nước mỹ

🍋XIN CẦU NGUYỆN CHO NƯỚC MỸ: Lời cảnh báo 2 hay 3 tuần tới sẽ chẳng khác gì địa ngục' của Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu thành hiện thực ở nước Mỹ khi ngày 2-4, lần đầu tiên nước Mỹ ghi nhận 1.000 người chết vì COVID-19 chỉ trong một ngày.

📌KHI TẤT CẢ CẢNH BÁO DẦN DẦN TRỞ THÀNH HIỆN THỰC!

Khi ca bệnh COVID-19 trên toàn thế giới vượt mốc 1 triệu vào sáng 3-4 (giờ Việt Nam), nước Mỹ đã góp 1/4 trong số đó với gần 250.000 ca. Tính đến 18h30 ngày 3-4 (giờ Việt Nam), nước Mỹ có hơn 6.000 người tử vong và hơn 245.000 ca COVID-19 trên khắp 50 bang.

Các chuyên gia y tế Nhà Trắng dự báo ngay cả khi các lệnh giới nghiêm diện rộng được tuân thủ, vẫn có thể có 100.000 - 240.000 người Mỹ thiệt mạng vì dịch bệnh.

🛑Thay đổi quan điểm rõ ràng về khẩu trang

Hẳn con số kinh hoàng này là yếu tố tác động không nhỏ tới việc chính quyền liên bang Mỹ dự kiến đưa ra những khuyến cáo thay đổi về việc đeo khẩu trang phòng bệnh.

Theo Hãng tin Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo của Nhà Trắng ngày 2-4, tiến sĩ Deborah Birx - người điều phối công tác chống dịch COVID-19 của chính phủ liên bang - cho biết trong những ngày tới, Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật (CDC) Mỹ sẽ bổ sung khuyến nghị về khẩu trang trong các chỉ dẫn về biện pháp phòng bệnh.

Tuy nhiên, bà Deborah Birx vẫn không quên lưu ý rằng người dân Mỹ không nên "lầm tưởng về sự an toàn" khi cho rằng họ được bảo vệ hoàn toàn khỏi bệnh bằng cách dùng khẩu trang.

Tổng thống Trump cũng đã vận dụng Đạo luật sản xuất quốc phòng để yêu cầu Công ty 3M, nhà sản xuất khẩu trang lớn, phải giao nộp số khẩu trang trữ trong kho của họ cho chính phủ liên bang. Bình thường công ty này sản xuất khoảng 400 triệu khẩu trang một năm.

Những tuyên bố mới nhất về vấn đề khẩu trang của Nhà Trắng cho thấy sự thay đổi quan niệm rõ ràng của họ về vấn đề này.

Cho mãi tới gần đây, chính quyền ông Trump, CDC và các quan chức y tế cộng đồng vẫn cho rằng những người khỏe mạnh không cần đeo khẩu trang và biện pháp này không cần thiết hoặc phản tác dụng trong phòng dịch.

Ngoài chuyện khẩu trang, trong nhiều tuần qua, nhiều cơ sở y tế của Mỹ đã báo động tình trạng thiếu máy thở và đồ bảo hộ, nhưng nay một số loại thuốc thiết yếu cũng bắt đầu cạn dần như thuốc giãn phế quản, kháng sinh, kháng virus và giảm đau.

Tại bang New York, tâm dịch của nước Mỹ với hơn 2.468 ca tử vong, Thống đốc Andrew M.Cuomo ước tính số lượng máy thở sẽ hết vào cuối tuần tới.

Theo trang Politico, nhiều bệnh viện ở New York đã bắt đầu phải đưa ra những quyết định khó khăn khi phải chọn người bệnh có cơ hội sống cao hơn để dùng máy thở khi không đủ thiết bị này.

Ông Cuomo cũng cho biết bang sẽ cung cấp tài chính cho các công ty cần tiền để thay đổi dây chuyền công nghệ sản xuất máy thở và các thiết bị y tế khác.

🛑2 tuần, 2 kỷ lục thất nghiệp

Trong khi những ảnh hưởng tiêu cực của COVID-19 với nền kinh tế Mỹ tiếp tục lún sâu thì Bộ Lao động nước này ngày 2-4 công bố có thêm 6,6 triệu đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tuần.

Đây là con số kỷ lục cao nhất của mọi thời, tính từ khi Bộ Lao động Mỹ theo dõi các số liệu này từ năm 1967.

Kỷ lục này "dễ dàng" vượt qua kỷ lục vừa xác lập thứ năm tuần trước (26-3), khi Bộ Lao động Mỹ lần đầu công bố 3,3 triệu người lao động nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trước đó, kỷ lục cao nhất mọi thời còn chưa tới 700.000 người xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ vào năm 1982, theo trang The Hill.

"Không còn lời nào cho điều này: 10 triệu người lao động xin trợ cấp thất nghiệp chỉ trong 2 tuần", đó là tít bài u ám chạy trên trang Politico cho thấy một thực trạng thê thảm chưa từng có tiền lệ trong thị trường lao động Mỹ.

Và có rất ít lý do để tin rằng báo cáo về thị trường này trong tuần tới sẽ khởi sắc hơn khi đã có thêm nhiều bang lớn khác của Mỹ, trong đó có Georgia và Florida, đang triển khai áp dụng các chính sách phong tỏa, cách ly phòng dịch vốn đã bắt đầu ở khu vực bờ Tây đầu tháng 3.

Hậu quả của tình trạng thất nghiệp tăng vọt này sẽ không dừng lại ở việc rất nhiều người Mỹ mất đi nguồn thu nhập, theo phân tích của Viện Chính sách kinh tế mà trang Axios dẫn lại, nó còn khiến khoảng 3,5 triệu người Mỹ có nguy cơ cao sẽ mất bảo hiểm y tế trong những tuần gần đây vì mất việc. Đó là hơn 1/3 trong số những người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tới nay.

Mặc dù Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn gói kích thích kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD, nhưng theo Đài NBC, ít nhất về ngắn hạn, khoản cứu trợ này sẽ không thể nhanh chóng tới tay những người đang rất cần nó.

Đài NBC dẫn ước tính của Nhà Trắng cung cấp cho các nghị sĩ Dân chủ: những người nhận sớm nhất (khoảng 60 triệu người) cũng phải tới giữa tháng 4 sẽ nhận được tiền, còn lại nhiều người Mỹ sẽ phải chờ lâu hơn, có thể là vài tháng nữa.

🛑Quan trọng là giãn cách xã hội

Bà Deborah Birx cho rằng không phải vấn đề khẩu trang, giãn cách xã hội mới là biện pháp chính để làm chậm tốc độ lây lan. Bà Birx cũng kêu gọi người Mỹ nên tuân thủ những chỉ dẫn an toàn của chính phủ.

Hiện vẫn còn khoảng 12 bang nữa chưa phát lệnh yêu cầu người dân ở nhà.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài CNN ngày 2-4, bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia bệnh nhiễm hàng đầu của Mỹ, nói ông không hiểu vì sao tới giờ vẫn chưa phải là mọi bang trên nước Mỹ ban bố lệnh yêu cầu người dân ở nhà khi số ca bệnh tiếp tục tăng cao.

🛑45 : CON SỐ KINH HOÀNG!

Theo trang The Hill, thành phố New York đã bổ sung 45 nhà xác di động vì các nhà xác bệnh viện không còn đủ chỗ chứa. Hệ thống các nhà hỏa táng tại địa phương cũng được phép hoạt động 24/24 giờ.

Trong khi đó, báo NYT cho biết nhiều bệnh viện cũng đang thiếu các bao đựng tử thi, khi số người chết vì COVID-19 tăng nhiều.

Tuổi trẻ
Nước Mỹ bắt đầu 'hai tuần địa ngục' thật sự với 1.000 người chết chỉ trong 1 ngày

Lời cảnh báo 2 hay 3 tuần tới sẽ chẳng khác gì địa ngục' của Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu thành hiện thực ở nước Mỹ khi ngày 2-4, lần đầu tiên nước Mỹ ghi nhận 1.000 người chết vì COVID-19 chỉ trong một ngày.
🍋

4-4

CẢ THẾ GIỚI NÍN LẶNG: Thảm cảnh tại New York 24 giờ qua: cứ 2 phút rưỡi có 1 người tử vong vì COVID-19.

Trong vòng 24 giờ tính đến trưa 3-4 (giờ địa phương), bang New York (Mỹ) có 562 người chết vì COVID-19, trung bình cứ 2 phút rưỡi có 1 người chết.

Tin xấu liên tục xảy đến với thành phố New York khi số ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ tiếp tục lập kỷ lục với 562 người, nâng tổng số người chết ở siêu đô thị này lên gần 3.000 người, gấp đôi con số của 3 ngày trước.

Thị trưởng New York Bill de Blasio cho biết thành phố này đang "trong cuộc đua khốc liệt với thời gian", họ đang rất cần bổ sung trang thiết bị y tế, giường bệnh. Ông cũng nhắc lại đề nghị với chính phủ liên bang về việc huy động quân đội hỗ trợ.

Ảnh: REUTERS
AFP
NY TIMES
Tuổi trẻ

< GÓC TẤM GƯƠNG CHỐNG DỊCH >

Mới đây tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính phủ nước này đang kêu gọi người dân đeo khẩu trang để phòng ngừa Covid-19 nhưng khi được hỏi về bản thân mình thì ngài tổng thống vẫn cứ là éo đeo :))))

Cụ thể là khi phát biểu tại Nhà Trắng về việc đeo khẩu trang, Ông Trump nói :"Đeo khẩu trang là việc tự nguyện. Mọi người có thể làm hoặc không. Tôi chọn không làm" :)))))

Vâng, ông sống rất thật với bản thân. Ứ thích là tôi ứ đeo :))) 1 tấm gương sáng về sự thật thà. Rất nhiều người Mỹ đã noi gương ông vậy nên Mỹ đã leo lên Top 1 của Đường Lên Đỉnh Corona với 277.000 người nhiễm, gấp đôi số người nhiễm Top 2 là Ý với 119.827 người.

Ở Việt Nam cũng có 1 tấm gương thách thức chính quyền không đeo khẩu trang và đã lên phường đóng góp ngân sách 200k. Của ít lòng nhiều, mong thanh niên ấy và mọi người sẽ ý thức rõ hơn về việc đeo khẩu trang để chung tay đẩy lùi Covid-19.
🍋

NÓNG: Theo The New York Times (NYT) ngày 5/4, tiết lộ 430.000 người từ Trung Quốc nhập cảnh Mỹ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc.

Cũng vì thế, chẳng ai biết được virus SARS-CoV-2 đã "nhập cảnh" Mỹ vào lúc nào. Và Mỹ hoàn toàn mất dấu, hay gần như không phát hiện các ca F0.

Hôm nay, Mỹ vẫn tiếp tục đứng đầu thế giới trong dịch COVID-19 với 312,206 ca nhiễm và 8,468 ca tử vong.
------------------------------
🛑Kể từ ngày 31.12.2019, hơn 1.300 chuyến bay thẳng nối liền Trung Quốc đại lục với 17 thành phố của Mỹ đã đưa ít nhất 430.000 hành khách đến Mỹ trước khi Tổng thống Donald Trump ban bố lệnh giới hạn đi lại vì Covid-19, theo báo The New York Times (NYT) ngày 5.4.

Tình trạng càng tồi tệ hơn khi công tác kiểm tra sức khỏe tại các phi trường Mỹ không được nghiêm túc thực hiện, và phía Mỹ cũng không tiếp tục theo dõi tình trạng của những hành khách này sau đó.

Trong nửa đầu tháng 1, khi giới chức Bắc Kinh tìm cách khống chế thông tin về tình hình thực tế của dịch Covid-19 ở Trung Quốc đại lục, không có hành khách nào đến từ Trung Quốc được kiểm tra sức khỏe tại các phi trường Mỹ.

🛑Công tác kiểm tra sức khỏe hành khách chỉ bắt đầu vào giữa tháng 1, nhưng chỉ dành cho những người từng đến tâm dịch Covid-19 là Vũ Hán và chỉ được thực hiện tại các sân bay ở Los Angeles, San Francisco và New York.

Vào thời điểm đó, khoảng 4.000 người đã từ Vũ Hán đến thẳng Mỹ, theo NYT dẫn thông tin từ công ty dữ liệu về hàng không VariFlight, trụ sở tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, gần 40.000 người nhập cảnh Mỹ từ Trung Quốc trong vòng 2 tháng sau khi Tổng thống Trump vào ngày 31.1 quyết định cấm các chuyến bay đến từ vùng dịch.

Dựa trên ước tính của giới chức y tế rằng đến 25% số người mắc Covid-19 có lẽ chẳng bao giờ thể hiện triệu chứng, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nghi ngờ virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19 nhiều khả năng đã lây lan trên diện rộng suốt nhiều tuần trước khi ca đầu tiên trên lãnh thổ Mỹ được xác nhận tại bang Washington vào ngày 20.1.

Vì vậy, trên thực tế, chẳng ai biết được virus SARS-CoV-2 đã "nhập cảnh" Mỹ vào lúc nào?

Hoàn toàn mất dấu F0 tại Mỹ.

🛑Ảnh:

1) Du khách từ Thượng Hải nhập cảnh sân bay quốc tế Los Angeles, Mỹ cuối tháng 1.2020
AFP/Getty

2) Tổng thống Donald Trump chờ đến 31.1 mới cấm các chuyến bay đến từ Trung Quốc
AFP/Getty

3) Thị trưởng New Orleans, LaToya Cantrell họp báo hôm 3.4 cho biết các nhà xác ở thành phố này đã không còn chỗ chứa.

Thanh Niên
🍋 18-5
TIN MỪNG NHẤT HÔM NAY: Người tiêm vaccine thử nghiệm tại Mỹ hình thành kháng thể chống virus. Được xem là bước đầu thành công khi thử nghiệm vaccine trên người.

Bên cạnh đó, rất nhiều bất bình khi Chủ tịch Trung Quốc khẳng định nước này minh bạch, có trách nhiệm trong ứng phó Covid-19, tuy nhiên chỉ kêu gọi mở cuộc điều tra sau khi bệnh dịch được kiểm soát.

Phát biểu của ông Tập được đưa ra sau khi hơn 100 quốc gia ủng hộ nghị quyết kêu gọi mở cuộc điều tra nguồn gốc và quá trình lây lan nCoV do Liên minh châu Âu và Australia đề xuất.

----------------------------
🛑Tám người tham gia thử nghiệm phát triển kháng thể giúp vô hiệu hóa virus corona mới ở mức độ tương đương hoặc hơn mức độ ở những người bình phục tự nhiên sau khi nhiễm virus.

Những người được tiêm thử nghiệm vaccine do công ty Moderna phát triển cho thấy kết quả bước đầu tích cực, và nếu các nghiên cứu tiếp theo diễn ra suôn sẻ, vaccine này có thể đến với công chúng sớm nhất là vào tháng 1/2021.

"Đây hoàn toàn là tin tốt và là tin tức mà chúng tôi nghĩ nhiều người có thể đã chờ đợi lâu nay", bác sĩ Tal Zaks, người đứng đầu đội ngũ y khoa tại công ty công nghệ sinh học Mỹ, nói với CNN.

Kết quả trên đến từ giai đoạn 1 thử nghiệm vaccine trên người, vốn thường diễn ra với một số lượng nhỏ đối tượng nghiên cứu và tập trung vào việc liệu vaccine có an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch hay không. Nghiên cứu này, hợp tác với Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), chưa được bình duyệt hay công bố trên chuyên san y khoa.

Moderna, trụ sở tại bang Massachusetts, là một trong 8 đơn vị phát triển vaccine trên thế giới đang tiến hành thử nghiệm trên người vaccine phòng virus corona mới, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Hai đơn vị khác cũng ở Mỹ, trong khi một ở Anh và 4 ở Trung Quốc.

Moderna đã tiêm vaccine thử nghiệm cho hàng chục tình nguyện viên và đo lường kháng thể ở 8 người trong số họ. Toàn bộ 8 người đều hình thành kháng thể giúp vô hiệu hóa virus ở mức độ tương đương hoặc hơn mức độ ở những người bình phục tự nhiên sau khi nhiễm virus, theo công ty.

Một chuyên gia vaccine không tham gia dự án của Moderna nói kết quả "rất tuyệt vời".

"Nó cho thấy không chỉ kháng thể bám vào virus mà còn ngăn chặn virus xâm nhập các tế bào", bác sĩ Paul Offit, thành viên hội đồng NIH thiết lập quy định cho nghiên cứu vaccine tại Mỹ, nói.

🛑 Vaccine cho kết quả hứa hẹn trong phòng thí nghiệm. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép công ty bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 2, tức sẽ có hàng trăm người tham gia.

Giai đoạn 3 của quá trình thử nghiệm, thường có sự tham gia của hàng chục nghìn người, dự kiến bắt đầu vào tháng 7.
----------------------------

🛑 Ông Tập: Trung Quốc minh bạch về Covid-19

Chủ tịch Trung Quốc khẳng định nước này minh bạch, có trách nhiệm trong ứng phó Covid-19, kêu gọi mở cuộc điều tra sau khi bệnh dịch được kiểm soát.

"Đại dịch này là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu nghiêm trọng nhất từ khi kết thúc Thế chiến II. Chúng tôi đã hành động cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm. Chúng tôi đã đẩy lùi được nCoV", Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong phiên họp từ xa của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) hôm nay.

Phát biểu được đưa ra sau khi hàng loạt quốc gia ủng hộ nghị quyết kêu gọi mở cuộc điều tra nguồn gốc và quá trình lây lan nCoV do Liên minh châu Âu và Australia đề xuất.

Trung Quốc từng nhiều lần phản đối những đề xuất tương tự của Mỹ và Australia, nhưng ông Tập cho biết Bắc Kinh sẵn sàng tham gia một cuộc điều tra độc lập nhằm đánh giá hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau khi Covid-19 đã được kiểm soát.

"Chúng tôi ủng hộ đánh giá tổng thể về phản ứng toàn cầu sau khi đại dịch đã được kiểm soát, nhằm tích lũy kinh nghiệm và khắc phục những điểm yếu. Công việc này đòi hỏi chuyên môn, tinh thần khoa học và cần được dẫn đầu bởi WHO. Các bên cần tôn trọng nguyên tắc khách quan và công bằng", Chủ tịch Tập nói.

Lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết đóng góp 2 tỷ USD cho nỗ lực ứng phó Covid-19 trong hai năm tới, thêm rằng Bắc Kinh sẽ biến vaccine tự sản xuất thành hàng hóa công cộng để hỗ trợ kiểm soát dịch bệnh trên khắp thế giới.

Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng WHO đã có đóng góp lớn trong hướng dẫn và thúc đẩy phản ứng toàn cầu nhằm đối phó Covid-19 dưới sự lãnh đạo của tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus.

"Vào thời điểm quan trọng này, ủng hộ WHO là ủng hộ hợp tác quốc tế cũng như cuộc chiến bảo vệ mạng sống người dân. Trung Quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ tài chính và chính trị cho WHO, cũng như điều chuyển nguồn lực khắp thế giới để đánh bại virus", ông Tập nói thêm.

Cuộc họp của WHA kéo dài hai ngày với sự góp mặt của lãnh đạo và quan chức y tế các nước thành viên WHO. Nội dung họp xoay quanh tình hình Covid-19 trên thế giới, cũng như căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc do cáo buộc Bắc Kinh giấu dịch trong giai đoạn đầu.

Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ khi bùng phát ở Vũ Hán hồi cuối năm 2019, khiến hơn 4,8 triệu người nhiễm và gần 317.000 người tử vong.
----------------------------

🛑Trump gọi WHO là 'con rối của Trung Quốc'

Tổng thống Mỹ công kích và gọi WHO là "con rối" của Trung Quốc, cho biết ông đang xem xét cắt giảm hoặc hủy bỏ tài trợ của Mỹ.
"Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là con rối của Trung Quốc, họ lấy Trung Quốc làm trung tâm để làm cho nước này tốt đẹp hơn. Họ đã cho chúng tôi rất nhiều lời khuyên tồi tệ", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tại Nhà Trắng hôm 18/5.

Theo Trump, Mỹ cấp ngân sách cho WHO khoảng 450 triệu USD mỗi năm, là nước đóng góp nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Chính phủ của ông đang lên kế hoạch cắt giảm tài trợ bởi "không được đối xử đúng mức".

Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh Trung Quốc chỉ tài trợ khoảng 40 triệu USD mỗi năm. "Có ý kiến cho rằng nên giảm từ 450 triệu USD xuống còn 40 triệu USD, nhưng một số người nghĩ con số đó vẫn quá nhiều", Trump nói thêm.

Bình luận được đưa ra khi WHO tổ chức hội nghị trực tuyến thường niên đầu tiên từ khi đại dịch Covid-19 khởi phát ởTrung Quốc và lan ra toàn cầu, gây gián đoạn kinh tế và khiến gần 320.000 người chết, trong đó gần một phần ba ở Mỹ.

Những năm gần đây, WHO nhận được tiền từ Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ. Hầu hết số tiền được sử dụng để thực hiện các chiến dịch loại bỏ bệnh bại liệt và hỗ trợ y tế, dinh dưỡng cho châu Phi.

Tuy nhiên, Trump hôm 14/4 tuyên bố dừng cấp ngân sách cho WHO với lý do tổ chức này thông đồng với Trung Quốc, che giấu tính nghiêm trọng của Covid-19 ở Trung Quốc, khiến nhiều quốc gia lãng phí thời gian quý báu để chuẩn bị ứng phó và trì hoãn quyết định hạn chế đi lại.

Cả WHO và Trung Quốc đều bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định đã minh bạch thông tin ngay từ đầu và kịp thời thông báo cho các nước.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 18/5 cũng cáo buộc WHO không mời Đài Loan dự cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, vì sức ép từ Trung Quốc. Đài Loan cũng thể hiện sự bất mãn vì cho rằng WHO "chịu áp lực từ Trung Quốc".
----------------------------

🛑 Trump tiết lộ đang dùng thuốc sốt rét để ngừa nCoV

Trump bất ngờ tiết lộ ông đang dùng hydroxychloroquine, một loại thuốc chống sốt rét mà các chuyên gia chính phủ của ông nói không phù hợp để chống nCoV.

"Tôi đang dùng hydroxychloroquine ngay bây giờ. Đúng vậy đấy, tôi bắt đầu dùng vài tuần trước", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong cuộc họp với các giám đốc điều hành ngành công nghiệp nhà hàng tại Nhà Trắng hôm 18/5. "Bạn sẽ ngạc nhiên về số người đang sử dụng nó, đặc biệt là những nhân viên y tế tuyến đầu. Tôi tình cờ dùng thuốc".

Trump, lưu ý ông đã xét nhiệm âm tính với nCoV và không có triệu chứng, nói rằng ông dùng thuốc như một biện pháp phòng ngừa. "Tôi uống một viên thuốc mỗi ngày", Trump nói, thêm rằng kết hợp thuốc với viên kẽm. Khi được hỏi tại sao, Tổng thống Mỹ nói: "Vì tôi nghĩ nó tốt. Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện".

Theo Tổng thống Mỹ, việc sử dụng thuốc của ông đã được bác sĩ Nhà Trắng chấp thuận. "Tôi hỏi ông ấy 'anh nghĩ sao?' Ông ấy nói, 'nếu ngài muốn'. Tôi trả lời 'đúng, tôi muốn dùng nó'", Trump cho hay.

Tổng thống Mỹ nói ông đã nhận được nhiều "cuộc gọi tích cực" từ những người ông không xác định được, nói với ông về thuốc trị sốt rét, trong đó có bức thư từ một bác sĩ ở New York. Bác sĩ này đã đưa thuốc cho hàng trăm bệnh nhân và "chưa mất một người nào".

Ngược lại, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của chính phủ Mỹ (FDA) cảnh báo không nên sử dụng hydroxychloroquine để phòng ngừa hoặc điều trị Covid-19, lưu ý tác dụng phụ được báo cáo bao gồm "các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim ở bệnh nhân Covid-19". FDA khuyến cáo chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp khẩn cấp được cho phép theo các quy tắc nhất thời.

Đầu tháng này, một tờ báo y tế ở New York đề xuất kết hợp hydroxychloroquine với kẽm sulfate bổ sung trong chế độ ăn uống, có đặc tính chống virus, có thể tạo ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn Covid-19. Tuy nhiên Matthew Heinz, một bác sĩ ở bang Arizona từng phục vụ dưới thời chính quyền Barack Obama, cho biết các loại thuốc như hydroxychloroquine không "lành tính" và việc sử dụng có thể "liều lĩnh".

Trump cho rằng không có gì để mất khi thử các phương pháp điều trị có thể. "Nó dường như có tác động, có thể có, có thể không, nhưng nếu không, bạn cũng sẽ không bị bệnh hoặc chết", Trump nói. "Tôi uống một viên thuốc mỗi ngày. Đến một lúc nào đó tôi sẽ dừng lại."

Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh một lần nữa rằng ông "không có triệu chứng" nhiễm nCoV. "Cứ vài ngày họ lại muốn xét nghiệm tôi vì những lý do hiển nhiên. Tôi muốn nói rằng tôi là Tổng thống nên họ muốn xét nghiệm tôi. Tôi không muốn xét nghiệm nhưng họ muốn. Tôi luôn luôn cho kết quả âm tính", Trump cho hay.

Covi-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 4,9 triệu người nhiễm và gần 320 người tử vong. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 1,5 triệu ca nhiễm và gần 92.000 người chết. Thư ký báo chí của Phó tổng thống Mike Pence và một nhân viên cần vụ trong Nhà Trắng đã nhiễm nCoV.

Tổng hợp
🍋NÓNG: "Đại dịch do virus corona là một lời cảnh tỉnh đau đớn rằng chúng ta quá phụ thuộc vào các quốc gia như Trung Quốc về các nguồn cung thiết bị y tế quan trọng", Thượng nghị sĩ Lindsey Graham lập luận. Nếu không có gì trở ngại, dự luật "thoát Trung" do ông Graham soạn thảo sẽ được công bố trong tuần này.

Hai đảng của Mỹ đồng lòng giúp các doanh nghiệp 'thoát Trung'

Các công ty Mỹ rút khỏi Trung Quốc hoặc không hợp tác với các nhà cung cấp chính đặt tại Trung Quốc có thể sẽ được giảm thuế hoặc tận hưởng các chính sách ưu đãi, thậm chí nhận trợ cấp nhà nước nếu quay về nước.
-------------------------------
🛑Các cuộc phỏng vấn của Hãng tin Reuters với hàng chục nghị sĩ, quan chức trong chính phủ Mỹ cùng lãnh đạo các ngành công nghiệp cho thấy vấn đề đang được thảo luận hết sức sôi nổi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã cam kết "đưa việc làm trở về nước Mỹ" nhưng kết quả rất hạn chế.

Sự lây lan của virus corona cùng những lo lắng về sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng vật tư y tế và thực phẩm Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ các ý tưởng "thoát Trung" trong chính quyền Mỹ, Reuters thông tin thêm.

Hồi tuần trước ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm hỗ trợ các nhà sản xuất chuyển hoạt động về Mỹ. Mục tiêu, như tổng thống Trump nhấn mạnh, là "sản xuất mọi thứ Mỹ cần cho chính mình và sau đó xuất khẩu ra thế giới, kể cả thuốc men".

Một tín hiệu tích cực là cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều cho thấy sự đồng lòng trong vấn đề này. Các nghị sĩ thuộc hai phe đang thiết kế các dự luật nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất, vốn chiếm khoảng 18% tổng lượng nhập khẩu trong năm 2019.

"Đại dịch do virus corona là một lời cảnh tỉnh đau đớn rằng chúng ta quá phụ thuộc vào các quốc gia như Trung Quốc về các nguồn cung thiết bị y tế quan trọng", Thượng nghị sĩ Lindsey Graham lập luận. Nếu không có gì trở ngại, dự luật "thoát Trung" do ông Graham soạn thảo sẽ được công bố trong tuần này.

Các thượng nghị sĩ khác như Josh Hawley hay Marco Rubio thì đề xuất dự luật cho phép "trợ cấp hào phóng" cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa tại Mỹ, cấm bán các mặt hàng nhạy cảm cho Trung Quốc, thậm chí tăng thuế thu nhập doanh nghiệp với các công ty tiếp tục hoạt động ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, đề xuất thực dụng nhận được nhiều ý kiến nhất là việc thành lập một quỹ 25 tỉ USD hỗ trợ cho các công ty sản xuất hàng hóa thiết yếu rút khỏi Trung Quốc và trở về Mỹ.

Không có nghị sĩ nào lên tiếng ủng hộ công khai ý tưởng này nhưng nguồn tin của Reuters trong quốc hội Mỹ cho biết các nhà lập pháp đã thảo luận sôi nổi đề xuất trên.

🛑Trong khi đó, các quan chức trong chính quyền Trump đã cho thấy sự phân cực. Một số người cho rằng tại sao chính phủ lại phải bỏ tiền cho những công ty đã bỏ Mỹ ra đi trước đây.

Cố vấn kinh tế của tổng thống Trump, ông Larry Kudlow, cho rằng chỉ cần ưu đãi thuế là đủ và công khai lên tiếng ủng hộ quan điểm này. Những quan chức khác như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin thì cho rằng Mỹ cần xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp thuốc và vật tư y tế đáng tin cậy.

Theo Reuters, hiện Bộ Ngoại giao Mỹ đang tích cực phối hợp với các cơ quan trong nước và chính phủ một số quốc gia để đa dạng chuỗi cung ứng của Mỹ, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. "Điều này bao gồm đưa các công ty trở lại Mỹ và mở rộng các đối tác cung ứng quốc tế", một phát ngôn viên của bộ này chốt vấn đề.

Theo Reuters
Tuổi trẻ
🍋ĐẰNG SAU NHỮNG CÁI TÊN LÀ BAO KIẾP NGƯỜI... ĐẰNG SAU MỖI CON SỐ LÀ VÔ VÀN CÂU CHUYỆN.

Chúng ta còn ngồi đây, còn an toàn, hãy có sự trân trọng dành cho kiếp người này...

🛑New York Times đã dành trọn trang nhất và 3 trang trong số báo ra ngày 24-5 cho 1.000 bệnh nhân đã qua đời vì COVID-19 ở Mỹ. "100 năm nữa, khi nhìn lại, thế hệ sau sẽ hiểu những gì chúng ta đang trải qua", một biên tập viên chia sẻ trên trang báo.

Tờ báo có sức ảnh hưởng lớn ở Mỹ nhấn mạnh trong dòng tựa "Số người tử vong ở Mỹ đã gần 100.000 người, một mất mát không thể kể xiết".

Bên dưới, danh sách dài như vô tận tên của những nạn nhân đã qua đời vì COVID-19 xuất hiện, đi cùng với đó là câu chuyện cuộc đời từng người. Vỏn vẹn vài ba từ cũng đủ chất nặng nỗi buồn lên tâm trí người đọc. Họ đã sống rất đẹp, rất ý nghĩa, trong niềm trân trọng, yêu thương của gia đình, của cộng đồng, của thế giới, của xã hội và tờ New York Times.

"1.000 người ở đây chỉ đại diện cho 1%. Họ không chỉ là những cái tên trong một danh sách. Họ là chúng ta", NYT nhấn mạnh trong đoạn giới thiệu ngắn ở đầu bài. Cách tờ báo này đưa chi tiết về những người đã mất khiến nhiều người suy nghĩ.

🛑Có những người nổi tiếng đã xuất hiện trong cáo phó đặc biệt của NYT. Chẳng hạn như "Joe Diffie, 62 tuổi, Nashville, ngôi sao ca nhạc giành giải Grammy" hay "Lila A. Fenwick, 87 tuổi, thành phố New York, phụ nữ da đen đầu tiên tốt nghiệp Trường luật Harvard".

Nhưng đó không phải là đặc quyền dành cho một nhóm nhỏ. Hàng trăm người bình thường khác cũng được giới thiệu theo cách trịnh trọng như thế trên NYT. Đó là "Myles Coker, 69 tuổi, thành phố New York, người được giải thoát khỏi cuộc đời trong tù", là "Ruth Skapinok, 85 tuổi, Roseville, người để đồ ăn trên tay cho đám chim sau vườn ăn" hay "Jordan Driver Haynes, 27 tuổi, Cedar Rapids, chàng trai trẻ tốt bụng với nụ cười làm người khác say mê".

Theo trang www.worldometers.info, số ca tử vong vì COVID-19 tại Mỹ hiện đã ở con số 98.750 người trong tổng số 1.670.663 trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, Đài CNN dẫn lời các chuyên gia lo ngại con số thực tế có thể còn cao hơn do rất có thể nhiều bệnh nhân COVID-19 đã tử vong tại nhà và không được ghi nhận.

🛑Hôm nay, ở khắp nơi trên thế giới, người ta chia sẻ câu trang bìa của New York Times để nhắc nhở nhau rằng, rồi một ngày chúng ta sẽ quên đi con số cập nhật mỗi ngày nhưng sẽ không bao giờ quên được sự ra đi của một người nào đó xung quanh mình.

Khi nhớ lại rằng họ - những người qua đời vì COVID, đã viết cuốn sách mà ta từng say mê đọc, sáng tác bài hát bạn vẫn ngâm nga, dạy bạn cách trở thành người tử tế hay lan tỏa những điều tốt đẹp trong cộng đồng, chúng ta sẽ biết cuộc đời mình đã thay đổi mãi mãi về sau...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top