long đong phận người - ảnh hưởng
Mình có quen một em nhà cũng không có khá giả gì, nhưng từ hồi cấp 2 đã mơ ước đi du học. Khi con nhà người ta làm việc với trung tâm tư vấn du học này kia, em tự mày mò nộp đơn. Em bị gần hết các trường từ chối, nhưng lại được Stanford nhận.
Em vào trường được 2 quý thì covid xảy ra, Stanford đóng cửa để học online, sinh viên Mỹ về nhà hết. Vì các chuyến bay về Việt Nam bị huỷ, trường cho em ở lại trong ký túc xá một mình. Lúc mình mang sang đồ ăn cho em, hỏi em sống thế nào, em bảo em thèm đồ ăn Việt. Em đi chợ châu Á mua đồ về nấu, nhưng ngày hôm sau bếp của ký túc xá đóng cửa, em phải vất hết đồ đi.
Bây giờ, chính phủ Mỹ ra luật bắt sinh viên quốc tế rời khỏi Mỹ nếu trường chỉ học online. MIT và Harvard đang kiện cơ quan nhập cư của Mỹ, một số trường tìm cách mở lớp dạy trong campus để cho phép sinh viên ở lại. Stanford vẫn chưa thấy nói gì. Em rất hoang mang.
Đêm qua đang ngủ nằm mơ về chuyện này, tự nhiên mình ngồi dậy khóc.
Cuộc sống sinh viên quốc tế ở Mỹ chưa bao giờ dễ dàng. Trong suốt 4 năm là sinh viên quốc tế ở đây, mình luôn thấp thỏm lo sợ chuyện giấy tờ. Chẳng may mình mất tờ giấy này thì sao? Có khi nào mình điền sai thông tin vào bản khai này rồi ảnh hưởng đến các bản khai sau? Năm nào mình cũng phải về Việt Nam xin lại visa, và năm nào cũng lo visa bị từ chối đến mất ngủ.
Là sinh viên quốc tế, mình bị mất nhiều cơ hội so với sinh viên bản địa. Làm việc gì cũng phải tra xem sinh viên quốc tế có được phép làm hay không, nhưng mình có phải luật sư đâu mà hiểu hết các điều luật.
Để an toàn, mình cuối cùng chẳng làm gì hết. Báo chí mời viết bài, mình từ chối. Nhiều hội thảo ở bên ngoài Mỹ công ty tài trợ cho đi mình cũng không dám đi vì sợ ra rồi không vào lại được. Công ty khác mời đến nói chuyện, mình không dám đến vì sợ bị hiểu nhầm là làm việc cho công ty đó.
Bây giờ, sinh viên quốc tế lại còn bị đe doạ bị đuổi ra khỏi nước Mỹ. Nhiều người như em mình quen phấn đấu cả đời để có được một cơ hội theo đuổi giấc mơ Mỹ, để rồi công sức bị xoá bỏ chỉ bởi một điều luật.
Cảm thấy thật bất lực.
Sức người không đọ lại được với ý trời.
Cảm thấy thật mệt mỏi.
Sống trên một đất nước mà chính phủ nước đó tìm mọi cách để xua đuổi những người như mình. Hết H1B đóng cửa đến F1 bị đuổi.
Nếu bạn hay người thân của bạn bị ảnh hưởng bởi những luật nhập cư mới của Mỹ, mình thật sự chia buồn cùng bạn. Mình hiểu cơn ác mộng bạn đang phải trải qua, và mình hy vọng bạn sẽ vượt qua nó.
Nếu bạn là người có ý định di cư, mình hy vọng quốc gia bạn chọn sẽ đối xử với dân nhập cư tốt hơn nước Mỹ.
(Fb huyền chip)
🍋CẢNH BÁO: 12.000 NGƯỜI CÓ THỂ C.HẾT MỖI NGÀY VÌ NẠN ĐÓI, NGAY CẢ NƯỚC GIÀU NHẤT CŨNG SẼ CHỊU ẢNH HƯỞNG: Tổ chức Oxfam nhận định cuộc hoảng lương thực liên quan đến đại dịch Covid-19 có thể khiến nhiều người thiệt mạng hơn cả căn bệnh do virus corona gây ra.
Đại dịch Covid-19 tới nay đã trực tiếp g.iết chết hơn nửa triệu người trên khắp thế giới, và những ca nhiễm mới vẫn đang tăng ngày qua ngày.
Một báo cáo gần đây của Oxfam - liên minh quốc tế gồm 17 tổ chức hoạt động tại 94 quốc gia để tìm giải pháp cho nghèo đói và bất công - đã cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu sẽ nghiêm trọng hơn do đại dịch, và nó có khả năng khiến nhiều người chết mỗi ngày hơn là căn bệnh viêm phổi do virus corona gây ra.
🛑12.000 NGƯỜI CÓ THỂ C.HẾT MỖI NGÀY VÌ NẠN ĐÓI
Oxfam cho biết họ ước tính 12.000 người có thể chết mỗi ngày vì nạn đói liên quan đến Covid-19 cho đến cuối năm nay. Để so sánh, số liệu của Đại học Johns Hopkins cho thấy ngày chết chóc nhất của Covid-19 tới nay là hôm 17/4, khi có 8.890 trường hợp tử vong được ghi nhận trên toàn cầu.
"Đại dịch sẽ là giọt nước làm tràn ly cho cuộc sống của những người vốn đang phải vật lộn với tác động của xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng và một hệ thống cung cấp thực phẩm sụp đổ, thứ đã khiến hàng triệu nhà sản xuất và công nhân trở nên nghèo đói", ông Jose Maria Vera, giám đốc điều hành tạm thời của Oxfam, nhận định.
Việc mất thu nhập do thất nghiệp hoặc giảm lương, thiếu sự hỗ trợ xã hội cho những người làm công việc tự do, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm là nguyên nhân khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thức ăn.
Thêm vào đó, việc đóng cửa biên giới, hạn chế di chuyển do đại dịch Covid-19 cũng khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, và cũng khiến các hoạt động viện trợ nhân đạo gặp nhiều khó khăn.
Thách thức mới này cộng với những vấn đề tồn tại lâu dài như chiến tranh, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng thu nhập, sẽ làm nghiêm trọng hơn nạn đói toàn cầu.
Trong buổi công bố báo cáo tóm tắt, Oxfam nêu ra thực tại là những "ông lớn" của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống như Coca-Cola, Unilever, General Mills đều ghi nhận lợi nhuận lớn trong bối cảnh tương lai lương thực thế giới đang bị đe doạ.
"Tám trong số những công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống chi trả 18 tỷ USD cho các cổ đông của họ kể từ đầu năm nay, ngay cả khi đại dịch đang lan rộng toàn cầu - gấp 10 lần con số mà Liên Hợp Quốc ước tính là cần thiết để giúp ngăn chặn nạn đói", báo cáo nhận định.
Theo Oxfam, đại dịch Covid-19 đang đổ thêm dầu vào ngọn lừa đang cháy - đó là cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) thống kê rằng trong năm 2019, tổng cộng 821 triệu người trên thế giới bị thiếu lương thực và 149 triệu người trong số đó thiếu lương thực một cách trầm trọng. Những dự đoán hiện tại cho rằng những người lâm vào tình cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng sẽ tăng lên 270 triệu người vào năm 2020, do hậu quả của đại dịch Covid-19, tương đương mức gia tăng 80%.
Báo cáo tóm tắt của Oxfam chỉ ra 10 điểm nóng về khủng hoảng lương thực trên toàn cầu, những nơi mà đại dịch sẽ còn làm tình hình trầm trọng hơn: Yemen, Cộng hoà Dân chủ Congo, Afghanistan, Venezuela, Tây Phi Sahel, Ehiopia, Sudan, Nam Sudan, Syria và Haiti.
Thêm vào đó, những tác động tiêu cực của đại dịch tới an ninh lương thực cũng sẽ được cảm nhận ở những quốc gia có thu nhập trung bình như Brazil, Ấn Độ và Nam Phi, nơi "những người chỉ đủ sống sẽ bị đẩy xuống bờ vực nghèo đói bởi đại dịch", theo Oxfam.
Brazil và Ấn Độ giờ đây xếp thứ 2 và thứ 3 trong số những nước có nhiều người nhiễm Covid-19 nhất thế giới, đứng sau Mỹ.
🛑NƯỚC GIÀU CŨNG CHỊU ẢNH HƯỞNG
Nạn đói không chỉ là vấn đề của các quốc gia kém phát triển mà cũng diễn ra ngay ở nước Mỹ. Chỉ trong tuần qua, 1,3 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp, và theo tổ chức Feeding America, 17 triệu người Mỹ có thể thiếu lương thực trong năm 2020 do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Nếu điều này diễn ra, số người gặp khó khăn trong việc tiếp cận thực phẩm ở Mỹ sẽ lên tới 54 triệu người, tương đương với 1 trong mỗi 6 người Mỹ.
"Đây là sự gia tăng 46% vào 37 triệu người vốn đã thiếu thức ăn từ trước Covid-19", Emily Engelhard, giám đốc điều hành của Feeding American, cho biết, dựa theo số liệu năm 2018.
Dựa theo dữ liệu sơ bộ từ cuộc khảo sát mới nhất với các trung tâm hỗ trợ bữa ăn do Feeding American điều hành, 83% các trung tâm này chứng kiến sự gia tăng số lượng người yêu cầu trợ giúp bữa ăn so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng trung bình khoảng 50%.
Đại dịch cũng bộc lộ những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng thực phẩm của Mỹ. Nhiều ổ dịch Covid-19 bùng phát tại các nhà máy chế biến thịt trên khắp đất nước, gây ra tình trạng thiếu hụt. Thêm vào đó, lao động nước ngoài cũng không thể đến Mỹ theo visa H2-B để tham gia thu hoạch ngũ cốc.
"Chúng ta cần một hệ thống chuỗi cung ứng đa dạng hơn, với nhiều thành phần tham gia hơn để tránh những vấn đề như thế này", ông Miguel Gomez, phó giáo sư về chuỗi cung ứng bền vững tại Trường Kinh tế Ứng dụng của Đại học Cornell, nhận định.
Giáo sư Gomez cho biết ông không bất ngờ với những cảnh báo có phần u ám của Oxfam, nhưng ông cũng lạc quan rằng chúng ta có thể tránh được kịch bản tồi tệ nhất.
"Rõ ràng là hệ thống phân phối thực phẩm của chúng ta có sự bất bình đẳng rất lớn. Về lâu dài điều quan trọng là chúng ta cần phải chuyển trọng tâm từ việc chỉ tập trung tối đa vào hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận sang một hệ thống sản xuất và phân phối thực phẩm công bằng, linh hoạt hơn", ông Gomez nói thêm.
Giáo sư cho rằng trong ngắn hạn, vai trò của chính phủ các quốc gia là rất quan trọng trong việc bình ổn giá và phân phối thực phẩm một cách công bằng.
"Chúng ta không nên quên tầm trọng của chính sách công và chủ phủ trong việc đảm bảo sự ổn định giá cả của hàng hoá cơ bản", ông Gomez cho biết thêm.
🥣
VẺ ĐẸP ĐAU ĐỚN
TG - Còn 10 ngày nữa mới hết tháng 7. Lẽ ra đến lúc đó, FB nhắc, tôi mới cho đăng lại bài viết ngắn này. Nhưng tôi không chờ được. Cả chục ngày nay, tòa đang xử những tên tội phạm có chức quyền mượn danh giải cứu để cướp cạn của đồng bào trong cơn khốn quẫn. Tôi đã cố kìm nén để không viết một chữ nào. Kìm nén một cơn nôn mửa. Sự phẫn uất, kinh tởm vượt ngưỡng cứ chực trào. Nhìn bức ảnh cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan - một trong những bị cáo đầu têu - ra tòa vẫn trâng tráo cười, tôi chỉ ao ước được đến gần đấm thẳng một phát cho gãy răng, bể mũi, dù trong đời thực, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ, lời nói hàm hồ với phụ nữ, đừng nói chi đến ao ước hành vi... Một nụ cười vô sỉ và táng tận, xa lạ với con người, của một người đàn bà đẹp, sang trọng, có học thức và chức quyền nhưng không ngần ngại hút máu mủ đồng bào. Đó là nụ cười kinh tởm nhất, khốn nạn nhất mà tôi phải gặp. Cả 53 đồng phạm cùng phiên tòa và không biết bao nhiêu kẻ khác chưa lộ mặt, chưa bị lôi ra trừng trị nữa...
Không tha thứ được, không kìm nén được nhưng không thay đổi được, tôi sẽ cố quên. Đành thôi! Nhưng còn những khuôn mặt, những cái nhìn lầm lũi khác của cả triệu đồng bào tôi, hai năm rồi, thời gian nào có thể phủ nhòa?
Và tôi post lại bài này, để tưởng niệm Cuộc hồi hương Tháng Bảy....
**********
Từ đầu tháng Bảy, dòng người hồi hương trốn dịch đã bắt đầu lác đác. Khi nó trở nên rầm rộ, ngày 16/7 Thủ tướng chính phủ đã yêu cầu các địa phương hỗ trợ phương tiện, tạo điều kiện thuận lợi tiếp nhận người dân từ TP Hồ Chí Minh, rồi Bình Dương, Đồng Nai... trở về. Suốt tháng, vang dọc chiều dài đất nước là một trường ca buồn thương, bi tráng. Điệp khúc được xếp bằng những thân phận người nghèo khát tìm tương lai, từng bỏ hoa về phố, vì dịch dã mà đành quay lại.
Đủ màu sắc, cung bậc: từ hỗ trợ, đón đưa, đi bộ, đi xe đạp rồi đi xe máy; đi một mình, theo nhóm rồi tự kết thành đoàn. Đủ thành phần, từ cụ bà 70 đến em bé chưa đầy 10 ngày tuổi... Tất cả chung nhau một chữ khó nghèo.
Và tất nhiên, cũng không thiếu những kỷ lục không ai muốn lập. Đó là khi 4 mẹ con nghèo chở nhau trên xe đạp cà tàng với lỉnh kỉnh nồi niêu từ Đồng Nai đạp về Nghệ An nhưng đi suốt chục ngày cũng mới đến Phan Rang. Đó là bà cụ 75 tuổi đi bộ một mình, định đo hết chiều dài đất nước. Đó là em bé khát lả trên tay mẹ, mẹ (mới sinh mổ) và con sơ sinh rúm ró nép vào lưng bố trên xe máy cũ, vượt nắng gió 1500 km để về quê, một bản làng H'Mong xa lắc xa lơ ở biên giới Việt - Lào thuộc huyện Tương Dương, Nghệ An...
Chưa ai đưa ra được thống kê đầy đủ, song chắc chắn, đây là đợt hồi hương đông đảo nhất trong lịch sử, đáng để lưu ký bằng một tượng đài. Tôi không gọi là về quê, như lệ thường, của người lao động, sinh viên... hai mùa hè, Tết. Trở về chuyến này là ngoài ý muốn. Bất đắc dĩ, không còn lựa chọn nào khác, người Việt khắp nơi đang sống ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành phải tỏa về cùng đợt kéo dài. Khi giấc mơ bị chặn, ao ước đã khánh kiệt, họ phải từ bỏ, quê nhà sẽ là chốn cuối cùng. May mà trong tâm thức Việt, con người còn đau đáu chữ cố hương.
Và chiều ngày cuối cùng của tháng Bảy, Thủ tướng chính phủ đã có công điện gửi các tỉnh về việc chống dịch, trong đó nhấn mạnh, ai ở đâu ở nguyên đấy, ai lỡ đi thì đón, còn thì không được để người dân tiếp tục rời đi. Đồng nghĩa, cuộc hồi hương vĩ đại đến đây phải tạm dừng. Sao phải bắt dừng? Nhưng chừng đó cũng tạo lập nên một hồi ức dòng người thiên di phương Nam chưa đến đích đã phải lai hồi. Sẽ có nhiều người đã quay về là không trở lại. Họ để lại một cơn mơ dang dở nhiều nuối tiếc. Một bài ca đẹp nhưng buồn và đau đớn.
Theo nghề viết gần 30 năm, tôi đã bỏ một nửa thời gian trong số đó ruổi rong xe máy đi khắp mọi miền đất nước. Trong cơn mê khám phá thời trai trẻ, tôi luôn muốn đến những nơi xa xôi nhất, chỉ muốn chân mình in trên những chốn chưa có con đường.
Nhưng cũng chỉ là rong chơi, có bao giờ đi hết được. Giờ, dõi theo đoàn người với hàng vạn chiếc xe máy lầm lũi, hàng vạn cuộc đời hốc hác kia, giấc mơ tôi thật quá nhỏ nhoi và rất đỗi tầm thường. Đất nước của tôi không có nơi nào đáng gọi là thâm sơn cùng cốc, là xa lạ nữa, để dành cho nhưng say mê đi chuyến để đời, đi như kỳ tích. Hàng vạn cuộc đời kia đã rải khắp muôn nơi, về khắp muôn nơi. Với họ, đường sá có điệp trùng, khúc khuỷu, có phải vượt rừng rậm, núi cao...thì đơn giản đó cũng chỉ là cuộc sống. Họ vẫn nhọc nhằn đi qua mỗi tháng mỗi ngày, không có mấy thời giờ để nghĩ nhiều hơn chuyện đời thường cơm áo.
Đường về quê thăm thẳm. Nếu thong thả hơn, người ta dễ dàng nhận ra cảnh vật mỗi tỉnh thành là một sắc màu, giúp nhận ra địa phận mới bởi một công trình nào đó, cái xây sau luôn cố vượt lên, đồ sộ hơn cái xây trước như một sự đố kỵ tranh đua. Tỉnh, huyện nào cũng không thiếu cổng chào to, tượng đài lớn. Tuy cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn cứ là na ná, thô và xấu không kém gì nhau. Trước cơn đại dịch không lâu, nhiều chốn, nhiều nơi vẫn đang cố xin xây cho kỳ được tượng đài hàng trăm, hàng ngàn tỷ. Không biết, khi dịch dã đi qua, những ao ước hợm hĩnh, vụ lợi và lãng phí ấy có cơ hội giảm bớt hay không.
Giảm hay không cũng không cần biết. Đoàn người hồi hương khốn khổ vẫn lao hối hả. Họ đi để cốt về, có bao giờ thảnh thơi thưởng lãm như khách nhàn du, như tôi, như bạn. Đôi chỗ, họ vội vã đi xuyên trong đêm, nếu không thì cũng trong mưa nắng nhạt nhòa, người sau chỉ chú mục vào lưng người trước. Chỉ mong sớm đến nơi, chắc họ không nhớ nhiều đến chỗ đã truổi qua. Trước mặt họ chỉ có con đường đang mong ngắn lại. Tượng đài với cổng chào lỡ có đập vào mắt cũng thành vô hình, trong suốt, không lưu chút ấn tượng trầm trồ. Có chăng càng to cao, càng đồ sộ càng gợi niềm cay đắng bé nhỏ phận người.
Nhưng dù vậy, trong ký ức buồn, nhiều người sẽ vẫn nhận ra sự khác biệt. Đầu mỗi địa phương, cái giúp họ nhận ra là xe đón - dẫn đoàn chờ sẵn; là trạm tiếp nước, thức ăn; là mái bạt tạm cho đoàn lữ hành ngã lưng qua đêm muộn; là chỗ giúp sửa xe và chai xăng hỗ trợ hay giúp đưa xe qua hầm tránh đèo; là phong bì mỏng phụ chút tiền đường hay chai nước cho người già, hộp sữa cho cháu bé. Tất cả được gửi theo cùng nỗi cảm thương. Không cần đăng ký và chờ duyệt, tượng đài đã được xây bằng nghĩa đồng bào, cổng chào đã dựng nên trong tình chia sẻ. Lẽ tất nhiên, bóng dáng công bộc của nhân dân cũng không thể thiếu. Nó hiện ra từ sự tận tình của các lực lượng tham gia hỗ trợ, cả phân công và tự nguyện. Dù nắng hay mưa, những tượng đài kia vẫn ngày một vững thêm. Cổng chào kết bởi ân tình, tượng đài đã dựng giữa lòng người thì không bao giờ đổ.
Tên của nó là tượng đài Cuộc hồi hương Tháng Bảy.
31-7-2021
Nguyễn Hồng Lam
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top