chống COVID ở Việt Nam qua cái nhìn bên ngoài
Truyền thông Đức 'giải mã' thành công của Việt Nam trong kiểm soát dịch COVID-19
Trang thông tin Marzahn-hellersdorf ở Berlin vừa có bài nhìn nhận sự thành công của Việt Nam trong chiến dịch chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó nhận định 3 yếu tố gồm hành động sớm, truy dấu tiếp xúc và tuyên truyền chính là chìa khóa giải mã câu chuyện chống dịch thành công của Việt Nam.
heo phóng viên TTXVN tại Đức, trang thông tin này dần lời các chuyên gia y tế cho biết sự kết hợp các yếu tố từ phản ứng sớm và nhanh chóng của Chính phủ Việt Nam nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cho đến truy dấu tiếp xúc chặt chẽ, tiến hành cách ly và thông tin rộng rãi một cách hiệu quả đã giúp quốc gia có 95 triệu dân này kiểm soát tốt dịch bệnh và chưa có một trường hợp nào tử vong do mắc COVID-19.
Theo bài báo, Việt Nam đã chuẩn bị ứng phó với sự bùng phát của dịch vài tuần trước khi ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên, ngay cả khi Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thời điểm đó tuyên bố "chưa có bằng chứng rõ ràng" bệnh lây nhiễm từ người sang người.
Ngay từ đầu tháng 1/2020, Việt Nam đã tiến hành kiểm tra thân nhiệt đối với hành khách trở về từ Vũ Hán (Trung Quốc) tại sân bay quốc tế Nội Bài. Đến giữa tháng 1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu các cơ quan có biện pháp quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của dịch cũng như tăng cường kiểm tra y tế tại các cửa khẩu, sân bay và cảng biển.
Một ngày sau khi Việt Nam ghi nhận 2 trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 hôm 23/1, Việt Nam đã hủy tất cả các chuyến bay đi và đến từ Vũ Hán.
Vào dịp Năm mới, chính phủ nước này đã tuyên chiến với dịch bệnh và thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trùng thời điểm WHO tuyên bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Ngay từ ngày 1/2, Việt Nam đã công bố dịch khi mới chỉ ghi nhận 6 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Việt Nam đã dừng tất cả các chuyến bay giữa Việt Nam và Trung Quốc và sau đó đến cuối tháng 3 cũng ngừng nhập cảnh đối với người nước ngoài.
Ngoài những biện pháp quyết liệt trên, Việt Nam cũng đã nhanh chóng và chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch lây lan trong nước, trong đó có việc phong tỏa một khu vực có trên 10.000 người ở phía Bắc Hà Nội - trường hợp phong tỏa quy mô lớn đầu tiên được thực hiện bên ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, các trường học tiếp tục được yêu cầu đóng cửa.
Theo giáo sư về các bệnh truyền nhiễm Guy Thwaites, Giám đốc Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam, tốc độ phản ứng của Việt Nam là yếu tố chính dẫn đến thành công trong cuộc chiến chống COVID-19. Ông cho rằng việc hành động sớm ngay từ cuối tháng 1, đầu tháng 2 so với các nước khác là điều rất hữu ích để kiểm soát dịch bệnh.
Hành động nhanh chóng của Việt Nam đã làm chậm sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng và cho đến 13/2, nước này chỉ ghi nhận 16 trường hợp mắc COVID-19. Khi đợt lây nhiễm bùng phát liên quan đến một trường hợp trở về từ nước ngoài, Việt Nam đã tiến hành truy dấu chặt chẽ tiếp xúc của người nhiễm bệnh và cách ly các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Khi bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội trở thành "điểm nóng" của dịch bệnh, giới chức y tế Việt Nam đã kiểm tra khoảng 15.000 người liên quan, trong đó có khoảng 1.000 nhân viên y tế và yêu cầu những người này tự theo dõi, cách ly.
Theo ông Thwaites, việc truy dấu tiếp xúc của Việt Nam rất chi tiết, không chỉ là các trường hợp tiếp xúc trực tiếp mà cả các trường hợp gián tiếp và đây là một trong những biện pháp độc đáo của Việt Nam so với các nước khác trong việc phòng chống dịch. Các trường hợp tiếp xúc trực tiếp được đưa vào cách ly tại các cơ sở y tế, khách sạn hay doanh trại quân đội, trong khi các trường hợp tiếp xúc gián tiếp được hướng dẫn cách ly tại nhà. Thời điểm ngày 1/5 trên cả nước có khoảng 70.000 người được cách ly tại các cơ sở của nhà nước, trong khi khoảng 140.000 người cách ly tại nhà hoặc trong các khách sạn.
Nghiên cứu cũng cho thấy trong số 270 bệnh nhân mắc COVID-19 đầu tiên, có 43% là các trường hợp không có triệu chứng. Điều này cho thấy giá trị của việc truy dấu và cách ly tiếp xúc một cách nghiêm ngặt. Nếu không chủ động nhắm mục tiêu vào những người có nguy cơ nhiễm bệnh, virus có thể đã lan ra cộng đồng trước khi được phát hiện.
Ngoài việc phản ứng nhanh và truy dấu tiếp xúc, việc cung cấp thông tin và tuyên truyền cộng đồng cũng góp phần vào thắng lợi của Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19. Ngay từ đầu, Chính phủ Việt Nam đã thông báo rõ ràng với công chúng về sự bùng phát của dịch bệnh. Các trang web chuyên biệt, đường dây nóng điện thoại và ứng dụng điện thoại đã được thiết lập để thông báo cho người dân về các thông tin dịch bệnh mới nhất và tư vấn y tế. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng thường xuyên gửi tin nhắn đến người dân qua hệ thống SMS. Cả hệ thống tuyên truyền vào cuộc nhằm nâng cao nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh.
Theo Giáo sư Thwaites, kinh nghiệm của Việt Nam trong việc đối phó với sự bùng phát của các bệnh truyền nhiễm như dịch SARS từ năm 2002 và dịch cúm gia cầm sau đó đã giúp chính phủ và nhân dân có những bước chuẩn bị tốt hơn để ứng phó với dịch COVID-19.
Trang thông tin nói trên cũng cho hay Việt Nam đã dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội vào cuối tháng 4 sau ba tuần áp dụng, và hiện không ghi nhận trường hợp mắc mới COVID-19 trong cộng đồng trong hơn 40 ngày. Các công ty, trường học đã mở cửa trở lại và cuộc sống đang dần trở lại trạng thái bình thường.
🍋 CNN
Khi thế giới nhìn sang châu Á để lấy ví dụ thành công trong việc xử lý sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19, nhiều chú ý và khen ngợi đã được dành cho Hàn Quốc, Đài Loan và Hong Kong (Trung Quốc). Riêng câu chuyện thành công của Việt Nam quả là thần kỳ.
Ngày thứ 48 không có ca mắc COVID-19, bệnh nhân người Anh hồi phục kỳ diệu
Cả nước còn 30 bệnh nhân COVID đang điều trị
Chưa có một trường hợp tử vong nào liên quan đến SARS-CoV-2 trên đất nước 97 triệu dân này mặc dù có biên giới dài với Trung Quốc và hàng triệu du khách Trung Quốc tới mỗi năm. Nhà báo Nectar Gan đã viết như vậy trong một bài báo đăng tải trên CNN hôm 30/5.
Hành động sớm
"Đây là tất cả những gì đáng chú ý hơn khi coi Việt Nam là một quốc gia có thu nhập trung bình thấp với hệ thống chăm sóc sức khỏe kém tiên tiến hơn nhiều so với các quốc gia khác trong khu vực. Chỉ có 8 bác sĩ cho mỗi 10.000 người, bằng 1/3 tỷ lệ của Hàn Quốc, theo con số thống kê của Ngân hàng Thế giới", Nectar Gan mở đầu bài viết của mình. Nhà báo này cho biết thêm, sau 3 tuần thực hiện lệnh cách ly xã hội, Việt Nam đã dần dỡ bỏ từ cuối tháng 4 và cho đến nay không phát hiện trường hợp nào nhiễm COVID-19 trong cộng đồng sau hơn 40 ngày.
🍋
CHÚC MỪNG VIỆT NAM! VANG DANH KHẮP NĂM CHÂU.
Sự hồi phục kỳ diệu của viên phi công người Anh mắc Covid-19 cho thấy Việt Nam là một trong những hình mẫu điển hình chống dịch Covid-19 thành công nhất thế giới
-------
Đến từ Motherwell, xứ Scotland, Vương quốc Anh nên bệnh nhân số 91 (tên S.C, 43 tuổi) nhận được sự quan tâm lớn của báo giới đất nước này.
🛑Rời quê hương vì thích sống ở Việt Nam
Một tuần trước, hãng thông tấn Reuters (trụ sở chính tại Anh) đã nhanh chóng thông tin: Phi công Anh mắc Covid-19 ở Việt Nam có thể được xuất viện sớm.
Reuters phân tích trường hợp của anh S.C đã thu hút sự chú ý của cả đất nước Việt Nam - nơi sự kết hợp giữa xét nghiệm có mục tiêu và cách ly kiểm dịch tích cực đã kiểm soát số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở mức thấp ấn tượng và không có trường hợp tử vong.
Với phần lớn bệnh nhân Covid-19 ở Việt Nam đã hồi phục, tin tức về trường hợp có nguy cơ trở thành ca tử vong đầu tiên đã thúc đẩy sự hỗ trợ quốc gia, trong đó hàng chục người đã đề nghị được hiến phổi. Reuters không quên nhắc đến đoạn clip ngắn chứng tỏ sự hồi phục đáng kinh ngạc của bệnh nhân 91 sau đó. Cảnh anh giơ chiếc khăn của câu lạc bộ bóng đá Motherwell quê hương để tạo dáng chụp hình khi gặp lãnh đạo Bộ Y tế, UBND TP HCM cùng một nhà ngoại giao Anh.
Nhiều tờ báo Anh khác như Daily Mail, Scottish Daily Mail, Mothewell Times... cũng cập nhật tin tức về bệnh nhân đặc biệt này.
Cuối tháng 5, khi bệnh nhân người Anh còn nguy kịch, tờ Scottish Daily Mail đã có bài báo lớn với nhan đề: "Các bác sĩ hàng đầu Việt Nam đang chiến đấu để giữ tính mạng cho phi công Scotland, 43 tuổi". Trả lời phỏng vấn của Scottish Daily Mail, một người bạn của bệnh nhân 91 chia sẻ anh S.C đã có một vài công việc ở Anh nhưng quyết định chuyển đến Việt Nam từ tháng 3-2020 vì thích sống ở đây và được đề nghị mức lương cao hơn.
"Anh ấy có căn hộ riêng, ở một mình, không có bạn đời hay con cái. Chúng tôi từng nói chuyện khi S.C còn tỉnh. Anh ấy hầu như mất ngủ trong 6 ngày và bắt đầu bị ảo giác - đó là khi anh ấy được đặt nội khí quản..." - người này cho hay.
Rất tiếc, sau chuyến bay đầu tiên cho Vietnam Airlines, anh đã mắc bệnh và nhập viện điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy gần 100 ngày. Bài báo kể về tình trạng tồi tệ của anh lúc đó cũng như sự nỗ lực của cả đất nước Việt Nam để giành lấy sự sống. Scottish Daily Mail không quên dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: "Các chuyên gia và bác sĩ giỏi nhất sẽ cố gắng cứu ông C."; đồng thời trân trọng nhắc đến việc nhiều người Việt Nam đã đề nghị hiến phổi cứu viên phi công, trong đó có một cựu quân nhân đã 70 tuổi.
----------
🛑Đón đầu "cơn bão Cytokine" tử thần
Theo Dịch vụ Y tế quốc gia Anh (NHS), béo phì làm tăng 40% nguy cơ tử vong ở bệnh nhân Covid-19, trong đó "cơn bão Cytokine" thường xảy ra ở những bệnh nhân béo phì. "Cơn bão Cytokine" là một phản ứng miễn dịch quá mức đối với các kích thích đối với cơ thể từ bên ngoài, làm cho bệnh tiến triển nhanh, tỉ lệ tử vong cao. "Cơn bão Cytokine" tử thần đã tấn công vào hầu hết các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân nặng nhất Việt Nam. May mắn, anh đã được tiếp cận nhanh chóng với các kỹ thuật đỉnh cao, nổi trội nhất là kỹ thuật lọc máu và ECMO. Có sự chuẩn bị chu đáo, dựa trên các hiểu biết về những căn bệnh tương tự trước đó đã giúp Việt Nam thành công.
Cách Việt Nam nửa vòng trái đất, đầu tháng 5, Đại học Y khoa Georgia ở Augusta (Mỹ) mới công bố một nghiên cứu cho thấy dùng thiết bị lọc máu thay cho lọc thận thông thường sẽ giúp làm dịu "cơn bão Cytokine" ở bệnh nhân Covid-19. Còn hệ thống ôxy hóa máu bằng màng ngoài cơ thể ECMO, khi nhắc về bệnh nhân số 91, các báo nước ngoài luôn phải kèm theo một đoạn giải thích dài. Bởi lẽ, đó vẫn là một kỹ thuật cao, không phải bệnh viện lớn nào cũng làm được, ngay cả các nền y học được coi là tiên tiến hơn Việt Nam.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, bệnh nhân 91 còn được hưởng lợi từ hệ thống cách ly kiểm dịch chặt chẽ của Việt Nam: Hạn chế được số ca, tức hạn chế được số bệnh nhân nặng, cần chăm sóc đặc biệt. Như vậy, Việt Nam mới có thể dốc toàn lực để cố gắng cứu các bệnh nhân nặng.
Ca bệnh Covid-19 nặng nhất Việt Nam này đã được nhiều hãng tin và tờ báo quốc tế chú ý, nhất là khi Bộ Y tế quyết định dùng cả phương án ghép phổi để cứu bệnh nhân. Reuters còn nhấn mạnh việc Việt Nam đã cách ly hơn 4.000 người liên quan đến ổ dịch có bệnh nhân 91, phát hiện thêm 17 bệnh nhân khác và giúp họ hồi phục. Tổng lãnh sự Anh tại TP HCM - ông Ian Gibbons - đã viết thư cảm ơn các cơ quan y tế Việt Nam vì tận tình chăm sóc viên phi công.
Các bài viết về bệnh nhân 91 trên báo chí quốc tế nhận được khá nhiều bình luận, đa phần là những lời cảm ơn và bày tỏ sự kinh ngạc khi công dân Anh được tận tình cứu chữa ở một quốc gia xa xôi. "Câu chuyện đáng kinh ngạc về Việt Nam, một quốc gia có dân số hơn 90 triệu người, chung đường biên giới với Trung Quốc, và cách họ ngăn chặn virus thực sự gây sốc! "Zero" tử vong! Đây là bệnh nhân nguy kịch nhất của họ. Họ đã dừng nó ở biên giới" - bạn đọc có nickname m4rky4tes (thành phố Reading, Anh), bình luận.
ẢNH: Sự hồi phục của viên phi công người Anh thu hút sự quan tâm của báo chí thế giới về thành công trong chống dịch Covid-19 của Việt Nam / Theo Scottish Daily Mail
Theo: NLđ
🍋BÁO MỸ NHẤN MẠNH: "VIỆT NAM LÀ MỘT TRONG NHỮNG QUỐC GIA CHỐNG DỊCH THÀNH CÔNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI"
NỖ LỰC CỦA VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC ĐỀN ĐÁP, CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ CÔNG NHẬN VÀ CHÚC MỪNG, VIỆT NAM TA ĐÃ TẠO NÊN ĐIỂM SÁNG GIỮA BÃO DỊCH COVID-19: Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ gởi thư chúc mừng Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị hồi sức thành công bệnh nhân số 91. New York Times gọi sự hồi sinh của phi công Anh là "biểu tượng trong cuộc chiến chống virus của Việt Nam".
---------------------------
🛑Tối 11-7, ngay trước khi bệnh nhân phi công Anh lên máy bay về nước, đại diện của CDC Mỹ, bác sĩ Drew Posey đã gửi thư điện tử (email) đến Bệnh viện Chợ Rẫy để chúc mừng bệnh viện điều trị thành công cho bệnh nhân 91.
Ngoài việc chúc mừng, đại diện CDC Mỹ cũng gởi kèm link hai bài viết của báo New York Times, một tờ báo lớn của Mỹ, về sự kiện phi công Anh được điều trị khỏi bệnh ở Việt Nam và sự quan tâm của cả xã hội về tình hình sức khỏe của người này.
🛑Trong một bài viết, New York Times đã gọi bệnh nhân số 91 là "biểu tượng trong cuộc chiến chống virus của Việt Nam".
Theo tờ này, không chỉ không có ca tử vong nào vì COVID-19, Việt Nam còn không ghi nhận ca lây nhiễm cộng đồng nào từ giữa tháng 4 và chỉ có hơn 360 ca nhiễm khi dân số lên tới 97 triệu người.
"Việt Nam là một trong những quốc gia chống dịch COVID-19 thành công nhất trên thế giới", tờ báo Mỹ nhấn mạnh.
🛑Đại diện CDC nhấn mạnh trong thư: "giữa rất nhiều tin tức không vui về tình hình đại dịch, thật tuyệt vời khi thấy Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được sự chú ý tích cực của báo chí quốc tế như vậy".
🛑Theo Bộ Y tế Việt Nam, bệnh nhân số 91 là bệnh nhân nước ngoài thứ 50 được Việt Nam điều trị khỏi bệnh. Ông này được xác nhận dương tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 18-3 và được điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM kể từ đó cho đến ngày 22-5.
Bệnh nhân 91 từng có nhiều thời điểm "thập tử nhất sinh", phổi có lúc tổn thương đến hơn 90%, tình trạng rất nguy kịch, phải can thiệp ECMO để giữ lại mạng sống.
"Với sự dồn sức của cả tập thể cùng với sự hỗ trợ từ Bộ Y tế, từ các chuyên gia đầu ngành và từ Bệnh viện Chợ Rẫy, nam phi công đã hồi phục phổi. Sau nhiều lần xét nghiệm không còn virus SARS-CoV-2, bệnh nhân đã được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị hồi sức từ ngày 22-5 đến khi xuất viện", Bộ Y tế thông tin thêm.
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward và Tổng lãnh sự Anh tại TP.HCM Ian Gibbons đã nhiều lần bày tỏ sự cảm kích đối với chính phủ Việt Nam, các y bác sĩ của hai bệnh viện đã nhiệt tình cứu chữa cho bệnh nhân 91.
Theo Tuổi trẻ
🍋MỘT VIỆT NAM KHÁC BIỆT VỚI THẾ GIỚI!!
“Cầu nguyện cho đất nước Philippines của tôi cũng được giống Việt Nam” (208 likes)
“Nền y tế số 1 thế giới” (77 likes)
“Hy vọng Indonesia sớm an toàn như ở nước các bạn” (150 likes)
“Đó là lý do họ thắng Mỹ” ( 45 likes)
“Khiếp! Mấy ông bà Việt Nam sao lại chủ quan thế? Tụ tập đông như vậy không sợ Corona hả?” (228 likes)
Trên đây là những bình luận từ những người bạn quốc tế ở trong Đoạn clip cover Dance “How you like that” của nhóm C.A.C trên Youtube ngày hôm qua. Trong đó, nhiều người nước ngoài đã vô cùng ngạc nhiên tại sao Việt Nam mọi người có thể thoải mái tụ tập, vui chơi, thậm chí còn không nghĩ tới việc đeo khẩu trang. Trong khi cùng thời điểm đó, thế giới liên tiếp phải đón nhận những tin buồn liên quan đến dịch Covid19, khi mà tính đến 12/7, cả thế giới 12.856.366 trường hợp mắc bệnh tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có 567.914 trường hợp tử vong. Riêng nước Mỹ đã phải đón nhận số người nhiễm bệnh ở mức kỷ lục là hơn 60.000 ca/1 ngày. Khi thế giới đang phải gồng mình chống dịch, Việt Nam đã biến mình trở thành phần khác của thế giới, với việc nhiều người còn không nghĩ tới việc đeo khẩu trang ra ngoài đường.
Một thành quả đáng để tự hào và thế giới vẫn đang tìm câu trả lời cho câu hỏi: "điều gì làm nên thành công của Việt Nam", y như cách họ tìm câu hỏi khi Việt Nam lần lượt chiến thắng các cường quốc để giành lại nền độc lập cho mình trong thế kỷ XX. Nhiều người đã phải thừa nhận, một chính quyền tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương với cách hành động nhanh chóng, quyết liệt của cả một hệ thống, cùng với sự chung sức của nhân dân, là công thức làm nên thành công trong cuộc chiến này. Giống như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã phát biểu:
"Tất cả cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước trên thế giới. Chúng ta có được thành công đó là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Chúng ta có đội ngũ thầy thuốc, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân và nhiều lực lượng chức năng khác, nhưng đặc biệt là nhân dân Việt Nam rất tuyệt vời!”
Cre: Có thể bạn chưa biết
📸: Lê Minh Tân
🍋TẠI SAO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KHÔNG TIN VIỆT NAM ĐÃ HẾT DỊCH?
"Dạo quanh các từ khóa cover K-pop trên Facebook hay Youtube, có một sự ngạc nhiên khá lớn từ Việt Nam. Ở quốc gia này, các nhóm nhạc cover đang hoạt động thực sự sôi nổi, họ nhảy giữa khu phố đi lại đông người, không một ai đeo khẩu trang. Đây là một minh chứng cho thành công chống dịch ở Việt Nam. Tôi đọc được một bài báo trên Reuters, họ đã chứng minh Việt Nam không hề giấu dịch, tôi không tin lắm, nhưng đúng là xem các bạn trẻ trình diễn, tôi đã tin luôn rồi".
Có một câu nói đùa vui thế này tại một clip cover MV "How you like that" của nhóm nhạc đến từ K-pop là Blackpink: "Người nước ngoài thì không tin Việt Nam đã hết dịch và họ lo lắng về cách ly xã hội. Còn người Việt Nam thì chỉ chú ý đến tên nhóm nhảy là C.A.C?. Đại dịch đối với người Việt còn không thú vị bằng tên một nhóm nhảy. ".
Gần đây, Việt Nam chúng ta có lẽ đang trở thành một hiện tượng thích thú và kì lạ trên toàn cầu, một quốc gia chống dịch tốt, hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc gia và quốc tế, xuất hiện nhiều trên các trang báo lớn trên thế giới, từ The Washington Post đến The New York Times, từ Reuters đến BBC, từ CNBC đến The Guardian, từ CNN đến FOX, rồi AFP... Rõ ràng, bình thường nếu không có đại dịch, thì thực sự những bài viết về Việt Nam rất ít ỏi, nhưng tự dưng đại dịch đến, một thanh niên nào đó ở tận nơi đâu lại được vinh danh hết mực trong công tác chống dịch, điều đó có lạ lẫm không?
Phàm những cái gì tự dưng "có tiếng có miếng" trên các mặt báo, người ta cũng hay nghĩ ra nhiều thuyết âm mưu, rằng Việt Nam bỏ tiền ra mua các tờ báo này PR hay không? Rất nhiều người nước ngoài ngờ vực vào thuyết âm mưu này, thậm chí, một số người nước ngoài nói tiếng Việt cũng tích cực tuyên truyền rằng phía cộng sản Việt Nam bỏ tiền ra thuê các báo này viết, chỉ có Việt Nam mới mị dân. Họ nói rằng: "Ở nước ngoài, đâu có ai quan tâm đến Việt Nam làm gì đâu".
"Báo chí nhắc đến Đài Loan như là một điểm sáng chống dịch, còn Đài Loan thì lại nhìn về Việt Nam" - Câu này mình đọc được ở đâu đó lâu rồi, không nhớ rõ nguồn. Nhưng phải thú thực một điều, khi nhìn vào các quốc gia được vinh danh trong cuộc chiến chống dịch, đó là Hàn Quốc, Đài Loan, Iceland, New Zealand, họ có những điểm chung là giàu có, phát triển, hệ thống y tế hiện đại, có vị trí tương đối cách biệt so với Trung Quốc. Người nước ngoài không tin rằng một quốc gia như Việt Nam - lúc trước dịch còn chẳng thấy có tin tức gì nhiều, lại đứng "chung mâm" cùng với những quốc gia ấy.
Một phần người nước ngoài không tin Việt Nam đã khống chế thành công dịch bệnh do Việt Nam là một quốc gia "liên quan" đến cộng sản.
Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận với nhau rằng, trong con mắt của đông đảo bạn bè quốc tế, Việt Nam vẫn còn là một quốc gia đang phát triển, còn nghèo đói. Và rõ ràng, từ suy nghĩ ấy, một phép luận đơn giản rõ ràng và tương đối hợp lý được đặt ra thế này, các quốc gia phát triển nhất thế giới đều đang gặp khó khăn vì đại dịch, tự dưng một ông Việt Nam nghèo thế, nhỏ thế, giáp Trung Quốc như vậy, lại chống dịch được thành công hay sao?
Nghi ngờ là việc tất nhiên, chỉ có hâm mới không nghi ngờ.
Thực tế là những biện pháp chống dịch tại Việt Nam đều là những biện pháp tương đối đơn giản, với tính cộng đồng cao cùng các cơ quan công quyền có trách nhiệm, chúng ta đã vượt qua đại dịch. Thực tế, các tờ báo lớn đều đã vạch ra các cách thức mà Việt Nam chống dịch, nhưng thực tế mỗi quốc gia có áp dụng được hay không lại là một chuyện xa xôi khác.
Hãy nhác ý xem, các quốc gia "cộng sản" hầu như đều bị nghi ngờ giấu dịch, từ Trung Quốc đến Triều Tiên, rồi cả Cuba nữa, may ra chỉ có người anh em Lào là không. Rất nhiều thuyết âm mưu được đặt ra, trên Reddit, người ta còn nghi ngờ việc Triều Tiên tử hình người nhiễm Covid-19 ở biên giới hay Trung Quốc xây bệnh viện dã chiến nhằm mục đích che giấu các nghĩa địa chôn những người bị nhiễm Covid-19 đã mất ở nước này. Thậm chí, người nước ngoài còn nghĩ rằng, việc ép buộc đeo khẩu trang và bắt giãn cách xã hội là vi phạm nhân quyền, tự do và chỉ có tụi cộng sản mới làm vậy.
"Khi các bạn coi Covid-19 là cúm mùa, dành thời gian để phân biệt chủng tộc, đập phá, thì người Việt bảo nhau đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách xã hội. Thậm chí, đến giờ, các bạn vẫn đang tranh cãi chuyện nên hay không nên đeo khẩu trang để ngăn chặn đại dịch, thì chúng tôi đã có thể nhảy nhót ở phố đi bộ, đi coi bóng đá, đi du lịch mà không cần bận tâm lo lắng nữa".
Đã có quá nhiều tiền đề và minh chứng từ những làn sóng thứ 2, thứ 3, từ Bỉ, Úc đến Thụy Sĩ, rồi Hàn Quốc và Nhật Bản - những quốc gia vốn chống dịch rất tốt và rồi cũng lại bị "Shutdown" thêm một lần nữa. Trong khi đó, quãng thời gian từ lúc chấm dứt cách ly toàn xã hội tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại đã là gần 3 tháng trời. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chấm dứt hoàn toàn các ca nhiễm ở cộng đồng, không phải chịu các làn sóng dịch thứ 2, thứ 3, thứ n nào nữa, những bệnh nhân nghiêm trọng nhất đã được chữa khỏi và báo chí trong và ngoài nước đưa tin rất nhiều. Ngược lại, chúng ta còn chủ động đón người Việt từ nước ngoài trở về, cưu mang và chữa trị.
Đó cũng lại là một điều không tin được, kiểu như các quốc gia trên thế giới đều trải qua những quy luật chung, chỉ có thanh niên Việt Nam "một mình một kiểu", như là một ngoại lệ thú vị nhưng cũng rất đáng tự hào.
Một người bạn ngoại quốc bình luận: "Cầu nguyện cho đất nước của tôi, Philippines, cũng được như các bạn".
Người Việt Nam cũng mong vậy và có một điều đáng tự hào rằng, từ một quốc gia nghèo khó, người nước ngoài chỉ biết đến Việt Nam qua những cuộc chiến tranh, giờ đây, họ biết thêm rằng Việt Nam cũng chiến thắng trong một cuộc chiến khác, kẻ thù không phải là một quốc gia nào khác cả, mà là một kẻ thù chung của toàn nhân loại. Đó là đại dịch Covid-19.
Thật mừng, khi cuộc sống ở Việt Nam bây giờ lại là một niềm ao ước của một số bạn bè quốc tế ở những quốc gia
🍊🍋Hơn 60.000 người nước ngoài đang bị mắc kẹt tại Việt Nam từ đầu mùa dịch vì không có chuyến bay về nước, vậy họ cảm thấy sao khi gần một năm qua bị kẹt lại tại đất nước xa lạ này ? 1 đất nước mà bị nhiều người ở nước ngoài cho rằng đang "giấu dịch", hãy cùng xem họ nói gì nhé.
Brandon Hurley
- Oh không, tao hông bị mắc kẹt gì cả , nhưng chắc chắn tao rất vui khi sống ở đây
Ralph Cunanan
- Kẹt đâu, tao chọn ở lại đây mà
Mario Jukić
- Ước gì tao được quay lại Việt Nam ( a hu hu )
Martin Daly
- Tận dụng thời gian rảnh rối để viết lách mỗi ngày âu dề
Devin Monaghan
- Tôi muốn quay về thăm ông chú mới qua đời của tôi, nhưng không phải do Việt Nam cản trở kế hoạch mà là do nước Mỹ kh.ốn nạn nhà tôi gây ra
Alasdair Muir
- Ước gì tao bị kẹt mãi ở Việt Nam
Simon Cope
- Sao tao lại phải rời khỏi đây ?
Klair Simpson
- Kẹt đâu mà kẹt, tao còn chả muốn rời đi. Việt Nam xử lý dịch quá tốt , tao đã ở đây gần năm rồi và tao không muốn đi đâu cả
Greg Lin
- Cám ơn vì đã cho tao ở lại đây, tao đánh giá cao chính phủ Việt Nam cho phép tao ở lại
Mike Bertone
- Tao đã ở đây 10 năm, đi từ Argentina / Mỹ. Việt Nam là nơi tao cảm thấy an toàn và bình yên, chỉ cần định cư ở một nơi mà chúng mày cảm thấy thoải mái và làm quen với văn hỏa bản địa thì chả lý do gì phải về lại nước.
Kristian Somogyi
- Tao đã sống ở đây 10 năm và không có kế hoạch đi đâu nữa
Ben Lujin
- Bị mắc kẹt ở Việt Nam là một phước lành vào lúc này
Stephen McGrath
- Việt Nam là nhà thứ 2 của tao được 12 năm rồi. Và tao cảm thấy may mắn khi được sống ở đây và không bị mắc kẹt ở một đất nước khác.
Sepp Lengauer
- Không ai bị ′′ mắc kẹt ′′ cả . Chỉ có những đứa lười biếng và r.ẻ tiền mới muốn đi. Nếu ai muốn đi, thì cho nó chim cút . Không có điểm nào để phàn nàn về nơi nay.
Jorma Mattila
- Tao đang bị mắc kẹt, nhưng là ở Phần Lan. Chỉ mong có thể quay lại Việt Nam càng sớm càng tốt...
Janet Martin
- Ước gì tôi bị kẹt lại , tôi đã bỏ về nước lúc đầu covid bùng nổ, đó là sai lầm lớn nhất của tôi. Ui tôi nhớ Việt Nam xinh đẹp quá.
David Karel
- Tao kẹt ở đây 6 tháng và tao đã có thể băng qua đường khi có 100 chiếc xe đang đi bon bon qua mặt.
Alex Vikar
- Dmm tao không về Mỹ đâu. Hãy để tao yên ở VN, Xem như tao chớt rồi đi.
———
Bạn thấy sao về điều này?
Nguồn: TOPVN
🍊New York Times: Việt Nam là 'phép màu châu Á' thế hệ mới, sau Nhật Bản, Hàn Quốc
Theo New York Times, đã rất lâu mới lại xuất hiện một 'phép màu châu Á' như Việt Nam. Đáng chú ý, Việt Nam đang đi theo con đường tương tự như các quốc gia được mệnh danh là 'phép màu châu Á' trong quá khứ, nhưng ở một thời đại hoàn toàn mới.
Chỉ trong vài ngày sau khi Trung Quốc thông báo ca nhiễm đầu tiên của Covid-19, Việt Nam đã huy động mọi nguồn lực để ngăn chặn sự lây lan của virus. Chính phủ Việt Nam cũng đã sử dụng các công cụ như truyền thông đại chúng, tin nhắn điện thoại, quảng cáo... để liên tục cảnh báo người dân về sự nguy hiểm của dịch bệnh. Việc cô lập các ổ dịch nhanh chóng đã giúp Việt Nam nằm trong số 4 quốc gia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp nhất thế giới.
Trưởng nhóm chiến lược toàn cầu tại Morgan Stanley Investment Management, ông Ruchir Sharma nhận định, việc kiểm soát dịch bệnh nhanh chóng đã giúp Việt Nam có thể mở cửa nền kinh tế trở lại. Hiện nay, các chuyên gia dự báo rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhanh nhất thế giới trong năm nay.
Trong khi nhiều quốc gia đang phải đối mặt với những đợt suy giảm kinh tế mạnh và phải nhờ các gói hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Việt Nam lại ghi nhận mức tăng trưởng dương. Ấn tượng hơn nữa, tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn vừa qua được thúc đẩy bởi thặng dư thương mại tăng kỷ lục, bất chấp sự sụp đổ của thương mại toàn cầu.
Theo ông Ruchir Sharma, đã lâu lắm rồi mới có được một sự kiện mang tính "đột phá" như thế này. Khái niệm "phép màu châu Á" lần đầu tiên xuất hiện là ở Nhật Bản, sau đó đến Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây nhất là Trung Quốc với việc vươn lên thoát nghèo bằng cách mở cửa cho thương mại, đầu tư và trở thành cường quốc sản xuất xuất khẩu.
Đến nay, Việt Nam đang đi theo con đường tương tự nhưng trong thời đại hoàn toàn mới. Những điều kiện để tạo nên 'phép màu' ban đầu có thể không còn nữa. Bùng nổ trẻ em thời hậu chiến đã kết thúc. Thời đại toàn cầu hoá nhanh chóng, với dòng chảy thương mại và đầu tư ngày càng tăng cũng đã qua. Tăng trưởng kinh tế đang dần chậm lại trên toàn thế giới.
Trong giai đoạn bùng nổ ở quá khứ, hầu hết các quốc gia được coi là "phép màu châu Á" đều ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu hàng năm đạt gần 20% - gấp đôi mức trung bình của nhiều quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình vào thời điểm đó. Trong 3 thập kỷ vừa qua, Việt Nam đã duy trì tốc độ tương tự. Ngay cả trong những năm 2010, khi thương mại toàn cầu sụt giảm, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng 16%/năm. Đây là tốc độ tăng nhanh nhất trên thế giới tính đến hiện nay.
Trong khi các quốc gia mới nổi tập trung chi mạnh cho phúc lợi xã hội nhằm xoa dịu cử tri, Việt Nam đã dành nguồn lực cho xuất khẩu, xây dựng đường sá, bến cảng để đưa hàng hoá ra nước ngoài, xây dựng trường học để đào tạo người lao động. Chính phủ Việt Nam cũng đã đầu tư khoảng 8% GDP mỗi năm vào các dự án xây dựng mới. Hiện nay, chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam được đánh giá cao hơn so với nhiều quốc gia ở giai đoạn phát triển tương tự.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tập trung thu hút đầu tư nước ngoài. Trong 5 năm qua, trung bình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đạt hơn 6% GDP, tỷ lệ cao nhất so với các quốc gia mới nổi khác. Hầu hết trong số đó nhằm xây dựng các nhà máy sản xuất và cơ sở hạ tầng liên quan, phần lớn đến từ các quốc gia châu Á khác, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Những "phép màu cũ" đang xây dựng nhiều điều mới.
Việt Nam cũng là điểm đến nổi bật của các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Việt Nam đã tăng 5 lần so với giai đoạn cuối những năm 1980, đạt gần 3.000 USD/người, nhưng chi phí lao động vẫn chỉ bằng một nửa so với Trung Quốc.
Ngoài ra, lao động Việt Nam cũng được đánh giá là có tay nghề cao. Năm 2015, sản phẩm công nghệ đã vượt qua hàng dệt may, trở thành mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, đồng thời chiếm phần lớn thặng dư thương mại kỷ lục trong năm 2020.
Khi nhiều quốc gia có xu hướng tăng cường bảo hộ thương mại, Việt Nam lại ký kết thêm hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, trong đó phải kể đến EVFTA - Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam.
Liệu Việt Nam có thể duy trì sự thành công này, bất chấp những thách thức tiềm tàng như dân số, thương mại toàn cầu...? Câu trả lời là có thể. Trong 5 năm qua, không một quốc gia lớn nào có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn Việt Nam.
Các khoản nợ tăng nhanh là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính, kết thúc của sự tăng trưởng bền vững của các 'phép màu châu Á' như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Do vậy, Việt Nam vẫn cần thận trọng với những thách thức tiềm tàng. Tuy nhiên, đến nay, quốc gia này vẫn là một "phép màu châu Á".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top