những nỗ lực của Việt Nam
280 y tá bác sĩ về hưu và 700 sinh viên y khoa tình nguyện chống dịch ở HN.
"Chiều 18-3, Hà Nội đã ghi nhận mong muốn của 280 bác sĩ, y tá về nghỉ hưu và 700 sinh viên các trường y khoa tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19.
Ông Nguyễn Nhật Cảm, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, cho biết trong ngày 17-3 đã tiếp nhận 100 sinh viên của Trường đại học Y Hà Nội tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19, được tăng cường cho công tác xét nghiệm tại sân bay Nội Bài.
Hiện nay Trường đại học Y tế công cộng có 600 sinh viên đăng ký tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố"
Rơi nước mắt... Thật sự quá thương! Tôi không còn biết nói gì ngoài việc cảm ơn các bạn từ sâu trong tâm mình. Các bạn là những người hùng của dân tộc lúc này!
Đây là hình ảnh các tình nguyện viên, đội ngũ hậu cần... tranh thủ chợp mắt trong những ca làm thâu đêm suốt sáng vào sáng nay, giữa các chuyến xe đưa người tới cách ly tại ký túc xá Đại Học Quốc Gia (Quận Thủ Đức).
Họ đã quá mệt mỏi rồi...
(Người đưa tin : Bắc Kiều phong)
Trang web chính thức của Chính phủ Việt Nam vừa đăng một bài nói về những lo lắng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong mùa dịch Covid-19.
Trong đó, có một đoạn gây suy nghĩ:
"Đại dịch rồi sẽ qua đi. Các nước giàu nơi "tâm bão" như Trung Quốc, Anh, Đức... sẽ nhanh chóng trở về nhịp phát triển thường lệ của họ, dường như là chỉ trong sớm chiều lại sầm uất, thịnh vượng.
Nhưng ở Việt Nam, nơi mà GDP tới năm 2019 mới chỉ trên 266 tỷ USD, trong khi ở Trung Quốc, là hơn 14.000 tỷ USD. Gắng gượng lại sau "cơn bão", đối với Việt Nam, thực sự thách thức to lớn."
Đoạn này dường như thể hiện một lo lắng, rằng mặc dù Việt Nam đang được khen ngợi trong đối phó Covid-19, nhưng về lâu dài, Covid-19 sẽ có thể để lại tác động xấu cho Việt Nam.
Trong khi đó dù phương Tây đã lao đao, phải chăng họ vẫn sẽ vượt qua và tiếp tục "sung sướng"?
Bạn nghĩ thế nào?
(Bbc new tiếng việt)
Tâm sự của chị tôi và con trai tối qua từ Pháp.
Người trong cuộc cho thấy cần nhất lúc này là sự bình tĩnh ứng phó với dịch tễ chứ không phải là giải cứu và ồ ạt di cư về nước. Nhiều bạn bè của tôi đang chọn giải pháp ở đâu yên vị đấy để phòng ngừa.
HÀ NỘI - TOULOUSE VÀ CORONA (3): Pháp đã "toang" chưa?
Đến hôm nay thì Khoa đã sử dụng tờ giấy phép đầu tiên để ra ngoài. Lý do là chuẩn bị mọi thứ nhưng quên mất là đã hết dầu gội đầu. Chắc còn thêm một lý do nữa là trời đẹp quá hihi...
Vừa đi K vừa video call với mẹ và mẹ cũng thấy trời nắng đẹp thật. Đường phố vắng tênh. Xem ra lệnh giới nghiêm thực hiện khá nghiêm túc. K cũng ghé vào 1-2 siêu thị gần nhà cho mẹ nhìn. Siêu thị hoạt động bình thường.
Ở siêu thị lớn lớn chuyên bán những tảng thịt to độ 1 kg giá rẻ thì gần như hết vào lúc chiều muộn. Một số kệ hàng hoá trống nhưng chắc không đến nỗi "cháy chợ" như ở Hà Nội hôm 7/3 vừa rồi.
Bánh trái, trứng sữa hoa quả vẫn sẵn. Do dịch bệnh giảm số người đi làm nên hàng hoá cuối ngày chưa kịp chuyển bổ sung từ kho ra kệ. Ngoài ra do giới nghiêm giảm người làm nên chuỗi cung ứng chậm. Tất nhiên hôm nay họ vẫn không bán khẩu trang. Dân Pháp vẫn chưa có thói quen dùng khẩu trang. Đi siêu thị họ vẫn không dùng.
Điều khác biệt duy nhất đó là họ căng một lớp mỏng trong trong như loại màng bọc thực thẩm giữa người bán hàng và người mua hàng.
Hình như Khoa là người duy nhất dùng khẩu trang ở đó.
Chốt lại Khoa mua một ít đồ: bánh mì ngũ cốc nguyên cám, 1 chục trứng gà, 2 quả xoài Peru, 1 chai dầu gội đầu, 1 lọ hạt tiêu, 1 bịch khoai tây đã tẩm ướp sẵn và 1 hộp kem. À, thêm vài gói bim bim nữa. (Hừm, bảo sao không béo chứ.)
Xoài Peru không thể ngon bằng xoài cát ở mình. Chẳng có loại nào ngon như ở mình cả nhưng loại này trộn salat rất hợp.
Bánh mì mua để mai con làm sandwich. Nó gồm có bánh mì, bơ lạt, jambon và thêm một loại phomai Thuỵ Sĩ. 4 thứ đó ăn với nhau vị rất hợp.
Dọc đường đi mẹ có hỏi: Con châu Á lại đeo khẩu trang liệu có bị kỳ thị không?
Không, khi có dịch mọi người có thể phòng theo cách của mình.
Thế từ hồi sang con có bị kỳ thị bao giờ không?
Gần như không. Trừ một lần có ông say say nói vài câu kỳ thị vì tưởng con là Trung Quốc. Họ hay kỳ thị Trung Quốc. Các bạn con thì có gặp tình huống bị kỳ thị vài lần.
Thế họ có biết Việt Nam khác Trung Quốc không?
Có chứ mẹ. Họ không kém địa lý đến mức ấy đâu. Họ không gộp tất dân châu Á vào làm một. Mà mẹ quên nước Pháp từng tự coi là Mẫu quốc của Việt Nam à???
Hôm nay mẹ có đọc bài báo về bà mẹ giải cứu con trai khỏi Toulouse đấy. Mẹ cứ băn khoăn liệu có lúc nào con đã lưỡng lự chuyện liệu có về tránh dịch không?
Chiều nay con có đọc bài ấy rồi. Không thể nhận xét là đúng hay sai nhưng con không thích lắm vì nó không phản ánh đúng tình hình ở đây. Làm gì nghiêm trọng thế. Nhưng em ấy mới sang chưa quen với môi trường xung quanh thì có thể hoảng hốt thật.
Nhưng mẹ muốn hỏi đã có lúc nào con định đặt vé về chưa?
Chưa đâu vì con tuần trước còn bận thực tập và tới tận thứ 5 cuộc sống vẫn bình thường. Tan tầm bus vẫn đầy người. Họ vẫn vui chơi giải trí như thường. Tối thứ 5 tổng thống thông báo thì mới bắt đầu có hiện tượng gom lương thực thực phẩm. Con có một chút căng thẳng hôm thứ 2 khi được thông báo làm tại nhà và bài phát biểu của tổng thống đề cập tới lệnh giới nghiêm. Giờ thì bình thường.
Mẹ nghe nói các bệnh viện bên đấy "toang" rồi phải không?
Chưa đến mức ấy đâu. Mẹ chưa đánh giá đúng rồi.
Thứ nhất, hệ thống đào tạo y, dược của Pháp thuộc nhóm rất tốt trên thế giới.
Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ như bệnh viện hiện đại và cách rất xa Việt Nam. Không biết bao giờ mình mới đạt chuẩn như đây. Sạch sẽ, hiện đại, chăm sóc tốt, không phân biệt đối xử. Nằm viện họ chăm sóc từ A đến Z chẳng cần người nhà. Điều không tiện duy nhất là hẹn bác sĩ chuyên khoa thì chờ rất lâu mới đến lượt. Trừ khi mình nghiêm trọng họ mới cho vào viện.
Thế nếu bị bệnh thì mình có mất nhiều tiền không?
Con có 2 gói bảo hiểm. 1 gói bảo hiểm cơ bản của chính phủ. Con mua thêm 1 gói bảo hiểm bổ sung mỗi tháng trả 18E. Với 2 thẻ này thì khám chữa bệnh được thanh toán hoàn toàn kể cả chi phí xe cấp cứu. Cứ đưa thẻ vào viện. Khỏi thì ra mà không cần đặt cọc hay trả trước. Nhưng thuốc thì thế này. Thuốc trị bệnh thì bảo hiểm trả. Thuốc kiểu thực phẩm bổ sung hay vệ sinh... thì mua. Như hôm con khám mũi bảo hiểm trả hết trừ lọ nước muối sinh lý mình phải tự trả.
Mẹ tiếp tục được giải thích sự khác biệt giữa hệ thống bảo hiểm Pháp và Mỹ. Tại sao chính phủ Mỹ cứ đau đầu chuyện bảo hiểm.
Thôi , 19h rồi, con đi nấu cơm đây. Tối mai nhé!
GÓC NHÌN: Mấy nay bà con người Việt Nam ở nước ngoài về nhiều. Mà nhiều phần trong đó sẽ là người không có giấy tờ hợp pháp để định cư. Vì vào thời điểm bình thường, còn có thể luồn lách hú họa cho xong.
Nhưng ở đại dịch, thì gánh nặng y tế rất lớn. Dân nước họ, Chính phủ họ còn chả lo nổi nữa là dân bất hợp pháp hay chỉ có giấy tờ ở lại ngắn hạn, mà trốn không đóng bảo hiểm y tế.
Nên mới thấy, hễ là cư dân hợp pháp đàng hoàng họ sẽ chả về rầm rầm như thế này. Nhất là những nơi lo đàng hoàng cho họ, và dù họ có tận 2 quốc tịch.
Thành ra chạy về để có bệnh được chữa trị miễn phí sẽ có lợi hơn. Đây cũng sẽ là dịp nhiều nước phát triển chặn luôn đường quay lại của di dân bất hợp pháp từ Việt Nam. Vì họ đóng cửa biên giới, và quy định rõ trên truyền thông ai có giấy tờ gì thì mới vào được xứ họ.
Khổ nhất là bà con đi xe thùng vào Anh, giờ có xui xẻo nhiễm bệnh, đến dân Anh thật còn chết ngắt nữa là dân bất hợp pháp trốn qua.
Kiếm miếng cơm manh áo thật khổ...
Theo: Nguyễn Thị Bích Hậu
------------------------
P/S: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, còn tự lo được thì ai ở yên chỗ đấy. Xin đừng về nước, quá tải rồi!
Còn kéo đàn về, có nhiều gia đình hơn chục người thì cũng đến xin, thật sự là gánh nặng cho tổ quốc lúc này.
Ngẫm và cân nhắc..
(Nhà báo hoàng nguyên Vũ)
TÔI GỌI ANH LÀ "ÂN NHÂN CỦA SỰ SỐNG" ❤️
Người đàn ông đi dép tổ ong, đang cười với bạn là bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện nhiệt đới Trung ương. Anh là người trực tiếp tiến hành các phác đồ điều trị cho hàng chục bệnh nhân thoát khỏi tử thần trước dịch Covid-19.
Rất hồn nhiên và bình dị...Sáng nay 30/3/2020, anh có mặt tại sảnh Bệnh viện để trao hoa chúc mừng và chia tay 27 bệnh nhân Covid-19 xuất viện.
Anh tâm niệm rằng để chiến đấu với mối nguy hiểm, tốt nhất là học để hiểu rõ nguy cơ. "Để đối phó với nỗi lo dịch bệnh, không gì hơn là hiểu biết về nó", anh nói.
Ngày ngày đối mặt với những mối nguy hiểm dễ lây lan, có thể chết người, nhưng bác sĩ Cấp thể hiện thái độ bình thản:
"Cuộc sống vẫn còn nhiều nghề nguy hiểm hơn nghề của tôi nhiều", anh tâm sự.
"Ai cũng muốn chọn nghề nào vừa giàu vừa nhàn ư, điều đó là không thể".
Theo: Vũ Tùng
Nhiều báo châu Âu trong đó có DW (Đức) và FT (Anh) ngạc nhiên về Việt Nam với hệ thống y tế chưa hiện đại trong khi ngân sách eo hẹp nhưng lại đang chống dịch một cách hiệu quả.
Đài truyền hình Đức DW (Deutsche Welle) mở đầu bài viết bằng câu hỏi: Làm thế nào mà một quốc gia có mật độ dân số cao giáp Trung Quốc, có hệ thống y tế không hiện đại và ngân sách eo hẹp lại có thể giữ tỷ lệ nhiễm virus ở mức thấp như vậy?
* THEO DÕI CẢ F2, F3 VÀ F4
Virus corona đang hoành hành ở châu Âu, cách xa hơn 10.000 km so với Trung Quốc - nơi đầu tiên bệnh dịch bùng phát. Đức đã ghi nhận hơn 96.000 ca nhiễm và 1.400 trường hợp tử vong. Trong khi đó, Việt Nam, nước có hơn 1.100 km đường biên với Trung Quốc, ghi nhận 241 ca nhiễm và chưa có trường hợp tử vong nào kể từ khi Covid-19 xuất hiện tại đây vào tháng 1.
DW cho rằng kể cả khi phải nhìn nhận những số liệu thống kê với một sự thận trọng nhất định, có một sự thật rõ ràng là cho tới nay, Việt Nam đã làm tốt công tác ứng phó với virus corona.
Hãng thông tấn Đức cho biết ngay từ cuối tháng 1, chính phủ Việt Nam đã "tuyên chiến" với dịch bệnh, mặc dù lúc đó việc lây nhiễm chủ yếu diễn ra ở Trung Quốc. Tuy nhiên, cuộc chiến này cần đến nguồn lực rất lớn được sử dụng cho hệ thống y tế - cả 2 thứ Việt Nam đều chưa thể nói là hoàn thiện.
Để vượt qua những khó khăn này, DW giải thích chính phủ Việt Nam đã áp dụng những biện pháp cách ly chặt chẽ và truy vết hoàn toàn những người có khả năng tiếp xúc với virus. Và cũng theo DW, những biện pháp như vậy được thực hiện sớm hơn nhiều so với quá trình diễn biến của dịch bệnh tại Trung Quốc - nơi việc phong tỏa toàn bộ thành phố được sử dụng như cách cuối cùng ngăn chặn virus lây lan.
Hồi tháng 2, Việt Nam tiến hành phong tỏa xã Sơn Lôi với 10.000 dân trong vòng 3 tuần, khi mà mới chỉ có 10 trường hợp nhiễm Covid-19 được xác nhận trên cả nước. Các cơ quan chức năng cũng điều tra rộng rãi và kỹ càng bất cứ ai có khả năng tiếp xúc với virus.
Các nước phương Tây như Đức chỉ ghi nhận những người nhiễm và người tiếp xúc trực tiếp với họ. Việt Nam trong khi đó theo dõi cả mức độ tiếp xúc thứ hai, thứ ba và thứ tư với những người nhiễm bệnh. Tất cả những người này sau đó được đặt dưới sự giám sát y tế và cách ly.
Việt Nam cũng tiến hành cách ly bắt buộc 14 ngày với người đến từ vùng dịch từ rất sớm. Tất cả trường học và đại học cũng đã không hoạt động kể từ đầu tháng 2.
DW cũng nêu lên việc các phương tiện truyền thông nhà nước đã mở một chiến dịch mạnh mẽ để truyền tải thông tin về virus corona tới mọi người dân trong xã hội. Bộ Y tế Việt Nam còn trực tiếp đỡ đầu cho một bài hát được sáng tác để nhắc nhở mọi người rửa tay - và nó đã trở thành giai điệu được lan truyền trên mạng.
DW cho rằng tâm trạng trên truyền thông và mạng xã hội Việt Nam thể hiện rằng phần lớn công chúng đồng thuận với các biện pháp của chính phủ.
NGƯỜI DÂN ĐƯỢC THÔNG TIN ĐẦY ĐỦ
Hãng thông tấn EFE của Tây Ban Nha cũng phỏng vấn ông Park Ki Dong, đại diện của WHO tại Hà Nội để giải thích tại sao Việt Nam đang chống lại Covid-19 một cách hiệu quả.
Theo ông Park, "sự chuẩn bị trong thời bình", "kích hoạt hệ thống cảnh báo sớm" và "cách tiếp cận toàn xã hội dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ" là những lý do chính cho sự thành công của Việt Nam cho đến thời điểm này.
Tiến sĩ Park cũng nhận định rằng chính phủ Việt Nam đã có những quyết định đi đúng hướng, và người dân cũng có ý thức tuân thủ các quy định của chính phủ.
Tạp chí FT (Financial Times) của Anh thì nhắc tới việc Bộ Y tế Việt Nam gửi tin nhắn hàng ngày đến tất cả người sử dụng điện thoại cũng như các thông tin khác về virus và hướng dẫn giữ gìn sức khỏe.
FT cũng nhắc tới một khảo sát gần đây của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen về việc phần lớn người được hỏi tại Việt Nam "có khả năng nhận thức cao" về các triệu chứng của Covid-19. Các nỗ lực của chính phủ để chống lại Covid-19 thu hút được sự ủng hộ của mọi người.
Trên mạng xã hội, người dùng Việt Nam kêu gọi mọi người ở nhà và cổ vũ các nhân viên y tế, cũng như chia sẻ một bức tranh phong cách cổ động có nội dung: "Ở nhà là yêu nước".
🛑 Theo DW, người dân Việt Nam hầu hết đều chấp nhận những thiệt hại kinh tế gây ra bởi Covid-19 mặc dù số liệu của chính phủ cho thấy 3.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động trong 2 tháng đầu tiên của năm 2020.
Để giảm nhẹ gánh nặng này, chính phủ Việt Nam đã bơm 1,1 tỷ USD ra thị trường, dù các quan chức tài chính cho rằng cuộc khủng hoảng sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước. Vì vậy chính phủ đang kêu gọi các khoản đóng góp tự nguyện, và người dân cũng hiến tặng những gì họ có vì họ tin vào chính phủ trong cuộc chiến chống lại virus corona.
Zing
🍋CHÚNG TA CÓ QUYỀN TỰ HÀO VÌ CHÚNG TA ĐANG LÀM TỐT,
Dịch đang diễn biến khó lường, sáng có tin vui chiều lại không, biết là ai cũng khó khăn vì phải lo kinh tế gia đình, nhưng xin đừng chủ quan, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, tránh tụ tập, ở nhà khi có thể. Đừng để công sức mấy tháng nay của cả nước đổ sông đổ biển vì bất kì cá nhân vô ý thức nào.
🛑"Việt Nam có quyết tâm chính trị ở mức cao nhất, từ cấp trung ương tới địa phương và là cách tiếp 'toàn bộ chính quyền'", tiến sĩ John MacArthur, Giám đốc văn phòng CDC Mỹ tại Thái Lan, cho biết trong một buổi họp báo trực tuyến về hợp tác của CDC với khu vực Đông Nam Á.
Đánh giá về cách ứng phó của Việt Nam với Covid-19, ông nói Việt Nam rộng mở lắng nghe ý kiến từ CDC, WHO và các học giả bên ngoài, từ đó xây dựng những hướng dẫn của mình dựa vào các hưỡng dẫn của quốc tế.
CDC có văn phòng ở Việt Nam nhằm hợp tác trong các vấn đề an ninh y tế, hỗ trợ kỹ năng về theo dõi dịch bệnh, phòng thí nghiệm, truy vết tiếp xúc tập huấn dịch tễ.
🛑 "Các cộng sự của tôi ở Hà Nội nhận định hệ thống y tế cộng đồng của Việt Nam rất mạnh. Chính phủ rất nghiêm túc trong phòng chống dịch ở mức cao nhất, và có cách tiếp cận toàn bộ chính quyền, đó là vì sao Việt Nam đang có những thành công", ông trả lời câu hỏi.
Ông MacArthur cũng nêu một số yếu tố khác giúp ích cho nỗ lực chống dịch của Việt Nam, như dựa vào bằng chứng khi quyết định chính sách, và đã có khoảng 15 năm qua tạo nguồn lực cần thiết cho việc truy vết tiếp xúc, công việc "dưới mặt đất" tốn kém nhất để kiềm chế dịch bệnh, cũng như năng lực phòng thí nghiệm.
"Quan hệ hợp tác giữa CDC với chính phủ và Bộ Y tế rất chặt chẽ. Năm ngoái, tiến sĩ Robert Redfield, Giám đốc CDC Mỹ đã nêu Hà Nội có tiềm năng là trung tâm cho các hoạt động tương lai của CDC trong khu vực", ông MacArthur nói thêm. CDC hiện có văn phòng tại 6 trên 10 nước ASEAN. CDC có hoạt động nước ngoài quy mô lớn nhất tại Thái Lan, bắt nguồn từ 40 năm trước.
Khi được hỏi liệu số ca nhiễm thấp ở Việt Nam có đang đánh giá thấp tình hình hay không, ông đánh giá con số đó phản ánh đúng tình hình.
"Đội ngũ của chúng tôi từng đi tới hiện trường với các nhân viên điều tra lịch sử tiếp xúc, giống những gì chúng tôi làm ở Thái Lan. Khi có quan hệ hợp tác chặt chẽ như vậy, chúng tôi có thể 'bám' theo nhân viên y tế của các nước, tận mắt chứng kiến xem con số là thật hay không thật... Đội ngũ của chúng tôi ở Việt Nam cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy con số ở Việt Nam là không đúng", ông nói.
Khi được hỏi khi nào các nước có thể gỡ bỏ phong tỏa, tiến sĩ Barbara Marston, người đứng đầu tổ công tác quốc tế của CDC về dịch Covid-19, cho biết chưa ai biết rõ hoàn toàn câu trả lời.
"Chúng ta sẽ phải nhìn xem số ca nhiễm sẽ giảm như thế nào, liệu hệ thống y tế đã sẵn sàng chưa (nếu có nhiều ca mới)... mỗi nước sẽ có những câu hỏi riêng. Chúng tôi không có hướng dẫn cụ thể, chỉ biết rằng những gì mỗi nước đã làm cần phải được theo dõi, đánh giá, và mọi người cần sẵn sàng khi cần thay đổi", bà Marston nói với các phóng viên.
Tính đến sáng 15/4, Việt Nam có 267 bệnh nhân mắc Covid-19, chưa có ca tử vong.
Zing
🍋VIỆT NAM! CỐ LÊN... "Trước kẻ thù, một tập thể gắn kết, kỷ luật và được lãnh đạo tốt bao giờ cũng chiến thắng được đám đông những cá nhân tự tung tự tác, không nghe lời chỉ huy" - cựu đại sứ Jean-Noel Poirier viết trong lúc điều trị corona ở Hà Nội.
🛑Ông Jean-Noel Poirier, cựu đại sứ Pháp tại Việt Nam, vừa có bài viết trên báo Pháp CAUSEUR.FR kể lại quá trình điều trị bệnh COVID-19 tại Hà Nội. Ông cũng so sánh văn hóa chống dịch ở các quốc gia theo tinh thần Nho giáo bao gồm Việt Nam với các nước châu Âu.
Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Vương quốc Anh và Mỹ. Các nước phương Tây vốn nghĩ rằng là những quốc gia truyền tải các giá trị riêng nhưng thực tế đang truyền tải virus. Một loại virus nay đang lan tràn hơn nhiều so với những giá trị mà chúng ta từng nói tới.
Các nước châu Á, chính xác là các quốc gia có nền văn hóa Nho giáo, cho đến nay đã thành công trong việc ngăn chặn làn sóng virus corona mà chúng ta - các quốc gia châu Âu đang phải dốc toàn lực thực hiện.
🛑Không có ca tử vong
Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Hong Kong, Nhật Bản và Hàn Quốc hay được lấy ra làm ví dụ. Nhưng chúng ta quên đi một đất nước Nho giáo khác, gần gũi với trái tim và lịch sử của chúng ta: Việt Nam.
Thành công của Việt Nam trong việc ứng phó với COVID-19 thậm chí còn thuyết phục hơn Hàn Quốc, một cường quốc công nghiệp.
Việt Nam đã phát triển nhanh chóng trong 20 năm qua (GDP đầu người hiện 2.700 USD, tăng hơn 7% trong năm 2019), dù vẫn còn kém rất xa Hàn Quốc hay Đài Loan về cơ sở hạ tầng, nhưng lại đang đạt được những kết quả phi thường.
Tính đến giữa tháng 4-2020, số người dương tính với virus corona chủng mới ở Việt Nam chưa tới 300 và tỉ lệ tử vong là 0%.
Việt Nam phản ứng thật nhanh và cực kỳ thận trọng. Các trường học đóng cửa từ ngày 18-1 vào dịp nghỉ tết Âm lịch và vẫn tiếp tục đóng cho tới nay.
Người dân Việt Nam, vốn đã đeo khẩu trang khi ra đường để tránh nắng và phòng ô nhiễm, nay càng đeo thường xuyên hơn. Những chai nước rửa tay sát khuẩn được đặt ở tất cả những điểm công cộng từ cuối tháng 1 (quán cà phê, lối vào tòa nhà, thang máy...).
Việt Nam cũng đã đóng cửa biên giới từ sớm với các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bắt đầu với Trung Quốc từ ngày 1-2, tức chỉ một tuần sau khi ca dương tính đầu tiên được phát hiện tại nước này (đây là người trở về từ Vũ Hán, được phát hiện dương tính ngày 23-1).
Kế đến, cũng từ những ngày đầu, Việt Nam đã áp dụng triệt để cách thứ nghiêm ngặt như sau: xác định người và nhóm người có nguy cơ nhiễm, tập trung lại, xét nghiệm, và cách ly các ca dương tính.
Phương pháp này không khác nhiều so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): "Xét nghiệm, xét nghiệm, xét nghiệm và cách ly". Việt Nam đã làm rất tốt điều này từ những ngày đầu.
🛑Tại bệnh viện Hà Nội
Số ca nhiễm đã phát hiện tại Việt Nam như vậy là rất thấp ở một quốc gia cách Vũ Hán chỉ 3 giờ bay. Các bệnh viện không bị quá tải và số lượng bệnh nhân vào ra bệnh viện đều được kiểm soát.
Bản thân tôi là một ví dụ. Tôi viết thư này từ phòng 541 của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Hà Nội, nơi tập trung điều trị các ca dương tính.
Tôi từng có hai tuần ở Paris và quay lại Việt Nam thì có xét nghiệm dương tính. Tôi được chuyển tới bệnh viện lúc 2h sáng ngày 25-3. Tôi không có triệu chứng, không có vẻ gì là bị bệnh, nhưng tôi vẫn sẽ phải ở lại bệnh viện cho đến khi âm tính.
Tôi phải ở lại bệnh viện không phải là cho bản thân tôi, mà là để bảo vệ cộng đồng khỏi bị tôi lây nhiễm. Trường hợp cho bệnh nhân không có vấn đề nghiêm trọng về thể chất được về nhà, không đeo khẩu trang, là không tưởng ở đây. Ở Việt Nam, bảo vệ lợi ích tập thể được ưu tiên hơn cả. Tự do cá nhân xếp sau.
🛑 Tập thể trên hết
Chiến lược ứng phó với Việt Nam đơn giản và bỏ qua quyền riêng tư. Bất kỳ ai bị nhiễm phải cung cấp danh tính của tất cả những người họ đã gặp (F1) trong những ngày trước đó và liệt kê tất cả địa điểm họ đã đi qua.
Tôi tự nguyện làm điều này vào đêm 24-3, trước khi tôi nhập viện. Tốt hơn hết là đừng nói dối.
F1 ngay lập tức được đưa tới một trung tâm cách ly và xét nghiệm. Mỗi F1 có nghĩa vụ phải thông báo cho người mà họ đã tiếp xúc (F2). Và những người F2 phải thực hiện các quy định giãn cách xã hội và cách ly tại nhà trong 14 ngày.
Tính tới ngày 4-4-2020, hơn 73.000 người đã cách ly tại trung tâm khép kín do quân đội quản lý, tại nhà hoặc bệnh viện.
Nếu F1 dương tính, F2 của người đó trở thành F1, lần lượt được đưa tới trung tâm cách ly và xét nghiệm. Và như vậy, công việc truy vết người nhiễm và người có nguy cơ theo cách đó là công việc mất nhiều công sức hay là công việc tỉ mỉ, ta muốn hiểu sao cũng được.
Cách làm này đạt hiệu quả tại đất nước gần trăm triệu dân như Việt Nam bởi vì được toàn dân đồng tình và thực hiện.
Ở các nước theo tinh thần Nho giáo, như Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc, quốc phòng và lợi ích tập thể đặt trên quyền lợi cá nhân. Người bị nghi nhiễm chấp nhận ở lại cách ly trong 2 tuần trong một trại quân sự cách nhà mình đến 30km bởi sự hi sinh này được mọi người xem là cần thiết cho sức khỏe cộng đồng. Người ta không được phép từ chối.
Các biện pháp được áp dụng tại Việt Nam là không thể chịu được đối với người dân chúng ta - các nước châu Âu. Chúng ta sẽ thấy các biện pháp này không chấp nhận được và không phù hợp với các giá trị của chúng ta. Nhưng chính những giá trị này rất phù hợp để virus corona lan rộng khắp châu Âu.
Sau này mới biết được liệu các biện pháp mà Việt Nam cùng các nước láng giềng sử dụng có phù hợp hơn các biện pháp chúng ta đang áp dụng hay không. Nhưng hiện tại, có vẻ các nước Nho giáo này, không cần khoe khoang gì cả, đang nhắc nhở chúng ta một bài học xưa lắc.
Đó là bài học rất hiển nhiên. Trước kẻ thù, một tập thể gắn kết, kỷ luật và được lãnh đạo tốt (thì càng tốt hơn) bao giờ cũng chiến thắng được đám đông những cá nhân tự tung tự tác, không nghe lời chỉ huy.
Trong hầu hết các lĩnh vực, trật tự và kỷ luật tập thể các nước Nho giáo - khi được dẫn dắt bởi chính sách tuyên truyền giác ngộ - chiếm ưu thế hơn so với chủ nghĩa cá nhân phương Tây.
Từ công nghiệp, giáo dục, an toàn công cộng cho tới giờ là y tế công cộng. Không có lĩnh vực nào mà chúng ta không bị vượt qua hoặc ít nhất là bắt kịp. Sự phát triển phi thường của Hàn Quốc trong 30 năm qua đã đủ sức thuyết phục. Chúng ta có thể trấn an rằng "chủ nghĩa cá nhân cho phép sáng tạo hơn", nhưng hãy nhìn phim Parasite của Hàn đoạt giải Oscar kìa.
Đồng ý là các quyền tự do cá nhân mà chúng ta có là vô giá. Trong khi, mô hình Nho giáo nói trên là sẵn sàng hi sinh lợi ích kinh tế vì lợi ích cộng đồng. Nhưng hãy nhớ là lợi ích tập thể và tự do cá nhân từng có lúc cùng tồn tại hài hòa ở Pháp. Những gì chúng ta gọi là "ý thức công dân" không khác gì hơn là sự tôn trọng quy tắc tập thể vì lợi ích toàn dân.
Ý thức công dân - sự quan tâm dành cho cộng đồng - phần lớn đã biến mất, nhường chỗ cho vô số nhóm thiểu số. Nếu chúng ta không có cách hài hòa giữa ý thức tập thể và tự do cá nhân - là thế mạnh của chúng ta cho đến đầu những năm 1980 - thì tôi e rằng chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài nhìn các nước Nho giáo vượt mặt chúng ta trên mọi phương diện.
🛑Kết lại
Sau 17 ngày ở bệnh viện cùng 5 bệnh nhân và 3 lần xét nghiệm âm tính, tôi về nhà và rồi tiếp tục phải cách ly 2 tuần tại nhà. Cơ quan y tế đã phát hiện các ca tái dương tính và ngay lập tức lệnh cách ly mới được áp đặt.
Một lần nữa an toàn tập thể được đặt trên lợi ích cá nhân. Chính quyền không muốn có rủi ro dù là nhỏ nhất.
Một sự lựa chọn không thể tưởng tượng đối với xã hội Pháp.
Theo: Tuổi trẻ 16-4
🍋 Tại Việt Nam, đã có ít hơn 300 trường hợp COVID-19 và không có trường hợp tử vong. Đây là lý do tại sao!
Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc, tuy nhiên họ đã báo cáo không có trường hợp tử vong nào từ COVID-19 và chỉ có 268 trường hợp nhiễm bệnh, trong khi các quốc gia Đông Nam Á khác đang báo cáo hàng ngàn ca.
Các chuyên gia cho biết đã có kinh nghiệm đối phó với các đại dịch trước đó, thực hiện sớm các chính sách xa cách xã hội mạnh mẽ, hành động mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo chính trị và ưu thế của một nhà nước độc tài độc đảng đã giúp đỡ Việt Nam.
"Họ đã có cam kết chính trị từ rất sớm ở cấp cao nhất", John MacArthur, đại diện quốc gia của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ tại nước láng giềng Thái Lan nói. "Và cam kết chính trị đó đã đi từ cấp trung ương xuống tận cấp làng xã."
Với kinh nghiệm có được từ việc đối phó với đại dịch SARS 2003 và H1N1 2009, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu tổ chức ứng phó vào tháng 1 - ngay khi các báo cáo bắt đầu được đưa ra từ Vũ Hán, Trung Quốc, nơi được cho là nguồn gốc virus. Đất nước này nhanh chóng đưa ra một loạt các chiến thuật, bao gồm kiểm dịch rộng rãi và truy tìm nguồn bệnh tích cực. Họ cũng đã giành được lời khen ngợi từ Tổ chức Y tế Thế giới và CDC vì sự minh bạch trong việc xử lý khủng hoảng.
Cuộc tấn công Tết Mậu Thân 50 năm sau.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã mô tả những nỗ lực của Việt Nam là " cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 2020 ", ám chỉ cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, mà đã được xem là giúp xoay chuyển cuộc chiến tranh Việt Nam.
Hàng chục ngàn người đã bị đưa vào các trại cách ly . Đến cuối tháng 3, Việt Nam đã cấm tất cả các chuyến bay quốc tế và nội địa. Chính phủ đã cách ly cả nước vào ngày 1 tháng 4. Phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng các biện pháp cách ly xã hội và ở nhà hiện tại sẽ được gia hạn thêm ít nhất một tuần nữa.
Những người phá vỡ các quy tắc trong nhà nước cộng sản độc đảng này bị đối xử khắc nghiệt. Một người đàn ông đã bị bỏ tù trong bản án chín tháng vì không đeo mặt nạ .
Đường phố thường náo nhiệt với xe máy và ô tô gần như trống rỗng ở hầu hết các thành phố lớn. Khi chi phí kinh tế của việc cách ly trở nên rõ ràng, một số doanh nhân đang đẩy mạnh để giúp đỡ. Một người đã cung cấp " ATM gạo " để phân phát gạo miễn phí cho những người không có việc làm.
Một số người vẫn có thể hoài nghi về số trường hợp COVID-19 tương đối thấp của Việt Nam. Nhưng MacArthur của CDC thì không nghĩ như vậy.
"Đội ngũ của chúng tôi tại Hà Nội đang làm việc rất chặt chẽ với các đối tác của Bộ Y tế," ông nói. "Thông tin liên lạc mà tôi có với nhóm Việt nam của tôi là vào thời điểm này, [họ] không có bất kỳ dấu hiệu nào giấu số liệu dịch bệnh"
(NPR. Org)
🍋24-4
RẤT XÚC ĐỘNG VÌ CHÍNH PHỦ ĐÃ TẠO ĐIỀU KIỆN: Hôm nay, các cơ quan chức năng, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam đã phối hợp đưa hơn 200 công dân từ Singapore về nước an toàn, hạ cánh tại sân bay quốc tế Cần Thơ.
"Thật sự, chúng tôi rất xúc động vì Chính phủ đã rất cố gắng để tạo điều kiện cho công dân. Chúng tôi biết rằng ở trong nước cũng đang gồng mình chống dịch nhưng những công dân Việt Nam còn kẹt lại ở nước ngoài được tạo điều kiện để trở về" - Chị Ngô Thu Lý, một công dân Hà Nội đến Singapore từ hồi giữa tháng 3 để chữa bệnh, may mắn được lên chuyến bay VJ812 cho biết.
🛑230 công dân Việt bao gồm người đi chữa bệnh, lao động hoặc học tập, những người có visa ngắn hạn; người quê Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Thanh Hóa; có người ở TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang... Tất cả đã cùng nhau làm đơn, gửi tới Đại sứ quán Việt Nam, cầu khẩn Bộ Ngoại giao cho phép trở về từ những ngày cuối tháng 3.
"Mắc kẹt ở một đất nước xa lạ, dù mình có thể giao tiếp tiếng Anh, vẫn là cảm giác thật sự tệ... Đã 6 đêm nay, không đêm nào tôi ngủ được. Vừa đau vì mới xạ trị, vừa lo lắng. Làm sao mà có thể ngủ được khi đường về quê hương vẫn mịt mù..." - Ngô Thu Lý từng gửi những dòng tâm sự đẫm lệ vì nhớ nhà, nhớ hai con.
Được biết, Lý tới Singapore và trải qua đợt điều trị ung thư tại Bệnh viện NUH Singapore. Nguyên do là bởi Lý đang đáp ứng tốt với thuốc và quá trình điều trị tại Sing nên bắt buộc phải bay qua bay lại chữa bệnh. Lịch trình điều trị không cho phép Lý rời khỏi Sing trước ngày đóng đường bay (27/3).
🛑Thời điểm đó, toàn bộ các đường bay đều đã đóng, kể cả muốn đi qua nước thứ ba cũng không còn nơi nào tiếp nhận. May mắn cuối cùng, ngày hôm nay 24/4, cơ hội được trở về cũng đã tới.
"Hiện tại, ngày hôm nay, ở Singapore, nước bạn đã lên tới hơn 11.000 ca nhiễm rồi. Chúng tôi vẫn theo dõi tin tức thường xuyên và biết là Việt Nam đang chống dịch rất tốt. Hy vọng, những công dân Việt còn kẹt ở nước ngoài cũng may mắn như chúng tôi, sớm có được chuyến bay trở về với đất mẹ!" - Ngô Thu Lý gửi những lời vội vã trước khi chuyến bay VJ812 cất cánh.
🛑 Ngày 24/4, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và hãng hàng không Vietjet Air đã phối hợp với các cơ quan chức năng sở tại đưa về nước an toàn hơn 200 công dân Việt Nam từ Singapore, bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người ốm đau, người đang chữa bệnh tại Singapore và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.
Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, toàn bộ phi hành đoàn và hành khách đã được kiểm tra y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Quốc phòng cùng các hãng hàng không trong nước tiếp tục tổ chức một số chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nước, trên cơ sở diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế và khả năng tổ chức tiếp nhận, cách ly ở trong nước.
Tính đến ngày 24/4, Singapore đã ghi nhận hơn 11.178 ca nhiễm, trong đố có 12 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm ở đảo quốc này tăng vọt trong thời gian qua liên quan đến các ổ dịch trong cộng đồng người lao động nhập cư.
🍋 25-4- LIÊN HỢP QUỐC TÔN VINH VIỆT NAM NƯỚC ĐẦU TIÊN NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH COVID-19
Bài Diễn văn của Tổng Thư ký Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc:
"Kính thưa quý vị!
Hôm nay trong chương trình nghị sự của HĐBA Liên Hợp Quốc quyết định dành 30 phút để tôn vinh Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới đã ngăn chặn, đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19. Đây được coi trường hợp đặc biệt, chưa từng có tiền lệ từ trước đến nay của tổ chức lớn nhất thế giới này.
Thưa quý vị!
Sau hai sự kiện 7/5/1954, 30/4/1975 và hôm nay, sau ngày 22/4/2020, Việt Nam một lần nữa đã làm chấn động thế giới về khả năng tuyệt vời trong ứng phó thành công với đại dịch Covid-19, khi mà các nước đang chìm trong thảm họa của dịch, bệnh này.
Một lần nữa thế giới ngưỡng mộ, tôn vinh, dành sự kính trọng đối với một Chính phủ kiến tạo, đổi mới, rất có năng lực, trách nhiệm với đất nước, với người dân của mình và với cộng đồng quốc tế.
Thế giới đánh giá cao, rút ra giá trị thực tiễn từ một đất nước chưa phát triển, nhưng đã biết huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân chủ động phòng, chống và giành chiến thắng trước mối hiểm họa, bất trắc.
Trước đây, Việt Nam là biểu tượng sáng ngời về ý chí quật cường, khát vọng đấu tranh giành độc lập, tự do, thì nay đã khắc họa rõ nét nhất, tiêu biểu nhất về đạo lý, tính nhân văn, mục tiêu phổ quát vì con người và đang tham gia có trách nhiệm cùng cộng đồng thế giới hướng tới mục tiêu chung vì hòa bình, hợp tác, phát triển phồn vinh.
Từ đây, Việt Nam đã cho chúng ta thấy rằng, hành tinh xanh, không gian, môi trường mà nhân loại đang chung sống, sinh tồn hiện ẩn chứa nhiều rủi ro rất khó lường nếu chúng ta không có trách nhiệm ngăn chặn, đẩy lùi được thảm họa chiến tranh, bất ổn chính trị và dịch bệnh.
Thấy rằng, không một nước nào tự lấy danh nghĩa, quan điểm, lối sống của mình để phán xét quan điểm, lối sống, tính tự quyết của nước khác hoặc bắt nạt, chèn ép, cướp đoạt tài nguyên, chủ quyền sinh tồn của nước khác.
Thấy rằng, niềm tin tôn giáo, tự do, dân chủ, quyền con người, tính chân thực của khoa học là những lĩnh vực, giá trị rất riêng biệt, tùy thuộc vào hoàn cảnh để vận dụng, tuân thủ đúng, phù hợp trong cuộc chiến chống dịch bệnh, nếu không hậu quả, di chứng để lại sẽ rất khó kiểm soát, gây bất ổn khôn lường.
Thấy rằng, thế giới ngày nay là một khối liên kết, chung sống lệ thuộc lẫn nhau, cùng hợp tác và đấu tranh, việc giữ gìn không gian sinh tồn là trách nhiệm chung của cả nhân loại, không có nước nào đứng ngoài cuộc.
Việt Nam đã góp phần tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế và là biểu tượng rất xứng đáng được tôn vinh.
Liên Hợp Quốc và nhân danh cá nhân, xin chúc mừng các bạn.
NewYork, ngày 23/4/2020
🍋Chuyến bay VN008 chở 276 người Việt từ Canada hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh lúc 17h30 ngày hôm nay 1/5.
Đại diện sân bay Vân Đồn cho biết, 276 người Việt Nam gồm học sinh dưới 18 tuổi, người cao tuổi, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người đi chữa bệnh, du lịch, công tác... đã hết thời hạn lưu trú tại Canada, được các cơ quan ngoại giao hỗ trợ đưa về nước.
Hành khách trước khi lên máy bay được đo thân nhiệt, kiểm tra, phỏng vấn tình trạng sức khỏe và phải sử dụng khẩu trang trong suốt hành trình.
Sân bay Vân Đồn vẫn áp dụng quy trình đặc biệt đón các chuyến bay quốc tế đến từ vùng dịch. Máy bay sẽ đậu ở bãi đỗ xa. Mọi thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch... được làm bên ngoài nhà ga, đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt động chung của sân bay. Sau đó hành khách được đưa về các khu vực cách ly, theo dõi sức khỏe trong 14 ngày.
Đây là chuyến bay thứ 39 kể từ khi sân bay Vân Đồn được Chính phủ giao nhiệm vụ là một trong số ít sân bay trên cả nước chịu trách nhiệm đón chuyến bay về từ các vùng dịch.
🛑Thời gian tới, trên cơ sở nguyện vọng của công dân, năng lực cách ly tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh, các cơ quan chức năng và các hãng hàng không sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân Việt Nam về nước.
Các cơ quan chức năng Việt Nam cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, các cơ quan chức năng Nhật Bản ngày 22/4 đã hỗ trợ gần 300 công dân Việt Nam trở về nước.
Ở chiều đi, chuyến bay đã vận chuyển các vật tư, trang thiết bị y tế chính phủ và nhân dân Việt Nam gửi tặng Nhật Bản để phòng chống dịch Covid-19.
Các cơ quan chức năng trong nước và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng khuyến cáo công dân Việt Nam, kiều bào tuân thủ theo các hướng dẫn của chính quyền sở tại, hạn chế tối đa việc di chuyển, đi lại và không nên về nước nếu không có lý do cấp bách.
Vnexpress
🍋 (7-5) ĐẾN THỜI ĐIỂM NÀY, CHÚNG TA ĐÃ CÓ NHỮNG THÀNH QUẢ ĐÁNG TỰ HÀO:
Báo nước ngoài đã chỉ ra yếu tố then chốt giúp Việt Nam thành công trong việc chống dịch Covid-19, đó là làm tốt những điều bình thường.
🛑Trong bài viết được đăng tải hôm 5/5 trên trang tin Vox (Mỹ), cây bút Alex Ward liệt kê một số quốc gia được cho là đã thành công trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19, trong đó có Việt Nam. Bài viết nhận định Việt Nam đã tránh được sự bùng phát của dịch dù nằm gần Trung Quốc và có nguồn lực tài chính hạn chế.
Theo bài viết, là quốc gia có thu nhập thấp, dân số đông và chung đường biên giới rộng lớn với Trung Quốc - nơi khởi phát dịch, Việt Nam lẽ ra là nước bị tổn thương rất lớn trước virus corona.
"Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã hành động mạnh mẽ từ sớm, thậm chí cả trước khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố dịch Covid-19 là tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng toàn cầu, và cho đến ngày hôm nay vẫn chưa ghi nhận ca tử vong nào vì dịch", Vox đưa tin.
🛑Bài viết chỉ ra 3 yếu tố giúp Việt Nam đạt được thành công trong cuộc chiến chống dịch, gồm: xét nghiệm nhiều, truy tìm tiếp xúc nhiều và cách ly nhiều.
📌Việt Nam bắt đầu triển khai xét nghiệm gần như ngay sau khi nước này ghi nhận 3 người từ Vũ Hán, Trung Quốc trở về bị nhiễm bệnh hồi tháng 1. Từ đó đến nay, Việt Nam đã xét nghiệm cho gần 300.000 người.
Vox cho rằng con số xét nghiệm tại Việt Nam rất nhỏ so với hàng triệu trường hợp được xét nghiệm tại Mỹ. Tuy nhiên, đây lại là con số rất cao nếu tính trên số ca nhiễm bệnh.
Bài viết cũng điểm lại quy trình xét nghiệm của Việt Nam: Đầu tiên, xét nghiệm những người từng có lịch sử đi lại tới vùng dịch, sau đó xét nghiệm những người có tiếp xúc gần với những người này, cuối cùng xét nghiệm bất kỳ ai có triệu chứng giống nhiễm virus corona. Gần đây, chính phủ Việt Nam còn mở rộng xét nghiệm tại các "điểm nóng" và những khu vực có nguy cơ cao, như những khu chợ tại Hà Nội.
"Cách làm này hiệu quả vì một lý do chính, đó là việc tập trung nguồn lực xét nghiệm vào những người có liên quan tới các ca nhiễm và cách li những người có triệu chứng sẽ khoanh vùng ổ dịch một cách hiệu quả", Vox bình luận.
📌Ngoài ra, bài viết cũng cho rằng Việt Nam có ít ca nhiễm nhờ sớm dừng các chuyến bay từ những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Những người nhập cảnh vào Việt Nam đều phải trải qua quá trình kiểm tra nhiệt độ cơ thể và tự khai báo tình trạng sức khỏe. Nếu ai khai báo không trung thực hoặc không kiểm tra nhiệt độ, họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Những ai bị ốm, dù được phát hiện tại sân bay hay bất kỳ nơi nào khác, đều được đưa vào cơ sở cách ly trong 14 ngày và không mất chi phí. Theo Vox, Việt Nam không cho phép tự cách ly tại nhà vì các nhà chức trách lo ngại người mang mầm bệnh có thể sẽ lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.
📌Bài viết cũng chỉ ra rằng, thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch nhờ vào việc người dân tiếp nhận và tuân thủ các khuyến cáo của giới chức y tế. Nhiều người tuân thủ các hướng dẫn của chính phủ về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. Điều này càng giúp cho việc chống dịch trên diện rộng trở nên dễ dàng hơn.
🛑 Từ tuần này, học sinh sinh viên tại Việt Nam được quay trở lại lớp học, trong khi nền kinh tế cũng đang trên đà mở cửa lại hoàn toàn. Theo Vox, điều này cho thấy cách ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam đã thành công như thế nào.
"Việt Nam không cần sử dụng công nghệ cao siêu hay các phương pháp mới. Họ chỉ đơn giản là làm những điều bình thường một cách phi thường", Vox kết luận.
Theo Vox
Dân trí
🍋(8-5) CÁC Y BÁC SĨ ĐÃ QUÁ VẤT VẢ RỒI, MONG ANH QUA KHỎI:
Hội đồng Chuyên môn thuộc Bộ Y tế đang xem xét phương án ghép phổi cho "bệnh nhân 91", ca Covid-19 nặng nhất Việt Nam.
🛑Phương án này được Hội đồng Chuyên môn thông tin trong cuộc họp với các tổ chức quốc tế về chiến lược xét nghiệm, điều trị Covid-19 trong giai đoạn mới, ngày 7/5.
"Chúng tôi đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân", giáo sư Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn, cho biết.
Theo giáo sư Kính, "bệnh nhân 91" vẫn trong tình trạng nguy kịch. Hai phổi bệnh nhân đông đặc, men gan và tình trạng nhiễm trùng tăng, đang được điều trị kháng sinh, lọc máu, can thiệp ECMO ngày thứ 32.
Mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu bệnh nhân xét nghiệm ngày 6/5 kết quả dương tính với nCoV, trong khi mẫu máu và dịch rửa phế quản âm tính. Năm lần xét nghiệm trước đó kết quả liên tiếp âm tính.
"Bệnh nhân 91", phi công người Anh, 43 tuổi, cao 1,83 m, nặng 100 kg, chỉ số khối cơ thể (BMI) 30.1 - béo phì. Anh bị rối loạn đông máu, mắc hội chứng "cơn bão cytokine" - phản ứng miễn dịch dữ dội, tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước. Bộ Y tế phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị.
🛑Hai bệnh nhân nặng khác đã tiến triển tốt. "Bệnh nhân 20", 64 tuổi, không còn can thiệp ECMO, cai máy thở, nói và ăn uống được. Bà đang tập phục hồi chức năng và tăng cường dinh dưỡng.
"Bệnh nhân 161", 88 tuổi, đã khỏi Covid-19, điều trị phục hồi tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Bạch Mai.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong do Covid-19.
Vnexpress
🍋12-5 Thầy thuốc Việt Nam muốn cứu bệnh nhân đến cùng vì lương tâm nghề nghiệp. Chiều nay 12-5, các chuyên gia 3 miền Bắc- Trung - Nam đã có cuộc hội chẩn thứ 2 trong vòng 3 ngày và đưa ra chỉ định ghép phổi.
☘Thông tin từ cuộc hội chẩn, phổi của bệnh nhân tổn thương nặng, khả năng hồi phục kém, có chỉ định ghép phổi cho bệnh nhân.
Bệnh nhân được xác định đã âm tính với virus SARS-CoV-2 (trước đó đã có xét nghiệm cho kết quả dương tính trở lại).
☘nếu ghép phổi phải giải quyết 2 vấn đề: Điều trị nhiễm khuẩn và tìm được phổi hiến tặng có các yếu tố phù hợp với bệnh nhân về miễn dịch, sinh hoá, kích thước lá phổi...
Trước đó, đã có một người hiến tặng phổi (người chết não) nhưng người hiến tặng cũng có vấn đề nhiễm trùng nên không thể hiến tặng như tâm nguyện.
Cơ quan có chức năng của Anh cũng đã thông báo cho Bộ Y tế đã tìm được một người thân của bệnh nhân, người này đã trao đổi với Bộ Y tế về các vấn đề chuyên môn và cho biết sẽ hợp tác với các quyết định liên quan đến chuyên môn của ngành y tế Việt Nam về phương pháp chữa trị cho bệnh nhân.
"nếu không được ghép phổi thì nguy cơ bệnh nhân không hồi phục là rất cao, nhưng nếu được ghép thì bệnh nhân có cơ hội nhất định, chúng tôi mong muốn tìm một cơ hội cho bệnh nhân vì lương tâm nghề nghiệp" - nguồn tin kể trên cho biết.
Nhóm chuyên gia hội chẩn đã thông báo về 3 ca ghép phổi ở bệnh nhân COVID-19 đã thực hiện ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong đợt dịch này và cho biết bệnh nhân có tiến triển đáng kể.
Bệnh viện sẽ làm thêm một số xét nghiệm trước khi chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Chợ Rẫy.
chưa rõ kinh phí cho ca ghép phổi, và bên nào chi trả. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân người Anh là khách du lịch đến Việt Nam và phát hiện dương tính ngay sau khi nhập cảnh đều đã được các hãng bảo hiểm chi trả phí điều trị.
Tuổi trẻ
🍋10-5 MỌI NGƯỜI ĐÃ VỀ QUÊ HƯƠNG, Phi hành đoàn 29 người đã đảm nhiệm chuyến bay dài 33 giờ sang thành phố San Francisco (Mỹ) để đưa người Việt hồi hương.
🛑 Lúc 18h45 ngày 8/5, chuyến bay thẳng VN1 từ San Francisco (Mỹ) đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh), đưa 343 người Việt Nam về nước an toàn. Một ngày trước đó, máy bay khởi hành tại sân bay Nội Bài với một hành khách quốc tịch Mỹ và vận chuyển trang bị y tế do các đơn vị trong nước ủng hộ, gửi tặng cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ.
Các chuyến charter (thuê chuyến) của Vietnam Airlines trước đó đến Trung Quốc và Đông Nam Á chỉ trong 8-9 giờ hay đến châu Âu trong 24 giờ, còn đường bay lần này đến Mỹ dài hơn 25.000 km với hành trình 33 giờ.
Trên một chuyến bay chặng dài thường lệ, tổ bay thường có từ 14 đến 16 người, song do máy bay đến Mỹ phải quay đầu về luôn nên Vietnam Airlines đã huy động tổ bay với 29 người, gồm 8 phi công, 16 tiếp viên, còn lại là nhân viên kỹ thuật, nhân viên mặt đất. Phần lớn phi hành đoàn là nam giới, chỉ có 5 tiếp viên nữ trên máy bay.
Để hạn chế lây nhiễm, toàn bộ thức ăn, nước uống trên máy bay đều được mang theo từ Việt Nam. Thức ăn của phi hành đoàn bảo quản trong các thùng xốp chuyên dụng. Ngoài thức ăn theo tiêu chuẩn, đoàn bay còn chuẩn bị thêm cho các thành viên đội bay các thức ăn như xôi ruốc, thịt bò, trái cây và thuốc bổ. Với hành khách, mỗi người được phát 3 túi thức ăn là đồ nguội gồm bánh, sữa và 3 chai nước suối.
🛑 Ở sân bay San Francisco, mỗi thành viên phi hành đoàn có nhiệm vụ riêng. Các tiếp viên đón khách lên máy bay, đặt đồ ăn của khách tại chỗ ngồi. Các nhân viên mặt đất thực hiện các nghiệp vụ hành khách và hành lý, nhân viên kỹ thuật kiểm tra máy bay, tra nạp nhiên liệu cho chặng bay về nước.
Chỉ huy tàu bay, cơ trưởng Đặng Ngọc Cơ có 26 năm kinh nghiệm chia sẻ, đường bay đến Mỹ đi qua các nước Trung Quốc, Nga, Canada, hoàn toàn mới với các phi công Vietnam Airlines. Song anh cùng một số thành viên phi hành đoàn từng đi nhận máy bay Boeing 787-9 và Boeing 787-10 tại Mỹ trước đây, nên giờ không bỡ ngỡ trên hành trình này.
Chuyến bay VN1 từ Hà Nội đến San Francisco bay thẳng 14 giờ, máy bay dừng đón khách hơn 3 giờ tại sân bay. Chặng về vận chuyển 343 hành khách và hành lý nên máy bay Boeing 787-10 phải hạ cánh kỹ thuật xuống Alaska (Mỹ) để nạp nhiên liệu. Thời gian bay từ San Francisco đến Alaska là 4 giờ, rồi bay về Việt Nam gần 11 giờ. Bay chặng dài nên 4 tổ bay với 8 phi công phải thay nhau lái, nghỉ ngơi.
"Khi điều khiển máy bay đáp xuống sân bay San Fransico, tôi hồi hộp hơn các lần trước đến Mỹ vì nhiệm vụ lần này là phải đưa công dân Việt Nam ra khỏi vùng dịch và về nước an toàn. Chuyến bay đang được nhiều người mong ngóng", anh Cơ nói.
Công tác kiểm tra an ninh của phía Mỹ cũng khác biệt các nước khác. Sau khi đáp xuống sân bay, phía Mỹ yêu cầu toàn bộ phi hành đoàn xuống máy bay để nhập cảnh, kiểm tra an ninh sau đó làm thủ tục xuất cảnh. Thời gian đó, bộ phận an ninh sân bay lên máy bay Vietnam Airlines kiểm tra an ninh. Việc này khác với nhiều chuyến bay charter đón người Việt khác là phi hành đoàn không nhập cảnh.
"Khi thấy chúng tôi ở sân bay, các cháu du học sinh người Việt òa lên khiến chúng tôi xúc động", cơ trưởng Cơ bày tỏ.
🛑 Tiếp viên Nguyễn Thị Bạch Nga chia sẻ, nhóm chị đều là những tiếp viên tình nguyện xung phòng đi vào vùng dịch, là những người có kinh nghiệm bay lâu năm và có sức khỏe tốt. Trước khi lên máy bay, mỗi thành viên được phát hai bộ quần áo, mũ, bọc giầy, găng tay và gần chục chiếc khẩu trang đủ sử dụng cho cả hai chặng đi và về. Mỗi khi di chuyển trong các khoang hành khách, tiếp viên đều phải khử trùng toàn thân, thay khẩu trang, găng tay.
Chị Bạch Nga kể, hành khách lên máy bay được đo thân nhiệt hai lần tại nhà ga và cửa vào máy bay. Có khoảng 30% hành khách mặc đồ bảo hộ lên máy bay và toàn bộ hành khách đeo khẩu trang, nhiều du học sinh còn xin thêm khẩu trang trên máy bay và đeo hai chiếc.
Khoảng khắc ấn tượng với Nga là khi phi hành đoàn đi qua phòng chờ lên máy bay thì nhiều người Việt đứng lên chào đón họ, niềm vui rạng ngời trên từng ánh mắt, một số bạn trẻ nói lớn là "sắp được về rồi". Lên máy bay, hành khách đều khẩn trương vào chỗ ngồi mà không cần tiếp viên hướng dẫn, như họ muốn mau chóng về nhà.
Nga cho biết, phần lớn hành khách lên tàu bay là du học sinh bị kẹt khi trường học đóng cửa, một số người lớn tuổi thăm con cháu bị kẹt lại. Họ đều mong muốn về nước do Covid-19 bùng phát ở Mỹ.
🛑 Khi lên máy bay, một số du học sinh lộ rõ vẻ mệt mỏi, căng thẳng. Có em cho biết từ bang khác đến San Francisco trước đó cả tuần để về Việt Nam, song chuyến bay dự kiến ngày 2/5 phải dời đến 7/5 khiến các em phải chờ đợi mệt mỏi và căng thẳng lo sợ bị nhiễm bệnh. Một số em phải thuê khách sạn, nhà dân để tá túc.
Trên chuyến bay có một nữ hành khách bị nôn ói song không có biểu hiện ho sốt. Vị khách cho biết cô chưa ăn sáng và bị mệt mỏi, căng thẳng. Sau khi được các tiếp viên động viên, ăn uống đầy đủ, nữ hành khách đã ngủ được và khỏe dần.
Tiếp viên trưởng Vũ Thị Thu Hà kể, ấn tượng với cô là khi máy bay hạ cánh tại sân bay San Francisco, trời xanh nắng vàng chan hòa như chào đón. Khi làm thủ tục bay, các du học sinh đều hồ hởi giương cờ Việt Nam khiến cô xúc động.
Khi máy bay hạ cánh ở sân bay Vân Đồn, khoang hành khách rộ lên tiếng vỗ tay lớn. Nhiều người bày tỏ cám ơn phi hành đoàn đưa họ về an toàn sau hành trình dài. Một nam hành khách Việt kiều duy nhất trên chuyến bay chiều từ Việt Nam đi Mỹ cũng gửi lại một lá thư bày tỏ cảm ơn phi hành đoàn.
Với tiếp viên Bạch Nga, chuyến bay đặc biệt đến Mỹ lần này là kỷ niệm đẹp nhất trong cuộc đời bay 28 năm của mình. Còn với Thu Hà, cô tự hào kể với bạn bè và các con rằng mình đã bay chuyến chở khách đầu tiên từ Mỹ của Vietnam Airlines.
🛑Ảnh:
1) Phi hành đoàn họp trên máy bay trước giờ khởi hành. Ảnh: NVCC.
2) Tiếp viên Nguyễn Thị Bạch Nga (trái) và đồng nghiệp trên chuyến bay. Ảnh: NVCC
3) Tiếp viên trưởng Vũ Thị Thu Hà trước chuyến bay. Ảnh: NVCC.
4) Niềm vui của phi hành đoàn sau khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn tối 9/5. Ảnh: NVCC.
🍋DÀNH CHO CÁC BẠN THẮC MẮC: CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TỪ LÚC NHẬP VIỆN ĐẾN NAY TRÊN DƯỚI 5 TỈ ĐỒNG
Trả lời câu hỏi của về chi phí điều trị cho bệnh nhân, ông Khuê cho biết hiện nhà nước Việt Nam vẫn đang chi trả khoản tiền này và sẽ sớm trao đổi với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam về vấn đề chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM cho biết do tình trạng bệnh nhân 91 quá nặng, trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, bệnh viện đã dùng nhiều loại thuốc tốt nhất, đặt mua từ nước ngoài về để điều trị tích cực cho bệnh nhân như thuốc an thần, thuốc kháng đông...
Theo BS Nguyễn Thanh Phong - trưởng khoa nhiễm D Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, đơn vị trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, kể từ khi nhập viện đến nay, toàn bộ chi phí điều trị của bệnh nhân đang do bệnh viện chi trả.
Việc chạy ECMO (thiết bị hỗ trợ tuần hoàn ngoài cơ thể) khá tốn kém, mỗi lần thay màng lọc có thể tốn gần cả trăm triệu đồng. Theo thông tin có được thì chi phí điều trị của bệnh nhân từ lúc nhập viện đến nay trên dưới 5 tỉ đồng.
🍋 TS. Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam bày tỏ ấn tượng trước các biện pháp rất nhanh, hiệu quả đã được triển khai thời gian qua.
"Các bạn nắm bắt thông tin rất nhanh, chia sẻ minh bạch, kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy, hiệu quả... Tôi muốn dành thời gian phân tích, tổng hợp các bài học, kinh nghiệm phòng, chống dịch của Việt Nam để chia sẻ với cộng đồng quốc tế".
Trước đó, chiều 12-5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã làm việc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, một số chuyên gia quốc tế, lãnh đạo Bộ Y tế và đại diện một số bộ, ngành... về tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam.
----------------------------
27 NGÀY KHÔNG CÓ CA LÂY NHIỄM TRONG CỘNG ĐỒNG; BN91 PHỤ THUỘC HOÀN TOÀN VÀO ECMO
🛑Tổng số ca mắc:
- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 13/5: 27 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 6h ngày 13/5: Việt Nam có tổng cộng 148 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 18h ngày 12/5 đến 6h ngày 13/5: 0 ca mắc mới
🛑Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 12.634, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 322
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.819
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 5.493
🛑Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
- Chỉ còn BN91 vẫn đang nguy kịch, đã được chụp CT để đánh giá chức năng phổi, chiều ngày 12/5, hội đồng chuyên môn đã hội chẩn 3 miền Bắc- Trung-Nam tiếp tục để đánh giá tình hình sức khoẻ và khả năng ghép phổi. Tại điểm cầu Bệnh viện Chợ Rẫy, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn- Thứ trưởng Bộ Y tế, trưởng Tiểu ban Điều trị chủ trì buổi hội chẩn.
Hiện bệnh nhân đã sang ngày thứ 56 điều trị, 37 ngày được can thiệp ECMO, thở máy qua mở nội khí quản ngày thứ 18. Bệnh nhân đang tiếp tục phải thở máy, lọc máu, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO.
- BN19 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh chuyển trạng thái từ bệnh nhân nguy kịch sang nặng, hồi phục tốt, đã tự thở khí phòng.
Có lẽ đến thời điểm hiện nay, đây là một trong số ít bệnh nhân để lại nhiều dấu ấn nhất:
Bệnh nhân có thời gian nằm viện lâu nhất- bệnh nhân này đã trải qua hơn 2 tháng điều trị (bệnh nhân phát hiện mắc bệnh từ 7/3/2020). Một trong 3 bệnh nhân nặng nhất, hôn mê dài. Một trong 2 bệnh nhân chạy ECMO (Hệ thống tim phổi ngoài lồng ngực); Tưởng chừng đã tử vong (đã ngừng tim, phải ép tim và cấp cứu liên tục gần 40 phút). Hồi phục ngoạn mục (hiện bệnh nhân đã tập thở, tập vận động).
*** ĐƯA CÔNG DÂN VIỆT TỪ NGA VỀ VIỆT NAM
Trong số công dân này có phụ nữ có thai, trẻ em dưới 18 tuổi, du học sinh không có nơi lưu trú do trường học và ký túc xá đóng cửa, người cao tuổi, người ốm đau, người đi du lịch và quá cảnh từ các nước khác bị kẹt lại, người lao động hết hạn thị thực và hợp đồng lao động.
*Trước đó, trên chuyến bay tới Nga ngày 12/5, Vietnam Airlines đã vận chuyển một số hành khách Nga hồi hương.
*Trên cơ sở nguyện vọng của công dân, năng lực cách ly tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không của Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân về nước theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.
🍋RẤT ĐÁNG TỰ HÀO, BÁO CNN CÓ BÀI KHEN:
CNN có bài phân tích thành công đáng khen ngợi của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19, trong đó nhấn mạnh sự phản ứng nhanh chóng và các biện pháp đối phó quyết liệt.
Khi thế giới nhìn vào những thành công trong kiểm soát đại dịch Covid-19 ở châu Á, nhiều người quan tâm và dành sự ngợi khen cho Hàn Quốc, Đài Loan hay Hong Kong. Thế nhưng, có một câu chuyện thành công cần được nhắc tới, đó là Việt Nam.
👉THÀNH CÔNG CHỐNG DỊCH DÙ NẰM SÁT TRUNG QUỐC
Đất nước với 97 triệu dân tới nay chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào tử vong vì nhiễm virus corona. Dù có đường biên giới chung kéo dài hàng nghìn km với Trung Quốc, ổ dịch ban đầu, cũng như đón tiếp hàng triệu du khách Trung Quốc tới thăm mỗi năm, Việt Nam mới chỉ ghi nhận 328 ca dương tính với virus corona, bài viết của CNN nêu rõ.
Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là Việt Nam hiện là quốc gia với mức thu nhập trung bình thấp, không có hệ thống chăm sóc y tế hiện đại bằng nhiều quốc gia khác trong khu vực. Việt Nam chỉ có 8 bác sĩ trên mỗi 10.000 dân, chỉ bằng 1/3 so với Hàn Quốc, theo thống kê của Ngân hàng thế giới (WB).
Sau 3 tuần cách ly xã hội áp dụng trên toàn quốc, Việt Nam đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế vào cuối tháng 4. Tới nay, Việt Nam đã trải qua hơn 40 ngày không ghi nhận thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng. Các doanh nghiệp và trường học mở cửa trở lại, cuộc sống dần trở lại trạng thái bình thường.
Một số người có thể bày tỏ sự hoài nghi về số liệu tích cực tại Việt Nam. Tuy nhiên, bác sĩ bệnh truyền nhiễm tên Guy Thwaites, làm việc ở một trong các bệnh viện chính được chỉ định là nơi điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam, cho biết số liệu được công bố phù hợp với diễn biến dịch bệnh trên thực tế.
"Tôi đi tới các thôn xóm mỗi ngày, tôi biết tình hình, tôi biết không có ai tử vong", bác sĩ Thwaites cho biết. Ông Thwaites hiện là giám đốc đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại TP.HCM.
"Nếu có các ca lây nhiễm không được báo cáo hoặc không được kiểm soát trong cộng đồng, chúng ta sẽ thấy các ca bệnh này tại bệnh viện, người bệnh sẽ nhập viện với dấu hiệu viêm phổi, điều đó không xảy ra ở Việt Nam", ông Thwaites nói.
Làm cách nào để Việt Nam đi ngược lại xu hướng dịch bệnh toàn cầu và hầu như đã đánh bại virus corona? Câu trả lời, theo các chuyên gia y tế cộng đồng, phụ thuộc vào sự kết hợp nhiều yếu tố, từ phản ứng nhanh chóng của chính phủ trong ngăn chặn sự lây lan, theo dõi và kiểm dịch nghiêm ngặt, cho tới công tác truyền thông hiệu quả.
👉Việt Nam bắt đầu chuẩn bị đối phó với sự lây lan của virus corona nhiều tuần trước khi ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện.
Vào thởi điểm chính quyền Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định không có "bằng chứng rõ ràng" về lây nhiễm từ người sang người, Việt Nam đã chủ động có sự phòng ngừa.
"Chúng tôi không chỉ ngồi chờ hướng dẫn từ WHO. Chúng tôi sử dụng dữ liệu thu thập được từ bên ngoài và trong nước, và quyết định có các hành động sớm", ông Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết.
Từ đầu tháng 1, Việt Nam đã triển khai quét thân nhiệt đối với hành khách từ Vũ Hán đến sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội. Hành khách có dấu hiệu sốt bị cách ly và giám sát chặt chẽ.
Từ giữa tháng 1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu các cơ quan chính phủ thực hiện "các biện pháp quyết liệt" nhằm ngăn dịch bệnh lan truyền vào Việt Nam, tăng cường các biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu biên giới, sân bay và bến cảng.
Ngày 23/1, Việt Nam xác nhận ca nhiễm Covid-19 đầu tiên, hai công dân Trung Quốc tại Việt Nam, trong đó 1 người đến từ Vũ Hán. Ngay trong ngày sau đó, nhà chức trách Việt Nam đã hủy toàn bộ chuyến bay đi và đến từ Vũ Hán.
"Chiến đấu chống đại dịch giống như chiến đấu chống giặc", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố trong phiên họp của đảng Cộng sản Việt Nam hôm 27/1. Ba ngày sau đó, chính phủ Việt Nam thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, cùng ngày với thời điểm WHO công bố tình trạng y tế khẩn cấp quốc tế do virus corona.
Ngày 1/2, Việt Nam ban bố tình trạng dịch bệnh toàn quốc, sau khi 6 ca nhiễm virus corona được phát hiện trên cả nước. Tất cả chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc bị tạm dừng, không lâu trước khi Việt Nam dừng cấp thị thập nhập cảnh cho công dân Trung Quốc.
Trong tháng 2, các biện pháp kiểm soát du lịch, cách ly người nhập cảnh và dừng cấp thị thực nhập cảnh liên tục được mở rộng, khi dịch bệnh có dấu hiệu lan rộng ra bên ngoài Trung Quốc, bùng phát ở Hàn Quốc, Iran và Italy. Đến cuối tháng 3, Việt Nam đóng cửa toàn bộ biên giới với người nước ngoài.
Việt Nam cũng nhanh chóng thực hiện các biện pháp phong tỏa chủ động. Ngày 12/2, Việt Nam phong tỏa toàn bộ một khu vực với 10.000 dân ở tỉnh Vĩnh Phúc trong 20 ngày sau khi phát hiện 7 ca nhiễm virus corona. Đây là lệnh phong tỏa quy mô lớn đầu tiên được tiến hành bên ngoài Trung Quốc.
Các trường học, với kế hoạch mở cửa trở lại vào tháng 2 sau kỳ nghỉ Tết Âm lịch, được yêu cầu
🇻🇳 VIỆT NAM SẴN SÀNG CHIA SẺ THÔNG TIN!
"Các bạn nắm bắt thông tin rất nhanh, chia sẻ minh bạch, kịp thời, áp dụng công nghệ thông tin nhanh nhạy, hiệu quả... Tôi muốn dành thời gian phân tích, tổng hợp các bài học, kinh nghiệm phòng, chống dịch của Việt Nam để chia sẻ với cộng đồng quốc tế".
TS. Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định như vậy trước Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và nhiều chuyên gia quốc tế vào chiều nay (12/5). Ông và nhiều chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ cảm giác an toàn khi sống, làm việc tại Việt Nam thời gian qua.
🛑TS. Kidong Park cũng cho biết: "Chúng tôi đã rà soát toàn bộ quá trình nhập viện, điều trị BN251 và xem xét rất kỹ các xét nghiệm làm cho bệnh nhân này với 6 lần liên tiếp âm tính với SARS CoV-2. Chúng tôi tin tưởng kết quả hội chẩn chuyên môn của các bác sĩ Việt Nam. Các chi tiết đưa ra hoàn toàn logic, không có lý do nào để cho rằng không chính xác".
Tuy nhiên, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam và một số chuyên gia quốc tế nhấn mạnh thế giới vẫn chưa có thuốc đặc trị, hay vaccine ... do vậy, dịch bệnh được dự báo sẽ kéo dài nhiều tháng, thậm chí tính bằng năm.
Việt Nam vẫn phải ở trong tâm thế hết sức cảnh giác, theo dõi chặt chẽ khi các quốc gia đang phải ứng phó vô cùng vất vả, vẫn hiện hữu nguy cơ có những ca bệnh tại cộng đồng.
🛑Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, đóng góp các sáng kiến, bài học kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh đối với cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước nghèo, đang phát triển.
Trước tình hình COVID-19 trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam phải "bao đê cho chặt", nghĩa là phải tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn, mới có thể nới lỏng được ở bên trong để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.
Các lực lượng phòng, chống dịch như y tế, quân đội, công an... không được nghỉ ngơi, luôn trong trạng thái sẵn sàng. Đơn cử, ngành y tế tiếp tục triển khai nghiên cứu về thuốc, vaccine, phác đồ điều trị, lập hồ sơ sức khoẻ điện tử từng người dân... Lực lượng quân đội, công an tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh, thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung.
Tại cuộc làm việc, Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 đặc biệt lưu ý trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trong thực hiện nghiêm việc cách ly với những chuyên gia, lao động kỹ thuật cao tại các cơ sở lưu trú ở địa phương.
🍋ANH PHẢI QUA KHỎI ANH NHÉ, ĐỪNG PHỤ LÒNG NGƯỜI VIỆT, ĐỪNG PHỤ LÒNG CÁC Y BÁC SĨ ĐÃ NỖ LỰC SUỐT THỜI GIAN QUA.
🛑Liên quan bệnh nhân 91 (phi công người Anh, ca bệnh nặng nhất hiện nay), ông Nguyễn Hoàng Phúc - phó giám đốc Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia, chiều 14-5 cho biết đã có 30 người đề nghị hiến tặng phổi cho bệnh nhân này.
30 người này sống ở nhiều vùng miền, người trẻ nhất mới 35 tuổi, một số người đã gửi kèm thông tin về chiều cao và nhóm máu đến trung tâm và đều tình nguyện hiến tặng một phần phổi cho bệnh nhân phi công người Anh.
"Những người tình nguyện chia sẻ họ mong muốn hiến tạng cứu bệnh nhân nặng, như một hành động đồng hành cùng nỗ lực của mọi người Việt khác ngăn chặn dịch bệnh và cũng là vì muốn giúp đỡ bệnh nhân trong khả năng của mình", ông Phúc chia sẻ.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết vẫn ưu tiên số 1 là tìm nguồn tạng hiến tặng từ người hiến đã chết não để ghép cho bệnh nhân.
🛑Theo ông Lương Ngọc Khuê - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - hiện bệnh nhân đã có 5 lần xét nghiệm âm tính với virus corona chủng mới, nhưng do bệnh nhân vẫn đang phải điều trị nhiễm trùng nên cần điều trị nhiễm trùng và hồi sức trước khi chỉ định ghép phổi.
"Bệnh viện điều trị cho bệnh nhân sẽ làm thêm 1 xét nghiệm và gửi Viện Pasteur TP.HCM để nuôi cấy xem virus đã bất hoạt và đối chứng trước khi chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Chợ Rẫy để hồi sức. Đây đang là giai đoạn chuẩn bị điều kiện để có thể ghép phổi cho bệnh nhân", ông Khuê cho biết.
🛑Bộ Y tế cũng giao Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận điều trị bệnh nhân phi công người Anh, hồi sức và phối hợp với Bệnh viện Việt Đức chuẩn bị ghép phổi cho bệnh nhân khi đủ điều kiện. Cục Quản lý khám chữa bệnh nghiên cứu xem xét các quy định pháp lý, xác định chi phí điều trị và tìm kiếm nguồn tài trợ cho ca ghép đặc biệt này.
Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Đức, nơi đã thực hiện 3 ca ghép phổi từ người hiến phổi đã chết não, chi phí cho 1 ca ghép phổi tùy tình trạng của bệnh nhân nhận phổi và tùy thời gian điều trị hồi sức sau ghép, thường lên tới 1,5-2 tỉ đồng.
----------------------------
🛑 Hãng tin có trụ sở tại Anh cho biết Việt Nam đang nỗ lực hết sức để cứu sống phi công người Anh mắc COVID-19. Người này đang làm cho Vietnam Airlines và là bệnh nhân nặng nhất của Việt Nam cho tới lúc này.
Hãng tin Reuters ngày 14-5 đăng tải bài viết về quyết tâm cứu sống phi công người Anh mắc COVID-19. Báo Strait Times của Singapore cũng dẫn lại bài viết này.
Reuters tường thuật: "Thông qua xét nghiệm và cách ly tập trung, Việt Nam đang giữ số ca nhiễm virus corona chỉ ở mức 288 ca và không có ca tử vong nào. Quốc gia Đông Nam Á này đang rất cố gắng cứu sống người đàn ông 43 tuổi, là 'bệnh nhân 91', người bị lây nhiễm virus corona tại một quán bar ở TP.HCM vào giữa tháng 3".
Theo hãng tin Anh, hơn 4.000 người có liên quan đến ổ dịch này đã được xét nghiệm và kết quả có 18 người nhiễm virus corona. Trong khi hầu hết mọi người đã hồi phục, viên phi công người Anh đang vật lộn với sự sống và tình trạng của người này đang xấu đi đáng kể.
Hôm 12-5, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc hội chẩn với các chuyên gia từ các bệnh viện tuyến đầu và quyết định rằng cách duy nhất để cứu bệnh nhân này là ghép phổi.
Reuters cho biết trường hợp bệnh nhân phi công người Anh thu hút sự quan tâm của cả nước, nơi chính phủ đang giành được sự ủng hộ vì chiến dịch ứng phó với dịch bệnh.
Reuters ngày 14-5 trích dẫn cho biết có 10 người, bao gồm một cựu quân nhân 70 tuổi và một phụ nữ đã tham gia nhiều công việc thiện nguyện, đã đăng ký tự nguyện hiến phổi cho bệnh nhân người Anh nhưng các bác sĩ đã từ chối.
"Chúng tôi rất xúc động trước đề nghị chân thành của 2 người tình nguyện đó, nhưng trong điều kiện hiện tại không thể nhận phổi hiến tặng từ người cho còn sống, nhất là người cựu chiến binh đã lớn tuổi", đại diện Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia nói, Hãng tin Reuters tường thuật.
Hiện phi công người Anh đã bị xơ hóa đông đặc toàn bộ 2 phổi, chỉ 10% vùng phổi còn hoạt động.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn nói với truyền thông vào tháng trước rằng Việt Nam đã nhập khẩu thuốc chuyên khoa từ nước ngoài để điều trị chứng máu đông ở phổi cho bệnh nhân nhưng không có kết quả.
Reuters cũng trích dẫn Thông tấn xã Việt Nam cho biết Việt Nam đã chi hơn 5 tỉ đồng để cố gắng cứu sống bệnh nhân này.
"Vào tháng 3, truyền thông Trung Quốc cho biết họ đã thực hiện thành công ca ghép phổi trên một bệnh nhân COVID-19, một phương pháp được xem là quan trọng để điều trị cho các bệnh nhân nặng.
Việt Nam hi vọng tận dụng việc chống dịch tốt để định vị mình là nơi an toàn để kinh doanh, khi các nước đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng bằng cách rời xa Trung Quốc" - Reuters viết.
----------------------------
🛑 Đến chiều 14-5, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới, trong khi đó đã có 30 người đề nghị hiến tặng phổi cho bệnh nhân phi công người Anh.
Thông tin từ Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, đến 18h ngày 14-5, Việt Nam không có ca bệnh mới. Như vậy đã 7 ngày liền Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới, đồng thời đã 28 ngày không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 mới từ cộng đồng.
Trong ngày có thêm 8 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Như vậy, Việt Nam chỉ còn 28 bệnh nhân đang điều trị.
Tuổi trẻ
🛑 BBC: Hành động sớm giúp Việt Nam khống chế thành công Covid-19
Việt Nam viết nên câu chuyện thành công trong cuộc chiến với virus corona bằng cách hành động quyết liệt từ sớm. Phản ứng quyết liệt ngay từ ban đầu đã chứng minh hiệu quả về sau.
Dù có đường biên giới dài tiếp giáp Trung Quốc và dân số khoảng 97 triệu người, Việt Nam chỉ ghi nhận hơn 300 ca bệnh Covid-19 và không có bất kỳ trường hợp nào tử vong. Đã gần một tháng kể từ ca lây nhiễm cộng đồng gần nhất, Việt Nam giờ đây đang bắt đầu mở cửa trở lại.
Theo các chuyên gia, không như nhiều nước đang chứng kiến số ca nhiễm và tử vong vì virus corona trên diện rộng, Việt Nam đã thấy "khe cửa hẹp" để hành động từ sớm và tận dụng cơ hội này tối đa, theo nhận định của BBC.
🛑BIỆN PHÁP MẠNH TAY NHƯNG HỢP LÝ
Nhận thấy hệ thống y tế có nguy cơ bị quá tải dù cho dịch bệnh lây lan chỉ ở mức vừa phải, Việt Nam chọn ngăn chặn từ sớm và trên diện rộng.
"Khi bạn phải đối phó với những mầm bệnh bí ẩn và chưa rõ mức độ nguy hiểm, tốt nhất là phản ứng mạnh tay hơn", Todd Pollack, chuyên gia thuộc chương trình Đối tác Tiến bộ Y tế tại Việt Nam (HAIVN), trả lời trên BBC.
Từ đầu tháng 1, trước khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, chính phủ đã khởi động quá trình chuẩn bị để ứng phó quyết liệt bệnh viêm phổi lạ ở Vũ Hán. Thời điểm đó, mới có 2 ca tử vong được ghi nhận ở Trung Quốc.
Khi ca nhiễm đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 23/1, Việt Nam lập tức kích hoạt kế hoạch khẩn cấp.
"Họ hành động rất nhanh, đến mức vào thời điểm đó có thể là hơi nặng tay, nhưng dần chứng tỏ đó là quyết định hợp lý", Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford tại thành phố Hồ Chí Minh, thành viên một số dự án về bệnh truyền nhiễm của chính phủ, nhận định.
Việt Nam cho thực thi những biện pháp mà các nước phải nhiều tháng sau mới bắt đầu tiến hành: từ hạn chế nhập cảnh, giám sát chặt chẽ các ca nghi nhiễm, đóng cửa biên giới với Trung Quốc, đến tăng cường kiểm tra sức khỏe tại biên giới và những địa điểm rủi ro cao.
Trường học đóng cửa từ kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán vào cuối tháng 1 đến giữa tháng 5. Một chiến dịch truy vết tiếp xúc quy mô lớn và huy động nhiều nhân lực được tiến hành từ sớm.
"Đất nước này đã ứng phó với nhiều đợt bùng phát dịch trước đây", giáo sư Thwaites đề cập một số đợt dịch như SARS (năm 2003), cúm gia cầm (2010), dịch sởi và sốt xuất huyết Dengue.
"Chính phủ và người dân đã quen với việc ứng phó những căn bệnh truyền nhiễm và rất xem trọng công việc này, có lẽ còn nhiều hơn những nước giàu. Họ biết cách xử lý", ông đánh giá.
Đến giữa tháng 3, mọi trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, cũng như những người thuộc diện tiếp xúc gần với ca nhiễm đã được xác nhận, đều phải cách ly trong 14 ngày. Chi phí phần lớn được chính phủ chi trả.
🛑 BẢO VỆ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC CA NHIỄM KHÔNG TRIỆU CHỨNG
Theo chuyên gia Guy Thwaites, chiến lược cách ly trên quy mô lớn mang ý nghĩa then chốt vì gần một nửa ca nhiễm không xuất hiện triệu chứng. Mọi trường hợp cách ly đều được xét nghiệm, dù phát bệnh hay có vẻ khỏe mạnh.
Theo ông Guy Thwaites, khoảng 40% ca bệnh được xác nhận tại Việt Nam sẽ không biết họ nhiễm virus nếu không nhờ xét nghiệm.
"Nếu bạn đối diện mức độ này (số người mang mầm bệnh không triệu chứng), cách duy nhất để kiểm soát là những gì Việt Nam đã làm", ông đánh giá. "Trừ phi bạn cách ly những người đó, họ sẽ lang thang khắp nơi lây bệnh".
Chiến lược này phần nào lý giải số ca tử vong bằng 0. Phần lớn người Việt về nước là du học sinh, du khách hoặc doanh nhân trẻ và sức khỏe tốt. Họ có cơ hội cao hơn để bình phục.
Việc cách ly ngăn chặn rủi ro họ lây bệnh cho thân nhân là người cao tuổi. Hệ thống y tế có thể tập trung nguồn lực vào một vài ca nghiêm trọng.
Việt Nam không cần phong tỏa toàn quốc mà áp dụng biện pháp này cho những ổ dịch "mới nổi".
Vào tháng 2, sau khi nhiều ca nhiễm được phát hiện ở xã Sơn Lôi, gần 10.000 dân trong khu vực được đặt trong tình trạng cách ly với bên ngoài.
Biện pháp được áp dụng lại cho gần 11.000 dân ở xã Hạ Lôi, cũng như với nhân viên và bệnh nhân tại bệnh viện Bạch Mai. Lệnh cách ly chỉ chấm dứt sau hai tuần liên tiếp không có ca nhiễm mới.
Chiến lược khống chế cục bộ đồng nghĩa Việt Nam không tiến hành xét nghiệm quy mô dân số lớn. Theo Guy Thwaites, ban đầu chiến lược này "có vẻ khá rủi ro".
"Tuy nhiên, kết quả hoàn toàn ổn vì họ đã cô lập và duy trì kiểm soát toàn diện với các ca nhiễm", ông đánh giá.
Theo Todd Pollack, chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt việc tuyên truyền cho người dân những biện pháp ứng phó mang ý nghĩa thiết thực. Người dân thường xuyên nhận được tin nhắn trên điện thoại các khuyến cáo tự phòng tránh.
Việt Nam cũng thực hiện chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức rất quyết liệt. Điều này tạo được tâm lý cả xã hội chung sức" chống lại dịch bệnh.
Pollack nhận định chính phủ Việt Nam nhận được sự ủng hộ của người dân vì cho thấy mình "đang làm hết sức và đang đạt được thành công" và chính phủ "sẽ làm mọi cách để bảo vệ người dân".
Cộng đồng y học và ngoại giao nhất trí cao độ rằng không có cơ sở gì để nghi ngờ số liệu được Việt Nam công bố, theo BBC. Guy Thwaites và nhóm cũng có mặt tại bệnh viện tuyến đầu chống dịch. Theo ông, nếu có những ca nhiễm không được báo cáo, không được chẩn đoán hoặc bị bỏ sót, "chúng tôi đáng lẽ phải nhìn thấy ngay tại khoa điều trị, nhưng chúng tôi không phát hiện gì".
Đội của Thwaites cũng tiến hành hơn 20.000 xét nghiệm và nhận thấy kết quả khớp với dữ liệu được chính phủ Việt Nam chia sẻ.
Ông nhận định dù chiến lược của Việt Nam có thể không áp dụng được ở những nước đã xảy ra lây nhiễm trên diện rộng, những nước chưa bùng phát dịch quy mô lớn có thể rút ra bài học quý giá từ mô hình Việt Nam.
"Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, và nhìn chung thì nó luôn rẻ hơn. Giả sử Việt Nam gặp phải số ca nhiễm lớn, hệ thống mà họ sử dụng có thể đã chật vật. Tuy nhiên, không gì có thể sánh với lợi ích y tế - kinh tế từ cách làm của họ", ông đánh giá.
Theo BBC
Zing
🍋 Bệnh nhân 91 có 'hy vọng mong manh cuối đường hầm'
-Chiều 19/5, chia sẻ với TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cho biết kết quả CT Scan lần thứ 2 của bệnh nhân 91 (nam phi công, người Anh, 43 tuổi) cho thấy kết quả tiến triển khả quan.
"Phần phổi hồi phục chiếm khoảng 20-30%, có hy vọng mong manh cuối đường hầm", TS Châu nói.
Hướng sắp tới bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị nội khoa phối hợp ngoại khoa.
"Với 20-30% phổi phục hồi, bệnh nhân vẫn phải lệ thuộc hoàn toàn vào ECMO. Nếu dừng, bệnh nhân sẽ chết. Ghép phổi là giải pháp duy nhất còn hy vọng cứu sống bệnh nhân nếu tình trạng phổi không phục hồi. Do đó, các bác sĩ cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để ghép phổi trong trường hợp bắt buộc phải ghép", TS Châu nói.
Các điều kiện cần thiết bao gồm việc đánh giá thêm tình trạng não, tim, thận của bệnh nhân và điều trị nếu có suy phủ tạng. Nhiễm trùng ngoài phổi cũng cần được loại trừ. Việc chuẩn bị cần 3-5 tuần trước khi tiến hành ca mổ.
🛑Bác sĩ Châu cho biết đến sáng nay, bệnh nhân nằm yên, an thần, thỉnh thoảng có kích thích nhẹ. Bệnh nhân có dùng thuốc vận mạch liều thấp, mạch và huyết áp ổn định, không ghi nhận xuất huyết.
Kết quả siêu âm cho thấy tim co bóp đồng bộ. Phổi phải xẹp thuỳ giữa dưới, có lượng ít dịch vùng nách, không tràn khí. Phổi trái nhiều B lines, nở nhiều hơn và hết xẹp.
"CT Scan phổi cho thấy phổi diễn tiến khá hơn lần trước", TS Châu giải thích.
Hiện tại, bệnh nhân tiếp tục thở máy, mở khí quản, lọc máu, kháng sinh, kháng nấm và can thiệp ECMO ngày 43.
Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế giải thích nam bệnh nhân có yếu tố béo phì với chiều cao 1,83 m và nặng 100 kg. Cơ thể bệnh nhân lại phản ứng quá mức với virus nên tạo ra "cơn bão cytokine", tấn công lại chính tế bào lành. Bệnh nhân cũng kháng toàn bộ thuốc chống đông máu, Bộ Y tế phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài về điều trị.
Trong cuộc hội chẩn với Bộ Y tế, Hội đồng chuyên môn bao gồm các chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã xem xét khả năng ghép phổi cho nam phi công. Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cũng nhận hàng chục đề nghị được hiến phổi, đa số là người Việt.
---------------------------
🛑BN92 (TỪNG TÁI DƯƠNG TÍNH) KHỎI COVID-19; WHO ĐƯA RA KHUYẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM
🛑Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 11.326, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 302
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.929
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 2.095
🛑Tổng số ca mắc:
- Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 19/5: 33 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
- Tính đến 18h ngày 19/5: Việt Nam có tổng cộng 184 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
- Tính từ 6h đến18h ngày 19/5: 0 ca mắc mới.
🛑Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:
- BN92, nam, 21 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được công bố khỏi bệnh. Đây là bệnh nhân dương tính lại sau khi được công bố khỏi bệnh vào ngày 14/4. Trong quá trình điều trị và theo dõi tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, bệnh nhân được xét nghiệm và cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2 liên tục từ ngày 30/4 đến ngày 13/5. Bệnh nhân đang tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 2 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 6 ca.
---
🌐 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định, COVID-19 sẽ kéo dài nhiều tháng thậm chí là nhiều năm. Do đó, WHO khuyến nghị, Việt Nam tăng cường hơn các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh dài hạn, như tăng cường giám sát nhóm nguy cơ, thường xuyên rà soát các biện pháp hiện có và đánh giá tình hình mới để có khuyến nghị kịp thời về giao thương...
Tổng hợp
🍋THỜI ĐIỂM NÀY, DỊCH BỆNH CÒN KHÓ LƯỜNG, NHƯNG VIỆT NAM TA CÓ QUYỀN TỰ HÀO VÌ NHỮNG GÌ CẢ NƯỚC ĐÃ CỐ GẮNG SUỐT THỜI GIAN QUA...
Washington Post nhận định, đại dịch Covid-19 thực sự đã làm thay đổi vị thế của nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu.
🛑3 trong số các cường quốc có nền tảng mạnh mẽ nhất: Mỹ, Anh và Nga hiện tại cũng đang là những ổ dịch lớn và kinh khủng nhất thế giới. Nhiều quốc gia lớn cũng đang vất vả ứng phó với đại dịch vì những nước đi sai từ ban đầu. Trung Quốc - một cường quốc khác hiện đang trong trạng thái phòng thủ, với nhiều lời chỉ trích nhắm vào việc thiếu minh bạch trong thông tin và để đại dịch lan rộng.
Nhưng ở chiều hướng ngược lại, các nước nhỏ bắt đầu có được sự công nhận mới, sau khi cả thế giới chứng kiến cách họ giải quyết dịch bệnh từ sớm và có thành quả đáng ghen tị đến mức nào. Theo Yanzhong Huang - thành viên cấp cao tại Hội đồng quan hệ đối ngoại của Mỹ: "Các cường quốc hùng mạnh nhất cần phải học tập những nước nhỏ hơn."
"Tôi muốn nhắc lại điều nhà văn Leo Tolstoy từng nói, đó là các nước sẽ thành công giống nhau, nhưng thất bại theo cái cách của riêng họ," - Huang nhận định.
Trong bài viết của Washington Post, có đến 6 quốc gia có thể xem là minh chứng cho nhận định này, và ví dụ điển hình chính là Việt Nam.
🛑Việt Nam - kỳ tích của một nước nhỏ
Ngay cả trong số các quốc gia sớm ngăn chặn dịch bệnh thành công tại châu Á, Việt Nam vẫn là một ngoại lệ. Không giàu có như Hàn Quốc, không phát triển mạnh như Singapore, và cũng chẳng thể so sánh với Trung Quốc, nhưng Việt Nam mới hơn 300 ca nhiễm - với chỉ 60 trường hợp đang được điều trị, và không còn ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hiếm hoi chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp tử vong nào vì Covid-19.
Các chuyên gia Mỹ thực sự ấn tượng với thành quả này. "Việt Nam đã thực hiện những biện pháp đầy mẫu mực để kiểm soát Covid-19," - trích lời Matthew Moore, chuyên gia từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC (Hoa Kỳ) chi nhánh tại Hà Nội. Moore cũng chỉ ra rằng Việt Nam đã đẩy mạnh quy mô xét nghiệm, cũng như lần dấu ca nhiễm. Chưa kể, Việt Nam còn "thực hiện chiến dịch truyền thông diện rộng để xây dựng sự ủng hộ của công chúng."
Hiện tại, Việt Nam đang tìm cách thúc đẩy nền kinh tế sau khi giao thương quốc tế đang dần dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc. Theo Huong Le Thu - nhà phân tích Viện chính sách chiến lược Úc, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã góp phần "củng cố vị thế và uy tín của Việt Nam trên phạm vi toàn cầu, và gia tăng niềm tin của công chúng đối với chính phủ lâm thời."
Ngoài Việt Nam, Georgia, Ghana, Costa Rica, Lebanon,... là những ví dụ khác, về các trường hợp đất nước nhỏ bé nhưng đạt được thành công khi chống lại dịch Covid-19 được Washington Post khen ngợi.
——————————————-
🛑 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 'chống dịch như chống giặc' trước WHO
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong số ít lãnh đạo được tổng giám đốc WHO mời phát biểu tại cuộc họp năm nay. Thủ tướng cho biết Việt Nam đã nhận thức được sự nguy hiểm của COVID-19 từ sớm và đã huy động các nguồn lực chống dịch.
📌Tối 19-5, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự cuộc họp khóa 73 Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) theo lời mời của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Cuộc họp được tổ chức trực tuyến từ trụ sở WHO ở Thụy Sĩ và lần đầu tiên được tổ chức trực tuyến như vậy. Đây là ngày thứ hai diễn ra cuộc họp thường niên này, với chủ đề "Đại dịch COVID-19".
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, với những thành quả tích cực đã đạt được trong cuộc chiến chống COVID-19 cũng như vị thế Chủ tịch ASEAN năm 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2020 - 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là một trong số ít lãnh đạo được tổng giám đốc WHO mời phát biểu tại Đại hội đồng Y tế thế giới năm nay.
📌Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc tới chính phủ và nhân dân các nước vì những mất mát to lớn do đại dịch COVID-19 gây ra. Đồng thời, Thủ tướng gửi lời cảm ơn và tri ân tới tất cả y bác sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được sự nguy hiểm của dịch COVID-19 từ rất sớm và với phương châm "chống dịch như chống giặc", đã huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, hệ thống y tế quốc gia, các nhà khoa học, sự hỗ trợ của lực lượng quân đội... cùng kiên quyết thực hiện cách ly tập trung, kết hợp giữa kiểm soát nguồn lây, truy tìm tiếp xúc, xét nghiệm và điều trị.
Thủ tướng cho biết Chính phủ Việt Nam chấp nhận "hi sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khỏe, sự an toàn của người dân". Các chính sách và biện pháp chống dịch của Chính phủ đã được người dân tham gia ủng hộ.
Tính đến nay, Việt Nam chỉ có hơn 300 ca nhiễm và chưa có ca tử vong nào do COVID-19. Hôm nay là ngày thứ 33 Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng.
Cơ bản kiểm soát tốt dịch COVID-19, Việt Nam đã bước sang trạng thái "bình thường mới", vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng chống dịch hiệu quả.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam đã hỗ trợ thiết thực, kịp thời về khẩu trang, thiết bị y tế do Việt Nam sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm với nhiều nước, nhất là những nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
🛑Phát biểu tại cuộc họp, các nước đều nhất trí đại dịch COVID-19 đã khiến cả thế giới đối mặt với những thách thức mới, chưa từng có và không quốc gia nào có thể tự mình ứng phó được, đồng thời kêu gọi các nước cùng đoàn kết.
Nhiều nước đã đề cao vai trò của WHO, tri ân tới những y bác sĩ, những người đang trên tuyến đầu chống dịch, kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế hiệu quả trong ứng phó với dịch bệnh và phối hợp nghiên cứu, sản xuất vắcxin, thuốc điều trị.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hơn bao giờ hết, các nước cần tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực, ứng phó hiệu quả với đại dịch.
Thủ tướng cho biết là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã chủ trì và tham gia nhiều cuộc thảo luận, nỗ lực tìm tiếng nói chung, có những sáng kiến thúc đẩy hành động chung trong phòng chống dịch, hỗ trợ người dân, phục hồi nền kinh tế giai đoạn hậu COVID-19.
Theo Washington Post
Tổng hợp
🍋"CẢM ƠN VIỆT NAM, CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ ĐÒI HỎI BẤT CỨ ĐIỀU GÌ HƠN ĐƯỢC" Ngày 27-5, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã dẫn lại nội dung bức thư của ông Ian Gibbons - tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM - cảm ơn các cơ quan chức năng, đơn vị đã chăm sóc và hỗ trợ các công dân Anh trong 12 tuần qua.
"Tôi xin cảm ơn chân thành Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy đã dành mọi điều kiện tốt nhất cho công dân Stephen Cameron (bệnh nhân số 91). Các bác sĩ và điều dưỡng đã làm việc không mệt mỏi và không tiếc công sức để cứu sống anh Stephen.
Chúng tôi vẫn thường xuyên liên hệ với Bộ Y tế và bệnh viện trong quá trình anh Stephen điều trị và cập nhật thông tin liên tục cho gia đình và bạn bè của anh. Nói một cách chân thành là chúng tôi không thể đòi hỏi bất cứ điều gì hơn được".
---------------------------------
🛑Trong lá thư này, tổng lãnh sự Anh lấy làm cảm kích bởi thời gian qua, TP.HCM đã căng mình ứng phó với dịch COVID-19 nhưng vẫn đảm bảo an toàn và an sinh cho hơn 10 triệu người dân cư trú tại địa phương.
Bên cạnh đó, tổng lãnh sự Anh cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác sĩ, y tá và cán bộ hỗ trợ làm việc tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi và Bệnh viện Cần Giờ đã chăm sóc và điều trị cho các công dân Anh bị nhiễm COVID-19 trong thời gian qua.
🛑Tổng lãnh sự quán Anh đặc biệt cảm ơn Bệnh viện Bệnh nhiệt Đới, Bệnh viện Chợ Rẫy đã dành mọi điều kiện tốt nhất cho công dân của Anh nhiễm COVID-19 là nam phi công (bệnh nhân 91).
Bản thân tổng lãnh sự cùng Đại sứ quán Anh ghi nhận và đánh giá cao những hành động nhanh chóng, quyết liệt của Chính phủ Việt Nam, bày tỏ sự ngưỡng mộ về kết quả mà nước ta đã đạt được trong cuộc chiến chống dịch COVID-19.
Đồng thời thể hiện những đánh giá rất tích cực và khách quan của tổng lãnh sự Anh dành cho Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
"Kết quả này đã được nhiều báo, đài quốc tế chú ý đưa tin và đánh giá tích cực. Điều đó cũng được xem là minh chứng thiết thực nhất cho công sức của Chính phủ Việt Nam" - ông Ian Gibbons viết.
🛑Cuối thư, tổng lãnh sự Anh khẳng định sẽ luôn ủng hộ và hỗ trợ TP.HCM để đương đầu với những thách thức trong thời gian tới khi mở cửa lại biên giới, đưa các doanh nhân, nhà đầu tư và khách du lịch quay trở lại TP.
Chiều cùng ngày, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay sức khỏe của bệnh nhân 91 bắt đầu có những tiến triển về mặt tri giác, các thông số oxy máu và chức năng thận.
Tổng hợp
🍋Phổi của BN91 từng chỉ còn 10% hoạt động, gần như đông đặc, xơ cả hai lá phổi. Thì đến thời điểm này, hơn 1/2 phổi bên trái của bệnh nhân đã hồi phục gần như hoàn toàn.
"Bệnh nhân có cơ hội hồi phục phổi và sống mà không cần phải ghép phổi" - một thành viên của hội đồng chuyên môn đã tham dự tất cả các cuộc hội chẩn ca bệnh 91 nói một cách xúc động.
Hơn một tuần sau cuộc hội chẩn ba miền lần thứ 3 và đặc biệt là sau khi được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân 91 phi công người Anh đã có những thay đổi ngoạn mục, được coi là "kỳ tích" khi phổi gần như đông đặc, xơ cả hai lá phổi, từng chỉ còn 10% hoạt động.
Ngày 2-6, hơn 1/2 phổi bên trái của bệnh nhân đã hồi phục gần như hoàn toàn, phổi phải có cải thiện về chức năng hô hấp, chức năng thận đã hồi phục, thần kinh tỉnh táo. Bệnh nhân đã có thể xoay đầu, cầm ly nước... với sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
🛑HY VỌNG ĐANG ĐẾN GẦN
Nửa tháng trước, điều mà người ta nhìn thấy trước mắt về ca bệnh 91 là bệnh nhân có thể sẽ phải ghép phổi và có khi phải ghép cả thận, nếu chức năng thận bị ảnh hưởng quá nhiều sau thời gian dài điều trị. Ghép phổi là kỹ thuật rất khó, và khó nữa là nguồn phổi hiến tặng.
Có khoảng 70 người từ 21 - 76 tuổi đăng ký tặng một phần phổi cho bệnh nhân, nhưng thể trạng của một người Anh cao khoảng 1,8m, nặng 100kg (trước bệnh), cần phải ghép cả 2 lá phổi, tức là nếu không có nguồn tạng từ người hiến chết não, thì cần phải có tới 2 người hiến mới đủ phổi ghép cho bệnh nhân này. Và vì bệnh nhân đang nhiễm trùng, chưa thể chỉ định ghép phổi, hi vọng tưởng như xa dần.
Điều kỳ diệu đã xảy ra, khi phương án ghép phổi đã gần như là phương án cuối cùng, thì những ngày sau đó phổi bắt đầu hồi phục dần, đầu tiên là 20-30% (khi bệnh nhân còn điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM), hiện nay là 40%. Chức năng thận đã hồi phục, ngày 3-6 bệnh nhân đã được ngưng ECMO (thiết bị tim phổi ngoài cơ thể), cơ hoành phải bắt đầu hoạt động, trong khi những ngày cuối tháng 5 là liệt, cơ chi trên và chi dưới đang hồi phục.
"Hi vọng sống của bệnh nhân là có thật" - thành viên Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế chia sẻ.
🛑PHỔI SẼ PHỤC HỒI RA SAO?
Theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm - phó trưởng khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, thể bệnh của bệnh nhân 91 tương tự thể bệnh bệnh nhân 19, cùng có dấu hiệu là đông đặc phổi. Bác sĩ Khiêm chia sẻ sau giai đoạn tổn thương, có thể xảy ra những chiều hướng hoặc là phổi xẹp, thối rữa, mủn ra và không hồi phục, hoặc là tương tự như vết thương ở da, sẽ liền lại sau một thời gian.
"Có trường hợp tùy cơ địa của bệnh nhân, vết thương sẽ thành sẹo xấu, nếu ở phổi thì sẹo sẽ là các dải xơ, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của bệnh nhân, nhưng có trường hợp sẹo cũng sẽ liền ổn hơn, tái cấu trúc, ảnh hưởng sau này sẽ không nhiều bằng người cơ địa sẹo xấu. Vì thế giai đoạn bệnh nhân nặng, các thầy thuốc giữ cho bệnh nhân sống được để sau này những vết thương ấy phục hồi, hiện giờ bệnh nhân đang ở giai đoạn phục hồi" - bác sĩ Khiêm nói.
Bác sĩ Khiêm cũng cho biết qua theo dõi đã có những bệnh nhân bị tổn thương phổi tương tự bệnh nhân 91 nhưng sau thời gian (tính bằng một số tháng) thì phổi cũng phục hồi.
🛑Đội ngũ nhân viên y tế tập trung hết mình
Vào chiều tối 22-5, từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, bệnh nhân 91 được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị. Nằm trên chiếc băng ca, người bệnh nhân chằng chịt mớ dây nhợ cùng với hệ thống máy lọc, ECMO... Các nhân viên y tế khẩn trương đưa bệnh nhân vào lối đi riêng về khoa hồi sức cấp cứu.
Ngay trong đêm, êkip phụ trách điều trị cho bệnh nhân đã hội chẩn, đánh giá tình trạng bệnh nhân. Ông Nguyễn Tri Thức - giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy - khẳng định sẽ huy động toàn lực để tiếp tục cứu chữa bệnh nhân.
Đến nay kỳ tích đã xuất hiện: phi công người Anh có các phản ứng biểu cảm, nước mắt ông đã rơi và môi đã mỉm cười.
🛑Hướng điều trị sắp tới
Trong hành trình hơn 2 tháng "đánh bại" virus corona, bệnh nhân từng trải qua những thời điểm thập tử nhất sinh, rồi tìm thấy hi vọng ở cuối đường hầm, sức sống nơi anh đang trỗi dậy mạnh mẽ từng ngày khiến những y bác sĩ chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân và thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch vui mừng, phấn chấn.
Về hướng điều trị trong những ngày tới, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết bệnh nhân sẽ tiếp tục được sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng của vi khuẩn Burkholderia cepacia (một trong những tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm) và phòng ngừa những nguy cơ có thể nhiễm khuẩn mới.
Song song đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục được tập vật lý trị liệu tích cực để sớm phục hồi cải thiện về sức cơ cũng như chức năng hô hấp, dinh dưỡng cũng phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục. Đồng thời cân bằng đầy đủ rối loạn nước điện giải để tránh nguy cơ tổn thương thận có thể tái phát.
🛑Đến cuối ngày 3-6, Việt Nam có 328 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 188 ca từ nước ngoài về. Với 140 ca lây trong cộng đồng hầu hết đã điều trị khỏi, bệnh nhân 91 - phi công người Anh - là bệnh nhân cuối cùng ghi nhận từ cộng đồng, còn đang điều trị.
Theo: Tuổi trẻ
*** Chỉ có thể dùng 2 chữ KỲ TÍCH với sự hồi phục của phi công người Anh - BN COVID 91.
Từ chỗ phổi đông đặc 90%, phải chuẩn bị ghép phổi nhưng sức khoẻ yếu k đủ để ghép, hoàn toàn phụ thuộc vào máy tim phổi nhân tạo, đến nay, BN đã k phải dùng ECMO và k phải lọc máu 12 ngày, phổi và thận đều hồi phục. Thậm chí, đã ngồi dậy, đung đưa cả hai chân, tự viết vào bảng và tự bấm nút điều chỉnh độ cao của giường bệnh.
Kỳ tích này thuộc về ngành y tế VN, nhất là Tổ hội chẩn gồm lãnh đạo BYT và các GS đầu ngành, các bác sĩ trực tiếp chăm sóc BN ở BV Nhiệt đới TPHCM và BV Chợ Rẫy.
Kỳ tích này cũng là của chính BN, khi đã chiến thắng tử thần trên giường bệnh. Với thể lực tốt của một phi công, chắc giờ đây con đường tìm về c/s của BN sẽ bắt đầu rải hoa hồng!
Nếu ở một nơi đông BN, y tế quá tải, k đủ BS và máy thở, chắc chắn anh phi công đã k có hôm nay.
Món quà sự sống mà các bác sĩ VN trao cho anh phi công, sẽ là hình ảnh đẹp của VN trong phòng chống COVID, ít nhiều tạo dấu ấn với Anh khi báo chí và người dân VN hồi hộp theo dõi tiến triển của phi công người Anh suốt mấy tháng qua như là người thân vậy!
Đợi ngày anh ý ra viện. Chắc chỉ còn là vấn đề thời gian thôi!
***TỪ SỰ HỒI PHỤC DIỆU KỲ CỦA BN91, VIỆC GHÉP PHỔI CÓ THỂ KHÔNG CẦN NỮA: Đây là một nỗ lực phi thường, bởi chúng ta đã có những lúc bi quan, nhưng đến hôm nay những tiến triển kỳ diệu của bệnh nhân như lời động viên, khích lệ các thầy thuốc tiếp tục cố gắng, điều trị cho bệnh nhân một cách tốt nhất", ông Khuê, Phó trưởng Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế, nói.
🛑 Phó giáo sư Lương Ngọc Khuê đánh giá sự hồi phục của bệnh nhân phi công là kỳ diệu và có tác dụng khích lệ thầy thuốc.
Bệnh nhân 43 tuổi, sau 83 ngày vật lộn với tử thần, tối qua đã ngồi dậy, thực hiện lệnh của nhân viên y tế, bấm nút chỉnh giường, viết bảng, đung đưa hai chân.
Sau 6 ngày ngừng can thiệp ECMO, hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sức cơ tay 4/5, sức cơ chân 2/5 so với trước đó sức cơ tay 3/5 và sức cơ chân 1/5. Anh ngồi dậy, tự viết vào bảng, tự bấm nút điều chỉnh độ cao của giường bệnh. Phổi trao đổi oxy khá hơn, bệnh nhân đang được tập cai máy thở dần, đáp ứng với kháng sinh, kháng đông, đã giảm sốt.
🛑 Sự hồi phục của bệnh nhân phi công là kết quả phối hợp, nỗ lực điều trị của các bác sĩ hai bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, Chợ Rẫy, và tập thể gồm các chuyên gia hàng đầu cả nước, trong gần ba tháng qua. Chưa bao giờ ngành y tế Việt Nam tập hợp lực lượng tinh nhuệ ở mức cao nhất để điều trị cho một bệnh nhân, như trường hợp này, theo nhận xét của một chuyên gia đầu ngành tại TP HCM.
"Bệnh nhân 91" - phi công Anh, mắc Covid-19, nhập viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM ngày 18/3. Trong hai tháng hai ngày nằm Bệnh Nhiệt đới TP HCM, có những lúc tưởng như "buông xuôi" bởi phổi bệnh nhân đông đặc trắng xóa gần như toàn bộ, hôn mê toàn thời gian, rối loạn đông máu, suy thận phải lọc máu liên tục.
🛑 Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, từng cho biết cả tập thể y bác sĩ trải qua chuỗi ngày gian nan, "không còn định nghĩa về thời gian, lúc ngủ cũng mơ thấy phác đồ điều trị cho phi công".
Khi ấy một nhóm chat online được thành lập, quy tụ những chuyên gia hàng đầu về chuyên ngành hồi sức, truyền nhiễm, huyết học, hô hấp, vi sinh lâm sàng, dược lâm sàng... tập trung theo dõi và hội chẩn.
Các chuyên gia đến từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Chợ Rẫy như Phó giáo sư Phạm Thị Ngọc Thảo, tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, tiến sĩ Phan Thị Xuân, tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, bác sĩ Nguyễn Thanh Trường... cập nhật tình hình bệnh nhân, thảo luận liên tục 24/7. Họ không trực tiếp chăm sóc, nhưng là những người thầm lặng đưa ra quyết định sống còn cho bệnh nhân.
🛑 Khi chưa chuyển bệnh nhân, nhóm bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã sang bệnh viện Bệnh Nhiệt đới túc trực điều trị. Bệnh nhân kháng thuốc, Bộ Y tế phải đặt mua các loại thuốc chống rối loạn đông máu ở nước ngoài mà chưa từng có ở Việt Nam.
Ngày 4/6, bệnh nhân lần đầu tiên mỉm cười sau hai tháng hôn mê, nhóm chuyên gia thuộc Tiểu ban Điều trị mừng rỡ, song vẫn đánh giá "tình trạng bệnh nhân còn nặng, diễn biến khó lường".
Chính vì vậy, năm ngày sau, tối 8/6, khi xem những hình ảnh bệnh nhân ngồi dậy, ông Khuê thú thực "các chuyên gia đầu ngành trong Hội đồng chuyên môn và Tiểu ban Điều trị đều ngỡ ngàng, không thể tin có thể tiến triển nhanh như vậy". Từ sự phục hồi kỳ diệu này, việc ghép phổi có thể không còn cần nữa.
Ảnh: Bệnh nhân phi công được y bác sĩ cho tập vận động tại Bệnh viện Chợ Rẫy ngày 8/6. Ảnh chụp màn hình.
Vnexpress
(FB Thanh Hằng 8-6-2020)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top