sự thật - where
🥑BIẾT NGAY LÀ GIẤU DỊCH ĐỂ HẠI CẢ THẾ GIỚI MÀ!
Thế giới đã bị tàn phá không phải vì con virus, mà là từ sự bưng bít của Trung cộng và WHO! Vì quyền lợi, để huỷ diệt cả thế giới, Trung cộng vẫn bất chấp.
Dối trá và ngang ngược, đổi trắng thay đen tại Biển Đông một cách đầy "tự nhiên", là một ví dụ đủ lớn đủ để chúng ta nhận ra nên tin ai lúc này!
-------------------------------
🛑 Tối qua, cuối cùng thì Trung cộng cũng phải thừa nhận là huỷ mẫu (huỷ - hay giấu dịch, về bản chất không khác nhau). Bộ mặt đã lộ dần, từ sửa lại số người tử vong tăng gấp rưỡi đến thừa nhận giấu dịch. Kịch sẽ còn nhiều hồi hay.
Nhưng vẫn leo lẻo - phường lật lọng thường thế, đổ cho Mỹ không chịu cho WHO vào nghiên cứu. Ơ hay, có vào mà giấu thì vào cả tỷ lần cũng thế. Đấy chưa nói, Trung cộng và WHO như "người cùng nhà" thì lẽ gì nói cái bí mật khủng khiếp này ra?
Nhưng giấu đầu lòi đuôi, thừa nhận đã biết virus lây từ người sang người nhưng bao nhiêu ngày tháng WHO đi truyền tin cho Trung cộng với thông tin là không lây?
Thế giới đã bị tàn phá không phải vì con virus, mà là từ sự bưng bít của Trung cộng và WHO! Vì quyền lợi, để huỷ diệt cả thế giới, Trung cộng vẫn bất chấp.
🛑 Hôm qua, cái loa phóng thanh nhừa nhựa nhầy nhụa của Trung Quốc có măng séc là Hoàn Cầu thời báo đăng nguyên bài của tay Tổng biên tập, xúc phạm ông Trump nặng nề và gọi ông là "điên", thậm chí nói ông là "con thú bị dồn vào đường cùng". Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc chỉ đích danh ông Trump sau nhiều tháng kiêng nể.
Ừ, cầu được ước thấy, chọc cho ông điên lên thì kịch càng sớm kết thúc.
Để rồi sau đấy truyền thông nhà Khựa lại kêu gọi Mỹ "cùng hợp tác", "cùng chống Covid". Thôi, muộn rồi, bớt nguỵ quân tử và đạo đức giả đi.
Trung cộng không cho loài người chống Covid từ đầu thì loài người sẽ chống Trung cộng, đó là hệ quả tất yếu!
Bộ mặt Trung cộng như này, giờ "ai" mà "chơi thân" được nữa thì chắc chuẩn bị mua thuốc bổ đuôi mà uống đi cho khoẻ, nhỉ?
🍋TÔI ỦNG HỘ ĐIỀU TRA VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19. SỰ THẬT DẦN CÓ CÂU TRẢ LỜI!
🛑62 nước - trong đó có Anh, Indonesia, Nhật Bản, Nga, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ - ủng hộ đề xuất của Úc và EU mở cuộc điều tra độc lập về đại dịch COVID-19.
Theo Đài ABC (Úc), 62 quốc gia đã ủng hộ đề xuất của Úc và Liên minh châu Âu (EU) trong việc cần tổ chức điều tra độc lập về dịch bệnh COVID-19 trước thềm hội nghị của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) khai mạc ngày 18-5 tại Geneva (Thụy Sĩ).
Dự kiến trong cuộc họp của WHA, đề xuất điều tra của Úc và EU sẽ chính thức được đưa ra xem xét.
Úc là quốc gia đầu tiên kêu gọi mở cuộc điều tra độc lập, tìm hiểu đại dịch COVID-19 đã bùng phát như thế nào.
Động thái này của Úc đã vấp phải phản ứng dữ dội từ Bắc Kinh. Trung Quốc cáo buộc Úc lợi dụng việc này để tung đòn tấn công chính trị với họ.
Tuy nhiên theo Đài ABC (Úc), căn cứ vào thực tế có thể thấy sự ủng hộ của quốc tế với Úc trong vấn đề này ngày càng tăng.
🛑Các nước EU và Úc đã vận động dư luận quốc tế ủng hộ đề xuất thực hiện "một đánh giá toàn diện, độc lập và vô tư" về "phản ứng y tế quốc tế do WHO điều phối với dịch COVID-19".
Cũng theo Đài ABC, tính tới tối 17-5 giờ Canberra, đã có 62 nước - trong đó có Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nam Phi và Anh - ủng hộ kế hoạch điều tra này.
Có một điểm đáng lưu ý là kiến nghị điều tra về đại dịch của Úc và EU không đề cập cụ thể tới Trung Quốc hay thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
Trong đó chỉ nêu đề xuất Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nên hợp tác với Tổ chức Sức khỏe động vật thế giới để thực hiện các sứ mệnh hợp tác khoa học tại thực địa nhằm "xác minh nguồn gốc lây từ vật sang người của virus và con đường lây lan sang người, bao gồm cả nguồn gốc có thể có của các vật chủ trung gian".
🛑Các nguồn tin của chính phủ Úc cho rằng ngôn ngữ trong đề xuất là đủ mạnh để đảm bảo việc sẽ có một cuộc điều tra chi tiết, thích đáng diễn ra. Dù vậy họ cũng nói đây mới chỉ là "bước đầu tiên" trong việc đảm bảo sự minh bạch cho tiến trình tìm hiểu về đại dịch.
Cho tới lúc này, cả Trung Quốc và Mỹ đều chưa bày tỏ quan điểm ủng hộ cuộc điều tra. Các nhà ngoại giao EU và Úc vẫn đang nỗ lực thuyết phục hai nước này.
---------------------------
🛑Chuyên gia Trung Quốc khẳng định niềm tin, nghi ngờ Vũ Hán che giấu quy mô dịch
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, chuyên gia về hô hấp nổi tiếng của Trung Quốc Chung Nam Sơn nói rằng, chính quyền Vũ Hán thời gian đầu cố gắng che giấu sự lây lan của dịch bệnh.
"Vào thời điểm đó, chính quyền địa phương không muốn nói sự thật. Thời gian đầu xảy ra dịch, họ giữ im lặng, nhưng thực tế chúng tôi có nhiều ca mắc COVID-19 hơn so với số liệu báo cáo", ông Chung cho hay.
Ông nói rằng bản thân không tin vào số liệu mà Vũ Hán báo cáo thời gian đầu dịch, khi chỉ 41 ca mắc được ghi nhận tại thành phố này trong 10 ngày.
Tuy nhiên, ông Chung nói rằng từ ngày 23/1, khi chính quyền trung ương bắt đầu đứng ra kiểm soát tình hình, Vũ Hán đã cung cấp các con số chính xác.
Ông khẳng định, số liệu thống kê hiện tại về dịch bệnh tại Trung Quốc là minh bạch và đáng tin. Vị chuyên gia Trung Quốc cũng cảnh báo nguy cơ về làn sóng lây nhiễm thứ 2, khẳng định người dân không nên chủ quan dù dịch bệnh đã được kiểm soát ở Trung Quốc.
"Phần lớn người Trung Quốc hiện tại vẫn dễ bị nhiễm virus vì chưa có khả năng miễn dịch. Chúng tôi đang phải đối mặt với thách thức lớn. Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc vẫn chưa hẳn đã tốt hơn so với các nước khác", ông Chung cho hay.
Trung Quốc nhiều tuần trở lại đây ghi nhận có ổ dịch mới ở các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là khu vực giáp với Nga. Thành phố Thẩm Dương ở phía bắc Trung Quốc mới đây phải cách ly 7.500 người sau khi phát hiện 3 ca mắc COVID-19 trong 4 ngày.
Tổng hợp
Tuổi trẻ
🍋"Viện sĩ Chung Nam Sơn, người đứng đầu nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với đài CNN ngày 16/5: chính quyền Vũ Hán đã cố ý che giấu tình hình dịch bệnh thật."
Sự thật này cho thấy tình báo Mỹ quá giỏi khi phát hiện Tàu khựa dối trá và lão Tedros - TGĐ của WHO - đồng loã, nên ngay từ đầu, Mỹ đã k theo khuyến cáo của WHO để cắt cầu hàng không với Tàu (VN cũng khôn khi cắt cầu hàng không với Tàu rất sớm)!
Giờ thì Mỹ có quyền lôi cổ Tập và cả lão Tedros ra mà vả gãy răng đi!
https://m.viettimes.vn/chuyen-gia-chung-nam-son-cong-khai-thua-nhan-chinh-quyen-vu-han-da-che-giau-tinh-hinh-dich-benh-389851.html
🍋"BÃO" SẮP NỔI LÊN, XUNG ĐỘT LAN RỘNG: Bức tranh kinh tế và chính trị toàn cầu đang chứng kiến những thay đổi đáng chú ý, khi tình hình dịch bệnh ngày càng khiến các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, tìm cách 'giãn cách xã hội' với Trung Quốc.
🛑Bộ Giao thông Mỹ ngày 23-5 (giờ Việt Nam) cáo buộc Trung Quốc cản trở nhu cầu nối lại đường bay của hai hãng hàng không Mỹ, đồng thời yêu cầu bốn hãng hàng không Trung Quốc tới hạn chót 27-5 phải nộp lịch trình và các thông tin liên quan.
Đây là diễn biến mới nhất trong số rất nhiều khía cạnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Trung thời gian qua.
🛑Xung đột lan rộng
Hồi đầu tháng 5, ông Trump tuyên bố tầm quan trọng của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nay lùi xuống sau COVID-19, đồng thời đe dọa áp thêm các loại thuế mới đối với Bắc Kinh để trả đũa cho đại dịch hiện nay.
Căng thẳng Mỹ - Trung từ thương mại và an ninh đã lan ra các lĩnh vực tài chính và công nghệ.
Hôm 23-5, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã rớt 5,6% - đánh dấu mốc thấp nhất trong 1 ngày giao dịch của chứng khoán Hong Kong trong gần 5 năm qua. Nguyên nhân xuất phát từ việc các nhà đầu tư phản ứng sau khi Bắc Kinh công bố dự thảo quyết định luật an ninh quốc gia mới dành cho đặc khu này.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cùng lên tiếng phản đối dự thảo trên của Bắc Kinh. Washington đã nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh sẽ xóa bỏ các ưu đãi dành cho Hong Kong nếu tính tự trị của nơi này mất đi.
Trong động thái mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật có thể ngăn doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên các sàn chứng khoán Mỹ hoặc huy động vốn từ nhà đầu tư Mỹ, trừ khi những công ty này tuân thủ các quy định và chuẩn mực kiểm toán của Mỹ.
Dù dự luật này có thể áp dụng cho bất cứ doanh nghiệp ngoại nào muốn gia nhập thị trường tài chính của Mỹ, các nhà làm luật của Washington đã khẳng định đây là động thái nhắm vào Bắc Kinh. Cổ phiếu được niêm yết tại Mỹ của "người khổng lồ" công nghệ Alibaba của Trung Quốc đã giảm hơn 2% vì thông tin trên.
Ở "đấu trường" công nghệ, cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung hiện đang xoay quanh mạng không dây 5G với Tập đoàn công nghệ Huawei rơi vào tâm điểm. Phía Mỹ đã liên tục áp đặt nhiều giới hạn với hãng công nghệ này vì lý do an ninh quốc gia.
Hôm 15-5, Bộ Thương mại Mỹ công bố tất cả các nhà sản xuất chip nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ sẽ phải đăng ký giấy phép trước khi bán hàng cho Huawei.
Quỹ Hinrich Foundation nhận định ngành công nghiệp vật liệu bán dẫn rất quan trọng cho công nghệ của tương lai, vì thế đóng vai trò không nhỏ trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
🛑"Bão" sắp nổi lên
Cái gọi là chiến tranh thương mại đã thúc đẩy Mỹ kêu gọi đồng minh suy xét về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng so với chiến tranh thương mại, có vẻ dịch COVID-19 là lúc các đồng minh của Mỹ thể hiện quan điểm rõ ràng, quyết đoán hơn. Anh, đồng minh đặc biệt của Mỹ, là một trong số đó.
Năm ngoái, khi Mỹ kêu gọi các đồng minh tẩy chay công nghệ 5G của Huawei, Thủ tướng Boris Johnson chỉ muốn giảm sự hiện diện của Huawei, dựa trên việc tình báo Anh khẳng định nguy cơ do thám từ thiết bị của Huawei là hoàn toàn có thể ngăn chặn.
Bản thân ông Johnson từng nhiều lần thể hiện thông điệp ủng hộ mối quan hệ Anh - Trung nồng ấm hơn. Khi còn là thị trưởng London, ông ủng hộ thủ tướng David Cameron tạo ra "thời đại vàng son" trong quan hệ hai nước. Khi làm ngoại trưởng, ông luôn nói với các vị khách Trung Quốc rằng con gái ông đang học tiếng Hoa.
Tuy nhiên, có một "cơn bão" sắp nổi lên trong chính trường Anh, theo truyền thông nước này. Guardian ngày 22-5 cho biết ông Johnson đang đứng trước áp lực phe Bảo thủ trong việc phải vạch ra kế hoạch giảm sự tham gia của Huawei vào hạ tầng 5G ở Anh còn 0% vào năm 2023.
Guardian vừa qua cũng bất ngờ đăng bài xã luận mang tên "Hậu COVID-19, Anh phải tìm một số người bạn dám lên tiếng chống Trung Quốc". Tờ báo này nhìn nhận đại dịch đã thúc đẩy sức mạnh toàn cầu của Trung Quốc, nhưng sức mạnh ấy lại được dùng cho những màn khoe cơ bắp.
Ví dụ sau khi dùng 2 tỉ USD "trám" cho đóng góp mà Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới, Trung Quốc gặt hái uy tín và... tăng thuế lúa mạch Úc lên 80%, xem như đáp trả việc Canberra ủng hộ một cuộc điều tra độc lập, đầy đủ hơn về thủ phạm gây ra đại dịch.
Căng thẳng Úc - Trung Quốc cũng chính là một điểm nóng đáng chú ý hậu đại dịch. Căng thẳng này vốn dĩ khiến chính trường Úc vốn lâu nay nhạy cảm với Trung Quốc, nay có thêm động lực tìm cách "thoát Trung", theo cách nói của BBC.
🛑Chủ đề bầu cử tổng thống
Các nhà phân tích đầu tư của Ngân hàng China Renaissance hôm 21-5 cho biết trong những tháng vừa qua, các chính trị gia Mỹ đã đề xuất đẩy doanh nghiệp Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán Mỹ với nhiều tiêu chí khác nhau, cũng như giới hạn công ty Mỹ tiếp cận thị trường Trung Quốc.
"Chúng tôi dự đoán cuộc tranh luận này sẽ nằm trong những chủ đề chính của cuộc bầu cử tổng thống 2020" - các chuyên gia cho biết.
🛑Ảnh: Ông Trump (trái) giữa tháng 5-2020 nói ông không muốn nói chuyện với ông Tập - Ảnh: Reuters
Theo: Tuổi trẻ
🍋TỔ CHỨC "VÔ DỤNG": HƠN 200 NHÀ KHOA HỌC THÁCH THỨC WHO, KHẲNG ĐỊNH COVID-19 LÂY QUA ĐƯỜNG KHÔNG KHÍ CHỨ KHÔNG HỀ AN TOÀN NHƯ WHO KHUYẾN CÁO. RẤT NGUY HIỂM!
Thế giới tính đến thời điểm này đã có tổng 534,164 ca tử vong vì COVID-19 và nhận hơn 200,000 ca nhiễm, kỷ lục kinh hoàng chỉ sau 24 giờ! Số ca nhiễm đã vượt 11,411,211 người.
🛑 Ban đầu, WHO và CDC Mỹ từng nói đeo khẩu trang là "làm quá" đối với người thường, nó chỉ nên để dành cho nhân viên y tế.
Sau đó ít lâu CDC đề nghị người có triệu chứng bệnh mang khẩu trang. Rồi đến tháng 4 khi biết người không triệu chứng cũng phát tán virus thì khẩu trang được khuyên dùng khi không thể giữ khoảng cách, WHO cũng nối gót.
Đến bây giờ khi dịch COVID-19 đã bùng lên không kiểm soát nổi trên khắp nước Mỹ, gần như mọi tiểu bang đều yêu cầu hoặc khuyến nghị người dân che mặt khi ra đường, không trừ một ai.
--------------------------
🛑 Hơn 200 nhà khoa học vừa đứng lên thách thức quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khẳng định rằng virus SARS-CoV-2 lây mạnh qua đường không khí chứ không an toàn như WHO từng khuyến cáo. Nhưng WHO vẫn chưa công nhận.
Virus SARS-CoV-2 có lây qua không khí (các hạt sol khí...) hay không là vấn đề gây tranh cãi dữ dội khi đại dịch bùng phát từ Trung Quốc cách đây 6 tháng.
Theo báo South China Morning Post, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) vẫn giữ quan điểm chỉ cần đề phòng 2 đường lây chính: Hít phải dịch hô hấp từ người bệnh ở khoảng cách gần, hoặc chạm tay vào bề mặt dính virus rồi đưa lên mắt, mũi, miệng...
Cách giải thích đó đang bị một nhóm chuyên gia quốc tế hơn 200 người chỉ trích là đánh giá thấp nguy cơ. Họ tin rằng còn một đường lây thứ 3 đóng vai trò không kém quan trọng: không khí.
"Chúng tôi tin chắc 100% về kết luận này", bà Lidia Morawska, giáo sư Đại học Queensland (Úc) - đại diện cho 239 nhà khoa học đến từ 32 quốc gia, khẳng định.
Nhóm của giáo sư Morawska giải thích rằng nhiều nghiên cứu đã chứng minh được các hạt sol khí - phiên bản hiển vi của các hạt dịch lỏng đường hô hấp - có thể lơ lửng lâu trong không khí và bay xa hàng chục mét.
Như vậy, những căn phòng thông khí kém, xe buýt, không gian nhỏ hẹp... là môi trường rất dễ lây lan COVID-19, thậm chí khi mọi người giữ khoảng cách vài mét với nhau theo khuyến cáo.
Các chuyên gia nhận định lây qua không khí là cách giải thích duy nhất cho một số trường hợp "siêu lây nhiễm" COVID-19 được ghi nhận trên thế giới, bao gồm một ổ dịch trong nhà hàng ở Trung Quốc, hoặc một ban nhạc ở Washington dù đã giữ khoảng cách nhưng vẫn dính virus.
🛑 Nhóm khoa học 239 người đã gửi một thư mở đến WHO, lên án tổ chức này không đưa ra được cảnh báo phù hợp về nguy cơ. Lá thư sẽ được đăng công khai trên một tạp chí khoa học.
🛑 Các quan chức WHO từng thừa nhận virus SARS-CoV-2 có thể lây trong môi trường khí dung (aerosol), nhưng chỉ trong các quy trình y khoa như đặt nội khí quản vốn có thể làm bắn ra nhiều vi hạt, do đó đã không cảnh báo công chúng.
Trả lời báo Los Angeles Times về lá thư chỉ trích nêu trên, bác sĩ Benedetta Allegranzi - chuyên gia truyền nhiễm của WHO, cho rằng nhóm của giáo sư Morawska chỉ trình bày các lý thuyết dựa trên kết quả phòng thí nghiệm, không phải bằng chứng từ thực tế.
"Chúng tôi trân trọng các ý kiến đóng góp. Nhưng một nhóm hơn 30 chuyên gia quốc tế cố vấn cho WHO đã đánh giá rằng không đủ bằng chứng nói lây nhiễm qua không khí đóng vai trò lớn trong dịch COVID-19", bác sĩ Allegranzi nêu ý kiến.
🛑 Theo báo South China Morning Post, những hiểu biết về đường lây truyền của COVID-19 đã càng nhiều hơn kể từ đầu dịch, dẫn đến thay đổi trong các khuyến cáo phòng ngừa, chẳng hạn chuyện đeo khẩu trang.
Ban đầu, WHO và CDC Mỹ từng nói đeo khẩu trang là "làm quá" đối với người thường, nó chỉ nên để dành cho nhân viên y tế.
Sau đó ít lâu CDC đề nghị người có triệu chứng bệnh mang khẩu trang. Rồi đến tháng 4 khi biết người không triệu chứng cũng phát tán virus thì khẩu trang được khuyên dùng khi không thể giữ khoảng cách, WHO cũng nối gót.
Đến bây giờ khi dịch COVID-19 đã bùng lên không kiểm soát nổi trên khắp nước Mỹ, gần như mọi tiểu bang đều yêu cầu hoặc khuyến nghị người dân che mặt khi ra đường, không trừ một ai.
Ông Jose Jimenez - chuyên gia hóa của Đại học Colorado, đồng ký tác giả lá thư chỉ trích WHO, kêu gọi mọi người đừng nên lo sợ ý tưởng virus corona lây qua không khí, đeo khẩu trang đúng cách và tăng cường thông khí sẽ giảm bớt nguy cơ.
"Không phải con virus thay đổi, chúng tôi cho rằng nó đã lây truyền như thế ngay từ đầu. Chỉ cần cảnh giác sẽ giúp bảo vệ bản thân", ông giải thích.
Theo South China Morning Post
Tuổi trẻ
🍋các nhà khoa học TQ trốn qua Mỹ: “COVID-19 là giết người có chủ đích”?
Các nhà khoa học TQ trốn qua Mỹ: “COVID-19 là giết người có chủ đích”?
Chính quyền Trung Quốc che giấu tin tức dẫn đến đại dịch, trở thành thảm họa toàn cầu lớn nhất kể từ Thế chiến II. Cựu chiến lược gia cấp cao của Nhà Trắng – ông Steve Bannon, tiết lộ một số nhà khoa học Trung Quốc đào thoát thành công ra nước ngoài hiện đang sẵn sàng hợp tác với tình báo phương Tây. Bannon cho biết, hiện những người có liên quan đang tích cực chuẩn bị khởi kiện Bắc Kinh, cáo buộc viêm phổi Vũ Hán là do virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, toàn bộ vụ việc lây nhiễm bị Bắc Kinh che đậy. Ông Bannon nói “Tôi nghĩ rằng mọi người sẽ rất sốc khi biết sự thật.”
Tính đến thời điểm hiện tại, virus Trung Cộng (còn được biết là virus corona mới, COVID-19) đã gây ra ít nhất 13 triệu ca nhiễm xác nhận trên toàn thế giới, với hơn 570.000 trường hợp tử vong. Tất cả các quốc gia chịu tổn thất lớn từ đại dịch đang cáo buộc chính quyền ĐCSTQ che giấu và trì hoãn xử lý dịch là nguyên nhân gây nên thảm họa toàn cầu.
Theo trang Daily Mail đưa tin, hiện các nước phương Tây đang thu thập chứng cứ để thách thức các tuyên bố của Bắc Kinh như “virus có nguồn gốc từ chợ hải sản“. “Ngay cả Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cũng thừa nhận rằng virus đã phát tán ra chợ hải sản thông qua các kênh khác và khu vực này không phải xuất xứ của virus.”
Ông Bannon cho biết: “Một số chuyên gia về virus học, nhà khoa học đào thoát ra khỏi Trung Quốc, đã giao nộp các chứng cứ hình sự để buộc tội ĐCSTQ. Những người này vẫn chưa được truyền thông phỏng vấn.”
Các nhân chứng này hiện đang làm việc với Cục Điều tra Liên bang (FBI) xâu chuỗi các sự kiện đã xảy ra tại Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán để tìm ra sự thật.
Ngày 24/4, trong chương trình “Phòng tác chiến” trên Youtube, ông Bannon chia sẻ hiện có một nhà nghiên cứu cấp cao đào thoát thành công từ Phòng Thí nghiệm Vũ Hán P4 Trung Quốc, người này sẵn sàng công khai sự thật về virus.
Gần đây, tiến sĩ Li-Meng Yan, nhà virus học có tiếng tăm trong cộng đồng y tế đã đào thoát khỏi Đại học Hồng Kông, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Fox News vào ngày 10/7, bà tiết lộ rằng Chính phủ ĐCSTQ đã che giấu tin tức về dịch bệnh và kiểm soát định hướng dư luận. Chính quyền ĐCSTQ từ sớm đã biết về virus, nhưng vẫn im lặng và tung hỏa mù bằng các thông tin đã bị bóp méo.
Một nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc – bạn của tiến sĩ Li-Meng Yan, người có kiến thức trực tiếp về ca nhiễm đầu tiên, đã sớm thông báo cho Li biết về việc virus lây từ người sang người từ thời điểm 31/12/2019, rất sớm trước khi chính quyền Trung Quốc và WHO công bố ra thế giới.
Phòng Thí nghiệm Vũ Hán có thể là nơi phát triển vắc-xin gây ra rò rỉ virus
Ông Bannon cho biết, các tổ chức tình báo và các nhà khoa học Trung Quốc đào thoát này hiện đang cố gắng tổng hợp lại các số liệu. Hiện có nhiều dấu hiệu cho thấy virus đã bị rò rỉ và lan truyền từ phòng thí nghiệm – khu vực phát triển vắc-xin và thuốc điều trị đối phó với loại virus tương tự SARS.
Các nhà khoa học này hiện đang phối hợp với các cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Châu Âu và Vương quốc Anh.
Ông nói: “Các cơ quan tình báo này có hệ thống tình báo điện tử và danh sách đầy đủ những ai đã tiếp xúc với phòng thí nghiệm. Tôi cho rằng họ có các bằng chứng thuyết phục.”
“Từ giữa tháng Hai, các chuyên gia có liên quan đến phòng thí nghiệm đã liên tiếp rời Trung Quốc Đại Lục và Hồng Kông. Tình báo Hoa Kỳ cùng với tình báo Anh (MI5 và MI6) đang chuẩn bị kỹ lưỡng để hoàn tất thủ tục pháp lý.”
Ông Bannon đùa: “Điều này có thể mất một thời gian, không nhanh kiểu điệp viên 007 James Bond được.”
Có bằng chứng cho thấy người Pháp đã tham gia phòng thí nghiệm
Ông Bannon thậm chí còn nói: “Phòng thí nghiệm này được xây dựng với sự giúp đỡ của Pháp, vì vậy đừng tưởng không có thiết bị giám sát nào trong đó. Tiếp theo, bạn có thể thấy rằng các thí nghiệm do những người này thực hiện không được cấp phép, họ thậm chí còn không biết mình đang làm gì. Virus có thể do bất cẩn mà rò rỉ ra ngoài.”
Ông Bannon cũng so sánh Phòng Thí nghiệm Vũ Hán với “Cơ sở hạt nhân Chernobyl (khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất trong lịch sử năng lượng nguyên tử)”, việc che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ cũng tương tự như thảm họa Chernobyl ở Liên Xô cũ. Ông nói rằng “Phòng thí nghiệm dính líu đến ‘các hoạt động khủng khiếp’ và ‘quản lý tồi tàn’ “.
Các hành động của chính quyền ĐCSTQ đủ để cấu thành tội “giết người có chủ đích”
“Bất kể nguồn gốc lây lan của virus là từ chợ hải sản hay Phòng Thí nghiệm Vũ Hán, các hành động sau đó của ĐCSTQ đủ để cấu thành tội ‘giết người có chủ đích’.”
Cụ thể là ngay thời điểm ngày 31/12/2019, Đài Loan đã phát đi thông báo cho WHO đang có dịch xảy ra ở tỉnh Hồ Bắc (thành phố Vũ Hán). Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Bắc Kinh đã nhận được thông báo từ ngày 2 hoặc 3/1, nhưng quyết định che giấu tin dịch bệnh, đến thời điểm ngày 15/1 thì ký thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ.
“Nếu họ thẳng thắn thông báo tất cả thông tin trong tuần cuối tháng 12/2019, thì 95% mạng sống và thiệt hại kinh tế đã được kiểm soát.”
Không chỉ có vậy, trong đại dịch, Trung Quốc không nỗ lực chớp thời gian để cứu người, mà ngược lại là chớp thời cơ gom trữ tất cả các thiết bị bảo hộ y tế trên toàn thế giới. “Đây là một chế độ độc tài sát nhân hàng loạt.” Bannon nói: “Bàn tay các công ty lớn trên thế giới cũng dính đầy máu tươi, bao gồm các ngân hàng đầu tư, quỹ phòng hộ và quỹ hưu trí.”
Đây là lúc chúng ta lên tiếng để cứu vãn phương Tây khỏi sự phá hủy của ĐCSTQ. “Chúng ta đang trong cuộc khủng hoảng đặc biệt nhất trong lịch sử Hoa Kỳ hiện đại, mức độ khủng hoảng còn vượt trên cả Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Lạnh và thậm chí là Chiến tranh Thế giới thứ hai”.
Về phần Tổ chức Y tế Thế giới WHO và Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đã giúp ĐCSTQ che giấu dịch bệnh trong đợt bùng phát virus, Bannon thẳng thắn nói: “Tôi không còn tín nhiệm WHO. Giới lãnh đạo tổ chức này cần phải đối mặt với cáo buộc hình sự. Tổ chức này nên bị đóng cửa!”
Khả Y
🍊(17-1-2021)
1 NĂM ĐẦY TANG THƯƠNG...CHÚNG TA CẦN BIẾT SỰ THẬT! Chính phủ Mỹ có lý do để tin rằng một vài nhà nghiên cứu bên trong Viện Virus học Vũ Hán đã bị bệnh vào mùa thu 2019, trước ca nhiễm đầu tiên được nhận diện, với các triệu chứng giống cả COVID-19 và những bệnh mùa thông thường" - tập thông tin viết.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Trung Quốc đã ngăn giới chức y tế toàn cầu, các nhà điều tra, nhà báo độc lập phỏng vấn những nhà nghiên cứu tại WIV, gồm những người bị bệnh vào mùa thu 2019.
🛑Ngày 15-1, Bộ Ngoại giao Mỹ đăng trên trang web của bộ một tập thông tin sự thật (fact sheet) với chủ đề 'Hoạt động tại Viện Virus học Vũ Hán'. Hãng tin Bloomberg cho biết đây là thông tin mới.
"Gần 2 triệu người đã c.hết. Gia đình của họ xứng đáng được biết sự thật. Chỉ thông qua sự minh bạch chúng ta mới có thể biết được những gì đã gây ra đại dịch này và cách để ngăn chặn đại dịch tiếp theo" - tập thông tin mở đầu.
Theo thông tin này, chính phủ Mỹ lúc đầu không biết chính xác địa điểm, thời gian và cách thức COVID-19 lây sang người. Họ không xác định liệu dịch bắt đầu do con người tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hay do sự cố tại một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đăng một thông tin đáng chú ý dường như không được truyền thông chính thống hoặc các cơ quan chính phủ Mỹ đăng tải trước đây, liên quan những nghi vấn về nguồn gốc của COVID-19.
"Chính phủ Mỹ có lý do để tin rằng một vài nhà nghiên cứu bên trong Viện Virus học Vũ Hán đã bị bệnh vào mùa thu 2019, trước ca nhiễm đầu tiên được nhận diện, với các triệu chứng giống cả COVID-19 và những bệnh mùa thông thường" - tập thông tin viết.
"Điều này làm dấy lên những nghi vấn về sự đáng tin của tuyên bố từ nhà nghiên cứu cao cấp WIV Thạch Chính Lệ (Shi Zheng Li), vốn cho các nhân viên và nhà nghiên cứu SARS-CoV-2 hoặc những virus liên quan SARS tại WIV 'không nhiễm bệnh'".
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Trung Quốc đã ngăn giới chức y tế toàn cầu, các nhà điều tra, nhà báo độc lập phỏng vấn những nhà nghiên cứu tại WIV, gồm những người bị bệnh vào mùa thu 2019.
🛑Thông tin được công bố trong bối cảnh nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã có mặt tại Vũ Hán, Trung Quốc từ hôm 14-1 để điều tra nguồn gốc của COVID-19.
Trước đây, đáp trả cáo buộc COVID-19 được tạo ra tại phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói một số người ở Mỹ đang "thổi phồng vấn đề nguồn gốc đại dịch" và khẳng định việc truy tìm nguồn gốc là vấn đề của khoa học.
🛑Chuyên gia WHO đến Vũ Hán tìm lời giải đáp
Dominic Dwyer, nhà nghiên cứu virus của Úc thuộc nhóm chuyên gia WHO đến Vũ Hán, cho biết ông cùng các nhà khoa học khác đang nỗ lực gạt chính trị sang một bên khi thực hiện chuyến đi này và họ muốn lấp đầy "khoảng trống khoa học" bằng những lời giải đáp.
Với việc phải trải qua cách ly 14 ngày, lịch trình cho phần còn lại của chuyến đi vẫn đang được sắp xếp. Tuy nhiên, ông hi vọng sẽ được đến các viện nghiên cứu, bệnh viện và khu chợ ở Vũ Hán từng xuất hiện những ca COVID-19 đầu tiên vào cuối năm 2019.
Trong diễn biến khác, ngày 16-1, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) nói các đợt bùng phát dịch COVID-19 gần nhất ở phía bắc nước này (gồm Bắc Kinh, Liêu Ninh, Hà Bắc và Hắc Long Giang) là do những ca nhiễm "nhập khẩu" hoặc thực phẩm đông lạnh nhập từ nước ngoài.
Ảnh:
1) Ảnh chụp bên ngoài một hang dơi ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc vào năm 2004. Bà Thạch Chính Lệ lúc đó thả một con dơi đi sau khi đã lấy mẫu máu - Ảnh: Scientific American/Shuyi Zhang.
2) Viện Virus học Vũ Hán ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 17-4-2020 - Ảnh: AFP.
Theo: Bloomberg.
Tuổi Trẻ
.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top