Trung Quốc

🇨🇳TRUNG QUỐC CÓ THỰC SỰ QUA BÃO DỊCH? "Như chim phượng hoàng, Vũ Hán trỗi dậy từ vòng phong tỏa của virus tối tăm giữa mùa xuân ấm áp", Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, tuần này đăng bài xã luận ca ngợi thành phố này "dần dần trở lại bình thường" sau 76 ngày "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

"Trung Quốc đã chịu tác động kinh tế và y tế từ Covid-19 lâu hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Mong muốn mọi thứ trở lại như bình thường là điều dễ hiểu", James Griffiths, ký giả của CNN, viết. "Người dân và phần còn lại của thế giới sẽ nín thở theo dõi liệu họ có làm được việc đó không".
-----------------------------
🛑 Đằng sau vẻ hân hoan đó, người Trung Quốc vẫn luôn thấp thỏm "như đi trên lưỡi dao" về nguy cơ Covid-19 tái bùng phát và cơn ác mộng về phong tỏa cùng những con số kinh hoàng về người tử vong và các bi kịch sẽ lặp lại.

Phát biểu tại cuộc họp với các lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc tuần này, Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi "những nỗ lực không ngừng nghỉ ngăn các ca ngoại nhập và ngăn dịch bùng phát trở lại trong nước".

Sau khi Vũ Hán dỡ phong tỏa ngày 8/4, các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt vẫn được áp dụng ở nhiều nơi trên cả nước, đáng chú ý nhất là thủ đô Bắc Kinh, nơi giao thông bị hạn chế và người nước ngoài cũng không được phép tự do di chuyển do lo ngại về các ca ngoại nhập.

Thành phố Tuy Phân Hà ở miền bắc đất nước, sát biên giới với Nga, xây bệnh viện dã chiến mới và yêu cầu người dân làm việc ở nhà, sau khi ca nhiễm tại nước láng giềng tăng đột biến. Tính đến 9/4, Tuy Phân Hà ghi nhận 123 ca ngoại nhập và 137 ca nhiễm không có triệu chứng.

Hồ Bắc sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp ứng phó khẩn cấp ở mức cao nhất. Giới chức Hồ Bắc ngày 7/4 nói rằng "không phát hiện ca nhiễm mới không có nghĩa là không tồn tại rủi ro".

Các nhà ga toàn quốc đã tăng cường biện pháp khử trùng và kiểm tra khi hàng chục nghìn người rời Vũ Hán trong tuần này. Nhiều người đã mắc kẹt trong thành phố sau khi về thăm gia đình vào Tết Nguyên đán, giờ họ sẽ trở về nhà tại các vùng khác của Trung Quốc. Nhiều thành phố, bao gồm Quảng Châu và Thâm Quyến, yêu cầu người trở về từ Vũ Hán phải tự cách ly và thường xuyên xét nghiệm để đảm bảo họ không mang mầm bệnh.

🛑Tại Vũ Hán, người dân phải làm xét nghiệm và được cấp mã QR thông qua ứng dụng của chính phủ. Chỉ những người có mã màu xanh, nghĩa là âm tính với nCoV và không có triệu chứng, mới được phép rời khỏi nhà.

Tại các doanh nghiệp, nhân viên được kiểm tra thân nhiệt khi ra vào cơ sở vì lo ngại một số người "khỏe mạnh" vẫn có thể lây lan virus. "Anh có biết có những người nhiễm không triệu chứng không? Anh nghĩ những biện pháp đó có thể giúp phát hiện ra họ không? Con virus này rất 'quỷ quyệt', chúng ta phải luôn cảnh giác cao độ", một chủ cửa hàng ở Vũ Hán nói.

So với châu Âu và Mỹ, Trung Quốc và các nước châu Á khác đã đi trước vài bước về phương diện ứng phó. Vì vậy, ánh mắt chú ý đang đổ dồn về khu vực này để xem liệu họ có thể gượng dậy thành công hay việc nới lỏng hạn chế sẽ dẫn đến làn sóng lây nhiễm mới.

🛑Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo trong trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa Lancet tuần này. Họ nhấn mạnh biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại của Trung Quốc đã giúp giảm "số ca nhiễm mới xuống mức rất thấp". Tuy nhiên, nếu không có vaccine hoặc "miễn dịch cộng đồng", virus "có thể dễ dàng hồi sinh khi các doanh nghiệp, nhà máy và trường học dần hoạt động trở lại, công chúng tăng tiếp xúc xã hội và đặc biệt là rủi ro ngày càng tăng từ các ca ngoại nhập".

"Ngay cả tại các đô thị thịnh vượng nhất như Bắc Kinh và Thượng Hải, nguồn lực y tế cũng hữu hạn và họ sẽ rất chật vật nếu số bệnh nhân gia tăng đột ngột", giáo sư Gabriel Leung từ Đại học Hong Kong nói.

📌Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác ở châu Á cũng lo ngại về việc mất cảnh giác. Singapore ngày 9/4 báo cáo 287 ca nhiễm nCoV mới, mức tăng trong một ngày lớn nhất tại nước này. Chỉ có ba trường hợp là ngoại nhập, cho thấy Singapore đang hứng chịu đợt dịch mới do lây lan cộng đồng ở trong nước.

📌Đầu tuần này, Singapore cấm tụ tập đông người cho đến 4/5 để chặt đứt chuỗi lây nhiễm. Họ cũng ra luật mới để phạt nặng người vi phạm quy định cách ly hay "cách biệt cộng đồng".

📌Hong Kong cũng ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến sau khi nới lỏng hạn chế, với nhiều ca ngoại nhập. Giới chức sau đó lại tăng cường kiểm soát và kêu gọi mọi người tuân thủ nghiêm "cách biệt cộng đồng".

"Có vẻ nhiều người đã quá chủ quan", Bernard Chan, quan chức cấp cao Hong Kong viết trong tuần này. "Giờ là thời điểm mọi người làm mọi việc có thể nhằm ngăn nCoV lây lan. Đừng để làn sóng lây nhiễm thứ ba xuất hiện".

📌Hàn Quốc, nơi được ca ngợi vì đối phó dịch hiệu quả, không muốn để rủi ro đó xảy ra. Thứ trưởng Y tế Kim Ganglip ngày 9/4 nói rằng mặc dù số ca nhiễm mới giảm trong nhiều ngày liên tiếp, hạn chế tụ tập sẽ được duy trì qua Lễ Phục sinh và đất nước nên "tiếp tục nỗ lực chặt đứt mọi chuỗi lây nhiễm".

"Trung Quốc đã chịu tác động kinh tế và y tế từ Covid-19 lâu hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Mong muốn mọi thứ trở lại như bình thường là điều dễ hiểu", James Griffiths, ký giả của CNN, viết. "Người dân và phần còn lại của thế giới sẽ nín thở theo dõi liệu họ có làm được việc đó không".

Tổng hợp
Vnexpress
🍋
ĐÃ CÓ CẢ TRIỆU NGƯỜI TỬ VONG VÌ VIRUS TẠI CHINA...
* Một nghi vấn rất đáng lưu ý, và đáng phân tích.

Trên mạng loan truyền nguồn tin có khoảng 21 triệu tài khoản điện thoại di động bên Tàu đã "không còn sử dụng", chỉ trong 3 tháng (tháng 12/2019 - tháng 3/2020). Nếu giải thích "sụt giảm 21 triệu tài khoản" để ước đoán có tới 21 triệu người tử vong, nói nào ngay, là... quá hớp, sởn gáy lạnh luôn, không dám tin. Đâu là cách giải thích hợp lý, qua đó, để hình dung về tình trạng tử vong do dịch bệnh viêm phổi tại Tàu?

1/ Con số sụt giảm 21 triệu tài khoản người dùng (user) là CÓ, tổng hợp từ thông tin của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin & các báo cáo từ một số nhà mạng điện thoại bên Tàu.
Có hàng lô hàng lốc lý do được suy đoán về sự "biến mất" 21 triệu tài khoản. Tỉ như không ưng xài điện thoại nữa, buồn tình quăng điện thoại xuống sông xuống ao hồ, hoặc...rủ nhau lên núi sống ẩn dật, xa lánh sự đời nên không thèm dùng điện thoại, hoặc đơn giản hơn là...hết tiền đóng cước điện thoại thì xài làm gì nữa. Vân vân và vân vân.

Hết thảy những lý do như chán xài điện thoại, như hết tiền đóng cước, thảy đều là lý do chấp nhận được, và có thể có trong những xã hội bình thường.
Tuy nhiên, China lại là một xứ sở không bình thường như nhiều quí bạn tưởng vậy.

2/ Bên Tàu (đại lục Trung Hoa), nhà nước quản lý & giám sát công dân thông qua điện thoại di động rất quyết liệt:
- Vào đầu tháng 12 năm ngoái (2019), để xác nhận danh tính của người đăng ký dùng điện thoại, nhà nước áp dụng "quét khuôn mặt" bắt buộc, lưu hồ sơ. Qua đó, nhà nước có thể kiểm soát người dùng (user) thông qua hệ thống giám sát quy mô toàn quốc.

- Tạo mã (code) cho mỗi người trên điện thoại, có "mã" thì người dân mới được phép di chuyển đó đây.

- Liên kết điện thoại di động (cá nhân) với tài khoản tại ngân hàng, tài khoản an sinh xã hội. Mọi khoản như lương hưu, mua vé tàu, mua sắm... đều phải sử dụng điện thoại di động.

Tự ý hủy bỏ điện thoại di động? Có khác nào là tự cắt đứt với mọi sinh hoạt đi lại, giao dịch tiền bạc, lương bổng... Có ai dại dột hủy bỏ tài khoản điện thoại di động, nếu không rơi vào những lý do bất khả kháng?
Mà một trong những lý do bất khả kháng, đó là... chết ngủm rồi, đương nhiên tài khoản không còn hoạt động (không đóng cước, giao dịch gì nữa ráo).

Do đó, trong sự "biến mất" 21 triệu tài khoản, không còn hoạt động trong ba tháng bùng phát đại dịch viêm phổi ắt không thể không nêu lý do (trong hàng loạt lý do), là: đã tử vong.
Không thể ước đoán có tới 21 triệu người đã chết, mà giảm xuống là chỉ 1 triệu người tử vong thôi do dịch bệnh (từ 21 triệu giảm còn 1 triệu, nghĩa là đã thận trọng giảm xuống nhiều, rất nhiều rồi, đúng không nào?).

3/ Thống kê số ca tử vong trên toàn cầu (không kể China), cho đến ngày 15/4/2020, tính tròn số, là 123.000 người. Vâng, hơn một trăm ngàn người chết rồi, nhưng vẫn còn là quá ít so so với 1 triệu ca tử vong bên Tàu.
Bàng hoàng!

Lại nữa, 1 triệu người chết vì dịch bệnh bên Tàu đi nữa thì cũng chẳng thấm vào đâu so với gần 80 triệu người đã chết thảm trong "Đại nhảy vọt", "Cách mạng văn hóa"! Vậy mà giới cầm quyền Bắc Kinh vẫn dửng dưng, thản nhiên như chưa hề làm việc gì lỗi lầm, không cần phải - dù chỉ là - một lời tuyên bố xin lỗi nhân dân Trung Hoa.

Nên đừng ngạc nhiên khi Bắc Kinh quen thói giấu nhẹm, trở thành "di căn chánh trị" khó bỏ.

(Mở ngoặc: quí bạn nào đã từng sống ở VN thời kỳ đầu "đổi mới", ngả theo Soviet, hẳn nhớ rằng lúc bấy giờ có rất nhiều cuốn sách viết về thảm trạng tội ác của Bắc Kinh, làm chết hàng chục triệu người dân, được cho xuất bản công khai)
-----------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh: Đưa bệnh nhân vào bệnh viện "Hỏa Thần Sơn" tại Vũ Hán; cái tên "Hỏa Thần Sơn", kỳ thực, là nơi hỏa táng, người bệnh nằm ngắc ngoải chớ không chữa được, chờ tới lúc hỏa thiêu.
🍋
MỘT CUỘC DIỄN TẬP
Phạm Đình Trọng

Kích động tinh thần dân tộc Đức rằng chủng tộc thượng đẳng Aryan phải thống trị loài người, làm chủ thế giới, Aldolf Hitler phát động Chiến tranh Thế giới Thứ Hai, xâm lược châu Âu chỉ để chia lại thị phần thế giới, rửa nỗi nhục bại trận trong Chiến tranh Thế giới Thứ Nhất.
Các hoàng đế Trung Hoa thì khác. Từ trong tiềm thức, từ trong xa thẳm lịch sử, các hoàng đế Trung Hoa tự coi mình là Con Trời, Thiên Tử, có trọng trách đứng đầu thế giới, thống trị loài người. Đặt tên nước là Trung Quốc, các Thiên Tử nhắc nhở loài người phàm tục nhớ rằng mảnh đất nơi Thiên Tử ra đời là trung tâm của thế giới. Lịch sử Trung Hoa là lịch sử những cuộc chiến tranh liên miên theo mệnh Trời để các Thiên Tử thâu tóm thiên hạ. Nước lớn thôn tính nước nhỏ. Nước mạnh nuốt chửng nước yếu. Lịch sử bành trướng, mở rộng lãnh thổ Trung Hoa tới vô cùng.
Đến cách mạng vô sản, bốn phương vô sản đều là anh em, nhưng với các hoàng đế đỏ Đại Hán thì bốn phương nhân loại đều là chư hầu của Trung Hoa!
Cuối năm 1949 Mao Trạch Đông có nhà nước Trung Hoa cộng sản trong tay, thì ngay đầu năm sau, 1950, Mao xua đội quân công nông Bát Nhất còn tả tơi sau nội chiến Quốc – Cộng, súng đạn còn thô sơ vẫn hành quân gần năm ngàn cây số đánh chiếm vùng đất mênh mông, núi cao chót vót Tây Tạng. Những năm sau trang bị đội quân công nông Bát Nhất khá hơn, lập tức những cuộc chiến bành trướng lãnh thổ của nhà nước Trung Hoa cộng sản cũng rộng lớn hơn, cướp đất của những láng giềng sừng sỏ hơn. Lấn đất Ấn Độ. Cướp đất Liên bang Xô Viết.
Đến thế kỉ 21, nước Trung Hoa cộng sản có một ngàn năm trăm triệu dân, có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, người Trung Quốc đã bay lên vũ trụ và lính Trung cộng đã có trong tay tên lửa hạt nhân vượt đại dương. Hoàng đế Tập Cận Bình càng thấy ngày Tập có cả thế giới, ngày số phận bảy tỷ con người trên trái đất nằm trong bàn tay Tập đã cận kề. Nhưng Tập cũng hiểu rằng trở ngại cho giấc mộng bá chủ thế giới của Tập là sức mạnh Mỹ. Sức mạnh Mỹ là sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự, sức mạnh dân chủ. Những sức mạnh đó làm sao Tập có thể vượt Mỹ được.
Không thể chạy đua, không thể vượt những sức mạnh của Mỹ thì phải tìm sức mạnh khác, vũ khí khác mà Mỹ không có để loại bỏ sức mạnh Mỹ. Tên tướng sôi sục máu Đại Hán cực đoan Trì Hạo Điền đã nói toạc ra rằng vũ khí mà Trung Quốc phải sử dụng để loại bỏ sức mạnh Mỹ, đưa Trung Quốc lên thống trị thế giới là vũ khí sinh học, vũ khí virus luôn biến đổi gien, gây bệnh không có thuốc chữa trị, giết người hàng loạt.
Thành phố Vũ Hán, một trung tâm công nghiệp lớn nằm sâu trong nội địa, cách thủ đô Bắc Kinh hơn ngàn cây số, vừa có viện sinh học nuôi cấy, lai tạo trong phòng thí nghiệm những chủng virus gây bệnh giết người, vừa có chợ động vật hoang dã mang những chủng virus của tự nhiên và những chủng virus tự nhiên này cũng đã từng gây ra dịch bệnh lan tràn trên thế giới giết người hàng loạt như dịch bệnh SARS năm 2003.
Cơn đại dịch viêm phổi do virus Corona khởi phát ở Vũ Hán từ cuối năm 2019 đang gieo rắc chết chóc trên khắp thế giới, đã giết chết hơn trăm ngàn người, làm cho đời sống kinh tế thế giới và sinh hoạt của cả loài người bị tê liệt. Cho đến nay, các nhà khoa học vi sinh cũng như các cơ quan tình báo hàng đầu trên thế giới đều chưa xác định được đại dịch virus Vũ Hán là do sự cố vô tình từ tự nhiên hay do con người cố ý gây ra từ phòng thí nghiệm. Nhưng nhiều người có thể nhận ra rằng sự xuất hiện chủng virus Corona giết người hàng loạt vừa bùng phát ở Vũ Hán đã được Trung Quốc nhạy bén biến thành cuộc diễn tập thực hành vũ khí sinh học đưa chủng virus Vũ Hán sang tấn công nước Mỹ.
Trước những sự kiện lịch sử lớn thường có những sự kiện báo hiệu được coi là cuộc diễn tập của sự kiện lịch sử lớn. Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Saint Petersburg được coi là cuộc diễn tập của cách mạng tháng Mười 1917. Cuộc bạo loạn nông dân cướp chính quyền ở Nghệ Tĩnh tháng Chín năm 1930 là cuộc diễn tập của cuộc cách mạng cướp chính quyền tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Trước một nguy cơ đe dọa, phải hô hoán lên để mọi người biết và cùng góp sức ngăn chặn. Ém nhẹm nguy cơ là không muốn ngăn chặn nguy cơ. Trung Quốc mua chuộc Tổng giám đốc tổ chức y tế thế giới để tổ chức này cùng Trung Quốc ém nhẹm trận dịch bệnh virus khủng khiếp vừa xuất hiện ở Vũ Hán. Dùng bạo lực nhà nước bóp chết tiếng kêu cứu của người dân Vũ Hán. Phong tỏa, nhốt chặt 11 triệu dân Vũ Hán trong địa ngục dịch bệnh virus Corona để giữ kín dịch bệnh.
Vũ Hán cách thủ đô chính trị Bắc Kinh 1 152 cây số và cách thủ đô kinh tế Thượng Hải 893 cây số. Khóa chặt Vũ Hán để con virus Vũ Hán không lây lan đến 21 triệu dân ở thủ đô chính trị Bắc Kinh và không lây lan đến 27 triệu dân ở thủ đô kinh tế Thượng Hải. Phải giấu kín ổ dịch virus và không để dịch bệnh từ những chủng virus phá vỡ sự ổn định chính trị và ổn định kinh tế, Trung Quốc mới có thể sử dụng sức mạnh của những con virus răn đe thế giới.
Dù bị phong tỏa, nhưng đã có nửa số dân Vũ Hán – hơn năm triệu ngườI – rời bỏ nhà cửa, trốn chạy khỏi ổ dịch. Khi Trung Quốc phải thú nhận với thế giới bệnh dịch do con virus từ Vũ Hán gây ra thì đã có gần nửa triệu người Trung Quốc, con số chính thức được công bố là 430 ngàn người, trong đó có nhiều dân Vũ Hán rời Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ. Từ tâm dịch bệnh virus của thế giới, gần nửa triệu người như gần nửa triệu trái bom virus Vũ Hán bay qua Thái Bình Dương đến nước Mỹ và những trái bom virus đó đã bùng nổ khắp nước Mỹ. Đến sáng ngày 14.4.2020, virus Vũ Hán đã đột nhập vào phổi 586 784 người dân Mỹ, giết chết 23 618 người.
Virus Vũ Hán không phải chỉ đột nhập vào nước Mỹ, đánh phá kinh tế Mỹ, giết người Mỹ từ trong lòng nước Mỹ. Đầu tháng Ba 2020, tàu sân bay hạt nhân Mỹ Theodore Roosevelt ghé thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam bốn ngày, từ ngày 5 đến ngày 9 tháng Ba. Sau đó tàu tự cách ly giữa sóng gió Thái Bình Dương rồi tiếp tục tự cách ly khi về neo ở căn cứ Guam. Nhưng đến đầu tháng Tư, trong số 4 800 thủy thủ trên tàu đã có 585 người nhiễm virus Vũ Hán, và đến sáng 13.4.2020 đã có một thủy thủ tàu Theodore Roosevelt bị virus Vũ Hán giết chết.
Khi tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt ghé cảng Đà Nẵng thì dân Đà Nẵng chỉ có hai người từ nước ngoài về nhiễm virus Vũ Hán và đã được đưa đi cách ly ngay khi đặt chân xuống sân bay. Như vậy người dân Đà Nẵng không thể là nguồn lây nhiễm virus Vũ Hán cho thủy thủ tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt. Xin hãy nhớ lại clip một ông tướng công an đăng đàn lớn tiếng nói rằng tình báo Hoa Nam của Trung Quốc hoạt động ở Việt Nam dày đặc như thế nào, để biết vì sao những thủy thủ Mỹ ăn sóng nói gió trên tàu sân bay hạt nhân hiện đại chỉ thoáng ghé qua Đà Nẵng liền bị con virus Vũ Hán theo chân thủy thủ xuống tàu, làm con tàu tê liệt.
Tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt có nhiệm vụ thường trực phía Tây Thái Bình Dương nhằm nhắc nhở và ngăn cản sự lộng hành ngày càng gia tăng của tàu chiến Trung Quốc. Con virus Vũ Hán vô hình đã loại tàu sân bay hạt nhân Theodore Roosevelt khỏi biển Tây Thái Bình Dương.  Hiện nay sức mạnh quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương chỉ còn đơn độc con tàu SS Barry hoạt động. Trong thế trận trống trải của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, tàu sân bay Liêu Ninh cùng cả giàn tàu khu trục tên lửa, tàu Hải Dương 8, kéo theo cả một thê đội tàu chiến của Trung Quốc liền lấp ngay vào khoảng trống đó. Sự ngang ngược không biết đến chủ quyền nước khác của những con tàu Trung Quốc là nỗi đe dọa lớn với chủ quyền lãnh thổ và an ninh biển các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Việt Nam.
Giết hơn hai mươi ngàn dân Mỹ. Làm tê liệt nền kinh tế Mỹ. Đánh sập sức chiến đấu của con tàu sân bay hạt nhân hiện đại nhất của sức mạnh quân sự Mỹ, buộc nó phải bỏ trống trận địa biển Tây Thái Bình Dương. Tập Cận Bình hả hê về chiến thắng trong cuộc diễn tập của con virus Vũ Hán. Hợm hĩnh, ngạo mạn, Tập không thấy rằng con virus Vũ Hán đã làm cho cả thế giới nhận ra môt nguy cơ hiển hiện, sừng sững của cuồng vọng phát xít mớI – phát xít Trung Hoa cộng sản.
Chỉ là sự xuất hiện bất ngờ của con virus Vũ Hán và chỉ là trận diễn tập đã làm cả thế giới chìm trong chết chóc, cuộc sống ngưng đọng, hàng trăm ngàn cái chết trong âm thầm, cô đơn, thì trận chiến thực sự với con virus China sẽ khủng khiếp như thế nào!
Từ con virus Vũ Hán đến con virus China chỉ là một bước ngắn. Loài người không thể khoanh tay ngồi chờ con virus China quyết định số phận nền văn minh nhân loại. Con virus Vũ Hán nhắc nhở con người nhớ rằng con người có chung một giá trị là nền văn minh nhân loại. Con người dù là người Việt, người Mỹ, người Pháp hay người Đức đều có chung trách nhiệm giữ gìn nền văn minh đó. Không có nước Mỹ trên hết. Không có chủng tộc thượng đẳng Aryan trên hết. Chỉ có giá trị làm người là trên hết. Chỉ có nền văn minh loài người là trên hết. Phải hành động để giữ gìn những giá trị đó.
🍋TRUNG QUỐC CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH?
(Bản dịch của Chau Doan)

Bài viết của MAAJID NAWAZ trên trang Unherd đã nhìn thấu tham vọng của quỷ Trung Cộng, sự ngây thơ trong hợp tác với chúng của phương Tây. Thế giới và nhất là chúng ta sẽ rất mệt mỏi với con quỷ này. Nó có độ thâm sâu bài bản của lịch sử mấy nghìn năm và không từ thủ đoạn gì để đạt được mục đích. Thực sự là tanh tưởi.

Quá hay nên tôi không thể không dịch để cộng đồng đọc.

Có một lý do Bắc Kinh đang ráo riết theo đuổi chính sách hoàn toàn tự cung cấp quốc gia.

Trung Quốc đang trên đà chiến tranh. Trong khi dịch Covid-19 đã bộc lộ một số sai lầm nghiêm trọng trong tính toán chính trị sau hàng thập niên quan hệ chiến lược quốc tế với Bắc Kinh, thì vấn đề sâu sắc nhất của chúng ta mới chỉ là bắt đầu.

Thúc đẩy bởi mong muốn có hàng hóa rẻ hơn bao giờ hết, thế giới đã cùng trong cơn mộng du, trở thành phụ thuộc vào nguồn cung của Trung  Quốc.

Ván bạc đã được đặt ra như một sự đánh đổi. Trung Quốc được kỳ vọng sẽ phát triển các chuẩn mực dân chủ và nắm lấy các mối quan hệ với cộng đồng quốc tế, trong khi chúng ta ngày càng giàu hơn từ quá trình toàn cầu hóa. Nhưng chúng ta  đã bị chơi khăm mà không biết.

Cho dù đó là quần áo, thời trang sản xuất hàng loạt, thiết bị bảo vệ cá nhân hoặc các bộ phận phần cứng, quá nhiều hàng hóa của chúng ta đều dựa vào chuỗi cung ứng ‘Made in China.
Song song với việc việc thâu tóm sản xuất của chúng ta, Trung Quốc còn bận rộn nhân bản phần mềm phương Tây mà không tôn trọng gì tới quy định về bản quyền quốc tế.

Và trong khi thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc về phần cứng, Trung Quốc tránh sự phụ thuộc phần mềm vào người ngoài bằng cách tạo ra các sản phẩm thay thế: TikTok để thay thế snapchat, Weibo thay vì Twitter, WeChat & RenRen cho Facebook. Thật đúng là luôn có một phiên bản tiếng Trung thay thế cho hầu hết mọi nền tảng phần mềm của thế giới.

Với hàng hóa và phần cứng được sản xuất tại Trung Quốc, và phần mềm ngày càng được nhân bản nhiều hơn tại Trung Quốc, vậy tài nguyên thiên nhiên sẽ lấy ở đâu? Thông qua sáng kiến 'Vành đai & Con đường' - 'Con đường tơ lụa thế kỷ 21' kết nối Trung Quốc với châu Âu qua mạng lưới giao thông đường bộ và đường biển, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bắt tay vào các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở 60 quốc gia, bao gồm các khoản vay và dự án xây dựng bảo đảm các cảng và mỏ chính làm tài sản thế chấp cho Trung Quốc để thanh toán.

Hãy nhìn sang Pakistan, các quốc gia châu Phi hoặc Đông Nam Á để thấy Trung Quốc mở rộng nhanh chóng quyền sở hữu các mỏ và cảng. Hãy nhìn vào các nỗ lực của Vương quốc Anh và Trung Quốc để bảo đảm ngành công nghiệp viễn thông của chúng ta thông qua thỏa thuận Huawei, việc mua British Steel gần đây của TQ và nhiệm vụ của TQ là bảo đảm ngành công nghiệp điện hạt nhân. Bắc Kinh thậm chí còn đảm bảo thỏa thuận phát triển trạm hạt nhân Hinckley điểm C của Anh ở Somerset, do đó mở đường cho toàn cầu để Trung Quốc thâm nhập thị trường toàn cầu để có thể thống trị năng lượng hạt nhân.

Trong nhiều thập niên, chúng ta đã thuê sản xuất từ TQ một cách ngây thơ và đã mất công nghệ sản xuất, phần mềm, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng quan trọng cho Trung Quốc. Lợi ích từ kinh tế của toàn cầu hóa rất tốt, nhưng như Covid-19 đã chỉ ra, nó đã khiến xã hội chúng ta dễ bị tổn thương trong một cuộc khủng hoảng lớn, không thể sản xuất những nhu yếu phẩm cơ bản nhất như PPE. Trong khi đó, Trung Quốc đã đạt được sự tự túc.

Trong khi theo đuổi sự thống trị kinh tế ở nước ngoài, nhà nước độc đảng cộng sản Trung Quốc đã tập trung quyền lực chính trị tại đất nước họ, giành được quyền lãnh đạo chưa từng có đối với dân số của mình thông qua nhiều công nghệ gián điệp được ghi chép đầy đủ và tài liệu, và có thể đặt bất cứ thiết bị giám sát nào trong cộng đồng từ 1 đến 2 triệu người Hồi giáo Uigur.

Xem xét những gì chúng ta biết về lịch sử thuộc địa, thì có thể khẳng định Trung Quốc đang ở giai đoạn tiền thuộc địa. Các quốc gia trong giai đoạn này cố gắng tập trung quyền lực trong nước dưới một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, thống trị chuỗi cung ứng toàn cầu và độc quyền công nghiệp, tất cả trong khi mở rộng ra nước ngoài để bảo đảm tài nguyên thiên nhiên. Trung Quốc đang ráo riết theo đuổi tự cung tự cấp quốc gia, và câu hỏi đặt ra là tại sao.

Kết luận của tôi là Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh: chiến tranh tổng lực, không giới hạn. Tìm cách tái cân bằng trật tự thế giới, nghiêng về phía TQ bằng cách thay thế Mỹ trở thành cường quốc thống trị toàn cầu. Trong lịch sử, các cuộc xung đột lớn đã nảy sinh khi cường quốc toàn cầu hàng đầu bị thách thức bởi một đối thủ, một vấn đề được gọi là bẫy Thucydides - và Trung Quốc dự kiến ​​(theo một số số liệu) sẽ vượt qua Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập niên này.

Ngoài ra, và đặc biệt không giống như chúng ta, Trung Quốc đang chuẩn bị cho một dạng chiến tranh khác. Cộng hòa Trung Hoa biết không thể đánh bại quân đội Hoa Kỳ bằng quân sự - và dạng chiến tranh mặt đất đã gần kết thúc.

Thay vào đó, bằng cách đảm bảo các chuỗi cung ứng toàn cầu, duy trì sự độc lập về CNTT và có được sự hiểu biết sâu sắc về dân chúng của mình, Trung Quốc có thể tập trung vào việc xây dựng các dạng chiến tranh mạng và sinh học của mình trong khi vẫn giữ cho mình tương đối an toàn. Xem xét tất cả những điều này, từ thép đến hạt nhân đến viễn thông, chính sách của chúng ta đối với Trung Quốc cho đến năm 2020 có thể được mô tả tốt nhất là một trong những thất bại thảm hại về kinh tế. Trung Quốc đã tặng chúng ta một con ngựa thành Troia.

Vậy giải pháp là gì? Chúng ta có ăn miếng mồi đó và chuẩn bị cho chiến tranh không? Không. Trước tiên chúng ta phải hiểu những gì đã xảy ra, tại sao chúng ta sẵn sàng trao cho Trung Quốc những công cụ để họ đánh bại chúng ta.

Quá lâu, Trung Quốc đã có chiến lược đối phó với chúng ta,  trong khi chúng ta không có chiến lược đối phó với Trung Quốc. Chúng ta phải khẩn trương xoay chuyển mối quan hệ chiến lược của mình, một mối quan hệ đặt Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh với chúng ta và chấm dứt sự ngây thơ hiện tại của chúng ta.

Chúng ta phải giảm thiểu phụ thuộc chuỗi cung ứng toàn cầu của mình vào Trung Quốc hoặc bất kỳ một quốc gia nào trong vấn đề đó. Vẫn có thương mại với Trung Quốc, nhưng chúng ta phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng quan trọng: hạt nhân, viễn thông và tài nguyên thiên nhiên như thép.

Khi chính trị hóa gần đây của WHO nhấn mạnh, cộng đồng quốc tế sau chiến tranh - được cho là do Liên Hợp Quốc quản lý - không còn phục vụ mục đích của mình và có lẽ hơn bao giờ hết, LHQ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về thẩm quyền đạo đức. Thay vào đó, theo kiểu NATO, chúng ta phải sắp xếp lại các liên minh chiến lược và quân sự quanh Thái Bình Dương và xây dựng sự đồng thuận quốc tế chống lại mong muốn bành trướng rộng lớn hơn của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cũng giống như với việc không phổ biến hạt nhân, phải có những biện pháp trừng phạt có tính toàn cầu khi có sơ suất trong an toàn mạng và an toàn sinh học. Sau Covid, chúng ta sẽ khôn ngoan khi xây dựng một sự đồng thuận toàn cầu mới về các biện pháp trừng phạt phù hợp với các quốc gia vi phạm an toàn mạng hoặc sinh học của chúng ta.

Bất cứ điều gì xảy ra ở Trung Quốc sẽ không chỉ ở trong Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc đã tạo ra điểm mù thì chỉ có sự kiêu ngạo và ngây thơ của chúng ta mới cho phép chúng ta tiếp tục mù quáng như vậy. Chúng ta đã hết thời, nhưng đại dịch này đã phóng đại những thất bại của chúng ta. Chúng ta sẽ chỉ đáng bị thất bại nếu chúng ta không học những bài học ngay bây giờ.

Dịch bởi Đoàn Bảo Châu
🍋NÓNG: TRUNG QUỐC THỪA NHẬN TỪNG HUỶ CÁC MẪU COVID-19 TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM GIAI ĐOẠN ĐẦU BÙNG PHÁT DỊCH.

DẪN ĐẾN MỌI SỰ NGHI NGỜ VỀ NGUỒN GỐC COVID-19... ĐỀU CÓ LÝ DO CỦA NÓ!

Chính quyền Trump nhiều lần thúc đẩy giả thuyết nCoV có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên hồi tháng 12/2019, song không đưa ra bằng chứng cụ thể.

--------------------------

🛑Liu Dengfeng, một quan chức của phòng khoa học thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, hôm nay xác nhận các phòng nghiên cứu trái phép đã được yêu cầu hủy những mẫu nCoV để "phòng ngừa rủi ro với an toàn sinh học và ngăn ngừa thảm họa thứ cấp do mầm bệnh không xác định".

Ông Liu cho biết khi các ca nhiễm đầu tiên được báo cáo ở Vũ Hán, "các viện nghiên cứu chuyên nghiệp cấp quốc gia" đã làm việc tích cực để xác định mầm bệnh.

"Dựa trên nghiên cứu toàn diện và ý kiến chuyên gia, chúng tôi quyết định phân loại mầm bệnh gây dịch viêm phổi vào Loại II, khả năng gây bệnh cao, đồng thời áp đặt các yêu cầu an toàn sinh học đối với các hoạt động thu thập, vận chuyển và thử nghiệm mẫu, cũng như phá hủy các mẫu", ông Liu nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh.

Các mầm bệnh Loại II có thể lây truyền giữa người với người, động vật với động vật hoặc giữa người với động vật và gây ra các bệnh nghiêm trọng như SARS và bệnh đậu mùa.

Theo thông báo của ủy ban y tế địa phương hồi tháng 2, những người xử lý mẫu nCoV được lệnh không cung cấp chúng cho bất cứ tổ chức hoặc phòng thí nghiệm nào không được phê duyệt.

Các phòng thí nghiệm đã lấy mẫu nCoV trái phép trong giai đoạn đầu đợt bùng phát buộc phải tiêu hủy hoặc gửi chúng đến một trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh để lưu trữ.Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) bắt đầu nghiên cứu về loại virus gây ra Covid-19 vào ngày 31/12 và thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới về sự bùng phát của dịch cùng ngày. Ngày 9/1, Trung Quốc cho biết dịch do chủng virus corona mới gây ra.

🛑Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục cáo buộc Trung Quốc giấu dịch cũng như cố giữ lại những mẫu bệnh đầu tiên để nắm ưu thế trong cuộc đua chế tạo vaccine.

Tuy nhiên, ông Liu khẳng định Trung Quốc đã cởi mở chia sẻ về các chủng virus trong quá khứ và sẵn sàng chia sẻ về nCoV "theo một cách có trật tự trong khuôn khổ của Tổ chức Y tế Thế giới" để thúc đẩy hợp tác khoa học và điều chế, phân phối vaccine hợp lý cũng như tìm ra phương pháp điều trị.

Trung Quốc cũng bác cáo buộc của Mỹ về việc không cho phái đoàn WHO đến thăm Viện Virus học Vũ Hán, nơi bị nghi làm "lọt" nCoV. Li Mingzhu, một quan chức cấp cao của phòng hợp tác quốc tế thuộc NHC, khẳng định WHO không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào đến thăm phòng thí nghiệm trong cả hai chuyến đi tới Vũ Hán hồi tháng 1 và 2.

🛑Chính quyền Trump nhiều lần thúc đẩy giả thuyết nCoV có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên hồi tháng 12/2019, song không đưa ra bằng chứng cụ thể.

"Những nhận xét của một số quan chức Mỹ là nguỵ biện và có ý định gây nhầm lẫn", ông Liu nói.

Quân đội Mỹ và Ngũ Nhãn, liên minh tình báo 5 nước Mỹ, Anh, Australia, New Zealand và Canada, nhận định cho rằng nCoV không phải virus nhân tạo hoặc được biến đổi gene.

Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng dữ dội với các cáo buộc giấu dịch hay kêu gọi mở cuộc điều tra về nguồn gốc nCoV. Bắc Kinh khẳng định luôn minh bạch về Covid-19 và ủng hộ để WHO dẫn đầu thực hiện một cuộc đánh giá "cởi mở, minh bạch và toàn diện" về phản ứng toàn cầu đối với đại dịch.

🛑Ảnh:

1) Ông Liu Dengfeng trong cuộc họp ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm nay. Ảnh: CGTN.

2) Một nhà nghiên cứu đang làm việc trong phòng thí nghiệm tại Viện Virus học Vũ Hán, hồi tháng 2/2017. Ảnh: AFP.

Theo SCMP
Vnexpress
🍋KHÔNG THỂ NÓI TRƯỚC BẤT KỲ ĐIỀU GÌ, ĐỪNG QUÁ CHỦ QUAN THỜI ĐIỂM NÀY: Khoảng 108 triệu dân ở các tỉnh đông bắc Trung Quốc đã bị phong tỏa trở lại do nguy cơ xuất hiện làn sóng lây nhiễm bệnh Covid-19 lần thứ hai.

🛑 Hãng Bloomberg ngày 18.5 đưa tin các thành phố ở tỉnh Cát Lâm, miền đông bắc Trung Quốc đã tạm ngưng mọi dịch vụ xe buýt và tàu lửa, đóng cửa trường học và cách ly hàng chục ngàn dân do sợ dịch bệnh Covid-19 lây lan vượt ngoài tầm kiểm soát.

Chính quyền thành phố Thư Lan ở tỉnh Cát Lâm ngày 18.5 thông báo sẽ đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt nhất để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan mạnh.

Các khu dân cư với các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 sẽ bị phong tỏa, chỉ có một người trong mỗi gia đình được phép ra ngoài để mua nhu yếu phẩm trong hai giờ đồng hồ mỗi hai ngày.

Chính quyền Thư Lan đã quyết định cấm các phương tiện giao thông công cộng rời khỏi thị trấn từ ngày 10.5.

Hồi cuối tuần rồi, Bí thư thành ủy Thư Lan Lý Bằng Phi cùng 5 quan chức khác đã bị cách chức sau khi địa phương này xuất hiện ổ dịch Covid-19, với 16 ca mắc bệnh được xác nhận.
Chính quyền thành phố Cát Lâm (tỉnh Cát Lâm) từ ngày 13.5 cũng đã tạm ngưng mọi dịch vụ xe buýt và chỉ cho phép người dân rời thành phố nếu xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố quyết định đóng cửa lập tức mọi rạp chiếu phim, phòng tập gym, quán cà phê internet và các địa điểm giải trí trong nhà. Các tiệm thuốc phải báo cáo về tất cả thuốc hạ sốt và kháng virus được bán ra.

Chính quyền thành phố cũng đóng cửa các trường học, đóng cửa một phần biên giới và giới hạn đi lại tại một số tuyến giao thông do lo ngại làn sóng Covid-19 thứ 2. Thành phố Cát Lâm thuộc tỉnh cùng tên Cát Lâm - tỉnh có biên giới giáp với Nga và CHDCND Triều Tiên.

🛑Những biện pháp nghiêm ngặt trên khiến nhiều người cảm thấy hụt hẫng vì cho rằng dịch bệnh Covid-19 đã qua.

"Mọi người bắt đầu cẩn trọng trở lại. Trẻ em ra ngoài chơi phải đeo khẩu trang trở lại, còn các nhân viên y tế thì xuất hiện trong trang phục bảo hộ”, theo một người dân ở thành phố Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, nơi cũng rơi vào tình cảnh phong tỏa tương tự.

Thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ tỉnh Hắc Long Giang cũng bị phong tỏa từ cuối tháng 4 sau khi có gần 80 ca mắc Covid-19.

Theo Bloomberg
Thanh Niên
🍋CÁC NƯỚC CỨNG RẮN, ĐỂ XEM TRUNG QUỐC TỰ CAO ĐƯỢC BAO LÂU: Tuần này, một nhóm 18 nghị sĩ đến từ 8 nước (Úc, Canada, Đức, Nhật Bản, Na Uy, Thụy Điển, Anh, Mỹ) và Nghị viện châu Âu (EP) đã thông báo lập một liên minh để "đưa ra lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc" thông qua các chiến lược tập thể. Nhóm này có tên "Liên minh quốc hội đa quốc gia về chính sách đối phó Trung Quốc" (IPAC).

Trong số này có các nghị sĩ Mỹ là Robert Menendez và Marco Rubio vốn nổi tiếng có lập trường cứng rắn với Bắc Kinh.

“Chính phủ Trung Quốc không còn quan tâm tới ngoại giao chung mà đang sử dụng sức mạnh để dọa dẫm"
-----------------------------

🛑Báo Trung Quốc cười cợt 'liên minh 8 nước' đối phó Bắc Kinh.

"Ông Rubio và các nghị sĩ khác cần hiểu rõ đây không còn là năm 1900 nữa. Trung Quốc hoàn toàn không phải là quốc gia như đã từng vào năm 1900" - trang Thời Báo Hoàn Cầu chỉ trích nhóm nghị sĩ đến từ 8 nước lập liên minh đối phó Bắc Kinh.

Ngày 6-6, trang Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc ngay lập tức đáp trả động thái trên bằng một bài viết có tiêu đề: "Liên minh 8 nước thời hiện đại đã phản ánh mối lo của phương Tây về sự trỗi dậy của Trung Quốc".

Bài viết đã đề cập tới thời kỳ đầu những năm 1900 vào cuối nhà Thanh khi liên quân 8 nước đưa quân vào Trung Quốc. Sau khi Bắc Kinh thất thủ, Từ Hi Thái Hậu đã chuyển tới Tây An. Sau đó khi một hòa ước được ký vào năm 1901, Từ Hi Thái Hậu mới quay lại Bắc Kinh.

"Họ đang cố gắng lập ra một "liên minh 8 nước" mới sao? Rubio (thượng nghị sĩ Mỹ tham gia IPAC) và các nghị sĩ khác cần hiểu rõ đây không còn là năm 1900 nữa. Trung Quốc hoàn toàn không phải là quốc gia như đã từng vào năm 1900.

Họ đang cố thành lập một liên minh chống Trung Quốc vào thế kỷ 21 vốn đã toàn cầu hóa và họ chắc chắn sẽ thất bại. Những nghị sĩ này vẫn còn đang sống trong những ngày xưa cũ của chủ nghĩa đế quốc" - Thời Báo Hoàn Cầu viết.

Bài viết cho rằng IPAC chỉ phản ánh "mối lo và sự sợ hãi" của các thành viên về sự trỗi dậy của Trung Quốc. "Ở thế kỷ 21, việc chọn phe phái đơn giản sẽ chỉ mang lại rắc rối cho chính họ" - Thời Báo Hoàn Cầu viết.

Bài viết kết thúc với thông điệp: "Bằng việc lập ra cái gọi là IPAC, các nghị sĩ này sẽ chỉ làm bẽ mặt chính họ. 120 năm đã trôi qua và với vị trí là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc sẽ không để sự ô nhục của năm 1900 lặp lại trên lãnh thổ này".

🛑Cũng trong ngày 6-6, Thời Báo Hoàn Cầu đã đăng một bài viết khác với tiêu đề: "Dân mạng Trung Quốc và giới quan sát cười nhạo 'liên minh 8 nước' chống Trung Quốc là một trò hề".

Hiện IPAC kỳ vọng sẽ có thêm nhiều thành viên khác gia nhập. Liên minh này cho biết họ sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực hoạch định chính sách liên quan Trung Quốc, gồm: Bảo vệ trật tự dựa trên các luật lệ quốc tế, bảo vệ quyền con người, thúc đẩy công bằng thương mại, phát triển các chiến lược an ninh bổ sung và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Ảnh: Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio là một thành viên của liên minh IPAC - Ảnh: AP

Theo: Thời Báo Hoàn Cầu
Tuổi trẻ

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top