc họ có nỗ lực này.

"Chính phủ Đức biết việc có các liên hệ cá nhân đến từ các nhà ngoại giao Trung Quốc với mục đích tạo ra các nhận xét công khai tích cực về việc kiểm soát virus của Trung Quốc", South China Morning Post dẫn lá thư của Bộ Nội vụ Đức gửi đến Bundestag, tức nghị viện liên bang của Đức.

Lá thư, đề ngày 22/4, được gửi đến nghị sĩ đảng Xanh Margarete Bause, một trong những người chỉ trích Trung Quốc gay gắt tại Đức. Lá thư nhằm phản hồi lại câu hỏi của bà về việc liệu các nhà ngoại giao Trung Quốc có liên hệ quan chức Đức để thúc đẩy họ đưa ra những bình luận tích cực hay không.

Bộ Nội vụ nói rằng chính phủ đã nhìn nhận các nỗ lực của Trung Quốc để kiểm soát dịch, đặc biệt là từ này 23/1 (trùng thời điểm Trung Quốc ra lệnh phong thành đối với Vũ Hán), mà không cần Bắc Kinh yêu cầu.

Bộ Nội vụ Đức cũng cho biết Berlin đã đáp lại yêu cầu từ Bắc Kinh rằng họ tin sự minh bạch là quan trọng trong việc chống dịch, nhưng không nói liệu chính phủ Trung Quốc có minh bạch hay không.

Thông tin về lá thư này được công khai vào ngày 27/4, cùng thời điểm Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin bác bỏ một bản tin trước đó rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu người đồng cấp Đức đưa ra các thông điệp tích cực, công nhận nỗ lực của Bắc Kinh.

Các động thái ngoại giao của Trung Quốc lần đầu được đưa tin vào ngày 12/4, bởi báo Welt am Sonntag của Đức.

Cách đây vài ngày, các nguồn tin ngoại giao của châu Âu nói rằng EU đã hạ giọng trong một báo cáo về chiến dịch đưa thông tin sai của Trung Quốc, với lo ngại nước này có thể gây cản trở cho việc chuyển các lô hàng thiết bị, vật tư y tế chống dịch sang châu Âu.

Trong cùng thời gian này, một số nghị viên đảng Bảo thủ của Anh đã lập một nhóm để xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc.

--------------------

🛑TT Trump: 'Tôi biết tình trạng của ông Kim, nhưng tôi không nói được'

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông biết về tình hình hiện tại của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, nhưng không thể chia sẻ cho giới truyền thông.

"Tôi không thể nói chính xác cho bạn được", ông Trump nói khi phóng viên hỏi ông về tình hình sức khoẻ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại họp báo hôm 27/4, theo Reuters.

"Đúng, tôi biết khá rõ, nhưng tôi không thể nói điều đó bây giờ. Tôi chỉ mong ông ấy khoẻ mạnh", tổng thống Mỹ cho biết.

"Tôi hy vọng là ông ấy ổn. Tôi biết tương đối rõ ông ấy đang như thế nào - bạn nhiều khả năng sẽ được nghe về điều đó trong tương lai không xa", ông Trump nói thêm.

Khi được hỏi câu tiếp theo về việc có biết ông Kim Jong Un đang ở đâu, tổng thống Mỹ nói rằng: "Không ai biết ông ấy đang ở đâu".

Tin đồn và các suy đoán về sức khoẻ của ông Kim Jong Un bắt đầu lan rộng sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên không xuất hiện trước công chúng vào ngày lễ quan trọng của quốc gia - sinh nhật nhà lập quốc Kim Nhật Thành hôm 15/4.

Các quan chức Hàn Quốc đã nhấn mạnh rằng họ không phát hiện thấy điều gì bất thường ở Triều Tiên, và thận trọng trước các báo cáo cho rằng ông Kim đang bị bệnh hoặc tự cách ly do lo ngại nguy cơ nhiễm virus corona.

Trong cuộc họp kín hôm 26/4, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Yeon Chul, người giám sát các vấn đề Triều Tiên, cho biết Seoul tự tin vào năng lực tình báo của họ để tuyên bố rằng không có dấu hiệu nào của điều gì bất thường đang diễn ra trên bên giới phía bắc.

Cố vấn an ninh hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng cho rằng ông Kim trên thực tế "còn sống và vẫn ổn".

Tổng hợp
🍋Trong bức thư dài 4 trang đề ngày 18-5 gửi tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố WHO có 30 ngày để "sửa sai", nếu không Mỹ sẽ vĩnh viễn cắt nguồn tài trợ và xem xét lại việc tham gia tổ chức này.

Tôi không thể cho phép những đồng tiền thuế của người Mỹ tiếp tục cung ứng cho một tổ chức mà trong tình trạng hiện nay của nó rõ ràng đang không phục vụ các lợi ích của nước Mỹ" - bức thư nêu.
-------------------------------

🛑Trong bức thư, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ ra tường tận, rành rẽ từng luận điểm với các mốc thời gian cụ thể cho những cáo buộc của chính quyền Mỹ với các "sai lầm liên tục" của WHO cũng như người đứng đầu tổ chức này khi ứng phó đại dịch COVID-19 ngay từ khi dịch mới bùng phát.

Trước hết, ông Trump nhắc lại quyết định ngày 14-4-2020 của mình khi tuyên bố chính quyền Mỹ tạm dừng đóng góp tài chính cho WHO để chờ kết luận điều tra của họ với cách "phản ứng thất bại" của WHO trước dịch COVID-19.

Trong thư, ông Trump nói quá trình đánh giá lại này "khẳng định rất nhiều trong số những quan ngại sâu sắc tôi đã nêu ra tháng trước và chỉ ra những vấn đề khác mà Tổ chức Y tế thế giới đáng lẽ cần giải quyết".

Ông Trump cáo buộc WHO đã "liên tục phớt lờ những báo cáo đáng tin cậy về sự lây lan của virus corona tại Vũ Hán hồi đầu tháng 12-2019 hoặc thậm chí sớm hơn nữa", trong đó có các báo cáo đăng trên tạp chí y khoa Lancet.

Cũng theo ông Trump, WHO đã không tiến hành điều tra độc lập các báo cáo đáng tin cậy có nội dung xung đột trực tiếp với những thông tin do chính phủ Trung Quốc cung cấp.

Trong thư, ông Trump không quên nhắc tới một đóng góp quan trọng của chính quyền vùng lãnh thổ Đài Loan khi sớm gửi báo cáo tới WHO để cảnh báo sự lây nhiễm từ người sang người của chủng virus mới nhưng đã bị WHO cố tình phớt lờ.

Ông Trump cũng dành hẳn một luận điểm trong thư để chỉ ra việc WHO đã nhiều lần đưa ra những tuyên bố sai lệch về virus corona chủng mới hoặc rất thiếu chính xác, hoặc lừa dối dư luận.

Trong đó có chuyện ngày 14-1-2020 WHO tái khẳng định tuyên bố của Trung Quốc nói rằng virus corona không thể lây nhiễm từ người sang người, một điều mà tới giờ đã được chứng minh là sai.

Ông Trump cũng cáo buộc ngày 21-1-2020, dưới sức ép của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, WHO đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp với dịch COVID-19 và chỉ 1 tuần sau đó mới thay đổi quyết định này vì không thể bác bỏ các chứng cứ quá thuyết phục.

🛑Ông Trump lần lượt điểm qua các mốc thời gian tịnh tiến với những quyết định của WHO liên quan tới đại dịch COVID-19 và "bẻ" từng luận điểm với các lập luận của mình.

Sau đó ông nhấn thêm một điều nữa là không phải lúc nào WHO cũng "dở như thế này", căn cứ vào những gì tổ chức này đã làm rất tốt, chẳng hạn như vài năm trước, "dưới sự chỉ đạo của một tổng giám đốc khác", cụ thể là tổng giám đốc Harlem Brundtland.

Ông Trump kết luận bức thư "luận tội" WHO và người đứng đầu tổ chức này với những dòng: "Rõ ràng những sai lầm do ông và tổ chức của ông mắc phải trong cách ứng phó với đại dịch đã gây tổn thất cực lớn cho thế giới. Cách duy nhất với Tổ chức Y tế thế giới lúc này là thực sự chứng tỏ sự độc lập với Trung Quốc".

"Chính quyền của tôi cũng đã khởi động những cuộc thảo luận với ông về cách thức cải tổ tổ chức. Nhưng cần phải hành động nhanh chóng. Chúng tôi không muốn mất thời gian. Đó là lý do vì sao với bổn phận trách nhiệm của tôi, một tổng thống nước Mỹ, tôi phải thông báo với ông rằng nếu Tổ chức Y tế thế giới không cam kết những cải tổ lớn trong 30 ngày tới, tôi sẽ chấm dứt vĩnh viễn luôn nguồn đóng góp ngân sách của Mỹ hiện đang tạm dừng cho Tổ chức Y tế thế giới và xem xét lại tư cách thành viên của chúng tôi trong tổ chức.

Tôi không thể cho phép những đồng tiền thuế của người Mỹ tiếp tục cung ứng cho một tổ chức mà trong tình trạng hiện nay của nó rõ ràng đang không phục vụ các lợi ích của nước Mỹ" - bức thư nêu.

Theo Tuổi trẻ
🍋Cú đấm của Tổng thống Donald Trump làm RUNG CHUYỂN Trung Quốc như thế nào?!

1. Về phía Mỹ:

- Có 400 công ty do Mỹ tài trợ tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Quốc, Apple công bố chuyển dây chuyền sản xuất iPhone sang Ấn Độ.

- Foxcom, đối tác thương mại quan trọng của Apple đã sa thải nhân viên TQ, hiện mở 3 nhà máy mới ở Ấn Độ và mở 10 -12 nhà máy vào năm 2020 tạo ra 1 triệu việc làm cho Nước Ấn Độ này.

2. Đồng minh nối gót Mỹ:

- Nhật Bản đã rút khỏi TQ, công ty Olympus, nhà sản xuất quang học, các sản phẩm tái bản đã đóng cửa dây chuyền sản xuất và chuyển sang VN.

- Sumitomo công ty công nghiệp nặng đang chuyển dây chuyền sản xuất về Nhật.

- Kobe Steel nhà sản xuất Thép lớn của Nhật họ đang chuyển phụ tùng máy đào thủy lực sang Thái Lan và Hoa Kỳ.

- Mitsubishi Electric, Komatstu, Toshiba đã chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác.

- Ricoh nhà sản xuất thiết bị văn phòng và máy quang học đã tuyên bố chuyển dây chuyền sản xuất máy Photocopy sang Thái Lan.

- Omron công ty điện tử nổi tiếng ở Nhật đã đóng cửa tại Tô Châu TQ.

- Epson nhà sản xuất máy tính - máy in lớn nhất ở Nhật đã thông báo đóng cửa hôm 14-3.

- Kyodo News, 60 % công ty Nhật Bản ở Tàu cộng chuyển sang nước khác, 40% đang rút vốn khỏi TQ.

- Samsung của Hàn Quốc đã đóng cửa rút khỏi TQ vào năm ngoái.

- OEM nhà máy gia công đang rời TQ.

- Yue Yuen Hồng Kông tập đoàn công nghiệp rời TQ.

- Adidas - Nike các xưởng gia công cho giầy thể thao cũng rời TQ.

- Puma của Đức rút khỏi TQ.

- Có hơn 20.000 công ty Nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc, tạo ra 45 triệu công ăn việc làm cho người dân TQ, bây giờ rút lui khỏi TQ.

- Dân TQ thất nghiệp. Và làm tổn hại rất nhiều tiền đến nền kinh tế.

3. Donald Trump cho cả Thế giới thấy nền Kinh tế TQ chỉ là "CON HỔ GIẤY":

- Hơn 728 triệu người dân TQ đang sống với mức thu nhập 2 - 5 USD/ ngày theo trung tâm nghiên cứu PEW.

- Nợ công của chính phủ TQ đã lên đến quá 255,7% GDP của nước này (theo Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS). Tuy nhiên con số GDP năm 2018 là 13.285 tỷ USD đơn giản là bị thổi phồng số liệu trong khi tổng nợ thực tế là khoảng 34.000 tỷ USD => ước tính nợ công thực tế của Trung Quốc đã vượt quá 400% GDP.

- Siêu đô thị ở Fushun, Liêu Ninh - nơi có kiệt tác kiến trúc The Ring of Life nổi tiếng rộng 22 km2, tương đương với diện tích nội đô Hà Nội đang bị bỏ hoang phế không một bóng người. Và trên khắp lãnh thổ TQ có hàng trăm khu đô thị ma như thế, hỏi chuyện một người dân TQ thì anh ấy trả lời rằng: "Họ" đơn giản là không thể ngừng xây! "Họ" ở đây chính là các nhóm lợi ích => Bong bóng BĐS đã ở mức khổng lồ.

- BĐS đóng băng dẫn đến bong bóng nợ xấu khổng lồ trong hệ thống tài chính của TQ. Các tổ chức và cá nhân bị ngập chìm trong nợ nần, các khoản nợ chồng chéo lẫn nhau rất khó giải quyết.

- Chưa đầy 24 giờ sau khi Washington chính thức tăng thuế với 200 tỉ USD hàng Tàu, Tổng thống Mỹ Donald Trump lại ra lệnh tăng thuế tiếp với tất cả số hàng còn lại trị giá hơn 300 tỉ USD.

4. FED và nước cờ phá giá đồng nhân dân tệ của TQ.

Còn nhớ, cách đây hơn 1 năm trước khi bước vào World Trade với Trump, TQ còn 3200 tỷ USD tiền thặng dư mậu dịch, stock đang ở mốc 3600 điểm, quỹ dự trữ quốc gia dồi dào và hơn 1100 tỷ USD tiền công trái chính phủ Mỹ. Nay 3200 tỷ + quỹ dự trữ + stock đã SML, chỉ còn hơn 1000 tỷ USD tiền công trái phiếu chính phủ Mỹ. Thậm chí TQ đã hết tiền, ngày 14/5 đã phá giá đồng Yuan của mình.

Công trái phiếu (Bond) của Mỹ, TQ có dám bán không? => KHÔNG BAO GIỜ !!!

Công trái phiếu Mỹ có giá trị 30 năm, có nghĩa là Mỹ sẽ mua lại sau 30 năm cả vốn lẫn lời, nếu bán bây giờ thì cũng như bán "lúa non" giá trị rất thấp. Nếu bán Bond thì chính phủ, công ty tư nhân các nước mua liền vì giá rẻ. Chưa tính các công ty Mỹ ở TQ bán tháo stock để mua Bond, dẫn đến sập sàn và vỡ nợ công.

Nếu TQ bán Bond thì FED hạ lãi suất thì công trái phiếu giảm giá trị.

Ngoài ra, còn một vấn đề rất quan trọng là: Theo thoả thuận với Mỹ khi mua Bond thì đồng Yuan sẽ có tên trong rổ tiền tệ thế giới, có nghĩa là 1 trong 5 đồng tiền của quốc tế lưu thông chính. Nếu TQ sai luật, bán Bond thì sẽ bị loại ra rổ tiền tệ thế giới và thậm chí bị đuổi ra khỏi WTO.

Với việc phá giá đồng Yuan, Trung Quốc đang tự đâm đầu vào con đường tự sát, con đường giống Venezuela cũng không còn xa nữa...☺️☺️☺️...!

Kết luận:

Theo Bloomberg, Trung Quốc có thể sẽ vỡ nợ chưa từng thấy trong năm 2020 này. Bản thân TQ đã là một khối ung nhọt khổng lồ, nay chỉ cần Donald Trump chọc một lỗ nhỏ, nó sẽ vỡ nát và..."GAME OVER"...😎😎😎

Hannah Dalavanh
(Từ fb Tran Anh Thư)

🍋 NÓNG: TRUNG QUỐC CÓ THÁI ĐỘ COI THƯỜNG TRẮNG TRỢN VỚI SỰ AN TOÀN CỦA CÔNG DÂN MỸ KHI DỐI TRÁ CHẤT LƯỢNG, DÙ ĐƠN HÀNG HƠN 1 TRIỆU USD:

Tư pháp Mỹ đã khởi kiện một công ty Trung Quốc vì bán gần nửa triệu khẩu trang giả và kém chất lượng cho người tiêu dùng Mỹ trong tháng 4, thời điểm dịch COVID-19 đang hoành hành dữ dội ở Mỹ.

🛑Theo hãng tin AFP, trong đơn gửi lên tòa liên bang ở quận Brooklyn, thành phố New York, Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi kiện Công ty in ấn và bao bì King Year (King Year Packaging and Printing) có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông Trung Quốc là đơn vị đã xuất sang Mỹ 3 lô hàng khẩu trang N95 hồi tháng 4.

Đơn kiện cáo buộc công ty Trung Quốc đã nói sai sự thật khi khẳng định 495.200 khẩu trang N95 họ xuất sang Mỹ đã đáp ứng các tiêu chuẩn của loại khẩu trang chuyên dụng N95, và cũng nói dối luôn việc đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng của Viện Quốc gia về An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Hoa Kỳ (National Institute for Occupational Safety and Health - NIOSH).

🛑Nguyên đơn cho biết nhà nhập khẩu số khẩu trang này ở Mỹ đã phải trả hơn 1 triệu USD.

"Những cáo buộc trong đơn kiện này cho thấy thái độ coi thường trắng trợn với sự an toàn của các công dân Mỹ", đặc vụ Douglas Korneski thuộc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), cũng là người điều tra về thương vụ mua khẩu trang, nêu quan điểm trong thông cáo.

"Nếu không phải nhờ hành động của nhóm điều tra, phía bị đơn đã đẩy các lực lượng phản ứng đầu tiên, các nhân viên bệnh viện và nhiều nhân viên tuyến đầu khác vào tình thế nguy hiểm trực tiếp với những thứ thiết bị y tế kém được sản xuất chỉ để kiếm lời này", thông cáo tiếp.

Công ty Trung Quốc bị cáo buộc 4 tội danh nhập khẩu các sản phẩm y tế không đạt chuẩn, giả nhãn mác và gian dối với Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) Mỹ.

Mỗi tội danh này đối mặt với mức phạt tối đa 500.000 USD hoặc có thể lớn hơn, gấp đôi so với những gì công ty này kiếm được từ việc bán số khẩu trang giả mạo, kém chất lượng đó.

Theo AFP
Tuổi trẻ


***🛑 122 nước ủng hộ điều tra độc lập về đại dịch COVID-19 là những nước nào?

Tại hội nghị trực tuyến của Đại hội đồng y tế thế giới (WHA) diễn ra tuần này, 122 quốc gia tham dự đã ủng hộ một cuộc điều tra độc lập về đại dịch COVID-19. Vậy đây là những quốc gia nào?

Theo trang web của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dự thảo nghị quyết được ủng hộ bởi các quốc gia ở khắp 5 châu.

📌Tại châu Âu có các nước Belarus, Iceland, Monaco, Na Uy, Albania, Montenegro, Bắc Macedonia, Cộng hòa Moldova, Liên bang Nga, San Marino, Ukraine, Liên minh châu Âu với 27 quốc gia thành viên và Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

📌Ở châu Mỹ là Canada, Cộng hòa Dominica, Mexico, El Salvador, Guatemala, Guyana, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru.

📌Châu Đại Dương có Úc và New Zealand.

📌Châu Á có các nước Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kazakhstan, Maldives, Jordan, Qatar, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và hai nước Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia.

📌Châu Phi có nhóm các quốc gia châu Phi với 54 quốc gia thành viên như Algeria, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Ethiopia, Libya, Ai Cập... cùng 2 quốc gia ngoài nhóm là Tunisia và Djibouti.

WHA sẽ chỉ đưa bản dự thảo nghị quyết đề xuất mở cuộc điều tra độc lập về đại dịch COVID-19, do Úc và EU khởi xướng, ra bàn thảo trong ngày 19-5 với điều kiện nhận được sự ủng hộ của 2/3 trong số 194 thành viên WHA, tức ít nhất 129 nước.

Theo trang web của WHO, bản dự thảo nghị quyết này bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong của đại dịch COVID-19; tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần và phúc lợi xã hội; tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội...

Dự thảo nghị quyết cũng nhắc lại nhiệm vụ của WHO là hành động, bên cạnh những công việc khác như chỉ đạo và điều phối công tác y tế quốc tế. Đồng thời, bản dự thảo cũng công nhận vai trò lãnh đạo chủ chốt của WHO trong phản ứng của Liên Hiệp Quốc cũng như tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác đa phương trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 và các tác động tiêu cực trên diện rộng của nó.

Trong dự thảo nghị quyết cũng nhắc lại các tuyên bố cũng như các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, qua đó kêu gọi đoàn kết chiến đấu chống dịch COVID-19 trên toàn cầu cũng như hợp tác quốc tế để đảm bảo toàn cầu tiếp cận với thuốc, vắcxin và thiết bị y tế trong cuộc chiến chống COVID-19.

Bản dự thảo yêu cầu các quốc gia thành viên WHO phải cung cấp thông tin toàn diện và đáng tin cậy về COVID-19 cũng như các biện pháp chống dịch của cơ quan chức năng cho người dân. Đồng thời yêu cầu các nước có biện pháp đối phó với thông tin sai lệch cũng như các cuộc tấn công mạng liên quan đến COVID-19.

Điểm đáng lưu ý là dự thảo nghị quyết điều tra về đại dịch COVID-19 trên không đề cập cụ thể đến Trung Quốc hay thành phố Vũ Hán của nước này. Dự thảo nghị quyết chỉ yêu cầu WHO hợp tác chặt chẽ với các cơ quan và quốc gia khác để xác định nguồn gốc động vật của virus corona chủng mới và tìm hiểu cách virus lây sang người, bao gồm cả nguồn gốc có thể có của các vật chủ trung gian.
---------------------------

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top