mùa 2 - chống dịch kém hqua và vỡ trận ở VN

🍋GÓC NHÌN: Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam cho rằng, đã tới lúc chấp nhận tổn thương kinh tế ngắn hạn để rộng đường ra quyết định chống dịch.

🛑Các biện pháp chống dịch của chúng ta ở đợt dịch lần này, theo ông, tại sao vẫn chưa mang lại kết quả như các đợt dịch trước?

- Ở các đợt trước, khi có thể truy vết, khoanh vùng, dập dịch gọn gàng, Việt Nam đã duy trì được hoạt động kinh tế gần như bình thường. Nhưng lần này, biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm rất nhanh, quy mô dịch lan rất rộng, hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch truyền thống như truy vết, cách ly, khoanh vùng... bị suy giảm, khiến lượng nhiễm Covid-19 tăng đột biến theo cấp số nhân.

Từ góc độ chính sách, một số quy định ban hành trong thời gian gấp gáp do phải phản ứng tức thời với tình thế, nên chưa để ý đúng mức đến việc thực thi. Đơn cử, việc người dân và lái xe qua lại giữa TP HCM và các tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính với nCoV hiệu lực chỉ trong 3 ngày, là sai về cả y tế (việc có kết quả âm tính hôm nay không đảm bảo sẽ không nhiễm trong 3 ngày kế tiếp) và kinh tế (tạo sự đứt gãy và gia tăng chi phí trong chuỗi cung ứng).

Về chiến lược, việc kiên trì mục tiêu kép – trong đó y tế chưa được ưu tiên đúng mức – có nghĩa là các biện pháp phòng chống dịch không đủ tốc độ, quy mô và sức mạnh cần thiết, chưa tương xứng tốc độ, quy mô và sức tàn phá của đại dịch.

Ở góc độ thực thi chính sách, trước áp lực phải xử lý "khủng hoảng", chúng ta có thiên hướng quá chú trọng đến các con số có tính báo cáo để đạt chỉ tiêu mà quên mất mục tiêu thực sự của chính sách. Ví dụ như đi xét nghiệm ào ạt nhưng thiếu tổ chức có thể dẫn tới mất an toàn về y tế, chất lượng xét nghiệm không đảm bảo, và kết quả xét nghiệm cũng thiếu tin cậy.

🛑Hôm qua, Chính phủ đã đưa ra định hướng chống dịch mới, trong đó thể hiện mục tiêu "bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân là trên hết, trước hết, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm cần thiết trong cuộc sống". Ông đánh giá thế nào về thay đổi này?

- Định hướng mới này đúng nhưng nó cần phải được thể hiện qua sự điều chỉnh chiến lược cũng như các quyết sách cụ thể. Tôi thấy chúng ta vẫn đặt nặng mục tiêu kinh tế, trong khi lẽ phải chấp nhận thực hiện các biện pháp chống dịch mạnh mẽ hơn, chấp nhận kinh tế "chịu đau" trong ngắn hạn để đổi lấy sự ổn định trong trung và dài hạn.

Ở tình thế này, mọi quyết sách đều phải đánh đổi, và cái giá phải trả sẽ đắt đỏ về cả y tế lẫn kinh tế. Tuy nhiên, kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam năm ngoái cho thấy, nếu kiềm chế được dịch bệnh thì kinh tế vẫn có thể tăng trưởng; đồng thời kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới trong 18 tháng qua cũng cho thấy, không kiềm chế được dịch bệnh thì khủng hoảng y tế tất yếu sẽ dẫn tới suy thoái kinh tế.

🛑Cơ sở nào ông nói chúng ta vẫn chưa chú trọng đúng mức tới mục tiêu y tế?

- Khác hẳn với ba đợt dịch trước, đến nay đã có tới 58 tỉnh thành có Covid-19 với hơn 38.600 ca nhiễm – tức là gấp hơn 10 lần so với cả ba đợt trước cộng lại. Việt Nam cũng đã trở thành một trong 25 nước có số ca nhiễm hàng ngày cao nhất thế giới. Nếu đà này tiếp diễn, hệ thống y tế của nhiều tỉnh thành sẽ nhanh chóng quá tải, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác.

Nếu tình trạng dịch căng thẳng kéo dài, mức độ lây lan tiếp tục gia tăng, theo tôi, Chính phủ cần tính đến phương án tuyên tình trạng khẩn cấp.

Có thể nhìn sang Tokyo như một trường hợp tham khảo. Ngày 7/7/2021, Tokyo ghi nhận thêm 920 người bị nhiễm trên quy mô dân số khoảng 14 triệu dân. Ngay ngày hôm sau, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo, bắt đầu áp dụng từ 12/7 đến 22/8, và đây là lần thứ tư Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhằm ứng phó với Covid-19.

Trong khi đó TP HCM, với dân số ít hơn Tokyo, đã ghi nhận trên 1.000 ca mỗi ngày trong một tuần nay, thậm chí có ngày trên 2.000 ca. Hay một tỉnh như Đồng Tháp, một ngày có 150 ca trên dân số 1,6 triệu người thì cũng không khác mức độ mỗi ngày 1.500 ca của TP HCM (trên dân số 10 triệu), trong khi điều kiện y tế yếu kém hơn rất nhiều.

Dịch bệnh cũng lan rất nhanh từ TP HCM sang các tỉnh lân cận ở cả vùng Đông và Tây Nam Bộ, mà những tỉnh này đều không đủ năng lực y tế, phải dựa vào chi viện từ bên ngoài nếu diễn biến phức tạp hơn. Nếu không có quyết sách đồng bộ, ngay cả khi TP HCM chống dịch thành công, cũng không bền vững vì dập được dịch ở cửa trước, dịch lại lẻn vào cửa sau do sự liên thông của các tỉnh cũng như do vị trí trung tâm vùng của TP HCM.

Thời điểm này, tôi cho rằng tạm thời không cần nhìn vào các chỉ số ngắn hạn của năm nay như GDP, tốc độ tăng trưởng, xuất khẩu, FDI... Tầm nhìn chúng ta phải vượt qua năm nay, mới có thể đưa ra các phương án dài hạn hơn.

🛑Vậy theo ông, giờ chiến lược mới nên ưu tiên những gì?

- Đầu tiên là phải nhận diện đúng tầm mức khủng hoảng y tế lần này và có cách ứng xử tương xứng. Trong các đợt dịch trước là ưu tiên truy vết, khoanh vùng, dập dịch thì lần này phải ưu tiên xét nghiệm, điều trị, và vaccine để bảo vệ sinh mạng người dân và hệ thống y tế.

Tất nhiên không thể bảo vệ đại trà, mà cần theo các nguyên tắc về quản lý rủi ro, đặt ưu tiên lớn cho những khu vực và các đối tượng rủi ro nhất: Trong bệnh viện là bác sĩ, nhân viên y tế và bệnh nhân; ngoài bệnh viện là người cao tuổi và người có bệnh nền. Việc Bộ Y tế cho phép cách ly F1 tại nhà và giảm thời gian cách ly điều trị cho các trường hợp F0 không có triệu chứng lâm sàng là những biện pháp quan trọng giúp giảm tải cho hệ thống y tế.

Vaccine đóng vai trò then chốt nhưng việc cần làm là tìm cách trì hoãn tốc độ của dịch để chờ vaccine về kịp. Một biện pháp trì hoãn quan trọng là thực hiện giãn cách toàn xã hội. Kinh nghiệm của Việt Nam hồi tháng 4/2020 và của TP HCM hiện nay cho thấy, nếu trước sau cũng phải giãn cách thì nên thực hiện càng sớm càng tốt, chi phí, tổn thất càng ít và hiệu lực càng cao.

Dịch bệnh không có biên giới, vì vậy chiến lược chống dịch phải có cách tiếp cận tổng thể, là bài toán chung của quốc gia, của vùng chứ không phải của riêng một địa phương nào. Nếu không đồng bộ, cả nước sẽ luôn trong trạng thái dịch bệnh. Thay vì đau một lần, sẽ phải chịu đau dài dài.

Với tình trạng dịch bệnh ở phía Nam như hiện nay, tôi cho rằng cần mở rộng phạm vi áp dụng Chỉ thị 16 ở toàn vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

🛑Chúng ta vừa qua vẫn lúng túng trong việc làm sao để vừa kiểm soát được dịch mà đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa các vùng kinh tế. Sau 4 đợt dịch bùng phát, tại sao vẫn bỡ ngỡ như lần đầu?

- Một vấn đề lớn là chúng ta chưa thấy rõ vai trò của một "Bộ tổng tham mưu" thực sự có khả năng quán xuyến tất cả phương diện khác nhau của dịch bệnh, bao gồm cả y tế, công nghiệp, thương mại, dân sinh... "Bộ Tổng tham mưu" là nơi xác lập mục tiêu, ưu tiên và ra quyết định ở cấp độ trung ương, ví như hệ thần kinh trung ương, qua các kênh dẫn truyền để đi tới các bộ ngành và địa phương. Còn Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 hiện nay chủ yếu tập trung về khía cạnh y tế, trong khi phòng chống dịch đòi hỏi một sự phối hợp tổng thể và đồng bộ giữa các bộ ngành, giữa các địa phương, và giữa trung ương với địa phương.

Ở cấp độ địa phương, từ lâu tồn tại một nhược điểm cố hữu là tính chia cắt, phân mảnh. Chính quyền địa phương được đánh giá bởi các chỉ tiêu thuần túy có tính địa phương mà thiếu tính liên kết vùng. Vậy nên xảy ra tình trạng cục bộ.

Trong đại dịch, do thiếu khuôn khổ chính sách đồng bộ và nhất quán từ Trung ương nên đối diện với tình trạng dịch bệnh khẩn cấp, mỗi địa phương tự đưa ra cách làm riêng để bảo vệ lợi ích của mình. Điều này tạo ra tình trạng khó khăn trong việc lưu thông lương thực, hàng hoá, dẫn tới tình trạng khan hiếm cục bộ và nhiều hệ lụy về cả kinh tế và xã hội.

🛑Nhiều lần ông nhắc đến việc không đặt nặng các yếu tố kinh tế trong ngắn hạn, nhưng nên làm gì khi cuộc sống của nhiều người dân đang điêu đứng, doanh nghiệp kiệt quệ?

- Dù không nhìn vào ngắn hạn, vẫn phải có biện pháp giảm đau và chữa trị cho kinh tế.

Đầu tiên là phải tìm cách bảo vệ sức sống của khu vực doanh nghiệp và sinh kế của người dân. Khi họ "nín thở" vì Covid-19, phải cấp cho họ "máy trợ thở". Chính phủ phải làm thế nào để đưa ra các biện pháp hỗ trợ hiệu quả hơn, ví dụ bên cạnh giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì nên giảm thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân.

Chính sách hỗ trợ phải trực tiếp giúp giảm chi phí và tăng thu nhập của doanh nghiệp và người dân, chứ không phải qua một chuỗi các thủ tục hành chính từ lên danh sách, nộp đơn, xét duyệt, giải ngân phức tạp và mất thời gian như hiện nay. Thủ tục bị kéo dài sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí cho người dân và doanh nghiệp, khiến họ thậm chí không muốn nhận hỗ trợ.

Cần bảo vệ và duy trì các huyết mạch kinh tế cơ bản, cụ thể là đảm bảo cung ứng đầy đủ, ổn định lương thực, thực phẩm thiết yếu và duy trì hoạt động công nghiệp, đặc biệt là các chuỗi cung ứng quan trọng.

Với các chuỗi cung ứng này, phải chấp nhận giảm quy mô, chỉ cho những đơn vị nào có đủ điều kiện giãn cách, cung ứng lao động tại chỗ hoạt động. Vì nếu có hàng chục nghìn người lao động di chuyển, khả năng sẽ tạo ra nhiều khe hở cho dịch bệnh bùng phát.

Từ góc độ vĩ mô, theo tôi phải đầu tư thật mạnh cho cơ sở hạ tầng và Thủ tướng rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong thời gian ông làm Bí thư Quảng Ninh, địa phương này tự xây dựng được 200 km đường cao tốc. Nếu đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, điều này sẽ tạo sức bật lớn hơn cho Việt Nam hậu Covid-19. Đầu tư công là khu vực có tính miễn nhiễm cao nhất với Covid-19 nên có thể đẩy mạnh.

Ảnh:

1) TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Việt Nam. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

2) Tiểu thương chợ Bình Điền chen nhau lấy kết quả xét nghiệm Covid-19 hôm 5/7.

3) Giao thông tắc nghẽn tại các chốt kiểm soát ở cửa ngõ Hải Phòng khi thành phố yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính và triển khai test nhanh Covid-19.

Theo: Vnexpress.

🍊🍊'16-5-21--- BÓNG MA' COVID-19 VẪN ĐÃ TÌM RA KẼ HỞ NÀO ĐÓ MÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ 'BỊT' HẾT: Đài Loan có hàng trăm ca nhiễm sau hơn một năm yên ắng, sân bay Changi trở thành ổ dịch lớn nhất Singapore. 'Bóng ma' COVID-19 vẫn đã tìm ra kẽ hở nào đó mà chúng ta chưa 'bịt' hết.

Với số ca nhiễm trong cộng đồng cao kỷ lục, Đài Loan đang đứng trước khả năng phải áp dụng các biện pháp mạnh tay, gồm cả phong tỏa, để dập dịch. Tình hình Đông Nam Á cũng đáng lo không kém.

🛑Đài Loan nâng mức báo động

Ngày 15-5, theo báo Guardian, Đài Loan ghi nhận thêm 180 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là số ca nhiễm cao kỷ lục theo ngày tại hòn đảo này từ đầu dịch COVID-19 tới nay. Đây cũng là mức tăng đột biến so với con số 29 ca công bố chỉ ngày trước đó. Điều đáng lo ngại hơn khi trong số 180 ca nhiễm này, có tới 132 ca không rõ nguồn lây.

Chính quyền đã nâng mức báo động COVID-19 ở thành phố Đài Bắc và Tân Bắc lên cấp 3 trong hệ thống phân loại 4 cấp từ thấp tới cao, đồng thời siết chặt kiểm soát dịch trên toàn hòn đảo.

Theo truyền thông địa phương, các biện pháp được áp dụng trong cấp 3 gồm bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, giới hạn quy mô tụ tập ngoài trời còn 10 người, trong nhà còn 5 người, đóng cửa các địa điểm vui chơi giải trí...

Thị trưởng Đài Bắc - ông Kha Văn Triết - kêu gọi người dân ở trong nhà và phải đeo khẩu trang nếu buộc phải ra ngoài. Người phát ngôn của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn cho biết bà cũng sẽ giảm các sự kiện công chúng và những cuộc gặp không cần thiết.

Theo ông Trần Thời Trung - người đứng đầu Cơ quan Y tế Đài Loan, ngưỡng để kích hoạt báo động cấp 4 (dẫn tới phong tỏa) là khi ghi nhận trung bình từ 100 ca nhiễm trong cộng đồng trở lên mỗi ngày trong 7 ngày liên tiếp.

Đài Loan đã thiết lập các biện pháp kiểm soát biên giới từ sớm và vận hành hệ thống cách ly tại khách sạn và tại nhà nghiêm ngặt. Đợt bùng phát dịch mới nhất gây bất ngờ cho Đài Loan sau hơn một năm hòn đảo này kiểm soát dịch ổn định.

🛑Lo Đông Nam Á giống Nam Á

Giống như Đài Loan, Singapore cũng đang đối mặt với tình trạng tái bùng phát dịch COVID-19 sau một thời gian đã nỗ lực kiểm soát dịch hiệu quả.

Singapore đã siết chặt các biện pháp chống dịch COVID-19 trong bối cảnh đảo quốc sư tử chứng kiến tình trạng gia tăng đáng ngại số ca nhiễm trong cộng đồng không rõ nguồn gốc.

Sân bay Changi đã trở thành ổ dịch COVID-19 lớn nhất ở đảo quốc sư tử hôm 13-5, với 46 ca nhiễm ghi nhận lúc đó. Ngày 15-5, nước này có thêm 31 ca mắc mới, trong đó có 19 ca trong cộng đồng.

Từ ngày 16-5 tới 13-6, Singapore chỉ cho phép tụ tập tối đa 2 người, nhà hàng chỉ được bán mang đi. Các nhân viên công sở sẽ làm việc tại nhà lúc này nếu có thể.

Tình trạng gia tăng ca nhiễm trong cộng đồng có thể gây trì hoãn kế hoạch thực hiện chương trình bong bóng du lịch giữa Singapore và Hong Kong, theo kế hoạch sẽ khởi động từ ngày 26-5.

Singapore là một mảnh ghép trong bức tranh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á.

Ông Abhishek Rimal, điều phối viên y tế khẩn cấp khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Hiệp hội Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC), lo ngại Đông Nam Á có nguy cơ đi theo "vết xe đổ" của Ấn Độ và khu vực Nam Á.

"Chúng ta đang chứng kiến các dấu hiệu ban đầu ở Đông Nam Á. Số ca nhiễm tại đây đang tăng lên theo cách tương tự với những gì chúng ta đã chứng kiến cách đây 4 tuần ở Nam Á. Đợt bùng dịch thứ hai thật sự đang lan từ từ ra khắp châu Á, từ Nam Á sang Đông Nam Á" - ông Abhishek Rimal nhận định với tạp chí Time hôm 14-5.

Giới chuyên gia cho rằng tâm lý tự mãn và việc nới lỏng các biện pháp hạn chế để thúc đẩy kinh tế có thể là một phần nguyên nhân dẫn tới số ca nhiễm tăng vọt trở lại gần đây. Chẳng hạn, ở Thái Lan, làn sóng dịch mới nhất có liên quan tới các hộp đêm ở Bangkok và số ca nhiễm tăng lên trong dịp Tết cổ truyền Songkran.

Ông Rimal cho rằng nếu các nước Đông Nam Á "thật sự thúc đẩy những biện pháp y tế cộng đồng mạnh mẽ, có khả năng chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng nặng". Trong khi đó, giáo sư Anucha Apisarnthanarak tại Bệnh viện Đại học Thammasat (Thái Lan) kêu gọi triển khai tiêm vắcxin COVID-19 nhanh chóng, khẳng định vắcxin là một "vũ khí" quan trọng để chống dịch.

Tổng cộng 129.669 người ở Đài Loan (0,55% dân số Đài Loan) đã được tiêm ít nhất một liều vắcxin COVID-19 tính tới ngày 13-5. Tại Đông Nam Á, Singapore có 1,2 triệu dân đã tiêm vắcxin đủ 2 liều (khoảng 20% dân số) và 1,8 triệu dân đã tiêm ít nhất 1 liều tính tới ngày 9-5. Singapore là quốc gia có tỉ lệ người dân tiêm vắcxin cao nhất trong khu vực.
-------------------

🛑Sáng 16-5: 121/127 ca COVID-19 mới ở Bắc Giang và Bắc Ninh.

Sáng nay 16-5, Bộ Y tế công bố ghi nhận 127 ca mắc mới, đều là ca bệnh trong nước, Bắc Giang và Bắc Ninh ghi nhận nhiều bệnh nhân nhất.

Theo Bộ Y tế, 127 ca mắc COVID-19 mới (bệnh nhân 3986-4112) đều là ca lây nhiễm trong nước, bao gồm Bắc Giang 98 ca, Bắc Ninh 23 ca, Điện Biên 5, Hòa Bình 1, trong đó 29 ca mới trong khu cách ly, 98 ca mới trong khu vực được phong tỏa, chưa phát hiện các ổ dịch mới.

Tính đến 16-5, Việt Nam có tổng cộng 2.649 ca ghi nhận trong nước và 1.463 ca nhập cảnh, riêng từ 27-4 đến nay ghi nhận 1.079 ca, là đợt có số mắc mới gia tăng nhanh nhất trong cả 4 đợt đã xảy ra tại Việt Nam từ đầu 2020 đến nay.

Thông tin chi tiết các ca mắc mới như sau:

📌Bắc Giang (98 ca)

Ca bệnh 3986-3990, 3992, 3995, 3999, 4023-4112: liên quan đến ổ dịch Công ty Hosiden và khu công nghiệp Quang Châu đã được cách ly và nằm trong khu phong tỏa trước đó. Kết quả xét nghiệm ngày 15-5 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Bắc Giang.

📌Bắc Ninh (23 ca)

Ca bệnh 4000-4022: là F1 liên quan tới ổ dịch cũ, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 15-5 các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện các bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Bắc Ninh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện dã chiến Gia Bình, Bệnh viện dã chiến Tiên Du, và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

📌Hòa Bình (1 ca)

Ca bệnh 3991: nữ, 42 tuổi, địa chỉ tại thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; là F1 liên quan đến ổ dịch cũ, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 15-5, bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

📌Điện Biên (5 ca)

Ca bệnh 3993-3994, 3996-3998: là F1 của bệnh nhân 3758, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 15-5 bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện dã chiến Điện Biên Phủ.

Hiện số mắc mới đang tập trung vào các tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh, riêng Bắc Giang 2 ngày nay đang chiếm "kỷ lục" về số ca mắc mỗi ngày. Bên cạnh đó, tỉnh Điện Biên cũng đang ghi nhận tình hình khá phức tạo do dịch xảy ra tại Trường Dân tộc nội trú có khá đông học sinh.

Ảnh:

1) Cán bộ quân y Viện Quân y 110 lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Vina Solar ở Khu công nghiệp Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - Ảnh: TTXVN

2) Người dân đổ xô đi mua mì gói ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 15-5 sau khi chính quyền khuyến cáo hạn chế rời nhà và không tụ tập - Ảnh: Reuters

Theo: Tuổi Trẻ
🧩(16-5-21) Một nhóm nhà khoa học Thụy Sĩ tuyên bố đã tìm ra 'gót chân Achilles' của virus SARS-CoV-2. Phát hiện được kỳ vọng sẽ giúp tạo ra các loại thuốc đặc trị COVID-19 và những bệnh khác liên quan virus corona.

🛑Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ liên bang ETH Zurich của Thụy Sĩ đã công bố những phát hiện mới trên tạp chí Science. Nhóm nghiên cứu tin rằng bằng cách gây ức chế trong quá trình chuyển đổi khung (frameshifting) của SARS-CoV-2, có thể làm giảm sự nhân lên của virus trong cơ thể nhiễm bệnh.

Theo nhóm nghiên cứu, SARS-CoV-2 tạo ra sự chuyển đổi khung bằng cách gấp RNA của nó theo một cách bất thường và phức tạp. Quá trình nhân lên của virus bao gồm việc tương tác với ribosome - nơi được ví như nhà máy sản xuất protein của tế bào nhiễm bệnh.

Áp dụng các thí nghiệm phức tạp, nhóm nghiên cứu đã bắt được khoảnh khắc RNA của SARS-CoV-2 tiếp xúc với ribosome của tế bào.

🛑Tiếp tục sử dụng hai hợp chất hóa học để tác động tới quá trình trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy tỉ lệ nhân lên của SARS-CoV-2 đã giảm được 1.000 tới 10.000 lần. Điều đặc biệt là hai hợp chất hóa học được sử dụng không gây độc cho các tế bào.

Nhóm nghiên cứu thừa nhận các hợp chất này hiện chưa đủ mạnh để phát triển thành thuốc điều trị. Tuy nhiên, phát hiện mới cho thấy bằng cách gây ức chế quá trình chuyển đổi khung, nhắm vào các nếp gấp của RNA có thể dẫn tới việc giảm sự nhân lên của virus trong cơ thể.

Ông Nenad Ban, giáo sư sinh học phân tử tại ETH Zurich và là đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết nhóm sẽ tiếp tục tập trung vào việc tìm hiểu các cơ chế bảo vệ tế bào và ngăn chặn sự chuyển đổi khung của virus.

Giáo sư Ban hi vọng những nghiên cứu của nhóm sẽ hữu ích trong việc tạo ra các loại thuốc đặc trị COVID-19 tốt hơn và các bệnh liên quan virus corona, theo trang Tech and Science Post.

Theo: Tuổi Trẻ
🍊
VÀ NẾU DOANH NGHIỆP HOẶC CHỖ LÀM CỦA BẠN VẪN CÒN DUY TRÌ VÀ TRẢ LƯƠNG CHO NHÂN SỰ ĐẦY ĐỦ THÌ BOSS CỦA BẠN ĐANG CĂNG NÃO VÀ CỐ GẮNG LẮM ĐẤY.
🥑VIỆT NAM ĐỪNG CHỦ QUAN! MỌI NGƯỜI CẨN TRỌNG. XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ: Ngày 15-1, nhân loại chứng kiến một kỷ lục u ám khác về đại dịch COVID-19: hơn 2 triệu người đã chết. Nếu 1 triệu người đầu tiên thiệt mạng trong 9 tháng thì chỉ cần 3 tháng tiếp theo đó, 1 triệu người nữa đã qua đời.
"Phía sau con số gây choáng váng này là những cái tên và những gương mặt: nụ cười của họ giờ chỉ còn là ký ức, chỗ ngồi của họ mãi mãi trống vắng bên những bữa cơm tối, khoảng trống này cộng hưởng với sự lặng lẽ của một người thân yêu."- Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ANTÓNIO GUTERRES chia sẻ, sau khi toàn cầu vượt mốc 2 triệu người chết do COVID-19.

Trong những năm tới, nhiều gia đình trên thế giới sẽ nhớ tới những gì xảy ra với họ trong tháng 1-2021 khi nhìn vào khoảng trống trong các bức ảnh gia đình, trong các video hay những dòng tin nhắn của người thân lưu lại, khi 2 triệu người ra đi vĩnh viễn vì dịch bệnh.
🍊🍊Tin tham khảo:
CÙNG NHAU ĐI BẮT F.O
Hà Nội vừa thông báo đến 14/9 đã phát hiện được 19 ca F0 từ cộng đồng qua xét nghiệm sàng lọc từ 3.128.380 mẫu, trong số 2.311.514 mẫu XN RT-PCR và 816.866 mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên
Tính sơ bài toán hs cấp 1:
Chi phí Test RT-PCR (lấy mẫu 100.000đ/mẫu, XN 634.000/mẫu gộp )
(tạm tính mẫu gộp là 10)
2.311.514 * 100.000 = 231.154.400.000 đ
2.311.514*634.000/10= 146.549.987.600 đ
Chi phí Test nhanh (238.000đ/mẫu)
816.866 * 238.000 = 194.414.108.000 đ
(Đơn giá lấy theo qui định của BYT tại CV số 4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021)
Tổng chi phí cả 2 pp: 572.115.495.000 đ
Phát  hiện được 19 F0
Chi phí để phát hiện 1F0 là:
572.115.495.000 /19ca = 30.111.341.874 /ca
Vậy chi phí để HN bắt 1 F0 là 30,13 tỉ vnđ.
Chưa tính chi phí các nguồn lực khác của của cả XH phuc vụ cho việc tổ chức xét nghiệm và cả thiệt hại kinh tế do giãn cách XH trong thời gian này.

HN mất gần 600 tỉ để bắt được 19 con F0, chiến lược ZERO F0 có hợp lí không?
P/s: Hiệu chỉnh lại theo chi phí mẫu gộp PCR (10 mẫu gộp)
☘ĐỪNG BAO GIỜ LÀM TRẺ CON KHÓC THÉT LÊN HỠI BẦY SÓI HUNG TÀN!

BỞI TÂM HỒN BÉ NGÂY THƠ VÀ MONG
MANH LẮM!
Luật sư Phạm Hoài Nam nói: "Hành vi cưỡng chế này rất phản cảm vì trong nhà có phụ nữ và trẻ con. Người phụ nữ bị cưỡng chế không hề được nhận bất kỳ văn bản thông báo nào về việc buộc phải chấp hành quy định xét nghiệm COVID-19, trong nhà lại có trẻ con. Họ phá khóa cửa xông vào nhà bắt giữ người mẹ làm cháu bé khóc và la hét do hoảng loạn, sốc tâm lý có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm sinh lý lâu dài của cháu bé.

Cơ quan chức năng cần phải xem xét xử lý trách nhiệm của những người liên quan vì đây là hành vi trái pháp luật, có dấu hiệu xâm phạm chỗ ở và bắt giữ người trái pháp luật".
🍊ĐÊM NAY QUỲ LẠY CÙNG NHAU
(Viết tặng những người dân quỳ lạy thành phố về quê)

Chắp tay lạy rát mặt đường
Thân run bần bật, hờ, thương kiếp nghèo
Lạy về hun hút gieo neo
Bao hơi thở quấn cheo leo đêm trường
*
Lạy bốn hướng lạy chín phương
Cho con thoát chốt tìm đường về quê
Lạy sao hôm với sao khuê
Soi đường đi giữa bốn bề rào giăng
*
Lạy cho thành phố tắt đèn
Cha từ tro cốt dìu con bay cùng
Con đường bỗng hóa dòng sông
Mẹ cùng con, vợ cùng chồng bơi đi
*
Đêm nay là cái đêm gì
Lạy thành phố, một cuộc ly biệt dài
Lạy cờ bay lạy tượng đài
Lạy mưa xuống xối miệt mài tủi đau
*
Đêm nay quỳ lạy cùng nhau
Thời mắc dịch, lạy ngàn sau mịt mùng.

Saigon, 1/10/21
Trần Nhã Thụy

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top