những quan niệm thay đổi
CHUYỆN KHẨU TRANG - SỐNG ĐỂ KỂ LẠI (*)
=====
Viện Robert Koch đã thay đổi quan niện về khẩu trang, có nghĩa là đồng tình. Như vậy luật về đeo khẩu trang sẽ sớm được thông qua. "Wenn Menschen - auch ohne Symptome - vorsorglich eine Maske tragen, könnte das das Risiko einer Übertragung von Viren auf andere mindern - RKI"
Hiện Mỹ cũng kêu gọi người dân nên đeo khẩu trang.
Photo: trong nhà cũng nên đeo khẩu trang. ;)
Văn hóa, kỳ thị hay là sự bảo thủ khốn cùng? Cộng đồng mạng mùa Corona hẳn chưa quên chuyện thiếu nữ người Hàn Quốc bị đấm đến trật khớp hàm ở Manhattan - Mỹ, chỉ vì là người châu Á "mà dám không đeo khẩu trang", hay ngược lại, một nữ sinh gốc Việt khác ở California bị kỳ thị và sỉ nhục chỉ vì dám đeo khẩu trang. Cho đến nay, đeo hay không đeo khẩu trang vẫn còn chưa ngã ngũ. Nếu ở Vn, Hàn Quốc, Hongkong.. các nước châu Á nói chung, và mới đây là Áo, coi khẩu trang là bắt buộc ở chốn công cộng thì tại Đức, vẫn là một vấn đề hết sức tế nhị và khá dè dặt.
Đeo khẩu trang là văn hóa, là đặc sản từ châu Á. Ở Vn chẳng hạn, do ô nhiễm cực khủng, nên hầu như không ai ra đường mà không có khẩu trang. Khẩu trang là miếng vải để che bụi, cái lá chắn cuối cùng bảo vệ chính mình. Nên không ngạc nhiên khi vào mùa corona, đất nước này đã mau chóng coi khẩu trang là vũ khí tối thượng để chống lại con virut bên cạnh phương án truy lùng và cách ly cực kỳ quyết liệt. Bất chấp sự nghi ngờ về những con số, châu Âu phải thừa nhận: Vn chống dịch thành công trong hoàn cảnh rất eo hẹp về kinh tế và khiêm tốn về y tế. Trong đó, không thể không nhắc đến công lao của miếng khẩu trang, mà ngay từ đầu, y giới phương tây ra rả tuyên truyền: Không có tác dụng tiệu diệt corona.
Đó là những khẩu trang tự chế, nói thẳng ra là tự may, màu sắc sặc sỡ, hoặc sang hơn, là những khẩu trang nhập khẩu từ nước bạn láng giềng, loại phẫu thuật, dùng một lần rồi bỏ. Khẩu trang than hoạt tính, N95... ít thấy hơn. Thật khó mà hình dung một Hà nội không khẩu trang, không áo chống nắng, nhìn ai nấy đều trùi trũi unisex như Ninja. Hà nội là một minh chứng cho khẩu trang thời Corona: có còn hơn không.
Người châu Á khóc thét nhìn phương tây mồm trần mắt trụi đi lại nghênh ngang ngoài đường. Không khí trong lành, ít ô nhiễm, khiến dân tây không thèm đến khẩu trang, thứ rọ mõm bịt miệng của người Á quanh năm ép mồm khâu miệng. Trong khi Vũ hán hàn kín nhà dân và sập cửa biên giới, giam cả chục triệu người trong nhà chỉ sau một đêm, thì phương Tây vẫn nhởn nhơ. Hết Pháp đến Đức gom nào khẩu trang nào quần áo bảo hộ, hết chuyến bay này đến chuyến bay khác, vừa đón đám công dân mải chơi, vừa để tặng cả triệu món quà vô giá cho Bắc Kinh như một quan sát viên hào phóng, mà không biết, cái chết xám đang đến gần như một cơn lốc. Đến khi phương tây kịp hiểu chuyện thì đã muộn. Khẩu trang, nước sát trùng trở thanh gia bảo, là thứ bị mất cắp nhiều nhất ở bệnh viện, thành món hàng phải có cảnh sát hộ tống và thậm chí mất cắp ngay ở cảng hàng không và đường biên giới trước khi kịp đến Đức. Vũ Hán chưa hoàn hồn nạn dịch khủng khiếp, Bắc Kinh đã dùng ngay khẩu trang như một món quà lại quả với những quốc gia ăn ở "biết điều", lờ tịt đi hàng trăm ngàn bộ bảo hộ y tế và hàng chục triệu khẩu trang từ tấm lòng nước Đức và các quốc gia khác. Nếu Ý, Tây Ban Nha và Hà lan phải ngậm ngùi trả lại quả đắng là những lô hàng lởm cực mất dạy của ông bạn vàng quý hóa, thì đáp lại, Đức đã từ chối sự "giúp đỡ" kẻ cả đến từ quê hương của con virut Vũ Hán. Khẩu trang có thể là quà tặng, nhưng không thể là sự ban ơn, từ một quốc gia vô ơn. Đức đã sút một quả tung lưới, trong sự ngạo nghễ đầy tự trọng.
Cũng như giám đốc WHO cho đến nay không khuyến khích những người chưa bị nhiễm corona đeo khẩu trang thì Đức, lúng túng trước tình trạng thiếu hụt khẩu trang nghiêm trọng, tỏ ra khá trung thành với tiêu chí: Khấu trang chỉ dùng cho người bệnh và y giới. Nhưng thấy vậy mà không phải vậy. Cách đây mới độ chục ngày thôi, trên đường phố còn thấy rất ít người đeo khẩu trang, thì bây giờ, điều ấy đã thay đổi. Không ai còn chằm chằm đầy ngờ vực nhìn một nhân vật đeo rọ mõm xuất hiện trên đường nữa. Có lẽ bây giờ là cái nhìn thán phục: À, không biết nó mua được khẩu trang ở đâu mà xịn thế nhỉ. Hay ít ra, cũng là để khen thầm một sự dũng cảm. Kỳ thị người đeo khẩu trang y như họ là một con virut di động đã trở nên lỗi thời. Đã đến lúc, khẩu trang như một tuyên ngôn của bản lĩnh thời corona: Nhà có điều kiện, tiện thì dùng, đi lung tung không lo lây nhiễm!
Như để giáng thêm một đòn cuối cùng vào sự bảo thủ lỳ lợm, thủ tướng Áo hôm nay đã ra lệnh buộc người dân Áo phải đeo khẩu trang khi đi siêu thị hoặc những chỗ đông người. Và để đáp lời, Jena (Thüringen, Đức), cũng bắt đầu ra luật khẩu trang. Tất cả mọi thứ che miệng đều được coi là khẩu trang, thậm chí là khăn quàng cổ, hay cổ áo khoác kéo lên. Sự "dễ tính" của khẩu trang, hay sự xuống cấp của các quy tắc? Không, đó là một thay đổi vĩ đại của nhận thức! Cuộc cách mạng khẩu trang!
Trong khi chính phủ vẫn coi khẩu trang là chuyện riêng của mỗi cá nhân, ông nhà nước cũng chịu móc hầu bao xuất trong kho dự trữ ra 20 triệu chiếc nhỏ giọt cho những đơn vị đang thoi thóp cần. Nghe đâu, hãng xe BMW danh tiếng và Mercedez của Đức bắt đầu sản xuất... khẩu trang, cũng như các tập đoàn Charnel, Dior...Pháp xa xỉ và kiêu hãnh chuyển hướng sang làm nước rửa tay vậy. Như vậy, có thể dự đoán, không xa nữa, đeo khẩu trang có thể là điều bắt buộc ở Đức, xóa bỏ vĩnh viễn một thời kỳ tự do thả rông mồm miệng. Con virut bé nhỏ đã làm được những điều tưởng chừng không bao giờ có thể xảy ra, ở Đức.
Bà con Vn ta, một thời oanh liệt với máy khâu 7 tác dụng bắt số đo may quần bò phục vụ cả 5 bang Đông Đức, giờ lại lôi đồ nghề ra quất khẩu trang. Nhà nhà may, người người may, ríu rít như hội, làm ấm cả một tháng Ba đầy bão táp. May để tặng dân Đức, thậm chí cả bệnh viện cảnh sát... Nghe đâu phong trào này bắt nguồn từ bên Tiệp thì phải. Dân ta giỏi thật. Buông tay này đếm tiền là tay khác hối hả làm từ thiện, đồng cam cộng khổ. Dân Đức từng có quan niệm, cứ người Vn là biết may. Nay họ sẽ có dịp ôn lại, mỗi khi nhớ về hôm nay, từng chiếc khẩu trang xanh đỏ tìm vàng và cả kẻ caro, của những đôi tay hôm qua vừa xào mỳ, giũa móng, bó hoa...
Yêu lắm, khẩu trang. Chiếc "rọ mõm" bé nhỏ xinh xinh mà đằng sau đó là cả một câu chuyện, lịch sử và những thăng trầm. Chúng ta sẽ "sống để kể lại" câu chuyện này, cho con cháu mai này.
Ngày xửa ngày xưa, vào năm 2020 sau công nguyên, loài người đột nhiên bị một con Virut có tên là vũ hãn tấn công. 2% dân số bị tiêu diệt. Đó là những người quá già yếu sống một cuộc đời đủ lâu, nhiều kẻ ác độc, một số người tốt chết đi để cảnh tỉnh loài người, và những kẻ ra đường không có khẩu trang...
(*) Sống để kể lại- Tên một tác phẩm của nhà văn Gabriel Garcia Marquez.
------
Ka
#KiềuthịAnGiang
Viết tặng các bạn tôi, những người đang chung tay may khẩu trang tặng cho nước Đức.
Link lời kêu gọi và cảm ơn của bệnh viện Dresden tới cộng đồng Vn may tặng khẩu trang
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2517672521895404&id=1639031843092814
🍋biết ơn và trân trọng Mẹ thiên nhiên
Sau khi một bệnh nhân 93 tuổi ở Ý hồi phục trong bệnh viện, ông được thông báo phải trả tiền máy thở cho mỗi ngày ông đã sử dụng. Nghe xong, ông khóc.
Bác sĩ khuyên ông đừng khóc vì hóa đơn viện phí. Nhưng những gì ông lão nói khiến tất cả các bác sĩ đều khóc: "Tôi không khóc vì số tiền phải trả. Tôi có thể chi trả tất cả. Mà tôi khóc vì tôi đã hít thở không khí của Chúa trong 93 năm, nhưng tôi không bao giờ trả tiền. Trong khi phải mất 5000f để sử dụng máy thở trong bệnh viện mỗi ngày. Bạn có biết tôi nợ Chúa bao nhiêu không? Tôi đã không cảm ơn Chúa vì điều đó trước đây."
Sự thật của tin tức không thể được xác minh, nhưng những lời của ông đáng để chúng ta suy ngẫm. Khi chúng ta hít thở không khí một cách tự do mà không bị đau đớn hay bệnh tật, không ai coi trọng không khí. Chỉ khi chúng ta vào bệnh viện, chúng ta mới có thể biết rằng, ngay cả việc thở oxy bằng máy thở cũng phải trả tiền!
Từ FB bạn tôi, hoa khôi phố Huế Kiều Hạnh
🍋
Chúng ta hiểu ra điều gì sau mấy ngày qua?
(troll là chính, nhưng cũng không phải hoàn toàn vô lý)
1. Mỹ không còn là siêu cường.
2. Trung Quốc thắng Thế chiến 3, chẳng cần bắn phát súng nào, và cũng chả ai ngăn cản được.
3. Người châu Âu không thượng đẳng như ta tưởng.
4. Chúng ta có thể chịu đựng một kỳ nghỉ mà chả cần đi du lịch.
5. Hoá ra người giàu còn dễ bị tổn thương hơn người nghèo.
6. Loài người trở nên ích kỷ và đểu giả, không phụ thuộc vào thu nhập, địa vị xã hội, đặc biệt khi giá cả tăng.
7. Các cha cố, giáo sĩ không thể cứu được bệnh nhân.
8. Loài người mới chính là virus thực sự trên Trái đất.
9. Chúng ta có thể chi hàng triệu cho người dân, chả cần thủ tục hành chính nào.
10. Các nhân viên y tế đáng giá cao hơn cầu thủ bóng đá.
11. Trong xã hội không có tiêu dùng thì dầu lửa cũng chả có ích.
12. Chúng ta hiểu, động vật có cảm giác gì trong vườn thú.
13. Hành tinh có thể phục hồi nhanh nếu không có sự tham gia của loài người.
14. Đa số người lao động có thể làm việc từ nhà.
15. Chúng ta và trẻ em có thể sống không cần fastfood.
16. Những tù nhân phạm tội nhẹ có thể được phóng thích.
17. Rửa tay và giữ vệ sinh hoá ra không phức tạp lắm.
18. Không chỉ có phụ nữ là phải biết nấu ăn.
19. Thế giới này có nhiều người tốt.
20. Nếu xây dựng nhiều trường học, thì sẽ phải xây dựng ít bệnh viện hơn.
21. Báo chí là thứ giẻ rách!
Dịch từ tiếng Nga - cám ơn bạn Nguyễn Tuấn Anh đã giới thiệu
🍋COVID-19 ĐÃ ĐẶT NHÂN LOẠI Ở NGÃ BA ĐƯỜNG
Chu Hảo
Ngay trước khi qua đời Nikita Moiseev (1917-2000, Nga) đã kịp để lại cho hậu thế một trước tác kinh điển: Tồn tại hay không tồn tại…Loài người?( NXB Tri thức 2019) , trong đó ông chỉ ra rằng loài người đang đứng trước một tai họa vô cùng nguy hiểm. Đó là, Hệ sinh thái của Trái đất-ngôi nhà chung của chúng ta, có thể bị hủy hoại hoàn toàn trong một tương lai rất gần nếu nhân loại không hợp lực để cứu vãn tình trạng đang ngày càng bi thảm này. Theo ông, từ nửa cuối TK19 nền khoa học&công nghệ đã hoàn hảo và hùng mạnh đến mức đủ sức để khai thác triệt để Tự nhiên như một “kho trời” vô tận, nơi tích lũy tất cả những gì cần thiết cho sự thỏa mãn những nhu cầu vô độ của con người, đồng thời cũng làm tăng tốc cuộc đại khủng hoảng Môi trường sinh thái- Sinh quyển của Trái đất đang chín muồi. Moiseev cho rằng: “Loài người như một loài sinh vật mang tính hữu tử, và theo nghĩa ấy thì kết cục của lịch sử loài người một ngày nào đó sẽ đến. Và không phải trong một tương lai hoàn toàn không xác định, mà có thể ngay vào giữa TK21”.
Rồi mới gần đây thôi thế giới lại xôn xao bàn luận về các tác phẩm trứ danh của Nhà nghiên cứu lịch sử trẻ tuổi người Israel, sinh năm 1976, Yuval Noah Harari : Sapiens-lược sử về loài người, Homo Deus-lược sử tương lai, và 21 bài học cho TK21 (NXB Thế giới, 2018-2019). Theo ông cuộc CMKH&KT từ TK17 và những thành tựu huy hoàng của nó cho đến cuối TK20 tuy đã làm cho con người vượt qua được nỗi sợ muôn thuở các nguy cơ nạn đói, bệnh tật và chiến tranh, nhưng lại tự chuốc vạ cho mình bởi những khát vọng trường sinh bất tử, hạnh phúc viên mãn và sức mạnh thần thánh. Nhưng chính khát vọng ấy sẽ mau chóng đưa loài người đến diệt vong bằng cách biến loài HomoSapiens thành một loài “nửa người nửa ngượm” với bộ não gắn “chip” trí khôn nhân tạo và các bộ phận cơ thể sống được chế tạo từ các tế bào gốc và vật liệu nano dẻo. Thế là chấm hết mọi ý nghĩa thiêng liêng mà Tạo hóa dành cho Con người. Lời cảnh báo nghe có vẻ rất “kỹ trị” (technocrat) ấy xem ra không phải là viển vông.
Với các cách tiếp cận và lý giải khác nhau, nhưng họ đều có chung một thông điệp: TK20 là Thế kỷ cảnh báo, còn TK21, là Thế kỷ lựa chọn giữa ngã ba đường: Sống thế nào hay là chết thế nào?. Moissev đã không còn cơ hội để nhìn thấy TK lựa chọn sẽ xẩy vào lúc nào nữa. Còn Harari thì khi viết về dịch bệnh trong cuốn sách đầu tiên của mình chắc cũng không thể ngờ rằng đại dịch Covid -19 đang hoành hành trên khắp hành tinh này đã sớm đặt nhân loại giữa ngã ba đường, đứng trước một bước ngoặt lịch sử, đúng vào lúc cuộc khủng hoảng toàn diện toàn cầu đã hé lộ. Loài người thông minh không còn thời gian lưỡng lự hàng thế kỷ nữa, mà phải lựa chọn ngay từ bây giờ, từ những thập kỷ đầu tiên của Thiên niên ký thứ ba này, để sống sót và viết tiếp lịch sử của mình.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ L’Opinion (Pháp) ngày 1 tháng 4 vừa qua Harari cho rằng: “ Chúng ta đã bước vào một cơn lốc lịch sử do cuộc khủng hoảng sức khỏe này gây ra. Những quy luật bình thường của lịch sử đã hoàn toàn thay đổi. Và chỉ trong vài tuần, những gì không thể trong quá khứ giờ đã trở nên bình thường. Sự thay đổi này có nghĩa là, một mặt chúng ta nên cực kỳ thận trọng, mặt khác chúng ta cũng nên cho phép mình có những ước mơ”. Thật là một phán xét chí lý! Phải cực kỳ thận trọng để đánh giá toàn diện tác động khó lường của cuộc khủng hoảng trầm trọng này, đồng thời cũng phải tổng kiểm duyệt nhằm phát hiện những bất cập cần phải hủy bỏ ( có thể nói là rất, rất nhiều!) trong các văn bản pháp luật ở tầm quốc tế và quốc gia; nhưng mặt khác lại phải có đủ hoài bão sáng tạo để tận dụng những cơ hội hiếm có mà nó mang lại.
Như chúng ta đã thấy, chỉ trong vài tuần Covid-19 đã rung chuyển thế giới, làm lung lay nhiều quan niệm truyền thống về cuộc sống của con người và các định chế xã hội (từ cấp độ toàn cầu đến quốc gia).
Từ chỗ là một thành phần cơ hữu của Tự nhiên, mấy thế kỷ vừa qua loài Homo Sapiens đã tự tách mình ra khỏi và đứng trên Tự nhiên, cố gắng đóng vai trò của Chúa thiết kế nên sự sống. Ngay từ năm 1818 Mary Shelley ( Anh,1797-1851 ) đã cảnh báo sự trừng phạt nặng nề sẽ đến đối với cái cố gắng bất kính Tạo hóa ấy thông qua con quái vật Frankenstein- một thực thể động vật nhân tạo do một nhà khoa học chế tác, rồi vô tình làm sổng nó khỏi tầm kiểm soát và gây ra những tai hoạ khủng khiếp. Con virus Sars-Cov-2 là hiện thân thực thể của con Frankenstein do nhà văn tưởng tượng. Chỉ có điều bà Mary Shelley đã cho Frankenstein được sổng chuồng một cách vô tình, còn con Sars-Cov-2 thì hình như không phải vậy: tuy chưa có bằng chứng chắc chắn, nhưng nhiều ý kiến cho rằng trước sau sự thật sẽ chỉ mặt vạch tên tác giả của con virus nguy hiểm này và bọn tội phạm diệt chủng nào đã cố tình thả nó ra?
Dù sao ta cũng phải cám ơn sự xuất hiện của con virus chủng Corona tinh quái đã gây ra đại dich Covid-19 vào đúng lúc này, vào lúc mà lời cảnh báo của Moiseev về ngày tận thế của Sinh quyển rất có thể đang cận kề, trở thành hiện thực. Và đúng như Gael Giraud ( Pháp, Diendan.org 4-2020 ) đã sớm nhận ra: “ Đại dịch này là cơ hội để chúng ta thay đổi cuộc sống và các định chế nhằm tới hạnh phúc trong sự tiết độ và và sự tôn trọng tính hữu hạn [của trí lực con người]”.
Có nhiều phán xét và dự báo đã được đưa ra, ít nhiều đều có cơ sở, nhưng cũng có những kết luận vội vàng và có cả những ngộ nhận.
Về phương diện dịch bệnh. Chưa ai biết chắc bao giờ Vovid-19 sẽ qua đi, nhưng với quyết tâm điều chỉnh chính sách phòng chống dịch bệnh đang đi đúng hướng của các chính phủ và nỗ lực sáng tạo phi thường của cộng đồng khoa học thế giới, ta có cơ sở để hy vọng nó sẽ sớm được dập tắt. Tuy nhiên nếu con virus này là nhân tạo ngoài vòng kiềm chế, không theo quy luật virus tự nhiên thì vấn đề phức tạp hơn nhiều. Nó tiếp tục tạo ra các đỉnh mới? Hay một đại dịch khác đang chờ sẵn trong lai rất gần, và cứ thế tiếp tục… cho đến cho đến thời hạn chót mà Moiseev đã cảnh báo. Riêng tôi vẫn hy vọng rằng đại dịch này mới là một cú tát của Tạo hóa chỉ vừa đủ làm cho chàng Homo Sapiens đang say lảo đảo tỉnh ngộ.
Về phương diện knh tế. Nhìn vào các gói trợ cấp khổng lồ mà tuần qua các chính phủ đồng loạt khẩn cấp tung ra để cứu vãn nền kinh tế và sự an sinh xã hội của nước mình, ta có thể thấy được mức độ tàn phá của Covid-19 gây ra. Nếu trong vài ngày tới New York “vỡ trận” thì một cuộc Đại suy thoái mới này có thể còn trầm trọng hơn cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới xẩy ra từ năm 1929 đến đầu những năm 40 thế kỷ trước, cũng xuất phát từ thành phố này khi thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ. Thế nhưng khẳng định rằng : Chủ nghĩa tự do kinh tế, vốn là bùa thiêng cứu các nước công nghiệp vào thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, đã hoàn toàn thất bại ; và rằng : Kỷ nguyên cực thịnh của Toàn cầu hóa đã qua [John Gray, New Statement 4-2020 v.v… ], thì có lẽ là hơi vội. Sau đại dịch này Chủ nghĩa tự do kinh tế sẽ tự điều chỉnh để thích nghi theo hướng : Từ bỏ mục tiêu Tăng trưởng không ngừng bằng mọi giá bất chấp sự hủy hoại môi trường sinh thái - nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đại dịch này; điều chỉnh mối tương liên giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu để nó “lỏng lẻo’ hơn, linh hoạt hơn. Toàn cầu hóa cũng vậy, nó vẫn không thể đảo ngược được. Chỉ có điều, sau đây nó sẽ không chỉ là sân chơi chủ yếu của nhóm nước “ một tỷ vàng” và các Công ty xuyên quốc gia, luật chơi sẽ được viết lại để sự hợp tác bình đẳng hơn như đang xẩy ra trong đại dịch này, để cùng sống sót sau bất kỳ tai họa nào trong tương lai.
Về phương diện chính trị. Thông thường thì khi phải xử lý tình trạng khẩn cấp, một thể chế chuyên chính có nhiều lợi thế hơn. Nhưng trong đại dịch này con Covid-19 đã buộc mọi quốc gia, không phân biệt thể chế, phải tiến hành các biện pháp cưỡng bức như nhau. Có người lo rằng xu hướng này sẽ dẫn đến thất bại của nền dân chủ. Không hẳn vậy, đây lại chính là một cơ hội cho các thể chế dân chủ ( đặc biệt ở những nước “một tỷ vàng” ) điều chỉnh thể chế. Còn nhớ ngày11 tháng 11 năm 1947 cố Thủ tướng Winston Churchill đã có một tuyên bố nổi tiếng trước Quốc hội Anh : “ Dân chủ không phải là hình thức xã hội tối ưu, nhưng hiện nó đang là hợp lý nhất, và vẫn chưa có thể chế nào hay hơn nó.” Điều này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Mới đây Garett Jone đã xuất bản cuốn sách thú vị “ Ít đi 10% Dân chủ” ( 10% less Democracy, Stanford Univversity Press, 2-2020 ) với ngụ ý rằng ở các nước G-7 nên bớt đi 10% Dân chủ sẽ tốt hơn. Theo ông thì Singapore Dân chủ đã mất đi 50% rồi,[ vậy thì con số ấy của Trung Quốc phải là 90%!?] . Covid-19 là cơ hội để nền Dân chủ thúc đẩy cải cách theo kiểu đó, chứ nó không thể thất bại. Sau đại dịch người dân có thể chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền bằng căn cước điện tử nhằm phục vụ an sinh, như để phòng chống dịch bệnh…, chứ không dễ dàng từ bỏ khát vọng được tự do biểu đạt ý kiến riêng trên mạng xã hội. Sau đại dịch bất ngờ này nhân dân toàn thế giới càng nhận thức rõ thế nào là một chính quyền thật sự vì Dân, tôn trọng sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Người dân chỉ cần một chính phủ hành động quyết liệt và hiệu quả, chứ không cần những khẩu hiệu chính trị suông.
Về các giá trị truyền thống. Covid-19 đã làm chúng ta hốt hoảng đến nỗi nhiều người nghĩ rằng sau đây mọi giá trị sẽ đảo lộn. Điều này chỉ là biểu hiện của tình trạng mà Thanh Viêt ( Nhà văn mỹ gốc Việt, Giải Pulitzer 2016 ) đã nhìn thấu : “Kẻ thù thực sự của chúng ta không phải là con virus, mà là phản ứng của chúng ta với virus – một phản ứng đã bị suy thoái và biến dạng bởi sự bất bình đẳng về cấu trúc của xã hội”. Cái phải thay đổi không phải là các giá trị truyền thống cốt lõi như lòng vị tha và tình yêu thương đồng loại, đúng là: “Lòng tốt với người khác là điều quý giá đến mức phải được chia sẻ”. Hàng ngũ Y- Bác sĩ và các nhân viên y tế toàn thế giới lần này đúng là các vị Bồ tát cứu nhân độ thế. Các nhà khoa học khắp nơi chưa bao giờ có dịp hợp tác vô tư đúng với tinh thần học thuật vì mục đích nhân đạo, như đang cùng nhau chung sức chống tác hại của con virus nhỏ bé mà tàn bạo này. Và có lẽ cũng từ khi sinh ra đến giờ loài Homo Sapiens mới có dịp định thần để suy nghĩ và trải nghiệm lại giá trị của gia đình như một tế bào của xã hội.
Về lối thoát. Đã 20 năm kể từ khi lời kêu gọi thống thiết của Nikita Moiseev về việc ngăn chặn thảm họa Môi trường sinh thái – Sinh quyển của Trái đất, vẫn bị các Tổ chức quốc tế có liên quan, các chính phủ và cộng đồng xã hội ngó lơ. Đề xuất của ông về việc giới tinh hoa toàn cầu phải mau chóng hợp sức tạo ra Trí quyển – Tập hợp Trí tuệ của nhân loại để cấp cứu Sinh quyển trước khi nghĩ đến những điều to tát hơn, hình như cũng sắp rơi vào quên lãng.
May thay, Covid-19 xuất hiện như một sự sắp xếp của Tạo hóa, nhắc nhở loài người về một ngày “tận thế” không xa…Đi về phía ấy hay rẽ sang ngã khác phụ thuộc vào mỗi chúng ta.
🍋KÊU GỌI NGƯỜI MỸ CÙNG ĐỒNG LÒNG ĐEO KHẨU TRANG: MỘT SỰ THAY ĐỔI RẤT LỚN TỪ PHÍA TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP.
NHIỀU NGƯỜI KHEN ÔNG RẤT 'NGẦU' VỚI CHIẾC KHẨU TRANG, NHƯNG GIÁ NHƯ ÔNG LÀM ĐIỀU NÀY SỚM HƠN: Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ khen những người đeo khẩu trang là yêu nước sau thời gian dài công khai từ chối đeo và phủ nhận tác dụng của nó.
🛑Hôm 20/7, ông Trump đã đăng trên Twitter bức ảnh bản thân đeo khẩu trang và gọi những người đeo khẩu trang là yêu nước.
“Chúng ta Đoàn Kết trong nỗ lực đánh bại Virus Trung Quốc Vô hình. Nhiều người nói rằng đeo khẩu trang khi các bạn không thể tuân thủ giãn cách xã hội là yêu nước”, Tổng thống Trump nhấn mạnh và viết hoa liên tục.
“Không có ai Yêu nước hơn tôi, vị Tổng thống yêu thích của các bạn!”.
Dòng trạng thái trên được đăng cùng bức ảnh đen trắng, trong đó ông Trump đeo khẩu trang tối màu có con dấu của tổng thống.
🛑Bức ảnh kêu gọi người Mỹ đồng lòng đeo khẩu trang trái ngược với sự chế giễu lâu nay của Tổng thống Trump khi cho rằng nó là biểu tượng của sự yếu đuối trong đại dịch Covid-19.
ông Trump lần đầu tiên ông tuân theo khuyến cáo của giới chuyên gia y tế cộng đồng, những người cho rằng đeo khẩu trang và đảm bảo giãn cách xã hội là cách tốt nhất để ngăn chặn dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát ở các bang miền Nam và miền Tây nước Mỹ, bao gồm một số bang chủ chốt của đảng Cộng hòa, ông Trump đã chịu áp lực mới để thay đổi suy nghĩ của mình, theo AFP.
🛑Từ khi đại dịch bùng phát, ông Trump mới đeo khẩu trang lần đầu vào ngày 11/7 khi đi thăm bệnh viện quân đội quốc gia Walter Reed ở Bethesda, Maryland.
Ngược lại, đối thủ trong cuộc đua tổng thống tháng 11 tới đây của ông Trump, đại diện đảng Dân chủ, ông Joe Biden, đã đeo khẩu trang trong nhiều tháng nay.
Tuy nhiên, việc ông Trump chịu thay đổi, đã là một tin rất mừng với nhiều người yêu thích và ủng hộ ông!
Theo AFP
Zing
Ảnh chụp màn hình Twitter
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top