đối phó với COVID của các nước

🍋úc
NÓNG: KHÔNG HỖ TRỢ BẤT KÌ AI KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG KINH TẾ: Giữa cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Úc Scott Morrison kêu gọi ai không có quốc tịch Úc hãy về nước nếu không đủ khả năng kinh tế ở lại. Úc không hỗ trợ họ. Quyết định này khiến nhiều người Việt ở Úc hoang mang, chạnh lòng...

🛑Cảm thấy chạnh lòng

Giữa cao điểm dịch Covid-19, Thủ tướng Úc kêu gọi những ai không có quốc tịch Úc hãy về nước nếu họ không đủ khả năng kinh tế để xoay xở cuộc sống tại đây. Đồng thời, ông tuyên bố chính phủ Úc sẽ không hỗ trợ cho những người này.

Trước thông tin trên, bạn Phương Nguyễn, sinh viên tại Melbourne, bày tỏ: “Tình hình tài chính của cá nhân mình hiện đang ổn mà nghe tin vẫn thấy bức xúc. Xét cho cùng, du học sinh sang đây đóng tiền bảo hiểm, nộp thuế đi làm việc bằng hoặc thậm chí cao hơn người Úc, khi có chuyện thì bảo nếu không tự lo được thì về nước đi".

"Nghe vậy thực sự rất buồn. Tụi mình giữa lúc này phải ở xứ người có sung sướng gì đâu, cũng là bất đắc dĩ nên mới phải ở lại thôi. Kinh tế của họ một phần cũng do du học sinh đóng góp vậy mà nói ra giống như tụi mình là gánh nặng cho đất nước họ vậy", Phương nói.

Bạn V.D.A, du học sinh tại Swinburne, cũng đồng tâm trạng: “ Nói chung mình cũng không hài lòng vì quyết định của chính phủ. Du học sinh sang đây với hi vọng là được tiếp cận những công nghệ giảng dạy, cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất thế giới. Nhưng mùa dịch nên bọn mình phải tự đóng tiền mạng và học bằng laptop ở chính căn nhà mình thuê. Nên mình nghĩ chúng mình xứng đáng được hỗ trợ phần nào đó, vì cơ bản tiền học vẫn đóng, ngoài kiến thức ra thì trong đó còn là phí cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy".

"Mình vẫn mang đến cho họ thu nhập mà trong khó khăn họ lại bảo mình về nước. Không thuyết phục chút nào", V.D.A bức xúc.

Ngoài những bức xúc, nhiều sinh viên còn mang tâm trạng hoang mang vì chi phí sinh hoạt đội lên quá cao trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Họ không biết có thể cầm cự được bao lâu ở xứ người vì bị mất việc bán thời gian do nhiều hàng quán đóng cửa. Có người muốn được về Việt Nam nhưng không có máy bay để về.

🛑Hy vọng một chuyến bay nhân đạo

Bạn Kelvin Lê, sinh viên ở Melbourne, cho hay: “Nếu có máy bay mình sẽ về Việt Nam ngay lập tức vì tình hình này thì ở lại không được ổn cho lắm. Tiền nhà cửa, tiền học phí phải đóng đều đều, việc làm thêm thì không có. Úc mà đóng cửa là tụi mình đói mòn râu. Mình mong Đại sứ quán sẽ sắp xếp chuyến bay nhân đạo sớm nhất để đưa người Việt về. Mình chỉ thấy hoang mang chứ cũng không trách gì được chính phủ. Mình hiểu tình thế khó khăn vì dịch bệnh, lúc xin visa cũng đã cam kết đủ khả năng chi trả kinh phí cho cuộc sống. Họ có quay lưng cũng không thể trách".

Mong muốn được về nước nhưng nhiều du học sinh sợ quay về sẽ trở thêm gánh nặng giữa lúc Việt Nam đang căng mình chống dịch Covid-19. V.D.A cho biết bạn đã đặt vé về vài tuần trước nhưng hủy vào phút chót vì nghĩ các cơ sở cách ly đã quá đông người và Việt Nam đã quá hao tổn sức lực, tiền tài cho việc chăm sóc người cách ly.

Trước những hoang mang và bức xúc của cộng đồng du học sinh, nhiều người Úc gốc Việt và người định cư lâu dài ở đây đã gợi ý những phương án có thể giải nguy cho các bạn du học sinh vào thời điểm này.

Trên Nhóm Facebook của Hội sinh viên Việt Nam tại Úc, Anh N.D.Hiếu (kỹ sư điện tại Tasmania) đã đề xuất du học sinh nên liên hệ với các tổ chức bảo trợ du học sinh quốc tế ở các trường Đại học, lẫn cơ quan chính phủ của thành phố, bang để đòi hỏi những quyền lợi tối thiểu.

🛑Anh Hiếu khuyến cáo:

“1. Nếu có quỹ lương hưu, hãy đề nghị chính phủ cho bạn lấy tiền từ quỹ đó ra ngay từ bây giờ. Dù sao khi về nước hẳn thì bạn cũng được lấy lại khoản tiền đó. Bây giờ lấy luôn để trang trải qua đợt dịch này, hoàn toàn bình thường.

2. Đề nghị nhà trường giảm học phí nếu đã học online. Vì khi đăng ký học trong điều kiện bình thường thì học phí của các bạn đã chi trả cho việc sử dụng các cơ sở vật chất bao gồm thư viện, lớp học, phòng thí nghiệm,... Bây giờ học online bạn không được hưởng những thứ đó, hãy đặt vấn đề với họ.

3. Đăng ký bảo lưu hoãn việc học trong vòng 6 tháng. Khi đó bạn sẽ không phải đóng học phí nữa hoặc chỉ phải trả một khoản tiền nhỏ để công nhận bạn vẫn là sinh viên/học sinh của trường".

Tính đến chiều 3.4, Úc có 5.314 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 28 người đã thiệt mạng.

Theo: Thanh Niên
🍋nhật

TẤM LÒNG VÀNG GIỮA BÃO DỊCH - TIA HY VỌNG CHO TOÀN THẾ GIỚI: Theo Asian Nikkei Review, chính phủ Nhật Bản vừa tuyên bố sẵn sàng cung cấp miễn phí thuốc có thể điều trị virus corona cho các nước. Thuốc Favipiravir, được đăng ký thương mại với tên Avigan, là dược phẩm chống virus được phát triển bởi hãng Toyama Chemical, công ty con của Fujifilm Holdings.

🛑Loại thuốc này đã cho kết quả khả quan có thể chống lại Covid-19 trong các thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc. Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga nói với một cuộc họp báo cho biết có tới 30 quốc gia đã đặt mua thuốc Avigan thông qua các kênh ngoại giao.

"Chúng tôi đang sắp xếp để cung cấp thuốc này miễn phí," Chánh văn phòng Suga nói. Việc này cũng sẽ giúp mở rộng nghiên cứu lâm sàng với loại thuốc này.

Tại thời điểm họp báo, ông Suga cho hay Nhật chỉ có 2.617 ca nhiễm, tương đối ít so với tổng hơn 1 triệu ca trên toàn thế giới và điều này khiến cho các thử nghiệm lâm sàng diện rộng trở nên khó khăn.

🛑Indonesia đã đặt hàng 2 triệu liều Avigan hôm 20/3 và có kế hoạch thử nghiệm trên lô hàng này. Nước này vừa chứng kiến số ca nhiễm virus corona tăng vọt lên 1.986 ca, dù trước đó nhiều tuần báo cáo không có ca nhiễm. ​​Indonesia đã có 181 ca tử vong, cao hơn Hàn Quốc và chỉ đứng sau Trung Quốc ở châu Á.

Nhật Bản cũng đã nhận lời yêu cầu tương tự từ Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca trong cuộc gặp với ông Akio Miyajima, Đại sứ Nhật Bản tại Ankara, đã đề xuất mua Avigan.

Trước đó, Bộ trưởng Koca tiết lộ Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sử dụng một loại thuốc từ Trung Quốc để điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 và có hiệu quả ở giai đoạn đầu. Truyền thông nước này sau đó cho hay phương thuốc này chính là favipiravir, hay Avigan. Thổ Nhĩ Kỳ đã có 20.921 ca nhiễm và 425 ca tử vong tính đến 3/4.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng bắt đầu thảo luận về vấn đề này. Politico cho hay Nhà Trắng khuyến khích các cơ quan quản lý thông qua các phương thuốc điều trị virus corona.

Bất chấp những quan ngại về tác dụng phụ, mối quan tâm của Nhà Trắng với Avigan đã tăng lên khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe giải thích nó với Tổng thống Trump.

🛑Truyền thông Đức hôm 3/4 cũng cho biết chính quyền Berlin đang tìm mua với lượng lớn thuốc Avigan, có kế hoạch tích trữ hàng triệu hộp để phân phối qua các bệnh viện đại học và tổ chức khác trong nước. Việc phân phối được hỗ trợ bởi quân đội, theo Frankfurter Allgemeine Zeitung.

Trước đó, thuốc điều trị cảm cúm Avigan của Nhật gây được sự chú ý khi chứng minh mang lại kết quả tích cực chống lại Covid-19 trong thử nghiệm lâm sàng ở Trung Quốc. Thủ tướng Abe đã công bố kế hoạch bắt đầu quá trình thử nghiệm để chính thức phê duyệt điều trị virus corona ở nước này.

Hãng Fujifilm tuyên bố đã đưa các thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra hiệu quả của Avigan chống lại virus và đang chuẩn bị đẩy mạnh sản xuất. Chính phủ Nhật Bản sẽ dự trữ 2 triệu liều thuốc này.

Thủ tướng Abe hôm 3/4 cho hay Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia khác cũng đã bắt đầu thực hiện tử nghiệm mang tính quốc tế với thuốc remdesivir, sản phẩm từng được phát triển để chống lại Ebola và có triển vọng trong điều trị Covid-19.

Zing
🍋Nhật Bản 5-4

Nhật Bản có nguy cơ lớn khi Tokyo có khả năng thànhNew York thứ 2

Mỗi ngày trôi qua, các tin xấu lại ập đến đối với thủ đô của Nhật Bản
Chỉ trong vòng 1 tuần, số các ca nhiễm mới trong ngày đã tăng gấp đôi, từ 40 ca/ngày thành 97 trường hợp vào ngày 2/4, và 89 vào ngày kế tiếp. Thủ đô Tokyo ngày 5/4 ghi nhận 891 ca mắc Covid-19, trong đó có 118 ca mắc mới trong ngày 4/4, đây cũng là lần đầu tiên số ca nhiễm SARS-CoV-2 vượt quá con số 100 người trong một ngày tại đây.

Nếu xu hướng này tiếp tục xảy ra, tương lai kiểm soát dịch bệnh của Tokyo thực sự sẽ trở nên hết sức ảm đạm. Đó là nhận xét của Kentaro Iwata - chuyên gia từ ĐH Kobe, người đã liên tục cảnh báo về việc Nhật Bản chưa nỗ lực đủ để kiềm chế đại dịch Covid-19. Theo CNN

"Nhật Bản cần phải đủ can đảm để thay đổi, ở thời điểm chúng ta nhận ra mình đã đi sai đường," - Iwata cho biết. "Tôi có thể thấy một New York khác ở ngay Tokyo."

Bộ Y tế Nhật Bản ngày 5/4 cho biết, tính đến 10h30 (giờ địa phương), số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc đã tăng 367 trường hợp so với một ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này lên 3.506 người. Con số này chưa tính tới hơn 700 người mắc virus từ tàu Công chúa Hoàng Gia chữa tại Nhật, tức là khoảng hơn 4200 ca bệnh đã xuất hiện ở đây.

Theo Bộ Y tế Nhật, số ca tử vong do virus gây viêm phổi ở Nhật Bản hiện là 96 người, bao gồm cả những ca tử vong trên con tàu du lịch Diamond Princess.

Ngoài Tokyo, tỉnh Osaka ghi nhận 387 ca, tỉnh Kanagawa 238 ca, tỉnh Chiba 235 ca, tỉnh Aichi 221 ca và tỉnh Hokkaido ghi nhận 193 ca. Hiện có 73 ca đang trong tình trạng nguy kịch và đang được hỗ trợ thở máy hoặc được đưa tới các đơn vị chăm sóc đặc biệt để điều trị.

hiện nay Nhật chưa có nhiều giải pháp tích cực cho việc chống virus. Nước này chưa có lệnh phong tỏa, ngay tại Tokyo, nơi dịch đang tăng mạnh. Lượng người dân được test còn rất ít so với Hàn chẳng hạn. Nhật có hơn 42 ngàn người được test trong khi Hàn đã test cho 440 ngàn người. Nhật có tới 125 tr dân mà Hàn chỉ có 51,47 tr dân. Và dân Nhật vẫn tung tăng đi xem hoa anh đào và chen chúc trên đường phố Tokyo và các ga tàu điện mới đây.
Thị trưởng Tokyo Yuriko Koike vô cùng lo lắng nên ngày 4-4 cho biết đang cân nhắc biến một phần làng Olympic 15.000 giường thành bệnh viện dã chiến điều trị các bệnh nhân COVID-19 trong thời gian nơi này bị bỏ trống vì Thế vận hội bị hoãn lại. Theo bà Koike, đây chỉ mới là một phương án để đối phó với dịch bệnh. Chính quyền cũng đang cân nhắc bỏ tiền ra mua hẳn một khách sạn và biến nơi này thành bệnh viện điều trị.

Thủ tướng Nhật mới đây đã quyết sẽ phát cho mỗi nhà dân ở Nhật, trong tổng số 50 tr hộ dân, mỗi hộ 2 cái khẩu trang vải. Mà hiện mới chỉ phát cho các hộ nào vùng dịch nặng trước, các hộ khác phải chờ theo thứ tự.

Nguồn: https://www.japantimes.co.jp/liveblogs/news/coronavirus-outbreak-updates/
🍋THỦ TƯỚNG NHẬT BẢN CHÍNH THỨC BAN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP VÌ COVID-19

Ngày 7/4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp tại một số tỉnh của nước này để ứng phó với sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Truyền thông Nhật Bản đưa tin Thủ tướng Abe tuyên bố lệnh tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực từ ngày 8/4 và kéo dài tới ngày 6/5. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp để đối phó với đại dịch.
🍋NGA - VIRUS CORONA
ANH PUTIN CŨNG MONG MANH DỄ VỠ CHỨ KHÔNG CỨNG RẮN NHƯ TA NGHĨ ?

Covid-19 tăng tốc lây lan, hệ thống y tế Nga trước nguy cơ vỡ trận.
(Tin rfi)

Vào hôm qua, 15/042020, Nga đã ghi nhận con số kỷ lục là thêm 3.388 ca nhiễm virus corona, nâng tổng số người bị Covid-19 lên thành gần 25.000 người, tăng gần gấp đôi trong không đầy một tuần. Số tử vong ghi nhận chính thức là 198 người. Matxcơva, thủ đô Nga, lãnh phần lớn gánh nặng của dịch bệnh – gần 15.000 trường hợp - trong lúc virus corona đã lan rộng ra toàn bộ các vùng, ngoại trừ vùng Altai ở Siberia, một nơi thưa dân nhất nước.
Tình hình đáng lo ngại đến mức mà tổng thống Nga Vladimir Putin đã mất hẳn vẻ cao ngạo như từng thấy chỉ mới đây thôi, khi ông còn khẳng định dịch bệnh ở trong tầm kiểm soát, và Nga còn gởi các đơn vi quân y qua Ý phụ chống dịch, hay gởi vật tư y tế qua giúp Mỹ.

Số liệu chính thức về dịch bệnh thấp hơn nhiều so với thực tế
Hôm thứ Hai, 13/04, tổng thống Putin đã phải công khai thừa nhận trên truyền hình Nga: “Tình hình mỗi ngày mỗi thay đổi, và không theo chiều hướng tốt”. Ông đồng thời cảnh báo là dịch bệnh chưa đạt đến đỉnh và đã ra lệnh cho phần lớn doanh nghiệp ngưng hoạt động cho đến cuối tháng Tư.

So với các nước như Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Đức hay Pháp, con số 25.000 ca nhiễm và gần 200 người chết còn tương đối khiêm tốn, nhưng bản thân chính quyền Nga cũng công nhận rằng thống kê kể trên có thể không đúng thực tế và quá thấp.

Theo thông tín viên báo Le Monde tại Nga, nhiều chuyên gia đã tỏ ý nghi ngờ những xét nghiệm không đáng tin cậy được thực hiện ở Nga, mà một chuyên gia của bộ Y tế thừa nhận là có thể sai đến 30%.

Bệnh viện Matxcơva có nguy cơ bị bão hòa
Thủ đô Matxcơva là nơi gánh chịu phần lớn nỗ lực chống dịch, tập trung khoảng 2/3 ca nhiễm Covid-19. Hôm thứ Sáu, 10/04, phó đô trưởng Anastasia Rakova đã báo động: “Các bệnh viện và lực lượng cứu thương đã hoạt động đến mức tối đa rồi”.

Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov cũng đánh giá: “Tình hình ở Matxcơva và Saint-Pétersbourg, nhưng nhất là ở thủ đô, khá căng thẳng do số người bệnh rất đông và tăng nhanh”.

Những phát biểu trên được minh chứng bằng hình ảnh xe cứu thương nối đuôi nhau trên hàng chục mét trước các bệnh viện ở Matxcơva. Hình ảnh hay video trên các mạng xã hội trong những ngày cuối  tuần qua cho thấy bệnh viện ở Matxcơva bị tràn ngập và quá tải.

Trả lời hãng tin Anh Reuters, một tài xế xe cứu thương cho biết là anh có khi phải đợi đến 15 tiếng đồng hồ mới trao được một bệnh nhân Covid-19 cho bộ phận cấp cứu.

Fb Ho Huu Nghia
🍋 Brazil
ANG THƯƠNG BAO TRÙM, HỆ THỐNG Y TẾ SỤP ĐỔ, CHỦ QUAN KHINH DỊCH CHỈ NHƯ CÚM THƯỜNG: Thi thể được để trong xe đông lạnh bên ngoài bệnh viện thành phố Manaus trong khi chờ máy ủi đào mộ tập thể, dù Covid-19 chưa đạt đỉnh...

🛑 Manaus, thủ phủ bang Amazonas, đang rơi vào hỗn loạn và tuyệt vọng khi tỷ lệ tử vong vì nCoV tại đây cao hơn bất cứ thành phố nào khác của Brazil.

Số người tử vong tại đây tăng từ mức 20-30 người từ trước đại dịch lên 100 người mỗi ngày, sau khi thành phố ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên hôm 13/3. Hệ thống chăm sóc y tế vốn yếu kém của Manaus đã sụp đổ trước "cơn bão" Covid-19.

Đại dịch cũng lan đến các cộng đồng thổ dân dễ bị tổn thương tại Amazonas, bang có diện tích lớn đến mức phải mất vài ngày đi thuyền để tới các thị trấn và làng mạc xa xôi.

"Đó là cảnh tượng như trong một bộ phim kinh dị. Chúng tôi không còn trong tình trạng khẩn cấp nữa, thay vào đó là thảm họa tuyệt đối", Thị trưởng Manaus Virgilio Neto nói.

"Nhiều người đang qua đời ở nhà, một số có lẽ vì không được chăm sóc y tế", Neto nói và lo ngại những người này tử vong do nCoV.

🛑 Amazonas là bang chịu ảnh hưởng nặng thứ tư do Covid-19 tại Brazil, với 3.928 ca nhiễm và 320 ca tử vong. Song thành phố Manaus, với dân số 1,7 triệu người, có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số 27 thủ phủ bang của Brazil.

Dù Brazil đã trở thành nước có số ca nhiễm và tử vong vì nCoV cao nhất khu vực Mỹ Latin, với tổng số lần lượt là 66.501 và 4.543, Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn tỏ ra coi thường độ nguy hiểm của đại dịch, cho rằng nó chỉ như cúm thông thường. Các chuyên gia y tế cộng đồng cho biết số người nhiễm nCoV thực tế có thể cao gấp 15 lần báo cáo do Brazil tiến hành rất ít xét nghiệm nCoV.

Các bệnh viện ở Manaus đang vật lộn đối phó với số ca nhiễm đang tăng. Một số nơi phải sử dụng xe tải đông lạnh để chứa thi thể.

Tại nghĩa trang có tên Parque Taruma, máy xúc đào những hố dài trên mặt đất để làm mộ tập thể chôn người tử vong vì nCoV. Theo lệnh của thị trưởng, không quá 5 thân nhân của người chết được tới để nói lời vĩnh biệt.

"Chúng tôi đang tích cực làm việc để chôn cất họ. Một số thợ đào huyệt đã nhiễm nCoV, vài người sẽ không vượt qua được", Thị trưởng Neto nói. Ông đã yêu cầu chính phủ của Tổng thống Bolsonaro cung cấp thêm nguồn lực để giải quyết khủng hoảng. "Đây là một cuộc chiến thực sự khó khăn", Neto nói.

🛑 Giới chức địa phương đã cho xây dựng một bệnh viện dã chiến, trong khi chính quyền liên bang cũng điều các y bác sĩ từ khắp đất nước tới hỗ trợ Manaus.

Tuy nhiên, những biện pháp này quá ít và quá muộn. Toàn bộ đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) cùng 80% bác sĩ chuyên khoa được bố trí tại thành phố Manaus, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học Liên bang Amazonas Bernardo Albuquerque cho biết.

🛑 Covid-19 dự kiến đạt đỉnh tại Manaus vào đầu tháng 5, song 90% số giường chăm sóc tích cực tại thành phố đã kín bệnh nhân. Các cơ sở y tế tại đây thiếu trang bị bảo hộ cho nhân viên, thuốc men và các loại thiết bị như máy X-quang hoặc các loại máy quét khác.

Người dân sống tại các khu vực còn lại của Amazonas, một số cách Manaus vài ngày đi thuyền, phải tới thành phố này để điều trị y tế. Chỉ 18 thành phố của Amazonas có đường bộ nối tới thủ phủ Manaus, theo Albuquerque.

Amazonas có số thổ dân nhiều hơn những bang khác của Brazil, họ dễ nhiễm các căn bệnh ngoại lai do hệ thống miễn dịch chưa từng tiếp xúc với chúng. Trong lịch sử, họ từng bị virus "càn quét" và hoàn toàn bất lực.

Hồi tuần trước, ít nhất ba thổ dân chết vì nCoV, khoảng 15 trong số hơn 30 người nhiễm virus đang được điều trị tại Manaus.

Chuyên gia Albuquerque nói bang Amazonas cần hỗ trợ càng sớm càng tốt. "Nếu chúng ta có thể búng tay và nói rằng 'hãy để mọi thứ sẵn sàng ngay ngày mai', đó là khung thời gian lý tưởng", Albuquerque nói.

🛑Ảnh:

1) Hố chôn tập thể dành cho người chết vì nCoV tại nghĩa trang Parque Taruma, Manaus, Brazil, ngày 21/4. Ảnh: AFP.

2) Nhân viên y tế mặc trang phục bảo hộ di chuyển thi thể người chết vì nCoV tại Bệnh viện Joao Lucio, Manaus, Brazil, ngày 21/4. Ảnh: AFP.

Theo AFP
Vnexpress

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top