đợt 2 - cập nhật 5
TRUNG QUỐC "ĐỔ THỪA" TRẮNG TRỢN: Yang Peng, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ở Bắc Kinh, ngày 14/6 tiết lộ với truyền thông kết quả nghiên cứu sơ bộ về chủng virus corona gây bùng phát dịch mới tại thủ đô Trung Quốc.
Trả lời CCTV, ông nói mẫu bệnh phẩm thu thập từ chợ Tân Phát Địa cho thấy chủng virus có liên quan đến các chủng từng được Trung Quốc phát hiện ở ca ngoại nhập. Giải trình tự gen cho thấy virus corona đến từ châu Âu.
Chuyên gia này cho biết giới chức y tế chưa xác định được nguồn lây nhiễm bệnh vào chợ Tân Phát Địa, theo Global Times.
---------------------
🛑 Nghi vấn nguồn gốc ổ dịch ở Bắc Kinh, cá hồi 'bốc hơi' sau một đêm.
Nguồn gốc ổ dịch Covid-19 mới nhất ở Trung Quốc vẫn là bí ẩn. Lãnh đạo chợ Tân Phát Địa nói phát hiện mầm bệnh trên thớt làm thịt cá hồi nhập khẩu làm gia tăng tâm lý lo sợ.
Ngôi chợ bán buôn thực phẩm lớn nhất Bắc Kinh đã trở thành ổ dịch mới nhất của Trung Quốc. Diễn biến làm dấy lên lo ngại làn sóng bùng phát thứ hai đã bắt đầu ở Trung Quốc, với tâm điểm là Bắc Kinh. Kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên liên quan đến ổ dịch vào ngày 11/6, thành phố đã ghi nhận thêm 78 ca nhiễm tính đến cuối ngày 14/6.
Chỉ sau một đêm, siêu thị và nhà hàng khắp Bắc Kinh loại hết cá hồi khỏi thực đơn và kệ hàng. Trong khi đó, theo giới chuyên gia Trung Quốc, chưa có bằng chứng kết luận cá hồi hay thớt làm cá là nguồn lây nhiễm virus corona ở chợ Tân Phát Địa, theo CGTN.
🛑THỰC HƯ GIẢ THUYẾT CÁ HỒI
Trả lời CCTV ngày 14/6, Yang Peng, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) ở Bắc Kinh, cho biết có hai giả thuyết về nguồn lây bệnh.
Thứ nhất, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài có thể đã mang mần bệnh, rồi lây sang người tiếp xúc. Thứ hai, người nhiễm bệnh đến chợ và phát tán virus qua ho hoặc nhảy mũi, khiến mầm bệnh bám lên thực phẩm.
Tuy nhiên, theo Cheng Gong, nhà virus học của Đại học Thanh Hoa, nhấn mạnh virus không thể tồn tại trong tế bào loài cá.
"Virus phải dựa vào thụ thể trên vỏ tế bào vật chủ để lây nhiễm cho các tế bào. Không có thụ thể phù hợp, chúng không thể xâm nhập thành công vào tế bào. Mọi bằng chứng cho đến lúc này cho thấy các loại thụ thể đó chỉ tồn tại trong động vật hữu nhũ, không có ở cá", Cheng trả lời Global Times.
Yang Zhanqiu, phó trưởng khoa bệnh và sinh học tại Đại học Vũ Hán, cũng ủng hộ cách lý giải này.
"Không có khả năng bản thân hải sản, trong đó có cá hồi, mang chủng virus corona mới. Tuy nhiên, hải sản có thể bị nhiễm tạp chất bởi nhiều cách trong môi trường ngoài, thông qua quá trình vận chuyển hoặc đóng gói", Yang chia sẻ.
Trong khi đó, báo cáo với Ủy ban Kỷ luật Kiểm tra Trung ương (CCDI), ông Wu Zunyou, nhà dịch tễ học hàng đầu tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), thừa nhận khó xác định nguồn lây nhiễm tại ổ dịch Tân Phát Địa.
"Chúng tôi không thể kết luận cá hồi là nguồn lây nhiễm chỉ vì phát hiện virus coron trên thớt làm cá của một người bán hàng", chuyên gia cho biết.
Ông Wu đồng thời lưu ý khả năng vật dụng làm cá nhiễm mầm bệnh từ chính người chủ, khách hàng, hoặc những hàng hóa khác có nhiễm virus. Cá hồi "nhiễm" virus corona là gần như bất khả thi, theo CGTN.
Một nghiên cứu khác của Đại học London chỉ ra rằng chủng virus corona có thể lây nhiễm trên nhiều loài thú, nhưng không được ghi nhận ở bò sát, chim và cá.
"Chợ có lượng người và sản phẩm lớn. Khó làm rõ nguồn lây nhiễm trong thời gian ngắn. Chúng tôi cần thu thập mẫu từ nhiều kênh để xác minh, cho kiểm tra mọi cá nhân và sản phẩm có liên quan để hiểu được bức tranh toàn cảnh", Wu trình bày.
🛑TÂM LÝ LO SỢ
Theo người phát ngôn Ủy ban Y tế Bắc Kinh Gao Ziaojun, cơ quan này đã phát hiện 40 mẫu bệnh phẩm dương tính với virus corona thu thập từ chợ Tân Phát Địa. Chỉ một vài mẫu trong số đó được lấy từ thớt làm thịt cá hồi. Giới chức y tế Trung Quốc cũng kêu gọi người dân không vội phản ứng hoảng sợ, theo China Daily.
Trong khi đó, Zhong Kai, chuyên gia của Hiệp hội Y học Dự phòng Trung Quốc, vẫn kêu gọi người dân Trung Quốc không nên ăn cá hồi sống cho đến khi cơ quan chức năng có kết luận điều tra chính thức. Khoa học chưa chứng minh được virus corona có thể lây nhiễm trực tiếp qua thực phẩm và nước uống vào cơ thể người hay không. Tuy nhiên, Zhong lưu ý rằng SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt các vật thể khác nhau từ vài giờ đến vài ngày.
Theo China Daily, Trung Quốc nhập khẩu gần 80.000 tấn cá hồi đông lạnh và làm mát mỗi năm. Những nguồn cung cấp hàng đầu là quần đảo Faeroe, Australia, Chile, Na Uy và Canada. Cá hồi đông lạnh được vận chuyển bằng đường hàng không ở nhiệt độ thấp. Zhong đánh giá điều kiện này "về mặt lý thuyết vẫn đủ cho virus sống sót, dù khả năng thấp". Dù chưa có bằng chứng nhiễm Covid-19 qua đường ăn uống, tiếp xúc bề mặt mang mầm bệnh khi mua bán và chế biến cũng ẩn chứa rủi ro.
Wall Street Journal cho biết chính quyền thành phố Bắc Kinh đã ra lệnh kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm toàn thành. Việc kiểm tra tập trung vào thịt gia súc, gia cầm và cá tươi lẫn đông lạnh tại tất cả siêu thị, nhà kho và dịch vụ ăn uống.
Ông Wu Zunyou cũng kêu gọi những cơ quan hữu quan siết chặt kiểm tra và cách ly các sản phẩm nhập khẩu và đông lạnh, giảm nguy cơ xuất hiện thêm lây nhiễm.
"Nếu cá mang mầm bệnh được chuyển đến Trung Quốc, nhân công tại Trung Quốc sẽ nhiễm bệnh trong quá trình chế biến và dẫn đến lây nhiễm từ người sang người", ông nói.
"Đây mới là phỏng đoán. Cần điều tra dịch tễ học mới có thể khẳng định chắc chắn", Wu cho biết.
Tổng hợp
Zing
*** CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN 16-6 --- COVID-19 ĐANG BÙNG PHÁT TRỞ LẠI TRÊN RẤT NHIỀU QUỐC GIA...
SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG ĐÃ GẦN 440.000 CA, SỐ CA NHIỄM ĐÃ VƯỢT 8.000.000, MỸ LÀ VÙNG DỊCH LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỚI HƠN 2 TRIỆU CA NHIỄM.
Thế giới hiện có:
📌8,108,625 ca nhiễm
📌438,583 ca tử vong
📌4,188,234 ca phục hồi
Xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19.
*1. Mỹ: 2.182.908 ca nhiễm, 118.282 ca tử vong
*2. Brazil: 891.556 ca nhiễm, 44.118 ca tử vong. (tăng kinh hoàng gần 23.674 ca nhiễm sau 24h qua)
*3. Nga: 537.210 ca nhiễm, 7.091 ca tử vong.
*4. Ấn Độ: 343.026 ca nhiễm, 9.115 ca tử vong.
*5. Anh: 296.857 ca nhiễm, 41.735 ca tử vong.
*6. Tây Ban Nha: 291.189 ca nhiễm, 27.136 ca tử vong.
* Trung Quốc xuống vị trí thứ 19.
*Bắc Kinh thành "ổ dịch", Trung Quốc ráo riết truy tìm 200.000 người.
Giới chức y tế Trung Quốc đang ráo riết truy tìm khoảng 200.000 người đã đến chợ đầu mối Tân Phát Địa, "ổ dịch" Covid-19 mới ở Bắc Kinh.
ngày 15/6, Trung Quốc truy tìm tất cả những người từng đến chợ đầu mối Tân Phát Địa (Bắc Kinh) kể từ ngày 30/5. Ước tính có khoảng 200.000 người đã đến khu chợ này kể từ đó đến khi chợ phải tạm đóng cửa từ ngày 13/6.
"Chúng tôi phải gõ cửa từng nhà, trao đổi với những người từng đến khu chợ ngay tại cửa, gọi điện hoặc liên lạc với họ. chúng tôi tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho họ và yêu cầu họ cách ly tại nhà", Xu Ying, một quan chức chính quyền Bắc Kinh, cho biết
Chợ đầu mối Tân Phát Địa bị coi là "ổ dịch" Covid-19 mới tại Bắc Kinh sau khi số ca mắc Covid-19 ở Bắc Kinh bất ngờ tăng vọt trong vài ngày trở lại đây sau 2 tháng gần như không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Hầu hết 79 ca mắc Covid-19 ở Bắc Kinh 4 ngày qua đều liên quan đến chợ đầu mối Tân Phát Địa.
Giới chức thành phố đã yêu cầu đóng cửa Tân Phát Địa từ sáng 13/6, lùi thời gian đi học trở lại của học sinh, đồng thời phong tỏa ít nhất 10 khu dân cư xung quanh chợ.
Tân Phát Địa là chợ cung cấp khoảng 80% nông sản cho Bắc Kinh. Mỗi ngày chợ này cung cấp khoảng 18.000 tấn rau, 20.000 tấn hoa quả ra thị trường. Wang Hongcun, một quan chức địa phương, cho hay chính quyền đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung lương thực cho thành phố sau khi Tân Phát Địa và một số chợ lân cận đóng cửa.
Hiện chưa rõ nguồn gốc chính xác khiến dịch bùng phát tại Tân Phát Địa, song một đại diện của chợ đầu mối này cho biết, các mẫu xét nghiệm cho thấy virus cororna mới gây Covid-19 được phát hiện ở thớt của một cơ sở kinh doanh cá hồi nhập khẩu trong khu chợ.
Sau thông tin này, hàng loạt siêu thị ở Bắc Kinh đã bỏ sản phẩm cá hồi tươi sống nhập khẩu khỏi kệ hàng. Trung Quốc cũng ngừng nhập khẩu cá hồi. Regin Jacobsen, Giám đốc điều hành công ty xuất khẩu cá hồi Bakkafrost Na Uy, cho biết: "Hiện giờ chúng tôi không thể xuất khẩu thêm cá hồi sang Trung Quốc, thị trường tạm đóng".
Đầu năm nay, Trung Quốc về cơ bản đã kiểm soát được đà lây lan của dịch bệnh khi các ca mắc mới chủ yếu là các trường hợp từ nước ngoài trở về.
Các ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Bắc Kinh tăng vọt trở lại làm dấy lên lo ngại về làn sóng lây nhiễm thứ hai. Hiện chưa rõ giới chức y tế Trung Quốc đã chia sẻ các thông tin liên quan đến trình tự gen của virus corona mới từ "ổ dịch" Tân Phát Địa cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay chưa.
🛑Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.182.908 ca nhiễm và 118.282 ca tử vong, tăng lần lượt 20.476 và 418 ca trong 24 giờ qua. Các ca nhiễm mới nCoV tại nhiều bang của Mỹ, bao gồm cả hai bang đông dân nhất là Texas và Florida, tiếp tục tăng trong bối cảnh cả nước đều đã nới phong tỏa ở các cấp độ khác nhau. đây là dấu hiệu cho thấy dịch bệnh vẫn hoành hành mạnh. Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc khắp nước Mỹ cũng làm dấy lên lo ngại về đợt bùng phát dịch mới.
🛑Vùng dịch lớn thứ hai thế giới Brazil báo cáo thêm 20.389 ca nhiễm và 570 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 891.556 và 44.118. số ca nhiễm thực sự ở Brazil có thể cao hơn nhiều do xét nghiệm hạn chế, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định hệ thống y tế của Brazil vẫn chịu được áp lực.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro liên tục xem nhẹ Covid-19 khi gọi nó là "cúm vặt" và kêu gọi các thống đốc bang dỡ biện pháp phong tỏa đang làm tổn hại tới nền kinh tế đất nước. Bolsonaro cũng cáo buộc WHO đã mất uy tín khi xử lý đại dịch và đe dọa Brazil có thể rút khỏi tổ chức này.
🛑Peru báo cáo 232.992 ca nhiễm và 6.860 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 3.256 và 172. Trường học, nhà hàng, quán bar vẫn phải đóng cửa. Chỉ các cửa hàng bán hàng thiết yếu được phép đón khách, ngoài ra tiệm quần áo, tiệm bán đồ gia dụng hay văn phòng phẩm có thể cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi.
🛑Mexico báo cáo 146.837 ca nhiễm và 17.141 ca tử vong, tăng lần lượt 4.147 và 269. Thứ trưởng Y tế Hugo Lopez-Gatell cảnh báo các ca nhiễm nCoV ở nước này có thể sẽ tăng thêm khi quá trình làm phẳng đường cong dịch đang chững lại. Tuy nhiên, Mexico đã khởi động lại nền kinh tế, cho phép các ngành công nghiệp ôtô, khai thác mỏ và xây dựng hoạt động trở lại.
🛑Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 143 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 7.091. Số ca nhiễm tăng thêm 8.246, lên 537.210. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dimitri Peskov nói Nga đối phó được nCoV và hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả giúp tỷ lệ tử vong thấp.
Nhiều nhà phê bình tỏ ra hoài nghi số ca tử vong do nCoV thấp tại Nga, song chính phủ nước này khẳng định nguyên nhân là do họ đã tiến hành xét nghiệm diện rộng và phát hiện được những ca nhiễm nhẹ hoặc không có triệu chứng. Moskva cho biết họ đã ghi lại nguyên nhân tử vong dựa trên kết quả khám nghiệm tử thi và những tiêu chuẩn quốc tế do WHO đề ra.
🛑Anh báo cáo thêm 968 ca nhiễm và 38 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 296.857 và 41.735. Một số trường học đã mở cửa, chợ ngoài trời và phương tiện giao thông công cộng được hoạt động trở lại nhưng nhà hàng và quán bar vẫn phải đóng cửa.
🛑Tây Ban Nha ghi nhận thêm 181 ca nhiễm, nâng tổng số lên 291.189, số ca tử vong vẫn là 27.136, không tăng ca mới. Tình trạng khẩn cấp tại Tây Ban Nha vẫn được duy trì ít nhất tới ngày 21/6. Bộ trưởng Y tế Salvador Illa cho biết người Tây Ban Nha vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang nếu không thể giữ khoảng cách 1,5 m với nhau, cả trong nhà và ngoài trời.
🛑Italy ghi nhận thêm 301 ca nhiễm, nâng tổng số lên 237.290, trong khi số người chết là 34.371, tăng 26 trường hợp. Italy đã mở lại toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng và cho phép người dân tự do di chuyển khắp đất nước.
🛑Đức báo cáo thêm 373 ca nhiễm và 15 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 188.044 và 8.8850. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6, song cảnh báo công dân không đến các nước ngoài châu Âu được duy trì cho đến hết tháng 8.
🛑Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.449 ca nhiễm, nâng tổng số lên 189.876, trong đó 8.950 người chết, tăng 113 trường hợp so với hôm qua. Mohammad-Mehdi Gouya, nhà nghiên cứu dịch tễ học của Bộ Y tế Iran, cho biết nguyên nhân khiến ca nhiễm gần đây tăng trở lại là do mở rộng xét nghiệm những người "không có hoặc có triệu chứng nhẹ".
Hoạt động gần như đã trở lại bình thường ở hầu hết 31 tỉnh của đất nước song chính phủ Iran lo ngại về tình trạng người dân phớt lờ các biện pháp cách biệt cộng đồng. Nước này cảnh báo có thể tái áp đặt các biện pháp phong tỏa nếu dịch bệnh bùng phát trở lại.
🛑Arab Saudi ghi nhận thêm 4.507 ca nhiễm và 39 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 132.048 và 1.011. Chính phủ Arab Saudi cho biết sẽ chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ ngày 21/6, trừ thành phố Mecca, sau hơn hai tháng kiểm soát nghiêm ngặt. Các sự kiện thể thao không có khán giả cũng được phép diễn ra.
🛑Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 343.026 ca nhiễm và 9.915 ca tử vong, tăng lần lượt 10.243 và 395. Tỷ lệ tử vong tại Ấn Độ tương đối thấp, song các chuyên gia cảnh báo đại dịch tại đây chưa đạt đỉnh.
🛑Trung Quốc chưa công bố số liệu.
🛑Singapore, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, hiện ghi nhận 40.818 ca nhiễm, tăng 214, trong đó 26 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. Tỷ lệ tử vong tại quốc gia này rất thấp nhờ xét nghiệm rộng rãi và hệ thống y tế hoạt động hiệu quả.
Singapore cho phép phương tiện công cộng, một số trường và một số cửa hàng như tiệm bán đồ dùng học sinh mở lại. Nhà hàng và quán bar vẫn không được tiếp khách mà chỉ phục vụ bán mang về hoặc giao hàng tận nơi.
Indonesia ghi nhận 1.057 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 39.249, trong đó 2.198 người chết, tăng 64 ca. Thủ đô Jakarta tuần trước mở lại nhà thờ Hồi giáo sau gần ba tháng. Văn phòng, nhà hàng, trung tâm mua sắm và các điểm du lịch cũng dần hoạt động trở lại.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
🛑 Ông Trump cáo buộc Trung Quốc tiếp tục vi phạm cam kết với Mỹ và các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14-6 (giờ Mỹ) tiếp tục chĩa mũi dùi vào Trung Quốc khi cáo buộc chính phủ Bắc Kinh tiếp tục vi phạm cam kết với các nước dù ông không nói rõ chi tiết.
"Mỹ mong muốn một mối quan hệ cởi mở và mang tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng để đạt được mối quan hệ đó, đòi hỏi chúng ta phải tăng cường bảo vệ các lợi ích quốc gia của chúng ta. Chính phủ Trung Quốc lại tiếp tục vi phạm các cam kết của nước này đối với chúng ta và nhiều quốc gia khác" - ông Trump nói trong một tuyên bố được Bộ Ngoại giao Mỹ trích dẫn lại hôm 14-6.
Tuyên bố trên của ông Trump được đưa ra cùng ngày Trung Quốc giành lại vị trí đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, Số liệu mới nhất cho thấy tổng giá trị thương mại hàng hóa giữa Mỹ và Trung Quốc trong tháng 4-2020 đạt khoảng 39,7 tỉ USD, tăng so với 27,8 tỉ USD của tháng trước đó, Ông Long Yongtu, cựu quan chức đàm phán thương mại của Trung Quốc, cho rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể hợp tác ngay khi vẫn là đối thủ cạnh tranh của nhau, theo báo South China Morning Post. "Giống như nền kinh tế thị trường, mặc dù các công ty là các đối thủ cạnh tranh nhưng sự cạnh tranh không dẫn đến việc loại trừ hay ngăn cách các bên tìm kiếm lợi ích chung" - ông Long cho biết.
Đầu tháng 6, chính quyền Washington đã ra lệnh đình chỉ tất cả các chuyến bay của các hãng hàng không Trung Quốc đến và đi từ Mỹ, sau khi Bắc Kinh ngăn các hãng hàng không Mỹ thực hiện các chuyến bay đến Trung Quốc.
🍋"LÀN SÓNG THỨ 2" CỦA COVID-19 BÙNG PHÁT DẦN RÕ HƠN: Thủ đô Trung Quốc phát hiện thêm 31 ca nhiễm mới và nâng tổng số ca nhiễm tại ổ dịch Tân Phát Địa lên 137, tròn một tuần kể từ khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên
Số ca nhiễm liên quan đến ổ dịch Tân Phát Địa tiếp tục tăng. thêm 31 bệnh nhân trong ngày 16/6. Tổng số bệnh nhân Covid-19 liên quan đến ổ dịch Tân Phát Địa đã lên đến 137.
thêm 3 trường hợp nghi nhiễm và 6 ca dương tính nhưng chưa xuất hiện triệu chứng, theo South China Morning Post.
Tỉnh Chiết Giang xác nhận thêm một ca nhiễm là tiểu thương tại Tân Phát Địa. Người này được chẩn đoán nhiễm bệnh lúc trở về quê nhà tại Ôn Lĩnh.
Đêm 16/6, chính quyền thành phố Bắc Kinh bất ngờ nâng ứng phó khẩn cấp lên mức cao thứ hai trên thang báo động. Lệnh phong tỏa một phần được áp dụng trở lại đối với toàn bộ cư dân thủ đô. Người sinh sống trong khu vực đã có ca nhiễm Covid-19 bị cấm rời khỏi Bắc Kinh.
🛑Chính quyền thành phố khuyến khích người dân không sang địa phương khác trừ trường hợp rất cần thiết. Họ phải xét nghiệm chứng minh âm tính với virus corona trong 7 ngày gần nhất, theo Phó bí thư Thành ủy Bắc Kinh bà Trần Bội.
Những khu dân cư có rủi ro cao và trung bình đều phải đóng cửa. Người dân được yêu cầu ở yên trong nhà và xét nghiệm rà soát Covid-19. Khu vực bị phong tỏa nội bất xuất, ngoại bất nhập. Các lớp phổ thông trở lại với mô hình dạy trực tuyến còn trường đại học phải đóng cửa. Các địa điểm giải trí cũng ngừng hoạt động.
Zing
Tổng hợp
🍋NGOÀI SỨC TƯỞNG TƯỢNG: nCoV tại Bắc Kinh lây lan mạnh hơn chủng ở Vũ Hán.
🛑 Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng chủng nCoV tại chợ Tân Phát Địa khác với mầm bệnh từ Vũ Hán, tốc độ lây lan nhanh "ngoài sức tưởng tượng".
Thông qua giải mã trình tự gene, Tiến sĩ Zeng Guang, chuyên gia Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, tiết lộ chủng nCoV được tìm thấy tại chợ đầu mối Tân Phát Địa không giống với loại xuất hiện ở Vũ Hán hồi tháng 1 năm nay.
🛑 Đến sáng 16/6, trong cuộc phỏng vấn với kênh tin tức nhà nước CGTN, tiến sĩ Wu Zunyou, giám đốc dịch tễ của CDC, cũng nhận định virus ở thủ đô là một "chủng dịch lớn" từ châu Âu.
Yang Zhanqiu, phó trưởng khoa sinh học mầm bệnh tại Đại học Vũ Hán, cho rằng chủng này thậm chí dễ lây lan hơn so với trước đó, dựa trên dữ liệu thống kê.
Đến nay, Bắc Kinh ghi nhận tổng cộng 137 người nhiễm nCoV, trong đó 19 ca ở quận Phong Đài, tây nam Bắc Kinh, nơi bùng phát ổ dịch tuần trước.
🛑 Ông lưu ý rằng Ủy ban Y tế Vũ Hán bắt đầu công bố thống kê bệnh nhân Covid-19 kể từ cuối tháng 12 năm ngoái. Đến ngày 17/1, số ca nhiễm lên 62. Trong khi đó, chỉ 4 ngày (từ 11/6 đến 15/6), Bắc Kinh đã ghi nhận 79 ca. Dù năng lực xét nghiệm của Trung Quốc đã cải thiện nhiều, ông cho rằng con số vẫn cao ngoài sức tưởng tượng.
Quan trọng hơn, nước này đang bước vào mùa hè, nền nhiệt cao. Trong khi dịch khởi phát ở Vũ Hán cuối mùa đông, vốn là thời điểm lý tưởng để virus lây lan.
🛑 Trước đó, các chuyên gia dịch tễ đã tìm thấy mẫu nCoV trên thớt thái cá hồi trong chợ Tân Phát Địa, làm dấy lên giả thuyết mầm bệnh được "nhập khẩu" vào Bắc Kinh thông qua thực phẩm đông lạnh. Chen Xi, giáo sư y tế công cộng, Đại học Yale, đã đề nghị so sánh trình tự gene virus tại các quốc gia khác nhau, nhằm xác định xem chủng nCoV ở Bắc Kinh có thật sự đến từ các quốc gia xuất khẩu cá hồi hay không.
Tiến sĩ Yang cho biết việc giải mã trình tự gene virus giống với thử nghiệm DNA ở người. Kiểu gene không thể thay đổi trong một thời gian ngắn. Đột biến thường xảy ra sau hai, ba, thậm chí là 10 đến 20 năm. Như vậy tạm thời loại trừ khả năng mẫu nCoV ở Bắc Kinh là virus Vũ Hán đã biến chủng.
Các xét nghiệm riêng lẻ cũng cho ra trình tự gene khác nhau. Giới chuyên gia có thể dễ dàng phân biệt sự khác nhau đó.
Ông Yang nhận định hiện tượng này có thể tạo ra thách thức mới cho quá trình phát triển vaccine, khiến sản phẩm trở nên kém hiệu quả, thậm chí không có tác dụng.
"Vaccine sẽ phải ngăn ngừa được cả virus lưu hành ở Trung Quốc và châu Âu, gây khó khăn cho công tác điều chế", ông nói.
Bên cạnh đó, các chủng nCoV riêng biệt có thể gây ra các triệu chứng khác nhau hoặc khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn. Tuy nhiên, Tiến sĩ Yang gần như chắc chắn rằng virus sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển thuốc.
🛑 Trước câu hỏi gây tranh cãi về nguồn gốc của mầm bệnh Bắc Kinh, ông nhấn mạnh các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng Covid-19 không lây nhiễm cho các sinh vật dưới nước. Vì vậy, rất ít khả năng cá hồi đóng vai trò là vật chủ trung gian truyền bệnh trong ổ dịch ở chợ Tân Phát Địa. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc đã bắt đầu tẩy chay loại hải sản này. Cá hồi bị đưa khỏi các siêu thị và nền tảng thương mại điện tử.
Theo Global Times
Vnexpress
🍋NÓNG: CẬP NHẬT TÌNH HÌNH COVID-19 TRÊN THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN ĐẦU GIỜ CHIỀU NAY TRÊN CÁC BÁO, TIẾN GẦN ĐẾN 10 TRIỆU CA NHIỄM, LÀN SÓNG DỊCH THỨ 2 THẬT SỰ ĐÃ BÙNG PHÁT TRỞ LẠI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.
TANG THƯƠNG BAO TRÙM RẤT KHI SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG ĐÃ VƯỢT 490.000 CA, MỸ LÀ VÙNG DỊCH LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỚI HƠN 2.5 TRIỆU CA NHIỄM.
XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.
Thế giới hiện có:
📌9,716,060 ca nhiễm
📌491,887 ca tử vong
📌5,250,759 ca hồi phục.
Xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.
📌1. Mỹ: 2.504.676 ca nhiễm, 126.785 ca tử vong (tăng kinh hoàng hơn 40.000 ca nhiễm mới sau 24h qua)
📌2. Brazil: 1.233.147 ca nhiễm, 55.054 ca tử vong. (tăng hơn 40.000 ca sau ngày qua)
📌3. Nga: 613.994 ca nhiễm, 8.605 ca tử vong.
📌4. Ấn Độ: 491.170 ca nhiễm, 15.308 ca tử vong.
📌5. Anh: 307.980 ca nhiễm, 43.230 ca tử vong.
📌6. Tây Ban Nha: 294.566 ca nhiễm, 28.330 ca tử vong.
📌 Trung Quốc xuống vị trí thứ 21.
🛑Mỹ lập kỷ lục buồn: gần 40.000 ca COVID-19 mới trong 24 giờ.
Thống đốc bang Texas (Mỹ) đã quyết định tạm dừng kế hoạch mở cửa lại bang này ngày 25-6 khi dịch bùng mạnh ở đây và toàn nước Mỹ vừa ghi nhận số ca bệnh tăng thêm kỷ lục trong một ngày.
Số ca bệnh COVID-19 đã tăng thêm trên toàn nước Mỹ ít nhất 39.818 ca trong ngày 25-6. Đây cũng là số ca bệnh mới tăng theo ngày kỷ lục trước nay của đại dịch.
Chỉ trước đó một ngày, ngày 24-6, tổng số ca bệnh tăng thêm trong một ngày của Mỹ cũng đã hơn 36.000, bằng một kỷ lục buồn khác ngày 24-4 với 36.426 ca bệnh/ngày.
Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Reuters cho biết bang Texas chưa thể mở cửa lại nền kinh tế sau một thời gian phong tỏa, giãn cách khi tình hình dịch COVID-19 tại đây vẫn đang rất căng thẳng.
Trong ngày 22-6, bang Texas chứng kiến một trong những mức tăng ca bệnh cao nhất ở Mỹ với hơn 6.000 người tại bang này chỉ trong một ngày.
Ông Greg Abbott, Thống đốc bang Texas, nói: "Việc tạm dừng kế hoạch mở cửa lại bang sẽ giúp khoanh vùng dịch bệnh cho tới lúc có thể an toàn bước vào giai đoạn tiếp theo trong lộ trình mở cửa lại hoạt động kinh doanh".
Bang Texas cũng đã ghi nhận số ca bệnh COVID-19 phải nhập viện kỷ lục trong 13 ngày liên tiếp. Thống đốc bang đã phải ra lệnh tạm dừng thực hiện các ca phẫu thuật không bắt buộc tại các khu vực Houston, Dallas, Austin và San Antonio để có thêm giường bệnh điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Số ca bệnh gia tăng ở Texas chỉ là một phần trong xu hướng bùng trở lại đáng lo ngại của đại dịch COVID-19 tại nhiều bang của Mỹ những ngày qua. Nhất là tại những bang phải đối mặt với dịch bệnh bùng lên ban đầu hoặc đã sớm gỡ bỏ những hạn chế phòng dịch với người dân và doanh nghiệp.
Ngoài Texas, các bang khác của Mỹ tuần này cũng đã chứng kiến số ca bệnh tăng là Alabama, Arizona, California, Florida, Idaho, Mississippi, Missouri, Nevada, Oklahoma, South Carolina và Wyoming.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump cố gắng trấn an dư luận về đại dịch ngay cả khi hơn 12 bang đang chứng kiến tình trạng dịch gia tăng rất đáng ngại.
Ông Trump viết trên Twitter rằng sở dĩ số ca nhiễm tăng là vì Mỹ gia tăng xét nghiệm, "trong khi số ca tử vong thì đang giảm".
Bộ trưởng Y tế Mỹ, ông Alex Azar, khi trả lời phỏng vấn đài Fox News đã nói đây là tình huống cục bộ ở các địa phương và chính quyền liên bang vẫn đang tích cực phối hợp với các bang và địa phương để giải quyết dịch bệnh.
Giới chuyên gia chính phủ Mỹ tin rằng rất có thể đã có hơn 20 triệu người Mỹ nhiễm virus corona chủng mới, cao gấp 10 lần số liệu ca bệnh thống kê chính thức.
🛑Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 35.640 ca nhiễm và 1.097 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.233.147 và 55.054. Các nhà nghiên cứu lo ngại số người chết vì Covid-19 trên thực tế tại Brazil bị che đậy.
Các thống đốc và thị trưởng dỡ bỏ những hạn chế đối với thương mại và hoạt động kinh tế khác do áp lực từ Tổng thống Jair Bolsonaro và sự chán nản của công chúng sau nhiều tháng thực hiện "cách biệt cộng đồng". Các chuyên gia y tế cảnh báo việc nới lỏng hạn chế quá sớm có nguy cơ làm tăng tốc độ lây nhiễm và gây thêm nhiều tử vong.
🛑Các quốc gia khác ở khu vực Mỹ Latinh cũng đang chứng kiến tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng. Peru ghi nhận thêm 3.913 ca nhiễm và 1752 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 268.602 và 8.761, tiếp tục là vùng dịch thứ bảy thế giới. Các trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa, trung tâm thương mại ở một số khu vực hoạt động trở lại.
Chile xếp thứ tám với 259.064 ca nhiễm và 4.648 ca tử vong, tăng lần lượt 4.648 và 172. Chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
Mexico đứng thứ 11 với 196.847 ca nhiễm và 24.324 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 5.437 và 947. Thủ đô Mexico City buộc phải hoãn các kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế, trong khi giới chức y tế cảnh báo số ca nhiễm có nguy cơ tiếp tục tăng khi quá trình làm phẳng đường cong đang chững lại.
Bộ trưởng Tài chính Mexico Arturo Herrera hôm 25/6 xác nhận ông bị nhiễm nCoV và chỉ có các triệu chứng nhẹ. Ông hiện được cách ly tại nhà và làm việc tại nhà. Herrera là thành viên cấp cao nhất nhiễm nCoV và làm dấy lên lo ngại Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador bị nhiễm virus vì hai người nhiều lần tiếp xúc gần với nhau.
🛑Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 92 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 8.605. Số ca nhiễm tăng 7.113, lên 613.994. Nga tuyên bố dịch bệnh trong tầm kiểm soát. Nước này hôm 24/6 cũng tổ chức duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng sau khi hoãn sự kiện này hơn một tháng vì đại dịch.
Nga cho biết dù tình hình dịch đã giảm nhiệt, nước này vẫn chuẩn bị phương án để đối phó với kịch bản làn sóng lây nhiễm mới bùng lên vào mùa thu.
🛑Anh báo cáo thêm 1.118 ca nhiễm và 149 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 307.980 và 43.230. Giới chức Anh đã giảm cấp cảnh báo Covid-19 từ "đại dịch có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc đang tăng theo cấp số nhân" xuống "dịch đang lây lan".
Thủ tướng Boris Johnson dự kiến cho phép quán rượu, khách sạn, nhà nghỉ, khu cắm trại, rạp chiếu phim, bảo tàng và phòng trưng bày mở cửa trở lại từ ngày 4/7. Quy định giãn cách hai mét ở nơi công cộng sẽ được giảm xuống còn một mét, trong khi tất cả trường học dự kiến mở cửa lại vào tháng 9. Tuy nhiên, các câu lạc bộ đêm, phòng tập gym và bể bơi vẫn đóng cửa.
🛑Tây Ban Nha ghi nhận thêm 400 ca nhiễm và ba ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 294.566 và 28.330. Nước này từ 21/6 chấm dứt tình trạng khẩn cấp sau ba tháng áp dụng để chống Covid-19. Họ cũng cho phép người nước ngoài từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không cần cách ly hai tuần. Bồ Đào Nha là ngoại lệ duy nhất khi quyết định tiếp tục đóng cửa biên giới với Tây Ban Nha tới 1/7.
Người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang tại các không gian công cộng, cả ở trong nhà lẫn ngoài trời, nếu không thể giữ khoảng cách 1,5 mét. Chính quyền từng khu vực sẽ quyết định về số lượng người tối đa được phép có mặt cùng lúc tại các không gian công cộng như bãi biển, bể bơi, nhà hát, trường học và quán ăn.
🛑Italy ghi nhận thêm 296 ca nhiễm và 30 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 239.706 và 34.678. Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar, phương tiện công cộng đã mở cửa trở lại, người dân cũng được tự do di chuyển khắp đất nước. Tuy nhiên, trường học vẫn đóng cửa.
🛑Đức báo cáo thêm 461 ca nhiễm và 9 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 193.715 và 9.012. Đức đã mở cửa biên giới cho các quốc gia trong khối EU từ 15/6. Nước này sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng đến 29/6. Thủ tướng Angela Merkel cấm tổ chức các sự kiện lớn cho đến tháng 10.
Giới chức y tế Đức đang đối phó đợt bùng phát mới tại nhà máy chế biến thịt Rheda-Wiedenbruck ở quận Gueterloh, bang Bắc Rhine-Westphalia. Bang này đã tái áp đặt phong tỏa với Guetersloh và thị trấn lân cận Warendorf.
🛑Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.595 ca nhiễm, nâng tổng số lên 215.096, trong đó 10.130 người chết, tăng 134 trường hợp so với hôm trước.
Iran đã cho phép toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar và phương tiện công cộng hoạt động, một số trường học vẫn đóng cửa. Chính quyền đang cân nhắc ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
🛑Arab Saudi ghi nhận thêm 3.372 ca nhiễm và 41 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 170.639 và 1.428. Nước này bắt đầu chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ 21/6 nhưng các cuộc hành hương tôn giáo và tụ tập hơn 50 người trở lên vẫn bị hạn chế.
Giới chức có kế hoạch giới hạn số người được phép tham gia lễ hành hương Hajj, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 7, nhằm tránh virus lây lan.
🛑Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ tư thế giới với 613.994 ca nhiễm, và 15.308 ca tử vong, tăng lần lượt 18.185 và 401.
Dù số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn tăng, Ấn Độ đã cho phép cửa hàng, nhà hàng, quán bar mở trở lại, các trường học tại khu vực nguy cơ cao bị đóng cho đến 30/6. Hệ thống y tế Ấn Độ còn đang chuẩn bị đối mặt với các căn bệnh theo mùa như sốt xuất huyết và sốt rét, được cho là sẽ khiến việc xử lý Covid-19 trở nên khó khăn hơn.
🛑Trung Quốc báo cáo 13 ca nhiễm mới, gồm 11 ca ở Bắc Kinh, nâng ca nhiễm cả nước lên 83.462, trong khi số người chết vẫn là 4.634.
Giới chức Bắc Kinh hôm 24/6 tuyên bố về cơ bản kiểm soát được ổ dịch bùng phát từ chợ Tân Phát Địa nhưng lo ngại về nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vẫn tiếp diễn. Chợ Tân Phát Địa và hàng chục khu dân cư được coi là rủi ro cao đã bị phong tỏa từ 13/6.
🛑Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 50.187 ca nhiễm, tăng 1.178 trường hợp so với hôm qua, trong đó 2.620 người chết, tăng 47 ca. Trường học đóng cửa cho đến 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động, chỉ các cửa hàng bán đồ thiết yếu được mở lại.
Singapore ghi nhận 42.736 ca nhiễm, tăng 113, trong đó 26 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá.
Singapore đang dỡ bỏ hạn chế theo từng giai đoạn. Từ đầu tháng 6, các trường học đã hoạt động trở lại. Phòng tập gym, công viên, bãi biển và nhà hàng hiện có thể mở cửa trở lại nhưng các sự kiện tôn giáo, quán bar, nhà hát và các sự kiện quy mô lớn vẫn chưa được phép.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
🛑Mỹ gửi nhầm 1,4 tỷ USD cứu trợ Covid-19 cho người đã chết
Kiểm toán Mỹ phát hiện các khoản hỗ trợ Covid-19 cho người đóng thuế, tổng trị giá gần 1,4 tỷ USD, được chính phủ gửi cho những người đã chết.
Theo báo cáo từ Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ (GAO), đơn vị kiểm toán của quốc hội Mỹ, chính phủ đã gửi nhầm khoảng 1,1 triệu khoản thanh toán hỗ trợ Covid-19 với tổng trị giá 1,4 tỷ USD cho những người đã qua đời. Khoản thanh toán trên là một phần của gói cứu trợ trị giá 2.400 tỷ USD, tức Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế nCoV (CARES), được quốc hội Mỹ thông qua hồi tháng 3.
Sai sót xảy ra chủ yếu do độ trễ trong báo cáo dữ liệu về người nộp thuế đã chết, mà các chuyên gia thuế nói rằng hầu như không tránh khỏi. "GAO phát hiện hơn 1.000 tỷ USD tiền đóng thuế đã được giải ngân, bao gồm hơn một tỷ USD gửi cho các cá nhân đã qua đời, nhưng rất thiếu minh bạch về cách thức chi tiêu số tiền này", nghị sĩ Carolyn Maloney, Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát và Cải cách Hạ viện, cho biết.
Cục Thuế Mỹ (IRS) tháng 5 đã đề nghị những người nhận thay hoàn trả khoản tiền gửi nhầm, song một số chuyên gia pháp lý nói rằng chính phủ không có thẩm quyền pháp lý để yêu cầu họ trả lại tiền. Nina Olson, cựu quan chức IRS phụ trách trợ giúp người đóng thuế, cho rằng không có luật nào ngăn các khoản thanh toán cho người đã chết, đồng thời, luật cũng không yêu cầu mọi người phải trả lại các khoản đã thanh toán. Bà Olson nói thêm rằng thông báo trên trang web của IRS không nói việc trả lại các khoản thanh toán trên là bắt buộc.
Các khoản cứu trợ Covid-19 cho người nộp thuế Mỹ của chính phủ dựa trên thông tin những người nộp thuế năm 2018 hoặc 2019. Chính phủ Mỹ buộc phải sử dụng các biểu mẫu thuế cũ để đẩy nhanh tiến độ thanh toán cho người dân, nhằm bù đắp thiệt hại từ Covid-19.
Tuy nhiên, trong bảng này, một số người nộp thuế có thể đã qua đời. Những khoản thanh toán của chính phủ sẽ đến tay người thừa kế của họ.
🛑Lây nCoV cho 17 người vì bữa tiệc sinh nhật
MỸMột người nhiễm nCoV không triệu chứng tổ chức tiệc sinh nhật bất ngờ cho người nhà ở Texas, khiến virus lây lan trong 17 thành viên gia đình.
Ron Barbosa, người đàn ông sống ở bang Texas, Mỹ ngày 24/6 kể với truyền thông rằng một cháu họ của ông hôm 30/5 quyết định tổ chức bữa tiệc sinh nhật bất ngờ cho con dâu của ông vừa bước sang tuổi 30.
Barbosa đã từ chối dự tiệc sinh nhật đông người vì lo ngại đại dịch, nhưng 25 người đã có mặt trong bữa tiệc kéo dài ít giờ, tuân thủ mọi quy định y tế của bang. Cháu họ của ông khi đó không biết mình đã nhiễm nCoV và đã lây cho 7 người tiếp xúc gần trong bữa tiệc.
Những người này tiếp tục lây nCoV cho 10 người nữa trong nhà, bao gồm hai trẻ em. Tổng cộng 18 thành viên trong gia đình Barbosa nhiễm Covid-19, trong đó có bố mẹ ngoài 80 tuổi của ông và chị gái đang chiến đấu với ung thư vú.
Bà Carole, mẹ của Barbosa, phát hiện dương tính Covid-19 hôm 6/6 và nhập viện một tuần sau. Ông Frank, bố của Barbosa, người không tham dự tiệc nhưng vẫn nhiễm nCoV, nhập viện từ 17/6 và đang trong phòng chăm sóc đặc biệt.
"Mạng sống của bố tôi đang như mành treo chuông", Barbosa vừa nói vừa khóc.
Thông tin được công bố trong bối cảnh số ca Covid-19 tăng đột biến ở các điểm nóng mới khắp nước Mỹ, bao gồm Texas, nơi vừa ghi nhận thêm 55.125 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nCoV ở bang lên gần 132.000. Khoảng 2.207 người đã chết vì Covid-19 tại bang này.
Thống đốc Texas Greg Abbot hôm 25/6 tuyên bố sẽ đình chỉ kế hoạch tái mở cửa vì số ca nhiễm mới tăng nhanh, nhưng vẫn cho phép một số ngành nghề hoạt động theo quy định giữ an toàn và hướng dẫn y tế.
Tổng hợp
🍋VƯỢT 10 TRIỆU CA NHIỄM COVID-19 TOÀN CẦU, VƯỢT 500.000 NGƯỜI TỬ VONG- CỘT MỐC KHÔNG TƯỞNG ĐÃ ĐẾN QUÁ NHANH... CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN SÁNG NAY TRÊN CÁC BÁO, LÀN SÓNG DỊCH THỨ 2 ĐÃ BÙNG PHÁT TRỞ LẠI TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, MẠNH MẼ HƠN!
XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.
Thế giới hiện có:
📌10,074,597 ca nhiễm
📌500,625 ca tử vong
📌5,452,337 ca hồi phục
Xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.
📌1. Mỹ: 2.596.394 ca nhiễm, 128.152 ca tử vong (tăng kinh hoàng hơn 43.000 ca nhiễm mới sau 24h qua)
📌2. Brazil: 1.315.941 ca nhiễm, 57.103 ca tử vong.
📌3. Nga: 627.646 ca nhiễm, 8.969 ca tử vong.
📌4. Ấn Độ: 529.577 ca nhiễm, 16.103 ca tử vong.
📌5. Anh: 310.250 ca nhiễm, 43.514 ca tử vong.
📌6. Tây Ban Nha: 295.549 ca nhiễm, 28.341 ca tử vong.
📌 Trung Quốc xuống vị trí thứ 22.
🛑 Hơn 300 công dân Việt Nam từ Singapore về nước an toàn, được cách ly tập trung.
Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung.
Ngày 27/6, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng Singapore đưa hơn 300 công dân Việt Nam từ Singapore về nước an toàn.
Hành khách trên chuyến bay bao gồm trẻ em dưới 18 tuổi, người cao tuổi, người ốm đau, lao động hết hạn hợp đồng, không có nơi cư trú, sinh viên không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác. Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore đã cử cán bộ trực tiếp hỗ trợ công dân tại sân bay.
Với mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho công dân, ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh, hãng hàng không đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp về an ninh, an toàn và vệ sinh dịch tễ trong suốt chuyến bay. Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Cần Thơ, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đang tiếp tục xây dựng kế hoạch đưa công dân về nước, đáp ứng nhu cầu của công dân Việt Nam ở nước ngoài và phù hợp với năng lực cách ly trong nước.
🛑Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.596.394 ca nhiễm và 128.152 ca tử vong, tăng lần lượt 43.577 và 512 ca trong 24 giờ.
Nhiều bang của Mỹ phải hoãn hoặc đảo ngược kế hoạch mở cửa do số ca nhiễm mới tăng mạnh, trong đó có Florida, Texas, Arizona, Arkansas, Delaware, Idaho, Louisiana, Maine, Nevada, New Mexico, Bắc Carolina.
Thống đốc Texas Greg Abbott ngày 26/6 ra lệnh đóng cửa toàn bộ quán bar trong bang và yêu cầu các nhà hàng giảm 50% chỗ ngồi. Bang Florida yêu cầu các quán bar dừng phục vụ đồ uống có cồn. Thành phố Anchorage, bang Alaska, yêu cầu dân chúng đeo khẩu trang nơi công cộng và trong các không gian kín.
Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Nhà Trắng, ngày 26/6 thừa nhận chiến lược xét nghiệm hiện nay 9của Mỹ vẫn còn bỏ sót các ca nhiễm không triệu chứng trong cộng đồng. Tiến sĩ Fauci cho biết giới chức có thể áp dụng phương pháp xét nghiệm gộp giống thành phố Vũ Hán của Trung Quốc.
🛑Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 35.887 ca nhiễm và 994 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.315.941 và 57.103. Giới chuyên gia lo ngại số người chết vì nCoV tại Brazil trên thực tế có thể cao hơn báo cáo của chính phủ.
Nhiều thống đốc và thị trưởng Brazil dỡ bỏ những hạn chế thương mại cùng các hoạt động kinh tế khác do áp lực từ Tổng thống Jair Bolsonaro lẫn sự chán nản của dân chúng sau nhiều tháng thực hiện cách biệt cộng đồng. Các chuyên gia y tế cảnh báo việc nới lỏng hạn chế quá sớm có nguy cơ làm tăng tốc độ lây nhiễm và khiến thêm nhiều người chết.
🛑Các quốc gia Mỹ Latinh khác cũng đang chật vật đối với với đại dịch. Chile đang là vùng dịch lớn thứ tám thế giới với 267.776 ca nhiễm và 5.347 ca tử vong, tăng lần lượt 4.406 và 279 so với hôm trước. Chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
🛑Mexico đứng thứ 11 với 208.392 ca nhiễm và 25.779 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 5.411 và 719 ca. Thủ đô Mexico City buộc phải hoãn các kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế, trong khi giới chức y tế cảnh báo số ca nhiễm có nguy cơ tiếp tục tăng khi quá trình làm phẳng đường cong đang chững lại.
🛑Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 188 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 8.969. Số ca nhiễm tăng 6.852, lên 627.646, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm tại Nga dưới 7.000. Nga thông báo đã kiểm soát được đại dịch, song đã sẵn sàng phương án đối phó đợt bùng phát thứ hai có thể diễn ra vào mùa thu.
🛑Anh báo cáo thêm 890 ca nhiễm và 100 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 310.250 và 43.514. Giới chức Anh đã giảm mức cảnh báo Covid-19 từ "đại dịch có nguy cơ lây nhiễm cao hoặc đang tăng theo cấp số nhân" xuống "dịch đang lây lan". Người nhập cảnh vào Anh từ các quốc gia có nguy cơ Covid-19 thấp sẽ không phải cách ly 14 ngày.
Thủ tướng Boris Johnson dự kiến cho phép quán rượu, khách sạn, nhà nghỉ, khu cắm trại, rạp chiếu phim, bảo tàng và phòng trưng bày mở cửa trở lại từ ngày 4/7. Quy định giãn cách hai mét ở nơi công cộng sẽ được giảm xuống còn một mét, trong khi tất cả trường học dự kiến mở cửa lại vào tháng 9. Tuy nhiên, các câu lạc bộ đêm, phòng tập gym và bể bơi vẫn đóng cửa.
🛑Tây Ban Nha ghi nhận thêm 564 ca nhiễm và 3 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 295.549 và 28.341. Tây Ban Nha chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 21/6, cho phép người từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không phải cách ly hai tuần.
Dân chúng phải đeo khẩu trang tại nơi công cộng, cả trong nhà lẫn ngoài trời, nếu không giữ được khoảng cách 1,5 m. Chính quyền các địa phương sẽ quyết định số người tối đa có mặt cùng lúc tại bãi biển, bể bơi, nhà hát, trường học và quán ăn.
🛑Italy ghi nhận thêm 175 ca nhiễm và 8 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 240.136 và 34.716. Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar được mở cửa, phương tiện giao thông công cộng đã hoạt động trở lại, song các trường học vẫn đóng cửa. Dân Italy được tự do di chuyển khắp đất nước.
🛑Đức báo cáo thêm 140 ca nhiễm, nâng tổng số lên người nhiễm lên 194.539, số ca tử vong giữ nguyên ở mức 9.026. Đức mở cửa biên giới với các quốc gia trong khối EU từ 15/6 và sẽ duy trì các biện pháp cách biệt cộng đồng hết ngày mai. Tuy nhiên, các sự kiện lớn bị cấm tổ chức cho tới tháng 10.
Giới chức y tế Đức đang đối phó đợt bùng phát mới tại nhà máy chế biến thịt Rheda-Wiedenbruck ở quận Gueterloh, bang Bắc Rhine-Westphalia. Bang này đã tái áp đặt phong tỏa với Guetersloh và thị trấn lân cận Warendorf.
Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.456 ca nhiễm, nâng tổng số lên 220.180, trong đó 10.364 người chết, tăng 125 so với hôm trước.
Iran đã cho phép toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar và phương tiện công cộng hoạt động, một số trường học vẫn đóng cửa. Chính quyền đang cân nhắc ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng.
🛑Arab Saudi ghi nhận thêm 3.927 ca nhiễm và 37 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 178.504 và 1.511. Lệnh giới nghiêm toàn quốc tại Arab Saudi chấm dứt từ 21/6 nhưng các cuộc hành hương tôn giáo và tụ tập hơn 50 người trở lên vẫn bị hạn chế. Giới chức có kế hoạch giới hạn số người được phép tham gia lễ hành hương Haji, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 7, nhằm tránh nCoV lây lan.
🛑Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ tư thế giới với 529.577 ca nhiễm và 16.103 ca tử vong, tăng lần lượt 19.885 và 414.
Dù số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn tăng, Ấn Độ đã cho phép cửa hàng, nhà hàng, quán bar mở trở lại, các trường học tại khu vực nguy cơ cao bị đóng cho đến 30/6. Hệ thống y tế Ấn Độ còn đang chuẩn bị đối mặt với các dịch bệnh theo mùa như sốt xuất huyết và sốt rét, được cho là sẽ khiến việc xử lý Covid-19 trở nên khó khăn hơn.
🛑Trung Quốc chưa công bố số liệu mới.
Bắc Kinh hôm 24/6 tuyên bố về cơ bản kiểm soát được ổ dịch bùng phát từ chợ Tân Phát Địa nhưng lo ngại về nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng vẫn tiếp diễn. Chính quyền thành phố phong tỏa khu chợ Tân Phát Địa và hàng chục khu dân cư bị coi là nguy cơ cao từ 13/6.
🛑Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực. Quốc gia này ghi nhận thêm 1.385 ca nhiễm, mức tăng kỷ lục trong 24 giờ kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số lên 52.812, trong đó 2.720 người chết, tăng 37. Indonesia đóng cửa trường học tới 13/7, các nhà hàng và quán bar bị dừng hoạt động, chỉ các cửa hàng bán đồ thiết yếu được mở lại.
🛑Singapore ghi nhận 43.246 ca nhiễm, tăng 291, trong đó 26 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá.
Singapore đang dỡ bỏ hạn chế theo từng giai đoạn, các trường học hoạt động trở lại từ đầu tháng 6. Phòng tập gym, công viên, bãi biển và nhà hàng được mở cửa trở lại, song quán bar và nhà hát vẫn bị đóng cửa, các sự kiện tôn giáo hoặc sự kiện quy mô lớn bị cấm.
🛑Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
Tổng hợp
*******************
Một chủng virus cúm heo có khả năng nhảy sang người và gây ra đại dịch vừa được các nhà nghiên cứu xác định. Chủng virus mới này được phát hiện tại ít nhất 10 tỉnh thành Trung Quốc.
Theo đài BBC, chủng virus này, có tên G4 EA H1N1, được các nhà nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc phát hiện thông qua phân tích 30.000 miếng gạc mũi lấy từ heo tại các lò mổ ở Trung Quốc. G4 EA H1N1 có thể thích nghi, lây truyền từ heo sang người và lây lan từ người sang người.
🛑Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Science (PNAS) hôm 29-6, G4 EA H1N1 là sự kết hợp của cúm được tìm thấy ở các loài chim châu Âu và châu Á và virus H1N1 - khiến nửa triệu người trên thế giới tử vong trong năm 2009.
Xin nhắc lại, G4 EA H1N1 có thể thích nghi, lây truyền từ heo sang người và lây lan từ người sang người.
Chủng virus mới này hiện đang được phát hiện trên ít nhất 10 tỉnh thành tại Trung Quốc.
Thử nghiệm trên các công nhân tại các trang trại nuôi nhốt heo cũng cho thấy hơn 10% xét nghiệm dương tính với kháng thể G4. Điều đó có nghĩa là loại virus mới này rất có khả năng gây nên một đại dịch mới.
🛑Theo các nhà nghiên cứu, việc kiểm soát virus virus G4 EA H1N1 ở heo và theo dõi chặt chẽ trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là những người lao động chăn nuôi, giết mổ heo, cần được triển khai khẩn cấp.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng chủng virus này gây ra đại dịch mới tuy thấp nhưng vẫn cần phải cảnh giác.
G4 EA H1N1 chưa phải vấn đề lớn nhưng thời điểm này rất quan trọng.
Loài người dễ lơ là mất cảnh giác với các chủng cúm mới vì đang bận đối phó với COVID-19.
XIN HÃY CẢNH GIÁC!
Theo BBC
Báo: Tuổi trẻ
🍋NÓNG: MỸ TĂNG KỶ LỤC HƠN 50.000 CA NHIỄM THEO WORLDOMETERS, CON SỐ ĐÁNG SỢ... CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TÍNH ĐẾN SÁNG NAY TRÊN CÁC BÁO, TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19 TOÀN CẦU ĐANG DIỄN TIẾN RẤT XẤU.
TANG THƯƠNG BAO TRÙM RẤT KHI SỐ LƯỢNG CA TỬ VONG ĐÃ GẦN 518.000 CA, SỐ CA NHIỄM SẮP VƯỢT 11 TRIỆU CA RẤT NHANH, MỸ LÀ VÙNG DỊCH LỚN NHẤT THẾ GIỚI VỚI HƠN 2.7 TRIỆU CA NHIỄM.
XIN CẦU NGUYỆN CHO TẤT CẢ.
Thế giới hiện có:
📌10,793,406 ca nhiễm
📌518,046 ca tử vong
📌5,930,136 ca phục hồi.
Xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Top 6 quốc gia đứng đầu thế giới về COVID-19. Không còn Trung Quốc trong top 10 quốc gia có số ca nhiễm cao nhất thế giới.
📌1. Mỹ: 2.778.500 ca nhiễm, 130.789 ca tử vong (tăng kinh hoàng hơn 50.000 ca nhiễm mới sau 24h qua)
📌2. Brazil: 1.453.369 ca nhiễm, 60.713 ca tử vong.
📌3. Nga: 654.405 ca nhiễm, 9.536 ca tử vong.
📌4. Ấn Độ: 605.220 ca nhiễm, 17.848 ca tử vong.
📌5. Anh: 313.483 ca nhiễm, 49.906 ca tử vong.
📌6. Tây Ban Nha: 296.739 ca nhiễm, 28.363 ca tử vong.
📌 Trung Quốc xuống vị trí thứ 21.
🛑Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 2.777.500 ca nhiễm và 130.789 ca tử vong, tăng lần lượt 50.647 và 624 ca trong 24 giờ.
Trước tình trạng ca nhiễm ở một số bang tăng kỷ lục, các bang đã đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế lay lan. California yêu cầu 19 hạt, gồm Los Angeles, Riverside đóng cửa các hình thức kinh doanh trong nhà, như nhà hàng, nhà máy rượu và câu lạc bộ chơi bài, trong ba tuần.
Michigan cũng yêu cầu đóng cửa khu vực ngồi trong nhà của các quán bar và nhà hàng tại một số khu vực. Tuy nhiên, họ vẫn được tiếp tục phục vụ khách hàng ở ngoài trời và cũng được phép bán đồ mang về.
Thống đốc Pennsylvania ra lệnh yêu cầu người dân đeo khẩu trang bất cứ ky nào ra ngoài. Thành phố New York vốn có kế hoạch cho phép các nhà hàng mở lại khu ăn uống trong nhà vào ngày 6/7. Tuy nhiên, Thị trưởng Bill de Blasio đã thông báo hoãn kế hoạch.
🛑Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, thông báo thêm 40.268 ca nhiễm và 976 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.453.369 và 60.713. Các trường học ở nước này đóng cửa, cửa hàng, nhà hàng và quán bar tại một số khu vực được phép hoạt động.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro bị các chuyên gia y tế chỉ trích mạnh mẽ vì cách xử lý khủng hoảng. Ông gọi đại dịch là "cúm vặt" và không tỏ ra bận tâm tới số người chết ngày càng gia tăng. Bộ Y tế Brazil vừa phân phối khoảng 4,3 triệu liều thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine, dù nó chưa được chứng minh chống Covid-19 hiệu quả, nhưng được Bolsonaro thúc đẩy.
🛑Tình hình đại dịch tại Mỹ Latinh vẫn nghiêm trọng. Peru ghi nhận thêm 3.264 ca nhiễm và 183 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 288.477 và 9.860, tiếp tục là vùng dịch thứ bảy thế giới. Peru là một trong những nước Mỹ Latinh đầu tiên phong tỏa hồi giữa tháng ba nhưng từ tháng 5, chính phủ đã cho phép nối lại hoạt động sản xuất. Trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa nhưng một số trung tâm thương mại đã mở cửa.
🛑Chile xếp thứ tám thế giới với 282.043 ca nhiễm và 5.753 ca tử vong, tăng lần lượt 2.650 và 65 so với hôm trước. Chỉ cửa hàng bán nhu yếu phẩm được phép hoạt động, trường học, nhà hàng, quán bar vẫn đóng cửa.
🛑Mexico đứng thứ 11 với 226.089 ca nhiễm và 27.769 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 5.432 và 648 ca. Nhà hàng và quán bar được phép mở lại nhưng chỉ được hoạt động 50% công suất trong khi trường học vẫn đóng cửa.
Giám đốc WHO tại châu Mỹ Carissa Etienne hôm 30/6 cảnh báo tổng số người chết vì Covid-19 ở Mỹ Latinh có thể lên tới 438.000 nếu các biện pháp phòng dịch không được duy trì.
🛑Nga, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 216 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 9.536. Số ca nhiễm tăng 6.556, lên 654.405, đánh dấu ngày thứ sáu liên tiếp ca mới trong một ngày dưới 7.000 kể từ cuối tháng 4. Nga tuyên bố dịch bệnh trong tầm kiểm soát.
Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết mặc dù số ca nhiễm mới trên cả nước đang giảm dần, chính phủ vẫn sẽ tiếp tục tăng cường xét nghiệm.
🛑Anh báo cáo thêm 829 ca nhiễm và 176 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 313.483 và 43.906 Tình hình dịch bệnh tại Anh đã bớt nghiêm trọng trong những tuần gần đây, trong khi Thủ tướng Boris Johnson dần rút lại những lệnh hạn chế trên toàn quốc nhằm vực dậy nền kinh tế. Tuy nhiên, đợt bùng phát mới tại thành phố Leicester buộc chính quyền phải áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt với địa phương này, bao gồm quyết định đóng cửa các trường học.
🛑Tây Ban Nha ghi nhận thêm 388 ca nhiễm và 8 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 296.739 và 28.363. Tây Ban Nha chấm dứt tình trạng khẩn cấp từ 21/6, cho phép người từ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khu vực Schengen nhập cảnh mà không phải cách ly hai tuần. Trường học vẫn phải đóng cửa. Cửa hàng nhỏ, tiệm làm tóc và thẩm mỹ viện được phép phục vụ số lượng khách hạn chế, có thời gian phục vụ đặc biệt cho người cao tuổi. Quán bar được phép hoạt động trở lại với 1/3 công suất.
🛑Italy ghi nhận thêm 182 ca nhiễm và 21 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 240.760 và 34.788.
Toàn bộ cửa hàng, nhà hàng, quán bar được mở cửa, phương tiện giao thông công cộng đã hoạt động trở lại, người dân được tự do di chuyển khắp đất nước. Theo một nghiên cứu công bố hôm qua, hơn 40% người nhiễm nCoV tại thị trấn Vo ở Italy không có triệu chứng, dường như là nguyên nhân khiến virus lây lan nhanh chóng.
🛑Đức báo cáo thêm 474 ca nhiễm, nâng tổng số người nhiễm lên 196.306, trong khi số ca tử vong tăng 9, lên 9.061.
Đức được cho là từng kiểm soát thành công Covid-19, với tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với hầu hết nước lớn khác ở châu Âu, dù các biện pháp phong tỏa của họ khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đợt bùng phát gần đây tại một lò mổ ở bang Bắc Rhine-Westphalia buộc chính quyền phải phong tỏa khoảng 600.000 người, đồng thời làm dấy lên lo ngại Đức vẫn dễ bị tổn thương trước đại dịch, bất chấp thành công ban đầu.
Liên minh châu Âu từ 1/7 mở biên với người từ 15 quốc gia, không bao gồm Nga, Brazil hay Mỹ.
🛑Tại Trung Đông, Iran ghi nhận thêm 2.549 ca nhiễm, nâng tổng số lên 230.211, trong đó 10.958 người chết, tăng 141 ca so với hôm trước.
Iran hôm 29/6 ghi nhận 162 người chết vì nCoV trong 24 giờ, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu hôm 19/2. Sima Sadat Lari, phát ngôn viên Bộ Y tế nước này, cho biết Covid-19 tại các tỉnh hoặc thành phố ở biên giới vẫn chưa đạt đỉnh. "Do đó, chúng tôi vẫn trong làn sóng lây nhiễm thứ nhất", Sadat nói.
Arab Saudi ghi nhận thêm 3.402 ca nhiễm và 49 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 194.225 và 1.698. Nước này chấm dứt lệnh giới nghiêm toàn quốc vì nCoV từ 21/6. Tuy nhiên, chính phủ Arab Saudi năm nay chỉ "cho phép 1.000 người hoặc ít hơn" tới hành hương tại thánh địa Mecca và chỉ người dân nước này mới có cơ hội.
🛑Ấn Độ là vùng dịch lớn nhất châu Á và lớn thứ tư thế giới với 605.216
ca nhiễm và 17.848 ca tử vong, tăng lần lượt 19.424 và 438. Một số thành phố Ấn Độ chuẩn bị kéo dài các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn nCoV lây lan, trong bối cảnh số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn cao.
Thủ tướng Narendra Modi hôm 30/6 cho biết kể từ khi chính phủ nới lỏng hạn chế, "sự tắc trách" trong xã hội ngày càng tăng, nói thêm rằng người dân đang phớt lờ cách biệt cộng đồng và các hướng dẫn y tế khác. Trường học, rạp chiếu phim, phòng gym và quán bar ở Ấn Độ vẫn phải đóng cửa.
🛑Trung Quốc ghi nhận ba ca nhiễm mới, gồm hai ca ngoại nhập và một ca lây lan trong cộng đồng ở Bắc Kinh. Tổng số ca toàn quốc là 83.534, trong đó 4.634 người chết, không tăng so với hôm qua.
Thủ đô Bắc Kinh đã tiến hành xét nghiệm nCoV hàng loạt ngay sau khi thành phố phát hiện ca nhiễm mới đầu tiên trong đợt bùng phát mới, liên quan đến chợ Tân Phát Địa. Tuần trước, chính quyền tuyên bố ổ dịch này về cơ bản đã được kiểm soát. WHO cho biết họ sẽ cử một nhóm đến Trung Quốc vào tuần tới để tiếp tục điều tra về nguồn gốc nCoV.
🛑Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 57.770 ca nhiễm, tăng 1.385 trường hợp so với hôm qua, trong đó 2.934 người chết, tăng 58 ca. Diễn biến này khiến các trường học phải tiếp tục đóng cửa cho đến ngày 13/7, nhà hàng quán bar dừng hoạt động.
Singapore là vùng dịch lớn thứ hai khu vực, với 44.122 ca nhiễm, tăng 215, trong đó 26 người chết. Singapore đang tiến hành nới dần các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn, trong khi cuộc tổng tuyển cử vẫn được tổ chức sớm vào ngày 10/7. Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết ông quyết định tiến hành bầu cử ngay bây giờ bởi không chắc Covid-19 có thể chấm dứt vào năm sau hay không.
Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV.
WHO ngày 1/7 đánh giá một số quốc gia không sử dụng mọi cơ chế sẵn có để chống lại Covid. "Những nước này phải đối mặt với con đường dài, khó khăn phía trước", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo trực tuyến từ Geneva, nhưng không nêu tên cụ thể quốc gia nào.
🛑Theo AP, Mỹ 'bỏ đói' hệ thống y tế công cộng
Hệ thống y tế công cộng của Mỹ nhận được nguồn cung tài chính khiêm tốn trong nhiều năm, khiến họ thiếu nguồn lực khi Covid-19 xuất hiện.
Kể từ năm 2010, chi tiêu cho các sở y tế công cộng bang đã giảm 16% trên đầu người và chi tiêu cho các cơ quan y tế cấp nhỏ hơn giảm 18%, AP nêu kết quả phân tích của họ và KHN trong bài báo đăng ngày 1/7. Ít nhất 38.000 việc làm y tế công cộng biến mất kể từ 2008.
Y tế công cộng xếp hạng thấp trong danh sách ưu tiên tài chính của đất nước. Gần 2/3 người Mỹ sống ở các hạt chi tiền cho cảnh sát nhiều hơn gấp đôi chăm sóc sức khỏe phi bệnh viện, bao gồm y tế công cộng. Hơn 3/4 người Mỹ sống ở các bang chi chưa đến 100 USD mỗi người cho y tế công cộng.
Các nhân viên y tế công cộng nhận được đồng lương ít ỏi, khiến một số người thậm chí có thu nhập thấp đến mức đủ điều kiện nhận viện trợ công cộng. Hơn 1/5 nhân viên y tế công cộng ở các cơ quan y tế nằm ngoài thành phố lớn kiếm được 35.000 USD trở xuống năm 2017. Tỷ lệ này tại các thành phố lớn là 9%.
Gần một nửa nhân viên y tế công cộng lên kế hoạch nghỉ hưu hoặc bỏ việc trong 5 năm tới và lương thấp là lý do hàng đầu.
Lượng nhân sự trong hệ thống y tế công cộng đã sụt giảm mạnh. Tại Bắc Carolina, lượng nhân viên y tế công cộng hạt Wake đã giảm từ 882 năm 2007 xuống còn 614 một thập kỷ sau đó, mặc dù dân số tăng 30%. Tại Detroit, sở y tế có 700 nhân viên vào năm 2009. Họ hiện chỉ có 200 nhân viên cho 670.000 cư dân.
Robert Redfield, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, cho biết hồi tháng 4 rằng sự tiếc nuối lớn nhất của ông là "đất nước đã không đầu tư hiệu quả vào y tế công cộng trong nhiều thập kỷ".
Năm nay, chính quyền liên bang đã phân bổ hàng tỷ USD cho y tế công cộng để đối phó đại dịch, bao gồm hơn 13 tỷ USD cho các sở y tế bang và địa phương, nhằm truy vết tiếp xúc, kiềm chế lây nhiễm và nâng cấp công nghệ. Tuy nhiên, nhiều người trong lĩnh vực y tế công cộng cho rằng các khoản bổ sung này không đủ để khắc phục nền tảng đã bị xói mòn nhiều năm và một khi dịch giảm nhiệt, nguồn tài chính cho y tế công cộng sẽ lại bị cắt giảm.
Ở hầu hết các bang, năm ngân sách mới bắt đầu từ ngày 1/7. Một số nơi đã bắt đầu cho nhân viên nghỉ không lương tạm thời, tinh giảm biên chế và hãm tăng lương khi doanh thu thuế của các bang "bốc hơi" trong thời gian phong tỏa. Ít nhất 14 bang đã cắt ngân sách cho các sở y tế, cắt giảm nhân sự hoặc đang tích cực xem xét làm vậy vào tháng 6.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu, Michigan đã cắt 1/5 số giờ làm việc của nhân viên y tế bang. Pennsylvania yêu cầu hơn 65 trong số 1.200 nhân viên y tế công cộng nghỉ không lương. Hạt Knox, Tennessee, yêu cầu 26 trong số 260 nhân viên nghỉ không lương 8 tuần.
Theo Tom Frieden, cựu giám đốc CDC, thật bất ngờ khi Mỹ cho các nhân viên y tế công cộng nghỉ làm vào thời điểm đại dịch đang hoành hành. Đất nước nên chú trọng phân bổ nguồn lực cho y tế công cộng giống như cho quân đội.
"Việc này nhằm bảo vệ người Mỹ", Frieden nói.
🛑Bác sĩ Fauci: Mỹ có thể ghi nhận 100.000 ca COVID-19 mỗi ngày
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của chính phủ Mỹ Anthony Fauci cảnh báo số ca nhiễm COVID-19 mới ở Mỹ có thể tăng gấp đôi lên đến 100.000 ca mỗi ngày nếu đà tăng đột biến hiện nay vượt ngoài tầm kiểm soát.
"Rõ ràng hiện nay chúng ta không hoàn toàn kiểm soát được tình hình. Tôi rất lo ngại bởi vì tình hình có thể trở nên rất tồi tệ" - bác sĩ Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, nói ngày 30-6.
Ông Fauci nhận định số ca nhiễm COVID-19 hằng ngày trên toàn quốc hiện vào khoảng 40.000 ca mỗi ngày, có thể tăng đến 100.000 ca nếu không có một nỗ lực toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.
Hiện nay bang California, Texas và Arizona đang trở thành những ổ dịch mới tại Mỹ khi liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm tăng chóng mặt trong những ngày qua, theo Hãng tin Reuters. Số ca nhiễm COVID-19 cũng được ghi nhận tăng gấp đôi vào tháng 6 tại ít nhất 10 bang của nước Mỹ.
Trong một diễn biến khác, Liên minh châu Âu (EU) đã gạt Mỹ ra khỏi danh sách ban đầu về các quốc gia an toàn trong bối cảnh EU cho phép thực hiện các chuyến bay không thiết yếu ra khỏi khối đồng chung euro này từ 1-7.
Hội đồng EU cho biết 27 quốc gia thành viên trong liên minh đã nhất trí về danh sách 14 quốc gia bên ngoài biên giới EU, cho phép các hãng hàng không mở đường bay cho những người cần đi công tác hoặc đi du lịch từ EU đến các quốc gia này.
Các quốc gia này bao gồm Algeria, Úc, Canada, Georgia, Nhật, Montenegro, Morocco, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Nga, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Mỹ là những quốc gia chống dịch tệ hơn mức trung bình của EU, và do đó sẽ phải chờ thêm ít nhất 2 tuần trước khi được xem xét để phê duyệt lại.
Bác sĩ Fauci cũng nhấn mạnh rằng không có gì đảm bảo sẽ có vắcxin để ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19. Tuy nhiên, chuyên gia về dị ứng và bệnh truyền nhiễm này cũng hi vọng sẽ có vắcxin vào đầu năm tới.
Tổng hợp
🍋
LÀN SÓNG BỆNH DỊCH THỨ 2 ĐANG QUAY TRỞ LẠI... RẤT GẦN, THẬT SỰ KHÓ LƯỜNG! Người dân ở Melbourne vét sạch hàng hóa trong siêu thị khi thành phố lớn thứ hai Australia chuẩn bị quay lại phong tỏa vì Covid-19.
🛑 5 triệu người dân của Melbourne được yêu cầu trở lại lệnh phong tỏa dài 6 tuần, bắt đầu từ nửa đêm nay, khi tình trạng lây nhiễm nCoV cộng đồng gia tăng trở lại với hơn 100 ca mới mỗi ngày. 134 ca nhiễm được ghi nhận trong 24 giờ qua ở Australia, rất nhỏ so với hàng chục nghìn ca ở những vùng dịch lớn như Mỹ và Brazil, nhưng được xem là mức tăng đáng kể ở quốc gia từng kiềm chế thành công Covid-19 này.
Chuỗi siêu thị lớn nhất Australia Woolworths cho hay đã tái áp đặt hạn chế số lượng mua với các loại hàng hóa như mỳ ống, rau xanh và đường, sau khi khách hàng đổ xô đến các siêu thị khắp bang Victoria.
Giới chuyên gia cảnh báo người dân khắp nơi sẽ phải làm quen với tình trạng "bình thường mới" khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ rồi tái áp đặt. Trong khi đó, có những lo ngại rằng những biện pháp này sẽ tạo ra các tác động về kinh tế và sức khỏe tâm thần.
"Tôi ủng hộ phong tỏa, nhưng bảo tôi phong tỏa lại 6 tuần thì thật bực bội, Michael Albert, một cư dân Melbourne, nói.
🛑 Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg cho hay lệnh phong tỏa Melbourne sẽ gây thiệt hại kinh tế lên tới một tỷ AUD ( 700 triệu USD) một tuần, tạo ra gánh nặng rất lớn với các doanh nghiệp.
"Đây không phải tình huống mà ai mong muốn, nhưng đây là thực tế mà chúng ta phải đối mặt", thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews nói.
Các nhà hàng và quán cafe sẽ chỉ được bán đồ ăn mang đi, trong khi các phòng gym, salon làm đẹp, rạp chiếu phim sẽ bị đóng cửa trở lại. Người dân sẽ bị hạn chế ở trong nhà, ngoại trừ đi làm, tập thể dục, chăm sóc sức khỏe hoặc mua đồ thiết yếu.
Giáo sư Michael Kyrios, nhà tâm lý học tại đại học Flinders, cảnh báo rằng Victoria cần chuẩn bị cho một "cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần sắp tới".
"Điều này có khả năng sẽ đặt hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần vào tình huống bấp bênh với khả năng huy động các nguồn lực để ứng phó với tỷ lệ mắc bệnh tâm thần gia tăng do khủng hoảng Covid có hạn", ông nói.
Giới chức y tế cho hay họ phát hiện nhiều ca nhiễm nCoV liên quan đến các khách sạn được dùng làm nơi cách ly cho những công dân hồi hương. Truyền thông địa phương báo cáo các nhân viên bảo vệ đã vi phạm quy tắc phòng dịch, quan hệ tình dục với những người bị cách ly. Điều này khiến chính quyền phải thay thế các nhà thầu tư nhân bằng nhân viên quản giáo và mở cuộc điều tra.
🛑 Thủ tướng Scott Morrison cho biết Australia đang cân nhắc hạn chế số công dân về nước sau khi Victoria bắt đầu chuyển hướng những chuyến bay quốc tế đến các thành phố khác để giảm gánh nặng cho cơ sở cách ly.
"Các bang và lãnh thổ khác hiện có thể tiếp nhận một lượng người cách ly nhưng chắc chắn họ không muốn thấy con số tăng lên", ông nói với các phóng viên ở Canberra.
Hàng nghìn nhân viên y tế đang gõ cửa các hộ gia đình ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nền của Melbourne, đề nghị người dân xét nghiệm nCoV. Tuy nhiên, giới chức cho hay khoảng 10.000 người đã từ chối xét nghiệm do nghe những thông tin sai lệch trên mạng.
Khoảng 3.000 người ở thành phố này đã mắc kẹt trong nhà kể từ hôm 4/7 do lệnh hạn chế nghiêm ngặt bậc nhất được đưa ra ở Australia, sau khi dịch bùng phát ở một khu nhà ở công cộng cao tầng. Tổng cộng 75 ca nhiễm đã được phát hiện ở các tòa nhà đông dân cư này.
Các xe hơi hôm nay xếp hàng dài ở biên giới Victoria, sau khi bang này đóng cửa với bang New South Wales lân cận lần đầu tiên trong 100 năm, cô lập toàn Victoria với phần còn lại của Australia. Quyết định được công bố vội vã khiến người dân ở các thị trấn biên giới tranh nhau xin giấy phép để vượt biên làm việc hoặc vì những lý do cấp thiết khác, trong khi những người đi nghỉ hè vội vã trở về nhà.
Các chốt an ninh của cảnh sát được thành lập tại những ngã tư lớn và các UAV được triển khai giám sát những khu vực rộng lớn ở biên giới. Một người đã bị bắt với cáo buộc nỗ lực vượt biên trái phép.
Australia hiện ghi nhận gần 9.000 ca nhiễm nCoV, trong đó 106 ca tử vong.
Theo AFP
Tham khảo từ Vnexpress
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top