Đối mặt với COVID-19: Sự yếu đuối, cô độc và bất lực của văn học

Tôi vẫn luôn hoài nghi cái ý nghĩa lớn lao của văn học ngày nay mà người ta từng nói. Nguyên do bắt nguồn từ hai điểm: một là, những gì đáng viết thì tựa hồ tiền nhân đã viết cả rồi; hai là, văn học vĩ đại tất nhiên được sinh ra trong thời đại phù hợp với nó, ngày nay lại là thời của mạng và khoa học kỹ thuật, văn học chỉ là một diễn viên phụ, không giống giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đến thập niên 70 của thế kỷ XX - khi văn học là một diễn viên chính, một trụ cột văn hóa chiếm một góc trên vũ đài thế giới
Sự yếu đuối và cô độc của văn học
Thời đại sản sinh ra nền văn học vĩ đại đã qua rồi. Chỉ thiên tài mới có thể được ông trời nhìn đến mà viết ra những tác phẩm kinh thiên động địa. Nhưng với tình thế và hiện thực ngày nay, thật khó có thể sản sinh ra những tác phẩm vĩ đại.
Văn học thế giới đã có trọn vẹn hai trăm năm huy hoàng của thế kỷ XIX và XX, lịch sử nhân loại đã không phụ văn học. Việc những nhà văn còn sót lại nên làm, chính là diễn xuất một cách hết sức vẻ vang vai diễn phụ của mình. Trong rất nhiều tiểu thuyết, phim truyện, ký kịch, sự vinh quang của vai phụ còn hơn cả vai diễn chính - chúng ta không ngừng cần mẫn tìm tòi và viết lách, đại khái cũng vì sự vĩ đại bất ngờ đó mà sáng tác.
Nhưng chúng ta cũng chớ quên diễn viên chính vẫn là diễn viên chính, diễn viên phụ vẫn phải diễn vai phụ mà lịch sử đã phân công. Chấp nhận sự bên lề của văn học chẳng phải một việc tồi tệ. Nó khiến chúng ta biết trong thời đại này, nhà văn chỉ là nhà văn, biết họ muốn làm gì và họ chỉ có thể làm gì.
Bệnh viêm phổi do vi-rút Corona chủng mới đã đến.
Nó quả thực giống như một cuộc chiến không đáng có, nhưng tiếng súng lại đột nhiên vang lên bốn bề. Chẳng phải chỉ một Vũ Hán, Hồ Bắc và Trung Quốc, mà toàn thế giới dần bị kéo vào tai họa ấy. Vũ Hán - thành phố nằm sâu trong đại lục Trung Quốc, trung tâm của nạn dịch ấy, kiếp nạn của bệnh tật và tử vong, tựa như tâm của cơn sóng thần vươn đổ ra bốn bên. Các nước trên thế giới đều không ngờ rằng, chúng ta lại lấy cách đó để chứng minh: nhân loại là một cộng đồng chung. 
Hoang đường và trái ngược luôn là một bộ phận của lịch sử nhân loại. Ở đó, sinh mệnh của người chết vẫn còn chưa nhắm mắt, nước mắt và tiếng than khóc bi thương vẫn vang vọng khắp nơi. Mấy vạn nhân viên y tế Trung Quốc bỏ lại con cái và gia đình luân phiên lao tới Vũ Hán, Hồ Bắc xông pha cứu chữa. Khi những nhân viên y tế đem mạng sống ra chống lại dịch bệnh, rất nhiều người đã trở thành một phần trong số những người đã chết. Có thể nói không chút nghi ngờ rằng, bất luận khởi nguồn của dịch bệnh ở đâu, nhưng sự lan tràn của nó bộc phát từ những kẽ hở trong kết cấu xã hội đặc thù của Trung Quốc.
Nhưng, từ sau khi phong tỏa Vũ Hán, thì cả Trung Quốc rất nhanh chóng kết lại làm một, tựa như những thanh củi lẻ tẻ được bó thành một bó bốc cháy. Vào lúc ấy, những thói xấu trong nhân tính giống như khói đen của bó củi ướt cuộn quanh chúng ta, đồng thời những ánh sáng và sự thuần khiết của nhân tính cũng giống như ánh lửa chói mắt, soi sáng sưởi ấm thế giới, đất trời, con người. 
Đó cũng chính là sức mạnh dân tộc như người ta vẫn nói. Cũng chính là hy vọng dân tộc ta đang nói đây.
Giữa sức mạnh và hy vọng ấy, ở điểm xung động giữa sự xa mờ của văn học với sự bức thiết cận kề của nạn dịch, chúng ta lại một lần nữa nhận ra sự yếu đuối và cô độc của văn học. Nó chẳng những không thể biến thành khẩu trang để đưa đến vùng dịch, mà cũng không thể trở thành một bộ quần áo bảo hộ y tế. Lúc cần ăn uống, nó không phải là sữa và bánh mì; khi cần rau cỏ, nó không phải là củ cải và cần tây. Thậm chí, khi mọi người sợ hãi, lo lắng bất an, nó cũng không thể trở thành một viên giả dược.
Vì sao, trong tiếng nói của một bộ phận truyền thông chính thức của Trung Quốc, và hầu như toàn bộ người dân có suy nghĩ, không hẹn mà cùng gọi Vũ Hán bị phong tỏa là “Auschwitz” (trại tập trung của Đức Quốc xã ở Ba Lan - người dịch)? Vì sao người ta liên tưởng giữa Auschwitz và “Thơ”?
Vì bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới ở Vũ Hán đã trở thành một ẩn dụ. Vì trong kiếp nạn đột nhiên xảy đến này, xã hội Trung Quốc lại một lần nữa thể nghiệm được tính trọng yếu của việc bao dung những tiếng nói khác biệt. Cũng một lần nữa đem sự sống và cái chết để chứng minh, ở trong trại tập trung Auschwitz khi có thể viết thơ thì hãy viết thơ.
Bởi vì bài thơ lúc này, nó không phải là thơ, mà là tiếng nói khác biệt, truyền gửi và sống động. Nếu như năm xưa, trong trại Auschwitz, có người có thể viết thơ, và đem bài thơ ấy truyền ra ngoài, thì trại Auschwitz sẽ không kéo dài lâu như thế, sẽ không có những sinh mệnh vô tội bị phát xít giày xéo dưới gót chân như con sâu cái kiến nhiều đến thế. 

phim kinh dị của Dean Koontz năm 1981 đã dự đoán sự bùng phát của coronavirus? 
Độc giả chia sẻ các trích đoạn từ tiểu thuyết mà lạnh lùng đề cập đến nhiễm virus chết người được đặt theo tên Vũ Hán

Bộ phim kinh dị The Eyes Of Darkness mô tả một loại virus giết người có tên 'Vũ Hán-400' một  thành phố Trung Quốc, nơi nó bắt nguồn từ - cũng là thành phố nơi COVID-19 được báo cáo lần đầu tiên.

nhân vật trong cuốn tiểu thuyết nói : 'Họ gọi thứ này là' Vũ Hán-400 'vì nó được phát triển tại phòng thí nghiệm RDNA của họ bên ngoài thành phố Vũ Hán.'

'Một cuốn tiểu thuyết của Dean Koontz viết năm 1981 đã tiên đoán sự bùng phát của coronavirus!'  người dùng Twitter đã viết Nick Hinton, người đầu tiên đăng ảnh chụp màn hình đoạn văn từ tiểu thuyết hồi đầu tháng này.

Koontz đã không trả lời ngay lập tức một cuộc điều tra từ DailyMail.com về dự đoán có chủ đích trong cuốn tiểu thuyết của mình.

Mặc dù coronavirus lần đầu tiên được xác định ở Vũ Hán, nhưng vẫn chưa có sự đồng thuận khoa học về cách thức và nơi nó nhảy sang người.
Các lý thuyết ban đầu cho rằng nó đã nhảy sang người từ các động vật kỳ lạ trong một 'chợ ướt' Vũ Hán.  Những người khác đã đề xuất, cho đến nay mà không có bằng chứng, rằng mầm bệnh có thể đã thoát khỏi Phòng thí nghiệm Virus học Vũ Hán, cơ sở bốn cấp độ an toàn sinh học duy nhất của Trung Quốc.

Tuy nhiên, khác với thành phố gốc, có rất ít sự tương đồng giữa Vũ Hán hư cấu-400 và corona virus thật.

Trong The Eyes Of Darkness, Vũ Hán-400 là một loại virus bioweapon có tỷ lệ tử vong 100% trong vòng 12 giờ.


Mặc dù có sự tương đồng về bề mặt, nhưng có sự khác biệt lớn giữa virus hư cấu của Koontz và coronavirus thực sự:

Vũ Hán hư cấu-400

Xuất xứ: Vũ Hán, Trung Quốc

Thời gian ủ bệnh: Bốn giờ

Các triệu chứng: 'Thực sự ăn mất mô não như pin hòa tan axit'

Tỷ lệ tử vong: 100%

Vi rút coronavirus / COVID-19

Xuất xứ: Vũ Hán, Trung Quốc

Thời gian ủ bệnh: Vài ngày đến hai tuần

Triệu chứng: Sốt, ho, khó thở

Tỷ lệ tử vong: Ước tính 2-3%

Tuy nhiên, coronavirus có tỷ lệ tử vong ước tính chỉ từ 2 đến 3 phần trăm.  Nó có thể tồn tại trên các bề mặt lâu hơn nhiều phút, có thể là vài giờ hoặc vài ngày, mặc dù các nhà khoa học hiện đang làm việc để xác định các tính chất như vậy với độ chính xác cao hơn.
Trong tiểu thuyết Koontz, Vũ Hán-400 tấn công não.

Như một nhân vật mô tả về nó: 'Virus di chuyển vào thân não, và ở đó nó bắt đầu tiết ra một loại độc tố ăn mòn mô não theo nghĩa đen như axit hòa tan trong pin.  Nó phá hủy phần não điều khiển tất cả các chức năng tự động của cơ thể. '

Mặt khác, coronavirus ảnh hưởng chủ yếu đến hệ hô hấp, trong trường hợp nghiêm trọng dẫn đến viêm phổi.  Các triệu chứng chính là sốt, ho và khó thở.

Cuốn sách cũng mô tả một loại virus có thời gian ủ bệnh chỉ bốn giờ, trong khi coronavirus ủ trong vài ngày đến hai tuần.

Cuối cùng, với sự thất vọng của các nhà lý luận âm mưu, hóa ra trong phiên bản đầu tiên của The Eyes Of Darkness, virus ban đầu được gọi là 'Gorki-400', sau thành phố Nga nơi Koontz ban đầu viết phòng thí nghiệm bioweapons.

Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Koontz rõ ràng đã thay đổi các phiên bản sau này để biến Trung Quốc thành biệt thự

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top